Sàn vượt nhịp và kinh nghiệm thi công sàn phẳng không dầm 2024

Sàn vượt nhịp hay sàn phẳng không dầm là giải pháp vật liệu xây dựng không còn mới và được nhiều CDT quan tâm hiện nay. Với khả năng vượt nhịp, chịu tải trọng tố cũng như đảm bảo tất cả yêu cầu về yếu tố kỹ thuật trong xây dựng, sàn vượt nhịp đã được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều các công trình với quy mô lớn – nhỏ khác nhau.

Là đơn vị đầu tiên đưa giải pháp Sàn phẳng không dầm về Việt Nam và có 13 năm kinh nghiệm trong thiết kế, cung cấp và chuyển giao. LPC nắm rõ những đặc điểm cấu tạo nổi bật và kinh nghiệm thi công sàn phẳng không dầm dạt hiệu quả tối ưu nhất. Cùng LPC tìm hiểu trong bài viết này nhé!

Sàn vượt nhịp là gì?

sàn vượt nhịp lớn Ubot

Sàn vượt nhịp hay sàn vượt nhịp lớn là sàn bê tông cốt thép có khả năng vượt nhịp từ 7m đến 20m giúp loại bỏ những phần cột giữa tạo không gian thông thoáng – thẩm mỹ tốt và dễ dàng hơn cho CDT trong việc bố trí và tối ưu công năng sử dụng. Sàn vượt nhịp thường được làm rỗng phần bê trong bê tông bằng các loại vật liệu như Hộp nhựa Ubot, Xốp, Bóng,… giúp loại bỏ phần bê tông không làm việc, giúp giảm tải trọng sàn – giảm lượng bê tông sử dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn kết cấu công trình

Thời nhiều năm gần đây, sàn vượt nhịp được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng vì những tính năng nổi bật đặc biệt là khả năng vượt nhịp giúp tối ưu không gian. Sàn vượt nhịp cũng được ứng dụng trong nhiều loại công trình khác nhau: Nhà dân dụng, Nhà cao tầng, Công trình xây dựng công nghiệp, Nhà xưởng, Trung tâm thương mại, Trường hợp hay Bệnh viện… đều có thể sử dụng sàn vượt nhịp

Trên thị trường xây dựng hiện nay có nhiều loại sàn vượt nhịp khác nhau: sàn phẳng, sàn nấm, sàn bóng, sàn dự ứng lực,… Mỗi lại sàn được cấu tạo và ứng dụng khác nhau phụ thuộc và kiến trúc và kết cấu của công trình

Các loại sàn vượt nhịp phổ biến hiện nay

Sàn vượt nhịp dùng hộp nhựa Ubot

Sàn vượt nhịp dùng hộp nhựa Ubot là công nghệ từ Châu Âu. Là các hộp được cấu tạo nhựa tái chế từ nhựa Polypropylene, có 5 chân nằm giữa 2 lớp sàn bê tông. Sàn hộp Ubot giúp làm rỗng sàn và giảm trọng lượng sàn, tăng chiều cao thông thủy. Cùng với đó là các ưu điểm nổi bật về khả năng cách âm – cách nhiệt hiệu quả

Sàn phẳng không dầm cho nhà phố
Sàn vượt nhịp Ubot

Ưu điểm của Sàn hộp Ubot

  • Trọng lượng nhẹ: Thiết kế rỗng giúp giảm trọng lượng của sàn, dễ dàng trong vận chuyển và lắp đặt.
  • Cách âm và cách nhiệt: Hộp nhựa tái chế giúp cải thiện khả năng cách âm và cách nhiệt cho công trình.
  • Thi công nhanh: Quá trình thi công trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn nhờ sử dụng các hộp nhựa dễ lắp đặt.
  • Tăng chiều cao thông thủy: Sàn hộp Ubot giúp tối ưu hóa không gian, tăng chiều cao thông thủy của các tầng.

Sàn vượt nhịp Dự ứng lực

sàn dự ứng lực
Sàn Dự ứng lực

Sàn vượt nhịp dự ứng lực là một loại sàn bê tông cốt thép được thiết kế đặc biệt để vượt qua các khoảng cách lớn mà không cần nhiều cột đỡ. Kết cấu này sử dụng cáp dự ứng lục đặt vào sàn và thực hiện quá trình kéo và thả tại các đầu neo tạo nên các lực ngược hướng lên trên, cân bằng với tải trọng sàn.

Sàn có thể chịu được các lực tác động lớn và vượt nhịp dài hơn so với sàn thông thường. Sàn Dự ứng lực thường được áp dụng trong các công trình lớn cần không gian rộng rãi không có cột và yêu cầu khả năng chịu lực cao

>> Tìm hiểu thêm: Sàn Dự án ứng kết hợp với sàn phẳng Ubot

Sàn nấm (Flat Slab)

Sàn nấm kết hợp với sàn vượt nhịp Ubot

Sàn Flat Slab là một kiểu kết cấu sàn phẳng không dầm, trong đó tấm bê tông cốt thép được đặt trực tiếp lên cột và tường. Để tăng cường khả năng chịu lực cắt và độ cứng cho hệ thống sàn, Flat Slab thường sử dụng mũ cột (column head), một bản dày được đặt ở vị trí cột và tường.

Mũ cột có chức năng tương tự như dầm chữ T tại vị trí gối đỡ, giúp phân bố tải trọng từ sàn xuống cột một cách hiệu quả hơn, giảm tải trọng cục bộ và tăng khả năng chịu lực cắt của sàn.

Tuy nhiên, Sàn nấm có giới hạn về nhịp đối với sàn bê tông thông thường nhịp tối đa khoảng 9.5m và khi kết hợp cùng sàn dự án ứng lực thì có thể đạt đến 12m

Sàn phẳng (Flat Plate)

Sàn Flat Plate là một hệ thống chịu lực theo một hoặc hai phương, kê trực tiếp lên cột hoặc tường chịu lực. Đây là dạng kết cấu sàn phổ biến trong các tòa nhà cao tầng hiện đại.

Đặc điểm và ưu điểm

  • Chiều dày không đổi: Đặc điểm nổi bật của sàn Flat Plate là chiều dày không đổi hoặc gần như không đổi. Điều này giúp tạo ra mặt phẳng phía dưới của sàn, đơn giản hóa việc làm cốp pha và thi công.
  • Linh hoạt trong thiết kế: Sàn Flat Plate cho phép dễ dàng tạo vách ngăn, trong nhiều trường hợp không cần đến trần giả.

Sàn Flat Plate phù hợp với nhịp kinh tế và tải trọng từ nhỏ tới trung bình. Tuy nhiên, việc kiểm soát độ võng dài hạn có thể gặp khó khăn. Có thể áp dụng cách tạo độ vồng tường hợp lý (không quá lớn) hoặc sử dụng UST để giải quyết vấn đề độ võng.

Sàn Sườn (Ribbed Slab) và Sàn Ô Cờ (Waffle Slab)

Sàn vượt nhịp sàn ô cờ

Sàn sườn bao gồm nhiều sườn được bố trí ở các vị trí cố định với khoảng cách đều nhau giữa các sườn và thường được đỡ trực tiếp bởi cột. Các sườn có thể bố trí theo một phương (ribbed slab) hoặc theo hai phương (waffle slab). Ưu điểm của sàn sườn và sàn ô cờ là chịu tải trọng lớn, tiết kiệm nguyên vật liệu và khả năng linh hoạt. Tuy nhiên việc thi công giải pháp này còn khá phức tạp.

Đặc điểm và thông số kỹ thuật

  • Chiều dày sàn: Từ 75-125mm.
  • Chiều dày sườn: Tối thiểu 125mm đối với sườn làm việc nhiều nhịp và yêu cầu khả năng chống lửa trong 2 giờ.
  • Chiều rộng sườn: Từ 125-200mm.
  • Khoảng cách giữa các sườn: Từ 600-1500mm.
  • Tổng chiều dày sàn: Thường từ 300-600mm.
  • Nhịp sàn: Lên tới 15m đối với sàn bê tông cốt thép, có thể lớn hơn nếu sử dụng cáp dự ứng lực (UST).

Cấu tạo sàn vượt nhịp Ubot

Hiện nay, sàn vượt nhịp hầu như đều sử dụng phương án kết cấu sàn phẳng không dầm. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho các công trình vượt nhịp vì ngoài yếu tố công nghệ giúp bỏ cột, sàn phẳng có chiều dày mỏng và khả năng thay đổi công năng vị trí tường xây linh hoạt.

Các phương án bố trí kết cấu cho sàn phẳng vượt nhịp

Sàn phẳng hộp rỗng

  • Sàn phẳng không có dầm chịu lực: Gồm các dải sàn qua đầu cột và dải sàn ở giữa nhịp, ngăn cách bằng các khoảng L/4 và L/2 nhịp.
  • Đầu cột: Để đảm bảo khả năng kháng thủng, làm sàn đặc và có nấm hạ xuống (chiều dày lớn hơn chiều dày sàn ở giữa).

Bố trí thép cho sàn vượt nhịp hộp nhựa

  • Lớp thép dưới chịu lực.
  • Lớp gia cường thép dưới: Đặt tại vùng mô men lớn.
  • Hộp nhựa bóng nhựa hoặc xốp: Đặt lên trên có khoảng bảo vệ > 2cm với thép dưới.
  • Lớp thép trên chịu co ngót nhiệt.
  • Lớp thép trên mô men âm: Tập trung phạm vi L/3 mỗi bên quanh mũ cột.
  • Thép gia cường góc lỗ mở.
  • Thép dầm chìm gia cường cầu thang.

Phương án này không chỉ đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả cho các công trình vượt nhịp lớn mà còn tối ưu về mặt công nghệ và thi công.

Kinh nghiệm thi công sàn vượt nhịp lớn

công tác bê tông trong sàn phẳng không dầm

Độ phức tạp của thi công sàn vượt nhịp còn phụ thuộc nhiều vào giải pháp vật liệu mà CDT lựa chọn. Thông thường hiện nay, với giải pháp Sàn phẳng sử dụng Hộp nhựa Ubot thì phổ biến hơn do phù hợp với tối đa các loại công trình và việc thi công trở nên dễ dàng khi nhân công tại hiện trường đều có thể triển khi thi công theo hướng dẫn chuyển giao của kỹ sư hiện trường.

Với các giải pháp phức tạp hơn như Sàn dự ứng lực hay Sàn ô cờ, cần có đội ngũ thi công có kinh nghiệm để triển khai và chi phí thi công cũng tăng lên đáng kể.

Khi thi công sàn vượt nhịp cần đảm bảo các giai đoạn và các bước thi công theo đúng thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật của kỹ sư hướng dẫn hiện trường.

Khi tính toán sàn vượt nhịp, cần xem xét kỹ một số vấn đề trọng điểm sau:

  • Lưới cột: Chỉ nên từ 8-20m vì ngoài tầm đó kết cấu bê tông không còn làm việc đàn hồi.
  • Lựa chọn sàn công nghệ phù hợp.
  • Kiểm tra độ võng sàn: Đảm bảo sau này không ảnh hưởng tới các vật liệu hoàn thiện.
  • Kiểm tra chọc thủng sàn: Cần thiết phải hạ nấm đầu cột xuống để đảm bảo an toàn.
  • Kiểm tra các dầm biên và cột: Đặc biệt chú ý đến các cột biên có mô men không cân bằng và dầm biên bị xoắn nhiều. Cần tăng độ cứng của dầm biên khi cần thiết.

Tìm hiểu thêm: Những lưu ý khi tính toán sàn phẳng không dầm

Báo giá sàn vượt nhịp Ubot mới nhất

Nguyên lý bình thông nhau của Hộp Ubot

Tùy vào giải pháp vật liệu – kiến trúc mà CDT lựa chọn thì giá sàn vượt nhịp cũng có mức giá tương đương. Trên thực tế ứng dụng, giải pháp tiết kiệm chi phí và vẫn đảm bảo được hiệu quả kết cấu công trình là Hộp nhựa Ubot – Sàn phẳng Ubot. Rất nhiều công trình đã ứng dụng Sàn Ubot và giảm thiểu được chi phí vật liệu, chi phí nhân công, thời gian thi công và đạt được tối ưu các ưu điểm về vượt nhịp, khả năng chịu tải và cách âm – cách nhiệt

LPC (Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm) là đơn vị đầu tiên chuyển giao giải pháp Sàn phẳng không dầm tại Việt Nam. Với 13 năm kinh nghiệm trong việc Quản lý dự án – Giám sát hiện trường – Cải tiến và chuyển giao công nghệ, đã có hơn 1600 Dự án sử dụng sàn phẳng Ubot trên cả nước trong đó bao gồm rất nhiều các công trình công nghiệp lớn như trường học, TTTM, Nhà xưởng,… và đặc biệt dự án Nhà ở Xã hội cũng sử dụng giải pháp này

Căn cứ vào nhu cầu, kiến trúc và kết cấu của từng Công trình, các kỹ sư của LPC sẽ lên phương án sơ bộ, tư vấn và báo giá chi tiết cho Chủ đầu tư khi sử dụng các dịch vụ tại LPC. Bên cạnh đó với kinh nghiệm thiết kế – thẩm tra hồ sơ, LPC sẽ tư vấn cho khách hàng những ưu – nhược điểm để công trình luôn an toàn và đạt hiệu quả tối ưu

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

CHỐNG CHỌC THỦNG VÀ CHỌC THỦNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Chống chọc thủng giữ vai trò quan trọng trong quá trình thi công các công trình xây dựng khi vừa đảm bảo an toàn kết cấu, tăng tuổi thọ công trình, vừa tiết kiệm chi phí bảo trì – bảo dưỡng. Thiết kế chống chọc thủng trong sàn phẳng không dầm được nhiều kỹ sư quan tâm nhưng không phải ai cũng nắm rõ được khái niệm và phương thức tính toán để giảm thiểu rủi ro của hiện tượng này. Hãy cùng LPC tham khảo hiện tượng chống chọc thủng và cách tính tính trong bài viết dưới đây nhé

Chống chọc thủng và chọc thủng là gì?

Hiện tượng chọc thủng xảy ra khi ứng suất tại các vị trí giao giữa cột và sàn vượt quá khả năng chịu lực của bê tông. Điều này thường xảy ra dưới các điều kiện sau:

  • Tải trọng lớn: Các tải trọng tập trung quá lớn tại các vị trí cột, gây ra ứng suất cao
  • Thiết kế thiếu tính chính xác và hợp lý: Với những thiết kế không đảm bảo thường thiếu các biện pháp gia cố hoặc thiếu chính xác về khả năng chịu lực của sản tại điểm dễ bị chọc thủng
  • Vật liệu xây dựng kém chất lượng: Việc sử dụng các loại vật liệu như bê tông, cốt thép không đạt tiêu chuẩn của đơn vị thiết kế hay không đúng theo hướng dẫn thi công cũng là điều kiện để hiện tượng chọc thủng dễ xảy ra

Chống chọc thủng là một biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong xây dựng, đặc biệt là trong thiết kế sàn phẳng không dầm, nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu tối đa hiện tượng chọc thủng sàn.

Thép chống chọc thủng cho sàn phẳng không dầm

Chống chọc thủng trong sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm hiện nay là giải pháp vật liệu được sử dụng phổ biến cho phần lớn các công trình xây dựng với nhiều quy mô và loại hình khác nhau. Từ nhà dân dụng đến các công trình công nghiệp đều có thể sử dụng giải pháp sàn phẳng không dầm mà vẫn tối ưu không gian – tiết kiệm chi phí.

Sàn phẳng không dầm cho nhà phố

Trong thiết kế sàn phẳng không dầm, thép chống chọc thủng được tính toán và bố trí xung quanh cột trong phạm vi mũ cột. Tại vị trí tiếp xúc với sàn, sẽ xuất hiện lực tập trung và momen uốn tập trung (vuông góc với mặt bằng cấu kiện)

Tính toán chống chọc thủng cho các cấu kiện phẳng được tính toán theo tiêu chuẩn TCVN 5574 : 2018 (thay thế cho TCVN 5574: 2012)

Chống chọc thủng trong cấu kiện phẳng

Tính toán chống chọc thủng trong sàn phẳng không dầm

Về tiêu chuẩn tính toán

Theo tiêu chuẩn TCVN 5574 : 2018, tính toán chọc thủng được tiến hành đối với cấu cấu kiện bê tông cốt thép dạng phẳng (có thể là bản sàn, bản móng) khi có tác dụng của lực cục bộ đặt tập trung – lực tập trung và momen uốn tập trung. Vùng chọc thủng trực tiếp được quy ước trong tiêu chuẩn có dạng tháp vưới góc 45 độ. Tiết diện tính toán thực nhất là tiết diện nằm cách vùng truyền lực lên cấu kiện một khoảng h0/2, vuông góc với trục dọc của nó.

tính toán chống thọc thủng
Mô hình tính toán quy ước

Chính các lực cục bộ này gân nên hiện tượng sàn bị chọc hủng (hay sàn bị cắt), gây nứt sàn theo góc 45 độ mà chúng ta thường thấy

Đọc thêm: Những lưu ý khi tính toán thiết kế sàn phẳng không dầm

Về nguyên tắc kiểm tra chống chọc thủng

Khi kiểm tra chống chọc thủng của bản vẽ thì trước tiên cần kiểm tra trường hợp cấu kiện không được đặt cốt thép ngang, có nghĩa là kiểm tra khả năng chịu cắt của bê tông có đảm bảo hay không, nếu không đủ thì cần bổ sung cốt thép ngang để cùng tham gia chống chọc thủng với bê tông

Mặt bằng bố trí thép chống chọc thủng

Có nhiều phương pháp để chống chọc thủng như:

  • Tăng tiết diện cột
  • Tăng chiều dày mũ cột
  • Tăng mác bê tông sàn
  • Bố trí thép chống chọc thủng

Do vậy, các kỹ sư khi tính toán kết cấu phải cân đối và lựa chọn, kết hợp các phương pháp một cách phù hợp để được kết quả tối ưu nhất, về công năng, không gian và kinh tế.

Thông thường, các kỹ sư sẽ áp dụng phương pháp tăng cường thép ngang đẻ tham gia chịu cắt cùng bê tông. Có thể kết hợp với việc tăng mác bê tông lên. Nếu vẫn không đảm bảo sẽ bổ sung thêm phương án tăng chiều dày mũ cột và tăng tiết diện cột để làm tăng khả năng chống chọc thủng sàn

Tuy nhiên cần lưu ý việc tăng quá nhiều tiết diện chột hay chiều dày sàn sẽ lám ảnh hưởng đến không gian sử dụng và kiến trúc công trình.

Thép chống chọc thủng trong sàn phẳng không dầm được tính toán kiểm tra bằng phần mềm SAFE, giúp các kỹ sư có thể biết được lựa chọc thủng tại từng vị trí là bao nhiêu. Từ đó nhanh chóng tính toán ra được số lượng, khoảng cách thép cần bố trí.

Xem lực chọc thủng trong sàn bằng mô hình SAFE

Đọc thêm: Top 3 phần mềm thiết kế kết cấu trong sàn phẳng không dầm

Thiết kế chống chọc thủng là một yếu tố quan trọng trong thiết kế và thi công sàn phẳng không dầm. Hiểu rõ để tính toán và áp dụng các biện pháp chống chọc thủng hiệu quả sẽ giúp đảm bảo an toàn, tăng độ bền và tuổi thọ cho công trình.

Lựa chọn đơn vị thiết kế kết cấu cấu uy tín và các kinh nghiệm triển khai thiết kế kết cấu và hướng dẫn thi công, giám sát hiện trường giải pháp sẽ là một lợi thế quan trọng giúp CDT có thể yên tâm và tiện kiệm hơn trong quá trình thi công và sử dụng giải pháp.

LPC là đơn vị đầu tiên đưa giải pháp Sàn phẳng Ubot – Uboot Beton về Việt Nam đã mang đến nhiều cải tiến phù hợp nhất với công trình xây dựng tại Việt Nam.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

8 ƯU VIỆT CỦA HỘP UBOT ĐÃ ĐƯA SÀN PHẲNG UBOT LÊN MỘT TẦM CAO MỚI

Hộp Ubot hay Uboot Beton (hay Hộp định hình tạo rỗng cho sàn bê tông – Ubot) là một trong những loại vật liệu xây dựng công nghệ mới được sử dụng phổ biến thay thế cho kết cấu sàn bê tông truyền thống, tạo nên hệ sàn phẳng không dầm ứng dụng cho nhiều loại hình công trình với quy mô lớn nhỏ khác nhau.

8 ưu việt của hộp Ubot

Từ phiên bản đầu tiên là Hộp Uboot 4 chân đến những cải tiến ưu việt mà đến hiện tại, Hộp Ubot đã đưa Sàn phẳng Ubot lên một tầm cao mới. Cùng LPC điểm danh 8 ưu việt được cải tiến của Hộp Ubot suốt 12 năm vừa qua nhé

HỘP UBOT ĐÃ ĐỊNH NGHĨA LẠI NGUYÊN LÝ CỦA GIẢI PHÁP SÀN PHẲNG UBOOT BETON TỪ KHÁI NIỆM “LỰC ĐẨY ARCHIMEDES” SANG “BÌNH THÔNG NHAU”

LPC (Lam Pham Construction) là đơn vị đầu tiên đưa giải pháp Sàn phẳng Ubot – Uboot Beton về Việt Nam từ năm 2012.  Phiên bản đầu tiên của Công nghệ/ Giải pháp được chuyển giao và đào tạo từ Tập đoàn Daliform – Italia là Sàn phẳng Uboot Beton 4 chân không có nắp; Không có chân phụ; Con kê trên hộp là 8mm và nguyên lý là “Lực đẩy Archimedes” để làm rỗng trong lòng hộp.

 Ở  Việt Nam, việc đổ bê tông 2 cấp phối và 2 độ sụt khác nhau trong một sàn gây khó khăn trong quá trình thi công. Cùng với đó nhiều công trình đổ bê tông bằng bơm tĩnh, quá trình đầm bê tông với phương pháp này sẽ dễ gây hiện tượng đẩy nổi hộp, làm cháy thép lớp trên. Hiện tượng đẩy nổi vẫn có thể xảy ra với cả các công trình khi sử dụng bơm cần, nếu không đổ bê tông và đàm đúng cách.

Từ những điều kiện thực tế trên, các kỹ sư LPC đã nhận định rằng: Muốn chống đẩy nổi phải cho thoát hơi, tức phải bỏ nguyên lý Lực đẩy Archimedes để cho khí vào ra tự do như vậy hạn chế hoàn toàn việc đẩy nổi hộp và thép. Định nghĩa mới về nguyên lý cho Sàn phẳng Ubot “BÌNH THÔNG NHAU” ra đời và được sử dụng rộng rãi.

Nguyên lý bình thông nhau của Hộp Ubot

Xem thêm: Giải pháp vật liệu xây dựng Sàn phẳng Ubot

2– HỘP UBOT ĐƯỢC BỔ SUNG CHÂN VOI – CHÂN THỨ 5

Thực tế quá trình thi công giải pháp Sàn phẳng Ubot tại Việt Nam, công nhân không thoải mái trong việc di chuyển trên sàn nếu phải kê ván thao tác, nhưng nếu không đảm bảo việc kê hay thực hiên theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của kỹ sư chuyển giao thì khi di chuyển trên bề mặt hộp Ubot sẽ dễ gây ra hiện tượng nứt hay vỡ hộp. Dẫn đến hộp bị thoát hơi và bê tông có thể tràn vào trong lòng hộp

Với nguyên lý bình thông nhau đã được định nghĩa lại để phù hợp cho các công trình tại Việt nam thì cần có một vị trí thoát khí khi đổ Bê tông để tránh việc tức khí vừa giảm đẩy nổi hộp

Từ đó, ưu điểm thứ 2 của Hộp Ubot được cải tiến chính là bổ sung chân thứ 5 hay còn gọi là “Chân voi” ở vị trí yếu nhất của hộp Ubot là phần giữa hộp. Chân thứ 5 được bổ sung là chân to nhất nằm ở vị trí chính giữa Hộp Ubot và có cấu tạo: Hình côn thủng ở giữa và hai bên vị trí bê tông lớp 1 có lỗ.

  • Chân côn có tác dụng khi xếp các hộp chồng lên nhau giúp dễ dàng vận chuyển bốc dỡ, tiết kiệm chi phí lưu kho, bến bãi.
  • Lỗ giữa để có thể nhìn và kiểm tra lượng bê tông lớp dưới, đảm bảo không bị thiếu bê tông, hạn chế tối đa hiện tượng rỗ mặt bê tông khi thào cốp pha.
  • Hai lỗ hai bên trong phần chân hộp để thoát khí khi bê tông ngập chiều dày lớp dưới và cũng có tác dụng để gài cái Nắp hộp (Trôn) vào giúp không bị rơi ra.

Xem thêm: Thí nghiệm khả năng chịu tải Hộp Ubot

3 -BỔ SUNG NẮP/TRÔN HỘP UBOT ĐỂ CHỐNG TRÀN BÊ TÔNG VÀO LÒNG HỘP

Với nguyên lý từ các phiên bản Ubot trước đây, một bài toán được đặt ra cho LPC cũng như các đơn vị nhà thầu thi công giải pháp sàn phẳng không dầm chính là hiện tượng “HAO HỤT BÊ TÔNG”. Bê tông có thể hao hụt từ 10 – 12% và chui vào trong lòng hộp lên tới 4cm.

Khi hợp tác với các nhà thầu lớn để ứng dụng và triển khai giải pháp Sàn phẳng Ubot như: Hòa Bình; UDIC; Xây dựng Thủ đô; Tập đoàn Vinaconex; TCT 36 BQP;… LPC cũng đã nghiên cứu các giải pháp từ đổ bê tông đuổi, hay đổ bê tông thành 2 lần, tuy nhiên vẫn khó xử lý vì đa số vời thời điểm trước đó các công trình đều sử dụng dùng bơm tĩnh. Nếu công trình nào có bơm cần thì có thể  giảm thiểu hao hụt bê tông hơn nhưng không triệt để được

Từ nguyên lý của Giải pháp sàn phẳng Ubot “Bình thông nhau” tới bài toán cần phải xử lý triệt để hiện tượng hao hụt bê tông, các kỹ sư LPC đã đề xuất đã cải tiến thêm phiên bản NẮP HỘP UBOT hay còn gọi là TRÔN với những ưu điểm đã được chứng minh thực tế

  • Kích thước nắp hộp Ubot là 52x52cm. Với lưới lỗ 10x7mm để cản phần đá và bê tông chui vào trong lòng hộp Ubot.
  • Nắp hộp có 4 lỗ 4 góc xung quanh để dễ dàng gắn vào chân hộp Ubot.
  • Được thiết kế có 8 chốt ngàm giữ vào mép hộp để cố định nắp hộp và hộp Ubot trong quá trình xếp hộp
Nắp hộp Ubot

4 – PHẪU THUẬT GÂN/CON KÊ CỦA HỘP UBOT

Gân/Con kê là một bộ phận của Hộp Ubot, được bố trí trên mặt hộp, nhiệm vụ chính là để kê thép lớp trên, giúp cho thép ko nằm sát mặt hộp, đảm bảo thép được bao bọc hoàn toàn trong bê tông. Ngoài ra còn có nhiện vụ tăng cường độ cứng cho hộp.

Khi chuyển giao công nghệ Sàn phẳng Ubot – Ubot Beton về Việt Nam thì phiên bản đầu tiên của Hộp Ubot có Gân/Con kê của hộp song song thẳng nhau và chỉ cao 8mm. Trong quá trình đổ bê tông thì nhiều vị trí thép bị lệch ra khỏi Gân/Con kê hoặc bị võng xuống nằm ngay sát mặt hộp

Với hiện tượng trên, Gân/Con kê Hộp Ubot đã được LPC “phẫu thuật” mang lại một diện mạo mới sang – xịn và đầy đủ công năng hơn với với phiên bản cũ

  • Tăng chiều cao Gân/Con kê từ 8mm lên 12mm để có võng cũng không sát mặt hộp.
  • Bố trí Gân/Con kê so le nhau trên mặt hộp để thép ko bị ra khỏi con kê.
  • Tăng chiều cao Gân/Con kê từ 8mm lên 12mm để có võng cũng không sát mặt hộp.

Từ những cải tiến mới, Gân/Con kê của Hộp Ubot được tối ưu công năng sử dụng và được các đơn vị tư vấn Giám sát, đơn vị thi công đánh giá cao trong việc ứng dụng thực tế

Gân - Con kê Hộp Ubot

5 – BỔ SUNG CHÂN PHỤ – NHƯNG LÀ CHÂN CHÍNH CHO HỘP ĐÔI

Hộp đôi Ubot là phiên bản đặc biệt của giải pháp Hộp định hình tạo rỗng cho sàn bê tông dành cho các công trình vượt nhịp từ 17m đến 20m sử dụng giải pháp sàn phẳng không dầm.

Với cấu tạo hiện tại của Hộp nhựa chon sàn bê tông thông thường hiện nay (Chiều cao 9cm – 13cm – 16cm – 17cm – 20cm – 24cm – 28cm) thì việc sử dụng sẽ không đảm bảo được kết cấu công trình.

  • Do vậy yêu cầu phải có hộp lớn hơn 28cm, tuy nhiên nếu làm các khuôn quá lớn sẽ khó khăn trong quá trình sản xuất và vận chuyển.
  • Hộp đôi Ubot ra đời là phương pháp ghép 2 hộp đơn thành hộp đôi có chiều cao từ 28cm đến 34cm phù hợp với các công trình yêu cầu nhịp lớn. Vì vậy cần có chân rời để gắn vào mặt trên của hộp đơn tạo thành chân chính Chân phụ được cấu tạo là hình côn và có kích thước dài 6 – 9cm; có 8 cái lỗ nhỏ để gắn vào chốt trên mặt hộp tạo sự cố định
Hộp đôi Ubot

6 –  4 CHÂN CHÍNH CỦA HỘP UBOT CÓ NHIỀU CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG BAO GỒM CẢ LÀM TĂNG VIỆC CHỊU LỬA TRONG HỎA HOẠN

Những vụ hỏa hoạn xảy ra là những rủi ro không mong muốn, tuy nhiên nếu CDT lựa chọn thêm các loại vật liệu xây dựng có thể giảm khả năng chống cháy sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ hỏa hoản  – làm giảm quán trình lan truyền lửa cũng như giúp phần bảo vệ tính mạng và tài sản của gia chủ.

Đây cũng là điều mà nhiều CDT – đơn vị tư vấn thiết kế quan tâm trong thời gian gần đây.

Thực tế khi sử dụng sàn phẳng Ubot sẽ có những ưu điểm liên quan tới PCCC như sau:

  • Sàn Ubot có chiều dày sàn lớn hơn sàn truyền thống. Do vậy, khi xảy ra hỏa hoạn giúp giảm ảnh hưởng của nhiệt độ tới các sàn xung quanh. Giúp tạo điều kiện và thời gian thuận lợi cho việc cứu hộ, cứu nạn hay di tải khỏi đám cháy
  • Chân hộp Ubot ngoài tác dụng làm định vị chiều dày của bê tông lớp tưới từ 5cm – 9cm. Khi xảy ra cháy tại 4 đỉnh chân của hộp Ubot sẽ hóa lỏng trước (Do chiều dày tại các vị trí chân chỉ khoảng 5mm) tạo thành 4 van giảm áp để thoát khí, khí nóng sẽ được xì qua 4 chân van này do đó không gây nổ cục vộ, phá vỡ kết cấu sàn
  • Do sàn phẳng, không có dầm cao, nên khi xảy ra cháy việc thoát khí nóng ra bên ngoài sẽ nhanh chóng, dễ dàng hơn với thiết kế dầm sàn truyền thống

Bên cạnh đó, Chân hình côn để khi đặt hộp lên mặt cốp pha và đổ bê tông thì khi đầm chân hộp sẽ có chiều hướng được đẩy lên trên vài mm do vậy không nhìn thấy chân hộp khi tháo cốp pha sàn.

Rất nhiều công trình, khách hàng sử dụng giải pháp sàn phẳng Ubot nhưng dùng trần thô mộc chứ không cần phải sử dụng đến trần giả hay trần thạch cao

7 – THANH NỐI UBOT CÓ CẤU TẠO ĐẶC BIỆT

Để tránh việc xô lệch, không đều, không thẳng, đẩy nổi hộp, bung liên kết thì THANH NỐI hộp Ubot đã có những cấu tạo đặc biệt để làm tròn nhiệm vụ của mình là KẾT NỐI (liên kết các hộp Ubot lại với nhau)

  • Đầu ngắn của Thanh nối có 2 lỗ hình chữ thập để định vị vào hộp thứ nhất.
  • Đầu dài có 7 lỗ và có các con số 10 12 14 16 18 20 để tạo ra khoảng cách các khe hộp theo tính toán của kỹ sư kết cấu
  • Trên mặt hộp được khoét lõm có 4 gờ hãm chống bung, trượt và 2 chốt hình chữ thập. ️2 lỗ trên thanh nối được xập vào 2 chốt hình chữ thập trên mặt hộp có tác dụng chống xoay và chống bung khi bơm bê tông vào Thanh nối hoặc khi 1 trong 2 hộp có dịch chuyển.

 Với cấu tạo đặc biệt của 2 chốt chữ thập trên mặt hộp và các lỗ chữ thập trên Thanh nối thì luôn giữ được các hộp đảm bảo khoảng cách thiết kế; luôn thẳng hàng và tạo thành hệ lưới hộp vững chắc và ổn định trong quá trình đi lại và thi công.

Thanh nối Hộp Ubot

8 –  HỘP UBOT GÂN GUỐC NHƯ MA TRẬN

Với Hộp nhựa Ubot – Uboot Beton thì gân lồi và lõm đều nhằm mục đích tạo ra hệ xương chịu lực và truyền tải trọng đều lên các chân hộp trong quá trình đi lại và thi công.

Hệ gân càng dày càng chắc thì mặt hộp càng mỏng và giảm được khối lượng nguyên liệu của hộp nhựa.

Các gân này cần cao và liên kết giữa gân và thành hộp phải vát lên để tránh liên kết có kết thúc cục bộ dễ gây rạn vỡ tại vị trí liên kết này.

Hộp mỏng khối lượng hộp nhẹ hơn nhưng rủi do khi có lô nhựa tái chế giòn. Do vậy trong quá trình lựa chọn hạt nhựa tái chế cũng cần có sự lựa chọn kỹ lưỡng. Thường thì quá trình chọn nhựa tái chế chỉ có đơn vị cung cấp mới hiểu quy trình này. Do vậy, CDT hãy lựa chọn các đơn vị cung cấp giải pháp uy tín, có kinh nghiệm để đảm bảo tối ưu kết cấu, hiệu quả và chi phí cho công trình.

Hệ gân hộp Ubot

Sau 12 năm được chuyển giao về Việt Nam thì Sàn phẳng Ubot – Uboot beton đã đượcc cải tiến rõ rệt về cấu tạo và công năng sử dụng, phù hợp với tất cả các loại hình công trình ở Việt Nam, đưa giải pháp Sàn phẳng không dầm lên một tầm cao mới và là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều đơn vị Tư vấn thiết kế – Chủ đầu tư hoặc các đơn vị tổng thầu thi công.

  • Tính đơn giản: Đơn giản hơn nhiều trong thiết kế, trong thi công
  • Tính đại chúng: Công trình nào, loại hình nào, ở đâu cũng đều dùng được kể cẩ các ngõ ghách, hay sâu xa, vùng cao hay đảo.
  • Tính bền vững: Là vật liệu tái chế thân thiện và bền vững với môi trường..
  • Tính kinh tế và hiệu quả: Giải pháp đem lại hiệu quả cao về kinh tế, về tiến độ,
  • Tính mới: Cách âm và cách nhiệt tốt hơn

Đến nay thì Sàn phẳng Ubot – Uboot Beton được khẳng định và dần đi sâu vào tiềm thức của các đơn vị thiết kế, thi công và Chủ đầu tư. Được đón nhận ở mọi nơi từ Trung ương tới địa phương LPC hy được liên kết và hợp tác với các đơn vị trên cả nước với mong muốn đem giải pháp Sàn phẳng Ubot trở thành giải pháp phổ biến – được ứng dụng rộng rãi hơn nữa trong cộng đồng xây dựng và mang lại giá trị hơn cho cộng đồng.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

Sàn phẳng không dầm cho nhà phố? Liệu có nên sử dụng?

Sàn phẳng không dầm cho nhà phố đang trở thành xu hướng thiết kế mới tại Việt Nam. Với thiết kế này, không cần phải sử dụng những dầm cột chiếm diện tích và giảm lượng ánh sáng tự nhiên, từ đó giúp tối ưu không gian sống của gia đình. Không những thế, sàn không dầm cho nhà phố còn giúp tiết kiệm chi phí xây dựng và bảo trì nhà ở trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, nhiều người còn e ngại về việc có nên sử dụng sàn phẳng không dầm cho nhà phố hay không. Hãy cùng LPC làm rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Những điều cần biết về sàn phẳng không dầm

Hiện nay, sàn phẳng sàn hộp rỗng đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Bởi lẽ, so với sàn bê tông cốt thép truyền thống, sàn phẳng không dầm có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.  

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cho-nha-pho-so-1

Sàn phẳng hộp rỗng là một trong những loại sàn có giá thành khá rẻ và thân thiện với môi trường. Vì vậy, có nên sử dụng sàn phẳng không dầm cho nhà phố hiện nay hay không? Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại công nghệ này nhé!

Đọc thêm bài viết: Sàn Ubot Là Gì? Ứng Dụng Linh Hoạt Sàn Ubot Cho Các Công Trình

Định nghĩa về sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng, sàn hộp không dầm là loại sàn được sản xuất dựa trên phương pháp tạo rỗng bằng các hộp nhựa có hình dạng khối hộp rỗng bên trong. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cho-nha-pho-so-2

Loại sàn này được tạo ra bởi hãng Daliform của Ý và nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay. Các hộp nhựa rỗng được xếp song song và liên kết với nhau chắc chắn bằng thanh nối tạo thành hệ kết cấu dầm chữ I đan xen vuông góc trên toàn bộ diện tích sàn.

Cấu tạo

Hộp nhựa rỗng được làm từ chất liệu nhựa polypropylene tái sinh và tạo ra các loại sàn khác nhau như: sàn rỗng, sàn phẳng hay vượt nhịp lớn. Có 2 dạng hộp phổ biến hiện nay là hộp đơn và hộp đôi. Giữa các hộp được liên kết bởi các thanh nối tạo thành 2 phương vuông góc với nhau.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cho-nha-pho-so-3

Ứng dụng của sàn phẳng sàn hộp rỗng được sử dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp và chịu được trọng tải lớn. Các đơn vị sản xuất có thể tùy chỉnh các thông số kỹ thuật khi cần thiết và trong mọi trường hợp sao cho phù hợp với các yêu cầu của công trình.

Do đó, sử dụng sàn phẳng sàn hộp rỗng trong xây dựng nhà cửa vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa tiết kiệm vật liệu cho công trình. 

Đọc thêm bài viết: Sàn Vượt Nhịp Lớn Là Gì? Bí Quyết Chọn Và Thiết Kế Sàn Vượt Nhịp Lớn

2. Có nên sử dụng sàn phẳng không dầm cho nhà phố? 

Có nên áp dụng phương pháp sàn phẳng không dầm cho nhà phố hay không là câu hỏi được các chủ đầu tư vô cùng quan tâm. Bởi lẽ, nhà phố, nhà chia lô thường có bề rộng mặt tiền không được lớn, thường giao động từ 4-6m. Trong khi sàn phẳng không dầm thường được sử dụng cho các nhịp lớn hơn như từ 7-15m. 

Tuy nhiên, khác với lo lắng đó, câu trả lời của LPC đó là là HOÀN TOÀN CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC sàn phẳng không dầm cho nhà phố. 

Các lý do đưa ra bởi các kỹ sư của LPC lần lượt là: 

– Sàn phẳng không dầm cho nhà phố có tác dụng cách âm cách nhiệt rất tốt, dù là công trình nhịp lớn hay nhịp bé.

– Sàn phẳng không dầm cho nhà phố giúp tổng chiều cao dầm sàn so với phương pháp truyền thống, giúp tăng chiều cao thông thủy, giảm chiều cao tầng, giải quyết vấn đề thường gặp khi xin phép xây dựng trong trường hợp khu vực xây dựng bị khống chế chiều cao tổng thể công trình.

– Sàn phẳng không dầm cho nhà phố giúp cho việc ngăn chia phòng, thay đổi công năng trong tương lai linh hoạt hơn, vì có thể thay đổi vị trí tường ngăn linh hoạt do có thể xây tường ở bất cứ vị trí nào trên sàn mà không cần quan đến vị trí dầm bên dưới.

– Sàn phẳng không dầm giúp thoát nhiệt, ra bên ngoài nhanh chóng hơn sàn truyền thống khi có vấn đề hỏa hoạn xảy ra do không khí không bị kẹt lại trong các khoang dầm như sàn truyền thống. 

– Sàn phẳng không dầm đảm bảo điều kiện phòng cháy theo tiêu chuẩn chịu lửa REI 180

– Rút ngắn thời gian thi công cốp pha và sắt thép.

– Về chi phí xây dựng thông thường đối với nhà phố thì giải pháp với sàn phẳng không dầm và phương pháp truyền thống gần như bằng nhau.

Thi công sàn phẳng không dầm rất đơn giản, nhanh gọn giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực. Do đó, kết hợp với các lý do được LPC đưa ra, có thể khẳng định, sàn phẳng không dầm cho nhà phố là hoàn toàn phù hợp.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

Sàn phẳng không dầm Ubot – Giải pháp công nghệ ứng dụng cho nhiều loại công trình

Sàn phẳng không dầm Ubot đang ngày càng trở nên phổ biến khi có thể góp mặt tại đa dạng các công trình lớn nhỏ từ trong và ngoài nước. Với những tính năng vượt trội so với các loại sàn truyền thống, sàn Ubot được nhiều chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn trở thành vật liệu xây dựng trong các công trình mang tính đặc thù với các yêu cầu rất khắt khe. Tại bài viết dưới đây, hãy cùng LPC tìm hiểu kỹ hơn về các loại công trình phổ biến đã và đang ứng dụng giải pháp công nghệ sàn phẳng này. 

1. Sàn phẳng không dầm Ubot và những điều bạn cần biết

Sàn phẳng không dầm Ubot là sàn phẳng được cấu tạo từ các hộp Ubot xếp thẳng hàng, liên kết với nhau bởi thanh nối và nằm chìm trong sàn bê tông. Từ đó, chúng tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau. Vì vậy, độ dày của loại sàn này tùy thuộc vào nhịp tải trọng tính toán của sàn. Theo đó, với mỗi chiều dày sàn và nhịp  khác nhau sẽ sử dụng các loại hộp Ubot tương ứng. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-1

Trong đó, hộp Ubot (Hộp định hình tạo rỗng Ubot) – thành phần chính tạo thành nên loại sàn phẳng trên – được làm từ nhựa tái chế Polypropylene, là giải pháp cốp pha tạo hệ sàn rỗng, mặt dưới phẳng không dầm vượt nhịp lớn.

Hộp Ubot này là sự chuyển giao đầu tiên của Việt Nam từ năm 2012 bởi tập đoàn Daliform Group (Italia) cho Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm. Nó thay thế cho các phương pháp làm sàn nhẹ truyền thống đã lỗi thời cũng như tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-2

Cho đến nay, giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot đã được triển khai tại hàng nghìn các công trình, dự án quy mô lớn nhỏ khác nhau như Nhà ở xã hội, Trung tâm thương mại, Chung cư cao tầng, Nhà phố, Nhà xưởng hay các công trình dân dụng thông thường. 

Đọc thêm bài viết: Top 3 Lợi Ích Khi Ứng Dụng Giải Pháp Sàn Phẳng Ubot Cho Nhà Biệt Thự

2. Sàn phẳng không dầm Ubot được ứng dụng cho dự án nhà ở xã hội 

Theo Luật nhà ở vào năm 2014, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở. Do đó, nhà ở xã hội được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên.

Hiểu một cách đơn giản, nhà ở xã hội là quỹ nhà ở của một địa phương, một quốc gia mà giá cả, diện tích và tiện ích của nó phù hợp với đa số dân cư và người lao động. Những người có thu nhập trung bình trong xã hội vẫn có thể thuê, mua, thuê mua hoặc bán trả góp… đối với loại hình nhà ở này. 

Do được xây dựng để phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của người dân nên khi thi công, chủ đầu tư của các khu nhà ở xã hội sẽ phải cân nhắc kỹ việc lựa chọn các loại vật liệu. Cụ thể, họ cần chọn được loại vật liệu xây dựng có mức giá phù hợp nhưng vẫn đảm bảo được kết cấu, an toàn, tối ưu công năng và tiết kiệm được chi phí. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-3

Với đặc thù tiết kiệm kinh phí, tối ưu không gian và an toàn khi sử dụng, giải pháp sàn phẳng Ubot là lựa chọn được nhiều chủ đầu tư ưu tiên hướng tới cho các dự án nhà ở xã hội.

Theo đó, khi ứng dụng sàn phẳng không dầm Ubot cho các dự án nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ có thể: 

Tiết kiệm kinh phí: 

Khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot, chủ đầu tư có thể giảm từ 10% đến 15% chi phí thi công; giảm 10% đến 20% lượng thép so với sàn truyền thống thông thường. Do đó, chi phí vật liệu và nhân công cũng sẽ được tối ưu.  

Tối ưu diện tích và công năng: 

Với khả năng vượt nhịp tới 20m, sàn phẳng Ubot có thể tối ưu công năng sử dụng cho công trình. Bên cạnh đó, giải pháp sàn phẳng này còn giúp công trình có thể tăng thêm số tầng do sự giảm thiểu về chiều dày của dầm sàn. 

An toàn khi sử dụng: 

Được tính toán theo tiêu chuẩn Eurocode và các quy chuẩn của Việt Nam, đặc biệt là các tiêu chuẩn về Phòng cháy và chữa cháy, kết cấu của sàn phẳng không dầm Ubot luôn đảm bảo được độ an toàn công trình cũng như cho con người khi sử dụng.

Sàn phẳng không dầm Ubot còn được chứng nhận là giải pháp vật liệu thân thiện với môi trường. Vì vậy, khi ứng dụng công nghệ sàn phẳng này vào các dự án nhà ở xã hội với số lượng căn hộ lớn, yếu tố bảo vệ môi trường cũng như tiêu chí bền vững của công trình sẽ được đảm bảo. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-4

Nhờ những lợi ích mà sàn phẳng Ubot mang lại, rất nhiều công trình nhà ở xã hội của nước ta đã nhanh chóng, nắm bắt thời cơ để áp dụng giải pháp vật liệu này. Có thể kể đến những công trình lớn như Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City hay Ecohome Phúc Lợi … 

Đọc thêm bài viết: Điểm Danh 2 Nhịp Sàn Phẳng Không Dầm Thường Được Dùng Cho Nhà Ở Xã Hội

3. Sàn phẳng không dầm Ubot được ứng dụng trong công trình Trung tâm thương mại và Chung cư cao tầng 

Trung tâm thương mại và Chung cư cao tầng đều là những loại công trình có yêu cầu cao về mặt tải trọng cũng như tiêu chí tối ưu không gian cùng tốc độ thi công dự án. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-5

Không gian rộng – Tối ưu công năng sử dụng

Dầm và mũ cột của sàn phẳng không dầm Ubot được nằm chìm trong sàn sẽ tăng tính thẩm mỹ cũng như khai thác tối đa không gian cần thiết, giúp các công trình Trung tâm thương mại và Chung cư cao tầng có một không gian kiến trúc thông thoáng và không bị hạn chế tầm nhìn bởi những chiếc cột trụ sàn. 

Thi công nhanh

Tiến độ thi công luôn là yếu tố dành được sự quan tâm lớn từ Chủ Đầu tư của các công trình thương mại và chung cư hiện nay. Không chỉ vậy, an toàn kết cấu và thẩm mỹ kiến trúc cũng là những điều kiện mà các Chủ đầu tư yêu cầu. Vì vậy, sàn phẳng không dầm Ubot có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe đó của Chủ đầu tư khi thời gian thi công chỉ mất 5 – 7 ngày/sàn.

Giảm phí lưu kho và vận chuyển

Ubot được cấu tạo là hình hộp rỗng và có thể xếp chồng lên nhau. Do vậy, quá trình vận chuyển và lưu kho vật liệu này là vô cùng dễ dàng và tiện lợi. Bên cạnh đó, cấu tạo sàn phẳng sẽ giúp cho việc thi công kiến trúc hay MEP được nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn các loại sàn khác.

Nhờ những ưu điểm vượt trội đó, rất nhiều công trình Trung tâm thương mại và Chung cư cao tầng của nước ta đã ứng dụng và thành công loại sàn phẳng không dầm Ubot này. 

Đọc thêm bài viết: Ứng Dụng Sàn Phẳng Không Dầm Cho Dự Án Trung Tâm Thương Mại

4. Sàn phẳng không dầm Ubot được ứng dụng cho các loại công trình khác 

Bên cạnh những loại công trình phổ biến đã được đề cập phía trên, sàn phẳng Ubot còn có thể được sử dụng cho đa dạng các loại công trình khác. 

Cụ thể:

Với lợi thế cách nhiệt, cách âm tối đa, sàn phẳng không dầm Ubot rất phù hợp sử dụng cho công trình có yêu cầu lớn về sự yên tĩnh như bệnh viện và trường học. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-6

Với lợi thế vượt nhịp và chịu được tải trọng lớn, sàn phẳng không dầm Ubot là sự lựa chọn hoàn hảo cho các công trình yêu cầu cao về sức chịu trọng tải như: Garage bãi đỗ xe; Nhà xưởng lớn, cần bố trí không gian rộng hay các dự án được xây dựng phục vụ cho việc có xe nặng chạy bên trên.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-7

Ngoài ra, xây dựng xanh còn là xu hướng được Chính phủ nước ta đặc biệt quan tâm. Do đó, ở hiện tại và trong tương lai, Ubot – loại vật liệu thân thiện, giải pháp tiết kiệm năng lượng được kỳ vọng sẽ tạo được chỗ đứng vững chắc trong các công trình xây dựng của Việt Nam.

Trên đây là những chia sẻ của LPC về sàn phẳng không dầm Ubot – loại sàn phẳng có thể áp dụng cho rất nhiều loại công trình, từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy lớn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về từng loại công tình cũng như nắm rõ về những lợi ích mà sàn phẳng Ubot có thể mang lại cho các công trình đó. 

Nếu có thắc mắc về nội dung bài viết, hãy liên hệ ngay với LPC để nhận được thông tin giải đáp nhanh nhất!

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

Nhà ở xã hội và những tiêu chí nào được Chủ đầu tư quan tâm khi xây dựng

Nhà ở xã hội (NƠXH) thường có giá thấp hơn so với các loại nhà ở thương mại khác. Mục đích của loại nhà này là cung cấp nhà ở giá rẻ hoặc cung cấp cơ hội sở hữu nhà cho những người có thu nhập thấp hay những đối tượng đặc biệt trong xã hội. Vậy, những tiêu chí nào được Chủ đầu tư quan tâm khi xây dựng nhà ở xã hội? Cùng LPC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu và quản lý bởi cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức phi lợi nhuận để cung cấp cho những người có thu nhập thấp hoặc những đối tượng thuộc chính sách ưu tiên trong xã hội. Xây dựng nhà ở xã hội là cung cấp cho những người có nhu cầu nhà ở một lựa chọn và giá trị hơn so với lựa chọn nhà ở thương mại, để giúp giải quyết vấn đề thiếu nhà ở cũng như cải thiện điều kiện sống của những người có thu nhập thấp.

Xem thêm: Tin tức mới nhất về nhà ở xã hội

Các đối tượng mua nhà ở xã hội có thể bao gồm

– Cán bộ công chức, viên chức, và sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp: Những người này thường thuộc các cơ quan và tổ chức nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Nhà ở xã hội có thể cung cấp lựa chọn nhà ở giá rẻ cho họ.

– Công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: Các công nhân làm việc trong các khu vực công nghiệp có thể được ưu tiên để mua hoặc thuê nhà ở xã hội để giảm áp lực tài chính trong việc sở hữu nhà ở.

– Những người trả lại nhà công vụ: Có trường hợp người có nhà công vụ nhưng gặp khó khăn về nhà ở có thể được hỗ trợ để mua hoặc thuê nhà ở xã hội, đặc biệt nếu họ không thể tiếp tục sử dụng nhà công vụ của họ.

NƠXH thường được cung cấp với giá thấp hơn so với nhà ở thương mại thông qua các chính sách hỗ trợ tài chính hoặc các quy định về giá.

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-1

Xem thêm: Giải pháp nào cho 1 triệu căn nhà ở xã hội tại Yên Phong – Bắc Ninh

Có nên mua nhà ở xã hội không?

Việc mua NƠXH có thể được coi là một lựa chọn tốt cho nhiều người, đặc biệt là những người có thu nhập thấp hoặc nằm trong những đối tượng được ưu tiên trong chính sách xã hội.

Ưu điểm khi mua nhà ở xã hội:

– NƠXH thường có giá rẻ hơn so với nhà ở thương mại, giúp giảm áp lực tài chính và cung cấp nhà ở cho những người có thu nhập thấp.

– Sở hữu một ngôi NƠXH giúp bạn có một nơi ở ổn định hơn, loại bỏ các lo ngại về việc “bị đuổi” ra khỏi nhà thuê khi hợp đồng hết hạn hoặc tăng giá thuê.

– Hỗ trợ từ chính phủ: Một số chương trình NƠXH có hỗ trợ từ chính phủ, bao gồm các chính sách vay vốn ưu đãi hoặc giảm thuế, giúp tiết kiệm tiền và tăng khả năng mua nhà. 

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-2

Đặc điểm của nhà ở xã hội

Dưới đây là một số đặc điểm của NƠXH bạn có thể tham khảo:

  • Quy mô tùy thuộc vào nhu cầu: Số lượng NƠXH được xây dựng thường dựa trên nhu cầu thuê và mua của các đối tượng trong khu vực. Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể của từng địa phương.
  • Quy hoạch và phê duyệt: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch, phê duyệt kế hoạch xây dựng và phát triển nhà ở xã hội. Bao gồm xác định loại nhà ở, diện tích, cơ cấu căn hộ, và cân đối với nguồn vốn đầu tư cũng như  cơ chế khuyến khích đầu tư.
  • Số tầng và diện tích: Đặc điểm cụ thể của nhà ở xã hội có thể thay đổi tùy theo loại đô thị. Tại các khu đô thị khác nhau, có giới hạn về số tầng của các tòa nhà nhà ở xã hội, và diện tích mỗi căn hộ thường được hạn chế, thường không quá 70m2 sàn và không ít hơn 25m2 sàn.
  • Hạ tầng kỹ thuật và xã hội: Nhà ở xã hội phải đảm bảo tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo quy định như các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, nước sạch, điện, giao thông, và các dịch vụ cộng đồng.

Tối ưu hiệu quả kinh tế

Nhà ở xã hội giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh tế vì chúng cung cấp một số lợi ích và giải pháp cho nhiều vấn đề kinh tế-xã hội. Dưới đây là một số lý do vì sao nhà ở xã hội có thể đóng góp vào tối ưu hóa hiệu quả kinh tế:

  • Giảm áp lực nhà ở thương mại: Nhà ở xã hội giúp giảm áp lực trên thị trường nhà ở thương mại bằng cách cung cấp một lựa chọn nhà ở với giá thấp hơn. Từ đây có thể giúp kiểm soát giá nhà và làm giảm căng thẳng về việc sở hữu nhà ở trong các thị trường có nguồn cung cầu căn hộ cao.
  • Giảm chi phí xã hội: Nhà ở xã hội có thể giúp giảm chi phí xã hội khi cung cấp nơi ở cho những người có thu nhập thấp. Đồng thời giảm bớt tình trạng vô gia cư, cải thiện điều kiện sống.
hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-3
  • Khuyến khích đầu tư và phát triển: Nhà ở xã hội có thể tạo ra cơ hội cho các chủ đầu tư quan tâm xây dựng nhà ở xã hội, tạo ra công việc cho nhiều người. Các chính sách khuyến khích đầu tư vào loại nhà này có thể làm tăng hiệu suất và thúc đẩy phát triển kinh tế.
  • Tạo cơ hội sở hữu nhà cho những người có thu nhập thấp: Nhà ở xã hội cung cấp cơ hội cho những người có thu nhập thấp sở hữu nhà riêng, giúp họ cải thiện điều kiện sống.

Tóm lại, nhà ở xã hội có tiềm năng đóng góp vào tối ưu hóa hiệu quả kinh tế bằng cách cung cấp giải pháp cho nhiều vấn đề xã hội và kinh tế. Chính vì vậy mà hiện nay xây dựng nhà ở xã hội được nhiều CĐT quan tâm.

Xem thêm: Nhà ở xã hội và xu hướng bất động sản năm 2023


Tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-4

Dựa trên Điều 7 của Nghị định 100/2015/NĐ-CP, đã được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP, việc quy định về loại hình và diện tích tiêu chuẩn của nhà ở xã hội được thực hiện như sau:

Trong trường hợp nhà ở xã hội là căn hộ chung cư, yêu cầu đối với thiết kế và xây dựng là căn hộ phải được thiết kế theo kiểu khép kín, tuân theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng. Diện tích sử dụng tối thiểu cho mỗi căn hộ là 25m2, không vượt quá 70m2, và phải đảm bảo tuân theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nếu nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng, diện tích đất xây dựng cho mỗi căn nhà không được quá 70m2, hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần, và phải tuân theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Việc thiết kế nhà ở xã hội do hộ gia đình hoặc cá nhân đầu tư phải đảm bảo chất lượng xây dựng và tuân thủ quy hoạch, cũng như điều kiện tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Bộ Xây dựng sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn thiết kế và quy định về điều kiện tối thiểu xây dựng cho nhà ở xã hội riêng lẻ.

Trên đây là một số tiêu chí LPC đưa ra được nhiều chủ đầu tư quan tâm khi xây dựng nhà ở xã hội. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích tại đây!

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

Sàn phẳng không dầm chịu lực như thế nào?

Ubot – bí quyết đằng sau sự thành công của sàn phẳng không dầm.  Trong thế kỷ 21, sàn phẳng không dầm đã trở thành một trong những xu hướng tiên tiến nhất trong ngành xây dựng. 

Theo đó, sàn phẳng Ubot cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong xây dựng. Với khả năng chịu lực vượt trội và tính linh hoạt trong thiết kế, sàn phẳng này đã thay đổi cách chúng ta cách nhìn vào việc xây dựng cũng như sử dụng không gian. Hãy cùng LPC tìm hiểu thêm về sàn phẳng không dầm chịu lực cũng như công nghệ sàn phẳng Ubot nhé!

Giới thiệu sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot là giải pháp sàn nhẹ hai phương toàn khối sử dụng các hộp nhựa định hình tạo rỗng Ubot để tạo rỗng cho sàn, các hộp này xếp song song với nhau tạo thành các hệ dầm chìm chữ I đan xen theo hai phương vuông góc. Cho khả năng vượt nhịp và loại bỏ được các dầm cao trong sàn thay vì phương pháp sàn truyền thống. Giải pháp sàn nhẹ Ubot đang dần được ứng dụng rộng rãi trong thi công sàn phẳng không dầm.

Xem thêm: Sàn phẳng Ubot – giải pháp vật liệu công nghệ mới

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-1

Cấu tạo của hộp Ubot: Hộp Ubot là hộp định hình tạo rỗng được làm từ nhựa polypropylene tái sinh, sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Sử dụng hộp Ubot để tạo nên sàn rỗng – phẳng – vượt nhịp lớn, tiết kiệm vật liệu và tăng tính thẩm mỹ cho công trình sàn phẳng không dầm.

Ubot có cấu tạo đặc biệt với dạng hình hộp với 4 chân đỡ 4 góc hộp và 1 chân ở giữa (Chân thứ 5) hình côn. Có 02 dạng là hộp đơn và hộp đôi. Ngoài ra hộp còn được nắp
tấm nắp dạng lưới trên miệng hộp và giữa các hộp được liên kết với nhau theo cả 2
phương vuông góc bởi các thanh nối.

Xem thêm: Nhà mặt phố quá hợp để làm sàn phẳng không dầm

Cấu tạo của thép sàn Ubot bao gồm: Một lớp thép trên, một lớp thép dưới, và ở giữa các khoang hở là các thép gia cường. Thép gia cường được lắp đặt theo thiết kế, phụ thuộc vào đặc điểm của từng công trình.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-2

Việc đặt hộp Ubot vào vùng bê tông không làm việc làm giảm trọng lượng của sàn, cho phép sàn vượt nhịp lớn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng.

Sàn Ubot được ứng dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp cũng như chịu tải trọng lớn. Với trọng lượng nhẹ, tính cơ động cũng như mô đun đa dạng, người thiết kế có thể thay đổi thông số kỹ thuật khi cần trong mọi trường hợp để phù hợp với các yêu cầu kiến trúc.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-3

Sàn phẳng không dầm là gì?

Sàn phẳng không dầm, đúng như tên gọi của nó, là một loại sàn xây dựng mà không sử dụng các thanh dầm ngang dọc, khác biệt hoàn toàn so với các loại sàn truyền thống. Sàn phẳng không dầm là bước tiến mới tạo ra một sự thay đổi lớn trong lĩnh vực xây dựng, và loại sàn này đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến trong các dự án xây dựng nhà ở dân sinh.

Sàn phẳng không dầm có khả năng liên kết trực tiếp với các trụ cột, giúp tận dụng tối đa không gian bên trong các tòa nhà. Từ đó giúp tạo ra nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại sàn truyền thống. Trong đó, một số khu vực trên sàn có thể được thiết kế để sử dụng bê tông, trong khi các phần khác có thể thay thế bằng những giải pháp khác nhằm giảm trọng lượng của sàn, như sử dụng sàn phẳng Ubot được làm từ nhựa tái chế. Những chi tiết này giúp giảm tải trọng dồn lên sàn, nhưng vẫn đảm bảo tính chịu lực cần thiết.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-4

Sản phẩm này không chỉ giúp tối ưu hóa không gian, mà còn thúc đẩy việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, như nhựa tái chế. Điều này đồng nghĩa với việc giảm lượng bê tông sử dụng, giảm khả năng gây tác động xấu đối với môi trường.

Có thể nói, sàn phẳng không dầm là đại diện cho sự tiến bộ và đổi mới trong lĩnh vực xây dựng, mở ra nhiều cơ hội thiết kế sáng tạo và bền vững trong ngành này.

Xem thêm: Vật liệu thông minh và xu hướng tất yếu trong thị trường xây dựng

Sàn phẳng không dầm chịu lực như thế nào?

Sàn phẳng không dầm được nhiều người đánh giá là một trong những xu hướng tiên tiến của ngành xây dựng. Nhiều người đã đặt ra một câu hỏi quan trọng rằng: “Làm thế nào để sàn phẳng không dầm có thể chịu lực mà không cần sử dụng các thanh dầm truyền thống?” Để giải quyết vấn đề này, sàn phẳng không dầm đã sử dụng một loạt các phương pháp và công nghệ tiên tiến như:

– Phân phối tải trọng đều đặn: Sàn phẳng không dầm được thiết kế để phân phối tải trọng đều đặn trên toàn bề mặt. Việc sử dụng hộp Ubot giúp đảm bảo rằng không có điểm nào trên sàn nhận tải trọng quá mức, và tất cả các khu vực trên sàn đều chịu lực một cách hiệu quả.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-5

– Vật liệu chịu lực tốt: Sàn phẳng không dầm thường được xây dựng từ vật liệu như bê tông cốt thép, có đặc tính chịu nén và độ căng vượt trội. Các vật liệu này giúp sàn có khả năng chịu tải trọng cao mà không cần sử dụng các dầm ngang.

– Sử dụng công nghệ và thiết kế tiên tiến: Các công nghệ, phương pháp thiết kế hiện đại giúp tối ưu hóa khả năng chịu lực của sàn phẳng không dầm. Các tính năng cấu trúc chịu lực được tích hợp để đảm bảo tính ổn định cũng như tính an toàn của sàn.

Với việc loại bỏ quy trình xây dựng các dầm truyền thống, sàn phẳng không dầm giúp giảm thời gian, công sức trong quá trình thi công, làm tăng hiệu suất, giảm chi phí xây dựng. Trên đây là một số thông tin về sàn phẳng không dầm cũng như hộp Ubot mà LPC cung cấp đến bạn. Mong rằng với những thông tin này, sẽ giúp các chủ đầu tư có thêm tư liệu trong quá trình thi công công trình.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Những lưu ý khi tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot

Thiết kế sàn phẳng Ubot được coi là bước quan trọng trong các bước thiết kế và tính toán ứng dụng cho giải pháp sàn phẳng không dầm. Khái niệm thì không hề mới, nhưng tính toán thiết kế giải pháp như thế nào là hiệu quả thì không phải kỹ sư nào cũng có thể làm được.

LPC với hơn 13 năm kinh nghiệm chuyển giao và triển khai giải pháp tại thị trường xây dựng Việt Nam. Chúng tôi tự hào với nhiều công trình có quy mô lớn – nhỏ khác nhau và trải dài trên khắp biểu đồ của S. Minh chứng từ những công trình LPC triển khai đều đạt hiệu quả tối ưu về kết cấu – hiệu quả kinh tế và có những dự án còn mang về các giải thưởng quốc tế ấn tượng. LPC sẽ chia sẻ cho bạn đọc những lưu ý khi tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot để bạn tham khảo nhé.

Sàn phẳng Ubot – Tiên phong cho giải pháp vật liệu công nghệ mới

Là giải pháp sàn phẳng không dầm đầu tiên được chuyển giao về Việt Nam, vượt qua hàng loạt các giải pháp vật liệu công nghệ khác trên thị trường. Sàn phẳng Ubot đã khẳng định được vị thế rõ rệt của mình trên bản đồ xây dựng Việt Nam khi đã góp phần thành công không nhỏ trong nhiều loại hình quy mô Dự án khác nhau.

Thiết kế sàn phẳng không Ubot

Thách thức sự biến đổi không ngừng của thị trường, sự tràn lan của các loại hộp nhái – hộp kém chất lượng. Sàn phẳng Ubot vẫn luôn ngẩng cao đầu và là sự lựa chọn tiên quyết của CDT khi lựa chọn các giải pháp vật liệu công nghệ thay thế các loại vật liệu truyền thống trước đây.

Với đội ngũ kỹ sư thiết kế và hiện trường đầy kinh nghiệm, các Dự án của CDT đều được LPC tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot một cách chỉn chu, nhanh chóng và đảm bảo tiến độ. Làm hài lòng khách đến và khách đi.

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

Tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot được các kỹ sư LPC chú trọng về độ chính sách, độ an toàn và tính bền vững cho công trình. Được căn cứ vào các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt về xây dựng.

Lưu ý khi tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot

Về nguyên lý thiết kế Sàn phẳng Ubot bản chất vẫn là sàn phẳng làm việc 2 phương, toàn khối. Sàn làm việc theo hai phương có các hệ dầm chìm đặt sát nhau làm tăng độ cứng của sàn.

Về quy trình thiết kế: Một số lưu ý khi về quy trình thiết kế sàn phẳng Ubot cho các kỹ sư như sau:

1. Chúng ta phải quy đổi chiều dày sàn rỗng Ubot sang sàn đặc để có thể đưa vào mô hình.

Quy đổi khi thiết kế sàn phẳng Ubot
Hình ảnh minh họa tính toán quy đổi sàn Ubot

Ở đây chúng ta quy đổi độ cứng và chiều dày sàn tương đương

2. Khi dựng mô hình, các bạn mô hình các cấu kiện cột, vách, dầm, sàn đặc như bình thường. Với vị trí sàn rỗng, chúng ta khai báo riêng vật liệu với độ cứng quy đổi trên, và khai báo chiều dày của sàn đó theo chiều dày sàn tương đương.

3. Sau khi mô hình, các bạn tính toán các cấu kiện như bê tông cốt thép thường. Lưu ý, cần tính toán chọc thủng đối với các vị trí cột.

Một số hình ảnh bản vẽ bố trí thép khi thiết kế sàn phẳng Ubot

Mặt cắt khi thiết kế sàn phẳng Ubot
Mặt cắt thép khi thiết kế sàn phẳng Ubot
Chống chục thủng khi thiết kế sàn phẳng Ubot
Bố trí thép chọc thủng khi thiết kế sàn phẳng Ubot

Trong quá trình tính toán thiết kế sàn phẳng, các kỹ sư cần lưu ý những điều sau: 

  1. Khai báo vật liệu: 

Đối với mô hình sàn Ubot, được xem như hệ sàn nấm bao gồm sàn đặc tại mũ cột đóng vai trò nấm và phần còn lại là sàn rỗng. Sàn rỗng được thay bằng sàn đặc tương đương có cùng độ dày với sàn đặc ,nhưng có mô đun đàn hồi và trọng lượng riêng giảm so với vật liệu bê tông. Thực hiện tính toán và quy đổi độ cứng, trọng lượng riêng bê tông tương đương để gán vật liệu cho sàn.

  1. Hệ số tổ hợp, tổ hợp tải trọng

Sàn phẳng Ubot được chuyển giao từ tập đoàn Daliform của Italia, việc tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot được áp dụng tiêu chuẩn Eurocode. Nên khi thiết kế sàn phẳng Ubot cần áp dụng các hệ số tổ hợp theo đúng tiêu chuẩn Eurocode. Ví dụ: Hệ số 1.35 đối với tĩnh tải và 1.5 đối với hoạt tải…

  1. Lỗ kỹ thuật

Khi thiết kế sàn phẳng Ubot không dầm đặc biệt lưu ý đến vị trí lỗ kỹ thuật, lỗ thông tầng, nhất là các vị trí xung quanh, sát mép cột. lúc này cần phải kiểm tra chống cắt, và chống chọc thủng của sàn do sàn bị giảm yếu vì các lỗ kỹ thuật này. Cần phải bố trí các dầm cao để tham gia chịu cắt và tính toán bố trí thép gia cường cho các lỗ mở này. 

Với các ống kỹ thuật như ống gen điện ,loại ống đường kính nhỏ thì có thể đi vào trong sàn, với các ống có đường kính lớn từ D90 đổ lên LPC không khuyến khích đặt ống âm trong sàn do còn liên quan đến vận hành sửa chữa sau này .

  1. Độ cứng của sàn UBOT

Có thể nói, với tất cả các loại sàn phẳng thông thường như: sàn phẳng không dầm, sàn dự ứng lực, sàn bóng, sàn ô cờ,… độ cứng khi chịu tải trọng ngang đều sẽ giảm so với sàn đặc thông thường với cùng chiều dày. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế, độ cứng này phải được kiểm tra đảm bảo trong giới hạn cho phép. 

  1. Độ võng sàn UBOT

Độ võng của sàn PHẢI được được kiểm tra tính toán theo trạng thái giới hạn sử dụng nằm trong giới hạn cho phép. Tùy thuộc vào nhịp và tải trọng sẽ có tính toán kiểm tra độ võng cụ thể. Độ võng trong các báo cáo thông thường chỉ kiểm tra sơ bộ cho độ võng ngắn hạn (court-temps). Trong thuyết minh tính toán của sàn phẳng UBOT cần tính toán và kiểm tra độ võng dài hạn và ngắn hạn

  1. Tính toán thép gia cường

Sau khi lên xong mô hình kiểm tra sàn, lưu ý tính toán các khu vực cần gia cường, đường kính và số thanh thép gia cường phụ thuộc vào mô men khu vực cần gia cường. Thanh thép gia cường đặt theo chiều trên hình, dải hết khu vực cần gia cường với đường kính và khoảng cách vừa đủ. Tương tự với thép gia cường mô men âm, thép mũ cột.

Lưu ý với thép chống cắt, khu vực cần bố trí thép chống cắt, chiều dài thép chống cắt lấy theo khoảng cách từ mép mũ cột đến hết khu vực lực cắt khác màu. Đối với thép chống chọc thủng, cần lưu ý đến tiết diện cột, thép mũ cột tại mũ cột tính chọc thủng, giá trị lực chọc thủng. Kiểm tra các điều kiện. Thép chống chọc thủng phải được bố trí đều xung quanh cột, tránh bố trí đai vào khu vực chu vi giảm yếu.

Các giải pháp sàn phẳng không dầm được ứng dụng khá nhiều trong các dự án xây dựng ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, do đây là giải pháp từ Châu Âu do vậy CDT nên tìm kiếm những đơn vị có uy tín và kinh nghiệm trong việc tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot để không có những rủi ro không đáng có cũng như đạt hiệu quả tối ưu cho công trình.

Xem thêm: Tính toán kiểm tra vết nứt theo TCVN 5574-2018

Xem thêm: TÍNH TOÁN CHỌC THỦNG SÀN THEO TCVN 5574:2018

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Điểm danh 2 nhịp sàn phẳng không dầm thường được dùng cho Nhà ở xã hội

Sàn phẳng không dầm – vật liệu xây dựng được nhiều CDT lựa chọn nhất hiện nay. Không chỉ bởi những ưu điểm nổi bật của nó mà còn luôn đảm bảo những yêu cầu khắt khe nhất của công trình.

Với xu hướng xây dựng như hiện nay, cùng với chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, các Dự án NOXH đang dần tiến gần hơn nữa với những người lao động có nguồn thu nhập thấp, cung cấp cho họ những tiện ích vốn, đảm bảo cuộc sống và tăng giá trị thặng dư của cộng đồng

Giải pháp sàn phẳng không dầm được coi là một trong những giải pháp vật liệu được CDT ưu tiên lựa chọn khi xây dựng các Dự án NOXH với giá thành hợp lý và là vật liệu thân thiện với môi trường. Cùng LPC điểm danh 2 nhịp sàn phẳng không dầm thường được sử dụng nhiều nhất trong NOXH nhé.

Nhà ở xã hội – Xu hướng của thị trường xây dựng tương lai

Sàn phẳng không dầm cho nhà ở xã hội

Thời gian gần đây, nhờ vào các chính sách và sự hỗ trợ của nhà nước cùng với đó là sự phát triển của công nghệ – khoa học, các khu công nghiệp mọc lên ở khắp các tỉnh – khu vực đòi hỏi sự phát triển nhiều hơn từ các Dự án NOXH, phục vụ cho đời sống cho nguồn lao động của thu nhập thấp và đặc biệt tại các khu công nghiệp.

Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở được chính phủ hoặc các tổ chức có liên quan xây dựng và kinh doanh với mức giá hợp lý cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, nhằm đáp ứng nhu cầu về chỗ ở và tiện ích cơ bản – ổn định cho người dân. Nhà ở xã hội thường được xây dựng trên khu đất có quy hoạch sẵn và được phẩn bổ cho những người có nhu cầu thực sự.

Là loại hình nhà được bán với giá hợp lý, do vậy các khu nhà ở xã hội đều được CDT cân nhắc kỹ về việc lựa chọn các loại vật liệu với mức giá phù hợp nhưng vẫn đảm bảo được kết cấu – an toàn và tối ưu công năng, tối ưu chi phí của công trình. Cùng với đó, xu hướng xây dựng xanh được được Nhà nước khuyến khích triển khai, vậy nên các khu NOXH cũng đưa lên bàn cân để cân đối.

Sàn phẳng không dầm cho Dự án NOXH

Với đặc thù là dự án giá rẻ, lựa chọn các loại vật liệu tối ưu. Các công trình NOXH thường ưu tiên lựa chọn giải pháp sàn phẳng không dầm với ưu điểm nổi bật và phù hợp với loại hình công trình này.

Sàn phẳng không dầm cho Dự án Yên Phong - Bắc Ninh

Được đánh giá là giải pháp vật liệu thân thiện với môi trường, có kết quả kiểm định – thí nghiệm tiêu chuẩn. Sàn phẳng không dầm Ubot đã thành công góp mặt trong nhiều Dự án NOXH có quy mô lớn kể đến như: Khu nhà ở xã hội Ecohome Phúc Lợi – Long Biên. Công trình đạt giải thưởng “Công trình xanh” trong giải thích Transfomational Bussiness Award 2018 hay Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City – Thống Nhất Smart City tại Yên Phong – Bắc Ninh. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm quan dịp tháng 07 vừa qua.

Xem thêm: Dự án NOXH được Thủ tướng Chính phủ thăm quan

Việc ứng dụng sàn phẳng không dầm cho các Dự án NOXH cũng bởi 3 lý do sau:

  • Tối ưu chi phí – Hiệu quả kinh tế cao: Sử dụng sàn phẳng không dầm, CDT có thể giảm từ 10% đến 15% chi phí thi công so với thi công sàn truyền thống thông thường; Giảm 10% đến 20% lượng thép. Từ đó tối ưu chi phí vật liệu và nhân công cho công trình
  • Tối ưu không gian – Công năng sử dụng: Với khả năng vượt nhịp tới 20m, CDT có thể tối ưu công năng sử dụng cho công trình, gia tăng hiệu quả kinh tế. Với chiều cao tương đương, công trình có khả năng tăng thêm được số tầng do giảm chiều dày của hệ dầm sàn
  • Vật liệu xanh – Thân thiện với môi trường: Giải pháp sàn phẳng Ubot được chứng nhận là giải pháp vật liệu thân thiện với môi trường, giúp tăng hiệu quả bền vững cho các công trình.

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

2 bước nhịp sàn phẳng không dầm được sử dụng phổ biến trong NOXH

Là loại hình được thiết kế theo tiêu chuẩn để đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy địn của từng loại đô thị. Hiện nay rất nhiều cơ quan thuộc Bộ Xây dựng đã thẩm tra giải pháp sàn phẳng không dầm UBOT như VNCC, Coninco, IBST, CDC …Rất nhiều dự án được các cơ quan có thẩm quyền của các sở và Cục quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ xây dựng và Cục doanh trại thuộc Bộ quốc phòng đã thẩm định.

2 bước nhịp thường dùng nhất cho NOXH thường là nhịp 7-9 m. Hai bước nhịp này mang lại hiệu quả tối ưu cho CĐT không chỉ về kiến trúc, kết cấu, kinh tế mà còn đem lại sự hiệu quả trong quá trình sử dụng, phát huy tối đa những ưu điểm của giải pháp sàn phẳng Ubot cho công trình.

Bên cạnh đó, nhịp 7 – 9m được đánh giá là bước nhịp tối ưu và phù hợp cũng như đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế cũng như thẩm tra của các Dự án NOXH.

Dự án NOXH Cát Tường Smart City tại Yên Phong – Bắc Ninh là công trình tiêu biểu cho bước nhịp này. Với tổng diện tích xây dựng là 9.7 ha. Dự án đã sử dụng khoảng 190.000 m2 sàn phẳng không dầm Ubot với bước nhịp là 7m – Bước nhịp điển hình trong mô hình các Dự án NOXH

Sàn phẳng Ubot cho NOXH

Hay Dự án Nhà ở xã hội Cát Tường Eco – tại TP Bắc Ninh khi LPC là đơn vị thầu chính tư vấn thiết kế – chuyển giao giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot cũng sử dụng bước nhịp là 7.5m để tối ưu không gian và đảm bảo kết cấu – đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Sàn phẳng không dầm cho Dự án Ecohome Phúc Lợi

Sàn phẳng Ubot đã chứng minh vị thế không nhỏ khi đồng hành cùng các công trình NOXH nổi bật. Hy vọng với những kiến thức này, các CDT – đơn vị tư vấn thiết kế sẽ có thêm những nguồn thông tin tham khảo chính thống, tìm ra cho mình được một đơn vị triển khai có kinh nghiệm để tối ưu những gì vốn có của giải pháp sàn phẳng không dầm.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Nhà ở xã hội là gì? Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là gì? Một câu hỏi đang được quan tâm và nhiều người đặt câu hỏi trong thời gian gần đây với sức nóng của loại hình dự án được Nhà nước tạo điều kiện này. Đây cũng là loại hình dự án được người lao động có thu nhập thấp tìm hiểu. Cùng LPC tham khảo khái niệm nhà ở xã hội là gì và các đối tượng được mua nhà ở xã hội nhé

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là gì?

Chính sách nhà ở xã hội ra đời giúp giấc mơ có nhà của người thu nhập thấp trở thành hiện thực. Tuy nhiên, đây là “giấc mơ” có điều kiện, vậy nhà ở xã hội là gì và ai sẽ được mua nhà ở xã hội

Theo khoản 7 – Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định:

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở xã hội”

Nhà ở xã hội thường có những đặc điểm như sau:

  • Giá rẻ hơn so với loại nhà thương mại cùng khu vực hoặc cùng phân khúc về giá
  • Có chính sách dành riêng cho đối tượng
  • Chủ đầu tư khi xây dựng và giao bán nhà ở xã hội sẽ bị khống chế trần lợi nhuận là 10%
  • Sau 5 năm bàn giao mới được chuyển nhượng cho gia chủ

Theo quy định tại Điều 55 – Luật Nhà ở, nhà ở xã hội bao gồm 2 loại là nhà chung cư và nhà riêng lẻ

Nhà chung cư là loại hình nhà ở xã hội điển hình và được phổ biến rộng và nhiều hơn so với loại hình nhà riêng lẻ, do việc nhà ở xã hội còn phụ thuộc vào quy hoạch tại các khu đô thị lớn, gần các khu công nghiệp và giải quyết các vấn đề về đất đai, do vậy nhà chung cư được lựa chọn nhiều hơn do có nhiều căn hộ, quy hoạch được tập trung, dễ quản lý mà mang lại tổng thể cảnh quan đẹp cho khu đô thị.

So với nhà chung cư, thì nhà ở riêng lẻ là loại hình nhà ở xã hội không được phổ biến và khi xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, cũng không loại trừ hoàn toàn việc chủ đầu tư có thể đầu tư và xây dựng loại hình này nếu đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn của nhà nước.

Bên cạnh 2 loại hình phổ biến, hiện nay còn có các loại hình nhà ở xã hội kết hợp bao gồm:

  1. Liền kề: Mô hình nhà ở xã hội được xây dựng theo quy mô nhà liền kề, phù hợp cho các hộ gia đình muốn sở hữu một ngôi nhà riêng biệt
  2. Nhà tái định cư: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng để tái định cư những hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án công trình, giúp họ có một chỗ ở mới ổn định và tiện nghi hơn.
  3. Nhà ở xã hội thương mại: Loại hình nhà ở xã hội được xây dựng để bán ra cho người dân có thu nhập thấp – giá rẻ hơn so với loại hình nhà cùng phân khúc trên thị trường, tuy nhiên loại hình này không được hỗ trợ ngân sách từ nhà nước như các loại nhà ở xã hội khác.
Nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội Cát Tường Smart City

Do đó, dù xây dựng dưới loại hình nào thì chủ đầu tư cũng phải xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết đô thị và được sự phê duyệt của nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền. Việc phân loại nhà ở xã hội được xây dựng trên các điều kiện và sự phù hợp với thực trạng quy hoạch của từng loại hình, cùng với đó căn cứ vào các chính sách hỗ trợ, quy mô tổ chức quản lý để giúp người lao động có sự lựa chọn tốt nhất với loại hình nhà ở mình mà đã lựa chọn

Xem thêm: Giải pháp nào cho 1 triệu căn nhà ở xã hội tại Yên Phong – Bắc Ninh

Nhà ở xã hội là gì - Ảnh 2

Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, Nhà ở xã hội khi xây dựng sẽ đáp úng được khoảng 65% nhu cầu mua nhà cho các đối tượng khó khăn hoặc người có thu nhập thấp tại các khu đô thị lớn hoặc nông thôn.

Cũng theo quy định của Nhà nước, đối tượng được mua nhà ở xã hội dựa trên các tiêu chí khá khắt khe và cũng cần trải qua nhiều giai đoạn xét duyệt và đánh giá chủ yếu thuộc các nhóm sau:

  • Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  • Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định.
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Bên cạnh các tiêu chí về loại đối tượng, để có thể sở hữu một căn hoặc chung cư nhà ở xã hội là gì, người mua cần phải đáp ứng thêm các điều kiện dưới đây

Điều kiện về mức thu nhập

Người được mua hoặc có điều kiện mua nhà ở xã hội là các đối tượng không phải thường xuyên nộp thuế thu nhập, bao gồm

  • Người hộ cận nghèo, hộ nghèo và những người có thu nhập thấp.
  • Những người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp hoặc trong các doanh nghiệp.
  • Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan.
  • Cán bộ, công nhân viên chức theo quy định của pháp luật.

Hoặc những gì không thể đáp ứng được nhu cầu về thu nhập như:

  • Người có công với cách mạng.
  • Cá nhân hoặc hộ gia đình thuộc diện bị thu hồi đất, phá dỡ nhà và thu hồi đất theo quy định mà chưa được nhà nước bồi thường bằng đất ở, nhà ở.

Điều kiện về nhà ở

Đối với điều kiện này, người mua nhà ở xã hội là gì? cần thoả mãn các tiêu chí sau:

  • Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
  • Đối với cán bộ, công chức thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
  • Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ đất, nhà ở dưới mọi hình thức tại nơi mình đang sống. Hoặc trường hợp khác, mặc dù đã có nhà nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng khu vực và từng thời kỳ.

Điều kiện về cư trú

  • Phải có đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương hoặc tỉnh, nơi có nhà ở xã hội.
  • Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố đó. (trừ những trường hợp quy định tại khoản 9 điều 49, thuộc Luật nhà ở năm 2014).

Nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội được xây dựng là một giải pháp hữu ích cho Nhà nước dành cho các hộ gia đình có thu nhập thấp có cơ hội để sở hữu một mái ấm ổn định. Tuy nhiên, việc sở hữu nhà ở xã hội – nhà ở xã hội là gì? đòi hỏi người mua cần phải đáp ứng đủ các kiều kiện và thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký theo quy định của Nhà nước và pháp luật

Hy vọng với bài viết này, LPC đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về định nghĩa Nhà ở xã hội là gì? và các Đối tượng – điều kiện để sở hữu các loại hình Nhà ở xã hội.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction