Theo nghiên cứu của Roodman và Lenssen thì từ cách đây hơn 20 năm, các hoạt động xây dựng và xây dựng trên toàn thế giới đã tiêu thụ đến 3 tỷ tấn nguyên liệu mỗi năm hoặc 40% tổng lượng sử dụng toàn cầu. Vậy nếu trong thời đại nhu cầu xây dựng phát triển không ngừng như hiện nay thì con số sẽ không dừng lại ở đó. Bởi tình hình này nên vật liệu xây dựng xanh là một điều vô cùng cần thiết cho các công trình. Hiện nay, sử dụng vật liệu xây dựng xanh trong các dự án đã trở thành xu thế mới trong lĩnh vực xây dựng ở cả trong nước và trên thế giới.
1. Vật liệu xây dựng xanh là gì?
Vật liệu xây dựng xanh, còn được gọi là vật liệu thân thiện với môi trường, được hiểu là các loại vật liệu được sản xuất và sử dụng không gây hại đến môi trường. Nó có khả năng được tái chế sau khi sử dụng hoặc tự phân hủy. Vật liệu xây dựng xanh trong vòng đời từ khi được sản xuất trong các nhà máy cho tới khi được ứng dụng trong xây dựng các công trình và cuối cùng hết hạn sử dụng thì đều thân thiện với môi trường.
Nhờ vào đặc tính xanh, an toàn cho môi trường và con người nên các loại vật liệu xây dựng xanh được khuyến khích sản xuất rộng rãi bởi nhiều quốc gia. Đồng thời, nó được ứng dụng trong nhiều công trình xây dựng lớn nhỏ ở nhiều nơi.
2. Lợi ích của việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh
Sử dụng các sản phẩm và vật liệu xây dựng xanh thúc đẩy việc bảo tồn các nguồn tài nguyên không thể tái sinh đang bị suy giảm trên phạm vi quốc tế. Ngoài ra, khi vật liệu xây dựng xanh góp mặt vào các dự án xây dựng thì có thể giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực cho môi trường liên quan đến việc khai thác, xử lý, vận chuyển, lắp đặt, chế tạo, thải bỏ, tái sử dụng cũng như tái chế các vật liệu nguồn của ngành xây dựng này.
Vật liệu xây dựng xanh cũng mang lại những lợi ích cụ thể cho chủ sở hữu tòa nhà và những người sử dụng tòa nhà. Điển hình là giúp giảm chi phí bảo trì thay thế trong suốt thời gian sử dụng của tòa nhà. Các vật liệu xanh cũng góp phần giúp các công trình bảo tồn năng lượng. Trong quá trình xây dựng với vật liệu thân thiện với môi trường thì cũng cải thiện sức khỏe và năng suất của người làm việc. Các chi phí liên quan đến việc thay đổi cấu hình không gian cũng được tiết kiệm đáng kể. Đặc biệt tính linh hoạt trong thiết kế cũng được nâng cao hơn.
3. Một số loại vật liệu xây dựng xanh phổ biến ở Việt Nam
Là một đơn vị tiên phong trong việc sản xuất và ứng dụng vật liệu xây dựng xanh vào quá trình xây dựng các công trình nổi tiếng, LPC đã đem đến cho thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam nhiều sản phẩm chất lượng. Những loại vật liệu xây dựng xanh do LPC cung cấp đang dần trở nên phổ biến ở nhiều tỉnh thành.
Sàn phẳng Ubot
Sàn phẳng Ubot là một giải pháp xây dựng thay thế cho sàn bê tông cốt thép truyền thống. Sở dĩ loại vật liệu này được xếp vào vật liệu xây dựng xanh là vì nó cấu thành từ các hợp Ubot. Hộp Ubot được sản xuất từ nhựa tái chế Polypropylene với dạng hộp định hình rỗng. Như vậy từ khâu sản xuất vật liệu sàn phẳng Ubot đã góp phần giảm thiểu một lượng lớn các loại nhựa có hại cho môi trường.
Hơn thế nữa, nhờ có cấu tạo từ các hộp rỗng mà sàn phẳng Ubot đã giúp giảm thiếu một lượng lớn bê tông trong xây dựng, vừa góp phần củng cố sự phát triển bền vững, lại vừa đem lại lợi ích kinh tế đáng kể.
Hệ thống chống ngập úng LPC E.Buble
Hệ thống chống ngập úng LPC E.Buble có hình dạng là những khối oval có những khoảng rỗng. Loại vật liệu này được sản xuất từ nguyên liệu tái chế thân thiện với môi trường. Khi sử dụng hệ thống chống ngập này, các kỹ sư không chỉ thấy được ý nghĩa to lớn đối với môi trường mà còn thấy được hiệu quả về nhiều mặt của nó.
Điển hình là khi lắp đặt những quả bóng nhựa này trong những mảnh đất dọc theo vườn hoa hai bên đường, hệ thống này có thể chịu được tải trọng của lượng xe lớn lưu thông qua lại. Hiện tượng ngập úng cục bộ cũng được giải quyết khi lưu lượng nước mưa thấm vào lòng đất nhanh và nhiều hơn. Quá trình thi công cũng được đơn giản hóa, tiết kiệm nhiều sức người và chi phí lắp đặt.
Sàn bán lắp ghép LPC Smart
Sàn bán lắp ghép LPC Smart cũng thường được biết đến rộng rãi là một trong những vật liệu xây dựng xanh giúp bảo vệ môi trường. Loại vật liệu này đã được LPC đưa vào nhiều cải tiến nên có thể sử dụng rất hiệu quả cho các công trình nhịp nhỏ như nhà ở liền kề, nhà xây chen hay biệt thự.
Khi sử dụng loại sàn bán lắp ghép này, ta có thể nhận ra được thời gian thi công được rút gọn đáng kể, chi phí cốp pha cũng giảm xuống nhiều và quá trình thi công nhanh, gọn, linh hoạt, dễ dàng đã giúp chủ đầu tư thu về những hiệu quả tích cực về kinh tế và sức người.
Hãy liên hệ với LPC ngay để có thể sử dụng những vật liệu xây dựng xanh chất lượng hàng đầu Việt Nam, góp phần xây dựng nên tương lai phát triển bền vững cho nhiều thế hệ.
Sau hơn 7 tháng phát động chương trình bình chọn “Thương hiệu tiêu biểu ngành xây dựng Việt Nam lần thứ III – năm 2019”, báo Xây dựng đã lựa chọn được 50 thương hiệu có số lượt bình chọn, đánh giá cao nhất bởi độc giả báo và Người tiêu dùng. Và LPC vinh dự được là một trong số đó!
Mới đây, ngày 28/12/2019, Lễ tổng kết chương trình bình chọn Thương hiệu tiêu biểu ngành xây dựng lần thứ III diễn ra tại Nhà hát Kim Mã, số 71 Kim Mã, Phường Ba Đình, Hà Nội . Bình chọn Thương hiệu tiêu biểu ngành xây dựng là chương trình thường niên được tổ chức 2 năm một lần, do Báo xây dựng – Cơ quan ngôn luận của Bộ xây dựng phối hợp cùng một số cơ quan trong Lĩnh vực xây dựng thực hiện, thông qua hình thức bình chọn công khai, trực tiếp của người tiêu dùng trên cổng thông tin điện tử: www.thuonghieuxaydung.com.vn
Chương trình bình chọn được Báo xây dựng phát động đến độc giả cùng Người tiêu dùng từ ngày 13/05/2019. Sau hơn 7 tháng phát động và thực hiện, chương trình đã nhận được sự ủng hộ lớn của cộng đồng xã hội, của các thương hiệu hoạt động trong ngành xây dựng với gần 100 thương hiệu hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến ngành xây dựng tham gia như vật liệu xây dựng, bất động sản, quy hoạch – kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật…
Với thế mạnh là một trong những đơn vị đi đầu trong Lĩnh vực chuyển giao và áp dụng giải pháp công nghệ Châu Âu vào thi công, xây lắp các công trình tại Việt Nam, LPC đã vinh dự được các độc giả Báo xây dựng và Người tiêu dùng tin tưởng, bình chọn. Với 42.048 lượt bình chọn, tương ứng 310.472 điểm, LPC tự hào được trở thành Một trong 50 Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Xây dựng.
Tại lễ vinh danh, những thương hiệu được bạn đọc bình chọn như LPC là sự đánh giá, ghi nhận của cộng đồng và người tiêu dùng đối với những doanh nghiệp, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ trong ngành xây dựng đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường trong nước cũng như hướng tới thị trường xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam trên đường đổi mới, phát triển và hội nhập.
Trở thành một trong 50 Thương hiệu tiêu biểu của ngành trong những ngày bận rộn cuối cùng của 2019 đã giúp LPC khép lại một năm đầy khởi sắc. Có thể nói, sự tin tưởng của các đối tác và người tiêu dùng dành cho LPC là nguồn động lực to lớn để chúng tôi nỗ lực hơn từng ngày trong việc Nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như Nghiên cứu, phát triển các Công nghệ xây dựng tiên tiến từ Châu Âu về áp dụng tại Việt Nam!
Sàn vượt nhịp hay sàn phẳng không dầm là giải pháp vật liệu xây dựng không còn mới và được nhiều CDT quan tâm hiện nay. Với khả năng vượt nhịp, chịu tải trọng tố cũng như đảm bảo tất cả yêu cầu về yếu tố kỹ thuật trong xây dựng, sàn vượt nhịp đã được ứng dụng rộng rãi trong rất nhiều các công trình với quy mô lớn – nhỏ khác nhau.
Là đơn vị đầu tiên đưa giải pháp Sàn phẳng không dầm về Việt Nam và có 13 năm kinh nghiệm trong thiết kế, cung cấp và chuyển giao.LPC nắm rõ những đặc điểm cấu tạo nổi bật và kinh nghiệm thi công sàn phẳng không dầm dạt hiệu quả tối ưu nhất. Cùng LPC tìm hiểu trong bài viết này nhé!
Sàn vượt nhịp là gì?
Sàn vượt nhịp hay sàn vượt nhịp lớn là sàn bê tông cốt thép có khả năng vượt nhịp từ 7m đến 20m giúp loại bỏ những phần cột giữa tạo không gian thông thoáng – thẩm mỹ tốt và dễ dàng hơn cho CDT trong việc bố trí và tối ưu công năng sử dụng. Sàn vượt nhịp thường được làm rỗng phần bê trong bê tông bằng các loại vật liệu như Hộp nhựa Ubot, Xốp, Bóng,… giúp loại bỏ phần bê tông không làm việc, giúp giảm tải trọng sàn – giảm lượng bê tông sử dụng nhưng vẫn đảm bảo an toàn kết cấu công trình
Thời nhiều năm gần đây, sàn vượt nhịp được nhiều khách hàng tin tưởng sử dụng vì những tính năng nổi bật đặc biệt là khả năng vượt nhịp giúp tối ưu không gian. Sàn vượt nhịp cũng được ứng dụng trong nhiều loại công trình khác nhau: Nhà dân dụng, Nhà cao tầng, Công trình xây dựng công nghiệp, Nhà xưởng, Trung tâm thương mại, Trường hợp hay Bệnh viện… đều có thể sử dụng sàn vượt nhịp
Trên thị trường xây dựng hiện nay có nhiều loại sàn vượt nhịp khác nhau: sàn phẳng, sàn nấm, sàn bóng, sàn dự ứng lực,… Mỗi lại sàn được cấu tạo và ứng dụng khác nhau phụ thuộc và kiến trúc và kết cấu của công trình
Các loại sàn vượt nhịp phổ biến hiện nay
Sàn vượt nhịp dùng hộp nhựa Ubot
Sàn vượt nhịp dùng hộp nhựa Ubot là công nghệ từ Châu Âu. Là các hộp được cấu tạo nhựa tái chế từ nhựa Polypropylene, có 5 chân nằm giữa 2 lớp sàn bê tông. Sàn hộp Ubot giúp làm rỗng sàn và giảm trọng lượng sàn, tăng chiều cao thông thủy. Cùng với đó là các ưu điểm nổi bật về khả năng cách âm – cách nhiệt hiệu quả
Sàn vượt nhịp Ubot
Ưu điểm của Sàn hộp Ubot
Trọng lượng nhẹ: Thiết kế rỗng giúp giảm trọng lượng của sàn, dễ dàng trong vận chuyển và lắp đặt.
Cách âm và cách nhiệt: Hộp nhựa tái chế giúp cải thiện khả năng cách âm và cách nhiệt cho công trình.
Thi công nhanh: Quá trình thi công trở nên nhanh chóng và hiệu quả hơn nhờ sử dụng các hộp nhựa dễ lắp đặt.
Tăng chiều cao thông thủy: Sàn hộp Ubot giúp tối ưu hóa không gian, tăng chiều cao thông thủy của các tầng.
Sàn vượt nhịp Dự ứng lực
Sàn Dự ứng lực
Sàn vượt nhịp dự ứng lực là một loại sàn bê tông cốt thép được thiết kế đặc biệt để vượt qua các khoảng cách lớn mà không cần nhiều cột đỡ. Kết cấu này sử dụng cáp dự ứng lục đặt vào sàn và thực hiện quá trình kéo và thả tại các đầu neo tạo nên các lực ngược hướng lên trên, cân bằng với tải trọng sàn.
Sàn có thể chịu được các lực tác động lớn và vượt nhịp dài hơn so với sàn thông thường. Sàn Dự ứng lực thường được áp dụng trong các công trình lớn cần không gian rộng rãi không có cột và yêu cầu khả năng chịu lực cao
Sàn Flat Slab là một kiểu kết cấu sàn phẳng không dầm, trong đó tấm bê tông cốt thép được đặt trực tiếp lên cột và tường. Để tăng cường khả năng chịu lực cắt và độ cứng cho hệ thống sàn, Flat Slab thường sử dụng mũ cột (column head), một bản dày được đặt ở vị trí cột và tường.
Mũ cột có chức năng tương tự như dầm chữ T tại vị trí gối đỡ, giúp phân bố tải trọng từ sàn xuống cột một cách hiệu quả hơn, giảm tải trọng cục bộ và tăng khả năng chịu lực cắt của sàn.
Tuy nhiên, Sàn nấm có giới hạn về nhịp đối với sàn bê tông thông thường nhịp tối đa khoảng 9.5m và khi kết hợp cùng sàn dự án ứng lực thì có thể đạt đến 12m
Sàn phẳng (Flat Plate)
Sàn Flat Plate là một hệ thống chịu lực theo một hoặc hai phương, kê trực tiếp lên cột hoặc tường chịu lực. Đây là dạng kết cấu sàn phổ biến trong các tòa nhà cao tầng hiện đại.
Đặc điểm và ưu điểm
Chiều dày không đổi: Đặc điểm nổi bật của sàn Flat Plate là chiều dày không đổi hoặc gần như không đổi. Điều này giúp tạo ra mặt phẳng phía dưới của sàn, đơn giản hóa việc làm cốp pha và thi công.
Linh hoạt trong thiết kế: Sàn Flat Plate cho phép dễ dàng tạo vách ngăn, trong nhiều trường hợp không cần đến trần giả.
Sàn Flat Plate phù hợp với nhịp kinh tế và tải trọng từ nhỏ tới trung bình. Tuy nhiên, việc kiểm soát độ võng dài hạn có thể gặp khó khăn. Có thể áp dụng cách tạo độ vồng tường hợp lý (không quá lớn) hoặc sử dụng UST để giải quyết vấn đề độ võng.
Sàn Sườn (Ribbed Slab) và Sàn Ô Cờ (Waffle Slab)
Sàn sườn bao gồm nhiều sườn được bố trí ở các vị trí cố định với khoảng cách đều nhau giữa các sườn và thường được đỡ trực tiếp bởi cột. Các sườn có thể bố trí theo một phương (ribbed slab) hoặc theo hai phương (waffle slab). Ưu điểm của sàn sườn và sàn ô cờ là chịu tải trọng lớn, tiết kiệm nguyên vật liệu và khả năng linh hoạt. Tuy nhiên việc thi công giải pháp này còn khá phức tạp.
Đặc điểm và thông số kỹ thuật
Chiều dày sàn: Từ 75-125mm.
Chiều dày sườn: Tối thiểu 125mm đối với sườn làm việc nhiều nhịp và yêu cầu khả năng chống lửa trong 2 giờ.
Chiều rộng sườn: Từ 125-200mm.
Khoảng cách giữa các sườn: Từ 600-1500mm.
Tổng chiều dày sàn: Thường từ 300-600mm.
Nhịp sàn: Lên tới 15m đối với sàn bê tông cốt thép, có thể lớn hơn nếu sử dụng cáp dự ứng lực (UST).
Cấu tạo sàn vượt nhịp Ubot
Hiện nay, sàn vượt nhịp hầu như đều sử dụng phương án kết cấu sàn phẳng không dầm. Đây là lựa chọn hoàn hảo cho các công trình vượt nhịp vì ngoài yếu tố công nghệ giúp bỏ cột, sàn phẳng có chiều dày mỏng và khả năng thay đổi công năng vị trí tường xây linh hoạt.
Các phương án bố trí kết cấu cho sàn phẳng vượt nhịp
Sàn phẳng hộp rỗng
Sàn phẳng không có dầm chịu lực: Gồm các dải sàn qua đầu cột và dải sàn ở giữa nhịp, ngăn cách bằng các khoảng L/4 và L/2 nhịp.
Đầu cột: Để đảm bảo khả năng kháng thủng, làm sàn đặc và có nấm hạ xuống (chiều dày lớn hơn chiều dày sàn ở giữa).
Bố trí thép cho sàn vượt nhịp hộp nhựa
Lớp thép dưới chịu lực.
Lớp gia cường thép dưới: Đặt tại vùng mô men lớn.
Hộp nhựa bóng nhựa hoặc xốp: Đặt lên trên có khoảng bảo vệ > 2cm với thép dưới.
Lớp thép trên chịu co ngót nhiệt.
Lớp thép trên mô men âm: Tập trung phạm vi L/3 mỗi bên quanh mũ cột.
Thép gia cường góc lỗ mở.
Thép dầm chìm gia cường cầu thang.
Phương án này không chỉ đảm bảo tính linh hoạt và hiệu quả cho các công trình vượt nhịp lớn mà còn tối ưu về mặt công nghệ và thi công.
Kinh nghiệm thi công sàn vượt nhịp lớn
Độ phức tạp của thi công sàn vượt nhịp còn phụ thuộc nhiều vào giải pháp vật liệu mà CDT lựa chọn. Thông thường hiện nay, với giải pháp Sàn phẳng sử dụng Hộp nhựa Ubot thì phổ biến hơn do phù hợp với tối đa các loại công trình và việc thi công trở nên dễ dàng khi nhân công tại hiện trường đều có thể triển khi thi công theo hướng dẫn chuyển giao của kỹ sư hiện trường.
Với các giải pháp phức tạp hơn như Sàn dự ứng lực hay Sàn ô cờ, cần có đội ngũ thi công có kinh nghiệm để triển khai và chi phí thi công cũng tăng lên đáng kể.
Khi thi công sàn vượt nhịp cần đảm bảo các giai đoạn và các bước thi công theo đúng thiết kế và chỉ dẫn kỹ thuật của kỹ sư hướng dẫn hiện trường.
Khi tính toán sàn vượt nhịp, cần xem xét kỹ một số vấn đề trọng điểm sau:
Lưới cột: Chỉ nên từ 8-20m vì ngoài tầm đó kết cấu bê tông không còn làm việc đàn hồi.
Lựa chọn sàn công nghệ phù hợp.
Kiểm tra độ võng sàn: Đảm bảo sau này không ảnh hưởng tới các vật liệu hoàn thiện.
Kiểm tra chọc thủng sàn: Cần thiết phải hạ nấm đầu cột xuống để đảm bảo an toàn.
Kiểm tra các dầm biên và cột: Đặc biệt chú ý đến các cột biên có mô men không cân bằng và dầm biên bị xoắn nhiều. Cần tăng độ cứng của dầm biên khi cần thiết.
Tùy vào giải pháp vật liệu – kiến trúc mà CDT lựa chọn thì giá sàn vượt nhịp cũng có mức giá tương đương. Trên thực tế ứng dụng, giải pháp tiết kiệm chi phí và vẫn đảm bảo được hiệu quả kết cấu công trình là Hộp nhựa Ubot – Sàn phẳng Ubot. Rất nhiều công trình đã ứng dụng Sàn Ubot và giảm thiểu được chi phí vật liệu, chi phí nhân công, thời gian thi công và đạt được tối ưu các ưu điểm về vượt nhịp, khả năng chịu tải và cách âm – cách nhiệt
LPC(Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm) là đơn vị đầu tiên chuyển giao giải pháp Sàn phẳng không dầm tại Việt Nam. Với 13 năm kinh nghiệm trong việc Quản lý dự án – Giám sát hiện trường – Cải tiến và chuyển giao công nghệ, đã có hơn 1600 Dự án sử dụng sàn phẳng Ubot trên cả nước trong đó bao gồm rất nhiều các công trình công nghiệp lớn như trường học, TTTM, Nhà xưởng,… và đặc biệt dự án Nhà ở Xã hội cũng sử dụng giải pháp này
Căn cứ vào nhu cầu, kiến trúc và kết cấu của từng Công trình, các kỹ sư của LPC sẽ lên phương án sơ bộ, tư vấn và báo giá chi tiết cho Chủ đầu tư khi sử dụng các dịch vụ tại LPC. Bên cạnh đó với kinh nghiệm thiết kế – thẩm tra hồ sơ, LPC sẽ tư vấn cho khách hàng những ưu – nhược điểm để công trình luôn an toàn và đạt hiệu quả tối ưu
Chống chọc thủng giữ vai trò quan trọng trong quá trình thi công các công trình xây dựng khi vừa đảm bảo an toàn kết cấu, tăng tuổi thọ công trình, vừa tiết kiệm chi phí bảo trì – bảo dưỡng. Thiết kế chống chọc thủng trong sàn phẳng không dầm được nhiều kỹ sư quan tâm nhưng không phải ai cũng nắm rõ được khái niệm và phương thức tính toán để giảm thiểu rủi ro của hiện tượng này. Hãy cùng LPC tham khảo hiện tượng chống chọc thủng và cách tính tính trong bài viết dưới đây nhé
Chống chọc thủng và chọc thủng là gì?
Hiện tượng chọc thủng xảy ra khi ứng suất tại các vị trí giao giữa cột và sàn vượt quá khả năng chịu lực của bê tông. Điều này thường xảy ra dưới các điều kiện sau:
Tải trọng lớn: Các tải trọng tập trung quá lớn tại các vị trí cột, gây ra ứng suất cao
Thiết kế thiếu tính chính xác và hợp lý: Với những thiết kế không đảm bảo thường thiếu các biện pháp gia cố hoặc thiếu chính xác về khả năng chịu lực của sản tại điểm dễ bị chọc thủng
Vật liệu xây dựng kém chất lượng: Việc sử dụng các loại vật liệu như bê tông, cốt thép không đạt tiêu chuẩn của đơn vị thiết kế hay không đúng theo hướng dẫn thi công cũng là điều kiện để hiện tượng chọc thủng dễ xảy ra
Chống chọc thủng là một biện pháp kỹ thuật được áp dụng trong xây dựng, đặc biệt là trong thiết kế sàn phẳng không dầm, nhằm ngăn chặn hoặc giảm thiểu tối đa hiện tượng chọc thủng sàn.
Chống chọc thủng trong sàn phẳng không dầm
Sàn phẳng không dầm hiện nay là giải pháp vật liệu được sử dụng phổ biến cho phần lớn các công trình xây dựng với nhiều quy mô và loại hình khác nhau. Từ nhà dân dụng đến các công trình công nghiệp đều có thể sử dụng giải pháp sàn phẳng không dầm mà vẫn tối ưu không gian – tiết kiệm chi phí.
Trong thiết kế sàn phẳng không dầm, thép chống chọc thủng được tính toán và bố trí xung quanh cột trong phạm vi mũ cột. Tại vị trí tiếp xúc với sàn, sẽ xuất hiện lực tập trung và momen uốn tập trung (vuông góc với mặt bằng cấu kiện)
Tính toán chống chọc thủng cho các cấu kiện phẳng được tính toán theo tiêu chuẩn TCVN 5574 : 2018 (thay thế cho TCVN 5574: 2012)
Tính toán chống chọc thủng trong sàn phẳng không dầm
Về tiêu chuẩn tính toán
Theo tiêu chuẩn TCVN 5574 : 2018, tính toán chọc thủng được tiến hành đối với cấu cấu kiện bê tông cốt thép dạng phẳng (có thể là bản sàn, bản móng) khi có tác dụng của lực cục bộ đặt tập trung – lực tập trung và momen uốn tập trung. Vùng chọc thủng trực tiếp được quy ước trong tiêu chuẩn có dạng tháp vưới góc 45 độ. Tiết diện tính toán thực nhất là tiết diện nằm cách vùng truyền lực lên cấu kiện một khoảng h0/2, vuông góc với trục dọc của nó.
Mô hình tính toán quy ước
Chính các lực cục bộ này gân nên hiện tượng sàn bị chọc hủng (hay sàn bị cắt), gây nứt sàn theo góc 45 độ mà chúng ta thường thấy
Khi kiểm tra chống chọc thủng của bản vẽ thì trước tiên cần kiểm tra trường hợp cấu kiện không được đặt cốt thép ngang, có nghĩa là kiểm tra khả năng chịu cắt của bê tông có đảm bảo hay không, nếu không đủ thì cần bổ sung cốt thép ngang để cùng tham gia chống chọc thủng với bê tông
Mặt bằng bố trí thép chống chọc thủng
Có nhiều phương pháp để chống chọc thủng như:
Tăng tiết diện cột
Tăng chiều dày mũ cột
Tăng mác bê tông sàn
Bố trí thép chống chọc thủng
Do vậy, các kỹ sư khi tính toán kết cấu phải cân đối và lựa chọn, kết hợp các phương pháp một cách phù hợp để được kết quả tối ưu nhất, về công năng, không gian và kinh tế.
Thông thường, các kỹ sư sẽ áp dụng phương pháp tăng cường thép ngang đẻ tham gia chịu cắt cùng bê tông. Có thể kết hợp với việc tăng mác bê tông lên. Nếu vẫn không đảm bảo sẽ bổ sung thêm phương án tăng chiều dày mũ cột và tăng tiết diện cột để làm tăng khả năng chống chọc thủng sàn
Tuy nhiên cần lưu ý việc tăng quá nhiều tiết diện chột hay chiều dày sàn sẽ lám ảnh hưởng đến không gian sử dụng và kiến trúc công trình.
Thép chống chọc thủng trong sàn phẳng không dầm được tính toán kiểm tra bằng phần mềm SAFE, giúp các kỹ sư có thể biết được lựa chọc thủng tại từng vị trí là bao nhiêu. Từ đó nhanh chóng tính toán ra được số lượng, khoảng cách thép cần bố trí.
Thiết kế chống chọc thủng là một yếu tố quan trọng trong thiết kế và thi công sàn phẳng không dầm. Hiểu rõ để tính toán và áp dụng các biện pháp chống chọc thủng hiệu quả sẽ giúp đảm bảo an toàn, tăng độ bền và tuổi thọ cho công trình.
Lựa chọn đơn vị thiết kế kết cấu cấu uy tín và các kinh nghiệm triển khai thiết kế kết cấu và hướng dẫn thi công, giám sát hiện trường giải pháp sẽ là một lợi thế quan trọng giúp CDT có thể yên tâm và tiện kiệm hơn trong quá trình thi công và sử dụng giải pháp.
LPC là đơn vị đầu tiên đưa giải pháp Sàn phẳng Ubot – Uboot Beton về Việt Nam đã mang đến nhiều cải tiến phù hợp nhất với công trình xây dựng tại Việt Nam.
Hộp Ubot hay Uboot Beton (hay Hộp định hình tạo rỗng cho sàn bê tông – Ubot) là một trong những loại vật liệu xây dựng công nghệ mới được sử dụng phổ biến thay thế cho kết cấu sàn bê tông truyền thống, tạo nên hệ sàn phẳng không dầm ứng dụng cho nhiều loại hình công trình với quy mô lớn nhỏ khác nhau.
Từ phiên bản đầu tiên là Hộp Uboot 4 chân đến những cải tiến ưu việt mà đến hiện tại, Hộp Ubot đã đưa Sàn phẳng Ubot lên một tầm cao mới. Cùng LPC điểm danh 8 ưu việt được cải tiến của Hộp Ubot suốt 12 năm vừa qua nhé
HỘP UBOT ĐÃ ĐỊNH NGHĨA LẠI NGUYÊN LÝ CỦA GIẢI PHÁP SÀN PHẲNG UBOOT BETON TỪ KHÁI NIỆM “LỰC ĐẨY ARCHIMEDES” SANG “BÌNH THÔNG NHAU”
LPC (Lam Pham Construction) là đơn vị đầu tiên đưa giải pháp Sàn phẳng Ubot – Uboot Beton về Việt Nam từ năm 2012. Phiên bản đầu tiên của Công nghệ/ Giải pháp được chuyển giao và đào tạo từ Tập đoàn Daliform – Italia là Sàn phẳng Uboot Beton 4 chân không có nắp; Không có chân phụ; Con kê trên hộp là 8mm và nguyên lý là “Lực đẩy Archimedes” để làm rỗng trong lòng hộp.
Ở Việt Nam, việc đổ bê tông 2 cấp phối và 2 độ sụt khác nhau trong một sàn gây khó khăn trong quá trình thi công. Cùng với đó nhiều công trình đổ bê tông bằng bơm tĩnh, quá trình đầm bê tông với phương pháp này sẽ dễ gây hiện tượng đẩy nổi hộp, làm cháy thép lớp trên. Hiện tượng đẩy nổi vẫn có thể xảy ra với cả các công trình khi sử dụng bơm cần, nếu không đổ bê tông và đàm đúng cách.
Từ những điều kiện thực tế trên, các kỹ sư LPC đã nhận định rằng: Muốn chống đẩy nổi phải cho thoát hơi, tức phải bỏ nguyên lý Lực đẩy Archimedes để cho khí vào ra tự do như vậy hạn chế hoàn toàn việc đẩy nổi hộp và thép. Định nghĩa mới về nguyên lý cho Sàn phẳng Ubot “BÌNH THÔNG NHAU” ra đời và được sử dụng rộng rãi.
Thực tế quá trình thi công giải pháp Sàn phẳng Ubot tại Việt Nam, công nhân không thoải mái trong việc di chuyển trên sàn nếu phải kê ván thao tác, nhưng nếu không đảm bảo việc kê hay thực hiên theo đúng hướng dẫn kỹ thuật của kỹ sư chuyển giao thì khi di chuyển trên bề mặt hộp Ubot sẽ dễ gây ra hiện tượng nứt hay vỡ hộp. Dẫn đến hộp bị thoát hơi và bê tông có thể tràn vào trong lòng hộp
Với nguyên lý bình thông nhau đã được định nghĩa lại để phù hợp cho các công trình tại Việt nam thì cần có một vị trí thoát khí khi đổ Bê tông để tránh việc tức khí vừa giảm đẩy nổi hộp
Từ đó, ưu điểm thứ 2 của Hộp Ubot được cải tiến chính là bổ sung chân thứ 5 hay còn gọi là “Chân voi” ở vị trí yếu nhất của hộp Ubot là phần giữa hộp. Chân thứ 5 được bổ sung là chân to nhất nằm ở vị trí chính giữa Hộp Ubot và có cấu tạo: Hình côn thủng ở giữa và hai bên vị trí bê tông lớp 1 có lỗ.
Chân côn có tác dụng khi xếp các hộp chồng lên nhau giúp dễ dàng vận chuyển bốc dỡ, tiết kiệm chi phí lưu kho, bến bãi.
Lỗ giữa để có thể nhìn và kiểm tra lượng bê tông lớp dưới, đảm bảo không bị thiếu bê tông, hạn chế tối đa hiện tượng rỗ mặt bê tông khi thào cốp pha.
Hai lỗ hai bên trong phần chân hộp để thoát khí khi bê tông ngập chiều dày lớp dưới và cũng có tác dụng để gài cái Nắp hộp (Trôn) vào giúp không bị rơi ra.
3 -BỔ SUNG NẮP/TRÔN HỘP UBOT ĐỂ CHỐNG TRÀN BÊ TÔNG VÀO LÒNG HỘP
Với nguyên lý từ các phiên bản Ubot trước đây, một bài toán được đặt ra cho LPC cũng như các đơn vị nhà thầu thi công giải pháp sàn phẳng không dầm chính là hiện tượng “HAO HỤT BÊ TÔNG”. Bê tông có thể hao hụt từ 10 – 12% và chui vào trong lòng hộp lên tới 4cm.
Khi hợp tác với các nhà thầu lớn để ứng dụng và triển khai giải pháp Sàn phẳng Ubot như: Hòa Bình; UDIC; Xây dựng Thủ đô; Tập đoàn Vinaconex; TCT 36 BQP;… LPC cũng đã nghiên cứu các giải pháp từ đổ bê tông đuổi, hay đổ bê tông thành 2 lần, tuy nhiên vẫn khó xử lý vì đa số vời thời điểm trước đó các công trình đều sử dụng dùng bơm tĩnh. Nếu công trình nào có bơm cần thì có thể giảm thiểu hao hụt bê tông hơn nhưng không triệt để được
Từ nguyên lý của Giải pháp sàn phẳng Ubot “Bình thông nhau” tới bài toán cần phải xử lý triệt để hiện tượng hao hụt bê tông, các kỹ sư LPC đã đề xuất đã cải tiến thêm phiên bản NẮP HỘP UBOT hay còn gọi là TRÔN với những ưu điểm đã được chứng minh thực tế
Kích thước nắp hộp Ubot là 52x52cm. Với lưới lỗ 10x7mm để cản phần đá và bê tông chui vào trong lòng hộp Ubot.
Nắp hộp có 4 lỗ 4 góc xung quanh để dễ dàng gắn vào chân hộp Ubot.
Được thiết kế có 8 chốt ngàm giữ vào mép hộp để cố định nắp hộp và hộp Ubot trong quá trình xếp hộp
4 – PHẪU THUẬT GÂN/CON KÊ CỦA HỘP UBOT
Gân/Con kê là một bộ phận của Hộp Ubot, được bố trí trên mặt hộp, nhiệm vụ chính là để kê thép lớp trên, giúp cho thép ko nằm sát mặt hộp, đảm bảo thép được bao bọc hoàn toàn trong bê tông. Ngoài ra còn có nhiện vụ tăng cường độ cứng cho hộp.
Khi chuyển giao công nghệ Sàn phẳng Ubot – Ubot Beton về Việt Nam thì phiên bản đầu tiên của Hộp Ubot có Gân/Con kê của hộp song song thẳng nhau và chỉ cao 8mm. Trong quá trình đổ bê tông thì nhiều vị trí thép bị lệch ra khỏi Gân/Con kê hoặc bị võng xuống nằm ngay sát mặt hộp
Với hiện tượng trên, Gân/Con kê Hộp Ubot đã được LPC “phẫu thuật” mang lại một diện mạo mới sang – xịn và đầy đủ công năng hơn với với phiên bản cũ
Tăng chiều cao Gân/Con kê từ 8mm lên 12mm để có võng cũng không sát mặt hộp.
Bố trí Gân/Con kê so le nhau trên mặt hộp để thép ko bị ra khỏi con kê.
Tăng chiều cao Gân/Con kê từ 8mm lên 12mm để có võng cũng không sát mặt hộp.
Từ những cải tiến mới, Gân/Con kê của Hộp Ubot được tối ưu công năng sử dụng và được các đơn vị tư vấn Giám sát, đơn vị thi công đánh giá cao trong việc ứng dụng thực tế
5 – BỔ SUNG CHÂN PHỤ – NHƯNG LÀ CHÂN CHÍNH CHO HỘP ĐÔI
Hộp đôi Ubot là phiên bản đặc biệt của giải pháp Hộp định hình tạo rỗng cho sàn bê tông dành cho các công trình vượt nhịp từ 17m đến 20m sử dụng giải pháp sàn phẳng không dầm.
Với cấu tạo hiện tại của Hộp nhựa chon sàn bê tông thông thường hiện nay (Chiều cao 9cm – 13cm – 16cm – 17cm – 20cm – 24cm – 28cm) thì việc sử dụng sẽ không đảm bảo được kết cấu công trình.
Do vậy yêu cầu phải có hộp lớn hơn 28cm, tuy nhiên nếu làm các khuôn quá lớn sẽ khó khăn trong quá trình sản xuất và vận chuyển.
Hộp đôi Ubot ra đời là phương pháp ghép 2 hộp đơn thành hộp đôi có chiều cao từ 28cm đến 34cm phù hợp với các công trình yêu cầu nhịp lớn. Vì vậy cần có chân rời để gắn vào mặt trên của hộp đơn tạo thành chân chính Chân phụ được cấu tạo là hình côn và có kích thước dài 6 – 9cm; có 8 cái lỗ nhỏ để gắn vào chốt trên mặt hộp tạo sự cố định
6 – 4 CHÂN CHÍNH CỦA HỘP UBOT CÓ NHIỀU CHỨC NĂNG QUAN TRỌNG BAO GỒM CẢ LÀM TĂNG VIỆC CHỊU LỬA TRONG HỎA HOẠN
Những vụ hỏa hoạn xảy ra là những rủi ro không mong muốn, tuy nhiên nếu CDT lựa chọn thêm các loại vật liệu xây dựng có thể giảm khả năng chống cháy sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ hỏa hoản – làm giảm quán trình lan truyền lửa cũng như giúp phần bảo vệ tính mạng và tài sản của gia chủ.
Đây cũng là điều mà nhiều CDT – đơn vị tư vấn thiết kế quan tâm trong thời gian gần đây.
Thực tế khi sử dụng sàn phẳng Ubot sẽ có những ưu điểm liên quan tới PCCC như sau:
Sàn Ubot có chiều dày sàn lớn hơn sàn truyền thống. Do vậy, khi xảy ra hỏa hoạn giúp giảm ảnh hưởng của nhiệt độ tới các sàn xung quanh. Giúp tạo điều kiện và thời gian thuận lợi cho việc cứu hộ, cứu nạn hay di tải khỏi đám cháy
Chân hộp Ubot ngoài tác dụng làm định vị chiều dày của bê tông lớp tưới từ 5cm – 9cm. Khi xảy ra cháy tại 4 đỉnh chân của hộp Ubot sẽ hóa lỏng trước (Do chiều dày tại các vị trí chân chỉ khoảng 5mm) tạo thành 4 van giảm áp để thoát khí, khí nóng sẽ được xì qua 4 chân van này do đó không gây nổ cục vộ, phá vỡ kết cấu sàn
Do sàn phẳng, không có dầm cao, nên khi xảy ra cháy việc thoát khí nóng ra bên ngoài sẽ nhanh chóng, dễ dàng hơn với thiết kế dầm sàn truyền thống
Bên cạnh đó, Chân hình côn để khi đặt hộp lên mặt cốp pha và đổ bê tông thì khi đầm chân hộp sẽ có chiều hướng được đẩy lên trên vài mm do vậy không nhìn thấy chân hộp khi tháo cốp pha sàn.
Rất nhiều công trình, khách hàng sử dụng giải pháp sàn phẳng Ubot nhưng dùng trần thô mộc chứ không cần phải sử dụng đến trần giả hay trần thạch cao
7 – THANH NỐI UBOT CÓ CẤU TẠO ĐẶC BIỆT
Để tránh việc xô lệch, không đều, không thẳng, đẩy nổi hộp, bung liên kết thì THANH NỐI hộp Ubot đã có những cấu tạo đặc biệt để làm tròn nhiệm vụ của mình là KẾT NỐI (liên kết các hộp Ubot lại với nhau)
Đầu ngắn của Thanh nối có 2 lỗ hình chữ thập để định vị vào hộp thứ nhất.
Đầu dài có 7 lỗ và có các con số 10 12 14 16 18 20 để tạo ra khoảng cách các khe hộp theo tính toán của kỹ sư kết cấu
Trên mặt hộp được khoét lõm có 4 gờ hãm chống bung, trượt và 2 chốt hình chữ thập. ️2 lỗ trên thanh nối được xập vào 2 chốt hình chữ thập trên mặt hộp có tác dụng chống xoay và chống bung khi bơm bê tông vào Thanh nối hoặc khi 1 trong 2 hộp có dịch chuyển.
Với cấu tạo đặc biệt của 2 chốt chữ thập trên mặt hộp và các lỗ chữ thập trên Thanh nối thì luôn giữ được các hộp đảm bảo khoảng cách thiết kế; luôn thẳng hàng và tạo thành hệ lưới hộp vững chắc và ổn định trong quá trình đi lại và thi công.
8 – HỘP UBOT GÂN GUỐC NHƯ MA TRẬN
Với Hộp nhựa Ubot – Uboot Beton thì gân lồi và lõm đều nhằm mục đích tạo ra hệ xương chịu lực và truyền tải trọng đều lên các chân hộp trong quá trình đi lại và thi công.
Hệ gân càng dày càng chắc thì mặt hộp càng mỏng và giảm được khối lượng nguyên liệu của hộp nhựa.
Các gân này cần cao và liên kết giữa gân và thành hộp phải vát lên để tránh liên kết có kết thúc cục bộ dễ gây rạn vỡ tại vị trí liên kết này.
Hộp mỏng khối lượng hộp nhẹ hơn nhưng rủi do khi có lô nhựa tái chế giòn. Do vậy trong quá trình lựa chọn hạt nhựa tái chế cũng cần có sự lựa chọn kỹ lưỡng. Thường thì quá trình chọn nhựa tái chế chỉ có đơn vị cung cấp mới hiểu quy trình này. Do vậy, CDT hãy lựa chọn các đơn vị cung cấp giải pháp uy tín, có kinh nghiệm để đảm bảo tối ưu kết cấu, hiệu quả và chi phí cho công trình.
Sau 12 năm được chuyển giao về Việt Nam thì Sàn phẳng Ubot – Uboot beton đã đượcc cải tiến rõ rệt về cấu tạo và công năng sử dụng, phù hợp với tất cả các loại hình công trình ở Việt Nam, đưa giải pháp Sàn phẳng không dầm lên một tầm cao mới và là một trong những lựa chọn hàng đầu của nhiều đơn vị Tư vấn thiết kế – Chủ đầu tư hoặc các đơn vị tổng thầu thi công.
Tính đơn giản: Đơn giản hơn nhiều trong thiết kế, trong thi công
Tính đại chúng: Công trình nào, loại hình nào, ở đâu cũng đều dùng được kể cẩ các ngõ ghách, hay sâu xa, vùng cao hay đảo.
Tính bền vững: Là vật liệu tái chế thân thiện và bền vững với môi trường..
Tính kinh tế và hiệu quả: Giải pháp đem lại hiệu quả cao về kinh tế, về tiến độ,
Tính mới: Cách âm và cách nhiệt tốt hơn
Đến nay thì Sàn phẳng Ubot – Uboot Beton được khẳng định và dần đi sâu vào tiềm thức của các đơn vị thiết kế, thi công và Chủ đầu tư. Được đón nhận ở mọi nơi từ Trung ương tới địa phương LPC hy được liên kết và hợp tác với các đơn vị trên cả nước với mong muốn đem giải pháp Sàn phẳng Ubot trở thành giải pháp phổ biến – được ứng dụng rộng rãi hơn nữa trong cộng đồng xây dựng và mang lại giá trị hơn cho cộng đồng.
Tiếp nối trong bài viết Serie chủ đề về nền móng (Phần 1) ở bài trước, trong bài viết này hãy cùng LPC tìm hiểu tiếp phần 2 nhé!
5. Tìm hiểu về cọc khoan nhồi
Cọc khoan nhồi là một loại móng sâu ứng dụng trong xây dựng khoảng hơn 10 năm trở lại đây. Với đường kính đa dạng từ 30 – 300 cm, chia ra nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau phù hợp với từng công trình.
Điểm nổi bật là cọc được tạo nên bằng phương pháp khoan hiện đại, giúp người thi công dễ dàng điều chỉnh hạ độ sâu rất lớn và đường kính rộng. Phương án dùng cọc này hiện nay khá phổ biến, nhất là trong những công trình cao tầng, những công trình cần độ chịu tải lớn,…
Quy trình thi công cọc khoan nhồi:
Đầu tiên là tiến hành khoan lỗ: công việc đòi hỏi sự chính xác, không được phép sai lệch gây ảnh hưởng đến công trình.
Tiếp theo, cần làm sạch hố khoan: khi khoan sẽ không tránh khói việc làm rơi đất đá và những vật liệu không đảm bảo rơi xuống hố. Do đó, cần làm sạch trước khi tiến hành đổ bê tông.
Tiếp đến là gia công lắp dựng lồng thép: lồng thép là thiết bị đã được làm sẵn, tiếp hành lắp lồng này đúng vị trí và kỹ thuật.
Sau đó đến thi công cọc: công đoạn này cần được giám sát thật kỹ, đảm bảo đúng quy trình, kỹ thuật và những điều kiện khác liên quan.
Cuối cùng là kiểm tra chất lượng cọc, đập đầu cọc và tiến hành thi công bệ móng. Đến đây, quá trình thi công kết thúc.
Lưu ý, việc giữ vách cho cọc có thể dùng ống vách hạ xuống để khoan lỗ, cho đến khi đổ bê tông thì rút lên, việc này giúp đảm bảo chất lượng cho cọc, tuy nhiên cũng khá khó khăn khi thực hiện.
Ưu nhược điểm của phương pháp cọc khoan nhồi
* Ưu điểm
Có thể thay đổi kích thước hình học của cọc (bao gồm chiều dài và chiều rộng) cho phù hợp với thực trạng đất nền một cách dễ dàng do được đúc ngay tại móng.
Khả năng tận dụng hết khả năng của vật liệu, giảm được số cọc trong móng.
Không gây tiếng ồn khi thi công, đồng thời hạn chế ảnh hưởng tới các công trình lân cận.
Cho phép kiểm tra trực quan địa chất từ mẫu đất đào nên đánh giá chính xác hơn điều kiện của đất.
Có thể sử dụng với những công trình đòi hỏi sức chịu tải lớn.
*Nhược điểm
Cọc trong suốt quá trình thi công đều nằm sâu trong lòng đất, các khuyết tật dễ xảy ra như: hiện tượng co thắt, hẹp cục bộ, bê tông quanh thân cọc bị rửa trôi, rỗ mặt thân cọc do nước mưa,… Khó kiểm soát chất lượng
Đòi hỏi đội thi công phải có chuyên môn.
Phụ thuộc vào thời tiết.
Thi công dễ gây lầy lội ảnh hưởng đến môi trường và hao tổn chi phí thí nghiệm cọc.
Chi phí thi công cọc khá lớn
Thời gian công lâu hơn PP ép cọc
6. Gia cố nền móng bằng cọc cừ tràm
Cừ tràm là một phương pháp gia cố nền đất yếu hay dùng trong dân gian thường chỉ dùng dưới móng chịu tải trọng không lớn trong công trình xây dựng.
Đóng cọc cừ tràm là để nâng cao độ chặt của đất, giảm hệ số rỗng dẫn đến nâng cao sức chịu tải của đất nền. Chỉ được đóng cọc tràm trong đất ngập nước để tràm không bị mục nát, nếu đóng trong đất khô không nước sau đó tràm bị mục nát thì lại phản tác dụng làm nền đất yếu đi.
Theo kinh nghiệm mật độ đóng cừ tràm thường đóng 16-25 cọc/m2, hiện tại chưa thấy lý thuyết tính toán cụ thể nhưng ta có thể làm như sau: trong giai đoạn thiết kế giả sử sau khi đóng cọc tràm nền đất đạt được độ chặt nào đó (thông qua hệ số rỗng) từ đó tính được sức chịu tải đất nền lấy đó làm căn cứ thiết kế móng (hoặc có thể giả sử sức chịu tải đất nền sau khi đóng cọc).
Sau khi đóng cọc xong làm thí nghiệm lại để kiểm tra sức chịu tải của nền đất nếu không khác nhiều so với SCT giả thiết thì không cần sửa thiết kế (thực tế ít có thí nghiệm kiểm tra mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm)
– Biện pháp thi công cọc cừ tràm
* Phạm vi áp dụng:
Cừ tràm được sử dụng để gia cố nền đất cho những công trình có tải trọng truyền xuống không lớn hoặc để gia cố cừ kè vách hố đào.
Cừ tràm được sử dụng ở những vùng đất luôn luôn ẩm ướt, ngập nước. Nếu cọc tràm làm việc trong đất luôn ẩm ướt thì tuổi thọ sẽ khá cao (50-60 năm và lâu hơn). Nếu cừ tràm làm việc trong vùng đất khô ướt thất thường thì cọc rất nhanh bị mục nát.
* Yêu cầu của cừ tràm:
Cừ tràm, thẳng và tươi tuỳ theo công trình chúng ta dùng loại cừ tràm gì hiện nay trên thị trường có nhiêu loại cừ như: cừ tràm gốc 8-10cm, dài 4m, ngọn 3,5cm, cừ tràm gốc 8 -10cm, dài 4,5m, ngọn 3.5cm, cừ tràm gốc 10 – 12 cm, cừ tràm 4m, ngon 4,5cm (hay gọi cừ tràm loại 1), cừ tràm gốc 10 – 12cm, dài 4,5m, ngọn 4cm…
– Phương pháp hạ cọc cừ tràm:
Hạ cọc bằng thủ công: Dùng vồ gỗ rắn để đóng , để tránh dập nát đầu cọc phải dùng bịt đầu cọc bằng sắt. Cừ tràm đóng xong phải cưa bỏ phần dập nát đầu cọc. Trường hợp nền đất yếu bùng nhùng mà khi đóng cọc bằng vồ cọc bị nẩy lên thì nên hạ cọc bằng phương pháp gia tải, kết hợp rung lắc.
Hạ cọc bằng máy: Có thể dùng gầu máy đào để ép cọc nếu có thể.
Khi thi công trên nền móng gặp lớp cát dày không thể đóng cừ tràm bằng máy đào, thủ công, chúng ta thi công bằng máy đóng cừ rung (biện pháp rung từ từ cừ tràm xuống dần), hiện nay chúng ta thường gặp cát hoặc xà bần san lấp nhiều nên phải đóng cừ tràm bằng máy rung.
Sơ đồ thi công cừ tràm: Cừ tràm được đóng nền thì tiến hành đóng từ ngoài vào. Nếu là dải cọc hoặc hàng cọc thì đóng theo hàng tuần tự. Đối với cọc cừ kè vách hố đào thì đóng từ hàng cọc xa mép hố đào nhất trở vào.
Gia cố cừ tràm trên nền móng:
Cọc cừ tràm có thể đóng thủ công hoặc đóng bằng máy.
Cọc cừ tràm chỉ thi công được tại những nơi có mực nước ngầm cao, cừ tràm đóng ngập xuống dưới mực nước ngầm để tránh mối, mọt, kho … gây hỏng cừ tràm trong quá trình sử dụng.
Cừ tràm chỉ sử dụng tại những công trình có yêu cầu không lớn về tải trọng.
Trình tự thi công cừ tràm :
Đóng Cừ tràm theo quy tắc cái đinh ốc, đóng từ vòng ngoài vào trong, từ xa vào gần tim móng.
Cừ tràm lớn đóng trước, Cừ tràm nhỏ đóng sau trong trong cùng một loại móng hoặc từng m2 móng băng.
Cừ tràm xuống phải thẳng, không gãy, dập, cong vênh.
Sau khi đóng xong toàn bộ, cần phủ lên đầu cọc 1 lớp cát vàng dày 10cm rồi tiến hành đổ bê tông lót và thi công phần tiếp theo.
7. Gia cố nền bằng đệm cát
* Phạm vi áp dụng: Về thực chất, đệm cát là giải pháp bóc bỏ lớp đất yếu và thay thế bằng lớp đất mới có khả năng chịu tải lớn hơn. Nên dùng cát to hoặc cát trung để làm đệm. Đệm cát thường sử dụng khi lớp đất yếu ở trạng thái bão hòa nước như sét nhão; cát pha bão hòa nước, sét pha nhão; bùn; than bùn có chiều dày không lớn lắm (nhỏ hơn 3m).
* Những trường hợp sau đây không nên sử dụng đệm cát:
Chiều dày lớp đất thay thế lớn hơn 3m (sẽ khó thi công và không kinh tế)
Mực nước ngầm cao dẫn đến tốn chi phí hạ mực nước ngầm và đệm cát không ổn định
* Tác dụng của đệm cát:
Tăng sức chịu tải của đất nền
Giảm lún móng
Giảm chiều sâu chôn móng từ đó giúp giảm khối lượng vật liệu xây móng
* Những lưu ý khi gia cố nền bằng đệm cát:
Có biện pháp ngăn chặn hiện tượng cát chảy, xói ngầm trong nền do nước ngầm, hoặc hóa lỏng do tác động của tải trọng động
Phải đảm bảo ổn định về cường độ và đảm bảo độ lún của công trình khi dùng đệm cát trong giới hạn cho phép
* Tính toán đệm cát
Kích thước đệm cát được xác định từ điều kiện:
Trong đó: pz,z=hđ – áp lực phụ thêm do tải trọng công trình tại độ sâu z = hđ, (kPa);
pz;z=hđ = (ptc – h) (4.2), trong đó:
– Hệ số phụ thuộc vào m = 2z/b và n = l/b, được tra bảng p
tc – ứng suất tiêu chuẩn trung bình dưới đáy móng. pd,z=h+hđ – áp lực do trọng lượng bản thân của đất tại độ sâu z = h + hđ, (kPa); Rz – cường độ của lớp đất yếu tại cao độ đáy đệm cát. Lúc này bài toán trở về giống như trường hợp thiết kế móng nông trên nền tự nhiên nhưng trong nền có xuất hiện một lớp đất yếu
Kiểm tra độ lún S = S1 + S2 Sgh (4.3) trong đó: S1 – độ lún của đệm cát;
252 S2 – độ lún của các lớp đất nằm dưới đệm cát trong vùng chịu nén; S
gh – độ lún cho phép.
Sơ đồ tính toán đệm cát.
(Góc = 30 – 400 với cát; 40 – 450 với đệm đá)
Trên đây là “serie chủ đề về nền móng” mà LPC đã nêu. Chúng ta đã thấy rằng việc kiểm tra định kỳ nền móng là quan trọng đối với sự ổn định và an toàn của công trình xây dựng. Quy trình này không chỉ giúp phát hiện sớm các vấn đề tiềm ẩn mà còn là chìa khóa để đảm bảo sự bền vững của ngôi nhà.
Nền móng đóng một vai trò quan trọng trong mọi dự án xây dựng. Để có một ngôi nhà đẹp và vững chắc, nền móng cần được xây dựng chắc chắn và an toàn. Để hiểu rõ hơn về nền móng, hãy cùng LPC thảo luận về “serie chủ đề nền móng” trong bài viết dưới đây.
1. Phân loại nền móng
Phân loại nền:
Nền công trình là tầng đất hoặc đá ở phía dưới đáy móng, đóng vai trò quan trọng trong việc chịu đựng tải trọng của toàn bộ công trình. Thiết kế nền công trình được tiến hành sao cho có khả năng chịu đựng lực trọng của nền móng truyền xuống. Phương thức thiết kế thường tuân thủ nguyên tắc tối ưu hóa tản lực để đảm bảo sự ổn định và an toàn của công trình.
Nền được chia thành hai loại:
Nền tự nhiên: là nền đất mà đất ở đáy móng có đủ khả năng chịu tải trọng của công trình. Nền tự nhiên bao gồm các loại nền đất và nền đá.
Nền nhân tạo: khi nền đất không đủ sức tiếp thu tải trọng của công trình do vậy phải dùng những biện pháp gia cường nhằm làm tăng sức chịu tải và làm giảm độ lún của công trình.
Phân loại móng:
Móng công trình là phần cấu trúc ở phía dưới của công trình xây dựng, liên kết với các yếu tố chịu lực ở phía trên như cột, tường, và các thành phần khác. Nhiệm vụ chính của móng là chịu đựng khối lượng của công trình và phân tán nó xuống nền.
Để đảm bảo sự ổn định, mặt tiếp xúc giữa đáy móng và nền phải là một mặt phẳng hoàn toàn ngang, không có độ dốc, dù là nhỏ nhất. Phần mặt này được gọi là đáy móng. Chiều sâu từ phần đáy móng đến phần đất tự nhiên được gọi là chiều sâu chôn móng.
Có thể phân loại móng theo nhiều cách khác nhau:
Theo vật liệu làm móng: móng gạch đá, móng bê tông, bê tông cốt thép.
Theo đặc điểm làm việc của móng: đối với móng nông, có thể phân chia thành móng cứng, móng mềm; đối với móng cọc, phân chia thành móng cọc đài cao, đài thấp.
Theo công nghệ thi công móng: móng lắp ghép, móng đổ tại chỗ, móng bán lắp ghép.
Theo chiều sâu đặt móng: móng nông, móng sâu.
2. Phân loại các loại móng nông
Móng đơn (hay còn gọi là móng cọc)
Móng đơn được áp dụng trong trường hợp đất nền có sức chịu tải tốt, tải trọng chân cột không quá lớn, thường dùng cho các công trình cấp 4 (1-2 tầng), (không nên sử dụng móng đơn trên nền đất xấu, nhiều bùn hay không ổn định.
Ưu điểm lớn nhất của móng đơn là tiết kiệm chi phí thi công làm móng. Móng đơn cũng được dùng cho cột nhà công nghiệp, mố trụ cầu nhỏ, dưới trụ đỡ dầm tường,…
Móng bè
Móng bè là loại móng mềm, chiếm toàn bộ diện tích nền nhà. Móng bè thích hợp với các công trình có địa chất tốt và các lớp địa tầng có chiều dày lớn, ổn định. Khi việc mở rộng cánh móng của móng băng không hiệu quả, thì móng bè là phương án được tính đến.
Móng bè thuộc loại móng nông nên phù hợp với các công trình có tải trọng nhỏ và chiều cao thấp. Tốt nhất sử dụng móng bè cho các khu vực có mật độ xây dựng thấp, ít chịu tác động của các công trình lân cận. Khi mực nước ngầm cao, để chống thấm cho tầng hầm, ta có thể dùng móng bè. Móng bè có thể làm bản phẳng hay bản sườn.
Móng băng
Móng băng chủ yếu được sử dụng cho các công trình có quy mô vừa, thấp tầng (3-5 tầng) và có lớp đất nền tốt (không nên sử dụng móng băng trên nền đất xấu, nhiều bùn hay không ổn định). Trong trường hợp khi sử dụng móng đơn kích thước quá lớn thì móng băng là sự lựa chọn cần thiết.
Ưu điểm của móng băng có tác dụng làm giảm áp lực đáy móng; giúp cho việc truyền tải trọng lượng của công trình xuống phía dưới được đều hơn.
Móng cọc là loại móng có hình trụ dài và sử dụng các vật liệu như bê tông và cọc cừ tràm được ép xuống đất để truyền tải trọng công trình xuống các lớp đất tốt hơn bên dưới. giúp cho việc giữ ổn định các cấu trúc được xây dựng phía trên nó. Thành phần của móng sẽ bao gồm 2 phần đó là đài cọc và một hoặc một nhóm cọc.
Móng cọc được sử dụng khi nền đất dưới đáy móng quá yếu, không đủ sức tiếp thu tải trọng công trình. Lúc này cọc sẽ truyền tải trọng từ đáy móng xuống các lớp đất tốt hơn ở bên dưới.
Móng cọc là một trong những loại móng được sử dụng rất rộng rãi do có nhiều ưu điểm so với những loại móng khác như: khả năng chịu tải cao; tiết kiệm vật liệu xây dựng; giảm khối lượng thi công công tác đất, có thể áp dụng cơ giới và các công nghệ tiên tiến để thi công…
Hiện tại móng được chia thành 2 loại chính sau:
Móng đài thấp: là móng có đài cọc nằm dưới mặt đất, được đặt sao cho lực ngang của móng cân bằng với áp lực của đất theo độ sâu đặt móng tối thiểu nhất. Có khả năng chịu hoàn toàn lực nén.
Móng đài cao: là móng có đài cọc nằm cao hơn mặt đất, chiều sâu của móng nhỏ hơn chiều cao của cọc. Nó có thể chịu tải trọng uốn nén.
4. Tìm hiểu về cọc ép
Ép cọc bê tông là quá trình dùng lực nén các cọc bê tông được đúc sẵn xuống nền đất sâu tại các vị trí nhất định theo thiết kế. Làm tăng khả năng chịu lực cho móng, nhằm mục đích chống sụt lún, đảm bảo kết cấu vững chắc cho công trình.
Cọc bê tông là sự kết hợp giữa bê tông và cốt thép được đúc thành các cọc có chiều dài và tiết diện nhất định. Cọc bê tông cốt thép hiện có 2 loại phổ biến là cọc tròn ly tâm và cọc vuông cốt thép.
Kích thước cọc: đó là các thông tin về chiều dài, tiết diện hay đường kính của cọc.
Chiều sâu cọc: là chiều dài cọc âm dưới lòng đất khi ép.
P: Sức chịu tải của cọc là lực ép của cọc theo yêu cầu thiết kế.
Pmin: Lực ép nhỏ nhất, đảm bảo đưa cọc xuyên qua các lớp đất tới chiều sâu đủ chịu tải [P] theo thiết kế. Thường thấy Pmin = (1,5-2)[P] < PVL
Pmax: Lực ép lớn nhất, không được vượt quá khi ép cọc. Ý nghĩa để đảm bảo an toàn, không bị vỡ cọc do lực ép. Pmax = (2-3)[P] < PVL
PVL : là sức chịu tải theo vật liệu cọc.
Lmin: Chiều sâu cọc nhỏ nhất dựa trên tính toán dự báo sức chịu tải cọc theo đất nền.
Các phương pháp ép cọc bê tông:
Có 2 hình thức ép cọc là ép neo và ép tải:
Cọc ép neo
Cọc ép tải
Cọc ép neo
Cọc ép tải
Ưu nhược điểm của cọc ép:
* Ưu điểm:
– Tiết kiệm chi phí
– Dễ dàng kiểm soát chất lượng cọc
– Tiến độ thi công nhanh
* Nhược điểm:
– Chiều sâu thi công chỉ đạt mức trung bình
– Không thi công công được với những cọc đòi hỏi sức chịu tải quá lớn
– Không thi công được ở những địa hình chật hẹp
– Không tận dụng hết sức chịu tải của vật liệu
Phần 1 của “Serie nền móng” sẽ tạm thời dừng ở đây. Hãy cùng đón chờ phần 2 trong chuối serie này được LPC hé mở trong bài sau nhé!
Vào ngày 1/12/2023, Hội Kiến trúc sư Hà Nội đã tổ chức buổi Tọa đàm với tên gọi “Quy hoạch, kiến trúc Nhà ở xã hội – Hiện tại và Tương lai”.
Tại Tọa đàm, nhiều chuyên gia đã lần lượt thảo luận về các khía cạnh liên quan đến nhà ở xã hội như: kiến trúc nhà ở xã hội, quy hoạch phát triển nhà ở xã hội, giải pháp khắc phục chênh lệch giữa nhà ở thương mại và nhà ở xã hội cũng như giải pháp nâng cao chất lượng nhà ở xã hội.
Thông qua 04 bài tham luận chính:
“Kiến trúc Nhà ở xã hội trong Kế hoạch phát triển Nhà ở của Hà Nội”;
“Quy hoạch phát triển nhà ở xã hội Hà Nội”;
“Nhà ở xã hội và Nhà ở thu nhập thấp – Hành trình tương phản và gắn kết quốc tế và Việt Nam”
“Kinh nghiệm thiết kế Nhà ở xã hội – Góc nhìn từ đơn vị tư vấn thiết kế”
Tọa đàm đã cung cấp cho các kiến trúc sư những kiến thức, thông tin tổng thể về kế hoạch, kinh nghiệm thiết kế nhà ở xã hội tại một số đô thị của Việt Nam và thế giới.
Hãy cùng LPC tìm hiểu rõ hơn về những định hướng nâng cao chất lượng nhà ở xã hội hiện tại và tương lai đã được bàn luận trong tọa đàm nhé!
1. Những quy định về sự phát triển của nhà ở xã hội
Theo “Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2030”, nhà xã hội sẽ phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở, chuẩn bị đầu tư 1 – 2 khu nhà độc lập và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2 – 3 khu.
Tỷ lệ nhà xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.
Yêu cầu phát triển nhà xã hội giai đoạn 2025 – 2030 cũng tuân thủ chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và thành phố, kết hợp phát triển nhà ở với cải tiến quy hoạch và kiểm soát chặt chẽ.
Để đạt được mục tiêu và yêu cầu phát triển nhà xã hội, chính sách cần cập nhật kế hoạch phát triển nhà ở theo tình hình kinh tế – xã hội, xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý danh mục dự án nhà xã hội.
Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư và nâng cao năng lực của chủ đầu tư, bố trí đất hiệu quả cho phát triển nhà ở và khu công nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, sử dụng hiệu quả nguồn tiền từ quỹ đất và dự án đầu tư để xây dựng nhà ở xã hội, khai thác nguồn lực đất đai để phát triển nhà ở xã hội cho thuê.
Đặc biệt, cần bố trí nguồn vốn từ ngân sách và các nguồn nguồn khác để phát triển nhà ở cho các đối tượng chính sách và chương trình mục tiêu quốc gia, tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về thuế.
2. Những định hướng nâng cao chất lượng nhà ở xã hội hiện tại và tương lai
Cách hiểu và nhận thức về loại hình nhà ở xã hội từ trước đến nay thường vẫn bị “đóng khung” là nhà ở giá rẻ, chất lượng thấp. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà ở xã hội là một phân khúc nhà ở quan trọng trong quá trình phát triển đô thị và an sinh xã hội.
Trung bình quỹ đất dành cho loại hình nhà ở này chiếm khoảng 20% quỹ đất nhà ở đô thị nên có tác động lớn đến bộ mặt Kiến trúc – Quy hoạch.
Để một dự án nhà xã hội đảm bảo chất lượng cần dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa ba “nhà”: Nhà nước – nhà đầu tư – nhà tư vấn. Trong đó, đơn vị tư vấn đóng vai trò trung gian, hỗ trợ, tìm giải pháp phù hợp giúp nhà đầu tư thực hiện phát triển dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ tốt nhất, chi phí phù hợp với giá bán đặt ra mà vẫn đảm bảo được các chính sách phát triển nhà ở xã hội.
Thiết kế nhà xã hội không chênh lệch so với nhà ở thương mại. Người làm quy hoạch cần các cơ chế, chính sách đồng bộ. Ngoài ra, các tổ chức hoạt động nghề nghiệp cũng cần đưa ra các kiến nghị, giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này.
Nhà xã hội sẽ không còn là những khối bê tông “hộp diêm” mà trở thành những công trình áp dụng các tiêu chuẩn xanh, tiết kiệm năng lượng. Do đó, cần chọn lọc, áp dụng các chính sách phát triển nhà ở xã hội phù hợp với điều kiện để đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội cho người dân và dù với mô hình nào thì điều quan trọng là kiến tạo giá trị phải quan trọng hơn lợi ích kinh tế.
Trên đây là những thông tin tổng hợp của LPC về chủ đề định hướng nâng cao chất lượng nhà ở xã hội hiện tại và tương lai tại tọa đàm “Quy hoạch, kiến trúc Nhà ở xã hội – Hiện tại và Tương lai” của Hội Kiến trúc sư Hà Nội. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc!
Theo TCVN 5574-2018, hệ số uốn dọc η là một tham số trong tính toán kết cấu của cột BTCT chịu nén lệch tâm. Hệ số này kể đến ảnh hưởng của uốn dọc đến độ lệch tâm của lực dọc eo khi tính toán kết cấu theo sơ đồ không biến dạng.
Tuy nhiên, để xác định hệ số uốn dọc η, cần phải biết các thông số đầu vào như nội lực tính toán, kích thước cấu kiện, độ cứng của cấu kiện BTCT ở trạng thái giới hạn về độ bền, mô đun đàn hồi của bê tông và cốt thép, mô men đối với trọng tâm của thanh thép chịu kéo nhiều nhất hoặc chịu nén ít nhất, độ lệch tâm ban đầu của lực dọc, chiều cao tiết diện cấu kiện, bán kính quán tính của tiết diện ngang của cấu kiện đối với trọng tâm tiết diện, và giá trị độ lệch tâm tương đối của lực dọc.
Trong bài viết dưới đây, LPC sẽ hướng dẫn bạn đọc cách xác định hệ số uốn dọc η của cấu kiện Cột BTCT chịu nén lệch tâm theo TCVN 5574-2018.
1. Dữ liệu về thông số đầu vào của hệ số uốn dọc η
1.1. Nội lực tính toán:
– M, N: nội lực do tác dụng của toàn bộ tải trọng (tĩnh tải + hoạt tải toàn phần + tải trọng đặc biệt). TCVN 2737-2023.
– Mdh, Ndh: nội lực do tác dụng của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn (tĩnh tải + hoạt tải dài hạn). TCVN 2737-2023.
1.2. Kích thước cấu kiện:
– L: chiều dài cấu kiện hoặc khoảng cách giữa các tiết diện của nó được liên kết chặn chuyển vị
– Lo: chiều dài tính toán của cấu kiện, xác định theo 8.1.2.4.4
– Tiết diện chữ nhật (bxh), tiết diện tròn (D), tiết diện vành khuyên (D1, D2)
2. Tính toán hộ số uốn dọc η
2.1. Điều kiện áp dụng công thức tính toán hệ số uốn dọc η
– 8.1.2.1.2. Cho phép tính toán kết cấu theo sơ đồ không biến dạng, nhưng kể đến ảnh hưởng của uốn dọc cấu kiện đến độ bền của chúng khi độ mảnh Lo/i> 14, bằng cách nhân độ lệch tâm ban đầu eo với hệ số uốn dọc –
Trong đó:
• eo: độ lệch tâm ban đầu của lực dọc, xác định theo 8.1.2.2.4
• Với cấu kiện siêu tĩnh: eo = max (e1, ea)
• Với cấu kiện tĩnh định: eo = e1 + ea
e1 : độ lệch tâm tĩnh định. e1 = M/N
• ea : độ lệch tâm ngẫu nhiên. ea = min(L/600, h/30, 10mm)
• h : chiều cao tiết diện cấu kiện (tùy tính theo phương nào). Thay h bằng D, D1 đối với tiết diện tròn và vành khuyên.
• I : bán kính quán tính của tiết diện ngang của cấu kiện đối với trọng tâm tiết diện.
2.2. Tính toán hệ số uốn dọc η
8.1.2.4.2. Giá trị hệ số uốn dọc η khi tính toán kết cấu theo sơ đồ không biến dạng được xác định theo công thức:
Công thức tính giá trị hệ số uốn dọc η
Trong đó:
Ncr: lực tới hạn quy ước, được xác định theo công thức:
• D: độ cứng của cấu kiện BTCT ở trạng thái giới hạn về độ bền, xác định theo các chỉ dẫn về tính toán biến dạng. Cho phép xác định giá trị D theo công thức:
Eb, Es: lần lượt là mô đun đàn hồi của bê tông và cốt thép
: hệ số kể đến ảnh hưởng của thời hạn tác dụng của tải trọng
• ML: mô men đối với trọng tâm của thanh thép chịu kéo nhiều nhất hoặc chịu nén ít nhất (khi toàn bộ tiết diện chịu nén) do tác dụng của toàn bộ tải trọng.
• ML = M + N.a
• ML1: mô men đối với trọng tâm của thanh thép chịu kéo nhiều nhất hoặc chịu nén ít nhất (khi toàn bộ tiết diện chịu nén) do tác dụng của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn
• ML1 = Mdh + Ndh.a
• : giá trị độ lệch tâm tương đối của lực dọc. (0.15 ≤ = eo/h = 1.5).
• Ib, Is: lần lượt là mô men quán tính của diện tích tiết diện của bê tông và của toàn bộ cốt thép dọc đối với trọng tâm tiết diện ngang của cấu kiện.
Sơ đồ xác định giá trị của ML , ML1
c. Xác định Ib
+ Đối với tiết diện chữ nhật
• tính theo cạnh b: Ib = h.b3/12 • tính theo cạnh h: Ib = b.h3/12
+ Đối với tiết diện tròn:
• lb = π.D
= π.D4/64
+ Đối với tiết diện vành khuyên:
• lb =π.(D14 – D24)/64
d. Xác định Is
Ở đây sử dụng công thức tính mô men quán tính khi chuyển trục song song (mô men quán tính của cốt thép đối với trục song song – là trục đi qua trọng tâm tiết diện ngang của cấu kiện cột BTCT).
Gọi Asi, Isi lần lượt là diện tích và mô men quán tính của tiết diện cốt thép thứ i. Ta có mô men quán tính của toàn bộ cốt thép so với trọng tâm tiết diện ngang của cấu kiện lần lượt theo phương X và Y là:
• Isx,i = Isi + a2.Asi Isy,i = Isi + b2.Asi
• Isx = Σlsx,i
• Isy = Elsy,i
Trên đây là những chia sẻ của LPC về cách xác định hệ số uốn dọc η của cấu kiện Cột BTCT chịu nén lệch tâm theo TCVN 5574-2018. Hy vọng thông tin được đề cập trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc khi muốn tìm hiểu về hệ số uốn dọc η!
Trong những năm gần đây, xu hướng xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ đã trở nên phổ biến và dành được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp cũng như chủ đầu tư.
Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn còn những hoài nghi về chất lượng cũng như có ít kinh nghiệm và hiểu biết về nhà loại nhà lắp ghép này. Tại bài viết dưới đây, LPC sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về chủ đề xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ – một xu hướng hot trong xây dựng tương lai.
1. Xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ là gì?
Nhà bê tông lắp ghép (nhà lắp ghép bê tông nhẹ) là kiểu nhà được xây dựng từ hệ thống khung thép cứng cáp, kết hợp với nền móng, tường, sàn được làm từ vật liệu bê tông nhẹ.
Xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ
Xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ là cách xây dựng nhà bằng cách ghép nối các miếng panel bê tông nhẹ đúc sẵn vào phần khung dầm cột chịu lực của nhà được làm từ bê tông cốt thép hoặc khung thép. Phần tường ngoài, vách trong, sàn và mái của nhà được làm từ các tấm bê tông nhẹ có kích thước to, được thi công liên kết với nhau tạo thành công trình vững chắc.
Kiểu nhà này thường được ứng dụng để làm nhà cấp 4, nhà gác lửng, nhà ống, nhà container, nhà khung thép, nhà tiền chế, nhà hàng, homestay và nhiều loại công trình khác. Điều này đặc biệt phù hợp cho các dự án xây dựng có yêu cầu về thời gian thi công nhanh chóng và tối ưu hóa chi phí.
2. Có nên xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ hay không?
Có nên xây nhà bằng bê tông nhẹ hay không là một thắc mắc được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Và câu trả lời của LPC là Có.
Hình ảnh các kỹ sư đang xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ
Bởi lẽ, nhà được lắp ghép từ bê tông nhẹ là một loại kiến trúc bền vững với nhiều ưu điểm nổi bật như:
– Trọng lượng nhẹ của vật liệu giúp việc vận chuyển và thi công dễ dàng hơn, từ đó giảm thiểu thời gian và chi phí đáng kể.
– Với khả năng chống nóng, chống ẩm và cách âm tốt, ngôi nhà lắp ghép từ bê tông siêu nhẹ hứa hẹn đáp ứng đủ nhu cầu của hầu hết hộ gia đình.
Không chỉ tối ưu hóa không gian sống, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống tiện nghi và thoải mái của mọi gia đình. Vì vậy, ngày càng nhiều người lựa chọn nhà lắp ghép bê tông nhẹ như một giải pháp hiện đại và tiên tiến trong xây dựng.
3. Các ưu điểm khi xây dựng nhà lắp ghép bê tông nhẹ
Ưu điểm của việc xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ bao gồm:
– Trọng lượng nhẹ: Bê tông siêu nhẹ và tấm bê tông siêu nhẹ có trọng lượng chỉ bằng 1/3 đến 1/4 so với gạch nung truyền thống, giúp giảm tải trọng công trình, tiết kiệm chi phí kết cấu móng cột.
– Chống cháy, cách nhiệt: Bê tông siêu nhẹ và tấm bê tông siêu nhẹ có khả năng chống cháy, cách nhiệt tốt, giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác động của nhiệt độ và lửa.
– Chịu lực cao: Bê tông siêu nhẹ và tấm bê tông siêu nhẹ có khả năng chịu lực cao, có thể chịu được trọng tải lớn.
– Dễ thi công lắp đặt: Tấm bê tông siêu nhẹ có kích thước lớn, dễ vận chuyển và thi công lắp đặt, giúp rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm của xây nhà lắp ghép bằng bê tông siêu nhẹ bao gồm:
– Yêu cầu đội ngũ thi công nắm được các kỹ thuật xây dựng chuẩn, chuyên nghiệp.
– Có thể bị thấm nước khi không được thi công đúng kỹ thuật.
Như vậy, nhà bê tông siêu nhẹ là loại nhà có nhiều ưu điểm vượt trội, phù hợp với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý đến ngân sách và yêu cầu về kỹ thuật thi công khi lựa chọn loại nhà này.
Tóm lại, xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ đã không còn xa lạ ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, làm thế nào để hiểu rõ về quy trình cũng như thành phần cấu tạo nên một ngôi nhà lắp ghép với chất lượng tốt thì cần phải xem xét thật kỹ lưỡng để có thể đưa ra lựa chọn một cách phù hợp.
Qua bài viết trên, LPC đã giúp các bạn hiểu tổng quan về xu hướng xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ. Hy vọng thông tin mà LPC truyền tải sẽ đem tới cho các bạn những hiểu biết sơ bộ về ưu điểm của xu hướng xây dựng này trước khi lựa chọn và thi công xây dựng nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ.
Sàn phẳng không dầm cho nhà phố đang trở thành xu hướng thiết kế mới tại Việt Nam. Với thiết kế này, không cần phải sử dụng những dầm cột chiếm diện tích và giảm lượng ánh sáng tự nhiên, từ đó giúp tối ưu không gian sống của gia đình. Không những thế, sàn không dầm cho nhà phố còn giúp tiết kiệm chi phí xây dựng và bảo trì nhà ở trong quá trình sử dụng.
Tuy nhiên, nhiều người còn e ngại về việc có nên sử dụng sàn phẳng không dầm cho nhà phố hay không. Hãy cùng LPC làm rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!
1. Những điều cần biết về sàn phẳng không dầm
Hiện nay, sàn phẳng sàn hộp rỗng đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Bởi lẽ, so với sàn bê tông cốt thép truyền thống, sàn phẳng không dầm có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.
Sàn phẳng hộp rỗng là một trong những loại sàn có giá thành khá rẻ và thân thiện với môi trường. Vì vậy, có nên sử dụng sàn phẳng không dầm cho nhà phố hiện nay hay không? Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại công nghệ này nhé!
Sàn phẳng, sàn hộp không dầm là loại sàn được sản xuất dựa trên phương pháp tạo rỗng bằng các hộp nhựa có hình dạng khối hộp rỗng bên trong.
Loại sàn này được tạo ra bởi hãng Daliform của Ý và nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay. Các hộp nhựa rỗng được xếp song song và liên kết với nhau chắc chắn bằng thanh nối tạo thành hệ kết cấu dầm chữ I đan xen vuông góc trên toàn bộ diện tích sàn.
Cấu tạo
Hộp nhựa rỗng được làm từ chất liệu nhựa polypropylene tái sinh và tạo ra các loại sàn khác nhau như: sàn rỗng, sàn phẳng hay vượt nhịp lớn. Có 2 dạng hộp phổ biến hiện nay là hộp đơn và hộp đôi. Giữa các hộp được liên kết bởi các thanh nối tạo thành 2 phương vuông góc với nhau.
Ứng dụng của sàn phẳng sàn hộp rỗng được sử dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp và chịu được trọng tải lớn. Các đơn vị sản xuất có thể tùy chỉnh các thông số kỹ thuật khi cần thiết và trong mọi trường hợp sao cho phù hợp với các yêu cầu của công trình.
Do đó, sử dụng sàn phẳng sàn hộp rỗng trong xây dựng nhà cửa vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa tiết kiệm vật liệu cho công trình.
2. Có nên sử dụng sàn phẳng không dầm cho nhà phố?
Có nên áp dụng phương pháp sàn phẳng không dầm cho nhà phố hay không là câu hỏi được các chủ đầu tư vô cùng quan tâm. Bởi lẽ, nhà phố, nhà chia lô thường có bề rộng mặt tiền không được lớn, thường giao động từ 4-6m. Trong khi sàn phẳng không dầm thường được sử dụng cho các nhịp lớn hơn như từ 7-15m.
Tuy nhiên, khác với lo lắng đó, câu trả lời của LPC đó là là HOÀN TOÀN CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC sàn phẳng không dầm cho nhà phố.
Các lý do đưa ra bởi các kỹ sư của LPC lần lượt là:
– Sàn phẳng không dầm cho nhà phố có tác dụng cách âm cách nhiệt rất tốt, dù là công trình nhịp lớn hay nhịp bé.
– Sàn phẳng không dầm cho nhà phố giúp tổng chiều cao dầm sàn so với phương pháp truyền thống, giúp tăng chiều cao thông thủy, giảm chiều cao tầng, giải quyết vấn đề thường gặp khi xin phép xây dựng trong trường hợp khu vực xây dựng bị khống chế chiều cao tổng thể công trình.
– Sàn phẳng không dầm cho nhà phố giúp cho việc ngăn chia phòng, thay đổi công năng trong tương lai linh hoạt hơn, vì có thể thay đổi vị trí tường ngăn linh hoạt do có thể xây tường ở bất cứ vị trí nào trên sàn mà không cần quan đến vị trí dầm bên dưới.
– Sàn phẳng không dầm giúp thoát nhiệt, ra bên ngoài nhanh chóng hơn sàn truyền thống khi có vấn đề hỏa hoạn xảy ra do không khí không bị kẹt lại trong các khoang dầm như sàn truyền thống.
– Sàn phẳng không dầm đảm bảo điều kiện phòng cháy theo tiêu chuẩn chịu lửa REI 180
– Rút ngắn thời gian thi công cốp pha và sắt thép.
– Về chi phí xây dựng thông thường đối với nhà phố thì giải pháp với sàn phẳng không dầm và phương pháp truyền thống gần như bằng nhau.
Thi công sàn phẳng không dầm rất đơn giản, nhanh gọn giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực. Do đó, kết hợp với các lý do được LPC đưa ra, có thể khẳng định, sàn phẳng không dầm cho nhà phố là hoàn toàn phù hợp.
Khi giàn giáo trở thành “tội phạm” hiểm họa gây sập sàn lúc đổ bê tông.
Trong lĩnh vực xây dựng, việc sử dụng giàn giáo là một phần không thể thiếu để đảm bảo an toàn cho công nhân và quá trình thi công. Tuy nhiên, không ít vụ tai nạn đã xảy ra khi sàn đang trong quá trình đổ bê tông. Bài viết này hãy cùng LPC tìm hiểu về giàn giáo và nguyên nhân gây sập sàn lúc đổ bê tông để từ đó nâng cao hiểu biết của chúng ta về an toàn trong ngành xây dựng.
Giàn giáo là gì?
Giàn giáo, một thiết bị chuyên dụng được sử dụng rộng rãi trong các dự án xây dựng, được thiết kế với một cấu trúc vững chắc, bao gồm 4 chân, 2 chéo và mâm thao tác, được kết nối với nhau thông qua các vít. Ngoài ra, dàn giáo còn là một hệ thống chống đỡ được xây dựng với khung cứng, có nhiệm vụ đảm bảo vị trí ổn định của ván khuôn ở một độ cao cố định.
Hệ thống này không chỉ giúp giảm tất cả các tải trọng tác động lên nó mà còn truyền chúng qua các cây chống xuống nền đất hoặc kết nối với các phần công trình hiện có, tạo ra một sự đồng nhất và an toàn trong quá trình xây dựng.
Giàn giáo xây dựng là gì?
Giàn giáo xây dựng là một hệ thống được sử dụng để hỗ trợ và chống đỡ coppha sàn bê tông, nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình thi công xây dựng. Được thiết kế với nhiều loại khác nhau nhằm tối ưu hóa tính an toàn và giảm chi phí cho từng công việc cụ thể.
Ngày nay, đã xuất hiện nhiều loại được sáng chế để đáp ứng đặc tính công việc cụ thể. Ví dụ, dàn giáo pal (giàn giáo coma) được đặc chế để chống đỡ dầm cầu đường với khả năng chịu tải trọng lớn. Giàn giáo khung được chuyên dụng để bảo vệ và lắp đặt trong nhà xưởng, xí nghiệp. Còn có các loại như giàn giáo nêm và giàn giáo ringlock, được thiết kế đặc biệt để chống đỡ sàn coppha sàn.
· Nguyên nhân đầu tiên gây sập sàn lúc đổ bê tông là do cốp pha, giáo chống, chân kích, và xà gồ không đảm bảo kỹ thuật. Chiều dày ván khuôn thường mỏng, giáo chống và thép hộp có thể đã trở nên cũ kỹ, hư hỏng, và không đủ khả năng chịu lực. Tình trạng này dẫn đến tình trạng sập giàn giáo khi thực hiện công đoạn đổ bê tông.
· Nguyên nhân thứ hai là từ việc chân giàn giáo chống được đặt thẳng trên nền đất yếu, gây sụt lún do diện tích tiếp xúc nhỏ. Khi đổ bê tông, lực tập trung tại vị trí chân giáo trở nên rất lớn, gây sụt lún. Để giảm thiểu vấn đề này, cần phải thực hiện gia cố nền đất hoặc trải ván để tăng diện tích tiếp xúc và đảm bảo khả năng chịu lực.
· Một nguyên nhân khác là do việc không siết chặt đầu bát kích. Điều này có thể dẫn đến sự võng và sập sàn lúc đổ bê tông.
· Trong quá trình thi công, việc giáo được chống trên bề mặt không bằng phẳng và không tuân thủ kỹ thuật là một nguyên nhân khác gây sập giàn giáo. Vì vậy có thể dẫn đến việc giáo trượt và làm ảnh hưởng đến quá trình đổ bê tông.
· Nguyên nhân dẫn đến sập sàn lúc đổ bê tông cuối cùng có thể xuất phát từ việc bố trí chân giáo không đủ mật độ, không đảm bảo khoảng cách chịu lực, và tính toán sai số lượng chân giáo. Chính vì vậy dẫn đến tình trạng lúc đổ bê tông, lực đổ vượt quá khả năng chịu lực của chân giáo, đặc biệt là khi thiếu giằng chéo, gây xô lệch và chuyển vị trong hệ giàn.
Hậu quả của sập sàn lúc đổ bê tông
Sự sập sàn lúc đổ bê tông không chỉ mang lại hậu quả về mặt vật chất mà còn tác động sâu sắc đến nhiều khía cạnh khác nhau của một dự án xây dựng. Trước hết, tác động đáng kể nhất là đối với an toàn của công nhân. Những vụ tai nạn này thường dẫn đến thương tích nặng, thậm chí có thể gây tử vong, tạo ra một bức tranh đen tối đối với đội ngũ lao động và gia đình họ. Hậu quả tâm lý không chỉ là gánh nặng tinh thần cho những người làm việc trực tiếp trong khu vực sự cố mà còn lan tỏa ra toàn bộ đội ngũ xây dựng.
Ngoài ra, sự sập sàn còn ảnh hưởng đến tiến độ của dự án. Việc phải dừng công việc, điều chỉnh kế hoạch làm việc, và thực hiện lại các công đoạn đã hoàn thành đồng nghĩa với việc tăng nguy cơ trễ hạn, gây thiệt hại về chi phí và ảnh hưởng đến cam kết thời gian giao dự án. Sập sàn lúc đổ bê tông không chỉ là một thách thức lớn đối với nhà thầu mà còn tác động xấu đến mối quan hệ với bên mua và đối tác.
Ngoài ra, hậu quả của sự sập sàn lúc đổ bê tông còn tác động đến chất lượng của công trình. Việc phải tháo dỡ và xây dựng lại một phần hoặc toàn bộ sàn bê tông tạo nên rủi ro về việc giảm độ bền và tính ổn định của công trình. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến uy tín của dự án mà còn đặt ra nhiều thách thức trong việc duy trì và bảo dưỡng sau khi công trình hoàn thành.
Để ngăn chặn và giảm thiểu nguy cơ sập sàn lúc đổ bê tông trong quá trình xây dựng, việc thực hiện các biện pháp an toàn và phòng ngừa là hết sức quan trọng. Trước hết, đào tạo chuyên sâu cho người lao động tham gia quá trình lắp đặt giàn giáo là bước quan trọng. Các công nhân cần được hướng dẫn về cách lắp đặt và sử dụng giàn giáo một cách an toàn, đồng thời được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ.
Kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ của giàn giáo là một biện pháp quan trọng để đảm bảo chúng luôn đạt chất lượng và độ bền tốt. Quá trình kiểm tra này không chỉ bao gồm việc đảm bảo tính đúng đắn của cấu trúc giàn giáo mà còn kiểm tra tình trạng của các phụ kiện, ốc vít, và các thành phần liên kết. Bảo dưỡng định kỳ giúp phát hiện sớm các vết nứt, hỏng hóc, từ đó đảm bảo tính an toàn và ổn định của giàn giáo.
An toàn trong quá trình lắp đặt và vận hành là một yếu tố quyết định. Việc đảm bảo rằng giàn giáo được lắp đặt theo đúng quy trình và hướng dẫn của nhà sản xuất là quan trọng để đảm bảo tính chính xác và độ an toàn của toàn bộ hệ thống. Đồng thời, vị trí lắp đặt cần phải có mặt bằng ổn định và thoát nước tốt để tránh tình trạng mất cân bằng và đảm bảo sự ổn định của giàn giáo trong quá trình sử dụng.
Phòng ngừa trong quá trình đổ bê tông là một phần quan trọng của biện pháp an toàn. Xác định trước trọng lượng và áp lực tải trọng của bê tông sẽ giúp tính toán chính xác về tải trọng mà giàn giáo cần chịu đựng. Sử dụng các giải pháp như giàn giáo chống đỡ và khung hỗ trợ đúng cách là quan trọng để giữ cho hệ thống ổn định và khả năng chịu tải trọng cao.
Trong quá trình đổ bê tông, việc sử dụng giàn giáo đóng vai trò quan trọng nhưng đồng thời cũng là điểm yếu khi không được bảo trì và kiểm tra đúng kỹ thuật. Chiều dày ván khuôn, tình trạng giáo chống, và thép hộp cần được duy trì để đảm bảo khả năng chịu lực, từ đó tránh được tình trạng sập sàn khi đổ bê tông. Hãy theo dõi LPC tìm hiểu thêm nhiều thông tin hữu ích khác nữa nhé!