CHỐNG CHỌC THỦNG VÀ CHỌC THỦNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Chống chọc thủng giữ vai trò quan trọng trong quá trình thi công các công trình xây dựng khi vừa đảm bảo an toàn kết cấu, tăng tuổi thọ công trình, vừa tiết kiệm chi phí bảo trì – bảo dưỡng. Thiết kế chống chọc thủng trong sàn phẳng không dầm được nhiều kỹ sư quan tâm nhưng không phải ai cũng nắm rõ được khái niệm và phương thức tính toán để giảm thiểu rủi ro của hiện tượng này. Hãy cùng LPC tham khảo hiện tượng chống chọc thủng và cách tính tính trong bài viết dưới đây nhé

Chống chọc thủng và chọc thủng là gì?

Hiện tượng chọc thủng xảy ra khi ứng suất tại các vị trí giao giữa cột và sàn vượt quá khả năng chịu lực của bê tông. Điều này thường xảy ra dưới các điều kiện sau:

  • Tải trọng lớn: Các tải trọng tập trung quá lớn tại các vị trí cột, gây ra ứng suất cao
  • Thiết kế thiếu tính chính xác và hợp lý: Với những thiết kế không đảm bảo thường thiếu các biện pháp gia cố hoặc thiếu chính xác về khả năng chịu lực của sản tại điểm dễ bị chọc thủng
  • Vật liệu xây dựng kém chất lượng: Việc sử dụng các loại vật liệu như bê tông, cốt thép không đạt tiêu chuẩn của đơn vị thiết kế hay không đúng theo hướng dẫn thi công cũng là điều kiện để hiện tượng chọc thủng dễ xảy ra

Chống chọc thủng là một biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong xây dựng, đặc biệt là trong thiết kế sàn phẳng không dầm, nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu tối đa hiện tượng chọc thủng sàn.

Thép chống chọc thủng cho sàn phẳng không dầm

Chống chọc thủng trong sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm hiện nay là giải pháp vật liệu được sử dụng phổ biến cho phần lớn các công trình xây dựng với nhiều quy mô và loại hình khác nhau. Từ nhà dân dụng đến các công trình công nghiệp đều có thể sử dụng giải pháp sàn phẳng không dầm mà vẫn tối ưu không gian – tiết kiệm chi phí.

Sàn phẳng không dầm cho nhà phố

Trong thiết kế sàn phẳng không dầm, thép chống chọc thủng được tính toán và bố trí xung quanh cột trong phạm vi mũ cột. Tại vị trí tiếp xúc với sàn, sẽ xuất hiện lực tập trung và momen uốn tập trung (vuông góc với mặt bằng cấu kiện)

Tính toán chống chọc thủng cho các cấu kiện phẳng được tính toán theo tiêu chuẩn TCVN 5574 : 2018 (thay thế cho TCVN 5574: 2012)

Chống chọc thủng trong cấu kiện phẳng

Tính toán chống chọc thủng trong sàn phẳng không dầm

Về tiêu chuẩn tính toán

Theo tiêu chuẩn TCVN 5574 : 2018, tính toán chọc thủng được tiến hành đối với cấu cấu kiện bê tông cốt thép dạng phẳng (có thể là bản sàn, bản móng) khi có tác dụng của lực cục bộ đặt tập trung – lực tập trung và momen uốn tập trung. Vùng chọc thủng trực tiếp được quy ước trong tiêu chuẩn có dạng tháp vưới góc 45 độ. Tiết diện tính toán thực nhất là tiết diện nằm cách vùng truyền lực lên cấu kiện một khoảng h0/2, vuông góc với trục dọc của nó.

tính toán chống thọc thủng
Mô hình tính toán quy ước

Chính các lực cục bộ này gân nên hiện tượng sàn bị chọc hủng (hay sàn bị cắt), gây nứt sàn theo góc 45 độ mà chúng ta thường thấy

Đọc thêm: Những lưu ý khi tính toán thiết kế sàn phẳng không dầm

Về nguyên tắc kiểm tra chống chọc thủng

Khi kiểm tra chống chọc thủng của bản vẽ thì trước tiên cần kiểm tra trường hợp cấu kiện không được đặt cốt thép ngang, có nghĩa là kiểm tra khả năng chịu cắt của bê tông có đảm bảo hay không, nếu không đủ thì cần bổ sung cốt thép ngang để cùng tham gia chống chọc thủng với bê tông

blank
Mặt bằng bố trí thép chống chọc thủng

Có nhiều phương pháp để chống chọc thủng như:

  • Tăng tiết diện cột
  • Tăng chiều dày mũ cột
  • Tăng mác bê tông sàn
  • Bố trí thép chống chọc thủng

Do vậy, các kỹ sư khi tính toán kết cấu phải cân đối và lựa chọn, kết hợp các phương pháp một cách phù hợp để được kết quả tối ưu nhất, về công năng, không gian và kinh tế.

Thông thường, các kỹ sư sẽ áp dụng phương pháp tăng cường thép ngang đẻ tham gia chịu cắt cùng bê tông. Có thể kết hợp với việc tăng mác bê tông lên. Nếu vẫn không đảm bảo sẽ bổ sung thêm phương án tăng chiều dày mũ cột và tăng tiết diện cột để làm tăng khả năng chống chọc thủng sàn

Tuy nhiên cần lưu ý việc tăng quá nhiều tiết diện chột hay chiều dày sàn sẽ lám ảnh hưởng đến không gian sử dụng và kiến trúc công trình.

Thép chống chọc thủng trong sàn phẳng không dầm được tính toán kiểm tra bằng phần mềm SAFE, giúp các kỹ sư có thể biết được lựa chọc thủng tại từng vị trí là bao nhiêu. Từ đó nhanh chóng tính toán ra được số lượng, khoảng cách thép cần bố trí.

blank
Xem lực chọc thủng trong sàn bằng mô hình SAFE

Đọc thêm: Top 3 phần mềm thiết kế kết cấu trong sàn phẳng không dầm

Thiết kế chống chọc thủng là một yếu tố quan trọng trong thiết kế và thi công sàn phẳng không dầm. Hiểu rõ để tính toán và áp dụng các biện pháp chống chọc thủng hiệu quả sẽ giúp đảm bảo an toàn, tăng độ bền và tuổi thọ cho công trình.

Lựa chọn đơn vị thiết kế kết cấu cấu uy tín và các kinh nghiệm triển khai thiết kế kết cấu và hướng dẫn thi công, giám sát hiện trường giải pháp sẽ là một lợi thế quan trọng giúp CDT có thể yên tâm và tiện kiệm hơn trong quá trình thi công và sử dụng giải pháp.

LPC là đơn vị đầu tiên đưa giải pháp Sàn phẳng Ubot – Uboot Beton về Việt Nam đã mang đến nhiều cải tiến phù hợp nhất với công trình xây dựng tại Việt Nam.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Serie chủ đề về nền móng (Phần 2)

Tiếp nối trong bài viết Serie chủ đề về nền móng (Phần 1) ở bài trước, trong bài viết này hãy cùng LPC tìm hiểu tiếp phần 2 nhé!

5. Tìm hiểu về cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi là một loại móng sâu ứng dụng trong xây dựng khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Với đường kính đa dạng từ 30 – 300 cm, chia ra nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau phù hợp với từng công trình.

Serie chủ đề về nền móng

Điểm nổi bật là cọc được tạo nên bằng phương pháp khoan hiện đại, giúp người thi công dễ dàng điều chỉnh hạ độ sâu rất lớn và đường kính rộng. Phương án dùng cọc này hiện nay khá phổ biến, nhất là trong những công trình cao tầng, những công trình cần độ chịu tải lớn,…

Quy trình thi công cọc khoan nhồi: 

  • Đầu tiên là tiến hành khoan lỗ: công việc đòi hỏi sự chính xác, không được phép sai lệch gây ảnh hưởng đến công trình.
  • Tiếp theo, cần làm sạch hố khoan: khi khoan sẽ không tránh khói việc làm rơi đất đá và những vật liệu không đảm bảo rơi xuống hố. Do đó, cần làm sạch trước khi tiến hành đổ bê tông.
  • Tiếp đến là gia công lắp dựng lồng thép: lồng thép là thiết bị đã được làm sẵn, tiếp hành lắp lồng này đúng vị trí và kỹ thuật.
  • Sau đó đến thi công cọc: công đoạn này cần được giám sát thật kỹ, đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật và những điều kiện khác liên quan.
  • Cuối cùng là kiểm tra chất lượng cọc, đập đầu cọc và tiến hành thi công bệ móng. Đến đây, quá trình thi công kết thúc. 

Lưu ý, việc giữ vách cho cọc có thể dùng ống vách hạ xuống để khoan lỗ, cho đến khi đổ bê tông thì rút lên, việc này giúp đảm bảo chất lượng cho cọc, tuy nhiên cũng khá khó khăn khi thực hiện.

Ưu nhược điểm của phương pháp cọc khoan nhồi

* Ưu điểm

  • Có thể thay đổi kích thước hình học của cọc (bao gồm chiều dài và chiều rộng) cho phù hợp với thực trạng đất nền một cách dễ dàng do được đúc ngay tại móng.
  • Khả năng tận dụng hết khả năng của vật liệu, giảm được số cọc trong móng.
  • Không gây tiếng ồn khi thi công, đồng thời hạn chế ảnh hưởng tới các công trình lân cận.
  • Cho phép kiểm tra trực quan địa chất từ mẫu đất đào nên đánh giá chính xác hơn điều kiện của đất.
  • Có thể sử dụng với những công trình đòi hỏi sức chịu tải lớn.
Serie chủ đề về nền móng2

*Nhược điểm

  • Cọc trong suốt quá trình thi công đều nằm sâu trong lòng đất, các khuyết tật dễ xảy ra như: hiện tượng co thắt, hẹp cục bộ, bê tông quanh thân cọc bị rửa trôi, rỗ mặt thân cọc do nước mưa,… Khó kiểm soát chất lượng
  • Đòi hỏi đội thi công phải có chuyên môn.
  • Phụ thuộc vào thời tiết.
  • Thi công dễ gây lầy lội ảnh hưởng đến môi trường và hao tổn chi phí thí nghiệm cọc.
  • Chi phí thi công cọc khá lớn
  • Thời gian công lâu hơn PP ép cọc

6. Gia cố nền móng bằng cọc cừ tràm

Cừ tràm là một phương pháp gia cố nền đất yếu hay dùng trong dân gian thường chỉ dùng dưới móng chịu tải trọng không lớn trong công trình xây dựng.

Đóng cọc cừ tràm là để nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng dẫn đến nâng cao sức chịu tải của đất nền. Chỉ được đóng cọc tràm trong đất ngập nước để tràm không bị mục nát, nếu đóng trong đất khô không nước sau đó tràm bị mục nát thì lại phản tác dụng làm nền đất yếu đi.

Serie chủ đề về nền móng3

Theo kinh nghiệm mật độ đóng cừ tràm thường đóng 16-25 cọc/m2, hiện tại chưa thấy lý thuyết tính toán cụ thể nhưng ta có thể làm như sau: trong giai đoạn thiết kế giả sử sau khi đóng cọc tràm nền đất đạt được độ chặt nào đó (thông qua hệ số rỗng) từ đó tính được sức chịu tải đất nền lấy đó làm căn cứ thiết kế móng (hoặc có thể giả sử sức chịu tải đất nền sau khi đóng cọc). 

Sau khi đóng cọc xong làm thí nghiệm lại để kiểm tra sức chịu tải của nền đất nếu không khác nhiều so với SCT giả thiết thì không cần sửa thiết kế (thực tế ít có thí nghiệm kiểm tra mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm)

– Biện pháp thi công cọc cừ tràm

* Phạm vi áp dụng:

Cừ tràm được sử dụng để gia cố nền đất cho những công trình có tải trọng truyền xuống không lớn hoặc để gia cố cừ kè vách hố đào.

Cừ tràm được sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt, ngập nước. Nếu cọc tràm làm việc trong đất luôn ẩm ướt thì tuổi thọ sẽ khá cao (50-60 năm và lâu hơn). Nếu cừ tràm làm việc trong vùng đất khô ướt thất thường thì cọc rất nhanh bị mục nát.

* Yêu cầu của cừ tràm:

Cừ tràm, thẳng và tươi tuỳ theo công trình chúng ta dùng loại cừ tràm gì hiện nay trên thị trường có nhiêu loại cừ như: cừ tràm gốc 8-10cm, dài 4m, ngọn 3,5cm, cừ tràm gốc 8 -10cm, dài 4,5m, ngọn 3.5cm, cừ tràm gốc 10 – 12 cm, cừ tràm 4m, ngon 4,5cm (hay gọi cừ tràm loại 1), cừ tràm gốc 10 – 12cm, dài 4,5m, ngọn 4cm…

– Phương pháp hạ cọc cừ tràm:

  • Hạ cọc bằng thủ công: Dùng vồ gỗ rắn để đóng , để tránh dập nát đầu cọc phải dùng bịt đầu cọc bằng sắt. Cừ tràm đóng xong phải cưa bỏ phần dập nát đầu cọc. Trường hợp nền đất yếu bùng nhùng mà khi đóng cọc bằng vồ cọc bị nẩy lên thì nên hạ cọc bằng phương pháp gia tải, kết hợp rung lắc.
  • Hạ cọc bằng máy: Có thể dùng gầu máy đào để ép cọc nếu có thể.
  • Khi thi công trên nền móng gặp lớp cát dày không thể đóng cừ tràm bằng máy đào, thủ công, chúng ta thi công bằng máy đóng cừ rung (biện pháp rung từ từ cừ tràm xuống dần), hiện nay chúng ta thường gặp cát hoặc xà bần san lấp nhiều nên phải đóng cừ tràm bằng máy rung.
  • Sơ đồ thi công cừ tràm: Cừ tràm được đóng nền thì tiến hành đóng từ ngoài vào. Nếu là dải cọc hoặc hàng cọc thì đóng theo hàng tuần tự. Đối với cọc cừ kè vách hố đào thì đóng từ hàng cọc xa mép hố đào nhất trở vào.
Serie chủ đề về nền móng4

Gia cố cừ tràm trên nền móng:

  • Cọc cừ tràm có thể đóng thủ công hoặc đóng bằng máy.
  • Cọc cừ tràm chỉ thi công được tại những nơi có mực nước ngầm cao, cừ tràm đóng ngập xuống dưới mực nước ngầm để tránh mối, mọt, kho … gây hỏng cừ tràm trong quá trình sử dụng.
  • Cừ tràm chỉ sử dụng tại những công trình có yêu cầu không lớn về tải trọng.

Trình tự thi công cừ tràm :

  • Đóng Cừ tràm theo quy tắc cái đinh ốc, đóng từ vòng ngoài vào trong, từ xa vào gần tim móng.
  • Cừ tràm lớn đóng trước, Cừ tràm nhỏ đóng sau trong trong cùng một loại móng hoặc từng m2 móng băng.
  • Cừ tràm xuống phải thẳng, không gãy, dập, cong vênh.
  • Sau khi đóng xong toàn bộ, cần phủ lên đầu cọc 1 lớp cát vàng dày 10cm rồi tiến hành đổ bê tông lót và thi công phần tiếp theo.

7. Gia cố nền bằng đệm cát

* Phạm vi áp dụng: Về thực chất, đệm cát là giải pháp bóc bỏ lớp đất yếu và thay thế bằng lớp đất mới có khả năng chịu tải lớn hơn. Nên dùng cát to hoặc cát trung để làm đệm. Đệm cát thường sử dụng khi lớp đất yếu ở trạng thái bão hòa nước như sét nhão; cát pha bão hòa nước, sét pha nhão; bùn; than bùn có chiều dày không lớn lắm (nhỏ hơn 3m). 

* Những trường hợp sau đây không nên sử dụng đệm cát:

  • Chiều dày lớp đất thay thế lớn hơn 3m (sẽ khó thi công và không kinh tế)
  • Mực nước ngầm cao dẫn đến tốn chi phí hạ mực nước ngầm và đệm cát không ổn định

* Tác dụng của đệm cát:

  • Tăng sức chịu tải của đất nền
  • Giảm lún móng
  • Giảm chiều sâu chôn móng từ đó giúp giảm khối lượng vật liệu xây móng

* Những lưu ý khi gia cố nền bằng đệm cát:

  • Có biện pháp ngăn chặn hiện tượng cát chảy, xói ngầm trong nền do nước ngầm, hoặc hóa lỏng do tác động của tải trọng động
  • Phải đảm bảo ổn định về cường độ và đảm bảo độ lún của công trình khi dùng đệm cát trong giới hạn cho phép

* Tính toán đệm cát

 Kích thước đệm cát được xác định từ điều kiện: 

Serie chủ đề về nền móng5

Trong đó: pz,z=hđ – áp lực phụ thêm do tải trọng công trình tại độ sâu z = hđ, (kPa); 

pz;z=hđ = (ptc – h) (4.2), trong đó:

– Hệ số phụ thuộc vào m = 2z/b và n = l/b, được tra bảng p

tc – ứng suất tiêu chuẩn trung bình dưới đáy móng. pd,z=h+hđ – áp lực do trọng lượng bản thân của đất tại độ sâu z = h + hđ, (kPa); Rz – cường độ của lớp đất yếu tại cao độ đáy đệm cát. Lúc này bài toán trở về giống như trường hợp thiết kế móng nông trên nền tự nhiên nhưng trong nền có xuất hiện một lớp đất yếu

Kiểm tra độ lún S = S1 + S2 Sgh (4.3) trong đó: S1 – độ lún của đệm cát;

252 S2 – độ lún của các lớp đất nằm dưới đệm cát trong vùng chịu nén; S

gh – độ lún cho phép.

Sơ đồ tính toán đệm cát.

(Góc = 30 – 400 với cát; 40 – 450 với đệm đá)

Trên đây là “serie chủ đề về nền móng” mà LPC đã nêu. Chúng ta đã thấy rằng việc kiểm tra định kỳ nền móng là quan trọng đối với sự ổn định và an toàn của công trình xây dựng. Quy trình này không chỉ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn mà còn là chìa khóa để đảm bảo sự bền vững của ngôi nhà.

Xem thêm: Sàn Phẳng Không Dầm Ubot – Giải Pháp Công Nghệ Ứng Dụng Cho Nhiều Loại Công Trình

Xem thêm: Chuyển Đổi Xanh Và Xu Hướng Phát Triển Bền Vững Cho Doanh Nghiệp

Xem thêm: Sàn Phẳng Không Dầm Chịu Lực Như Thế Nào?

 — Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Nhà ở xã hội và những tiêu chí nào được Chủ đầu tư quan tâm khi xây dựng

Nhà ở xã hội (NƠXH) thường có giá thấp hơn so với các loại nhà ở thương mại khác. Mục đích của loại nhà này là cung cấp nhà ở giá rẻ hoặc cung cấp cơ hội sở hữu nhà cho những người có thu nhập thấp hay những đối tượng đặc biệt trong xã hội. Vậy, những tiêu chí nào được Chủ đầu tư quan tâm khi xây dựng nhà ở xã hội? Cùng LPC tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé!

Tổng quan về nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là một loại hình nhà ở thuộc sở hữu và quản lý bởi cơ quan nhà nước hoặc các tổ chức phi lợi nhuận để cung cấp cho những người có thu nhập thấp hoặc những đối tượng thuộc chính sách ưu tiên trong xã hội. Xây dựng nhà ở xã hội là cung cấp cho những người có nhu cầu nhà ở một lựa chọn và giá trị hơn so với lựa chọn nhà ở thương mại, để giúp giải quyết vấn đề thiếu nhà ở cũng như cải thiện điều kiện sống của những người có thu nhập thấp.

Xem thêm: Tin tức mới nhất về nhà ở xã hội

Các đối tượng mua nhà ở xã hội có thể bao gồm

– Cán bộ công chức, viên chức, và sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp: Những người này thường thuộc các cơ quan và tổ chức nhà nước và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Nhà ở xã hội có thể cung cấp lựa chọn nhà ở giá rẻ cho họ.

– Công nhân làm việc tại các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao: Các công nhân làm việc trong các khu vực công nghiệp có thể được ưu tiên để mua hoặc thuê nhà ở xã hội để giảm áp lực tài chính trong việc sở hữu nhà ở.

– Những người trả lại nhà công vụ: Có trường hợp người có nhà công vụ nhưng gặp khó khăn về nhà ở có thể được hỗ trợ để mua hoặc thuê nhà ở xã hội, đặc biệt nếu họ không thể tiếp tục sử dụng nhà công vụ của họ.

NƠXH thường được cung cấp với giá thấp hơn so với nhà ở thương mại thông qua các chính sách hỗ trợ tài chính hoặc các quy định về giá.

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-1

Xem thêm: Giải pháp nào cho 1 triệu căn nhà ở xã hội tại Yên Phong – Bắc Ninh

Có nên mua nhà ở xã hội không?

Việc mua NƠXH có thể được coi là một lựa chọn tốt cho nhiều người, đặc biệt là những người có thu nhập thấp hoặc nằm trong những đối tượng được ưu tiên trong chính sách xã hội.

Ưu điểm khi mua nhà ở xã hội:

– NƠXH thường có giá rẻ hơn so với nhà ở thương mại, giúp giảm áp lực tài chính và cung cấp nhà ở cho những người có thu nhập thấp.

– Sở hữu một ngôi NƠXH giúp bạn có một nơi ở ổn định hơn, loại bỏ các lo ngại về việc “bị đuổi” ra khỏi nhà thuê khi hợp đồng hết hạn hoặc tăng giá thuê.

– Hỗ trợ từ chính phủ: Một số chương trình NƠXH có hỗ trợ từ chính phủ, bao gồm các chính sách vay vốn ưu đãi hoặc giảm thuế, giúp tiết kiệm tiền và tăng khả năng mua nhà. 

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-2

Đặc điểm của nhà ở xã hội

Dưới đây là một số đặc điểm của NƠXH bạn có thể tham khảo:

  • Quy mô tùy thuộc vào nhu cầu: Số lượng NƠXH được xây dựng thường dựa trên nhu cầu thuê và mua của các đối tượng trong khu vực. Vấn đề này sẽ phụ thuộc vào điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể của từng địa phương.
  • Quy hoạch và phê duyệt: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm quy hoạch, phê duyệt kế hoạch xây dựng và phát triển nhà ở xã hội. Bao gồm xác định loại nhà ở, diện tích, cơ cấu căn hộ, và cân đối với nguồn vốn đầu tư cũng như  cơ chế khuyến khích đầu tư.
  • Số tầng và diện tích: Đặc điểm cụ thể của nhà ở xã hội có thể thay đổi tùy theo loại đô thị. Tại các khu đô thị khác nhau, có giới hạn về số tầng của các tòa nhà nhà ở xã hội, và diện tích mỗi căn hộ thường được hạn chế, thường không quá 70m2 sàn và không ít hơn 25m2 sàn.
  • Hạ tầng kỹ thuật và xã hội: Nhà ở xã hội phải đảm bảo tiêu chuẩn hạ tầng kỹ thuật và xã hội theo quy định như các yêu cầu về cơ sở hạ tầng, nước sạch, điện, giao thông, và các dịch vụ cộng đồng.

Tối ưu hiệu quả kinh tế

Nhà ở xã hội giúp tối ưu hóa hiệu quả kinh tế vì chúng cung cấp một số lợi ích và giải pháp cho nhiều vấn đề kinh tế-xã hội. Dưới đây là một số lý do vì sao nhà ở xã hội có thể đóng góp vào tối ưu hóa hiệu quả kinh tế:

  • Giảm áp lực nhà ở thương mại: Nhà ở xã hội giúp giảm áp lực trên thị trường nhà ở thương mại bằng cách cung cấp một lựa chọn nhà ở với giá thấp hơn. Từ đây có thể giúp kiểm soát giá nhà và làm giảm căng thẳng về việc sở hữu nhà ở trong các thị trường có nguồn cung cầu căn hộ cao.
  • Giảm chi phí xã hội: Nhà ở xã hội có thể giúp giảm chi phí xã hội khi cung cấp nơi ở cho những người có thu nhập thấp. Đồng thời giảm bớt tình trạng vô gia cư, cải thiện điều kiện sống.
hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-3
  • Khuyến khích đầu tư và phát triển: Nhà ở xã hội có thể tạo ra cơ hội cho các chủ đầu tư quan tâm xây dựng nhà ở xã hội, tạo ra công việc cho nhiều người. Các chính sách khuyến khích đầu tư vào loại nhà này có thể làm tăng hiệu suất và thúc đẩy phát triển kinh tế.
  • Tạo cơ hội sở hữu nhà cho những người có thu nhập thấp: Nhà ở xã hội cung cấp cơ hội cho những người có thu nhập thấp sở hữu nhà riêng, giúp họ cải thiện điều kiện sống.

Tóm lại, nhà ở xã hội có tiềm năng đóng góp vào tối ưu hóa hiệu quả kinh tế bằng cách cung cấp giải pháp cho nhiều vấn đề xã hội và kinh tế. Chính vì vậy mà hiện nay xây dựng nhà ở xã hội được nhiều CĐT quan tâm.

Xem thêm: Nhà ở xã hội và xu hướng bất động sản năm 2023


Tiêu chuẩn diện tích nhà ở xã hội

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-4

Dựa trên Điều 7 của Nghị định 100/2015/NĐ-CP, đã được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 49/2021/NĐ-CP, việc quy định về loại hình và diện tích tiêu chuẩn của nhà ở xã hội được thực hiện như sau:

Trong trường hợp nhà ở xã hội là căn hộ chung cư, yêu cầu đối với thiết kế và xây dựng là căn hộ phải được thiết kế theo kiểu khép kín, tuân theo các tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng. Diện tích sử dụng tối thiểu cho mỗi căn hộ là 25m2, không vượt quá 70m2, và phải đảm bảo tuân theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Nếu nhà ở xã hội là nhà ở liền kề thấp tầng, diện tích đất xây dựng cho mỗi căn nhà không được quá 70m2, hệ số sử dụng đất không vượt quá 2,0 lần, và phải tuân theo quy hoạch xây dựng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

Việc thiết kế nhà ở xã hội do hộ gia đình hoặc cá nhân đầu tư phải đảm bảo chất lượng xây dựng và tuân thủ quy hoạch, cũng như điều kiện tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Bộ Xây dựng sẽ cung cấp hướng dẫn chi tiết về tiêu chuẩn thiết kế và quy định về điều kiện tối thiểu xây dựng cho nhà ở xã hội riêng lẻ.

Trên đây là một số tiêu chí LPC đưa ra được nhiều chủ đầu tư quan tâm khi xây dựng nhà ở xã hội. Mời bạn đọc tìm hiểu thêm những thông tin hữu ích tại đây!

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

SÀN DỰ ỨNG LỰC KẾT HỢP VỚI SÀN PHẲNG UBOT. LIỆU CÓ HIỆU QUẢ?

Sàn dự ứng lực là một trong những công nghệ thi công sàn mới và hiện đại nhất hiện nay với với ưu điểm có thể tối ưu tải trọng và khả năng vượt nhịp lớn. Giải pháp này cũng đang được nhiều CĐT và nhà thầu quan tâm và tin tưởng lựa chọn sử dụng. Cùng LPC tham khảo rõ hơn về sàn dự ứng lưc và khả năng kết hợp với sàn phẳng Ubot trong bài viết này nhé!

Sàn dự ứng lực là gì?

sàn dự ứng lực

Công nghệ sàn dự ứng lực là công nghệ kết cấu bê tông cốt thép kết hợp với sử dụng ứng lực trước và có cường độ cốt thép tăng hơn so với sàn bê tông thông thường. Ngoài hệ thống bê tông cốt thép cơ bản thì sàn dự ứng lực sử dụng hệ thống thép cường độ cao, khi kéo căng các sợi dây cáp tạo nên sức căng giúp giảm tới 80% tác động với trọng lượng bản thân sàn, tiết kiệm tối ưu lượng cốt thép cần sử dụng.

Công nghệ sàn dự ứng lực được phát minh từ một kỹ sư người Pháp là Eugene Freyssinet. Vào năm 1928, ông đã sử dụng các sợi thép có cường độ cao để nén bê tông.

Phân loại sàn dự ứng lực

Sàn dự ứng lực dựa vào các yếu tố cấu thành khác nhau mà chia ra làm 2 loại chính đó là: Sàn dự ứng lục có cáp dính và sàn dự ứng lực cáp không bám dính

Sàn dự ứng lực có cáp bám dính (bonded tendon)

Được làm chủ yếu từ cáp bám dính, nhờ tính đàn hồi cao của cáp cùng sự bám dính giữ bê tông với cáp, việc này tạo ra một biến dạng ngược vòm lên trên của kết cấu bê tông từ đó một lực cân bằng hướng lên sẽ được sinh ra khi sàn chịu trọng tải. Chính vì vậy những mặt sàn này sẽ có khả năng chịu được trọng tải gấp hai lần so với các sàn nhà làm từ bê tông thông thường.

Sàn dự ứng lực cáp không bám dính (unbonded)

Kết cấu của loại sàn này được uốn vòm ngược lên khi làm việc, cáp được bao quanh bởi polyethylene và một lớp bôi trơn. Với sàn dự ứng lực cáp không bám dính thì phải đạt tiêu chuản ứng suất thiết kế thì sàn mới chịu lực được.

Ưu và nhược điểm của sàn dự ứng lực

ưu điểm sàn dự ứng lực

Ưu điểm sàn dự ứng lực

Ứng dụng phổ biến trong nhiều loại công trình

Công nghệ sàn dự ứng lực đã được áp dụng trong nhiều loai hình công trinh khác nhau từ dân dụng tới xây dựng công nghiệp. Chủ yếu là các dự án lớn, nhà cao tầng hay nhà máy, nhà xưởng,…

Thi công nhanh

Thi công sàn dự ứng lực cần ít bê tông và vẫn đảm bảo đàn hồi và khả năng chịu tải của sàn  so với bê tông truyền thống. Từ đó việc tháo dỡ cốp pha cũng sẽ diễn ra nhanh hơn, các công trình sẽ được đẩy nhanh tiến độ nhưng nó vẫn đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng cho toàn bộ công trình.

Tối ưu hiệu quả kinh tế

Sử dụng sàn dự ứng lực giúp tiết kiệm chi phí xây dựng công trình hơn so với sử dụng bê tông truyền thống. Bởi vì kết cấu sàn bê tông và panel tiền chế chính đã được đúc trước vì thế giá thành của móng và sàn nhà đều giảm đi. Tối đa nhiều công trình cho thấy giá có thể giảm tới 40% so với thi công biện pháp truyền thống.

Vượt nhịp lớn

Khi giải pháp sàn phẳng Ubot kết hợp với giải pháp dự ứng lực sẽ cho khả năng vượt nhịp lên tới 22m mà vẫn đảm bảo chiều dày sàn không quá lớn.

Tăng độ cứng sàn

Sàn bê tông dự ứng lực tiết kiệm nguyên liệu khối lượng cốt thép nhưng đảm bảo chất lượng tốt gấp nhiều lần so với giải pháp thông thường. Lý do là bởi vì khi kết cấu lớn thì độ cứng khung sàn bê tông ứng lực sẽ nhỏ hơn dầm. Từ đó có thể giải thích khi bạn so sánh với độ cứng của bê tông truyền thống thì cao hơn rất nhiều.

Nhược điểm của sàn dự ứng lực

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật được nhiều chủ đầu tư lựa chọn, việc thi công sàn dự ứng lực cũng có một số nhược điểm cần lưu ý:

  • Sàn bê tông dự ứng lực là một công nghệ khó vậy nên những nhà dân thông thường gần như không thể tiếp cận được công nghệ này trong xây dựng.
  • Cần có đội ngũ thi công chuyên nghiệp và có chuyên môn cao
  • Khó khăn trong quá trình cải tạo hoặc tu sửa sau này
  • Rung lắc, không có khả năng chống ồn, trong quá trình sử dụng

Ứng dựng của sàn dự ứng lực

Sàn dự ứng lực với ưu điểm là tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng đem lại tính thẩm mỹ cao đã được ứng dụng vào nhiều công trình khác nhau. Tại các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã áp dụng việc thiết kế sàn dự ứng lực một cách rộng rãi vào các khu trung cư cao tầng hay các công ty, văn phòng làm việc. Các tập đoàn lớn ứng dụng rộng rãi công nghệ này như Vincom, Sungroup, Sunshine Group..

sân vận động việt trì

Ngoài áp dụng đối với các tòa nhà cao tầng, loại sàn này cũng được áp dụng thành công cho các dự án công nghiệp và dân dụng như:

Công trình công nghiệp: nhà máy may công nghiệp ở Thái Bình, nhà máy ốp lát VINASTONE tại Phú Cát – Hà Tây…

Công trình dân dụng: Trường đại học Y Thái Nguyên, sân vận động Việt Trì-Phú Thọ…

Hướng dẫn thiết kế sàn dự ứng lực

thiết kế sàn dự ứng lực

Trong quá trình thiết kế sàn dự ứng lực chúng ta phải đảm bảo những yếu tố sau:

  • Thiết kế sàn dự ứng lực cho dự án

Sàn dự ứng lực được đánh giá là có hiệu qủa kinh tế với nhịp từ 6m đến 20m, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào dạng và phương án kết cấu và tải trọng tác dụng

  • Tính toán thiết kế

Lựa chọn cách bố trí mặt bằng: Bởi việc tổn hao trên chiều dài cáp là khác nhau nên ứng suất trước giảm dần từ phía đầu kéo cáp về đầu neo cáp. Nếu được cho phép thì có thể giảm chiều dài nhịp cuối cùng giúp đạt được sự cân bằng momen như ý đồ thiết kế. Sau khi đã bố trí vị trí của các cột và vách, bạn hãy dựa vào chiều dài nhịp,  hình thức kiến trúc hay các chức năng sử dụng dịch vụ và chi phí nguyên vật liệu có sẵn để lựa chọn loại loại sàn được sử dụng. Tuy nhiên, sàn phải được đáp ứng về độ bền và độ võng.

Lực ứng suất trước: được định nghĩa là lực kéo cáp tạo độ căng cho cáp. Thường thì đối với sàn sẽ được thiết kế lực kéo đạt <= 80% fpu.

Cáp ứng lực trước: phụ thuộc vào loại sàn thiết kế và hình dạng kích thước sàn mà ta sẽ lựa chọn cách bố trí cáp là khác nhau. Ví dụ với trường hợp đặc biệt cáp bố trí qua các lỗ nhỏ hơn 300mm thì chúng ta có thể bố trí bất kỳ nơi nào trên sàn cũng không ảnh hưởng đến sự làm việc của cáp, tuy nhiên đối với các trường hợp lớn hơn thì phải xem xét lại thật kỹ lưỡng.

  • Xác định chiều dày sàn, mũ cột, dầm

Những thông số này được thiết kế theo đúng các chỉ số đã được đặt ra trong xây dựng.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

TOP 3 CHỈ SỐ CƠ BẢN TRONG PHẦN MỀM BÁO CÁO SÀN PHẲNG

Phần mềm báo cáo sàn phẳng được xây dựng theo kinh nghiệm triển khai tính toán các công trình sàn phẳng không dầm của các kỹ sư LPC tại Việt Nam. Sau một thời gian ứng dụng cho nhiều CDT, nhà thầu thiết kế và khách hàng, phần mềm đã mang lại nhiều ưu điểm nổi bật. Với bài viết này, các bạn hãy cùng tham khảo các chỉ số cơ bản trong phần mềm báo cáo sàn phẳng của LPC nhé.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là gì?

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là một công cụ hữu ích giúp các CDT, nhà thầu thi công có thể định lượng được giá trị và kinh phí thi công sàn phẳng, so sánh hiệu quả với sàn truyền thống thông thường. Phần mềm được xây dựng bởi ParisTechno – Công ty công nghệ với kinh nghiệm trong việc xây dựng các nền tảng tính toán kỹ thuật và LPC – 13 năm kinh nghiệm trong triển khai và thiết kế sàn phẳng không dầm.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Bằng cách nhập dữ liệu về các chỉ số cơ bản trong thiết kế sàn phẳng, phần mềm sẽ tính toán và hiển thị các số lượng vật liệu cầ sử dụng như xi măng, cát và thép. Đồng thời, cung cấp tổng giá trị xây dựng của tổng công trình

Với phần mềm báo cáo sàn phẳng, việc quản lý và định lượng ngân sách thi công của dự án trở nên thuận tiện và chính xác hơn. Giúp đảm bảo chất lượng công trình và loại bỏ đi các khoản chi phí không cần thiết

Đăng ký miễn phí phần mềm báo cáo sàn phẳng tại đây

3 chỉ số cơ bản trong phần mềm báo cáo sàn phẳng

Để giúp cho việc tính toán các thông số được chính xác nhất, phần mềm báo cáo sàn phẳng liệt kê các chỉ số vật liệu cơ bản, yêu cầu người dùng phải nhập các thông tin đó trên hệ thống để nhận kết quả chính xác nhất.

Cốp – pha

Cốp pha hay còn gọi là cốt pha, bắt nguồn từ tiếng Pháp là Coffrage và tiếng anh là Form-work. Được hiểu là dạng khuôn đúc bê tông, có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau: sắt, thép, gỗ… 

Chức năng chính của cốt pha là làm khuôn để chứa vữa nhằm định hình bê tông. Là bộ phận chịu lực, chống đỡ khi bê tông tươi còn chưa định hình.

Cốp pha thường được chia làm 2 loại:

  • Cốp pha cột: Dùng để tạo khuôn cho cột khi đổ bê tông. Với nhiều hình dạng khác nhau như: tròn, vuông, tam giác.
  • Cốp pha sàn: Còn có tên gọi là cốp pha dầm, là hệ ván khuôn cho dầm móng có dạng hộp ba mặt. Khi đủ các điều kiện về nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ xử lý chúng sẽ được gỡ bỏ… Chúng được kết hợp với hệ chống đỡ của cốp pha, hệ dầm, xà gồ phục vụ cho việc đổ bê tông, dầm, cột.

Các yêu cầu khi dùng cốp pha trong thi công

  • Phải đảm bảo độ khít, như vậy mới có thể chứa được bê tông tươi và lỏng ở bên trong
  • Hình dạng, kích thước của cốp pha và vị trí lắp đặt phải đúng thiết kế khuôn; Để chế tạo được kết cấu bê tông đúng với hình dạng, kích thước như yêu cầu
  • Cốp pha phải đảm bảo định hình trong suốt quá trình hình thành nên khối bê tông bền vững
  • Cốp pha phải đảm bảo khả năng chịu lực thay cho bê tông khi ở dạng lỏng. Chỉ tới khi bê tông đã đóng rắn và đạt khả năng chịu lực nhất định mới được tháo dỡ khuôn
  • Cốp pha cần phải được thiết kế và chế tạo sao cho dễ dàng tháo lắp
  • Nên sử dụng vật liệu tốt làm cốt pha để có thể sử dụng được nhiều lần.

Đối với giải pháp sàn công nghệ vượt nhịp không dầm ubot, thông thường LPC khuyến khích sử dụng loại giáo chống thông thường và cốp pha sàn là ván gỗ ép phủ phim

Cốp pha trong phần mềm báo cáo sàn phẳng

Về mặt cấu tạo và thành phần trong ván ép cốp pha phủ phim bao gồm các thành phần cơ bản sau: Gỗ, keo, bột mì, tờ phim(film), chất chống ẩm, mốt, mối mọt, sơn…

Ưu điểm: 

  • Tạo nên bề mặt bằng phẳng, mặt bê tông hoàn thiện cao, có thể đưa vào sử dụng mà không cần sơn lót, hoặc sử lý lại, thích hợp với giải pháp sàn phẳng không dầm. Phù hợp với chỉ số cốp pha trong phần mềm báo cáo sàn phẳng
  • Ván khuôn gỗ phủ phim là giải pháp phù hợp cho các dự án nhà dân dụng, đến công trình cao tầng, hạ tầng, công trình cầu, cống…
  • Là giải pháp kinh tế về chi phí vật liệu thi công với ván ép phủ phim sàn bê tông. 
  • Với tỉ trọng nhẹ, giúp dễ dàng vận chuyển khi lắp đặt, hoặc di chuyển đến các dự án khác
  • Độ bề da dạng, từ 1-2 lần sử dụng, cho đến 8-20 lần sử dụng. Giúp các nhà thầu tối ưu hóa chi phí.

Mác bê tông trong phần mềm báo cáo sàn phẳng

Mác bê tông trong phần mềm báo cáo sàn phẳng

Mác bê tông là ký hiệu của bê tông theo đúng tiêu chuẩn của Việt Nam. Mác bê tông là cường độ chịu nén của những mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 15x15x15cm và được bảo trì trong điều kiện tiêu chuẩn suốt 28 ngày. Chúng có đơn vị tính là kg/cm2.

Thông thường với giải pháp, phần mềm báo cáo sàn phẳng, từ những cônhg trình dân dụng nhịp ngắn nhà dân dụng với chiều dày sàn nhỏ tới những công trình vượt nhịp dài, tải trọng lớn như nhà xưởng, TTTM,.. Mác bê tông sử dụng thông thường hay gặp cho giải pháp sàn phẳng là B22.5, B25, B30,… và cấp phối đá 1x2cm

Độ sụt của bê tông chính là độ dẻo và tính dễ chảy của bê tông. Độ sụt phụ thuộc vào các biện pháp thi công bê tông như bơm cần hoặc bơm tĩnh, bê tông móng, bê tông cột. Độ sụt lý tưởng cho bê tông sử dụng trong giải pháp sàn phẳng là 18+-2cm

Mác thép

Mác thép trong phần mềm báo cáo sàn phẳng

Mác thé trong phần mềm báo cáo sàn phẳng là thuật ngữ chuyên ngành dùng để biểu hiện cho độ chịu lực của thép trong phần mềm báo cáo sàn phẳng. Hay nói cách khác mác thép là khả năng chịu lực của thép. Nó cho biết khả năng chịu lực lớn hay nhỏ của sản phẩm thép đó.

Các loại mác thép phổ biến, thường được dùng trong xây dựng, bao gồm: SD 295, SD 390, Gr60, Grade460, SD490, SD295, SD390, CB300-V, CB400-V, CB500-V.

Sản xuất mác thép cũng cần có các tiêu chuẩn riêng: Tiêu chuẩn TCVN 1651-1985 (Việt Nam), TCVN 1651-2008 (Việt Nam), JIS G3112 (1987) (Nhật Bản), JIS G3112 – 2004 (Nhật Bản), A615/A615M-04b (Mỹ), BS 4449 – 1997 (Anh). Thường dùng nhất là 2 loại SD và CB.

  • SD: Chúng ta hay nghe người ta gọi là thép SD295, SD390, SD490. Đây là tên gọi theo tiêu chuẩn Nhật Bản. NCon số đằng sau thể hiện cường độ của thép (trong kỹ thuật người ta gọi đây là giới hạn chảy của thép). 

Ví dụ SD240 có nghĩa là thép có cường độ 240N/mm2.

  • CB: CB là kí hiệu thể hiện “cấp độ bền” của thép. C viết tắt của cấp, B viết tắt của độ bền.Tên gọi và ký hiệu này tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam. Con số đằng sau(300, 400, 500…) có ý nghĩa là cường độ của thép (trong kỹ thuật người ta gọi đây là giới hạn chảy của thép).

Ví dụ CB300 có nghĩa là thép có cường độ 300 N/mm2. Điều này có nghĩa rằng: nếu một cây sắt có diện tích mặt cắt ngang là 1mm2 thì nó sẽ chịu lực được một lực kéo hoặc nén là khoảng 240N (24kg).

Thông thường trong các bản vẽ của LPC sử dụng mác thép theo TCVN, chủ yếu thông dụng nhất là 2 loại thép CB400 và CB500 cho thép có đường kính từ phi 10 trở lên, từ phi 10 trở xuống sử dụng thép CB240

Cốp pha, mác bê tông, mác thép là những chỉ số cơ bản được hiển thị trong phần mềm báo cáo sàn phẳng, yêu cầu CDT cần phải nhập các thông tin này một cách chính xác. Các chỉ số khác trong phần mềm báo cáo sàn phẳng được biến thiên theo tỷ lệ tương ứng dựa trên công thức tính toán của các kỹ sư LPC.

Hy vọng với thông tin trên sẽ cung cấp bạn thêm kiến thức để có thể sử dụng phần mềm báo cáo sàn phẳng một cách hiệu quả.

Tham khảo thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Bật mí quy trình thi công sàn phẳng Ubot

Thi công sàn phẳng Ubot là bước vô cùng quan trọng trong quy trình lắp đặt và thi công sàn phẳng không dầm. Nhưng không phải đơn vị thi công nào cũng có thể biết để thi công sàn phẳng đúng tiêu chuẩn và quy cách. Với 10 năm kinh nghiệm ứng dụng giải pháp sàn không dầm, các kỹ sư LPC đã xây dựng nên quy trình thi công dựa vào tiêu chuẩn thiết kế sàn phẳng không dầm phù hợp với thị trường xây dựng trong nước. Hãy cùng LPC tìm hiểu nhé

Giải pháp Sàn phẳng Ubot

Giải pháp sàn phẳng Ubot là giải pháp sàn nhẹ hai phương toàn khối sử dụng các hộp nhựa định hình tạo rỗng Ubot để tạo rỗng cho sàn, các hộp này xếp song song với nhau tạo thành các hệ dầm chìm chữ I đan xen theo hai phương vuông góc.

Xem thêm: Giải pháp công nghệ sàn phẳng không dầm Ubot

Các bước thi công Sàn phẳng Ubot

Bước 1: Lắp đặt cốp pha sàn 

Bước 2: Lắp đặt thép sàn lớp dưới và thép gia cường dải đều lớp dưới

Bước 3: Lắp đặt hộp Ubot 

Bước 4: Các bước lắp đặt thép trước khi đổ bê tông sàn Ubot

  • Lắp đặt thép gia cường khe lớp dưới ( nếu có )
  • Lắp đặt thép sàn lớp trên, thép chống cắt
  • Lắp đặt thép mũ cột
  • Lắp đặt thép U bo sàn 
  • Lắp đặt thép gia cường lớp trên 
  • Lắp đặt thép chống chọc thủng
  • Lắp đặt thép C giữ ổn định sàn 

Công tác chuẩn bị trước khi thi công Sàn phẳng Ubot

  • Kiểm tra lại bản vẽ kết cấu sàn không dầm: Khoảng cách hộp, vị trí hộp định vị 
  • Đánh dấu các vị trí mũ cột ( Bật mực, kẻ vạch….) 
  • Đánh dấu vị trí đặt hàng hộp vị trí đầu tiên theo cả 2 phương bằng cách căng dây hoặc bật mực 

Bước 1: Lắp đặt cốp pha sàn phẳng bê tông cốt thép

Tương tự như sàn truyền thống, thi công sàn phẳng không dầm Ubot sử dụng hệ giáo nêm hoặc giáo pal, đà giáo bằng thép hộp 50 x 100 và 50 x 50, hệ ván sàn bằng gỗ đảm bảo độ chắc chắn, kín khít.

lap-dat-cop-pha-thi-cong-san-phang-ubot
Bước 1: Lắp đặt cốp pha sàn

Bước 2: Lắp đặt thép sàn lớp dưới và thép gia cường dải đều lớp dưới

blank
Bước 2: Lắp đặt thép gia cường và thép sàn

Bước 3: Lắp đặt Hộp Ubot

Lắp đặt nắp hộp vào với hộp Ubot. Nắp hộp có tác dụng ngăn chặn bê tông tràn vào trong hộp và đầm được kỹ hơn đảm bảo độ đặc chắc của bê tông. Bên cạnh đó, nắp hộp còn giúp kỹ sư giám sát hiện trường có thể kiểm tra bê tông trong quá trình đổ bê tông khi thi công sàn phẳng không dầm.

blank

Rải hộp theo bản vẽ thiết kế. Định vị hộp đầu tiên. Khoảng cách hộp lắp đặt theo thiết kế – liên kết bằng thanh nối cứng.

blank

Lắp hộp hàng đầu tiên đã được căng dây (bật mực) làm chuẩn. Tiếp theo: Các hộp được lắp tịnh tiến và tự động thẳng nhờ các thanh nối 

Bước 4: Lắp đặt thép sàn lớp trên và thép chống cắt

Lưu ý: Trong quá trình lắp lớp thép trên, khi cần di chuyển vật liệu nặng trên mặt hộp, nên đi vào các vị trí chân hộp (góc hộp) hoặc kê ván khi cần thiết . Đây được khuyến cáo là vị trí an toàn nhất khi di chuyển trên bề mặt hộp, hạn chế di chuyển ở vị trí giữa hộp khi thi công sàn phẳng.

Khi dải thép sàn lớp trên, kết hợp dải thép chống cắt tại vị trí tiếp giáp giữa mũ cột và sàn hộp cùng lúc để tránh sự chồng chéo công tác trong quá trình thi công. 

blank

Bước 5: Lắp đặt thép mũ cột

Thép mũ cột được lắp đặt tại các vùng mũ cột được bố trí theo thiết kế.

blank

Bước 6: Lắp đặt thép u bo biên sàn

Tại các vị trí biên – đối với sàn không có dầm biên lắp đặt hệ thép U bo sàn.

Lưu ý: Trong quá trình lắp lớp thép trên, khi cần di chuyển vật liệu nặng trên mặt hộp, nên đi vào các trị trí chân hộp (góc hộp) hoặc kê ván khi cần thiết 

blank

Bước 7: Lắp đặt thép gia cường lớp trên

Thép gia cường lớp trên kết hợp rải đều cùng thép rải đều lớp trên của sàn. 

blank

Bước 8: Lắp đặt thép chống chọc thủng

Thép chống chọc thủng được bố trí quanh khu vực mũ cột theo thiết kế .

Trường hợp khi bố trí thép chống chọc thủng không trùng vào các thanh thép sàn, thép mũ thì bố trí thêm thanh thép cấu tạo để giữ thanh thép chống chọc thủng luôn theo phương thẳng đứng.

blank

Bước 9: Lắp đặt thép C ổn định sàn

Mục đích để giằng thép lớp trên và lớp dưới tạo thành một hệ, hạn chế việc đẩy nổi hộp khi đổ bê tông. Mật độ 4 cái/m2 

blank

Xem thêm: Kinh nghiệm thi công sàn Ubot và thông báo giá năm 2022

Video: Quy trình thi công sàn phẳng Ubot

Chi phí sàn không dầm 2022

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Biện pháp thi công Sàn Ubot 2022

Giải pháp sàn nhẹ Ubot là giải pháp sàn nhẹ hai phương toàn khối sử dụng các hộp nhựa định hình tạo rỗng Ubot để tạo rỗng cho sàn, các hộp này xếp song song với nhau tạo thành các hệ dầm chìm chữ I đan xen theo hai phương vuông góc.

Biện pháp thi công sàn Ubot được dựa trên các tài liệu hướng dẫn thi công, nghiệm thu và đặc thù riêng của việc thi công sàn Ubot của LPC

Giới thiệt về hộp Ubot – Thi công sàn Ubot

Khái niệm Hộp Ubot

Ubot là hộp định hình tạo rỗng được làm từ nhựa porypropylen tái sinh, sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Sử dụng hộp Ubot để tạo nên sàn rỗng – phẳng – vượt nhịp  lớn, tiết kiệm vật liệu và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Cấu tạo Hộp Ubot

Ubot có cấu tạo đặc biệt với dạng hình hộp với 4 chân đỡ 4 góc hộp và 1 chân ở giữa ( Chân thứ 5 ) hình côn. Có 02 dạng là hộp đơn và hộp đôi. Ngoài ra hộp còn được nắp tấm nắp dạng lưới trên miệng hộp, giữa các hộp được liên kết với nhau theo cả 2 phương vuông góc bởi các thanh nối khoảng cách liên kết giữa các hộp theo thiết kế.

cau-tao-hop-ubot-trong-thi-cong-san-ubot
Cấu tạo hộp Ubot

Thép sàn Ubot có cấu tạo gồm: Một lớp thép trên, môt lớp thép dưới, và ở giữa các khoang hở là các thép gia cường. Thép gia cường được lắp đặt theo thiết kế, phụ thuộc vào đặc điểm của từng công trình.

Việc đặt hộp Ubot khi thi công sàn Ubot vào vùng bê tông không làm việc làm giảm trọng lượng của sàn, cho phép sàn vượt nhịp lớn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng.

Sàn Ubot được ứng dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp cũng như chịu tải trọng lớn. Với trọng lượng nhẹ, tính cơ động cũng như mô đun đa dạng, người thiết kế có thể thay đổi thông số kỹ thuật khi cần trong mọi trường hợp để phù hợp với các yêu cầu kiến trúc.

Biện pháp thi công sàn Ubot

Vận chuyển – lưu kho Hộp Ubot tại công trường

Hộp Ubot được xếp chồng, đóng thành các Pallet có kích thước 110x110cm, cao 1.8-2.2m. Khi bàn giao tới công trình đơn vi thi công có trách nhiệm nhận các Pallet đồng thời có trách nhiệm kiểm tra và bảo quản tại công trường. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, cần có biện pháp che đậy hộp cẩn thận để tránh hiện tượng bị vỡ giòn do nhiệt.

Lịch vận chuyển các Pallet Ubot (thời gian, thứ tự theo số lượng và chủng loại) cần phù hợp với quy trình tổ chức thi công và theo đúng tiến độ thi công sàn Ubot.

Khi vận chuyển, bốc xếp các Pallet Ubot cần tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Bốc xếp các Pallet Ubot lên phương tiện vận chuyển hay kê xếp tại công trường phải tuân thủ đúng kỹ thuật và an toàn lao động, tránh va đập làm vỡ hộp.
  • Không kéo lê các Pallet Ubot.
  • Các Pallet Ubot cần được kê, tựa trên các tấm đệm, chèn, lót chuyên dùng bằng gỗ và phải đặt đúng vị trí được quy định.
  • Khi vận chuyển phải chằng néo các Pallet Ubot bằng cáp vải hoặc cáp lụa. Không để cấu kiện bị đổ lật, xê dịch dọc ngang hoặc va đập vào thành xe.
  • Các bao thanh nối kèm theo phải có phiếu ghi rõ số lượng chi tiết.
  •  Pallet Ubot và thanh nối khi lưu kho, bãi phải được che nắng, mưa bảo quản để hộp không bị nứt nẻ, giòn, dễ vỡ.
  • Bảo đảm kê xếp và nâng chuyển cấu kiện dễ dàng khi bốc xếp, không gây hư hỏng các Pallet bên cạnh.
  • Không xếp các Pallet lên lối đi của cần trục và trên đường thi công
blank

Yêu cầu và kiểm tra cốp pha, giàn giáo trước khi lắp thép và thi công sàn Ubot

  • Giàn giáo yêu cầu dùng hệ chống thép có chân kích và bát kích, bố trí đảm bảo khả năng chịu lực (Tùy thuộc vào chiều dày của sàn bố trí chuồng giáo hoặc hệ chống – lập biện pháp thi công ván khuôn, tính toán hệ chống đảm bảo theo tiêu chuẩn xây dựng TCVN-4453);
  • Ván khuôn nên dùng ván phủ phin, nếu dùng ván gỗ, thép yêu cầu phải trải bạt để chống mất nước và đảm bảo việc tự chảy của bê tông;
  • Ván khuôn yêu cầu ghép kín khít, không để lại các lỗ, khe. Nếu có dùng băng dính dán kín, mặt phẳng sàn cao độ chênh nhau không quá ± 8mm.

Lắp đặt hộp, thi công sàn Ubot tại công trình

Thi công sàn Ubot, lắp đặt hộp Ubot cần tuân thủ theo đúng bản vẽ thiết kể đã được phê duyệt.

Do cấu tạo hộp Ubot là các hộp nhựa, trong khi thi công sàn Ubot không để đè vật tư tập trung tại một vị trí mà phải để phân dải đều trên mặt bằng sàn.

Việc lắp đặt hộp Ubot và tấm nắp hộp được tiến hành ngay sau khi lắp đặt xong lớp thép dưới và tiến hành cân chỉnh và vệ sinh sạch sẽ. Công tác thi công lắp đặt hộp Ubot và tấm nắp hộp trong thi công sàn Ubot được thực hiện theo trình tự như sau:

  • Gắn tấm nắp với hộp được liên kết bằng các chốt cài trên tấm nắp.
  • Xác định vị trí để lắp đặt hộp Ubot đầu tiên (Nên chọn hộp ở vị trí góc nhà, hay góc ô sàn). Căng dây theo hai phương vuông góc của hộp, xếp vuông góc các hộp theo 2 phương. Các hộp được định vị với nhau bằng các thanh nối.
  • Tiến hành rải lần lượt các hộp theo hàng Ubot đã được định vị sẵn.
  • Lắp đặt các thanh nối theo kích thước giữa 2 hộp theo thiết kế, đảm bảo các hộp thẳng hàng, đúng khoảng cách. Chi tiết như sau:
blank
blank

Sau khi rải xong hộp ta có thể thi công thép lớp trên và các thép tăng cường. Để tránh vỡ hộp trong quá trình thi công thép lớp trên yêu cầu dải các tấm gỗ ván hoặc tấm ván khuôn thép thành lối đi trên bề mặt để công nhân đi lại thao tác. Trong trường hợp thi công sàn Ubot bắt buộc phải đi lên Ubot thì dẫm lên các vị trí góc hộp.

Nghiệm thu lắp đặt Hộp Ubot

  • Các hộp phải được lắp thẳng hàng, có đầy đủ các thanh neo (nối), không để hộp bị vỡ nứt trước khi lắp đặt thép lớp trên. Nếu có hộp vỡ nứt sẽ phải thay thế ngay.
  • Kiểm tra lại toàn bộ số lượng hộp, khoảng cách định vị thanh nối Ubot theo bản vẽ thiết kế và phải đảm bảo yêu cầu sai lệch cho phép như qui định của bảng 1.
blank
  • Tiếp tục tiến hành thi công lắp đặt thép lớp trên và các thép gia cường.

Chú ý: Việc thi công sàn Ubot có thể gây ra việc xô lệch vị trí các hộp, nên yêu cầu người thi công cần hạn chế việc đứng trên bề mặt hộp khi chưa lắp đặt thép lớp trên. Trong quá trình lắp thép có thể tháo các thanh nối để tiện cho việc di chuyển nhưng, cần lắp lại ngay như ban đầu sau khi công tác lắp dựng thép hoàn thành.

Công tác thi công – nghiệm thu cốt thép

Công tác thi công và nghiệm thu cốt thép dầm sàn trong thi công sàn Ubot theo tiêu chuẩn Bê tông cốt thép toàn khối của Việt Nam hiện hành.

Một số điều cần lưu ý trong quá trình thi công đổ bê tông sàn Ubot

  •  Không nhún nhảy trên hộp trong quá trình thi công sàn Ubot
  • Tuân thủ tuyệt đối các quy cách đổ do kỹ sư LPC yêu cầu.
  • Hạn chế dùng Bơm tĩnh để đổ bê tông. Nếu bắt buộc phải dùng cần chuẩn bị ván kê đường ống chắc chắn và tuân thủ nghiêm nghặt các hướng dẫn của Kỹ sư hiện trường.
  • Bê tông phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ sụt.
  • Không được đổ thêm nước vào bê tông để làm Bê tông lỏng, loãng ra.
  • Mạch ngừng kỹ thuật: Với những ô sàn lớn không đổ hết khối lượng bê tông trong một lần đổ vị trí mạch ngừng thi công sàn Ubot sẽ do tư vấn thiết kế chỉ định. Trước khi đổ bê tông lần tiếp theo phải đục tẩy toàn bộ bê tông bẩn, xịt rửa sạch mạch ngừng sau đó tưới sika bám dính (Sika Latex hoặc các loại khác tương đương) toàn bộ mạch ngừng. Tưới Sika đảm bảo đúng theo yêu cầu nhà sản xuất của chủng loại mình sử dụng. Sau đó tiến hành đổ bê tông đợt tiếp theo.
  • Khi tháo cốt pha đảm bảo không rung, lắc mạnh phần sàn mới đổ.
  • Cây chống luôn đảm bảo chống 2 sàn kế tiếp. Nếu yêu cầu bắt buộc tháo ván khuôn thì phải có chống điểm.
    • Bảo dưỡng và tháo dỡ ván khuôn thi công sàn Ubot
  • Qui trình bảo dưỡng và tháo dỡ ván khuôn sau khi thi công sàn Ubot giống như sàn bê tông cốt thép thông thường (Theo TCVN 4453-1995).
  • Khuyến cáo nên dùng bao tải bố hoặc các tấm ni lông sau khi đổ bê tông xong rải lên bề mặt che phủ và tưới nước.
  • Mặt khác do sử dụng bê tông có độ sụt lớn nên rất dễ xảy ra bị nứt chân chim trên bề mặt bê tông do mất nước, nhất là khi nhiệt độ ngoài trời cao. Để khắc phục hiện tượng này, khi bề mặt bê tông gần cứng (Cán bộ kỹ thuật có thể quan sát và kiểm tra thực tế tại hiện trường) ta cho công nhân quay lại xoa mặt thêm một lần hoặc sử dụng máy đánh bóng nền để xoa lại bề mặt (thích hợp khi diện tích sàn ≥ 500m2).
    • Yêu cầu chất lượng sàn sau khi tháo dỡ cốp pha.
  • Sàn có độ phẳng và mịn cao.
  • Sàn không bị võng. Nếu có võng phải đạt trong khoảng cho phép theo tiêu chuẩn ≤ l/250.
  • Bề mặt trên và dưới sàn không có vết rạn, nứt. Nếu có nứt rạn thì vết nứt, rạn ≤ 0,3mm.
thi-cong-san-ubot

Xem thêm: Kinh nghiệm thi công sàn Ubot và thông báo giá năm 2022

Báo giá thi công sàn Uboot

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Vật liệu xây dựng xanh – Xu thế xây dựng mới trong lĩnh vực xây dựng hiện nay

Theo nghiên cứu của Roodman và Lenssen thì từ cách đây hơn 20 năm, các hoạt động xây dựng và xây dựng trên toàn thế giới đã tiêu thụ đến 3 tỷ tấn nguyên liệu mỗi năm hoặc 40% tổng lượng sử dụng toàn cầu. Vậy nếu trong thời đại nhu cầu xây dựng phát triển không ngừng như hiện nay thì con số sẽ không dừng lại ở đó. Bởi tình hình này nên vật liệu xây dựng xanh là một điều vô cùng cần thiết cho các công trình. Hiện nay, sử dụng vật liệu xây dựng xanh trong các dự án đã trở thành xu thế mới trong lĩnh vực xây dựng ở cả trong nước và trên thế giới.

blank

Vật liệu xây dựng xanh – Xu thế xây dựng mới trong lĩnh vực xây dựng hiện nay

1. Vật liệu xây dựng xanh là gì?

Vật liệu xây dựng xanh, còn được gọi là vật liệu thân thiện với môi trường, được hiểu là các loại vật liệu được sản xuất và sử dụng không gây hại đến môi trường. Nó có khả năng được tái chế sau khi sử dụng hoặc tự phân hủy. Vật liệu xây dựng xanh trong vòng đời từ khi được sản xuất trong các nhà máy cho tới khi được ứng dụng trong xây dựng các công trình và cuối cùng hết hạn sử dụng thì đều thân thiện với môi trường.

Nhờ vào đặc tính xanh, an toàn cho môi trường và con người nên các loại vật liệu xây dựng xanh được khuyến khích sản xuất rộng rãi bởi nhiều quốc gia. Đồng thời, nó được ứng dụng trong nhiều công trình xây dựng lớn nhỏ ở nhiều nơi.

2. Lợi ích của việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh

Sử dụng các sản phẩm và vật liệu xây dựng xanh thúc đẩy việc bảo tồn các nguồn tài nguyên không thể tái sinh đang bị suy giảm trên phạm vi quốc tế. Ngoài ra, khi vật liệu xây dựng xanh góp mặt vào các dự án xây dựng thì có thể giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực cho môi trường liên quan đến việc khai thác, xử lý, vận chuyển, lắp đặt, chế tạo, thải bỏ, tái sử dụng cũng như tái chế các vật liệu nguồn của ngành xây dựng này.

Vật liệu xây dựng xanh cũng mang lại những lợi ích cụ thể cho chủ sở hữu tòa nhà và những người sử dụng tòa nhà. Điển hình là giúp giảm chi phí bảo trì thay thế trong suốt thời gian sử dụng của tòa nhà. Các vật liệu xanh cũng góp phần giúp các công trình bảo tồn năng lượng. Trong quá trình xây dựng với vật liệu thân thiện với môi trường thì cũng cải thiện sức khỏe và năng suất của người làm việc. Các chi phí liên quan đến việc thay đổi cấu hình không gian cũng được tiết kiệm đáng kể. Đặc biệt tính linh hoạt trong thiết kế cũng được nâng cao hơn.

3. Một số loại vật liệu xây dựng xanh phổ biến ở Việt Nam

Là một đơn vị tiên phong trong việc sản xuất và ứng dụng vật liệu xây dựng xanh vào quá trình xây dựng các công trình nổi tiếng, LPC đã đem đến cho thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam nhiều sản phẩm chất lượng. Những loại vật liệu xây dựng xanh do LPC cung cấp đang dần trở nên phổ biến ở nhiều tỉnh thành.

Sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot là một giải pháp xây dựng thay thế cho sàn bê tông cốt thép truyền thống. Sở dĩ loại vật liệu này được xếp vào vật liệu xây dựng xanh là vì nó cấu thành từ các hợp Ubot. Hộp Ubot được sản xuất từ nhựa tái chế Polypropylene với dạng hộp định hình rỗng. Như vậy từ khâu sản xuất vật liệu sàn phẳng Ubot đã góp phần giảm thiểu một lượng lớn các loại nhựa có hại cho môi trường.

blank

Hơn thế nữa, nhờ có cấu tạo từ các hộp rỗng mà sàn phẳng Ubot đã giúp giảm thiếu một lượng lớn bê tông trong xây dựng, vừa góp phần củng cố sự phát triển bền vững, lại vừa đem lại lợi ích kinh tế đáng kể.

blank

Hệ thống chống ngập úng LPC E.Buble

Hệ thống chống ngập úng LPC E.Buble có hình dạng là những khối oval có những khoảng rỗng. Loại vật liệu này được sản xuất từ nguyên liệu tái chế thân thiện với môi trường. Khi sử dụng hệ thống chống ngập này, các kỹ sư không chỉ thấy được ý nghĩa to lớn đối với môi trường mà còn thấy được hiệu quả về nhiều mặt của nó.

blank

Điển hình là khi lắp đặt những quả bóng nhựa này trong những mảnh đất dọc theo vườn hoa hai bên đường, hệ thống này có thể chịu được tải trọng của lượng xe lớn lưu thông qua lại. Hiện tượng ngập úng cục bộ cũng được giải quyết khi lưu lượng nước mưa thấm vào lòng đất nhanh và nhiều hơn. Quá trình thi công cũng được đơn giản hóa, tiết kiệm nhiều sức người và chi phí lắp đặt.

Sàn bán lắp ghép LPC Smart

Sàn bán lắp ghép LPC Smart cũng thường được biết đến rộng rãi là một trong những vật liệu xây dựng xanh giúp bảo vệ môi trường. Loại vật liệu này đã được LPC đưa vào nhiều cải tiến nên có thể sử dụng rất hiệu quả cho các công trình nhịp nhỏ như nhà ở liền kề, nhà xây chen hay biệt thự.

Khi sử dụng loại sàn bán lắp ghép này, ta có thể nhận ra được thời gian thi công được rút gọn đáng kể, chi phí cốp pha cũng giảm xuống nhiều và quá trình thi công nhanh, gọn, linh hoạt, dễ dàng đã giúp chủ đầu tư thu về những hiệu quả tích cực về kinh tế và sức người.

blank

Hãy liên hệ với LPC ngay để có thể sử dụng những vật liệu xây dựng xanh chất lượng hàng đầu Việt Nam, góp phần xây dựng nên tương lai phát triển bền vững cho nhiều thế hệ.

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook:  Lam Pham Construction

Miễn phí thiết kế kết cấu sàn – Đồng hành cùng chủ đầu tư mùa Covid

Dù bạn là một khách hàng cá nhân mong muốn tân trang lại ngôi nhà của mình hay là một doanh nghiệp cần xây dựng một công trình lớn thì chắc chắn bạn đều cần quan tâm đến vấn đề là vật liệu xây dựng có chất lượng tốt, đem lại hiệu quả cao nhưng vẫn giúp bạn tiết kiệm được nguồn ngân sách và tìm được đơn vị thiết kế và cung cấp các giải pháp vật liệu uy tín và chuyên nghiệp.

Vậy, bạn không nên bỏ lỡ những thông tin sau đây về giải pháp sàn phẳng UBOT và chương trình thiết kế kết cấu sàn miễn phí, đồng hành cùng các nhà đầu tư và khách hàng của Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (LPC).

LPC-thiet-ke-ket-cau
Miễn phí thiết kế kết cấu sàn – đồng hành cùng chủ đầu tư mùa covid

1. Giới thiệu về giải pháp sàn phẳng UBOT

Để có thể thiết kế kết cấu sàn chắc chắn, bền đẹp và có mức chi phí hợp lý thì không thể nào bỏ qua được giải pháp sàn phẳng UBOT đang được nhiều chuyên gia về xây dựng tin tưởng và ứng dụng vào nhiều công trình lớn.

Sàn phẳng UBOT là gì?

Sàn phẳng UBOT là giải pháp sử dụng Hộp UBOT để tạo nên sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn. Là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene, UBOT được sử dụng trong kết cấu móng bè và sàn. Hộp UBOT có cấu tạo đặc biệt gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới.

Vào năm 2012, tập đoàn Daliform Group đến từ Ý đã chuyển giao công nghệ sản xuất hộp UBOT cho LPC. Từ đó đến nay, LPC không ngừng cải tiến, phát triển và hoàn thiện tốt nhất giải pháp này. Đồng thời, với giải pháp sàn phẳng UBOT, hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước đã được triển khai.

Những cải tiến của hộp UBOT trong trong thiết kế kết cấu sàn

Những cải tiến về cấu tạo của hộp UBOT

Trong nhiều năm, đội ngũ nghiên cứu của LPC không ngừng cải tiến giải pháp sàn phẳng UBOT nhằm giải quyết những nỗi lo, những vấn đề trong quá trình thi công. Trước hết, LPC đã cho thay đổi vị trí gân hộp thành so le nhau nhằm tạo thành con kê cho thép. Như vậy,  thép rải sàn luôn luôn được nằm trên con kê góp phần cho quá trình thi công được dễ dàng hơn.

blank
Sàn phẳng không dầm UBOT với nhiều cải tiến vượt trội

Thêm vào đó, thay vì sử dụng hộp UBOT nguyên bản 4 chân ở 4 góc, LPC đã cải tiến thành hộp UBOT 5 chân. Quá trình thi công với cốp pha kiểu cũ sẽ gặp nhiều bất lợi như khó kiểm soát được bê tông lớp dưới và có hiện tượng đẩy nổi.

Nguyên nhân chủ yếu do khi bê tông tràn xuống lớp dưới hộp sẽ khiến phần không khí trong hộp nén lại và đẩy nổi hộp lên. Chân côn thứ 5 ở giữa là cải tiến giúp kiểm soát đáng kể hiện tượng đẩy nổi trong thi công và chất lượng bê tông lớp dưới. Từ đó đã khắc phục triệt để hiện tượng nứt, rỗ sàn và giúp người kỹ sư kiểm soát tốt vấn đề đẩy nổi.

Cùng với đó là cải tiến bổ sung nắp dưới dạng bản được đục lỗ. Phần đổi mới này sẽ giúp ngăn các cốt liệu thô hay bê tông tràn vào trong hộp. Từ đó, ta có thể kiểm soát tốt phần rỗng trong sàn, không còn gặp hiện tượng bê tông bị hao hụt do tràn vào hộp hay sàn bị tăng trọng lượng.

Đặc biệt hộp UBOT còn được trang bị con kê đặt ở 4 góc, phục vụ cho các dự án vượt nhịp lớn, tải trọng lớn cần sàn dày và sử dụng hộp đôi. Những con kê này cũng được tăng chiều cao từ 8mm lên 12mm để đảm bảo lớp bảo vệ của thép so với mặt hộp UBOT.

Những cải tiến về thi công của hộp UBOT trong thiết kế kết cấu sàn

Không còn chỉ sử dụng thép lưới hàn như nguyên bản ở Châu Âu, LPC đã sử dụng thép cây có gờ có sẵn ở Việt Nam giúp tăng sự bám dính. Ngoài ra, các đơn vị thi công của LPC còn sử dụng thép gia cường rải đều làm tăng khả năng chống nứt cho sàn trong quá trình sử dụng. Các vị trí lỗ mở, biên sàn, các vị trí tải trọng tập trung cũng được gia cường tốt hơn.

Đồng thời, các vấn đề về cốt liệu, cấp phối, kiểm soát độ sụt, chất lượng bê tông trong quá trình thi công cũng được giải quyết. Thêm vào đó, LPC cũng đưa ra các tiêu chuẩn cơ sở, yêu cầu về bảo dưỡng, cốp pha, giáo chống để công trình được bền vững lâu hơn. Nhờ vào đội ngũ chuyên gia thiết kết cấu sàn, xây dựng thi công dày dặn kinh nghiệm nên LPC có thể triển khai tốt các biện pháp, cách thức chống đẩy nổi hộp khi thi công.

Sàn phẳng UBOT đem đến những lợi ích gì?

Những ưu điểm của sàn phẳng UBOT về mặt kỹ thuật

Trong thiết kế kết cấu sàn, nhờ khả năng vượt nhịp đến 20m, sàn UBOT đã góp phần tạo nên không gian thoáng rộng cho công trình. Công trình cũng trở nên thẩm mỹ hơn khi cấu tạo sàn phẳng không có dầm và mũ cột chắn ngang, đồng thời các đường ống kỹ thuật dưới sàn cũng dễ dàng được lắp đặt hơn. Chẳng những thế, dù nằm trong cùng khoảng tải trọng và nhịp tương đương nhau nhưng sàn UBOT có ưu thể mỏng hơn hệ dầm sàn kiểu cũ.

Khi sử dụng sàn phẳng UBOT thì với cùng chiều cao cho phép, công trình có khả năng tăng thêm tầng sử dụng do giảm chiều dày của hệ dầm sàn. Chiều dày sàn và cấu tạo các lỗ rỗng ở giữa cũng giúp cách âm, cách nhiệt tốt hơn.

blank
Hộp UBOT – nhân vật chính trong các thiết kế kết cấu sàn chất lượng tốt của LPC

Hơn thế nữa, tỷ lệ chênh lệch trọng lượng giữa sàn UBOT và sàn truyền thống là khoảng 10 đến 30%. Điều này đồng nghĩa với việc khi dùng sàn phẳng UBOT sẽ giảm được nhiều áp lực chịu nặng cho phần móng. Khi xảy ra các sự cố như động đất, dư chấn thì các công trình có sử dụng thiết kế kết cấu sàn UBOT sẽ cho thấy rõ hiệu quả giảm tải trọng tham gia dao động, giảm tỉ lệ đổ sập toàn nhà. Bên cạnh đó, do không sử dụng hệ dầm nối giữa các cột và giảm tải trọng sàn xuống cột nên có thể giảm số lượng và tiết diện cột.

Ý nghĩa hơn là UBOT nhận chứng nhận chất lượng cho thành phần là nhựa tái chế an toàn khi sử dụng. Quá trình thi công sàn phẳng UBOT cũng sử dụng rất ít giàn giáo, cốp pha. Vì thế, xây dựng các công trình với thiết kế kết cấu sàn UBOT cũng là góp phần bảo vệ môi trường.

Các đơn vị thi công có thể rút ngắn thời gian xây dựng khi sử dụng hộp UBOT làm sàn vì sàn phẳng nên việc thi công cơ điện dễ dàng và nhanh hơn. Nếu xem xét kỹ, sàn phẳng vượt nhịp UBOT còn góp phần làm giảm toàn bộ phần cút, chếch của hệ thống kỹ thuật.

Những lợi ích kinh tế mà sản phẳng UBOT mang lại trong thiết kế kết cấu sàn

Khi sử dụng sàn phẳng UBOT, chi phí xây dựng sàn sẽ chỉ từ 5,5 triệu đồng/ m2. Đồng thời bạn sẽ tiết kiệm 10-30% chi phí bê tông, cốt thép, cốp pha cùng các loại chi phí nhân công, chi phí cho hệ thống kỹ thuật, điện nước. Như vật, tổng chi phí cho công trình có thể giảm xuống đến khoảng 15%. Diện tích sử dụng cũng được nâng lên tối đa nhờ việc tăng chiều cao thông thủy, tăng số lượng tầng và giảm chiều cao một tầng.

blank
Các công trình sử dụng sàn phẳng UBOT đem lại hiệu quả kinh tế cao

Hộp UBOT có khối lượng nhẹ hơn nhiều so với các vật liệu sàn truyền thống lại còn có thể xếp chồng lên nhau khi vận chuyển nên các khoản phí vận chuyển vật liệu, phí thuê nhân công bốc vác hay phí thuê kho lưu trữ cũng giảm xuống đáng kể. Đặc biệt bề mặt sàn phẳng UBOT có thể không cần trang bị thêm trần giả nên chi phí thi công trần giả cũng có thể được cắt giảm.

2. Chương trình thiết kế kết cấu sàn miễn phí – LPC đồng hành cùng Chủ đầu tư và khách hàng

Tin vui cho các nhà đầu tư và khách hàng đang tìm kiếm đơn vị thiết kế kết cấu sàn, cung cấp vật liệu xây dựng là LPC đang có chương trình hỗ trợ rất hấp dẫn. Với mong muốn đồng hành cùng chủ đầu tư và khách hàng trong và sau thời gian dịch Covid diễn ra cũng như góp phần giúp ngành xây dựng mau chóng phát triển mạnh trở lại, LPC triển khai miễn phí chi phí thiết kế và thi công 59m² sàn cho công trình sử dụng 200m² sàn UBOT trở lên trên toàn quốc.

blank
Chương trình đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư và khách hàng cực hấp dẫn của LPC

3. Thông tin liên hệ hợp tác với LPC về miễn phí thiết kế kết cấu sàn

Là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam tiên phong trong việc chuyển giao giải pháp sàn phẳng không dầm từ Tập đoàn Daliform của Ý, LPC có cơ hội thực hiện các Dự án tại Pháp cùng với Vinci, Bouygues, Technip. Ngoài ra, tại Việt Nam, các đơn vị uy tín như Thành Công Group, Capital House, Udic, Hòa Bình, Vidifi – Đình Vũ cũng là các đối tác của LPC.

Với 10 năm kinh nghiệm, LPC đã xuất sắc để lại dấu ấn rõ nét với khoảng hơn 700 dự án được ứng dụng giải pháp sàn phẳng Ubot trong thiết kế kết cấu với nhiều loại công trình như: nhà xưởng, trung tâm thương mại; bãi để xe; công trình dân dụng, trường học và đa dạng các loại hình công trình khác. Đội ngũ kỹ sư của LPC đã có kinh nghiệm thực tế phong phú với nhiều công trình tại Châu Âu và Việt Nam. Vì thế, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm liên hệ với LPC để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng sở hữu công trình mình mong muốn.

Công ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Vật liệu xây dựng công nghệ mới và ứng dụng trong thi công các công trình

Trong nhiều năm qua, khoa học công nghệ không ngừng phát triển, kéo theo sự cải tiến rõ rệt trong nhiều lĩnh vực. Và sản xuất vật liệu xây dựng cũng không nằm ngoài xu thế tích cực này. Hàng loạt các loại vật liệu xây dựng công nghệ mới đã được ra mắt trên thị trường và nhanh chóng được ứng dụng vào việc thi công các công trình. Để hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của các loại vật liệu xây dựng mới cũng như tính ứng dụng của chúng, bạn hãy đọc ngay bài viết sau đây nhé!

Ưu điểm của việc sử dụng vật liệu xây dựng công nghệ mới

Vật liệu xây dựng công nghệ mới ra đời đã đem lại nhiều sự thay đổi rõ rệt cho ngành xây dựng ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Hãy xem loại vật liệu này có những ưu điểm nổi bật nào.

Tận dụng được nhiều loại nguyên liệu tái chế

Vật liệu xây dựng công nghệ mới không chỉ được sản xuất theo những cách thức mới và hiện đại hơn mà các nhà khoa học còn nhờ vào công nghệ tân tiến đó để tái chế nhiều loại nguyên liệu. Chẳng hạn như bã cây gai dầu đã được nghiên cứu và sử dụng để đúc thành các khối bê tông với chất lượng không hề thua kém bê tông truyền thống.

blank

Sử dụng tro bay trong sản xuất xi măng

Bên cạnh đó, nhóm chuyên gia tại Đại học Rice đã sử dụng phương pháp Taguchi để tìm ra cách sử dụng các loại phế liệu như tro bay. tro núi lửa hay xỉ hạt lò cao để thay thế cho clinker nhằm sản xuất ra các tấm bê tông thay thế cho bê tông thông thường. Cùng với đó, qua nghiên cứu nhiều năm thì người ta cũng tìm được cách biến phế liệu polyethylene thành loại xi măng nhựa có độ bền và tính chịu lực cao, ứng dụng được trong các công trình xây dựng thay cho xi măng cũ.

Tiết kiệm nhiều chi phí

Từ việc sử dụng công nghệ mới để làm ra vật liệu xây dựng, người ta đã có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Lý do đầu tiên là vì công nghệ mới sẽ giúp nhà sản xuất tìm ra được nhiều loại nguyên liệu mới với giá thành rẻ hơn so với nguyên liệu cũ. Tiếp đến phương pháp với công nghệ mới còn giúp cho các nhà máy sản xuất giảm được chi phí về chất đốt.

blank

Gạch không nung được sản xuất với công nghệ mới

Ví dụ như khi sản xuất vật liệu xây dựng không nung như gạch bê tông khí chưng áp (AAC); gạch bê tông bọt, khí; tấm tường ACOTEC;… thì sẽ tiết kiệm được than, dầu và khí đốt, nhất là trong thời điểm giá của các chất đốt tăng cao. Hay nhờ có các công nghệ tân tiến cùng dây chuyền sản xuất hiện đại, lượng nhân công cũng sẽ không cần đông như trước, từ đó giảm được tổng chi phí sản xuất.

Giảm thiểu được thời gian

Công nghệ mới không chỉ giúp giảm bớt chi phí thường thấy khi sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng mà còn giảm được một loại chi phí vô hình nhưng quý giá đó là thời gian. Nổi bật cho việc giảm thiểu thời gian trong xây dựng chính là công nghệ in 3D. Đã có nhiều thử nghiệm cho thấy khi sử dụng máy in 3D để xây dựng các công trình lớn hay nhà ở thì người ta hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian thi cồng xuống tới 3 đến 5 lần.

Thậm chí có những ngôi nhà cấp 4 cho hai người ở với thiết kế đơn giản đã được máy in 3D cỡ lớn xây dựng chỉ trong vòng năm ngày.

blank

Ngôi nhà được xây dựng bằng phương pháp in 3D hoàn thành sau năm ngày

Một trong những vấn đề gây ra tình trạng kéo dài thời gian thi công, làm chậm tiến độ là vì sự thiếu nguồn cung vật liệu xây dựng do không thể thống nhất với bên cung cấp về giá cả hay do cầu vượt cung. Tuy nhiên nhờ co vật liệu xây dựng công nghệ mới mà những tình huống trên sẽ được khắc phục khi mà bên cạnh những vật liệu truyền thống đã có thêm vật liệu mới được sản xuất nhanh chóng, tiện dụng và dễ dàng vận chuyển hơn.

Khắc phục được những vấn đề của vật liệu truyền thống

Những vật liệu truyền thống sau một thời gian dài sử dụng, người ta đã nhận ra được nhiều vấn đề hạn chế. Song thông qua nghiên cứu thì vật liệu xây dựng công nghệ mới đã khắc phục nhiều vấn đề trong số đó. Chẳng hạn các nhà khoa học thuộc công ty AquiPor đã phát minh ra loại gạch lát với công nghệ thoát nước vượt trội giúp hạn chế tình trạng ngập lụt đô thị.

blank

Những vật liệu xây dựng công nghệ mới với khả năng chống cháy cao hơn vật liệu cũ

Một trong những loại vật liệu xây dựng đang được chú ý, đặc biệt là ở những nước hay có động đất như Nhật Bản chính là loại bê tông có lớp nhiệt dẻo bên trong giúp ứng phó được với các chấn động. Hay công ty LPC cũng phát triển loại bê tông cốt sợi thủy tinh giúp tạo nên những bề mặt hay công trình có cấu trúc đặc biệt một cách linh hoạt hơn. Các vật liệu chống cháy, cách nhiệt cũng là những gương mặt tiêu biểu trong thế hệ vật liệu xây dựng công nghệ mới. 

Nhược điểm của việc sử dụng vật liệu xây dựng công nghệ mới

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì khi sử dụng vật liệu xây dựng công nghệ mới cũng vẫn cho thấy một số nhược điểm nhất định.

Nguồn cung vật liệu còn hạn chế

Chính bởi những vật liệu xây dựng công nghệ mới còn chưa phổ biến rộng rãi nên số lượng nhà máy sản xuất vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế. Hơn thế nữa, để có thể sản xuất được hàng loạt các vật liệu mới thì cần có máy móc hiện đại theo kịp quá trình sản xuất tâm tiến. Những loại máy này đa số phải nhập khẩu từ nước ngoài nên sẽ cần một vài năm nữa thì nguồn cung vật liệu xây dựng công nghệ mới mới trở nên đầy đủ hơn.

Kinh nghiệm xử lý các tình huống với vật liệu mới còn ít

Vì tính chất mới và lạ nên khi một số tình huống không lường trước xảy ra trong quá trình thi công công trình có sử dụng vật liệu mới thì các nhân công, kỹ sư sẽ còn bỡ ngỡ. Kinh nghiệm cần tích lũy qua thời gian nên nếu có càng nhiều công trình ứng dụng vật liệu xây dựng mới được khởi công thì tình huống chubất ngờ sẽ giảm xuống.

blank

Công trình xây dựng đang được tiến hành thi công

Gặp nhiều trở ngại trong việc thuyết phục khách hàng sử dựng

Những sản phẩm tiên phong, mới lạ luôn gặp phải trở ngại quen thuộc là cần thời gian để kiểm nghiệm và chấp nhận. Vật liệu xây dựng công nghệ mới cũng không nằm ngoài tình huống này. Sở dĩ khách hàng còn ngần ngại vì họ đã vốn quen vs những công trình cũ, nay khi phải dùng cái gì mới thì học sẽ phải suy nghĩ về chi phí đánh đổi. Nhưng chắc chắn sau khi chứng kiến nhiều công trình kiến trúc độc đáo từ vậy liệu mới thì khách hàng cũng sẽ yên tâm sử dụng.

Ứng dụng của vật liệu xây dựng công nghệ mới

Không chỉ tạo nên một xu hướng xây dựng mới cho thời đại mà các loại vật liệu xây dựng công nghệ mới cũng mang tính ứng dụng rất cao, đã được đưa vào quá trình thi công của nhiều công trình.

Góp phần bảo vệ môi trường

Ứng dụng rõ nét nhất của vật liệu xây dựng công nghệ mới chính là góp phần bảo vệ môi trường. Trong quá trình tạo ra các vật liệu xây dựng xanh để tối ưu các lợi ích trong xây dựng thì đồng thời các nhà khoa học cũng đang góp phần tìm ra hướng đi cho vấn đề môi trường. Chẳng hạn như hộp UBOT, hộp định hình tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene do công ty LPC sản xuất không chỉ giúp cho doanh nghiệp này tạo nên hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần tái chế loại chất thải cứng đầu là nhựa.

blank

Hộp UBOT được ứng dụng vào thi công công trình

Tạo nên những công trình mới bền đẹp hơn

Những công trình bền đẹp nhờ vật liệu xây dựng công nghệ mới đã được thi công rộng khắp trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, nhiều tòa nhà với kiến trúc độc đáo đã được xây dựng nên từ Bê tông Cốt sợi thủy tinh. Loại vật liệu này có độ bền cao, kiểu dáng đẹp, lại dễ dàng tạo hình, từ đó giúp cho các sân vườn, tòa nhà, cảnh quan đô thị thêm phần bền chắc và đẹp mắt.

blank

Công trình được xây dựng với Bê tông Cốt sợi thủy tinh

Rút ngắn thời gian thi công

Thời gian là vàng là bạc, vậy nên việc rút ngắn thời gian thi công là một tính ứng dụng được đánh giá cao của vật liệu xây dựng mới. Hiện nay đã có các loại khung bê tông cốt thép có thể lắp ghép được sản xuất từ công nghệ đúc sẵn tiên tiến. Nhờ vậy đơn vị thi công có thể lắp ghép ngay tại hiện trường xây dựng giúp giảm đáng kể thời gian thi công.

LPC là một đơn vị đi đầu trong việc sản xuất và ứng dụng các loại vật liệu xây dựng công nghệ mới vào thi công các công trình. Từ đó hướng đến tạo nên những công trình có chất lượng tốt, bền vững và có giá trị lâu dài. LPC hứa hẹn giúp các khách hàng được tận hưởng những không gian sống, làm việc và vui chơi tân tiến, hiện đại nhất. Hãy liên hệ ngay với LPC để hiện thực hóa mong muốn của bạn.

Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction