Nhìn lại xu hướng kiến trúc được dự đoán sẽ “lên ngôi” năm 2023

Kiến trúc là ngành nghề hoặc lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến việc thiết kế, xây dựng vào tạo nên các công trình. Không chỉ đơn thuần là việc xây dựng các công trình mà còn bao gồm cả quá trình thiết kế và lên ý tưởng cho công trình đó. Ngành kiến trúc đòi hỏi kiến thức về khoa học, nghệ thuật, công nghệ và quản lý.

Xu hướng kiến trúc phản ánh sự phát triển của xã hội, công nghệ môi trường và ý thức con người. Do vậy xu hướng kiến trúc luôn là những ý tưởng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Cùng LPC nhìn lại xu hướng kiến trúc được “dự đoán” sẽ lên ngôi năm 2023 nhé

1. Kiến trúc in 3D

lpc-kien-truc-in-3D

Kiến trúc in 3D đã dần trở thành một hình thức cư trú đáng tin cậy trong vài năm qua và thấy rõ nhất vào thời điểm năm 2023. Các vật liệu như đất sét, bê tông hay nhựa được công nghệ in 3D “ép đùn” ở trạng thái lỏng và “đông cứng” thành sản phẩm cuối cùng theo bản vẽ thiết kế. Đó là một kỹ thuật đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm và khéo léo giúp giảm nguy cơ sai sót và cũng tiết kiệm rất nhiều thời gian.

In 3D loại bỏ rất nhiều bước đơn điệu trong quá trình xây dựng và đơn giản hóa nó. Công ty khởi nghiệp Azure có trụ sở tại Los Angeles đang in 3D những ngôi nhà nhỏ lắp ghép bằng nhựa tái chế! Các cấu trúc hiện đại và tương lai có tường kính, hệ thống chiếu sáng âm trần, cửa bỏ túi và có thể in trong vòng 20 giờ.

2. Tiny(ier) Home

lpc-kien-truc-tinyhouse

Những ngôi nhà nhỏ là những căn hộ ở với quy mô nhỏ. Sống trong Tiny Home là sự lựa chọn của những người dùng mong muốn một căn hộ nhỏ với không gian được thiết kế thông minh cùng các công nghệ tiên tiến và thiết kế độc đáo. Những ngôi nhà nhỏ là sự lựa chọn lý tưởng với ưu điểm: chi phí thấp, tinh gọn, thi công ngắn ngày với nhiều chức năng chất lượng cao.

Chúng hoàn toàn có thể di động và được xây dựng ở nhiều nơi: trong phố, ngoài rừng, bên cánh đồng hay kề bờ suối… Ngôi nhà Nhỏ đôi khi không cần sử dụng mạng lưới điện thành phố mà có thể sử dụng năng lượng từ mặt trời, gió nhờ thiết kế thân thiện môi trường. Những ngôi nhà này thường được ưa chuộng bởi các hộ gia đình nhỏ, giữa một nhóm người cùng chí hướng hoặc đơn giản là hai người bạn thân muốn tụ họp dưỡng già.

3. Kiến trúc Biophilic

lpc-kien-truc-Biophilic

Biophilic Design (Thiết kế ưa sinh học) về bản chất không chỉ là đưa cây xanh vào không gian mà còn là tái hiện cảm giác thiên nhiên ngay trong ngôi nhà, kết nối không chỉ về thị giác mà còn là xúc giác, thính giác, vị giác và khứu giác về môi trường tự nhiên. Tất cả điều đó giúp chữa lành cho con người và đưa con người trở về đúng với bản chất là một sinh vật, mà sinh vật thì cần hệ sinh thái.

Đó là một cách tiếp cận kiến trúc nhằm tìm cách kết nối con người với thiên nhiên, với những tòa nhà mà chúng ta cư trú. Thiết kế sinh học là đặc điểm quan trọng giúp ngôi nhà có được lượng ánh sáng tự nhiên dồi dào và nhiều cây xanh. 

4. Những ngôi nhà được ốp bằng gỗ cacbon hóa (Charred Timber)

Kỹ thuật gỗ carbon hóa được nhắc tới ở đây với tên gọi là Shou Sugi Ban – một cách xử lý gỗ của Nhật Bản đã tồn tại hơn 300 năm, được phát triển trên đảo Naoshima nhằm chống lại sự phá hủy gỗ do tác động của gió, nước biển.

Tấm ốp gỗ cacbon hóa là một loại vật liệu cực kỳ bền và đàn hồi – nó có thể chống cháy, xua đuổi côn trùng và có thể trở nên không thấm nước thông qua quá trình cacbon hóa.

5. Prefabricated Architecture

lpc-kien-truc-nha-cacbon-hoa

Nhà Prefab-Prefabricated building-tiền chế, gọi tắt là Nhà Prefab như một bộ lego khổng lồ, có thể lắp ráp, hoàn thiện, bảo dưỡng, di dời nhanh chóng, dễ dàng. Nhà Prefab có thể xây dựng trên những khu vực đầm lầy hoặc sông nước. Mô hình này chi phí xây dựng thấp, tận dụng nguyên vật liệu tại chỗ và khá bền vững trong mưa bão, phù hợp với nhà ở khu vực nông thôn, vùng ngoại thành.

Kỹ thuật xây dựng nhà lắp ghép cũng đảm bảo rằng các dự án vẫn bền vững và linh hoạt hơn. Nó cũng giúp giải quyết các vấn đề thiếu lao động ở một số quốc gia.

6. Công trình nhà nổi trên mặt nước

lpc-kien-truc-nha-noi-tren-mat-nuoc

Nhà nổi hay còn được biết đến là nhà thuyền hay nhà bè, là ngôi nhà về cơ bản sẽ giống như những căn nhà truyền thống, nhưng khác biệt ở chỗ ngôi nhà này hoàn toàn nổi trên mặt nước. Cấu tạo của ngôi nhà được chia làm 2 phần, phần nổi trên mặt nước và phần chìm bên dưới. Phần nhà nổi sẽ cần chú trọng đến việc lựa chọn vật liệu sử dụng như gỗ, tôn, nhựa,… Phía dưới nền nhà được thiết kế một miếng phao, một miếng xốp dày, cứng để có thể giảm được áp lực của căn nhà lên mặt nước, giúp căn nhà không bị chìm.

7. Kết cấu bê tông thô mộc

LPC-can-ho-toi-gian-amber-2

Kiến trúc thô mộc về cơ bản tập trung vào các cấu trúc nặng nề và trông gần như ‘thô’ như cái tên biểu thị, nhưng vẫn giữ một đặc tính điêu khắc cho chính ngôi nhà. Những cấu trúc tạo nên hình dạng và bố cục sáng-tối, điều đó thêm vào yếu tố thoải mái cho vẻ ngoài đồ sộ và nguyên khối của chúng.

8. Kiến trúc bền vững

Kiến trúc bền vững còn được gọi là kiến trúc xanh hay kiến trúc môi trường. Đây là thuật ngữ chung dùng chỉ những tòa nhà được thiết kế để hạn chế tác động của con người đối với môi trường tự nhiên.

Trong nỗ lực kết hợp tính bền vững với kiến trúc, các kiến trúc sư đã hướng tới việc thiết kế những ngôi nhà thực sự bền vững chứ không chỉ đơn giản là phủ xanh. Những ngôi nhà có kiến trúc nhằm mục đích kết hợp hài hòa với thiên nhiên, tồn tại với thiên nhiên trong hòa bình và cho phép chúng ta sống cân bằng với môi trường, giảm lượng khí thải carbon và khuyến khích một lối sống bền vững và trong lành. 

9. Nhà Container vận chuyển

Nhà container là một cấu trúc nhà ở được làm từ các container vận chuyển tái chế như: container lưu trữ hoặc container chở hàng. Những hộp thép này thường có hai kích thước: 20 feet x 8 feet hoặc 40 feet x 8 feet có thể được lắp ráp để tạo ra một không gian sống lâu dài hoặc di động.

Các container vận chuyển thường được làm sạch, gia cố và kết nối để tạo thành khung cho ngôi nhà. Sau đó, nó được trang bị hệ thống ống nước, điện và tất cả những tiện nghi hiện đại khác mà một ngôi nhà cần có.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Nguồn: kienviet.net

Đô thị Đại học Hạ Long – dự án với ý tưởng đặc biệt

Tổng quan về Đô thị Đại học 

Đô thị Đại học được xem là mô hình phát triển cao của nền giáo dục đại học trên nhiều nước phát triển của thế giới. Đến nay, có rất nhiều đơn vị cũng đã quy hoạch và triển khai bước bước đầu về mô hình “Khu đô thị Đại học – Thành phố Khoa học”. Đây được coi là tín hiệu đáng mừng cho Việt Nam khi ngày càng được nhà nước, chính phủ tập trung chỉ đạo phát triển tập trung. 

Học hỏi từ hệ sinh thái tự nhiên tồn tại hơn 3,8 triệu năm, thay vì tìm cách chế ngự thay đổi hệ sinh thái tự nhiên để hậu quả là hàng loạt những lệ lụy tiêu cực hãy bắt đầu tạo nên những thành phố Đô thị lấy cảm hứng từ thiên nhiên, tôn trọng tính tuần hoàn của nó, giảm nhu cầu, tái sử dụng, tái chế chính là xu hướng phát triển của Đô thị Đại học Hạ Long. 

Ý tưởng đặc biệt của dự án Đô thị Đại học Hạ Long 

Lấy ý tưởng từ những địa điểm du lịch nổi tiếng của Quảng Ninh là cảm hứng cho công trình Đô thị Đại học Hạ Long. Quảng Ninh đang được xem là 1 trong những tỉnh có khả năng phát triển kinh tế trong những năm gần đây, luôn đứng đầu về năng lực cạnh tranh, liên tục thành công trong công tác phát triển hạ tầng, cải cách hành chính. Một trong số đó là chuyển đổi nền kinh tế từ “Nâu-sang-Xanh”. 

Lấy cảm hứng từ câu chuyện chuyển mình đầy nỗ lực và mạnh mẽ này, nhóm kiến trúc đã mượn hình ảnh Mỏ than lộ thiên đại diện cho nền kinh tế “Nâu” khai thác tài nguyên dưới lòng đất, thành một bước đi ngược dòng hoàn toàn hướng lên như một ngọn núi phủ xanh của thiên nhiên bền vững, màu “xanh” của tri thức đại diện cho sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực của Đại học Hạ Long nói riêng và nhân tài đất Việt nói chung. 

Với tổng diện tích của công trình gần 10.000m2 được phân nhỏ và tái cấu trúc 1 cách tự do, đa diện và đa hướng theo biểu tượng du lịch của Quảng Ninh. Việc sắp xếp như này giúp cho lượng gió lưu thông tự nhiên sẽ được lấy nhiều nhấp có thể, tạo ra được những không gian hấp hấp dẫn giữa các khối nhà, một dạng không gian ở giữa (in – between space). 

Với mục đích xây dựng không gian như này, giúp cho các hoạt động gặp gỡ trao đổi ngoài trời, những không gian này càng trở nên lôi cuốn hơn khi được đặt trong một vài khuôn viên nhỏ hay 1 số vị trí ngồi nghỉ với tầm nhìn luôn được hướng ra sông, hồ. Với ý tưởng này dự án Đô thị Đại học Hạ Long như được thiên nhiên len lỏi, hòa trộn giữa các khối kiến trúc của dự án. Khi di chuyển giữa các cụm công trình sẽ có cảm giác thú vị và tò mò để khám phá 

Với mục đích tôn trọng và bảo tồn thiên nhiên là giá trị cốt lõi khi lên ý tưởng xây dựng Đô thị Đại học Hạ Long với mô phỏng khối nhà hiệu bộ lấy hình tượng hòn Trống Mái giúp cho người nhìn có thể hình dung được “Hạ Long trên cạn” – biểu tượng của Quảng Ninh. 

Đô thị Đại học Hạ Long
Đô thị Đại học Hạ Long

Về mặt hình thức, công trình tổ chức theo hướng giật cấp để tạo ra nhiều các khu vực trồng cây trên mặt đứng ở các tầng. Cũng trên mặt đứng này  các  đường  dốc  đi  dạo  được  tổ  chức  cho phép tiếp cận dễ dàng các khu vực khác nhau từ bên ngoài và đồng thời tạo nên một lối đi bộ hấp dẫn kết nối trực tiếp không gian xanh, mặt nước ở  tầng  1  và  tầng  mái  –  nơi  được  áp  dụng  hình thức nông nghiệp trên mái Agrihood.

Cùng với cảnh quan là vùng ruộng canh tác được đề xuất giữ  lại  xung  quanh  cụm  công  trình,  mái  nông nghiệp mang ý nghĩa quan trọng về sự tham gia của khối xã hội trong cách vận hành của một đồ án đô thị đại học.

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook:  Lam Pham Construction

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2050

Tiếp tục xây dựng phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển văn hóa trở thành nền tảng tinh thần trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

dinh-huong-kien-truc-viet-nam
Ảnh minh hoạ

Đó là nội dung trong Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt tại Quyết định 1246/QĐ-TTg ngày 19/7/2021.

Định hướng Kiến trúc Việt Nam đó cụ thể là gì?

Mục tiêu cụ thể là hoàn thiện thể chế, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kiến trúc; đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng, ban hành hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về kiến trúc; đến năm 2025, các đô thị hoàn thành xây dựng quy chế quản lý kiến trúc; phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn.

Bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống; phấn đấu đến năm 2025, các địa phương hoàn thành việc xây dựng danh mục công trình kiến trúc có giá trị; thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực kiến trúc, đến năm 2030 hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu kiến trúc quốc gia; số hóa các công trình kiến trúc có giá trị;

Các công trình kiến trúc bảo đảm tiêu chí về bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; có giải pháp phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, đối với khu vực đô thị, phát triển kiến trúc đối với mỗi đô thị phải bảo đảm giữ được bản sắc, hài hòa với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, trình độ khoa học, kỹ thuật; bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể của công trình kiến trúc; bảo đảm kết hợp hài hoà giữa quá khứ với hiện tại; có dự báo hợp lý trong tương lai, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

dinh-huong-phat-trien-kien-truc-viet-nam

Đối với khu vực nông thôn, phát triển kiến trúc tại nông thôn cần đề cao sự tham gia của cộng đồng; chú trọng bảo vệ di sản kiến trúc, thiên nhiên; bổ sung những chức năng còn thiếu, kết hợp hiện đại hóa kết cấu hạ tầng; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán riêng biệt của mỗi địa phương; phù hợp với đặc điểm thiên nhiên, con người, kế thừa kinh nghiệm xây dựng, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;

Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển các công trình kiến trúc có tính kế thừa kiến trúc truyền thống, phù hợp với khung cảnh thiên nhiên và điều kiện khí hậu của từng địa phương.

Trên nền tảng bảo tồn các di sản kiến trúc cùng các giá trị cốt lõi tạo lập nên bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Sự kết nối hữu cơ giữa các di sản với tổng thể kiến trúc của một khu vực trong đô thị, nông thôn cần được bảo đảm xuyên suốt trong quá trình phát triển kiến trúc.

Bản sắc văn hóa trong kiến trúc phải được bảo tồn, phát huy phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, đặc điểm vùng miền; phản ánh mối quan hệ với nền kiến trúc hiện đại, ứng dụng những tiến bộ về công nghệ kỹ thuật; gắn kết khả năng công nghệ, vật liệu, kinh tế của từng địa phương.

Phát huy hiệu quả vai trò của cộng đồng trong việc tham gia vào quá trình phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần tạo lập, hoàn thiện môi trường cư trú tiện nghi và bền vững.

Nâng tầm, đổi mới công tác truyền thông, giáo dục phổ cập nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về ý nghĩa thực tiễn, tầm quan trọng của Định hướng và mục tiêu phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Chủ động, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiến trúc; tổ chức các hoạt động giao lưu, mở rộng, phát huy các mối quan hệ hợp tác, liên kết nhằm tăng cường xúc tiến, quảng bá, giới thiệu về kiến trúc Việt Nam; thu hút đầu tư, xây dựng và nâng cao vị thế công nghiệp văn hóa Việt Nam trong lĩnh vực kiến trúc trên trường quốc tế.

Quyết định cũng nêu cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đền năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như: Xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách; bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc; lý luận, phê bình kiến trúc; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;…

Nguồn: Tạp chí Kiến trúc

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction