hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc

Sàn phẳng không dầm chịu lực như thế nào?

Nội dung

Ubot – bí quyết đằng sau sự thành công của sàn phẳng không dầm.  Trong thế kỷ 21, sàn phẳng không dầm đã trở thành một trong những xu hướng tiên tiến nhất trong ngành xây dựng. 

Theo đó, sàn phẳng Ubot cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong xây dựng. Với khả năng chịu lực vượt trội và tính linh hoạt trong thiết kế, sàn phẳng này đã thay đổi cách chúng ta cách nhìn vào việc xây dựng cũng như sử dụng không gian. Hãy cùng LPC tìm hiểu thêm về sàn phẳng không dầm chịu lực cũng như công nghệ sàn phẳng Ubot nhé!

Giới thiệu sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot là giải pháp sàn nhẹ hai phương toàn khối sử dụng các hộp nhựa định hình tạo rỗng Ubot để tạo rỗng cho sàn, các hộp này xếp song song với nhau tạo thành các hệ dầm chìm chữ I đan xen theo hai phương vuông góc. Cho khả năng vượt nhịp và loại bỏ được các dầm cao trong sàn thay vì phương pháp sàn truyền thống. Giải pháp sàn nhẹ Ubot đang dần được ứng dụng rộng rãi trong thi công sàn phẳng không dầm.

Xem thêm: Sàn phẳng Ubot – giải pháp vật liệu công nghệ mới

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-1

Cấu tạo của hộp Ubot: Hộp Ubot là hộp định hình tạo rỗng được làm từ nhựa polypropylene tái sinh, sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Sử dụng hộp Ubot để tạo nên sàn rỗng – phẳng – vượt nhịp lớn, tiết kiệm vật liệu và tăng tính thẩm mỹ cho công trình sàn phẳng không dầm.

Ubot có cấu tạo đặc biệt với dạng hình hộp với 4 chân đỡ 4 góc hộp và 1 chân ở giữa (Chân thứ 5) hình côn. Có 02 dạng là hộp đơn và hộp đôi. Ngoài ra hộp còn được nắp
tấm nắp dạng lưới trên miệng hộp và giữa các hộp được liên kết với nhau theo cả 2
phương vuông góc bởi các thanh nối.

Xem thêm: Nhà mặt phố quá hợp để làm sàn phẳng không dầm

Cấu tạo của thép sàn Ubot bao gồm: Một lớp thép trên, một lớp thép dưới, và ở giữa các khoang hở là các thép gia cường. Thép gia cường được lắp đặt theo thiết kế, phụ thuộc vào đặc điểm của từng công trình.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-2

Việc đặt hộp Ubot vào vùng bê tông không làm việc làm giảm trọng lượng của sàn, cho phép sàn vượt nhịp lớn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng.

Sàn Ubot được ứng dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp cũng như chịu tải trọng lớn. Với trọng lượng nhẹ, tính cơ động cũng như mô đun đa dạng, người thiết kế có thể thay đổi thông số kỹ thuật khi cần trong mọi trường hợp để phù hợp với các yêu cầu kiến trúc.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-3

Sàn phẳng không dầm là gì?

Sàn phẳng không dầm, đúng như tên gọi của nó, là một loại sàn xây dựng mà không sử dụng các thanh dầm ngang dọc, khác biệt hoàn toàn so với các loại sàn truyền thống. Sàn phẳng không dầm là bước tiến mới tạo ra một sự thay đổi lớn trong lĩnh vực xây dựng, và loại sàn này đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến trong các dự án xây dựng nhà ở dân sinh.

Sàn phẳng không dầm có khả năng liên kết trực tiếp với các trụ cột, giúp tận dụng tối đa không gian bên trong các tòa nhà. Từ đó giúp tạo ra nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại sàn truyền thống. Trong đó, một số khu vực trên sàn có thể được thiết kế để sử dụng bê tông, trong khi các phần khác có thể thay thế bằng những giải pháp khác nhằm giảm trọng lượng của sàn, như sử dụng sàn phẳng Ubot được làm từ nhựa tái chế. Những chi tiết này giúp giảm tải trọng dồn lên sàn, nhưng vẫn đảm bảo tính chịu lực cần thiết.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-4

Sản phẩm này không chỉ giúp tối ưu hóa không gian, mà còn thúc đẩy việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, như nhựa tái chế. Điều này đồng nghĩa với việc giảm lượng bê tông sử dụng, giảm khả năng gây tác động xấu đối với môi trường.

Có thể nói, sàn phẳng không dầm là đại diện cho sự tiến bộ và đổi mới trong lĩnh vực xây dựng, mở ra nhiều cơ hội thiết kế sáng tạo và bền vững trong ngành này.

Xem thêm: Vật liệu thông minh và xu hướng tất yếu trong thị trường xây dựng

Sàn phẳng không dầm chịu lực như thế nào?

Sàn phẳng không dầm được nhiều người đánh giá là một trong những xu hướng tiên tiến của ngành xây dựng. Nhiều người đã đặt ra một câu hỏi quan trọng rằng: “Làm thế nào để sàn phẳng không dầm có thể chịu lực mà không cần sử dụng các thanh dầm truyền thống?” Để giải quyết vấn đề này, sàn phẳng không dầm đã sử dụng một loạt các phương pháp và công nghệ tiên tiến như:

– Phân phối tải trọng đều đặn: Sàn phẳng không dầm được thiết kế để phân phối tải trọng đều đặn trên toàn bề mặt. Việc sử dụng hộp Ubot giúp đảm bảo rằng không có điểm nào trên sàn nhận tải trọng quá mức, và tất cả các khu vực trên sàn đều chịu lực một cách hiệu quả.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-5

– Vật liệu chịu lực tốt: Sàn phẳng không dầm thường được xây dựng từ vật liệu như bê tông cốt thép, có đặc tính chịu nén và độ căng vượt trội. Các vật liệu này giúp sàn có khả năng chịu tải trọng cao mà không cần sử dụng các dầm ngang.

– Sử dụng công nghệ và thiết kế tiên tiến: Các công nghệ, phương pháp thiết kế hiện đại giúp tối ưu hóa khả năng chịu lực của sàn phẳng không dầm. Các tính năng cấu trúc chịu lực được tích hợp để đảm bảo tính ổn định cũng như tính an toàn của sàn.

Với việc loại bỏ quy trình xây dựng các dầm truyền thống, sàn phẳng không dầm giúp giảm thời gian, công sức trong quá trình thi công, làm tăng hiệu suất, giảm chi phí xây dựng. Trên đây là một số thông tin về sàn phẳng không dầm cũng như hộp Ubot mà LPC cung cấp đến bạn. Mong rằng với những thông tin này, sẽ giúp các chủ đầu tư có thêm tư liệu trong quá trình thi công công trình.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.