hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot

Sàn phẳng không dầm Ubot – Giải pháp công nghệ ứng dụng cho nhiều loại công trình

Nội dung

Sàn phẳng không dầm Ubot đang ngày càng trở nên phổ biến khi có thể góp mặt tại đa dạng các công trình lớn nhỏ từ trong và ngoài nước. Với những tính năng vượt trội so với các loại sàn truyền thống, sàn Ubot được nhiều chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn trở thành vật liệu xây dựng trong các công trình mang tính đặc thù với các yêu cầu rất khắt khe. Tại bài viết dưới đây, hãy cùng LPC tìm hiểu kỹ hơn về các loại công trình phổ biến đã và đang ứng dụng giải pháp công nghệ sàn phẳng này. 

1. Sàn phẳng không dầm Ubot và những điều bạn cần biết

Sàn phẳng không dầm Ubot là sàn phẳng được cấu tạo từ các hộp Ubot xếp thẳng hàng, liên kết với nhau bởi thanh nối và nằm chìm trong sàn bê tông. Từ đó, chúng tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau. Vì vậy, độ dày của loại sàn này tùy thuộc vào nhịp tải trọng tính toán của sàn. Theo đó, với mỗi chiều dày sàn và nhịp  khác nhau sẽ sử dụng các loại hộp Ubot tương ứng. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-1

Trong đó, hộp Ubot (Hộp định hình tạo rỗng Ubot) – thành phần chính tạo thành nên loại sàn phẳng trên – được làm từ nhựa tái chế Polypropylene, là giải pháp cốp pha tạo hệ sàn rỗng, mặt dưới phẳng không dầm vượt nhịp lớn.

Hộp Ubot này là sự chuyển giao đầu tiên của Việt Nam từ năm 2012 bởi tập đoàn Daliform Group (Italia) cho Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm. Nó thay thế cho các phương pháp làm sàn nhẹ truyền thống đã lỗi thời cũng như tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết triệt để. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-2

Cho đến nay, giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot đã được triển khai tại hàng nghìn các công trình, dự án quy mô lớn nhỏ khác nhau như Nhà ở xã hội, Trung tâm thương mại, Chung cư cao tầng, Nhà phố, Nhà xưởng hay các công trình dân dụng thông thường. 

Đọc thêm bài viết: Top 3 Lợi Ích Khi Ứng Dụng Giải Pháp Sàn Phẳng Ubot Cho Nhà Biệt Thự

2. Sàn phẳng không dầm Ubot được ứng dụng cho dự án nhà ở xã hội 

Theo Luật nhà ở vào năm 2014, nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở. Do đó, nhà ở xã hội được xây dựng với mục đích cung cấp nhà ở giá rẻ cho một số đối tượng được ưu tiên.

Hiểu một cách đơn giản, nhà ở xã hội là quỹ nhà ở của một địa phương, một quốc gia mà giá cả, diện tích và tiện ích của nó phù hợp với đa số dân cư và người lao động. Những người có thu nhập trung bình trong xã hội vẫn có thể thuê, mua, thuê mua hoặc bán trả góp… đối với loại hình nhà ở này. 

Do được xây dựng để phù hợp với nhu cầu sử dụng và khả năng tài chính của người dân nên khi thi công, chủ đầu tư của các khu nhà ở xã hội sẽ phải cân nhắc kỹ việc lựa chọn các loại vật liệu. Cụ thể, họ cần chọn được loại vật liệu xây dựng có mức giá phù hợp nhưng vẫn đảm bảo được kết cấu, an toàn, tối ưu công năng và tiết kiệm được chi phí. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-3

Với đặc thù tiết kiệm kinh phí, tối ưu không gian và an toàn khi sử dụng, giải pháp sàn phẳng Ubot là lựa chọn được nhiều chủ đầu tư ưu tiên hướng tới cho các dự án nhà ở xã hội.

Theo đó, khi ứng dụng sàn phẳng không dầm Ubot cho các dự án nhà ở xã hội, chủ đầu tư sẽ có thể: 

Tiết kiệm kinh phí: 

Khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot, chủ đầu tư có thể giảm từ 10% đến 15% chi phí thi công; giảm 10% đến 20% lượng thép so với sàn truyền thống thông thường. Do đó, chi phí vật liệu và nhân công cũng sẽ được tối ưu.  

Tối ưu diện tích và công năng: 

Với khả năng vượt nhịp tới 20m, sàn phẳng Ubot có thể tối ưu công năng sử dụng cho công trình. Bên cạnh đó, giải pháp sàn phẳng này còn giúp công trình có thể tăng thêm số tầng do sự giảm thiểu về chiều dày của dầm sàn. 

An toàn khi sử dụng: 

Được tính toán theo tiêu chuẩn Eurocode và các quy chuẩn của Việt Nam, đặc biệt là các tiêu chuẩn về Phòng cháy và chữa cháy, kết cấu của sàn phẳng không dầm Ubot luôn đảm bảo được độ an toàn công trình cũng như cho con người khi sử dụng.

Sàn phẳng không dầm Ubot còn được chứng nhận là giải pháp vật liệu thân thiện với môi trường. Vì vậy, khi ứng dụng công nghệ sàn phẳng này vào các dự án nhà ở xã hội với số lượng căn hộ lớn, yếu tố bảo vệ môi trường cũng như tiêu chí bền vững của công trình sẽ được đảm bảo. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-4

Nhờ những lợi ích mà sàn phẳng Ubot mang lại, rất nhiều công trình nhà ở xã hội của nước ta đã nhanh chóng, nắm bắt thời cơ để áp dụng giải pháp vật liệu này. Có thể kể đến những công trình lớn như Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City hay Ecohome Phúc Lợi … 

Đọc thêm bài viết: Điểm Danh 2 Nhịp Sàn Phẳng Không Dầm Thường Được Dùng Cho Nhà Ở Xã Hội

3. Sàn phẳng không dầm Ubot được ứng dụng trong công trình Trung tâm thương mại và Chung cư cao tầng 

Trung tâm thương mại và Chung cư cao tầng đều là những loại công trình có yêu cầu cao về mặt tải trọng cũng như tiêu chí tối ưu không gian cùng tốc độ thi công dự án. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-5

Không gian rộng – Tối ưu công năng sử dụng

Dầm và mũ cột của sàn phẳng không dầm Ubot được nằm chìm trong sàn sẽ tăng tính thẩm mỹ cũng như khai thác tối đa không gian cần thiết, giúp các công trình Trung tâm thương mại và Chung cư cao tầng có một không gian kiến trúc thông thoáng và không bị hạn chế tầm nhìn bởi những chiếc cột trụ sàn. 

Thi công nhanh

Tiến độ thi công luôn là yếu tố dành được sự quan tâm lớn từ Chủ Đầu tư của các công trình thương mại và chung cư hiện nay. Không chỉ vậy, an toàn kết cấu và thẩm mỹ kiến trúc cũng là những điều kiện mà các Chủ đầu tư yêu cầu. Vì vậy, sàn phẳng không dầm Ubot có thể đáp ứng các yêu cầu khắt khe đó của Chủ đầu tư khi thời gian thi công chỉ mất 5 – 7 ngày/sàn.

Giảm phí lưu kho và vận chuyển

Ubot được cấu tạo là hình hộp rỗng và có thể xếp chồng lên nhau. Do vậy, quá trình vận chuyển và lưu kho vật liệu này là vô cùng dễ dàng và tiện lợi. Bên cạnh đó, cấu tạo sàn phẳng sẽ giúp cho việc thi công kiến trúc hay MEP được nhanh chóng và tiết kiệm chi phí hơn các loại sàn khác.

Nhờ những ưu điểm vượt trội đó, rất nhiều công trình Trung tâm thương mại và Chung cư cao tầng của nước ta đã ứng dụng và thành công loại sàn phẳng không dầm Ubot này. 

Đọc thêm bài viết: Ứng Dụng Sàn Phẳng Không Dầm Cho Dự Án Trung Tâm Thương Mại

4. Sàn phẳng không dầm Ubot được ứng dụng cho các loại công trình khác 

Bên cạnh những loại công trình phổ biến đã được đề cập phía trên, sàn phẳng Ubot còn có thể được sử dụng cho đa dạng các loại công trình khác. 

Cụ thể:

Với lợi thế cách nhiệt, cách âm tối đa, sàn phẳng không dầm Ubot rất phù hợp sử dụng cho công trình có yêu cầu lớn về sự yên tĩnh như bệnh viện và trường học. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-6

Với lợi thế vượt nhịp và chịu được tải trọng lớn, sàn phẳng không dầm Ubot là sự lựa chọn hoàn hảo cho các công trình yêu cầu cao về sức chịu trọng tải như: Garage bãi đỗ xe; Nhà xưởng lớn, cần bố trí không gian rộng hay các dự án được xây dựng phục vụ cho việc có xe nặng chạy bên trên.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-ubot-so-7

Ngoài ra, xây dựng xanh còn là xu hướng được Chính phủ nước ta đặc biệt quan tâm. Do đó, ở hiện tại và trong tương lai, Ubot – loại vật liệu thân thiện, giải pháp tiết kiệm năng lượng được kỳ vọng sẽ tạo được chỗ đứng vững chắc trong các công trình xây dựng của Việt Nam.

Trên đây là những chia sẻ của LPC về sàn phẳng không dầm Ubot – loại sàn phẳng có thể áp dụng cho rất nhiều loại công trình, từ đơn giản đến phức tạp, từ quy mô nhỏ đến quy lớn. Hy vọng thông qua bài viết, bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về từng loại công tình cũng như nắm rõ về những lợi ích mà sàn phẳng Ubot có thể mang lại cho các công trình đó. 

Nếu có thắc mắc về nội dung bài viết, hãy liên hệ ngay với LPC để nhận được thông tin giải đáp nhanh nhất!

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.