NHÀ Ở XÃ HỘI VÀ XU HƯỚNG BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2023

Nhà ở xã hội được phát triển với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân có thu nhập thấp và đảm bảo sự phát triển bền vững cho cộng đồng. Trong những năm gần đây, xu hướng nhà ở xã hội và nhu cầu tìm mua nhà giá rẻ đang tặng mạnh. Vì vậy năm 2023 hứa hẹn sẽ là nhiều đổi mới tích cực với loại hình đầu tư này. Cùng LPC tham khảo thêm nhé

Nhà ở xã hội – Khái niệm và ý nghĩa vốn có

Nhà ở xã hội Yên Phong - Bắc Ninh

Nhà ở xã hội là một dạng nhà ở được xây dựng hoặc cung cấp cho đối tượng cho thu nhập nhấp, trung bình hoặc khó khăn đảm bảo điều kiện sống tốt hơn. Hầu hết các công trình nhà ở xã hội thường được xây dựng tại các khu công nghiệp lớn – nơi tập trung đông đảo công nhân và người lao động. Nhà ở xã hội cũng là phần quan trọng trong chính sách xã hội và phát triển bền vững của đất nước, đảm bảo mọi người đều có cơ hội tiếp cận đến với những dịch vụ cơ bản như nhà ở, giáo dục, y tế và việc làm.

Xu hướng bất động sản năm 2023 – Sự kết hợp tích cực

Xu hướng xanh hóa lên ngôi

xu hướng bất động sản xanh - nhà ở xã hội

Sau đại dịch Covid – 19 vừa qua, việc đề cao xu hướng sống xanh và lựa chọn các công trình kiến trúc xanh được nhiều quan tâm hơn cả. Các Dự án nhà ở, chung cư đều tập trung khai tác tối đa các hạng mục cây xanh, hồ nước tạo môi trường sống trong lành. Tuy nhiên xét tính thương mại thì những công trình đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn như vậy thường có mức giá không hề rẻ.

Những người có thu nhập trung bình hoặc thấp sẽ khó có khả năng để chi trả cho căn hộ theo xu hướng xanh này. Trong khi đó, hiện nay mô hình nhà ở xã hội thường lựa chọn để xây dựng kèm với công việc, hồ nước và đầy đủ tiện ích nhưng vẫn có mức giá được hỗ trợ từ Nhà nước nên việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội là không hề khó.

Xem thêm: Sàn phẳng Ubot – Giải pháp vật liệu xanh cho xây dựng

Xu hướng nhà ở xã hội bùng nổ

Trong năm 2023, bất động sản nhà và chung cư được dự báo sẽ phục hồi, nhu cầu tìm kiếm nhà ở vừa túi tiền đang là ưu tiên hàng đầu của mỗi hỗ gia đình. Nhà nước đã có những động thái vô cùng tích cực trong việc xây dựng đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”, giới chuyên gia cũng kỳ vọng năm 2023 sẽ là thời điểm tốt nhất để phân khúc này trở lại.

Việc Nhà nước tăng mạnh nguồn cung nhà ở xã họi những năm tới đây sẽ giúp những người dân có thu nhập thấp – công nhân tại các khu công nghiệp giải quyết vấn đề về nhà ở cũng như đón nhận những dịch vụ tiện ích phục vụ cuộc sống.

Xu hướng công nghệ hóa

Phần mềm protech dành cho bất động sản

Hiện nay, Proptech – công nghệ bất động sản được xem như bước tiến hoàn toàn mới cho thị trường bất động sản. Proptech bao gồm sự kết hợp giữa ngành bất động sản và các giải pháp công nghệ, như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), dự đoán dữ liệu, Internet of Things (IoT), blockchain và nhiều công nghệ khác.

Từ năm 2021 đến đầu nưm 2022 đã có ít nhất 5 start-up đã công bố các vòng gọi vốn mới, có thêt thu hút khoảng 500 triệu USD vốn đầu tư.

Năm 2023 là một năm bùng nổ của công nghệ nói chung và proptech, hứa hẹn là một năm phát triển khi vấn đề về dòng vốn và pháp lý được tháo gỡ

Xu hướng thuê nhà mới

Với nhu cầu ngày càng cao của người thuê nhà, áp lực cạnh tranh của người cho thuê càng gia tăng, không chỉ dừng lại ở giá thuê mà còn bao gồm các tiện ích đi kèm

Những căn hộ cũ không còn đáp ứng tốt được nhu cầu về tiện ích này đỏi hỏi các căn hộ mới phải nâng cao các tính năng về tiện ích sử dụng.

Hiện nay các Dự án nhà ở xã hội đều được xây dựng để phục vụ đầy đủ nhu cầu tiện ích của người lao động, giúp người cho thuê hoặc người mua có trải nghiệm tốt nhất trong môi trường sống. Ví dụ như trung tâm thương mại, trạm y tế, hay dịch vụ rèn luyện sức khỏe đều là những tiện ích được CDT quan tâm khi xây dựng các chung cư nhà ở xã hội hiện nay

Xu hướng chủ đầu tư chuyển sang nhận thầu xây dựng

Nhà ở xã hội Cát Tường Smart City

Việc lựa chọn mua đất để bán sản phẩm thu lãi đã mang lại khá nhiều rủi ro về tài chính cho các chủ đầu tư trong thời gian vừa qua. Vì vậy hình thức chuyển sang nhận thầu xây dựng đang đang các CDT ưu tiên.

Vì vậy nhà thầu xây dựng nhận các dự án nhà ở xã hội sẽ yên tâm hơn nhiều khi có sự đảm bảo và hỗ trợ từ Chính phủ. Theo đó thì loại hình nhà giá rẻ chắc chắn sẽ là xu hướng tất yếu năm 2023 cho cả người mua và người làm xây dựng

Theo chính sách của nhà nước, khi mua nhà ở xã hội sẽ được hỗ trợ vay vốn tới lãi suất thấp (8,2%/năm đến ngày 30/06) trong gói tín dụng 120 tỷ do Nhà nước hỗ trợ. Thời hạn được vay tiền mua nhà ở giá rẻ này cũng khá dài, từ 15  – 25 năm đủ cho người mua trả dần khoản nợ mà không bị áp lực kinh tế.

Cùng với sự hỗ trợ của chính phủ và sức mạnh tiềm năng của doanh nghiệp trong ngành, chúng ta cũng kỳ vọng nhiều đối với vốn đầu tư FDI và xu hướng M&A sẽ tạo ra cơ hội thay máy cho thị trường bất động sản năm 2023 và những năm tiếp theo

Nhà ở xã hội chưa bao giờ là hết hot. Vậy theo bạn những định trên có đúng hay không? Cùng chia sẻ thông tin với LPC nhé.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Nhìn lại xu hướng kiến trúc được dự đoán sẽ “lên ngôi” năm 2023

Kiến trúc là ngành nghề hoặc lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến việc thiết kế, xây dựng vào tạo nên các công trình. Không chỉ đơn thuần là việc xây dựng các công trình mà còn bao gồm cả quá trình thiết kế và lên ý tưởng cho công trình đó. Ngành kiến trúc đòi hỏi kiến thức về khoa học, nghệ thuật, công nghệ và quản lý.

Xu hướng kiến trúc phản ánh sự phát triển của xã hội, công nghệ môi trường và ý thức con người. Do vậy xu hướng kiến trúc luôn là những ý tưởng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Cùng LPC nhìn lại xu hướng kiến trúc được “dự đoán” sẽ lên ngôi năm 2023 nhé

1. Kiến trúc in 3D

lpc-kien-truc-in-3D

Kiến trúc in 3D đã dần trở thành một hình thức cư trú đáng tin cậy trong vài năm qua và thấy rõ nhất vào thời điểm năm 2023. Các vật liệu như đất sét, bê tông hay nhựa được công nghệ in 3D “ép đùn” ở trạng thái lỏng và “đông cứng” thành sản phẩm cuối cùng theo bản vẽ thiết kế. Đó là một kỹ thuật đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm và khéo léo giúp giảm nguy cơ sai sót và cũng tiết kiệm rất nhiều thời gian.

In 3D loại bỏ rất nhiều bước đơn điệu trong quá trình xây dựng và đơn giản hóa nó. Công ty khởi nghiệp Azure có trụ sở tại Los Angeles đang in 3D những ngôi nhà nhỏ lắp ghép bằng nhựa tái chế! Các cấu trúc hiện đại và tương lai có tường kính, hệ thống chiếu sáng âm trần, cửa bỏ túi và có thể in trong vòng 20 giờ.

2. Tiny(ier) Home

lpc-kien-truc-tinyhouse

Những ngôi nhà nhỏ là những căn hộ ở với quy mô nhỏ. Sống trong Tiny Home là sự lựa chọn của những người dùng mong muốn một căn hộ nhỏ với không gian được thiết kế thông minh cùng các công nghệ tiên tiến và thiết kế độc đáo. Những ngôi nhà nhỏ là sự lựa chọn lý tưởng với ưu điểm: chi phí thấp, tinh gọn, thi công ngắn ngày với nhiều chức năng chất lượng cao.

Chúng hoàn toàn có thể di động và được xây dựng ở nhiều nơi: trong phố, ngoài rừng, bên cánh đồng hay kề bờ suối… Ngôi nhà Nhỏ đôi khi không cần sử dụng mạng lưới điện thành phố mà có thể sử dụng năng lượng từ mặt trời, gió nhờ thiết kế thân thiện môi trường. Những ngôi nhà này thường được ưa chuộng bởi các hộ gia đình nhỏ, giữa một nhóm người cùng chí hướng hoặc đơn giản là hai người bạn thân muốn tụ họp dưỡng già.

3. Kiến trúc Biophilic

lpc-kien-truc-Biophilic

Biophilic Design (Thiết kế ưa sinh học) về bản chất không chỉ là đưa cây xanh vào không gian mà còn là tái hiện cảm giác thiên nhiên ngay trong ngôi nhà, kết nối không chỉ về thị giác mà còn là xúc giác, thính giác, vị giác và khứu giác về môi trường tự nhiên. Tất cả điều đó giúp chữa lành cho con người và đưa con người trở về đúng với bản chất là một sinh vật, mà sinh vật thì cần hệ sinh thái.

Đó là một cách tiếp cận kiến trúc nhằm tìm cách kết nối con người với thiên nhiên, với những tòa nhà mà chúng ta cư trú. Thiết kế sinh học là đặc điểm quan trọng giúp ngôi nhà có được lượng ánh sáng tự nhiên dồi dào và nhiều cây xanh. 

4. Những ngôi nhà được ốp bằng gỗ cacbon hóa (Charred Timber)

Kỹ thuật gỗ carbon hóa được nhắc tới ở đây với tên gọi là Shou Sugi Ban – một cách xử lý gỗ của Nhật Bản đã tồn tại hơn 300 năm, được phát triển trên đảo Naoshima nhằm chống lại sự phá hủy gỗ do tác động của gió, nước biển.

Tấm ốp gỗ cacbon hóa là một loại vật liệu cực kỳ bền và đàn hồi – nó có thể chống cháy, xua đuổi côn trùng và có thể trở nên không thấm nước thông qua quá trình cacbon hóa.

5. Prefabricated Architecture

lpc-kien-truc-nha-cacbon-hoa

Nhà Prefab-Prefabricated building-tiền chế, gọi tắt là Nhà Prefab như một bộ lego khổng lồ, có thể lắp ráp, hoàn thiện, bảo dưỡng, di dời nhanh chóng, dễ dàng. Nhà Prefab có thể xây dựng trên những khu vực đầm lầy hoặc sông nước. Mô hình này chi phí xây dựng thấp, tận dụng nguyên vật liệu tại chỗ và khá bền vững trong mưa bão, phù hợp với nhà ở khu vực nông thôn, vùng ngoại thành.

Kỹ thuật xây dựng nhà lắp ghép cũng đảm bảo rằng các dự án vẫn bền vững và linh hoạt hơn. Nó cũng giúp giải quyết các vấn đề thiếu lao động ở một số quốc gia.

6. Công trình nhà nổi trên mặt nước

lpc-kien-truc-nha-noi-tren-mat-nuoc

Nhà nổi hay còn được biết đến là nhà thuyền hay nhà bè, là ngôi nhà về cơ bản sẽ giống như những căn nhà truyền thống, nhưng khác biệt ở chỗ ngôi nhà này hoàn toàn nổi trên mặt nước. Cấu tạo của ngôi nhà được chia làm 2 phần, phần nổi trên mặt nước và phần chìm bên dưới. Phần nhà nổi sẽ cần chú trọng đến việc lựa chọn vật liệu sử dụng như gỗ, tôn, nhựa,… Phía dưới nền nhà được thiết kế một miếng phao, một miếng xốp dày, cứng để có thể giảm được áp lực của căn nhà lên mặt nước, giúp căn nhà không bị chìm.

7. Kết cấu bê tông thô mộc

LPC-can-ho-toi-gian-amber-2

Kiến trúc thô mộc về cơ bản tập trung vào các cấu trúc nặng nề và trông gần như ‘thô’ như cái tên biểu thị, nhưng vẫn giữ một đặc tính điêu khắc cho chính ngôi nhà. Những cấu trúc tạo nên hình dạng và bố cục sáng-tối, điều đó thêm vào yếu tố thoải mái cho vẻ ngoài đồ sộ và nguyên khối của chúng.

8. Kiến trúc bền vững

Kiến trúc bền vững còn được gọi là kiến trúc xanh hay kiến trúc môi trường. Đây là thuật ngữ chung dùng chỉ những tòa nhà được thiết kế để hạn chế tác động của con người đối với môi trường tự nhiên.

Trong nỗ lực kết hợp tính bền vững với kiến trúc, các kiến trúc sư đã hướng tới việc thiết kế những ngôi nhà thực sự bền vững chứ không chỉ đơn giản là phủ xanh. Những ngôi nhà có kiến trúc nhằm mục đích kết hợp hài hòa với thiên nhiên, tồn tại với thiên nhiên trong hòa bình và cho phép chúng ta sống cân bằng với môi trường, giảm lượng khí thải carbon và khuyến khích một lối sống bền vững và trong lành. 

9. Nhà Container vận chuyển

Nhà container là một cấu trúc nhà ở được làm từ các container vận chuyển tái chế như: container lưu trữ hoặc container chở hàng. Những hộp thép này thường có hai kích thước: 20 feet x 8 feet hoặc 40 feet x 8 feet có thể được lắp ráp để tạo ra một không gian sống lâu dài hoặc di động.

Các container vận chuyển thường được làm sạch, gia cố và kết nối để tạo thành khung cho ngôi nhà. Sau đó, nó được trang bị hệ thống ống nước, điện và tất cả những tiện nghi hiện đại khác mà một ngôi nhà cần có.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Nguồn: kienviet.net

Tính toán kiểm tra vết nứt theo TCVN 5574:2018

Tính toán kiểm tra vết nứt trong xây dựng làm một quá trình quan trọng để đảm bảo tính chính xác và độ an toàn của công trình. Khi xây dựng, việc phát hiện và đánh giá vết nứt đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và khả năng chịu tải trong các cấu trúc.

Trong bài viết này, LPC sẽ hướng dẫn tính toán kiểm tra vết nứt theo TCVN 5574:2018 để bạn hiểu tầm quan trọng của tính toán kiểm tra vết nứt trong thiết kế.

Tính toán kiểm tra vết nứt theo TCVN 5574:2018

1. Thông số đầu vào khi tính toán kiểm tra vết nứt

Khi tính toán kiểm tra vết nứt, thông số đầu vào chiếm vai trò quan trọng để kỹ sư có thể tính toán chính xác nhất. Bao gồm:

  • Vật liệu:
    • Bê tông:
      • Cấp cường độ B.
      • Cường độ chịu nén dọc trục tính toán của bê tông Rb.
      • Cường độ chịu nén dọc trục tính toán của bê tông đối với các trạng thái giới hạn thứ hai Rb,ser.
      • Cường độ chịu kéo dọc trục tính toán của bê tông đối với các trạng thái giới hạn thứ hai Rbt,ser.
      • Mô đun đàn hồi của bê tông : Eb
    • Cốt thép:
      • Mác thép: CB300-V, CB400-V
      • Cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép Rs.
      • Cường độ chịu nén tính toán của cốt thép Rsc.
      • Mô đun đàn hồi của bê tông : Es
  • Kích thước tiết diện:
    • Tiết diện chữ nhật b * h
    • Chiều dày lớp bê tông bảo vệ vùng kéo a, vùng nén a’ (đến trọng tâm cốt thép).
    • Chiều cao tính toán của tiết diện: ho=h-a
    • Đường kính cốt thép : ds
    • Diện tích cốt thép vùng kéo : As
    • Diện tích cốt thép vùng nén : A’s
    • Hệ số quy đổi cốt thép về bê tông : α=Es/Eb
    • Hàm lượng cốt thép : μs=As/bho ; μ’s=A’s/bho
  • Nội lực :
    • Mômen do tải trọng thường xuyên và tạm thời (dài hạn và ngắn hạn) : Mnh
    • Mômen do tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạnMdh

2. Tính toán kiểm tra vết nứt

2.1. Kiểm tra khả năng chống nứt của cấu kiện BTCT

  • Điều kiện (1):M ≤ Mcrc
    • M : Mô men uốn do ngoại lực đối với trục vuông góc với mặt phẳng tác dụng của mô men uốn. (M=Mnh)
    • Mcrc : Mô men uốn do tiết diện thẳng góc của cấu kiện chịu khi hình thành vết nứt (Khả năng chống nứt của cấu kiện)
    • Nếu điều kiện (1) thỏa mãn => Cấu kiện không bị nứt, ngược lại cần tính toán kiểm tra vết nứt – bề rộng vết nứt. 
M_{crc}= W_{pl}R_{bt,ser}
    • W_{pl} : Mô men kháng uốn dẻo đối với thớ kéo
W_{pl}=1.3W_{red}
    • W_{red} : Mô men kháng uốn đàn hồi của tiết diện quy đổi theo vùng chịu kéo của tiết diện.
W_{red}=\frac{I_{red}}{y_{t}}
    • I_{red} : Mô men quán tính của tiết diện quy đổi của cấu kiện đối với trọng tâm của nó.
I_{red}=I+\alpha I_{s}+\alpha I'_{s}
    • I, Is, I’s : Mô men quán tính lần lượt của tiết diện bê tông, của tiết diện cốt thép chịu kéo và của cốt thép chịu nén.
    • yt : Khoảng cách từ thớ bê tông chịu kéo nhiều nhất đến trọng tâm tiết diện quy đổi của cấu kiện.
y_{t}=\frac{S_{t,red}}{A_{red}}
    • A_{red} : Diện tích của tiết diện ngang quy đổi của cấu kiện.
A_{red}=A+\alpha A_{_{s}}+\alpha A'_{s}
    • A, As, A’s : Diện tích tiết diện ngang lần lượt của bê tông, của cốt thép chịu kéo và của cốt thép chịu nén.
    •  : Mô men tĩnh của diện tích tiết diện quy đổi của cấu kiện đối với thớ bê tông chịu kéo nhiều hơn.

2.2. Tính toán chiều rộng vết nứt thẳng góc với trục dọc cấu kiện

  • Chiều rộng vết nứt thẳng góc acrc,i  được xác định theo công thức:
a_{crc,i}=\varphi _{1}\varphi _{2}\varphi _{3}\psi _{s}\frac{\sigma _{s}}{E_{s}}L_{s}
  •  : Chiều rộng vết nứt do tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn.
  •  : Chiều rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời.
  •  : Chiều rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn.
  • φ1 : Hệ số, kể đến thời hạn tác dụng của tải trọng, lấy bằng :
    • 1.0 : Khi có tác dụng ngắn hạn của tải trọng.
    • 1.4 : Khi có tác dụng dài hạn của tải trọng.
  • φ2 : Hệ số, kể đến loại hình dạng bề mặt của cốt thép dọc, lấy bằng:
    • 0.5 : Đối với cốt thép có gân và cáp.
    • 0.8 : Đối với cốt thép trơn.
  • φ3 : Hệ số, kể đến đặc điểm chịu lực, lấy bằng:
    • 1.0 : Đối với cấu kiện chịu uốn và chịu nén lệch tâm.
    • 1.2 : Đối với cấu kiện chịu kéo.
  • σs : ứng suất  trong cốt thép chịu kéo của cấu kiện chịu uốn
\sigma _{s}=\frac{M(h_{o}-y_{c})}{I_{red}}\alpha _{s1}
  • yc : Chiều cao vùng nén tiết diện ngang quy đổi
y_{c}=x_{m}=h_{o}\left ( \sqrt{\left (\mu _{s}\alpha _{s2}+\mu' _{s}\alpha _{s1}\right )^{2}+2(\mu _{s}\alpha _{s2}+\mu' _{s}\alpha _{s1}\frac{a'}{h_{o}})}-(\mu _{s}\alpha _{s2}+\mu' _{s}\alpha _{s1})\right )
  • αs1, αs2 : Các hệ số quy đổi cốt thép về bê tông. 8.2.3.3.8
\alpha _{s1}=\alpha _{s2}=\frac{E_{s}}{E_{b,red}}
  •  : Mô đun biến dạng quy đổi của bê tông chịu nén.
E_{b,red}=\frac{R_{b,ser}}{\varepsilon _{b1,red}}
  • εb1,red : Biến dạng tương đối của bê tông.
    • Khi có tác dụng ngắn hạn của tải trọng:
      • Đối với bê tông nặng, lấy bằng : 0.0015 
      • Đối với bê tông nhẹ, lấy bằng : 0.0022
    • Khi có tác dụng dài hạn của tải trọng :
      • Đối với bê tông nặng: lấy theo Bảng 9
Tính toán kiểm tra vết nứt
  • I,red : Mô men quán tính vùng chịu nén của tiết diện ngang quy đổi của bê tông.
I_{red}=I_{b}+I_{s}\alpha _{s2}+I'_{s}\alpha _{s1}
  •  : Mô men quán tính của diện tích tiết diện lần lượt của vùng bê tông chịu nén, của cốt thép chịu kéo và của cốt thép chịu nén đối với trọng tâm tiết diện ngang quy đổi không kể đến bê tông vùng chịu kéo.
 { \Psi }_{ s }=1-0.8\frac { { M }_{ crc } }{ M }
  •  : Khoảng cách cơ sở giữa các vết nứt thẳng góc kề nhau, Ls lấy không nhỏ hơn 10ds và 100 mm và không lớn hơn 40ds và 400 mm.
 { L }_{ s }=0.5\frac { { A }_{ bt } }{ { A }_{ s } } { d }_{ s }
  •  : Diện tích tiết diện bê tông chịu kéo, được xác định theo chiều cao vùng chịu kéo của bê tông xt.  Trong mọi trường hợp :2a ≤  A_{bt}  ≤ 0.5h
  •  : Diện tích tiết diện cốt thép chịu kéo.
  •  : Đường kính danh nghĩa của cốt thép.

2.3. Kiểm tra chiều rộng vết nứt khi tính toán kiểm tra vết nứt

Việc đánh giá chiều rộng vết nứt khi tính toán kiểm tra viết nứt cho phép các kỹ sư xác định mức độ tổn thương của vật liệu và cấu trúc xung quanh vết nứt. Điều này rất quan trọng để đảm bảo rằng vết nứt không vượt quá giới hạn chấp nhận được và không gây ảnh hưởng đáng kể đến tính toàn vẹn kết cấu của công trình.

  • Điều kiện kiểm tra: 
 a_{crc} \le a_{crc,u}
  •  : Chiều rộng vết nứt do tác dụng của ngoại lực.
  •  : Chiều rộng vết nứt giới hạn cho phép, Bảng 17
  • Kiểm tra chiều rộng vết nứt ngắn hạn do tải trọng thường xuyên và tạm thời:
 { a }_{ crc }^{ nh }\quad \le \quad \left[ { a }_{ crc }^{ nh } \right]
  •  { a }_{ crc }^{ nh } : Chiều rộng vết nứt ngắn hạn:  { a }_{ crc }^{ nh }= { a }_{ crc,1 }+{ a }_{ crc,2 }-{ a }_{ crc,3 }
  •  \left[ { a }_{ crc }^{ nh } \right]  : Chiều rộng vết nứt giới hạn cho phép ngắn hạn, Bảng 17.
  • Kiểm tra chiều rộng vết nứt dài hạn do tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn:
 { a }_{ crc }^{ dh }\quad \le \quad \left[ { a }_{ crc }^{ dh } \right]
  •  { a }_{ crc }^{ dh } : Chiều rộng vết nứt dài hạn:  { a }_{ crc }^{ dh }= { a }_{ crc,1 }
  •  \left[ { a }_{ crc }^{ dh } \right]  : Chiều rộng vết nứt giới hạn cho phép dài hạn, Bảng 17.
Chiều rộng vết nứt giới hạn

Quy trình tính toán kiểm tra vết nứt được thực hiện theo nhiều bước nhằm đảm bảo kết cấu công trình. Bên cạnh tính toán kiểm tra vết nứt, các kỹ sư cũng phải thực hiện thêm các nội dung tính toán khác. Hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo với các nội dung khác nhé.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu trong xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những công trình vững chắc và an toàn. Đặc biệt trong giải pháp thiết kế kết cấu sàn phẳng không dầm – một giải pháp vật liệu công nghệ mới cần các đơn vị tính toán và triển khai có kinh nghiệm. Cùng LPC điểm danh 3 phần mềm thiết kế kết cấu phổ biến nhất được sử dụng trong thiết kế sàn phẳng không dầm

Tầm quan trọng của thiết kế kết cấu

thiết kế kết cấu trong xây dựng

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.

Trong quá trình thiết kế kết cấu, kiến trúc sư và kỹ sư kết cấu sẽ phân tích và đánh giá các yếu tố như tải trọng, khả năng chịu tải, độ bền vật liệu, độ cứng và tính ổn định của công trình. Dựa trên thông tin này, họ sẽ lựa chọn và áp dụng các phương pháp tính toán và mô phỏng để đưa ra các giải pháp kỹ thuật và cấu trúc tối ưu.

Thiết kế kết cấu được coi là một trong những giai đoạn quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực của công trình, đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng

Thiết kế kết cấu trong giải pháp sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm là một giải pháp không mới đối với các đơn vị thi công, đơn vị thiết kế hay các Chủ đầu tư. Thiết kế kết cấu trong sàn phẳng không dầm được đánh giá là yếu tố vô cùng quan trọng trọng các thao tác thực hiện kỹ thuật trong công trình. Một số yếu tố quan trọng cần xem xét trong thiết kế kết cấu của sàn phẳng không dầm như:

  • Tải trọng: Xác định tải trọng tác động lên sàn là một bước quan trọng trong thiết kế kết cấu. Tải trọng bao gồm tải trọng số riêng của sàn, tải trọng số phụ (như nội thất, người sử dụng), và tải trọng tạm thời (như tuyết, gió). Cần xác định và tính toán tải trọng tác động lên sàn để đảm bảo rằng kết cấu có thể chịu được mọi tải trọng này một cách an toàn.
  • Vật liệu: Các vật liệu thông dụng bao gồm bê tông, thép, gỗ, và composite. Mỗi vật liệu có tính chất và ưu điểm riêng, và cần đảm bảo rằng vật liệu được sử dụng có đủ độ cứng, độ bền và khả năng chịu tải để đáp ứng yêu cầu tải trọng của sàn.
  • Độ cứng: Sàn phẳng không dầm cần được thiết kế với độ cứng đủ để tránh các biến dạng không mong muốn và đảm bảo tính ổn định của kết cấu. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp có tải trọng phụ lớn hoặc trong các không gian có yêu cầu đặc biệt về độ cứng.
  • Tính khả thi kỹ thuật: Xem xét các hạn chế về không gian, chiều cao, khả năng chịu tải của vật liệu và phương pháp thi công để đảm bảo
  • Kỹ thuật chống cháy: Có thể bao gồm việc sử dụng vật liệu chịu lửa, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cách cách ly chống cháy và hệ thống thoát hiểm.
  • Thiết kế thẩm mỹ: Các yếu tố như hình dạng, màu sắc, bề mặt và họa tiết có thể được tính toán để tạo ra một không gian thẩm mỹ hài hòa và hấp dẫn.
  • Điều kiện môi trường: Trong quá trình thiết kế, cần xem xét các yếu tố môi trường như độ ẩm, nhiệt độ, tác động của môi trường hóa chất và môi trường mặn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn vật liệu và phương pháp thiết kế để đảm bảo tính ổn định và bền vững của kết cấu.
  • Quy định và tiêu chuẩn: Trong thiết kế kết cấu, luôn cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn xây dựng địa phương, quốc gia và quốc tế. Các tiêu chuẩn này bao gồm các quy định về tải trọng, an toàn, chống cháy và bảo vệ môi trường. Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn này là rất quan trọng để đảm bảo tính an toàn và pháp lý của kết cấu.

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

Top 3 phần mềm phổ biến dùng trong thiết kế kết cấu sàn phẳng không dầm

AutoCAD

Sử dụng phần mềm AutoCad trong thiết kế kết cấu

AutoCAD là tên viết tắt của cụm từ “Automatic Computer Aided Design”. Phần mềm này được Autodesk phát triển và ra mắt năm 1982 với tính năng chính là soạn thảo, thiết kế các bản vẽ 2D và 3D với sự trợ giúp của máy tính. Với công cụ này, người dùng có thể thực hiện các phép tính và tái hiện những ý tưởng của mình dưới dạng bản vẽ kỹ thuật với độ chính xác cần thiết. Vì vậy nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, xây dựng, công nghiệp…

Trong đời sống thực tế, AutoCAD chủ yếu dùng để phục vụ công việc của các kỹ sư, họa sĩ hoạt hình, quản lý dự án, kiến trúc sư… Kiến trúc và xây dựng: Với Autodesk AEC Collection, người dùng sẽ được cung cấp các công cụ CAD, BIM (công cụ mô hình thông tin xây dựng) cùng một gói những phần mềm xây dựng và thiết kế 3D. Từ đó cho phép các kỹ sư xây dựng tạo nên những mô hình, thiết kế trực quan, chính xác trong thiết kế kết cấu

Với bản vẽ thi công kết cấu nói chung và ứng dụng trong giải pháp sàn phẳng nói riêng, AutoCad là phần mềm thiết kế kết cấu không thể thiếu giúp các kĩ sư thể hiện bản vẽ với độ chính xác và tính hữ ích, thuận tiện của mình.

ETABS

ETABS là một phần mềm thiết kế kết cấu nhà cao tầng của hãng CSI. Vào những thập niên 90, khi máy tính để bàn chưa xuất hiện, một số nhà khoa học ở Đại học US Berkeley đã nghiên cứu ra thuật toán để tính toán nhà cao tầng và chạy trên máy tính lớn.

Dùng phần mềm Safe trong thiết kế kết cấu

Đây là một phần mềm dựa trên thuật toán phần tử hữu hạn, tuy nhiên có rất nhiều cải tiến đáng kể nhằm tăng tốc quá trình tính toán cũng như nhập số liệu dầu vào. Phần mềm được viết dựa trên ngôn ngữ Fortran, là một ngôn ngữ lâu đời nhưng rất hiệu quả trong các bài toán về thiết kế kết cấu. Khả năng xử lý số liệu là lớn bất kì.

Phương pháp phần tử hữu hạn là phương pháp phân tích kết cấu gần đúng bằng cách chia tách hệ kết cấu thành các phần tử đơn giản được định nghĩa trước. Etabs là phần mềm sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích kết cấu.

Phần mềm Etabs được sử dụng để phân tích kết cấu các công trình xây dựng dân dụng, đặc biệt là nhà cao tầng. Nói như thế không có nghĩa rằng Etabs chỉ giải quyết được bài toán phân tích kết cấu cho nhà cao tầng, mà cần hiểu rằng Etabs được trang bị các công cụ để thực hiện việc phân tích kết cấu nhà cao tầng một cách thuận lợi nhất (so với các sản phẩm khác của hãng CSI).

Việc phân tích kết cấu cuối cùng nhằm mục đích tìm ra được nội lực (dùng để thiết kế cốt thép), phản lực (dùng để thiết kế móng), và các giá trị về chuyển vị (dùng để kiểm tra kết cấu ở trạng thái giới hạn về điều kiện sử dụng).

SAFE

SAFE là phần mềm thiết kế kết cấu chuyên dụng tính toán cho các loại bản sàn bê-tông cốt thép theo phương pháp phần tử hữu hạn như sàn giao thoa, sàn không dầm, sàn nấm, … ngoài ra SAFE còn có thể tính nội lực và tính thép cho đài móng đơn hoặc móng tổ hợp, móng bè. SAFE có thể đảm đương được tất cả các yêu cầu của quá trình thiết kế kết cấu một cách trực quan sinh động, hữu ích, toàn diện và dễ sử dụng.

Phần mềm Safe trong thiết kế kết cấu

Bằng các công cụ vẽ tinh vi, sử dụng một trong các tùy chọn nhập để nhập dữ liệu từ AutoCAD, bảng tính hoặc cơ sở dữ liệu, Safe giúp người sử dụng thiết kế sàn móng nhanh và hiệu quả ở bất kỳ định hình dạng nào, tròn hoặc trụ rỗng.

SAFE giúp xác định sàn móng từ địa kỹ thuật phi tuyến do nền đất bị nứt, lún. Đồng thời phân tích vết nứt phi tuyến của sàn móng. SAFE đo tải trọng của sàn móng một cách dễ dàng bằng cách lựa chọn tự động. Với SAFE, người sử dụng có thể mô tả dải thiết kế một cách hoàn chỉnh, kiểm soát vị trí, kích cỡ và  tính toán gia cố. Phương pháp phần tử hữu hạn cực kỳ hữu dụng trong việc thiết kế sàn không dầm đối với nền móng có địa chất phức tạp.

SAFE đưa ra các báo cáo toàn diện và có thể tùy chỉnh cho tất cả các kết quả thiết kế và phân tích. Đồng thời SAFE  còn cung cấp các kế hoạch chi tiết, các phần, các mặt, chu trình và bảng biểu. Do vậy người dùng có thể xem lại, in ra trực tiếp hoặc là xuất ra các bản CAD.

Với các kỹ sư, SAFE rất dễ sử dụng và là một phần mềm hữu ích cần thiết cho việc mô phỏng, phân tích, thiết kế chi tiết hệ thống sàn sử dụng giải pháp sàn phẳng, kiểm tra độ võng, bố trí thép,…

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

TÍNH TOÁN CHỌC THỦNG SÀN THEO TCVN 5574:2018

Tính toán chọc thủng sàn là một trong những yêu cầu tính toán bắt buộc phải làm trong quá trính tính toán để thiết kế kết cấu công trình xây dựng.

Điểm khác biệt của tính toán chọc thủng sàn theo 5574: 2018

Tính toán chọc thủng sàn theo TCVN 5574-2028

Theo tiêu chuẩn mới TCVN 5574:2018, thay thế TCVN 5574:2012, có sự thay đổi đáng kể trong tính toán chọc thủng sàn cho các cấu kiện phẳng so với phiên bản cũ, đó là kể đến ảnh hưởng của mô men uốn, tác dụng tại vùng chọc thủng.

Một trong những điểm mới trong tiêu chuẩn mới TCVN 5574:2018 [2] so với tiêu chuẩn cũ TCVN 5574:2012 [1] là phần tính toán chọc thủng đối với các cấu kiện phẳng dạng bản như bản sàn, bản móng.

Trước đây tiêu chuẩn cũ [1] đưa ra cách tính đơn giản, chỉ kể đến tác dụng của lực tập trung (lực chọc thủng) mà không kể đến ảnh hưởng của các mô men uốn tác dụng theo một hoặc hai phương như trong thực tế vẫn thường xảy ra. Tiêu chuẩn mới TCVN 5574:2018 đã khắc phục được vấn đề này.

Sơ đồ khối trong trường hợp chỉ có tác dụng của lực chọc thủng

tính toán chọc thủng sàn TH1

Sơ đồ khối trong trường hợp có tác dụng của lựa chọc thủng và mô men uốn theo một phương

tính toán chọc thủng sàn TH2

TÀI LIỆU TÍNH TOÁN CHỌC THỦNG SÀN

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Vật liệu thông minh và xu hướng tất yếu trong thị trường xây dựng

Vật liệu thông minh đang là từ khóa không mới nhưng lại được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây. Một lỹ thường tình để thích ứng với sự thay đổi không ngừng của xã hội, sự thay đổi của thời gian và lối sống ngày càng hiện đại. Con người đang dần phụ thuộc vào công nghệ, điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, thiết bị nhà thông mình và các thiết bị công nghệ mới đều luôn được phát triển.

Vật liệu thông minh cũng được tạo ra từ đó. Các kiến trúc sư luôn tìm tòi và nỗ lực để tạo ra các loại vật liệu thông minh hiệu quả lâu dài và bền vững, cải thiện chất lượng và môi trường sống cho cộng đồng.

Vật liệu thông minh là gì?

vật liệu thông minh

Vật liệu thông minh là loại vật liệu có khả năng tự điều chỉnh, phản ứng hoặc thay đổi cấu trúc, tính chất hoặc hình dạng của nó dựa trên sự tương tác với môi trường hoặc các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, điện từ, áp suất và các tín hiệu điều khiển khác.

Vật liệu thông minh sử dụng công nghệ và thiết kế để có khả năng thích ứng, phản ứng và thay đổi theo nhu cầu cụ thể, mà không cần sự can thiệp bên ngoài.

Trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu thông minh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các công trình và cơ sở hạ tầng hiệu quả, bền vững và tiện ích hơn

5 loại vật liệu thông minh thường được sử dụng trong xây dựng

1. Bê tông tự làm sạch

Bê tông tự làm sạch có khả năng loại bỏ chất ô nhiễm trong không khí bằng cách sử dụng các chất xúc tác hoặc hệ thống tạo ra hydroxit canxi khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Điều này giúp giảm sự ô nhiễm và tạo ra không gian sống và làm việc lành mạnh hơn.

bê tông tự làm sạch

Nguyên lý hoạt động: Bê tông tự làm sạch hoạt động dựa trên việc sử dụng các chất xúc tác hoặc hệ thống tạo ra hydroxit canxi khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Quá trình này được gọi là “quá trình tự làm sạch bằng ánh sáng” (photocatalytic self-cleaning process). Chất xúc tác thường được sử dụng là titan dioxit (TiO2), có khả năng kích hoạt quá trình oxi hóa chất ô nhiễm trên bề mặt bê tông thành các chất không độc và dễ phân hủy.

Ưu điểm của bê tông tự làm sạch:

  • Ứng dụng rộng rãi trong cách công trình xây dựng bền vững như tòa nhà, cầu, đường hầm. Khả năng tự làm sạch giúp duy trì vẻ đẹp và độ bền của bề mặt bê tông trong thời gian dài, giảm chi phí bảo trì và tái tạo
  • Môi trường sống và làm việc an toàn: Việc loại bỏ chất ô nhiễm và vi khuẩn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tạo ra một môi trường lành mạnh cho người dùng.
  • Xây dựng thành phố thông minh: Bê tông tự làm sạch có tiềm năng được áp dụng trong các dự án thành phố thông minh. Công nghệ này có thể được kết hợp với các hệ thống cảm biến để giám sát chất lượng không khí, mức độ ô nhiễm và môi trường sống.
  • Xây dựng hệ thống giao thông thông minh

2. Vật liệu chống nhiệt tự động

vật liệu chống nhiệt tự động

Vật liệu thông minh chống nhiệt tự động là công nghệ đột phá trong xây dựng. Với khả năng điều chỉnh nhiệt độ tự động, nó giúp tiết kiệm năng lượng và tạo sự thoải mái. Kính thông minh có khả năng thay đổi độ tối và độ trong, giúp kiểm soát nhiệt độ và ánh sáng tự động. Vật liệu chuyển pha như bông xốp có thể điều chỉnh khả năng cách nhiệt theo nhiệt độ môi trường.

Các vật liệu phản xạ nhiệt có khả năng phản chiếu tia nhiệt mặt trời, giảm tải nhiệt cho công trình. Vật liệu chống nhiệt tự động giúp xây dựng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, mang lại một môi trường sống thoải mái và bền vững.

3. Cửa và cửa sổ thông minh

Cửa sổ thông minh

Cửa và cửa sổ thông minh kết hợp công nghệ để tăng tính tiện ích và an toàn. Chúng có khả năng tự động mở, đóng và kiểm soát ánh sáng. Cửa thông minh có thể điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh hoặc hệ thống nhà thông minh. Cửa sổ thông minh có khả năng tự động điều chỉnh độ tối và thông gió. Cả hai giúp tối ưu hóa năng lượng, tạo không gian thoáng đãng và tăng tính bảo mật.

4. Vật liệu từ làm sạch

Vật liệu tự làm sạch – vật liệu thông minh là loại vật liệu có khả năng tự loại bỏ chất ô nhiễm hoặc bụi bẩn mà không cần sự can thiệp của con người.

Một số loại vật liệu tự làm sạch điển hình như: Bê tông tự làm sạch, Kính tự làm sạch, Vật liệu tự làm sạch dựa trên nấm mốc, vật liệu tự làm sạch bằng ánh sáng UV,… Những loại vật liệu tự làm sạch này đang được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nhằm tạo ra môi trường sạch và an toàn, cùng với việc giảm sự phụ thuộc vào sự can thiệp của con người để duy trì sự sạch sẽ.

5. Vật liệu kim loại hình nhớ

Vật liệu kim loại hình nhớ (Shape Memory Alloy – SMA) là một loại vật liệu có khả năng trở về hình dạng ban đầu sau khi được biến đổi bằng nhiệt độ hoặc áp suất. Đây là một tính năng độc đáo và hữu ích của SMA, giúp nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong xây dựng, SMA có thể được sử dụng trong cửa hoặc cửa sổ thông minh, các bộ phận có khả năng tự điều chỉnh dựa trên nhiệt độ và áp suất.

Vật liệu thông minh đang dần trở thành xu hướng tất yếu để đáp ứng nhịp sống bận rộn hiện đại.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Top 10 vật liệu cách âm tối ưu hiệu quả được tin dùng năm 2022

Vật liệu cách âm, chống ồn hiện nay ngày càng được ưa chuộng để giải quyết những phiền toái bởi những tạp âm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mọi người. Hãy cùng LPC khám phá top 10 vật liệu cách âm tối ưu hiệu quả được tin dùng nhất năm 2022 nhé.

vat-lieu-cach-am-nam-2022

Vật liệu cách âm là gì?

Vật liệu cách âm là vật liệu có chỉ số dẫn âm thấp, được sử dụng để ngăn chặn sự truyền âm hay giảm cường độ âm thanh giữa hai môi trường riêng biệt, thường là từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong.

Các vật liệu cách âm được tin dùng năm 2022

Mỗi loại vật liệu có khả năng cách âm khác nhau. Vì vậy, tuỳ vào mức độ âm thanh, yêu cầu công việc, nhu cầu của bạn mà sử dụng các vật liệu khác nhau

1. Tấm thạch cao

Được xem là vật liệu phổ biến nhất, tấm thạch cao được ứng dụng cho nhiều loại công trình như: biệt thự, căn hộ, khách sạn – nhà hàng, nhà phố, văn phòng

cach-am-cho-chung-cu-bang-tran-thach-cao

Ưu điểm của tấm thạch cao chính là bền, dễ thi công và thẩm mỹ cao. Vì vậy những môi trường đòi hỏi có độ thẩm mỹ cao như nhà hàng, khách sạn, căn hộ, tấm thạch cao là lựa chọn ưu tiên cho công trình đặc biệt là vật liệu cách âm cho nhà chung cư. Hơn nữa, chỉ số cách âm lên đến 70 dB nên cách âm tương đối tốt. Ngoài ra, tấm thạch cao còn có thể ứng dụng chống cháy, chống ẩm hiệu quả.

2. Vật liệu cách âm bằng sàn phẳng không dầm

Thực chất, Sàn phẳng không dầm là một giải pháp vật liệu công nghệ mới được chuyển giao từ Châu Âu về Việt Nam với cách thức tính toán theo tiêu chuẩn Eurocode. Sàn phẳng không dầm là sự kết hợp giữa Hộp nhựa tạo rỗng và các lớp bê tông bảo vệ tạo rỗng cho không gian bê tông không làm việc trong sàn

cach-am-cho-nha-chung-cu
Kết cấu sàn phẳng không dầm là vật liệu cách âm được nhiều CĐT lựa chọn

Sàn phẳng không dầm thuộc kết cấu phần dầm – sàn của công trình. Khi sử dụng hộp nhựa tạo rỗng, chiều dày sàn sẽ tăng lên giúp cách âm hiệu quả giữa các tầng trong ngôi nhà.

Bên cạnh hiệu quả về cách âm, sàn phẳng không dầm còn có những ưu điểm nổi bật:

  • Vượt nhịp từ 7 đếm 22m tạo không gian thông thoáng
  • Tối ưu kết cấu – Tối ưu hiệu quả kinh tế (Giảm 5 – 15% chi phí thi công sàn)
  • Lưới cột linh hoạt, thông thoáng trong kiến trúc
  • Thi công nhanh, không cần sử dụng trần thạch cao để trang trí.

Sàn phẳng không dầm hay hộp nhựa Ubot đang là giải pháp vật liệu cách âm được nhiều CĐT quan tâm và lựa chọn.

Xem thêm:

Báo giá sàn phẳng không dầm Ubot 2022

3. Vật liệu cách âm từ bông thuỷ tinh

vat-lieu-cach-am-bang-bong-thuy-tinh

Cấu tạo của bông thuỷ tinh được liên kết bởi các sợi thuỷ tinh có trọng lượng nhẹ. Thành phần của bông thuỷ tinh là silicat, Aluminum, các oxit kim loại. Bông thuỷ tinh thường làm lớp giữa của một hệ tường nhà để giám tốc độ truyền âm thanh giữa 2 không gian.

Không gian được cách âm tốt hay không phụ thuộc vào tỷ trọng có tấm cách nhiệt này. Lớp bông càng dày thì cách âm càng tốt và ngược lại. Ngoài ra, bông thuỷ tinh kết hợp với thạch cao tạo nên hệ giải pháp cách âm – chống ồn tốt. Tuy nhiên, thuỷ tính có tính chất cứng và giòn, có thể gây kích ứng cho da khi gãy vụn.

Thông thường, giá tấm cách âm bông thuỷ tinh dao động từ 15.000 – 50.000 đồng/m2 (Giá tham khảo).

4. Vật liệu cách âm bằng cao su non

vat-lieu-cach-am-bang-cao-su-non

Thực chất, cao su non có tên gọi khác là memory foam có khả năng cách âm cách nhiệt. Đây là một dạng cao su tổng hợp có tính dẻo dai, đàn hồi cao hơn cao su thông thường.

Cao su non dạng tấm có cấu trúc rỗng như tổ ong được thông với nhau nên giảm rung, cách âm phòng chống ồn tốt. Vì vậy, đây là vật liệu cách âm cách nhiệt phòng ngủ, phòng thu âm, quán bar, karaoke, rạp chiếu phim… được nhiều người lựa chọn.

5. Tấm xốp XPS cách âm

vat-lieu-cach-am-xop-XPS

Xốp XPS là loại vật liệu xây dựng có khả năng cách nhiệt tốt, chống ẩm hiệu quả. Độ phổ biến của tấm xốp XPS không bằng cách loại tấm cách âm kể trên. Tuy nhiên loại miếng cách âm này được sử dụng nhiều cho nhà xưởng.

Khả năng cách âm, chống ồn từ xốp XPS không cao nhưng lại cách nhiệt tốt. Thêm vào đó, tấm xốp cách âm còn có khả năng chống mốc và chống ẩm. Chính vì thế, nhiều nhà xưởng lựa chọn tấm XPS để có thể vừa cách âm, cách nhiệt mà không bị ẩm mốc, hư hại sản phẩm. Tấm xốp XPS còn có thể làm tấm cách âm cho vách ngăn phòng

Báo giá vật liệu cách âm xốp XPS với kích thước 600×12000 mm, độ dày 25mm là khoảng: 65.000 đồng (giá tham khảo).

6. Tấm cách âm cách nhiệt túi khí

vat-lieu-cach-am-bang-tui-khi

Môi trường truyền âm có 4 môi trường: rắn, lỏng, khí và chân không. Trong đó, môi trường chân không hoàn toàn không truyền được âm thanh. Trong ba môi trường còn lại, môi trường không khí được xem là có vận tốc truyền âm kém nhất. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu là chế tạo ra túi khí cách âm cho phòng ngủ, phòng đọc sách của nhà tiền chế, nhà ống…

Túi khí được làm từ các tấm cách âm nhựa Polyethylene. Bên trong túi khí cách âm phòng được xi mạ nhôm màu bạc và lớp nhựa PE có khả năng giảm thiểu âm thanh lan truyền, ngăn chặn tiếng vang, tác dụng làm vật liệu cách âm chống ồn đều vô cùng hiệu quả.

Báo giá túi khí cách âm cách nhiệt dao động từ 1.400.000VNĐ – 1.600.000VNĐ/ cuộn tùy loại sản phẩm.

7. Miếng dán cách âm

Miếng dán cách âm cũng là một loại sản phẩm được sử dụng phổ biến hiện nay. Với kết cấu được làm bằng chất liệu xốp mềm và rỗng, có khả năng hấp thụ và phản xạ âm thanh tốt, miếng dán cách âm là sản phẩm thiết yếu cho những công trình chống tiếng ồn kém.

Ngoài việc chi phí bỏ ra thấp, miếng dán cách âm còn đa dạng mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng… không những có thể chống ồn mà còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà bạn. Đặc biệt, miếng dán được thiết kế lớp keo chắc chắn nên thời gian sử dụng khá lâu. 

8. Gỗ tiêu âm

Giống như những vật liệu khác, gỗ tiêu âm cũng được hiều kiến trúc sự ưu ái để xử lý âm thanh cho công trình của mình. Vật liệu này thường được sử dụng làm âm trần gỗ đẹp, tường hội trường, giảng đường, rạp chiếu phim… 

Một hệ thống cách âm hoàn chỉnh sẽ được xây dựng dựa trên tấm gỗ tiêu âm và khung trần nổi thạch cao hoặc trần nhôm Vĩnh Tường. Ngoài ra, tấm gỗ tiêu âm có 2 kích thước tiêu chuẩn là 600×600 và 600×1200 phù hợp với đa dạng các loại công trình. Tuy nhiên, so với những vật liệu khác, khả năng cách âm của gỗ tiêu âm lại không bằng.

9. Mút tiêu âm

Mút tiêu âm là vật liệu được làm từ PE Foam, có khả năng làm tiêu biến những âm thanh nhiễu ở dải cao tần và trung tần. Mút tiêu âm được phân thành 3 loại chính: mút phẳng tiêu âm, mút trứng tiêu âm, mút kim tự tháp tiêu âm và được ứng dụng phổ biến trong phòng thu âm, phòng phát thanh, Studio Recording…

10. Tấm cách âm: Rockwool

Bông khoáng rockwool là hỗn hợp quặng xỉ và đá Basalt đun nóng dưới nhiệt độ cao. Hỗn hợp sau khi đun nóng sẽ được xử lý để cho ra những sợi khoáng liên kết với nhau tạo thành cuộn, khối, tấm… tùy theo nhu cầu thị trường. Giá vật liệu cách âm cách nhiệt này dao động khoảng: 395,000 VNĐ – 895,000 VNĐ / Kiện (giá tham khảo).

Như vậy có thể thấy, vật liệu cách âm trên thị trường có rất nhiều loại với các đặc tính hay ưu điểm sử dụng khác nhau. Hy vọng với chia sẻ này của LPC sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về vật liệu cách âm và có sự lựa chọn thông minh cho ngôi nhà của mình.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Cách âm và Tiêu âm – Các khái niệm cơ bản

Cách âm và Tiêu âm? Nhiều người trong chúng ta đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm này vì cho rằng đây là 2 khái niệm là một. Nhưng thực tế không phải vậy, cách âm và tiêu âm là hai khái niệm hoàn toàn độc lập nhau. Hãy cùng LPC tham khảo thêm thông tin này nhé.

Khái niệm Cách âm và Tiêu âm

Cách âm là gì?

Cách âm (chặn âm) là một khái niệm mô tả sự chặn đứng của âm thanh truyền qua giữa hai không gian riêng biệt bởi cấu kiện ngăn chia. Về mặt lý thuyết, vấn đề cách âm cho công trình cần được quan tâm ở cả hai phương diện: âm truyền từ bên trong công trình và âm truyền từ bên ngoài công trình.

vat-lieu-cach-am

Khi âm thanh đi vào vật liệu, năng lượng xuyên qua mặt bên kia của vật liệu rất nhỏ, chứng tỏ vật liệu có khả năng cách âm tốt. Chênh lệch decibel giữa năng lượng âm thanh đi vào và năng lượng âm thanh xuyên qua ở một mặt khác chính là lượng cách âm của vật liệu

Tiêu âm là gì?

Khi sóng âm chạm vào vật liệu, một bộ phận năng lượng âm thanh bị phản xạ, một bộ phận khác bị hút vào bên trong vật liệu, một bộ phận nữa xuyên qua mặt kia của vật liệu.

vat-lieu-tieu-am-duọc- dung-trong-hoi-truong

Khi phần lớn các năng lượng âm thanh đi vào trong vật liệu (bị hút hoặc xuyên qua) còn năng lượng phản xạ rất nhỏ, chứng tỏ vật liệu có tính năng hút âm tốt. Khi hệ số hút âm trên 0.2, có thể gọi là vật liệu hút âm

Vật liệu hấp thụ âm thanh kém hơn

  • Tường gạch 0,025
  • Bê tông 0,03
  • Kính 0,03
  • Đá cẩm thạch 0,01
  • Đá hoa cương 0,015
  • Bề mặt kim loại 0,025
  • Gốm sứ 0,015

Vật liệu hấp thụ âm thanh tốt hơn

  • Bông thuỷ tinh | 0,68
  • Len đá/ Bông khoáng | 0,72
  • Mút tiêu âm | 0,5
  • Len gỗ | 0,57

Do chính hiện tượng phản xạ âm nên ở nhiều phòng chúng ta có cảm giác như âm thanh bị vang vọng lại. Hiện tượng phản xạ âm cũng tạo ra nhiễu âm, tạp âm, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, đặc biệt trong các phòng thu, studio.

Ngoài ra, ở nơi có nhiều tiếng ồn thì phản xạ âm cũng sẽ làm cho không gian đó trở lên ồn ào, khó chịu hơn. Đặc biệt chúng ta sẽ cảm thấy âm thanh đó rất khó nghe nếu như vị trí đứng hay ngồi của mình đúng điểm phản xạ âm

Điểm phản xạ hay còn gọi là điểm phản xạ đầu tiên, điểm phản xạ sớm, điểm phản xạ âm thanh. Khu vực mà âm thanh phản xạ đầu tiên sau khi di chuyển từ nguồn phát âm được gọi là điểm phản xạ đầu tiên, chúng gây ra tác động xấu, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh trong phòng.

Làm thế nào để xác định điểm phản xạ đầu tiên?

Để có được giải pháp xử lý âm học đạt hiệu quả cao nhất, điều quan trọng đó là phải tìm được các điểm phản xạ đầu tiên trong phòng. Và việc này khá đơn giản:

  • Hãy nhờ đến sự trợ giúp của người khác, sau đó ngồi xuống vị trí nghe trong phòng, đối diện với bộ loa.
  • Người kia cầm gương cao ngang với tai người ngồi, di chuyển gương dọc tường đến khi người ngồi có thể nhìn thấy núm loa trong gương
  • Đánh dấu điểm đó với băng dính đen – đó chính là điểm phản xạ đầu tiên với người nghe và tường.
  • Làm tương tự các bước trên ở bên tường còn lại. Bạn có thể tìm và đánh dấu điểm phản xạ đầu tiên cho cả tường trước (tường ở trước mặt, sau loa)
cach-am-va-tieu-am

Nếu bạn muốn thêm giải pháp tiêu âm cho trần nhà (bạn nên cân nhắc việc này vì đó là khu vực có bề mặt nhẵn và có diện tích lớn, sẽ gây ra rất nhiều điểm phản xạ đầu tiên) bạn cũng cần tìm các điểm phản xạ đầu tiên trên trần.

Sự khác nhau giữa Cách âm và Tiêu âm

Từ những giải thích trên, chúng ta hiểu rằng: Vật liệu hút âm (vật liệu tiêu âm) cho phép âm thanh dễ đi vào và xuyên qua, nguyên liệu tạo thành vật liệu hút âm phải xốp (nhiều lỗ), tơi và thông khí. Kết cấu của nó là: vật liệu có có lỗ siêu nhỏ số lượng lớn, liên kết với nhau, có tính thông khí nhất định. Các vật liệu tiêu âm thường gặp đó là mút trứng, mút gai, bông khoáng, bông thuỷ tinh, bông ecowhite, tấm siêu âm sonic.

Vật liệu cách âm tập trung vào độ lớn nhỏ của năng lượng âm thanh xuyên qua ở mặt bên kia, mục đích tối thiểu hoá năng lượng âm thanh xuyên qua. Trong các công trình, để cách âm tốt nhất và hiệu quả nhất, chúng ta cần thi công cách âm từ ngay khi bắt đầu thiết kế và xây dựng.

Làm sao để kết hợp giữa vật liệu cách âm và vật liệu tiêu âm?

Bản chất giữa 2 loại vật liệu này khác nhau, nhưng trong các công trình thông thường chúng đều được sử dụng kết hợp cùng nhau để phát huy tối đa hiệu quả chống tạp âm.

cach-phan-biet-cach-am-va-tieu-am

Ví dụ: Để tránh ảnh hưởng tạp âm cao tầng với hàng xóm, thông thường phải gia tăng khoảng cách giữa 2 vách tường cách âm. Lúc này nếu xử lý tiêu âm ở trần vách có thể loại bỏ rất nhiều tạp âm.

Vật liệu tiêu âm và vật liệu cách âm được coi là những vật liệu được nhiều chủ đầu tư và khách hàng quan tâm trong thời gian gần đây. Kết hợp các loại vật liệu chống ồn sẽ giúp căn nhà giữ được sự yên tĩnh,…

Xem thêm:

Giải pháp cách âm cho nhà chung cư hiệu quả

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Giải pháp cách âm cho nhà chung cư

Nhà chung cư hiện nay đang dành được nhiều sự lựa chọn từ người mua nhà cũng vì những lợi ích của nó. Tuy nhiên không giống những mẫu biệt thự đẹp rộng, nhà chung cư thường có không gian nhỏ. Điều này khiến tiếng ồn luôn là vấn đề nhức nhối của nhiều gia đình Vậy làm thế nào để chọn giải pháp cách âm cho nhà chung cư, mang lại không gian thanh bình sau nhiều giờ làm việc mệt mỏi? Hãy cũng LPC khám phá.

giai-phap-cach-am-cho-chung-cu

Phân loại tiếng ồn – Nguyên lý cách âm

Thông thường, tiếng ồn trong chung cư có hai loại âm thanh, loại truyền trong không gian (không khí) và truyền qua kết cấu (truyền qua vật thể). Âm thanh trong không gian chính là loại ta có thể nghe thấy trong phòng như tiếng người nói ra, tiếng loa phát ra, tiếng nhạc cụ … Còn âm thanh truyền trong kết cấu chẳng hạn như tiếng bước chân, tiếng xê dịch đồ nội thất hay tiếng gõ cửa.

cach-am-cho-nha-chung-cu

Ví dụ như bạn đang ở tầng dưới của một căn hộ mà tầng trên đang có người chơi bóng cách đó ba, bốn phòng, bạn sẽ cảm thấy tiếng ồn giống như đứng ở cùng một sân. Trong ví dụ này, toàn bộ tiếng ồn là do âm thanh truyền qua kết cấu. Nhiều người nghĩ rằng nếu tăng độ dày của kết cấu sẽ ngăn được tiếng ồn. Nhưng trên thực tế, tiếng ồn truyền qua một kết cấu đặc chắc sẽ dễ dàng hơn truyền qua không khí.

Có hai nguyên lý cơ bản để hạn chế tiếng ồn: Tiêu âm và Cách âm. Đây là hai nguyên lý ứng dụng cho từng loại tiếng ồn khác nhau như tiếng động sinh hoạt trong nhà, tiếng ồn từ nhà bên cạch hoặc tiếng ồn tự nhiên bên ngoài (tiếng xe, tiếng bước chân, tiếng công trường đang thi công…)

  • Tiêu âm được hiểu là làm khuếch tán sóng âm, từ đó giúp hạn chế tiếng vang, triệt tiêu một phần âm thanh. Đây là phương pháp sử dụng cho tiếng ồn sinh hoạt do thành viên trong gia đình tạo ra
  • Cách âm được hiểu dùng để cách ly khu vực trong nhà với tiếng ồn từ bên ngoài, khi bạn không muốn “giao tiếp” với tiếng nhạc hay tiếng đục khoét tại các nơi thi công cạnh nhà, cung như trong âm thanh trong nhà thoát ra ngoài.

So với tiêu âm thì cách âm cho nhà chung cư là biện pháp hữu hiệu và khó hơn. Để chọn giải pháp cách âm cho nhà chung cư đảm bảo hiệu quả thì bạn cần đảm bảo 3 yếu tố là: độ dày của tường, vật liệu cách câm chất lượng, phù hợp với bề mặt ngoài của các bức tường.

Cách âm là một lĩnh vực cần thiết và lắm công phu, nhưng bạn có thể chú ý 3 điểm cần thiết cơ bản: Đảm bảo độ dày của tường, chọn vật liệu cách âm phù hợp và quan tâm đến phần cách âm bề mặt ngoài của tường.

Giải pháp cách âm cho nhà chung cư hiệu quả

Để cách âm cho nhà chưng cư, chung ta có thể tiến hành cách âm tại các bộ phận sau:

1. Cách âm cho trần nhà

Nhà chung cư thường bị ảnh hưởng tiếng ồn từ những nhà ở tầng trên, do vậy cần sử dụng các loại trần có tính cách âm như trần thạch cao – vật liệu được ưu chuộng vi tính rút âm. Trần thạch cao được coi là loại kháng vật trầm tính mềm với thành phần chính gồm muối canxi sulfat ngậm hai phân tử nước này là loại vật liệu đa năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống. Thạch cao có thể tồn tại ở dạng tấm, bột hay cục.

Trong thiết kế nhà hầu hết các đơn vị thi công đều sử dụng thạch cao dạng tấm, với màu sắc nguyên bản, không chỉ có tác dụng cách câm, cách nhiệt mà còn chống ồn hiệu quả, dễ dàng cho việc trang trí.Khi sủ dụng loại trần này thì nên chừa một khoảng không với trần nhà nguyên thủy, nhằm hạn chế âm thanh từ trên truyền thẳng xuống.

cach-am-cho-chung-cu-bang-tran-thach-cao
Sử dụng trần thạch cao để cách âm cho chung cư

Bên cạnh trần thạch cao, kết cấu sàn phẳng không dầm cũng được lựa chọn là một trong những giải pháp cách âm cho nhà chung cư hiệu quả. Không cần tốn kém thêm chi phí vật liệu, với cấu trúc hộp nhựa rỗng làm rỗng phần giữa sàn, loại bỏ đi khối lượng bê tông không làm việc tới. Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot không những mang lại hiệu quả về kinh tế, mà còn mang lại hiệu quả về cách âm, cách nhiệt tốt.

cach-am-cho-nha-chung-cu
Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot – Cách âm cho nhà chung cư

Xem thêm: Giải pháp cách âm cho nhà chung cư – Sàn phẳng không dầm Ubot

Đây cũng là giải pháp cách âm cho nhà chung cư vô cùng hoàn hảo cho trần và vách nhà để chống lại những âm thanh ồn ã bên ngoài đồng thời tạo nên không gian riêng để bạn tận hưởng cuộc sống và không sợ ảnh hưởng đến xung quanh.

2. Cách âm cho cửa

Để xây dựng phòng cách âm riêng biệt, bạn phản chút ý những loại cửa chính, cửa sổ hay cửa ban công. Cách mà chúng ta thường sử dụng nhất là “trát” khe hở để ngăn không cho âm thanh bên ngoài lọt vào. Có thể sử dụng các vật liệu như xốp, dải cao su, hoặc tiến hành bơm silicon để làm kín các khe hở.

giai-phap-cach-am-cho-chung-cu
Cửa chống tiếng ồn bằng cách ghép 2 hay nhiều lớp kính lại với nhau

Một giải pháp cách âm cho nhà chung cư nữa được sử dựng là kính đặc biệt các tính năng cách âm. Cửa kính cách âm hay còn gọi là cửa kính chống ồn được làm bằng cách ghép 2 hay nhiều lớp kính lại với nhau. Giữa các lớp kính được ngăn cách nhau bởi thanh đệm nhôm bên trong chứa các hạt hút ẩm. Lớp keo bên ngoài sẽ liên kết với các lớp kính và thanh nhôm định hình

Cửa kính cách âm hay còn được gọi là kính hộp đảm bảo được tính cách âm, cách nhiệt rất tốt. Đặc biệt là ở Việt Nam với khí hậu nóng ẩm.

3. Cách âm cho sàn

Sử dụng vật liệu dày, tiêu âm tốt như gỗ đặc, nhựa, dùng tâm thảm lót dày… âm thanh sẽ bị hấp thụ bớt từ đây. Một điểm cần lưu ý là, không phải lúc nào sàn đặc cũng là giải pháp tối ưu. Các căn hộ, chung cư thường được xây dựng với bộ khung liền hoặc khớp nhau, nên tiếng động từ nhà bên cạnh cũng sẽ truyền theo kết cấu đó đến phòng nhà bạn. Cách tốt nhất khi làm sàn là để một khoảng không giữa mặt sàn và kết cấu khung thép của căn nhà, âm thanh sẽ bị gián đoạn.

cach-am-cho-san-chung-cu

Để tối ưu giải pháp cách âm cho nhà chung cư hiệu quả, thi công cần đảm bảo các quy trình thi công theo hướng dẫn của đơn vị cung cấp giải pháp. Tùy từng điều kiện và yêu cầu của công trình sẽ có những thay đổi khi thi công cách âm cho sàn.

4. Cách âm cho tường nhà

Cũng giống như trong các phòng karaoke, biện pháp tối ưu là sử dụng vật liệu dày (thường trên 20 cm) bằng gạch vữa, thạch cao, gỗ đặc… bên cạnh đó, một chi tiết nhỏ nhưng hữu hiệu là làm gồ ghề trên bề mặt. Có thể dùng vôi vữa tạo hình hoặc sử dụng lớp nhung, đặt vật thể.. lên tường. Đây là giải pháp cách âm cho nhà chung cư rất hiệu quả đối với tường cách âm, tránh tạo tiếng vang đặc biệt trong phạm vi hẹp của nhà chung cư.

Ngoài ra, chống ồn tại tường có thể sử dụng gạch lỗ rỗng, có khả năng cách âm tốt hơn gạch đặc cũng được coi là một giải pháp cách âm cho nhà chung cư. Nếu có điều kiện xây tường hai lớp, ở giữa là lớp không khí thì đó là điều kiện cách âm lý tưởng nhất.

Tường bao ốp ván (trát vữa dày), mặt trong nhà ốp tấm thạch cao dày hoặc lớp xốp vừa có tác dụng cách nhiệt đồng thời lại chống ồn hiệu quả. Các bức tường sát về phía có nguồn âm thanh có thể đặt tủ tường, tủ chứa đồ, tủ sách lớn làm giảm sự truyền âm qua không khí giữa các phòng

cach-am-cho-tuong-nha-chung-cu

Ngoài các giải pháp cách âm cho nhà chung cư đã giới thiệu ở trên, bạn cũng có thể dựa vào nguyên lý cách âm để sửa chữa lại nhà hoặc sử dụng các vật liệu cách âm cho nhà chung cư hiệu quả đang được ưa chuộng hiện nay.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Top xu hướng nhà ở năm 2022

Covid – 19 đã làm thay đổi tư duy của con người trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là về nhà ở. Tác động của Covid-19 đã tạo nên những xu hướng nhà ở như thế nào trong tương lai, hãy cùng LPC tham khảo bài viết này nhé!

Nhà ở cải tạo

KTS Trần Ngọc Linh – Người sáng lập văn phòng kiến trúc IDEE Architects (Hà Nội) đã nhận định: “Năm 2022, có thể sẽ có một làn sóng cải tạo nhà”. Nguyên nhân bởi giá bất động sản leo thang khiến người dân khó mua nhà, đất mới. Bên cạnh đó, bởi lý do đại dịch mà giá các nguyên vật liệu như thép, gỗ đều tăng trong khi thu nhập người lao động lại giảm. So vơi mua nhà và xây nhà mới thì cải tạo nhà ở ít tốn kém hơn nên sẽ là giải pháp phù hơp cho những ai muốn thay đổi không gian sống mà điều kiện tài chính có hạn.

Đặc biệt hơn cả, kể cả khi nhà chưa xuống cấp, một số gia chủ cũng sẽ có nhu cầu cải tạo bởi sau thời gian giãn cách xã hội, họ nhận ra nhà không đơn thuần là chỗ nghỉ ngơi mà trở thành nơi làm việc, họp tập, chơi thể thao, giải trí.

Nhà ở theo Concept Resort tại gia

nha-o-phong-cach-resort-tai-gia
nha-o-phong-cach-resort-tai-gia

Covid – 19 khiến con người coi trọng sức khỏe thể chất và tinh thần hơn nên theo các KTS dự đoán, năm 2022 các gia chủ sẽ muốn tổ ấm của mình giống một resort tại gia. Theo dự đoán của các chuyên gia, trong tương lai số người chuyển ra xa nội thành để sở hữu ngôi nhà rộng rãi, tầm nhìn thoáng với hồ bơi và cây xanh sẽ tăng lên

Vơi nhà phố, thiết kế sẽ theo kiểu “kín bên ngoài, thoáng bên trong”. Người ở được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại bên ngoài nhưng vẫn tiếp xúc với thiên nhiên qua các mảnh vườn và giếng trời bên trong.

Đồ nội thất rời trong nhà ở

noi-that-do-roi-nha-o

Thay vì các hệ tủ liền tường hay các bộ sofa nặng nề, các gia chủ sẽ có xu hương sắm những món đồ rời như tủ có bánh xe, ghế bành đơn, sofa dạng module (gồm nhiều khối nhỏ ghép lại), thậm chí tivi di động.

Với tác dụng giúp không gian đỡ nặng nề, đồ rời cho phép gia chủ dễ dàng sắp xếp lại tổ ấm để đem tới sự tươi mới, đặc biệt trong trường hợp gia đình phải ở nhà nhiều. Nếu muốn, gia chủ cũng có thể nhanh chóng thay đổi, tạo cảm giác tươi mới cho không gian nhà, thậm chí thanh lý nội thất nếu muốn.

Màu sắc và đồ đạc tối thiểu

nha-o-mau-sac-toi-thieu

Cùng với xu hướng sống đơn giản vừa đủ, các gia chủ Việt sẽ muốn giảm màu sắc trong căn nhà của mình. Phần lớn các căn hộ sẽ lấy một – hai màu làm chủ đạo, ví dụ như trắng – đen hoặc các màu trung tính. Chúng dịu mắt và “ăn ảnh”, đặc biệt phù hợp với các gia chủ trẻ tuổi

Việc tiết chế về màu sắc cộng hưởng cùng với ảnh hưởng của Covid – 19, các gia chủ Việt sẽ giảm bớt nhu cầu mua sắm của mình, từ đó khuynh hướng tích trũ đồ đặc trong nhà ở được nhiều hơn

Pha trộn nhiều phong cách

nha-o-nhieu-phong-cach

Nếu trước đây, các gia chủ thường chọn duy nhất một phong cách cho căn hộ của mình thì dự đoán trong năm 2022, các công trình đa phong cách sẽ xuất hiện nhiều hơn. Việc kết hợp các phong cách nội thất khác nhau giúp gia chủ tận dụng được ưu thế của từng phong cách mà không bị gò bó.

Sự kết hợp phong cách cũng thể hiện ở lựa chọn nội thất. Ví dụ ghế ăn gồm nhiều kiểu dáng, màu sắc thay vì những cái giống hệt nhau.

Hướng tới bảo vệ môi trường

nha-o-huong-toi-moi-truong

Theo chuyên trang kiến trúc nhiều người đọc nhất thế giới ArchDaily, đại dịch Covid-19 cùng cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu toàn cầu thúc đẩy con người quan tâm hơn đến môi trường và điều này cũng thể hiện ở kiến trúc nhà ở toàn cầu. Ví dụ, thay vì vứt bỏ, gỗ từ công trình cũ được tận dụng để xây và làm nội thất cho công trình mới. Thiết kế với những tính toán kỹ lưỡng về hướng nắng, hướng gió nhằm điều chỉnh vi khí hậu giúp gia chủ không cần sử dụng nhiều thiết bị điện.

Xu hướng nhà ở năm 2022 theo các chuyên gia dự đoán được coi là một xu hướng đổi mới, độc đáo và giúp các gia chủ thích nghi tốt nhất với hiện tại khi đại dịch Covid – 19 không ngừng phát triển

Với 14 năm kinh nghiệm trong ngành xây dựng, và thiết kế kiến trúc. LPC có thể bắt kịp xu hướng, giúp gia chủ tạo cho mình một không gian độc, đẹp, và đỉnh.

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction