Những lưu ý khi tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot

Thiết kế sàn phẳng Ubot được coi là bước quan trọng trong các bước thiết kế và tính toán ứng dụng cho giải pháp sàn phẳng không dầm. Khái niệm thì không hề mới, nhưng tính toán thiết kế giải pháp như thế nào là hiệu quả thì không phải kỹ sư nào cũng có thể làm được.

LPC với hơn 13 năm kinh nghiệm chuyển giao và triển khai giải pháp tại thị trường xây dựng Việt Nam. Chúng tôi tự hào với nhiều công trình có quy mô lớn – nhỏ khác nhau và trải dài trên khắp biểu đồ của S. Minh chứng từ những công trình LPC triển khai đều đạt hiệu quả tối ưu về kết cấu – hiệu quả kinh tế và có những dự án còn mang về các giải thưởng quốc tế ấn tượng. LPC sẽ chia sẻ cho bạn đọc những lưu ý khi tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot để bạn tham khảo nhé.

Sàn phẳng Ubot – Tiên phong cho giải pháp vật liệu công nghệ mới

Là giải pháp sàn phẳng không dầm đầu tiên được chuyển giao về Việt Nam, vượt qua hàng loạt các giải pháp vật liệu công nghệ khác trên thị trường. Sàn phẳng Ubot đã khẳng định được vị thế rõ rệt của mình trên bản đồ xây dựng Việt Nam khi đã góp phần thành công không nhỏ trong nhiều loại hình quy mô Dự án khác nhau.

Thiết kế sàn phẳng không Ubot

Thách thức sự biến đổi không ngừng của thị trường, sự tràn lan của các loại hộp nhái – hộp kém chất lượng. Sàn phẳng Ubot vẫn luôn ngẩng cao đầu và là sự lựa chọn tiên quyết của CDT khi lựa chọn các giải pháp vật liệu công nghệ thay thế các loại vật liệu truyền thống trước đây.

Với đội ngũ kỹ sư thiết kế và hiện trường đầy kinh nghiệm, các Dự án của CDT đều được LPC tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot một cách chỉn chu, nhanh chóng và đảm bảo tiến độ. Làm hài lòng khách đến và khách đi.

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

Tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot được các kỹ sư LPC chú trọng về độ chính sách, độ an toàn và tính bền vững cho công trình. Được căn cứ vào các tiêu chuẩn và quy định nghiêm ngặt về xây dựng.

Lưu ý khi tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot

Về nguyên lý thiết kế Sàn phẳng Ubot bản chất vẫn là sàn phẳng làm việc 2 phương, toàn khối. Sàn làm việc theo hai phương có các hệ dầm chìm đặt sát nhau làm tăng độ cứng của sàn.

Về quy trình thiết kế: Một số lưu ý khi về quy trình thiết kế sàn phẳng Ubot cho các kỹ sư như sau:

1. Chúng ta phải quy đổi chiều dày sàn rỗng Ubot sang sàn đặc để có thể đưa vào mô hình.

Quy đổi khi thiết kế sàn phẳng Ubot
Hình ảnh minh họa tính toán quy đổi sàn Ubot

Ở đây chúng ta quy đổi độ cứng và chiều dày sàn tương đương

2. Khi dựng mô hình, các bạn mô hình các cấu kiện cột, vách, dầm, sàn đặc như bình thường. Với vị trí sàn rỗng, chúng ta khai báo riêng vật liệu với độ cứng quy đổi trên, và khai báo chiều dày của sàn đó theo chiều dày sàn tương đương.

3. Sau khi mô hình, các bạn tính toán các cấu kiện như bê tông cốt thép thường. Lưu ý, cần tính toán chọc thủng đối với các vị trí cột.

Một số hình ảnh bản vẽ bố trí thép khi thiết kế sàn phẳng Ubot

Mặt cắt khi thiết kế sàn phẳng Ubot
Mặt cắt thép khi thiết kế sàn phẳng Ubot
Chống chục thủng khi thiết kế sàn phẳng Ubot
Bố trí thép chọc thủng khi thiết kế sàn phẳng Ubot

Trong quá trình tính toán thiết kế sàn phẳng, các kỹ sư cần lưu ý những điều sau: 

  1. Khai báo vật liệu: 

Đối với mô hình sàn Ubot, được xem như hệ sàn nấm bao gồm sàn đặc tại mũ cột đóng vai trò nấm và phần còn lại là sàn rỗng. Sàn rỗng được thay bằng sàn đặc tương đương có cùng độ dày với sàn đặc ,nhưng có mô đun đàn hồi và trọng lượng riêng giảm so với vật liệu bê tông. Thực hiện tính toán và quy đổi độ cứng, trọng lượng riêng bê tông tương đương để gán vật liệu cho sàn.

  1. Hệ số tổ hợp, tổ hợp tải trọng

Sàn phẳng Ubot được chuyển giao từ tập đoàn Daliform của Italia, việc tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot được áp dụng tiêu chuẩn Eurocode. Nên khi thiết kế sàn phẳng Ubot cần áp dụng các hệ số tổ hợp theo đúng tiêu chuẩn Eurocode. Ví dụ: Hệ số 1.35 đối với tĩnh tải và 1.5 đối với hoạt tải…

  1. Lỗ kỹ thuật

Khi thiết kế sàn phẳng Ubot không dầm đặc biệt lưu ý đến vị trí lỗ kỹ thuật, lỗ thông tầng, nhất là các vị trí xung quanh, sát mép cột. lúc này cần phải kiểm tra chống cắt, và chống chọc thủng của sàn do sàn bị giảm yếu vì các lỗ kỹ thuật này. Cần phải bố trí các dầm cao để tham gia chịu cắt và tính toán bố trí thép gia cường cho các lỗ mở này. 

Với các ống kỹ thuật như ống gen điện ,loại ống đường kính nhỏ thì có thể đi vào trong sàn, với các ống có đường kính lớn từ D90 đổ lên LPC không khuyến khích đặt ống âm trong sàn do còn liên quan đến vận hành sửa chữa sau này .

  1. Độ cứng của sàn UBOT

Có thể nói, với tất cả các loại sàn phẳng thông thường như: sàn phẳng không dầm, sàn dự ứng lực, sàn bóng, sàn ô cờ,… độ cứng khi chịu tải trọng ngang đều sẽ giảm so với sàn đặc thông thường với cùng chiều dày. Tuy nhiên, trong quá trình thiết kế, độ cứng này phải được kiểm tra đảm bảo trong giới hạn cho phép. 

  1. Độ võng sàn UBOT

Độ võng của sàn PHẢI được được kiểm tra tính toán theo trạng thái giới hạn sử dụng nằm trong giới hạn cho phép. Tùy thuộc vào nhịp và tải trọng sẽ có tính toán kiểm tra độ võng cụ thể. Độ võng trong các báo cáo thông thường chỉ kiểm tra sơ bộ cho độ võng ngắn hạn (court-temps). Trong thuyết minh tính toán của sàn phẳng UBOT cần tính toán và kiểm tra độ võng dài hạn và ngắn hạn

  1. Tính toán thép gia cường

Sau khi lên xong mô hình kiểm tra sàn, lưu ý tính toán các khu vực cần gia cường, đường kính và số thanh thép gia cường phụ thuộc vào mô men khu vực cần gia cường. Thanh thép gia cường đặt theo chiều trên hình, dải hết khu vực cần gia cường với đường kính và khoảng cách vừa đủ. Tương tự với thép gia cường mô men âm, thép mũ cột.

Lưu ý với thép chống cắt, khu vực cần bố trí thép chống cắt, chiều dài thép chống cắt lấy theo khoảng cách từ mép mũ cột đến hết khu vực lực cắt khác màu. Đối với thép chống chọc thủng, cần lưu ý đến tiết diện cột, thép mũ cột tại mũ cột tính chọc thủng, giá trị lực chọc thủng. Kiểm tra các điều kiện. Thép chống chọc thủng phải được bố trí đều xung quanh cột, tránh bố trí đai vào khu vực chu vi giảm yếu.

Các giải pháp sàn phẳng không dầm được ứng dụng khá nhiều trong các dự án xây dựng ở nhiều nơi khác nhau. Tuy nhiên, do đây là giải pháp từ Châu Âu do vậy CDT nên tìm kiếm những đơn vị có uy tín và kinh nghiệm trong việc tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot để không có những rủi ro không đáng có cũng như đạt hiệu quả tối ưu cho công trình.

Xem thêm: Tính toán kiểm tra vết nứt theo TCVN 5574-2018

Xem thêm: TÍNH TOÁN CHỌC THỦNG SÀN THEO TCVN 5574:2018

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Điểm danh 2 nhịp sàn phẳng không dầm thường được dùng cho Nhà ở xã hội

Sàn phẳng không dầm – vật liệu xây dựng được nhiều CDT lựa chọn nhất hiện nay. Không chỉ bởi những ưu điểm nổi bật của nó mà còn luôn đảm bảo những yêu cầu khắt khe nhất của công trình.

Với xu hướng xây dựng như hiện nay, cùng với chính sách hỗ trợ từ Nhà nước, các Dự án NOXH đang dần tiến gần hơn nữa với những người lao động có nguồn thu nhập thấp, cung cấp cho họ những tiện ích vốn, đảm bảo cuộc sống và tăng giá trị thặng dư của cộng đồng

Giải pháp sàn phẳng không dầm được coi là một trong những giải pháp vật liệu được CDT ưu tiên lựa chọn khi xây dựng các Dự án NOXH với giá thành hợp lý và là vật liệu thân thiện với môi trường. Cùng LPC điểm danh 2 nhịp sàn phẳng không dầm thường được sử dụng nhiều nhất trong NOXH nhé.

Nhà ở xã hội – Xu hướng của thị trường xây dựng tương lai

Sàn phẳng không dầm cho nhà ở xã hội

Thời gian gần đây, nhờ vào các chính sách và sự hỗ trợ của nhà nước cùng với đó là sự phát triển của công nghệ – khoa học, các khu công nghiệp mọc lên ở khắp các tỉnh – khu vực đòi hỏi sự phát triển nhiều hơn từ các Dự án NOXH, phục vụ cho đời sống cho nguồn lao động của thu nhập thấp và đặc biệt tại các khu công nghiệp.

Nhà ở xã hội là loại hình nhà ở được chính phủ hoặc các tổ chức có liên quan xây dựng và kinh doanh với mức giá hợp lý cho các hộ gia đình có thu nhập thấp, nhằm đáp ứng nhu cầu về chỗ ở và tiện ích cơ bản – ổn định cho người dân. Nhà ở xã hội thường được xây dựng trên khu đất có quy hoạch sẵn và được phẩn bổ cho những người có nhu cầu thực sự.

Là loại hình nhà được bán với giá hợp lý, do vậy các khu nhà ở xã hội đều được CDT cân nhắc kỹ về việc lựa chọn các loại vật liệu với mức giá phù hợp nhưng vẫn đảm bảo được kết cấu – an toàn và tối ưu công năng, tối ưu chi phí của công trình. Cùng với đó, xu hướng xây dựng xanh được được Nhà nước khuyến khích triển khai, vậy nên các khu NOXH cũng đưa lên bàn cân để cân đối.

Sàn phẳng không dầm cho Dự án NOXH

Với đặc thù là dự án giá rẻ, lựa chọn các loại vật liệu tối ưu. Các công trình NOXH thường ưu tiên lựa chọn giải pháp sàn phẳng không dầm với ưu điểm nổi bật và phù hợp với loại hình công trình này.

Sàn phẳng không dầm cho Dự án Yên Phong - Bắc Ninh

Được đánh giá là giải pháp vật liệu thân thiện với môi trường, có kết quả kiểm định – thí nghiệm tiêu chuẩn. Sàn phẳng không dầm Ubot đã thành công góp mặt trong nhiều Dự án NOXH có quy mô lớn kể đến như: Khu nhà ở xã hội Ecohome Phúc Lợi – Long Biên. Công trình đạt giải thưởng “Công trình xanh” trong giải thích Transfomational Bussiness Award 2018 hay Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City – Thống Nhất Smart City tại Yên Phong – Bắc Ninh. Dự án đã được Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới thăm quan dịp tháng 07 vừa qua.

Xem thêm: Dự án NOXH được Thủ tướng Chính phủ thăm quan

Việc ứng dụng sàn phẳng không dầm cho các Dự án NOXH cũng bởi 3 lý do sau:

  • Tối ưu chi phí – Hiệu quả kinh tế cao: Sử dụng sàn phẳng không dầm, CDT có thể giảm từ 10% đến 15% chi phí thi công so với thi công sàn truyền thống thông thường; Giảm 10% đến 20% lượng thép. Từ đó tối ưu chi phí vật liệu và nhân công cho công trình
  • Tối ưu không gian – Công năng sử dụng: Với khả năng vượt nhịp tới 20m, CDT có thể tối ưu công năng sử dụng cho công trình, gia tăng hiệu quả kinh tế. Với chiều cao tương đương, công trình có khả năng tăng thêm được số tầng do giảm chiều dày của hệ dầm sàn
  • Vật liệu xanh – Thân thiện với môi trường: Giải pháp sàn phẳng Ubot được chứng nhận là giải pháp vật liệu thân thiện với môi trường, giúp tăng hiệu quả bền vững cho các công trình.

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

2 bước nhịp sàn phẳng không dầm được sử dụng phổ biến trong NOXH

Là loại hình được thiết kế theo tiêu chuẩn để đảm bảo hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội theo quy địn của từng loại đô thị. Hiện nay rất nhiều cơ quan thuộc Bộ Xây dựng đã thẩm tra giải pháp sàn phẳng không dầm UBOT như VNCC, Coninco, IBST, CDC …Rất nhiều dự án được các cơ quan có thẩm quyền của các sở và Cục quản lý hoạt động xây dựng thuộc Bộ xây dựng và Cục doanh trại thuộc Bộ quốc phòng đã thẩm định.

2 bước nhịp thường dùng nhất cho NOXH thường là nhịp 7-9 m. Hai bước nhịp này mang lại hiệu quả tối ưu cho CĐT không chỉ về kiến trúc, kết cấu, kinh tế mà còn đem lại sự hiệu quả trong quá trình sử dụng, phát huy tối đa những ưu điểm của giải pháp sàn phẳng Ubot cho công trình.

Bên cạnh đó, nhịp 7 – 9m được đánh giá là bước nhịp tối ưu và phù hợp cũng như đảm bảo tiêu chuẩn thiết kế cũng như thẩm tra của các Dự án NOXH.

Dự án NOXH Cát Tường Smart City tại Yên Phong – Bắc Ninh là công trình tiêu biểu cho bước nhịp này. Với tổng diện tích xây dựng là 9.7 ha. Dự án đã sử dụng khoảng 190.000 m2 sàn phẳng không dầm Ubot với bước nhịp là 7m – Bước nhịp điển hình trong mô hình các Dự án NOXH

Sàn phẳng Ubot cho NOXH

Hay Dự án Nhà ở xã hội Cát Tường Eco – tại TP Bắc Ninh khi LPC là đơn vị thầu chính tư vấn thiết kế – chuyển giao giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot cũng sử dụng bước nhịp là 7.5m để tối ưu không gian và đảm bảo kết cấu – đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.

Sàn phẳng không dầm cho Dự án Ecohome Phúc Lợi

Sàn phẳng Ubot đã chứng minh vị thế không nhỏ khi đồng hành cùng các công trình NOXH nổi bật. Hy vọng với những kiến thức này, các CDT – đơn vị tư vấn thiết kế sẽ có thêm những nguồn thông tin tham khảo chính thống, tìm ra cho mình được một đơn vị triển khai có kinh nghiệm để tối ưu những gì vốn có của giải pháp sàn phẳng không dầm.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Nhà ở xã hội là gì? Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội

Nhà ở xã hội là gì? Một câu hỏi đang được quan tâm và nhiều người đặt câu hỏi trong thời gian gần đây với sức nóng của loại hình dự án được Nhà nước tạo điều kiện này. Đây cũng là loại hình dự án được người lao động có thu nhập thấp tìm hiểu. Cùng LPC tham khảo khái niệm nhà ở xã hội là gì và các đối tượng được mua nhà ở xã hội nhé

Nhà ở xã hội là gì?

Nhà ở xã hội là gì?

Chính sách nhà ở xã hội ra đời giúp giấc mơ có nhà của người thu nhập thấp trở thành hiện thực. Tuy nhiên, đây là “giấc mơ” có điều kiện, vậy nhà ở xã hội là gì và ai sẽ được mua nhà ở xã hội

Theo khoản 7 – Điều 3 Luật nhà ở 2014 quy định:

Nhà ở xã hội là nhà ở có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật nhà ở xã hội”

Nhà ở xã hội thường có những đặc điểm như sau:

  • Giá rẻ hơn so với loại nhà thương mại cùng khu vực hoặc cùng phân khúc về giá
  • Có chính sách dành riêng cho đối tượng
  • Chủ đầu tư khi xây dựng và giao bán nhà ở xã hội sẽ bị khống chế trần lợi nhuận là 10%
  • Sau 5 năm bàn giao mới được chuyển nhượng cho gia chủ

Theo quy định tại Điều 55 – Luật Nhà ở, nhà ở xã hội bao gồm 2 loại là nhà chung cư và nhà riêng lẻ

Nhà chung cư là loại hình nhà ở xã hội điển hình và được phổ biến rộng và nhiều hơn so với loại hình nhà riêng lẻ, do việc nhà ở xã hội còn phụ thuộc vào quy hoạch tại các khu đô thị lớn, gần các khu công nghiệp và giải quyết các vấn đề về đất đai, do vậy nhà chung cư được lựa chọn nhiều hơn do có nhiều căn hộ, quy hoạch được tập trung, dễ quản lý mà mang lại tổng thể cảnh quan đẹp cho khu đô thị.

So với nhà chung cư, thì nhà ở riêng lẻ là loại hình nhà ở xã hội không được phổ biến và khi xây dựng sẽ gặp nhiều khó khăn hơn. Tuy nhiên, cũng không loại trừ hoàn toàn việc chủ đầu tư có thể đầu tư và xây dựng loại hình này nếu đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn của nhà nước.

Bên cạnh 2 loại hình phổ biến, hiện nay còn có các loại hình nhà ở xã hội kết hợp bao gồm:

  1. Liền kề: Mô hình nhà ở xã hội được xây dựng theo quy mô nhà liền kề, phù hợp cho các hộ gia đình muốn sở hữu một ngôi nhà riêng biệt
  2. Nhà tái định cư: Đây là dạng nhà ở xã hội được xây dựng để tái định cư những hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án công trình, giúp họ có một chỗ ở mới ổn định và tiện nghi hơn.
  3. Nhà ở xã hội thương mại: Loại hình nhà ở xã hội được xây dựng để bán ra cho người dân có thu nhập thấp – giá rẻ hơn so với loại hình nhà cùng phân khúc trên thị trường, tuy nhiên loại hình này không được hỗ trợ ngân sách từ nhà nước như các loại nhà ở xã hội khác.
Nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội Cát Tường Smart City

Do đó, dù xây dựng dưới loại hình nào thì chủ đầu tư cũng phải xây dựng phù hợp với quy hoạch chi tiết đô thị và được sự phê duyệt của nhà nước hoặc cơ quan có thẩm quyền. Việc phân loại nhà ở xã hội được xây dựng trên các điều kiện và sự phù hợp với thực trạng quy hoạch của từng loại hình, cùng với đó căn cứ vào các chính sách hỗ trợ, quy mô tổ chức quản lý để giúp người lao động có sự lựa chọn tốt nhất với loại hình nhà ở mình mà đã lựa chọn

Xem thêm: Giải pháp nào cho 1 triệu căn nhà ở xã hội tại Yên Phong – Bắc Ninh

Nhà ở xã hội là gì - Ảnh 2

Đối tượng nào được mua nhà ở xã hội

Theo Bộ Xây dựng, Nhà ở xã hội khi xây dựng sẽ đáp úng được khoảng 65% nhu cầu mua nhà cho các đối tượng khó khăn hoặc người có thu nhập thấp tại các khu đô thị lớn hoặc nông thôn.

Cũng theo quy định của Nhà nước, đối tượng được mua nhà ở xã hội dựa trên các tiêu chí khá khắt khe và cũng cần trải qua nhiều giai đoạn xét duyệt và đánh giá chủ yếu thuộc các nhóm sau:

  • Người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng;
  • Hộ gia đình nghèo và cận nghèo tại khu vực nông thôn;
  • Hộ gia đình tại khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai, biến đổi khí hậu;
  • Người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị;
  • Người lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong và ngoài khu công nghiệp;
  • Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc công an nhân dân và quân đội nhân dân;
  • Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức, viên chức;
  • Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo quy định.
  • Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất và phải giải tỏa, phá dỡ nhà ở theo quy định của pháp luật mà chưa được Nhà nước bồi thường bằng nhà ở, đất ở.

Bên cạnh các tiêu chí về loại đối tượng, để có thể sở hữu một căn hoặc chung cư nhà ở xã hội là gì, người mua cần phải đáp ứng thêm các điều kiện dưới đây

Điều kiện về mức thu nhập

Người được mua hoặc có điều kiện mua nhà ở xã hội là các đối tượng không phải thường xuyên nộp thuế thu nhập, bao gồm

  • Người hộ cận nghèo, hộ nghèo và những người có thu nhập thấp.
  • Những người lao động đang làm việc tại khu công nghiệp hoặc trong các doanh nghiệp.
  • Quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan.
  • Cán bộ, công nhân viên chức theo quy định của pháp luật.

Hoặc những gì không thể đáp ứng được nhu cầu về thu nhập như:

  • Người có công với cách mạng.
  • Cá nhân hoặc hộ gia đình thuộc diện bị thu hồi đất, phá dỡ nhà và thu hồi đất theo quy định mà chưa được nhà nước bồi thường bằng đất ở, nhà ở.

Điều kiện về nhà ở

Đối với điều kiện này, người mua nhà ở xã hội là gì? cần thoả mãn các tiêu chí sau:

  • Chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi sinh sống, học tập hoặc có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người trong hộ gia đình thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng thời kỳ và từng khu vực.
  • Đối với cán bộ, công chức thì phải thuộc diện không phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định của pháp luật về thuế thu nhập cá nhân.
  • Trường hợp là hộ nghèo, cận nghèo thì phải thuộc diện nghèo, cận nghèo theo quy định của Thủ tướng Chính phủ. Chưa được hưởng chính sách hỗ trợ đất, nhà ở dưới mọi hình thức tại nơi mình đang sống. Hoặc trường hợp khác, mặc dù đã có nhà nhưng diện tích nhà ở bình quân đầu người thấp hơn mức diện tích nhà ở tối thiểu do Chính phủ quy định theo từng khu vực và từng thời kỳ.

Điều kiện về cư trú

  • Phải có đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương hoặc tỉnh, nơi có nhà ở xã hội.
  • Trường hợp không có đăng ký thường trú thì phải có đăng ký tạm trú từ một năm trở lên tại tỉnh, thành phố đó. (trừ những trường hợp quy định tại khoản 9 điều 49, thuộc Luật nhà ở năm 2014).

Nhà ở xã hội là gì? Nhà ở xã hội được xây dựng là một giải pháp hữu ích cho Nhà nước dành cho các hộ gia đình có thu nhập thấp có cơ hội để sở hữu một mái ấm ổn định. Tuy nhiên, việc sở hữu nhà ở xã hội – nhà ở xã hội là gì? đòi hỏi người mua cần phải đáp ứng đủ các kiều kiện và thực hiện đầy đủ các thủ tục đăng ký theo quy định của Nhà nước và pháp luật

Hy vọng với bài viết này, LPC đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích về định nghĩa Nhà ở xã hội là gì? và các Đối tượng – điều kiện để sở hữu các loại hình Nhà ở xã hội.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Giải pháp nào cho 1 triệu căn nhà ở xã hội tại Yên Phong – Bắc Ninh

Trong thị trường đầy biến động hiện nay, Nhà ở xã hội đang là xu hướng được Chủ đầu tư cực kỳ quan tâm bởi những điều kiện ưu ái đặc biệt của Nhà nước trong thời gian gần đây. Cùng với đó là những bước chuyển mình đáng kể với một loại hình dịch vụ tuy không mới những luôn tự làm mới mình – Nhà ở xã hội. Tuy nhiên, để đảm bảo đúng tiêu chuẩn – quy định của Nhà nước cũng như tối ưu công năng mà vẫn mang lại đầy đủ tiện ích cho cư dân cũng là một bài toán khó có lời giải.

Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City thuộc Huyên Yên Phong – Tỉnh Bắc Ninh là khu nhà ở xã hội được đánh giá cao về mục tiêu xây dựng và các giải pháp tổng thể. Đây cũng là Dự án LPC vinh dự là đơn vị Tổng thầu tư vấn thiết kế cảnh quan – Cung cấp và chuyển giao giải pháp Sàn phẳng Ubot cho CDT. Cùng LPC tham khảo giải pháp cho 1 triệu căn hộ tại khu Nhà ở xã hội này nhé.

Có gì đặc biệt trong Dự án Nhà ở xã hội Yên Phong – Bắc Ninh?

Khu nhà ở xã hội Yên Phong

Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City được xây dựng bởi Công ty Cổ phần Cát Tường với diện tích ~20ha tại Huyện Yên Phong – Bắc Ninh. Dự án được phát triển với loại hình khu liền kề shophouse, khu chung cư cao tầng và khu nhà ở xã hội. Với vị trí đắc địa, Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng trong và ngoài tỉnh.

Trong những năm gần đây, giá nhà đất, giá dịch vụ và thuê nhà riêng, nhà trọ tăng đột biến khiến nhu cầu tìm kiếm nhà ở xã hội ngày càng tăng cao. Dự án được xây dựng tại gần các khu công nghiệp lớn của tỉnh nên khi đi vào hoạt động sẽ góp phần giải quyết không nhỏ 1 phần nhu cầu về nhà và tiện ích của cư dân nơi đây, đặc biệt là người lao động có thu nhập thấp.

Trưa ngày 30/07/2023, Thủ tướng Phạm Minh Chính và đoàn công tác cũng đã tới thăm quan va làm việc tại Dự án Nhà ở xã hội Yên Phong – Bắc Ninh. Theo báo cáo trong chuyến thăm, Thủ tướng rất hoan nghênh tinh thần tích cực triển khai của Bắc Ninh và đưa dự án Nhà ở xã hội Yên Phong làm dự án kiểu mẫu cho loại hình nhà ở xã hội – nhân rộng ra các địa phương khác với mô hình tương tự.

Xem thêm: Thủ tướng: Lấy Bắc Ninh làm hình mẫu để phát triển nhà ở xã hội để nhân rộng

Giải pháp nào cho 1 triệu căn hộ tại đây

Theo báo cáo với Nhà nước, các căn hộ tại Dự án có từ 2 – 3 phòng ngủ, giá bán khoảng 13 triệu đồng/m2, giá bán tối đa khoảng 1 tỷ đồng/căn hộ, người mua sẽ được vay khoảng 70% giá trị căn hộ.

Về diện tích

Dự án nhà ở xã hội Yên Phong bao gồm 2 Dự án: Khu Nhà ở xã hội Cát Tường Smart City và Khu Nhà ở xã hội Thống Nhất Smart City với tổng quy mô lên đến 185m2. Trong đó Dự án được quy hoạch để xây dựng có đầy đủ các tiện ích cho cư dân sử dụng bao gồm: Khu nhà ở xã hội; Khu trung tâm thương mại; Đất công cộng với Nhà văn hóa – Trạm y tế – Trường học liên cấp – Bãi đỗ xe – Khu vực cây xanh, thể thao – Hồ bơi và Đất giao thông,..

Dự án được quy hoạch theo đúng quy định và tiêu chuẩn của Nhà nước về Nhà ở xã hội. Khi đứa vào hoạt động sẽ mang lại cho cư dân những trải nghiệm tiện nghi tốt nhất cho cuộc sống.

Về giải pháp kiến trúc cho Dự án nhà ở xã hội Yên Phong

Kiến trúc của Dự án nhà ở xã hội Yên Phong được LPC khéo léo chia theo các khối nhà phù hợp với cảnh quan tổng thể và chức năng của từng khối nhà.

Khu nhà ở công nhân được bố trí tạo nên quà thể cân đối. Kết hợp ngôn ngữ kiến trúc hiện đại, công nghiệp, đơn giản, hình khối chắc khoẻ, ấn tượng, vừa mang ngôn ngữ chung của tổng thể tạo nên sự thống nhất và hài hoà, tạo được điểm nhấn không gian và nói lên tầm quan trọng nhưng vẫn hoà mình vào không gian công nghiệp của khu vực.

Màu sắc sử dụng nhẹ nhàng, sạch sẽ tạo cảm giác dễ chịu. Kết hợp với cách phối màu với những mảng màu đơn giản, mạnh mẽ, thể hiện sự mới lạ, tươi trẻ và sư vận động cùng xã hội.

Các công năng chính bao gồm:

+ Tầng hầm: Để xe và không gian kỹ thuật

+ Tầng 1: Bố trí căn hộ có diện tích 62 m2, sảnh chính, phòng sinh hoạt cộng đồng và các phòng kỹ thuật

+ Tầng 2-9: Bố trí các căn hộ có diện tích từ 50 đến 70 m2

+ Tầng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật thang máy, tum thang

Khác với khu nhà ở công nhân, khu nhà liền kề được liên kết với nhau với khối kiến trúc riêng biệt, nhịp điệu kiến trúc hài hòa hòa vào tổng thể cảnh quan của dự án. Hình thức được thiết kế hiện đại, công năng linh hoạt theo từng tầng, linh hoạt với các nhu cầu khác nhau của cư dân

Các công năng chính của khu nhà liền kề bao gồm:

+ Tầng 1: Không gian để xe

+ Tầng 2: Không gian đa năng

+ Tầng 3: Không gian bếp + phòng khách

+ Tầng 4-6: Không gian các phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung

Các công trình Nhà văn hóa, Trạm y tế, Trường học liên cấp cũng được được bố trí theo lỗi kiến trúc hiện đại, tối ưu diên tích khu đất, đảm bảo không gian cây xanh, cảnh quan phù hợp với tổng thể công trình. Mặt bằng được thiết kế có đủ lối đi, hành lang đẻ dễ dàng trong việc vận hành và hoạt động.

 Căn 3PN Khu nhà ở xã hội Yên Phong

Về giá thành

Với quy mô mỗi căn từ 2 – 3 phòng ngủ, giá bán bình quân đễ bao gồm thuế VAT và chi phí bảo chì vào khoảng từ 15tr/m2 đến 16.5tr/m2.

Giá cho thuê bình quên cũng chỉ rơi vào khoảng 81.000đ/m2/tháng đến 85.000đ/m2/tháng đã bao gồm cả chi phí bảo trì của Dự án

Về khả năng tiếp cận của Dự án

Phối cảnh tổng thể Nhà ở xã hội Yên Phong
  • Giá cả phù hợp: Mục tiêu chính của Dự án nhà ở xã hội là cung cấp nhà ở cho những người dân hoặc người lao động có thu nhập thấp hoặc trung bình với giá cả phải chăng. Do đó, khả năng tiếp cận giúp cho những người có tài chính hạn chế có thể sở hữu một căn hộ thoải mái và an toàn.
  • Hỗ trợ từ Chính phủ: Dự án nhà ở xã hội Yên Phong – Bắc Ninh được hỗ trợ vay tới 70% giá trị căn hộ. Điều này giúp giảm thiểu chi phí xây dựng và giá bán và cho thuê, từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho người dân có thể tiếp cận và sở hữu nền nhà.
  • Các tiện ích xung quanh: Vị trí của các dự án căn hộ xã hội thường được lựa chọn gần các tiện ích cơ bản như trường học, bệnh viện, công viên, chợ và giao thông công cộng. Việc có mọi thứ gần kề giúp người dân tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống hàng ngày.
  • Hạ tầng và dịch vụ chất lượng: Căn hộ xã hội thường được xây dựng với mục tiêu cung cấp một môi trường sống tốt cho cư dân. Do đó, các dự án này thường có hạ tầng và dịch vụ chất lượng như hệ thống an ninh, bể bơi, phòng tập thể dục và khu vui chơi trẻ em. Những tiện ích này cung cấp sự tiêện nghi và thoải mái cho cư dân.
  • Hỗ trợ xã hội: Các dự án căn hộ xã hội thường mang lại lợi ích xã hội cho cộng đồng, như tạo ra việc làm, cải thiện môi trường sống và tạo điều kiêện cho người dân có thu nhập thấp tiếp cận nhà ở tốt hơn. Điều này giúp xây dựng một cộng đồng sẻ chia và phát triển bền vững.

Hy vọng với bài chia sẻ hôm nay của LPC sẽ giúp mọi người có cái nhìn tốt hơn về dễ tiếp cận hơn với một loại hình dự án chắc chắn sẽ là xu hướng trong những năm tới

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

NHÀ Ở XÃ HỘI VÀ XU HƯỚNG BẤT ĐỘNG SẢN NĂM 2023

Nhà ở xã hội được phát triển với mục đích nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở cho người dân có thu nhập thấp và đảm bảo sự phát triển bền vững cho cộng đồng. Trong những năm gần đây, xu hướng nhà ở xã hội và nhu cầu tìm mua nhà giá rẻ đang tặng mạnh. Vì vậy năm 2023 hứa hẹn sẽ là nhiều đổi mới tích cực với loại hình đầu tư này. Cùng LPC tham khảo thêm nhé

Nhà ở xã hội – Khái niệm và ý nghĩa vốn có

Nhà ở xã hội Yên Phong - Bắc Ninh

Nhà ở xã hội là một dạng nhà ở được xây dựng hoặc cung cấp cho đối tượng cho thu nhập nhấp, trung bình hoặc khó khăn đảm bảo điều kiện sống tốt hơn. Hầu hết các công trình nhà ở xã hội thường được xây dựng tại các khu công nghiệp lớn – nơi tập trung đông đảo công nhân và người lao động. Nhà ở xã hội cũng là phần quan trọng trong chính sách xã hội và phát triển bền vững của đất nước, đảm bảo mọi người đều có cơ hội tiếp cận đến với những dịch vụ cơ bản như nhà ở, giáo dục, y tế và việc làm.

Xu hướng bất động sản năm 2023 – Sự kết hợp tích cực

Xu hướng xanh hóa lên ngôi

xu hướng bất động sản xanh - nhà ở xã hội

Sau đại dịch Covid – 19 vừa qua, việc đề cao xu hướng sống xanh và lựa chọn các công trình kiến trúc xanh được nhiều quan tâm hơn cả. Các Dự án nhà ở, chung cư đều tập trung khai tác tối đa các hạng mục cây xanh, hồ nước tạo môi trường sống trong lành. Tuy nhiên xét tính thương mại thì những công trình đáp ứng đầy đủ tiêu chuẩn như vậy thường có mức giá không hề rẻ.

Những người có thu nhập trung bình hoặc thấp sẽ khó có khả năng để chi trả cho căn hộ theo xu hướng xanh này. Trong khi đó, hiện nay mô hình nhà ở xã hội thường lựa chọn để xây dựng kèm với công việc, hồ nước và đầy đủ tiện ích nhưng vẫn có mức giá được hỗ trợ từ Nhà nước nên việc sở hữu một căn hộ nhà ở xã hội là không hề khó.

Xem thêm: Sàn phẳng Ubot – Giải pháp vật liệu xanh cho xây dựng

Xu hướng nhà ở xã hội bùng nổ

Trong năm 2023, bất động sản nhà và chung cư được dự báo sẽ phục hồi, nhu cầu tìm kiếm nhà ở vừa túi tiền đang là ưu tiên hàng đầu của mỗi hỗ gia đình. Nhà nước đã có những động thái vô cùng tích cực trong việc xây dựng đề án “Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021 – 2030”, giới chuyên gia cũng kỳ vọng năm 2023 sẽ là thời điểm tốt nhất để phân khúc này trở lại.

Việc Nhà nước tăng mạnh nguồn cung nhà ở xã họi những năm tới đây sẽ giúp những người dân có thu nhập thấp – công nhân tại các khu công nghiệp giải quyết vấn đề về nhà ở cũng như đón nhận những dịch vụ tiện ích phục vụ cuộc sống.

Xu hướng công nghệ hóa

Phần mềm protech dành cho bất động sản

Hiện nay, Proptech – công nghệ bất động sản được xem như bước tiến hoàn toàn mới cho thị trường bất động sản. Proptech bao gồm sự kết hợp giữa ngành bất động sản và các giải pháp công nghệ, như trí tuệ nhân tạo (AI), thực tế ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), dự đoán dữ liệu, Internet of Things (IoT), blockchain và nhiều công nghệ khác.

Từ năm 2021 đến đầu nưm 2022 đã có ít nhất 5 start-up đã công bố các vòng gọi vốn mới, có thêt thu hút khoảng 500 triệu USD vốn đầu tư.

Năm 2023 là một năm bùng nổ của công nghệ nói chung và proptech, hứa hẹn là một năm phát triển khi vấn đề về dòng vốn và pháp lý được tháo gỡ

Xu hướng thuê nhà mới

Với nhu cầu ngày càng cao của người thuê nhà, áp lực cạnh tranh của người cho thuê càng gia tăng, không chỉ dừng lại ở giá thuê mà còn bao gồm các tiện ích đi kèm

Những căn hộ cũ không còn đáp ứng tốt được nhu cầu về tiện ích này đỏi hỏi các căn hộ mới phải nâng cao các tính năng về tiện ích sử dụng.

Hiện nay các Dự án nhà ở xã hội đều được xây dựng để phục vụ đầy đủ nhu cầu tiện ích của người lao động, giúp người cho thuê hoặc người mua có trải nghiệm tốt nhất trong môi trường sống. Ví dụ như trung tâm thương mại, trạm y tế, hay dịch vụ rèn luyện sức khỏe đều là những tiện ích được CDT quan tâm khi xây dựng các chung cư nhà ở xã hội hiện nay

Xu hướng chủ đầu tư chuyển sang nhận thầu xây dựng

Nhà ở xã hội Cát Tường Smart City

Việc lựa chọn mua đất để bán sản phẩm thu lãi đã mang lại khá nhiều rủi ro về tài chính cho các chủ đầu tư trong thời gian vừa qua. Vì vậy hình thức chuyển sang nhận thầu xây dựng đang đang các CDT ưu tiên.

Vì vậy nhà thầu xây dựng nhận các dự án nhà ở xã hội sẽ yên tâm hơn nhiều khi có sự đảm bảo và hỗ trợ từ Chính phủ. Theo đó thì loại hình nhà giá rẻ chắc chắn sẽ là xu hướng tất yếu năm 2023 cho cả người mua và người làm xây dựng

Theo chính sách của nhà nước, khi mua nhà ở xã hội sẽ được hỗ trợ vay vốn tới lãi suất thấp (8,2%/năm đến ngày 30/06) trong gói tín dụng 120 tỷ do Nhà nước hỗ trợ. Thời hạn được vay tiền mua nhà ở giá rẻ này cũng khá dài, từ 15  – 25 năm đủ cho người mua trả dần khoản nợ mà không bị áp lực kinh tế.

Cùng với sự hỗ trợ của chính phủ và sức mạnh tiềm năng của doanh nghiệp trong ngành, chúng ta cũng kỳ vọng nhiều đối với vốn đầu tư FDI và xu hướng M&A sẽ tạo ra cơ hội thay máy cho thị trường bất động sản năm 2023 và những năm tiếp theo

Nhà ở xã hội chưa bao giờ là hết hot. Vậy theo bạn những định trên có đúng hay không? Cùng chia sẻ thông tin với LPC nhé.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Tiêu chuẩn nghiệm thu công tác bê tông và bảo dưỡng sàn phẳng đúng cách

Công tác bê tông trong thi công sàn xây dựng nói chung hay thi công giải pháp sàn phẳng không dầm nói riêng là một bước có vai trò vô cùng quan trọng. Công tác bê tông không chỉ đảm bảo độ cứng và độ bền cho công trình mà còn chịu vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự đồng nhất trong kết cấu, khả năng chịu tải cũng như mức độ an toàn và tiện ích của công trình.

Giải pháp sàn phẳng Ubot không còn là khái niệm xa lạ với các kỹ sư – các đơn vị thầu thi công với mức độ tiện ích và khả thi khi có thể ứng dụng với nhiều loại quy mô công trình khác nhau và hiệu quả kinh tế được chứng minh rõ rệt.

Với kinh nghiệm triển khai và hướng dẫn thi công nhiều dự án sàn phẳng không dầm. Hãy cùng LPC tìm hiểu về tiêu chuẩn nghiệm thu công tác bê tông và bảo dưỡng sàn phẳng sao cho đúng cách nhé

Yêu cầu và quy định chung về công tác bê tông

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9340:2012 là tiêu chuẩn được áp dụng trong công tác bê tông. Việc đổ bê tông sàn chỉ được thực hiện sau khi công tác cốp pha và cốt thép đã được kiểm tra và chấp nhận theo quy định và tiêu chuẩn.

công tác bê tông trong sàn phẳng không dầm

Căn cứ vào quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình, hỗn hợp bê tông phải được thiết kế cấp phối và cấp phối sử dụng dựa trên các thông số thí nghiệm như cường độ chịu nén, trị số co ngót, độ sụt, thời gian ninh kết, độ chảy xòe… Đặc biệt, cần xác định thời gian cần thiết để độ sụt giảm từ giá trị thiết kế xuống còn 6 – 8 cm. Theo quy định của điều 1.3 và 1.4 thì thời gian này được tính từ khi hoàn thành lớp 1 đến khi bắt đầu đổ lớp 2.

Công tác bê tông trong sàn phẳng không dầm được thi công theo hai lớp. Lớp bê tông 1 phải có đột sụt đảm bảo bê tông kín ở phần dưới đáy hộp khi đầm ở vùng đầm chìm.

Lớp bê tông 2 được thi công khi lớp bê tông 1 đã có lực bám dính vào hộp nhựa, những vẫn đáp ứng được Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995 và TCVN 9340:2012.

Công tác đổ bê tông dầm sàn

Đối với bê tông trộn tay thì nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Cát và đá phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7570:2006. Cốt liệu cho bê tông và vữa cũng phải đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật và xi măng đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260:1997.

Tại LPC, các kỹ sư được đào tạo kỹ năng hiện trường, có kỹ năng xử lý chuyên môn cao nên luôn đảm bảo các công trình và công tác bê tông được đảm bảo đúng kỹ thuật

Công tác đổ bê tông dầm sàn là một trong những giai đoạn quan trọng trong công tác thi công giải pháp sàn phẳng không dầm. Thiết bị đầm bê thông lớp 1 cần được lựa cọn có kích thước phù hợp để đảm bảo hiệu quả đổ bê tông tại dầm chìm và phần bê tông lớp dưới đáy hộp. Có thể sử dụng đầm dùi hoặc đàm bàn cho lớp bê tông trên để đảm bảo hiệu quả.

Quy trình đổ bê tông sàn phẳng không dầm

Đổ bê tông sử dụng bơm cần

  • Vệ sinh, thổi rửa sàn
  • Chọn vị trí đặt bơm để thuận tiện nhất cho việc xoay cần
  • Ống bơm được giữa thẳng đứng. Miệng ống cao không quá 50cm so với mặt hộp, Miệng ống bơm có thể gắn thêm đoạn ống mềm để hạn chế tốc độ bê tông
  • Lớp 1: Tốc độ bơm chậm để tránh bê tông bị dồn nhiều vào 1 vị trí và xô lệch hộp

Di chuyển ống bơm theo hình zíc zắc, 2 – 3 hàng hộp 1 lần di chuyển

  • Đổ bê tông và các khe hộp một lượng bê tông vừa đủ sao cho lượng bê tông sau khi đầm song đủ để trám vào phần chân hộp tạo thành hệ lắp miệng hộp.
  • Mỗi ống bơm có hai đầm đi theo, đầm đủ 4 cạnh của hộp. Thời gian đầm khoảng 5 – 7 giây, đầm kỹ đủ các góc hộp để khi bê tông được chèn vào chân hộp thành khối đặc, lưu ý không đầm quá lâu tại một vị trí dẫn tới bị đẩy nổi
Công tác bê trong trong sàn phẳng không dầm
  • Sau khi bề mặt bê tông lớp 1 se lại, tiến hành đổ hớp 2. Thời gian giữa lớp 1 và lớp 2 phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và cách tổ chức thi công. Lưu ý lớp 2 không cần đầm quá kĩ,chỉ đầm kéo trên bề mặt, tránh đầm sâu lại lớp 1.
  • Hoàn thiện bề mặt, lưu ý các vị trí hạ cốt sàn

Đổ bê tông sử dụng bơm tĩnh

  • Gia cố tại các điểm tiếp xúc giữa bơm và sàn bằng bán gỗ, tấm thép, hoặc lốp oto …tránh vỡ hộp khi bơm giật và di chuyển bơm
  • Bơm tại các vị trí không có hộp trước: mũ cột, dầm, vách, khe hộp… Sau đó dùng đầm để đầm đuổi bê tông ra các vị trí hộp. Phối hợp nhịp nhàng giữa bơm và đầm Tốc độ bơm vừa phải, không cần đổ quá nhiều vào một chỗ khi chưa kịp đầm. Sau đó thu dần ống bơm cho các phần phía sau 
  • Bê tông được đổ vào các khe hộp. Lượng bê tông không được phủ kín mặt hộp để tránh hiện tượng đẩy nổi và để kiểm soát tốt các vị trí đầm. Lưu ý: 

+ Ống bơm dịch chuyển tới đâu đầm ngay tới đó để đẩy bê tông ra các vị trí xa

+ Đầm đủ để bê tông tràn kính chân hộp Ubot, đầm kỹ quá sẽ đẩy nổi hộp

+ Đầm đủ các vị trí xung quanh hộp.

  • Đổ tới cốt thiết kế, dùng cào để cào bê tông đầm nhẹ, đầm bề mặt và làm công tác hoàn thiện.

Xem thêm: Quy trình đổ bê tông trong giải pháp sàn phẳng không dầm

Bảo dưỡng công tác bê tông như thế nào để đảm bảo hiệu quả

Bảo dưỡng bên tông trong giải pháp sàn phẳng không dầm cũng tương tự như bê tông tươi bình thường. Tuy nhiên, cán bộ thi công cần chú ý những lưu ý sau:

  • Bê tông sử dụng được thiết kế có độ sụt 16+- 2cm với bơm cần, và 18+-2cm với bơm tĩnh cốt liệu đá 1×2. Những loại bê tông này có độ sụt lớn và cường độ cao, do đó chúng ta cần đặc biệt chú ý trong quá trình bảo dưỡng
  • Hạn chế sử dụng phụ gia hóa dẻo R3/R7. Nếu phải dùng loại phụ gia này phải có quy định bảo dưỡng chặt chẽ tránh hiện tượng nứt do co ngót. Do sàn rỗng và chiều dày sàn lớn nên việc thủy hóa bê tông sẽ diễn ra lâu hơn. Vì vậy quá trình bảo dưỡng bê tông phải luôn đảm bảo tiêu chuẩn
  • Để giảm hiện tượng nứt ngang bề mặt sàn, có thể hạ thấp hàm lượng xi măng trong hỗn hợp bê tông và nếu có thể tránh sử dụng bê tông có cường độ ban đầu cao
  • Tiến hành dưỡng hộ ngay sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông, công tác dưỡng hộ phải được thực hiện ít nhất trong 7 ngày liên tục
  • Các tầng giáo chống sàn phải đảm bảo theo tiêu chuẩn. Khi đỏ bê tông tầng trên phải đảm bảo tối thiểu 02 tầng giáo tránh xảy ra hiện tượng tải trọng thi công lơn hơn tải trọng thiết kế.

Mạch ngừng thi công trong sàn phẳng không dầm

Mạch ngừng thi công trong công tác bê tông được thiết kế để chia mặt bằng thành các phân đoạn có diện tích phù hợp với khả năng thi công và giới hạn tác động co ngót của bê tông.

Kích thước mỗi phân đoạn thi công không vượt quá 40m và diện tích không quá 1200m2. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả trong quá trình thi công công tác bê tông đạt hiệu quả.

Khi đổ bê tông trên diện tính lớn cần tính toán vùng đổ sao cho giáp nối giữa các vùng trong cùng đợt đổ không bị trường hợp “vùng bê tông đổ trước đã bắt đầu ninh kết (bê tông bắt đầu khô) nhưng vùng bê tông đổ sau chưa đổ đến kịp”. Điều này phụ thuộc rất lớn vào hướng đổ bê tông và phân chia vùng đổ bê tông trong cùng đợt.

Trong trường hợp đổ sàn bằng nhiều bơm phải sắp xếp bơm và hướng đổ bê tông hợp lý, nếu diện tích sàn quá lớn tùy theo tình hình có thể phân chia mạch ngừng đổ bê tông. Thời gian chờ giáp mối của vùng đổ không nên vượt quá 60 phút và còn tùy thuộc vào thời tiết khi đổ bê tông.

Công tác bê tông đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng của các công trình. Đảm bảo tính bền vững, an toàn và tiện ích của các công trình xây dựng.

Việc lựa chọn đơn vị tư vấn và hướng dẫn thi công có kinh nghiệm trong triển khai sàn phẳng không dầm và triển khai các giai đoạn trong công tác bê tông sẽ giúp CDT tối ưu chi phí, hiệu quả kinh tế cũng như tối đa hiệu năng của công trình.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Nhìn lại xu hướng kiến trúc được dự đoán sẽ “lên ngôi” năm 2023

Kiến trúc là ngành nghề hoặc lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến việc thiết kế, xây dựng vào tạo nên các công trình. Không chỉ đơn thuần là việc xây dựng các công trình mà còn bao gồm cả quá trình thiết kế và lên ý tưởng cho công trình đó. Ngành kiến trúc đòi hỏi kiến thức về khoa học, nghệ thuật, công nghệ và quản lý.

Xu hướng kiến trúc phản ánh sự phát triển của xã hội, công nghệ môi trường và ý thức con người. Do vậy xu hướng kiến trúc luôn là những ý tưởng được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Cùng LPC nhìn lại xu hướng kiến trúc được “dự đoán” sẽ lên ngôi năm 2023 nhé

1. Kiến trúc in 3D

lpc-kien-truc-in-3D

Kiến trúc in 3D đã dần trở thành một hình thức cư trú đáng tin cậy trong vài năm qua và thấy rõ nhất vào thời điểm năm 2023. Các vật liệu như đất sét, bê tông hay nhựa được công nghệ in 3D “ép đùn” ở trạng thái lỏng và “đông cứng” thành sản phẩm cuối cùng theo bản vẽ thiết kế. Đó là một kỹ thuật đơn giản, hiệu quả, tiết kiệm và khéo léo giúp giảm nguy cơ sai sót và cũng tiết kiệm rất nhiều thời gian.

In 3D loại bỏ rất nhiều bước đơn điệu trong quá trình xây dựng và đơn giản hóa nó. Công ty khởi nghiệp Azure có trụ sở tại Los Angeles đang in 3D những ngôi nhà nhỏ lắp ghép bằng nhựa tái chế! Các cấu trúc hiện đại và tương lai có tường kính, hệ thống chiếu sáng âm trần, cửa bỏ túi và có thể in trong vòng 20 giờ.

2. Tiny(ier) Home

lpc-kien-truc-tinyhouse

Những ngôi nhà nhỏ là những căn hộ ở với quy mô nhỏ. Sống trong Tiny Home là sự lựa chọn của những người dùng mong muốn một căn hộ nhỏ với không gian được thiết kế thông minh cùng các công nghệ tiên tiến và thiết kế độc đáo. Những ngôi nhà nhỏ là sự lựa chọn lý tưởng với ưu điểm: chi phí thấp, tinh gọn, thi công ngắn ngày với nhiều chức năng chất lượng cao.

Chúng hoàn toàn có thể di động và được xây dựng ở nhiều nơi: trong phố, ngoài rừng, bên cánh đồng hay kề bờ suối… Ngôi nhà Nhỏ đôi khi không cần sử dụng mạng lưới điện thành phố mà có thể sử dụng năng lượng từ mặt trời, gió nhờ thiết kế thân thiện môi trường. Những ngôi nhà này thường được ưa chuộng bởi các hộ gia đình nhỏ, giữa một nhóm người cùng chí hướng hoặc đơn giản là hai người bạn thân muốn tụ họp dưỡng già.

3. Kiến trúc Biophilic

lpc-kien-truc-Biophilic

Biophilic Design (Thiết kế ưa sinh học) về bản chất không chỉ là đưa cây xanh vào không gian mà còn là tái hiện cảm giác thiên nhiên ngay trong ngôi nhà, kết nối không chỉ về thị giác mà còn là xúc giác, thính giác, vị giác và khứu giác về môi trường tự nhiên. Tất cả điều đó giúp chữa lành cho con người và đưa con người trở về đúng với bản chất là một sinh vật, mà sinh vật thì cần hệ sinh thái.

Đó là một cách tiếp cận kiến trúc nhằm tìm cách kết nối con người với thiên nhiên, với những tòa nhà mà chúng ta cư trú. Thiết kế sinh học là đặc điểm quan trọng giúp ngôi nhà có được lượng ánh sáng tự nhiên dồi dào và nhiều cây xanh. 

4. Những ngôi nhà được ốp bằng gỗ cacbon hóa (Charred Timber)

Kỹ thuật gỗ carbon hóa được nhắc tới ở đây với tên gọi là Shou Sugi Ban – một cách xử lý gỗ của Nhật Bản đã tồn tại hơn 300 năm, được phát triển trên đảo Naoshima nhằm chống lại sự phá hủy gỗ do tác động của gió, nước biển.

Tấm ốp gỗ cacbon hóa là một loại vật liệu cực kỳ bền và đàn hồi – nó có thể chống cháy, xua đuổi côn trùng và có thể trở nên không thấm nước thông qua quá trình cacbon hóa.

5. Prefabricated Architecture

lpc-kien-truc-nha-cacbon-hoa

Nhà Prefab-Prefabricated building-tiền chế, gọi tắt là Nhà Prefab như một bộ lego khổng lồ, có thể lắp ráp, hoàn thiện, bảo dưỡng, di dời nhanh chóng, dễ dàng. Nhà Prefab có thể xây dựng trên những khu vực đầm lầy hoặc sông nước. Mô hình này chi phí xây dựng thấp, tận dụng nguyên vật liệu tại chỗ và khá bền vững trong mưa bão, phù hợp với nhà ở khu vực nông thôn, vùng ngoại thành.

Kỹ thuật xây dựng nhà lắp ghép cũng đảm bảo rằng các dự án vẫn bền vững và linh hoạt hơn. Nó cũng giúp giải quyết các vấn đề thiếu lao động ở một số quốc gia.

6. Công trình nhà nổi trên mặt nước

lpc-kien-truc-nha-noi-tren-mat-nuoc

Nhà nổi hay còn được biết đến là nhà thuyền hay nhà bè, là ngôi nhà về cơ bản sẽ giống như những căn nhà truyền thống, nhưng khác biệt ở chỗ ngôi nhà này hoàn toàn nổi trên mặt nước. Cấu tạo của ngôi nhà được chia làm 2 phần, phần nổi trên mặt nước và phần chìm bên dưới. Phần nhà nổi sẽ cần chú trọng đến việc lựa chọn vật liệu sử dụng như gỗ, tôn, nhựa,… Phía dưới nền nhà được thiết kế một miếng phao, một miếng xốp dày, cứng để có thể giảm được áp lực của căn nhà lên mặt nước, giúp căn nhà không bị chìm.

7. Kết cấu bê tông thô mộc

LPC-can-ho-toi-gian-amber-2

Kiến trúc thô mộc về cơ bản tập trung vào các cấu trúc nặng nề và trông gần như ‘thô’ như cái tên biểu thị, nhưng vẫn giữ một đặc tính điêu khắc cho chính ngôi nhà. Những cấu trúc tạo nên hình dạng và bố cục sáng-tối, điều đó thêm vào yếu tố thoải mái cho vẻ ngoài đồ sộ và nguyên khối của chúng.

8. Kiến trúc bền vững

Kiến trúc bền vững còn được gọi là kiến trúc xanh hay kiến trúc môi trường. Đây là thuật ngữ chung dùng chỉ những tòa nhà được thiết kế để hạn chế tác động của con người đối với môi trường tự nhiên.

Trong nỗ lực kết hợp tính bền vững với kiến trúc, các kiến trúc sư đã hướng tới việc thiết kế những ngôi nhà thực sự bền vững chứ không chỉ đơn giản là phủ xanh. Những ngôi nhà có kiến trúc nhằm mục đích kết hợp hài hòa với thiên nhiên, tồn tại với thiên nhiên trong hòa bình và cho phép chúng ta sống cân bằng với môi trường, giảm lượng khí thải carbon và khuyến khích một lối sống bền vững và trong lành. 

9. Nhà Container vận chuyển

Nhà container là một cấu trúc nhà ở được làm từ các container vận chuyển tái chế như: container lưu trữ hoặc container chở hàng. Những hộp thép này thường có hai kích thước: 20 feet x 8 feet hoặc 40 feet x 8 feet có thể được lắp ráp để tạo ra một không gian sống lâu dài hoặc di động.

Các container vận chuyển thường được làm sạch, gia cố và kết nối để tạo thành khung cho ngôi nhà. Sau đó, nó được trang bị hệ thống ống nước, điện và tất cả những tiện nghi hiện đại khác mà một ngôi nhà cần có.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Nguồn: kienviet.net

Tính toán kiểm tra vết nứt theo TCVN 5574:2018

Tính toán kiểm tra vết nứt trong xây dựng làm một quá trình quan trọng để đảm bảo tính chính xác và độ an toàn của công trình. Khi xây dựng, việc phát hiện và đánh giá vết nứt đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và khả năng chịu tải trong các cấu trúc.

Trong bài viết này, LPC sẽ hướng dẫn tính toán kiểm tra vết nứt theo TCVN 5574:2018 để bạn hiểu tầm quan trọng của tính toán kiểm tra vết nứt trong thiết kế.

Tính toán kiểm tra vết nứt theo TCVN 5574:2018

1. Thông số đầu vào khi tính toán kiểm tra vết nứt

Khi tính toán kiểm tra vết nứt, thông số đầu vào chiếm vai trò quan trọng để kỹ sư có thể tính toán chính xác nhất. Bao gồm:

  • Vật liệu:
    • Bê tông:
      • Cấp cường độ B.
      • Cường độ chịu nén dọc trục tính toán của bê tông Rb.
      • Cường độ chịu nén dọc trục tính toán của bê tông đối với các trạng thái giới hạn thứ hai Rb,ser.
      • Cường độ chịu kéo dọc trục tính toán của bê tông đối với các trạng thái giới hạn thứ hai Rbt,ser.
      • Mô đun đàn hồi của bê tông : Eb
    • Cốt thép:
      • Mác thép: CB300-V, CB400-V
      • Cường độ chịu kéo tính toán của cốt thép Rs.
      • Cường độ chịu nén tính toán của cốt thép Rsc.
      • Mô đun đàn hồi của bê tông : Es
  • Kích thước tiết diện:
    • Tiết diện chữ nhật b * h
    • Chiều dày lớp bê tông bảo vệ vùng kéo a, vùng nén a’ (đến trọng tâm cốt thép).
    • Chiều cao tính toán của tiết diện: ho=h-a
    • Đường kính cốt thép : ds
    • Diện tích cốt thép vùng kéo : As
    • Diện tích cốt thép vùng nén : A’s
    • Hệ số quy đổi cốt thép về bê tông : α=Es/Eb
    • Hàm lượng cốt thép : μs=As/bho ; μ’s=A’s/bho
  • Nội lực :
    • Mômen do tải trọng thường xuyên và tạm thời (dài hạn và ngắn hạn) : Mnh
    • Mômen do tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạnMdh

2. Tính toán kiểm tra vết nứt

2.1. Kiểm tra khả năng chống nứt của cấu kiện BTCT

  • Điều kiện (1):M ≤ Mcrc
    • M : Mô men uốn do ngoại lực đối với trục vuông góc với mặt phẳng tác dụng của mô men uốn. (M=Mnh)
    • Mcrc : Mô men uốn do tiết diện thẳng góc của cấu kiện chịu khi hình thành vết nứt (Khả năng chống nứt của cấu kiện)
    • Nếu điều kiện (1) thỏa mãn => Cấu kiện không bị nứt, ngược lại cần tính toán kiểm tra vết nứt – bề rộng vết nứt. 
M_{crc}= W_{pl}R_{bt,ser}
    • W_{pl} : Mô men kháng uốn dẻo đối với thớ kéo
W_{pl}=1.3W_{red}
    • W_{red} : Mô men kháng uốn đàn hồi của tiết diện quy đổi theo vùng chịu kéo của tiết diện.
W_{red}=\frac{I_{red}}{y_{t}}
    • I_{red} : Mô men quán tính của tiết diện quy đổi của cấu kiện đối với trọng tâm của nó.
I_{red}=I+\alpha I_{s}+\alpha I'_{s}
    • I, Is, I’s : Mô men quán tính lần lượt của tiết diện bê tông, của tiết diện cốt thép chịu kéo và của cốt thép chịu nén.
    • yt : Khoảng cách từ thớ bê tông chịu kéo nhiều nhất đến trọng tâm tiết diện quy đổi của cấu kiện.
y_{t}=\frac{S_{t,red}}{A_{red}}
    • A_{red} : Diện tích của tiết diện ngang quy đổi của cấu kiện.
A_{red}=A+\alpha A_{_{s}}+\alpha A'_{s}
    • A, As, A’s : Diện tích tiết diện ngang lần lượt của bê tông, của cốt thép chịu kéo và của cốt thép chịu nén.
    •  : Mô men tĩnh của diện tích tiết diện quy đổi của cấu kiện đối với thớ bê tông chịu kéo nhiều hơn.

2.2. Tính toán chiều rộng vết nứt thẳng góc với trục dọc cấu kiện

  • Chiều rộng vết nứt thẳng góc acrc,i  được xác định theo công thức:
a_{crc,i}=\varphi _{1}\varphi _{2}\varphi _{3}\psi _{s}\frac{\sigma _{s}}{E_{s}}L_{s}
  •  : Chiều rộng vết nứt do tác dụng dài hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn.
  •  : Chiều rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời.
  •  : Chiều rộng vết nứt do tác dụng ngắn hạn của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn.
  • φ1 : Hệ số, kể đến thời hạn tác dụng của tải trọng, lấy bằng :
    • 1.0 : Khi có tác dụng ngắn hạn của tải trọng.
    • 1.4 : Khi có tác dụng dài hạn của tải trọng.
  • φ2 : Hệ số, kể đến loại hình dạng bề mặt của cốt thép dọc, lấy bằng:
    • 0.5 : Đối với cốt thép có gân và cáp.
    • 0.8 : Đối với cốt thép trơn.
  • φ3 : Hệ số, kể đến đặc điểm chịu lực, lấy bằng:
    • 1.0 : Đối với cấu kiện chịu uốn và chịu nén lệch tâm.
    • 1.2 : Đối với cấu kiện chịu kéo.
  • σs : ứng suất  trong cốt thép chịu kéo của cấu kiện chịu uốn
\sigma _{s}=\frac{M(h_{o}-y_{c})}{I_{red}}\alpha _{s1}
  • yc : Chiều cao vùng nén tiết diện ngang quy đổi
y_{c}=x_{m}=h_{o}\left ( \sqrt{\left (\mu _{s}\alpha _{s2}+\mu' _{s}\alpha _{s1}\right )^{2}+2(\mu _{s}\alpha _{s2}+\mu' _{s}\alpha _{s1}\frac{a'}{h_{o}})}-(\mu _{s}\alpha _{s2}+\mu' _{s}\alpha _{s1})\right )
  • αs1, αs2 : Các hệ số quy đổi cốt thép về bê tông. 8.2.3.3.8
\alpha _{s1}=\alpha _{s2}=\frac{E_{s}}{E_{b,red}}
  •  : Mô đun biến dạng quy đổi của bê tông chịu nén.
E_{b,red}=\frac{R_{b,ser}}{\varepsilon _{b1,red}}
  • εb1,red : Biến dạng tương đối của bê tông.
    • Khi có tác dụng ngắn hạn của tải trọng:
      • Đối với bê tông nặng, lấy bằng : 0.0015 
      • Đối với bê tông nhẹ, lấy bằng : 0.0022
    • Khi có tác dụng dài hạn của tải trọng :
      • Đối với bê tông nặng: lấy theo Bảng 9
Tính toán kiểm tra vết nứt
  • I,red : Mô men quán tính vùng chịu nén của tiết diện ngang quy đổi của bê tông.
I_{red}=I_{b}+I_{s}\alpha _{s2}+I'_{s}\alpha _{s1}
  •  : Mô men quán tính của diện tích tiết diện lần lượt của vùng bê tông chịu nén, của cốt thép chịu kéo và của cốt thép chịu nén đối với trọng tâm tiết diện ngang quy đổi không kể đến bê tông vùng chịu kéo.
 { \Psi }_{ s }=1-0.8\frac { { M }_{ crc } }{ M }
  •  : Khoảng cách cơ sở giữa các vết nứt thẳng góc kề nhau, Ls lấy không nhỏ hơn 10ds và 100 mm và không lớn hơn 40ds và 400 mm.
 { L }_{ s }=0.5\frac { { A }_{ bt } }{ { A }_{ s } } { d }_{ s }
  •  : Diện tích tiết diện bê tông chịu kéo, được xác định theo chiều cao vùng chịu kéo của bê tông xt.  Trong mọi trường hợp :2a ≤  A_{bt}  ≤ 0.5h
  •  : Diện tích tiết diện cốt thép chịu kéo.
  •  : Đường kính danh nghĩa của cốt thép.

2.3. Kiểm tra chiều rộng vết nứt khi tính toán kiểm tra vết nứt

Việc đánh giá chiều rộng vết nứt khi tính toán kiểm tra viết nứt cho phép các kỹ sư xác định mức độ tổn thương của vật liệu và cấu trúc xung quanh vết nứt. Điều này rất quan trọng để đảm bảo rằng vết nứt không vượt quá giới hạn chấp nhận được và không gây ảnh hưởng đáng kể đến tính toàn vẹn kết cấu của công trình.

  • Điều kiện kiểm tra: 
 a_{crc} \le a_{crc,u}
  •  : Chiều rộng vết nứt do tác dụng của ngoại lực.
  •  : Chiều rộng vết nứt giới hạn cho phép, Bảng 17
  • Kiểm tra chiều rộng vết nứt ngắn hạn do tải trọng thường xuyên và tạm thời:
 { a }_{ crc }^{ nh }\quad \le \quad \left[ { a }_{ crc }^{ nh } \right]
  •  { a }_{ crc }^{ nh } : Chiều rộng vết nứt ngắn hạn:  { a }_{ crc }^{ nh }= { a }_{ crc,1 }+{ a }_{ crc,2 }-{ a }_{ crc,3 }
  •  \left[ { a }_{ crc }^{ nh } \right]  : Chiều rộng vết nứt giới hạn cho phép ngắn hạn, Bảng 17.
  • Kiểm tra chiều rộng vết nứt dài hạn do tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn:
 { a }_{ crc }^{ dh }\quad \le \quad \left[ { a }_{ crc }^{ dh } \right]
  •  { a }_{ crc }^{ dh } : Chiều rộng vết nứt dài hạn:  { a }_{ crc }^{ dh }= { a }_{ crc,1 }
  •  \left[ { a }_{ crc }^{ dh } \right]  : Chiều rộng vết nứt giới hạn cho phép dài hạn, Bảng 17.
Chiều rộng vết nứt giới hạn

Quy trình tính toán kiểm tra vết nứt được thực hiện theo nhiều bước nhằm đảm bảo kết cấu công trình. Bên cạnh tính toán kiểm tra vết nứt, các kỹ sư cũng phải thực hiện thêm các nội dung tính toán khác. Hẹn gặp lại bạn trong bài viết tiếp theo với các nội dung khác nhé.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

SÀN DỰ ỨNG LỰC KẾT HỢP VỚI SÀN PHẲNG UBOT. LIỆU CÓ HIỆU QUẢ?

Sàn dự ứng lực là một trong những công nghệ thi công sàn mới và hiện đại nhất hiện nay với với ưu điểm có thể tối ưu tải trọng và khả năng vượt nhịp lớn. Giải pháp này cũng đang được nhiều CĐT và nhà thầu quan tâm và tin tưởng lựa chọn sử dụng. Cùng LPC tham khảo rõ hơn về sàn dự ứng lưc và khả năng kết hợp với sàn phẳng Ubot trong bài viết này nhé!

Sàn dự ứng lực là gì?

sàn dự ứng lực

Công nghệ sàn dự ứng lực là công nghệ kết cấu bê tông cốt thép kết hợp với sử dụng ứng lực trước và có cường độ cốt thép tăng hơn so với sàn bê tông thông thường. Ngoài hệ thống bê tông cốt thép cơ bản thì sàn dự ứng lực sử dụng hệ thống thép cường độ cao, khi kéo căng các sợi dây cáp tạo nên sức căng giúp giảm tới 80% tác động với trọng lượng bản thân sàn, tiết kiệm tối ưu lượng cốt thép cần sử dụng.

Công nghệ sàn dự ứng lực được phát minh từ một kỹ sư người Pháp là Eugene Freyssinet. Vào năm 1928, ông đã sử dụng các sợi thép có cường độ cao để nén bê tông.

Phân loại sàn dự ứng lực

Sàn dự ứng lực dựa vào các yếu tố cấu thành khác nhau mà chia ra làm 2 loại chính đó là: Sàn dự ứng lục có cáp dính và sàn dự ứng lực cáp không bám dính

Sàn dự ứng lực có cáp bám dính (bonded tendon)

Được làm chủ yếu từ cáp bám dính, nhờ tính đàn hồi cao của cáp cùng sự bám dính giữ bê tông với cáp, việc này tạo ra một biến dạng ngược vòm lên trên của kết cấu bê tông từ đó một lực cân bằng hướng lên sẽ được sinh ra khi sàn chịu trọng tải. Chính vì vậy những mặt sàn này sẽ có khả năng chịu được trọng tải gấp hai lần so với các sàn nhà làm từ bê tông thông thường.

Sàn dự ứng lực cáp không bám dính (unbonded)

Kết cấu của loại sàn này được uốn vòm ngược lên khi làm việc, cáp được bao quanh bởi polyethylene và một lớp bôi trơn. Với sàn dự ứng lực cáp không bám dính thì phải đạt tiêu chuản ứng suất thiết kế thì sàn mới chịu lực được.

Ưu và nhược điểm của sàn dự ứng lực

ưu điểm sàn dự ứng lực

Ưu điểm sàn dự ứng lực

Ứng dụng phổ biến trong nhiều loại công trình

Công nghệ sàn dự ứng lực đã được áp dụng trong nhiều loai hình công trinh khác nhau từ dân dụng tới xây dựng công nghiệp. Chủ yếu là các dự án lớn, nhà cao tầng hay nhà máy, nhà xưởng,…

Thi công nhanh

Thi công sàn dự ứng lực cần ít bê tông và vẫn đảm bảo đàn hồi và khả năng chịu tải của sàn  so với bê tông truyền thống. Từ đó việc tháo dỡ cốp pha cũng sẽ diễn ra nhanh hơn, các công trình sẽ được đẩy nhanh tiến độ nhưng nó vẫn đảm bảo kỹ thuật, mỹ thuật và chất lượng cho toàn bộ công trình.

Tối ưu hiệu quả kinh tế

Sử dụng sàn dự ứng lực giúp tiết kiệm chi phí xây dựng công trình hơn so với sử dụng bê tông truyền thống. Bởi vì kết cấu sàn bê tông và panel tiền chế chính đã được đúc trước vì thế giá thành của móng và sàn nhà đều giảm đi. Tối đa nhiều công trình cho thấy giá có thể giảm tới 40% so với thi công biện pháp truyền thống.

Vượt nhịp lớn

Khi giải pháp sàn phẳng Ubot kết hợp với giải pháp dự ứng lực sẽ cho khả năng vượt nhịp lên tới 22m mà vẫn đảm bảo chiều dày sàn không quá lớn.

Tăng độ cứng sàn

Sàn bê tông dự ứng lực tiết kiệm nguyên liệu khối lượng cốt thép nhưng đảm bảo chất lượng tốt gấp nhiều lần so với giải pháp thông thường. Lý do là bởi vì khi kết cấu lớn thì độ cứng khung sàn bê tông ứng lực sẽ nhỏ hơn dầm. Từ đó có thể giải thích khi bạn so sánh với độ cứng của bê tông truyền thống thì cao hơn rất nhiều.

Nhược điểm của sàn dự ứng lực

Bên cạnh những ưu điểm nổi bật được nhiều chủ đầu tư lựa chọn, việc thi công sàn dự ứng lực cũng có một số nhược điểm cần lưu ý:

  • Sàn bê tông dự ứng lực là một công nghệ khó vậy nên những nhà dân thông thường gần như không thể tiếp cận được công nghệ này trong xây dựng.
  • Cần có đội ngũ thi công chuyên nghiệp và có chuyên môn cao
  • Khó khăn trong quá trình cải tạo hoặc tu sửa sau này
  • Rung lắc, không có khả năng chống ồn, trong quá trình sử dụng

Ứng dựng của sàn dự ứng lực

Sàn dự ứng lực với ưu điểm là tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng đem lại tính thẩm mỹ cao đã được ứng dụng vào nhiều công trình khác nhau. Tại các thành phố lớn ở Việt Nam như Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh trong những năm qua đã áp dụng việc thiết kế sàn dự ứng lực một cách rộng rãi vào các khu trung cư cao tầng hay các công ty, văn phòng làm việc. Các tập đoàn lớn ứng dụng rộng rãi công nghệ này như Vincom, Sungroup, Sunshine Group..

sân vận động việt trì

Ngoài áp dụng đối với các tòa nhà cao tầng, loại sàn này cũng được áp dụng thành công cho các dự án công nghiệp và dân dụng như:

Công trình công nghiệp: nhà máy may công nghiệp ở Thái Bình, nhà máy ốp lát VINASTONE tại Phú Cát – Hà Tây…

Công trình dân dụng: Trường đại học Y Thái Nguyên, sân vận động Việt Trì-Phú Thọ…

Hướng dẫn thiết kế sàn dự ứng lực

thiết kế sàn dự ứng lực

Trong quá trình thiết kế sàn dự ứng lực chúng ta phải đảm bảo những yếu tố sau:

  • Thiết kế sàn dự ứng lực cho dự án

Sàn dự ứng lực được đánh giá là có hiệu qủa kinh tế với nhịp từ 6m đến 20m, tuy nhiên nó còn phụ thuộc vào dạng và phương án kết cấu và tải trọng tác dụng

  • Tính toán thiết kế

Lựa chọn cách bố trí mặt bằng: Bởi việc tổn hao trên chiều dài cáp là khác nhau nên ứng suất trước giảm dần từ phía đầu kéo cáp về đầu neo cáp. Nếu được cho phép thì có thể giảm chiều dài nhịp cuối cùng giúp đạt được sự cân bằng momen như ý đồ thiết kế. Sau khi đã bố trí vị trí của các cột và vách, bạn hãy dựa vào chiều dài nhịp,  hình thức kiến trúc hay các chức năng sử dụng dịch vụ và chi phí nguyên vật liệu có sẵn để lựa chọn loại loại sàn được sử dụng. Tuy nhiên, sàn phải được đáp ứng về độ bền và độ võng.

Lực ứng suất trước: được định nghĩa là lực kéo cáp tạo độ căng cho cáp. Thường thì đối với sàn sẽ được thiết kế lực kéo đạt <= 80% fpu.

Cáp ứng lực trước: phụ thuộc vào loại sàn thiết kế và hình dạng kích thước sàn mà ta sẽ lựa chọn cách bố trí cáp là khác nhau. Ví dụ với trường hợp đặc biệt cáp bố trí qua các lỗ nhỏ hơn 300mm thì chúng ta có thể bố trí bất kỳ nơi nào trên sàn cũng không ảnh hưởng đến sự làm việc của cáp, tuy nhiên đối với các trường hợp lớn hơn thì phải xem xét lại thật kỹ lưỡng.

  • Xác định chiều dày sàn, mũ cột, dầm

Những thông số này được thiết kế theo đúng các chỉ số đã được đặt ra trong xây dựng.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu trong xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những công trình vững chắc và an toàn. Đặc biệt trong giải pháp thiết kế kết cấu sàn phẳng không dầm – một giải pháp vật liệu công nghệ mới cần các đơn vị tính toán và triển khai có kinh nghiệm. Cùng LPC điểm danh 3 phần mềm thiết kế kết cấu phổ biến nhất được sử dụng trong thiết kế sàn phẳng không dầm

Tầm quan trọng của thiết kế kết cấu

thiết kế kết cấu trong xây dựng

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.

Trong quá trình thiết kế kết cấu, kiến trúc sư và kỹ sư kết cấu sẽ phân tích và đánh giá các yếu tố như tải trọng, khả năng chịu tải, độ bền vật liệu, độ cứng và tính ổn định của công trình. Dựa trên thông tin này, họ sẽ lựa chọn và áp dụng các phương pháp tính toán và mô phỏng để đưa ra các giải pháp kỹ thuật và cấu trúc tối ưu.

Thiết kế kết cấu được coi là một trong những giai đoạn quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực của công trình, đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng

Thiết kế kết cấu trong giải pháp sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm là một giải pháp không mới đối với các đơn vị thi công, đơn vị thiết kế hay các Chủ đầu tư. Thiết kế kết cấu trong sàn phẳng không dầm được đánh giá là yếu tố vô cùng quan trọng trọng các thao tác thực hiện kỹ thuật trong công trình. Một số yếu tố quan trọng cần xem xét trong thiết kế kết cấu của sàn phẳng không dầm như:

  • Tải trọng: Xác định tải trọng tác động lên sàn là một bước quan trọng trong thiết kế kết cấu. Tải trọng bao gồm tải trọng số riêng của sàn, tải trọng số phụ (như nội thất, người sử dụng), và tải trọng tạm thời (như tuyết, gió). Cần xác định và tính toán tải trọng tác động lên sàn để đảm bảo rằng kết cấu có thể chịu được mọi tải trọng này một cách an toàn.
  • Vật liệu: Các vật liệu thông dụng bao gồm bê tông, thép, gỗ, và composite. Mỗi vật liệu có tính chất và ưu điểm riêng, và cần đảm bảo rằng vật liệu được sử dụng có đủ độ cứng, độ bền và khả năng chịu tải để đáp ứng yêu cầu tải trọng của sàn.
  • Độ cứng: Sàn phẳng không dầm cần được thiết kế với độ cứng đủ để tránh các biến dạng không mong muốn và đảm bảo tính ổn định của kết cấu. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp có tải trọng phụ lớn hoặc trong các không gian có yêu cầu đặc biệt về độ cứng.
  • Tính khả thi kỹ thuật: Xem xét các hạn chế về không gian, chiều cao, khả năng chịu tải của vật liệu và phương pháp thi công để đảm bảo
  • Kỹ thuật chống cháy: Có thể bao gồm việc sử dụng vật liệu chịu lửa, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cách cách ly chống cháy và hệ thống thoát hiểm.
  • Thiết kế thẩm mỹ: Các yếu tố như hình dạng, màu sắc, bề mặt và họa tiết có thể được tính toán để tạo ra một không gian thẩm mỹ hài hòa và hấp dẫn.
  • Điều kiện môi trường: Trong quá trình thiết kế, cần xem xét các yếu tố môi trường như độ ẩm, nhiệt độ, tác động của môi trường hóa chất và môi trường mặn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn vật liệu và phương pháp thiết kế để đảm bảo tính ổn định và bền vững của kết cấu.
  • Quy định và tiêu chuẩn: Trong thiết kế kết cấu, luôn cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn xây dựng địa phương, quốc gia và quốc tế. Các tiêu chuẩn này bao gồm các quy định về tải trọng, an toàn, chống cháy và bảo vệ môi trường. Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn này là rất quan trọng để đảm bảo tính an toàn và pháp lý của kết cấu.

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

Top 3 phần mềm phổ biến dùng trong thiết kế kết cấu sàn phẳng không dầm

AutoCAD

Sử dụng phần mềm AutoCad trong thiết kế kết cấu

AutoCAD là tên viết tắt của cụm từ “Automatic Computer Aided Design”. Phần mềm này được Autodesk phát triển và ra mắt năm 1982 với tính năng chính là soạn thảo, thiết kế các bản vẽ 2D và 3D với sự trợ giúp của máy tính. Với công cụ này, người dùng có thể thực hiện các phép tính và tái hiện những ý tưởng của mình dưới dạng bản vẽ kỹ thuật với độ chính xác cần thiết. Vì vậy nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, xây dựng, công nghiệp…

Trong đời sống thực tế, AutoCAD chủ yếu dùng để phục vụ công việc của các kỹ sư, họa sĩ hoạt hình, quản lý dự án, kiến trúc sư… Kiến trúc và xây dựng: Với Autodesk AEC Collection, người dùng sẽ được cung cấp các công cụ CAD, BIM (công cụ mô hình thông tin xây dựng) cùng một gói những phần mềm xây dựng và thiết kế 3D. Từ đó cho phép các kỹ sư xây dựng tạo nên những mô hình, thiết kế trực quan, chính xác trong thiết kế kết cấu

Với bản vẽ thi công kết cấu nói chung và ứng dụng trong giải pháp sàn phẳng nói riêng, AutoCad là phần mềm thiết kế kết cấu không thể thiếu giúp các kĩ sư thể hiện bản vẽ với độ chính xác và tính hữ ích, thuận tiện của mình.

ETABS

ETABS là một phần mềm thiết kế kết cấu nhà cao tầng của hãng CSI. Vào những thập niên 90, khi máy tính để bàn chưa xuất hiện, một số nhà khoa học ở Đại học US Berkeley đã nghiên cứu ra thuật toán để tính toán nhà cao tầng và chạy trên máy tính lớn.

Dùng phần mềm Safe trong thiết kế kết cấu

Đây là một phần mềm dựa trên thuật toán phần tử hữu hạn, tuy nhiên có rất nhiều cải tiến đáng kể nhằm tăng tốc quá trình tính toán cũng như nhập số liệu dầu vào. Phần mềm được viết dựa trên ngôn ngữ Fortran, là một ngôn ngữ lâu đời nhưng rất hiệu quả trong các bài toán về thiết kế kết cấu. Khả năng xử lý số liệu là lớn bất kì.

Phương pháp phần tử hữu hạn là phương pháp phân tích kết cấu gần đúng bằng cách chia tách hệ kết cấu thành các phần tử đơn giản được định nghĩa trước. Etabs là phần mềm sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích kết cấu.

Phần mềm Etabs được sử dụng để phân tích kết cấu các công trình xây dựng dân dụng, đặc biệt là nhà cao tầng. Nói như thế không có nghĩa rằng Etabs chỉ giải quyết được bài toán phân tích kết cấu cho nhà cao tầng, mà cần hiểu rằng Etabs được trang bị các công cụ để thực hiện việc phân tích kết cấu nhà cao tầng một cách thuận lợi nhất (so với các sản phẩm khác của hãng CSI).

Việc phân tích kết cấu cuối cùng nhằm mục đích tìm ra được nội lực (dùng để thiết kế cốt thép), phản lực (dùng để thiết kế móng), và các giá trị về chuyển vị (dùng để kiểm tra kết cấu ở trạng thái giới hạn về điều kiện sử dụng).

SAFE

SAFE là phần mềm thiết kế kết cấu chuyên dụng tính toán cho các loại bản sàn bê-tông cốt thép theo phương pháp phần tử hữu hạn như sàn giao thoa, sàn không dầm, sàn nấm, … ngoài ra SAFE còn có thể tính nội lực và tính thép cho đài móng đơn hoặc móng tổ hợp, móng bè. SAFE có thể đảm đương được tất cả các yêu cầu của quá trình thiết kế kết cấu một cách trực quan sinh động, hữu ích, toàn diện và dễ sử dụng.

Phần mềm Safe trong thiết kế kết cấu

Bằng các công cụ vẽ tinh vi, sử dụng một trong các tùy chọn nhập để nhập dữ liệu từ AutoCAD, bảng tính hoặc cơ sở dữ liệu, Safe giúp người sử dụng thiết kế sàn móng nhanh và hiệu quả ở bất kỳ định hình dạng nào, tròn hoặc trụ rỗng.

SAFE giúp xác định sàn móng từ địa kỹ thuật phi tuyến do nền đất bị nứt, lún. Đồng thời phân tích vết nứt phi tuyến của sàn móng. SAFE đo tải trọng của sàn móng một cách dễ dàng bằng cách lựa chọn tự động. Với SAFE, người sử dụng có thể mô tả dải thiết kế một cách hoàn chỉnh, kiểm soát vị trí, kích cỡ và  tính toán gia cố. Phương pháp phần tử hữu hạn cực kỳ hữu dụng trong việc thiết kế sàn không dầm đối với nền móng có địa chất phức tạp.

SAFE đưa ra các báo cáo toàn diện và có thể tùy chỉnh cho tất cả các kết quả thiết kế và phân tích. Đồng thời SAFE  còn cung cấp các kế hoạch chi tiết, các phần, các mặt, chu trình và bảng biểu. Do vậy người dùng có thể xem lại, in ra trực tiếp hoặc là xuất ra các bản CAD.

Với các kỹ sư, SAFE rất dễ sử dụng và là một phần mềm hữu ích cần thiết cho việc mô phỏng, phân tích, thiết kế chi tiết hệ thống sàn sử dụng giải pháp sàn phẳng, kiểm tra độ võng, bố trí thép,…

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction