SÀN DỰ ỨNG LỰC KẾT HỢP VỚI SÀN PHẲNG UBOT. LIỆU CÓ HIỆU QUẢ?

Sàn dự ứng lực là một trong những công nghệ thi công sàn mới và hiện đại nhất hiện nay với với ưu điểm có thể tối ưu tải trọng và khả năng vượt nhịp lớn. Giải pháp này cũng đang được nhiều CĐT và nhà thầu quan tâm và tin tưởng lựa chọn sử dụng. Cùng LPC tham khảo rõ hơn về sàn dự ứng lưc và khả năng kết hợp với sàn phẳng Ubot trong bài viết này nhé!

Sàn dự ứng lực là gì?

sàn dự ứng lực

Công nghệ sàn dự ứng lực là công nghệ kết cấu bê tông cốt thép kết hợp với sử dụng ứng lực trước và có cường độ cốt thép tăng hơn so với sàn bê tông thông thường. Ngoài hệ thống bê tông cốt thép cơ bản thì sàn dự ứng lực sử dụng hệ thống thép cường độ cao, khi kéo căng các sợi dây cáp tạo nên sức căng giúp giảm tới 80% tác động với trọng lượng bản thân sàn, tiết kiệm tối ưu lượng cốt thép cần sử dụng.

Công nghệ sàn dự ứng lực được phát minh từ một kỹ sư người Pháp là Eugene Freyssinet. Vào năm 1928, ông đã sử dụng các sợi thép có cường độ cao để nén bê tông.

Phân loại sàn dự ứng lực

Sàn dự ứng lực dựa vào các yếu tố cấu thành khác nhau mà chia ra làm 2 loại chính đó là: Sàn dự ứng lục có cáp dính và sàn dự ứng lực cáp không bám dính

Sàn dự ứng lực có cáp bám dính (bonded tendon)

Được làm chủ yếu từ cáp bám dính, nhờ tính đàn hồi cao của cáp cùng sự bám dính giữ bê tông với cáp, việc này tạo ra một biến dạng ngược vòm lên trên của kết cấu bê tông từ đó một lực cân bằng hướng lên sẽ được sinh ra khi sàn chịu trọng tải. Chính vì vậy những mặt sàn này sẽ có khả năng chịu được trọng tải gấp hai lần so với các sàn nhà làm từ bê tông thông thường.

Sàn dự ứng lực cáp không bám dính (unbonded)

Kết cấu của loại sàn này được uốn vòm ngược lên khi làm việc, cáp được bao quanh bởi polyethylene và một lớp bôi trơn. Với sàn dự ứng lực cáp không bám dính thì phải đạt tiêu chuản ứng suất thiết kế thì sàn mới chịu lực được.

Ưu và nhược điểm của sàn dự ứng lực

ưu điểm sàn dự ứng lực

Ưu điểm sàn dự ứng lực

Ứng dụng phổ biến trong nhiều loại công trình

Công nghệ sàn dự ứng lực đã được áp dụng trong nhiều loai hình công trinh khác nhau từ dân dụng tới xây dựng công nghiệp. Chủ yếu là các dự án lớn, nhà cao tầng hay nhà máy, nhà xưởng,…

Thi công nhanh

Thi công sàn dự ứng lực cần ít bê tông và vẫn đảm bảo đàn hồi và khả năng chịu tải của sàn  so với bê tông truyền thống. Từ đó việc tháo dỡ cốp pha cũng sẽ diễn ra nhanh hơn, các công trình sẽ được đẩy nhanh tiến độ nhưng nó vẫn đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng cho toàn bộ công trình.

Tối ưu hiệu quả kinh tế

Sử dụng sàn dự ứng lực giúp tiết kiệm chi phí xây dựng công trình hơn so với sử dụng bê tông truyền thống. Bởi vì kết cấu sàn bê tông và panel tiền chế chính đã được đúc trước vì thế giá thành của móng và sàn nhà đều giảm đi. Tối đa nhiều công trình cho thấy giá có thể giảm tới 40% so với thi công biện pháp truyền thống.

Vượt nhịp lớn

Khi giải pháp sàn phẳng Ubot kết hợp với giải pháp dự ứng lực sẽ cho khả năng vượt nhịp lên tới 22m mà vẫn đảm bảo chiều dày sàn không quá lớn.

Tăng độ cứng sàn

Sàn bê tông dự ứng lực tiết kiệm nguyên liệu khối lượng cốt thép nhưng đảm bảo chất lượng tốt gấp nhiều lần so với giải pháp thông thường. Lý do là bởi vì khi kết cấu lớn thì độ cứng khung sàn bê tông ứng lực sẽ nhỏ hơn dầm. Từ đó có thể giải thích khi bạn so sánh với độ cứng của bê tông truyền thống thì cao hơn rất nhiều.

Nhược điểm của sàn dự ứng lực

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật được nhiều chủ đầu tư lựa chọn, việc thi công sàn dự ứng lực cũng có một số nhược điểm cần lưu ý:

  • Sàn bê tông dự ứng lực là một công nghệ khó vậy nên những nhà dân thông thường gần như không thể tiếp cận được công nghệ này trong xây dựng.
  • Cần có đội ngũ thi công chuyên nghiệp và có chuyên môn cao
  • Khó khăn trong quá trình cải tạo hoặc tu sửa sau này
  • Rung lắc, không có khả năng chống ồn, trong quá trình sử dụng

Ứng dựng của sàn dự ứng lực

Sàn dự ứng lực với ưu điểm là tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng đem lại tính thẩm mỹ cao đã được ứng dụng vào nhiều công trình khác nhau. Tại các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã áp dụng việc thiết kế sàn dự ứng lực một cách rộng rãi vào các khu trung cư cao tầng hay các công ty, văn phòng làm việc. Các tập đoàn lớn ứng dụng rộng rãi công nghệ này như Vincom, Sungroup, Sunshine Group..

sân vận động việt trì

Ngoài áp dụng đối với các tòa nhà cao tầng, loại sàn này cũng được áp dụng thành công cho các dự án công nghiệp và dân dụng như:

Công trình công nghiệp: nhà máy may công nghiệp ở Thái Bình, nhà máy ốp lát VINASTONE tại Phú Cát – Hà Tây…

Công trình dân dụng: Trường đại học Y Thái Nguyên, sân vận động Việt Trì-Phú Thọ…

Hướng dẫn thiết kế sàn dự ứng lực

thiết kế sàn dự ứng lực

Trong quá trình thiết kế sàn dự ứng lực chúng ta phải đảm bảo những yếu tố sau:

  • Thiết kế sàn dự ứng lực cho dự án

Sàn dự ứng lực được đánh giá là có hiệu qủa kinh tế với nhịp từ 6m đến 20m, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào dạng và phương án kết cấu và tải trọng tác dụng

  • Tính toán thiết kế

Lựa chọn cách bố trí mặt bằng: Bởi việc tổn hao trên chiều dài cáp là khác nhau nên ứng suất trước giảm dần từ phía đầu kéo cáp về đầu neo cáp. Nếu được cho phép thì có thể giảm chiều dài nhịp cuối cùng giúp đạt được sự cân bằng momen như ý đồ thiết kế. Sau khi đã bố trí vị trí của các cột và vách, bạn hãy dựa vào chiều dài nhịp,  hình thức kiến trúc hay các chức năng sử dụng dịch vụ và chi phí nguyên vật liệu có sẵn để lựa chọn loại loại sàn được sử dụng. Tuy nhiên, sàn phải được đáp ứng về độ bền và độ võng.

Lực ứng suất trước: được định nghĩa là lực kéo cáp tạo độ căng cho cáp. Thường thì đối với sàn sẽ được thiết kế lực kéo đạt <= 80% fpu.

Cáp ứng lực trước: phụ thuộc vào loại sàn thiết kế và hình dạng kích thước sàn mà ta sẽ lựa chọn cách bố trí cáp là khác nhau. Ví dụ với trường hợp đặc biệt cáp bố trí qua các lỗ nhỏ hơn 300mm thì chúng ta có thể bố trí bất kỳ nơi nào trên sàn cũng không ảnh hưởng đến sự làm việc của cáp, tuy nhiên đối với các trường hợp lớn hơn thì phải xem xét lại thật kỹ lưỡng.

  • Xác định chiều dày sàn, mũ cột, dầm

Những thông số này được thiết kế theo đúng các chỉ số đã được đặt ra trong xây dựng.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu trong xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những công trình vững chắc và an toàn. Đặc biệt trong giải pháp thiết kế kết cấu sàn phẳng không dầm – một giải pháp vật liệu công nghệ mới cần các đơn vị tính toán và triển khai có kinh nghiệm. Cùng LPC điểm danh 3 phần mềm thiết kế kết cấu phổ biến nhất được sử dụng trong thiết kế sàn phẳng không dầm

Tầm quan trọng của thiết kế kết cấu

thiết kế kết cấu trong xây dựng

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.

Trong quá trình thiết kế kết cấu, kiến trúc sư và kỹ sư kết cấu sẽ phân tích và đánh giá các yếu tố như tải trọng, khả năng chịu tải, độ bền vật liệu, độ cứng và tính ổn định của công trình. Dựa trên thông tin này, họ sẽ lựa chọn và áp dụng các phương pháp tính toán và mô phỏng để đưa ra các giải pháp kỹ thuật và cấu trúc tối ưu.

Thiết kế kết cấu được coi là một trong những giai đoạn quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực của công trình, đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng

Thiết kế kết cấu trong giải pháp sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm là một giải pháp không mới đối với các đơn vị thi công, đơn vị thiết kế hay các Chủ đầu tư. Thiết kế kết cấu trong sàn phẳng không dầm được đánh giá là yếu tố vô cùng quan trọng trọng các thao tác thực hiện kỹ thuật trong công trình. Một số yếu tố quan trọng cần xem xét trong thiết kế kết cấu của sàn phẳng không dầm như:

  • Tải trọng: Xác định tải trọng tác động lên sàn là một bước quan trọng trong thiết kế kết cấu. Tải trọng bao gồm tải trọng số riêng của sàn, tải trọng số phụ (như nội thất, người sử dụng), và tải trọng tạm thời (như tuyết, gió). Cần xác định và tính toán tải trọng tác động lên sàn để đảm bảo rằng kết cấu có thể chịu được mọi tải trọng này một cách an toàn.
  • Vật liệu: Các vật liệu thông dụng bao gồm bê tông, thép, gỗ, và composite. Mỗi vật liệu có tính chất và ưu điểm riêng, và cần đảm bảo rằng vật liệu được sử dụng có đủ độ cứng, độ bền và khả năng chịu tải để đáp ứng yêu cầu tải trọng của sàn.
  • Độ cứng: Sàn phẳng không dầm cần được thiết kế với độ cứng đủ để tránh các biến dạng không mong muốn và đảm bảo tính ổn định của kết cấu. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp có tải trọng phụ lớn hoặc trong các không gian có yêu cầu đặc biệt về độ cứng.
  • Tính khả thi kỹ thuật: Xem xét các hạn chế về không gian, chiều cao, khả năng chịu tải của vật liệu và phương pháp thi công để đảm bảo
  • Kỹ thuật chống cháy: Có thể bao gồm việc sử dụng vật liệu chịu lửa, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cách cách ly chống cháy và hệ thống thoát hiểm.
  • Thiết kế thẩm mỹ: Các yếu tố như hình dạng, màu sắc, bề mặt và họa tiết có thể được tính toán để tạo ra một không gian thẩm mỹ hài hòa và hấp dẫn.
  • Điều kiện môi trường: Trong quá trình thiết kế, cần xem xét các yếu tố môi trường như độ ẩm, nhiệt độ, tác động của môi trường hóa chất và môi trường mặn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn vật liệu và phương pháp thiết kế để đảm bảo tính ổn định và bền vững của kết cấu.
  • Quy định và tiêu chuẩn: Trong thiết kế kết cấu, luôn cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn xây dựng địa phương, quốc gia và quốc tế. Các tiêu chuẩn này bao gồm các quy định về tải trọng, an toàn, chống cháy và bảo vệ môi trường. Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn này là rất quan trọng để đảm bảo tính an toàn và pháp lý của kết cấu.

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

Top 3 phần mềm phổ biến dùng trong thiết kế kết cấu sàn phẳng không dầm

AutoCAD

Sử dụng phần mềm AutoCad trong thiết kế kết cấu

AutoCAD là tên viết tắt của cụm từ “Automatic Computer Aided Design”. Phần mềm này được Autodesk phát triển và ra mắt năm 1982 với tính năng chính là soạn thảo, thiết kế các bản vẽ 2D và 3D với sự trợ giúp của máy tính. Với công cụ này, người dùng có thể thực hiện các phép tính và tái hiện những ý tưởng của mình dưới dạng bản vẽ kỹ thuật với độ chính xác cần thiết. Vì vậy nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, xây dựng, công nghiệp…

Trong đời sống thực tế, AutoCAD chủ yếu dùng để phục vụ công việc của các kỹ sư, họa sĩ hoạt hình, quản lý dự án, kiến trúc sư… Kiến trúc và xây dựng: Với Autodesk AEC Collection, người dùng sẽ được cung cấp các công cụ CAD, BIM (công cụ mô hình thông tin xây dựng) cùng một gói những phần mềm xây dựng và thiết kế 3D. Từ đó cho phép các kỹ sư xây dựng tạo nên những mô hình, thiết kế trực quan, chính xác trong thiết kế kết cấu

Với bản vẽ thi công kết cấu nói chung và ứng dụng trong giải pháp sàn phẳng nói riêng, AutoCad là phần mềm thiết kế kết cấu không thể thiếu giúp các kĩ sư thể hiện bản vẽ với độ chính xác và tính hữ ích, thuận tiện của mình.

ETABS

ETABS là một phần mềm thiết kế kết cấu nhà cao tầng của hãng CSI. Vào những thập niên 90, khi máy tính để bàn chưa xuất hiện, một số nhà khoa học ở Đại học US Berkeley đã nghiên cứu ra thuật toán để tính toán nhà cao tầng và chạy trên máy tính lớn.

Dùng phần mềm Safe trong thiết kế kết cấu

Đây là một phần mềm dựa trên thuật toán phần tử hữu hạn, tuy nhiên có rất nhiều cải tiến đáng kể nhằm tăng tốc quá trình tính toán cũng như nhập số liệu dầu vào. Phần mềm được viết dựa trên ngôn ngữ Fortran, là một ngôn ngữ lâu đời nhưng rất hiệu quả trong các bài toán về thiết kế kết cấu. Khả năng xử lý số liệu là lớn bất kì.

Phương pháp phần tử hữu hạn là phương pháp phân tích kết cấu gần đúng bằng cách chia tách hệ kết cấu thành các phần tử đơn giản được định nghĩa trước. Etabs là phần mềm sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích kết cấu.

Phần mềm Etabs được sử dụng để phân tích kết cấu các công trình xây dựng dân dụng, đặc biệt là nhà cao tầng. Nói như thế không có nghĩa rằng Etabs chỉ giải quyết được bài toán phân tích kết cấu cho nhà cao tầng, mà cần hiểu rằng Etabs được trang bị các công cụ để thực hiện việc phân tích kết cấu nhà cao tầng một cách thuận lợi nhất (so với các sản phẩm khác của hãng CSI).

Việc phân tích kết cấu cuối cùng nhằm mục đích tìm ra được nội lực (dùng để thiết kế cốt thép), phản lực (dùng để thiết kế móng), và các giá trị về chuyển vị (dùng để kiểm tra kết cấu ở trạng thái giới hạn về điều kiện sử dụng).

SAFE

SAFE là phần mềm thiết kế kết cấu chuyên dụng tính toán cho các loại bản sàn bê-tông cốt thép theo phương pháp phần tử hữu hạn như sàn giao thoa, sàn không dầm, sàn nấm, … ngoài ra SAFE còn có thể tính nội lực và tính thép cho đài móng đơn hoặc móng tổ hợp, móng bè. SAFE có thể đảm đương được tất cả các yêu cầu của quá trình thiết kế kết cấu một cách trực quan sinh động, hữu ích, toàn diện và dễ sử dụng.

Phần mềm Safe trong thiết kế kết cấu

Bằng các công cụ vẽ tinh vi, sử dụng một trong các tùy chọn nhập để nhập dữ liệu từ AutoCAD, bảng tính hoặc cơ sở dữ liệu, Safe giúp người sử dụng thiết kế sàn móng nhanh và hiệu quả ở bất kỳ định hình dạng nào, tròn hoặc trụ rỗng.

SAFE giúp xác định sàn móng từ địa kỹ thuật phi tuyến do nền đất bị nứt, lún. Đồng thời phân tích vết nứt phi tuyến của sàn móng. SAFE đo tải trọng của sàn móng một cách dễ dàng bằng cách lựa chọn tự động. Với SAFE, người sử dụng có thể mô tả dải thiết kế một cách hoàn chỉnh, kiểm soát vị trí, kích cỡ và  tính toán gia cố. Phương pháp phần tử hữu hạn cực kỳ hữu dụng trong việc thiết kế sàn không dầm đối với nền móng có địa chất phức tạp.

SAFE đưa ra các báo cáo toàn diện và có thể tùy chỉnh cho tất cả các kết quả thiết kế và phân tích. Đồng thời SAFE  còn cung cấp các kế hoạch chi tiết, các phần, các mặt, chu trình và bảng biểu. Do vậy người dùng có thể xem lại, in ra trực tiếp hoặc là xuất ra các bản CAD.

Với các kỹ sư, SAFE rất dễ sử dụng và là một phần mềm hữu ích cần thiết cho việc mô phỏng, phân tích, thiết kế chi tiết hệ thống sàn sử dụng giải pháp sàn phẳng, kiểm tra độ võng, bố trí thép,…

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

TÍNH TOÁN CHỌC THỦNG SÀN THEO TCVN 5574:2018

Tính toán chọc thủng sàn là một trong những yêu cầu tính toán bắt buộc phải làm trong quá trính tính toán để thiết kế kết cấu công trình xây dựng.

Điểm khác biệt của tính toán chọc thủng sàn theo 5574: 2018

Tính toán chọc thủng sàn theo TCVN 5574-2028

Theo tiêu chuẩn mới TCVN 5574:2018, thay thế TCVN 5574:2012, có sự thay đổi đáng kể trong tính toán chọc thủng sàn cho các cấu kiện phẳng so với phiên bản cũ, đó là kể đến ảnh hưởng của mô men uốn, tác dụng tại vùng chọc thủng.

Một trong những điểm mới trong tiêu chuẩn mới TCVN 5574:2018 [2] so với tiêu chuẩn cũ TCVN 5574:2012 [1] là phần tính toán chọc thủng đối với các cấu kiện phẳng dạng bản như bản sàn, bản móng.

Trước đây tiêu chuẩn cũ [1] đưa ra cách tính đơn giản, chỉ kể đến tác dụng của lực tập trung (lực chọc thủng) mà không kể đến ảnh hưởng của các mô men uốn tác dụng theo một hoặc hai phương như trong thực tế vẫn thường xảy ra. Tiêu chuẩn mới TCVN 5574:2018 đã khắc phục được vấn đề này.

Sơ đồ khối trong trường hợp chỉ có tác dụng của lực chọc thủng

tính toán chọc thủng sàn TH1

Sơ đồ khối trong trường hợp có tác dụng của lựa chọc thủng và mô men uốn theo một phương

tính toán chọc thủng sàn TH2

TÀI LIỆU TÍNH TOÁN CHỌC THỦNG SÀN

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Vật liệu thông minh và xu hướng tất yếu trong thị trường xây dựng

Vật liệu thông minh đang là từ khóa không mới nhưng lại được tìm kiếm nhiều trong thời gian gần đây. Một lỹ thường tình để thích ứng với sự thay đổi không ngừng của xã hội, sự thay đổi của thời gian và lối sống ngày càng hiện đại. Con người đang dần phụ thuộc vào công nghệ, điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh, thiết bị nhà thông mình và các thiết bị công nghệ mới đều luôn được phát triển.

Vật liệu thông minh cũng được tạo ra từ đó. Các kiến trúc sư luôn tìm tòi và nỗ lực để tạo ra các loại vật liệu thông minh hiệu quả lâu dài và bền vững, cải thiện chất lượng và môi trường sống cho cộng đồng.

Vật liệu thông minh là gì?

vật liệu thông minh

Vật liệu thông minh là loại vật liệu có khả năng tự điều chỉnh, phản ứng hoặc thay đổi cấu trúc, tính chất hoặc hình dạng của nó dựa trên sự tương tác với môi trường hoặc các yếu tố bên ngoài như nhiệt độ, ánh sáng, độ ẩm, điện từ, áp suất và các tín hiệu điều khiển khác.

Vật liệu thông minh sử dụng công nghệ và thiết kế để có khả năng thích ứng, phản ứng và thay đổi theo nhu cầu cụ thể, mà không cần sự can thiệp bên ngoài.

Trong lĩnh vực xây dựng, vật liệu thông minh đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra các công trình và cơ sở hạ tầng hiệu quả, bền vững và tiện ích hơn

5 loại vật liệu thông minh thường được sử dụng trong xây dựng

1. Bê tông tự làm sạch

Bê tông tự làm sạch có khả năng loại bỏ chất ô nhiễm trong không khí bằng cách sử dụng các chất xúc tác hoặc hệ thống tạo ra hydroxit canxi khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Điều này giúp giảm sự ô nhiễm và tạo ra không gian sống và làm việc lành mạnh hơn.

bê tông tự làm sạch

Nguyên lý hoạt động: Bê tông tự làm sạch hoạt động dựa trên việc sử dụng các chất xúc tác hoặc hệ thống tạo ra hydroxit canxi khi tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Quá trình này được gọi là “quá trình tự làm sạch bằng ánh sáng” (photocatalytic self-cleaning process). Chất xúc tác thường được sử dụng là titan dioxit (TiO2), có khả năng kích hoạt quá trình oxi hóa chất ô nhiễm trên bề mặt bê tông thành các chất không độc và dễ phân hủy.

Ưu điểm của bê tông tự làm sạch:

  • Ứng dụng rộng rãi trong cách công trình xây dựng bền vững như tòa nhà, cầu, đường hầm. Khả năng tự làm sạch giúp duy trì vẻ đẹp và độ bền của bề mặt bê tông trong thời gian dài, giảm chi phí bảo trì và tái tạo
  • Môi trường sống và làm việc an toàn: Việc loại bỏ chất ô nhiễm và vi khuẩn giúp giảm nguy cơ lây nhiễm và tạo ra một môi trường lành mạnh cho người dùng.
  • Xây dựng thành phố thông minh: Bê tông tự làm sạch có tiềm năng được áp dụng trong các dự án thành phố thông minh. Công nghệ này có thể được kết hợp với các hệ thống cảm biến để giám sát chất lượng không khí, mức độ ô nhiễm và môi trường sống.
  • Xây dựng hệ thống giao thông thông minh

2. Vật liệu chống nhiệt tự động

vật liệu chống nhiệt tự động

Vật liệu thông minh chống nhiệt tự động là công nghệ đột phá trong xây dựng. Với khả năng điều chỉnh nhiệt độ tự động, nó giúp tiết kiệm năng lượng và tạo sự thoải mái. Kính thông minh có khả năng thay đổi độ tối và độ trong, giúp kiểm soát nhiệt độ và ánh sáng tự động. Vật liệu chuyển pha như bông xốp có thể điều chỉnh khả năng cách nhiệt theo nhiệt độ môi trường.

Các vật liệu phản xạ nhiệt có khả năng phản chiếu tia nhiệt mặt trời, giảm tải nhiệt cho công trình. Vật liệu chống nhiệt tự động giúp xây dựng tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, mang lại một môi trường sống thoải mái và bền vững.

3. Cửa và cửa sổ thông minh

Cửa sổ thông minh

Cửa và cửa sổ thông minh kết hợp công nghệ để tăng tính tiện ích và an toàn. Chúng có khả năng tự động mở, đóng và kiểm soát ánh sáng. Cửa thông minh có thể điều khiển từ xa bằng điện thoại thông minh hoặc hệ thống nhà thông minh. Cửa sổ thông minh có khả năng tự động điều chỉnh độ tối và thông gió. Cả hai giúp tối ưu hóa năng lượng, tạo không gian thoáng đãng và tăng tính bảo mật.

4. Vật liệu từ làm sạch

Vật liệu tự làm sạch – vật liệu thông minh là loại vật liệu có khả năng tự loại bỏ chất ô nhiễm hoặc bụi bẩn mà không cần sự can thiệp của con người.

Một số loại vật liệu tự làm sạch điển hình như: Bê tông tự làm sạch, Kính tự làm sạch, Vật liệu tự làm sạch dựa trên nấm mốc, vật liệu tự làm sạch bằng ánh sáng UV,… Những loại vật liệu tự làm sạch này đang được nghiên cứu và áp dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp nhằm tạo ra môi trường sạch và an toàn, cùng với việc giảm sự phụ thuộc vào sự can thiệp của con người để duy trì sự sạch sẽ.

5. Vật liệu kim loại hình nhớ

blank

Vật liệu kim loại hình nhớ (Shape Memory Alloy – SMA) là một loại vật liệu có khả năng trở về hình dạng ban đầu sau khi được biến đổi bằng nhiệt độ hoặc áp suất. Đây là một tính năng độc đáo và hữu ích của SMA, giúp nó được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau.

Trong xây dựng, SMA có thể được sử dụng trong cửa hoặc cửa sổ thông minh, các bộ phận có khả năng tự điều chỉnh dựa trên nhiệt độ và áp suất.

Vật liệu thông minh đang dần trở thành xu hướng tất yếu để đáp ứng nhịp sống bận rộn hiện đại.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

QUY TRÌNH THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM UBOT

Sàn phẳng không dầm Ubot là giải pháp vật liệu xây dựng được nhiều CDT lựa chọn với hơn 1000 Dự án với nhiều quy mô lớn – nhỏ khác nhau. Sàn phẳng không dầm Ubot đã chứng minh được nhiều ưu điểm nổi bật so với sàn bê tông truyền thống thông thường. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về quy trình thiết kế và thi công loại sàn ưu việt này. Cùng LPC tham khảo chi tiết nhé!

Giải pháp Sàn phẳng không dầm Ubot

Sàn phẳng không dầm ubot

Ubot là giải pháp vật liệu xây dựng sàn phẳng không dầm được LPC (Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm) nghiên cứu và phát triển đầu tiên tại Việt Nam bằng việc chuyển giao công nghệ từ các tập đoàn xây dựng lớn tại Châu Âu. Sàn phẳng không dầm Ubot sử dụng các hộp nhựa rỗng sản xuất từ nhựa tái chế polypropylen tạo nên một hệ thống không sử dụng dầm ngang và dầm dọc chịu lực giống như sàn bê tông truyền thống.

Được cố định bằng các lớp thép gia cường trên và dưới giúp phân bổ lực đều tới các cột cũng như đảm bảo kết cấu chịu lực tốt tương đường với sàn bê tông cốt thép truyền thống.

sàn phẳng ubot

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

2. Ứng dụng thực tế của sàn phẳng không dầm Ubot

Là công nghệ chuyển giao từ Châu Âu, được nhiều các tập đoàn lớn tại Châu Âu sử dụng cho các công trình quy mô lớn, sàn phẳng không dầm Ubot khi được LPC triển khai tại Việt Nam đã chứng minh hiệu quả với nhiều loại Dự án khác nhau. Các kỹ sư LPC đã cải tiến và phát triển giải pháp vật liệu này để phù hợp và hạn chế tối đa các nhược điểm khi triển khai tại các công trình xây dựng đặc thù cho ngành xây dựng Việt Nam

Sàn phẳng không dầm Ubot phù hợp cho các loại công trình như: Trung tâm thương mại; Khách sạn; Chung cư cao tầng; Tòa nhà hội nghị; Văn phòng cho thuê hay Bãi đỗ xe. Các công trình dân dụng; Villa; Biệt thự… Đặc biệt, giải pháp này còn rất phù hợp với các công trình nhà xưởng yêu cầu tối ưu kết cấu. Bên cạnh đó, với khả năng cách nhiệt, cách âm hiệu quả, Ubot còn được sử dụng nhiều cho các Dự án trường học hay bệnh viện, Khu nhà ở xã hội,…

sàn phẳng ubot

3. Quy trình thiết kế giải pháp sàn phẳng không dầm của LPC được thực hiện như thế nào?

LPC thiết kế kết cấu sàn phẳng không dầm Ubot

LPC là đơn vị đã có hơn 10 năm kinh nghiệm trong việc triển khai bản vẽ thiết kế, chuyển giao và hướng dẫn thi công thị thị trường Việt Nam. Do vậy, chất lương hồ sơ sàn phẳng không dầm đều được các CDT đánh giá cao về hiệu quả và khả năng tối ưu.

LPC cũng là đơn vị thẩm tra rất nhiều các Dự án sàn phẳng của các đơn vị cung cấp khác, đưa ra nhận xét thực tế để CDT đạt được hiệu quả kinh tế tốt nhất khi sử dụng giải pháp.

Giai đoạn 1: LPC tiếp nhận yêu cầu của quý khách hàng từ các kênh truyền thông, tiến hành khảo sát thực tế, nghiên cứu phương án kiến trúc. Lên phương án thiết kế phù hợp và tiến hành báo giá cho CDT.

Giai đoạn 2: Sau quá trường thương thảo hợp đồng thành công, LPC sẽ phối hợp với các bộ phận liên quan triển khai hồ sơ thiết kế kết cấu sàn hoặc kết cấu tổng thể cho Dự án phụ thuộc vào yêu cầu của CDT. Hoàn thiện hồ sơ thiết kế và bàn giao hồ sơ tới khách hàng.

Các giai đoạn thiết kế và LPC được tiến hành để đảm bảo tiến độ thực tế của CDT, hồ sơ trước khi xuất bản đều được kiểm tra khắt khe và đảm bảo đạt yêu cầu kỹ thuật cho công trình.

4. Quy trình thi công Sàn phẳng không dầm Ubot

thi công sàn phẳng không dầm Ubot

Sau khi hoàn thiện hồ sơ thiết kế và đến giai đoạn triển khai thi công Dự án, các kỹ sư LPC sẽ trực tiếp xuống hiện trường và hướng dẫn chuyển giao trực tiếp. Đối với công trình ở xa, LPC có thể hướng dẫn online qua hệ thống Webcam đã được thiết lập tại trụ sở các chi nhánh.

Việc chuyển giao thi công giải pháp bao gồm: Kiểm tra thép, hướng dẫn lắp đặt hộp Ubot theo đúng kỹ thuật, Hướng dẫn làm thép gia cường, thép chống cắt, Hướng dẫn đổ bê tông – bảo dưỡng bê tông đảm bảo đúng tiêu chuẩn.

Bạn có thể xem thêm quy trình thi công sàn phẳng Ubot tại đây

Thực tế cho thấy, các kỹ sư LPC được đánh giá là đơn vị có nhiều kinh nghiệm nhất trong việc chuyển giao hiện trường và xử lý thi công. Bằng chứng được minh chứng từ việc, tất cả các công trình được cung cấp hộp và chuyển giao bởi kỹ sư LPC thì KHÔNG xảy ra bất kỳ lỗi thi công nào làm ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tiến độ và độ bền của công trình.

Việc lựa chọn một đơn vị thi công giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot là một bước khá quan trọng trong quá trình thiết kế và thi công công trình. Do vậy, CDT nên lựa chọn các đơn vị có nhiều kinh nghiệm để triển khai đảm bảo vừa tối ưu kết cấu vừa đảm bảo hiệu quả kinh tế cho Dự án.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

TOP 3 CHỈ SỐ CƠ BẢN TRONG PHẦN MỀM BÁO CÁO SÀN PHẲNG

Phần mềm báo cáo sàn phẳng được xây dựng theo kinh nghiệm triển khai tính toán các công trình sàn phẳng không dầm của các kỹ sư LPC tại Việt Nam. Sau một thời gian ứng dụng cho nhiều CDT, nhà thầu thiết kế và khách hàng, phần mềm đã mang lại nhiều ưu điểm nổi bật. Với bài viết này, các bạn hãy cùng tham khảo các chỉ số cơ bản trong phần mềm báo cáo sàn phẳng của LPC nhé.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là gì?

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là một công cụ hữu ích giúp các CDT, nhà thầu thi công có thể định lượng được giá trị và kinh phí thi công sàn phẳng, so sánh hiệu quả với sàn truyền thống thông thường. Phần mềm được xây dựng bởi ParisTechno – Công ty công nghệ với kinh nghiệm trong việc xây dựng các nền tảng tính toán kỹ thuật và LPC – 13 năm kinh nghiệm trong triển khai và thiết kế sàn phẳng không dầm.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Bằng cách nhập dữ liệu về các chỉ số cơ bản trong thiết kế sàn phẳng, phần mềm sẽ tính toán và hiển thị các số lượng vật liệu cầ sử dụng như xi măng, cát và thép. Đồng thời, cung cấp tổng giá trị xây dựng của tổng công trình

Với phần mềm báo cáo sàn phẳng, việc quản lý và định lượng ngân sách thi công của dự án trở nên thuận tiện và chính xác hơn. Giúp đảm bảo chất lượng công trình và loại bỏ đi các khoản chi phí không cần thiết

Đăng ký miễn phí phần mềm báo cáo sàn phẳng tại đây

3 chỉ số cơ bản trong phần mềm báo cáo sàn phẳng

Để giúp cho việc tính toán các thông số được chính xác nhất, phần mềm báo cáo sàn phẳng liệt kê các chỉ số vật liệu cơ bản, yêu cầu người dùng phải nhập các thông tin đó trên hệ thống để nhận kết quả chính xác nhất.

Cốp – pha

Cốp pha hay còn gọi là cốt pha, bắt nguồn từ tiếng Pháp là Coffrage và tiếng anh là Form-work. Được hiểu là dạng khuôn đúc bê tông, có thể làm từ nhiều vật liệu khác nhau: sắt, thép, gỗ… 

Chức năng chính của cốt pha là làm khuôn để chứa vữa nhằm định hình bê tông. Là bộ phận chịu lực, chống đỡ khi bê tông tươi còn chưa định hình.

Cốp pha thường được chia làm 2 loại:

  • Cốp pha cột: Dùng để tạo khuôn cho cột khi đổ bê tông. Với nhiều hình dạng khác nhau như: tròn, vuông, tam giác.
  • Cốp pha sàn: Còn có tên gọi là cốp pha dầm, là hệ ván khuôn cho dầm móng có dạng hộp ba mặt. Khi đủ các điều kiện về nhiệt độ không khí, độ ẩm, tốc độ xử lý chúng sẽ được gỡ bỏ… Chúng được kết hợp với hệ chống đỡ của cốp pha, hệ dầm, xà gồ phục vụ cho việc đổ bê tông, dầm, cột.

Các yêu cầu khi dùng cốp pha trong thi công

  • Phải đảm bảo độ khít, như vậy mới có thể chứa được bê tông tươi và lỏng ở bên trong
  • Hình dạng, kích thước của cốp pha và vị trí lắp đặt phải đúng thiết kế khuôn; Để chế tạo được kết cấu bê tông đúng với hình dạng, kích thước như yêu cầu
  • Cốp pha phải đảm bảo định hình trong suốt quá trình hình thành nên khối bê tông bền vững
  • Cốp pha phải đảm bảo khả năng chịu lực thay cho bê tông khi ở dạng lỏng. Chỉ tới khi bê tông đã đóng rắn và đạt khả năng chịu lực nhất định mới được tháo dỡ khuôn
  • Cốp pha cần phải được thiết kế và chế tạo sao cho dễ dàng tháo lắp
  • Nên sử dụng vật liệu tốt làm cốt pha để có thể sử dụng được nhiều lần.

Đối với giải pháp sàn công nghệ vượt nhịp không dầm ubot, thông thường LPC khuyến khích sử dụng loại giáo chống thông thường và cốp pha sàn là ván gỗ ép phủ phim

Cốp pha trong phần mềm báo cáo sàn phẳng

Về mặt cấu tạo và thành phần trong ván ép cốp pha phủ phim bao gồm các thành phần cơ bản sau: Gỗ, keo, bột mì, tờ phim(film), chất chống ẩm, mốt, mối mọt, sơn…

Ưu điểm: 

  • Tạo nên bề mặt bằng phẳng, mặt bê tông hoàn thiện cao, có thể đưa vào sử dụng mà không cần sơn lót, hoặc sử lý lại, thích hợp với giải pháp sàn phẳng không dầm. Phù hợp với chỉ số cốp pha trong phần mềm báo cáo sàn phẳng
  • Ván khuôn gỗ phủ phim là giải pháp phù hợp cho các dự án nhà dân dụng, đến công trình cao tầng, hạ tầng, công trình cầu, cống…
  • Là giải pháp kinh tế về chi phí vật liệu thi công với ván ép phủ phim sàn bê tông. 
  • Với tỉ trọng nhẹ, giúp dễ dàng vận chuyển khi lắp đặt, hoặc di chuyển đến các dự án khác
  • Độ bề da dạng, từ 1-2 lần sử dụng, cho đến 8-20 lần sử dụng. Giúp các nhà thầu tối ưu hóa chi phí.

Mác bê tông trong phần mềm báo cáo sàn phẳng

Mác bê tông trong phần mềm báo cáo sàn phẳng

Mác bê tông là ký hiệu của bê tông theo đúng tiêu chuẩn của Việt Nam. Mác bê tông là cường độ chịu nén của những mẫu bê tông hình lập phương có kích thước 15x15x15cm và được bảo trì trong điều kiện tiêu chuẩn suốt 28 ngày. Chúng có đơn vị tính là kg/cm2.

Thông thường với giải pháp, phần mềm báo cáo sàn phẳng, từ những cônhg trình dân dụng nhịp ngắn nhà dân dụng với chiều dày sàn nhỏ tới những công trình vượt nhịp dài, tải trọng lớn như nhà xưởng, TTTM,.. Mác bê tông sử dụng thông thường hay gặp cho giải pháp sàn phẳng là B22.5, B25, B30,… và cấp phối đá 1x2cm

Độ sụt của bê tông chính là độ dẻo và tính dễ chảy của bê tông. Độ sụt phụ thuộc vào các biện pháp thi công bê tông như bơm cần hoặc bơm tĩnh, bê tông móng, bê tông cột. Độ sụt lý tưởng cho bê tông sử dụng trong giải pháp sàn phẳng là 18+-2cm

Mác thép

Mác thép trong phần mềm báo cáo sàn phẳng

Mác thé trong phần mềm báo cáo sàn phẳng là thuật ngữ chuyên ngành dùng để biểu hiện cho độ chịu lực của thép trong phần mềm báo cáo sàn phẳng. Hay nói cách khác mác thép là khả năng chịu lực của thép. Nó cho biết khả năng chịu lực lớn hay nhỏ của sản phẩm thép đó.

Các loại mác thép phổ biến, thường được dùng trong xây dựng, bao gồm: SD 295, SD 390, Gr60, Grade460, SD490, SD295, SD390, CB300-V, CB400-V, CB500-V.

Sản xuất mác thép cũng cần có các tiêu chuẩn riêng: Tiêu chuẩn TCVN 1651-1985 (Việt Nam), TCVN 1651-2008 (Việt Nam), JIS G3112 (1987) (Nhật Bản), JIS G3112 – 2004 (Nhật Bản), A615/A615M-04b (Mỹ), BS 4449 – 1997 (Anh). Thường dùng nhất là 2 loại SD và CB.

  • SD: Chúng ta hay nghe người ta gọi là thép SD295, SD390, SD490. Đây là tên gọi theo tiêu chuẩn Nhật Bản. NCon số đằng sau thể hiện cường độ của thép (trong kỹ thuật người ta gọi đây là giới hạn chảy của thép). 

Ví dụ SD240 có nghĩa là thép có cường độ 240N/mm2.

  • CB: CB là kí hiệu thể hiện “cấp độ bền” của thép. C viết tắt của cấp, B viết tắt của độ bền.Tên gọi và ký hiệu này tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam. Con số đằng sau(300, 400, 500…) có ý nghĩa là cường độ của thép (trong kỹ thuật người ta gọi đây là giới hạn chảy của thép).

Ví dụ CB300 có nghĩa là thép có cường độ 300 N/mm2. Điều này có nghĩa rằng: nếu một cây sắt có diện tích mặt cắt ngang là 1mm2 thì nó sẽ chịu lực được một lực kéo hoặc nén là khoảng 240N (24kg).

Thông thường trong các bản vẽ của LPC sử dụng mác thép theo TCVN, chủ yếu thông dụng nhất là 2 loại thép CB400 và CB500 cho thép có đường kính từ phi 10 trở lên, từ phi 10 trở xuống sử dụng thép CB240

Cốp pha, mác bê tông, mác thép là những chỉ số cơ bản được hiển thị trong phần mềm báo cáo sàn phẳng, yêu cầu CDT cần phải nhập các thông tin này một cách chính xác. Các chỉ số khác trong phần mềm báo cáo sàn phẳng được biến thiên theo tỷ lệ tương ứng dựa trên công thức tính toán của các kỹ sư LPC.

Hy vọng với thông tin trên sẽ cung cấp bạn thêm kiến thức để có thể sử dụng phần mềm báo cáo sàn phẳng một cách hiệu quả.

Tham khảo thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Thị trường vật liệu xây dựng chuyển đổi theo nhu cầu của các nhà đầu tư

Các vấn đề về ô nhiễm môi trường đang dần trở nên nhức nhối ở cả Việt Nam và trên toàn thế giới. Ô nhiễm môi trường không chỉ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khoẻ con người mà còn ảnh hưởng đến môi trường sinh thái tự nhiên. Do vậy, sống xanh, sử dụng vật liệu xây dựng xanh đang dần dần được nhiều nhà đầu tư lựa chọn và trở thành xu hướng. 

Trong ngành xây dựng, vật liệu xây dựng xanh cũng đang dần thay thế các loại vật liệu khác. Vậy vật liệu xanh là gì?  Trên thị trường đang có những loại vật liệu xanh phổ biến nào ? Tại sao nên sử dụng nó? Cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé! 

Vật liệu xây dựng xanh là gì?

Vật liệu xây dựng xanh là những vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế và phân hủy xanh. Tuổi thọ của chúng thường dài và trong quá trình sử dụng không gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường cũng như sức khỏe người sử dụng trong suốt vòng đời.

blank

Chi phí để lắp đặt các vật liệu xây dựng này tuy cao hơn so với các loại vật liệu truyền thống nhưng hiện nay nó vẫn đang dần trở thành xu hướng và được nhiều người hướng đến. Về lâu dài, khi vật liệu xanh giúp giảm thiểu được nguồn năng lượng, điện năng thì nó cũng sẽ giúp cho các chủ đầu tư tiết kiệm được chi phí. 

Tham khảo: Giải pháp vượt nhịp trong kiến trúc hiện đại

Một số vật liệu xây dựng xanh phổ biến hiện nay

Sàn Ubot 

Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Ubot có cấu tạo đặc biệt gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới. 

Việc đặt Ubot vào lấy đi phần bê tông không làm việc giúp giảm trọng lượng sàn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng, đồng thời giúp sàn vượt nhịp lên đến 20m tạo không gian thông thoáng thẩm mỹ cho công trình.

Xem thêm: Văn phòng của LPC tại Pháp

Engineering drawing
Description automatically generated with low confidence

Hộp Ubot

Từ 2012, LPC được chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Daliform Group (Italia) và tiếp phát triển, hoàn thiện giải pháp. Được triển khai ở hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước, đến nay, UBOT Beton là giải pháp sàn phẳng vượt nhịp lớn hàng đầu Việt Nam.

Sàn hộp Ubot với những đặc tính ưu việt đã chiếm vị trí quan trọng trong thị trường vật liệu xây dựng ngày nay và đạt được những thành công nhất định:

  • Ubot trở thành sản phẩm đại diện cho các công trình xanh: ECO home, nhà ở xã hội Cát Tường ECO, Recreation center,…
  • Ubot tạo xu hướng mới cho giải pháp sàn phẳng, đi đầu trong công cuộc chuyển giao công nghệ mới về Việt Nam.
  • Ubot trở thành lựa chọn hàng đầu cho những thiết kê xây dựng có tính thẩm mỹ cao mà tiết kiệm và thân thiện với môi trường
  • Ubot tự hào đồng hành cùng những đối tác lớn: Hòa Bình Greencity, Capital house,…

Xem thêm: Giải pháp cách âm cho nhà chung cư

Bê tông Cốt sợi thủy tinh.

Bê tông cốt sợi thủy tinh ( GRC) là vật liệu xây dựng mới được sản xuất bằng phương pháp đúc khuôn và phun bằng máy từ hỗn hợp cốt liệu mịn: xi măng, cát sạch, nước sạch, sợi thủy tinh kháng kiềm và các phụ gia hóa dẻo.

Vật liệu GRC có độ bền cao, tạo hình đa dạng, kiểu dáng đẹp, màu sắc tự nhiên… đã trở thành vật liệu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, công nghệ và mỹ quan ngành công nghiệp vật liệu xây dựng trên toàn thế giới.

vật liệu xây dựng

Bê tông cốt sợi thủy tinh

GRC được ứng dụng tại các công trình ở các chi tiết như: mặt dựng GRC, phào chỉ GRC, đầu cột GRC và các sản phẩm trang trí sân vườn, mỹ thuật.

Hiện nay LPC đã tư vấn và áp dụng các cấu kiện làm bằng GRC cho nhiều công trình yêu cầu cao về kiến trúc, cầu kỳ về màu sắc và trang trí.  

GRC đa dạng về cách tạo hình (có thể sản xuất giống hệt đất nung, san hô v..v..) tạo các lớp hoàn thiện nhiều màu sắc, đẹp tự nhiên; là sản phẩm chống thấm, chống cháy, thân thiện với môi trường, đảm bảo các tiêu chuẩn xanh cho dự án; chịu được sự xâm thực, ăn mòn của thời tiết, thiên tai ( băng giá, gió, sương mù, lũ lụt v..v..).

Tham khảo: Cách nhận biết hộp Ubot thật

Gạch không nung

Gạch không nung hay còn gọi là gạch bê tông bùn là một loại vật liệu xanh được ưa chuộng nhất hiện nay và được dùng để thay thế gạch đất nung. Gạch không nung thường được trộn thêm cùng với sỏi, cát để làm tăng độ chắc chắn. Đây là loại vật liệu chiếm đến 21% tổng các loại vật liệu trên thị trường Việt Nam hiện nay. 

vật liệu xây dựng

Gạch không nung

Gạch không nung được sản xuất với dây chuyền hiện đại và có phần phức tạp. Do đó, chi phí của nó sẽ cao hơn so với gạch nung thông thường. Tuy nhiên, xét về những ưu điểm như cách âm, cách nhiệt, chống cháy, giảm thời gian thi công, thoát ẩm thì nó cách chắc chắn là loại vật liệu đáng để sử dụng và thay thế hoàn toàn gạch nung truyền thống.

Tham khảo: Hộp Ubot – KN cũ nhưng cải tiến mới

Tại sao nên thay thế vật liệu xây dựng xanh cho các vật liệu truyền thống khác? 

Sử dụng vật liệu xây dựng xanh đem lại nhiều lợi ích như gia tăng giá trị bền vững, tạo sự gần gũi với thiên nhiên, từ đó giúp tăng cường sức khỏe và khả năng tư duy não bộ. Quan trọng hơn cả sử dụng vật liệu xây dựng xanh vừa tiết kiệm các chi phí vừa giúp tiết kiệm được năng lượng tiêu hao và tài nguyên môi trường. Dưới đây sẽ là một vài ưu điểm giúp mọi người tự tin hơn khi lựa chọn vật liệu xanh:

  • Vật liệu có chất lượng cao: Các loại vật liệu xanh thường được sản xuất trên dây chuyền hiện đại, công nghệ cao và được kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ để đảm bảo chúng có chất lượng tốt nhất khi đến tay người tiêu dùng. 
  • Giúp tiết kiệm tài nguyên: Vật liệu xây dựng xanh góp phần giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên và chủ động hơn trong việc sản xuất và cung ứng nguyên liệu cho các công trình xây dựng. 
  • Bảo vệ môi trường: Đúng như tên gọi của nó, vật liệu xanh an toàn và thân thiện với môi trường nhờ được sản xuất từ các nguyên liệu không gây hại đồng thời có thể tái chế lại được. 
  • Tiết kiệm chi phí: Do đặc tính có thể tái sử dụng được sau khi tháo dỡ khỏi công trình. Nên chúng có thể giúp nhà đầu tư hoặc chủ nhà tiết kiệm được chi phí một cách tối đa. 
  • An toàn cho sức khoẻ: Nhờ được làm từ các nguyên liệu thân thiện với môi trường, nên các loại vật liệu xanh đặc biệt an toàn cho sức khỏe con người, dù sử dụng trong một thời gian dài. 

Nhờ những đặc tính nổi bật, đặc biệt an toàn với sức khỏe và môi trường nên vật liệu xây dựng xanh chắc chắn sẽ là loại vật liệu đáng để bạn sử dụng cho công trình của mình và gia đình. Để sử dụng những loại vật liệu xanh này, bạn có thể tìm đến các công ty vật liệu xanh như LPC để tham khảo và có sự lựa chọn tốt nhất cho mình.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Vật liệu xây dựng xanh cho một tương lai xanh

Mỗi năm có đến hàng nghìn công trình xây dựng mọc lên tại Việt Nam. Tuy cơ sở hạ tầng được cải thiện tốt nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường, rác thải xây dựng, phế liệu… đã làm mất cảnh quan đô thị, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân cũng tăng lên đáng kể. Nếu tiếp tục áp dụng các giải pháp xây dựng cũ thì không thể cải thiện được chất lượng môi trường sống cho mọi người. Đây chính là lý do vì sao các giải pháp vật liệu xây dựng xanh ra đời và đang dần trở thành xu hướng trong ngành xây dựng Việt. Tiêu biểu trong đó phải kể đến sàn phẳng Ubot. 

vật liệu xây dựng xanh

Vật liệu xây dựng xanh là gì ?

Vật liệu xây dựng xanh là vật liệu thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe con người như dùng sàn nhẹ Ubot, gỗ ốp tường xanh, bê tông nhẹ, kim loại tái chế… 

Vật liệu xây dựng xanh

Với các giải pháp mới này, tình trạng ô nhiễm sẽ được giải quyết một cách đáng kể, đem lại giá trị bền vững cho toàn ngành. Việc các vật liệu xây dựng xanh ra đời cũng giúp chủ thầu tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, giảm số lượng nhân công và thời gian thi công một cách hiệu quả. 

Tham khảo: Quy trình thi công sàn phẳng không dầm

Vì sao cần sử dụng các vật liệu xây dựng xanh?

Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên việc tăng cường hoàn thiện cơ sở hạ tầng và công trình dân dụng là một trong những ưu tiên hàng đầu. Sự phát triển này tạo ra 40% tổng phát thải CO2, gây ra những hệ lụy về mặt môi trường. Do đó, việc giảm phát thải từ khâu sản xuất vật liệu xây dựng, và tiết kiệm vật liệu sử dụng, máy móc, nhân công và thời gian thi công xây dựng sẽ góp phần lớn trong việc giảm sử dụng năng lượng và giảm phát thải.

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, các giải pháp sáng tạo về vật liệu xây dựng xanh không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho chủ đầu tư, chất lượng đạt chuẩn quốc tế cho đơn vị thiết kế và nhà thầu thi công, mà còn thân thiện hơn với môi trường.

Biểu hiện của vật liệu xây dựng xanh trong những năm gần đây? 

Trong những năm gần đây, Việt Nam đã có nhiều biểu hiện tích cực trong việc áp dụng các vật liệu xây dựng xanh trong thi công. Điều này được thể hiện rõ nét ở các phương diện sau đây: 

– Sử dụng vật liệu xây dựng xanh thay thế vật liệu truyền thống.

Vật liệu truyền thống là những tư liệu xây dựng thường được lấy từ thiên nhiên và thông qua chế tác của con người như gỗ, đá, bê tông,….Do có nguồn gốc từ tự nhiên nên việc liên tục khai thác sử dụng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của chúng ta. Chính vì vậy, vật liệu xanh đã được nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong thi công công trình.

Tham khảo: Top 3 xu hướng cải tạo nhà đẹp

Các vật liệu xây dựng xanh thường được làm bằng nguyên liệu tái chế và có độ bền cao, tiêu tốn ít năng lượng hơn trong vòng đời sử dụng. Các vật liệu xanh đang được áp dụng hiện nay có thể kể đến như sàn phẳng không dầm Ubot, bê tông siêu nhẹ, gỗ ép,….  

Vật liệu xây dựng xanh

– Ứng dụng những giải pháp vật liệu xây dựng xanh thân thiện với môi trường.

Bên cạnh việc sử dụng các vật liệu xây dựng xanh thay vì vật liệu truyền thống, ngành xây dựng Việt Nam còn tiến hành triển khai các giải pháp thi công thân thiện với môi trường. Những ngôi nhà được thiết kế ngày một khoa học, tiết kiệm điện năng một cách hiệu quả. Tiết kiệm điện năng, giảm thiểu lượng khí thải độc hại ra ngoài môi trường cũng là một cách cải thiện tình trạng ô nhiễm hiệu quả.

Hiện nay, ngành xây dựng đang nỗ lực thực hiện các công trình đạt tiêu chuẩn công trình xanh trên khắp cả nước. Một số tiêu chuẩn cụ thể để đạt chứng nhận công trình xanh là:

  • Tiết kiệm năng lượng khi vận hành.
  • Bảo vệ tài nguyên nước, giảm thiểu chất thải và ô nhiễm.
  • Tối ưu chi phí trong toàn bộ vòng đời của công trình.

Xem thêm: Ubot trong dự án trường THCS và THPT

UBOT – Giải pháp vật liệu xây dựng xanh hướng đến tương lai xanh

Giải pháp sử dụng Hộp UBOT (Hộp định hình tạo rỗng Ubot) làm từ nhựa tái chế Polypropylene là giải pháp cốp pha tạo hệ sàn rỗng, mặt dưới phẳng không dầm vượt nhịp lớn.

Vật liệu xây dựng xanh

Hộp Ubot được sáng chế bởi tập đoàn nổi tiếng thế giới Daliform, Italia và chuyển giao đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2012 bởi Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm thay thế các phương pháp làm sàn nhẹ đã lỗi thời vốn tồn tại nhiều vấn đề. Đến nay, giải pháp sàn phẳng Ubot đã được triển khai ở hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước và được nhiều Chủ đầu tư lựa chọn là giải pháp vật liệu xây dựng mới cho công trình .

Xem thêm: Hiệu quả kinh tế của sàn Ubot

Ưu điểm vượt trội của Ubot để LPC tự tin giới thiệu tới khách hàng đó là có thể xếp chồng lên nhau, dễ dàng vận chuyển, bảo quản ngoài trời và đặc biệt không dễ vỡ. Hình dáng cải tiến, độ dày và kích thước linh hoạt cùng khả năng chống cháy tốt. Trong và sau quá trình đổ bê tông, Ubot không bị biến dạng do trọng lượng bê tông hoặc do các hoạt tải.

So với sàn bê tông cốt thép truyền thống, sử dụng sàn Ubot sẽ giúp sàn phẳng, không dầm tạo chiều cao thông thủy lớn, giảm độ dày của hệ thống dầm sàn, dễ dàng lắp đặt hệ thống đường ống kỹ thuật, đồng thời cũng tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Vật liệu xây dựng xanh

Một ưu điểm nữa của sàn nhẹ Ubot chính là hệ thống lướt cột. So với sàn truyền thống, hệ sàn nhẹ Ubot tiết kiệm số lượng và tiết diện cột, thuận tiện hơn trong việc bố trí cột một số công trình cần không gian mở như: trung tâm thương mại, hầm xe, tòa nhà dân dụng…

Sử dụng sàn Ubot còn giúp giảm độ dày của hệ thống dầm sàn; tăng số lượng tầng; tăng khả năng cách âm, cách nhiệt; giảm trọng lượng sàn từ 10-30% so với sàn thông thường; giảm tổng trọng lượng sàn xuống móng từ 10 – 30%; giảm kích thước móng; thân thiện với môi trường; giảm chi phí phần cơ điện…

Xem thêm: Sàn phẳng vượt nhịp trong kiến trúc hiện đại

Với những ưu điểm trên, nếu thi công Ubot sẽ tiết kiệm được 10 – 20% tổng chi phí công trình nhờ tiết kiệm được từ 10-30% chi phí bê tông, cốt thép, cốp pha, nhân công, hệ thống kỹ thuật…

Vật liệu xây dựng xanh

Có thể nói, xây dựng là một ngành công nghiệp sử dụng khối lượng vật liệu nhiều nhất. Đây cũng là ngành sử dụng lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên như cốt liệu, khoáng sản, đất, nước, năng lượng, cây xanh… lớn nhất để xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông… Đồng thời ngành này cũng thải ra môi trường lượng lớn các chất thải như chất thải rắn, khí gây hiệu ứng nhà kính, tiếng ồn… gây ô nhiễm môi trường.

Để góp phần bảo vệ môi trường sống hiện tại và cho các thế hệ tiếp theo thì việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng xanh thân thiện với môi trường, hạn chế tàn phá thiên nhiên là điều cấp thiết nhất hiện nay. Hy vọng với các thông tin về vật liệu xây dựng xanh mà LPC cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho mọi người trong việc lựa chọn vật liệu thi công chất lượng, phù hợp nhất và tối ưu chi phí. Hãy tiếp tục theo dõi và ủng hộ chúng tôi trong các bài viết tiếp theo để nhận được nhiều thông tin hữu ích nhất nhé!

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Xây dựng xanh – Cơ hội hay thách thức cho ngành xây dựng ?

Kinh tế – xã hội Việt Nam đang trên đà phát triển, quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, nhu cầu xây dựng cao tạo ra áp lực lớn cho ngành sản xuất nguyên  vật liệu xây dựng. Với xu hướng phát triển xây dựng Xanh tại Việt Nam không chỉ là tiềm năng, cơ hội mà còn là thách thức không nhỏ với ngành xây dựng nói riêng và toàn xã hội nói chung. Bởi ở Việt Nam, khái niệm về xây dựng Xanh vẫn còn mới và người dân chưa nhận thức được đầy đủ về lợi ích mà nó mang lại.

xây dựng xanh

Xây dựng xanh là gì ?

Xây dựng xanh là sử dụng những vật liệu xây dựng (VLXD) thân thiện với môi trường, không gây ảnh hưởng tiêu cực đối với môi trường và sức khỏe người sử dụng trong suốt vòng đời, từ giai đoạn sản xuất cho tới khi được ứng dụng trong xây dựng và hết hạn sử dụng. Vật liệu xanh thường có tuổi thọ dài, có khả năng tái chế và phân hủy xanh, không tác động xấu đến môi trường.

Xem thêm: Lợi ích khi sử dụng hộp Ubot cho biệt thự

  • Hiệu quả về chi phí – Đầu tư ban đầu vào vật liệu xây dựng xanh sẽ tiết kiệm hơn khi có tuổi thọ sử dụng cao.
  • Cải thiện sức khỏe – Sử dụng vật liệu xanh tốt cho sức khỏe do không chứa thành phần độc hại.
  • Tiết kiệm năng lượng – Các sản phẩm tiết kiệm năng lượng sử dụng ít năng lượng hơn. Chúng giảm chi phí năng lượng và cũng có thể làm giảm ô nhiễm.
xây dựng xanh
  • Bền và dễ bảo trì – Vật liệu bền không cần phải nâng cấp hoặc sửa chữa thường xuyên, giúp bảo toàn tài nguyên và năng lượng. Các vật liệu dễ bảo trì, đòi hỏi ít tiền bạc, thời gian và công sức hơn để ở trong tình trạng tốt.
  • Có thể tái chế – Vật liệu xây dựng tái chế mang lại hai lợi thế về môi trường: Chúng tiết kiệm năng lượng và giảm chất thải.

Xem thêm: Lịch sử hình thành hộp Ubot

Theo đánh giá của các chuyên gia, tuổi thọ của các vật liệu xanh tương đối lớn, Hơn nữa, nó còn giúp cho nhà đầu tư hoặc chủ nhà tiết kiệm chi phí một cách tối đa do đặc tính có thể tái sử dụng được sau khi tháo dỡ khỏi công trình.

xây dựng xanh

Hiện nay, làn sóng phát triển xây dựng xanh đã lan rộng tới hơn 100 quốc gia trên thế giới và trở thành “Cuộc cách mạng Xây dựng Xanh” trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam. Nhiều loại vật liệu xanh đã được khuyến khích sử dụng và đang thịnh hành hiện nay như: hộp Ubot, gạch không nung, xốp cách nhiệt XPS,….. Nhưng phổ biến nhất vẫn là hộp Ubot – hộp Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè, có khả năng tái sử dụng và dễ tiêu hủy khi không còn công năng sử dụng.

Xem thêm: Quản lý dự án trong xây dựng

Thực trạng xu hướng “ xây dựng Xanh” tại Việt Nam 

Trên thế giới, vật liệu xây dựng xanh đã và đang được sử dụng ở nhiều nước như Hàn Quốc, Singapore, Mỹ…. Đây là những quốc gia đi đầu và được vinh danh. Tại các nước phát triển, tỷ lệ gạch không nung chiếm 70% trong các công trình xây dựng. Đơn cử như Trung Quốc đã ban hành lệnh cấm sử dụng gạch rắn được nung từ đất sét tại các thành phố và nhờ đó gạch không nung chiếm tới 60% trong xây dựng. Còn tại Mỹ, các công trình xanh đang gia tăng hàng ngày, hàng giờ và số công trình thương mại xanh chiếm tới 1/3.

xây dựng xanh

Tuy nhiên, tại Việt Nam, do các rào cản về công nghệ, khoa học khiến cho vật liệu xanh chưa được phát triển rộng rãi. Mặc dù ngành vật liệu xây dựng những năm qua đã đạt được một số bước tiến nhất định, song sản xuất của Việt Nam vẫn chưa thực sự bền vững, còn bộc lộ những vấn đề bất cập cần được nghiên cứu khắc phục.

Việc đầu tư phát triển sản xuất đối với một số chủng loại vật liệu xây dựng còn chưa hợp lý. Tay nghề thợ chưa được chú trọng đào tạo dẫn đến chất lượng một số ít công trình chưa tốt như tường bị nứt nên gây ra tâm lý hoài nghi về sản phẩm, ảnh hưởng tới thị trường vật liệu xây dựng xanh. 

Tham khảo: Net-zero trong ngành xây dựng

Thách thức và cơ hội cho ngành xây dựng

Trong những năm qua, ngành xây dựng đã đạt được một số bước tiến nhất định, Bộ Xây dựng vẫn nhận định việc phát triển vẫn chưa thực sự bền vững, còn bộc lộ những vấn đề bất cập cần được nghiên cứu khắc phục.

Hiện nay, xu hướng xây dựng xanh trong các công trình xây dựng vẫn còn hạn chế vì một số rào cản. Đó là thói quen sử dụng vật liệu cũ, tâm lý ngại đồng bộ, giá thành vật liệu xanh cao; sự thờ ơ với mục tiêu chung vì không mang lại lợi ích ngay lập tức cho chủ thể xây dựng; công tác tuyên truyền chưa đủ mạnh, và đặc biệt là hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật liên quan đến sản phẩm xanh chưa đầy đủ, chưa có cơ sở để quy chiếu cho các bên liên quan.

Mặc dù vậy, ngành xây dựng vẫn có nhiều cơ hội phát triển khi Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách để khuyến khích, thúc đẩy việc sản xuất và sử dụng vật liệu xanh trong các công trình xây dựng.

xây dựng xanh

Trong đó, Chiến lược phát triển VLXD Việt Nam thời kỳ 2021 – 2030, định hướng đến năm 2050 được phê duyệt tại Quyết định 1266/QĐ-TTg ngày 18/8/2020 đã xác định 7 giải pháp thực hiện, bao gồm: Hoàn thiện thể chế, chính sách; Khai thác tài nguyên khoáng sản hiệu quả, tiết kiệm; Đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học công nghệ; Đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm VLXD trong nước và xuất khẩu; Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Nâng cao năng lực chế tạo thiết bị; Bảo vệ môi trường trong sản xuất.

Như vậy, Chính phủ đang tạo ra nhiều cơ hội và động lực cho các bên tham gia thị trường xây dựng xanh – vật liệu xanh. Đây là lúc các nhà sản xuất, các chủ đầu tư chứng minh cho người tiêu dùng thấy rõ được trình độ, năng lực của họ. 

Tham khảo: Bí mật thi công sàn Ubot

Không chỉ gặp thách thức trong việc mang xây dựng xanh đến với mọi nhà mà chính các công ty sản xuất và chủ đầu tư cũng gặp thách thức lớn bởi hiện nay trên thị trường các vật liệu xanh ngày càng đa dạng hơn như: ngói lợp không nung, cát nghiền, gạch đất sét nung, bê tông trộn sẵn, sàn hộp Ubot…Từ đó, cũng tạo ra nhiều sự lựa chọn cho người dân. Vì vậy, để chứng minh được vị thế trên thị trường xây dựng, các nhà sản xuất cần: đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; nâng cao năng lực chế tạo thiết bị; bảo vệ môi trường trong sản xuất. 

xây dựng xanh

Xây dựng xanh đang là xu hướng mới hiện nay. Nhờ độ bền cao, thân thiện môi trường và an toàn cho sức khỏe. VLXD xanh như sàn hộp Ubot chuẩn Italy mang đến giá trị bền vững và giá trị xanh, đưa sản phẩm chất lượng tốt, thân thiện tới tận tay người tiêu dùng. Để tham khảo vật liệu xây dựng xanh sàn hộp Ubot vui lòng liên hệ ngay với LPC để được tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Vì sao phần mềm báo cáo sàn phẳng lại được nhiều người ưa thích sử dụng ???

Lập dự toán sàn phẳng cho công trình xây dựng là một việc không dễ dàng gì đặc biệt là với những người mới bắt đầu. Trong đó phổ biến và có bề dày nhiều năm phát triển như: G8, Delta, ADTPro,… Trên mạng cũng có rất nhiều thông tin phần mềm báo cáo sàn phẳng nên gây nhiều khó khăn cho bạn lựa chọn một phần mềm dự toán tốt nhất để phục vụ công việc.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Vì vậy, sau nhiều năm làm việc với khách hàng và nhận được vô số các câu hỏi khác nhau liên quan đến các chỉ số tính toán của Giải pháp sàn phẳng không dầm. Với kinh nghiệm 16 năm trong lĩnh vực xây dựng, LPC đã xây dựng nên phần mềm báo cáo sàn phẳng dành riêng cho sản phẩm vật liệu công nghệ mới: Sàn phẳng Ubot 

Xem thêm: Bí quyết chọn và thiết kế sàn vượt nhịp lớn

Phần mềm báo cáo sàn phẳng là gì?

Phần mềm báo cáo sàn phẳng được tạo nên bởi Team Công nghệ của Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm với mong muốn giúp Chủ Đầu tư – các đơn vị Tư vấn thiết kế hoặc những khách hàng quan tâm đến giải pháp có thể tự tổng hợp và lập nên báo cáo so sánh chi phí đối với công trình của mình.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Để quản lý được chi phí đầu tư xây dựng thì người lập dự toán có vai trò vô cùng quan trọng. Công việc lập dự toán sàn phẳng trong xây dựng thường do các kỹ sư thực hiện. Công trình càng lớn đòi hỏi người lập dự toán càng phải có trình độ, năng lực cao. Họ phải biết bóc tách khối lượng và định giá công trình… 

Ngày nay có rất nhiều phần mềm dự toán giá xây dựng giúp cho công việc tính toán trở nên chính xác và nhanh hơn rất nhiều. Trong đó phần mềm báo cáo sàn phẳng của LPC đang được rất nhiều kỹ sư yêu thích và sử dụng bởi những tính năng ưu việt mà nó mang lại.

Xem thêm: Cách sử dụng phần mềm tạo báo báo sàn phẳng

Vì sao phần mềm báo cáo sàn phẳng lại được nhiều người ưa thích sử dụng ?

Bởi phần mềm báo cáo sàn phẳng rất dễ sử dụng, giao diện màn hình thân thiện; ổn định và có nhiều tính năng cực mạnh nên khá được ưa thích. Hơn nữa, phần mềm báo cáo sàn phẳng luôn được cập nhật các tính năng và thông tin kịp thời tới người dùng.

Phần mềm báo cáo sàn phẳng có những tính năng nổi bật gì?

  • Có thể chủ động tính toán sơ bộ chiều dày sàn, các thông số hàm lượng thép, bê tông, cốt pha… cũng như ước tính chi phí xây dựng.
  • Các thông số được cập nhật thường xuyên, độ chính xác lên đến 90%.
  • Nhanh chóng, tiện lợi, truy cập mọi lúc mọi nơi trên tất cả nền tảng.
Phần mềm báo cáo sàn phẳng
  • Hoàn toàn miễn phí từ bước đăng ký đến xuất báo cáo.
  • Giao diện thân thiện; dễ sử dụng
  • Có khả năng truy xuất sang file PDF 
Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Xem thêm: Quy trình thi công sàn phẳng Ubot

  • Đa dạng cách tính các loại sàn, từ nhà ở đến khách sạn hat trung tâm thương mại,…
  • Dành cho mọi đối tượng như chủ đầu tư, kiến trúc sư, kỹ sư, và dân đam mê xây dựng…
Phần mềm báo cáo sàn phẳng

Chỉ với vài thao tác đơn giản, mọi người đã có ngay cho mình một bản báo cáo kinh tế – kỹ thuật chính xác, giúp cho việc quản lý kinh tế xây dựng trở nên dễ dàng hơn. Tất cả mọi thay đổi thành phần hao phí đều được dễ dàng phát hiện bằng phần mềm báo cáo sàn phẳng.

Để biết thêm thông tin về sàn phẳng Ubot xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí, LPC mong rằng sẽ là người đồng hành cùng các kỹ sư trên mọi công trình.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction