hinh-anh-seri-nen-mong-cua-lpc

Serie chủ đề về nền móng (Phần 2)

Nội dung

Tiếp nối trong bài viết Serie chủ đề về nền móng (Phần 1) ở bài trước, trong bài viết này hãy cùng LPC tìm hiểu tiếp phần 2 nhé!

5. Tìm hiểu về cọc khoan nhồi

Cọc khoan nhồi là một loại móng sâu ứng dụng trong xây dựng khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Với đường kính đa dạng từ 30 – 300 cm, chia ra nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau phù hợp với từng công trình.

Serie chủ đề về nền móng

Điểm nổi bật là cọc được tạo nên bằng phương pháp khoan hiện đại, giúp người thi công dễ dàng điều chỉnh hạ độ sâu rất lớn và đường kính rộng. Phương án dùng cọc này hiện nay khá phổ biến, nhất là trong những công trình cao tầng, những công trình cần độ chịu tải lớn,…

Quy trình thi công cọc khoan nhồi: 

  • Đầu tiên là tiến hành khoan lỗ: công việc đòi hỏi sự chính xác, không được phép sai lệch gây ảnh hưởng đến công trình.
  • Tiếp theo, cần làm sạch hố khoan: khi khoan sẽ không tránh khói việc làm rơi đất đá và những vật liệu không đảm bảo rơi xuống hố. Do đó, cần làm sạch trước khi tiến hành đổ bê tông.
  • Tiếp đến là gia công lắp dựng lồng thép: lồng thép là thiết bị đã được làm sẵn, tiếp hành lắp lồng này đúng vị trí và kỹ thuật.
  • Sau đó đến thi công cọc: công đoạn này cần được giám sát thật kỹ, đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật và những điều kiện khác liên quan.
  • Cuối cùng là kiểm tra chất lượng cọc, đập đầu cọc và tiến hành thi công bệ móng. Đến đây, quá trình thi công kết thúc. 

Lưu ý, việc giữ vách cho cọc có thể dùng ống vách hạ xuống để khoan lỗ, cho đến khi đổ bê tông thì rút lên, việc này giúp đảm bảo chất lượng cho cọc, tuy nhiên cũng khá khó khăn khi thực hiện.

Ưu nhược điểm của phương pháp cọc khoan nhồi

* Ưu điểm

  • Có thể thay đổi kích thước hình học của cọc (bao gồm chiều dài và chiều rộng) cho phù hợp với thực trạng đất nền một cách dễ dàng do được đúc ngay tại móng.
  • Khả năng tận dụng hết khả năng của vật liệu, giảm được số cọc trong móng.
  • Không gây tiếng ồn khi thi công, đồng thời hạn chế ảnh hưởng tới các công trình lân cận.
  • Cho phép kiểm tra trực quan địa chất từ mẫu đất đào nên đánh giá chính xác hơn điều kiện của đất.
  • Có thể sử dụng với những công trình đòi hỏi sức chịu tải lớn.
Serie chủ đề về nền móng2

*Nhược điểm

  • Cọc trong suốt quá trình thi công đều nằm sâu trong lòng đất, các khuyết tật dễ xảy ra như: hiện tượng co thắt, hẹp cục bộ, bê tông quanh thân cọc bị rửa trôi, rỗ mặt thân cọc do nước mưa,… Khó kiểm soát chất lượng
  • Đòi hỏi đội thi công phải có chuyên môn.
  • Phụ thuộc vào thời tiết.
  • Thi công dễ gây lầy lội ảnh hưởng đến môi trường và hao tổn chi phí thí nghiệm cọc.
  • Chi phí thi công cọc khá lớn
  • Thời gian công lâu hơn PP ép cọc

6. Gia cố nền móng bằng cọc cừ tràm

Cừ tràm là một phương pháp gia cố nền đất yếu hay dùng trong dân gian thường chỉ dùng dưới móng chịu tải trọng không lớn trong công trình xây dựng.

Đóng cọc cừ tràm là để nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng dẫn đến nâng cao sức chịu tải của đất nền. Chỉ được đóng cọc tràm trong đất ngập nước để tràm không bị mục nát, nếu đóng trong đất khô không nước sau đó tràm bị mục nát thì lại phản tác dụng làm nền đất yếu đi.

Serie chủ đề về nền móng3

Theo kinh nghiệm mật độ đóng cừ tràm thường đóng 16-25 cọc/m2, hiện tại chưa thấy lý thuyết tính toán cụ thể nhưng ta có thể làm như sau: trong giai đoạn thiết kế giả sử sau khi đóng cọc tràm nền đất đạt được độ chặt nào đó (thông qua hệ số rỗng) từ đó tính được sức chịu tải đất nền lấy đó làm căn cứ thiết kế móng (hoặc có thể giả sử sức chịu tải đất nền sau khi đóng cọc). 

Sau khi đóng cọc xong làm thí nghiệm lại để kiểm tra sức chịu tải của nền đất nếu không khác nhiều so với SCT giả thiết thì không cần sửa thiết kế (thực tế ít có thí nghiệm kiểm tra mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm)

– Biện pháp thi công cọc cừ tràm

* Phạm vi áp dụng:

Cừ tràm được sử dụng để gia cố nền đất cho những công trình có tải trọng truyền xuống không lớn hoặc để gia cố cừ kè vách hố đào.

Cừ tràm được sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt, ngập nước. Nếu cọc tràm làm việc trong đất luôn ẩm ướt thì tuổi thọ sẽ khá cao (50-60 năm và lâu hơn). Nếu cừ tràm làm việc trong vùng đất khô ướt thất thường thì cọc rất nhanh bị mục nát.

* Yêu cầu của cừ tràm:

Cừ tràm, thẳng và tươi tuỳ theo công trình chúng ta dùng loại cừ tràm gì hiện nay trên thị trường có nhiêu loại cừ như: cừ tràm gốc 8-10cm, dài 4m, ngọn 3,5cm, cừ tràm gốc 8 -10cm, dài 4,5m, ngọn 3.5cm, cừ tràm gốc 10 – 12 cm, cừ tràm 4m, ngon 4,5cm (hay gọi cừ tràm loại 1), cừ tràm gốc 10 – 12cm, dài 4,5m, ngọn 4cm…

– Phương pháp hạ cọc cừ tràm:

  • Hạ cọc bằng thủ công: Dùng vồ gỗ rắn để đóng , để tránh dập nát đầu cọc phải dùng bịt đầu cọc bằng sắt. Cừ tràm đóng xong phải cưa bỏ phần dập nát đầu cọc. Trường hợp nền đất yếu bùng nhùng mà khi đóng cọc bằng vồ cọc bị nẩy lên thì nên hạ cọc bằng phương pháp gia tải, kết hợp rung lắc.
  • Hạ cọc bằng máy: Có thể dùng gầu máy đào để ép cọc nếu có thể.
  • Khi thi công trên nền móng gặp lớp cát dày không thể đóng cừ tràm bằng máy đào, thủ công, chúng ta thi công bằng máy đóng cừ rung (biện pháp rung từ từ cừ tràm xuống dần), hiện nay chúng ta thường gặp cát hoặc xà bần san lấp nhiều nên phải đóng cừ tràm bằng máy rung.
  • Sơ đồ thi công cừ tràm: Cừ tràm được đóng nền thì tiến hành đóng từ ngoài vào. Nếu là dải cọc hoặc hàng cọc thì đóng theo hàng tuần tự. Đối với cọc cừ kè vách hố đào thì đóng từ hàng cọc xa mép hố đào nhất trở vào.
Serie chủ đề về nền móng4

Gia cố cừ tràm trên nền móng:

  • Cọc cừ tràm có thể đóng thủ công hoặc đóng bằng máy.
  • Cọc cừ tràm chỉ thi công được tại những nơi có mực nước ngầm cao, cừ tràm đóng ngập xuống dưới mực nước ngầm để tránh mối, mọt, kho … gây hỏng cừ tràm trong quá trình sử dụng.
  • Cừ tràm chỉ sử dụng tại những công trình có yêu cầu không lớn về tải trọng.

Trình tự thi công cừ tràm :

  • Đóng Cừ tràm theo quy tắc cái đinh ốc, đóng từ vòng ngoài vào trong, từ xa vào gần tim móng.
  • Cừ tràm lớn đóng trước, Cừ tràm nhỏ đóng sau trong trong cùng một loại móng hoặc từng m2 móng băng.
  • Cừ tràm xuống phải thẳng, không gãy, dập, cong vênh.
  • Sau khi đóng xong toàn bộ, cần phủ lên đầu cọc 1 lớp cát vàng dày 10cm rồi tiến hành đổ bê tông lót và thi công phần tiếp theo.

7. Gia cố nền bằng đệm cát

* Phạm vi áp dụng: Về thực chất, đệm cát là giải pháp bóc bỏ lớp đất yếu và thay thế bằng lớp đất mới có khả năng chịu tải lớn hơn. Nên dùng cát to hoặc cát trung để làm đệm. Đệm cát thường sử dụng khi lớp đất yếu ở trạng thái bão hòa nước như sét nhão; cát pha bão hòa nước, sét pha nhão; bùn; than bùn có chiều dày không lớn lắm (nhỏ hơn 3m). 

* Những trường hợp sau đây không nên sử dụng đệm cát:

  • Chiều dày lớp đất thay thế lớn hơn 3m (sẽ khó thi công và không kinh tế)
  • Mực nước ngầm cao dẫn đến tốn chi phí hạ mực nước ngầm và đệm cát không ổn định

* Tác dụng của đệm cát:

  • Tăng sức chịu tải của đất nền
  • Giảm lún móng
  • Giảm chiều sâu chôn móng từ đó giúp giảm khối lượng vật liệu xây móng

* Những lưu ý khi gia cố nền bằng đệm cát:

  • Có biện pháp ngăn chặn hiện tượng cát chảy, xói ngầm trong nền do nước ngầm, hoặc hóa lỏng do tác động của tải trọng động
  • Phải đảm bảo ổn định về cường độ và đảm bảo độ lún của công trình khi dùng đệm cát trong giới hạn cho phép

* Tính toán đệm cát

 Kích thước đệm cát được xác định từ điều kiện: 

Serie chủ đề về nền móng5

Trong đó: pz,z=hđ – áp lực phụ thêm do tải trọng công trình tại độ sâu z = hđ, (kPa); 

pz;z=hđ = (ptc – h) (4.2), trong đó:

– Hệ số phụ thuộc vào m = 2z/b và n = l/b, được tra bảng p

tc – ứng suất tiêu chuẩn trung bình dưới đáy móng. pd,z=h+hđ – áp lực do trọng lượng bản thân của đất tại độ sâu z = h + hđ, (kPa); Rz – cường độ của lớp đất yếu tại cao độ đáy đệm cát. Lúc này bài toán trở về giống như trường hợp thiết kế móng nông trên nền tự nhiên nhưng trong nền có xuất hiện một lớp đất yếu

Kiểm tra độ lún S = S1 + S2 Sgh (4.3) trong đó: S1 – độ lún của đệm cát;

252 S2 – độ lún của các lớp đất nằm dưới đệm cát trong vùng chịu nén; S

gh – độ lún cho phép.

Sơ đồ tính toán đệm cát.

(Góc = 30 – 400 với cát; 40 – 450 với đệm đá)

Trên đây là “serie chủ đề về nền móng” mà LPC đã nêu. Chúng ta đã thấy rằng việc kiểm tra định kỳ nền móng là quan trọng đối với sự ổn định và an toàn của công trình xây dựng. Quy trình này không chỉ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn mà còn là chìa khóa để đảm bảo sự bền vững của ngôi nhà.

Xem thêm: Sàn Phẳng Không Dầm Ubot – Giải Pháp Công Nghệ Ứng Dụng Cho Nhiều Loại Công Trình

Xem thêm: Chuyển Đổi Xanh Và Xu Hướng Phát Triển Bền Vững Cho Doanh Nghiệp

Xem thêm: Sàn Phẳng Không Dầm Chịu Lực Như Thế Nào?

 — Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.