Chuyển đổi xanh là gì? Cơ hội nào cho các doanh nghiệp trong thị trường chuyển đổi mới?

Chuyển đổi xanh là gì? Tại sao các doanh nghiệp lại chú trọng đến quá trình chuyển đổi xanh? Và chuyển đổi xanh mang lại những lợi ích gì cho con người? Tất cả những câu hỏi trên sẽ được LPC giải đáp ngay trong bài viết dưới đây. 

1. Chuyển đổi xanh là gì?

Chuyển đổi xanh là gì – một trong những câu hỏi được đề cập nhiều nhất khi nhắc đến các xu hướng chuyển đổi mới trong các doanh nghiệp. 

hinh-anh-chuyen-doi-xanh-la-gi-so-1

Chuyển đổi xanh là gì?

Trong cuộc sống thường ngày, việc tích cực sử dụng các sản phẩm xanh và thân thiện với môi trường cũng như hạn chế sử dụng sản phẩm gây ô nhiễm môi trường như túi nilon được coi là chuyển đổi xanh. 

Còn với một doanh nghiệp, chuyển đổi xanh là gì? Không chỉ là sử dụng sản phẩm xanh, chuyển đổi xanh của doanh nghiệp còn là tăng trưởng gắn với hoạt bảo vệ môi trường, hạn chế việc gây ra tác động xấu tới môi trường. Ví dụ như giảm thiểu phát thải carbon và rác cũng như tận dụng nguồn năng lượng tái tạo…

Sau khi thế giới đối mặt với khủng hoảng hậu Covid-19, vấn đề phát triển bền vững gắn liền với yếu tố bảo vệ môi trường cũng càng trở nên cấp thiết hơn. Hơn nữa, chuyển đổi xanh đối với nhiều quốc gia chính là câu trả lời về một tương lai phát triển hài giữa hòa kinh tế – môi trường. Vì vậy, các doanh nghiệp là những mũi nhọn tiên phong thực hiện cuộc cách mạng chuyển đổi xanh. 

Tại Việt Nam, chuyển đổi xanh là khái niệm còn khá mới mẻ. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp Việt đã có những bước đi tiên phong trong phong trào chuyển đổi xanh. Từ đó, lan tỏa thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường tới cộng đồng.

Đọc thêm bài viết: Chuyển Đổi Xanh Và Xu Hướng Phát Triển Bền Vững Cho Doanh Nghiệp

2. Những lợi ích khi doanh nghiệp ngành xây dựng thực hiện chuyển đổi xanh là gì? 

Gần đây, việc phát triển các công trình xanh đã trở thành xu hướng tất yếu của ngành xây dựng tại Việt Nam. 

hinh-anh-chuyen-doi-xanh-la-gi-so-2

Những lợi ích khi doanh nghiệp ngành xây dựng thực hiện chuyển đổi xanh là gì? 

Với các đặc tính thân thiện cho người dùng và góp phần giảm thiểu tác động tới môi trường, công trình xanh được coi là một loại đầu tư bền vững giúp tạo ra các lợi ích dài hạn cho chủ đầu tư cũng như các đơn vị khác trong ngành.

2.1. Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh là gì? – Lợi thế trong việc cạnh tranh nổi bật

Theo các nghiên cứu về nhu cầu của khách hàng trong lĩnh vực bất động sản, các dự án xanh luôn nhận được sự chú ý và ưu tiên lớn hơn của các khách hàng. 

hinh-anh-chuyen-doi-xanh-la-gi-so-3

Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh là gì? – Lợi thế trong việc cạnh tranh nổi bật

Cụ thể, trong trong Khảo sát của Batdongsan.com.vn tại Báo cáo tâm lý người tiêu dùng bất động sản năm 2022, người mua nhà có xu hướng ưu tiên các dự án có không gian xanh và nhiều không gian tiện ích… 

Nghiên cứu của Green Street Advisors năm 2020 cũng chỉ ra rằng, những tòa nhà xanh đạt được tỷ lệ lấp đầy tốt hơn so với các dự án ít bền vững. Theo đó, các tiêu chuẩn xanh đáp ứng được nhu cầu về không gian sinh hoạt an toàn, lành mạnh và thân thiện của đông đảo người tiêu dùng, đặc biệt là khi các vấn đề môi trường và sức khỏe đang trở thành mối quan tâm hàng đầu của họ. 

Ngoài ra, sự dịch chuyển trong nhu cầu của khách hàng đã thúc đẩy các doanh nghiệp trong lĩnh vực liên quan như vật liệu xây dựng theo đuổi các sản phẩm bền vững và cho ra đời các giải pháp ngày càng xanh hơn.

Đọc thêm bài viết: Vật Liệu Xây Dựng Xanh Cho Một Tương Lai Xanh

2.2. Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh là gì? – Lợi ích bền vững trong quá trình vận hành

Chuyển đổi xanh giúp các doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả về chi phí vận hành cao hơn. Nổi bật nhất là các chi phí liên quan đến tiêu thụ năng lượng cũng như bảo dưỡng, bảo trì trong vòng đời của công trình.

hinh-anh-chuyen-doi-xanh-la-gi-so-4

Lợi ích khi doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi xanh là gì? – Lợi ích bền vững trong quá trình vận hành

Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên hợp quốc, thép và xi măng – hai vật liệu phổ biến của ngành xây dựng, là nguyên nhân chính gây ra lượng khí CO2 công nghiệp toàn cầu năm 2021. Có thể thấy, các nhà phát triển trong ngành đều đang tích cực thúc đẩy việc sản xuất bằng vật liệu sinh học, tái chế nhằm tiết kiệm năng lượng trong quá trình sản xuất và giảm thiểu tối đa tác động đến môi trường.

Theo thống kê của Công ty Tài chính Quốc tế (IFC), thị trường công trình xanh ở Việt Nam được đánh giá là đang có sự phát triển với số lượng tòa nhà sở hữu chứng nhận xanh là 201,  tính đến quý 3 năm 2021. 

Hiện tại, xu hướng bất động sản xanh cũng đang được thúc đẩy nhờ chính sách của Chính phủ và nguồn cung thị trường. 

3. Cơ hội cho các doanh nghiệp trong thị trường chuyển đổi xanh là gì?

3.1. Cơ hội cho các doanh nghiệp trong thị trường chuyển đổi xanh là gì? – Thêm chất xúc tác cho đầu tư và tăng trưởng

Ông Gabor Fluit – Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) cho rằng, năng lượng sạch và tái tạo là chất xúc tác cho đầu tư và tăng trưởng. 

Theo đó, các doanh nghiệp châu Âu phụ thuộc rất lớn vào nguồn năng lượng này. Vì vậy, có không ít dự án đầu tư đã phải tạm ngưng mở rộng vì chưa đáp ứng được nhu cầu về nguồn năng lượng tái tạo trong khoảng thời gian gần đây.

Còn trên thế giới, nhu cầu tiêu dùng xanh đi cùng với đòi hỏi ngày càng cao về tiêu chuẩn môi trường, giảm thiểu carbon trong sản phẩm cũng khiến các nhà đầu tư chủ động thực hiện chuyển đổi sản xuất xanh.

Thế nên, khi các nhà đầu tư đến Việt Nam, họ luôn đặt câu hỏi về năng lượng tái tạo và nguyên liệu xanh. Còn những nhà đầu tư đã vào Việt Nam cũng muốn chuyển đổi để trở nên “xanh” hơn. 

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng của các nhãn hàng lớn trên thế giới đều phải tuân thủ những yêu cầu sản xuất “xanh hóa”. Đơn cử như việc cắt giảm phát thải, tiết kiệm nước, tài nguyên cũng như thực hiện trách nhiệm xã hội và môi trường.

Vì vậy, việc Việt Nam cam kết mạnh mẽ về phát thải carbon tại COP26, đưa phát thải ròng bằng 0 (Netzero) vào năm 2050 đã tạo được sức hút lớn cho các nhà đầu tư. 

Đọc thêm bài viết: Xây Dựng Xanh – Cơ Hội Hay Thách Thức Cho Ngành Xây Dựng?

3.2. Cơ hội cho các doanh nghiệp trong thị trường chuyển đổi xanh là gì? – Có sự đồng hành của chính phủ

Trong mục tiêu Netzero của chính phủ Việt Nam, doanh nghiệp nước ta đang bước vào cuộc đua chuyển đổi xanh với nhiều dự án và sáng kiến về giảm phát thải, chuyển đổi mô hình phát triển từ “nâu” sang “xanh”.

Theo báo cáo năm 2022 về mức độ sẵn sàng thực hiện ESG chuyển đổi xanh, có tới 80% doanh nghiệp có kế hoạch hoặc có cam kết sẽ thực hiện ESG trong 2 – 4 năm tới.

Trong 5 năm qua, hàng trăm doanh nghiệp đã đầu tư mạnh mẽ vào năng lượng tái tạo, giúp lĩnh vực trụ cột này có bước phát triển thần tốc. Trong đó, Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC là một cái tên nổi bật.

hinh-anh-chuyen-doi-xanh-la-gi-so-5

Cơ hội cho các doanh nghiệp trong thị trường chuyển đổi xanh là gì?

Sàn phẳng Ubot của LPC được làm từ nhựa tái chế polypropylene – loại vật liệu thân thiện với môi trường. Đạt được chứng nhận CCA từ Đại học Milano chứng nhận thành phần nhựa không chất nguy hiểm, Ubot đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng. Hộp nhựa Ubot còn có khả năng cách âm – cách nhiệt tối ưu so với sàn truyền thống thông thường.

hinh-anh-chuyen-doi-xanh-la-gi-so-6

Lợi ích khi doanh nghiệp chuyển đổi xanh là gì?

Thực tế đã chứng minh, Sàn phẳng Ubot là giải pháp được CĐT Tập đoàn Capital House lựa chọn cho Dự án Ecohome – Phúc Lợi, Long Biên. Dự án này đã đạt được giải thưởng Transformational Business Awards 2018 cho Hạng mục “Công trình xanh”. Đây là Dự án chung cư cao tầng tại Hà Nội với đầy đủ tiện tích sử dụng như nhà chung cư – trường học – khu dịch vụ phục vụ cho cư dân.

Khi xu thế thương mại xanh là tất yếu, LPC hy vọng rằng, những bước đi đầu tiên trên hành trình cắt giảm carbon hôm nay của các doanh nghiệp xây dựng sẽ đặt nền móng cho sự phát triển bền vững trong tương lai!

Trên đây là phần bài viết về chủ đề: Chuyển đổi xanh là gì? Cơ hội nào cho các doanh nghiệp trong thị trường chuyển đổi mới? của LPC. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về chuyển đổi xanh cũng như những giá trị tốt đẹp mà quá trình này có thể mang đến cho doanh nghiệp!

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

Sàn phẳng không dầm Ubot – Giải pháp công nghệ ứng dụng cho nhiều loại công trình

Sàn phẳng không dầm Ubot đang ngày càng trở nên phổ biến khi có thể góp mặt tại đa dạng các công trình lớn nhỏ từ trong và ngoài nước. Với những tính năng vượt trội so với các loại sàn truyền thống, sàn Ubot được nhiều chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn trở thành vật liệu xây dựng trong các công trình mang tính đặc thù với các yêu cầu rất khắt khe. Tại bài viết dưới đây, hãy cùng LPC tìm hiểu kỹ hơn về các loại công trình phổ biến đã và đang ứng dụng giải pháp công nghệ sàn phẳng này. 

1. Sàn phẳng không dầm Ubot và những điều bạn cần biết

Sàn phẳng không dầm Ubot là sàn phẳng được cấu tạo từ các hộp Ubot xếp thẳng hàng, liên kết với nhau bởi thanh nối và nằm chìm trong sàn bê tông. Từ đó, chúng tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau. Vì vậy, độ dày của loại sàn này tùy thuộc vào nhịp tải trọng tính toán của sàn. Theo đó, với mỗi chiều dày sàn và nhịp  khác nhau sẽ sử dụng các loại hộp Ubot tương ứng. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-1

Trong đó, hộp Ubot (Hộp định hình tạo rỗng Ubot) – thành phần chính tạo thành nên loại sàn phẳng trên – được làm từ nhựa tái chế Polypropylene, là giải pháp cốp pha tạo hệ sàn rỗng, mặt dưới phẳng không dầm vượt nhịp lớn.

Hộp Ubot này là sự chuyển giao đầu tiên của Việt Nam từ năm 2012 bởi tập đoàn Daliform Group (Italia) cho Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm. Nó thay thế cho các phương pháp làm sàn nhẹ truyền thống đã lỗi thời cũng như tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-2

Cho đến nay, giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot đã được triển khai tại hàng nghìn các công trình, dự án quy mô lớn nhỏ khác nhau như Nhà ở xã hội, Trung tâm thương mại, Chung cư cao tầng, Nhà phố, Nhà xưởng hay các công trình dân dụng thông thường. 

Đọc thêm bài viết: Top 3 Lợi Ích Khi Ứng Dụng Giải Pháp Sàn Phẳng Ubot Cho Nhà Biệt Thự

2. Sàn phẳng không dầm Ubot được ứng dụng cho dự án nhà ở xã hội 

Theo Luật nhà ở vào năm 2014, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở. Do đó, nhà ở xã hội được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên.

Hiểu một cách đơn giản, nhà ở xã hội là quỹ nhà ở của một địa phương, một quốc gia mà giá cả, diện tích và tiện ích của nó phù hợp với đa số dân cư và người lao động. Những người có thu nhập trung bình trong xã hội vẫn có thể thuê, mua, thuê mua hoặc bán trả góp… đối với loại hình nhà ở này. 

Do được xây dựng để phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của người dân nên khi thi công, chủ đầu tư của các khu nhà ở xã hội sẽ phải cân nhắc kỹ việc lựa chọn các loại vật liệu. Cụ thể, họ cần chọn được loại vật liệu xây dựng có mức giá phù hợp nhưng vẫn đảm bảo được kết cấu, an toàn, tối ưu công năng và tiết kiệm được chi phí. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-3

Với đặc thù tiết kiệm kinh phí, tối ưu không gian và an toàn khi sử dụng, giải pháp sàn phẳng Ubot là lựa chọn được nhiều chủ đầu tư ưu tiên hướng tới cho các dự án nhà ở xã hội.

Theo đó, khi ứng dụng sàn phẳng không dầm Ubot cho các dự án nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ có thể: 

Tiết kiệm kinh phí: 

Khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot, chủ đầu tư có thể giảm từ 10% đến 15% chi phí thi công; giảm 10% đến 20% lượng thép so với sàn truyền thống thông thường. Do đó, chi phí vật liệu và nhân công cũng sẽ được tối ưu.  

Tối ưu diện tích và công năng: 

Với khả năng vượt nhịp tới 20m, sàn phẳng Ubot có thể tối ưu công năng sử dụng cho công trình. Bên cạnh đó, giải pháp sàn phẳng này còn giúp công trình có thể tăng thêm số tầng do sự giảm thiểu về chiều dày của dầm sàn. 

An toàn khi sử dụng: 

Được tính toán theo tiêu chuẩn Eurocode và các quy chuẩn của Việt Nam, đặc biệt là các tiêu chuẩn về Phòng cháy và chữa cháy, kết cấu của sàn phẳng không dầm Ubot luôn đảm bảo được độ an toàn công trình cũng như cho con người khi sử dụng.

Sàn phẳng không dầm Ubot còn được chứng nhận là giải pháp vật liệu thân thiện với môi trường. Vì vậy, khi ứng dụng công nghệ sàn phẳng này vào các dự án nhà ở xã hội với số lượng căn hộ lớn, yếu tố bảo vệ môi trường cũng như tiêu chí bền vững của công trình sẽ được đảm bảo. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-4

Nhờ những lợi ích mà sàn phẳng Ubot mang lại, rất nhiều công trình nhà ở xã hội của nước ta đã nhanh chóng, nắm bắt thời cơ để áp dụng giải pháp vật liệu này. Có thể kể đến những công trình lớn như Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City hay Ecohome Phúc Lợi … 

Đọc thêm bài viết: Điểm Danh 2 Nhịp Sàn Phẳng Không Dầm Thường Được Dùng Cho Nhà Ở Xã Hội

3. Sàn phẳng không dầm Ubot được ứng dụng trong công trình Trung tâm thương mại và Chung cư cao tầng 

Trung tâm thương mại và Chung cư cao tầng đều là những loại công trình có yêu cầu cao về mặt tải trọng cũng như tiêu chí tối ưu không gian cùng tốc độ thi công dự án. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-5

Không gian rộng – Tối ưu công năng sử dụng

Dầm và mũ cột của sàn phẳng không dầm Ubot được nằm chìm trong sàn sẽ tăng tính thẩm mỹ cũng như khai thác tối đa không gian cần thiết, giúp các công trình Trung tâm thương mại và Chung cư cao tầng có một không gian kiến trúc thông thoáng và không bị hạn chế tầm nhìn bởi những chiếc cột trụ sàn. 

Thi công nhanh

Tiến độ thi công luôn là yếu tố dành được sự quan tâm lớn từ Chủ Đầu tư của các công trình thương mại và chung cư hiện nay. Không chỉ vậy, an toàn kết cấu và thẩm mỹ kiến trúc cũng là những điều kiện mà các Chủ đầu tư yêu cầu. Vì vậy, sàn phẳng không dầm Ubot có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe đó của Chủ đầu tư khi thời gian thi công chỉ mất 5 – 7 ngày/sàn.

Giảm phí lưu kho và vận chuyển

Ubot được cấu tạo là hình hộp rỗng và có thể xếp chồng lên nhau. Do vậy, quá trình vận chuyển và lưu kho vật liệu này là vô cùng dễ dàng và tiện lợi. Bên cạnh đó, cấu tạo sàn phẳng sẽ giúp cho việc thi công kiến trúc hay MEP được nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn các loại sàn khác.

Nhờ những ưu điểm vượt trội đó, rất nhiều công trình Trung tâm thương mại và Chung cư cao tầng của nước ta đã ứng dụng và thành công loại sàn phẳng không dầm Ubot này. 

Đọc thêm bài viết: Ứng Dụng Sàn Phẳng Không Dầm Cho Dự Án Trung Tâm Thương Mại

4. Sàn phẳng không dầm Ubot được ứng dụng cho các loại công trình khác 

Bên cạnh những loại công trình phổ biến đã được đề cập phía trên, sàn phẳng Ubot còn có thể được sử dụng cho đa dạng các loại công trình khác. 

Cụ thể:

Với lợi thế cách nhiệt, cách âm tối đa, sàn phẳng không dầm Ubot rất phù hợp sử dụng cho công trình có yêu cầu lớn về sự yên tĩnh như bệnh viện và trường học. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-6

Với lợi thế vượt nhịp và chịu được tải trọng lớn, sàn phẳng không dầm Ubot là sự lựa chọn hoàn hảo cho các công trình yêu cầu cao về sức chịu trọng tải như: Garage bãi đỗ xe; Nhà xưởng lớn, cần bố trí không gian rộng hay các dự án được xây dựng phục vụ cho việc có xe nặng chạy bên trên.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-7

Ngoài ra, xây dựng xanh còn là xu hướng được Chính phủ nước ta đặc biệt quan tâm. Do đó, ở hiện tại và trong tương lai, Ubot – loại vật liệu thân thiện, giải pháp tiết kiệm năng lượng được kỳ vọng sẽ tạo được chỗ đứng vững chắc trong các công trình xây dựng của Việt Nam.

Trên đây là những chia sẻ của LPC về sàn phẳng không dầm Ubot – loại sàn phẳng có thể áp dụng cho rất nhiều loại công trình, từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy lớn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về từng loại công tình cũng như nắm rõ về những lợi ích mà sàn phẳng Ubot có thể mang lại cho các công trình đó. 

Nếu có thắc mắc về nội dung bài viết, hãy liên hệ ngay với LPC để nhận được thông tin giải đáp nhanh nhất!

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

Các xu hướng vật liệu kiến trúc “sáng giá” năm 2023

Khi sự khủng hoảng khí hậu luôn hiện hữu trong tâm trí con người, cộng đồng kiến trúc cũng cùng nhau nỗ lực hợp tác để cải thiện môi trường xây dựng. Do đó, xu hướng vật liệu kiến trúc của năm 2023 cũng được nhấn mạnh về trách nhiệm môi trường và thiên về thiết kế có đạo đức. Vì vậy, các kiến trúc sư không ngừng tìm kiếm các giải pháp thay thế sử dụng vật liệu bền vững và sáng tạo. 

Bằng sự phát triển của khoa học công nghệ, đã có nhiều loại vật liệu mới được ra đời. Chúng không chỉ tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường, mà còn mang lại kết cấu xây dựng bền vững hơn. Bởi lẽ, vật liệu xây dựng không chỉ tác động đến chất lượng hình thức, cấu trúc và thẩm mỹ công trình. Nó còn có những tác động lớn đến môi trường xung quanh. 

Tại bài viết dưới đây, hãy cùng LPC tìm hiểu về những vật liệu đã đạt được đà tăng trưởng trong năm 2023.

1. Xu hướng vật liệu kiến trúc thứ nhất – Bê tông gai dầu

Xu hướng vật liệu kiến trúc đầu tiên đạt được đà phát triển trong năm nay và được nhiều nhà thiết kế ủng hộ là xu hướng sử dụng các vật liệu tổng hợp sinh học như bê tông gai dầu. 

hinh-anh-xu-huong-vat-lieu-kien-truc-so-1

Xu hướng vật liệu kiến trúc thứ nhất – Bê tông gai dầu

Bởi lẽ, ngành xây dựng đang nỗ lực tìm kiếm các giải pháp thay thế bền vững cho bê tông –  một trong những vật liệu xây dựng được sử dụng rộng rãi nhưng không có tính bền vững. Nhiều chuyên gia cũng đưa ra dự đoán rằng, các khối xây dựng được làm từ cây gai dầu và vôi một sẽ giúp định hình môi trường xây dựng tốt hơn. 

Cụ thể, bê tông gai dầu cung cấp độ bền và độ cách nhiệt tương tự như bê tông truyền thống nhưng lại nhẹ hơn một nửa và có mức tiêu thụ năng lượng thấp hơn. Bên cạnh đó, bê tông gai dầu được sản xuất nhanh hơn, dễ thao tác hơn và mang lại khả năng cách nhiệt tốt. 

Hơn thế nữa, bê tông gai dầu còn có thể nhanh chóng hấp thu năng lượng rồi giải phóng từ từ. Điều đó thích hợp để xây dựng các công trình trong các vùng khí hậu có sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn. Ngoài ra, nó còn có khả năng chống cháy, không độc hại cũng như có thể chống nấm mốc và các loại côn trùng trong tự nhiên.

2.  Xu hướng vật liệu kiến trúc thứ hai – Tre 

Nhờ độ nén cao, chất lượng bền vững và khả năng phát triển nhanh, tre đã thu hút sự chú ý của cộng đồng kiến trúc. Đây là loại vật liệu xây dựng gắn liền với khu vực Đông Nam Á và Nam Mỹ, nơi có khí hậu thích hợp cho việc trồng trọt. 

hinh-anh-xu-huong-vat-lieu-kien-truc-so-2

Xu hướng vật liệu kiến trúc thứ hai – Tre 

Nếu xét về sự tích cực trong việc tác động tới hệ sinh thái, tre là loại cây thải ra nhiều oxy hơn 30% so với các loại khác. Nó góp phần giúp ngành xây dựng có trách nhiệm hơn với môi trường. Ngoài ra, đặc tính đàn hồi và trọng lượng nhẹ của tre cũng làm cho nó trở thành vật liệu tuyệt vời cho các tác phẩm điêu khắc. Nhiều công ty đã nhìn thấy được tiềm năng của vật liệu này và đang nỗ lực phát triển phương pháp xử lý tre cần thiết để kéo dài tuổi thọ cũng như khả năng chống ẩm của nó.

3. Xu hướng vật liệu kiến trúc thứ ba – Graphene

Graphene là một vật liệu dành được nhiều sự chú ý vào năm 2023 mặc dù đang trong giai đoạn nghiên cứu và thử nghiệm sơ bộ. 

hinh-anh-xu-huong-vat-lieu-kien-truc-so-3

Xu hướng vật liệu kiến trúc thứ ba – Graphene

Theo đó, Graphene là một tấm phẳng dày tương ứng lớp Carbon với liên kết sp2 tạo thành dàn tinh thể hình tổ ong. Đây là loại vật liệu xây dựng mới, sở hữu trọng lượng nhẹ nhưng lại cứng hơn thép và sợi Carbon. Không chỉ bền, Graphene mà còn có tính dẫn điện, có khả năng hấp thụ ánh sáng và kháng khuẩn cao. 

Nhờ những đặc tính đầy hứa hẹn, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu về khả năng của loại vật liệu tổng hợp được gia cố bằng Graphene. Đây cũng là vật liệu được đánh giá là có thể trở thành giải pháp thay thế xanh cho bê tông. Trên hết, các đặc tính dẫn điện của Graphene đã được thu hút bởi sự quan tâm của các kiến trúc sư đang làm việc trong lĩnh vực phát triển các thành phố thông minh. 

4.  Xu hướng vật liệu kiến trúc thứ tư – Vi tảo

Năm 2023, các nhà thiết kế đã đánh giá lại khả năng của kiến trúc từ cấu trúc tĩnh đến hệ sinh thái sống. Theo đó, các kiến trúc sư khám phá về khả năng sử dụng vi tảo để tạo ra năng lượng tái tạo và thanh lọc không khí. 

hinh-anh-xu-huong-vat-lieu-kien-truc-so-4

Xu hướng vật liệu kiến trúc thứ tư – Vi tảo

Bằng cách quang hợp, vi tảo có thể hấp thụ carbon dioxide và tạo ra oxy. Khi vi tảo được tích hợp vào mặt tiền, cấu trúc được xây dựng sẽ trở thành phương tiện hấp thụ carbon và sản xuất nhiên liệu sinh học. Vì vậy, với việc triển khai vi tảo, môi trường xây dựng có thể trở thành một hệ sinh thái sôi động với không khí được lọc sạch một cách tự nhiên.

5.  Xu hướng vật liệu kiến trúc thứ năm – Gỗ bị côn trùng xâm nhập 

Những vật liệu từng không phù hợp để xây dựng thì giờ đây có thể được chuyển đổi thành vật liệu khả thi nhờ sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Đơn cử như trường hợp của xưởng thiết kế thử nghiệm HANNAH có trụ sở tại New York đã phát triển một thiết bị robot có khả năng xử lý và tái sử dụng gỗ bị nhiễm EAB bất thường thành vật liệu xây dựng hữu dụng. 

hinh-anh-xu-huong-vat-lieu-kien-truc-so-5

Xu hướng vật liệu kiến trúc thứ năm – Gỗ bị côn trùng xâm nhập

Theo đó, sâu đục thân Tần bì (EAB) là một loài xâm lấn đe dọa cây Tần bì trên khắp Bắc Mỹ. Đối mặt trước mối đe dọa nguồn gỗ xây dựng bị tấn công nghiêm trọng, việc tìm ra cách tận dụng hàng tỷ cây tần bì bị nhiễm khuẩn là điều cực kỳ quan trọng. Sáng kiến này của văn phòng HANNAH đã nhấn mạnh sự đổi mới có thể thực hiện được khi ưu tiên công nghệ.

Đọc thêm bài viết: Nhìn Lại Xu Hướng Kiến Trúc Được Dự Đoán Sẽ “Lên Ngôi” Năm 2023

6.  Xu hướng vật liệu kiến trúc thứ sáu – Sợi nấm

Mycelium là một cấu trúc giống như rễ làm từ nấm. Khi được sấy khô đúng cách, nó sẽ trở thành một vật liệu mềm dẻo, có độ bền cao và không thấm nước. Loại vật liệu này được chuyên gia bền vững David Cheshire nhận định sẽ trở thành hướng đi cho tương lai “xanh” của ngành xây dựng. 

hinh-anh-xu-huong-vat-lieu-kien-truc-so-6

Xu hướng vật liệu kiến trúc thứ sáu – Sợi nấm

Do sở hữu các đặc tính xây dựng lý tưởng, nhiều nhà nghiên cứu đã khám phá về khả năng kết hợp vật liệu này trong gạch lát sàn và tác phẩm điêu khắc. Trong khi đó, có không ít các kiến trúc sư cũng đang khám phá về tính thẩm mỹ trong kết cấu đặc biệt của vật liệu này khi ở  thái tự nhiên. 

Loại vật liệu dựa trên cơ sở sinh học này có tiềm năng trở thành xu hướng vật liệu xanh hiệu quả.

Đọc thêm bài viết: Khám Phá Các Xu Hướng Chiếu Sáng Văn Phòng Cho Kỷ Nguyên Làm Việc Mới

7.  Xu hướng vật liệu kiến trúc thứ bảy – Rơm rạ

Rơm rạ được các chuyên gia xây dựng trên thế giới công nhận là loại vật liệu thân thiện với môi trường và có tác dụng cách nhiệt rất tốt. 

hinh-anh-xu-huong-vat-lieu-kien-truc-so-7

Xu hướng vật liệu kiến trúc thứ bảy – Rơm rạ

Rơm bền và có thể phân hủy sinh học. Khi được bảo quản đúng cách, nó có thể tồn tại đến cả trăm năm. Tương tự như sợi nấm, rơm vẫn chưa được sử dụng cho nhiều sản xuất quy mô lớn nhưng đã cho thấy nhiều điều hứa hẹn. 

Nhờ tính sẵn có, rơm có thể được lấy trực tiếp từ các địa phương, giúp cho quá trình hỗ trợ chuỗi cung ứng và quy trình xây dựng trở nên bền vững hơn. Với sự chăm sóc thích hợp và ở điều kiện độ ẩm thấp, xu hướng vật liệu này có thể mang đến khả năng cách nhiệt hiệu quả. 

Trên đây là các xu hướng vật liệu kiến trúc “sáng giá” năm 2023 mà LPC đã tổng hợp. Hy vọng bài viết sẽ đem đến những thông tin hữu ích cho bạn đọc!

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

Chuyển đổi xanh và xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Chuyển đổi xanh – Bước đi quan trọng trong hành trình phát triển bền vững doanh nghiệp. Trong thời đại đầy thách thức và kỳ vọng về sự bền vững, “Chuyển đổi xanh” đang nổi lên như một nguồn động viên quan trọng cho sự phát triển của doanh nghiệp. Hãy cùng LPC tìm hiểu rõ hơn về chuyển đổi xanh và xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp thông qua bài viết dưới đây nhé!

Chuyển đổi xanh và xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp1

1. Chuyển đổi xanh là gì?

Trong cuộc sống hàng ngày, việc thực hiện chuyển đổi xanh đồng nghĩa với việc tích cực lựa chọn sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường, đồng thời tránh xa khỏi những sản phẩm gây ô nhiễm như túi nilon và đồ nhựa một lần. Tuy nhiên, đối với các doanh nghiệp, chuyển đổi xanh không chỉ là việc chọn lựa sản phẩm xanh mà còn là quá trình hướng tới sự tăng trưởng kết hợp với bảo vệ môi trường.

Chuyển đổi xanh và xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp2

Trong khi nhiều quốc gia trên thế giới đang đối mặt với thách thức của khủng hoảng hậu Covid-19, tầm quan trọng của phát triển bền vững, đặc biệt là trong bối cảnh bảo vệ môi trường, trở nên trọng đại hơn bao giờ hết. Chuyển đổi xanh, được nhiều quốc gia xem xét và triển khai, trở thành giải pháp cho một tương lai phát triển kinh tế – môi trường hài hòa, thúc đẩy phát triển bền vững, bảo vệ sự đa dạng sinh học và đảm bảo chất lượng cuộc sống của con người.

Xem thêm: Chuyển đổi xanh – Kinh tế hậu Covid 19

Tại Việt Nam, mặc dù khái niệm chuyển đổi xanh còn mới mẻ, nhiều doanh nghiệp đã tiên phong thực hiện những bước đầu tiên, đồng thời lan tỏa thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường đến cộng đồng. Chuyển đổi xanh không chỉ là hành động tích cực mà còn là cam kết toàn diện của doanh nghiệp đối với một tương lai bền vững và thân thiện với môi trường.

2. Chuyển đổi xanh có phải là quyết định sáng suốt cho doanh nghiệp?

Việc trở thành một doanh nghiệp “xanh” không phải là một thách thức dễ dàng. Nhưng tại sao nhiều doanh nghiệp quyết định chọn hướng đi mới này?

Đầu tiên, sự quan tâm ngày càng tăng của người tiêu dùng, đặc biệt là thế hệ trẻ, đối với các vấn đề môi trường là một yếu tố quan trọng. Họ sẵn lòng chi trả nhiều hơn để sử dụng các sản phẩm thân thiện môi trường và hỗ trợ bảo vệ môi trường. Doanh nghiệp đang tiến gần hơn đến sự mong muốn của người tiêu dùng bằng cách xây dựng thương hiệu xanh thông qua việc sử dụng sản phẩm thân thiện môi trường và nỗ lực giảm thiểu tác động gây hại môi trường.

Thứ hai, chuyển đổi xanh giúp doanh nghiệp thích ứng với xu hướng toàn cầu. Khi Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Châu Âu (gắn external link cho thông tin của Hiệp hội này) có hiệu lực, nó mở ra cơ hội cho xuất khẩu sản phẩm Việt Nam vào thị trường châu Âu. Tuy nhiên, các tiêu chuẩn môi trường chặt chẽ tại Châu Âu có thể làm khó khăn cho doanh nghiệp Việt Nam. Điều này đặt ra thách thức và đồng thời là cơ hội cho doanh nghiệp nắm bắt các tiêu chí về môi trường và phát triển bền vững để không bị tụt hậu so với thị trường toàn cầu.

Chuyển đổi xanh và xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp3

Capital House ghi dấu ấn xanh với vật liệu sàn phẳng Ubot trên bản đồ thế giới

Xem thêm: Vật liệu xanh và thành công trong đấu trường vật liệu công nghệ mới 

Thứ ba, chuyển đổi xanh không chỉ là một xu hướng mà còn là chìa khóa giúp doanh nghiệp tăng cường năng lực cạnh tranh. Trong một thị trường đầy sôi động với hàng loạt sản phẩm và dịch vụ, cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt. Xây dựng thương hiệu xanh không chỉ là một xu hướng hiện đại mà còn là một chiến lược quan trọng, giúp doanh nghiệp nổi bật và nâng cao khả năng cạnh tranh.

3. Chuyển đổi xanh và xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp

Ngày 10/10, Sở Công thương thành phố Đà Nẵng đã tổ chức một hội thảo quan trọng với chủ đề “Chuyển đổi xanh – xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp”.(gắn external link cho thông tin của Hội thảo này) Tại sự kiện này, các đại biểu đã được cung cấp thông tin chi tiết về tình hình phát triển toàn cầu trong chuỗi cung ứng, cũng như sự quan trọng và sự cấp thiết của việc thực hiện chuyển đổi xanh trong ngành công nghiệp, hướng tới một kinh tế tuần hoàn.

Chuyển đổi xanh và xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp4

Hội thảo bao gồm nội dung về các quy định pháp luật của Việt Nam liên quan đến Net – Zero và lộ trình thực hiện. Đại diện từ các doanh nghiệp đã chia sẻ thực trạng hoạt động xuất khẩu trong bối cảnh yêu cầu xanh hóa sản xuất từ thị trường hiện nay.

Ngoài ra, sự kiện còn đặc biệt chú trọng vào việc thông tin về cơ hội và thách thức đối với ngành công nghiệp khi thực hiện chuyển đổi xanh. Các tiêu chuẩn và chứng chỉ cần đạt được để đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu về chuyển đổi xanh cũng được trình bày chi tiết.

Tại hội thảo, các đại biểu đã đồng thuận rằng Việt Nam cần xác định chuyển đổi xanh và phát triển bền vững sẽ là xu hướng chủ đạo trong tương lai của doanh nghiệp. Họ cũng đề xuất tăng cường công tác quản lý nhà nước để thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm, phát triển năng lượng tái tạo, và kết hợp xu thế chuyển đổi xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

Hội thảo cũng tạo cơ hội cho các doanh nghiệp chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ lẫn nhau trong việc nắm bắt xu hướng chuyển đổi xanh trên toàn cầu và ở Việt Nam, nhằm xây dựng lộ trình chuyển đổi xanh phù hợp với tình hình cụ thể của từng doanh nghiệp.

Chuyển đổi xanh không chỉ là một xu hướng tạm thời mà còn là hành trình hướng tới tương lai bền vững cho doanh nghiệp. Với sự gia tăng của ý thức môi trường trong cộng đồng và áp lực từ thị trường quốc tế, chuyển đổi xanh và xu hướng phát triển bền vững cho doanh nghiệp sẽ ngày càng được mở rộng. Nó không chỉ giúp doanh nghiệp thích ứng với nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng mà còn tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thế giới kinh doanh ngày nay.

Xem thêm: Vật liệu xây dựng xanh – Xu thế xây dựng mới trong lĩnh vực xây dựng hiện nay

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

UHPC là gì? Ứng dụng thực tế của UHPC trong xây dựng

UHPC viết tắt của Ultra High-Performance Concrete, đây là một nguyên liệu xây dựng độc đáo đang làm thay đổi ngành công nghiệp xây dựng. Với đặc tính nổi bậtvề độ cứng, độ bền, và khả năng chống thấm nước, UHPC không chỉ là một thành tựu công nghệ mà còn mở ra những triển vọng mới trong lĩnh vực xây dựng. Dưới đây là một số thông tin mà LPC cung cấp đến bạn đọc!

Bê tông cường độ siêu cao UHPC là gì?

Bê tông cường độ siêu cao UHPC được sản xuất từ các thành phần chính như bột xi măng, silica fume, cảm biến cảm ứng, và các vật liệu nhuyễn. Sự kết hợp đặc biệt này tạo ra một loại bê tông với độ cứng và độ bền vượt trội, mở ra khả năng thiết kế và xây dựng các công trình với hình dạng và kích thước khó mà không gặp những hạn chế như bê tông truyền thống.

hinh-anh-uhpc-ung-dung-trong-xay-dung-so-1

Nhờ vào điều này, loại bê tông này giảm thiểu lỗ rỗng, tạo ra một mật độ phân bố cấu trúc dày đặc. Đồng thời, việc sử dụng hàm lượng cốt sợi phân tán còn giúp nâng cao tính dẻo khi chịu lực kéo và uốn.

So với các loại bê tông truyền thống, UHPC hiện đang sở hữu nhiều tính năng vượt trội. Bê tông cường độ siêu cao này có cường độ chịu nén lớn hơn 150MPa, cũng như cường độ chịu kéo trực tiếp sau khi xuất hiện nứt lớn hơn 5MPa. Điều này không chỉ thể hiện tính chất độ cứng và độ bền xuất sắc, mà còn đặc trưng bởi khả năng chống chịu tốt trong nhiều điều kiện khác nhau.

Xem thêm: Thông tin về  bê tông cường độ siêu cao UHPC 

Đặc điểm của bê tông cường độ siêu cao UHPC

– Có độ bền vững và tuổi thọ lâu dài cho công trình:

  • Bê tông UHPC, với kết cấu vững chắc, đã trở thành lựa chọn hàng đầu cho nhiều công trình cơ sở hạ tầng trên toàn cầu như cầu và đường. Nhờ ma trận lắp đặt chặt chẽ và độ xốp thấp, công trình xây dựng từ UHPC thường có tuổi thọ vượt trội, có thể lên đến hơn 100 năm.
  • Khả năng chịu lực, chịu nhiệt, và khả năng chống ẩm của UHPC không chỉ đáng chú ý mà còn đảm bảo cho sự bền vững của công trình trong mọi điều kiện thời tiết, từ nóng bức đến lạnh giá và ẩm ướt.

– Đa dạng về mẫu mã và kích thước:

  • Việc sử dụng bê tông cường độ siêu cao cho phép kiến trúc sư tự do sáng tạo về hình dáng và kích thước của sản phẩm mà không gặp rào cản. Cầu, hầm, nhà cao tầng, sân vận động lớn xây dựng từ UHPC không chỉ đảm bảo chất lượng mà còn mang lại độ nhận diện thương hiệu cao nhờ tính đa dạng của chất liệu UHPC.

– Phí bảo dưỡng thấp hoặc không đáng kể:

  • Sau khi hoàn thành, công trình sử dụng bê tông cường độ siêu cao UHPC thường có tuổi thọ lớn và được bảo hành lâu dài. Chi phí bảo dưỡng sau này thường rất thấp hoặc không đáng kể, giúp khách hàng tiết kiệm chi phí trong quá trình sử dụng.

Ngày nay, việc ứng dụng bê tông cường độ siêu cao đang trở nên vô cùng quan trọng trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt là trong các dự án như xây cầu, dầm cầu, đường xá, công trình thủy điện, con lươn, và hệ thống thoát nước. Cụ thể, sự đa dạng của UHPC được thể hiện qua các ứng dụng sau:

Xây Dựng Giao Thông: UHPC đóng một vai trò quan trọng trong xây dựng và thi công cầu, dầm cầu, giúp giảm chi phí giao thông đô thị và đô thị hóa. Dầm cầu UHPC được sử dụng phổ biến, nhờ vào độ bền cao của nó. Việc sử dụng bê tông UHPC cho dầm cầu không chỉ hỗ trợ tốt cho sàn cầu mà còn đảm bảo khả năng chịu tải trọng giao thông cho cầu, dù là cầu dài, ngắn, hay trung bình.

hinh-anh-uhpc-ung-dung-trong-xay-dung-so-2

Chân cầu được làm từ UHPC cũng chịu lực và độ bền lý tưởng, chịu đựng động lực cao, và nhiều cây cầu hiện nay đã sử dụng loại bê tông cường độ siêu cao này cho phần chân cầu.

Xây dựng cột tòa nhà: Sử dụng bê tông cường độ siêu cao cho việc xây dựng các cột trong tòa nhà có thể tăng khả năng chịu tải của chúng, đồng thời giảm kích thước mặt cắt cột. Điều này giúp tiết kiệm vật liệu và chi phí, đặc biệt là trong thi công cốt thép ván khuôn.

Xây dựng cầu đường: Nhờ vào ưu điểm của bê tông cường độ siêu cao, UHPC được ưa chuộng trong xây dựng cầu đường. Việc này không chỉ giảm tải trọng của hệ thống dầm mà còn gia tăng chiều dài kết cấu nhiệt.

Tính năng chống cháy và độ bền cao của UHPC làm cho nó thích hợp để xây dựng đường hầm. Những công trình này đảm bảo tuổi thọ lâu dài và ít yêu cầu bảo dưỡng. Dầm cầu UHPC được sử dụng phổ biến, nhờ vào độ bền cao của nó. Việc sử dụng bê tông UHPC cho dầm cầu không chỉ hỗ trợ tốt cho sàn cầu mà còn đảm bảo khả năng chịu tải trọng giao thông cho cầu, dù là cầu dài, ngắn, hay trung bình.

hinh-anh-uhpc-ung-dung-trong-xay-dung-so-3

UHPC không chỉ được áp dụng trong xây dựng cầu và tòa nhà, mà còn sử dụng để tạo ra các mặt dựng và phào chỉ cho các công trình kiến trúc đồ sộ. Khả năng chịu bền cao và sự chống chịu thời tiết khắc nghiệt làm cho UHPC trở thành lựa chọn lý tưởng cho những ứng dụng này.

Tóm lại, nhờ vào những tính năng ưu việt, bê tông cường độ siêu cao UHPC đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực xây dựng. Sự ổn định và độ bền của UHPC giúp kéo dài tuổi thọ của các công trình, đồng thời giúp hoàn thiện nhanh chóng, đảm bảo tiến độ và chất lượng, làm cho các ứng dụng của UHPC ngày càng được đánh giá cao.

Xem thêm: Chia sẻ kiến thức VLXD về bê tông cường độ siêu cao UHPC và bê tông cốt sợi thủy tinh GRC 

UHPC có ứng dụng rộng rãi trong thực tế, từ việc xây dựng các cầu cảnh quan đến việc tạo ra các kiến trúc phức tạp như tượng đài và tòa nhà cao tầng. Sự linh hoạt và độ bền của UHPC mở ra một thế giới mới trong lĩnh vực kiến trúc, nơi mà các kiến trúc sư có thể thách thức những giới hạn và biến những ý tưởng sáng tạo thành hiện thực. 

Trên đây là những khám phá về bê tông cường độ siêu cao UHPC mà LPC muốn gửi tới bạn đọc. Hy vọng kiến thức mới này sẽ giúp mọi người hiểu thêm một nguyên liệu mới trong ngành xây dựng.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Nhà ở xã hội và những tiêu chí nào được Chủ đầu tư quan tâm khi xây dựng

Nhà ở xã hội (NƠXH) thường có giá thấp hơn so với các loại nhà ở thương mại khác. Mục đích của loại nhà này là cung cấp nhà ở giá rẻ hoặc cung cấp cơ hội sở hữu nhà cho những người có thu nhập thấp hay những đối tượng đặc biệt trong xã hội. Vậy, những tiêu chí nào được Chủ đầu tư quan tâm khi xây dựng nhà ở xã hội? Cùng LPC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu và quản lý bởi cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức phi lợi nhuận để cung cấp cho những người có thu nhập thấp hoặc những đối tượng thuộc chính sách ưu tiên trong xã hội. Xây dựng nhà ở xã hội là cung cấp cho những người có nhu cầu nhà ở một lựa chọn và giá trị hơn so với lựa chọn nhà ở thương mại, để giúp giải quyết vấn đề thiếu nhà ở cũng như cải thiện điều kiện sống của những người có thu nhập thấp.

Xem thêm: Tin tức mới nhất về nhà ở xã hội

Các đối tượng mua nhà ở xã hội có thể bao gồm

– Cán bộ công chức, viên chức, và sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp: Những người này thường thuộc các cơ quan và tổ chức nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Nhà ở xã hội có thể cung cấp lựa chọn nhà ở giá rẻ cho họ.

– Công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: Các công nhân làm việc trong các khu vực công nghiệp có thể được ưu tiên để mua hoặc thuê nhà ở xã hội để giảm áp lực tài chính trong việc sở hữu nhà ở.

– Những người trả lại nhà công vụ: Có trường hợp người có nhà công vụ nhưng gặp khó khăn về nhà ở có thể được hỗ trợ để mua hoặc thuê nhà ở xã hội, đặc biệt nếu họ không thể tiếp tục sử dụng nhà công vụ của họ.

NƠXH thường được cung cấp với giá thấp hơn so với nhà ở thương mại thông qua các chính sách hỗ trợ tài chính hoặc các quy định về giá.

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-1

Xem thêm: Giải pháp nào cho 1 triệu căn nhà ở xã hội tại Yên Phong – Bắc Ninh

Có nên mua nhà ở xã hội không?

Việc mua NƠXH có thể được coi là một lựa chọn tốt cho nhiều người, đặc biệt là những người có thu nhập thấp hoặc nằm trong những đối tượng được ưu tiên trong chính sách xã hội.

Ưu điểm khi mua nhà ở xã hội:

– NƠXH thường có giá rẻ hơn so với nhà ở thương mại, giúp giảm áp lực tài chính và cung cấp nhà ở cho những người có thu nhập thấp.

– Sở hữu một ngôi NƠXH giúp bạn có một nơi ở ổn định hơn, loại bỏ các lo ngại về việc “bị đuổi” ra khỏi nhà thuê khi hợp đồng hết hạn hoặc tăng giá thuê.

– Hỗ trợ từ chính phủ: Một số chương trình NƠXH có hỗ trợ từ chính phủ, bao gồm các chính sách vay vốn ưu đãi hoặc giảm thuế, giúp tiết kiệm tiền và tăng khả năng mua nhà. 

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-2

Đặc điểm của nhà ở xã hội

Dưới đây là một số đặc điểm của NƠXH bạn có thể tham khảo:

  • Quy mô tùy thuộc vào nhu cầu: Số lượng NƠXH được xây dựng thường dựa trên nhu cầu thuê và mua của các đối tượng trong khu vực. Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể của từng địa phương.
  • Quy hoạch và phê duyệt: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch, phê duyệt kế hoạch xây dựng và phát triển nhà ở xã hội. Bao gồm xác định loại nhà ở, diện tích, cơ cấu căn hộ, và cân đối với nguồn vốn đầu tư cũng như  cơ chế khuyến khích đầu tư.
  • Số tầng và diện tích: Đặc điểm cụ thể của nhà ở xã hội có thể thay đổi tùy theo loại đô thị. Tại các khu đô thị khác nhau, có giới hạn về số tầng của các tòa nhà nhà ở xã hội, và diện tích mỗi căn hộ thường được hạn chế, thường không quá 70m2 sàn và không ít hơn 25m2 sàn.
  • Hạ tầng kỹ thuật và xã hội: Nhà ở xã hội phải đảm bảo tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo quy định như các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, nước sạch, điện, giao thông, và các dịch vụ cộng đồng.

Tối ưu hiệu quả kinh tế

Nhà ở xã hội giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh tế vì chúng cung cấp một số lợi ích và giải pháp cho nhiều vấn đề kinh tế-xã hội. Dưới đây là một số lý do vì sao nhà ở xã hội có thể đóng góp vào tối ưu hóa hiệu quả kinh tế:

  • Giảm áp lực nhà ở thương mại: Nhà ở xã hội giúp giảm áp lực trên thị trường nhà ở thương mại bằng cách cung cấp một lựa chọn nhà ở với giá thấp hơn. Từ đây có thể giúp kiểm soát giá nhà và làm giảm căng thẳng về việc sở hữu nhà ở trong các thị trường có nguồn cung cầu căn hộ cao.
  • Giảm chi phí xã hội: Nhà ở xã hội có thể giúp giảm chi phí xã hội khi cung cấp nơi ở cho những người có thu nhập thấp. Đồng thời giảm bớt tình trạng vô gia cư, cải thiện điều kiện sống.
hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-3
  • Khuyến khích đầu tư và phát triển: Nhà ở xã hội có thể tạo ra cơ hội cho các chủ đầu tư quan tâm xây dựng nhà ở xã hội, tạo ra công việc cho nhiều người. Các chính sách khuyến khích đầu tư vào loại nhà này có thể làm tăng hiệu suất và thúc đẩy phát triển kinh tế.
  • Tạo cơ hội sở hữu nhà cho những người có thu nhập thấp: Nhà ở xã hội cung cấp cơ hội cho những người có thu nhập thấp sở hữu nhà riêng, giúp họ cải thiện điều kiện sống.

Tóm lại, nhà ở xã hội có tiềm năng đóng góp vào tối ưu hóa hiệu quả kinh tế bằng cách cung cấp giải pháp cho nhiều vấn đề xã hội và kinh tế. Chính vì vậy mà hiện nay xây dựng nhà ở xã hội được nhiều CĐT quan tâm.

Xem thêm: Nhà ở xã hội và xu hướng bất động sản năm 2023


Tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-4

Dựa trên Điều 7 của Nghị định 100/2015/NĐ-CP, đã được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP, việc quy định về loại hình và diện tích tiêu chuẩn của nhà ở xã hội được thực hiện như sau:

Trong trường hợp nhà ở xã hội là căn hộ chung cư, yêu cầu đối với thiết kế và xây dựng là căn hộ phải được thiết kế theo kiểu khép kín, tuân theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng. Diện tích sử dụng tối thiểu cho mỗi căn hộ là 25m2, không vượt quá 70m2, và phải đảm bảo tuân theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nếu nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng, diện tích đất xây dựng cho mỗi căn nhà không được quá 70m2, hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần, và phải tuân theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Việc thiết kế nhà ở xã hội do hộ gia đình hoặc cá nhân đầu tư phải đảm bảo chất lượng xây dựng và tuân thủ quy hoạch, cũng như điều kiện tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Bộ Xây dựng sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn thiết kế và quy định về điều kiện tối thiểu xây dựng cho nhà ở xã hội riêng lẻ.

Trên đây là một số tiêu chí LPC đưa ra được nhiều chủ đầu tư quan tâm khi xây dựng nhà ở xã hội. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích tại đây!

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

Sàn phẳng không dầm chịu lực như thế nào?

Ubot – bí quyết đằng sau sự thành công của sàn phẳng không dầm.  Trong thế kỷ 21, sàn phẳng không dầm đã trở thành một trong những xu hướng tiên tiến nhất trong ngành xây dựng. 

Theo đó, sàn phẳng Ubot cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong xây dựng. Với khả năng chịu lực vượt trội và tính linh hoạt trong thiết kế, sàn phẳng này đã thay đổi cách chúng ta cách nhìn vào việc xây dựng cũng như sử dụng không gian. Hãy cùng LPC tìm hiểu thêm về sàn phẳng không dầm chịu lực cũng như công nghệ sàn phẳng Ubot nhé!

Giới thiệu sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot là giải pháp sàn nhẹ hai phương toàn khối sử dụng các hộp nhựa định hình tạo rỗng Ubot để tạo rỗng cho sàn, các hộp này xếp song song với nhau tạo thành các hệ dầm chìm chữ I đan xen theo hai phương vuông góc. Cho khả năng vượt nhịp và loại bỏ được các dầm cao trong sàn thay vì phương pháp sàn truyền thống. Giải pháp sàn nhẹ Ubot đang dần được ứng dụng rộng rãi trong thi công sàn phẳng không dầm.

Xem thêm: Sàn phẳng Ubot – giải pháp vật liệu công nghệ mới

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-1

Cấu tạo của hộp Ubot: Hộp Ubot là hộp định hình tạo rỗng được làm từ nhựa polypropylene tái sinh, sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Sử dụng hộp Ubot để tạo nên sàn rỗng – phẳng – vượt nhịp lớn, tiết kiệm vật liệu và tăng tính thẩm mỹ cho công trình sàn phẳng không dầm.

Ubot có cấu tạo đặc biệt với dạng hình hộp với 4 chân đỡ 4 góc hộp và 1 chân ở giữa (Chân thứ 5) hình côn. Có 02 dạng là hộp đơn và hộp đôi. Ngoài ra hộp còn được nắp
tấm nắp dạng lưới trên miệng hộp và giữa các hộp được liên kết với nhau theo cả 2
phương vuông góc bởi các thanh nối.

Xem thêm: Nhà mặt phố quá hợp để làm sàn phẳng không dầm

Cấu tạo của thép sàn Ubot bao gồm: Một lớp thép trên, một lớp thép dưới, và ở giữa các khoang hở là các thép gia cường. Thép gia cường được lắp đặt theo thiết kế, phụ thuộc vào đặc điểm của từng công trình.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-2

Việc đặt hộp Ubot vào vùng bê tông không làm việc làm giảm trọng lượng của sàn, cho phép sàn vượt nhịp lớn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng.

Sàn Ubot được ứng dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp cũng như chịu tải trọng lớn. Với trọng lượng nhẹ, tính cơ động cũng như mô đun đa dạng, người thiết kế có thể thay đổi thông số kỹ thuật khi cần trong mọi trường hợp để phù hợp với các yêu cầu kiến trúc.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-3

Sàn phẳng không dầm là gì?

Sàn phẳng không dầm, đúng như tên gọi của nó, là một loại sàn xây dựng mà không sử dụng các thanh dầm ngang dọc, khác biệt hoàn toàn so với các loại sàn truyền thống. Sàn phẳng không dầm là bước tiến mới tạo ra một sự thay đổi lớn trong lĩnh vực xây dựng, và loại sàn này đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến trong các dự án xây dựng nhà ở dân sinh.

Sàn phẳng không dầm có khả năng liên kết trực tiếp với các trụ cột, giúp tận dụng tối đa không gian bên trong các tòa nhà. Từ đó giúp tạo ra nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại sàn truyền thống. Trong đó, một số khu vực trên sàn có thể được thiết kế để sử dụng bê tông, trong khi các phần khác có thể thay thế bằng những giải pháp khác nhằm giảm trọng lượng của sàn, như sử dụng sàn phẳng Ubot được làm từ nhựa tái chế. Những chi tiết này giúp giảm tải trọng dồn lên sàn, nhưng vẫn đảm bảo tính chịu lực cần thiết.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-4

Sản phẩm này không chỉ giúp tối ưu hóa không gian, mà còn thúc đẩy việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, như nhựa tái chế. Điều này đồng nghĩa với việc giảm lượng bê tông sử dụng, giảm khả năng gây tác động xấu đối với môi trường.

Có thể nói, sàn phẳng không dầm là đại diện cho sự tiến bộ và đổi mới trong lĩnh vực xây dựng, mở ra nhiều cơ hội thiết kế sáng tạo và bền vững trong ngành này.

Xem thêm: Vật liệu thông minh và xu hướng tất yếu trong thị trường xây dựng

Sàn phẳng không dầm chịu lực như thế nào?

Sàn phẳng không dầm được nhiều người đánh giá là một trong những xu hướng tiên tiến của ngành xây dựng. Nhiều người đã đặt ra một câu hỏi quan trọng rằng: “Làm thế nào để sàn phẳng không dầm có thể chịu lực mà không cần sử dụng các thanh dầm truyền thống?” Để giải quyết vấn đề này, sàn phẳng không dầm đã sử dụng một loạt các phương pháp và công nghệ tiên tiến như:

– Phân phối tải trọng đều đặn: Sàn phẳng không dầm được thiết kế để phân phối tải trọng đều đặn trên toàn bề mặt. Việc sử dụng hộp Ubot giúp đảm bảo rằng không có điểm nào trên sàn nhận tải trọng quá mức, và tất cả các khu vực trên sàn đều chịu lực một cách hiệu quả.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-5

– Vật liệu chịu lực tốt: Sàn phẳng không dầm thường được xây dựng từ vật liệu như bê tông cốt thép, có đặc tính chịu nén và độ căng vượt trội. Các vật liệu này giúp sàn có khả năng chịu tải trọng cao mà không cần sử dụng các dầm ngang.

– Sử dụng công nghệ và thiết kế tiên tiến: Các công nghệ, phương pháp thiết kế hiện đại giúp tối ưu hóa khả năng chịu lực của sàn phẳng không dầm. Các tính năng cấu trúc chịu lực được tích hợp để đảm bảo tính ổn định cũng như tính an toàn của sàn.

Với việc loại bỏ quy trình xây dựng các dầm truyền thống, sàn phẳng không dầm giúp giảm thời gian, công sức trong quá trình thi công, làm tăng hiệu suất, giảm chi phí xây dựng. Trên đây là một số thông tin về sàn phẳng không dầm cũng như hộp Ubot mà LPC cung cấp đến bạn. Mong rằng với những thông tin này, sẽ giúp các chủ đầu tư có thêm tư liệu trong quá trình thi công công trình.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Dự toán là gì? Cách lập dự toán cho người mới bắt đầu 2023

Dự toán hay dự toán công trình là những khái niệm được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, nội thất cũng như nhiều lĩnh vực liên quan khác. Vậy dự toán là gì, ý nghĩa của nó cũng như làm sao để người mới bắt đầu có thể lập được dự toán cho một công trình? Hãy cùng LPC giải đáp những thắc mắc đó trong bài viết dưới đây!

Dự toán là gì?

Dự toán (Estimate) được hiểu cơ bản là việc dự tính các số liệu liên quan đến công việc sắp tới. Theo đó, các chủ thể cần cần phải đưa ra các con số dự báo trước thông qua việc tính toán tổng thể các hạng mục trước khi bắt tay vào thực hiện công việc. 

Đọc thêm bài viết: Tính Toán Kiểm Tra Vết Nứt Theo TCVN 5574:2018

hinh-anh-du-toan-va-cach-lap-du-toan-cho-nguoi-moi-so-1

Để có thể đưa ra con số dự tính hợp lý nhất thì các chủ thể phải dựa trên các tiêu chuẩn và số liệu thực tế đã có. Một ước tính không chính xác sẽ là quá cao nếu ước tính vượt quá kết quả thực tế hoặc quá thấp nếu ước tính không phù hợp với kết quả trong thực tế.

Hiện nay, khái niệm dự toán được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng. Thông thường, trước khi bắt đầu triển khai một công trình, các chủ thể sẽ lập dự án hay kế hoạch đầu tư trong năm. Ở giai đoạn này, nhà đầu tư sẽ có trách nhiệm tính toán sơ lược tổng giá trị đầu tư trên cơ sở chuẩn mực. Từ đó có thể đưa ra các dự toán cụ thể cho từng hạng mục của công trình.

Mục đích của việc lập dự toán trong xây dựng

– Lập dự toán giúp nhà đầu tư có thể ước tính trước các khoản chi phí cần phải bỏ ra cho các hạng mục xây dựng. Từ đó có thể chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn hoặc có kế hoạch huy động vốn trong trường hợp cần thiết để không làm gián đoạn đến quá trình thi công sau này.

– Nhà đầu tư có thể căn cứ vào bản kế hoạch dự toán để xem xét về phí tổn cũng như giá trị thực của các công trình được xây dựng. Đó được xem là một tài liệu quan trọng cần được lưu trữ cẩn thận trong hồ sơ. Bởi nó có ảnh hưởng lớn đến quá trình quyết toán công trình giữa nhà đầu tư và nhà thầu sau khi hoàn tất dự án.

– Dựa vào các con số được dự toán từ trước, nhà đầu tư có thể cung cấp số liệu thực tế của công trình cho các ngân hàng. Từ đó có thể lấy được chu cấp trong trường hợp nhà đầu tư cần vay vốn.

– Dự toán còn là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật, so sánh và lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng hợp lý cho các công trình. Nhờ đó mà đảm bảo được chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất có thể.

hinh-anh-du-toan-va-cach-lap-du-toan-cho-nguoi-moi-so-2

– Kế hoạch dự toán còn là cơ sở khi ký kết hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Đó cũng là căn cứ để nhà thầu quyết toán công trình sau khi hoàn thành việc thi công.

– Cuối cùng, dự toán giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng lựa chọn ra những nhà thầu phù hợp nhất với dự án của mình. 

Cách lập dự toán trong xây dựng cho người mới bắt đầu

Dự toán khối lượng

Người mới bắt đầu tiếp xúc với hoạt động dự toán thì sẽ bắt đầu bằng việc dự toán khối lượng. Để có thể làm được điều đó, bước đầu tiên là bạn phải đọc và hiểu được bản vẽ. Vì vậy, đây sẽ là một công việc tương đối khó khăn với những người không có kiến thức chuyên môn về xây dựng. 

hinh-anh-du-toan-va-cach-lap-du-toan-cho-nguoi-moi-so-3

Theo đó, khi bắt đầu tiến hành tính toán khối lượng, bạn tuyệt đối không được bỏ qua khối lượng chính. Còn đối với phần khối lượng nhỏ, bạn có thể hoàn thiện sau khi đã quen dần với công việc hoặc nhờ người có kinh nghiệm đóng góp ý kiến.

Đọc thêm bài viết: Thị Trường Vật Liệu Xây Dựng Chuyển Đổi Theo Nhu Cầu Của Các Nhà Đầu Tư

Dự toán chiết tính đơn giá

Sau khi hoàn thành việc xác định khối lượng, bạn sẽ làm quen với bước tính đơn giá. Bởi lẽ, chỉ khi có được khối lượng và đơn giá, bạn mới tính được phần dự toán.

Để tính được đơn giá, việc bạn cần làm là tính 4 số liệu bao gồm: Giá nhân công ở thời điểm hiện tại (lương cho một ngày công); Định mức; Giá vật liệu trên thị trường và Giá ca máy.

Dự toán giá nguyên vật liệu

Dự toán về giá nguyên vật liệu là công việc có sự phức tạp cao. Do đó, người mới bắt đầu sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên, độ phức tạp ở đây không liên quan đến công việc tính toán. Mà là vấn đề của việc lấy vật liệu ở đâu và mức giá đó có thể chấp nhận được hay không. 

Đọc thêm bài viết: Vật Liệu Thông Minh Và Xu Hướng Tất Yếu Trong Thị Trường Xây Dựng

hinh-anh-du-toan-va-cach-lap-du-toan-cho-nguoi-moi-so-4

Vì vậy, người lập dự toán cần thực hiện việc tham khảo giá trên các website hay diễn đàn. Bên cạnh đó, cần đi tham khảo giá cả tại các cửa hàng địa phương vì sẽ có sự khác biệt tại mỗi khu vực. 

Sau khi đã có được số liệu thống kê cụ thể, lúc này, người dự toán đã có thể tính toán và đưa ra được kế hoạch dự đoán cuối cùng.

Tổng hợp kinh phí và các hệ số

hinh-anh-du-toan-va-cach-lap-du-toan-cho-nguoi-moi-so-4

Sau khi thực hiện các bước trên, phụ thuộc vào mức lương để người làm dự toán điều chỉnh lại hệ số của các chi phí. Cụ thể, các loại chi phí được nhắc đến ở đây là dành cho nhân công và máy thi công. Theo đó, chúng là các loại chi phí chung, chi phí trực tiếp cũng như chi phí dự phòng cùng những mức thuế phải chịu.

Trên đây là những lý giải của LPC về chủ đề dự toán là gì, mục đích của hoạt động dự toán trong ngành xây dựng cũng như hướng dẫn cách làm dự toán cho người mới bắt đầu. Với những thông tin đã được đề cập phía trên, LPC tin rằng quý bạn đọc đã phần nào hiểu được về khái niệm dự toán cùng các vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tin hữu ích cho những bạn đang dành sự quan tâm tới chủ đề này. 

Trong trường hợp quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ với LPC để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp một cách nhanh nhất. 

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  Tiktok: Lam Pham Construction

Khám phá các xu hướng chiếu sáng văn phòng cho kỷ nguyên làm việc mới

Xu hướng chiếu sáng văn phòng hiện nay đang dần có sự thay đổi. Theo đó, người thiết kế ngày nay không chỉ quan tâm đến việc bố trí ánh sáng sao cho đủ cường độ. Mà họ còn cần phải quan tâm đến các lợi ích khác từ việc ứng dụng góc chiếc và màu sắc riêng cho từng khu vực. Hay nói cách khác, tiêu chuẩn về chiếu sáng trong không gian làm việc đã có sự thay đổi. Từ việc chỉ cần đủ sáng để sử dụng đến việc ứng dụng ánh sáng sao cho hợp lý.

Và quan trọng nhất là việc kết hợp và dung hòa được ánh sáng tự nhiên vào trong không gian làm việc. Tại bài viết dưới đây, LPC sẽ cùng bạn tìm hiểu về năm xu hướng chiếu sáng văn phòng phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay!

Sự quan trọng của xu hướng chiếu sáng văn phòng

Xu hướng chiếu sáng văn phòng được các doanh nghiệp chọn lựa và ứng dụng một cách hợp lý để phục vụ cho nhu cầu sử dụng cũng như hỗ trợ cải thiện tâm lý cho các nhân viên. 

hinh-anh-xu-huong-chieu-sang-van-phong-moi-nhat-so-1

Bởi lẽ, không chỉ dừng lại ở chức năng hỗ trợ thị giác, ánh sáng còn có sự tác động mạnh mẽ đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con người. Nó có thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tập trung và hiệu suất công việc của chúng ta. 

Theo nhiều thống kê có chỉ ra: Một không gian với cường độ ánh sáng hoàn hảo sẽ nâng cao đáng kể năng suất làm việc. Đơn cử như nghiên cứu của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) cho rằng, ánh sáng giúp nhân viên văn phòng làm việc hiệu quả hơn 10% và giảm thiểu 30% khả năng phạm lỗi sai. 

Không dừng lại ở đó, ánh sáng còn giúp nâng cao tính thẩm mỹ của nội thất và mang đến cảm xúc chung cho toàn bộ không gian văn phòng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay ngày càng chú trọng đến việc xây dựng hệ thống chiếu sáng, áp dụng những xu hướng chiếu sáng văn phòng phù hợp để nâng cao trải nghiệm cho nhân viên.

Đọc thêm bài viết: Bí Mật Nội Thất Văn Phòng Của Tòa Nhà Có Kiến Trúc Tốt Nhất

5 xu hướng chiếu sáng văn phòng giúp nâng tầm không gian làm việc

Xu hướng chiếu sáng văn phòng bằng ánh sáng hòa hợp với thiên nhiên

Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho sự sáng tạo của mọi ngành nghề. Không nằm ngoài xu hướng đó, lĩnh vực chiếu sáng văn phòng cũng có những bước tiến nhằm mang thiên nhiên đến gần hơn với không gian làm việc. 

hinh-anh-xu-huong-chieu-sang-van-phong-moi-nhat-so-2

Theo đó, không khó để bắt gặp các văn phòng hiện đại được thiết kế với không gian mở. Những văn phòng đó được sử dụng các chất liệu trong suốt như kính để tận dụng tối ưu nguồn sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, chúng còn được bố trí nhiều cây xanh nhằm mang đến hơi thở trong lành và tươi mát cho không gian làm việc.

Theo các nhà thiết kế chiếu sáng, sự dung hòa giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo chính là yếu tố chủ chốt của xu hướng này chiếu sáng văn phòng này. Vì vậy, những thiết bị chiếu sáng được sử dụng cần có chức năng linh hoạt với nhiệt độ màu phù hợp trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó, độ chói của các vật dụng trên cũng phải có sự dễ chịu để tương thích với ánh sáng tự nhiên.

Đọc thêm bài viết: Dự Án Bãi Đỗ Xe Thông Minh Cho Khối Văn Phòng Siêu HOT Tại Hà Nội

Xu hướng chiếu sáng văn phòng bằng ánh sáng tương thích với đồng hồ sinh học

Xu hướng chiếu sáng văn phòng tương thích với đồng hồ sinh học có tác động trực tiếp đến thể trạng và tâm lý của người dùng theo từng thời điểm trong một ngày. Từ đó giúp cải thiện khả năng làm việc cũng như đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cần thiết của con người.

hinh-anh-xu-huong-chieu-sang-van-phong-moi-nhat-so-3

Cụ thể, khi ánh sáng ở nhiệt độ 4000K – 6000K sẽ có khả năng ức chế melatonin – loại hormone điều hòa giấc ngủ ở cơ thể người. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường sản xuất ra dopamine – hormone tạo hưng phấn, tăng sự tỉnh táo và phối hợp cơ bắp, từ đó nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên.

Còn khi nhiệt độ ánh sáng được điều chỉnh xuống 3000K – 3500K sẽ tạo nên bầu không khí dịu nhẹ giúp người làm việc có thể thư giãn và nghỉ ngơi. Đặc biệt, các thiết bị còn có thể chuyển sang ánh sáng xanh giúp hỗ trợ thị giác, cải thiện khả năng tập trung và giảm trạng thái uể oải. 

Không chỉ vậy, nhiệt độ và màu sắc của ánh sáng còn có tác động lớn đến tâm lý và cảm xúc của con người. Theo đó, ánh sáng đỏ sẽ kích thích sự hưng phấn, ánh sáng vàng sẽ khơi nguồn sáng tạo, giảm sự căng thẳng còn xanh dương thúc đẩy sự tự tin.

Xu hướng chiếu sáng văn phòng bằng ánh sáng tự động hóa

Công nghệ tự động hóa là một trong những cải tiến vượt trội của ngành công nghiệp chiếu sáng văn phòng nói chung và xu hướng chiếu sáng văn phòng nói riêng. Trong đó, Casambi – hệ thống điều khiển đèn LED bằng Bluetooth năng lượng thấp là giải pháp được các doanh nghiệp hiện đại ưa chuộng sử dụng nhất.

hinh-anh-xu-huong-chieu-sang-van-phong-moi-nhat-so-4

Theo đó, nhiệt độ màu, độ chói và màu sắc có thể tự động điều chỉnh theo mong muốn vào các khung giờ được cài đặt sẵn khi văn phòng được tận dụng khả năng tự động hóa. Với hệ thống chiếu sáng thông minh, người dùng còn có thể tùy chỉnh, tắt, bật hệ thống chiếu sáng từ xa mà không cần trực tiếp tới văn phòng.

Ngoài ra, việc cài đặt hệ thống đèn thông minh cũng giúp cho các công ty tạo ra vô số ngữ cảnh chiếu sáng thích hợp và giảm thiểu các rủi ro về hao tốn nguồn điện không cần thiết.

Đọc thêm bài viết: Tổ Hợp Siêu Thị, Văn Phòng Và Căn Hộ

Xu hướng chiếu sáng văn phòng bằng cách sử dụng nguyên liệu bền vững

Nhằm giảm thiểu công suất tiêu thụ điện năng của nước ta hiện nay, các doanh nghiệp đang dần chuyển hướng sang các giải pháp bền vững. Điều đó hỗ trợ việc giảm lượng điện tiêu thụ, kinh phí cũng như góp phần trong việc bảo vệ môi trường. 

hinh-anh-xu-huong-chieu-sang-van-phong-moi-nhat-so-5

Để ứng dụng xu hướng chiếu sáng văn phòng này một cách hiệu quả, các chuyên gia sẽ ưu tiên việc lắp đặt các thiết bị có tuổi thọ cao và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, khoảng cách lắp đặt tối ưu cũng giúp giải quyết được các nguy cơ rò rỉ điện hay dư thừa nguồn sáng không cần thiết.

Xu hướng chiếu sáng văn phòng nâng cao thẩm mỹ cho kiến trúc và nội thất

Hiện nay, ánh sáng đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong công cuộc hoàn thiện tính thẩm mỹ cho một văn phòng. 

Có thể thấy, ánh sáng mang đến sức sống và tiếng nói thời đại cho mọi kiến trúc. Sự kết hợp của những mảng sáng – tối từ hệ thống chiếu sáng giúp tạo ra chiều sâu, tạo điểm nhấn cho nội thất, đồng thời tạo nên cảm xúc chủ đạo cho một không gian.

Ngày nay, một số văn phòng đang ưa chuộng việc sử dụng đa dạng màu sắc khi thiết kế kiến trúc và nội thất. Vì vậy, ánh sáng lại càng được chú trọng hơn bởi đây là yếu tố chính đưa màu sắc đạt chuẩn mà không gây nên sự đối kháng hay chói mắt cho người sử dụng.

Vậy là LPC đã cùng bạn đọc khám phá qua các xu hướng chiếu sáng văn phòng đang được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong kỷ nguyên làm việc mới. Hy vọng bài viết sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc!

Đọc thêm bài viết: ĐÓN ĐẦU 8 XU HƯỚNG CHIẾU SÁNG 2023 NỔI BẬT NHẤT

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Thị trường vật liệu xây dựng chuyển đổi theo nhu cầu của các nhà đầu tư

Các vấn đề về ô nhiễm môi trường đang dần trở nên nhức nhối ở cả Việt Nam và trên toàn thế giới. Ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên. Do vậy, sống xanh, sử dụng vật liệu xây dựng xanh đang dần dần được nhiều nhà đầu tư lựa chọn và trở thành xu hướng. 

Trong ngành xây dựng, vật liệu xây dựng xanh cũng đang dần thay thế các loại vật liệu khác. Vậy vật liệu xanh là gì?  Trên thị trường đang có những loại vật liệu xanh phổ biến nào ? Tại sao nên sử dụng nó? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! 

Vật liệu xây dựng xanh là gì?

Vật liệu xây dựng xanh là những vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế và phân hủy xanh. Tuổi thọ của chúng thường dài và trong quá trình sử dụng không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường cũng như sức khỏe người sử dụng trong suốt vòng đời.

blank

Chi phí để lắp đặt các vật liệu xây dựng này tuy cao hơn so với các loại vật liệu truyền thống nhưng hiện nay nó vẫn đang dần trở thành xu hướng và được nhiều người hướng đến. Về lâu dài, khi vật liệu xanh giúp giảm thiểu được nguồn năng lượng, điện năng thì nó cũng sẽ giúp cho các chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí. 

Tham khảo: Giải pháp vượt nhịp trong kiến trúc hiện đại

Một số vật liệu xây dựng xanh phổ biến hiện nay

Sàn Ubot 

Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Ubot có cấu tạo đặc biệt gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới. 

Việc đặt Ubot vào lấy đi phần bê tông không làm việc giúp giảm trọng lượng sàn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng, đồng thời giúp sàn vượt nhịp lên đến 20m tạo không gian thông thoáng thẩm mỹ cho công trình.

Xem thêm: Văn phòng của LPC tại Pháp

Engineering drawing
Description automatically generated with low confidence

Hộp Ubot

Từ 2012, LPC được chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Daliform Group (Italia) và tiếp phát triển, hoàn thiện giải pháp. Được triển khai ở hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước, đến nay, UBOT Beton là giải pháp sàn phẳng vượt nhịp lớn hàng đầu Việt Nam.

Sàn hộp Ubot với những đặc tính ưu việt đã chiếm vị trí quan trọng trong thị trường vật liệu xây dựng ngày nay và đạt được những thành công nhất định:

  • Ubot trở thành sản phẩm đại diện cho các công trình xanh: ECO home, nhà ở xã hội Cát Tường ECO, Recreation center,…
  • Ubot tạo xu hướng mới cho giải pháp sàn phẳng, đi đầu trong công cuộc chuyển giao công nghệ mới về Việt Nam.
  • Ubot trở thành lựa chọn hàng đầu cho những thiết kê xây dựng có tính thẩm mỹ cao mà tiết kiệm và thân thiện với môi trường
  • Ubot tự hào đồng hành cùng những đối tác lớn: Hòa Bình Greencity, Capital house,…

Xem thêm: Giải pháp cách âm cho nhà chung cư

Bê tông Cốt sợi thủy tinh.

Bê tông cốt sợi thủy tinh ( GRC) là vật liệu xây dựng mới được sản xuất bằng phương pháp đúc khuôn và phun bằng máy từ hỗn hợp cốt liệu mịn: xi măng, cát sạch, nước sạch, sợi thủy tinh kháng kiềm và các phụ gia hóa dẻo.

Vật liệu GRC có độ bền cao, tạo hình đa dạng, kiểu dáng đẹp, màu sắc tự nhiên… đã trở thành vật liệu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, công nghệ và mỹ quan ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trên toàn thế giới.

vật liệu xây dựng

Bê tông cốt sợi thủy tinh

GRC được ứng dụng tại các công trình ở các chi tiết như: mặt dựng GRC, phào chỉ GRC, đầu cột GRC và các sản phẩm trang trí sân vườn, mỹ thuật.

Hiện nay LPC đã tư vấn và áp dụng các cấu kiện làm bằng GRC cho nhiều công trình yêu cầu cao về kiến trúc, cầu kỳ về màu sắc và trang trí.  

GRC đa dạng về cách tạo hình (có thể sản xuất giống hệt đất nung, san hô v..v..) tạo các lớp hoàn thiện nhiều màu sắc, đẹp tự nhiên; là sản phẩm chống thấm, chống cháy, thân thiện với môi trường, đảm bảo các tiêu chuẩn xanh cho dự án; chịu được sự xâm thực, ăn mòn của thời tiết, thiên tai ( băng giá, gió, sương mù, lũ lụt v..v..).

Tham khảo: Cách nhận biết hộp Ubot thật

Gạch không nung

Gạch không nung hay còn gọi là gạch bê tông bùn là một loại vật liệu xanh được ưa chuộng nhất hiện nay và được dùng để thay thế gạch đất nung. Gạch không nung thường được trộn thêm cùng với sỏi, cát để làm tăng độ chắc chắn. Đây là loại vật liệu chiếm đến 21% tổng các loại vật liệu trên thị trường Việt Nam hiện nay. 

vật liệu xây dựng

Gạch không nung

Gạch không nung được sản xuất với dây chuyền hiện đại và có phần phức tạp. Do đó, chi phí của nó sẽ cao hơn so với gạch nung thông thường. Tuy nhiên, xét về những ưu điểm như cách âm, cách nhiệt, chống cháy, giảm thời gian thi công, thoát ẩm thì nó cách chắc chắn là loại vật liệu đáng để sử dụng và thay thế hoàn toàn gạch nung truyền thống.

Tham khảo: Hộp Ubot – KN cũ nhưng cải tiến mới

Tại sao nên thay thế vật liệu xây dựng xanh cho các vật liệu truyền thống khác? 

Sử dụng vật liệu xây dựng xanh đem lại nhiều lợi ích như gia tăng giá trị bền vững, tạo sự gần gũi với thiên nhiên, từ đó giúp tăng cường sức khỏe và khả năng tư duy não bộ. Quan trọng hơn cả sử dụng vật liệu xây dựng xanh vừa tiết kiệm các chi phí vừa giúp tiết kiệm được năng lượng tiêu hao và tài nguyên môi trường. Dưới đây sẽ là một vài ưu điểm giúp mọi người tự tin hơn khi lựa chọn vật liệu xanh:

  • Vật liệu có chất lượng cao: Các loại vật liệu xanh thường được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, công nghệ cao và được kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ để đảm bảo chúng có chất lượng tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng. 
  • Giúp tiết kiệm tài nguyên: Vật liệu xây dựng xanh góp phần giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên và chủ động hơn trong việc sản xuất và cung ứng nguyên liệu cho các công trình xây dựng. 
  • Bảo vệ môi trường: Đúng như tên gọi của nó, vật liệu xanh an toàn và thân thiện với môi trường nhờ được sản xuất từ các nguyên liệu không gây hại đồng thời có thể tái chế lại được. 
  • Tiết kiệm chi phí: Do đặc tính có thể tái sử dụng được sau khi tháo dỡ khỏi công trình. Nên chúng có thể giúp nhà đầu tư hoặc chủ nhà tiết kiệm được chi phí một cách tối đa. 
  • An toàn cho sức khoẻ: Nhờ được làm từ các nguyên liệu thân thiện với môi trường, nên các loại vật liệu xanh đặc biệt an toàn cho sức khỏe con người, dù sử dụng trong một thời gian dài. 

Nhờ những đặc tính nổi bật, đặc biệt an toàn với sức khỏe và môi trường nên vật liệu xây dựng xanh chắc chắn sẽ là loại vật liệu đáng để bạn sử dụng cho công trình của mình và gia đình. Để sử dụng những loại vật liệu xanh này, bạn có thể tìm đến các công ty vật liệu xanh như LPC để tham khảo và có sự lựa chọn tốt nhất cho mình.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction