Search

HỆ SỐ UỐN DỌC η CỦA CẤU KIỆN CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP CHỊU NÉN LỆCH TÂM THEO TCVN 5574-2018

Theo TCVN 5574-2018, hệ số uốn dọc η là một tham số trong tính toán kết cấu của cột BTCT chịu nén lệch tâm. Hệ số này kể đến ảnh hưởng của uốn dọc đến độ lệch tâm của lực dọc eo khi tính toán kết cấu theo sơ đồ không biến dạng. 

Tuy nhiên, để xác định hệ số uốn dọc η, cần phải biết các thông số đầu vào như nội lực tính toán, kích thước cấu kiện, độ cứng của cấu kiện BTCT ở trạng thái giới hạn về độ bền, mô đun đàn hồi của bê tông và cốt thép, mô men đối với trọng tâm của thanh thép chịu kéo nhiều nhất hoặc chịu nén ít nhất, độ lệch tâm ban đầu của lực dọc, chiều cao tiết diện cấu kiện, bán kính quán tính của tiết diện ngang của cấu kiện đối với trọng tâm tiết diện, và giá trị độ lệch tâm tương đối của lực dọc.

Trong bài viết dưới đây, LPC sẽ hướng dẫn bạn đọc cách xác định hệ số uốn dọc η của cấu kiện Cột BTCT chịu nén lệch tâm theo TCVN 5574-2018.

1. Dữ liệu về thông số đầu vào của hệ số uốn dọc η

1.1. Nội lực tính toán:

– M, N: nội lực do tác dụng của toàn bộ tải trọng (tĩnh tải + hoạt tải toàn phần + tải trọng đặc biệt). TCVN 2737-2023.

– Mdh, Ndh: nội lực do tác dụng của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn (tĩnh tải + hoạt tải dài hạn). TCVN 2737-2023. 

1.2. Kích thước cấu kiện:

– L: chiều dài cấu kiện hoặc khoảng cách giữa các tiết diện của nó được liên kết chặn chuyển vị

– Lo: chiều dài tính toán của cấu kiện, xác định theo 8.1.2.4.4

– Tiết diện chữ nhật (bxh), tiết diện tròn (D), tiết diện vành khuyên (D1, D2)

2. Tính toán hộ số uốn dọc η

2.1. Điều kiện áp dụng công thức tính toán hệ số uốn dọc η

– 8.1.2.1.2. Cho phép tính toán kết cấu theo sơ đồ không biến dạng, nhưng kể đến ảnh hưởng của uốn dọc cấu kiện đến độ bền của chúng khi độ mảnh Lo/i> 14, bằng cách nhân độ lệch tâm ban đầu eo với hệ số uốn dọc –

Trong đó:

• eo: độ lệch tâm ban đầu của lực dọc, xác định theo 8.1.2.2.4

• Với cấu kiện siêu tĩnh: eo = max (e1, ea)

• Với cấu kiện tĩnh định: eo = e1 + ea

e1 : độ lệch tâm tĩnh định. e1 = M/N

• ea : độ lệch tâm ngẫu nhiên. ea = min(L/600, h/30, 10mm)

• h : chiều cao tiết diện cấu kiện (tùy tính theo phương nào). Thay h bằng D, D1 đối với tiết diện tròn và vành khuyên.

• I : bán kính quán tính của tiết diện ngang của cấu kiện đối với trọng tâm tiết diện.

2.2. Tính toán hệ số uốn dọc η

8.1.2.4.2. Giá trị hệ số uốn dọc η khi tính toán kết cấu theo sơ đồ không biến dạng được xác định theo công thức:

hinh-anh-he-so-uon-doc-η-so-1

Công thức tính giá trị hệ số uốn dọc η

Trong đó:

Ncr: lực tới hạn quy ước, được xác định theo công thức:

• D: độ cứng của cấu kiện BTCT ở trạng thái giới hạn về độ bền, xác định theo các chỉ dẫn về tính toán biến dạng. Cho phép xác định giá trị D theo công thức:

hinh-anh-he-so-uon-doc-η-so-2

Eb, Es: lần lượt là mô đun đàn hồi của bê tông và cốt thép

hinh-anh-he-so-uon-doc-η-so-3
  • : hệ số kể đến ảnh hưởng của thời hạn tác dụng của tải trọng
hinh-anh-he-so-uon-doc-η-so-4

• ML: mô men đối với trọng tâm của thanh thép chịu kéo nhiều nhất hoặc chịu nén ít nhất (khi toàn bộ tiết diện chịu nén) do tác dụng của toàn bộ tải trọng.

• ML = M + N.a

• ML1: mô men đối với trọng tâm của thanh thép chịu kéo nhiều nhất hoặc chịu nén ít nhất (khi toàn bộ tiết diện chịu nén) do tác dụng của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn

• ML1 = Mdh + Ndh.a

: giá trị độ lệch tâm tương đối của lực dọc. (0.15 ≤ = eo/h = 1.5).

• Ib, Is: lần lượt là mô men quán tính của diện tích tiết diện của bê tông và của toàn bộ cốt thép dọc đối với trọng tâm tiết diện ngang của cấu kiện.

hinh-anh-he-so-uon-doc-η-so-5

Sơ đồ xác định giá trị của ML , ML1

c. Xác định Ib

+ Đối với tiết diện chữ nhật

• tính theo cạnh b: Ib = h.b3/12 • tính theo cạnh h: Ib = b.h3/12

+ Đối với tiết diện tròn:

• lb = π.D

= π.D4/64

+ Đối với tiết diện vành khuyên:

• lb =π.(D14 – D24)/64

d. Xác định Is

Ở đây sử dụng công thức tính mô men quán tính khi chuyển trục song song (mô men quán tính của cốt thép đối với trục song song – là trục đi qua trọng tâm tiết diện ngang của cấu kiện cột BTCT).

hinh-anh-he-so-uon-doc-η-so-6

Gọi Asi, Isi lần lượt là diện tích và mô men quán tính của tiết diện cốt thép thứ i. Ta có mô men quán tính của toàn bộ cốt thép so với trọng tâm tiết diện ngang của cấu kiện lần lượt theo phương X và Y là:

• Isx,i = Isi + a2.Asi Isy,i = Isi + b2.Asi

• Isx = Σlsx,i

• Isy = Elsy,i

Trên đây là những chia sẻ của LPC về cách xác định hệ số uốn dọc η của cấu kiện Cột BTCT chịu nén lệch tâm theo TCVN 5574-2018. Hy vọng thông tin được đề cập trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc khi muốn tìm hiểu về hệ số uốn dọc η!

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

Dự toán là gì? Cách lập dự toán cho người mới bắt đầu 2023

Dự toán hay dự toán công trình là những khái niệm được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng, nội thất cũng như nhiều lĩnh vực liên quan khác. Vậy dự toán là gì, ý nghĩa của nó cũng như làm sao để người mới bắt đầu có thể lập được dự toán cho một công trình? Hãy cùng LPC giải đáp những thắc mắc đó trong bài viết dưới đây!

Dự toán là gì?

Dự toán (Estimate) được hiểu cơ bản là việc dự tính các số liệu liên quan đến công việc sắp tới. Theo đó, các chủ thể cần cần phải đưa ra các con số dự báo trước thông qua việc tính toán tổng thể các hạng mục trước khi bắt tay vào thực hiện công việc. 

Đọc thêm bài viết: Tính Toán Kiểm Tra Vết Nứt Theo TCVN 5574:2018

hinh-anh-du-toan-va-cach-lap-du-toan-cho-nguoi-moi-so-1

Để có thể đưa ra con số dự tính hợp lý nhất thì các chủ thể phải dựa trên các tiêu chuẩn và số liệu thực tế đã có. Một ước tính không chính xác sẽ là quá cao nếu ước tính vượt quá kết quả thực tế hoặc quá thấp nếu ước tính không phù hợp với kết quả trong thực tế.

Hiện nay, khái niệm dự toán được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng. Thông thường, trước khi bắt đầu triển khai một công trình, các chủ thể sẽ lập dự án hay kế hoạch đầu tư trong năm. Ở giai đoạn này, nhà đầu tư sẽ có trách nhiệm tính toán sơ lược tổng giá trị đầu tư trên cơ sở chuẩn mực. Từ đó có thể đưa ra các dự toán cụ thể cho từng hạng mục của công trình.

Mục đích của việc lập dự toán trong xây dựng

– Lập dự toán giúp nhà đầu tư có thể ước tính trước các khoản chi phí cần phải bỏ ra cho các hạng mục xây dựng. Từ đó có thể chuẩn bị sẵn sàng nguồn vốn hoặc có kế hoạch huy động vốn trong trường hợp cần thiết để không làm gián đoạn đến quá trình thi công sau này.

– Nhà đầu tư có thể căn cứ vào bản kế hoạch dự toán để xem xét về phí tổn cũng như giá trị thực của các công trình được xây dựng. Đó được xem là một tài liệu quan trọng cần được lưu trữ cẩn thận trong hồ sơ. Bởi nó có ảnh hưởng lớn đến quá trình quyết toán công trình giữa nhà đầu tư và nhà thầu sau khi hoàn tất dự án.

– Dựa vào các con số được dự toán từ trước, nhà đầu tư có thể cung cấp số liệu thực tế của công trình cho các ngân hàng. Từ đó có thể lấy được chu cấp trong trường hợp nhà đầu tư cần vay vốn.

– Dự toán còn là cơ sở để tính toán các chỉ tiêu kỹ thuật, so sánh và lựa chọn các phương án thiết kế xây dựng hợp lý cho các công trình. Nhờ đó mà đảm bảo được chất lượng và tiết kiệm chi phí nhất có thể.

hinh-anh-du-toan-va-cach-lap-du-toan-cho-nguoi-moi-so-2

– Kế hoạch dự toán còn là cơ sở khi ký kết hợp đồng giữa nhà thầu và chủ đầu tư. Đó cũng là căn cứ để nhà thầu quyết toán công trình sau khi hoàn thành việc thi công.

– Cuối cùng, dự toán giúp nhà đầu tư có thể dễ dàng lựa chọn ra những nhà thầu phù hợp nhất với dự án của mình. 

Cách lập dự toán trong xây dựng cho người mới bắt đầu

Dự toán khối lượng

Người mới bắt đầu tiếp xúc với hoạt động dự toán thì sẽ bắt đầu bằng việc dự toán khối lượng. Để có thể làm được điều đó, bước đầu tiên là bạn phải đọc và hiểu được bản vẽ. Vì vậy, đây sẽ là một công việc tương đối khó khăn với những người không có kiến thức chuyên môn về xây dựng. 

hinh-anh-du-toan-va-cach-lap-du-toan-cho-nguoi-moi-so-3

Theo đó, khi bắt đầu tiến hành tính toán khối lượng, bạn tuyệt đối không được bỏ qua khối lượng chính. Còn đối với phần khối lượng nhỏ, bạn có thể hoàn thiện sau khi đã quen dần với công việc hoặc nhờ người có kinh nghiệm đóng góp ý kiến.

Đọc thêm bài viết: Thị Trường Vật Liệu Xây Dựng Chuyển Đổi Theo Nhu Cầu Của Các Nhà Đầu Tư

Dự toán chiết tính đơn giá

Sau khi hoàn thành việc xác định khối lượng, bạn sẽ làm quen với bước tính đơn giá. Bởi lẽ, chỉ khi có được khối lượng và đơn giá, bạn mới tính được phần dự toán.

Để tính được đơn giá, việc bạn cần làm là tính 4 số liệu bao gồm: Giá nhân công ở thời điểm hiện tại (lương cho một ngày công); Định mức; Giá vật liệu trên thị trường và Giá ca máy.

Dự toán giá nguyên vật liệu

Dự toán về giá nguyên vật liệu là công việc có sự phức tạp cao. Do đó, người mới bắt đầu sẽ gặp phải nhiều khó khăn. Tuy nhiên, độ phức tạp ở đây không liên quan đến công việc tính toán. Mà là vấn đề của việc lấy vật liệu ở đâu và mức giá đó có thể chấp nhận được hay không. 

Đọc thêm bài viết: Vật Liệu Thông Minh Và Xu Hướng Tất Yếu Trong Thị Trường Xây Dựng

hinh-anh-du-toan-va-cach-lap-du-toan-cho-nguoi-moi-so-4

Vì vậy, người lập dự toán cần thực hiện việc tham khảo giá trên các website hay diễn đàn. Bên cạnh đó, cần đi tham khảo giá cả tại các cửa hàng địa phương vì sẽ có sự khác biệt tại mỗi khu vực. 

Sau khi đã có được số liệu thống kê cụ thể, lúc này, người dự toán đã có thể tính toán và đưa ra được kế hoạch dự đoán cuối cùng.

Tổng hợp kinh phí và các hệ số

hinh-anh-du-toan-va-cach-lap-du-toan-cho-nguoi-moi-so-4

Sau khi thực hiện các bước trên, phụ thuộc vào mức lương để người làm dự toán điều chỉnh lại hệ số của các chi phí. Cụ thể, các loại chi phí được nhắc đến ở đây là dành cho nhân công và máy thi công. Theo đó, chúng là các loại chi phí chung, chi phí trực tiếp cũng như chi phí dự phòng cùng những mức thuế phải chịu.

Trên đây là những lý giải của LPC về chủ đề dự toán là gì, mục đích của hoạt động dự toán trong ngành xây dựng cũng như hướng dẫn cách làm dự toán cho người mới bắt đầu. Với những thông tin đã được đề cập phía trên, LPC tin rằng quý bạn đọc đã phần nào hiểu được về khái niệm dự toán cùng các vấn đề liên quan. Hy vọng bài viết sẽ trở thành nguồn tin hữu ích cho những bạn đang dành sự quan tâm tới chủ đề này. 

Trong trường hợp quý bạn đọc có bất cứ thắc mắc gì về bài viết cũng như vấn đề có liên quan, vui lòng liên hệ với LPC để được tư vấn và hỗ trợ giải đáp một cách nhanh nhất. 

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  Tiktok: Lam Pham Construction

TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu trong xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những công trình vững chắc và an toàn. Đặc biệt trong giải pháp thiết kế kết cấu sàn phẳng không dầm – một giải pháp vật liệu công nghệ mới cần các đơn vị tính toán và triển khai có kinh nghiệm. Cùng LPC điểm danh 3 phần mềm thiết kế kết cấu phổ biến nhất được sử dụng trong thiết kế sàn phẳng không dầm

Tầm quan trọng của thiết kế kết cấu

thiết kế kết cấu trong xây dựng

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.

Trong quá trình thiết kế kết cấu, kiến trúc sư và kỹ sư kết cấu sẽ phân tích và đánh giá các yếu tố như tải trọng, khả năng chịu tải, độ bền vật liệu, độ cứng và tính ổn định của công trình. Dựa trên thông tin này, họ sẽ lựa chọn và áp dụng các phương pháp tính toán và mô phỏng để đưa ra các giải pháp kỹ thuật và cấu trúc tối ưu.

Thiết kế kết cấu được coi là một trong những giai đoạn quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực của công trình, đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng

Thiết kế kết cấu trong giải pháp sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm là một giải pháp không mới đối với các đơn vị thi công, đơn vị thiết kế hay các Chủ đầu tư. Thiết kế kết cấu trong sàn phẳng không dầm được đánh giá là yếu tố vô cùng quan trọng trọng các thao tác thực hiện kỹ thuật trong công trình. Một số yếu tố quan trọng cần xem xét trong thiết kế kết cấu của sàn phẳng không dầm như:

  • Tải trọng: Xác định tải trọng tác động lên sàn là một bước quan trọng trong thiết kế kết cấu. Tải trọng bao gồm tải trọng số riêng của sàn, tải trọng số phụ (như nội thất, người sử dụng), và tải trọng tạm thời (như tuyết, gió). Cần xác định và tính toán tải trọng tác động lên sàn để đảm bảo rằng kết cấu có thể chịu được mọi tải trọng này một cách an toàn.
  • Vật liệu: Các vật liệu thông dụng bao gồm bê tông, thép, gỗ, và composite. Mỗi vật liệu có tính chất và ưu điểm riêng, và cần đảm bảo rằng vật liệu được sử dụng có đủ độ cứng, độ bền và khả năng chịu tải để đáp ứng yêu cầu tải trọng của sàn.
  • Độ cứng: Sàn phẳng không dầm cần được thiết kế với độ cứng đủ để tránh các biến dạng không mong muốn và đảm bảo tính ổn định của kết cấu. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp có tải trọng phụ lớn hoặc trong các không gian có yêu cầu đặc biệt về độ cứng.
  • Tính khả thi kỹ thuật: Xem xét các hạn chế về không gian, chiều cao, khả năng chịu tải của vật liệu và phương pháp thi công để đảm bảo
  • Kỹ thuật chống cháy: Có thể bao gồm việc sử dụng vật liệu chịu lửa, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cách cách ly chống cháy và hệ thống thoát hiểm.
  • Thiết kế thẩm mỹ: Các yếu tố như hình dạng, màu sắc, bề mặt và họa tiết có thể được tính toán để tạo ra một không gian thẩm mỹ hài hòa và hấp dẫn.
  • Điều kiện môi trường: Trong quá trình thiết kế, cần xem xét các yếu tố môi trường như độ ẩm, nhiệt độ, tác động của môi trường hóa chất và môi trường mặn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn vật liệu và phương pháp thiết kế để đảm bảo tính ổn định và bền vững của kết cấu.
  • Quy định và tiêu chuẩn: Trong thiết kế kết cấu, luôn cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn xây dựng địa phương, quốc gia và quốc tế. Các tiêu chuẩn này bao gồm các quy định về tải trọng, an toàn, chống cháy và bảo vệ môi trường. Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn này là rất quan trọng để đảm bảo tính an toàn và pháp lý của kết cấu.

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

Top 3 phần mềm phổ biến dùng trong thiết kế kết cấu sàn phẳng không dầm

AutoCAD

Sử dụng phần mềm AutoCad trong thiết kế kết cấu

AutoCAD là tên viết tắt của cụm từ “Automatic Computer Aided Design”. Phần mềm này được Autodesk phát triển và ra mắt năm 1982 với tính năng chính là soạn thảo, thiết kế các bản vẽ 2D và 3D với sự trợ giúp của máy tính. Với công cụ này, người dùng có thể thực hiện các phép tính và tái hiện những ý tưởng của mình dưới dạng bản vẽ kỹ thuật với độ chính xác cần thiết. Vì vậy nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, xây dựng, công nghiệp…

Trong đời sống thực tế, AutoCAD chủ yếu dùng để phục vụ công việc của các kỹ sư, họa sĩ hoạt hình, quản lý dự án, kiến trúc sư… Kiến trúc và xây dựng: Với Autodesk AEC Collection, người dùng sẽ được cung cấp các công cụ CAD, BIM (công cụ mô hình thông tin xây dựng) cùng một gói những phần mềm xây dựng và thiết kế 3D. Từ đó cho phép các kỹ sư xây dựng tạo nên những mô hình, thiết kế trực quan, chính xác trong thiết kế kết cấu

Với bản vẽ thi công kết cấu nói chung và ứng dụng trong giải pháp sàn phẳng nói riêng, AutoCad là phần mềm thiết kế kết cấu không thể thiếu giúp các kĩ sư thể hiện bản vẽ với độ chính xác và tính hữ ích, thuận tiện của mình.

ETABS

ETABS là một phần mềm thiết kế kết cấu nhà cao tầng của hãng CSI. Vào những thập niên 90, khi máy tính để bàn chưa xuất hiện, một số nhà khoa học ở Đại học US Berkeley đã nghiên cứu ra thuật toán để tính toán nhà cao tầng và chạy trên máy tính lớn.

Dùng phần mềm Safe trong thiết kế kết cấu

Đây là một phần mềm dựa trên thuật toán phần tử hữu hạn, tuy nhiên có rất nhiều cải tiến đáng kể nhằm tăng tốc quá trình tính toán cũng như nhập số liệu dầu vào. Phần mềm được viết dựa trên ngôn ngữ Fortran, là một ngôn ngữ lâu đời nhưng rất hiệu quả trong các bài toán về thiết kế kết cấu. Khả năng xử lý số liệu là lớn bất kì.

Phương pháp phần tử hữu hạn là phương pháp phân tích kết cấu gần đúng bằng cách chia tách hệ kết cấu thành các phần tử đơn giản được định nghĩa trước. Etabs là phần mềm sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích kết cấu.

Phần mềm Etabs được sử dụng để phân tích kết cấu các công trình xây dựng dân dụng, đặc biệt là nhà cao tầng. Nói như thế không có nghĩa rằng Etabs chỉ giải quyết được bài toán phân tích kết cấu cho nhà cao tầng, mà cần hiểu rằng Etabs được trang bị các công cụ để thực hiện việc phân tích kết cấu nhà cao tầng một cách thuận lợi nhất (so với các sản phẩm khác của hãng CSI).

Việc phân tích kết cấu cuối cùng nhằm mục đích tìm ra được nội lực (dùng để thiết kế cốt thép), phản lực (dùng để thiết kế móng), và các giá trị về chuyển vị (dùng để kiểm tra kết cấu ở trạng thái giới hạn về điều kiện sử dụng).

SAFE

SAFE là phần mềm thiết kế kết cấu chuyên dụng tính toán cho các loại bản sàn bê-tông cốt thép theo phương pháp phần tử hữu hạn như sàn giao thoa, sàn không dầm, sàn nấm, … ngoài ra SAFE còn có thể tính nội lực và tính thép cho đài móng đơn hoặc móng tổ hợp, móng bè. SAFE có thể đảm đương được tất cả các yêu cầu của quá trình thiết kế kết cấu một cách trực quan sinh động, hữu ích, toàn diện và dễ sử dụng.

Phần mềm Safe trong thiết kế kết cấu

Bằng các công cụ vẽ tinh vi, sử dụng một trong các tùy chọn nhập để nhập dữ liệu từ AutoCAD, bảng tính hoặc cơ sở dữ liệu, Safe giúp người sử dụng thiết kế sàn móng nhanh và hiệu quả ở bất kỳ định hình dạng nào, tròn hoặc trụ rỗng.

SAFE giúp xác định sàn móng từ địa kỹ thuật phi tuyến do nền đất bị nứt, lún. Đồng thời phân tích vết nứt phi tuyến của sàn móng. SAFE đo tải trọng của sàn móng một cách dễ dàng bằng cách lựa chọn tự động. Với SAFE, người sử dụng có thể mô tả dải thiết kế một cách hoàn chỉnh, kiểm soát vị trí, kích cỡ và  tính toán gia cố. Phương pháp phần tử hữu hạn cực kỳ hữu dụng trong việc thiết kế sàn không dầm đối với nền móng có địa chất phức tạp.

SAFE đưa ra các báo cáo toàn diện và có thể tùy chỉnh cho tất cả các kết quả thiết kế và phân tích. Đồng thời SAFE  còn cung cấp các kế hoạch chi tiết, các phần, các mặt, chu trình và bảng biểu. Do vậy người dùng có thể xem lại, in ra trực tiếp hoặc là xuất ra các bản CAD.

Với các kỹ sư, SAFE rất dễ sử dụng và là một phần mềm hữu ích cần thiết cho việc mô phỏng, phân tích, thiết kế chi tiết hệ thống sàn sử dụng giải pháp sàn phẳng, kiểm tra độ võng, bố trí thép,…

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

TÍNH ĐỘ VÕNG SÀN BTCT THEO TIÊU CHUẨN TCVN 5574:2018 BẰNG SAFE

Tính độ võng sàn là một trong những yêu cầu cần thiết để đảm bảo tính an toàn, kinh tế và thẩm mỹ cho công trình. Trong thiết kế, chúng ta luôn phải đảm bảo các cấu kiện đạt yêu cầu về độ bền (TTGH thứ nhất) và biến dạng (TTGH thứ 2).

Cùng LPC tham khảo thêm cách tính độ võng sàn BTCT bằng phần mềm SAFE ngay nhé

1. Tính độ võng sàn là gì?

Hiện tượng võng và nứt kết cấu bê tông cốt thép thường gây lo ngại cho chủ đầu tư và người sử dụng công trình. Ảnh hưởng của độ võng và vết nứt sẽ làm mất mỹ quan kiến trúc công trình, làm giảm độ bền lâu của kết cấu và sự an toàn của kết cấu.

Do vậy, việc tính võng sàn giúp đảm bảo kết cấu công trình, giảm thiểu tối đa rủi ro võng – nứt sàn trong quá trình thi công và đưa vào sử dụng

2. Cở sở lý thuyết tính độ võng sàn

  • Tính toán về biến dạng (độ võng) được tính toán theo TTGH 2, tính toán với tải trọng tiêu chuẩn (không có hệ số vượt tải).
  • Cần tính toán độ võng dưới tác dụng của:
    • Tải trọng thường xuyên, tạm thời dài hạn và tạm thời ngắn hạn khi biến dạng cần được hạn chế do các yêu cầu công nghệ hoặc cấu tạo.
    • Tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn khi biến dạng cần được hạn chế do các yêu cầu thẩm mỹ.
  • Xét tới sự làm việc dài hạn của kết cấu BTCT, cần xét tới các yếu tố từ biến và co ngót cũng như tác dụng dài hạn của các loại tải trọng.
  • Nếu độ võng chủ yếu phụ thuộc vào biến dạng uốn thì giá trị độ võng được xác định dựa trên độ cong.
  • Theo mục 8.3.2.1 TCVN 5574:2018:
  • Tính toán độ võng của cấu kiện bê tông cốt thép được tiến hành theo điều kiện:

f ≤ fu

Trong đó:

f : là độ võng của cấu kiện bê tông cốt thép dưới tác dụng của ngoại lực.

fu : là giá trị độ võng giới hạn cho phép của cấu kiện bê tông cốt thép.

3. Tính toán thực hành

Tính độ võng sàn trong thực hành, ta có thể sử dụng phần mềm SAFE và tiêu chuẩn Eurocode 2 với các thông số vật liệu tương đương để phân tích và xác định độ võng sàn. Bài viết này sử dụng phiên bản SAFE V12.

Độ võng toàn phần f lúc này được tính như sau:

f = f1 – f2 + f3

  • Trong đó:
    • f1 – độ võng do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng
    • f2 – độ võng do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn
    • f3 – độ võng do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn
  • Các trường hợp tải:
    • Tải trọng bản thân kết cấu (DL)
    • Tải trọng các lớp hoàn thiện (SDL)
    • Tải trọng tường bao che (WL)
    • Hoạt tải sử dụng (LL12 , LL13)

3.1. Xây dựng mô hình tính toán.

  • Cách 1: Tạo mô hình trực tiếp trong phần mềm SAFE.
  • Cách 2: Xuất mô hình sàn cần tính (dưới dạng file .f2k) từ mô hình ETABS. 

3.2. Chọn tiêu chuẩn áp dụng.

       Vào Design => Design Preferences

Mục Code: Chọn tiêu chuẩn

Mục Min.Cover Slabs: Chọn lớp bê tông bảo vệ, vị trí lớp cốt thép.

Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018
Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018

3.3. Khai báo đặc trưng vật liệu.

                  Vào Define => Materials

  • Kiểm tra và hiệu chỉnh các thông số vật liệu xuất từ Etabs.
  • Chọn MAT1 => Modify / Show Material…
Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018

3.4. Khai báo thông số cốt thép khi phân tích vết nứt.

       Vào Run => Cracking Analysis Options 

  • Mục Reinforcement Source:
    • From Finite Element Based Design: Cốt thép từ chương trình tự tính toán. (tùy chọn mặc định)
    • Quick Tension Rebar Specification: Người dùng khai báo cốt thép.
  • Mục Minimum Reinforcing Ratios Used for Cracking Analysis: Hàm lượng cốt thép tối thiểu khi tính toán vết nứt. Có thể lấy μ = 0.003
  • Mục Cracking Modulus of Rupture: Chọn 1 trong 2 cách đều được
    • Program Default : Chương trình tự tính toán
    • User Specified : Người dùng khai báo thông số fctm -Cường độ chịu kéo trung bình của bê tông ở tuổi 28 ngày. Bê tông B25 có fctm = 2.2 MPa
Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018

3.5. Khai báo các trường hợp tải tính độ võng sàn.

       Vào Define => Load Cases => Add New Case…

  •  f1:- độ võng do tác dụng ngắn hạn của toàn bộ tải trọng.
Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018
  • f2 – độ võng do tác dụng ngắn hạn của tải trọng dài hạn
Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018
    • Theo TCVN 2737-1995, hoạt tải có 2 thành phần: toàn phần và dài hạn. Phần dài hạn thường chiếm 20%-35%. Có thể lấy bằng 0.3 gần đúng phần lớn các loại hoạt tải.
  • f3 – độ võng do tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn
Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018
    • Tổ hợp này kể đến tác dụng dài hạn của tải trọng dài hạn, dùng 2 đặc trưng Creep Coefficient (CR) cho từ biến và Shrinkage (SH) cho co ngót của bê tông.
    • Hệ số từ biến cho ở  Bảng 11 tiêu chuẩn TCVN 5574:2018 phụ thuộc vào cấp cường độ và độ ẩm tương đối của không khí môi trường xung quanh.
    • Với B25 và độ ẩm trên 75% ta có CR=1.8. Hệ số SH có thể lấy bằng 0.0003 hoặc xác định theo tính toán.
  • Khai báo tổ hợp tải trọng tính độ võng sàn:
    • f = f1 – f2 + f3
    • Vào Define => Load Combinations… => Add New Combo…
Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018

3.6. Xem kết quả phân tích sau khi tính độ võng sàn

Vào Run => Run Analysis & Design chạy phân tích mô hình.

Vào Display => Show Deformed Shape… để xem kết quả độ võng sàn.

Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018
  • Giá trị độ võng:
Tính toán độ võng sàn TCVN 5574:2018
    • Độ võng tương đối của ô sàn theo phương Lx: Δx = Δ – 0.5(Δx1+Δx2)
    • Độ võng tương đối của ô sàn theo phương Ly: Δy = Δ – 0.5(Δy1+Δy2)
  • Kiểm tra độ võng:  max(Δx,Δy)  < [Δ]
  • [Δ] : Độ võng giới hạn, lấy theo Bảng M.1 TCVN 5574:2018

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

THIẾT KẾ KẾT CẤU 1K – UBOT ĐỒNG HÀNH CÙNG KHÁCH HÀNG TRONG ĐẠI DỊCH COVID

Kết cấu của một công trình xây dựng vô cùng quan trọng, chính vì thế việc thiết kế kết cấu luôn vô cùng được quan tâm và chú trọng. Một thiết kế phải đạt được sự tối ưu, phù hợp và an toàn khi sử dụng. Việc làm này sẽ có một yêu cầu vô cùng cao về số lượng cũng như trình độ của nhân lực.

Hiện tại, chúng ta lại đang đứng trước tình hình dịch bệnh vô cùng khó khăn và phức tạp, việc có thể tìm kiếm được một bản thiết kết cấu phù hợp, giá thành tốt sẽ có rất nhiều trở ngại. Thấu hiểu điều đó, nhân dịp sinh nhật 14 tuổi của mình LPC thực hiện chương trình thiết kế kết cấu 1k với mong muốn được đồng hành cùng chủ đầu tư và khách hàng các hộ gia đình trong thời kỳ đại dịch Covid đầy khó khăn này. Hãy cùng nhau đón xem chương trình siêu hấp dẫn này nhé!

1. Nội dung chương trình thiết kế kết cấu 1K

Thiết kế kết cấu 1K

Dựa trên những kinh nghiệm sau bao thăng trầm của 14 năm trên thị trường Việt Nam và châu Âu, LPC cam kết sẽ mang đến những bản thiết kế tốt nhất dành cho chính những khách hàng của mình. Để từ đó khẳng định sự lựa chọn sáng suốt và đúng đắn của khách hàng khi lựa chọn chúng tôi. Cụ thể nội dung chương trình như sau:

Đối với các khách hàng dự án sử dụng giải pháp sàn phẳng UBOT sẽ được nhận ưu đãi siêu bùng nổ và hấp dẫn:

  • Thiết kế kết cấu 1K cho toàn bộ kết cấu nhà ở thấp tầng, nhà ở riêng lẻ gia đình
  • Thiết kế kết cấu 1K toàn bộ phần sàn cho các dự án các công trình dân dụng khác

Đối với khách hàng dự án kiến trúc – nội thất thì sẽ được nhận ngay một gói décor dành cho 1 phòng ngủ, tạo không gian phù hợp xu thế, thị hiếu và yêu cầu của người sử dụng.

Chương trình được áp dụng cho tất cả các khách hàng ký kết hợp đồng với LPC từ ngày 14/08 đến hết 30/08/2021. Chúng tôi sẽ luôn dốc sức để mang đến sự hài lòng cho chính khách hàng của mình. LPC luôn sẵn sàng đồng hành, chia sẻ và mang tới giải pháp phù hợp, đột phá nhất.

2. Sàn phẳng UBOT của LPC trong thiết kế kết cấu 1K có gì?

Sàn phẳng UBOT chính là một nhân vật đặc biệt quan trọng không thể thiếu đang đồng hành trong chương trình siêu khuyến mãi thiết kế kết cấu 1k. Vậy sàn phẳng UBOT này có gì đặc biệt?

Sàn phẳng UBOT được LPC chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Daliform – Italia năm 2012 và nghiên cứu, phát triển tại thị trường xây dựng Việt Nam. Sàn phẳng UBOT đang được biết đến như một giải pháp công nghê và là một vật liệu xây dựng xanh. Việc ứng dụng sản phẩm này vào các công trình đang ngày càng được nhân rộng, phát triển và có tiềm năng vô cùng lớn trong thời gian tới. 

Sàn phẳng UBOT được tạo nên bởi hộp UBOT – hộp định hình tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene, thường được sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Với giải pháp này không những có ích trong việc bảo vệ môi trường mà còn giúp cho công trình trở nên thông thoáng, đẹp mắt về mặt kiến trúc, dễ dàng bố trí công năng cho hợp lý trong khi vẫn đảm bảo chất lượng xây dựng cần có. Cụ thể, khi sử dụng sàn phẳng UBOT sẽ giúp cho:

  • Giảm 15 – 20% chi phí thi công sàn
  • Sàn phẳng vượt nhịp từ 7 – 22m
  • Giảm 15 – 20% hàm lượng thép so với dầm truyền thống
  • Kiến trúc thông thoáng – bố trí công năng linh hoạt

Với những đặc điểm vô cùng tuyệt vời như thế, sàn phẳng UBOT đã trở thành một sàn phẳng vượt nhịp lớn tại Việt Nam. Để biết thêm thông tin chi tiết về sản phẩm, quý khách hàng có thể tìm hiểu thêm tại đây.

LPC luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn miễn phí cho quý khách mọi lúc, mọi nơi. Hãy trở thành khách hàng hợp tác của chúng tôi để nhận được chất lượng về sản phẩm dịch vụ tuyệt vời cùng với những ưu đãi cực lớn, siêu hấp dẫn. Chúng tôi luôn chờ cuộc điện thoại và email hợp tác đến từ tất cả các khách hàng, các chủ đầu tư và các đơn vị đối tác. 

LPC rất hân hạnh chào đón bạn!

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

TUYỂN DỤNG THÁNG 7 – LPC

Trong bối cảnh hội nhập và phát triển, nhu cầu của doaanh nghiệp về nguồn nhân lực chất lượng cao ngày càng lớn. Việc tìm kiếm nhân sự chất lượng cho doanh nghiệp góp phần lớn trong việc phát triển các dự án, công trình cũng như nâng cao năng lực chuyên môn cán bộ

Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC với 13 năm kinh nghiệm hoạt động trong lĩnh vực xây dựng với việc đa dạng các ngành nghề kinh doanh từ Tư vấn Quản lý dự án đến Thiết kế và thi công các công trình lớn – nhỏ trên cả nước. Hợp tác với các tập đoàn xây dựng lớn tại Việt Nam và Châu Âu là cơ hội của LPC cũng là thách thức khi LPC luôn tìm kiếm những ứng viên tài năng để làm việc và thực hiện các dự án quy mô lớn.

Nhân viên làm việc tại LPC được hưởng các chính sách và chế độ đãi ngộ:

  • Làm việc từ thứ 2 – thứ 7 (Thứ 7 làm việc cách tuần)
  • Chế độ phúc lợi: BHYT – BHXH theo quy định
  • Được tham gia các khóa đào tạo chuyên môn, kỹ năng phát triển năng lực cá nhân
  • Tham gia các hoạt động Teambuilding; Du lịch; Giao lưu đối tác khách hàng lớn
  • Môi trường làm việc hòa đồng, thân thiện. Cơ hội phát triển bản thân
  • Địa điểm làm việc: 311 Trường Chinh – Thanh Xuân – Hà Nội

Thông tin tuyển dụng tháng 7 Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC gồm các vị trí:

Thông tin tuyển dụng tháng 7 – LPC

TUYỂN DỤNG. TRƯỞNG PHÒNG KIẾN TRÚC

Số lượng: 01

MÔ TẢ CÔNG VIỆC:

  • Lên ý tưởng và định hướng ý tưởng cho bộ phận thiết kế, tham gia công tác tư vấn thiết kế với các công trình dự án của Công ty.
  • Lập hồ sơ thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, kiểm định chất lượng hồ sơ thi công.
  • Lập kế hoạch quản lý chất lượng và tiến độ hồ sơ thiết kế  
  • Quản lý, kiểm soát hồ sơ thiết kế kiến trúc
  • Cập nhật các quy định, quy chuẩn, văn bản trong lĩnh vực xây dựng và kiến trúc.
  • Chịu trách nhiệm trực tiếp trước lãnh đạo công ty về các tiêu chí kỹ thuật, mỹ thuật của hồ sơ bản vẽ được giao thực hiện
  • Phối hợp với các bộ môn kỹ thuật khác như M&E, kết cấu, nội thất,…
  • Làm việc với chủ đầu tư, cơ quan quản lí xây dựng

YÊU CẦU KINH NGHIỆM:

  • Tốt nghiệp Đại học chính quy Chuyên ngành Kiến trúc hoặc chuyên ngành khác có liên quan
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng như AutoCad, 3Ds Max/ SketUp/ phần mềm 3D chuyên dụng, Photoshop
  • Cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc
  • Kinh nghiệm 07 năm trở lên

+ Có khả năng chủ trì các dự án cấp I

+ Có khả năng độc lập trong việc triển khai các phần liên quan đến dự án (thuyết minh, quy trình bảo trì, chỉ dẫn kỹ thuật, Spec vật liệu…)

+ Có khả năng làm việc và khớp nối các bộ môn liên quan (Kết cấu, ME, Pccc…) + Am hiểu các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành

CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ:

Mức lương: Tới 30.000.000 VNĐ– Thỏa thuận theo năng lực trong PV (+ Thưởng dự án)

KIẾN TRÚC SƯ CHỦ TRÌ

Số lượng: 02

MÔ TẢ CÔNG VIỆC:

  • Nhận nhiệm vụ triển khai công việc từ trưởng phòng hoặc từ lãnh đạo công ty
  • Lên kế hoạch triển khai công việc theo nhiệm vụ được giao và điều phối công việc cho nhóm triển khai từ 1-3 người
  • Triển khai concept các dự án cấp I
  • Triển khai hồ sơ quy hoạch, cảnh quan
  • Họp với Chủ đầu tư các vấn đề liên quan đến dự án
  • Ưu tiên có kinh nghiệm về thiết kế nội thất

YÊU CẦU KINH NGHIỆM:

  • Tốt nghiệp Đại học chính quy Chuyên ngành Kiến trúc hoặc chuyên ngành khác có liên quan
  • Sử dụng thành thạo các phần mềm chuyên dụng như AutoCad, 3Ds Max/ SketUp/ phần mềm 3D chuyên dụng, Photoshop.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ trong công việc
  • Kinh nghiệm 04 năm trở lên.

+ Có khả năng chủ trì các dự án cấp I
+ Có khả năng độc lập trong việc triển khai các phần liên quan đến dự án (thuyết minh, quy trình bảo trì, chỉ dẫn kỹ thuật, Spec vật liệu…)
+ Có khả năng làm việc và khớp nối các bộ môn liên quan (Kết cấu, ME, Pccc…)
+ Am hiểu các tiêu chuẩn, quy chuẩn chuyên ngành

CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ:

Lương thỏa thuận: Tới 20.000.000 VNĐ (+Thưởng Dự án)

KIẾN TRÚC SƯ – TRIỂN KHAI

Số lượng: 3

MÔ TẢ CÔNG VIỆC:

  • Nhận nhiệm vụ triển khai công việc từ Chủ trì Thiết kếLên kế hoạch triển khai công việc theo nhiệm vụ được giao
  • Am hiểu chi tiết cấu tạo kiến trúc và bố cục bản vẽ
  • Chủ động được nội dung bản vẽ trong giai đoạn thiết kế của dự án
  • Ưu tiên có kinh nghiệm về triển khi nội thất

YÊU CẦU CÔNG VIỆC:

  • Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc; Kiến trúc carnhq aun hoặc quy hoạch đô thị
  • Có cơ sở về sáng tạo không gian, kết cấu, tư duy khối tốt là một lợi thế
  • Biết sử dụng Autocad và Revit là một lợi thế (Chưa có kinh nghiệm sẽ được đào tạo)
  • Có khả năng cảm nhận không gian, giỏi bố cục, màu sắc và tỉ lệ, đặc biêt yêu thích cảnh quan
  • Có khả năng làm việc nhóm tốt, có khả năng nghiên cứu lý luận

CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ

Lương thỏa thuận tới 15 triệu đồng (+ Thưởng Dự án)

KIẾN TRÚC SƯ 3D – CONCEPT

Số lượng: 03

MÔ TẢ CÔNG VIỆC:

  • Nhận nhiệm vụ triển khai công việc từ trưởng phòng hoặc Lãnh đạo Công ty
  • Lên kế hoạch triển khai công việc theo nhiệm vụ được giao
  • Sử dụng tốt các phần mềm 3D chuyên ngành Kiến trúc
  • Diễn họa tốt nội, ngoại thất

YÊU CẦU KINH NGHIỆM:

  • Tốt nghiệp Đại học Kiến trúc; Kiến trúc carnhq aun hoặc quy hoạch đô thị
  • Có cơ sở về sáng tạo không gian, kết cấu, tư duy khối tốt là một lợi thế
  • Biết dùng các phần mềm triển khai 3D: Sketchup; 3Ds Max; Lumion
  • Có khả năng cảm nhận không gian, giỏi bố cục, màu sắc và tỉ lệ, đặc biêt yêu thích cảnh quan
  • Có khả năng làm việc nhóm tốt, có khả năng nghiên cứu lý luận

CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ:

Lương thỏa thuận tới 12 triệu đồng (+Thưởng Dự án)

KỸ SƯ HIỆN TRƯỜNG

Số lượng: 02

MÔ TẢ CÔNG VIỆC:

  • Đọc hiểu bản vẽ và triển khai thi công theo bản vẽ
  • Lập kế hoạch và quản lý quá trình thi công, đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình
  • Sắp xếp và phân bổ công việc trên công trường
  • Chịu trách nhiệm về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy trên công trường theo quy định của nhà nước và Công ty
  • Đánh giá và báo cáo với cấp trên về tiến độ thi công
  • Kết hợp với các phòng ban liên quan để nghiệm thu công trình
  • Báo cáo tình hình tiến độ và chất lượng về Công tY

YÊU CẦU KINH NGHIỆM:

  • Tốt nghiệp Cao Đẳng trơ lên, chuyên ngành Xây dựng
  • Có ít nhất 1 năm kinh nghiệm trong công tác thi công. Không có kinh nghiệm sẽ được đào tạo
  • Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ, biện pháp thi công
  • Sức khỏe tốt, có khả năng làm việc dưới áp lực cao
  • Chăm chỉ, chịu khó, có tinh thần cầu tiến
  • Có thể làm việc tại công trường

CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ:

Lương thỏa thuận tới 12 triệu đồng (+ Thưởng Dự án)

HỌA VIÊN KẾT CẤU – CADMAN

Tuyển dụng kỹ sư kết cấu – Cadman

Số lượng: 02

MÔ TẢ CÔNG VIỆC:

Triển khai bản vẽ (dạng Autocad hoặc Revit, Tekla – chưa biết sẽ được đào tạo) các dự án ở Pháp

YÊU CẦU KINH NGHIỆM:

Tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp chuyên ngành Xây dựng.Có tinh thần chịu khó học hỏi, trách nhiệm trong công việc.Có khả năng chịu được áp lực, làm ngoài giờ khi dự án yêu cầu gấp.Biết và sử dụng thành thạo Autocad là một lợi thế.

CHẾ ĐỘ ĐÃI NGỘ:

Lương thỏa thuận tới 10.000.000 VNĐ (+Thưởng Dự án)

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Khóa Bồi Dưỡng Kỹ Thuật Cho Nhân Viên LPC

Thực hiện chủ trương của ban lãnh đạo công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm trong năm 2012 về kế hoạch đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, chất lượng sản phẩm thiết kế của các dự án công trình ở Pháp. Từ ngày 12/09-06/10/2012, LPC đã tổ chức khóa học đào tạo và nâng cao thiết kế dưới sự hướng dẫn, giảng dạy của 2 chuyên gia người Pháp gốc Việt là kỹ sư kết cấu Phạm Công An và Trần Vân Sơn.

Continue reading “Khóa Bồi Dưỡng Kỹ Thuật Cho Nhân Viên LPC”