thumbnail

Net-zero và xu hướng xây dựng trong tương lai

Nội dung

Hiện nay, biến đổi khí hậu là vấn đề cấp bách nhất trong thời đại của chúng ta. Do đó chính phủ, chính quyền thành phố và các công ty cần có những tiêu chuẩn cụ thể để hạn chế lượng khí thải carbon do các ngành công nghiệp nói chung và ngành xây dựng nói riêng tạo ra, từ đó bảo đảm một môi trường “xanh” và bền vững cho người dân. Vì vậy, tiêu chuẩn “Net-zero” được coi là một trong những giải pháp hiệu quả nhất cho vấn đề này.

net-zero

Theo Chương trình Môi trường của Liên hợp quốc (UNEP), môi trường xây dựng chiếm 39% tổng lượng khí thải carbon hàng năm trên toàn thế giới, trong đó 11% được tạo ra từ việc sản xuất vật liệu xây dựng như thép, xi măng và thuỷ tinh.  Dù rất nhiều tiến bộ công nghệ đã được các kiến trúc sư và nhà thiết kế áp dụng thông qua việc ứng dụng vật liệu tái chế và các vật liệu xanh vào quy trình xây dựng. Tuy nhiên vẫn còn một chặng đường dài để đạt được Net-zero cũng như để có thể giảm lượng khí thải carbon xuống mức tối thiểu hoặc gần như “bằng không”.

Net-zero là gì?

Net-zero (mức phát thải ròng bằng 0) được định nghĩa trên website Net-zero Climate là “trạng thái cân bằng giữa lượng khí nhà kính đi vào khí quyển và lượng khí được đào thải”

Nghĩa là con người phải tìm cách giảm tối đa lượng khí CO2 giải phóng vào môi trường tự nhiên từ các tác nhân như: Phương tiện giao thông, nhà máy công nghiệp… đặc biệt là lĩnh vực xây dựng. Đồng thời, lượng CO2 còn lại trong khí quyển phải cân bằng với lượng khí được tiêu thụ. Do đó, net-zero còn được xem là mục tiêu giảm phát thải khí CO2 gắn liền với phục hồi xanh và phát triển bền vững. 

Tại sao lĩnh vực xây dựng cần nỗ lực đạt Net-zero?

Theo Báo cáo Tình trạng năng lượng toàn cầu năm 2018 (Global Status Report 2018) của Cơ quan Năng lượng quốc tế IEA, lượng khí CO2 phát thải từ các tòa nhà xây dựng chiếm 40% tổng lượng phát thải CO2 toàn cầu từ nguồn sử dụng năng lượng vào năm 2017. Trong đó, phát thải từ hoạt động xây dựng chiếm 28% và từ vật liệu xây dựng chiếm 11%. 

net-zero

Biểu đồ thể hiện mức phát thải CO2 toàn cầu. Nguồn: Architecture 2030

Cũng theo báo cáo trên, ⅔ diện tích của các công trình xây dựng hiện nay sẽ vẫn tồn tại vào năm 2040. Điều đó có nghĩa rằng, nếu các tòa nhà này không giảm phát thải khí CO2, không vạch rõ các bước để đạt Net-zero thì mục tiêu giới hạn mức tăng nhiệt độ toàn cầu của Thỏa thuận Paris sẽ không thể đạt được. 

Vậy ngành xây dựng cần làm gì để nhanh đạt được Net-zero???

Xu hướng xây dựng trong tương lai

Vật liệu xây dựng xanh

Vật liệu xây dựng xanh là các loại vật liệu được sản xuất và sử dụng mà không gây ra tác hại đến môi trường, có khả năng tái chế hoặc tự phân hủy. Trong suốt vòng đời từ khi sản xuất cho đến khi hết hạn sử dụng, các vật liệu xây dựng xanh không tạo ra bất kỳ tác động tiêu cực nào đến môi trường sống.

net-zero

Vật liệu xây dựng xanh đang được khuyến khích sử dụng trên toàn thế giới và cả ở Việt Nam để giảm phát thải carbon trong ngành xây dựng, hướng tới mục tiêu Net-zero. Mặc dù các loại vật liệu xanh thường có chi phí sản xuất, chi phí lắp đặt khá cao, một số hạn chế về năng lực thi công, ngân sách đầu tư của nhà thầu khiến cho việc sử dụng vật liệu xanh còn gặp nhiều rào cản và không được phát triển đúng mức. 

Xem thêm: https://lpc.vn/kien-truc-xanh-xu-huong-cua-hien-tai-va-tuong-lai/

Nhưng nếu xét về lâu dài, loại vật liệu này lại tiết kiệm chi phí hơn các vật liệu truyền thống. Quá trình sản xuất vật liệu xây dựng xanh hiện nay cần phải đảm bảo 2 tiêu chí:

– Tiêu tốn ít năng lượng để sản xuất ra vật liệu xây dựng.

– Khi sử dụng vật liệu không hao tốn nhiều năng lượng.

Vật liệu xanh vừa không gây tác động xấu đến môi trường, vừa an toàn cho người sử dụng, lại có khả năng tái sử dụng nhiều lần. Có thể kể đến như: tre, gạch không nung, bê tông nhẹ,….. và một loại sàn đang được ưa chuộng hiện nay là sàn Ubot của LPC.

net-zero

Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè – rất phù hợp trong việc bảo vệ môi trường và chuẩn Net-zero. Việc đặt Ubot vào lấy đi phần bê tông không làm việc giúp giảm trọng lượng sàn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng, đồng thời giúp sàn vượt nhịp lên đến 20m tạo không gian thông thoáng thẩm mỹ cho công trình.

Trong tương lai, chúng ta nên hoàn toàn chuyển đổi sang các loại vật liệu này để từng bước tiến tới mục tiêu Net-zero.

Có thể bạn quan tâm: https://lpc.vn/san-phang-ubot-ung-dung-linh-hoat-trong-cac-cong-trinh/

Tính bền vững

Tính bền vững trong kiến trúc được hiểu là những tòa nhà được thiết kế để hạn chế tác động của con người đối với môi trường tự nhiên.

Kiến trúc bền vững sẽ sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo, chẳng hạn như tấm pin mặt trời làm hệ thống sưởi ấm, giếng trời để lấy gió tự nhiên tránh lãng phí tối thiểu các nguồn năng lượng có hại.

net-zero

Ngoài ra, kiến trúc bền vững phải tạo điều kiện cho hoạt động bền vững trong suốt vòng đời của tòa nhà, bao gồm cả việc xử lý cuối cùng. Bên cạnh đó, nó vẫn phải đạt được các chức năng và có tính thẩm mỹ vượt trội, đồng thời vẫn có thể đáp ứng được hiệu quả sử dụng tài nguyên và năng lượng lâu dài.

Tính bền vững trong kiến trúc là mô hình kiến trúc được thiết kế và phát triển theo xu hướng hòa vào thiên nhiên, gần gũi với thiên nhiên nhằm bảo toàn sự cân bằng của môi trường và hệ sinh thái. Đây cũng là một trong những bước đổi mới để hướng tới Net-zero trong ngành xây dựng.

Cải tạo công trình

Cải tạo công trình là một cách để cứu một tòa nhà cũ có nguy cơ bị phá hủy. Hiện nay, với sự xuất hiện hàng loạt của nhà cao tầng, nhu cầu nhà ở, thiếu hụt không gian xanh,… đã nảy sinh nhiều vấn đề đến môi trường và xã hội.

Một trong số những cách để đối phó với việc này đó là việc cải tạo lại những công trình cũ, thêm những điểm nhấn mới và tạo ra những công năng cần thiết phù hợp cho cuộc sống hiện đại thay vì chọn phá huỷ và tái thiết kế hoàn toàn gây ra lượng lớn khí thải carbon. Việc cải tạo mang đến nhiều lợi ích cho môi trường và từng bước tiếp cận mục tiêu Net-zero trong xây dựng. Hơn nữa, chúng ta còn bảo tồn được tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu nhu cầu về vật liệu mới.

net-zero

Một số dự án cải tạo nổi bật của LPC góp phần bảo vệ môi trường:  Tòa Nhà Văn Phòng Hàm Long, Trung Tâm Trải Nghiệm Sản Phẩm Và Dịch Vụ Huyndai TC – Motor (CDA Tam Trinh), Trung Tâm Dịch Vụ Và Hạ Tầng Ô Tô Thành Công,…. Việc nâng cấp, cải tạo các công trình có thể đem lại lợi ích về mặt kinh tế thông qua các biện pháp giảm tiêu thụ điện và chi phí vận hành khác. Bên cạnh đó, việc không phá hủy tòa nhà còn giúp giảm thiểu cacbon ra môi trường, nâng cao chất lượng cuộc sống và sức khỏe cho những người đang sinh sống tại đó.

Xem thêm: https://lpc.vn/top-3-xu-huong-kien-truc-cai-tao-nha-dep-va-an-tuong/

Như vậy, để đạt được Net-zero (mức phát thải ròng bằng 0) vào năm 2050, ngành xây dựng sẽ phải có những bước chuyển mình ngay từ khâu khai thác và sử dụng nguyên vật liệu cho đến những khâu cuối cùng hoàn thành một công trình. Hay nói cách khác, xây dựng sẽ phải thể hiện vai trò của mình để đóng góp vào mục tiêu chung, không chỉ của một quốc gia mà còn của toàn nhân loại.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC 

Hotline: 0911.29.9696 

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.