monaco-HaLong

Top 5 xu hướng kiến trúc nổi bật trong năm 2023

Nội dung

Kiến trúc thực sự là một trong những ngành công nghiệp sáng tạo và quan trọng nhất trên thế giới, trong đó các kiến ​​trúc sư không chỉ cố gắng vượt qua nhau mà còn cả bản thân, ý tưởng và sáng tạo trong quá khứ của chính họ. Đây là lý do tại sao đầu năm luôn là thời điểm thú vị, đặc biệt là khi nói đến lĩnh vực kiến ​​trúc. Các kiến ​​trúc sư và nhà thiết kế phải thúc đẩy bản thân thích nghi với thực tế đang thay đổi, nắm bắt các xu hướng kiến trúc, công nghệ và phương pháp mới, sáng tạo, đột phá hơn. 

Ngoài tiến bộ công nghệ, các xu hướng kiến ​​trúc chủ yếu đáp ứng các yêu cầu lấy con người làm trung tâm và vào năm 2023, chúng ta kỳ vọng sẽ chứng kiến ​​xu hướng tìm cách tối đa hóa không gian, đồng thời các công trình, sản phẩm định hướng thân thiện với môi trường…– tất cả đều lấy tính bền vững làm trọng tâm. Dưới đây sẽ là 5 xu hướng kiến ​​trúc mà chúng tôi dự đoán sẽ dẫn đầu ngành trong năm 2023.

Xu hướng kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh đã trở nên phổ biến xung quanh chúng ta vào năm 2022 và chúng tôi tin rằng nó sẽ trở thành một xu hướng lâu đời và được nhân rộng vào năm 2023. Kiến trúc xanh chính là xu hướng thiết kế và thi công các công trình xây dựng để nhằm giảm thiểu tối đa có thể các tác động trong quá trình thi công với môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Không chỉ thế, những không gian trong kiến trúc xanh còn hướng tới mọi người lối sống xanh, nơi mọi người gần gũi với thiên nhiên hơn. Từ đó có thể tiết kiệm nguồn năng lượng, gìn giữ môi trường. Lượng ánh sáng tự nhiên dồi dào và cây xanh là những đặc điểm quan trọng của những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách này. Mục đích kiến trúc xanh ở đây chính là có thể giảm thiểu tối đa các tác động xấu đến môi trường và tiết kiệm được năng lượng, thay đổi những lối sống chưa tốt của con người trong công trình.

Xu hướng kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh có thể mang lại cảm giác thư giãn, tăng sự sáng tạo và đảm bảo được sự tỉnh táo, mang lại niềm hạnh phúc và hỗ trợ trong việc làm giảm các bệnh liên quan đến đường hô hấp hay các triệu chứng dị ứng và thậm chí là hen suyễn. Việc đô thị hóa đang ngày càng gia tăng và dẫn đến sự bùng nổ dân số, cùng với đó là hiện tượng đất chật người đông. Vậy nên trong thời điểm có rất ít khoảng xanh thì những điều này đang là điều cần thiết hơn bao giờ hết.

Kiến trúc xanh: https://lpc.vn/kien-truc-xanh-xu-huong-cua-hien-tai-va-tuong-lai/

Ngoài việc hướng tới kiến trúc và lối sống xanh thì nguyên vật liệu xây dựng giờ đây cũng là mối lo hàng đầu cho các CĐT để làm sao giảm tải các chất thải xây dựng ra môi trường. Hiểu được nỗi lo đó nên từ năm 2012 LPC đã triển khai giải pháp sử dụng sàn phẳng Ubot được hãng Deliform của Ý tạo ra và ứng dụng ở hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước.

Vật liệu xanh

Vật liệu xanh

UBOT đã được kiểm định và chứng nhận về chất lượng cho thành phần là nhựa tái chế an toàn khi sử dụng. Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể.

Xem thêm: https://lpc.vn/top-7-xu-huong-vat-lieu-cua-the-gioi-trong-tuong-lai/

Xu hướng kiến trúc tiền chế

Kiến trúc tiền chế đang là sự lựa chọn hàng đầu cho chủ đầu tư khi cần xây dựng các loại nhà thép tiền chế như:  nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị, công trình thương mại, nhà để ở… Bởi các ưu điểm vượt trội hơn sơ với cấu trúc truyền thống như tiết kiệm chi phí và thời gian thi công nhanh chóng. Kiến trúc tiền chế là loại nhà làm từ các vật liệu nhẹ được sản xuất sẵn tại nhà máy và được vận chuyển đến nơi thi công để tiến hành lắp đặt.

Xu hướng kiến trúc tiền chế

Kiến trúc tiền chế có trọng lượng nhẹ so với các vật liệu khác giúp làm giảm áp lực tải trọng về mọi mặt, tiết kiệm vật liệu phụ (so với các loại nhà cố định truyền thống), lắp dựng đơn giản, nhanh chóng, bất chấp mọi điều kiện thời tiết, tận dụng tối đa không gian nhà xưởng với dải bước nhịp lớn. Đây là một hệ thống nhà cực kỳ linh hoạt, cho phép trang bị bên trong để đáp ứng mọi công năng và trang trí bên ngoài để thỏa mãn thiết kế kiến trúc đẹp nhà tiền chế dân dụng. Hơn nữa, độ bền của nó lên đến 100 năm.

Chính những lý do trên khiến nhà thép tiền chế là xu hướng kiến trúc lý tưởng để sử dụng làm nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị….và các công trình dân dụng khác như nhà hàng hàng, quán cafe, Showroom thậm chí là nhà phố và biệt thự.

Xu hướng kiến trúc cửa tàng hình

Cửa tàng hình – biến không gian sống trở nên hoàn hảo hơn. Để thiết kế loại cửa kiểu này chủ yếu dựa vào chất liệu, màu sắc và cách tận dụng không gian. Đặc biệt là lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế nội thất thông minh. Tuy nhiên, các cánh cửa vẫn được thiết kế cẩn thận và trang bị hệ thống ốp chân tường. Ngoài ra còn có thể biến đổi đa dạng trong phong cách thiết kế khác nhau như: kéo, trượt, đẩy, xoay vòng…

Xu hướng kiến trúc cửa tàng hình

Có rất nhiều cách giúp tạo được cửa tàng hình trong căn nhà của bạn như: đồng nhất chất liệu cho cửa và tường, kết hợp cửa vào tường tròn, dùng cửa để ẩn đi kho chứa đồ, làm nổi bật cánh cửa, ……Thiết kế theo xu hướng kiến trúc cửa tàng hình trong không gian sống sẽ giúp tiết kiệm thêm nhiều diện tích, tạo sự độc đáo, biến căn nhà của bạn trở nên hoàn hảo và đáng sống hơn. Đây là một trong những giải pháp tối ưu cho căn nhà có diện tích nhỏ.

Sàn Ubot – Không gian linh hoạt

Để có được kiến trúc đẹp và linh hoạt hiện nay trong giới xây dựng họ đã áp dụng thi công một loại sàn công nghệ mới thay thế cho sàn truyền thống để giúp cho không gian nhà ở thêm thông thoáng và đó là sàn phẳng Ubot – sàn công nghệ được LPC nhận chuyển giao từ năm 2012.

Xem thêm: https://lpc.vn/lich-su-hinh-thanh-hop-ubot/

Sàn phẳng Ubot cho phép công trình vượt nhịp lên tới 20m, không cần bố trí quá nhiều cột trong nhà do vậy tạo nên không gian kiến trúc vô cùng thông thoáng, giúp Chủ nhà thoả sức sáng tạo không gian kiến trúc và nội thất ngôi nhà của mình, nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn cho công trình khi đưa vào sử dụng.

Xu hướng kiến trúc thô mộc 

Các xu hướng đều theo vòng tròn và những gì từng bị coi là cũ và lỗi thời lại trở nên mới và hiện đại – trong thời trang, âm nhạc, nghệ thuật và đặc biệt là kiến ​​trúc. Xu hướng kiến ​​trúc theo chủ nghĩa thô mộc đã trở nên phổ biến trước khi đạt đến đỉnh cao vào giữa những năm 1970. Phong cách thô mộc được lấy cảm hứng và có nguồn gốc xuất phát từ phương Tây từ thập niên 50-70 của nước Anh, sau đó bắt đầu được phổ biến nhiều hơn và hiện nay tại Việt Nam phong cách này đã gây sốt trở lại.

Thiết kế thô mộc thường tạo điểm nhấn bởi các chi tiết thiết kế mang vẻ đẹp tự nhiên nên các vật liệu được kiến trúc sư sử dụng sẽ là những nguyên vật liệu như gỗ, đá, gạch, bê tông… và toàn bộ vật liệu thường được giữ nguyên màu sắc để có được vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc nhất có thể. Dễ thấy nhất là sự hiện diện của quầy bếp bêtông or toàn bộ cấu trúc ngôi nhà đều giữ nguyên màu của bêtông với đường nét gọn gàng, sắc nét, góc cạnh ngang dọc tương phản mạnh, có thể xuất hiện nhiều yếu tố cong chéo hoặc độ dốc lớn.

 Xu hướng kiến trúc thô mộc 

Màu sắc trầm mang tính trung lập cao tạo cảm giác thân thuộc, gần gũi cho người sử dụng. Có thể thấy rằng, phong cách “ thô mộc ” phù hợp với những người yêu vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc, đường nét chắc chắn, mạnh mẽ, mang hơi hướng kỹ thuật. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một phong cách thiết kế hiện đại nhưng vẫn toát lên vẻ mộc mạc thì xu hướng kiến trúc “thô mộc” chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Xem thêm: https://lpc.vn/san-nhe-ubot-giai-phap-cho-cac-cong-trinh-nha-o-xa-hoi/

Xu hướng kiến trúc nhà nổi 

Nhà nổi là hình ảnh đã quá quen thuộc ở Việt Nam, đặc biệt là ở những tỉnh miền Tây sông nước. Về cơ bản, kết cấu của nhà nổi sẽ giống như những căn nhà truyền thống khác nhưng điểm khác biệt là nó có thể nổi trên mặt nước. Chính vì vậy, khi lựa chọn vật liệu xây dựng, người ta thường sử dụng những chất liệu nhẹ như gạch, gỗ, nhựa… Còn phía dưới nền nhà sẽ có phao và xốp dày, cứng để giảm áp lực của căn nhà lên mặt nước và giúp nó không chìm.

Xu hướng kiến trúc nhà nổi

Trước kia, nhà nổi thường chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại chỗ cho người dân. Song với lợi thế gần sông, hồ, vùng vịnh… thậm chí là gần biển nên giờ đây nó còn là xu hướng kiến trúc trong kinh doanh, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch… Do đó, tùy vào mục đích sử dụng mà cách trang trí, xây dựng nhà nổi sẽ khác nhau. Phong cách trang trí cũng khá đa dạng, từ đơn giản, hiện đại, cổ điển cho đến hòa hợp với thiên nhiên… 

Do được xây dựng trên mặt nước nên sẽ không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng vào mùa mưa, lũ nên các chủ nhà và các chủ đầu tư cần chú trọng vào vật liệu, phải đảm bảo khả năng chống thấm, chất liệu nhẹ, độ bền cao, xây nhà cao hơn mực nước dâng. Đồng thời cũng phải chú ý đến số lượng thành viên trong gia đình để sắp xếp diện tích sinh hoạt cho hợp lý.

Xem thêm: https://lpc.vn/top-3-xu-huong-kien-truc-cai-tao-nha-dep-va-an-tuong/

Kiến trúc năm 2023 được hứa hẹn là một năm vô cùng nhộn nhịp khi xuất hiện nhiều ý tưởng đột phá, táo bạo. Sự xuất hiện của các yêu cầu đầy tham vọng trong tình hình mới, buộc các kiến trúc sư phải tìm giải pháp kiến trúc cho phù hợp. “ Tính bền vững ” sẽ là từ khóa xuyên suốt cho xu hướng kiến trúc 2023, đặt ra thách thức không chỉ cho các kiến trúc sư mà còn cả chủ đầu tư. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, trí tuệ nhân tạo cũng đã trở thành chủ đề bền vững trong bối cảnh phát triển xu hướng kiến trúc công trình xanh.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.