tính toán chống thọc thủng

CHỐNG CHỌC THỦNG VÀ CHỌC THỦNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Nội dung

Chống chọc thủng giữ vai trò quan trọng trong quá trình thi công các công trình xây dựng khi vừa đảm bảo an toàn kết cấu, tăng tuổi thọ công trình, vừa tiết kiệm chi phí bảo trì – bảo dưỡng. Thiết kế chống chọc thủng trong sàn phẳng không dầm được nhiều kỹ sư quan tâm nhưng không phải ai cũng nắm rõ được khái niệm và phương thức tính toán để giảm thiểu rủi ro của hiện tượng này. Hãy cùng LPC tham khảo hiện tượng chống chọc thủng và cách tính tính trong bài viết dưới đây nhé

Chống chọc thủng và chọc thủng là gì?

Hiện tượng chọc thủng xảy ra khi ứng suất tại các vị trí giao giữa cột và sàn vượt quá khả năng chịu lực của bê tông. Điều này thường xảy ra dưới các điều kiện sau:

  • Tải trọng lớn: Các tải trọng tập trung quá lớn tại các vị trí cột, gây ra ứng suất cao
  • Thiết kế thiếu tính chính xác và hợp lý: Với những thiết kế không đảm bảo thường thiếu các biện pháp gia cố hoặc thiếu chính xác về khả năng chịu lực của sản tại điểm dễ bị chọc thủng
  • Vật liệu xây dựng kém chất lượng: Việc sử dụng các loại vật liệu như bê tông, cốt thép không đạt tiêu chuẩn của đơn vị thiết kế hay không đúng theo hướng dẫn thi công cũng là điều kiện để hiện tượng chọc thủng dễ xảy ra

Chống chọc thủng là một biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong xây dựng, đặc biệt là trong thiết kế sàn phẳng không dầm, nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu tối đa hiện tượng chọc thủng sàn.

Thép chống chọc thủng cho sàn phẳng không dầm

Chống chọc thủng trong sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm hiện nay là giải pháp vật liệu được sử dụng phổ biến cho phần lớn các công trình xây dựng với nhiều quy mô và loại hình khác nhau. Từ nhà dân dụng đến các công trình công nghiệp đều có thể sử dụng giải pháp sàn phẳng không dầm mà vẫn tối ưu không gian – tiết kiệm chi phí.

Sàn phẳng không dầm cho nhà phố

Trong thiết kế sàn phẳng không dầm, thép chống chọc thủng được tính toán và bố trí xung quanh cột trong phạm vi mũ cột. Tại vị trí tiếp xúc với sàn, sẽ xuất hiện lực tập trung và momen uốn tập trung (vuông góc với mặt bằng cấu kiện)

Tính toán chống chọc thủng cho các cấu kiện phẳng được tính toán theo tiêu chuẩn TCVN 5574 : 2018 (thay thế cho TCVN 5574: 2012)

Chống chọc thủng trong cấu kiện phẳng

Tính toán chống chọc thủng trong sàn phẳng không dầm

Về tiêu chuẩn tính toán

Theo tiêu chuẩn TCVN 5574 : 2018, tính toán chọc thủng được tiến hành đối với cấu cấu kiện bê tông cốt thép dạng phẳng (có thể là bản sàn, bản móng) khi có tác dụng của lực cục bộ đặt tập trung – lực tập trung và momen uốn tập trung. Vùng chọc thủng trực tiếp được quy ước trong tiêu chuẩn có dạng tháp vưới góc 45 độ. Tiết diện tính toán thực nhất là tiết diện nằm cách vùng truyền lực lên cấu kiện một khoảng h0/2, vuông góc với trục dọc của nó.

tính toán chống thọc thủng
Mô hình tính toán quy ước

Chính các lực cục bộ này gân nên hiện tượng sàn bị chọc hủng (hay sàn bị cắt), gây nứt sàn theo góc 45 độ mà chúng ta thường thấy

Đọc thêm: Những lưu ý khi tính toán thiết kế sàn phẳng không dầm

Về nguyên tắc kiểm tra chống chọc thủng

Khi kiểm tra chống chọc thủng của bản vẽ thì trước tiên cần kiểm tra trường hợp cấu kiện không được đặt cốt thép ngang, có nghĩa là kiểm tra khả năng chịu cắt của bê tông có đảm bảo hay không, nếu không đủ thì cần bổ sung cốt thép ngang để cùng tham gia chống chọc thủng với bê tông

Mặt bằng bố trí thép chống chọc thủng

Có nhiều phương pháp để chống chọc thủng như:

  • Tăng tiết diện cột
  • Tăng chiều dày mũ cột
  • Tăng mác bê tông sàn
  • Bố trí thép chống chọc thủng

Do vậy, các kỹ sư khi tính toán kết cấu phải cân đối và lựa chọn, kết hợp các phương pháp một cách phù hợp để được kết quả tối ưu nhất, về công năng, không gian và kinh tế.

Thông thường, các kỹ sư sẽ áp dụng phương pháp tăng cường thép ngang đẻ tham gia chịu cắt cùng bê tông. Có thể kết hợp với việc tăng mác bê tông lên. Nếu vẫn không đảm bảo sẽ bổ sung thêm phương án tăng chiều dày mũ cột và tăng tiết diện cột để làm tăng khả năng chống chọc thủng sàn

Tuy nhiên cần lưu ý việc tăng quá nhiều tiết diện chột hay chiều dày sàn sẽ lám ảnh hưởng đến không gian sử dụng và kiến trúc công trình.

Thép chống chọc thủng trong sàn phẳng không dầm được tính toán kiểm tra bằng phần mềm SAFE, giúp các kỹ sư có thể biết được lựa chọc thủng tại từng vị trí là bao nhiêu. Từ đó nhanh chóng tính toán ra được số lượng, khoảng cách thép cần bố trí.

Xem lực chọc thủng trong sàn bằng mô hình SAFE

Đọc thêm: Top 3 phần mềm thiết kế kết cấu trong sàn phẳng không dầm

Thiết kế chống chọc thủng là một yếu tố quan trọng trong thiết kế và thi công sàn phẳng không dầm. Hiểu rõ để tính toán và áp dụng các biện pháp chống chọc thủng hiệu quả sẽ giúp đảm bảo an toàn, tăng độ bền và tuổi thọ cho công trình.

Lựa chọn đơn vị thiết kế kết cấu cấu uy tín và các kinh nghiệm triển khai thiết kế kết cấu và hướng dẫn thi công, giám sát hiện trường giải pháp sẽ là một lợi thế quan trọng giúp CDT có thể yên tâm và tiện kiệm hơn trong quá trình thi công và sử dụng giải pháp.

LPC là đơn vị đầu tiên đưa giải pháp Sàn phẳng Ubot – Uboot Beton về Việt Nam đã mang đến nhiều cải tiến phù hợp nhất với công trình xây dựng tại Việt Nam.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.