Độ dày sàn không dầm 1

So sánh độ dày sàn không dầm với sàn có dầm truyền thống

Nội dung

Độ dày sàn không dầm với sàn truyền thống là vấn đề được nhiều Chủ Đầu tưu và khách hàng quan tâm. Sàn không dầm là giải pháp xây dựng xanh đã được nghiên cứu và triển khai tại rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng một trong những nước kế thừa những thành tựu của công nghệ sàn không dầm. Tuy nhiên, với nhiều người, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ. Vậy độ dày sàn không dầm là bao nhiêu? Khác gì với sàn có dầm truyền thống? Trong bài viết này, LPC sẽ giúp bạn tìm hiểu!

do-giay-san-khong-dam
Độ dày sàn không dầm

Độ dày sàn không dầm bao nhiêu là hợp lý?

Độ dày sàn không dầm ở mỗi công trình kiến trúc khác nhau thì nó sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Độ dày sàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Chiều cao của công trình kiến trúc.
  • Tải trọng của công trình kiến trúc
  • Kích thước nhịp
  • … Và một số yếu tố khác

Vì vậy, để xác định được độ dày sàn không dầm bao nhiêu là hợp lý, trước tiên ta cần phải nắm rõ được các yếu tố trên. Sau đó tính toán kỹ lưỡng để đưa ra kết quả chính xác.

Trong ngành xây dựng tại Việt Nam hiện nay, có những công trình độ dày sàn không dầm độ dày khá mỏng, chỉ 180mm, 230mm, 280mm. Còn một số công trình lớn hơn thì sàn không dầm dày hơn từ 340mm, 390mm, 450mm.

Đối với các công trình ít tầng, trọng tải toàn thân nhẹ thì sàn không dầm độ dày 180mm là đủ. Nếu áp dụng độ dày quá lớn sẽ tốn thêm nguyên vật liệu, dẫn đến chi phí công trình tăng. Còn các công trình trung tâm thương mại, bệnh viện, chung cư nhiều tầng… thì sàn phải có độ dày lớn để đảm bảo chất lượng, độ bền bỉ.

So sánh độ dày sàn không dầm với sàn có dầm truyền thống

So với sàn có dầm truyền thống, loại sàn không dầm đã giảm được 50% độ dày. Quan sát hình vẽ dưới đây sẽ là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

do-giay-san-khong-dam-2
So sánh sàn dầm và sàn không dầm

Rõ ràng, việc loại bỏ dầm trong sàn đã giảm được lượng cốt thép lớn, khiến cho chiều dày của sản cũng giảm theo. Sàn không dầm sử dụng vật liệu nhựa tái chế để thay thế vào khoảng trống đó. Tất nhiên trên lý thuyết, vật liệu làm từ nhựa nhẹ hơn rất nhiều so với bê tông cốt thép. Vì vậy trọng lượng của sàn cũng được giảm đáng kể.

Ví dụ như trong một công trình, nếu được ứng dụng sàn dầm, chiều cao tổng thể của tầng là 3.4m thì trong đó dầm và sàn trên đã chiếm tới 0,6m. Nghĩa là không gian tầng giảm xuống còn 2.8m. Mặt khác, nếu ứng dụng sàn không dầm với cùng một chiều cao tầng 3.4m, sau khi đã trừ đi chiều dày của sàn thì không gian tầng còn lại là 3.2m.

Vậy rõ ràng, áp dụng 2 giải pháp xây dựng vào một công trình 3.4m cụ thể, ta thấy được sàn không dầm tiết kiệm 0.4m chiều cao so với sàn có dầm truyền thống. Con số chênh lệch này khá lớn, đối với những công trình kiến trúc nhiều tầng thì việc ứng dụng sàn không dầm sẽ giúp tăng thêm số tầng chức năng. 

Khả năng chịu lực của sàn không dầm so với sàn có dầm truyền thống?

Với độ dày sàn không dầm chỉ bằng 70% – 80% so với sàn có dầm truyền thống, nhiều người nghi ngờ về khả năng chịu tải trọng của sàn không dầm. Kết cấu sàn mỏng liệu có gây nguy hiểm gì cho công trình hay không? Câu trả lời là KHÔNG.

do-day-san-khong-dam-3
Sàn không dầm

Sàn không dầm đã được nghiên cứu và triển khai ở những quốc gia hàng đầu trên thế giới. Các nghiên cứu ấy đều chỉ ra rằng, độ chịu lực của sàn không dầm gấp đôi sàn có dầm truyền thống.

Đó là lý do tại sao những công trình nhiều tầng, trọng tải lớn được khuyến cáo ứng dụng giải pháp xây dựng hiện đại này. Vừa có tác dụng làm giảm khối lượng toàn thể của công trình, giảm nguyên vật liệu, lại vừa tăng khả năng chịu tải trọng, chịu lực tác động cho công trình. Đã có rất nhiều công trình tại Việt Nam ứng dụng thành công sàn không dầm, tối ưu hóa không gian kiến trúc.

Những ưu điểm vượt trội của sàn không dầm

– Ứng dụng rộng rãi: Sàn không dầm được ứng dụng rộng rãi ở khắp các quốc gia khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore… Tại Việt Nam, công nghệ này đã được áp dụng vào những công trình kiến trúc nổi tiếng như trung tâm thương mại, bệnh viện, khu chung cư cao tầng..

Tuy nhiên, sàn không dầm lại chưa được phổ biến ở các hộ dân. Nhà nước ta đang khuyến khích các công trình nên ứng dụng giải pháp xây dựng xanh này để bảo vệ môi trường. Trong khoảng thời gian sắp tới, chắc chắn sàn không dầm sẽ trở lên quen thuộc hơn với nhiều người.

do-day-san-khong-dam-4
Độ dày sàn không dầm

– Tiết kiệm chi phí: Thi công sàn không dầm khá đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm nhân lực cũng như nguyên vật liệu, đẩy nhanh tiến độ công trình. Bao nhiêu đó thôi cũng đã giúp nhà thầu tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn. 

– Tối ưu không gian: Như đã đề cập ở trên, sàn không có chiều dày chỉ bằng 50% chiều dày của sàn có dầm truyền thống. Nhờ vậy mà chiều cao tầng được tiết kiệm hơn rất nhiều. 

-Vật liệu xanh: Vật liệu được sử dụng trong sàn không dầm là những hộp được làm từ nhựa tái chế, rất an toàn, thân thiện với môi trường. Vật liệu xanh thay thế cho những vật liệu xây dựng truyền thống, mang đến nhiều lợi ích cho xã hội.

– Khả năng vượt nhịp lớn: Sàn không dầm là công nghệ thi công tấm sàn phẳng, rỗng theo 2 hướng không dầm. Khả năng vượt nhịp lên tới 20m.

– Khả năng cách âm hoàn hảo: Âm thanh khó truyền đi hơn trong môi trường khác chất liệu. Nếu như sàn có dầm truyền thống chỉ có chất liệu bê tông, âm thanh dễ chuyền đi hơn, thì sàn không dầm sử dụng những hộp nhựa rỗng bên trong bản sàn, giúp ngăn cản sự truyền đi của  âm thanh. Vì vậy, sàn không dầm có khả năng cách âm cực kỳ hiệu quả.

do-day-san-khong-dam-5
Thi công sàn không dầm

– Khả năng chống động đất: Vật liệu xanh sử dụng trong sàn không dầm có tác dụng thay thế lượng bê tông khá lớn. Nhờ vậy mà tải khối lượng toàn bộ công trình được giảm xuống đáng kể, khả năng chống động đất tốt hơn so với những giải pháp xây dựng khác.

– Thi công nhanh chóng, dễ dàng: Quy trình thi công sàn không dầm diễn ra nhanh chóng, rút ngắn khá nhiều thời gian. Do sàn cần ít lượng bê tông hơn nên thời gian tháo dỡ cốp pha nhanh hơn, công trình hoàn thiện, kết thúc sớm hơn.

Với những ưu điểm ở trên, sàn không dầm xứng đáng là giải pháp xây dựng xanh đáng được ứng dụng nhất hiện nay. Có rất nhiều công trình lớn ở nước ta đã được xây lên từ công nghệ sàn không dầm. Và hiệu quả, lợi ích mà giải pháp này mang lại cho công trình là vô cùng ý nghĩa. 

Chắc chắn trong tương lai, giải pháp này sẽ còn được ứng dụng phổ biến hơn tại những công trình hộ dân. Nếu có nhu cầu tìm hiểu về báo giá hay độ dày sàn không dầm, hãy liên hệ với LPC để được tư vấn chi tiết!

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.