Tiêu chuẩn nghiệm thu công tác bê tông và bảo dưỡng sàn phẳng đúng cách

Công tác bê tông trong thi công sàn xây dựng nói chung hay thi công giải pháp sàn phẳng không dầm nói riêng là một bước có vai trò vô cùng quan trọng. Công tác bê tông không chỉ đảm bảo độ cứng và độ bền cho công trình mà còn chịu vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự đồng nhất trong kết cấu, khả năng chịu tải cũng như mức độ an toàn và tiện ích của công trình.

Giải pháp sàn phẳng Ubot không còn là khái niệm xa lạ với các kỹ sư – các đơn vị thầu thi công với mức độ tiện ích và khả thi khi có thể ứng dụng với nhiều loại quy mô công trình khác nhau và hiệu quả kinh tế được chứng minh rõ rệt.

Với kinh nghiệm triển khai và hướng dẫn thi công nhiều dự án sàn phẳng không dầm. Hãy cùng LPC tìm hiểu về tiêu chuẩn nghiệm thu công tác bê tông và bảo dưỡng sàn phẳng sao cho đúng cách nhé

Yêu cầu và quy định chung về công tác bê tông

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9340:2012 là tiêu chuẩn được áp dụng trong công tác bê tông. Việc đổ bê tông sàn chỉ được thực hiện sau khi công tác cốp pha và cốt thép đã được kiểm tra và chấp nhận theo quy định và tiêu chuẩn.

công tác bê tông trong sàn phẳng không dầm

Căn cứ vào quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình, hỗn hợp bê tông phải được thiết kế cấp phối và cấp phối sử dụng dựa trên các thông số thí nghiệm như cường độ chịu nén, trị số co ngót, độ sụt, thời gian ninh kết, độ chảy xòe… Đặc biệt, cần xác định thời gian cần thiết để độ sụt giảm từ giá trị thiết kế xuống còn 6 – 8 cm. Theo quy định của điều 1.3 và 1.4 thì thời gian này được tính từ khi hoàn thành lớp 1 đến khi bắt đầu đổ lớp 2.

Công tác bê tông trong sàn phẳng không dầm được thi công theo hai lớp. Lớp bê tông 1 phải có đột sụt đảm bảo bê tông kín ở phần dưới đáy hộp khi đầm ở vùng đầm chìm.

Lớp bê tông 2 được thi công khi lớp bê tông 1 đã có lực bám dính vào hộp nhựa, những vẫn đáp ứng được Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995 và TCVN 9340:2012.

Công tác đổ bê tông dầm sàn

Đối với bê tông trộn tay thì nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Cát và đá phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7570:2006. Cốt liệu cho bê tông và vữa cũng phải đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật và xi măng đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260:1997.

Tại LPC, các kỹ sư được đào tạo kỹ năng hiện trường, có kỹ năng xử lý chuyên môn cao nên luôn đảm bảo các công trình và công tác bê tông được đảm bảo đúng kỹ thuật

Công tác đổ bê tông dầm sàn là một trong những giai đoạn quan trọng trong công tác thi công giải pháp sàn phẳng không dầm. Thiết bị đầm bê thông lớp 1 cần được lựa cọn có kích thước phù hợp để đảm bảo hiệu quả đổ bê tông tại dầm chìm và phần bê tông lớp dưới đáy hộp. Có thể sử dụng đầm dùi hoặc đàm bàn cho lớp bê tông trên để đảm bảo hiệu quả.

Quy trình đổ bê tông sàn phẳng không dầm

Đổ bê tông sử dụng bơm cần

  • Vệ sinh, thổi rửa sàn
  • Chọn vị trí đặt bơm để thuận tiện nhất cho việc xoay cần
  • Ống bơm được giữa thẳng đứng. Miệng ống cao không quá 50cm so với mặt hộp, Miệng ống bơm có thể gắn thêm đoạn ống mềm để hạn chế tốc độ bê tông
  • Lớp 1: Tốc độ bơm chậm để tránh bê tông bị dồn nhiều vào 1 vị trí và xô lệch hộp

Di chuyển ống bơm theo hình zíc zắc, 2 – 3 hàng hộp 1 lần di chuyển

  • Đổ bê tông và các khe hộp một lượng bê tông vừa đủ sao cho lượng bê tông sau khi đầm song đủ để trám vào phần chân hộp tạo thành hệ lắp miệng hộp.
  • Mỗi ống bơm có hai đầm đi theo, đầm đủ 4 cạnh của hộp. Thời gian đầm khoảng 5 – 7 giây, đầm kỹ đủ các góc hộp để khi bê tông được chèn vào chân hộp thành khối đặc, lưu ý không đầm quá lâu tại một vị trí dẫn tới bị đẩy nổi
Công tác bê trong trong sàn phẳng không dầm
  • Sau khi bề mặt bê tông lớp 1 se lại, tiến hành đổ hớp 2. Thời gian giữa lớp 1 và lớp 2 phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và cách tổ chức thi công. Lưu ý lớp 2 không cần đầm quá kĩ,chỉ đầm kéo trên bề mặt, tránh đầm sâu lại lớp 1.
  • Hoàn thiện bề mặt, lưu ý các vị trí hạ cốt sàn

Đổ bê tông sử dụng bơm tĩnh

  • Gia cố tại các điểm tiếp xúc giữa bơm và sàn bằng bán gỗ, tấm thép, hoặc lốp oto …tránh vỡ hộp khi bơm giật và di chuyển bơm
  • Bơm tại các vị trí không có hộp trước: mũ cột, dầm, vách, khe hộp… Sau đó dùng đầm để đầm đuổi bê tông ra các vị trí hộp. Phối hợp nhịp nhàng giữa bơm và đầm Tốc độ bơm vừa phải, không cần đổ quá nhiều vào một chỗ khi chưa kịp đầm. Sau đó thu dần ống bơm cho các phần phía sau 
  • Bê tông được đổ vào các khe hộp. Lượng bê tông không được phủ kín mặt hộp để tránh hiện tượng đẩy nổi và để kiểm soát tốt các vị trí đầm. Lưu ý: 

+ Ống bơm dịch chuyển tới đâu đầm ngay tới đó để đẩy bê tông ra các vị trí xa

+ Đầm đủ để bê tông tràn kính chân hộp Ubot, đầm kỹ quá sẽ đẩy nổi hộp

+ Đầm đủ các vị trí xung quanh hộp.

  • Đổ tới cốt thiết kế, dùng cào để cào bê tông đầm nhẹ, đầm bề mặt và làm công tác hoàn thiện.

Xem thêm: Quy trình đổ bê tông trong giải pháp sàn phẳng không dầm

Bảo dưỡng công tác bê tông như thế nào để đảm bảo hiệu quả

Bảo dưỡng bên tông trong giải pháp sàn phẳng không dầm cũng tương tự như bê tông tươi bình thường. Tuy nhiên, cán bộ thi công cần chú ý những lưu ý sau:

  • Bê tông sử dụng được thiết kế có độ sụt 16+- 2cm với bơm cần, và 18+-2cm với bơm tĩnh cốt liệu đá 1×2. Những loại bê tông này có độ sụt lớn và cường độ cao, do đó chúng ta cần đặc biệt chú ý trong quá trình bảo dưỡng
  • Hạn chế sử dụng phụ gia hóa dẻo R3/R7. Nếu phải dùng loại phụ gia này phải có quy định bảo dưỡng chặt chẽ tránh hiện tượng nứt do co ngót. Do sàn rỗng và chiều dày sàn lớn nên việc thủy hóa bê tông sẽ diễn ra lâu hơn. Vì vậy quá trình bảo dưỡng bê tông phải luôn đảm bảo tiêu chuẩn
  • Để giảm hiện tượng nứt ngang bề mặt sàn, có thể hạ thấp hàm lượng xi măng trong hỗn hợp bê tông và nếu có thể tránh sử dụng bê tông có cường độ ban đầu cao
  • Tiến hành dưỡng hộ ngay sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông, công tác dưỡng hộ phải được thực hiện ít nhất trong 7 ngày liên tục
  • Các tầng giáo chống sàn phải đảm bảo theo tiêu chuẩn. Khi đỏ bê tông tầng trên phải đảm bảo tối thiểu 02 tầng giáo tránh xảy ra hiện tượng tải trọng thi công lơn hơn tải trọng thiết kế.

Mạch ngừng thi công trong sàn phẳng không dầm

Mạch ngừng thi công trong công tác bê tông được thiết kế để chia mặt bằng thành các phân đoạn có diện tích phù hợp với khả năng thi công và giới hạn tác động co ngót của bê tông.

Kích thước mỗi phân đoạn thi công không vượt quá 40m và diện tích không quá 1200m2. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả trong quá trình thi công công tác bê tông đạt hiệu quả.

Khi đổ bê tông trên diện tính lớn cần tính toán vùng đổ sao cho giáp nối giữa các vùng trong cùng đợt đổ không bị trường hợp “vùng bê tông đổ trước đã bắt đầu ninh kết (bê tông bắt đầu khô) nhưng vùng bê tông đổ sau chưa đổ đến kịp”. Điều này phụ thuộc rất lớn vào hướng đổ bê tông và phân chia vùng đổ bê tông trong cùng đợt.

Trong trường hợp đổ sàn bằng nhiều bơm phải sắp xếp bơm và hướng đổ bê tông hợp lý, nếu diện tích sàn quá lớn tùy theo tình hình có thể phân chia mạch ngừng đổ bê tông. Thời gian chờ giáp mối của vùng đổ không nên vượt quá 60 phút và còn tùy thuộc vào thời tiết khi đổ bê tông.

Công tác bê tông đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng của các công trình. Đảm bảo tính bền vững, an toàn và tiện ích của các công trình xây dựng.

Việc lựa chọn đơn vị tư vấn và hướng dẫn thi công có kinh nghiệm trong triển khai sàn phẳng không dầm và triển khai các giai đoạn trong công tác bê tông sẽ giúp CDT tối ưu chi phí, hiệu quả kinh tế cũng như tối đa hiệu năng của công trình.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction