Sàn phẳng không dầm cho nhà phố? Liệu có nên sử dụng?

Sàn phẳng không dầm cho nhà phố đang trở thành xu hướng thiết kế mới tại Việt Nam. Với thiết kế này, không cần phải sử dụng những dầm cột chiếm diện tích và giảm lượng ánh sáng tự nhiên, từ đó giúp tối ưu không gian sống của gia đình. Không những thế, sàn không dầm cho nhà phố còn giúp tiết kiệm chi phí xây dựng và bảo trì nhà ở trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, nhiều người còn e ngại về việc có nên sử dụng sàn phẳng không dầm cho nhà phố hay không. Hãy cùng LPC làm rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Những điều cần biết về sàn phẳng không dầm

Hiện nay, sàn phẳng sàn hộp rỗng đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Bởi lẽ, so với sàn bê tông cốt thép truyền thống, sàn phẳng không dầm có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.  

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cho-nha-pho-so-1

Sàn phẳng hộp rỗng là một trong những loại sàn có giá thành khá rẻ và thân thiện với môi trường. Vì vậy, có nên sử dụng sàn phẳng không dầm cho nhà phố hiện nay hay không? Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại công nghệ này nhé!

Đọc thêm bài viết: Sàn Ubot Là Gì? Ứng Dụng Linh Hoạt Sàn Ubot Cho Các Công Trình

Định nghĩa về sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng, sàn hộp không dầm là loại sàn được sản xuất dựa trên phương pháp tạo rỗng bằng các hộp nhựa có hình dạng khối hộp rỗng bên trong. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cho-nha-pho-so-2

Loại sàn này được tạo ra bởi hãng Daliform của Ý và nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay. Các hộp nhựa rỗng được xếp song song và liên kết với nhau chắc chắn bằng thanh nối tạo thành hệ kết cấu dầm chữ I đan xen vuông góc trên toàn bộ diện tích sàn.

Cấu tạo

Hộp nhựa rỗng được làm từ chất liệu nhựa polypropylene tái sinh và tạo ra các loại sàn khác nhau như: sàn rỗng, sàn phẳng hay vượt nhịp lớn. Có 2 dạng hộp phổ biến hiện nay là hộp đơn và hộp đôi. Giữa các hộp được liên kết bởi các thanh nối tạo thành 2 phương vuông góc với nhau.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cho-nha-pho-so-3

Ứng dụng của sàn phẳng sàn hộp rỗng được sử dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp và chịu được trọng tải lớn. Các đơn vị sản xuất có thể tùy chỉnh các thông số kỹ thuật khi cần thiết và trong mọi trường hợp sao cho phù hợp với các yêu cầu của công trình.

Do đó, sử dụng sàn phẳng sàn hộp rỗng trong xây dựng nhà cửa vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa tiết kiệm vật liệu cho công trình. 

Đọc thêm bài viết: Sàn Vượt Nhịp Lớn Là Gì? Bí Quyết Chọn Và Thiết Kế Sàn Vượt Nhịp Lớn

2. Có nên sử dụng sàn phẳng không dầm cho nhà phố? 

Có nên áp dụng phương pháp sàn phẳng không dầm cho nhà phố hay không là câu hỏi được các chủ đầu tư vô cùng quan tâm. Bởi lẽ, nhà phố, nhà chia lô thường có bề rộng mặt tiền không được lớn, thường giao động từ 4-6m. Trong khi sàn phẳng không dầm thường được sử dụng cho các nhịp lớn hơn như từ 7-15m. 

Tuy nhiên, khác với lo lắng đó, câu trả lời của LPC đó là là HOÀN TOÀN CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC sàn phẳng không dầm cho nhà phố. 

Các lý do đưa ra bởi các kỹ sư của LPC lần lượt là: 

– Sàn phẳng không dầm cho nhà phố có tác dụng cách âm cách nhiệt rất tốt, dù là công trình nhịp lớn hay nhịp bé.

– Sàn phẳng không dầm cho nhà phố giúp tổng chiều cao dầm sàn so với phương pháp truyền thống, giúp tăng chiều cao thông thủy, giảm chiều cao tầng, giải quyết vấn đề thường gặp khi xin phép xây dựng trong trường hợp khu vực xây dựng bị khống chế chiều cao tổng thể công trình.

– Sàn phẳng không dầm cho nhà phố giúp cho việc ngăn chia phòng, thay đổi công năng trong tương lai linh hoạt hơn, vì có thể thay đổi vị trí tường ngăn linh hoạt do có thể xây tường ở bất cứ vị trí nào trên sàn mà không cần quan đến vị trí dầm bên dưới.

– Sàn phẳng không dầm giúp thoát nhiệt, ra bên ngoài nhanh chóng hơn sàn truyền thống khi có vấn đề hỏa hoạn xảy ra do không khí không bị kẹt lại trong các khoang dầm như sàn truyền thống. 

– Sàn phẳng không dầm đảm bảo điều kiện phòng cháy theo tiêu chuẩn chịu lửa REI 180

– Rút ngắn thời gian thi công cốp pha và sắt thép.

– Về chi phí xây dựng thông thường đối với nhà phố thì giải pháp với sàn phẳng không dầm và phương pháp truyền thống gần như bằng nhau.

Thi công sàn phẳng không dầm rất đơn giản, nhanh gọn giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực. Do đó, kết hợp với các lý do được LPC đưa ra, có thể khẳng định, sàn phẳng không dầm cho nhà phố là hoàn toàn phù hợp.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

NHÀ PHỐ – TOP 3 KIỂU MẪU NHÀ PHỐ NỔI BẬT NĂM 2020

Những năm trở lại đây, xu hướng thiết kế nhà phố đang là một chủ đề “hot” được rất nhiều người quan tâm. Trong thời đại phát triển tập trung ở thành phố lớn, mẫu thiết kế nhà phố trở thành mẫu thiết kế đặc trưng với phong cách sống hiện đại và tiện nghi.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, LPC chia sẻ với bạn đọc top 3 kiểu mẫu thiết kế nhà phố nổi bật năm 2020 để các bạn có những cái nhìn mới mẻ hơn trong việc lựa chọn phong cách sống.

1. Mẫu nhà phố mái thái

Mẫu nhà mái thái có vẻ như đã rất quên thuộc và phổ biến từ trước. Ban đầu, có thể bạn sẽ nghĩ đây là một lối kiến trúc khá cũ và không nổi bật. Tuy nhiên với xu hướng phát triển hiện nay, nhà mái thái đã được thiết kế trở thành lối kiến trúc có tính thẩm mỹ cũng như sự tiện ích cao.

nha-pho-mai-thai
Nguồn: gemdecor.vn

Đặc trưng của nhà mái thái 

Nhà mái thái thường được những nhà cấp 4 hoặc các biệt thự ưa chuộng nhiều hơn bởi đặc trưng về tính che phủ và tạo sự kiên cố cho căn nhà. Nhà mái thái sẽ phô ra được những kiến trúc cầu kì của mái nhà, mang lại những vẻ đẹp vô cùng độc đáo và mới lạ.

Loại mái này cần nhiều hơn hai mái để thiết kế theo kiểu đối xứng hoặc kiểu lệch. Mái nhà thường có dạng ngói và được xếp chồng lên nhau theo hướng dốc .

Các bộ phận chính của mái thái bao gồm: phần mái, cửa chính, cửa sổ và mái che đầu.

Ưu điểm của nhà mái thái

  • Tính thẩm mỹ cao:

Kiến trúc mái thái được đưa vào thiết kế biệt thự rất nhiều vì nó mang lại vẻ đẹp sang trọng cho căn nhà.

Đối với những căn nhà phố hiện đại, thường là nhà ống vuông vức kết hợp với kiểu mái thái sẽ kiến cho căn nhà có vẻ đẹp hài hòa, thanh thoát.

Nhà mái thái sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn trông vững chắc và kiên cố hơn.

  • Phong thủy tốt

Theo quan niệm, kiểu nhà mái thái có độ dốc về hai bên sẽ tránh được việc tích tụ hung khí và mang lại may mắn cho chủ nhà.

  • Tính ứng dụng cao:

Kiểu thiết kế mái dốc che phủ được taoàn bộ căn nhà, cùng với thiết kế giật cấp nên mái nhà có khả năng tản nhiệt tốt, nước mưa cũng dễ dàng trôi đi bảo vệ ngôi nhà khỏi thấm dột hay bị ứ đọng nước trên mái.

  • Đa dạng trong cách thiết kế

Được làm từ nhiều chất liệu và có nhiều cách thiết kế khác nhau, nhà phố mái thái sẽ giúp chủ nhà có nhiều lựa chọn phù hợp với phong cách của mình, đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Nhược điểm của nhà phố mái thái

  • Thời gian hoàn thiện lâu:

Vì loại kiến trúc mái nhà này có tính thẩm mỹ và tính năng cao, đòi hỏi kiến trúc sư phải thiết kế cầu kì nên mất nhiều thời gian hoàn thiện.

Sau một thời gian sử dụng, bạn cũng cần phải thi công sửa lại mái, vì loại mái này có nhiều chi tiết nên thời gian sửa chữa cũng lâu hơn.

  • Chi phí cao

Yêu cầu tỉ mỉ, độ chính xác cao nên đây cũng là lí do khiến việc xây dựng mái nhà kiểu này sẽ tốn chi phí so với thông thường

2. Mẫu nhà phố lệch tầng

Đây hiện đang là một mẫu thiết kế độc đáo và có phần khác lạ so với nhà phố hiện đại. Kiến trúc nhà lệch tầng đang dần trở nên phổ biến hơn trong các khu đô thị lớn đặc biệt là những ngôi nhà có phần diện tích đất nhỏ và hạn chế không gian sử dụng.

Đặc trưng nhà phố lệch tầng

Kiểu kiến trúc nhà phố này có hai dạng đặc trưng:

Dạng thứ 1:  Nâng phần sau bếp và nhà ăn lên ít bậc để phân chia không gian với phía trước nhà. Và ở phía sau nhà sẽ thiết kế cầu thang đi lên theo kiểu kiến trúc đan xen qua lại để lên các tầng trên và yêu cầu cách mặt bằng nhà vài bậc để phân chia không gian phía sau với phía trước nhà.

Cách này yêu cầu mặt bằng nhà lệch tầng của từng tầng sẽ lệch nhau.

Dạng thứ 2: Mẫu thiết kế lệch tầng kiểu này sẽ tạo một sàn lửng, có cầu thang đi lên. Sàn lửng này có thể được sử dụng để bố trí bếp ăn. Phần sau nhà có độ cao thấp thì có thể để thành nhà kho, chỗ để xe, …

Cách này sẽ bị hạn chế về mặt không gian khi cần mở rộng và cảm giác bị bó hẹp nên không nhiều người sử dụng.

Nhìn chung, cách thiết kế này đòi hỏi sự cầu kì cũng như tính toán kĩ lưỡng của kiến trúc sư. Về mặt chi phí, mẫu thiết kế này cũng đòi hỏi chi phí đầu tư lớn hơn. 

Ưu điểm nhà phố lệch tầng

Đối với sự hạn hẹp trong không gian sống hiện nay, thì nhà phố lệch tầng vừa là một kiểu kiến trúc lạ, vừa mang đến tính ứng dụng cao. Đặc biệt, kiểu nhà này kết hợp được rất nhiều phong cách khác nhau sẽ mang lại những trải nhiệm mới mẻ cho gia đình bạn.

  • Không gian sống thông thoáng :

Vì cầu thang được thiết kế ở giữa và xung quanh là các phòng chức năng, nếu kết hợp thêm giếng trời thì tổng thể ngôi nhà sẽ lấy được toàn bộ ánh sáng tự nhiên, tạo cảm giác rộng rãi hơn. Đối với sự chênh lệch về mặt bằng giữa các phòng, kiểu không gian này sẽ giúp cho gió và không khí được lưu thông tốt hơn trong căn nhà.

  • Tạo cảm giác rộng rãi:

Điểm đặc biệt trong kiến trúc nhà lệch tầng chính là không giới hạn về độ cao của các tầng. Điều này khiến cho không gian bố trí trở nên linh động hơn, tùy vào nhu cầu sử dụng mà có thể tạo thêm các phòng chức năng lửng như không gian đọc sách, không gian phơi đồ, ban công, sân thượng, …

  • Mang lại tầm nhìn đẹp:

Trong các khu đô thị chật hẹp, đối với nhà ở thông thường sẽ gặp phải các vấn đề về thiếu sáng, không gian bị tù túng, tuy nhiên một căn nhà lệch tầng sẽ giải quyết được các vấn đề này.

Một ngôi nhà lệch tầng đẹp sẽ mang đến không gian mới lạ, các góc nhìn đa dạng, phong phú. Với cách thiết kế đón ánh sáng thì việc đưa cây xanh vào trong nhà tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên cùng với đó thiết kế chênh lệch về độ cao các tầng khiến cho ngôi nhà có không gian mở và mang lại vẻ đẹp vô cùng phá cách.

Nhược điểm nhà phố lệch tầng:

  • Chi phí đầu tư cao:

Kiến trúc của nhà lệch tầng khá phức tạp, vì vậy đòi hỏi kiến trúc sư phải có chuyên môn cao và có sự tính toán kĩ lưỡng. Bên cạnh đó, thiết kế nhà kiểu này có nhiều chi tiết trong thi công và trang trí cùng với những khó khăn trong việc tạo đường ống thoát nước nên chi phí sẽ cao hơn nhà ống thông thường

  • Tính an toàn:

Vì nhà lệch tầng có nhiều cầu thang lên xuống và thường ngay trước cửa các phòng nên đây cũng là một vấn đề khi nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc người già.

  • Có phần bất tiện trong sử dụng:

Nếu như các phòng không có nhà vệ sinh khép kín thì đây cũng là một vấn đề khi nhiều tầng phải sử dựng chung một không gian vệ sinh, điều này sẽ gây mất thời gian cho các thành viên trong gia đình.

3. Nhà phố mái bằng

Nhà phố mái bằng có lẽ là kiểu nhà phổ biến hiện nay trong các đô thị mang theo phong cách hiện đại, vô cùng nhiều cách thiết kế đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều chủ đầu tư.

Đặc trưng của nhà phố mái bằng

Nhà phố mái bằng với đặc trưng một mái liền phủ toàn bộ mái ngôi nhà và thiết kế mái bằng cách đổ bê tông.

Kiểu thiết kế này có đường nét vuông vắn, độ dốc nhỏ và kết cấu bền vững, nhấn mạnh về mặt hình khối và kiến trúc của công trình.

Các kiến trúc sư thường kết hợp khéo léo đưa thiên nhiên và tiểu cảnh vào trong ngôi nhà.

Ưu điểm của nhà thiết kế mái bằng

  • Về mặt thẩm mỹ:

Nhà phố thiết kế kiểu mái bằng chưa bao giờ là lỗi thời. Lấy phong cách kiến trúc hiện đại làm chủ đạo, ngôi nhà mang lại cảm giác gọn nhẹ, đơn giản mà sang trọng.

  • Phong cách thiết kế linh hoạt:

 Với sự sáng tạo độc đáo, các kiến trúc sư có thể lồng ghép cây xanh và tiểu cảnh vào trong nhà, tạo cảm giác thoải mái và tươi mát mang đến một không gian sống xanh.

Việc tận dụng mặt sàn của mái có thể làm sân thượng, giếng trời, không gian phơi đồ, hoặc không gian thư giãn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngoài ra phần cổng có thể được thiết kế theo nhiều cách khác nhau phù hộ với sở thích của chủ nhà.

  • Chi phí không quá tốn kém:

Vốn dĩ thiết kế nhà mái bằng tập trung thiết kế hình khối đơn giản nên việc thi công và phối đồ nội thất trở nên dễ dàng hơn, từ đó kinh phí để đầu tư cũng không quá lớn.

  • Sự an toàn:

Nhà phố mái bằng có ưu điểm là độ dốc nhỏ, chính vì thế chịu áp lực của gió bão ít, kết cấu bền chắc, khả năng chống cháy cao.

Nhược điểm của nhà phố mái bằng

  • Không phân tán được nhiệt:

Thiết kế mái được đổ bằng bê tông và lớp hồ được quét bên trên để chống thấm nên không tản được nhiệt, tạo cảm giác nóng bức. ( Tuy nhiên với sự thiết kế hiện đại như ngày nay chúng ta có thể dễ dàng thêm các vật liệu chống nóng cho căn nhà)

  • Kết cấu nặng:

Chủ yếu nhà mái bằng được xây dựng và đổ mái bê tông, sử dụng nhiều vật liệu sắt thép nên tổng thể kết cấu sẽ nặng hơn thông thường.

  • Một số bất tiện khác :

Nhà mái bằng thì việc thoát nước sẽ khó khăn hơn và sẽ có những vệt nước đọng hay những vết ố trên mặt sàn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu.

Trên đây là những gợi ý của LPC về các kiểu nhà phố nổi bật nhất hiện nay. Có thể thấy mỗi một kiểu kiến trúc đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nên chúng ta có thể cân nhắc, tùy thuộc vào hoàn cảnh để lựa chọn cho mình các kiểu kiến trúc nhà phố khác nhau. LPC hi vọng rằng, bài chia sẻ trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc và mong rằng các bạn có thể có nhiều cái nhìn mở rộng hơn trong việc lựa chọn phong cách nhà phố phù hợp.

Nguồn: lpc.vn