Search

Bài Viết

TÍNH ĐỘ VÕNG SÀN BTCT THEO TIÊU CHUẨN TCVN 5574:2018 BẰNG SAFE

Tính độ võng sàn là một trong những yêu cầu cần thiết để đảm bảo tính an toàn, kinh tế và thẩm mỹ cho công trình. Trong thiết kế, chúng ta luôn phải đảm bảo các cấu kiện đạt yêu cầu về độ bền (TTGH thứ nhất) và biến dạng (TTGH thứ 2).

Cùng LPC tham khảo thêm cách tính độ võng sàn BTCT bằng phần mềm SAFE ngay nhé

1. Tính độ võng sàn là gì?

Hiện tượng võng và nứt kết cấu bê tông cốt thép thường gây lo ngại cho chủ đầu tư và người sử dụng công trình. Ảnh hưởng của độ võng và vết nứt sẽ làm mất mỹ quan kiến trúc công trình, làm giảm độ bền lâu của kết cấu và sự an toàn của kết cấu.

Do vậy, việc tính võng sàn giúp đảm bảo kết cấu công trình, giảm thiểu tối đa rủi ro võng – nứt sàn trong quá trình thi công và đưa vào sử dụng

2. Cở sở lý thuyết tính độ võng sàn

  • Tính toán về biến dạng (độ võng) được tính toán theo TTGH 2, tính toán với tải trọng tiêu chuẩn (không có hệ số vượt tải).
  • Cần tính toán độ võng dưới tác dụng của:
    • Tải trọng thường xuyên, tạm thời dài hạn và tạm thời ngắn hạn khi biến dạng cần được hạn chế do các yêu cầu công nghệ hoặc cấu tạo.
    • Tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn khi biến dạng cần được hạn chế do các yêu cầu thẩm mỹ.
  • Xét tới sự làm việc dài hạn của kết cấu BTCT, cần xét tới các yếu tố từ biến và co ngót cũng như tác dụng dài hạn của các loại tải trọng.
  • Nếu độ võng chủ yếu phụ thuộc vào biến dạng uốn thì giá trị độ võng được xác định dựa trên độ cong.
  • Theo mục 8.3.2.1 TCVN 5574:2018:
  • Tính toán độ võng của cấu kiện bê tông cốt thép được tiến hành theo điều kiện:

f ≤ fu

Trong đó:

f : là độ võng của cấu kiện bê tông cốt thép dưới tác dụng của ngoại lực.

fu : là giá trị độ võng giới hạn cho phép của cấu kiện bê tông cốt thép.

3. Tính toán thực hành

Tính độ võng sàn trong thực hành, ta có thể sử dụng phần mềm SAFE và tiêu chuẩn Eurocode 2 với các thông số vật liệu tương đương để phân tích và xác định độ võng sàn. Bài viết này sử dụng phiên bản SAFE V12.

Độ võng toàn phần f lúc này được tính như sau:

f = f1 – f2 + f3

  • Trong đó:
    • f1 – độ võng do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng
    • f2 – độ võng do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn
    • f3 – độ võng do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn
  • Các trường hợp tải:
    • Tải trọng bản thân kết cấu (DL)
    • Tải trọng các lớp hoàn thiện (SDL)
    • Tải trọng tường bao che (WL)
    • Hoạt tải sử dụng (LL12 , LL13)

3.1. Xây dựng mô hình tính toán.

  • Cách 1: Tạo mô hình trực tiếp trong phần mềm SAFE.
  • Cách 2: Xuất mô hình sàn cần tính (dưới dạng file .f2k) từ mô hình ETABS. 

3.2. Chọn tiêu chuẩn áp dụng.

       Vào Design => Design Preferences

Mục Code: Chọn tiêu chuẩn

Mục Min.Cover Slabs: Chọn lớp bê tông bảo vệ, vị trí lớp cốt thép.

Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018
Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018

3.3. Khai báo đặc trưng vật liệu.

                  Vào Define => Materials

  • Kiểm tra và hiệu chỉnh các thông số vật liệu xuất từ Etabs.
  • Chọn MAT1 => Modify / Show Material…
Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018

3.4. Khai báo thông số cốt thép khi phân tích vết nứt.

       Vào Run => Cracking Analysis Options 

  • Mục Reinforcement Source:
    • From Finite Element Based Design: Cốt thép từ chương trình tự tính toán. (tùy chọn mặc định)
    • Quick Tension Rebar Specification: Người dùng khai báo cốt thép.
  • Mục Minimum Reinforcing Ratios Used for Cracking Analysis: Hàm lượng cốt thép tối thiểu khi tính toán vết nứt. Có thể lấy μ = 0.003
  • Mục Cracking Modulus of Rupture: Chọn 1 trong 2 cách đều được
    • Program Default : Chương trình tự tính toán
    • User Specified : Người dùng khai báo thông số fctm -Cường độ chịu kéo trung bình của bê tông ở tuổi 28 ngày. Bê tông B25 có fctm = 2.2 MPa
Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018

3.5. Khai báo các trường hợp tải tính độ võng sàn.

       Vào Define => Load Cases => Add New Case…

  •  f1:- độ võng do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng.
Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018
  • f2 – độ võng do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn
Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018
    • Theo TCVN 2737-1995, hoạt tải có 2 thành phần: toàn phần và dài hạn. Phần dài hạn thường chiếm 20%-35%. Có thể lấy bằng 0.3 gần đúng phần lớn các loại hoạt tải.
  • f3 – độ võng do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn
Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018
    • Tổ hợp này kể đến tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn, dùng 2 đặc trưng Creep Coefficient (CR) cho từ biến và Shrinkage (SH) cho co ngót của bê tông.
    • Hệ số từ biến cho ở  Bảng 11 tiêu chuẩn TCVN 5574:2018 phụ thuộc vào cấp cường độ và độ ẩm tương đối của không khí môi trường xung quanh.
    • Với B25 và độ ẩm trên 75% ta có CR=1.8. Hệ số SH có thể lấy bằng 0.0003 hoặc xác định theo tính toán.
  • Khai báo tổ hợp tải trọng tính độ võng sàn:
    • f = f1 – f2 + f3
    • Vào Define => Load Combinations… => Add New Combo…
Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018

3.6. Xem kết quả phân tích sau khi tính độ võng sàn

Vào Run => Run Analysis & Design chạy phân tích mô hình.

Vào Display => Show Deformed Shape… để xem kết quả độ võng sàn.

Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018
  • Giá trị độ võng:
Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018
    • Độ võng tương đối của ô sàn theo phương Lx: Δx = Δ – 0.5(Δx1+Δx2)
    • Độ võng tương đối của ô sàn theo phương Ly: Δy = Δ – 0.5(Δy1+Δy2)
  • Kiểm tra độ võng:  max(Δx,Δy)  < [Δ]
  • [Δ] : Độ võng giới hạn, lấy theo Bảng M.1 TCVN 5574:2018

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Top 3 loại sàn phẳng tốt nhất hiện nay được nhiều Chủ đầu tư lựa chọn

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành xây dựng hiện nay cũng đã và đang không ngừng tạo ra các vật liệu xây dựng mới để nâng cao chất lượng cũng như thẩm mỹ của công trình cũng như bảo vệ môi trường. Sàn phẳng không dầm không còn là cái tên xa lạ với các Chủ đầu tư, kỹ sư xây dựng trên cả nước. Cùng tham khảo bài viết sau đây để biết 3 loại sàn phẳng nào đang được lựa chọn nhé!!

sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm là gì?

Sàn phẳng không dầm là loại sàn không sử dụng đến các thanh dầm ngang và dầm dọc đỡ ở phía dưới khi thi công. Khi xây dựng thì chúng sẽ được liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình.

Sàn phẳng không dầm

Một số loại sàn phẳng hiện nay

Nhiều sản phẩm công nghệ của sàn phẳng đã được các quốc gia tiên tiến tại Châu Âu ứng dụng như: Ý (công nghệ Sàn Ubot), Đan mạch (công nghệ sàn bóng), Hàn quốc (công nghệ sàn xốp). Việt Nam cũng đã tiến hành nhập khẩu và phát triển các công nghệ này và đang được ứng dụng rộng rãi trên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc vì ưu điểm, lợi ích vượt trội của giải pháp.

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

Cấu tạo của sàn phẳng không dầm như thế nào ?

Hầu hết các loại sàn phẳng không dầm đều có Kết cấu khá đơn giản, không có nhiều sự khác biệt so với sàn truyền thống thông trường. Bao gồm:

  • Tấm lưới thép lưới cố dưới
  • Hộp rỗng, bóng,… bằng xốp và nhựa
  • Tấm thép lưới cố định trên
  • Các móc thép cố định

Sử dụng sàn phẳng giúp giảm đi lượng bê tông không cần thiết nằm trong sàn khi thi công. Giúp giảm tải trọng sàn xuống móng, tiết kiệm chi phí vật liệu nhân công và tối ưu công năng sử dụng của công trình. Việc bố trí thép của sàn phẳng không dầm sẽ giúp bề mặt sàn liên kết tốt hơn, từ đó tạo ra hệ sàn an toàn, toàn chắc chắn và tiết kiệm được nguyên vật liệu.

sàn phẳng không dầm ubot

Kết cấu của sàn phẳng không dầm

Sự khác nhau giữa sàn phẳng không dầm và sàn truyền thống

Sàn truyền thống (sàn bê tông) là được làm bằng cốt thép, màng hoặc cáp ứng lực trước kết hợp với hỗn hợp bê tông. Do vậy mà sàn truyền thống không xảy ra tình trạng bị võng giống như các sàn khác nhưng tải trọng của sàn này lớn, làm gia tăng tải trọng của công trình, sau một thời gian dài sử dụng sẽ xuất hiện tình trạng bị nứt trên bề mặt không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, ảnh hưởng đến kết cấu móng bên dưới.

Xem thêm:https://lpc.vn/vat-lieu-xay-dung-xanh-xu-the-xay-dung-moi-trong-linh-vuc-xay-dung-hien-nay/

Sàn phẳng không dầm lại sử dụng dự ứng lực trong bê tông giúp tạo lực nâng cân bằng với tải trọng và làm giảm độ võng của sàn. Bên cạnh đó, chúng còn giúp loại bỏ việc phải cần tới ván khuôn vòm hoặc dầm tiết diện lớn và kiểm soát được vết nứt trên sàn.

Sàn phẳng

Sàn bê tông cốt thép truyền thống có thể chịu được tải trọng lớn, khả năng chống cháy tốt nhưng khả năng tiêu âm, cách nhiệt kém. Ngược lại thì sàn phẳng không dầm giúp tiết kiệm kinh tế, khả năng tiêu âm, cách nhiệt và chống cháy tốt.

Trong trường hợp các công trình đa chức năng như bãi để xe, thương mại, khu thể thao thì khoảng cách các cột phải khác nhau tùy từng mục đích sử dụng, do đó sử dụng hệ sàn chuyển giúp tiết kiệm được chi phí, thời gian mà sàn bê tông cốt thép không làm được.

Xem thêm: https://lpc.vn/giai-phap-san-phang-vuot-nhip-trong-kien-truc-hien-dai/

Top 3 loại sàn phẳng không dầm tốt nhất hiện nay 

Sàn phẳng Ubot 

Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Ubot có cấu tạo đặc biệt gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới. 

Việc đặt Ubot vào lấy đi phần bê tông không làm việc giúp giảm trọng lượng sàn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng, đồng thời giúp sàn vượt nhịp lên đến 20m tạo không gian thông thoáng thẩm mỹ cho công trình.

Sàn phẳng

Hộp Ubot

Từ 2012, LPC được chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Daliform Group (Italia) và tiếp phát triển, hoàn thiện giải pháp. Được triển khai ở hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước, đến nay, UBOT Beton là giải pháp sàn phẳng vượt nhịp lớn hàng đầu Việt Nam.

Sàn hộp Ubot với những đặc tính ưu việt đã chiếm vị trí quan trọng trong thị trường xây dựng ngày nay và đạt được những thành công nhất định:

  • Ubot trở thành sản phẩm đại diện cho các công trình xanh: ECO Home Phúc Lợi, Nhà ở xã hội Cát Tường ECO, Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City, Thống Nhất Smart City,…
  • Ubot tạo xu hướng mới cho giải pháp sàn phẳng, đi đầu trong công cuộc chuyển giao công nghệ mới về Việt Nam.
  • Ubot trở thành lựa chọn hàng đầu cho những thiết kế xây dựng có tính thẩm mỹ cao mà tiết kiệm và thân thiện với môi trường
  • Ubot tự hào đồng hành cùng những đối tác lớn: Hòa Bình Greencity, Capital house,…
Thi công sàn phẳng ubot

Thi công sàn phẳng Ubot

Xem thêm: https://lpc.vn/vat-lieu-xanh-va-hieu-qua-kinh-te-trong-xay-dung/

Sàn VRO

Sàn Vro là giải pháp sàn xốp tạo rỗng được các giáo viên từ trường Đại học Xây Dựng thiết kế vào năm 2010, sau này được nhiều người biết đến và được sử dụng rộng rãi khắp nơi. 

Sàn phẳng

Cấu tạo sàn VRO

Sàn VRO được tạo nên bằng cách đặt lõi xốp nhẹ, đàn hồi vào trong miền trung hòa của bê tông. Lõi xốp bên trong thực chất là các phiên xốp hình như nhật có kích thước 38x38cm, chiều cao của phiên xốp sẽ được thay đổi linh động tùy trọng tải của sàn. Sàn nhẹ và đàn hồi nhưng lại thiếu ổn định về mặt bề ngang nên thi tạo ra, nó được trang bị thêm hệ thống khung zic zac. Từ đó, sản phẩm có thể giúp toàn bộ sàn ổn định hơn về mọi chiều.

Sàn phẳng

Sàn VRO

Sàn bóng

Sàn bóng – Bubbledeck được làm từ những quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp lên khoảng 50%. 

Sàn phẳng

Các cấu kiện rộng 2,4m tạo nên một phần bản sàn tổng thể được sản xuất dưới dạng cấu kiện đúc sẵn bán toàn khối bao gồm lưới thép dưới và lớp bê tông đúc sẵn dày 60mm, hình thành hệ ván khuôn vĩnh cửu cho bản sàn. Các sườn tăng cứng có tác dụng cố định 2 lưới thép trên và dưới, định vị các quả bóng nhựa đúng vị trí cũng như tăng cường độ cứng dọc cho tấm sàn trong quá trình lắp dựng.

Sàn phẳng

Sàn bóng

Sàn bóng Bubble Deck là công nghệ thi công tấm sàn phẳng, rỗng theo hai phương không dầm, ít cột, thi công không cần ván khuôn và có khẩu độ vượt nhịp lớn. Công nghê sàn bóng Bubble Deck rất linh hoạt trong thiết kế kiến trúc, có tính cách âm, cách nhiệt tốt và khả năng chống cháy nổ, giảm tác dụng động đất vượt trội.

Xem thêm: https://lpc.vn/nang-cao-y-thuc-bao-ve-moi-truong-trong-nganh-bang-cong-nghe-xay-dung-moi/

Hy vọng rằng với những thông tin về sàn phẳng không dầm mà LPC chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn đọc đang có nhu cầu thi công công trình. So với sàn truyền thống thì loại sàn này có nhiều ưu điểm vượt trội rất phù hợp với đa số các công trình hiện nay. 

Tuy nhiên, các bạn hãy tìm cho mình một đơn vị cung cấp uy tín, thợ thi công phải có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm để tránh một số nhược điểm như: rỗ đáy, đẩy nổi,…. Và quá trình đổ bê tông của sàn cần có sự kiểm soát kỹ càng, cẩn thận. Nếu cần hỗ trợ , xin liên hệ 0911.29.9696 để được tư vấn miễn phí.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC 

Hotline: 0911.29.9696 

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Net-zero và xu hướng xây dựng trong tương lai

Hiện nay, biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách nhất trong thời đại của chúng ta. Do đó chính phủ, chính quyền thành phố và các công ty cần có những tiêu chuẩn cụ thể để hạn chế lượng khí thải carbon do các ngành công nghiệp nói chung và ngành xây dựng nói riêng tạo ra, từ đó bảo đảm một môi trường “xanh” và bền vững cho người dân. Vì vậy, tiêu chuẩn “Net-zero” được coi là một trong những giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề này.

net-zero

Theo Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), môi trường xây dựng chiếm 39% tổng lượng khí thải carbon hàng năm trên toàn thế giới, trong đó 11% được tạo ra từ việc sản xuất vật liệu xây dựng như thép, xi măng và thuỷ tinh.  Dù rất nhiều tiến bộ công nghệ đã được các kiến trúc sư và nhà thiết kế áp dụng thông qua việc ứng dụng vật liệu tái chế và các vật liệu xanh vào quy trình xây dựng. Tuy nhiên vẫn còn một chặng đường dài để đạt được Net-zero cũng như để có thể giảm lượng khí thải carbon xuống mức tối thiểu hoặc gần như “bằng không”.

Net-zero là gì?

Net-zero (mức phát thải ròng bằng 0) được định nghĩa trên website Net-zero Climate là “trạng thái cân bằng giữa lượng khí nhà kính đi vào khí quyển và lượng khí được đào thải”

Nghĩa là con người phải tìm cách giảm tối đa lượng khí CO2 giải phóng vào môi trường tự nhiên từ các tác nhân như: Phương tiện giao thông, nhà máy công nghiệp… đặc biệt là lĩnh vực xây dựng. Đồng thời, lượng CO2 còn lại trong khí quyển phải cân bằng với lượng khí được tiêu thụ. Do đó, net-zero còn được xem là mục tiêu giảm phát thải khí CO2 gắn liền với phục hồi xanh và phát triển bền vững. 

Tại sao lĩnh vực xây dựng cần nỗ lực đạt Net-zero?

Theo Báo cáo Tình trạng năng lượng toàn cầu năm 2018 (Global Status Report 2018) của Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA, lượng khí CO2 phát thải từ các tòa nhà xây dựng chiếm 40% tổng lượng phát thải CO2 toàn cầu từ nguồn sử dụng năng lượng vào năm 2017. Trong đó, phát thải từ hoạt động xây dựng chiếm 28% và từ vật liệu xây dựng chiếm 11%. 

net-zero

Biểu đồ thể hiện mức phát thải CO2 toàn cầu. Nguồn: Architecture 2030

Cũng theo báo cáo trên, ⅔ diện tích của các công trình xây dựng hiện nay sẽ vẫn tồn tại vào năm 2040. Điều đó có nghĩa rằng, nếu các tòa nhà này không giảm phát thải khí CO2, không vạch rõ các bước để đạt Net-zero thì mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu của Thỏa thuận Paris sẽ không thể đạt được. 

Vậy ngành xây dựng cần làm gì để nhanh đạt được Net-zero???

Xu hướng xây dựng trong tương lai

Vật liệu xây dựng xanh

Vật liệu xây dựng xanh là các loại vật liệu được sản xuất và sử dụng mà không gây ra tác hại đến môi trường, có khả năng tái chế hoặc tự phân hủy. Trong suốt vòng đời từ khi sản xuất cho đến khi hết hạn sử dụng, các vật liệu xây dựng xanh không tạo ra bất kỳ tác động tiêu cực nào đến môi trường sống.

net-zero

Vật liệu xây dựng xanh đang được khuyến khích sử dụng trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam để giảm phát thải carbon trong ngành xây dựng, hướng tới mục tiêu Net-zero. Mặc dù các loại vật liệu xanh thường có chi phí sản xuất, chi phí lắp đặt khá cao, một số hạn chế về năng lực thi công, ngân sách đầu tư của nhà thầu khiến cho việc sử dụng vật liệu xanh còn gặp nhiều rào cản và không được phát triển đúng mức. 

Xem thêm: https://lpc.vn/kien-truc-xanh-xu-huong-cua-hien-tai-va-tuong-lai/

Nhưng nếu xét về lâu dài, loại vật liệu này lại tiết kiệm chi phí hơn các vật liệu truyền thống. Quá trình sản xuất vật liệu xây dựng xanh hiện nay cần phải đảm bảo 2 tiêu chí:

– Tiêu tốn ít năng lượng để sản xuất ra vật liệu xây dựng.

– Khi sử dụng vật liệu không hao tốn nhiều năng lượng.

Vật liệu xanh vừa không gây tác động xấu đến môi trường, vừa an toàn cho người sử dụng, lại có khả năng tái sử dụng nhiều lần. Có thể kể đến như: tre, gạch không nung, bê tông nhẹ,….. và một loại sàn đang được ưa chuộng hiện nay là sàn Ubot của LPC.

net-zero

Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè – rất phù hợp trong việc bảo vệ môi trường và chuẩn Net-zero. Việc đặt Ubot vào lấy đi phần bê tông không làm việc giúp giảm trọng lượng sàn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng, đồng thời giúp sàn vượt nhịp lên đến 20m tạo không gian thông thoáng thẩm mỹ cho công trình.

Trong tương lai, chúng ta nên hoàn toàn chuyển đổi sang các loại vật liệu này để từng bước tiến tới mục tiêu Net-zero.

Có thể bạn quan tâm: https://lpc.vn/san-phang-ubot-ung-dung-linh-hoat-trong-cac-cong-trinh/

Tính bền vững

Tính bền vững trong kiến trúc được hiểu là những tòa nhà được thiết kế để hạn chế tác động của con người đối với môi trường tự nhiên.

Kiến trúc bền vững sẽ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như tấm pin mặt trời làm hệ thống sưởi ấm, giếng trời để lấy gió tự nhiên tránh lãng phí tối thiểu các nguồn năng lượng có hại.

net-zero

Ngoài ra, kiến trúc bền vững phải tạo điều kiện cho hoạt động bền vững trong suốt vòng đời của tòa nhà, bao gồm cả việc xử lý cuối cùng. Bên cạnh đó, nó vẫn phải đạt được các chức năng và có tính thẩm mỹ vượt trội, đồng thời vẫn có thể đáp ứng được hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng lâu dài.

Tính bền vững trong kiến trúc là mô hình kiến trúc được thiết kế và phát triển theo xu hướng hòa vào thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên nhằm bảo toàn sự cân bằng của môi trường và hệ sinh thái. Đây cũng là một trong những bước đổi mới để hướng tới Net-zero trong ngành xây dựng.

Cải tạo công trình

Cải tạo công trình là một cách để cứu một tòa nhà cũ có nguy cơ bị phá hủy. Hiện nay, với sự xuất hiện hàng loạt của nhà cao tầng, nhu cầu nhà ở, thiếu hụt không gian xanh,… đã nảy sinh nhiều vấn đề đến môi trường và xã hội.

Một trong số những cách để đối phó với việc này đó là việc cải tạo lại những công trình cũ, thêm những điểm nhấn mới và tạo ra những công năng cần thiết phù hợp cho cuộc sống hiện đại thay vì chọn phá huỷ và tái thiết kế hoàn toàn gây ra lượng lớn khí thải carbon. Việc cải tạo mang đến nhiều lợi ích cho môi trường và từng bước tiếp cận mục tiêu Net-zero trong xây dựng. Hơn nữa, chúng ta còn bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu nhu cầu về vật liệu mới.

net-zero

Một số dự án cải tạo nổi bật của LPC góp phần bảo vệ môi trường:  Tòa Nhà Văn Phòng Hàm Long, Trung Tâm Trải Nghiệm Sản Phẩm Và Dịch Vụ Huyndai TC – Motor (CDA Tam Trinh), Trung Tâm Dịch Vụ Và Hạ Tầng Ô Tô Thành Công,…. Việc nâng cấp, cải tạo các công trình có thể đem lại lợi ích về mặt kinh tế thông qua các biện pháp giảm tiêu thụ điện và chi phí vận hành khác. Bên cạnh đó, việc không phá hủy tòa nhà còn giúp giảm thiểu cacbon ra môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho những người đang sinh sống tại đó.

Xem thêm: https://lpc.vn/top-3-xu-huong-kien-truc-cai-tao-nha-dep-va-an-tuong/

Như vậy, để đạt được Net-zero (mức phát thải ròng bằng 0) vào năm 2050, ngành xây dựng sẽ phải có những bước chuyển mình ngay từ khâu khai thác và sử dụng nguyên vật liệu cho đến những khâu cuối cùng hoàn thành một công trình. Hay nói cách khác, xây dựng sẽ phải thể hiện vai trò của mình để đóng góp vào mục tiêu chung, không chỉ của một quốc gia mà còn của toàn nhân loại.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC 

Hotline: 0911.29.9696 

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Có nên sử dụng sàn phẳng Ubot cho nhà dân ???

Xây nhà bằng sàn phẳng Ubot đã không còn là một khái niệm xa lạ trong giới xây dựng những năm gần đây. Nhưng đối với nhiều người dân, sàn phẳng Ubot vẫn là một cái gì đó rất mới mẻ làm cho họ băn khoăn không biết có nên áp dụng công nghệ mới này cho ngôi nhà của mình không ? Vậy nên hôm nay LPC sẽ thông tin đến mọi người để cùng nắm rõ hơn về công nghệ sàn này nhé!

Sàn Ubot là gì ?

Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Ubot có cấu tạo đặc biệt gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới.

Việc đặt Ubot vào lấy đi phần bê tông không làm việc giúp giảm trọng lượng sàn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng, đồng thời giúp sàn vượt nhịp lên đến 20m tạo không gian thông thoáng thẩm mỹ cho công trình.

Hộp Ubot

Vậy có nên sử dụng sàn phẳng Ubot cho nhà dân ?

Tối ưu kết cấu sàn – Hiệu quả kinh tế

Thông qua việc đặt Ubot vào vùng bê tông không làm việc sẽ làm giảm khối lượng bê tông đáng kể cho công trình. Việc này dẫn đến việc giảm khối lượng sàn, giảm tải trọng xuống sàn, móng.

Khối lượng bê tông, thép, cốp pha đều giảm so với sàn bê tông cốt thép thông thường ( giảm 30-40% khuôn ván, giảm 20-30% thép ). Trong khi đó việc sử dụng thêm vật tư phụ như sàn Ubot và phụ kiện cũng không làm tăng quá nhiều giá thành, chỉ mất khoảng 5,5 triệu đồng/ m2 sàn.

Sàn Ubot: https://lpc.vn/lich-su-hinh-thanh-hop-ubot/

sàn phẳng Ubot cho nhà ở

Nhà ở gia đình chú Thành – Hòa Bình

Ngay cả với những ngôi nhà có nhịp dưới 6m thì chi phí thi công sàn Ubot cũng không chênh nhiều hơn so với sàn truyền thống, mà nó còn mang lại được nhiều lợi ích hơn về công năng như: xây tường ở bất kỳ vị trí nào bạn muốn, sàn phẳng, sau này có thể thay đổi công năng, đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ thì việc các bé chạy nhảy không làm ảnh hưởng tới từng dưới vì sàn Ubot còn có khả năng cách âm cách nhiệt.

Xem thêm: https://lpc.vn/cai-tien-cua-san-phang-ubot-phu-hop-voi-cac-cong-trinh/

sàn phẳng Ubot cho nhà ở

Gia đình anh Hòa – Hòa Bình

Hơn nữa, thời gian thi công dự kiến của sàn nhẹ Ubot so với phương án thi công sàn bê tông cốt thép truyền thống rút ngắn được khoảng 4-5 ngày. Điều đó, đã giúp cho chủ nhà giảm được đáng kể chi phí nhân công và ngôi nhà thân yêu sẽ được hoàn thiện nhanh hơn.

Xem thêm: https://lpc.vn/quy-trinh-thi-cong-san-phang-khong-dam-ubot/

Tính thẩm mỹ – phong thủy

Một ngôi nhà đẹp bắt nguồn từ bản thiết kế hoàn hảo về phối cảnh đến kết cấu. Vì vậy, chủ nhà thường đầu tư khá nhiều chi phí vào phần kiến trúc để tạo nên chất riêng của cá nhân mình. Và sàn phẳng Ubot sẽ giúp chủ nhà thỏa sức sáng tạo không gian kiến trúc và nội thất ngôi nhà vì sàn phẳng Ubot cho phép công trình vượt nhịp lên tới 20m nên không cần bố trí quá nhiều cột trong nhà.

Ngoài ra, việc loại bỏ phần dầm trong sàn cũng phần nào giúp chủ nhà hạn chế tối đa các yếu tố phong thuỷ trong ngôi nhà của mình. Hơn nữa, việc bố trí cột linh hoạt của sàn phẳng không dầm không làm hạn chế các yếu tố kiến trúc phức tạp, mà vẫn đảm bảo độ an toàn cho công trình khi đưa vào sử dụng.

Xem thêm: https://lpc.vn/uu-the-san-phang-ubot/

sàn phẳng Ubot cho nhà ở

Nhà thờ kết hợp nhà ở gia đình anh Huấn – Bắc Ninh

Thi công nhanh – Vận chuyển lưu kho tối ưu

Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể. Đặc biệt, quy trình thi công sàn phẳng Ubot gần giống với sàn truyền thống thông thường do vậy bất kỳ đơn vị nào đều có thể thi công được dễ dàng.

Hộp Ubot được thiết kế để xếp chồng lên nhau giúp hạn chế không gian lưu kho, vận chuyển dễ dàng. 

Sàn phẳng Ubot cũng đã đóng góp không nhỏ vào thành công của các Dự án – Công trình xanh của đất nước, điển hình như Dự án Nhà ở Ecohome Phúc Lợi – Dự án đạt giải thưởng Transformation Business Awards 2018 cho hạng mục “Công trình xanh”. Hiện nay dự án đã được đi vào sử dụng và mang lại nhiều tiện ích cho cư dân tại nơi đây.

Dự án nhà ở Ecohome Phúc Lợi: https://lpc.vn/du-an/du-an-tai-viet-nam/

Việc sử dụng sàn phẳng Ubot cho ngôi nhà của bạn không những giúp giảm chi phí thi công, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh bạn.

Với những thông tin trên, LPC tin rằng đã phần nào giúp các chủ nhà giảm bớt nỗi lo trong việc có nên sử dụng sàn phẳng Ubot trong ngôi nhà của mình. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Ứng dụng sàn phẳng không dầm cho dự án Trung Tâm Thương Mại

Sự bùng nổ của các cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đã mang đến những đóng góp to lớn cho ngành xây dựng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Những giải pháp trong quá trình thi công xây dựng đã được áp dụng hiệu quả và mang lại những thành công nhất định. 

Có thể kể đến một trong số đó là công nghệ sàn phẳng không dầm– sàn Ubot chính là giải pháp sáng tạo thân thiện với môi trường, ứng dụng vào nhiều loại hình công trình khác nhau. Sàn phẳng không dầm một lần nữa khẳng định sự nổi bật khi ứng dụng vào dự án Trung tâm Thương mại. Cùng LPC tham khảo những gì mà sàn phẳng không dầm Ubot đem lại cho các dự án Trung tâm Thương mại nhé.

Xem thêm: https://lpc.vn/sanphangubot/

Trung tâm thương mại là gì?

Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh đa chức năng, hiện đại bao gồm cửa hàng, cơ sở dịch vụ, phòng họp, hội trường hay văn phòng cho thuê,…được xây dựng tập trung, bố trí trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề.

Trung tâm thương mại cung cấp những tiêu chí về diện tích kinh doanh, phương thức phục vụ văn minh, trang bị các trình độ quản lý và kỹ thuật hiện đại nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trong việc phát triển kinh doanh của thương nhân hoặc doanh nghiệp, đồng thời, thỏa mãn các mong muốn của khách hàng về hàng hóa cũng như dịch vụ.

Do vậy trong những năm gần đây, việc xây dựng các công trình thương mại – dịch vụ luôn được Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất. Điều đó thúc đẩy nhiều Chủ Đầu tư xây dựng hệ thống các công trình tiện ích và đa chức năng.

Xem thêm: https://lpc.vn/lpc-tu-hao-tao-nen-lien-tiep-giai-thuong-cho-du-an-pd17/

Sàn phẳng không dầm – giải pháp tối ưu cho dự án Trung tâm Thương mại

Sàn phẳng không dầm là gì?

Sàn phẳng không dầm là loại sàn không sử dụng đến các thanh dầm ngang và dầm dọc đỡ ở phía dưới khi thi công. Khi xây dựng thì chúng sẽ được liên kết bởi các hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, liên kết với nhau bởi các thanh nối nằm chìm trong sàn bê tông.

hộp Ubot

Hộp Ubot

Sàn phẳng không dầm có kết cấu như thế nào?

Về cơ bản thì kết cấu của sàn phẳng không dầm khá đơn giản như:

  • Tấm thép lưới cố định dưới
  • Hộp rỗng bằng nhựa
  • Tấm thép lưới cố định trên
  • Các móc thép cố định

Về cơ bản thì sử dụng sàn phẳng để giúp giảm đi lượng bê tông cốt thép không cần thiết khi thi công. Tuy nhiên kết cấu gồm các lớp trên cũng như việc bố trí thép sàn phẳng không dầm sẽ giúp bề mặt sàn liên kết tốt hơn, từ đó tạo ra hệ sàn an toàn, chắc chắn và tiết kiệm được nguyên vật liệu.

Xem thêm: https://lpc.vn/san-phang-ubot-giai-phap-cho-cong-trinh-thuong-mai/

Vậy sàn phẳng không dầm cho Trung tâm Thương mại thì có gì ?

Không gian rộng

Sàn phẳng Ubot cho phép công trình vượt nhịp lớn không dầm tới 20m, tạo nên một không gian kiến trúc thông thoáng, không hạn chế về vị trí xây tường ngăn vì vậy tạo điều kiện tốt để bố trí công năng công trình một cách tối ưu, chủ đầu tư có thể cải tạo, thay đổi vị trí tường xây trên sàn tuỳ ý. Đây đều là những tiêu chí tiên quyết khi CĐT lựa chọn áp dụng sàn phẳng không dầm vào các công trình thương mại.

Sàn phẳng không dầm-TTTM

Dự án Trung tâm Thương mại Quận 6 – TP. Hồ Chí Minh

Bên cạnh đó cấu tạo sàn phẳng Ubot có dầm và mũ cột nằm chìm trong sàn giúp giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình thương mại – khai thác tối đã không gian và đảm bảo đầy đủ công năng. Sàn Ubot giúp giảm tải trọng lên cột và móng. Có thể giảm tiết diện cột. Nhờ giảm chiều dày so với hệ sàn dầm truyền thống nên công trình có khả năng tăng thêm tầng khai thác.

Xem thêm: https://lpc.vn/5-cau-hoi-thuong-gap-ve-phan-mem-bao-cao-san-phang/

Ta có thể kể đến như Dự án Trung tâm Thương mại Quận 6 – TP. Hồ Chí Minh đi vào hoạt động từ năm 2017 – Một trong những Dự án sử dụng thành công sàn phẳng không dầm với bước nhịp là 8x10m. Diện tích sử dụng sàn Ubot lên tới 24.000m2.

Trung tâm Thương mại

Trung tâm Thương mại Quận 6

Thời Gian Thi Công Nhanh

Việc thi công sàn phẳng không dầm sẽ giúp CĐT đẩy nhanh tiến độ thi công so với các loại sàn phẳng khác – đây luôn là điều mà nhiều CĐT quan tâm, đặc biệt là trong thi công các công trình Trung tâm Thương mại. Làm sao để công trình sớm hoàn thiện nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn kết cấu và kiến trúc thẩm mĩ. Với các bước thi công đơn giản, sàn phẳng Ubot có thể:

  • Tiết kiệm tới 10-15% tổng chi phí công trình,
  • Tiết kiệm 10-30% chi phí bê tông, cốt thép, cốp pha, nhân công. 
  • Tiết kiệm chi phí kĩ thuật, hệ thống điện nước.
  • Thời gian thi công: 5 – 7 ngày/sàn

Thân Thiện Với Môi Trường – An toàn chất lượng

Xu hướng xây dựng xanh đang là xu hướng đang được Nhà nước và các CĐT quan tâm rất nhiều. Môi trường xanh, vật liệu thân thiện, các giải pháp tiết kiệm năng lượng, .. đang dần tạo được chỗ đứng không nhỏ khi được ứng dụng trong các công trình Trung tâm Thương mại tại Việt Nam.

Sàn phẳng không dầm đã được kiểm định và chứng nhận về chất lượng cho thành phần là nhựa tái chế an toàn khi sử dụng. Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể. Hộp nhựa Ubot còn có khả năng cách âm – cách nhiệt tối ưu so với sàn truyền thống thông thường.

Xem thêm: https://lpc.vn/san-ubot-la-gi-ung-dung-linh-hoat-trong-cac-cong-trinh/

Bên cạnh đó, sàn phẳng không dầm Ubot được tính toán theo tiêu chuẩn Eurocode và các quy chuẩn – tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, đặc biệt là các tiêu chuẩn về Phòng cháy – chữa cháy. Các kỹ sư của LPC có kinh nghiệm hơn 10 năm để thực chiến các Dự án tại Châu Âu và Việt Nam nên việc thiết kế kết cấu luôn đảm bảo an toàn – chất lượng cho mọi công trình.

Thực tế đã chứng minh khi Sàn phẳng Ubot là giải pháp được CĐT Công ty CP ĐT & TM Hợp Phát lựa chọn cho Dự án TTTM quận 6, Dự án TTTM Phú Quý Thăng Long – TP Thái Nguyên…. và còn nhiều dự TTTM khác.

TTTM Phú Quý Thăng Long

TTTM Phú Quý Thăng Long

LPC hy vọng có nhiều cơ hội được đồng hành cùng các CĐT và các Dự án Trung tâm Thương mại lớn trong tương lai.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Top 5 xu hướng kiến trúc nổi bật trong năm 2023

Kiến trúc thực sự là một trong những ngành công nghiệp sáng tạo và quan trọng nhất trên thế giới, trong đó các kiến ​​trúc sư không chỉ cố gắng vượt qua nhau mà còn cả bản thân, ý tưởng và sáng tạo trong quá khứ của chính họ. Đây là lý do tại sao đầu năm luôn là thời điểm thú vị, đặc biệt là khi nói đến lĩnh vực kiến ​​trúc. Các kiến ​​trúc sư và nhà thiết kế phải thúc đẩy bản thân thích nghi với thực tế đang thay đổi, nắm bắt các xu hướng kiến trúc, công nghệ và phương pháp mới, sáng tạo, đột phá hơn. 

Ngoài tiến bộ công nghệ, các xu hướng kiến ​​trúc chủ yếu đáp ứng các yêu cầu lấy con người làm trung tâm và vào năm 2023, chúng ta kỳ vọng sẽ chứng kiến ​​xu hướng tìm cách tối đa hóa không gian, đồng thời các công trình, sản phẩm định hướng thân thiện với môi trường…– tất cả đều lấy tính bền vững làm trọng tâm. Dưới đây sẽ là 5 xu hướng kiến ​​trúc mà chúng tôi dự đoán sẽ dẫn đầu ngành trong năm 2023.

Xu hướng kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh đã trở nên phổ biến xung quanh chúng ta vào năm 2022 và chúng tôi tin rằng nó sẽ trở thành một xu hướng lâu đời và được nhân rộng vào năm 2023. Kiến trúc xanh chính là xu hướng thiết kế và thi công các công trình xây dựng để nhằm giảm thiểu tối đa có thể các tác động trong quá trình thi công với môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Không chỉ thế, những không gian trong kiến trúc xanh còn hướng tới mọi người lối sống xanh, nơi mọi người gần gũi với thiên nhiên hơn. Từ đó có thể tiết kiệm nguồn năng lượng, gìn giữ môi trường. Lượng ánh sáng tự nhiên dồi dào và cây xanh là những đặc điểm quan trọng của những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách này. Mục đích kiến trúc xanh ở đây chính là có thể giảm thiểu tối đa các tác động xấu đến môi trường và tiết kiệm được năng lượng, thay đổi những lối sống chưa tốt của con người trong công trình.

Xu hướng kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh có thể mang lại cảm giác thư giãn, tăng sự sáng tạo và đảm bảo được sự tỉnh táo, mang lại niềm hạnh phúc và hỗ trợ trong việc làm giảm các bệnh liên quan đến đường hô hấp hay các triệu chứng dị ứng và thậm chí là hen suyễn. Việc đô thị hóa đang ngày càng gia tăng và dẫn đến sự bùng nổ dân số, cùng với đó là hiện tượng đất chật người đông. Vậy nên trong thời điểm có rất ít khoảng xanh thì những điều này đang là điều cần thiết hơn bao giờ hết.

Kiến trúc xanh: https://lpc.vn/kien-truc-xanh-xu-huong-cua-hien-tai-va-tuong-lai/

Ngoài việc hướng tới kiến trúc và lối sống xanh thì nguyên vật liệu xây dựng giờ đây cũng là mối lo hàng đầu cho các CĐT để làm sao giảm tải các chất thải xây dựng ra môi trường. Hiểu được nỗi lo đó nên từ năm 2012 LPC đã triển khai giải pháp sử dụng sàn phẳng Ubot được hãng Deliform của Ý tạo ra và ứng dụng ở hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước.

Vật liệu xanh

Vật liệu xanh

UBOT đã được kiểm định và chứng nhận về chất lượng cho thành phần là nhựa tái chế an toàn khi sử dụng. Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể.

Xem thêm: https://lpc.vn/top-7-xu-huong-vat-lieu-cua-the-gioi-trong-tuong-lai/

Xu hướng kiến trúc tiền chế

Kiến trúc tiền chế đang là sự lựa chọn hàng đầu cho chủ đầu tư khi cần xây dựng các loại nhà thép tiền chế như:  nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị, công trình thương mại, nhà để ở… Bởi các ưu điểm vượt trội hơn sơ với cấu trúc truyền thống như tiết kiệm chi phí và thời gian thi công nhanh chóng. Kiến trúc tiền chế là loại nhà làm từ các vật liệu nhẹ được sản xuất sẵn tại nhà máy và được vận chuyển đến nơi thi công để tiến hành lắp đặt.

Xu hướng kiến trúc tiền chế

Kiến trúc tiền chế có trọng lượng nhẹ so với các vật liệu khác giúp làm giảm áp lực tải trọng về mọi mặt, tiết kiệm vật liệu phụ (so với các loại nhà cố định truyền thống), lắp dựng đơn giản, nhanh chóng, bất chấp mọi điều kiện thời tiết, tận dụng tối đa không gian nhà xưởng với dải bước nhịp lớn. Đây là một hệ thống nhà cực kỳ linh hoạt, cho phép trang bị bên trong để đáp ứng mọi công năng và trang trí bên ngoài để thỏa mãn thiết kế kiến trúc đẹp nhà tiền chế dân dụng. Hơn nữa, độ bền của nó lên đến 100 năm.

Chính những lý do trên khiến nhà thép tiền chế là xu hướng kiến trúc lý tưởng để sử dụng làm nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị….và các công trình dân dụng khác như nhà hàng hàng, quán cafe, Showroom thậm chí là nhà phố và biệt thự.

Xu hướng kiến trúc cửa tàng hình

Cửa tàng hình – biến không gian sống trở nên hoàn hảo hơn. Để thiết kế loại cửa kiểu này chủ yếu dựa vào chất liệu, màu sắc và cách tận dụng không gian. Đặc biệt là lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế nội thất thông minh. Tuy nhiên, các cánh cửa vẫn được thiết kế cẩn thận và trang bị hệ thống ốp chân tường. Ngoài ra còn có thể biến đổi đa dạng trong phong cách thiết kế khác nhau như: kéo, trượt, đẩy, xoay vòng…

Xu hướng kiến trúc cửa tàng hình

Có rất nhiều cách giúp tạo được cửa tàng hình trong căn nhà của bạn như: đồng nhất chất liệu cho cửa và tường, kết hợp cửa vào tường tròn, dùng cửa để ẩn đi kho chứa đồ, làm nổi bật cánh cửa, ……Thiết kế theo xu hướng kiến trúc cửa tàng hình trong không gian sống sẽ giúp tiết kiệm thêm nhiều diện tích, tạo sự độc đáo, biến căn nhà của bạn trở nên hoàn hảo và đáng sống hơn. Đây là một trong những giải pháp tối ưu cho căn nhà có diện tích nhỏ.

Sàn Ubot – Không gian linh hoạt

Để có được kiến trúc đẹp và linh hoạt hiện nay trong giới xây dựng họ đã áp dụng thi công một loại sàn công nghệ mới thay thế cho sàn truyền thống để giúp cho không gian nhà ở thêm thông thoáng và đó là sàn phẳng Ubot – sàn công nghệ được LPC nhận chuyển giao từ năm 2012.

Xem thêm: https://lpc.vn/lich-su-hinh-thanh-hop-ubot/

Sàn phẳng Ubot cho phép công trình vượt nhịp lên tới 20m, không cần bố trí quá nhiều cột trong nhà do vậy tạo nên không gian kiến trúc vô cùng thông thoáng, giúp Chủ nhà thoả sức sáng tạo không gian kiến trúc và nội thất ngôi nhà của mình, nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn cho công trình khi đưa vào sử dụng.

Xu hướng kiến trúc thô mộc 

Các xu hướng đều theo vòng tròn và những gì từng bị coi là cũ và lỗi thời lại trở nên mới và hiện đại – trong thời trang, âm nhạc, nghệ thuật và đặc biệt là kiến ​​trúc. Xu hướng kiến ​​trúc theo chủ nghĩa thô mộc đã trở nên phổ biến trước khi đạt đến đỉnh cao vào giữa những năm 1970. Phong cách thô mộc được lấy cảm hứng và có nguồn gốc xuất phát từ phương Tây từ thập niên 50-70 của nước Anh, sau đó bắt đầu được phổ biến nhiều hơn và hiện nay tại Việt Nam phong cách này đã gây sốt trở lại.

Thiết kế thô mộc thường tạo điểm nhấn bởi các chi tiết thiết kế mang vẻ đẹp tự nhiên nên các vật liệu được kiến trúc sư sử dụng sẽ là những nguyên vật liệu như gỗ, đá, gạch, bê tông… và toàn bộ vật liệu thường được giữ nguyên màu sắc để có được vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc nhất có thể. Dễ thấy nhất là sự hiện diện của quầy bếp bêtông or toàn bộ cấu trúc ngôi nhà đều giữ nguyên màu của bêtông với đường nét gọn gàng, sắc nét, góc cạnh ngang dọc tương phản mạnh, có thể xuất hiện nhiều yếu tố cong chéo hoặc độ dốc lớn.

 Xu hướng kiến trúc thô mộc 

Màu sắc trầm mang tính trung lập cao tạo cảm giác thân thuộc, gần gũi cho người sử dụng. Có thể thấy rằng, phong cách “ thô mộc ” phù hợp với những người yêu vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc, đường nét chắc chắn, mạnh mẽ, mang hơi hướng kỹ thuật. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một phong cách thiết kế hiện đại nhưng vẫn toát lên vẻ mộc mạc thì xu hướng kiến trúc “thô mộc” chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Xem thêm: https://lpc.vn/san-nhe-ubot-giai-phap-cho-cac-cong-trinh-nha-o-xa-hoi/

Xu hướng kiến trúc nhà nổi 

Nhà nổi là hình ảnh đã quá quen thuộc ở Việt Nam, đặc biệt là ở những tỉnh miền Tây sông nước. Về cơ bản, kết cấu của nhà nổi sẽ giống như những căn nhà truyền thống khác nhưng điểm khác biệt là nó có thể nổi trên mặt nước. Chính vì vậy, khi lựa chọn vật liệu xây dựng, người ta thường sử dụng những chất liệu nhẹ như gạch, gỗ, nhựa… Còn phía dưới nền nhà sẽ có phao và xốp dày, cứng để giảm áp lực của căn nhà lên mặt nước và giúp nó không chìm.

Xu hướng kiến trúc nhà nổi

Trước kia, nhà nổi thường chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại chỗ cho người dân. Song với lợi thế gần sông, hồ, vùng vịnh… thậm chí là gần biển nên giờ đây nó còn là xu hướng kiến trúc trong kinh doanh, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch… Do đó, tùy vào mục đích sử dụng mà cách trang trí, xây dựng nhà nổi sẽ khác nhau. Phong cách trang trí cũng khá đa dạng, từ đơn giản, hiện đại, cổ điển cho đến hòa hợp với thiên nhiên… 

Do được xây dựng trên mặt nước nên sẽ không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng vào mùa mưa, lũ nên các chủ nhà và các chủ đầu tư cần chú trọng vào vật liệu, phải đảm bảo khả năng chống thấm, chất liệu nhẹ, độ bền cao, xây nhà cao hơn mực nước dâng. Đồng thời cũng phải chú ý đến số lượng thành viên trong gia đình để sắp xếp diện tích sinh hoạt cho hợp lý.

Xem thêm: https://lpc.vn/top-3-xu-huong-kien-truc-cai-tao-nha-dep-va-an-tuong/

Kiến trúc năm 2023 được hứa hẹn là một năm vô cùng nhộn nhịp khi xuất hiện nhiều ý tưởng đột phá, táo bạo. Sự xuất hiện của các yêu cầu đầy tham vọng trong tình hình mới, buộc các kiến trúc sư phải tìm giải pháp kiến trúc cho phù hợp. “ Tính bền vững ” sẽ là từ khóa xuyên suốt cho xu hướng kiến trúc 2023, đặt ra thách thức không chỉ cho các kiến trúc sư mà còn cả chủ đầu tư. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, trí tuệ nhân tạo cũng đã trở thành chủ đề bền vững trong bối cảnh phát triển xu hướng kiến trúc công trình xanh.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

5 câu hỏi thường gặp về phần mềm báo cáo sàn phẳng

Sau rất nhiều năm làm việc với khách hàng và nhận được vô số các câu hỏi khác nhau liên quan đến các chỉ số tính toán của Giải pháp sàn phẳng không dầm. Với kinh nghiệm 16 năm trong lĩnh vực xây dựng, LPC đã xây dựng nên phần mềm báo cáo sàn phẳng dành riêng cho sản phẩm vật liệu công nghệ mới: Sàn phẳng Ubot 

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi khách hàng sử dụng phần mềm báo cáo sàn phẳng. Cùng LPC trả lời những câu hỏi đó nhé.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là gì?

Phần mềm báo cáo sàn phẳng được tạo nên bởi Team Công nghệ của Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm với mong muốn giúp Chủ Đầu tư – các đơn vị Tư vấn thiết kế hoặc những khách hàng quan tâm đến giải pháp có thể tự tổng hợp và lập nên báo cáo so sánh chi phí đối với công trình của mình.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng được xây dựng trên các số liệu tính toán chi tiết của các kỹ sư kết cấu hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc ứng dụng giải pháp sàn phẳng không dầm, các thông số theo quy định của luật xây dựng Việt Nam và thực tế triển khai các Dự án từ trước tới nay.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Top 5 câu hỏi thường gặp khi sử dụng phần mềm báo cáo sàn phẳng

Câu hỏi 1: Phần mềm báo cáo sàn phẳng được sử dụng như thế nào ?

Phần mềm được thiết kế thân thiện với người dùng và tối ưu trên các nền tảng khác nhau.

Bước 1: Truy cập vào “ https://sanphangubot.lpc.vn/ –> Nhấn “Tạo tài khoản mới

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Bước 2: Nhập thông tin cá nhân

              Nhập đầy đủ các thông tin hệ thống yêu cầu –>  Nhấn “Tạo tài khoản mới”

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Bước 3: Xác minh qua Email

              Thông tin được chuyển đến Email vừa đăng ký –> Xác nhận –> Tạo mật khẩu

Bước 4: Trang chủ “Phần mềm báo cáo sàn phẳng xuất hiện”

               Sau khi tạo được mật khẩu, bạn về trang truy cập ở Bước 1 điền thông tin “tên và mật khẩu đăng nhập” để vào trang chủ. Phần mềm xuất hiện ta nhấn “Thêm” –> Giao diện “Tạo báo cáo kinh tế kỹ thuật sàn phẳng Ubot” xuất hiện.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng
giao diện "Tạo báo cáo sàn phẳng"

Bước 5: Điền đầy đủ thông tin

             Đọc kỹ và điền chính xác các thông tin –> Nhấn “ Xuất báo cáo ” để hoàn tất.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Xem thêm: https://lpc.vn/tao-bao-cao-san-phang-…

Câu 2: Chi phí khi tạo báo cáo sàn phẳng là bao nhiêu ? Thời gian tạo mất bao lâu ?

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là phần mềm hoàn toàn miễn phí 100% cho phép người dùng tạo nhiều báo cáo mà không mất một chi phí nào. Chỉ trong 5s có ngay báo cáo sàn phẳng chi tiết về các thông số kỹ thuật, chi phí xây dựng,…

Xem thêm: https://lpc.vn/noi-that-van-phong-cua-toa-nha-co-kien-truc-tot-nhat/

Câu 3: Phần mềm này dành cho những đối tượng nào ?

Phần mềm dành cho tất cả các đối tượng từ Chủ nhà tới Kiến trúc sư, Kỹ sư, Nhà thầu và những người đam mê xây dựng… Chủ nhà dễ dàng so sánh, ước tính chi phí cho công trình. Nhà thầu tính sơ bộ tổng chi phí của sàn và hàm lượng các loại vật tư của công trình. Kiến trúc sư chủ động tính toán sơ bộ chiều dầy sàn trong quá trình thiết kế. Với kỹ sư kết cấu có thể nhận biết các thông số hàm lượng thép; bê tông; cốt pha…Những người yêu thích xây dựng, muốn tìm hiểu về sàn phẳng. Hoặc những người mới bắt đầu tìm hiểu về sàn phẳng.

Xem thêm: https://lpc.vn/lpc-tu-hao-tao-nen-lien-tiep-giai-thuong-cho-du-an-pd17/

Câu 4: Phần mềm báo cáo sàn phẳng được phát triển như thế nào ?

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là phần mềm được phát triển bởi Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm với hơn 10 năm kinh nghiệm phát triển trong ngành xây dựng. Phần mềm này ra đời để hỗ trợ các kỹ sư, chủ đầu tư và người cần tìm hiểu để tính toán chi phí xây dựng cho một công trình. 

Phần mềm báo cáo sàn phẳng giúp khách hàng có thể so sánh, ước tính sơ bộ về chi phí xây dựng, hàm lượng các loại vật tư của công trình. Ngoài ra, phần mềm có thể thay đổi các thông số thép, bê tông, cốt pha và công năng của công trình.. đặc biệt, thay đổi giá để phù hợp với từng thời điểm và địa phương của công trình.

Vật liệu xanh: https://lpc.vn/vat-lieu-xanh-va-dau-truong-vat-lieu-cong-nghe-moi/

Câu 5: Vì sao tôi nên sử dụng phần mềm tạo báo cáo sàn phẳng của LPC ?

Miễn phí 100%: Phần mềm báo cáo sàn phẳng là phần mềm hoàn toàn miễn phí cho phép người tạo nhiều báo cáo mà không mất một chi phí nào. 

Tối ưu chi phí: Dễ dàng so sánh chi phí, ước tính được vật liệu cần thiết cho công trình, từ đó có thể tiết kiệm chi phí khi xây dựng sàn phẳng.

Tiết kiệm thời gian: Chỉ cần vài giây, bạn sẽ có ngay các thông số từ hàm lượng thép, bê tông, cốt pha… cũng như ước tính chi phí xây dựng sàn phẳng. 

Giao diện dễ sử dụng: Từ thao tác đăng ký tài khoản đến việc tạo báo cáo chỉ cần vài bước đơn giản, người dùng sẽ nhận ngay một báo cáo sàn phẳng chuyên nghiệp.

Nhanh chóng, tiện lợi: Phần mềm được sử dụng trên mọi nền tảng, người dùng có thể truy cập phần mềm tạo báo cáo sàn phẳng mọi lúc mọi nơi.

Hỗ trợ 24/7: Đội ngũ kỹ thuật luôn giải đáp các thắc mắc, hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng phần mềm.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào mà chúng tôi chưa giải quyết ở đây hoặc nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về sàn phẳng Ubot.

Sàn nhẹ Ubot: https://lpc.vn/so-sanh-san-nhe-ubot-va-san-be-tong-cot-thep-truyen-thong/

—— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Tiktok: Lam Pham Construction

Top 3 lợi ích khi ứng dụng giải pháp sàn phẳng Ubot cho nhà biệt thự

Sàn phẳng Ubot không còn là cái tên quá lạ với các Chủ Đầu tư, Kiến trúc sư, các đơn vị TVTK,.. Ứng dụng của giải pháp sàn phẳng Ubot đã được chứng minh trong việc ứng dụng thành công hơn 1000 Dự án trên toàn quốc. Bên cạnh công trình thương mại, nhà dân dụng thì Biệt thự cũng là hạng mục công trình thường được CĐT lựa chọn giải pháp sàn phẳng Ubot.

Công trình biệt thự là một loại hình nhà ở nhưng được xây dựng trên một không gian đất rộng rãi, độc lập, có khuôn viên sân vườn, có tường rào bao quanh.

Sàn phẳng Ubot – bước tiến mới trong vật liệu xây dựng

Với sự gia tăng tất yếu của các cuộc khủng hoảng nhà ở và biến đổi khí hậu toàn cầu, việc giảm mức tiêu thụ năng lượng và lựa chọn vật liệu xây dựng một cách khôn ngoan là điều cần thiết hơn bao giờ hết.

Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường là loại vật liệu không gây hại cho môi trường, dù là trong quá trình sản xuất, sử dụng hay thải bỏ và có thể dễ dàng tái chế. Các loại vật liệu như bê tông, xi măng, gạch đá,… vốn đã không còn xa lạ khi nhắc đến vấn đề xây dựng, thi công. Tuy nhiên, việc sử dụng các vật liệu truyền thống đến nay đã lộ rõ những hạn chế. Từ chi phí xây dựng đến các vấn đề môi trường. 

Sàn phẳng Ubot ra đời là bước tiến vượt trội của ngành xây dựng nhằm giải quyết các bất cập đang còn tồn đọng từ lâu.

Sàn phẳng Ubot là một trong những vật liệu xanh đầu tiên tại Việt Nam

Sàn phẳng Ubot là một trong những vật liệu xanh đầu tiên tại Việt Nam

Vật liệu xây dựng truyền thống và những bất cập còn tồn đọng

Các vật liệu xây dựng truyền thống đã tồn tại hàng ngàn năm nay, sống mãi cùng với những công trình thế kỷ dường như đã bắt đầu lạc nhịp với các tiêu chuẩn xây dựng xanh hiện nay. Việc liên tục khai thác tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của trái đất. Nếu tiếp tục áp dụng các phương thức xây dựng truyền thống, không chỉ tiêu tốn rất nhiều chi phí về tiền bạc, nhân công và thời gian mà còn làm tổn hại đến môi trường sống của chính chúng ta.

Ubot-kiểm soát âm thanh: https://lpc.vn/kiem-soat-am-thanh-van-de-thiet-yeu-dang-duoc-quan-tam/

Nắm bắt thị trường, năm 2012 LPC đã chính thức nhận chuyển giao giải pháp công nghệ từ tập đoàn Daliform Group (Italia) để nghiên cứu và phát triển giải pháp sàn phẳng UBOT. Giải pháp sàn phẳng UBOT được biết tới là sản phẩm hộp đình hình tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene. Sản phẩm mang tới nhiều ưu điểm vượt trội cho công trình là giải pháp vượt nhịp lớn hàng đầu tại Việt Nam, tạo độ thông thoáng cho công trình, đẹp mắt về kiến trúc và dễ dàng bố trí công năng sử dụng.

Sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot – công nghệ xây dựng mới thay thế vật liệu truyền thống

Xem thêm: https://lpc.vn/vi-sao-san-phang-ubot-co-suc-chiu-tai-tot-den-vay/

Vì sao sàn phẳng UBOT lại được ứng dụng hiệu quả cho nhà biệt thự? 

Được biết tới là VLXD được sử dụng linh hoạt ở nhiều loại công trình khác nhau như nhà xưởng, chung cư, kho bãi, nhà dân, nhà biệt thự…Việc sử dụng sàn phẳng UBOT cho công trình biệt thự mang đến nhiều lợi ích vượt trội không chỉ cho CĐT mà còn tạo ra các giá trị tốt đẹp đối với cộng đồng. 

  • Kiến trúc thông thoáng, linh hoạt

Đối với các công trình Biệt thự, thì kiến trúc và thẩm mỹ là một yếu tố vô cùng quan trọng mà các Chủ Đầu tư và các Kiến trúc sư quan tâm, làm sao vừa toát nên tính độc bản của Chủ nhà, vừa tạo nên sự sang trọng và đẳng cấp trong công trình. Chủ nhà thường đầu tư khá nhiều chi phí vào phần kiến trúc của các công trình biệt thự để tạo nên chất riêng của cá nhân mình.

Không gian thông thoáng

Sàn phẳng Ubot cho phép công trình vượt nhịp lên tới 20m, không cần bố trí quá nhiều cột trong nhà do vậy tạo nên không gian kiến trúc vô cùng thông thoáng, giúp Chủ nhà thoả sức sáng tạo không gian kiến trúc và nội thất ngôi nhà của mình.

Giảm tải trọng

Việc loại bỏ phần dầm trong sàn cũng phần nào giúp Chủ nhà hạn chế tối đa có yếu tố phong thuỷ trong ngôi nhà của mình. Không những vậy, việc bố trí cột linh hoạt của sàn phẳng không dầm không làm hạn chế các yếu tố kiến trúc phức tạp, nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn cho công trình khi đưa vào sử dụng.

Xem thêm: https://lpc.vn/kinh-nghiem-nhan-biet-hop-ubot-cua-lam-pham-construction/

  • Tiết kiệm chi phí

So với sàn truyền thống khi xây dựng biệt thự, sàn phẳng UBOT được đánh giá tối ưu chi phí hiệu quả mà vẫn đảm bảo được chất lượng của công trình. Việc sử dụng sản phẩm này sẽ giúp các công trình giảm từ 10% – 20% tổng chi phí thi công sàn. Bên cạnh đó, cũng giúp tối ưu hóa nhân công cần sử dụng, tiết kiệm ngân sách cho chủ thầu. Đặc biệt, do sàn phẳng nên việc thi công cơ điện dễ dàng và nhanh hơn. Giảm toàn bộ phần cút, chếch của hệ thống kỹ thuật.

Đặc biệt khi sử dụng sàn phẳng UBOT cho sàn còn giúp giảm nguy cơ cháy nổ cao, bởi các hộp tạo ra những lỗ thoát hơi giúp cho sàn thông thoáng không bị bí khí và dễ nổ như sàn bê tông, giảm tải trọng dao động khi xảy ra động đất.

Xem thêm: https://lpc.vn/quy-trinh-thi-cong-san-phang-khong-dam-ubot/

  • Vật liệu thân thiện với môi trường

UBOT đã được kiểm định và chứng nhận về chất lượng cho thành phần là nhựa tái chế an toàn khi sử dụng. Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể.

Sàn phẳng Ubot cũng đã đóng góp không nhỏ vào thành công của các Dự án – Công trình xanh của đất nước, điển hình như Dự án Nhà ở Ecohome Phúc Lợi – Dự án đạt giải thưởng Transformation Business Awards 2018 cho hạng mục “Công trình xanh”. Hiện nay dự án đã được đi vào sử dụng và mang lại nhiều tiện ích cho cư dân tại nơi đây.

Ubot – giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường

Trong 13 năm ứng dụng giải pháp sàn phẳng Ubot với các Dự án Biệt thự, Sàn phẳng Ubot đã thành công với nhiều Dự án với Quy mô khác nhau bao gồm Biệt thự song lập, Biệt thự liền kề hay Biệt thự dân dụng… Có thể kể đến các Dự án như: Khu biệt thự đồi Monaco – Hạ Long với tổng diện tích 48.4 ha; Dự án Biệt thự Ocean Anh Nguyễn – Nha Trang; hay Dự án Biệt thự nhà Mrs Hiếu. Quảng Bình;… và rất nhiều các dự án khác.

Xem thêm: https://lpc.vn/top-10-vat-lieu-cach-am-hieu-qua-nam-2022/

Dự án Monaco – Hạ Long

Hiện nay, vẫn còn các công trình áp dụng cách thức xây dựng truyền thống, vật liệu sử dụng có thể không được đảm bảo và gây tác động xấu đến sức khỏe người dùng cũng như môi trường xung quanh. Không những thế, các vật liệu xây dựng truyền thống được khai thác từ thiên nhiên sẽ ngày một cạn kiệt. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái. Vậy nên, các giải pháp công nghệ xây dựng như sàn phẳng Ubot vẫn luôn được đánh giá cao về độ an toàn, không độc hại với cơ thể con người, giúp hạn chế ô nhiễm, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc ứng dụng các công nghệ xây dựng mới trong thi công. LPC tin rằng ngành xây dựng Việt Nam sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp và tạo ra nhiều giá trị bền vững trong tương lai.

—— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Tiktok: Lam Pham Construction

Sàn nhẹ UBOT – Sàn vượt nhịp lớn: Giải pháp cho các công trình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Sàn nhẹ UBOT là gì? 

Sàn nhẹ UBOT hay sàn vượt nhịp lớn được coi là giải pháp công nghệ sàn  phẳng không dầm vượt nhịp lớn không chỉ giúp chủ đầu tư tư kiệm chi phí xây dựng mà còn tạo được không gian kiến trúc thông thoáng và linh hoạt, tiết kiệm được thời gian thi công và chi phí của công trình. 

Sàn nhẹ UBOT được Tập đoàn Daliform Group (Italia) chuyển giao công nghệ cho Công ty TNHH xây dựng Lâm phạm nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện giải pháp. 

Cấu tạo của Hộp UBOT tạo ra sàn nhẹ UBOT

UBOT là sản phẩm cốt pha được làm bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Hộp UBOT có cấu tạo đặc biệt được thiết kế gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, các hộp được cố định với nhau bằng thanh nối liên kết tạo thành 1 hệ thống dầm chứ I vuông góc và vững trãi để đỗ lớp bê tông ở trên và dưới hệ thống hộp UBOT. 

Biết thêm thông tin về giải pháp sàn hộp UBOT: https://lpc.vn/giai-phap-cong-nghe/san-phang-ubot/

Vì sao Sàn nhẹ UBOT được xem là giải pháp tối ưu cho các công trình nhà ở xã hội và nhà ở công nhân? 

Nhà ở xã hội hay nhà ở công nhận được biết đến là loại hình nhà với mục đích đưa cơ hội sở hữu căn hộ với mức giá thấp hơn cho những đối tượng nằm trong chính sách, đặc biệt với những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. 

Chính vì thế, khi sử dụng sàn hộp UBOT có thể đáp ứng có tiêu chí của chủ đầu tư đưa ra. 

Dự án Sàn nhẹ UBOT
  • Đối với chi phí thi công có thể giảm tới 20% tổng chi phí cho cả công trình khi chủ đầu tư sử dụng sàn UBOT thay thế cho sàn truyền thông. Bởi lượng bê tông dầm cột được tiết kiệm, chi phí cơ điên và chi phí quản lý dự án cũng được tối ưu. 
  • Không chỉ giảm được chi phí thi công để giảm giá thành bán ra thành phẩm, nhà xã hội khi sử dụng sàn UBOT có thể vượt nhịp lên tới 20m giúp mở rộng diện thích và sự thông thoáng trong kiến trúc của ngôi nhà. 
  • Sàn cũng tối ưu được thời gian thi công, nhanh gọn không mất thời gian lắp ghép thép và cốt pha cho sàn 
Sàn nhẹ UBOT là sản phẩm được chuyển giao từ Tập đoàn của Ý, sản phẩm thân thiện với môi trường


Sàn nhẹ UBOT có khả năng cách âm cách nhiệt tốt bởi hộp UBOT tạo ra sàn rỗng dày hơn so với sàn truyền thống nên cứng hơn và giảm rung. Nhờ có phần rỗng đóng vai trò đệm không khí nên tăng khả năng cách âm giữa các tầng. Đối với tầng mái, phần rỗng giúp tăng khả năng cách nhiệt

Việc loại bỏ đi phần bê tông không làm việc của sàn giúp giảm đáng kể khối lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả về chịu lực và bền vững. Giảm tải trọng xuống móng, giảm chi phí đào đất.

Dự án Ecohome Phúc Lợi sử dụng sàn nhẹ UBOT

Sàn hộp Ubot giúp giảm tải trọng lên cột và móng. Có thể giảm tiết diện cột. Nhờ giảm chiều dày so với hệ sàn dầm truyền thống nên khi cùng một chiều cao. công trình có khả năng tăng thêm tầng khai thác.

Giảm tải trọng bản thân công trình là bước đầu tiên và quan trọng để thực hiện một giải pháp kết cấu hiệu quả về khả năng kháng chấn

Có thể thấy, rất nhiều công trình nhà ở xã hội như Smart City, hay Ecohome Phúc Lợi… đã sử dụng sàn phẳng UBOT cho các công trình nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân giúp giải quyết được khó khăn chỗ ở cho người công nhân và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. 

Sàn phẳng UBOT được sử dụng linh hoạt cho nhiều loại hình nhà ở từ chung cư xã hội, biệt thự liền kề, các công trình thương mại, nhà dân… đều mang lại hiệu quá lớn về mặt kinh tế cho việc xây dựng và thẩm mỹ cho công trình. 

Thông tin LPC: https://lpc.vn/

Liên hệ Hotline LPC để được tư vấn: 0888.11.7373- 0911.29.9696

 Facebook: Lam Pham Construction

Lịch sử hình thành hộp Ubot: Có thể bạn chưa biết

Dân xây dựng chắc cũng không còn xa lạ với sản phẩm sàn phẳng Ubot (Sàn phẳng không dầm hộp tạo rỗng). Nhưng bạn đã biết lịch sử hình thành hộp Ubot chưa? Hãy cùng LPC tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

Hộp Ubot là gì?

Lịch sử hình thành hộp Ubot

Khái niệm

Giải pháp sàn nhẹ Ubot là giải pháp sàn nhẹ hai phương toàn khối sử dụng các hộp nhựa định hình tạo rỗng Ubot để tạo rỗng cho sàn, các hộp này xếp song song với nhau tạo thành các hệ dầm chìm chữ I đan xen theo hai phương vuông góc.

Hộp Ubot có cấu tạo đặc biệt với 4 chân hình côn, giữa các hộp được liên kết với nhau theo 2 phương vuông góc bởi các thanh nối. Có 2 dạng là hộp đơn và hộp đôi. Thép sàn Ubot có cấu tạo gồm: Một lớp thép dưới, và ở giữa các khoang hở là các thép gia cường.

Thép gia cường được lắp đặt theo thiết kế, phụ thuộc vào đặc điểm của từng công trình. Việc hộp Ubot vào thùng bê tông không làm việc làm giảm trọng lượng của sàn, cho phép sàn vượt nhịp lớn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng.

Ưu điểm

  • Kết cấu nhẹ
  • Tiết kiệm bê tông, cốt pha và thép
  • Sàn phẳng rỗng
  • Sàn truyền lực hai phương

Lịch sử hình thành hộp Ubot

Quê hương của giải pháp sàn phẳng Uboot Beton là đất nước Italia. Đây là sản phẩm được các chuyên gia của tập đoàn Daliform, một tập đoàn chuyên về đổi mới, cải thiện các giải pháp xây dựng, nghiên cứu, thiết kế và đưa ra thị trường. 

Tên gọi đầu tiên của sản phẩm này là Uboot Beton và trở thành một giải pháp công nghệ mới trong thi công xây dựng.

Tháng 6 năm 2012, giải pháp sàn phẳng Uboot Beton đã được chuyển giao về Việt Nam bởi công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (gọi tắt là LPC), một công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài với hơn 10 năm hình thành và phát triển.

Khi về Việt Nam, sản phẩm đã được LPC nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng và phát triển trong thi công xây dựng và nhận được nhiều sự ủng hộ của các chủ đầu tư trong và ngoài nước.

Tháng 8 năm 2015, hộp nhựa U – Boot đã nhận được kết quả thử nghiệm những tính chất của sản phẩm và đã công nhận đặt chuẩn với mức quy định của EU Direetive.

Đến năm 2016, Uboot Beton được đổi tên thành Ubot hay hộp định hình tạo rỗng Ubot giúp dễ nhớ, dễ đọc với nhiều tính năng ưu việt.

Cùng thời điểm đó, có hơn 7 dự án ứng dụng giải pháp sàn phẳng nhẹ Ubot đã được thi công. Công trình đầu tiên tại Việt Nam được triển khai ứng dụng hộp định hình tạo rỗng Ubot là chung cư Vicostone với diện tích lên đến 33000m2.

Thàng 6 năm 2017, Ubot được Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữa Trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 23977.

Từ năm 2012 đến nay, với hơn 10 năm có mặt trên thị trường, đồng hành cùng với các chử đầu tư, LPC với giải pháp sàn phẳng nhẹ Ubot đã hoàn thành hàng ngàn công trình phục vụ cho hàng ngàn khách hàng.

LPC với sứ mệnh của mình đã không ngừng nghiên cứu, cải tiên và phát triển sản phẩm. Chúng tôi đã triển khai ứng dụng giải pháp Ubot trên các tỉnh thành trên cả nước và nước ngoài với hàng tram công trình lớn nhỏ khác nhau với các địa hình đa dạng: chung cư cao tầng, bệnh viện, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, biệt thự,…

Sự phát triển rộng rãi của Ubot

Trong những năm gần đây, Ubot– giải pháp xây dựng xanh và hiện đại, đã được các doanh nghiệp xây dựng cũng như chủ thầu ở mọi quy mô trên thế giới ưa chuộng. Theo một khảo sát gần đây nhất từ Liên đoàn xây dựng, đến năm 2022, 73% doanh nghiệp xây dựng thế giới sẽ chuyển sang sử dụng giải pháp sàn hôp Ubot hoàn toàn. 

Sàn hộp Ubot với những đặc tính ưu việt đã chiếm vị trí quan trọng trong thị trường xây dựng trong cũng như ngoài nước và đạt được những công nhận nhất định:

  • Ubot trở thành sản phẩm đại diện cho các công trình xanh: ECO home, nhà ở xã hội Cát Tường ECO, Recreation center,…
  • Ubot tạo xu hướng mới cho giải pháp sàn phẳng, đi đầu trong công cuộc chuyển giao công nghệ mới về Việt Nam.
  • Ubot trở thành lựa chọn hàng đầu cho những thiết kê xây dựng có tính thẩm mỹ cao mà tiết kiệm và thân thiện với môi trường
  • Ubot tự hào đồng hành cùng những đối tác lớn: Hòa Bình Greencity, Capital house,…

Xem thêm: Các dự án tại Việt Nam và nước ngoài

Chung cư Ecohome Phúc Lợi

Hộp Ubot LPC – Độc quyền tại Việt Nam

Từ 2012, LPC được chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Daliform Group (Italia) và tiếp phát triển, hoàn thiện giải pháp. Được triển khai ở hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước, đến nay, UBOT Beton là giải pháp sàn phẳng vượt nhịp lớn hàng đầu Việt Nam.

Sau hơn 10 năm phát triển và cải thiện không ngừng, liên tục thay đổi để đạt tới sự hoàn hảo (Thay đổi vị trí con kê so le nhau; Cải tiến thành hộp Ubot 5 chân; Thiết kế nắp dưới cho hộp Ubot chống hao hụt bê tông,…). Hộp được làm từ nhựa tái chế polypropylene, kích thước hộp 52x52cm; Chiều cao: 9, 13, 16, 17, 20, 24, 28 cm; Chân hộp: Có 4 chân côn 4 góc và 1 chân côn giữa hộp, có chiều cao biến thiên từ 5 – 10 cm. Ngoài ra còn thanh nối liên kết giữa các hộp và nắp hộp giúp kiểm soát lượng bê tông tràn vào hộp.

Lịch sử hình thành hộp Ubot

Để đảm bảo yêu cầu xuất xưởng, UBOT của LPC phải đảm bảo các chứng chỉ:

  • Chứng chỉ cường độ chịu lửa REI 180 cho UBOT cấp bởi viện CSI Bollate (MI). Chứng chỉ thử tải thí nghiệm với UBOT cấp bởi University of Darmstadt.
  • Kết quả thí nghiệm khả năng chịu lực của hộp UBOT thực hiện bởi viện Khoa học Công nghệ và Đầu tư & Xây dựng (IBST) theo tiêu chuẩn TCVN 9344:2012.
  • Kết quả thử tải sàn bê tông được thực hiện bởi Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng IBST.
  • Thí nghiệm cách âm theo tiêu chuẩn UNI EN ISO 140-6 về kiểm tra độ cách âm trong nhà và các bộ phận khác của nhà. Chứng chỉ thí nghiệm về độ cách âm tiếng ồn do giao thông cấp bởi Instituto Giordano di Gatteo (FC).
  • Thí nghiệm cách âm theo tiêu chuẩn UNI EN ISO 140-3 về kiểm tra độ cách âm trong nhà. Chứng chỉ thí nghiệm về độ cách âm tiếng ồn truyền trong không khí cấp bởi Instituto Giordano di Gatteo (FC).
  • Chứng chỉ hệ thống theo ISO 9001 – ISO 140001 – SA Standard 8000.
  • Chứng chỉ thí nghiệm thử tải phá hoại bởi University of Padua.
  • Chứng chỉ đảm bảo chất lượng môi trường (CCA) – Thành viên của Hiệp hội Nhà xanh Counc Italia.
  • Chứng nhận sản phẩm không độc hại của Trung tâm chứng nhận phù hợp (Quacert Vietnam) số 1620/15/PTN-QC.
  • Kết quả thí nghiệm thử tải sàn Ubot thực hiện bởi viện khoa học Công nghệ, Đầu tư & Xây dựng (IBST). Theo TCVN 2737, TCVN 9344, TCVN 373, TCVN 5574.

Tới nay, Giải pháp sàn phẳng Ubot đã đóng góp những thành quả không nhỏ trong việc phát triển công trình xanh. Sàn phẳng Ubot tự hào là một trong những yếu tố quan trọng góp phần để Dự án Ecohome Phúc lợi đạt giải thưởng “Transformational Business Awards 2018”. ở hạng mục: Công trình xanh vì những đóng góp quan trọng vào sự thay đổi tích cực và phát triển bền vững cho môi trường, đồng thời kiến tạo cuộc sống xanh cho cộng đồng.

Với bề dày kinh nghiệm, năng lực và chuyên môn cao, LPC luôn là lựa chọn hàng đầu từ tư vấn, thiết kế kiến trúc, kết cấu, thi công những công trình sàn hộp UBOT cho tất cả các công trình trên khắp cả nước và quốc tế.