Hướng dẫn sử dụng phần mềm báo cáo sàn phẳng Ubot

Sau rất nhiều năm làm việc với khách hàng và nhận được vô số các câu hỏi khác nhau liên quan đến các chỉ số tính toán của Giải pháp sàn phẳng không dầm. Với kinh nghiệm 16 năm trong lĩnh vực xây dựng, LPC đã xây dựng lên phần mềm báo cáo sàn phẳng dành riêng cho sản phẩm vật liệu công nghệ mới: Sàn phẳng Ubot 

phần mềm báo cáo sàn phẳng

Phần mềm báo cáo sàn phẳng giúp khách hàng có thể so sánh, ước tính sơ bộ về chi phí xây dựng, hàm lượng các loại vật tư của công trình. Phần mềm có thể thay đổi các thông số thép, bê tông, cốt pha và công năng của công trình.. đặc biệt, thay đổi giá để phù hợp với từng thời điểm và địa phương của công trình.

Dưới đây, LPC sẽ hướng dẫn mọi người – những ai mới biết đến phần mềm này, cách sử dụng phần mềm báo cáo sàn phẳng Ubot.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là gì?

Phần mềm báo cáo sàn phẳng được tạo nên bởi Team Công nghệ của Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm với mong muốn giúp Chủ Đầu tư – các đơn vị Tư vấn thiết kế hoặc những khách hàng quan tâm đến giải pháp có thể tự tổng hợp và lập nên báo cáo so sánh chi phí đối với công trình của mình.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng được xây dựng trên các số liệu tính toán chi tiết của các kỹ sư kết cấu hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc ứng dụng giải pháp sàn phẳng không dầm, các thông số theo quy định của luật xây dựng Việt Nam và thực tế triển khai các Dự án từ trước tới nay.

phần mềm báo cáo sàn phẳng

Các bước sử dụng phần mềm báo cáo sàn phẳng Ubot

Phần mềm được thiết kế thân thiện với người dùng và tối ưu trên các nền tảng khác nhau.

Bước 1: Truy cập vào “sanphangubot.lpc.vn –> Nhấn “Tạo tài khoản mới”

phần mềm báo cáo sàn phẳng

Tham khảo: Giải pháp sàn Ubot

Bước 2: Nhập thông tin cá nhân

Nhập đầy đủ các thông tin hệ thống yêu cầu –> Nhấn “Tạo tài khoản mới”

phần mềm báo cáo sàn phẳng

Bước 3: Xác minh qua Email

Thông tin được chuyển đến Email vừa đăng ký –> Xác nhận –> Tạo mật khẩu

Bước 4: Trang chủ “Phần mềm báo cáo sàn phẳng xuất hiện” 

Sau khi tạo được mật khẩu, bạn về trang truy cập mở Bước 1 điền thông tin “tên và mật khẩu đăng nhập” để vào trang chủ. Phần mềm xuất hiện ta nhấn “Thêm” –> Giao diện “Tạo báo cáo kinh tế kỹ thuật sàn phẳng Ubot” xuất hiện.

phần mềm báo cáo sàn phẳng

Xem thêm: Cách sử dụng phần mềm tạo báo báo sàn phẳng

Bước 5: Điền đầy đủ thông tin

Đọc kỹ và điền chính xác các thông tin –> Nhấn “ Xuất báo cáo ” để hoàn tất.

phần mềm báo cáo sàn phẳng

Xem thêm: Sàn Ubot-Giải pháp chống nóng hiệu quả

Khi sử dụng phần mềm, nếu các bạn muốn chỉnh sửa, thêm/ bớt tính năng nào đó vào phần mềm báo cáo sàn phẳng Ubot đừng ngại gì mà không báo cho chúng tôi luôn nhé. Chúng tôi sẽ nghiên cứu và lên kế hoạch cải tiến để bạn sử dụng ngày càng tốt hơn. 

LPC luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn miễn phí cho quý khách mọi lúc, mọi nơi. Hãy trở thành khách hàng hợp tác của chúng tôi để nhận được chất lượng về sản phẩm dịch vụ tuyệt vời cùng với những ưu đãi cực lớn, siêu hấp dẫn. Chúng tôi luôn chờ cuộc điện thoại và email hợp tác đến từ tất cả các khách hàng, các chủ đầu tư và các đơn vị đối tác. 

LPC rất hân hạnh chào đón bạn!

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Top 3 loại sàn phẳng tốt nhất hiện nay được nhiều Chủ đầu tư lựa chọn

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành xây dựng hiện nay cũng đã và đang không ngừng tạo ra các vật liệu xây dựng mới để nâng cao chất lượng cũng như thẩm mỹ của công trình cũng như bảo vệ môi trường. Sàn phẳng không dầm không còn là cái tên xa lạ với các Chủ đầu tư, kỹ sư xây dựng trên cả nước. Cùng tham khảo bài viết sau đây để biết 3 loại sàn phẳng nào đang được lựa chọn nhé!!

sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm là gì?

Sàn phẳng không dầm là loại sàn không sử dụng đến các thanh dầm ngang và dầm dọc đỡ ở phía dưới khi thi công. Khi xây dựng thì chúng sẽ được liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ của công trình.

Sàn phẳng không dầm

Một số loại sàn phẳng hiện nay

Nhiều sản phẩm công nghệ của sàn phẳng đã được các quốc gia tiên tiến tại Châu Âu ứng dụng như: Ý (công nghệ Sàn Ubot), Đan mạch (công nghệ sàn bóng), Hàn quốc (công nghệ sàn xốp). Việt Nam cũng đã tiến hành nhập khẩu và phát triển các công nghệ này và đang được ứng dụng rộng rãi trên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc vì ưu điểm, lợi ích vượt trội của giải pháp.

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

Cấu tạo của sàn phẳng không dầm như thế nào ?

Hầu hết các loại sàn phẳng không dầm đều có Kết cấu khá đơn giản, không có nhiều sự khác biệt so với sàn truyền thống thông trường. Bao gồm:

  • Tấm lưới thép lưới cố dưới
  • Hộp rỗng, bóng,… bằng xốp và nhựa
  • Tấm thép lưới cố định trên
  • Các móc thép cố định

Sử dụng sàn phẳng giúp giảm đi lượng bê tông không cần thiết nằm trong sàn khi thi công. Giúp giảm tải trọng sàn xuống móng, tiết kiệm chi phí vật liệu nhân công và tối ưu công năng sử dụng của công trình. Việc bố trí thép của sàn phẳng không dầm sẽ giúp bề mặt sàn liên kết tốt hơn, từ đó tạo ra hệ sàn an toàn, toàn chắc chắn và tiết kiệm được nguyên vật liệu.

sàn phẳng không dầm ubot

Kết cấu của sàn phẳng không dầm

Sự khác nhau giữa sàn phẳng không dầm và sàn truyền thống

Sàn truyền thống (sàn bê tông) là được làm bằng cốt thép, màng hoặc cáp ứng lực trước kết hợp với hỗn hợp bê tông. Do vậy mà sàn truyền thống không xảy ra tình trạng bị võng giống như các sàn khác nhưng tải trọng của sàn này lớn, làm gia tăng tải trọng của công trình, sau một thời gian dài sử dụng sẽ xuất hiện tình trạng bị nứt trên bề mặt không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình, ảnh hưởng đến kết cấu móng bên dưới.

Xem thêm:https://lpc.vn/vat-lieu-xay-dung-xanh-xu-the-xay-dung-moi-trong-linh-vuc-xay-dung-hien-nay/

Sàn phẳng không dầm lại sử dụng dự ứng lực trong bê tông giúp tạo lực nâng cân bằng với tải trọng và làm giảm độ võng của sàn. Bên cạnh đó, chúng còn giúp loại bỏ việc phải cần tới ván khuôn vòm hoặc dầm tiết diện lớn và kiểm soát được vết nứt trên sàn.

Sàn phẳng

Sàn bê tông cốt thép truyền thống có thể chịu được tải trọng lớn, khả năng chống cháy tốt nhưng khả năng tiêu âm, cách nhiệt kém. Ngược lại thì sàn phẳng không dầm giúp tiết kiệm kinh tế, khả năng tiêu âm, cách nhiệt và chống cháy tốt.

Trong trường hợp các công trình đa chức năng như bãi để xe, thương mại, khu thể thao thì khoảng cách các cột phải khác nhau tùy từng mục đích sử dụng, do đó sử dụng hệ sàn chuyển giúp tiết kiệm được chi phí, thời gian mà sàn bê tông cốt thép không làm được.

Xem thêm: https://lpc.vn/giai-phap-san-phang-vuot-nhip-trong-kien-truc-hien-dai/

Top 3 loại sàn phẳng không dầm tốt nhất hiện nay 

Sàn phẳng Ubot 

Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Ubot có cấu tạo đặc biệt gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới. 

Việc đặt Ubot vào lấy đi phần bê tông không làm việc giúp giảm trọng lượng sàn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng, đồng thời giúp sàn vượt nhịp lên đến 20m tạo không gian thông thoáng thẩm mỹ cho công trình.

Sàn phẳng

Hộp Ubot

Từ 2012, LPC được chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Daliform Group (Italia) và tiếp phát triển, hoàn thiện giải pháp. Được triển khai ở hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước, đến nay, UBOT Beton là giải pháp sàn phẳng vượt nhịp lớn hàng đầu Việt Nam.

Sàn hộp Ubot với những đặc tính ưu việt đã chiếm vị trí quan trọng trong thị trường xây dựng ngày nay và đạt được những thành công nhất định:

  • Ubot trở thành sản phẩm đại diện cho các công trình xanh: ECO Home Phúc Lợi, Nhà ở xã hội Cát Tường ECO, Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City, Thống Nhất Smart City,…
  • Ubot tạo xu hướng mới cho giải pháp sàn phẳng, đi đầu trong công cuộc chuyển giao công nghệ mới về Việt Nam.
  • Ubot trở thành lựa chọn hàng đầu cho những thiết kế xây dựng có tính thẩm mỹ cao mà tiết kiệm và thân thiện với môi trường
  • Ubot tự hào đồng hành cùng những đối tác lớn: Hòa Bình Greencity, Capital house,…
Thi công sàn phẳng ubot

Thi công sàn phẳng Ubot

Xem thêm: https://lpc.vn/vat-lieu-xanh-va-hieu-qua-kinh-te-trong-xay-dung/

Sàn VRO

Sàn Vro là giải pháp sàn xốp tạo rỗng được các giáo viên từ trường Đại học Xây Dựng thiết kế vào năm 2010, sau này được nhiều người biết đến và được sử dụng rộng rãi khắp nơi. 

Sàn phẳng

Cấu tạo sàn VRO

Sàn VRO được tạo nên bằng cách đặt lõi xốp nhẹ, đàn hồi vào trong miền trung hòa của bê tông. Lõi xốp bên trong thực chất là các phiên xốp hình như nhật có kích thước 38x38cm, chiều cao của phiên xốp sẽ được thay đổi linh động tùy trọng tải của sàn. Sàn nhẹ và đàn hồi nhưng lại thiếu ổn định về mặt bề ngang nên thi tạo ra, nó được trang bị thêm hệ thống khung zic zac. Từ đó, sản phẩm có thể giúp toàn bộ sàn ổn định hơn về mọi chiều.

Sàn phẳng

Sàn VRO

Sàn bóng

Sàn bóng – Bubbledeck được làm từ những quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn, làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp lên khoảng 50%. 

Sàn phẳng

Các cấu kiện rộng 2,4m tạo nên một phần bản sàn tổng thể được sản xuất dưới dạng cấu kiện đúc sẵn bán toàn khối bao gồm lưới thép dưới và lớp bê tông đúc sẵn dày 60mm, hình thành hệ ván khuôn vĩnh cửu cho bản sàn. Các sườn tăng cứng có tác dụng cố định 2 lưới thép trên và dưới, định vị các quả bóng nhựa đúng vị trí cũng như tăng cường độ cứng dọc cho tấm sàn trong quá trình lắp dựng.

Sàn phẳng

Sàn bóng

Sàn bóng Bubble Deck là công nghệ thi công tấm sàn phẳng, rỗng theo hai phương không dầm, ít cột, thi công không cần ván khuôn và có khẩu độ vượt nhịp lớn. Công nghê sàn bóng Bubble Deck rất linh hoạt trong thiết kế kiến trúc, có tính cách âm, cách nhiệt tốt và khả năng chống cháy nổ, giảm tác dụng động đất vượt trội.

Xem thêm: https://lpc.vn/nang-cao-y-thuc-bao-ve-moi-truong-trong-nganh-bang-cong-nghe-xay-dung-moi/

Hy vọng rằng với những thông tin về sàn phẳng không dầm mà LPC chia sẻ sẽ hữu ích đối với bạn đọc đang có nhu cầu thi công công trình. So với sàn truyền thống thì loại sàn này có nhiều ưu điểm vượt trội rất phù hợp với đa số các công trình hiện nay. 

Tuy nhiên, các bạn hãy tìm cho mình một đơn vị cung cấp uy tín, thợ thi công phải có tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm để tránh một số nhược điểm như: rỗ đáy, đẩy nổi,…. Và quá trình đổ bê tông của sàn cần có sự kiểm soát kỹ càng, cẩn thận. Nếu cần hỗ trợ , xin liên hệ 0911.29.9696 để được tư vấn miễn phí.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC 

Hotline: 0911.29.9696 

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Có nên sử dụng sàn phẳng Ubot cho nhà dân ???

Xây nhà bằng sàn phẳng Ubot đã không còn là một khái niệm xa lạ trong giới xây dựng những năm gần đây. Nhưng đối với nhiều người dân, sàn phẳng Ubot vẫn là một cái gì đó rất mới mẻ làm cho họ băn khoăn không biết có nên áp dụng công nghệ mới này cho ngôi nhà của mình không ? Vậy nên hôm nay LPC sẽ thông tin đến mọi người để cùng nắm rõ hơn về công nghệ sàn này nhé!

Sàn Ubot là gì ?

Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Ubot có cấu tạo đặc biệt gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới.

Việc đặt Ubot vào lấy đi phần bê tông không làm việc giúp giảm trọng lượng sàn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng, đồng thời giúp sàn vượt nhịp lên đến 20m tạo không gian thông thoáng thẩm mỹ cho công trình.

Hộp Ubot

Vậy có nên sử dụng sàn phẳng Ubot cho nhà dân ?

Tối ưu kết cấu sàn – Hiệu quả kinh tế

Thông qua việc đặt Ubot vào vùng bê tông không làm việc sẽ làm giảm khối lượng bê tông đáng kể cho công trình. Việc này dẫn đến việc giảm khối lượng sàn, giảm tải trọng xuống sàn, móng.

Khối lượng bê tông, thép, cốp pha đều giảm so với sàn bê tông cốt thép thông thường ( giảm 30-40% khuôn ván, giảm 20-30% thép ). Trong khi đó việc sử dụng thêm vật tư phụ như sàn Ubot và phụ kiện cũng không làm tăng quá nhiều giá thành, chỉ mất khoảng 5,5 triệu đồng/ m2 sàn.

Sàn Ubot: https://lpc.vn/lich-su-hinh-thanh-hop-ubot/

sàn phẳng Ubot cho nhà ở

Nhà ở gia đình chú Thành – Hòa Bình

Ngay cả với những ngôi nhà có nhịp dưới 6m thì chi phí thi công sàn Ubot cũng không chênh nhiều hơn so với sàn truyền thống, mà nó còn mang lại được nhiều lợi ích hơn về công năng như: xây tường ở bất kỳ vị trí nào bạn muốn, sàn phẳng, sau này có thể thay đổi công năng, đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ thì việc các bé chạy nhảy không làm ảnh hưởng tới từng dưới vì sàn Ubot còn có khả năng cách âm cách nhiệt.

Xem thêm: https://lpc.vn/cai-tien-cua-san-phang-ubot-phu-hop-voi-cac-cong-trinh/

sàn phẳng Ubot cho nhà ở

Gia đình anh Hòa – Hòa Bình

Hơn nữa, thời gian thi công dự kiến của sàn nhẹ Ubot so với phương án thi công sàn bê tông cốt thép truyền thống rút ngắn được khoảng 4-5 ngày. Điều đó, đã giúp cho chủ nhà giảm được đáng kể chi phí nhân công và ngôi nhà thân yêu sẽ được hoàn thiện nhanh hơn.

Xem thêm: https://lpc.vn/quy-trinh-thi-cong-san-phang-khong-dam-ubot/

Tính thẩm mỹ – phong thủy

Một ngôi nhà đẹp bắt nguồn từ bản thiết kế hoàn hảo về phối cảnh đến kết cấu. Vì vậy, chủ nhà thường đầu tư khá nhiều chi phí vào phần kiến trúc để tạo nên chất riêng của cá nhân mình. Và sàn phẳng Ubot sẽ giúp chủ nhà thỏa sức sáng tạo không gian kiến trúc và nội thất ngôi nhà vì sàn phẳng Ubot cho phép công trình vượt nhịp lên tới 20m nên không cần bố trí quá nhiều cột trong nhà.

Ngoài ra, việc loại bỏ phần dầm trong sàn cũng phần nào giúp chủ nhà hạn chế tối đa các yếu tố phong thuỷ trong ngôi nhà của mình. Hơn nữa, việc bố trí cột linh hoạt của sàn phẳng không dầm không làm hạn chế các yếu tố kiến trúc phức tạp, mà vẫn đảm bảo độ an toàn cho công trình khi đưa vào sử dụng.

Xem thêm: https://lpc.vn/uu-the-san-phang-ubot/

sàn phẳng Ubot cho nhà ở

Nhà thờ kết hợp nhà ở gia đình anh Huấn – Bắc Ninh

Thi công nhanh – Vận chuyển lưu kho tối ưu

Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể. Đặc biệt, quy trình thi công sàn phẳng Ubot gần giống với sàn truyền thống thông thường do vậy bất kỳ đơn vị nào đều có thể thi công được dễ dàng.

Hộp Ubot được thiết kế để xếp chồng lên nhau giúp hạn chế không gian lưu kho, vận chuyển dễ dàng. 

Sàn phẳng Ubot cũng đã đóng góp không nhỏ vào thành công của các Dự án – Công trình xanh của đất nước, điển hình như Dự án Nhà ở Ecohome Phúc Lợi – Dự án đạt giải thưởng Transformation Business Awards 2018 cho hạng mục “Công trình xanh”. Hiện nay dự án đã được đi vào sử dụng và mang lại nhiều tiện ích cho cư dân tại nơi đây.

Dự án nhà ở Ecohome Phúc Lợi: https://lpc.vn/du-an/du-an-tai-viet-nam/

Việc sử dụng sàn phẳng Ubot cho ngôi nhà của bạn không những giúp giảm chi phí thi công, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh bạn.

Với những thông tin trên, LPC tin rằng đã phần nào giúp các chủ nhà giảm bớt nỗi lo trong việc có nên sử dụng sàn phẳng Ubot trong ngôi nhà của mình. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Ứng dụng sàn phẳng không dầm cho dự án Trung Tâm Thương Mại

blank

Sự bùng nổ của các cuộc cách mạng khoa học, công nghệ đã mang đến những đóng góp to lớn cho ngành xây dựng thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Những giải pháp trong quá trình thi công xây dựng đã được áp dụng hiệu quả và mang lại những thành công nhất định. 

Có thể kể đến một trong số đó là công nghệ sàn phẳng không dầm– sàn Ubot chính là giải pháp sáng tạo thân thiện với môi trường, ứng dụng vào nhiều loại hình công trình khác nhau. Sàn phẳng không dầm một lần nữa khẳng định sự nổi bật khi ứng dụng vào dự án Trung tâm Thương mại. Cùng LPC tham khảo những gì mà sàn phẳng không dầm Ubot đem lại cho các dự án Trung tâm Thương mại nhé.

Xem thêm: https://lpc.vn/sanphangubot/

Trung tâm thương mại là gì?

Trung tâm thương mại là loại hình tổ chức kinh doanh đa chức năng, hiện đại bao gồm cửa hàng, cơ sở dịch vụ, phòng họp, hội trường hay văn phòng cho thuê,…được xây dựng tập trung, bố trí trong một hoặc một số công trình kiến trúc liền kề.

Trung tâm thương mại cung cấp những tiêu chí về diện tích kinh doanh, phương thức phục vụ văn minh, trang bị các trình độ quản lý và kỹ thuật hiện đại nhằm đảm bảo đáp ứng đầy đủ các nhu cầu trong việc phát triển kinh doanh của thương nhân hoặc doanh nghiệp, đồng thời, thỏa mãn các mong muốn của khách hàng về hàng hóa cũng như dịch vụ.

Do vậy trong những năm gần đây, việc xây dựng các công trình thương mại – dịch vụ luôn được Nhà nước quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất. Điều đó thúc đẩy nhiều Chủ Đầu tư xây dựng hệ thống các công trình tiện ích và đa chức năng.

Xem thêm: https://lpc.vn/lpc-tu-hao-tao-nen-lien-tiep-giai-thuong-cho-du-an-pd17/

Sàn phẳng không dầm – giải pháp tối ưu cho dự án Trung tâm Thương mại

Sàn phẳng không dầm là gì?

Sàn phẳng không dầm là loại sàn không sử dụng đến các thanh dầm ngang và dầm dọc đỡ ở phía dưới khi thi công. Khi xây dựng thì chúng sẽ được liên kết bởi các hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, liên kết với nhau bởi các thanh nối nằm chìm trong sàn bê tông.

hộp Ubot

Hộp Ubot

Sàn phẳng không dầm có kết cấu như thế nào?

Về cơ bản thì kết cấu của sàn phẳng không dầm khá đơn giản như:

  • Tấm thép lưới cố định dưới
  • Hộp rỗng bằng nhựa
  • Tấm thép lưới cố định trên
  • Các móc thép cố định

Về cơ bản thì sử dụng sàn phẳng để giúp giảm đi lượng bê tông cốt thép không cần thiết khi thi công. Tuy nhiên kết cấu gồm các lớp trên cũng như việc bố trí thép sàn phẳng không dầm sẽ giúp bề mặt sàn liên kết tốt hơn, từ đó tạo ra hệ sàn an toàn, chắc chắn và tiết kiệm được nguyên vật liệu.

Xem thêm: https://lpc.vn/san-phang-ubot-giai-phap-cho-cong-trinh-thuong-mai/

Vậy sàn phẳng không dầm cho Trung tâm Thương mại thì có gì ?

Không gian rộng

Sàn phẳng Ubot cho phép công trình vượt nhịp lớn không dầm tới 20m, tạo nên một không gian kiến trúc thông thoáng, không hạn chế về vị trí xây tường ngăn vì vậy tạo điều kiện tốt để bố trí công năng công trình một cách tối ưu, chủ đầu tư có thể cải tạo, thay đổi vị trí tường xây trên sàn tuỳ ý. Đây đều là những tiêu chí tiên quyết khi CĐT lựa chọn áp dụng sàn phẳng không dầm vào các công trình thương mại.

Sàn phẳng không dầm-TTTM

Dự án Trung tâm Thương mại Quận 6 – TP. Hồ Chí Minh

Bên cạnh đó cấu tạo sàn phẳng Ubot có dầm và mũ cột nằm chìm trong sàn giúp giúp tăng tính thẩm mỹ cho công trình thương mại – khai thác tối đã không gian và đảm bảo đầy đủ công năng. Sàn Ubot giúp giảm tải trọng lên cột và móng. Có thể giảm tiết diện cột. Nhờ giảm chiều dày so với hệ sàn dầm truyền thống nên công trình có khả năng tăng thêm tầng khai thác.

Xem thêm: https://lpc.vn/5-cau-hoi-thuong-gap-ve-phan-mem-bao-cao-san-phang/

Ta có thể kể đến như Dự án Trung tâm Thương mại Quận 6 – TP. Hồ Chí Minh đi vào hoạt động từ năm 2017 – Một trong những Dự án sử dụng thành công sàn phẳng không dầm với bước nhịp là 8x10m. Diện tích sử dụng sàn Ubot lên tới 24.000m2.

Trung tâm Thương mại

Trung tâm Thương mại Quận 6

Thời Gian Thi Công Nhanh

Việc thi công sàn phẳng không dầm sẽ giúp CĐT đẩy nhanh tiến độ thi công so với các loại sàn phẳng khác – đây luôn là điều mà nhiều CĐT quan tâm, đặc biệt là trong thi công các công trình Trung tâm Thương mại. Làm sao để công trình sớm hoàn thiện nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn kết cấu và kiến trúc thẩm mĩ. Với các bước thi công đơn giản, sàn phẳng Ubot có thể:

  • Tiết kiệm tới 10-15% tổng chi phí công trình,
  • Tiết kiệm 10-30% chi phí bê tông, cốt thép, cốp pha, nhân công. 
  • Tiết kiệm chi phí kĩ thuật, hệ thống điện nước.
  • Thời gian thi công: 5 – 7 ngày/sàn

Thân Thiện Với Môi Trường – An toàn chất lượng

Xu hướng xây dựng xanh đang là xu hướng đang được Nhà nước và các CĐT quan tâm rất nhiều. Môi trường xanh, vật liệu thân thiện, các giải pháp tiết kiệm năng lượng, .. đang dần tạo được chỗ đứng không nhỏ khi được ứng dụng trong các công trình Trung tâm Thương mại tại Việt Nam.

Sàn phẳng không dầm đã được kiểm định và chứng nhận về chất lượng cho thành phần là nhựa tái chế an toàn khi sử dụng. Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể. Hộp nhựa Ubot còn có khả năng cách âm – cách nhiệt tối ưu so với sàn truyền thống thông thường.

Xem thêm: https://lpc.vn/san-ubot-la-gi-ung-dung-linh-hoat-trong-cac-cong-trinh/

Bên cạnh đó, sàn phẳng không dầm Ubot được tính toán theo tiêu chuẩn Eurocode và các quy chuẩn – tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành, đặc biệt là các tiêu chuẩn về Phòng cháy – chữa cháy. Các kỹ sư của LPC có kinh nghiệm hơn 10 năm để thực chiến các Dự án tại Châu Âu và Việt Nam nên việc thiết kế kết cấu luôn đảm bảo an toàn – chất lượng cho mọi công trình.

Thực tế đã chứng minh khi Sàn phẳng Ubot là giải pháp được CĐT Công ty CP ĐT & TM Hợp Phát lựa chọn cho Dự án TTTM quận 6, Dự án TTTM Phú Quý Thăng Long – TP Thái Nguyên…. và còn nhiều dự TTTM khác.

TTTM Phú Quý Thăng Long

TTTM Phú Quý Thăng Long

LPC hy vọng có nhiều cơ hội được đồng hành cùng các CĐT và các Dự án Trung tâm Thương mại lớn trong tương lai.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Top 10 vật liệu cách âm tối ưu hiệu quả được tin dùng năm 2022

Vật liệu cách âm, chống ồn hiện nay ngày càng được ưa chuộng để giải quyết những phiền toái bởi những tạp âm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mọi người. Hãy cùng LPC khám phá top 10 vật liệu cách âm tối ưu hiệu quả được tin dùng nhất năm 2022 nhé.

vat-lieu-cach-am-nam-2022

Vật liệu cách âm là gì?

Vật liệu cách âm là vật liệu có chỉ số dẫn âm thấp, được sử dụng để ngăn chặn sự truyền âm hay giảm cường độ âm thanh giữa hai môi trường riêng biệt, thường là từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong.

Các vật liệu cách âm được tin dùng năm 2022

Mỗi loại vật liệu có khả năng cách âm khác nhau. Vì vậy, tuỳ vào mức độ âm thanh, yêu cầu công việc, nhu cầu của bạn mà sử dụng các vật liệu khác nhau

1. Tấm thạch cao

Được xem là vật liệu phổ biến nhất, tấm thạch cao được ứng dụng cho nhiều loại công trình như: biệt thự, căn hộ, khách sạn – nhà hàng, nhà phố, văn phòng

cach-am-cho-chung-cu-bang-tran-thach-cao

Ưu điểm của tấm thạch cao chính là bền, dễ thi công và thẩm mỹ cao. Vì vậy những môi trường đòi hỏi có độ thẩm mỹ cao như nhà hàng, khách sạn, căn hộ, tấm thạch cao là lựa chọn ưu tiên cho công trình đặc biệt là vật liệu cách âm cho nhà chung cư. Hơn nữa, chỉ số cách âm lên đến 70 dB nên cách âm tương đối tốt. Ngoài ra, tấm thạch cao còn có thể ứng dụng chống cháy, chống ẩm hiệu quả.

2. Vật liệu cách âm bằng sàn phẳng không dầm

Thực chất, Sàn phẳng không dầm là một giải pháp vật liệu công nghệ mới được chuyển giao từ Châu Âu về Việt Nam với cách thức tính toán theo tiêu chuẩn Eurocode. Sàn phẳng không dầm là sự kết hợp giữa Hộp nhựa tạo rỗng và các lớp bê tông bảo vệ tạo rỗng cho không gian bê tông không làm việc trong sàn

cach-am-cho-nha-chung-cu
Kết cấu sàn phẳng không dầm là vật liệu cách âm được nhiều CĐT lựa chọn

Sàn phẳng không dầm thuộc kết cấu phần dầm – sàn của công trình. Khi sử dụng hộp nhựa tạo rỗng, chiều dày sàn sẽ tăng lên giúp cách âm hiệu quả giữa các tầng trong ngôi nhà.

Bên cạnh hiệu quả về cách âm, sàn phẳng không dầm còn có những ưu điểm nổi bật:

  • Vượt nhịp từ 7 đếm 22m tạo không gian thông thoáng
  • Tối ưu kết cấu – Tối ưu hiệu quả kinh tế (Giảm 5 – 15% chi phí thi công sàn)
  • Lưới cột linh hoạt, thông thoáng trong kiến trúc
  • Thi công nhanh, không cần sử dụng trần thạch cao để trang trí.

Sàn phẳng không dầm hay hộp nhựa Ubot đang là giải pháp vật liệu cách âm được nhiều CĐT quan tâm và lựa chọn.

Xem thêm:

Báo giá sàn phẳng không dầm Ubot 2022

3. Vật liệu cách âm từ bông thuỷ tinh

vat-lieu-cach-am-bang-bong-thuy-tinh

Cấu tạo của bông thuỷ tinh được liên kết bởi các sợi thuỷ tinh có trọng lượng nhẹ. Thành phần của bông thuỷ tinh là silicat, Aluminum, các oxit kim loại. Bông thuỷ tinh thường làm lớp giữa của một hệ tường nhà để giám tốc độ truyền âm thanh giữa 2 không gian.

Không gian được cách âm tốt hay không phụ thuộc vào tỷ trọng có tấm cách nhiệt này. Lớp bông càng dày thì cách âm càng tốt và ngược lại. Ngoài ra, bông thuỷ tinh kết hợp với thạch cao tạo nên hệ giải pháp cách âm – chống ồn tốt. Tuy nhiên, thuỷ tính có tính chất cứng và giòn, có thể gây kích ứng cho da khi gãy vụn.

Thông thường, giá tấm cách âm bông thuỷ tinh dao động từ 15.000 – 50.000 đồng/m2 (Giá tham khảo).

4. Vật liệu cách âm bằng cao su non

vat-lieu-cach-am-bang-cao-su-non

Thực chất, cao su non có tên gọi khác là memory foam có khả năng cách âm cách nhiệt. Đây là một dạng cao su tổng hợp có tính dẻo dai, đàn hồi cao hơn cao su thông thường.

Cao su non dạng tấm có cấu trúc rỗng như tổ ong được thông với nhau nên giảm rung, cách âm phòng chống ồn tốt. Vì vậy, đây là vật liệu cách âm cách nhiệt phòng ngủ, phòng thu âm, quán bar, karaoke, rạp chiếu phim… được nhiều người lựa chọn.

5. Tấm xốp XPS cách âm

vat-lieu-cach-am-xop-XPS

Xốp XPS là loại vật liệu xây dựng có khả năng cách nhiệt tốt, chống ẩm hiệu quả. Độ phổ biến của tấm xốp XPS không bằng cách loại tấm cách âm kể trên. Tuy nhiên loại miếng cách âm này được sử dụng nhiều cho nhà xưởng.

Khả năng cách âm, chống ồn từ xốp XPS không cao nhưng lại cách nhiệt tốt. Thêm vào đó, tấm xốp cách âm còn có khả năng chống mốc và chống ẩm. Chính vì thế, nhiều nhà xưởng lựa chọn tấm XPS để có thể vừa cách âm, cách nhiệt mà không bị ẩm mốc, hư hại sản phẩm. Tấm xốp XPS còn có thể làm tấm cách âm cho vách ngăn phòng

Báo giá vật liệu cách âm xốp XPS với kích thước 600×12000 mm, độ dày 25mm là khoảng: 65.000 đồng (giá tham khảo).

6. Tấm cách âm cách nhiệt túi khí

vat-lieu-cach-am-bang-tui-khi

Môi trường truyền âm có 4 môi trường: rắn, lỏng, khí và chân không. Trong đó, môi trường chân không hoàn toàn không truyền được âm thanh. Trong ba môi trường còn lại, môi trường không khí được xem là có vận tốc truyền âm kém nhất. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu là chế tạo ra túi khí cách âm cho phòng ngủ, phòng đọc sách của nhà tiền chế, nhà ống…

Túi khí được làm từ các tấm cách âm nhựa Polyethylene. Bên trong túi khí cách âm phòng được xi mạ nhôm màu bạc và lớp nhựa PE có khả năng giảm thiểu âm thanh lan truyền, ngăn chặn tiếng vang, tác dụng làm vật liệu cách âm chống ồn đều vô cùng hiệu quả.

Báo giá túi khí cách âm cách nhiệt dao động từ 1.400.000VNĐ – 1.600.000VNĐ/ cuộn tùy loại sản phẩm.

7. Miếng dán cách âm

Miếng dán cách âm cũng là một loại sản phẩm được sử dụng phổ biến hiện nay. Với kết cấu được làm bằng chất liệu xốp mềm và rỗng, có khả năng hấp thụ và phản xạ âm thanh tốt, miếng dán cách âm là sản phẩm thiết yếu cho những công trình chống tiếng ồn kém.

Ngoài việc chi phí bỏ ra thấp, miếng dán cách âm còn đa dạng mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng… không những có thể chống ồn mà còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà bạn. Đặc biệt, miếng dán được thiết kế lớp keo chắc chắn nên thời gian sử dụng khá lâu. 

8. Gỗ tiêu âm

Giống như những vật liệu khác, gỗ tiêu âm cũng được hiều kiến trúc sự ưu ái để xử lý âm thanh cho công trình của mình. Vật liệu này thường được sử dụng làm âm trần gỗ đẹp, tường hội trường, giảng đường, rạp chiếu phim… 

Một hệ thống cách âm hoàn chỉnh sẽ được xây dựng dựa trên tấm gỗ tiêu âm và khung trần nổi thạch cao hoặc trần nhôm Vĩnh Tường. Ngoài ra, tấm gỗ tiêu âm có 2 kích thước tiêu chuẩn là 600×600 và 600×1200 phù hợp với đa dạng các loại công trình. Tuy nhiên, so với những vật liệu khác, khả năng cách âm của gỗ tiêu âm lại không bằng.

9. Mút tiêu âm

Mút tiêu âm là vật liệu được làm từ PE Foam, có khả năng làm tiêu biến những âm thanh nhiễu ở dải cao tần và trung tần. Mút tiêu âm được phân thành 3 loại chính: mút phẳng tiêu âm, mút trứng tiêu âm, mút kim tự tháp tiêu âm và được ứng dụng phổ biến trong phòng thu âm, phòng phát thanh, Studio Recording…

10. Tấm cách âm: Rockwool

Bông khoáng rockwool là hỗn hợp quặng xỉ và đá Basalt đun nóng dưới nhiệt độ cao. Hỗn hợp sau khi đun nóng sẽ được xử lý để cho ra những sợi khoáng liên kết với nhau tạo thành cuộn, khối, tấm… tùy theo nhu cầu thị trường. Giá vật liệu cách âm cách nhiệt này dao động khoảng: 395,000 VNĐ – 895,000 VNĐ / Kiện (giá tham khảo).

Như vậy có thể thấy, vật liệu cách âm trên thị trường có rất nhiều loại với các đặc tính hay ưu điểm sử dụng khác nhau. Hy vọng với chia sẻ này của LPC sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về vật liệu cách âm và có sự lựa chọn thông minh cho ngôi nhà của mình.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

GIÁ THÉP GIẢM LẦN THỨ 10 LIÊN TIẾP – CẮT DẦN CƠN SỐT GIÁ

Giá thép trong nước tiếp tục được giảm thêm tới 360.000 đồng/tấn. Đây là lần giảm giá thứ 10 liên tiếp của giá thép kể từ ngày 11/5. Trong vòng hơn 2 tháng qua, giá thép có tổng mức giảm cao nhất tới hơn 3,6 triệu đồng/tấn.

Biến động giá thép của các doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp thép trong nước ngày 22/7 thông báo tiếp tục hạ giá sản phẩm với mức giảm cao nhất lên tới 360.000 đồng/tấn.

Cụ thể, thương hiệu Thép Hòa Phát điều chỉnh giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 110.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Bắc, còn 15,69 triệu đồng/tấn và 16,39 triệu đồng/tấn. Tại khu vực miền Nam, Thép Hòa Phát tiến hành giảm 200.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và giảm 210.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300, giá bán sau điều chỉnh lần lượt là 15,79 triệu đồng/tấn và 16,29 triệu đồng/tấn.

Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý cũng tiến hành giảm lần lượt 360.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300, kéo giá bán xuống còn 15,55 triệu đồng/tấn và 16,16 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu thép Việt Đức cũng giảm lần lượt 310.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn với hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, giá bán còn 15,55 triệu đồng/tấn và 16,16 triệu đồng/tấn.

gia-thep-giam

Trong khi đó, thương hiệu thép Kyoei cũng tiến hành giảm 310.000 đồng/tấn đối với thép CB240 và 200.000 đồng/tấn đối với thép D10 CB300, giá bán sau giảm giá còn 15,5 triệu đồng/tấn và 16,16 triệu đồng/tấn.

Thép Tung Ho cũng điều chỉnh giảm lần lượt 300.000-110.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, giá bán còn 15,53 triệu đồng/tấn và 15,88 triệu đồng/tấn.

Cùng xu hướng, thương hiệu thép Việt Mỹ cũng hạ giá bán cho sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300 với mức giảm lần lượt là 310.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn, kéo giá bán còn 15,55 triệu đồng/tấn và 15,91 triệu đồng/tấn.

Đây là lần giảm thứ 10 của giá thép trong nước kể từ ngày 11/5. Như vậy, trong vòng hơn 2 tháng qua, giá thép trong nước đã giảm cao nhất tới hơn 3,6 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu, loại thép và vùng miền. Hiện giá thép dao động ở mức quanh mốc 15 – 16 triệu đồng/tấn tùy loại thép và thương hiệu.

Nguyên nhân nào dẫn đến việc giá thép tiếp tục giảm?

Nguyên nhân khiến giá thép trong nước quay đầu giảm mạnh sau thời gian tăng nóng được cho là giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới xu hướng đi xuống. Từ cuối tháng 3 đến nay, giá nguyên vật liệu trong sản xuất thép liên tục giảm khiến thị trường thép chững lại.

thep-vat-lieu-xay-dung

Bên cạnh đó, việc giá một số loại vật liệu xây dựng tăng cao trong thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng khó khăn, hoạt động bị đình trệ, dẫn đến nhu cầu thép giảm. Hơn nữa, chính sách quản lý chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản cũng ảnh hưởng tới nhu cầu thép.

Nhận định về giá thép trong thời gian tới, nhiều chuyên gia cho biết, giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm. Giá thép trong nước có thể tiếp tục giảm cho đến hết quý III.

Từ đầu năm đến nay, giá thép trong nước biến động rất mạnh. Trong 3 tháng đầu năm, giá thép đã có 7 lần tăng liên tiếp, có thời điểm chạm mốc 21 triệu đồng/tấn. Nhưng từ 11/5, giá thép giảm liên tiếp. Chỉ trong vòng hơn 2 tháng qua, giá thép có tới 10 lần giảm liên tiếp với tổng mức giảm cao nhất tới hơn 3,6 triệu đồng/tấn.

Trái ngược với thép, giá một số vật liệu xây dựng khác lại tăng mạnh. Đơn cử, xi măng đã có 3 lần tăng giá kể từ đầu năm. So với cách đây 1 năm, cát bê tông cũng tăng giá tới hơn 20%. Nhiều loại vật liệu xây dựng khác như gạch, đá cũng tăng giá nhẹ.

Theo: Vietnamnet/Hanh Nguyen

Link bài gốc: https://vietnamnet.vn/gia-thep-giam-lan-thu-10-lien-tiep-2042343.html

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Liêu xiêu đối mặt “Bão Giá” vật liệu xây dựng

Thời gian vừa qua là giai đoạn thử thách sức chịu đựng của nhiều doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng trước áp lực tăng giá của các nguyên vật liệu đầu vào, vật liệu xây dựng. Không chỉ giá sắt thép tăng cao (Khoảng 40%) mà gần như giá tất cả các loại nguyên vật liệu như: xi măng, cát, đá, nhôm, kính… đều đang “leo thang” đã kiến nhiều doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng phải liêu xiêu.

bao-gia-vat-lieu-xay-dung

Liêu xiêu “bão giá” vật liệu xây dựng

Theo Hiệp hội Nhà thầu Xây dựng Việt Nam, do hầu hết các chủ đầu tư đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định không điều chỉnh ở thời điểm ký kết cho nên phải tự bù lỗ khi giá nguyên vật liệu tăng. Đơn cử như giá thép thường chiếm khoảng 20% trong tổng giá trị Dự án, nên việc giá mặt hàng này tăng mạnh đã khiến chi phí xây dựng đội lên cao hơn so với trước đây. Ngoài ra, nhiều loại vật liệu xây dựng khác như gạch, cát, đá, xi măng… cũng đồng loạt tăng giá theo, gây áp lực lớn cho các nhà thầu

Đến thời điểm này, giá thép xây dựng dường như vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, việc các nguyên – nhiên liệu sản xuất thép tăng trở lại khiến giá thép liên tục bị đẩy lên cao. Cụ thể, tính từ đầu năm 2021 đến nay, giá thép đã tăng 7 lần, tổng mức tăng lên đến 2.4 triệu đồng/tấn, từ mức 16.5-17 triệu đồng/tấn lên hơn 19 triệu đồng/tấn. Hiện mức giá của nhiều loại thép xây dựng trên thị trường như: Việt Ý, Pomina, Thép Thái Nguyên, Hòa Phát,… vào khoảng 20 triệu đồng/tấn.

thep-vat-lieu-xay-dung

Tính riêng từ đầu năm 2022, các loại vật liệu xây dựng tăng giá mạnh theo giá xăng dầu cũng như chịu tác động bởi căng thẳng Nga – Ukraine đã tác động trực tiếp tới giá thành xây dựng các công trình, dự án đầu tư công. Giá thép xây dựng liên tục tăng mạnh 600.000 – 1.400.000 đồng/tấn tùy loại.

Trong khi đó, các loại vật liệu xây dựng khác như cát, gạch cũng tăng khá mạnh. Thống kê trong 3 tháng đầu năm 2022 của các hiệp hội liên quan tới xây dựng và vật liệu xây dựng cho thấy, nhiều loại vật liệu xây dựng tiếp tục tăng giá mạnh, trong đó một số mặt hàng có mức tăng vượt đỉnh, chẳng hạn xi – măng hiện tăng 100.000 đồng/tấn tùy thương hiệu.. Đặc biệt xi – măng trong nước đang chịu áp lực tăng giá lớn khi các nhiên liệu đầu vào như than, xăng dầu tăng giá..

Các nguyên vật liệu như: thép, xi măng, cát, sỏi, nhân công… đều tăng đáng kể, phần lớn hợp đồng ký với chủ đầu tư lại theo hình thức trọn gói hoặc đơn giá cố định nên nhà thầu không chỉ giảm lợi nhuận mà còn đứng trước nguy cơ thua lỗ nếu không có biện pháp ứng phó hoặc tháo gỡ khó khăn kịp thời.

Tác động từ “bão giá” vật liệu xây dựng

vat-lieu0xay-dung-tac-dong

Thực tế, việc liên tục tăng giá vượt ngoài khả năng dự báo và tác động tiêu cực đến các hoạt động đầu tư xây dựng việc thực hiện các hợp đồng xây dựng, nhất là các hợp đồng theo đơn giá cố định, hợp đồng trọn gói,… Điều này dẫn đến tình trạng tại một số gói thầu, dự án có hiện tượng nhà thầu cầm chừng, cá biệt có trường hợp dừng thi công do không đủ nguồn lực để thực hiện, làm chậm tiến độ công trình, dự án.

Giá vật liệu tăng cao còn dẫn đến hệ lụy các dự án đầu tư xây dựng đang thực hiện các khả năng bị đội vốn, chi phí thực hiện vượt so với tổng mức đầu tư, dự toán đã được phê duyệt.

Thâm chí, có nhà thầu đã chọn giải pháp thay vì thi công cầm chừng chờ giá vật liệu xây dựng giảm xuống thì phải đẩy nhanh tiến độ, rút ngắn thời gian thi công nhằm hạn chế ảnh hưởng từ giá vật liệu có thể tiếp tục tăng. Đồng thời, triệt để tiết kiệm các chi phí khác. Thậm chí, nhiều doanh nghiệp còn huy động nguồn vốn của cổ đông và vốn tự của đơn vị để chủ động mua đầy đủ vật liệu xây dựng phục vụ thi công …

Trước tình hình giá cả nguyên vật liệu xây dựng chính đang có nhiều biến động trong xu thế tăng, khó dự báo ảnh hưởng tiêu cực đến các hoạt động đầu tư xây dựng, nhiều địa phương đã tổ chức xác định giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng bám sát diễn biến của thị trường và công bố kịp thời, theo định kỳ hàng tháng, tuy nhiên vẫn còn một số địa phương xác định giá xây dựng, chỉ số giá xây dựng theo quý, công bố chậm, chưa bám sát diễn biến thị trường hoặc chưa bám sát giá thị trường.

Ngoài ra, nhiều danh mục công bố còn thiếu một số vật liệu xây dựng chủ yếu.. Nếu tình trạng này còn kéo dài sẽ gây khó khăn, vướng mắc cho công tác lập, quản lý chi phí đầu tư xây dựng, hợp đồng xây dựng của các chủ thể liên quan, ảnh hướng tiến độ thực hiện và công tác giải ngân của các Dự án.

Thiết nghĩ, với sự vào cuộc đồng bộ của Chính phủ, các Bộ, ngành và các địa phương, những khó khăn của doanh nghiệp, nhà thầu xây dựng trong việc đối mặt “bão giá” nguyên vật liệu xây dựng sẽ dần được tháo gỡ một cách thực tế, kịp thời.

Tuy nhiên, để bình ổn thị trường dài lâu và giảm thiểu những hệ lụy không đáng có từ việc giá vật liệu xây dựng tăng cao, Nhà nước cần có sự can thiệp bằng các công cụ quản lý vĩ mô theo thẩm quyền.

Hơn lúc nào hết, ngay bây giờ, chúng ta cần một chiến lược phát triển tổng thể ngành công nghiệp cung ứng vật liệu xây dựng đồng bộ trong mối liên kết hữu cơ phía cung cấp nguyên liệu và các ngành sử dụng vật liệu xây dựng chứ không chỉ đơn thuần là giải pháp tình thế để đối phó khi sự việc xảy ra và quẩn quanh nghĩ chuyện quản lý giá, trong khi doanh nghiệp và các nhà thầu thì mãi cứ liêu xiêu vì liên tục phải đối mặt “bão giá”

Tham khảo: Vật liệu thép và tối ưu hàm lượng thép trong xây dựng

——Công Ty TNHH xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Nguồn: ĐCSVN

VẬT LIỆU THÉP VÀ TỐI ƯU HÀM LƯỢNG THÉP TRONG XÂY DỰNG

blank
Tối ưu hàm lượng thép trong xây dựng

Vật liệu thép nói riêng và thị trường vật liệu nói chung đang khiến các nhà thầu khó khăn vô cùng. Trong 2 năm vừa qua, Việt Nam và Thế giới đã phải đương đầu với đại dịch toàn cầu Covid-19 vốn là đại dịch diễn biến rất phức tạp ảnh hưởng sâu, rộng tới tình hình Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội của Việt Nam và Thế giới. Nền kinh tế nói chung cũng như thị trường xây dựng nói riêng đang phải đương đầu với những thử thách rất lớn, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngừng trệ.

Cuối năm 2020 và đầu 2021, khi tình hình dịch trong nước rơi vào giai đoạn “nghỉ ngơi” thì thị trường Xây dựng lại đương đầu với khó khăn mới: Vật liệu thép – Giá thép tăng đột biến kéo theo thị trường vật liệu nhảy vọt. Giá thép tăng kéo theo tất cả nguyên vật liệu và nhân công đều tăng theo. Một câu hỏi được đặt ra cũng là trăn trở của các chuyên gia trong ngành: Giải pháp nào cho cho xây dựng nước nhà trước tình trạng vật liệu thép chưa hề có dấu hiệu giảm?

CHÂU ÂU – CÁI NÔI CỦA CÔNG NGHỆ VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

blank

Châu Âu được coi là thị trường công nghệ nhất – nhì Thế giới với rất nhiều những thành tựu đạt được từ xưa đến nay. Không thể phủ nhận những đóng góp của thị trường công nghệ Châu Âu trong việc phát triển công nghệ 4.0 trên toàn thế giới. Công nghệ về các giải pháp và vật liệu xây dựng tại Châu Âu cũng không ngoại lệ. Dường như họ đã nhìn nhận được tính cấp thiết trong việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp vật liệu thép – vật liệu xây dựng bền vững cho tương lai từ rất lâu, nhiều giải pháp vật liệu mới được ra đời từ cái nôi này.

Vật liệu là đòn bẩy mạnh mẽ cho sự đổi mới. Ủy ban Châu Âu ước tính rằng 70% đổi mới sản phẩm của toàn ngành Xây dựng thuộc về vật liệu mới hoặc vật liệu cải tiến. Vật liệu chiếm khoảng 1/3 giá trị xây dựng, do đó, phạm vi áp dụng vật liệu xây dựng tiên tiến là rất đáng kể.

Trải qua hơn 13 năm hình thành và phát triển, LPC luôn là đơn vị tiên phong thay đổi, ứng dụng những công nghệ mới của thế giới vào phát triển nền xây dựng nước nhà. LPC xuất thân từ đơn vị thiết kế các dự án ở Châu Âu, thực hiện các dự án cùng với Bouygues, Vinci, Technip,…  do đó tiêu chí an toàn, tiết kiệm và thân thiện với môi trường luôn được đưa lên hàng đầu. Có thể kể đến các giải pháp như: Giải pháp sàn phẳng Ubot (Chuyển giao năm 2012 từ Daliform Group – Italia); Bê tông sợi/ Bê tông cường độ siêu sao (GRC/UHPC) (Phối hợp triển khai cùng Amocer Group – Pháp)….

Sàn phẳng Ubot là giải pháp công nghệ được LPC ứng dụng và phát triển tại thị trường Việt Nam từ năm 2012 với những đóng góp không nhỏ trong việc phát triển công trình xanh. Sàn phẳng Ubot tự hào là một trong những yếu tố quan trọng góp phần để Dự án Ecohome Phúc lợi đạt giải thưởng “Transformational Business Awards 2018”. ở hạng mục: Công trình xanh vì những đóng góp quan trọng vào sự thay đổi tích cực và phát triển bền vững cho môi trường, đồng thời kiến tạo cuộc sống xanh cho cộng đồng.

blank
Ecohome Phúc Lợi – Công trình xanh sử dụng giải pháp sàn phẳng Ubot

Đây cũng giải pháp có nhiều ưu điểm nổi bật và tính phù hợp cao để ứng dụng cho nhiều loại công trình tại Việt Nam, là một trong các giải pháp giúp giảm bớt lượng thép sử dụng trong cấu kiện sàn – cấu kiện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong công trình xây dựng. Giải pháp liên quan đến vật liệu thép mà chắc chắn rằng nhiều Chủ Đầu tư và Khách hàng sẽ quan tâm.

SÀN PHẲNG UBOT – GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÀM LƯỢNG THÉP

Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot sử dụng các hộp nhựa tạo rỗng tái chế bằng nhựa Polypropylène giúp tận dụng nhựa tái chế, đảm bảo tính “xanh”cho công trình và giảm thiểu hàm lượng thép.

blank
Sàn phẳng Ubot – Giải pháp cho công trình “xanh”

Thông tin chi tiết về giải pháp Sàn phẳng Ubot:

https://lpc.vn/giai-phap-cong-nghe/san-phang-ubot/

Cùng một nhịp cột (từ 7m-20m), giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot giúp tiết kiệm 20-30% hàm lượng thép sàn – góp phần giảm đáng kể chi phí thép cho công trình.

Giải pháp này được tính toán theo Tiêu chuẩn Châu Âu (Eurocode) –  đảm bảo tính an toàn, bền vững cho công trình, thép được tối ưu ở cách tính toán, được sử dụng hợp lý và hiệu quả ở những khu vực xung yếu – do đó giúp tối ưu hóa thép sử dụng cho công trình.

Điển hình trong việc áp dụng tính toán Eurocode thì công trình chung cư 300m2, khoảng cách cột 9m, với phương án xây dựng truyền thống, lượng thép sàn khoảng 32-34kg/m2. Nhưng với giải pháp sàn phẳng Ubot, hàm lượng thép chỉ tầm 23-24kg/m2 – giảm 30% – tiết kiệm 3 tấn/10.2 tấn thép cho 01 sàn.

blank

Còn với công trình Nhà hàng nhịp cột 11m – diện tích 500m2, hàm lượng thép sàn cho phương án truyền thống là 41kg/m2 trong khi đó, hàm lượng thép cho phương án sàn phẳng không dầm là 30kg/m2 – tiết kiệm được 25% thép – tương đương 5 tấn thép /sàn.

blank

TỐI ƯU HÀM LƯỢNG THÉP ĐẾN TỐI ƯU CHI PHÍ NHÂN CÔNG

Giải pháp sàn phẳng Ubot còn tiết kiệm được không gian thông thủy cho công trình. Sàn Ubot giúp giảm hệ thống dầm cột, giảm chiều dày sàn và có khả năng vượt nhịp tới 20m, giảm chiều cao 1 tầng, tạo không gian thoáng rộng và có thể tăng số tầng cho công trình. Thêm vào đó, trong quá trình thi công, do tối ưu về kiểu dáng nên Ubot có thể được xếp chồng lên nhau giúp tiết kiệm được diện tích kho bãi, dễ dàng vận chuyển và tiết kiệm nhân công dọn dẹp.

Chính vì vậy, khi sử dụng sàn Ubot sẽ tiết kiệm được thời gian thi công đẩy nhanh tiến độ đưa công trình vào sử dụng, mỗi sàn sẽ tiết kiệm được 4-5 ngày vậy 4 sàn sẽ tiết kiệm được ít nhất là 16 – 20 ngày. Một lí do giúp giảm thời gian thi công của giải pháp Ubot là hộp có hình dáng nhỏ gọn, dễ thi công, di chuyển, có thể xếp chồng lên nhau mà không sợ nứt, vỡ khiến cho công trường luôn sạch sẽ, tiết kiệm thời gian dọn dẹp. Vì thế không chỉ giảm thời gian thi công nên chi phí nhân công cũng được tiết kiệm đáng kể.

Như vậy, trong tình hình giá cả vật liệu xây dựng đang tăng nhanh như hiện nay, nhu cầu áp dụng các giải pháp mới trong xây dựng vừa đáp ứng được tiến độ, công năng thẩm mỹ, vừa đảm bảo yếu tố an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí đang rất cấp thiết. Giải pháp Ubot gần như giải quyết các nhu cầu tối ưu toàn diện mà các Chủ đầu tư và khách hàng tìm kiếm.

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Điểm danh những vật liệu xây dựng xanh nên dùng hiện nay

Vấn đề môi trường Trái đất ngày càng trở nên nóng bỏng, ngành vật liệu xây dựng cũng hướng tới những sản phẩm bền vững, thân thiện với môi trường sống.

Hình ảnh vật liệu xây dựng xanh nên dùng 1
Vật liệu xây dựng bền vững đang được quan tâm hiện nay

Theo đó, nhựa tái chế, cỏ rơm, gỗ thông,… là những dòng vật liệu xây dựng xanh, an toàn cho môi trường được khuyến khích sử dụng hiện nay. Cùng Lam Pham Construction tìm hiểu trong bài viết này nhé.

1. Vật liệu xây dựng xanh là gì?

Vật liệu xanh được hiểu là những vật liệu dùng trong xây dựng công trình, thiết kế nội thất sản xuất mà không gây hại đến môi trường sống.

Việc sử dụng vật liệu xanh, thân thiện với môi trường đang là xu hướng chung của ngành xây dựng và thiết kế công trình. Vì thế, những vật liệu xây dựng xanh, giá thành rẻ đang được nhiều người quan tâm hơn.

2. Những vật liệu xây dựng xanh nổi bật

Ngành vật liệu xây dựng sáng tạo, phát triển được nhiều vật liệu bền vững, độc đáo, thân thiện với môi trường, dưới đây là một số sản phẩm tiêu biểu:

Cây gai dầu

Hình ảnh vật liệu xây dựng xanh nên dùng 2
Cây gai dầu có tính cách nhiệt tốt

Cây gai dầu được xem như một trong những vật liệu tự nhiên có tính cách nhiệt tốt nhất. Đồng thời, cây gai dầu cũng có khả năng chống thấm khá tốt. Để sử dụng trong xây dựng, cây gai dầu được xử lý rồi trộn với vôi để tạo những tấm ốp tường, với mô đun và kích thước cố định. Ngoài ra, cây gai dầu cũng được dùng làm thiết bị nội thất.

Vật liệu gai dầu đòi hỏi lượng nước và các sản phẩm hóa học khác rất ít trong quá trình sản xuất và sử dụng. Chính điều này đã giảm lượng khí thải đáng kể ra môi trường.

Nút bần

Nút bần là một dòng vật liệu tự nhiên khá nổi tiếng hiện nay, bởi nó mang lại những giải pháp tối ưu, tích cực cho môi trường sống. Bên cạnh đó, nút bần còn là vật liệu mang tính bền vững cao, không thấm nước, chịu lửa tốt và cách điện cũng khá tốt.

Nút bần được sản xuất bằng cách tước vỏ cây gỗ sồi, sau đó nén dưới áp suất và nung nóng trước khi trở thành 1 sản phẩm hoàn thiện.

Hình ảnh vật liệu xây dựng xanh nên dùng 3
Sử dụng nút bần trong xây dựng nhà ở

Nhựa tái chế

Một vật liệu thân thiện với thiên nhiên mà con người đã phát hiện ra đó là nhựa tái chế. Chúng được trộn chung với bê tông để giảm trọng lượng tổng thể của vật liệu mà vẫn giữ nguyên được độ bền.

Việc sử dụng nhựa tái chế như chất thải làm nguyên liệu tổng hợp vật liệu vô hình chung đã giảm tải đáng kể được gánh nặng cho những bãi xử lý rác. Đồng thời, việc này phát huy sức mạnh tiềm tàng là giúp ngăn ngừa tình trạng tồn đọng rác thải rất nhức nhối hiện nay.

Cỏ rơm

Rơm cũng chính là 1 trong những dòng vật liệu xanh và đặc biệt lâu đời nhất từng được biết đến.

Tuy nhiên, những năm trở lại đây, rơm đã dần trở nên phổ biến hơn với giới xây dựng và thiết kế. Đặc biệt trong phong cách Scandinavia đến từ Bắc Âu. Sở dĩ, rơm và hoa cỏ khô đang được hồi sinh với ngành công nghiệp vật liệu bền vững bởi khả năng cách nhiệt tốt, dễ dàng thu hoạch và đặc biệt khả năng phân hủy cũng rất tốt.

Bụi thép

Đây là dòng vật liệu xây dựng bền vững thứ 5 mà Lam Pham Construction muốn giới thiệu. Bụi thép là vật liệu khá mới trong thế giới vật liệu xây dựng.

Người ta có thể nén bụi thép để tạo được những khối bê tông thực thụ và chắc chắn. Hơn nữa, độ linh hoạt của bụi thép cao hơn rất nhiều so với bê tông tiêu chuẩn.

Hình ảnh vật liệu xây dựng xanh nên dùng 4
Tận dụng bụi thép để làm vật liệu xây dựng

Bụi thép có khả năng chống lại địa chấn từ những trận động đất. Ở dạng khô, chúng có thể hấp thụ các chất độc như cacbon dioxide, triệt tiêu lượng đáng kể khí thải ô nhiễm cho môi trường sống.

Len

Len cũng là một trong những dòng vật liệu có tính bền vững cao, đặc biệt là loại vật liệu xây dựng cách nhiệt tốt trong ngành xây dựng.

Khi thêm len và polymer tự nhiên có trong rong biển vào gạch, chúng sẽ làm tăng độ cứng cho gạch lên tới 37%, cũng đồng thời giảm thiểu được những hóa chất không cần thiết khi sản xuất.

Bên cạnh đó, gạch khi có thêm tính chất của len sẽ có khả năng chịu lạnh và chịu ẩm rất tốt.

Tro

Tro chính là sản phẩm tạo ra sau khi đốt than. Đây được xem là giải pháp hữu hiệu có thể thay thế xi măng truyền thống.

Trong tương lai, nếu có thể tận dụng được dòng vật liệu xây dựng có kết cấu bền vững này, con người sẽ tạo ra được loại bê tông chứa đến 97% nguyên liệu tái chế. Từ đó có thể cắt giảm được lượng chi phí và chất thải đáng kể thải ra môi trường.

Việc bổ sung tro vào hỗn hợp sẽ giúp vật liệu bê tông tăng được độ bền vững, giảm độ thẩm thấu. Từ đó, ngành xây dựng có được 1 vật liệu xây dựng rất bền vững, phù hợp với xu hướng bảo vệ môi trường hiện nay.

Bắp

Hình ảnh vật liệu xây dựng xanh nên dùng 5
Bắp được dùng như vật liệu chống nóng

Bắp từng được sử dụng trong công trình có tên là Ecological Pavilion do công ty St Andre-Lang Architectes thiết kế và thực hiện. Những loài thực vật xanh phổ biến như bắp này được phủ kín hết những bức tường và hoạt động giống như 1 lớp cách nhiệt thực thụ.

Đây có thể chưa phải là giải pháp hữu hiệu nhất nhưng cũng đã chứng minh được khả năng có thể sử dụng vật liệu xây dựng thay thế mang tính bền vững cho ngành công nghiệp tương lai.

Đồng và đồng điếu

Đồng chính là loại hợp kim quá nổi tiếng với lớp màu xanh lục phát triển trên bề mặt. Nó giữ được đến 30 năm trong 1 môi trường sạch sẽ hoặc ít nhất 5 năm gần khu công nghiệp.

Lớp phong hóa màu xanh lục nhạt đặc biệt này chính là đồng carbonate và đồng sunfat đã bị oxy hóa, hoạt động như một lớp bảo vệ.

Gỗ thông

Gỗ thông là dòng gỗ có màu xám xanh nhạt, khi bề mặt gỗ đã bị lão hóa 1 cách tự nhiên và duyên dáng khi tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Hơn nữa, bạn có thể kiểm soát điều này bằng việc phủ lớp dầu bảo vệ để gỗ có khả năng chống tia cực tím.

Hình ảnh vật liệu xây dựng xanh nên dùng 6
Gỗ thông giúp ngôi nhà bền vững, thân thiện

Trên đây là một số dòng vật liệu xây dựng bền vững, thân thiện với môi trường tiêu biểu hiện nay. Dòng vật liệu này vẫn đang được các nhà nghiên cứu tìm tòi, phát triển và ứng dụng trong thực tế, với hi vọng tạo nên ngôi nhà xanh, thân thiện với môi trường.

Hiện nay, Lam Pham Construction cũng là công ty xây dựng đi đầu trong lĩnh vực chuyển giao, áp dụng giải pháp công nghệ mới, thân thiện với môi trường về Việt Nam như: Giải pháp sàn nhẹ sử dụng hộp tạo rỗng định hình Ubot – Italia, giải pháp dầm Deltabeam của Peikko Group,… Nếu cần hỗ trợ về thiết kế, tư vấn và thi công, hãy liên hệ với Lam Pham Construction.

Nguồn: lpc.vn

Những loại vật liệu xây dựng không nung phổ biến hiện nay

Vật liệu xây dựng không nung hiện nay ngày càng chiếm ưu thế so với gạch, đất nung truyền thống bởi tính chịu lực cao lại giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Hình ảnh vật liệu xây dựng không nung phổ biến hiện nay 1
Vật liệu xây không nung dần phổ biến hiện nay

Tuy nhiên, mỗi loại vật liệu đều có ưu nhược điểm riêng, nắm được đặc điểm của vật liệu thì sử dụng mới hiệu quả, đem lại giá trị cao. Cùng Lam Pham Construction tìm hiểu về các loại vật liệu xây dựng không nung hiện nay nhé.

Vật liệu xây dựng không nung – ưu nhược điểm

Vật liệu xây dựng không nung là loại vật liệu được làm từ phụ phẩm, phế thải hoặc các loại cốt liệu, trải qua quá trình tạo hình, đóng rắn mà không cần sử dụng đến nhiệt. Do đó, sản xuất loại vật liệu này không gây ảnh hưởng đến môi trường, được xếp vào vật liệu xây dựng xanh.

So với gạch đất nung truyền thống, vật liệu xây dựng không nung không sử dụng đến đất nông nghiệp, cũng không trải qua đốt bằng than củi, nên tiết kiệm được nguồn nguyên nhiên liệu khá lớn. Điều này giúp hạn chế nạn chặt phá rừng bừa bãi, giảm thiểu đáng kể tình trạng gây hại đến môi trường.

Các nguyên vật liệu sản xuất gạch không nung khá đa dạng và phong phú, có sẵn ở nước ra như mạt đá, cát vàng, xi măng… Vì vậy vậy mà tạo ra các sản phẩm gạch bông, gạch block, gạch men khá đa dạng. Dây chuyền sản xuất loại vật liệu này tương đối gọn nhẹ, đa phần được tự động hóa nên tiết kiệm nguồn nhân công, giá thành rẻ.

Cường độ chịu lực của vật liệu xây dựng không nung khá tốt, nên đáp ứng rất tốt việc xây dựng nhà ở, công trình thông thường. Hơn nữa, vật liệu này có khả năng cách âm, cách nhiệt và chống thấm khá tốt. Sử dụng gạch không nung, kích thước lớn cho phép giảm chi phí nhân công, chi phí vữa, tăng tiến độ thi công.

Hình ảnh vật liệu xây dựng không nung phổ biến hiện nay 2
Gạch nhẹ không nung có kích thước rất đồng đều

Vật liệu xây dựng không nung có thể sử dụng chất độn như sỏi, đá, than xỉ,… làm giảm trọng lượng một cách đáng kể, đa dạng màu sắc, chủng loại, kích thước đồng nhất nên đạt yêu cầu độ thẩm mỹ cao.

Bên cạnh đó, vật liệu không nung cũng có một số nhược điểm, đầu tiên là do sử dụng nguyên liệu cát, đá nên nhu cầu khai thác cát, đá từ đó tăng. Tuy trong sản xuất và thi công vật liệu ít ô nhiễm nhưng nguyên liệu thứ phẩm của nó vẫn gây ô nhiễm cao như bột nhôm, xi măng,…

2. Những loại vật liệu xây dựng không nung phổ biến hiện nay

Ở Việt nam hiện nay có khoảng trên mười loại vật liệu xây dựng không nung, dưới đây Lam Pham Construction sẽ liệt kê một số loại chính cũng như đặc điểm của từng loại để độc giả có cái nhìn khái quát hơn.

Gạch Block

Gạch Block, còn gọi là gạch bê tông cốt liệu. Đây là loại gạch phổ biến, cũng chiếm tỉ lệ dùng lớn nhất trong các loại vật liệu xây dựng không nung. Gạch Block sản xuất bằng quá trình ép bán khô hỗn hợp xi măng và cốt liệu nhỏ (mạt đá, xỉ than, cát…)

Cường độ của gạch khá cao, từ 7,5 đến 20MPA, độ hút nước thấp nên thường sử dụng làm tường ngăn, tường ngoài chịu lực với gạch đặc và gạch có độ rỗng thấp.

Gạch Block đòi hỏi phải có thiết kế thi công, đi kèm một số vật liệu và phụ kiện thi công, đội ngũ thợ cần được huấn luyện nắm được kỹ thuật công nghệ xây dựng.

Hình ảnh vật liệu xây dựng không nung phổ biến hiện nay 3
Gạch Block là vật liệu xây dựng không nung phổ biến nhất

Gạch nhẹ AAC

Gạch chưng áp AAC sản xuất bằng cách chưng hấp, dưới áp suất hỗn hợp xi măng, vôi-cát nghiền mịn. Phụ gia tạo khí là bột nhôm. Gạch này có khối lượng từ 500-800kg/m3, có thể nổi được trên mặt nước với cường độ gạch từ 4-5MPA. AAC có độ hút nước cao nên phải xây bằng loại vữa chuyên dụng trộn sẵn.

Ưu điểm lớn nhất của gạch AAC là tốc độ xây dựng khá nhanh, tiết kiệm lao động, giảm tải lên kết cấu móng và nền.

Với khí hậu nóng ẩm Việt nam thì loại gạch này bộc lộ nhiều nhược điểm như dễ bị thấm nứt, chỉ sử dụng để xây trong nhà. Độ cứng thấp nên không xây ở tường ngoài và công trình an ninh.

Gạch xi măng đất ép

Loại gạch này được ép với hỗn hợp xi măng – đất cường độ cao, tuy nhiên hệ số hoá mềm không cao nên thường bị suy giảm cường độ khi ngâm nước.

Gạch xi măng đất ép có khối lượng nặng, thi công vất vả và tốn nhân công. Do đó chủ yếu dùng xây nhà thấp tầng, phải kết hợp trát chống thấm kỹ đối với tường ngoài.

Hình ảnh vật liệu xây dựng không nung phổ biến hiện nay 4
Gạch xi măng đất ép có khối lượng khá nặng

Khi sản xuất, khuôn ép bán khô dễ bị mòn, lượng xi măng sử dụng trong cấp phối khá cao, từ 12-20% tuỳ loại đất hay cốt liệu. Vì thế giá thành viên gạch cũng tăng.

Đá chẻ

Đá chẻ là loại đá tự nhiên, được tách từ một khối đá lớn, có màu sắc đồng đều, có vân đá và dễ dàng để ốp lát. Đá chẻ có nhiều màu sắc nhưng phổ biến nhất là màu xanh đen, vàng và lông chuột. Đá chẻ tự nhiên có kích thước không đồng nhất nên thường được các thợ xây ốp lát khéo léo, tạo nên sự phá cách cho bức tường

Vật liệu xây dựng không nung này chủ yếu nằm gần các khu vực khai thác do có khối lượng rất nặng, thi công rất khó khăn.

Tấm tường nhẹ AAC

Vật liệu được sản xuất bằng vật liệu xây dựng nhẹ AAC, cắt thành dạng panel kích thước dày 80-150mm, dài 2400-4000mm và rộng 600mm. Tường nhẹ AAC thường để chống gãy khi vận chuyển cẩu lắp, khi thi công người ta dùng lưới thép hàn D3-5mm ngay bên trong tấm khi tạo hình.

Giống gạch xây AAC, tấm tường nhẹ AAC có ưu điểm là thi công rất nhanh, tiết kiệm nhân công. Do đó thường được dùng cho vách và tường ngăn, không nên dùng cho tường ngoài. Khi thi công lắp đặt không cần trát. Giá thành cao hơn so với viên xây AAC.

Tấm 3D

Vật liệu có cấu tạo từ hai lớp lưới thép D3-5mm cường độ cao, liên kết dạng 3D với thanh chống xiên giữa hai lớp. Giữa 2 lớp lưới thép là xốp Polystyrene định vị.

Hình ảnh vật liệu xây dựng không nung phổ biến hiện nay 5
Tấm 3D thường dùng làm tường với độ thẩm mĩ cao

Khi thi công, người ta phun ướt vữa xi măng cát rồi phủ kín cả 2 mặt tường và xoa phẳng. Tấm 3D có ưu điểm là thi công lắp đặt rất nhanh, nhưng mất thời gian ở việc phun phủ vữa xi măng cát 2 mặt và xoa phẳng. Hơn nữa cũng tốn vật liệu, gây bụi, ồn môi trường.

Thi công Tấm 3D yêu cầu phải có dụng cụ chuyên dụng và đội ngũ thi công lành nghề. Sản phẩm không được dùng phổ biến do giá thành cao, chỉ dùng khi nâng tầng, cải tạo công trình hay một số yêu cầu đặc biệt khác.

Hi vọng thông qua bài tổng hợp này, Lam Pham Construction đã giúp bạn đọc hiểu thêm về những loại vật liệu xây dựng không nung phổ biến hiện nay. Nếu cần tư vấn thêm về giải pháp xây dựng, vật liệu xây dựng, hãy liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.

Nguồn: https://lpc.vn