Search

Có nên sử dụng sàn phẳng Ubot cho nhà dân ???

Xây nhà bằng sàn phẳng Ubot đã không còn là một khái niệm xa lạ trong giới xây dựng những năm gần đây. Nhưng đối với nhiều người dân, sàn phẳng Ubot vẫn là một cái gì đó rất mới mẻ làm cho họ băn khoăn không biết có nên áp dụng công nghệ mới này cho ngôi nhà của mình không ? Vậy nên hôm nay LPC sẽ thông tin đến mọi người để cùng nắm rõ hơn về công nghệ sàn này nhé!

Sàn Ubot là gì ?

Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Ubot có cấu tạo đặc biệt gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới.

Việc đặt Ubot vào lấy đi phần bê tông không làm việc giúp giảm trọng lượng sàn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng, đồng thời giúp sàn vượt nhịp lên đến 20m tạo không gian thông thoáng thẩm mỹ cho công trình.

Hộp Ubot

Vậy có nên sử dụng sàn phẳng Ubot cho nhà dân ?

Tối ưu kết cấu sàn – Hiệu quả kinh tế

Thông qua việc đặt Ubot vào vùng bê tông không làm việc sẽ làm giảm khối lượng bê tông đáng kể cho công trình. Việc này dẫn đến việc giảm khối lượng sàn, giảm tải trọng xuống sàn, móng.

Khối lượng bê tông, thép, cốp pha đều giảm so với sàn bê tông cốt thép thông thường ( giảm 30-40% khuôn ván, giảm 20-30% thép ). Trong khi đó việc sử dụng thêm vật tư phụ như sàn Ubot và phụ kiện cũng không làm tăng quá nhiều giá thành, chỉ mất khoảng 5,5 triệu đồng/ m2 sàn.

Sàn Ubot: https://lpc.vn/lich-su-hinh-thanh-hop-ubot/

sàn phẳng Ubot cho nhà ở

Nhà ở gia đình chú Thành – Hòa Bình

Ngay cả với những ngôi nhà có nhịp dưới 6m thì chi phí thi công sàn Ubot cũng không chênh nhiều hơn so với sàn truyền thống, mà nó còn mang lại được nhiều lợi ích hơn về công năng như: xây tường ở bất kỳ vị trí nào bạn muốn, sàn phẳng, sau này có thể thay đổi công năng, đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ thì việc các bé chạy nhảy không làm ảnh hưởng tới từng dưới vì sàn Ubot còn có khả năng cách âm cách nhiệt.

Xem thêm: https://lpc.vn/cai-tien-cua-san-phang-ubot-phu-hop-voi-cac-cong-trinh/

sàn phẳng Ubot cho nhà ở

Gia đình anh Hòa – Hòa Bình

Hơn nữa, thời gian thi công dự kiến của sàn nhẹ Ubot so với phương án thi công sàn bê tông cốt thép truyền thống rút ngắn được khoảng 4-5 ngày. Điều đó, đã giúp cho chủ nhà giảm được đáng kể chi phí nhân công và ngôi nhà thân yêu sẽ được hoàn thiện nhanh hơn.

Xem thêm: https://lpc.vn/quy-trinh-thi-cong-san-phang-khong-dam-ubot/

Tính thẩm mỹ – phong thủy

Một ngôi nhà đẹp bắt nguồn từ bản thiết kế hoàn hảo về phối cảnh đến kết cấu. Vì vậy, chủ nhà thường đầu tư khá nhiều chi phí vào phần kiến trúc để tạo nên chất riêng của cá nhân mình. Và sàn phẳng Ubot sẽ giúp chủ nhà thỏa sức sáng tạo không gian kiến trúc và nội thất ngôi nhà vì sàn phẳng Ubot cho phép công trình vượt nhịp lên tới 20m nên không cần bố trí quá nhiều cột trong nhà.

Ngoài ra, việc loại bỏ phần dầm trong sàn cũng phần nào giúp chủ nhà hạn chế tối đa các yếu tố phong thuỷ trong ngôi nhà của mình. Hơn nữa, việc bố trí cột linh hoạt của sàn phẳng không dầm không làm hạn chế các yếu tố kiến trúc phức tạp, mà vẫn đảm bảo độ an toàn cho công trình khi đưa vào sử dụng.

Xem thêm: https://lpc.vn/uu-the-san-phang-ubot/

sàn phẳng Ubot cho nhà ở

Nhà thờ kết hợp nhà ở gia đình anh Huấn – Bắc Ninh

Thi công nhanh – Vận chuyển lưu kho tối ưu

Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể. Đặc biệt, quy trình thi công sàn phẳng Ubot gần giống với sàn truyền thống thông thường do vậy bất kỳ đơn vị nào đều có thể thi công được dễ dàng.

Hộp Ubot được thiết kế để xếp chồng lên nhau giúp hạn chế không gian lưu kho, vận chuyển dễ dàng. 

Sàn phẳng Ubot cũng đã đóng góp không nhỏ vào thành công của các Dự án – Công trình xanh của đất nước, điển hình như Dự án Nhà ở Ecohome Phúc Lợi – Dự án đạt giải thưởng Transformation Business Awards 2018 cho hạng mục “Công trình xanh”. Hiện nay dự án đã được đi vào sử dụng và mang lại nhiều tiện ích cho cư dân tại nơi đây.

Dự án nhà ở Ecohome Phúc Lợi: https://lpc.vn/du-an/du-an-tai-viet-nam/

Việc sử dụng sàn phẳng Ubot cho ngôi nhà của bạn không những giúp giảm chi phí thi công, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh bạn.

Với những thông tin trên, LPC tin rằng đã phần nào giúp các chủ nhà giảm bớt nỗi lo trong việc có nên sử dụng sàn phẳng Ubot trong ngôi nhà của mình. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Ứng dụng sàn phẳng không dầm cho dự án Trung Tâm Thương Mại

Sự bùng nổ của các cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đã mang đến những đóng góp to lớn cho ngành xây dựng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Những giải pháp trong quá trình thi công xây dựng đã được áp dụng hiệu quả và mang lại những thành công nhất định. 

Có thể kể đến một trong số đó là công nghệ sàn phẳng không dầm– sàn Ubot chính là giải pháp sáng tạo thân thiện với môi trường, ứng dụng vào nhiều loại hình công trình khác nhau. Sàn phẳng không dầm một lần nữa khẳng định sự nổi bật khi ứng dụng vào dự án Trung tâm Thương mại. Cùng LPC tham khảo những gì mà sàn phẳng không dầm Ubot đem lại cho các dự án Trung tâm Thương mại nhé.

Xem thêm: https://lpc.vn/sanphangubot/

Trung tâm thương mại là gì?

Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh đa chức năng, hiện đại bao gồm cửa hàng, cơ sở dịch vụ, phòng họp, hội trường hay văn phòng cho thuê,…được xây dựng tập trung, bố trí trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề.

Trung tâm thương mại cung cấp những tiêu chí về diện tích kinh doanh, phương thức phục vụ văn minh, trang bị các trình độ quản lý và kỹ thuật hiện đại nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trong việc phát triển kinh doanh của thương nhân hoặc doanh nghiệp, đồng thời, thỏa mãn các mong muốn của khách hàng về hàng hóa cũng như dịch vụ.

Do vậy trong những năm gần đây, việc xây dựng các công trình thương mại – dịch vụ luôn được Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất. Điều đó thúc đẩy nhiều Chủ Đầu tư xây dựng hệ thống các công trình tiện ích và đa chức năng.

Xem thêm: https://lpc.vn/lpc-tu-hao-tao-nen-lien-tiep-giai-thuong-cho-du-an-pd17/

Sàn phẳng không dầm – giải pháp tối ưu cho dự án Trung tâm Thương mại

Sàn phẳng không dầm là gì?

Sàn phẳng không dầm là loại sàn không sử dụng đến các thanh dầm ngang và dầm dọc đỡ ở phía dưới khi thi công. Khi xây dựng thì chúng sẽ được liên kết bởi các hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, liên kết với nhau bởi các thanh nối nằm chìm trong sàn bê tông.

hộp Ubot

Hộp Ubot

Sàn phẳng không dầm có kết cấu như thế nào?

Về cơ bản thì kết cấu của sàn phẳng không dầm khá đơn giản như:

  • Tấm thép lưới cố định dưới
  • Hộp rỗng bằng nhựa
  • Tấm thép lưới cố định trên
  • Các móc thép cố định

Về cơ bản thì sử dụng sàn phẳng để giúp giảm đi lượng bê tông cốt thép không cần thiết khi thi công. Tuy nhiên kết cấu gồm các lớp trên cũng như việc bố trí thép sàn phẳng không dầm sẽ giúp bề mặt sàn liên kết tốt hơn, từ đó tạo ra hệ sàn an toàn, chắc chắn và tiết kiệm được nguyên vật liệu.

Xem thêm: https://lpc.vn/san-phang-ubot-giai-phap-cho-cong-trinh-thuong-mai/

Vậy sàn phẳng không dầm cho Trung tâm Thương mại thì có gì ?

Không gian rộng

Sàn phẳng Ubot cho phép công trình vượt nhịp lớn không dầm tới 20m, tạo nên một không gian kiến trúc thông thoáng, không hạn chế về vị trí xây tường ngăn vì vậy tạo điều kiện tốt để bố trí công năng công trình một cách tối ưu, chủ đầu tư có thể cải tạo, thay đổi vị trí tường xây trên sàn tuỳ ý. Đây đều là những tiêu chí tiên quyết khi CĐT lựa chọn áp dụng sàn phẳng không dầm vào các công trình thương mại.

Sàn phẳng không dầm-TTTM

Dự án Trung tâm Thương mại Quận 6 – TP. Hồ Chí Minh

Bên cạnh đó cấu tạo sàn phẳng Ubot có dầm và mũ cột nằm chìm trong sàn giúp giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình thương mại – khai thác tối đã không gian và đảm bảo đầy đủ công năng. Sàn Ubot giúp giảm tải trọng lên cột và móng. Có thể giảm tiết diện cột. Nhờ giảm chiều dày so với hệ sàn dầm truyền thống nên công trình có khả năng tăng thêm tầng khai thác.

Xem thêm: https://lpc.vn/5-cau-hoi-thuong-gap-ve-phan-mem-bao-cao-san-phang/

Ta có thể kể đến như Dự án Trung tâm Thương mại Quận 6 – TP. Hồ Chí Minh đi vào hoạt động từ năm 2017 – Một trong những Dự án sử dụng thành công sàn phẳng không dầm với bước nhịp là 8x10m. Diện tích sử dụng sàn Ubot lên tới 24.000m2.

Trung tâm Thương mại

Trung tâm Thương mại Quận 6

Thời Gian Thi Công Nhanh

Việc thi công sàn phẳng không dầm sẽ giúp CĐT đẩy nhanh tiến độ thi công so với các loại sàn phẳng khác – đây luôn là điều mà nhiều CĐT quan tâm, đặc biệt là trong thi công các công trình Trung tâm Thương mại. Làm sao để công trình sớm hoàn thiện nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn kết cấu và kiến trúc thẩm mĩ. Với các bước thi công đơn giản, sàn phẳng Ubot có thể:

  • Tiết kiệm tới 10-15% tổng chi phí công trình,
  • Tiết kiệm 10-30% chi phí bê tông, cốt thép, cốp pha, nhân công. 
  • Tiết kiệm chi phí kĩ thuật, hệ thống điện nước.
  • Thời gian thi công: 5 – 7 ngày/sàn

Thân Thiện Với Môi Trường – An toàn chất lượng

Xu hướng xây dựng xanh đang là xu hướng đang được Nhà nước và các CĐT quan tâm rất nhiều. Môi trường xanh, vật liệu thân thiện, các giải pháp tiết kiệm năng lượng, .. đang dần tạo được chỗ đứng không nhỏ khi được ứng dụng trong các công trình Trung tâm Thương mại tại Việt Nam.

Sàn phẳng không dầm đã được kiểm định và chứng nhận về chất lượng cho thành phần là nhựa tái chế an toàn khi sử dụng. Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể. Hộp nhựa Ubot còn có khả năng cách âm – cách nhiệt tối ưu so với sàn truyền thống thông thường.

Xem thêm: https://lpc.vn/san-ubot-la-gi-ung-dung-linh-hoat-trong-cac-cong-trinh/

Bên cạnh đó, sàn phẳng không dầm Ubot được tính toán theo tiêu chuẩn Eurocode và các quy chuẩn – tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, đặc biệt là các tiêu chuẩn về Phòng cháy – chữa cháy. Các kỹ sư của LPC có kinh nghiệm hơn 10 năm để thực chiến các Dự án tại Châu Âu và Việt Nam nên việc thiết kế kết cấu luôn đảm bảo an toàn – chất lượng cho mọi công trình.

Thực tế đã chứng minh khi Sàn phẳng Ubot là giải pháp được CĐT Công ty CP ĐT & TM Hợp Phát lựa chọn cho Dự án TTTM quận 6, Dự án TTTM Phú Quý Thăng Long – TP Thái Nguyên…. và còn nhiều dự TTTM khác.

TTTM Phú Quý Thăng Long

TTTM Phú Quý Thăng Long

LPC hy vọng có nhiều cơ hội được đồng hành cùng các CĐT và các Dự án Trung tâm Thương mại lớn trong tương lai.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Top 5 xu hướng kiến trúc nổi bật trong năm 2023

Kiến trúc thực sự là một trong những ngành công nghiệp sáng tạo và quan trọng nhất trên thế giới, trong đó các kiến ​​trúc sư không chỉ cố gắng vượt qua nhau mà còn cả bản thân, ý tưởng và sáng tạo trong quá khứ của chính họ. Đây là lý do tại sao đầu năm luôn là thời điểm thú vị, đặc biệt là khi nói đến lĩnh vực kiến ​​trúc. Các kiến ​​trúc sư và nhà thiết kế phải thúc đẩy bản thân thích nghi với thực tế đang thay đổi, nắm bắt các xu hướng kiến trúc, công nghệ và phương pháp mới, sáng tạo, đột phá hơn. 

Ngoài tiến bộ công nghệ, các xu hướng kiến ​​trúc chủ yếu đáp ứng các yêu cầu lấy con người làm trung tâm và vào năm 2023, chúng ta kỳ vọng sẽ chứng kiến ​​xu hướng tìm cách tối đa hóa không gian, đồng thời các công trình, sản phẩm định hướng thân thiện với môi trường…– tất cả đều lấy tính bền vững làm trọng tâm. Dưới đây sẽ là 5 xu hướng kiến ​​trúc mà chúng tôi dự đoán sẽ dẫn đầu ngành trong năm 2023.

Xu hướng kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh đã trở nên phổ biến xung quanh chúng ta vào năm 2022 và chúng tôi tin rằng nó sẽ trở thành một xu hướng lâu đời và được nhân rộng vào năm 2023. Kiến trúc xanh chính là xu hướng thiết kế và thi công các công trình xây dựng để nhằm giảm thiểu tối đa có thể các tác động trong quá trình thi công với môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Không chỉ thế, những không gian trong kiến trúc xanh còn hướng tới mọi người lối sống xanh, nơi mọi người gần gũi với thiên nhiên hơn. Từ đó có thể tiết kiệm nguồn năng lượng, gìn giữ môi trường. Lượng ánh sáng tự nhiên dồi dào và cây xanh là những đặc điểm quan trọng của những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách này. Mục đích kiến trúc xanh ở đây chính là có thể giảm thiểu tối đa các tác động xấu đến môi trường và tiết kiệm được năng lượng, thay đổi những lối sống chưa tốt của con người trong công trình.

Xu hướng kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh có thể mang lại cảm giác thư giãn, tăng sự sáng tạo và đảm bảo được sự tỉnh táo, mang lại niềm hạnh phúc và hỗ trợ trong việc làm giảm các bệnh liên quan đến đường hô hấp hay các triệu chứng dị ứng và thậm chí là hen suyễn. Việc đô thị hóa đang ngày càng gia tăng và dẫn đến sự bùng nổ dân số, cùng với đó là hiện tượng đất chật người đông. Vậy nên trong thời điểm có rất ít khoảng xanh thì những điều này đang là điều cần thiết hơn bao giờ hết.

Kiến trúc xanh: https://lpc.vn/kien-truc-xanh-xu-huong-cua-hien-tai-va-tuong-lai/

Ngoài việc hướng tới kiến trúc và lối sống xanh thì nguyên vật liệu xây dựng giờ đây cũng là mối lo hàng đầu cho các CĐT để làm sao giảm tải các chất thải xây dựng ra môi trường. Hiểu được nỗi lo đó nên từ năm 2012 LPC đã triển khai giải pháp sử dụng sàn phẳng Ubot được hãng Deliform của Ý tạo ra và ứng dụng ở hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước.

Vật liệu xanh

Vật liệu xanh

UBOT đã được kiểm định và chứng nhận về chất lượng cho thành phần là nhựa tái chế an toàn khi sử dụng. Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể.

Xem thêm: https://lpc.vn/top-7-xu-huong-vat-lieu-cua-the-gioi-trong-tuong-lai/

Xu hướng kiến trúc tiền chế

Kiến trúc tiền chế đang là sự lựa chọn hàng đầu cho chủ đầu tư khi cần xây dựng các loại nhà thép tiền chế như:  nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị, công trình thương mại, nhà để ở… Bởi các ưu điểm vượt trội hơn sơ với cấu trúc truyền thống như tiết kiệm chi phí và thời gian thi công nhanh chóng. Kiến trúc tiền chế là loại nhà làm từ các vật liệu nhẹ được sản xuất sẵn tại nhà máy và được vận chuyển đến nơi thi công để tiến hành lắp đặt.

Xu hướng kiến trúc tiền chế

Kiến trúc tiền chế có trọng lượng nhẹ so với các vật liệu khác giúp làm giảm áp lực tải trọng về mọi mặt, tiết kiệm vật liệu phụ (so với các loại nhà cố định truyền thống), lắp dựng đơn giản, nhanh chóng, bất chấp mọi điều kiện thời tiết, tận dụng tối đa không gian nhà xưởng với dải bước nhịp lớn. Đây là một hệ thống nhà cực kỳ linh hoạt, cho phép trang bị bên trong để đáp ứng mọi công năng và trang trí bên ngoài để thỏa mãn thiết kế kiến trúc đẹp nhà tiền chế dân dụng. Hơn nữa, độ bền của nó lên đến 100 năm.

Chính những lý do trên khiến nhà thép tiền chế là xu hướng kiến trúc lý tưởng để sử dụng làm nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị….và các công trình dân dụng khác như nhà hàng hàng, quán cafe, Showroom thậm chí là nhà phố và biệt thự.

Xu hướng kiến trúc cửa tàng hình

Cửa tàng hình – biến không gian sống trở nên hoàn hảo hơn. Để thiết kế loại cửa kiểu này chủ yếu dựa vào chất liệu, màu sắc và cách tận dụng không gian. Đặc biệt là lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế nội thất thông minh. Tuy nhiên, các cánh cửa vẫn được thiết kế cẩn thận và trang bị hệ thống ốp chân tường. Ngoài ra còn có thể biến đổi đa dạng trong phong cách thiết kế khác nhau như: kéo, trượt, đẩy, xoay vòng…

Xu hướng kiến trúc cửa tàng hình

Có rất nhiều cách giúp tạo được cửa tàng hình trong căn nhà của bạn như: đồng nhất chất liệu cho cửa và tường, kết hợp cửa vào tường tròn, dùng cửa để ẩn đi kho chứa đồ, làm nổi bật cánh cửa, ……Thiết kế theo xu hướng kiến trúc cửa tàng hình trong không gian sống sẽ giúp tiết kiệm thêm nhiều diện tích, tạo sự độc đáo, biến căn nhà của bạn trở nên hoàn hảo và đáng sống hơn. Đây là một trong những giải pháp tối ưu cho căn nhà có diện tích nhỏ.

Sàn Ubot – Không gian linh hoạt

Để có được kiến trúc đẹp và linh hoạt hiện nay trong giới xây dựng họ đã áp dụng thi công một loại sàn công nghệ mới thay thế cho sàn truyền thống để giúp cho không gian nhà ở thêm thông thoáng và đó là sàn phẳng Ubot – sàn công nghệ được LPC nhận chuyển giao từ năm 2012.

Xem thêm: https://lpc.vn/lich-su-hinh-thanh-hop-ubot/

Sàn phẳng Ubot cho phép công trình vượt nhịp lên tới 20m, không cần bố trí quá nhiều cột trong nhà do vậy tạo nên không gian kiến trúc vô cùng thông thoáng, giúp Chủ nhà thoả sức sáng tạo không gian kiến trúc và nội thất ngôi nhà của mình, nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn cho công trình khi đưa vào sử dụng.

Xu hướng kiến trúc thô mộc 

Các xu hướng đều theo vòng tròn và những gì từng bị coi là cũ và lỗi thời lại trở nên mới và hiện đại – trong thời trang, âm nhạc, nghệ thuật và đặc biệt là kiến ​​trúc. Xu hướng kiến ​​trúc theo chủ nghĩa thô mộc đã trở nên phổ biến trước khi đạt đến đỉnh cao vào giữa những năm 1970. Phong cách thô mộc được lấy cảm hứng và có nguồn gốc xuất phát từ phương Tây từ thập niên 50-70 của nước Anh, sau đó bắt đầu được phổ biến nhiều hơn và hiện nay tại Việt Nam phong cách này đã gây sốt trở lại.

Thiết kế thô mộc thường tạo điểm nhấn bởi các chi tiết thiết kế mang vẻ đẹp tự nhiên nên các vật liệu được kiến trúc sư sử dụng sẽ là những nguyên vật liệu như gỗ, đá, gạch, bê tông… và toàn bộ vật liệu thường được giữ nguyên màu sắc để có được vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc nhất có thể. Dễ thấy nhất là sự hiện diện của quầy bếp bêtông or toàn bộ cấu trúc ngôi nhà đều giữ nguyên màu của bêtông với đường nét gọn gàng, sắc nét, góc cạnh ngang dọc tương phản mạnh, có thể xuất hiện nhiều yếu tố cong chéo hoặc độ dốc lớn.

 Xu hướng kiến trúc thô mộc 

Màu sắc trầm mang tính trung lập cao tạo cảm giác thân thuộc, gần gũi cho người sử dụng. Có thể thấy rằng, phong cách “ thô mộc ” phù hợp với những người yêu vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc, đường nét chắc chắn, mạnh mẽ, mang hơi hướng kỹ thuật. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một phong cách thiết kế hiện đại nhưng vẫn toát lên vẻ mộc mạc thì xu hướng kiến trúc “thô mộc” chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Xem thêm: https://lpc.vn/san-nhe-ubot-giai-phap-cho-cac-cong-trinh-nha-o-xa-hoi/

Xu hướng kiến trúc nhà nổi 

Nhà nổi là hình ảnh đã quá quen thuộc ở Việt Nam, đặc biệt là ở những tỉnh miền Tây sông nước. Về cơ bản, kết cấu của nhà nổi sẽ giống như những căn nhà truyền thống khác nhưng điểm khác biệt là nó có thể nổi trên mặt nước. Chính vì vậy, khi lựa chọn vật liệu xây dựng, người ta thường sử dụng những chất liệu nhẹ như gạch, gỗ, nhựa… Còn phía dưới nền nhà sẽ có phao và xốp dày, cứng để giảm áp lực của căn nhà lên mặt nước và giúp nó không chìm.

Xu hướng kiến trúc nhà nổi

Trước kia, nhà nổi thường chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại chỗ cho người dân. Song với lợi thế gần sông, hồ, vùng vịnh… thậm chí là gần biển nên giờ đây nó còn là xu hướng kiến trúc trong kinh doanh, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch… Do đó, tùy vào mục đích sử dụng mà cách trang trí, xây dựng nhà nổi sẽ khác nhau. Phong cách trang trí cũng khá đa dạng, từ đơn giản, hiện đại, cổ điển cho đến hòa hợp với thiên nhiên… 

Do được xây dựng trên mặt nước nên sẽ không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng vào mùa mưa, lũ nên các chủ nhà và các chủ đầu tư cần chú trọng vào vật liệu, phải đảm bảo khả năng chống thấm, chất liệu nhẹ, độ bền cao, xây nhà cao hơn mực nước dâng. Đồng thời cũng phải chú ý đến số lượng thành viên trong gia đình để sắp xếp diện tích sinh hoạt cho hợp lý.

Xem thêm: https://lpc.vn/top-3-xu-huong-kien-truc-cai-tao-nha-dep-va-an-tuong/

Kiến trúc năm 2023 được hứa hẹn là một năm vô cùng nhộn nhịp khi xuất hiện nhiều ý tưởng đột phá, táo bạo. Sự xuất hiện của các yêu cầu đầy tham vọng trong tình hình mới, buộc các kiến trúc sư phải tìm giải pháp kiến trúc cho phù hợp. “ Tính bền vững ” sẽ là từ khóa xuyên suốt cho xu hướng kiến trúc 2023, đặt ra thách thức không chỉ cho các kiến trúc sư mà còn cả chủ đầu tư. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, trí tuệ nhân tạo cũng đã trở thành chủ đề bền vững trong bối cảnh phát triển xu hướng kiến trúc công trình xanh.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

5 câu hỏi thường gặp về phần mềm báo cáo sàn phẳng

Sau rất nhiều năm làm việc với khách hàng và nhận được vô số các câu hỏi khác nhau liên quan đến các chỉ số tính toán của Giải pháp sàn phẳng không dầm. Với kinh nghiệm 16 năm trong lĩnh vực xây dựng, LPC đã xây dựng nên phần mềm báo cáo sàn phẳng dành riêng cho sản phẩm vật liệu công nghệ mới: Sàn phẳng Ubot 

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi khách hàng sử dụng phần mềm báo cáo sàn phẳng. Cùng LPC trả lời những câu hỏi đó nhé.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là gì?

Phần mềm báo cáo sàn phẳng được tạo nên bởi Team Công nghệ của Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm với mong muốn giúp Chủ Đầu tư – các đơn vị Tư vấn thiết kế hoặc những khách hàng quan tâm đến giải pháp có thể tự tổng hợp và lập nên báo cáo so sánh chi phí đối với công trình của mình.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng được xây dựng trên các số liệu tính toán chi tiết của các kỹ sư kết cấu hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc ứng dụng giải pháp sàn phẳng không dầm, các thông số theo quy định của luật xây dựng Việt Nam và thực tế triển khai các Dự án từ trước tới nay.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Top 5 câu hỏi thường gặp khi sử dụng phần mềm báo cáo sàn phẳng

Câu hỏi 1: Phần mềm báo cáo sàn phẳng được sử dụng như thế nào ?

Phần mềm được thiết kế thân thiện với người dùng và tối ưu trên các nền tảng khác nhau.

Bước 1: Truy cập vào “ https://sanphangubot.lpc.vn/ –> Nhấn “Tạo tài khoản mới

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Bước 2: Nhập thông tin cá nhân

              Nhập đầy đủ các thông tin hệ thống yêu cầu –>  Nhấn “Tạo tài khoản mới”

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Bước 3: Xác minh qua Email

              Thông tin được chuyển đến Email vừa đăng ký –> Xác nhận –> Tạo mật khẩu

Bước 4: Trang chủ “Phần mềm báo cáo sàn phẳng xuất hiện”

               Sau khi tạo được mật khẩu, bạn về trang truy cập ở Bước 1 điền thông tin “tên và mật khẩu đăng nhập” để vào trang chủ. Phần mềm xuất hiện ta nhấn “Thêm” –> Giao diện “Tạo báo cáo kinh tế kỹ thuật sàn phẳng Ubot” xuất hiện.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng
giao diện "Tạo báo cáo sàn phẳng"

Bước 5: Điền đầy đủ thông tin

             Đọc kỹ và điền chính xác các thông tin –> Nhấn “ Xuất báo cáo ” để hoàn tất.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Xem thêm: https://lpc.vn/tao-bao-cao-san-phang-…

Câu 2: Chi phí khi tạo báo cáo sàn phẳng là bao nhiêu ? Thời gian tạo mất bao lâu ?

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là phần mềm hoàn toàn miễn phí 100% cho phép người dùng tạo nhiều báo cáo mà không mất một chi phí nào. Chỉ trong 5s có ngay báo cáo sàn phẳng chi tiết về các thông số kỹ thuật, chi phí xây dựng,…

Xem thêm: https://lpc.vn/noi-that-van-phong-cua-toa-nha-co-kien-truc-tot-nhat/

Câu 3: Phần mềm này dành cho những đối tượng nào ?

Phần mềm dành cho tất cả các đối tượng từ Chủ nhà tới Kiến trúc sư, Kỹ sư, Nhà thầu và những người đam mê xây dựng… Chủ nhà dễ dàng so sánh, ước tính chi phí cho công trình. Nhà thầu tính sơ bộ tổng chi phí của sàn và hàm lượng các loại vật tư của công trình. Kiến trúc sư chủ động tính toán sơ bộ chiều dầy sàn trong quá trình thiết kế. Với kỹ sư kết cấu có thể nhận biết các thông số hàm lượng thép; bê tông; cốt pha…Những người yêu thích xây dựng, muốn tìm hiểu về sàn phẳng. Hoặc những người mới bắt đầu tìm hiểu về sàn phẳng.

Xem thêm: https://lpc.vn/lpc-tu-hao-tao-nen-lien-tiep-giai-thuong-cho-du-an-pd17/

Câu 4: Phần mềm báo cáo sàn phẳng được phát triển như thế nào ?

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là phần mềm được phát triển bởi Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm với hơn 10 năm kinh nghiệm phát triển trong ngành xây dựng. Phần mềm này ra đời để hỗ trợ các kỹ sư, chủ đầu tư và người cần tìm hiểu để tính toán chi phí xây dựng cho một công trình. 

Phần mềm báo cáo sàn phẳng giúp khách hàng có thể so sánh, ước tính sơ bộ về chi phí xây dựng, hàm lượng các loại vật tư của công trình. Ngoài ra, phần mềm có thể thay đổi các thông số thép, bê tông, cốt pha và công năng của công trình.. đặc biệt, thay đổi giá để phù hợp với từng thời điểm và địa phương của công trình.

Vật liệu xanh: https://lpc.vn/vat-lieu-xanh-va-dau-truong-vat-lieu-cong-nghe-moi/

Câu 5: Vì sao tôi nên sử dụng phần mềm tạo báo cáo sàn phẳng của LPC ?

Miễn phí 100%: Phần mềm báo cáo sàn phẳng là phần mềm hoàn toàn miễn phí cho phép người tạo nhiều báo cáo mà không mất một chi phí nào. 

Tối ưu chi phí: Dễ dàng so sánh chi phí, ước tính được vật liệu cần thiết cho công trình, từ đó có thể tiết kiệm chi phí khi xây dựng sàn phẳng.

Tiết kiệm thời gian: Chỉ cần vài giây, bạn sẽ có ngay các thông số từ hàm lượng thép, bê tông, cốt pha… cũng như ước tính chi phí xây dựng sàn phẳng. 

Giao diện dễ sử dụng: Từ thao tác đăng ký tài khoản đến việc tạo báo cáo chỉ cần vài bước đơn giản, người dùng sẽ nhận ngay một báo cáo sàn phẳng chuyên nghiệp.

Nhanh chóng, tiện lợi: Phần mềm được sử dụng trên mọi nền tảng, người dùng có thể truy cập phần mềm tạo báo cáo sàn phẳng mọi lúc mọi nơi.

Hỗ trợ 24/7: Đội ngũ kỹ thuật luôn giải đáp các thắc mắc, hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng phần mềm.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào mà chúng tôi chưa giải quyết ở đây hoặc nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về sàn phẳng Ubot.

Sàn nhẹ Ubot: https://lpc.vn/so-sanh-san-nhe-ubot-va-san-be-tong-cot-thep-truyen-thong/

—— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Tiktok: Lam Pham Construction

Top 3 lợi ích khi ứng dụng giải pháp sàn phẳng Ubot cho nhà biệt thự

Sàn phẳng Ubot không còn là cái tên quá lạ với các Chủ Đầu tư, Kiến trúc sư, các đơn vị TVTK,.. Ứng dụng của giải pháp sàn phẳng Ubot đã được chứng minh trong việc ứng dụng thành công hơn 1000 Dự án trên toàn quốc. Bên cạnh công trình thương mại, nhà dân dụng thì Biệt thự cũng là hạng mục công trình thường được CĐT lựa chọn giải pháp sàn phẳng Ubot.

Công trình biệt thự là một loại hình nhà ở nhưng được xây dựng trên một không gian đất rộng rãi, độc lập, có khuôn viên sân vườn, có tường rào bao quanh.

Sàn phẳng Ubot – bước tiến mới trong vật liệu xây dựng

Với sự gia tăng tất yếu của các cuộc khủng hoảng nhà ở và biến đổi khí hậu toàn cầu, việc giảm mức tiêu thụ năng lượng và lựa chọn vật liệu xây dựng một cách khôn ngoan là điều cần thiết hơn bao giờ hết.

Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường là loại vật liệu không gây hại cho môi trường, dù là trong quá trình sản xuất, sử dụng hay thải bỏ và có thể dễ dàng tái chế. Các loại vật liệu như bê tông, xi măng, gạch đá,… vốn đã không còn xa lạ khi nhắc đến vấn đề xây dựng, thi công. Tuy nhiên, việc sử dụng các vật liệu truyền thống đến nay đã lộ rõ những hạn chế. Từ chi phí xây dựng đến các vấn đề môi trường. 

Sàn phẳng Ubot ra đời là bước tiến vượt trội của ngành xây dựng nhằm giải quyết các bất cập đang còn tồn đọng từ lâu.

Sàn phẳng Ubot là một trong những vật liệu xanh đầu tiên tại Việt Nam

Sàn phẳng Ubot là một trong những vật liệu xanh đầu tiên tại Việt Nam

Vật liệu xây dựng truyền thống và những bất cập còn tồn đọng

Các vật liệu xây dựng truyền thống đã tồn tại hàng ngàn năm nay, sống mãi cùng với những công trình thế kỷ dường như đã bắt đầu lạc nhịp với các tiêu chuẩn xây dựng xanh hiện nay. Việc liên tục khai thác tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của trái đất. Nếu tiếp tục áp dụng các phương thức xây dựng truyền thống, không chỉ tiêu tốn rất nhiều chi phí về tiền bạc, nhân công và thời gian mà còn làm tổn hại đến môi trường sống của chính chúng ta.

Ubot-kiểm soát âm thanh: https://lpc.vn/kiem-soat-am-thanh-van-de-thiet-yeu-dang-duoc-quan-tam/

Nắm bắt thị trường, năm 2012 LPC đã chính thức nhận chuyển giao giải pháp công nghệ từ tập đoàn Daliform Group (Italia) để nghiên cứu và phát triển giải pháp sàn phẳng UBOT. Giải pháp sàn phẳng UBOT được biết tới là sản phẩm hộp đình hình tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene. Sản phẩm mang tới nhiều ưu điểm vượt trội cho công trình là giải pháp vượt nhịp lớn hàng đầu tại Việt Nam, tạo độ thông thoáng cho công trình, đẹp mắt về kiến trúc và dễ dàng bố trí công năng sử dụng.

Sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot – công nghệ xây dựng mới thay thế vật liệu truyền thống

Xem thêm: https://lpc.vn/vi-sao-san-phang-ubot-co-suc-chiu-tai-tot-den-vay/

Vì sao sàn phẳng UBOT lại được ứng dụng hiệu quả cho nhà biệt thự? 

Được biết tới là VLXD được sử dụng linh hoạt ở nhiều loại công trình khác nhau như nhà xưởng, chung cư, kho bãi, nhà dân, nhà biệt thự…Việc sử dụng sàn phẳng UBOT cho công trình biệt thự mang đến nhiều lợi ích vượt trội không chỉ cho CĐT mà còn tạo ra các giá trị tốt đẹp đối với cộng đồng. 

  • Kiến trúc thông thoáng, linh hoạt

Đối với các công trình Biệt thự, thì kiến trúc và thẩm mỹ là một yếu tố vô cùng quan trọng mà các Chủ Đầu tư và các Kiến trúc sư quan tâm, làm sao vừa toát nên tính độc bản của Chủ nhà, vừa tạo nên sự sang trọng và đẳng cấp trong công trình. Chủ nhà thường đầu tư khá nhiều chi phí vào phần kiến trúc của các công trình biệt thự để tạo nên chất riêng của cá nhân mình.

Không gian thông thoáng

Sàn phẳng Ubot cho phép công trình vượt nhịp lên tới 20m, không cần bố trí quá nhiều cột trong nhà do vậy tạo nên không gian kiến trúc vô cùng thông thoáng, giúp Chủ nhà thoả sức sáng tạo không gian kiến trúc và nội thất ngôi nhà của mình.

Giảm tải trọng

Việc loại bỏ phần dầm trong sàn cũng phần nào giúp Chủ nhà hạn chế tối đa có yếu tố phong thuỷ trong ngôi nhà của mình. Không những vậy, việc bố trí cột linh hoạt của sàn phẳng không dầm không làm hạn chế các yếu tố kiến trúc phức tạp, nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn cho công trình khi đưa vào sử dụng.

Xem thêm: https://lpc.vn/kinh-nghiem-nhan-biet-hop-ubot-cua-lam-pham-construction/

  • Tiết kiệm chi phí

So với sàn truyền thống khi xây dựng biệt thự, sàn phẳng UBOT được đánh giá tối ưu chi phí hiệu quả mà vẫn đảm bảo được chất lượng của công trình. Việc sử dụng sản phẩm này sẽ giúp các công trình giảm từ 10% – 20% tổng chi phí thi công sàn. Bên cạnh đó, cũng giúp tối ưu hóa nhân công cần sử dụng, tiết kiệm ngân sách cho chủ thầu. Đặc biệt, do sàn phẳng nên việc thi công cơ điện dễ dàng và nhanh hơn. Giảm toàn bộ phần cút, chếch của hệ thống kỹ thuật.

Đặc biệt khi sử dụng sàn phẳng UBOT cho sàn còn giúp giảm nguy cơ cháy nổ cao, bởi các hộp tạo ra những lỗ thoát hơi giúp cho sàn thông thoáng không bị bí khí và dễ nổ như sàn bê tông, giảm tải trọng dao động khi xảy ra động đất.

Xem thêm: https://lpc.vn/quy-trinh-thi-cong-san-phang-khong-dam-ubot/

  • Vật liệu thân thiện với môi trường

UBOT đã được kiểm định và chứng nhận về chất lượng cho thành phần là nhựa tái chế an toàn khi sử dụng. Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể.

Sàn phẳng Ubot cũng đã đóng góp không nhỏ vào thành công của các Dự án – Công trình xanh của đất nước, điển hình như Dự án Nhà ở Ecohome Phúc Lợi – Dự án đạt giải thưởng Transformation Business Awards 2018 cho hạng mục “Công trình xanh”. Hiện nay dự án đã được đi vào sử dụng và mang lại nhiều tiện ích cho cư dân tại nơi đây.

Ubot – giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường

Trong 13 năm ứng dụng giải pháp sàn phẳng Ubot với các Dự án Biệt thự, Sàn phẳng Ubot đã thành công với nhiều Dự án với Quy mô khác nhau bao gồm Biệt thự song lập, Biệt thự liền kề hay Biệt thự dân dụng… Có thể kể đến các Dự án như: Khu biệt thự đồi Monaco – Hạ Long với tổng diện tích 48.4 ha; Dự án Biệt thự Ocean Anh Nguyễn – Nha Trang; hay Dự án Biệt thự nhà Mrs Hiếu. Quảng Bình;… và rất nhiều các dự án khác.

Xem thêm: https://lpc.vn/top-10-vat-lieu-cach-am-hieu-qua-nam-2022/

Dự án Monaco – Hạ Long

Hiện nay, vẫn còn các công trình áp dụng cách thức xây dựng truyền thống, vật liệu sử dụng có thể không được đảm bảo và gây tác động xấu đến sức khỏe người dùng cũng như môi trường xung quanh. Không những thế, các vật liệu xây dựng truyền thống được khai thác từ thiên nhiên sẽ ngày một cạn kiệt. Điều này sẽ ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái. Vậy nên, các giải pháp công nghệ xây dựng như sàn phẳng Ubot vẫn luôn được đánh giá cao về độ an toàn, không độc hại với cơ thể con người, giúp hạn chế ô nhiễm, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc ứng dụng các công nghệ xây dựng mới trong thi công. LPC tin rằng ngành xây dựng Việt Nam sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp và tạo ra nhiều giá trị bền vững trong tương lai.

—— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Tiktok: Lam Pham Construction

Lịch sử hình thành hộp Ubot: Có thể bạn chưa biết

Dân xây dựng chắc cũng không còn xa lạ với sản phẩm sàn phẳng Ubot (Sàn phẳng không dầm hộp tạo rỗng). Nhưng bạn đã biết lịch sử hình thành hộp Ubot chưa? Hãy cùng LPC tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết này nhé!

Hộp Ubot là gì?

Lịch sử hình thành hộp Ubot

Khái niệm

Giải pháp sàn nhẹ Ubot là giải pháp sàn nhẹ hai phương toàn khối sử dụng các hộp nhựa định hình tạo rỗng Ubot để tạo rỗng cho sàn, các hộp này xếp song song với nhau tạo thành các hệ dầm chìm chữ I đan xen theo hai phương vuông góc.

Hộp Ubot có cấu tạo đặc biệt với 4 chân hình côn, giữa các hộp được liên kết với nhau theo 2 phương vuông góc bởi các thanh nối. Có 2 dạng là hộp đơn và hộp đôi. Thép sàn Ubot có cấu tạo gồm: Một lớp thép dưới, và ở giữa các khoang hở là các thép gia cường.

Thép gia cường được lắp đặt theo thiết kế, phụ thuộc vào đặc điểm của từng công trình. Việc hộp Ubot vào thùng bê tông không làm việc làm giảm trọng lượng của sàn, cho phép sàn vượt nhịp lớn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng.

Ưu điểm

  • Kết cấu nhẹ
  • Tiết kiệm bê tông, cốt pha và thép
  • Sàn phẳng rỗng
  • Sàn truyền lực hai phương

Lịch sử hình thành hộp Ubot

Quê hương của giải pháp sàn phẳng Uboot Beton là đất nước Italia. Đây là sản phẩm được các chuyên gia của tập đoàn Daliform, một tập đoàn chuyên về đổi mới, cải thiện các giải pháp xây dựng, nghiên cứu, thiết kế và đưa ra thị trường. 

Tên gọi đầu tiên của sản phẩm này là Uboot Beton và trở thành một giải pháp công nghệ mới trong thi công xây dựng.

Tháng 6 năm 2012, giải pháp sàn phẳng Uboot Beton đã được chuyển giao về Việt Nam bởi công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (gọi tắt là LPC), một công ty hoạt động chuyên nghiệp trong lĩnh vực xây dựng dân dụng và công nghiệp tại Việt Nam và nước ngoài với hơn 10 năm hình thành và phát triển.

Khi về Việt Nam, sản phẩm đã được LPC nghiên cứu, cải tiến, ứng dụng và phát triển trong thi công xây dựng và nhận được nhiều sự ủng hộ của các chủ đầu tư trong và ngoài nước.

Tháng 8 năm 2015, hộp nhựa U – Boot đã nhận được kết quả thử nghiệm những tính chất của sản phẩm và đã công nhận đặt chuẩn với mức quy định của EU Direetive.

Đến năm 2016, Uboot Beton được đổi tên thành Ubot hay hộp định hình tạo rỗng Ubot giúp dễ nhớ, dễ đọc với nhiều tính năng ưu việt.

Cùng thời điểm đó, có hơn 7 dự án ứng dụng giải pháp sàn phẳng nhẹ Ubot đã được thi công. Công trình đầu tiên tại Việt Nam được triển khai ứng dụng hộp định hình tạo rỗng Ubot là chung cư Vicostone với diện tích lên đến 33000m2.

Thàng 6 năm 2017, Ubot được Bộ Khoa học và Công nghệ, Cục Sở hữa Trí tuệ cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 23977.

Từ năm 2012 đến nay, với hơn 10 năm có mặt trên thị trường, đồng hành cùng với các chử đầu tư, LPC với giải pháp sàn phẳng nhẹ Ubot đã hoàn thành hàng ngàn công trình phục vụ cho hàng ngàn khách hàng.

LPC với sứ mệnh của mình đã không ngừng nghiên cứu, cải tiên và phát triển sản phẩm. Chúng tôi đã triển khai ứng dụng giải pháp Ubot trên các tỉnh thành trên cả nước và nước ngoài với hàng tram công trình lớn nhỏ khác nhau với các địa hình đa dạng: chung cư cao tầng, bệnh viện, văn phòng, khách sạn, nhà hàng, biệt thự,…

Sự phát triển rộng rãi của Ubot

Trong những năm gần đây, Ubot– giải pháp xây dựng xanh và hiện đại, đã được các doanh nghiệp xây dựng cũng như chủ thầu ở mọi quy mô trên thế giới ưa chuộng. Theo một khảo sát gần đây nhất từ Liên đoàn xây dựng, đến năm 2022, 73% doanh nghiệp xây dựng thế giới sẽ chuyển sang sử dụng giải pháp sàn hôp Ubot hoàn toàn. 

Sàn hộp Ubot với những đặc tính ưu việt đã chiếm vị trí quan trọng trong thị trường xây dựng trong cũng như ngoài nước và đạt được những công nhận nhất định:

  • Ubot trở thành sản phẩm đại diện cho các công trình xanh: ECO home, nhà ở xã hội Cát Tường ECO, Recreation center,…
  • Ubot tạo xu hướng mới cho giải pháp sàn phẳng, đi đầu trong công cuộc chuyển giao công nghệ mới về Việt Nam.
  • Ubot trở thành lựa chọn hàng đầu cho những thiết kê xây dựng có tính thẩm mỹ cao mà tiết kiệm và thân thiện với môi trường
  • Ubot tự hào đồng hành cùng những đối tác lớn: Hòa Bình Greencity, Capital house,…

Xem thêm: Các dự án tại Việt Nam và nước ngoài

Chung cư Ecohome Phúc Lợi

Hộp Ubot LPC – Độc quyền tại Việt Nam

Từ 2012, LPC được chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Daliform Group (Italia) và tiếp phát triển, hoàn thiện giải pháp. Được triển khai ở hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước, đến nay, UBOT Beton là giải pháp sàn phẳng vượt nhịp lớn hàng đầu Việt Nam.

Sau hơn 10 năm phát triển và cải thiện không ngừng, liên tục thay đổi để đạt tới sự hoàn hảo (Thay đổi vị trí con kê so le nhau; Cải tiến thành hộp Ubot 5 chân; Thiết kế nắp dưới cho hộp Ubot chống hao hụt bê tông,…). Hộp được làm từ nhựa tái chế polypropylene, kích thước hộp 52x52cm; Chiều cao: 9, 13, 16, 17, 20, 24, 28 cm; Chân hộp: Có 4 chân côn 4 góc và 1 chân côn giữa hộp, có chiều cao biến thiên từ 5 – 10 cm. Ngoài ra còn thanh nối liên kết giữa các hộp và nắp hộp giúp kiểm soát lượng bê tông tràn vào hộp.

Lịch sử hình thành hộp Ubot

Để đảm bảo yêu cầu xuất xưởng, UBOT của LPC phải đảm bảo các chứng chỉ:

  • Chứng chỉ cường độ chịu lửa REI 180 cho UBOT cấp bởi viện CSI Bollate (MI). Chứng chỉ thử tải thí nghiệm với UBOT cấp bởi University of Darmstadt.
  • Kết quả thí nghiệm khả năng chịu lực của hộp UBOT thực hiện bởi viện Khoa học Công nghệ và Đầu tư & Xây dựng (IBST) theo tiêu chuẩn TCVN 9344:2012.
  • Kết quả thử tải sàn bê tông được thực hiện bởi Viện Khoa học Công nghệ Xây dựng IBST.
  • Thí nghiệm cách âm theo tiêu chuẩn UNI EN ISO 140-6 về kiểm tra độ cách âm trong nhà và các bộ phận khác của nhà. Chứng chỉ thí nghiệm về độ cách âm tiếng ồn do giao thông cấp bởi Instituto Giordano di Gatteo (FC).
  • Thí nghiệm cách âm theo tiêu chuẩn UNI EN ISO 140-3 về kiểm tra độ cách âm trong nhà. Chứng chỉ thí nghiệm về độ cách âm tiếng ồn truyền trong không khí cấp bởi Instituto Giordano di Gatteo (FC).
  • Chứng chỉ hệ thống theo ISO 9001 – ISO 140001 – SA Standard 8000.
  • Chứng chỉ thí nghiệm thử tải phá hoại bởi University of Padua.
  • Chứng chỉ đảm bảo chất lượng môi trường (CCA) – Thành viên của Hiệp hội Nhà xanh Counc Italia.
  • Chứng nhận sản phẩm không độc hại của Trung tâm chứng nhận phù hợp (Quacert Vietnam) số 1620/15/PTN-QC.
  • Kết quả thí nghiệm thử tải sàn Ubot thực hiện bởi viện khoa học Công nghệ, Đầu tư & Xây dựng (IBST). Theo TCVN 2737, TCVN 9344, TCVN 373, TCVN 5574.

Tới nay, Giải pháp sàn phẳng Ubot đã đóng góp những thành quả không nhỏ trong việc phát triển công trình xanh. Sàn phẳng Ubot tự hào là một trong những yếu tố quan trọng góp phần để Dự án Ecohome Phúc lợi đạt giải thưởng “Transformational Business Awards 2018”. ở hạng mục: Công trình xanh vì những đóng góp quan trọng vào sự thay đổi tích cực và phát triển bền vững cho môi trường, đồng thời kiến tạo cuộc sống xanh cho cộng đồng.

Với bề dày kinh nghiệm, năng lực và chuyên môn cao, LPC luôn là lựa chọn hàng đầu từ tư vấn, thiết kế kiến trúc, kết cấu, thi công những công trình sàn hộp UBOT cho tất cả các công trình trên khắp cả nước và quốc tế. 

Ưu thế sàn phẳng Ubot so với các loại sàn khác như thế nào?

Sàn phẳng Ubot là một loại sàn phẳng không dầm được ứng dụng nhiều trong các công trình xây dựng hiện nay. Vậy ưu thế Sàn phẳng Ubot so với các loại sàn khác như thế nào?

Ưu thế sàn phẳng Ubot so với sàn bóng

Ưu thế sàn phẳng Ubot so với các loại sàn khác như thế nào?

Về mặt kết cấu

Sàn UBOT cứng hơn so với sàn bóng. Do tiết diện dầm ảo chữ I (dầm trong sàn) của sàn UBOT liên tục, không bị thay đổi kích thước, tiết diện như hệ thống dầm ảo của sàn bóng.

Sàn nhẹ UBOT là giải pháp đổ tại chỗ nên không cần cấu tạo thép nối tấm, thép gia cường bóng (thay thế bằng phụ kiện kết nối bằng nhựa ở sàn Ubot), thép gia cường móc cẩu, cũng như có thể bố trí thép gia cường ở bất kỳ vị trí nào của sàn theo biểu đồ mô-men (sàn bóng sử dụng lưới thép đều và rất khó để làm sát với biểu đổ bao mô-men theo thiết kế).

Về thi công

  • Kho bãi gọn gàng, dễ thi công lắp đặt.
  • Chủ đầu tư hoàn toàn chủ động trong việc lựa chọn cung cấp vật tư khác. LPC có thể chỉ cung cấp hộp rỗng UBOT và phụ kiện. Vì vậy, chủ đầu tư chủ động được tiến độ thi công trên công trình, điều chỉnh nhân lực sử dụng hợp lý. 
  • Về thép hoặc lưới thép hàn sử dụng chủ đầu tư có thể đặt mua trực tiếp ở nhà cung cấp.
  • Chất lượng bê tông mặt dưới của sàn được đảm bảo hơn do cấu tạo hai bên thành dầm đảm bảo đầm dùi vào dễ dàng, cũng như chiều dày sàn lớp dưới 5cm đảm bảo sự đồng đều của các hạt cốt liệu trong bề dày sàn lớp dưới. 
  • Hộp UBOT có cấu tạo chắc chắn, chịu tải trọng lớn nên không nổ hay biến dạng trong quá trình thi công.
  • Không cần phải cấu tạo ty chống nổi.
  • Bề mặt sàn dưới của sàn bóng rất mỏng (2cm). Bóng dễ dính sát vào mặt sàn do áp lực khi thi công trên bề mặt, bê tông không xuống được gây ra rỗ hoặc thủng bê tông. Thêm nữa, do bóng chỉ cách mặt sàn ván cốp pha có 2cm nên việc nối chồng rất khó khăn nên các vết nứt dễ sinh ra do phải nối chồng ở vị trí này.

Ưu thế sàn phẳng Ubot so với sàn ô cờ

Ưu thế sàn phẳng Ubot so với các loại sàn khác như thế nào?

Về mặt kết cấu

Sàn UBOT gần giống với sự làm việc của sàn ô cờ. Sàn ô cờ là công nghệ cũ từ những năm 50 và ít được áp dụng tại Việt Nam.

Về thi công

  • Sàn ô cờ thi công có nhiều bất lợi hơn. Mặc dù hiện tại đã có sáng chế để giúp thi công sàn nhanh hơn nhưng về bản chất việc thi công lắp đặt thép phức tạp hơn sàn thường. Sàn UBOT có thể sử dụng ván khuôn bay.
  • Bề mặt sàn ô cờ không phẳng, không thẩm mỹ.
  • Sàn ô cờ vẫn phải sử dụng các dầm có chiều cao nhỏ (40cm trở lên ) nên không giảm được chiều cao tầng so với sàn nhẹ Ubot.
  • Sau khi thi công xong dễ xảy ra vết nứt tại các khe tiếp giáp giữa các tấm panel trong quá trình sử dụng.

Ưu thế sàn phẳng Ubot so với sàn Nevo, Tbox

Sàn Tbox, sàn Nevo về nguyên lý tính toán giống sàn Ubot. Khác biệt lớn nhất:

  • Bản quyền: LPC là đơn vị chính thống duy nhất tại VN có bản quyền công nghệ từ tập đoàn Daliform – Ý.
  • Quy mô công trình: Công trình sử dụng sàn Ubot được áp dụng rất nhiều công trình cấp I tại VN và được thẩm tra thẩm định bởi các đơn vị lớn như Bộ xây dựng, CBST,VCC, CONINCO, và các Sở ban ngành các tỉnh.
  • Cấu tạo hộp: Hộp Ubot có nắp dưới đáy hộp khắc phục hiện tượng hao hụt bê tông đối với sàn rỗng nói chung.
  • Chất lượng hộp , tiến độ cấp hộp: LPC có nhà máy sản xuất trực tiếp tại Hà Nội, đảm bảo chất lượng hộp cũng như các tiêu chí xuất xưởng của hộp đều đảm bảo tiêu chuẩn cũng như có CO,CQ rõ ràng.

Vì sao nên chọn Sàn phẳng Ubot của LPC?

Giới thiệu chung về sàn Ubot

Sàn phẳng nhẹ sử dụng hộp định hình tạo rỗng Ubot được cấu thành từ các hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, liên kết với nhau bởi thanh nối và nằm chìm trong sàn bê tông tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau.

Các hộp Ubot được làm từ nhựa tái sinh Polypropylene với kết cấu 5 chân hoàn toàn mới, khắc phục được tối đa các hạn chế của những thiết kế cũ đã khiến cho sàn phẳng nhẹ Ubot trở thành lựa chọn tối ưu cho các nhà thầu trên thị trường xây dựng Việt Nam và nước ngoài.

Những ưu điểm nổi bật của Sàn Ubot

Tối ưu kết cấu sàn phẳng

  • Sàn phẳng không dầm nên không gian mở thông thoáng, có thể sơn trực tiếp sau khi tháo cốp pha. chiều cao thông thủy lớn, dễ lắp đặt đường ống kỹ thuật, giảm khối lượng về thi công cốt thép, cốp pha, thi công hoàn thiện đơn giản, nhanh và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Giảm chiều dày sàn, vượt nhịp lớn cũng như giảm chiều cao tổng thể của tòa nhà, có thể tăng tầng cho những thiết kế cao tầng.
  • Giảm tải trọng cho móng.
  • Có khả năng thông khí, chống rung, cách âm và cách nhiệt tốt, cũng như có khả năng chống cháy cao.
  • Độ cứng lớn, đồng đều, khả năng chịu lực ngang tốt.
  • Hộp Ubot thiết kế mới với gân hộp được tăng chiều cao từ 8mm lên 9.5mm và thêm 1 chân giữa giúp tăng độ cứng cho hộp; cân bằng áp suất bên trong và ngoài hộp; giảm thiểu tối đa hiện tượng đẩy nổi trong quá trình thi công; dễ dàng hơn trong việc vận chuyển xếp chồng lên nhau và tháo dỡ.
  • Nắp hộp có tác dụng như lưới mạch ngừng, khắc phục được hiện tượng hao hụt bê tông. Được thiết kế dạng lưới, nắp hộp giúp thoái khí cho bề mặt bê tông sàn nhà, làm giảm nhiệt độ trong quá trình thủy hóa.

Tối ưu hiệu quả kinh tế

  • So với sàn truyền thống, hệ thống sàn phẳng  tiết kiệm được khối lượng bê tông, cốt thép khá lớn cùng với giá cả vật liệu sàn phẳng hợp lý giúp nhà thầu tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu.
  • So với sàn phẳng sử dụng thiết kế Ubot cũ, hệ thống sàn phẳng sử dụng hộp Ubot 5 chân giúp cho công trình trở nên vững chắc hơn, giảm chi phí sửa chữa rạn nứt đã xuất hiện ở những mẫu sản phẩm trước, giảm được chi phí nhân công do giảm được tối đa hiện tượng đẩy nổi trong thi công giúp tiết kiệm thời gian và quá trình thi công cũng trở nên dễ dàng hơn.
  • Thi công đơn giản, không đòi hỏi số lượng nhân công lớn, cũng như các phương tiện cơ giới nâng đỡ cồng kềnh và nơi lưu trữ lớn cho phép nhà thầu tiết kiệm chi phí công nhân và kho bãi.

Thân thiện với môi trường

Các thiết kế sàn phẳng đang theo đuổi mục tiêu thân thiện với môi trường thông qua việc sử dụng những nguyên liệu tái chế mà nổi bật là sàn phẳng UBOT với 100% làm từ nhựa tái chế porypropylen.

Linh hoạt trong thi công

  • Thi công và bảo dưỡng hệ thống cơ điện đơn giản và dễ dàng hơn do giảm được các hệ thống dầm cột, cốt pha, sắt thép trọng tải lớn và hiện tưởng đẩy nổi của hộp Ubot.
  • Vận chuyển dễ dàng, tiết kiệm được diên tích lưu trữ.
  • Khối lượng bê tông, thép và cốp pha giảm nên giảm nhân công, phương tiện vận chuyển tới công trường.

Hơn 10 năm xây dựng và phát triển, Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm đã và đang không ngừng nỗ lực nghiên cứu để đưa tới cho khách hàng những sản phẩm chất lượng và tối ưu nhất. Sản phẩm sàn phẳng nhẹ Ubot với thiết kế mới – hộp Ubot 5 chân đã trở thành lựa chọn tối ưu trên thị trường xây dựng Việt Nam và nước ngoài.

Đã có rất nhiều nhà thầu lớn tin tưởng sử dụng giải pháp mới này và nhiều dự án thành công điển hình, đặc biệt là những công trình hướng tới mục đích xanh: dự án Ecohome phúc lợi, dự án Cát Tường, Imperia sky garden,…

Sàn phẳng nhẹ Ubot tự tin sẽ đưa tới cho bạn những ưu việt không ngờ từ thiết kế đến kinh tế và đặc biệt thân thiện với môi trường. Sản phẩm độc quyền được phát triển bởi Công ty TNHH Lâm Phạm.

Tại sao sàn phẳng sàn hộp rỗng được lựa chọn nhiều trong xây dựng?

Trong thế giới xây dựng hiện đại, sàn phẳng sàn hộp rỗng là một trong những kiểu thiết kế được ưa chuộng nhiều nhất. Nhiều người cho rằng sàn phẳng sàn hộp rỗng là một trong những kiểu thiết kế tiên tiến nhất và ưu việt nhất trong xây dựng, tại sao lại vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Xu hướng sàn phẳng sàn hộp rỗng hiện nay

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành xây dựng cũng đang tiến tới những giải pháp xây dựng hoàn toàn mới, sao cho vừa đảm chất lượng công trình, giảm bớt chi phí thi công, mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa phải đặc biệt thân thiện với môi trường. Do đó, sàn phẳng sàn hộp rỗng ra đời chính là giải pháp tối ưu, khắc phục tất cả những nhược điểm về kỹ thuật, vật liệu xây dựng và độ bền của công trình so với nhiều loại sàn khác.

Bên cạnh đó, các biện pháp thi công sàn phẳng sàn hộp rỗng rất đơn giản, nhanh gọn và nhanh chóng nên tiết kiệm thời gian và nhân lực.

sàn phẳng sàn hộp rỗng

Những điểm ưu việt mà sàn phẳng sàn hộp rỗng đem lại như:

  • Sàn có khả năng vượt nhịp tới 20m, tạo không gian thoáng rộng cho công trình
  • Cấu tạo sàn không có dầm và mũ cột giúp làm tăng tính thẩm mỹ của công trình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đường ống kĩ thuật dưới sàn
  • Giảm độ dày của hệ dầm sàn
  • Với cùng chiều cao, công trình có khả năng tăng thêm được số tầng do giảm chiều dày của hệ dầm sàn
  • Tăng khả năng cách âm, cách nhiệt
  • Giảm trọng lượng sàn từ 10-30% so với sàn truyền thống, từ đó giảm tải trọng công trình xuống móng, giảm kích thước móng
  • Giảm số lượng cột và tối ưu hóa tiết diện cột
  • Tiết kiệm tới 10-15% tổng chi phí công trình, tiết kiệm 10-30% chi phí bê tông, cốt thép, cốp pha, nhân công, tiết kiệm chi phí kĩ thuật, hệ thống điện nước.
  • Thân thiện với môi trường, UBOT nhận chứng nhận chất lượng cho thành phần là nhựa tái chế an toàn khi sử dụng. Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể.

Do đó, sàn hộp được sử dụng trong các tòa nhà công cộng, bệnh viện, nhà xưởng…

Sàn phẳng sàn hộp rỗng – Giải pháp thay đổi xu thế xây dựng tương lai?

Ở các nước phát triển công nghệ sàn phẳng không dầm đã được phát triển từ rất lâu từ những năm 50 của thế kỷ. Nhiều sản phẩm công nghệ của sàn phẳng đã được các quốc gia tiên tiến ứng dụng như: Ý (công nghệ sàn Uboot), Đan mạch (công nghệ sàn bóng), Hàn quốc (công nghệ sàn xốp).

Việt Nam cũng đã tiến hành nhập khẩu các công nghệ này về và hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi trên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc vì ưu điểm, lợi ích vượt trội của giải pháp.

Trong xây dựng, sàn phẳng sàn hộp rỗng ngày càng được sử dụng phổ biến với nhiều ưu điểm vượt trội so với sàn bê tông cốt thép truyền thống. Đây là một trong những loại sàn có giá thành khá rẻ và thân thiện với môi trường – đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về vật liệu xây dựng trong phát triển bền vững. Sàn phẳng không dầm có thể vượt được nhịp lớn từ 7-20m và có nhiều ưu điểm so với sàn dầm truyền thống. 

Dễ thấy nhất có thể kể đến như đem không gian phóng khoáng với hệ lưới cột thoáng đãng, vị trí tùy ý trên mặt bằng công năng cũng như độ phẳng lì của sàn cộng với nét mộc bê tông, mang lại các không gian kiến trúc hiện đại mộc mạc nhưng không kém phần sang trọng tiện nghi, cùng đó là khả năng cách âm, cách nhiệt tuyệt đối cũng như việc xây tường bố trí công năng linh hoạt,…

Các công trình lớn được áp dụng sàn phẳng sàn hộp rỗng như “Chung cư Ligoci 13 (Hà Nội 29.000m2 sàn), Chung cư 28A Lê Trọng Tấn (Hà Nội 20.000m2 sàn), Chung cư 423 Minh Khai (Hà Nội 100.000m2 sàn), Chung cư Ecohome Phúc Lợi (60.000m2 sàn)”. Tính trung bình mỗi năm có hàng trăm nghìn m2 sàn thi công sử dụng sàn phẳng không dầm.

Chung cư Ecohome Phúc Lợi

Một số giải pháp cũng như đơn vị sàn phẳng hiện nay có thể kể đến như: Sàn phẳng sàn hộp rỗng (Uboot, Nevo, Tbox, Lform,…), Sàn xốp, Sàn ô cờ, Sàn bóng, Sàn dự ứng lực Sàn deck,…

Sàn ô cờ (Waffle slab) cũng có lịch sử lâu đời từ những năm 1950. 

Sàn ô cờ là một loại sàn bê tông cốt thép có nhiều dầm phụ phân bố theo ô cờ còn sàn bê tông có chiều dày nhỏ tới 5cm. Chính vì chiều dày sàn nhỏ, tải trọng nhẹ nên kết cấu nhà có nhịp lớn và trung bình sử dụng loại sàn này có chi phí vật liệu bê tông và cốt thép thấp nhất so với các loại sàn bê tông khác.

Tuy nhiên, việc thi công loại sàn này khá phức tạp làm tăng thời gian và chi phí xây dựng. Năm 2009, tiến sỹ Nguyễn Xuân Hoàng, Giám đốc Công ty CP Tư vấn Xây dựng ACH đã sáng chế ra công nghệ thi công mới và được Bộ Khoa học Công nghệ cấp bằng độc quyền sáng chế. 

Năm 1990 sàn bóng (bubledeck) được phát minh bởi giáo sư Jorgen Breuning –Đan Mạch. Sàn bê tông nhẹ sử dụng những quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn. Làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp lên khoảng 50%.

Sàn xốp (Expanded Polystyrene System) tiền thân là công nghệ đúc sẵn tấm tường xốp 3D những năm 1985 tại châu Âu Khoảng những năm 2012 ThS.Hoàng Đức Thắng – Đại học xây dựng Hà Nội đã nghiên cứu, cải tiến phù hơp phát triển giải pháp ở Việt Nam.

Giải pháp sử dụng Hộp UBOT – Hộp định hình tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene để tạo nên sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn.

sàn phẳng sàn hộp rỗng

Từ 2012, LPC được chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Daliform Group (Italia) và tiếp phát triển, hoàn thiện giải pháp. Được triển khai ở hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước, đến nay, UBOT Beton là giải pháp sàn phẳng vượt nhịp lớn hàng đầu Việt Nam.

Nay với giải pháp UBOT, công trình trở nên thông thoáng, đẹp mắt về mặt kiến trúc, dễ dàng bố trí công năng cho hợp lý trong khi vẫn đảm bảo chất lượng xây dựng cần có. Việc đặt UBOT vào lấy đi phần bê tông không làm việc giúp giảm trọng lượng sàn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng, đồng thời giúp sàn vượt nhịp lên đến 20m tạo không gian thông thoáng thẩm mỹ cho công trình.

Mỗi loại đều có những tính chất đặc thù hay ưu nhược điểm khác nhau theo công năng, tính chất từng công trình tuy nhiên đều có thể gọi chung là giải pháp Sàn phẳng.

Sàn bị nứt, lỗi do đâu?

Sàn bị nứt là một trong những sự cố thường gặp trong xây dựng. Nó có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như không đủ chắc chắn trong việc xây dựng, sử dụng vật liệu không chất lượng, hoặc do tác động của môi trường. Để khắc phục sự cố này, cùng LPC tìm ra nguyên nhân chính để có thể xử lý một cách hiệu quả.

Nguyên nhân nào khiến sàn bị nứt?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt ngang thuộc về vật liệu và hỗn hợp trộn, công tác thi công và các yếu tố khác như thiết kế kết cấu. Các vết nứt ngang thường xuất hiện sau khi đổ xong bê tông và độ rộng của vết nứt phát triển theo thời gian.

Hiện tượng này rất phổ biến ở khắp mọi nơi, trên nhiều loại kết cấu, nó có thể làm đẩy nhanh quá trình ăn mòn cốt thép  của bê tông. Nên việc xử lý rạn nứt sàn, rạn nứt bê tông giúp chống thấm cho công trình được hiệu quả.

Cấp phối bê tông: Sử dụng bê tông có hàm lượng xi măng (PCB 40) >400Kg/m3. Gây ra hiện tượng dòn, nứt. 

Sử dụng phụ gia R3/R7/R14 là phụ gia siêu hóa dẻo, phát triển nhanh cường độ cho bê tông ở giai đoạn đầu. Các loại phụ gia này làm tăng tốc quá trình thuỷ hoá để đạt cường độ sớm đồng nghĩa với mức độ toả nhiệt của bê tông sẽ bị thay đổi vì vậy làm giảm hàm  lượng nước trong bê tông. Kết quả bê tông sẽ bị khô vì mất nước và dẫn tới hiện tượng rạn nứt. 

Tháo cốt pha sớm khi sàn bê tông chưa đạt cường độ.

Tháo cốp pha tầng dưới sớm khi đổ bê tông tầng tiếp theo dẫn tới hiện tượng nứt do tải trọng thi công lớn hơn tải trọng thiết kế. 

Do bê tông: 

  • Do quá trình bảo dưỡng sàn không đúng quy trình. 
  • Do điều kiện khí hậu trong lúc để bê tông. 
  • Mác bê tông không đúng, đủ theo thiết kế. 
  • Tỉ lệ, thành phần hạt cốt liệu không đảm bảo. 
  • Đầm không kĩ trong quá trình đổ bê tông. 
  • Nước sử dụng trộn bê tông không đảm bảo. Xảy ra hiện tượng mất nước xi măng (do ngấm xuống đất, do ván khuôn sàn bị hở…). 
  • Đổ bê tông không đều. Độ dày sàn giảm ở giữa (do thi công không kiểm tra kỹ).
  • Thời gian cấp bê tông không liên tục, dẫn tới bê tông bị khô cứng/ phân tầng.

Do cốt thép: 

  • Bề rộng khe nứt bé đi tại vị trí gặp các thanh cốt thép (dọc) trong cấu kiện bê tông  cốt thép và mở rộng theo bề mặt của cấu kiện. Vì vậy chiều dày lớp bê tông bảo vệ và khoảng cách giữa các thanh cốt ảnh hưởng tới bề rộng khe nứt. Các thanh thép  nên được bố trí đều và tương đối gần với hai mặt bên và mặt đáy của dầm hoặc sàn.
  • Bố trí thép ít và đặt quá thưa, bản quá rộng. 
  • Đặt vào một vài thép đường kính lớn (> 1/10 chiều dày sàn) với hy vọng gia cường sàn, nhưng nó lại là nguyên nhân gây nứt. 
  • Nối buộc không cẩn thận. 
  • Do bị võng sàn (nứt ngang giữa trần theo phương cạnh dài), thông thường do lượng cốt thép chưa đủ. 
  • Gia công lắp dựng cốt thép sai lóp bê tông bảo vệ. 
  • Lớp bê tông bảo vệ không đủ.
  • Cốt thép sàn chưa được nắn thẳng triệt để trước khi đặt.

Cần lưu ý gì để sàn không bị nứt?

Từ những nguyên nhân đã đề cập, để hạn chế tối đa và đảm bảo cho sàn không xảy ra hiện tượng nứt. Bạn cần lưu ý:

  • Hạn chế dung hóa chất đông cứng nhanh. Khuyến cáo nên dùng bê tông R21, R28.
  • Nên đổ bê tông vào ban đêm, bảo dưỡng ngay khi bê tông mới đông cứng.
  • Cần có khe co giãn nhiệt khi cạnh sàn quá dài (cạnh dài không nên vược quá 45m).
  • Giảm hàm lượng xi măng.
  • Để giảm hiện tượng nứt ngang bề mặt sàn, có thể hạ thấp hàm lượng xi măng trong hỗn hợp bê tông và nếu có thể tránh sử dụng bê tông có cường độ ban đầu cao.
  • Sử dụng cốt liệu đá cỡ lớn nhất theo tiêu chuẩn ACI 318, đá nghiền làm cốt liệu thô và sử dụng hàm lượng cốt liệu tối đa. 
  • Hỗn hợp bê tông dùng để thi công sàn cầu cần được làm thí nghiệm nứt sử dụng một trong số các thí nghiệm nứt tiêu chuẩn. 
  • Tiến hành dưỡng hộ ngay sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông, công tác dưỡng hộ phải được thực hiện ít nhất trong 7 ngày liên tục. 
  • Khi đổ bê tông có phụ gia R7 cần có biện pháp xử lý có ngót như dùng phụ gia chống co ngót và công tác bảo dưỡng sàn chặt chẽ không làm phát sinh vết nứt co ngót. 
  • Các tầng giáo chống sàn phải đảm bảo theo tiêu chuẩn. Khi đổ bê tông tầng trên phải đảm bảo tối thiểu 02 tầng giáo chống tránh xảy ra hiện tượng tải trọng thi công  lớn hơn tải trọng thiết kế.

Với LPC, đảm bảo đúng các yêu cầu về kĩ thuật, chắc chắc vấn đề về nứt sàn sẽ được giải quyết.

Cách xử lý sàn bị nứt hiệu quả

Quy trình xử lý sàn bị nứt khi khe nứt lớn hơn 0.3 mm 

Bước 1: Kiểm tra và đánh dấu lại vị trí khe nứt. 

Bước 2: Vệ sinh và bỏ các tạp chất trên bề mặt, dùng phương pháp cơ học để làm sạch bề mặt. 

sàn bị nứt lỗi do đâu

Bước 3: Xác định vị trí đặt xy lanh.

sàn bị nứt lỗi do đâu

Bước 4: Khoan và vệ sinh lỗ khoan trước khi lắp đế nhựa gắn vào xy lanh, cần đảm  bảo các đế nhựa gắn cố định vào lỗ khoan.

sàn bị nứt lỗi do đâu

Bước 5: Trám bề mặt vết nứt bằng keo kết dính DY-101.

sàn bị nứt lỗi do đâu

Bước 6: Lắp xy lanh Epoxy SL-1400 (khoảng cách Xy Lanh từ 20-25cm). Gở bỏ Xy lanh khi keo DY-101 đạt cường độ. Tiến hành thử nước trong vòng 24 giờ sau khi thi công 48 giờ.

Quy trình xử lý sàn bị nứt khi khe nứt nhỏ hơn 0.3 mm 

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công: Bề mặt vết nứt nơi cần quét nơi cần quét chống thấm thẩm thấu để cần phải được vệ sinh sạch sẽ bằng máy mài hoặc bàn chải sắt.

sàn bị nứt lỗi do đâu

Bước 2: Xác định vị trí vết nứt.

sàn bị nứt lỗi do đâu

Bước 3: Tạo ẩm bề mặt trước khi thi công.

sàn bị nứt lỗi do đâu

Bước 4: Thi công quét 2 lớp chống thấm thẩm thấu LeafSeal WP 503 (0.8 Kg/m2/lớp).

sàn bị nứt lỗi do đâu

Sàn bị nứt là một trong những sự cố thường gặp trong xây dựng. Nó có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như không đủ chắc chắn trong việc xây dựng, sử dụng vật liệu không chất lượng hoặc do tác động của môi trường. Tuy nhiên, để khắc phục sự cố này, cần phải xử lý một cách hiệu quả. Chúng ta cần lưu ý rằng việc duy trì sàn chắc chắn và an toàn là rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho người dân và cho các công trình xây dựng.

TOP NHỮNG CÔNG TRÌNH NỔI BẬT CỦA LPC NĂM 2021

Nhìn lại 1 năm với nhiều cố gắng của LPC, LPC vinh dự khi 1 phần nào đó góp sức để xây dựng, tư vấn và thiết kế nên những công trình đầy mong đợi của Khách hàng. 

Điểm danh những dự án nổi bật của LPC năm 2021. 

1. Dự án Thanh Cong Tower (Dự án PD17) 

Thanh Cong Tower được biết tới là dự án của LPC cùng Tập đoàn Thành Công xây dựng và thiết kế. Đảm nhận vai trò là đơn vị Tư vấn Thiết kế – Thiết kế Cảnh quan – Giải pháp công nghệ, vật liệu và Thiết kế Nội thất khối Văn phòng Tập đoàn trong dự án PD17, LPC đã nỗ lực hết mình truyền tải ý tưởng xây dựng “Tòa nhà văn phòng kết hợp với bãi đỗ xe thông minh và dịch vụ”. 

Dự án này có diện tích xây dựng lên đến gần 18.000m2 trên diện tích đất hơn 3.100 m2 và đạt ngưỡng hơn 38.300 m2 tổng diện tích sàn sau khi hoàn thành xây dựng.

Dự án PD17 – Thanh Cong Tower – Chủ đầu tư Tập đoàn Thành Công

Tổng quan kiến trúc của dự án PD17 (Thanh Cong Tower) bao gồm 16 tầng với phần lớn chức năng là làm văn phòng làm việc cho các ban ngành thuộc Tập đoàn Thành Công. Chi tiết khối đế 5 tầng thấp như sau:

Tầng 1 bao gồm sảnh chính và nơi để Tập đoàn Thành Công tiến hành trưng bày các sản phẩm.

Tầng 2 được thiết kế để trở thành khu vực chuyên tổ chức sự kiện. Vì thể tầng này có các dịch vụ hỗ trợ đi kèm cho việc vận hành và sử dụng tòa nhà như Phòng họp nhỏ, Phòng họp lớn, Nhà ăn cùng với phòng hội nghị đa chức năng.

Tầng 3 đến tầng 5 là không gian cho các đơn vị và cá nhân bên ngoài có nhu cầu thuê địa điểm làm việc ngắn hạn bởi đây chính là khu vực văn phòng chia sẻ co-working. Mặc dù các bên chỉ thuê trong một thời gian nhưng họ vẫn được sử dụng các dịch vụ cao cấp tương tự như các văn phòng cố định của Tập đoàn. 

2. Dự án Enzo 

Đảm nhận nhiệm vụ Tư vấn giám sát – Quản lý dự án – Tổng thầu thiết kế và thi công 

Dự án Enzo Việt – Dự án Cải tạo Trung tâm Dịch vụ và hạ tầng Oto Thành Công

Dự án Cải tạo Trung tâm Dịch vụ và Hạ tầng Ô tô Thành Công (Enzo) tại Nịnh Bình được nhiều người mong chờ khi Enzo được xem là trung tâm Dịch vụ và Hạ Tầng Ô tô đặc biệt nhất với mong muốn cung cấp cho Quý Khách hàng dịch vụ đẳng cấp và tốt nhất. 

3. Dự án Găng tay Xanh 

Dự án nhà máy sản xuất găng tay Y tế

Đây được xem là dự án lớn nhất lĩnh vực sản xuất găng tay y tế được thực hiện bởi TNHH Sản xuất Mủ cao su Lốp KUMHO Việt Nam. Quy mô dự án được xác định là 15ha, công nghệ dây chuyền nhập khẩu Malaysia với 30 chuyền đôi chia làm 2 giai đoạn xây dựng, công suất thiết kế dự kiến khoảng 7,5 tỷ chiếc găng tay mỗi năm phục vụ cho ngành y tế trong nước và quốc tế. 

4. Dự án Biệt thự Mê Linh 

Dự án Biệt thự Mê Linh

Dự án Biệt thự mê Linh là dự án Biệt thự đơn lập của Khách hàng với mong muốn xây dựng 1 không gian lãng mạn với khu vườn bao quanh, Biệt thự Mê Linh mang đến cho người nhìn khung cảnh của 1 thành phố hiện đại giữa không gian an yên của cỏ cây và hoa lá.  

5. Dự án Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm. 

Dự án Trường THCS & THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm

Đây là một trong những dự án trọng điểm của LPC với nhu cầu của chủ đầu tư tạo phòng học thông thoáng  lấy không gian cho học sinh học tập vui chơi. LPC đảm nhận nhiệm vụ cung cấp và chuyển giao giáo sản phẩm UBot cho dự án. 

6. Dự án Hàm Long.

Tòa nhà Văn phòng – Tại số 16 Phố Hàm Long – Hoàn Kiếm – Hà Nội.

Nằm trên tuyến phố huyết mạch của thành phố, dự án Tòa nhà văn phòng tại địa chỉ 16 Phố Hàm Long – Hoàn Kiếm – Hà Nội được xem là một trong những công trình đáng chú ý trong thành phố. Với số tầng dự án là 4 tầng, LPC đảm nhận trách nhiệm là Nhà thầu Tư vấn Thiết kế và Thi công công trình mang đến cho tuyến phố 1 công trình hấp dẫn. 

7. Dự án EcoSchool 

Với nhu cầu thực tế và trở thành xu thế của các khu đô thị xanh. Ecopark nổi lên là một trong những khu đô thị kiểu mẫu được ưa chuộng với hình thức cây xanh bao quanh không gian. Nằm ở vị trí tiềm năng, dự án “Trường học liên cấp Quốc tế Ecoschool Hải Dương” mang tầm ảnh hưởng quan trọng đối với các giá trị xã hội, văn hóa và kinh tế trên phạm vi khu vực. 

Dự án Ecoschool của Chủ đầu tư Trường Quốc tế Nhật Bản

Với mong muốn đặt học sinh là trọng tâm của công trình, trong đó các không gian và trải nghiệm được tạo ra một cách tự nhiên nhất. Ecoschool là không  gian nối tiếp bởi các cạnh tam giác, tạo ra cảm giác không có giới hạn, góc cạnh, là địa điểm kích thích giao tiếp và trao đổi. 

8. Dự án khu nhà ở xã hội Yên Phong. 

Dự án Nhà ở Xã hội Yên Phong – Bắc Ninh

Bắc Ninh, khu vực cửa ngõ miền Bắc thu hút mạnh vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, tổ hợp dự án khu nhà ở Xã hội Yên Phong trở thành điểm sáng Bất động sản của khu vực đang phát triển mạnh mẽ này.

Thủ phủ Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh nhanh chóng thu hút lực lượng lao động hàng triệu người đến từ trong và ngoài nước, từ chuyên gia đến công nhân, khiến phát triển nguồn cung nhà ở và dịch vụ cho khu vực trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. LPC vinh dự đảm nhận nhiệm vụ Thiết kế cảnh quan, Tổng thầu tư vấn thiết kế, Cung cấp giáp pháp sàn phẳng Ubot. 

9. Dự án DSC 

Thiết kế và thi công Nội thất dự án Văn phòng chứng khoán DSC

Đảm nhận nhiệm vụ thiết kế thi công nội thất cho dự án văn phòng chứng khoán DSC, LPC luôn nỗ lực hết mình mang đến giải pháp thiết kế tối ưu, bảo đảm hết công năng, tiện nghi hiện đại cho dự án văn phòng. 

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC
Hotline: 0911.29.9696
Website: www.lpc.vn
Facebook: Lam Pham Construction