Search

Sàn phẳng không dầm chịu lực như thế nào?

Ubot – bí quyết đằng sau sự thành công của sàn phẳng không dầm.  Trong thế kỷ 21, sàn phẳng không dầm đã trở thành một trong những xu hướng tiên tiến nhất trong ngành xây dựng. 

Theo đó, sàn phẳng Ubot cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong xây dựng. Với khả năng chịu lực vượt trội và tính linh hoạt trong thiết kế, sàn phẳng này đã thay đổi cách chúng ta cách nhìn vào việc xây dựng cũng như sử dụng không gian. Hãy cùng LPC tìm hiểu thêm về sàn phẳng không dầm chịu lực cũng như công nghệ sàn phẳng Ubot nhé!

Giới thiệu sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot là giải pháp sàn nhẹ hai phương toàn khối sử dụng các hộp nhựa định hình tạo rỗng Ubot để tạo rỗng cho sàn, các hộp này xếp song song với nhau tạo thành các hệ dầm chìm chữ I đan xen theo hai phương vuông góc. Cho khả năng vượt nhịp và loại bỏ được các dầm cao trong sàn thay vì phương pháp sàn truyền thống. Giải pháp sàn nhẹ Ubot đang dần được ứng dụng rộng rãi trong thi công sàn phẳng không dầm.

Xem thêm: Sàn phẳng Ubot – giải pháp vật liệu công nghệ mới

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-1

Cấu tạo của hộp Ubot: Hộp Ubot là hộp định hình tạo rỗng được làm từ nhựa polypropylene tái sinh, sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Sử dụng hộp Ubot để tạo nên sàn rỗng – phẳng – vượt nhịp lớn, tiết kiệm vật liệu và tăng tính thẩm mỹ cho công trình sàn phẳng không dầm.

Ubot có cấu tạo đặc biệt với dạng hình hộp với 4 chân đỡ 4 góc hộp và 1 chân ở giữa (Chân thứ 5) hình côn. Có 02 dạng là hộp đơn và hộp đôi. Ngoài ra hộp còn được nắp
tấm nắp dạng lưới trên miệng hộp và giữa các hộp được liên kết với nhau theo cả 2
phương vuông góc bởi các thanh nối.

Xem thêm: Nhà mặt phố quá hợp để làm sàn phẳng không dầm

Cấu tạo của thép sàn Ubot bao gồm: Một lớp thép trên, một lớp thép dưới, và ở giữa các khoang hở là các thép gia cường. Thép gia cường được lắp đặt theo thiết kế, phụ thuộc vào đặc điểm của từng công trình.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-2

Việc đặt hộp Ubot vào vùng bê tông không làm việc làm giảm trọng lượng của sàn, cho phép sàn vượt nhịp lớn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng.

Sàn Ubot được ứng dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp cũng như chịu tải trọng lớn. Với trọng lượng nhẹ, tính cơ động cũng như mô đun đa dạng, người thiết kế có thể thay đổi thông số kỹ thuật khi cần trong mọi trường hợp để phù hợp với các yêu cầu kiến trúc.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-3

Sàn phẳng không dầm là gì?

Sàn phẳng không dầm, đúng như tên gọi của nó, là một loại sàn xây dựng mà không sử dụng các thanh dầm ngang dọc, khác biệt hoàn toàn so với các loại sàn truyền thống. Sàn phẳng không dầm là bước tiến mới tạo ra một sự thay đổi lớn trong lĩnh vực xây dựng, và loại sàn này đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến trong các dự án xây dựng nhà ở dân sinh.

Sàn phẳng không dầm có khả năng liên kết trực tiếp với các trụ cột, giúp tận dụng tối đa không gian bên trong các tòa nhà. Từ đó giúp tạo ra nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại sàn truyền thống. Trong đó, một số khu vực trên sàn có thể được thiết kế để sử dụng bê tông, trong khi các phần khác có thể thay thế bằng những giải pháp khác nhằm giảm trọng lượng của sàn, như sử dụng sàn phẳng Ubot được làm từ nhựa tái chế. Những chi tiết này giúp giảm tải trọng dồn lên sàn, nhưng vẫn đảm bảo tính chịu lực cần thiết.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-4

Sản phẩm này không chỉ giúp tối ưu hóa không gian, mà còn thúc đẩy việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, như nhựa tái chế. Điều này đồng nghĩa với việc giảm lượng bê tông sử dụng, giảm khả năng gây tác động xấu đối với môi trường.

Có thể nói, sàn phẳng không dầm là đại diện cho sự tiến bộ và đổi mới trong lĩnh vực xây dựng, mở ra nhiều cơ hội thiết kế sáng tạo và bền vững trong ngành này.

Xem thêm: Vật liệu thông minh và xu hướng tất yếu trong thị trường xây dựng

Sàn phẳng không dầm chịu lực như thế nào?

Sàn phẳng không dầm được nhiều người đánh giá là một trong những xu hướng tiên tiến của ngành xây dựng. Nhiều người đã đặt ra một câu hỏi quan trọng rằng: “Làm thế nào để sàn phẳng không dầm có thể chịu lực mà không cần sử dụng các thanh dầm truyền thống?” Để giải quyết vấn đề này, sàn phẳng không dầm đã sử dụng một loạt các phương pháp và công nghệ tiên tiến như:

– Phân phối tải trọng đều đặn: Sàn phẳng không dầm được thiết kế để phân phối tải trọng đều đặn trên toàn bề mặt. Việc sử dụng hộp Ubot giúp đảm bảo rằng không có điểm nào trên sàn nhận tải trọng quá mức, và tất cả các khu vực trên sàn đều chịu lực một cách hiệu quả.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-5

– Vật liệu chịu lực tốt: Sàn phẳng không dầm thường được xây dựng từ vật liệu như bê tông cốt thép, có đặc tính chịu nén và độ căng vượt trội. Các vật liệu này giúp sàn có khả năng chịu tải trọng cao mà không cần sử dụng các dầm ngang.

– Sử dụng công nghệ và thiết kế tiên tiến: Các công nghệ, phương pháp thiết kế hiện đại giúp tối ưu hóa khả năng chịu lực của sàn phẳng không dầm. Các tính năng cấu trúc chịu lực được tích hợp để đảm bảo tính ổn định cũng như tính an toàn của sàn.

Với việc loại bỏ quy trình xây dựng các dầm truyền thống, sàn phẳng không dầm giúp giảm thời gian, công sức trong quá trình thi công, làm tăng hiệu suất, giảm chi phí xây dựng. Trên đây là một số thông tin về sàn phẳng không dầm cũng như hộp Ubot mà LPC cung cấp đến bạn. Mong rằng với những thông tin này, sẽ giúp các chủ đầu tư có thêm tư liệu trong quá trình thi công công trình.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Dự toán là gì? Cách lập dự toán cho người mới bắt đầu 2023

Dự toán hay dự toán công trình là những khái niệm được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, nội thất cũng như nhiều lĩnh vực liên quan khác. Vậy dự toán là gì, ý nghĩa của nó cũng như làm sao để người mới bắt đầu có thể lập được dự toán cho một công trình? Hãy cùng LPC giải đáp những thắc mắc đó trong bài viết dưới đây!

Dự toán là gì?

Dự toán (Estimate) được hiểu cơ bản là việc dự tính các số liệu liên quan đến công việc sắp tới. Theo đó, các chủ thể cần cần phải đưa ra các con số dự báo trước thông qua việc tính toán tổng thể các hạng mục trước khi bắt tay vào thực hiện công việc. 

Đọc thêm bài viết: Tính Toán Kiểm Tra Vết Nứt Theo TCVN 5574:2018

hinh-anh-du-toan-va-cach-lap-du-toan-cho-nguoi-moi-so-1

Để có thể đưa ra con số dự tính hợp lý nhất thì các chủ thể phải dựa trên các tiêu chuẩn và số liệu thực tế đã có. Một ước tính không chính xác sẽ là quá cao nếu ước tính vượt quá kết quả thực tế hoặc quá thấp nếu ước tính không phù hợp với kết quả trong thực tế.

Hiện nay, khái niệm dự toán được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng. Thông thường, trước khi bắt đầu triển khai một công trình, các chủ thể sẽ lập dự án hay kế hoạch đầu tư trong năm. Ở giai đoạn này, nhà đầu tư sẽ có trách nhiệm tính toán sơ lược tổng giá trị đầu tư trên cơ sở chuẩn mực. Từ đó có thể đưa ra các dự toán cụ thể cho từng hạng mục của công trình.

Mục đích của việc lập dự toán trong xây dựng

– Lập dự toán giúp nhà đầu tư có thể ước tính trước các khoản chi phí cần phải bỏ ra cho các hạng mục xây dựng. Từ đó có thể chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn hoặc có kế hoạch huy động vốn trong trường hợp cần thiết để không làm gián đoạn đến quá trình thi công sau này.

– Nhà đầu tư có thể căn cứ vào bản kế hoạch dự toán để xem xét về phí tổn cũng như giá trị thực của các công trình được xây dựng. Đó được xem là một tài liệu quan trọng cần được lưu trữ cẩn thận trong hồ sơ. Bởi nó có ảnh hưởng lớn đến quá trình quyết toán công trình giữa nhà đầu tư và nhà thầu sau khi hoàn tất dự án.

– Dựa vào các con số được dự toán từ trước, nhà đầu tư có thể cung cấp số liệu thực tế của công trình cho các ngân hàng. Từ đó có thể lấy được chu cấp trong trường hợp nhà đầu tư cần vay vốn.

– Dự toán còn là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật, so sánh và lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng hợp lý cho các công trình. Nhờ đó mà đảm bảo được chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất có thể.

hinh-anh-du-toan-va-cach-lap-du-toan-cho-nguoi-moi-so-2

– Kế hoạch dự toán còn là cơ sở khi ký kết hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Đó cũng là căn cứ để nhà thầu quyết toán công trình sau khi hoàn thành việc thi công.

– Cuối cùng, dự toán giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng lựa chọn ra những nhà thầu phù hợp nhất với dự án của mình. 

Cách lập dự toán trong xây dựng cho người mới bắt đầu

Dự toán khối lượng

Người mới bắt đầu tiếp xúc với hoạt động dự toán thì sẽ bắt đầu bằng việc dự toán khối lượng. Để có thể làm được điều đó, bước đầu tiên là bạn phải đọc và hiểu được bản vẽ. Vì vậy, đây sẽ là một công việc tương đối khó khăn với những người không có kiến thức chuyên môn về xây dựng. 

hinh-anh-du-toan-va-cach-lap-du-toan-cho-nguoi-moi-so-3

Theo đó, khi bắt đầu tiến hành tính toán khối lượng, bạn tuyệt đối không được bỏ qua khối lượng chính. Còn đối với phần khối lượng nhỏ, bạn có thể hoàn thiện sau khi đã quen dần với công việc hoặc nhờ người có kinh nghiệm đóng góp ý kiến.

Đọc thêm bài viết: Thị Trường Vật Liệu Xây Dựng Chuyển Đổi Theo Nhu Cầu Của Các Nhà Đầu Tư

Dự toán chiết tính đơn giá

Sau khi hoàn thành việc xác định khối lượng, bạn sẽ làm quen với bước tính đơn giá. Bởi lẽ, chỉ khi có được khối lượng và đơn giá, bạn mới tính được phần dự toán.

Để tính được đơn giá, việc bạn cần làm là tính 4 số liệu bao gồm: Giá nhân công ở thời điểm hiện tại (lương cho một ngày công); Định mức; Giá vật liệu trên thị trường và Giá ca máy.

Dự toán giá nguyên vật liệu

Dự toán về giá nguyên vật liệu là công việc có sự phức tạp cao. Do đó, người mới bắt đầu sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên, độ phức tạp ở đây không liên quan đến công việc tính toán. Mà là vấn đề của việc lấy vật liệu ở đâu và mức giá đó có thể chấp nhận được hay không. 

Đọc thêm bài viết: Vật Liệu Thông Minh Và Xu Hướng Tất Yếu Trong Thị Trường Xây Dựng

hinh-anh-du-toan-va-cach-lap-du-toan-cho-nguoi-moi-so-4

Vì vậy, người lập dự toán cần thực hiện việc tham khảo giá trên các website hay diễn đàn. Bên cạnh đó, cần đi tham khảo giá cả tại các cửa hàng địa phương vì sẽ có sự khác biệt tại mỗi khu vực. 

Sau khi đã có được số liệu thống kê cụ thể, lúc này, người dự toán đã có thể tính toán và đưa ra được kế hoạch dự đoán cuối cùng.

Tổng hợp kinh phí và các hệ số

hinh-anh-du-toan-va-cach-lap-du-toan-cho-nguoi-moi-so-4

Sau khi thực hiện các bước trên, phụ thuộc vào mức lương để người làm dự toán điều chỉnh lại hệ số của các chi phí. Cụ thể, các loại chi phí được nhắc đến ở đây là dành cho nhân công và máy thi công. Theo đó, chúng là các loại chi phí chung, chi phí trực tiếp cũng như chi phí dự phòng cùng những mức thuế phải chịu.

Trên đây là những lý giải của LPC về chủ đề dự toán là gì, mục đích của hoạt động dự toán trong ngành xây dựng cũng như hướng dẫn cách làm dự toán cho người mới bắt đầu. Với những thông tin đã được đề cập phía trên, LPC tin rằng quý bạn đọc đã phần nào hiểu được về khái niệm dự toán cùng các vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tin hữu ích cho những bạn đang dành sự quan tâm tới chủ đề này. 

Trong trường hợp quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ với LPC để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp một cách nhanh nhất. 

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  Tiktok: Lam Pham Construction

Khám phá các xu hướng chiếu sáng văn phòng cho kỷ nguyên làm việc mới

Xu hướng chiếu sáng văn phòng hiện nay đang dần có sự thay đổi. Theo đó, người thiết kế ngày nay không chỉ quan tâm đến việc bố trí ánh sáng sao cho đủ cường độ. Mà họ còn cần phải quan tâm đến các lợi ích khác từ việc ứng dụng góc chiếc và màu sắc riêng cho từng khu vực. Hay nói cách khác, tiêu chuẩn về chiếu sáng trong không gian làm việc đã có sự thay đổi. Từ việc chỉ cần đủ sáng để sử dụng đến việc ứng dụng ánh sáng sao cho hợp lý.

Và quan trọng nhất là việc kết hợp và dung hòa được ánh sáng tự nhiên vào trong không gian làm việc. Tại bài viết dưới đây, LPC sẽ cùng bạn tìm hiểu về năm xu hướng chiếu sáng văn phòng phổ biến và được ưa chuộng nhất hiện nay!

Sự quan trọng của xu hướng chiếu sáng văn phòng

Xu hướng chiếu sáng văn phòng được các doanh nghiệp chọn lựa và ứng dụng một cách hợp lý để phục vụ cho nhu cầu sử dụng cũng như hỗ trợ cải thiện tâm lý cho các nhân viên. 

hinh-anh-xu-huong-chieu-sang-van-phong-moi-nhat-so-1

Bởi lẽ, không chỉ dừng lại ở chức năng hỗ trợ thị giác, ánh sáng còn có sự tác động mạnh mẽ đến sức khỏe thể chất cũng như tinh thần của con người. Nó có thể gây ảnh hưởng lớn đến khả năng tập trung và hiệu suất công việc của chúng ta. 

Theo nhiều thống kê có chỉ ra: Một không gian với cường độ ánh sáng hoàn hảo sẽ nâng cao đáng kể năng suất làm việc. Đơn cử như nghiên cứu của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO) cho rằng, ánh sáng giúp nhân viên văn phòng làm việc hiệu quả hơn 10% và giảm thiểu 30% khả năng phạm lỗi sai. 

Không dừng lại ở đó, ánh sáng còn giúp nâng cao tính thẩm mỹ của nội thất và mang đến cảm xúc chung cho toàn bộ không gian văn phòng. Chính vì vậy, các doanh nghiệp hiện nay ngày càng chú trọng đến việc xây dựng hệ thống chiếu sáng, áp dụng những xu hướng chiếu sáng văn phòng phù hợp để nâng cao trải nghiệm cho nhân viên.

Đọc thêm bài viết: Bí Mật Nội Thất Văn Phòng Của Tòa Nhà Có Kiến Trúc Tốt Nhất

5 xu hướng chiếu sáng văn phòng giúp nâng tầm không gian làm việc

Xu hướng chiếu sáng văn phòng bằng ánh sáng hòa hợp với thiên nhiên

Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng bất tận cho sự sáng tạo của mọi ngành nghề. Không nằm ngoài xu hướng đó, lĩnh vực chiếu sáng văn phòng cũng có những bước tiến nhằm mang thiên nhiên đến gần hơn với không gian làm việc. 

hinh-anh-xu-huong-chieu-sang-van-phong-moi-nhat-so-2

Theo đó, không khó để bắt gặp các văn phòng hiện đại được thiết kế với không gian mở. Những văn phòng đó được sử dụng các chất liệu trong suốt như kính để tận dụng tối ưu nguồn sáng tự nhiên. Bên cạnh đó, chúng còn được bố trí nhiều cây xanh nhằm mang đến hơi thở trong lành và tươi mát cho không gian làm việc.

Theo các nhà thiết kế chiếu sáng, sự dung hòa giữa ánh sáng tự nhiên và nhân tạo chính là yếu tố chủ chốt của xu hướng này chiếu sáng văn phòng này. Vì vậy, những thiết bị chiếu sáng được sử dụng cần có chức năng linh hoạt với nhiệt độ màu phù hợp trong từng giai đoạn. Bên cạnh đó, độ chói của các vật dụng trên cũng phải có sự dễ chịu để tương thích với ánh sáng tự nhiên.

Đọc thêm bài viết: Dự Án Bãi Đỗ Xe Thông Minh Cho Khối Văn Phòng Siêu HOT Tại Hà Nội

Xu hướng chiếu sáng văn phòng bằng ánh sáng tương thích với đồng hồ sinh học

Xu hướng chiếu sáng văn phòng tương thích với đồng hồ sinh học có tác động trực tiếp đến thể trạng và tâm lý của người dùng theo từng thời điểm trong một ngày. Từ đó giúp cải thiện khả năng làm việc cũng như đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng cần thiết của con người.

hinh-anh-xu-huong-chieu-sang-van-phong-moi-nhat-so-3

Cụ thể, khi ánh sáng ở nhiệt độ 4000K – 6000K sẽ có khả năng ức chế melatonin – loại hormone điều hòa giấc ngủ ở cơ thể người. Bên cạnh đó, nó còn giúp tăng cường sản xuất ra dopamine – hormone tạo hưng phấn, tăng sự tỉnh táo và phối hợp cơ bắp, từ đó nâng cao tinh thần làm việc của nhân viên.

Còn khi nhiệt độ ánh sáng được điều chỉnh xuống 3000K – 3500K sẽ tạo nên bầu không khí dịu nhẹ giúp người làm việc có thể thư giãn và nghỉ ngơi. Đặc biệt, các thiết bị còn có thể chuyển sang ánh sáng xanh giúp hỗ trợ thị giác, cải thiện khả năng tập trung và giảm trạng thái uể oải. 

Không chỉ vậy, nhiệt độ và màu sắc của ánh sáng còn có tác động lớn đến tâm lý và cảm xúc của con người. Theo đó, ánh sáng đỏ sẽ kích thích sự hưng phấn, ánh sáng vàng sẽ khơi nguồn sáng tạo, giảm sự căng thẳng còn xanh dương thúc đẩy sự tự tin.

Xu hướng chiếu sáng văn phòng bằng ánh sáng tự động hóa

Công nghệ tự động hóa là một trong những cải tiến vượt trội của ngành công nghiệp chiếu sáng văn phòng nói chung và xu hướng chiếu sáng văn phòng nói riêng. Trong đó, Casambi – hệ thống điều khiển đèn LED bằng Bluetooth năng lượng thấp là giải pháp được các doanh nghiệp hiện đại ưa chuộng sử dụng nhất.

hinh-anh-xu-huong-chieu-sang-van-phong-moi-nhat-so-4

Theo đó, nhiệt độ màu, độ chói và màu sắc có thể tự động điều chỉnh theo mong muốn vào các khung giờ được cài đặt sẵn khi văn phòng được tận dụng khả năng tự động hóa. Với hệ thống chiếu sáng thông minh, người dùng còn có thể tùy chỉnh, tắt, bật hệ thống chiếu sáng từ xa mà không cần trực tiếp tới văn phòng.

Ngoài ra, việc cài đặt hệ thống đèn thông minh cũng giúp cho các công ty tạo ra vô số ngữ cảnh chiếu sáng thích hợp và giảm thiểu các rủi ro về hao tốn nguồn điện không cần thiết.

Đọc thêm bài viết: Tổ Hợp Siêu Thị, Văn Phòng Và Căn Hộ

Xu hướng chiếu sáng văn phòng bằng cách sử dụng nguyên liệu bền vững

Nhằm giảm thiểu công suất tiêu thụ điện năng của nước ta hiện nay, các doanh nghiệp đang dần chuyển hướng sang các giải pháp bền vững. Điều đó hỗ trợ việc giảm lượng điện tiêu thụ, kinh phí cũng như góp phần trong việc bảo vệ môi trường. 

hinh-anh-xu-huong-chieu-sang-van-phong-moi-nhat-so-5

Để ứng dụng xu hướng chiếu sáng văn phòng này một cách hiệu quả, các chuyên gia sẽ ưu tiên việc lắp đặt các thiết bị có tuổi thọ cao và thân thiện với môi trường. Bên cạnh đó, khoảng cách lắp đặt tối ưu cũng giúp giải quyết được các nguy cơ rò rỉ điện hay dư thừa nguồn sáng không cần thiết.

Xu hướng chiếu sáng văn phòng nâng cao thẩm mỹ cho kiến trúc và nội thất

Hiện nay, ánh sáng đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong công cuộc hoàn thiện tính thẩm mỹ cho một văn phòng. 

Có thể thấy, ánh sáng mang đến sức sống và tiếng nói thời đại cho mọi kiến trúc. Sự kết hợp của những mảng sáng – tối từ hệ thống chiếu sáng giúp tạo ra chiều sâu, tạo điểm nhấn cho nội thất, đồng thời tạo nên cảm xúc chủ đạo cho một không gian.

Ngày nay, một số văn phòng đang ưa chuộng việc sử dụng đa dạng màu sắc khi thiết kế kiến trúc và nội thất. Vì vậy, ánh sáng lại càng được chú trọng hơn bởi đây là yếu tố chính đưa màu sắc đạt chuẩn mà không gây nên sự đối kháng hay chói mắt cho người sử dụng.

Vậy là LPC đã cùng bạn đọc khám phá qua các xu hướng chiếu sáng văn phòng đang được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong kỷ nguyên làm việc mới. Hy vọng bài viết sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc!

Đọc thêm bài viết: ĐÓN ĐẦU 8 XU HƯỚNG CHIẾU SÁNG 2023 NỔI BẬT NHẤT

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Top 2 căn hộ kiểu mẫu được CDT lựa chọn xây dựng cho Dự án nhà ở xã hội

Căn hộ kiểu mẫu – khái niệm đặc thù dành cho người bán – người mua – CDT bất động sản nói chung, và định nghĩa dành cho một căn hộ tiêu biểu – đại diện cho một loại hình nhà xây dựng nói riêng. Căn hộ kiểu mẫu được đánh giá và lựa chọn trên nhiều yếu tố tuỳ thuộc vào loại hình hơn cả là sự phù hợp. Loại hình nhà ở xã hội đang trở nên dần phổ biến khi nhu cầu tìm kiếm các loại hình nhà như vậy đang dần tăng lên. Cùng LPC thăm quan 2 căn hộ kiểu mẫu được CDT lựa chọn xây dựng cho nhà án nhà ở xã hội nhé

Nhà ở xã hội thì có cần phải có căn hộ kiểu mẫu

Một định nghĩa về căn hộ kiểu mẫu mà bạn đọc có thể đọc ở rất nhiều các kênh thông tin truyền thông: Căn hộ kiểu mẫu là loại căn hộ được xây dựng với mục đích là “làm mẫu”. Là nơi khách hàng có cái nhìn tổng quản nhất về Dự án về căn hộ và về loại hình kinh doanh mà Chủ đầu tư đang rao bán. Thông thường căn hộ kiểu mẫu sẽ được dựng lên trước để CDT có thể khái quát và dự toán được chi phí căn hộ trước khi công khai dự án đến với khách hàng.

Nhà ở xã hội là loại hình dịch vụ được xây dựng bởi các CDT là tư nhân hoặc tổ chức có sự hỗ trợ của Nhà nước nhằm tạo điều kiện cho người dân có thu nhập thấp hoặc người lao động có thể tiến gần hơn với ước mơ sở hữu một căn hộ trong mơ với đầy đủ tiện ích, phục vụ cho nhu cầu sống của người lao động.

Nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội Cát Tường Smart City

Mặc dù là loại hình nhà ở giá rẻ hơn so với các loại hình nhà cùng phân khúc, tuy nhiên các Dự án nhà ở xã hội đều phải được thực hiện theo quy định và tiêu chuẩn, dưới sự giám sát và quản lý của Nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền. Cùng với đó để phù hợp với xu hướng của thị trường xây dựng, mang lại cho người sử dụng những tiện ích tối ưu nhất và CDT cũng có thể khái toán được chi phí công trình thì Căn hộ kiểu mẫu trong Nhà ở xã hội đóng vai trò rất quan trọng.

Ngày 30/07 vừa qua, trong chương trình thăm và làm việc tại Khu nhà ở xã hội tại Bắc Ninh, Thủ tướng Chính phủ  đã nhấn mạnh về việc sửa đổi các quy định, cơ chế chính sách liên quan tới các nhà án nhà ở xã hội, đảm bảo mực tiêu giảm giá thành, phù hợp với thu nhập và khả năng chi trả của các đối tượng xã hội. Qua báo cáo của địa phương, căn hộ tại Khu đô thị Cát Tường và Thống Nhất Smart City được đánh giá là căn hộ kiểu mẫu cho loại hình NOXH, phù hợp với đông đảo người dân lao động.

Cũng trong buổi thăm quan, Thủ tướng đã ghi nhận và hoan nghênh tỉnh Bắc Ninh đã tích cực triển khai Đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 01 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”, Thủ tướng Chính phủ đề nghị tỉnh tiếp tục đẩy mạnh triển khai các dự án, chủ động phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tập trung giải quyết các vấn đề nhà ở, nhất là trong điều kiện Bắc Ninh là tỉnh phát triển mạnh về công nghiệp, có đông công nhân cư trú.

Xem thêm: Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính kiểm tra dự án xây dựng khu nhà ở xã hội tại huyện Yên Phong

Các tiêu chí để lựa chọn căn hộ kiểu mẫu

Tiêu chuẩn về căn hộ kiểu mẫu của nhà ở xã hội là một bộ các quy định về diện tích, kết cấu và chất lượng căn hộ được xây dựng với thiết kế đơn giản, chi phí thấp những phải đảm bảo công năng của một căn hộ hiện đại và tiện ích.

Về diện tích căn hộ

Đối với nhà ở xã hội là chung cư, căn hộ kiểu mẫu phải đảm bảo có diện tích tiêu chuẩn tối thiểu là 25m2 – tối đa là 70m2, được thiết kế và xây dựng theo kiểu khép kín, đảm bảo quy chuẩn về xây dựng và phù hợp với quy hoạch do cơ quan có thẩm quyền đã phê duyệt

Do mật độ xây dựng nhà ở xã hội ngày càng tăng cao và tuỳ thuộc vào tình hình cụ thể tại từng khu đô thị thì UBND cấp tỉnh có thể tăng tiêu chuẩn diện tích căn hộ kiểu mẫu tối đa nhưng không vượt quá 10% so với diện tích sử dụng căn hộ tối đa là 70m2.

Đối với nhà liền kề thấp tầng, căn hộ kiểu mẫu cũng có diện tích đất xây dựng mỗi căn không vượt quá 70m2, hệ số sử dụng đất cũng không vượt quá 2,0. Đảm bảo quy định về tiêu chuẩn thiết kế và quy hoạch do Nhà nước đã phê duyệt.

Về thiết kế căn hộ

Thiết kế căn hộ kiểu mẫu tuỳ thuộc vào tính phù hợp với điều kiện địa phương và lối sống của cư dân tại khu nhà ở xã hội. Tuy nhiên, một số yếu tố chung để xây dựng căn hộ kiểu mẫu cho Dự án nhà ở xã hội phải kể đến những yếu tố sau:

  • Thiết kế đơn giản, tối giản các chi tiết nhưng vẫn mang tính hiện đại và đầy đủ tiện nghi cho cư dân sử dụng.
  • Sử dụng các loại vật liệu xanh, vật liệu tái chế và tự nhiên giúp tiết kiện tài nguyên, tối ưu chi phí và nâng cao giá trị bảo vệ môi trường
  • Các khu vực sống riêng tư như phòng ngủ, phòng khách được thiết kế rộng rãi và thoáng mát.
  • Tạo không gian sống trong lành và gắn kết với thiên nhiên thông qua việc sử dụng cây xanh, khu vườn rau hoặc các hệ thống thuỷ canh…
  • Sử dụng các công nghệ xây dựng mới, vật liệu phù hợp.. giúp giảm chi phí và thời gian xây dựng
  • Đảm bảo an toàn, tiện nghi và đầy đủ các tiện ích cần thiết như hệ thống điện, nước, an ninh, vệ sinh, chống cháy nổ và chống ngập lụt,…
  • Những khu vực sinh hoạt chung như sân chơi, nhà văn hoá được thiết kế hài hoà, tối giản và đẹp mắt
vật liệu xây dựng tối ưu cho căn hộ kiểu mẫu

Về giá thành

Đặc thù nhà ở xã hội được xây dựng phục vụ chính cho các đối tượng chính sách và người lao động có thu nhập thấp, do vậy căn hộ kiểu mẫu trong dự án nhà ở xã hội phải đảm bảo mức chi phí hợp lý và có giá thành phù hợp với túi tiền của người lao động.

Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City bên cạnh các dịch vụ tiện ích phục vụ đầy đủ cho cư dân. Căn hộ kiểu mẫu tại Dự án này cũng được chia làm 2 kiểu: Căn 2 phòng ngủ và Căn 3 phòng ngủ với lối thiết kế đơn giản, màu sắc tối giản những vẫn mang hơi hướng kiến trúc hiện đại. Và đặc biệt hơn cả, dù là căn 2PN hay 3PN thì đều có đầy đủ các tiện ích khép kín.

Căn hộ kiểu mẫu nhà liền kề

Với quy mô mỗi căn từ 2 – 3 phòng ngủ, giá bán bình quân đễ bao gồm thuế VAT và chi phí bảo chì vào khoảng từ 15tr/m2 đến 16.5tr/m2. Giá cho thuê bình quên cũng chỉ rơi vào khoảng 81.000đ/m2/tháng đến 85.000đ/m2/tháng đã bao gồm cả chi phí bảo trì của Dự án

Xem thêm: Giải pháp nào cho 1 triệu căn nhà ở xã hội tại Yên Phong – Bắc Ninh

Căn hộ kiểu mẫu được xây dựng giúp người mua có cái nhìn tổng quan nhất về Dự án. Do vậy, căn hộ kiểu mẫu luôn phải đảm bảo đầy đủ các tiêu chuẩn – quy định và phù hợp với phong cách – lối sống của địa phương.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Những lưu ý khi tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot

Thiết kế sàn phẳng Ubot được coi là bước quan trọng trong các bước thiết kế và tính toán ứng dụng cho giải pháp sàn phẳng không dầm. Khái niệm thì không hề mới, nhưng tính toán thiết kế giải pháp như thế nào là hiệu quả thì không phải kỹ sư nào cũng có thể làm được.

LPC với hơn 13 năm kinh nghiệm chuyển giao và triển khai giải pháp tại thị trường xây dựng Việt Nam. Chúng tôi tự hào với nhiều công trình có quy mô lớn – nhỏ khác nhau và trải dài trên khắp biểu đồ của S. Minh chứng từ những công trình LPC triển khai đều đạt hiệu quả tối ưu về kết cấu – hiệu quả kinh tế và có những dự án còn mang về các giải thưởng quốc tế ấn tượng. LPC sẽ chia sẻ cho bạn đọc những lưu ý khi tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot để bạn tham khảo nhé.

Sàn phẳng Ubot – Tiên phong cho giải pháp vật liệu công nghệ mới

Là giải pháp sàn phẳng không dầm đầu tiên được chuyển giao về Việt Nam, vượt qua hàng loạt các giải pháp vật liệu công nghệ khác trên thị trường. Sàn phẳng Ubot đã khẳng định được vị thế rõ rệt của mình trên bản đồ xây dựng Việt Nam khi đã góp phần thành công không nhỏ trong nhiều loại hình quy mô Dự án khác nhau.

Thiết kế sàn phẳng không Ubot

Thách thức sự biến đổi không ngừng của thị trường, sự tràn lan của các loại hộp nhái – hộp kém chất lượng. Sàn phẳng Ubot vẫn luôn ngẩng cao đầu và là sự lựa chọn tiên quyết của CDT khi lựa chọn các giải pháp vật liệu công nghệ thay thế các loại vật liệu truyền thống trước đây.

Với đội ngũ kỹ sư thiết kế và hiện trường đầy kinh nghiệm, các Dự án của CDT đều được LPC tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot một cách chỉn chu, nhanh chóng và đảm bảo tiến độ. Làm hài lòng khách đến và khách đi.

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

Tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot được các kỹ sư LPC chú trọng về độ chính sách, độ an toàn và tính bền vững cho công trình. Được căn cứ vào các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt về xây dựng.

Lưu ý khi tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot

Về nguyên lý thiết kế Sàn phẳng Ubot bản chất vẫn là sàn phẳng làm việc 2 phương, toàn khối. Sàn làm việc theo hai phương có các hệ dầm chìm đặt sát nhau làm tăng độ cứng của sàn.

Về quy trình thiết kế: Một số lưu ý khi về quy trình thiết kế sàn phẳng Ubot cho các kỹ sư như sau:

1. Chúng ta phải quy đổi chiều dày sàn rỗng Ubot sang sàn đặc để có thể đưa vào mô hình.

Quy đổi khi thiết kế sàn phẳng Ubot
Hình ảnh minh họa tính toán quy đổi sàn Ubot

Ở đây chúng ta quy đổi độ cứng và chiều dày sàn tương đương

2. Khi dựng mô hình, các bạn mô hình các cấu kiện cột, vách, dầm, sàn đặc như bình thường. Với vị trí sàn rỗng, chúng ta khai báo riêng vật liệu với độ cứng quy đổi trên, và khai báo chiều dày của sàn đó theo chiều dày sàn tương đương.

3. Sau khi mô hình, các bạn tính toán các cấu kiện như bê tông cốt thép thường. Lưu ý, cần tính toán chọc thủng đối với các vị trí cột.

Một số hình ảnh bản vẽ bố trí thép khi thiết kế sàn phẳng Ubot

Mặt cắt khi thiết kế sàn phẳng Ubot
Mặt cắt thép khi thiết kế sàn phẳng Ubot
Chống chục thủng khi thiết kế sàn phẳng Ubot
Bố trí thép chọc thủng khi thiết kế sàn phẳng Ubot

Trong quá trình tính toán thiết kế sàn phẳng, các kỹ sư cần lưu ý những điều sau: 

  1. Khai báo vật liệu: 

Đối với mô hình sàn Ubot, được xem như hệ sàn nấm bao gồm sàn đặc tại mũ cột đóng vai trò nấm và phần còn lại là sàn rỗng. Sàn rỗng được thay bằng sàn đặc tương đương có cùng độ dày với sàn đặc ,nhưng có mô đun đàn hồi và trọng lượng riêng giảm so với vật liệu bê tông. Thực hiện tính toán và quy đổi độ cứng, trọng lượng riêng bê tông tương đương để gán vật liệu cho sàn.

  1. Hệ số tổ hợp, tổ hợp tải trọng

Sàn phẳng Ubot được chuyển giao từ tập đoàn Daliform của Italia, việc tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot được áp dụng tiêu chuẩn Eurocode. Nên khi thiết kế sàn phẳng Ubot cần áp dụng các hệ số tổ hợp theo đúng tiêu chuẩn Eurocode. Ví dụ: Hệ số 1.35 đối với tĩnh tải và 1.5 đối với hoạt tải…

  1. Lỗ kỹ thuật

Khi thiết kế sàn phẳng Ubot không dầm đặc biệt lưu ý đến vị trí lỗ kỹ thuật, lỗ thông tầng, nhất là các vị trí xung quanh, sát mép cột. lúc này cần phải kiểm tra chống cắt, và chống chọc thủng của sàn do sàn bị giảm yếu vì các lỗ kỹ thuật này. Cần phải bố trí các dầm cao để tham gia chịu cắt và tính toán bố trí thép gia cường cho các lỗ mở này. 

Với các ống kỹ thuật như ống gen điện ,loại ống đường kính nhỏ thì có thể đi vào trong sàn, với các ống có đường kính lớn từ D90 đổ lên LPC không khuyến khích đặt ống âm trong sàn do còn liên quan đến vận hành sửa chữa sau này .

  1. Độ cứng của sàn UBOT

Có thể nói, với tất cả các loại sàn phẳng thông thường như: sàn phẳng không dầm, sàn dự ứng lực, sàn bóng, sàn ô cờ,… độ cứng khi chịu tải trọng ngang đều sẽ giảm so với sàn đặc thông thường với cùng chiều dày. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế, độ cứng này phải được kiểm tra đảm bảo trong giới hạn cho phép. 

  1. Độ võng sàn UBOT

Độ võng của sàn PHẢI được được kiểm tra tính toán theo trạng thái giới hạn sử dụng nằm trong giới hạn cho phép. Tùy thuộc vào nhịp và tải trọng sẽ có tính toán kiểm tra độ võng cụ thể. Độ võng trong các báo cáo thông thường chỉ kiểm tra sơ bộ cho độ võng ngắn hạn (court-temps). Trong thuyết minh tính toán của sàn phẳng UBOT cần tính toán và kiểm tra độ võng dài hạn và ngắn hạn

  1. Tính toán thép gia cường

Sau khi lên xong mô hình kiểm tra sàn, lưu ý tính toán các khu vực cần gia cường, đường kính và số thanh thép gia cường phụ thuộc vào mô men khu vực cần gia cường. Thanh thép gia cường đặt theo chiều trên hình, dải hết khu vực cần gia cường với đường kính và khoảng cách vừa đủ. Tương tự với thép gia cường mô men âm, thép mũ cột.

Lưu ý với thép chống cắt, khu vực cần bố trí thép chống cắt, chiều dài thép chống cắt lấy theo khoảng cách từ mép mũ cột đến hết khu vực lực cắt khác màu. Đối với thép chống chọc thủng, cần lưu ý đến tiết diện cột, thép mũ cột tại mũ cột tính chọc thủng, giá trị lực chọc thủng. Kiểm tra các điều kiện. Thép chống chọc thủng phải được bố trí đều xung quanh cột, tránh bố trí đai vào khu vực chu vi giảm yếu.

Các giải pháp sàn phẳng không dầm được ứng dụng khá nhiều trong các dự án xây dựng ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, do đây là giải pháp từ Châu Âu do vậy CDT nên tìm kiếm những đơn vị có uy tín và kinh nghiệm trong việc tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot để không có những rủi ro không đáng có cũng như đạt hiệu quả tối ưu cho công trình.

Xem thêm: Tính toán kiểm tra vết nứt theo TCVN 5574-2018

Xem thêm: TÍNH TOÁN CHỌC THỦNG SÀN THEO TCVN 5574:2018

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Điểm danh 2 nhịp sàn phẳng không dầm thường được dùng cho Nhà ở xã hội

Sàn phẳng không dầm – vật liệu xây dựng được nhiều CDT lựa chọn nhất hiện nay. Không chỉ bởi những ưu điểm nổi bật của nó mà còn luôn đảm bảo những yêu cầu khắt khe nhất của công trình.

Với xu hướng xây dựng như hiện nay, cùng với chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, các Dự án NOXH đang dần tiến gần hơn nữa với những người lao động có nguồn thu nhập thấp, cung cấp cho họ những tiện ích vốn, đảm bảo cuộc sống và tăng giá trị thặng dư của cộng đồng

Giải pháp sàn phẳng không dầm được coi là một trong những giải pháp vật liệu được CDT ưu tiên lựa chọn khi xây dựng các Dự án NOXH với giá thành hợp lý và là vật liệu thân thiện với môi trường. Cùng LPC điểm danh 2 nhịp sàn phẳng không dầm thường được sử dụng nhiều nhất trong NOXH nhé.

Nhà ở xã hội – Xu hướng của thị trường xây dựng tương lai

Sàn phẳng không dầm cho nhà ở xã hội

Thời gian gần đây, nhờ vào các chính sách và sự hỗ trợ của nhà nước cùng với đó là sự phát triển của công nghệ – khoa học, các khu công nghiệp mọc lên ở khắp các tỉnh – khu vực đòi hỏi sự phát triển nhiều hơn từ các Dự án NOXH, phục vụ cho đời sống cho nguồn lao động của thu nhập thấp và đặc biệt tại các khu công nghiệp.

Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở được chính phủ hoặc các tổ chức có liên quan xây dựng và kinh doanh với mức giá hợp lý cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, nhằm đáp ứng nhu cầu về chỗ ở và tiện ích cơ bản – ổn định cho người dân. Nhà ở xã hội thường được xây dựng trên khu đất có quy hoạch sẵn và được phẩn bổ cho những người có nhu cầu thực sự.

Là loại hình nhà được bán với giá hợp lý, do vậy các khu nhà ở xã hội đều được CDT cân nhắc kỹ về việc lựa chọn các loại vật liệu với mức giá phù hợp nhưng vẫn đảm bảo được kết cấu – an toàn và tối ưu công năng, tối ưu chi phí của công trình. Cùng với đó, xu hướng xây dựng xanh được được Nhà nước khuyến khích triển khai, vậy nên các khu NOXH cũng đưa lên bàn cân để cân đối.

Sàn phẳng không dầm cho Dự án NOXH

Với đặc thù là dự án giá rẻ, lựa chọn các loại vật liệu tối ưu. Các công trình NOXH thường ưu tiên lựa chọn giải pháp sàn phẳng không dầm với ưu điểm nổi bật và phù hợp với loại hình công trình này.

Sàn phẳng không dầm cho Dự án Yên Phong - Bắc Ninh

Được đánh giá là giải pháp vật liệu thân thiện với môi trường, có kết quả kiểm định – thí nghiệm tiêu chuẩn. Sàn phẳng không dầm Ubot đã thành công góp mặt trong nhiều Dự án NOXH có quy mô lớn kể đến như: Khu nhà ở xã hội Ecohome Phúc Lợi – Long Biên. Công trình đạt giải thưởng “Công trình xanh” trong giải thích Transfomational Bussiness Award 2018 hay Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City – Thống Nhất Smart City tại Yên Phong – Bắc Ninh. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm quan dịp tháng 07 vừa qua.

Xem thêm: Dự án NOXH được Thủ tướng Chính phủ thăm quan

Việc ứng dụng sàn phẳng không dầm cho các Dự án NOXH cũng bởi 3 lý do sau:

  • Tối ưu chi phí – Hiệu quả kinh tế cao: Sử dụng sàn phẳng không dầm, CDT có thể giảm từ 10% đến 15% chi phí thi công so với thi công sàn truyền thống thông thường; Giảm 10% đến 20% lượng thép. Từ đó tối ưu chi phí vật liệu và nhân công cho công trình
  • Tối ưu không gian – Công năng sử dụng: Với khả năng vượt nhịp tới 20m, CDT có thể tối ưu công năng sử dụng cho công trình, gia tăng hiệu quả kinh tế. Với chiều cao tương đương, công trình có khả năng tăng thêm được số tầng do giảm chiều dày của hệ dầm sàn
  • Vật liệu xanh – Thân thiện với môi trường: Giải pháp sàn phẳng Ubot được chứng nhận là giải pháp vật liệu thân thiện với môi trường, giúp tăng hiệu quả bền vững cho các công trình.

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

2 bước nhịp sàn phẳng không dầm được sử dụng phổ biến trong NOXH

Là loại hình được thiết kế theo tiêu chuẩn để đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy địn của từng loại đô thị. Hiện nay rất nhiều cơ quan thuộc Bộ Xây dựng đã thẩm tra giải pháp sàn phẳng không dầm UBOT như VNCC, Coninco, IBST, CDC …Rất nhiều dự án được các cơ quan có thẩm quyền của các sở và Cục quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ xây dựng và Cục doanh trại thuộc Bộ quốc phòng đã thẩm định.

2 bước nhịp thường dùng nhất cho NOXH thường là nhịp 7-9 m. Hai bước nhịp này mang lại hiệu quả tối ưu cho CĐT không chỉ về kiến trúc, kết cấu, kinh tế mà còn đem lại sự hiệu quả trong quá trình sử dụng, phát huy tối đa những ưu điểm của giải pháp sàn phẳng Ubot cho công trình.

Bên cạnh đó, nhịp 7 – 9m được đánh giá là bước nhịp tối ưu và phù hợp cũng như đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế cũng như thẩm tra của các Dự án NOXH.

Dự án NOXH Cát Tường Smart City tại Yên Phong – Bắc Ninh là công trình tiêu biểu cho bước nhịp này. Với tổng diện tích xây dựng là 9.7 ha. Dự án đã sử dụng khoảng 190.000 m2 sàn phẳng không dầm Ubot với bước nhịp là 7m – Bước nhịp điển hình trong mô hình các Dự án NOXH

Sàn phẳng Ubot cho NOXH

Hay Dự án Nhà ở xã hội Cát Tường Eco – tại TP Bắc Ninh khi LPC là đơn vị thầu chính tư vấn thiết kế – chuyển giao giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot cũng sử dụng bước nhịp là 7.5m để tối ưu không gian và đảm bảo kết cấu – đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Sàn phẳng không dầm cho Dự án Ecohome Phúc Lợi

Sàn phẳng Ubot đã chứng minh vị thế không nhỏ khi đồng hành cùng các công trình NOXH nổi bật. Hy vọng với những kiến thức này, các CDT – đơn vị tư vấn thiết kế sẽ có thêm những nguồn thông tin tham khảo chính thống, tìm ra cho mình được một đơn vị triển khai có kinh nghiệm để tối ưu những gì vốn có của giải pháp sàn phẳng không dầm.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Nhà ở xã hội là gì? Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là gì? Một câu hỏi đang được quan tâm và nhiều người đặt câu hỏi trong thời gian gần đây với sức nóng của loại hình dự án được Nhà nước tạo điều kiện này. Đây cũng là loại hình dự án được người lao động có thu nhập thấp tìm hiểu. Cùng LPC tham khảo khái niệm nhà ở xã hội là gì và các đối tượng được mua nhà ở xã hội nhé

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là gì?

Chính sách nhà ở xã hội ra đời giúp giấc mơ có nhà của người thu nhập thấp trở thành hiện thực. Tuy nhiên, đây là “giấc mơ” có điều kiện, vậy nhà ở xã hội là gì và ai sẽ được mua nhà ở xã hội

Theo khoản 7 – Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định:

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở xã hội”

Nhà ở xã hội thường có những đặc điểm như sau:

  • Giá rẻ hơn so với loại nhà thương mại cùng khu vực hoặc cùng phân khúc về giá
  • Có chính sách dành riêng cho đối tượng
  • Chủ đầu tư khi xây dựng và giao bán nhà ở xã hội sẽ bị khống chế trần lợi nhuận là 10%
  • Sau 5 năm bàn giao mới được chuyển nhượng cho gia chủ

Theo quy định tại Điều 55 – Luật Nhà ở, nhà ở xã hội bao gồm 2 loại là nhà chung cư và nhà riêng lẻ

Nhà chung cư là loại hình nhà ở xã hội điển hình và được phổ biến rộng và nhiều hơn so với loại hình nhà riêng lẻ, do việc nhà ở xã hội còn phụ thuộc vào quy hoạch tại các khu đô thị lớn, gần các khu công nghiệp và giải quyết các vấn đề về đất đai, do vậy nhà chung cư được lựa chọn nhiều hơn do có nhiều căn hộ, quy hoạch được tập trung, dễ quản lý mà mang lại tổng thể cảnh quan đẹp cho khu đô thị.

So với nhà chung cư, thì nhà ở riêng lẻ là loại hình nhà ở xã hội không được phổ biến và khi xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, cũng không loại trừ hoàn toàn việc chủ đầu tư có thể đầu tư và xây dựng loại hình này nếu đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn của nhà nước.

Bên cạnh 2 loại hình phổ biến, hiện nay còn có các loại hình nhà ở xã hội kết hợp bao gồm:

  1. Liền kề: Mô hình nhà ở xã hội được xây dựng theo quy mô nhà liền kề, phù hợp cho các hộ gia đình muốn sở hữu một ngôi nhà riêng biệt
  2. Nhà tái định cư: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng để tái định cư những hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án công trình, giúp họ có một chỗ ở mới ổn định và tiện nghi hơn.
  3. Nhà ở xã hội thương mại: Loại hình nhà ở xã hội được xây dựng để bán ra cho người dân có thu nhập thấp – giá rẻ hơn so với loại hình nhà cùng phân khúc trên thị trường, tuy nhiên loại hình này không được hỗ trợ ngân sách từ nhà nước như các loại nhà ở xã hội khác.
Nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội Cát Tường Smart City

Do đó, dù xây dựng dưới loại hình nào thì chủ đầu tư cũng phải xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết đô thị và được sự phê duyệt của nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền. Việc phân loại nhà ở xã hội được xây dựng trên các điều kiện và sự phù hợp với thực trạng quy hoạch của từng loại hình, cùng với đó căn cứ vào các chính sách hỗ trợ, quy mô tổ chức quản lý để giúp người lao động có sự lựa chọn tốt nhất với loại hình nhà ở mình mà đã lựa chọn

Xem thêm: Giải pháp nào cho 1 triệu căn nhà ở xã hội tại Yên Phong – Bắc Ninh

Nhà ở xã hội là gì - Ảnh 2

Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, Nhà ở xã hội khi xây dựng sẽ đáp úng được khoảng 65% nhu cầu mua nhà cho các đối tượng khó khăn hoặc người có thu nhập thấp tại các khu đô thị lớn hoặc nông thôn.

Cũng theo quy định của Nhà nước, đối tượng được mua nhà ở xã hội dựa trên các tiêu chí khá khắt khe và cũng cần trải qua nhiều giai đoạn xét duyệt và đánh giá chủ yếu thuộc các nhóm sau:

  • Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  • Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định.
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Bên cạnh các tiêu chí về loại đối tượng, để có thể sở hữu một căn hoặc chung cư nhà ở xã hội là gì, người mua cần phải đáp ứng thêm các điều kiện dưới đây

Điều kiện về mức thu nhập

Người được mua hoặc có điều kiện mua nhà ở xã hội là các đối tượng không phải thường xuyên nộp thuế thu nhập, bao gồm

  • Người hộ cận nghèo, hộ nghèo và những người có thu nhập thấp.
  • Những người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp hoặc trong các doanh nghiệp.
  • Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan.
  • Cán bộ, công nhân viên chức theo quy định của pháp luật.

Hoặc những gì không thể đáp ứng được nhu cầu về thu nhập như:

  • Người có công với cách mạng.
  • Cá nhân hoặc hộ gia đình thuộc diện bị thu hồi đất, phá dỡ nhà và thu hồi đất theo quy định mà chưa được nhà nước bồi thường bằng đất ở, nhà ở.

Điều kiện về nhà ở

Đối với điều kiện này, người mua nhà ở xã hội là gì? cần thoả mãn các tiêu chí sau:

  • Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
  • Đối với cán bộ, công chức thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
  • Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ đất, nhà ở dưới mọi hình thức tại nơi mình đang sống. Hoặc trường hợp khác, mặc dù đã có nhà nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng khu vực và từng thời kỳ.

Điều kiện về cư trú

  • Phải có đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương hoặc tỉnh, nơi có nhà ở xã hội.
  • Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố đó. (trừ những trường hợp quy định tại khoản 9 điều 49, thuộc Luật nhà ở năm 2014).

Nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội được xây dựng là một giải pháp hữu ích cho Nhà nước dành cho các hộ gia đình có thu nhập thấp có cơ hội để sở hữu một mái ấm ổn định. Tuy nhiên, việc sở hữu nhà ở xã hội – nhà ở xã hội là gì? đòi hỏi người mua cần phải đáp ứng đủ các kiều kiện và thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký theo quy định của Nhà nước và pháp luật

Hy vọng với bài viết này, LPC đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về định nghĩa Nhà ở xã hội là gì? và các Đối tượng – điều kiện để sở hữu các loại hình Nhà ở xã hội.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Giải pháp nào cho 1 triệu căn nhà ở xã hội tại Yên Phong – Bắc Ninh

Trong thị trường đầy biến động hiện nay, Nhà ở xã hội đang là xu hướng được Chủ đầu tư cực kỳ quan tâm bởi những điều kiện ưu ái đặc biệt của Nhà nước trong thời gian gần đây. Cùng với đó là những bước chuyển mình đáng kể với một loại hình dịch vụ tuy không mới những luôn tự làm mới mình – Nhà ở xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo đúng tiêu chuẩn – quy định của Nhà nước cũng như tối ưu công năng mà vẫn mang lại đầy đủ tiện ích cho cư dân cũng là một bài toán khó có lời giải.

Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City thuộc Huyên Yên Phong – Tỉnh Bắc Ninh là khu nhà ở xã hội được đánh giá cao về mục tiêu xây dựng và các giải pháp tổng thể. Đây cũng là Dự án LPC vinh dự là đơn vị Tổng thầu tư vấn thiết kế cảnh quan – Cung cấp và chuyển giao giải pháp Sàn phẳng Ubot cho CDT. Cùng LPC tham khảo giải pháp cho 1 triệu căn hộ tại khu Nhà ở xã hội này nhé.

Có gì đặc biệt trong Dự án Nhà ở xã hội Yên Phong – Bắc Ninh?

Khu nhà ở xã hội Yên Phong

Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City được xây dựng bởi Công ty Cổ phần Cát Tường với diện tích ~20ha tại Huyện Yên Phong – Bắc Ninh. Dự án được phát triển với loại hình khu liền kề shophouse, khu chung cư cao tầng và khu nhà ở xã hội. Với vị trí đắc địa, Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Trong những năm gần đây, giá nhà đất, giá dịch vụ và thuê nhà riêng, nhà trọ tăng đột biến khiến nhu cầu tìm kiếm nhà ở xã hội ngày càng tăng cao. Dự án được xây dựng tại gần các khu công nghiệp lớn của tỉnh nên khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết không nhỏ 1 phần nhu cầu về nhà và tiện ích của cư dân nơi đây, đặc biệt là người lao động có thu nhập thấp.

Trưa ngày 30/07/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác cũng đã tới thăm quan va làm việc tại Dự án Nhà ở xã hội Yên Phong – Bắc Ninh. Theo báo cáo trong chuyến thăm, Thủ tướng rất hoan nghênh tinh thần tích cực triển khai của Bắc Ninh và đưa dự án Nhà ở xã hội Yên Phong làm dự án kiểu mẫu cho loại hình nhà ở xã hội – nhân rộng ra các địa phương khác với mô hình tương tự.

Xem thêm: Thủ tướng: Lấy Bắc Ninh làm hình mẫu để phát triển nhà ở xã hội để nhân rộng

Giải pháp nào cho 1 triệu căn hộ tại đây

Theo báo cáo với Nhà nước, các căn hộ tại Dự án có từ 2 – 3 phòng ngủ, giá bán khoảng 13 triệu đồng/m2, giá bán tối đa khoảng 1 tỷ đồng/căn hộ, người mua sẽ được vay khoảng 70% giá trị căn hộ.

Về diện tích

Dự án nhà ở xã hội Yên Phong bao gồm 2 Dự án: Khu Nhà ở xã hội Cát Tường Smart City và Khu Nhà ở xã hội Thống Nhất Smart City với tổng quy mô lên đến 185m2. Trong đó Dự án được quy hoạch để xây dựng có đầy đủ các tiện ích cho cư dân sử dụng bao gồm: Khu nhà ở xã hội; Khu trung tâm thương mại; Đất công cộng với Nhà văn hóa – Trạm y tế – Trường học liên cấp – Bãi đỗ xe – Khu vực cây xanh, thể thao – Hồ bơi và Đất giao thông,..

Dự án được quy hoạch theo đúng quy định và tiêu chuẩn của Nhà nước về Nhà ở xã hội. Khi đứa vào hoạt động sẽ mang lại cho cư dân những trải nghiệm tiện nghi tốt nhất cho cuộc sống.

Về giải pháp kiến trúc cho Dự án nhà ở xã hội Yên Phong

Kiến trúc của Dự án nhà ở xã hội Yên Phong được LPC khéo léo chia theo các khối nhà phù hợp với cảnh quan tổng thể và chức năng của từng khối nhà.

Khu nhà ở công nhân được bố trí tạo nên quà thể cân đối. Kết hợp ngôn ngữ kiến trúc hiện đại, công nghiệp, đơn giản, hình khối chắc khoẻ, ấn tượng, vừa mang ngôn ngữ chung của tổng thể tạo nên sự thống nhất và hài hoà, tạo được điểm nhấn không gian và nói lên tầm quan trọng nhưng vẫn hoà mình vào không gian công nghiệp của khu vực.

Màu sắc sử dụng nhẹ nhàng, sạch sẽ tạo cảm giác dễ chịu. Kết hợp với cách phối màu với những mảng màu đơn giản, mạnh mẽ, thể hiện sự mới lạ, tươi trẻ và sư vận động cùng xã hội.

Các công năng chính bao gồm:

+ Tầng hầm: Để xe và không gian kỹ thuật

+ Tầng 1: Bố trí căn hộ có diện tích 62 m2, sảnh chính, phòng sinh hoạt cộng đồng và các phòng kỹ thuật

+ Tầng 2-9: Bố trí các căn hộ có diện tích từ 50 đến 70 m2

+ Tầng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật thang máy, tum thang

Khác với khu nhà ở công nhân, khu nhà liền kề được liên kết với nhau với khối kiến trúc riêng biệt, nhịp điệu kiến trúc hài hòa hòa vào tổng thể cảnh quan của dự án. Hình thức được thiết kế hiện đại, công năng linh hoạt theo từng tầng, linh hoạt với các nhu cầu khác nhau của cư dân

Các công năng chính của khu nhà liền kề bao gồm:

+ Tầng 1: Không gian để xe

+ Tầng 2: Không gian đa năng

+ Tầng 3: Không gian bếp + phòng khách

+ Tầng 4-6: Không gian các phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung

Các công trình Nhà văn hóa, Trạm y tế, Trường học liên cấp cũng được được bố trí theo lỗi kiến trúc hiện đại, tối ưu diên tích khu đất, đảm bảo không gian cây xanh, cảnh quan phù hợp với tổng thể công trình. Mặt bằng được thiết kế có đủ lối đi, hành lang đẻ dễ dàng trong việc vận hành và hoạt động.

 Căn 3PN Khu nhà ở xã hội Yên Phong

Về giá thành

Với quy mô mỗi căn từ 2 – 3 phòng ngủ, giá bán bình quân đễ bao gồm thuế VAT và chi phí bảo chì vào khoảng từ 15tr/m2 đến 16.5tr/m2.

Giá cho thuê bình quên cũng chỉ rơi vào khoảng 81.000đ/m2/tháng đến 85.000đ/m2/tháng đã bao gồm cả chi phí bảo trì của Dự án

Về khả năng tiếp cận của Dự án

Phối cảnh tổng thể Nhà ở xã hội Yên Phong
  • Giá cả phù hợp: Mục tiêu chính của Dự án nhà ở xã hội là cung cấp nhà ở cho những người dân hoặc người lao động có thu nhập thấp hoặc trung bình với giá cả phải chăng. Do đó, khả năng tiếp cận giúp cho những người có tài chính hạn chế có thể sở hữu một căn hộ thoải mái và an toàn.
  • Hỗ trợ từ Chính phủ: Dự án nhà ở xã hội Yên Phong – Bắc Ninh được hỗ trợ vay tới 70% giá trị căn hộ. Điều này giúp giảm thiểu chi phí xây dựng và giá bán và cho thuê, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể tiếp cận và sở hữu nền nhà.
  • Các tiện ích xung quanh: Vị trí của các dự án căn hộ xã hội thường được lựa chọn gần các tiện ích cơ bản như trường học, bệnh viện, công viên, chợ và giao thông công cộng. Việc có mọi thứ gần kề giúp người dân tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống hàng ngày.
  • Hạ tầng và dịch vụ chất lượng: Căn hộ xã hội thường được xây dựng với mục tiêu cung cấp một môi trường sống tốt cho cư dân. Do đó, các dự án này thường có hạ tầng và dịch vụ chất lượng như hệ thống an ninh, bể bơi, phòng tập thể dục và khu vui chơi trẻ em. Những tiện ích này cung cấp sự tiêện nghi và thoải mái cho cư dân.
  • Hỗ trợ xã hội: Các dự án căn hộ xã hội thường mang lại lợi ích xã hội cho cộng đồng, như tạo ra việc làm, cải thiện môi trường sống và tạo điều kiêện cho người dân có thu nhập thấp tiếp cận nhà ở tốt hơn. Điều này giúp xây dựng một cộng đồng sẻ chia và phát triển bền vững.

Hy vọng với bài chia sẻ hôm nay của LPC sẽ giúp mọi người có cái nhìn tốt hơn về dễ tiếp cận hơn với một loại hình dự án chắc chắn sẽ là xu hướng trong những năm tới

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

NHÀ Ở XÃ HỘI VÀ XU HƯỚNG BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2023

Nhà ở xã hội được phát triển với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân có thu nhập thấp và đảm bảo sự phát triển bền vững cho cộng đồng. Trong những năm gần đây, xu hướng nhà ở xã hội và nhu cầu tìm mua nhà giá rẻ đang tặng mạnh. Vì vậy năm 2023 hứa hẹn sẽ là nhiều đổi mới tích cực với loại hình đầu tư này. Cùng LPC tham khảo thêm nhé

Nhà ở xã hội – Khái niệm và ý nghĩa vốn có

Nhà ở xã hội Yên Phong - Bắc Ninh

Nhà ở xã hội là một dạng nhà ở được xây dựng hoặc cung cấp cho đối tượng cho thu nhập nhấp, trung bình hoặc khó khăn đảm bảo điều kiện sống tốt hơn. Hầu hết các công trình nhà ở xã hội thường được xây dựng tại các khu công nghiệp lớn – nơi tập trung đông đảo công nhân và người lao động. Nhà ở xã hội cũng là phần quan trọng trong chính sách xã hội và phát triển bền vững của đất nước, đảm bảo mọi người đều có cơ hội tiếp cận đến với những dịch vụ cơ bản như nhà ở, giáo dục, y tế và việc làm.

Xu hướng bất động sản năm 2023 – Sự kết hợp tích cực

Xu hướng xanh hóa lên ngôi

xu hướng bất động sản xanh - nhà ở xã hội

Sau đại dịch Covid – 19 vừa qua, việc đề cao xu hướng sống xanh và lựa chọn các công trình kiến trúc xanh được nhiều quan tâm hơn cả. Các Dự án nhà ở, chung cư đều tập trung khai tác tối đa các hạng mục cây xanh, hồ nước tạo môi trường sống trong lành. Tuy nhiên xét tính thương mại thì những công trình đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn như vậy thường có mức giá không hề rẻ.

Những người có thu nhập trung bình hoặc thấp sẽ khó có khả năng để chi trả cho căn hộ theo xu hướng xanh này. Trong khi đó, hiện nay mô hình nhà ở xã hội thường lựa chọn để xây dựng kèm với công việc, hồ nước và đầy đủ tiện ích nhưng vẫn có mức giá được hỗ trợ từ Nhà nước nên việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội là không hề khó.

Xem thêm: Sàn phẳng Ubot – Giải pháp vật liệu xanh cho xây dựng

Xu hướng nhà ở xã hội bùng nổ

Trong năm 2023, bất động sản nhà và chung cư được dự báo sẽ phục hồi, nhu cầu tìm kiếm nhà ở vừa túi tiền đang là ưu tiên hàng đầu của mỗi hỗ gia đình. Nhà nước đã có những động thái vô cùng tích cực trong việc xây dựng đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”, giới chuyên gia cũng kỳ vọng năm 2023 sẽ là thời điểm tốt nhất để phân khúc này trở lại.

Việc Nhà nước tăng mạnh nguồn cung nhà ở xã họi những năm tới đây sẽ giúp những người dân có thu nhập thấp – công nhân tại các khu công nghiệp giải quyết vấn đề về nhà ở cũng như đón nhận những dịch vụ tiện ích phục vụ cuộc sống.

Xu hướng công nghệ hóa

Phần mềm protech dành cho bất động sản

Hiện nay, Proptech – công nghệ bất động sản được xem như bước tiến hoàn toàn mới cho thị trường bất động sản. Proptech bao gồm sự kết hợp giữa ngành bất động sản và các giải pháp công nghệ, như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), dự đoán dữ liệu, Internet of Things (IoT), blockchain và nhiều công nghệ khác.

Từ năm 2021 đến đầu nưm 2022 đã có ít nhất 5 start-up đã công bố các vòng gọi vốn mới, có thêt thu hút khoảng 500 triệu USD vốn đầu tư.

Năm 2023 là một năm bùng nổ của công nghệ nói chung và proptech, hứa hẹn là một năm phát triển khi vấn đề về dòng vốn và pháp lý được tháo gỡ

Xu hướng thuê nhà mới

Với nhu cầu ngày càng cao của người thuê nhà, áp lực cạnh tranh của người cho thuê càng gia tăng, không chỉ dừng lại ở giá thuê mà còn bao gồm các tiện ích đi kèm

Những căn hộ cũ không còn đáp ứng tốt được nhu cầu về tiện ích này đỏi hỏi các căn hộ mới phải nâng cao các tính năng về tiện ích sử dụng.

Hiện nay các Dự án nhà ở xã hội đều được xây dựng để phục vụ đầy đủ nhu cầu tiện ích của người lao động, giúp người cho thuê hoặc người mua có trải nghiệm tốt nhất trong môi trường sống. Ví dụ như trung tâm thương mại, trạm y tế, hay dịch vụ rèn luyện sức khỏe đều là những tiện ích được CDT quan tâm khi xây dựng các chung cư nhà ở xã hội hiện nay

Xu hướng chủ đầu tư chuyển sang nhận thầu xây dựng

Nhà ở xã hội Cát Tường Smart City

Việc lựa chọn mua đất để bán sản phẩm thu lãi đã mang lại khá nhiều rủi ro về tài chính cho các chủ đầu tư trong thời gian vừa qua. Vì vậy hình thức chuyển sang nhận thầu xây dựng đang đang các CDT ưu tiên.

Vì vậy nhà thầu xây dựng nhận các dự án nhà ở xã hội sẽ yên tâm hơn nhiều khi có sự đảm bảo và hỗ trợ từ Chính phủ. Theo đó thì loại hình nhà giá rẻ chắc chắn sẽ là xu hướng tất yếu năm 2023 cho cả người mua và người làm xây dựng

Theo chính sách của nhà nước, khi mua nhà ở xã hội sẽ được hỗ trợ vay vốn tới lãi suất thấp (8,2%/năm đến ngày 30/06) trong gói tín dụng 120 tỷ do Nhà nước hỗ trợ. Thời hạn được vay tiền mua nhà ở giá rẻ này cũng khá dài, từ 15  – 25 năm đủ cho người mua trả dần khoản nợ mà không bị áp lực kinh tế.

Cùng với sự hỗ trợ của chính phủ và sức mạnh tiềm năng của doanh nghiệp trong ngành, chúng ta cũng kỳ vọng nhiều đối với vốn đầu tư FDI và xu hướng M&A sẽ tạo ra cơ hội thay máy cho thị trường bất động sản năm 2023 và những năm tiếp theo

Nhà ở xã hội chưa bao giờ là hết hot. Vậy theo bạn những định trên có đúng hay không? Cùng chia sẻ thông tin với LPC nhé.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Tiêu chuẩn nghiệm thu công tác bê tông và bảo dưỡng sàn phẳng đúng cách

Công tác bê tông trong thi công sàn xây dựng nói chung hay thi công giải pháp sàn phẳng không dầm nói riêng là một bước có vai trò vô cùng quan trọng. Công tác bê tông không chỉ đảm bảo độ cứng và độ bền cho công trình mà còn chịu vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự đồng nhất trong kết cấu, khả năng chịu tải cũng như mức độ an toàn và tiện ích của công trình.

Giải pháp sàn phẳng Ubot không còn là khái niệm xa lạ với các kỹ sư – các đơn vị thầu thi công với mức độ tiện ích và khả thi khi có thể ứng dụng với nhiều loại quy mô công trình khác nhau và hiệu quả kinh tế được chứng minh rõ rệt.

Với kinh nghiệm triển khai và hướng dẫn thi công nhiều dự án sàn phẳng không dầm. Hãy cùng LPC tìm hiểu về tiêu chuẩn nghiệm thu công tác bê tông và bảo dưỡng sàn phẳng sao cho đúng cách nhé

Yêu cầu và quy định chung về công tác bê tông

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9340:2012 là tiêu chuẩn được áp dụng trong công tác bê tông. Việc đổ bê tông sàn chỉ được thực hiện sau khi công tác cốp pha và cốt thép đã được kiểm tra và chấp nhận theo quy định và tiêu chuẩn.

công tác bê tông trong sàn phẳng không dầm

Căn cứ vào quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình, hỗn hợp bê tông phải được thiết kế cấp phối và cấp phối sử dụng dựa trên các thông số thí nghiệm như cường độ chịu nén, trị số co ngót, độ sụt, thời gian ninh kết, độ chảy xòe… Đặc biệt, cần xác định thời gian cần thiết để độ sụt giảm từ giá trị thiết kế xuống còn 6 – 8 cm. Theo quy định của điều 1.3 và 1.4 thì thời gian này được tính từ khi hoàn thành lớp 1 đến khi bắt đầu đổ lớp 2.

Công tác bê tông trong sàn phẳng không dầm được thi công theo hai lớp. Lớp bê tông 1 phải có đột sụt đảm bảo bê tông kín ở phần dưới đáy hộp khi đầm ở vùng đầm chìm.

Lớp bê tông 2 được thi công khi lớp bê tông 1 đã có lực bám dính vào hộp nhựa, những vẫn đáp ứng được Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995 và TCVN 9340:2012.

Công tác đổ bê tông dầm sàn

Đối với bê tông trộn tay thì nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Cát và đá phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7570:2006. Cốt liệu cho bê tông và vữa cũng phải đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật và xi măng đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260:1997.

Tại LPC, các kỹ sư được đào tạo kỹ năng hiện trường, có kỹ năng xử lý chuyên môn cao nên luôn đảm bảo các công trình và công tác bê tông được đảm bảo đúng kỹ thuật

Công tác đổ bê tông dầm sàn là một trong những giai đoạn quan trọng trong công tác thi công giải pháp sàn phẳng không dầm. Thiết bị đầm bê thông lớp 1 cần được lựa cọn có kích thước phù hợp để đảm bảo hiệu quả đổ bê tông tại dầm chìm và phần bê tông lớp dưới đáy hộp. Có thể sử dụng đầm dùi hoặc đàm bàn cho lớp bê tông trên để đảm bảo hiệu quả.

Quy trình đổ bê tông sàn phẳng không dầm

Đổ bê tông sử dụng bơm cần

  • Vệ sinh, thổi rửa sàn
  • Chọn vị trí đặt bơm để thuận tiện nhất cho việc xoay cần
  • Ống bơm được giữa thẳng đứng. Miệng ống cao không quá 50cm so với mặt hộp, Miệng ống bơm có thể gắn thêm đoạn ống mềm để hạn chế tốc độ bê tông
  • Lớp 1: Tốc độ bơm chậm để tránh bê tông bị dồn nhiều vào 1 vị trí và xô lệch hộp

Di chuyển ống bơm theo hình zíc zắc, 2 – 3 hàng hộp 1 lần di chuyển

  • Đổ bê tông và các khe hộp một lượng bê tông vừa đủ sao cho lượng bê tông sau khi đầm song đủ để trám vào phần chân hộp tạo thành hệ lắp miệng hộp.
  • Mỗi ống bơm có hai đầm đi theo, đầm đủ 4 cạnh của hộp. Thời gian đầm khoảng 5 – 7 giây, đầm kỹ đủ các góc hộp để khi bê tông được chèn vào chân hộp thành khối đặc, lưu ý không đầm quá lâu tại một vị trí dẫn tới bị đẩy nổi
Công tác bê trong trong sàn phẳng không dầm
  • Sau khi bề mặt bê tông lớp 1 se lại, tiến hành đổ hớp 2. Thời gian giữa lớp 1 và lớp 2 phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và cách tổ chức thi công. Lưu ý lớp 2 không cần đầm quá kĩ,chỉ đầm kéo trên bề mặt, tránh đầm sâu lại lớp 1.
  • Hoàn thiện bề mặt, lưu ý các vị trí hạ cốt sàn

Đổ bê tông sử dụng bơm tĩnh

  • Gia cố tại các điểm tiếp xúc giữa bơm và sàn bằng bán gỗ, tấm thép, hoặc lốp oto …tránh vỡ hộp khi bơm giật và di chuyển bơm
  • Bơm tại các vị trí không có hộp trước: mũ cột, dầm, vách, khe hộp… Sau đó dùng đầm để đầm đuổi bê tông ra các vị trí hộp. Phối hợp nhịp nhàng giữa bơm và đầm Tốc độ bơm vừa phải, không cần đổ quá nhiều vào một chỗ khi chưa kịp đầm. Sau đó thu dần ống bơm cho các phần phía sau 
  • Bê tông được đổ vào các khe hộp. Lượng bê tông không được phủ kín mặt hộp để tránh hiện tượng đẩy nổi và để kiểm soát tốt các vị trí đầm. Lưu ý: 

+ Ống bơm dịch chuyển tới đâu đầm ngay tới đó để đẩy bê tông ra các vị trí xa

+ Đầm đủ để bê tông tràn kính chân hộp Ubot, đầm kỹ quá sẽ đẩy nổi hộp

+ Đầm đủ các vị trí xung quanh hộp.

  • Đổ tới cốt thiết kế, dùng cào để cào bê tông đầm nhẹ, đầm bề mặt và làm công tác hoàn thiện.

Xem thêm: Quy trình đổ bê tông trong giải pháp sàn phẳng không dầm

Bảo dưỡng công tác bê tông như thế nào để đảm bảo hiệu quả

Bảo dưỡng bên tông trong giải pháp sàn phẳng không dầm cũng tương tự như bê tông tươi bình thường. Tuy nhiên, cán bộ thi công cần chú ý những lưu ý sau:

  • Bê tông sử dụng được thiết kế có độ sụt 16+- 2cm với bơm cần, và 18+-2cm với bơm tĩnh cốt liệu đá 1×2. Những loại bê tông này có độ sụt lớn và cường độ cao, do đó chúng ta cần đặc biệt chú ý trong quá trình bảo dưỡng
  • Hạn chế sử dụng phụ gia hóa dẻo R3/R7. Nếu phải dùng loại phụ gia này phải có quy định bảo dưỡng chặt chẽ tránh hiện tượng nứt do co ngót. Do sàn rỗng và chiều dày sàn lớn nên việc thủy hóa bê tông sẽ diễn ra lâu hơn. Vì vậy quá trình bảo dưỡng bê tông phải luôn đảm bảo tiêu chuẩn
  • Để giảm hiện tượng nứt ngang bề mặt sàn, có thể hạ thấp hàm lượng xi măng trong hỗn hợp bê tông và nếu có thể tránh sử dụng bê tông có cường độ ban đầu cao
  • Tiến hành dưỡng hộ ngay sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông, công tác dưỡng hộ phải được thực hiện ít nhất trong 7 ngày liên tục
  • Các tầng giáo chống sàn phải đảm bảo theo tiêu chuẩn. Khi đỏ bê tông tầng trên phải đảm bảo tối thiểu 02 tầng giáo tránh xảy ra hiện tượng tải trọng thi công lơn hơn tải trọng thiết kế.

Mạch ngừng thi công trong sàn phẳng không dầm

Mạch ngừng thi công trong công tác bê tông được thiết kế để chia mặt bằng thành các phân đoạn có diện tích phù hợp với khả năng thi công và giới hạn tác động co ngót của bê tông.

Kích thước mỗi phân đoạn thi công không vượt quá 40m và diện tích không quá 1200m2. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả trong quá trình thi công công tác bê tông đạt hiệu quả.

Khi đổ bê tông trên diện tính lớn cần tính toán vùng đổ sao cho giáp nối giữa các vùng trong cùng đợt đổ không bị trường hợp “vùng bê tông đổ trước đã bắt đầu ninh kết (bê tông bắt đầu khô) nhưng vùng bê tông đổ sau chưa đổ đến kịp”. Điều này phụ thuộc rất lớn vào hướng đổ bê tông và phân chia vùng đổ bê tông trong cùng đợt.

Trong trường hợp đổ sàn bằng nhiều bơm phải sắp xếp bơm và hướng đổ bê tông hợp lý, nếu diện tích sàn quá lớn tùy theo tình hình có thể phân chia mạch ngừng đổ bê tông. Thời gian chờ giáp mối của vùng đổ không nên vượt quá 60 phút và còn tùy thuộc vào thời tiết khi đổ bê tông.

Công tác bê tông đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng của các công trình. Đảm bảo tính bền vững, an toàn và tiện ích của các công trình xây dựng.

Việc lựa chọn đơn vị tư vấn và hướng dẫn thi công có kinh nghiệm trong triển khai sàn phẳng không dầm và triển khai các giai đoạn trong công tác bê tông sẽ giúp CDT tối ưu chi phí, hiệu quả kinh tế cũng như tối đa hiệu năng của công trình.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction