Thiết kế sàn phẳng Ubot

Những lưu ý khi tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot

Nội dung

Thiết kế sàn phẳng Ubot được coi là bước quan trọng trong các bước thiết kế và tính toán ứng dụng cho giải pháp sàn phẳng không dầm. Khái niệm thì không hề mới, nhưng tính toán thiết kế giải pháp như thế nào là hiệu quả thì không phải kỹ sư nào cũng có thể làm được.

LPC với hơn 13 năm kinh nghiệm chuyển giao và triển khai giải pháp tại thị trường xây dựng Việt Nam. Chúng tôi tự hào với nhiều công trình có quy mô lớn – nhỏ khác nhau và trải dài trên khắp biểu đồ của S. Minh chứng từ những công trình LPC triển khai đều đạt hiệu quả tối ưu về kết cấu – hiệu quả kinh tế và có những dự án còn mang về các giải thưởng quốc tế ấn tượng. LPC sẽ chia sẻ cho bạn đọc những lưu ý khi tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot để bạn tham khảo nhé.

Sàn phẳng Ubot – Tiên phong cho giải pháp vật liệu công nghệ mới

Là giải pháp sàn phẳng không dầm đầu tiên được chuyển giao về Việt Nam, vượt qua hàng loạt các giải pháp vật liệu công nghệ khác trên thị trường. Sàn phẳng Ubot đã khẳng định được vị thế rõ rệt của mình trên bản đồ xây dựng Việt Nam khi đã góp phần thành công không nhỏ trong nhiều loại hình quy mô Dự án khác nhau.

Thiết kế sàn phẳng không Ubot

Thách thức sự biến đổi không ngừng của thị trường, sự tràn lan của các loại hộp nhái – hộp kém chất lượng. Sàn phẳng Ubot vẫn luôn ngẩng cao đầu và là sự lựa chọn tiên quyết của CDT khi lựa chọn các giải pháp vật liệu công nghệ thay thế các loại vật liệu truyền thống trước đây.

Với đội ngũ kỹ sư thiết kế và hiện trường đầy kinh nghiệm, các Dự án của CDT đều được LPC tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot một cách chỉn chu, nhanh chóng và đảm bảo tiến độ. Làm hài lòng khách đến và khách đi.

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

Tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot được các kỹ sư LPC chú trọng về độ chính sách, độ an toàn và tính bền vững cho công trình. Được căn cứ vào các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt về xây dựng.

Lưu ý khi tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot

Về nguyên lý thiết kế Sàn phẳng Ubot bản chất vẫn là sàn phẳng làm việc 2 phương, toàn khối. Sàn làm việc theo hai phương có các hệ dầm chìm đặt sát nhau làm tăng độ cứng của sàn.

Về quy trình thiết kế: Một số lưu ý khi về quy trình thiết kế sàn phẳng Ubot cho các kỹ sư như sau:

1. Chúng ta phải quy đổi chiều dày sàn rỗng Ubot sang sàn đặc để có thể đưa vào mô hình.

Quy đổi khi thiết kế sàn phẳng Ubot
Hình ảnh minh họa tính toán quy đổi sàn Ubot

Ở đây chúng ta quy đổi độ cứng và chiều dày sàn tương đương

2. Khi dựng mô hình, các bạn mô hình các cấu kiện cột, vách, dầm, sàn đặc như bình thường. Với vị trí sàn rỗng, chúng ta khai báo riêng vật liệu với độ cứng quy đổi trên, và khai báo chiều dày của sàn đó theo chiều dày sàn tương đương.

3. Sau khi mô hình, các bạn tính toán các cấu kiện như bê tông cốt thép thường. Lưu ý, cần tính toán chọc thủng đối với các vị trí cột.

Một số hình ảnh bản vẽ bố trí thép khi thiết kế sàn phẳng Ubot

Mặt cắt khi thiết kế sàn phẳng Ubot
Mặt cắt thép khi thiết kế sàn phẳng Ubot
Chống chục thủng khi thiết kế sàn phẳng Ubot
Bố trí thép chọc thủng khi thiết kế sàn phẳng Ubot

Trong quá trình tính toán thiết kế sàn phẳng, các kỹ sư cần lưu ý những điều sau: 

  1. Khai báo vật liệu: 

Đối với mô hình sàn Ubot, được xem như hệ sàn nấm bao gồm sàn đặc tại mũ cột đóng vai trò nấm và phần còn lại là sàn rỗng. Sàn rỗng được thay bằng sàn đặc tương đương có cùng độ dày với sàn đặc ,nhưng có mô đun đàn hồi và trọng lượng riêng giảm so với vật liệu bê tông. Thực hiện tính toán và quy đổi độ cứng, trọng lượng riêng bê tông tương đương để gán vật liệu cho sàn.

  1. Hệ số tổ hợp, tổ hợp tải trọng

Sàn phẳng Ubot được chuyển giao từ tập đoàn Daliform của Italia, việc tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot được áp dụng tiêu chuẩn Eurocode. Nên khi thiết kế sàn phẳng Ubot cần áp dụng các hệ số tổ hợp theo đúng tiêu chuẩn Eurocode. Ví dụ: Hệ số 1.35 đối với tĩnh tải và 1.5 đối với hoạt tải…

  1. Lỗ kỹ thuật

Khi thiết kế sàn phẳng Ubot không dầm đặc biệt lưu ý đến vị trí lỗ kỹ thuật, lỗ thông tầng, nhất là các vị trí xung quanh, sát mép cột. lúc này cần phải kiểm tra chống cắt, và chống chọc thủng của sàn do sàn bị giảm yếu vì các lỗ kỹ thuật này. Cần phải bố trí các dầm cao để tham gia chịu cắt và tính toán bố trí thép gia cường cho các lỗ mở này. 

Với các ống kỹ thuật như ống gen điện ,loại ống đường kính nhỏ thì có thể đi vào trong sàn, với các ống có đường kính lớn từ D90 đổ lên LPC không khuyến khích đặt ống âm trong sàn do còn liên quan đến vận hành sửa chữa sau này .

  1. Độ cứng của sàn UBOT

Có thể nói, với tất cả các loại sàn phẳng thông thường như: sàn phẳng không dầm, sàn dự ứng lực, sàn bóng, sàn ô cờ,… độ cứng khi chịu tải trọng ngang đều sẽ giảm so với sàn đặc thông thường với cùng chiều dày. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế, độ cứng này phải được kiểm tra đảm bảo trong giới hạn cho phép. 

  1. Độ võng sàn UBOT

Độ võng của sàn PHẢI được được kiểm tra tính toán theo trạng thái giới hạn sử dụng nằm trong giới hạn cho phép. Tùy thuộc vào nhịp và tải trọng sẽ có tính toán kiểm tra độ võng cụ thể. Độ võng trong các báo cáo thông thường chỉ kiểm tra sơ bộ cho độ võng ngắn hạn (court-temps). Trong thuyết minh tính toán của sàn phẳng UBOT cần tính toán và kiểm tra độ võng dài hạn và ngắn hạn

  1. Tính toán thép gia cường

Sau khi lên xong mô hình kiểm tra sàn, lưu ý tính toán các khu vực cần gia cường, đường kính và số thanh thép gia cường phụ thuộc vào mô men khu vực cần gia cường. Thanh thép gia cường đặt theo chiều trên hình, dải hết khu vực cần gia cường với đường kính và khoảng cách vừa đủ. Tương tự với thép gia cường mô men âm, thép mũ cột.

Lưu ý với thép chống cắt, khu vực cần bố trí thép chống cắt, chiều dài thép chống cắt lấy theo khoảng cách từ mép mũ cột đến hết khu vực lực cắt khác màu. Đối với thép chống chọc thủng, cần lưu ý đến tiết diện cột, thép mũ cột tại mũ cột tính chọc thủng, giá trị lực chọc thủng. Kiểm tra các điều kiện. Thép chống chọc thủng phải được bố trí đều xung quanh cột, tránh bố trí đai vào khu vực chu vi giảm yếu.

Các giải pháp sàn phẳng không dầm được ứng dụng khá nhiều trong các dự án xây dựng ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, do đây là giải pháp từ Châu Âu do vậy CDT nên tìm kiếm những đơn vị có uy tín và kinh nghiệm trong việc tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot để không có những rủi ro không đáng có cũng như đạt hiệu quả tối ưu cho công trình.

Xem thêm: Tính toán kiểm tra vết nứt theo TCVN 5574-2018

Xem thêm: TÍNH TOÁN CHỌC THỦNG SÀN THEO TCVN 5574:2018

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.