Ứng dụng sàn phẳng không dầm cho dự án Trung Tâm Thương Mại

Sự bùng nổ của các cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đã mang đến những đóng góp to lớn cho ngành xây dựng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Những giải pháp trong quá trình thi công xây dựng đã được áp dụng hiệu quả và mang lại những thành công nhất định. 

Có thể kể đến một trong số đó là công nghệ sàn phẳng không dầm– sàn Ubot chính là giải pháp sáng tạo thân thiện với môi trường, ứng dụng vào nhiều loại hình công trình khác nhau. Sàn phẳng không dầm một lần nữa khẳng định sự nổi bật khi ứng dụng vào dự án Trung tâm Thương mại. Cùng LPC tham khảo những gì mà sàn phẳng không dầm Ubot đem lại cho các dự án Trung tâm Thương mại nhé.

Xem thêm: https://lpc.vn/sanphangubot/

Trung tâm thương mại là gì?

Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh đa chức năng, hiện đại bao gồm cửa hàng, cơ sở dịch vụ, phòng họp, hội trường hay văn phòng cho thuê,…được xây dựng tập trung, bố trí trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề.

Trung tâm thương mại cung cấp những tiêu chí về diện tích kinh doanh, phương thức phục vụ văn minh, trang bị các trình độ quản lý và kỹ thuật hiện đại nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trong việc phát triển kinh doanh của thương nhân hoặc doanh nghiệp, đồng thời, thỏa mãn các mong muốn của khách hàng về hàng hóa cũng như dịch vụ.

Do vậy trong những năm gần đây, việc xây dựng các công trình thương mại – dịch vụ luôn được Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất. Điều đó thúc đẩy nhiều Chủ Đầu tư xây dựng hệ thống các công trình tiện ích và đa chức năng.

Xem thêm: https://lpc.vn/lpc-tu-hao-tao-nen-lien-tiep-giai-thuong-cho-du-an-pd17/

Sàn phẳng không dầm – giải pháp tối ưu cho dự án Trung tâm Thương mại

Sàn phẳng không dầm là gì?

Sàn phẳng không dầm là loại sàn không sử dụng đến các thanh dầm ngang và dầm dọc đỡ ở phía dưới khi thi công. Khi xây dựng thì chúng sẽ được liên kết bởi các hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, liên kết với nhau bởi các thanh nối nằm chìm trong sàn bê tông.

hộp Ubot

Hộp Ubot

Sàn phẳng không dầm có kết cấu như thế nào?

Về cơ bản thì kết cấu của sàn phẳng không dầm khá đơn giản như:

  • Tấm thép lưới cố định dưới
  • Hộp rỗng bằng nhựa
  • Tấm thép lưới cố định trên
  • Các móc thép cố định

Về cơ bản thì sử dụng sàn phẳng để giúp giảm đi lượng bê tông cốt thép không cần thiết khi thi công. Tuy nhiên kết cấu gồm các lớp trên cũng như việc bố trí thép sàn phẳng không dầm sẽ giúp bề mặt sàn liên kết tốt hơn, từ đó tạo ra hệ sàn an toàn, chắc chắn và tiết kiệm được nguyên vật liệu.

Xem thêm: https://lpc.vn/san-phang-ubot-giai-phap-cho-cong-trinh-thuong-mai/

Vậy sàn phẳng không dầm cho Trung tâm Thương mại thì có gì ?

Không gian rộng

Sàn phẳng Ubot cho phép công trình vượt nhịp lớn không dầm tới 20m, tạo nên một không gian kiến trúc thông thoáng, không hạn chế về vị trí xây tường ngăn vì vậy tạo điều kiện tốt để bố trí công năng công trình một cách tối ưu, chủ đầu tư có thể cải tạo, thay đổi vị trí tường xây trên sàn tuỳ ý. Đây đều là những tiêu chí tiên quyết khi CĐT lựa chọn áp dụng sàn phẳng không dầm vào các công trình thương mại.

Sàn phẳng không dầm-TTTM

Dự án Trung tâm Thương mại Quận 6 – TP. Hồ Chí Minh

Bên cạnh đó cấu tạo sàn phẳng Ubot có dầm và mũ cột nằm chìm trong sàn giúp giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình thương mại – khai thác tối đã không gian và đảm bảo đầy đủ công năng. Sàn Ubot giúp giảm tải trọng lên cột và móng. Có thể giảm tiết diện cột. Nhờ giảm chiều dày so với hệ sàn dầm truyền thống nên công trình có khả năng tăng thêm tầng khai thác.

Xem thêm: https://lpc.vn/5-cau-hoi-thuong-gap-ve-phan-mem-bao-cao-san-phang/

Ta có thể kể đến như Dự án Trung tâm Thương mại Quận 6 – TP. Hồ Chí Minh đi vào hoạt động từ năm 2017 – Một trong những Dự án sử dụng thành công sàn phẳng không dầm với bước nhịp là 8x10m. Diện tích sử dụng sàn Ubot lên tới 24.000m2.

Trung tâm Thương mại

Trung tâm Thương mại Quận 6

Thời Gian Thi Công Nhanh

Việc thi công sàn phẳng không dầm sẽ giúp CĐT đẩy nhanh tiến độ thi công so với các loại sàn phẳng khác – đây luôn là điều mà nhiều CĐT quan tâm, đặc biệt là trong thi công các công trình Trung tâm Thương mại. Làm sao để công trình sớm hoàn thiện nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn kết cấu và kiến trúc thẩm mĩ. Với các bước thi công đơn giản, sàn phẳng Ubot có thể:

  • Tiết kiệm tới 10-15% tổng chi phí công trình,
  • Tiết kiệm 10-30% chi phí bê tông, cốt thép, cốp pha, nhân công. 
  • Tiết kiệm chi phí kĩ thuật, hệ thống điện nước.
  • Thời gian thi công: 5 – 7 ngày/sàn

Thân Thiện Với Môi Trường – An toàn chất lượng

Xu hướng xây dựng xanh đang là xu hướng đang được Nhà nước và các CĐT quan tâm rất nhiều. Môi trường xanh, vật liệu thân thiện, các giải pháp tiết kiệm năng lượng, .. đang dần tạo được chỗ đứng không nhỏ khi được ứng dụng trong các công trình Trung tâm Thương mại tại Việt Nam.

Sàn phẳng không dầm đã được kiểm định và chứng nhận về chất lượng cho thành phần là nhựa tái chế an toàn khi sử dụng. Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể. Hộp nhựa Ubot còn có khả năng cách âm – cách nhiệt tối ưu so với sàn truyền thống thông thường.

Xem thêm: https://lpc.vn/san-ubot-la-gi-ung-dung-linh-hoat-trong-cac-cong-trinh/

Bên cạnh đó, sàn phẳng không dầm Ubot được tính toán theo tiêu chuẩn Eurocode và các quy chuẩn – tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, đặc biệt là các tiêu chuẩn về Phòng cháy – chữa cháy. Các kỹ sư của LPC có kinh nghiệm hơn 10 năm để thực chiến các Dự án tại Châu Âu và Việt Nam nên việc thiết kế kết cấu luôn đảm bảo an toàn – chất lượng cho mọi công trình.

Thực tế đã chứng minh khi Sàn phẳng Ubot là giải pháp được CĐT Công ty CP ĐT & TM Hợp Phát lựa chọn cho Dự án TTTM quận 6, Dự án TTTM Phú Quý Thăng Long – TP Thái Nguyên…. và còn nhiều dự TTTM khác.

TTTM Phú Quý Thăng Long

TTTM Phú Quý Thăng Long

LPC hy vọng có nhiều cơ hội được đồng hành cùng các CĐT và các Dự án Trung tâm Thương mại lớn trong tương lai.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Top 5 xu hướng kiến trúc nổi bật trong năm 2023

Kiến trúc thực sự là một trong những ngành công nghiệp sáng tạo và quan trọng nhất trên thế giới, trong đó các kiến ​​trúc sư không chỉ cố gắng vượt qua nhau mà còn cả bản thân, ý tưởng và sáng tạo trong quá khứ của chính họ. Đây là lý do tại sao đầu năm luôn là thời điểm thú vị, đặc biệt là khi nói đến lĩnh vực kiến ​​trúc. Các kiến ​​trúc sư và nhà thiết kế phải thúc đẩy bản thân thích nghi với thực tế đang thay đổi, nắm bắt các xu hướng kiến trúc, công nghệ và phương pháp mới, sáng tạo, đột phá hơn. 

Ngoài tiến bộ công nghệ, các xu hướng kiến ​​trúc chủ yếu đáp ứng các yêu cầu lấy con người làm trung tâm và vào năm 2023, chúng ta kỳ vọng sẽ chứng kiến ​​xu hướng tìm cách tối đa hóa không gian, đồng thời các công trình, sản phẩm định hướng thân thiện với môi trường…– tất cả đều lấy tính bền vững làm trọng tâm. Dưới đây sẽ là 5 xu hướng kiến ​​trúc mà chúng tôi dự đoán sẽ dẫn đầu ngành trong năm 2023.

Xu hướng kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh đã trở nên phổ biến xung quanh chúng ta vào năm 2022 và chúng tôi tin rằng nó sẽ trở thành một xu hướng lâu đời và được nhân rộng vào năm 2023. Kiến trúc xanh chính là xu hướng thiết kế và thi công các công trình xây dựng để nhằm giảm thiểu tối đa có thể các tác động trong quá trình thi công với môi trường và cảnh quan thiên nhiên.

Không chỉ thế, những không gian trong kiến trúc xanh còn hướng tới mọi người lối sống xanh, nơi mọi người gần gũi với thiên nhiên hơn. Từ đó có thể tiết kiệm nguồn năng lượng, gìn giữ môi trường. Lượng ánh sáng tự nhiên dồi dào và cây xanh là những đặc điểm quan trọng của những ngôi nhà được thiết kế theo phong cách này. Mục đích kiến trúc xanh ở đây chính là có thể giảm thiểu tối đa các tác động xấu đến môi trường và tiết kiệm được năng lượng, thay đổi những lối sống chưa tốt của con người trong công trình.

Xu hướng kiến trúc xanh

Kiến trúc xanh có thể mang lại cảm giác thư giãn, tăng sự sáng tạo và đảm bảo được sự tỉnh táo, mang lại niềm hạnh phúc và hỗ trợ trong việc làm giảm các bệnh liên quan đến đường hô hấp hay các triệu chứng dị ứng và thậm chí là hen suyễn. Việc đô thị hóa đang ngày càng gia tăng và dẫn đến sự bùng nổ dân số, cùng với đó là hiện tượng đất chật người đông. Vậy nên trong thời điểm có rất ít khoảng xanh thì những điều này đang là điều cần thiết hơn bao giờ hết.

Kiến trúc xanh: https://lpc.vn/kien-truc-xanh-xu-huong-cua-hien-tai-va-tuong-lai/

Ngoài việc hướng tới kiến trúc và lối sống xanh thì nguyên vật liệu xây dựng giờ đây cũng là mối lo hàng đầu cho các CĐT để làm sao giảm tải các chất thải xây dựng ra môi trường. Hiểu được nỗi lo đó nên từ năm 2012 LPC đã triển khai giải pháp sử dụng sàn phẳng Ubot được hãng Deliform của Ý tạo ra và ứng dụng ở hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước.

Vật liệu xanh

Vật liệu xanh

UBOT đã được kiểm định và chứng nhận về chất lượng cho thành phần là nhựa tái chế an toàn khi sử dụng. Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể.

Xem thêm: https://lpc.vn/top-7-xu-huong-vat-lieu-cua-the-gioi-trong-tuong-lai/

Xu hướng kiến trúc tiền chế

Kiến trúc tiền chế đang là sự lựa chọn hàng đầu cho chủ đầu tư khi cần xây dựng các loại nhà thép tiền chế như:  nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị, công trình thương mại, nhà để ở… Bởi các ưu điểm vượt trội hơn sơ với cấu trúc truyền thống như tiết kiệm chi phí và thời gian thi công nhanh chóng. Kiến trúc tiền chế là loại nhà làm từ các vật liệu nhẹ được sản xuất sẵn tại nhà máy và được vận chuyển đến nơi thi công để tiến hành lắp đặt.

Xu hướng kiến trúc tiền chế

Kiến trúc tiền chế có trọng lượng nhẹ so với các vật liệu khác giúp làm giảm áp lực tải trọng về mọi mặt, tiết kiệm vật liệu phụ (so với các loại nhà cố định truyền thống), lắp dựng đơn giản, nhanh chóng, bất chấp mọi điều kiện thời tiết, tận dụng tối đa không gian nhà xưởng với dải bước nhịp lớn. Đây là một hệ thống nhà cực kỳ linh hoạt, cho phép trang bị bên trong để đáp ứng mọi công năng và trang trí bên ngoài để thỏa mãn thiết kế kiến trúc đẹp nhà tiền chế dân dụng. Hơn nữa, độ bền của nó lên đến 100 năm.

Chính những lý do trên khiến nhà thép tiền chế là xu hướng kiến trúc lý tưởng để sử dụng làm nhà xưởng, nhà kho, nhà trưng bày, siêu thị….và các công trình dân dụng khác như nhà hàng hàng, quán cafe, Showroom thậm chí là nhà phố và biệt thự.

Xu hướng kiến trúc cửa tàng hình

Cửa tàng hình – biến không gian sống trở nên hoàn hảo hơn. Để thiết kế loại cửa kiểu này chủ yếu dựa vào chất liệu, màu sắc và cách tận dụng không gian. Đặc biệt là lấy cảm hứng từ phong cách thiết kế nội thất thông minh. Tuy nhiên, các cánh cửa vẫn được thiết kế cẩn thận và trang bị hệ thống ốp chân tường. Ngoài ra còn có thể biến đổi đa dạng trong phong cách thiết kế khác nhau như: kéo, trượt, đẩy, xoay vòng…

Xu hướng kiến trúc cửa tàng hình

Có rất nhiều cách giúp tạo được cửa tàng hình trong căn nhà của bạn như: đồng nhất chất liệu cho cửa và tường, kết hợp cửa vào tường tròn, dùng cửa để ẩn đi kho chứa đồ, làm nổi bật cánh cửa, ……Thiết kế theo xu hướng kiến trúc cửa tàng hình trong không gian sống sẽ giúp tiết kiệm thêm nhiều diện tích, tạo sự độc đáo, biến căn nhà của bạn trở nên hoàn hảo và đáng sống hơn. Đây là một trong những giải pháp tối ưu cho căn nhà có diện tích nhỏ.

Sàn Ubot – Không gian linh hoạt

Để có được kiến trúc đẹp và linh hoạt hiện nay trong giới xây dựng họ đã áp dụng thi công một loại sàn công nghệ mới thay thế cho sàn truyền thống để giúp cho không gian nhà ở thêm thông thoáng và đó là sàn phẳng Ubot – sàn công nghệ được LPC nhận chuyển giao từ năm 2012.

Xem thêm: https://lpc.vn/lich-su-hinh-thanh-hop-ubot/

Sàn phẳng Ubot cho phép công trình vượt nhịp lên tới 20m, không cần bố trí quá nhiều cột trong nhà do vậy tạo nên không gian kiến trúc vô cùng thông thoáng, giúp Chủ nhà thoả sức sáng tạo không gian kiến trúc và nội thất ngôi nhà của mình, nhưng vẫn đảm bảo độ an toàn cho công trình khi đưa vào sử dụng.

Xu hướng kiến trúc thô mộc 

Các xu hướng đều theo vòng tròn và những gì từng bị coi là cũ và lỗi thời lại trở nên mới và hiện đại – trong thời trang, âm nhạc, nghệ thuật và đặc biệt là kiến ​​trúc. Xu hướng kiến ​​trúc theo chủ nghĩa thô mộc đã trở nên phổ biến trước khi đạt đến đỉnh cao vào giữa những năm 1970. Phong cách thô mộc được lấy cảm hứng và có nguồn gốc xuất phát từ phương Tây từ thập niên 50-70 của nước Anh, sau đó bắt đầu được phổ biến nhiều hơn và hiện nay tại Việt Nam phong cách này đã gây sốt trở lại.

Thiết kế thô mộc thường tạo điểm nhấn bởi các chi tiết thiết kế mang vẻ đẹp tự nhiên nên các vật liệu được kiến trúc sư sử dụng sẽ là những nguyên vật liệu như gỗ, đá, gạch, bê tông… và toàn bộ vật liệu thường được giữ nguyên màu sắc để có được vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc nhất có thể. Dễ thấy nhất là sự hiện diện của quầy bếp bêtông or toàn bộ cấu trúc ngôi nhà đều giữ nguyên màu của bêtông với đường nét gọn gàng, sắc nét, góc cạnh ngang dọc tương phản mạnh, có thể xuất hiện nhiều yếu tố cong chéo hoặc độ dốc lớn.

 Xu hướng kiến trúc thô mộc 

Màu sắc trầm mang tính trung lập cao tạo cảm giác thân thuộc, gần gũi cho người sử dụng. Có thể thấy rằng, phong cách “ thô mộc ” phù hợp với những người yêu vẻ đẹp nguyên sơ, mộc mạc, đường nét chắc chắn, mạnh mẽ, mang hơi hướng kỹ thuật. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một phong cách thiết kế hiện đại nhưng vẫn toát lên vẻ mộc mạc thì xu hướng kiến trúc “thô mộc” chính là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.

Xem thêm: https://lpc.vn/san-nhe-ubot-giai-phap-cho-cac-cong-trinh-nha-o-xa-hoi/

Xu hướng kiến trúc nhà nổi 

Nhà nổi là hình ảnh đã quá quen thuộc ở Việt Nam, đặc biệt là ở những tỉnh miền Tây sông nước. Về cơ bản, kết cấu của nhà nổi sẽ giống như những căn nhà truyền thống khác nhưng điểm khác biệt là nó có thể nổi trên mặt nước. Chính vì vậy, khi lựa chọn vật liệu xây dựng, người ta thường sử dụng những chất liệu nhẹ như gạch, gỗ, nhựa… Còn phía dưới nền nhà sẽ có phao và xốp dày, cứng để giảm áp lực của căn nhà lên mặt nước và giúp nó không chìm.

Xu hướng kiến trúc nhà nổi

Trước kia, nhà nổi thường chỉ phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại chỗ cho người dân. Song với lợi thế gần sông, hồ, vùng vịnh… thậm chí là gần biển nên giờ đây nó còn là xu hướng kiến trúc trong kinh doanh, dịch vụ khách sạn, nhà hàng, du lịch… Do đó, tùy vào mục đích sử dụng mà cách trang trí, xây dựng nhà nổi sẽ khác nhau. Phong cách trang trí cũng khá đa dạng, từ đơn giản, hiện đại, cổ điển cho đến hòa hợp với thiên nhiên… 

Do được xây dựng trên mặt nước nên sẽ không thể tránh khỏi việc bị ảnh hưởng vào mùa mưa, lũ nên các chủ nhà và các chủ đầu tư cần chú trọng vào vật liệu, phải đảm bảo khả năng chống thấm, chất liệu nhẹ, độ bền cao, xây nhà cao hơn mực nước dâng. Đồng thời cũng phải chú ý đến số lượng thành viên trong gia đình để sắp xếp diện tích sinh hoạt cho hợp lý.

Xem thêm: https://lpc.vn/top-3-xu-huong-kien-truc-cai-tao-nha-dep-va-an-tuong/

Kiến trúc năm 2023 được hứa hẹn là một năm vô cùng nhộn nhịp khi xuất hiện nhiều ý tưởng đột phá, táo bạo. Sự xuất hiện của các yêu cầu đầy tham vọng trong tình hình mới, buộc các kiến trúc sư phải tìm giải pháp kiến trúc cho phù hợp. “ Tính bền vững ” sẽ là từ khóa xuyên suốt cho xu hướng kiến trúc 2023, đặt ra thách thức không chỉ cho các kiến trúc sư mà còn cả chủ đầu tư. Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến, trí tuệ nhân tạo cũng đã trở thành chủ đề bền vững trong bối cảnh phát triển xu hướng kiến trúc công trình xanh.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

5 câu hỏi thường gặp về phần mềm báo cáo sàn phẳng

Sau rất nhiều năm làm việc với khách hàng và nhận được vô số các câu hỏi khác nhau liên quan đến các chỉ số tính toán của Giải pháp sàn phẳng không dầm. Với kinh nghiệm 16 năm trong lĩnh vực xây dựng, LPC đã xây dựng nên phần mềm báo cáo sàn phẳng dành riêng cho sản phẩm vật liệu công nghệ mới: Sàn phẳng Ubot 

Có rất nhiều câu hỏi được đặt ra khi khách hàng sử dụng phần mềm báo cáo sàn phẳng. Cùng LPC trả lời những câu hỏi đó nhé.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là gì?

Phần mềm báo cáo sàn phẳng được tạo nên bởi Team Công nghệ của Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm với mong muốn giúp Chủ Đầu tư – các đơn vị Tư vấn thiết kế hoặc những khách hàng quan tâm đến giải pháp có thể tự tổng hợp và lập nên báo cáo so sánh chi phí đối với công trình của mình.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng được xây dựng trên các số liệu tính toán chi tiết của các kỹ sư kết cấu hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc ứng dụng giải pháp sàn phẳng không dầm, các thông số theo quy định của luật xây dựng Việt Nam và thực tế triển khai các Dự án từ trước tới nay.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Top 5 câu hỏi thường gặp khi sử dụng phần mềm báo cáo sàn phẳng

Câu hỏi 1: Phần mềm báo cáo sàn phẳng được sử dụng như thế nào ?

Phần mềm được thiết kế thân thiện với người dùng và tối ưu trên các nền tảng khác nhau.

Bước 1: Truy cập vào “ https://sanphangubot.lpc.vn/ –> Nhấn “Tạo tài khoản mới

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Bước 2: Nhập thông tin cá nhân

              Nhập đầy đủ các thông tin hệ thống yêu cầu –>  Nhấn “Tạo tài khoản mới”

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Bước 3: Xác minh qua Email

              Thông tin được chuyển đến Email vừa đăng ký –> Xác nhận –> Tạo mật khẩu

Bước 4: Trang chủ “Phần mềm báo cáo sàn phẳng xuất hiện”

               Sau khi tạo được mật khẩu, bạn về trang truy cập ở Bước 1 điền thông tin “tên và mật khẩu đăng nhập” để vào trang chủ. Phần mềm xuất hiện ta nhấn “Thêm” –> Giao diện “Tạo báo cáo kinh tế kỹ thuật sàn phẳng Ubot” xuất hiện.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng
giao diện "Tạo báo cáo sàn phẳng"

Bước 5: Điền đầy đủ thông tin

             Đọc kỹ và điền chính xác các thông tin –> Nhấn “ Xuất báo cáo ” để hoàn tất.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Xem thêm: https://lpc.vn/tao-bao-cao-san-phang-…

Câu 2: Chi phí khi tạo báo cáo sàn phẳng là bao nhiêu ? Thời gian tạo mất bao lâu ?

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là phần mềm hoàn toàn miễn phí 100% cho phép người dùng tạo nhiều báo cáo mà không mất một chi phí nào. Chỉ trong 5s có ngay báo cáo sàn phẳng chi tiết về các thông số kỹ thuật, chi phí xây dựng,…

Xem thêm: https://lpc.vn/noi-that-van-phong-cua-toa-nha-co-kien-truc-tot-nhat/

Câu 3: Phần mềm này dành cho những đối tượng nào ?

Phần mềm dành cho tất cả các đối tượng từ Chủ nhà tới Kiến trúc sư, Kỹ sư, Nhà thầu và những người đam mê xây dựng… Chủ nhà dễ dàng so sánh, ước tính chi phí cho công trình. Nhà thầu tính sơ bộ tổng chi phí của sàn và hàm lượng các loại vật tư của công trình. Kiến trúc sư chủ động tính toán sơ bộ chiều dầy sàn trong quá trình thiết kế. Với kỹ sư kết cấu có thể nhận biết các thông số hàm lượng thép; bê tông; cốt pha…Những người yêu thích xây dựng, muốn tìm hiểu về sàn phẳng. Hoặc những người mới bắt đầu tìm hiểu về sàn phẳng.

Xem thêm: https://lpc.vn/lpc-tu-hao-tao-nen-lien-tiep-giai-thuong-cho-du-an-pd17/

Câu 4: Phần mềm báo cáo sàn phẳng được phát triển như thế nào ?

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là phần mềm được phát triển bởi Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm với hơn 10 năm kinh nghiệm phát triển trong ngành xây dựng. Phần mềm này ra đời để hỗ trợ các kỹ sư, chủ đầu tư và người cần tìm hiểu để tính toán chi phí xây dựng cho một công trình. 

Phần mềm báo cáo sàn phẳng giúp khách hàng có thể so sánh, ước tính sơ bộ về chi phí xây dựng, hàm lượng các loại vật tư của công trình. Ngoài ra, phần mềm có thể thay đổi các thông số thép, bê tông, cốt pha và công năng của công trình.. đặc biệt, thay đổi giá để phù hợp với từng thời điểm và địa phương của công trình.

Vật liệu xanh: https://lpc.vn/vat-lieu-xanh-va-dau-truong-vat-lieu-cong-nghe-moi/

Câu 5: Vì sao tôi nên sử dụng phần mềm tạo báo cáo sàn phẳng của LPC ?

Miễn phí 100%: Phần mềm báo cáo sàn phẳng là phần mềm hoàn toàn miễn phí cho phép người tạo nhiều báo cáo mà không mất một chi phí nào. 

Tối ưu chi phí: Dễ dàng so sánh chi phí, ước tính được vật liệu cần thiết cho công trình, từ đó có thể tiết kiệm chi phí khi xây dựng sàn phẳng.

Tiết kiệm thời gian: Chỉ cần vài giây, bạn sẽ có ngay các thông số từ hàm lượng thép, bê tông, cốt pha… cũng như ước tính chi phí xây dựng sàn phẳng. 

Giao diện dễ sử dụng: Từ thao tác đăng ký tài khoản đến việc tạo báo cáo chỉ cần vài bước đơn giản, người dùng sẽ nhận ngay một báo cáo sàn phẳng chuyên nghiệp.

Nhanh chóng, tiện lợi: Phần mềm được sử dụng trên mọi nền tảng, người dùng có thể truy cập phần mềm tạo báo cáo sàn phẳng mọi lúc mọi nơi.

Hỗ trợ 24/7: Đội ngũ kỹ thuật luôn giải đáp các thắc mắc, hỗ trợ khách hàng trong quá trình sử dụng phần mềm.

Hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào mà chúng tôi chưa giải quyết ở đây hoặc nếu bạn muốn tìm hiểu rõ hơn về sàn phẳng Ubot.

Sàn nhẹ Ubot: https://lpc.vn/so-sanh-san-nhe-ubot-va-san-be-tong-cot-thep-truyen-thong/

—— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Tiktok: Lam Pham Construction

Sàn nhẹ UBOT – Sàn vượt nhịp lớn: Giải pháp cho các công trình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Sàn nhẹ UBOT là gì? 

Sàn nhẹ UBOT hay sàn vượt nhịp lớn được coi là giải pháp công nghệ sàn  phẳng không dầm vượt nhịp lớn không chỉ giúp chủ đầu tư tư kiệm chi phí xây dựng mà còn tạo được không gian kiến trúc thông thoáng và linh hoạt, tiết kiệm được thời gian thi công và chi phí của công trình. 

Sàn nhẹ UBOT được Tập đoàn Daliform Group (Italia) chuyển giao công nghệ cho Công ty TNHH xây dựng Lâm phạm nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện giải pháp. 

Cấu tạo của Hộp UBOT tạo ra sàn nhẹ UBOT

UBOT là sản phẩm cốt pha được làm bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Hộp UBOT có cấu tạo đặc biệt được thiết kế gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, các hộp được cố định với nhau bằng thanh nối liên kết tạo thành 1 hệ thống dầm chứ I vuông góc và vững trãi để đỗ lớp bê tông ở trên và dưới hệ thống hộp UBOT. 

Biết thêm thông tin về giải pháp sàn hộp UBOT: https://lpc.vn/giai-phap-cong-nghe/san-phang-ubot/

Vì sao Sàn nhẹ UBOT được xem là giải pháp tối ưu cho các công trình nhà ở xã hội và nhà ở công nhân? 

Nhà ở xã hội hay nhà ở công nhận được biết đến là loại hình nhà với mục đích đưa cơ hội sở hữu căn hộ với mức giá thấp hơn cho những đối tượng nằm trong chính sách, đặc biệt với những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. 

Chính vì thế, khi sử dụng sàn hộp UBOT có thể đáp ứng có tiêu chí của chủ đầu tư đưa ra. 

Dự án Sàn nhẹ UBOT
  • Đối với chi phí thi công có thể giảm tới 20% tổng chi phí cho cả công trình khi chủ đầu tư sử dụng sàn UBOT thay thế cho sàn truyền thông. Bởi lượng bê tông dầm cột được tiết kiệm, chi phí cơ điên và chi phí quản lý dự án cũng được tối ưu. 
  • Không chỉ giảm được chi phí thi công để giảm giá thành bán ra thành phẩm, nhà xã hội khi sử dụng sàn UBOT có thể vượt nhịp lên tới 20m giúp mở rộng diện thích và sự thông thoáng trong kiến trúc của ngôi nhà. 
  • Sàn cũng tối ưu được thời gian thi công, nhanh gọn không mất thời gian lắp ghép thép và cốt pha cho sàn 
Sàn nhẹ UBOT là sản phẩm được chuyển giao từ Tập đoàn của Ý, sản phẩm thân thiện với môi trường


Sàn nhẹ UBOT có khả năng cách âm cách nhiệt tốt bởi hộp UBOT tạo ra sàn rỗng dày hơn so với sàn truyền thống nên cứng hơn và giảm rung. Nhờ có phần rỗng đóng vai trò đệm không khí nên tăng khả năng cách âm giữa các tầng. Đối với tầng mái, phần rỗng giúp tăng khả năng cách nhiệt

Việc loại bỏ đi phần bê tông không làm việc của sàn giúp giảm đáng kể khối lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả về chịu lực và bền vững. Giảm tải trọng xuống móng, giảm chi phí đào đất.

Dự án Ecohome Phúc Lợi sử dụng sàn nhẹ UBOT

Sàn hộp Ubot giúp giảm tải trọng lên cột và móng. Có thể giảm tiết diện cột. Nhờ giảm chiều dày so với hệ sàn dầm truyền thống nên khi cùng một chiều cao. công trình có khả năng tăng thêm tầng khai thác.

Giảm tải trọng bản thân công trình là bước đầu tiên và quan trọng để thực hiện một giải pháp kết cấu hiệu quả về khả năng kháng chấn

Có thể thấy, rất nhiều công trình nhà ở xã hội như Smart City, hay Ecohome Phúc Lợi… đã sử dụng sàn phẳng UBOT cho các công trình nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân giúp giải quyết được khó khăn chỗ ở cho người công nhân và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. 

Sàn phẳng UBOT được sử dụng linh hoạt cho nhiều loại hình nhà ở từ chung cư xã hội, biệt thự liền kề, các công trình thương mại, nhà dân… đều mang lại hiệu quá lớn về mặt kinh tế cho việc xây dựng và thẩm mỹ cho công trình. 

Thông tin LPC: https://lpc.vn/

Liên hệ Hotline LPC để được tư vấn: 0888.11.7373- 0911.29.9696

 Facebook: Lam Pham Construction

Giải bóng đá Rừng Xanh 2022

Giải bóng đá rừng xanh là hoạt động thường niên của Khoa Pháp – Trường Đại học Xây dựng Hà Nội tổ chức với mong muốn mang lại một sân chơi vui vẻ cho các sinh viên Khoa Pháp và các đơn vị xây dựng trong ngành. Giải bóng đá rừng xanh 2022 là lần thứ 25 giải được tổ chức với quy mô và sự góp mặt của nhiều đội bóng trong và ngoài trường.

Với khí thế của đương kim vô địch giải bóng đá Rừng xanh 2021. Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (LPC) tiếp tục tham gia góp mặt vào mùa giải thứ 25 với vị thế là đơn vị tài trợ cùng như mang lại cho giải đấu một lứa cầu thủ chất lượng vừa giỏi cầm chuột vẽ, vừa tài điều khiển bóng trên sân.

giai-bong-da-rung-xanh-2022

LPC – Đương kim Vô Địch giải bóng đá Rừng Xanh 2021

Với mong muốn bảo vệ chức vô địch mùa giải thứ 24. Giải đấu năm nay, FC LPC mang đến những cầu thủ chất lượng và vui vẻ nhất. Cùng với tinh thần vui chơi không quên nhiệm vụ, Đội ngũ Lãnh đạo của FC LPC cũng mạnh dạn vào sân tranh đấu vào thế hệ trẻ

giai-bong-da-rung-xanh-2021
FC-LPC và chiếc cup vô địch năm 2021

Thành tích nào cho các đội bóng tại giải bóng đá Rừng Xanh 2022?

Với sự góp mặt của 26 đội bóng thuộc thế hệ sinh viên và các doanh nghiệp xây dựng, Giải bóng đá rừng xanh 2022 khởi tranh từ ngày 01/10/2022 đến hết ngày 26/11/2022. Cùng theo dõi các tỉ số và hình ảnh cập nhật trên Fanpage của LPC nhé

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

GIAO HỮU BÓNG ĐÁ FC LPC – FC CEO 9699

Giao hữu bóng đá với các đơn vị trong ngành là một trong các hoạt động thường nên, hàng tuần của FC LPC tạo nên một sân chơi cho anh em sau những giờ làm việc căng thẳng. Bên cạnh đó, giúp kết nối các mối quan hệ trong công việc.

Ngày 02/10 vừa qua, FC LPC có cơ hội được giao hữu bóng đá với FC CEO – Một FC tể tựu một số anh cả trong ngành xây dựng cũng như các ngành dịch vụ khác. Với không khí vui vẻ và thoải mái, đúng tinh thần giao hữu vốn có, trận đấu đã được diễn ra với tinh thần fair – play của cả 2 đội.

giao-huu-bong-da-FC-LPC

Với lợi thế là đội bóng có dân số trẻ hơn so với FC CEO, trong trận giao hữu bóng đá, FC LPC cũng đã có một trận cầu bung sức với các anh già, thể hiện tinh thần nhiệt huyết của sức trẻ LPC.

giao-huu-bong-da-lpc

Nhưng về già gân – kinh nghiệm và sức bền thì FC CEO đã áp đảo. Với thế trận cân càng giữa hai đội, vừa đá vừa khoác vai thì 2 đội bóng đã có một trận giao hữu đầy tình cảm, hứa hẹn thêm những trận đấu trong những ngày tiế theo.

Hãy cùng theo dõi thêm các hình ảnh của trận đấu giữa FC LPC và FC CEO nhé!

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Kiểm soát âm thanh – vấn đề thiết yếu cần được quan tâm trong xây dựng

Tốc độ đô thị hoá nhanh chóng tại Việt Nam trong những năm gần đây đã mang lại những thay đổi tích cực cho diện mạo của các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng. Tuy nhiên, việc những công trình xây dựng chung cư cao tầng, toà nhà văn phòng hay trung tâm thương mại mạc lên như nấm đi kèm với những vấn đề lớn và kiểm soát âm thanh đang trở thành vấn đề được quan tâm. Hãy cùng LPC tìm hiểu thêm về kiểm soát âm thanh nhé.

Lý do nào để kiểm soát âm thanh được quan tâm đến vậy?

Kiểm soát âm thanh là một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Theo một nghiên cứu lấy ý kiến khách hàng tại các khu nghỉ dưỡng và khách sạn, tiếng ồn được cho là nguyên nhân đứng thứ 2 bị phàn nàn, chỉ sau vấn đề vệ sinh.

kiem-soat-am-thanh-trong-xay-dung
Kiểm soát âm thanh trong xây dựng

Không giống như các ngành công nghiệp nói chung, hoạt động xây dựng không phải lúc nào cũng diễn ra ở một địa điểm và nhất là các công trình xây dựng ngoài trời thường gây ra tiếng di chuyển máy móc, thiết bị, âm thanh từ hoạt động của máy móc, công nhân xây dựng .

Theo KS. Nguyễn Hải Anh – Trưởng phòng Kỹ thuật Saint – Gobain Việt Nam trong Hội thảo “Tiện nghi âm thanh cho khách sạn, khu nghỉ dưỡng và không gian văn phòng. Ông đã chia sẻ: “Một thực tế khá buồn hiện nay, đó là dường như chúng ta đang chưa đánh giá chất lượng âm thanh trong công trình một cách nghiêm túc.

Trong thời gian qua, khi chúng tôi làm việc với rất nhiêu dạng công trình khác nhau, từ văn phòng tới trường học, từ nhà ở tới khách sạn hay khu nghỉ dưỡng, chúng tôi nhận thấy, tiêu chuẩn về cách âm tại Việt Nam còn nhiều hạn chế do thiếu thông tin và chưa phù hợp với nhu cầu thiết kế. Các công trình có thiết kế cách âm tốt thường sử dụng theo tiêu chuẩn nước ngoài.”

Ông còn chia sẻ:” Trong nhiều công trình mặc dù đã có yêu cầu về âm thanh ngay từ giai đoạn thiết kế, tới gian đoạn đấu thầu và thi công, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, mà chủ đầu tư có thể sẽ hy sinh các bài toán liên quan đến âm thanh. Điều này đã dẫn tới sự khác biệt rất lớn giữa thiết kế và sản phẩm của công trình. Chính vì vậy, theo tôi, vấn đề kiểm soát âm thanh trong công trình xây dựng cần được chú trọng hơn.”

nhan-dinh-ve-kiem-soat-am-thanh
Nguồn: Tạp chí kiến trúc

Giải pháp nào để kiểm soát âm thanh trong xây dựng?

* Đối với công trường xây dựng

Có rất nhiều các biện pháp để dễ dàng giảm tiếng ồn từ các công trình xây dựng như thay thế thiết bị hiện có bằng các thiết bị ít tạo ra tiếng động hay lắp đặt thêm các vật liệu giảm xóc, giảm âm, dựng rào chắn. Những máy móc, thiết bị mới ít gây tiếng ồn hơn so với các thiết bị cũ khi vận hành.

Các thiết bị chạy bằng điện yên tĩnh hơn thiết bị chạy bằng diesel, thiết bị chạy bằng thuỷ lực thường êm hơn so với khí nén.

kiem-soat-am-thanh-may-moc

Đối với các thiết bị cũ, để kiểm soát âm thanh có thể gắn thêm các bộ giảm âm hay các vật liệu hấp thụ âm thanh. Việc bảo trì các thiết bị cũ cũng có thể làm giảm mức tiếng ồn tới 50%. Những thiết bị, máy móc tạo nhiều tiếng ồn nên đặt cách xe nơi ở của người dân và nơi có nhiều công nhân làm việc. Bên cạnh đó, việc sử dụng các máy thu tiếng ồn tại các công trường lớn là vô cùng cần thiết.

Một cách hiệu quả khác để giảm tiếng ồn là tạo các rào chắn quanh công trường bằng các vật liệu như ván ép, khối gạch, các tấm lót từ vật liệu hấp thụ âm thanh nhằm đạt hiệu quả cách âm tối đa có thể

* Đối với các chung cư – nhà dân gần khu vực công trường xây dựng

kiem-soat-am-thanh-trong-chung-cu

Việc kiểm soát âm thanh tại các chung cư – nhà dân gần công trường xây dựng cũng là vấn đề được các chủ đề vô cùng để tâm. Một số giải pháp kiểm soát âm thanh có thể kể đến như:

  • Các giải pháp vách ngăn cách âm, tùy theo cấu tạo đem lại khả năng cách âm từ 42dB tới 69dB. Hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu thiết kế khác nhau, từ nhà ở, văn phòng tới khách sạn hay khu nghỉ dưỡng 5 Sao.
  • Các giải pháp Trần & Hệ hoàn thiện bề mặt tường Tiêu âm, với các loại vật liệu có khả năng hút âm từ 65% tới 100%. Giúp các không gian sử dụng có được chất lượng âm thanh tốt nhất.
  • Hệ giải pháp đường ống cấp khí lạnh cách âm Climaver – giúp giải quyết tiếng ồn phát ra từ quá trình lan truyền dọc theo các đường cấp gió lạnh trong công trình.

Từ những nhận định trên, chúng ta có thể thấy rằng vấn đề kiểm soát âm thanh dù diễn ra ở trong hay ngoài công trường xây dựng đều đáng được để ý và thực hiện một cách triệt để để cuộc sống được thoải mái hơn.

Xem thêm:

Top 10 vật liệu cách âm hiệu quả được tin dùng năm 2022

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

GIÁ THÉP GIẢM LẦN THỨ 10 LIÊN TIẾP – CẮT DẦN CƠN SỐT GIÁ

Giá thép trong nước tiếp tục được giảm thêm tới 360.000 đồng/tấn. Đây là lần giảm giá thứ 10 liên tiếp của giá thép kể từ ngày 11/5. Trong vòng hơn 2 tháng qua, giá thép có tổng mức giảm cao nhất tới hơn 3,6 triệu đồng/tấn.

Biến động giá thép của các doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp thép trong nước ngày 22/7 thông báo tiếp tục hạ giá sản phẩm với mức giảm cao nhất lên tới 360.000 đồng/tấn.

Cụ thể, thương hiệu Thép Hòa Phát điều chỉnh giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 110.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Bắc, còn 15,69 triệu đồng/tấn và 16,39 triệu đồng/tấn. Tại khu vực miền Nam, Thép Hòa Phát tiến hành giảm 200.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và giảm 210.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300, giá bán sau điều chỉnh lần lượt là 15,79 triệu đồng/tấn và 16,29 triệu đồng/tấn.

Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý cũng tiến hành giảm lần lượt 360.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300, kéo giá bán xuống còn 15,55 triệu đồng/tấn và 16,16 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu thép Việt Đức cũng giảm lần lượt 310.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn với hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, giá bán còn 15,55 triệu đồng/tấn và 16,16 triệu đồng/tấn.

gia-thep-giam

Trong khi đó, thương hiệu thép Kyoei cũng tiến hành giảm 310.000 đồng/tấn đối với thép CB240 và 200.000 đồng/tấn đối với thép D10 CB300, giá bán sau giảm giá còn 15,5 triệu đồng/tấn và 16,16 triệu đồng/tấn.

Thép Tung Ho cũng điều chỉnh giảm lần lượt 300.000-110.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, giá bán còn 15,53 triệu đồng/tấn và 15,88 triệu đồng/tấn.

Cùng xu hướng, thương hiệu thép Việt Mỹ cũng hạ giá bán cho sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300 với mức giảm lần lượt là 310.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn, kéo giá bán còn 15,55 triệu đồng/tấn và 15,91 triệu đồng/tấn.

Đây là lần giảm thứ 10 của giá thép trong nước kể từ ngày 11/5. Như vậy, trong vòng hơn 2 tháng qua, giá thép trong nước đã giảm cao nhất tới hơn 3,6 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu, loại thép và vùng miền. Hiện giá thép dao động ở mức quanh mốc 15 – 16 triệu đồng/tấn tùy loại thép và thương hiệu.

Nguyên nhân nào dẫn đến việc giá thép tiếp tục giảm?

Nguyên nhân khiến giá thép trong nước quay đầu giảm mạnh sau thời gian tăng nóng được cho là giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới xu hướng đi xuống. Từ cuối tháng 3 đến nay, giá nguyên vật liệu trong sản xuất thép liên tục giảm khiến thị trường thép chững lại.

thep-vat-lieu-xay-dung

Bên cạnh đó, việc giá một số loại vật liệu xây dựng tăng cao trong thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng khó khăn, hoạt động bị đình trệ, dẫn đến nhu cầu thép giảm. Hơn nữa, chính sách quản lý chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản cũng ảnh hưởng tới nhu cầu thép.

Nhận định về giá thép trong thời gian tới, nhiều chuyên gia cho biết, giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm. Giá thép trong nước có thể tiếp tục giảm cho đến hết quý III.

Từ đầu năm đến nay, giá thép trong nước biến động rất mạnh. Trong 3 tháng đầu năm, giá thép đã có 7 lần tăng liên tiếp, có thời điểm chạm mốc 21 triệu đồng/tấn. Nhưng từ 11/5, giá thép giảm liên tiếp. Chỉ trong vòng hơn 2 tháng qua, giá thép có tới 10 lần giảm liên tiếp với tổng mức giảm cao nhất tới hơn 3,6 triệu đồng/tấn.

Trái ngược với thép, giá một số vật liệu xây dựng khác lại tăng mạnh. Đơn cử, xi măng đã có 3 lần tăng giá kể từ đầu năm. So với cách đây 1 năm, cát bê tông cũng tăng giá tới hơn 20%. Nhiều loại vật liệu xây dựng khác như gạch, đá cũng tăng giá nhẹ.

Theo: Vietnamnet/Hanh Nguyen

Link bài gốc: https://vietnamnet.vn/gia-thep-giam-lan-thu-10-lien-tiep-2042343.html

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Sàn Ubot là gì? Ứng dụng linh hoạt sàn Ubot cho các công trình

Sàn Ubot là gì hay sàn bê tông tạo rỗng ở Việt Nam hiện nay vẫn được xem như là một giải pháp kết cấu công nghệ mới mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cộng đồng xây dựng. Với các ưu điểm nổi bật và ứng dụng rộng rãi với nhiều loại hình công trình khác nhau đã giúp Ubot trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho nhiều công trình.

San-ubot-la-gi

Tuy nhiên, nhiều CĐT vẫn chưa biết đến giải pháp tối ưu này. Vậy Sàn Ubot là gì? và ứng dụng của giải pháp này như thế nào. Hãy cũng LPC tham khảo qua bài viết sau đây nhé

Sàn Ubot là gì?

Sàn Ubot là phương pháp sử dụng những hộp nhựa coppha tạo hệ sàn rỗng có kích thước (52x52xH) chiều cao tùy biến theo khẩu độ và hoạt tải sử dụng, với độ rỗng ở trong, phần mặt dưới phẳng không dầm, tạo nên các tấm sàn phẳng vượt nhịp lớn từ 7 đến 22m. Tối ưu kết cấu và tạo độ thẩm mỹ cao cho công trình kiến trúc

Sàn Ubot được tạo thành từ các hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau và được liên kết với nhau bằng thanh nối tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau

cau-tao-san-ubot

Xem thêm: Giải pháp Sàn phẳng không dầm Ubot

Sàn Ubot và những ưu điểm nổi bật

  • Sàn phẳng không dầm: Cấu tạo sàn phẳng có dầm và mũ cột nằm chìm trong sàn giúp làm tăng tính thẩm mỹ của công trình đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đường ống kỹ thuật dưới sàn
  • Nhịp lớn và kiến trúc thông thoáng: Sàn Ubot có khả năng vượt nhịp tới 20m tạo không gian thoáng rộng cho công trình
kien-truc-thong-thoang-san-ubot
  • Giảm độ dày của hệ dầm sàn: Sàn Ubot mỏng hơn hệ dầm sàn truyền thống với tải trọng và nhịp giống nhau
  • Tăng số lượng tầng: Với cùng chiều cao cho phép, công trình có khả năng tăng thêm tầng sử dụng do giảm chiều dày của hệ dầm sàn
  • Tăng khả năng cách âm – cách nhiệt: Chiều dày sàn và cấu tạo các lỗ rỗng ở giữa giúp giảm truyền âm, truyền nhiệt. Vì vậy, sàn Ubot là gì tăng khả năng cách âm, cách nhiệt
  • Giảm trọng lượng sàn từ 10 – 30%: Sử dụng hộp Ubot giúp sàn có trọng lượng nhẹ hơn từ 10 -30% so với sàn thông thường
  • Giảm tải trọng xuống móng – giảm kích thước móng: Việc giảm trọng lượng sàn từ 10 – 30% đồng nghĩa với việc giảm tải trọng xuống móng
  • Xây tường ngăn linh hoạt: Với Sàn Ubot là gì, CĐT có thể xây tường ngăn ở bất kỳ vị trí nào tùy thuocj vào công năng và kiến trúc công trình
  • Giảm rủi ro động đất: Kết cấu sàn Ubot là gì nhẹ giúp giảm tải trọng tham gia dao động nên giảm rủi ro động đất
san-hop-ubot-giam-dong-dat
  • Thân thiện với môi trường: Sàn Ubot đạt chứng nhận CCA từ Đại học Minalo – Chứng chỉ chứng nhận thành phần nhựa không chất nguy hiểm, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng
  • Giảm số lượng và tối ưu hóa tiết diện cột – Giảm chi phí phần cơ điện
  • Tiết kiệm 10 – 15% tổng chi phí thi công sàn
  • Tăng hiệu quả khai thác do tối ưu được diện tích sử dụng
  • Tiết kiệm chi phí lưu kho, vận chuyển, nhân công
  • Tiết kiệm chi phí sử dụng trần giả

Sàn Ubot là gì và ứng dụng linh hoạt trong các công trình

Được chuyển giao và ứng dụng tại Việt Nam từ năm 2012, được nhiều CĐT và khách hàng lựa chọn với hàng ngàn công trình thực tế, Ubot đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều dạng công trình khác nhau đặc biệt là công trình dân dụng và công nghiệp.

Mỗi loại hình công trình, Ubot lại được thể hiện thế mạnh khác nhau của mình

  • Với lợi thế cách âm, cách nhiệt: Phù hợp với các công trình bệnh viên, trường học
  • Lợi thế thi công nhanh, giảm chi phí: Đối với các công trình chung cư, trung tâm thương mại nơi yếu tố tiến độ và chi phí được đặt lên hàng đầu thì Ubot lại mang lại lợi thế đó
  • Vượt nhịp lớn, chịu tải trọng lớn: Phù hơp với garage bãi đỗ xe và các nhà xưởng cần bố trí không gian rộng và các tải trọng xe nặng bên trên
san-ubot-ung-dung-cho-chung-cu
Hop-Ubot-cho-mong-be

Xem thêm: Báo giá sàn Ubot năm 2022

LPC luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn miễn phí cho quý khách mọi lúc, mọi nơi. Hãy trở thành khách hàng hợp tác của chúng tôi để nhận được chất lượng về sản phẩm dịch vụ tuyệt vời cùng với những ưu đãi cực lớn, siêu hấp dẫn. Chúng tôi luôn chờ cuộc điện thoại và email hợp tác đến từ tất cả các khách hàng, các chủ đầu tư và các đơn vị đối tác. 

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Kinh nghiệm thi công sàn hộp Ubot và thông báo giá năm 2022

Sàn hộp Ubot hay sàn phẳng không dầm đã được coi là một trong những giải pháp công nghệ vật liệu được nhiều chủ đầu tư và khách hàng tin tưởng trong những năm gần đây. Việc ứng dụng Sàn Ubot vào các công trình và kinh nghiệm thi công sàn hộp để đảm bảo kết cấu và tối ưu hiệu quả là câu chuyện mà các đơn vị thiết kế và nhà thầu thi công quan tâm hơn cả.

san-hop-Ubot

Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (LPC) là đơn vị tiên phong chuyển giao giải pháp Sàn hộp Ubot về Việt Nam từ tập đoàn Daliform – Italia năm 2012. Với kinh nghiệm 10 năm trong việc cải tiến, ứng dụng giải pháp, LPC xin mang lại cho các bạn các thông tin hữu ích về kinh nghiệm thi công sàn hộp Ubot nhé

Sàn hộp Ubot là gì?

san-hop-ubot

Hộp Ubot là hộp rỗng làm từ nhựa tái chế polypropylene, được đặt vào trong sàn thay thế cho phần bê tông không làm việc và mục đích sử dụng để tạo rỗng cho sàn. Sàn hộp Ubot được tạo thành từ các hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, liên kết với nhau bởi thanh nối và nằm chìm trong sàn bê tông tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau. Độ dày của sàn tùy thuộc vào nhịp và tải trọng tính toán của sàn. Mỗi chiều dày sàn sử dụng loại hộp Ubot tương ứng.

Sàn hộp Ubot được sử dụng nhằm thay thế các phương pháp làm sàn nhẹ vốn đã lạc hậu, giúp nâng cao độ bền kết cấu, phát huy chất lượng công trình phía bên ngoài sàn và tăng tính hữu ích cho các giải pháp kiến trúc

Điểm tối ưu nhất của sàn hộp Ubot là dựa vào cấu tạo của chuỗi hộp coppha rỗng trong sàn làm sàn phẳng toàn khối nhẹ, làm việc hai phương và vượt nhịp lớn từ 7 đến 20m

Những ưu điểm nổi bật của Sàn hộp Ubot

Sàn phẳng nhịp lớn

Sàn hộp Ubot cho phép thi công sàn vượt nhịp lớn lên đến 20m không dầm (dầm chìm trong sàn). Ưu điểm này giúp tạo không gian thoáng, giảm số lượng cột, móng linh hoạt hơn trong việc bố trí công năng sử dụng

san-hop-ubot-vuot-nhip-lon

Cách âm – Cách nhiệt

Ubot tạo sàn rỗng dày hơn sàn truyền thống nên sàn cứng hơn, giảm rung. Nhờ có phần rỗng đóng vai trò đệm không khí nên tăng khả năng cách âm giữa các tầng. Đối với tầng mái, phần rỗng giúp tăng khả năng cách nhiệt

Sàn phẳng nhẹ

Việc loại bỏ đi phần bê tông không làm việc của sàn giúp giảm đáng kể khối lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả về chịu lực và bền vững. Giảm tải trọng xuống móng, giảm chi phí đào đất

Tối ưu hiệu quả khai thác

Sàn hộp Ubot giúp giảm tải trọng lên cột và móng. Có thể giảm tiết diện cột. Nhờ giảm chiều dày so với hệ sàn dầm truyền thống nên khi cùng một chiều cao. công trình có khả năng tăng thêm tầng khai thác

Giảm động đất

san-hop-ubot-giam-dong-dat

Giảm tải trọng bản thân công trình là bước đầu tiên và quan trọng để thực hiện một giải pháp kết cấu hiệu quả về khả năng kháng chấn

Tính đa năng trong phương án kết cấu

Hop-Ubot

Sàn hộp Ubot ngoài ứng dụng trong bê tông sàn toàn khối có thể kết hợp với

  • Tấm sàn tiền chế
  • Móng bè
  • Phương án dự ứng lực cho các nhịp lớn cần giảm tải trọng bản thân

Lưu ý khi thi công sàn hộp Ubot

Xem thêm: Quy trình thi công Sàn hộp Ubot

luu-y-thi-cong-san-hop-ubot

Việc chuyển giao và trình tự thi công sàn Ubot được các kỹ sư của LPC tiến hành theo đúng quy tắc và kiểm soát chặt chẽ từng khâu. Trong quá trình thi công, LPC có các tiêu chí cần phải lưu ý như sau:

  • Tuân thủ theo các tài liệu, tiêu chuẩn nhà sản xuất và sự chỉ dẫn của các kỹ sư hiện trường
  • Hộp Ubot được thiết kế di chuyển an toàn trên mặt hộp theo chỉ dẫn của đơn vị sản xuất. Trong đó, vị trí tại góc hộp, trên các chân hộp là vị trí an toàn nhất, vị trí giữa hộp là yếu nhất – khuyến cáo hạn chế việc di chuyển trên hộp tại vị trí này. Trung bình hộp Ubot chịu được tải trọng (70+30)=100kg trên tiết diện mũi giày 10x12cm. Trong đó: Trọng lượng người trung bình 70kg, trọng lượng hàng 30kg. Nếu khi thi công thời tiết quá nắng trên 36 độ thì không được đi lại trên Ubot khi chưa có thép lớp 2 và có ván kê trên mặt hộp để thao tác, di chuyển.
  • Việc đổ bê tông phải thực hiện theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật. Để đảm bảo chất lượng bê tông lớp dưới chân hộp thì bê tông có độ sụt là 16 ± 2 cm với bơm cần, 18 ± 2cm với bơm tĩnh cốt liệu đá 1×2
  • Cách đổ bê tông: Bê tông Sàn hộp Ubot được đổ thành 2 lần với mục đích đảm bảo chất lượng mặt dưới và kiểm soát chất lượng bê tông. Lần 1: bê tông lớp 1 đổ tới nửa hộp sao cho khi đầm xong thì vượt quá chân hộp. Lần 2: Sau khi đổ bê tông lớp 1 thì tiếp tục đổ lớp 2
  • Đầm bê tông đúng quy cách và hướng dẫn bởi kỹ sư LPC. Lớp 1: Đầm đủ các khe hộp; Lớp 2: Sử dụng đầm bàn hoặc để bàn dùi nằm ngang, di chuyển đều trên mặt sàn
  • Trong quá trình thi công để tránh hao hụt: (1) Bê tông cần kiểm tra kỹ cốp pha đảm bảo kín khít vào chắc chắn trước khi đổ; (2) Bê tông cần rõ nguồn gốc, khối lượng xe bơm phải được kiểm tra kỹ lưỡng; (3) Bê tông phải đảm bảo cốt liệu và độ sụt
  • Hạn chế sử dụng phụ gia hóa dẻo R3/R7. Nếu phải dùng loại phụ gia này phải có quy định bảo dưỡng chặt chẽ tránh hiện tượng nứt do co ngót. Do sàn rỗng và chiều dày lớn nên việc thủy hóa bê tông xảy ra lâu hơn. Vậy yêu cầu bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn.
  • Tháo dỡ cốp pha khi bê tông đạt mác, không nên tháo dỡ sớm để tránh hiện tượng võng sàn, gây nứt, yêu cầu chống tối thiểu 2 tầng giáo
  • Hộp Ubot và phụ kiện được xếp lưu kho tại công trường phải được che bạt tránh mưa nắng và không được để quá 60 ngày ngoài trời
  • Hộp Ubot được nâng hạ bằng cẩu hoặc xe nâng bởi cáp mềm, tránh va đập, quăng quật

Báo giá cung cấp và chuyển giao Sàn hộp Ubot 2022

Hộp Ubot có kích thước 520x520mm với chiều cao từ 9 đến 28cm. Chân hộp có 4 chân côn 4 góc và 1 chân côn giữa hộp. Chiều cao chân 4 góc hộp biến thiên từ 5 – 9cm; Chân giữa có chiều cao thấp hơn 4 chân góc hộp là 1cm

Nội dungĐơn giá
(VNĐ/hộp)
Hộp H9Liên hệ
Hộp H13Liên hệ
Hộp H16Liên hệ
Hộp H17Liên hệ
Hộp H20Liên hệ
Hộp H28Liên hệ
Nắp hộpLiên hệ
Thanh nốiLiên hệ
Chuyển giao công nghệLiên hệ
So sánh biện pháp với sàn truyền thốngLiên hệ (0911.299.969)

LPC luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn miễn phí cho quý khách mọi lúc, mọi nơi. Hãy trở thành khách hàng hợp tác của chúng tôi để nhận được chất lượng về sản phẩm dịch vụ tuyệt vời cùng với những ưu đãi cực lớn, siêu hấp dẫn. Chúng tôi luôn chờ cuộc điện thoại và email hợp tác đến từ tất cả các khách hàng, các chủ đầu tư và các đơn vị đối tác. 

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction