Search

Có nên sử dụng sàn phẳng Ubot cho nhà dân ???

Xây nhà bằng sàn phẳng Ubot đã không còn là một khái niệm xa lạ trong giới xây dựng những năm gần đây. Nhưng đối với nhiều người dân, sàn phẳng Ubot vẫn là một cái gì đó rất mới mẻ làm cho họ băn khoăn không biết có nên áp dụng công nghệ mới này cho ngôi nhà của mình không ? Vậy nên hôm nay LPC sẽ thông tin đến mọi người để cùng nắm rõ hơn về công nghệ sàn này nhé!

Sàn Ubot là gì ?

Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Ubot có cấu tạo đặc biệt gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới.

Việc đặt Ubot vào lấy đi phần bê tông không làm việc giúp giảm trọng lượng sàn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng, đồng thời giúp sàn vượt nhịp lên đến 20m tạo không gian thông thoáng thẩm mỹ cho công trình.

Hộp Ubot

Vậy có nên sử dụng sàn phẳng Ubot cho nhà dân ?

Tối ưu kết cấu sàn – Hiệu quả kinh tế

Thông qua việc đặt Ubot vào vùng bê tông không làm việc sẽ làm giảm khối lượng bê tông đáng kể cho công trình. Việc này dẫn đến việc giảm khối lượng sàn, giảm tải trọng xuống sàn, móng.

Khối lượng bê tông, thép, cốp pha đều giảm so với sàn bê tông cốt thép thông thường ( giảm 30-40% khuôn ván, giảm 20-30% thép ). Trong khi đó việc sử dụng thêm vật tư phụ như sàn Ubot và phụ kiện cũng không làm tăng quá nhiều giá thành, chỉ mất khoảng 5,5 triệu đồng/ m2 sàn.

Sàn Ubot: https://lpc.vn/lich-su-hinh-thanh-hop-ubot/

sàn phẳng Ubot cho nhà ở

Nhà ở gia đình chú Thành – Hòa Bình

Ngay cả với những ngôi nhà có nhịp dưới 6m thì chi phí thi công sàn Ubot cũng không chênh nhiều hơn so với sàn truyền thống, mà nó còn mang lại được nhiều lợi ích hơn về công năng như: xây tường ở bất kỳ vị trí nào bạn muốn, sàn phẳng, sau này có thể thay đổi công năng, đặc biệt với những gia đình có trẻ nhỏ thì việc các bé chạy nhảy không làm ảnh hưởng tới từng dưới vì sàn Ubot còn có khả năng cách âm cách nhiệt.

Xem thêm: https://lpc.vn/cai-tien-cua-san-phang-ubot-phu-hop-voi-cac-cong-trinh/

sàn phẳng Ubot cho nhà ở

Gia đình anh Hòa – Hòa Bình

Hơn nữa, thời gian thi công dự kiến của sàn nhẹ Ubot so với phương án thi công sàn bê tông cốt thép truyền thống rút ngắn được khoảng 4-5 ngày. Điều đó, đã giúp cho chủ nhà giảm được đáng kể chi phí nhân công và ngôi nhà thân yêu sẽ được hoàn thiện nhanh hơn.

Xem thêm: https://lpc.vn/quy-trinh-thi-cong-san-phang-khong-dam-ubot/

Tính thẩm mỹ – phong thủy

Một ngôi nhà đẹp bắt nguồn từ bản thiết kế hoàn hảo về phối cảnh đến kết cấu. Vì vậy, chủ nhà thường đầu tư khá nhiều chi phí vào phần kiến trúc để tạo nên chất riêng của cá nhân mình. Và sàn phẳng Ubot sẽ giúp chủ nhà thỏa sức sáng tạo không gian kiến trúc và nội thất ngôi nhà vì sàn phẳng Ubot cho phép công trình vượt nhịp lên tới 20m nên không cần bố trí quá nhiều cột trong nhà.

Ngoài ra, việc loại bỏ phần dầm trong sàn cũng phần nào giúp chủ nhà hạn chế tối đa các yếu tố phong thuỷ trong ngôi nhà của mình. Hơn nữa, việc bố trí cột linh hoạt của sàn phẳng không dầm không làm hạn chế các yếu tố kiến trúc phức tạp, mà vẫn đảm bảo độ an toàn cho công trình khi đưa vào sử dụng.

Xem thêm: https://lpc.vn/uu-the-san-phang-ubot/

sàn phẳng Ubot cho nhà ở

Nhà thờ kết hợp nhà ở gia đình anh Huấn – Bắc Ninh

Thi công nhanh – Vận chuyển lưu kho tối ưu

Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể. Đặc biệt, quy trình thi công sàn phẳng Ubot gần giống với sàn truyền thống thông thường do vậy bất kỳ đơn vị nào đều có thể thi công được dễ dàng.

Hộp Ubot được thiết kế để xếp chồng lên nhau giúp hạn chế không gian lưu kho, vận chuyển dễ dàng. 

Sàn phẳng Ubot cũng đã đóng góp không nhỏ vào thành công của các Dự án – Công trình xanh của đất nước, điển hình như Dự án Nhà ở Ecohome Phúc Lợi – Dự án đạt giải thưởng Transformation Business Awards 2018 cho hạng mục “Công trình xanh”. Hiện nay dự án đã được đi vào sử dụng và mang lại nhiều tiện ích cho cư dân tại nơi đây.

Dự án nhà ở Ecohome Phúc Lợi: https://lpc.vn/du-an/du-an-tai-viet-nam/

Việc sử dụng sàn phẳng Ubot cho ngôi nhà của bạn không những giúp giảm chi phí thi công, tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà mà còn góp phần bảo vệ môi trường sống xung quanh bạn.

Với những thông tin trên, LPC tin rằng đã phần nào giúp các chủ nhà giảm bớt nỗi lo trong việc có nên sử dụng sàn phẳng Ubot trong ngôi nhà của mình. Nếu còn bất cứ băn khoăn nào xin hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí!

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Biện pháp khắc phục khuyết tật khi thi công sàn Ubot (Phần 2)

Thi công sàn Ubot và việc xử lý các khuyết tật khi thi công sàn Ubot luôn là vấn đề được quan tâm trong xây dựng đặc biệt đối với CĐT hay các nhà thầu thi công. Lựa chọn giải pháp vật liệu công nghệ mới đã khó, mà đạt độ tin tưởng với sản phẩm còn khó hơn. Với kinh nghiệm ứng dụng nhiều Dự án về công nghệ sàn phẳng không dầm Ubot, LPC hy vọng sẽ mang lại cho CĐT và các đơn vị nhà thầu thêm những biện pháp để khắc phục khuyết tật một cách hiệu quả.

khac-phuc-khuyet-tat-thi-cong-san-ubot

Thi công sàn Ubot – Hiện tượng có vết nứt

Hiện tượng có vết nứt trong thi công sàn Ubot là một trong những hiện tượng phổ biến khi thi công sàn không dầm. Nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt ngang thuộc về vật liệu và hỗn hợp trộn, công tác thi công sàn Ubot và các yếu tố khác như thiết kế kết cấu. Các vết nứt ngang thường xuất hiện khi đổ bê tông xong và độ rộng của vết nứt phát triển theo thời gian.

Nguyên nhân

Các nguyên nhân chính dẫn đến hiện tượng có vết nứt từ việc cấp phối bê tông không đúng hàm lượng (PCB 40) gây hiện tượng giòn, nứt; Sử dụng phụ gia siêu hoá dẻo, phát triển nhanh cường độ cho bê tông ở giai đoạn đầu, làm tăng tốc quá trình thuỷ hoá để đạt cường độ sớm đồng nghĩa với mực độ toả nhiệt của bê tông bị thay đổi – giảm hàm lượng nước trong bê tông.

Tháo cốp pha sớm trong thi công sàn Ubot khi bê tông chưa đạt cường độ hay tháo cốp pha tầng dưới sớm khi đổ bê tông tầng tiếp theo cũng gây hiện tượng nứt do tải trọng thi công lớn hơn tải trọng thiết kế.

Đặc biệt các nguyên nhân do bê tông và do cốt thép trong quá trình thi công sàn Ubot là những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng có khe nứt trên sàn.

  • Do bê tông:

+  Do quá trình bảo dưỡng sàn không đúng quy trình.

+  Do điều kiện khí hậu trong lúc đổ bê tông.

+  Mác bê tông không đúng, đủ theo thiết kế.

+  Tỉ lệ, thành phần hạt cốt liệu không đảm bảo.

+ Nước sử dụng trộn bê tông không đảm bảo. Xảy ra hiện tượng mất nước xi măng (do ngấm xuống đất, do ván khuôn sàn bị hở…).

+ Đổ bê tông không đều. Độ dày sàn giảm ở giữa (do thi công không kiểm tra kỹ).

+ Thời gian cấp bê tông không liên tục, dẫn tới bê tông bị khô cứng/phân tầng.

  • Do cốt thép:

+  Bề rộng khe nứt bé đi tại vị trí gặp các thanh cốt thép (dọc) trong cấu kiện bê tông cốt thép và mở rộng theo bề mặt của cấu kiện. Vì vậy chiều dày lớp bê tông bảo vệ và khoảng cách giữa các thanh thép ảnh hưởng tới bề rộng khe nứt. Các thanh thép nên được bố trí đều và tương đối gần với hai mặt bên và mặt đáy của dầm hoặc sàn.

+  Bố trí thép ít và đặt quá thưa, bản quá rộng.
+  Đặt vào một vài thép đường kính lớn (> 1/10 chiều dày sàn) với hy vọng gia cường sàn, nhưng nó lại là nguyên nhân gây nứt.
+  Nối buộc không cẩn thận.
+  Do bị võng sàn (nứt ngang giữa trần theo phương cạnh dài), thông thường do lượng cốt thép chưa đủ
+  Gia công lắp dựng cốt thép sai lớp bê tông bảo vệ,
+  Lớp bê tông bảo vệ không đủ:
+ Cốt thép sàn chưa được nắn thẳng triệt để trước khi đặt;

Biện pháp khắc phục

Để hạn chế tối đa việc xảy ra khuyết tật nứt sàn khi thi công sàn Ubot. Các Kỹ sư LPC khuyến cáo Chủ Đầu tư và các Đơn vị thi công nên:

  • Hạn chế sử dụng hóa chất đông cứng nhanh. Hạn chế sử dụng phụ gia R7,R14,… Phải chú ý theo dõi đúng kĩ thuật theo hướng dẫn của kí sư LPC.
  • Nên đổ bêtông vào ban đêm, bảo dưỡng ngay khi bê tông mới đông cứng
  • Cần có khe co giãn nhiệt khi chiều dài công trình lớn (cạnh dài không nên vượt quá 60m)
  • Để giảm hiện tượng nứt ngang bề mặt sàn, có thể hạ thấp hàm lượng xi măng trong hỗn hợp bê tông và  nếu có thể tránh sử dụng bê tông có cường độ ban đầu cao. 
  • Sử dụng cốt liệu đá cỡ lớn nhất theo tiêu chuẩn ACI 318, đá nghiền làm cốt liệu thô và sử dụng hàm lượng cốt liệu tối đa.
  • Hỗn hợp bê tông cần được thí nghiệm đảm bảo độ sụt 16-18cm, đảm bảo cường độ, mác bê tống cũng như thành phần cốt liệu,…
  • Tiến hành bảo dưỡng hộ ngay sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông, công tác dưỡng hộ phải được thực hiện theo tiêu chuẩn quy định
  • Các tầng giáo chống sàn phải đảm bảo theo tiêu chuẩn. Khi đổ bê tông tầng trên phải đảm bảo tối thiểu 02 tầng giáo chống đầy đủ. Tuyệt đối chú ý k để xảy ra hiện tượng tải thi công lớn hơn tải trọng thiết kế.

Hiện tượng có lỗ rỗng dưới đáy hộp Ubot

Hiện tượng có lỗ rỗng dưới đáy hộp Ubot cũng là 1 hiện tượng có thể xảy ra. Nguyên nhân chính của hiện tượng này là do độ xoè bê tông không đảm bảo; Do lắp đặt thép, khoảng cách thép gia cường quá gần với chân hộp Ubot dấn đến cốt liệu bê tông không thể lèn qua để lấp đầy chân hộp Ubot.

Để khắc phục hiện tượng này, LPC khuyến cáo các đơn vị nên sử dụng bê tông đảm bảo độ xoè theo đúng yêu cầu của đội ngũ kỹ thuật của LPC; Lắp đặt thép gia cường có khoảng cách 30. – 40mm đủ để hỗn hợp bê tông lèn và lấp đầy chân hộp.

Các quy trình xử lý khi có lỗ rỗng gồm các bước như sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí lỗ rỗng trên sàn
  • Bước 2: Đục bê tông tại vị trí lỗ không đủ chiều dày theo quy định
  • Bước 3: Vệ sinh sạch sẽ tại vị trí lỗ rỗng
  • Bước 4: Đặt ván khuôn và cột chống bịt vị trí lỗ cần xử lý
  • Bước 5: Khoan rút lõi từ trên sàn xuống tại vị trí lỗ
  • Bước 6: Sử dụng vữa sika sửa chữa, dặm vá gốc xi măng sau đó rót vào vị trí lỗ đã khoan.

Các hiện tượng khuyết tật khi thi công sàn Ubot xảy ra từ nhiều các nguyên nhân khác nhau bao gồm cả vật liệu và thiết kết kết cấu. Và là những hiện tượng bất khả kháng mà không CĐT nào mong muốn. Do vậy để không tốn kém chi phí xử lý các hiện khuyết tật trên khi thi công sàn Ubot. CĐT nên cân nhắc lựa chọn các đơn vị có kinh nghiệm về thiết kế kết cấu, đặc biệt là việc hướng dẫn và chuyển giao khi thi công sàn Ubot.

Thi-cong-san-ubot

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Biện pháp khắc phục khuyết tật trong quá trình thi công sàn Ubot (Phần 1)

Thi công sàn Ubot hay các sản phẳng không dầm là quá trình quan trọng không chỉ được chú ý bởi các đơn vị trực tiếp thi công mà còn bởi các Chủ Đầu tư. Tuy nhiên, nếu trong quá trình thi công sàn không đúng kỹ thuật hoặc xảy ra các vấn đề về vật liệu thi công, sẽ không tránh khỏi các khuyết tật sàn. LPC sẽ giúp các bạn nghiên cứu các biện pháp khắc phục khuyết tật trong thi công sàn Ubot (Phần 1).

Sàn phẳng Ubot là gì?

Sàn phẳng Ubot là giải pháp cốp pha tạo hệ sàn rỗng cứng ở trong, mặt dưới phẳng không dầm, vượt nhịp lớn, tiết kiệm vật liệu và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Sàn phẳng Ubot thay thế các phương pháp làm sàn nhẹ đã lỗi thời vốn tồn tại nhiều nhược điểm khác nhau. Tối ưu hóa kết cấu, nâng cao chất lượng hoàn thiện bề mặt sàn và tăng hiệu quả sử dụng công trình.

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

Các hiện tượng khuyết tật trong quá trình thi công sàn Ubot (Phần 1)

Hiện tượng đẩy nổi

Hiện tượng đẩy nổi khi thi công sàn Ubot thì hiện tượng rất dễ xảy ra khi công nhận tại hiện trường không thi công đúng theo kỹ thuật. Nguyên nhân của hiện tượng đẩy nổi bao gồm:

  • Do việc dùng thép C neo hai lớp thép trên và dưới với nhau chưa đủ mật độ 4 chiếc/1m2
  • Do tốc độ bơm bê tông lần 1 quá nhanh và mạnh dẫn đến việc hộp bị xô lệch, đẩy nổi.
  • Do khi sử dụng không đúng theo hướng dẫn đổ đầy bê tông ngập toàn bộ hộp bê tông dẫn đên áp lực bê tông vào hộp lớn
  • Do quá trình đổ bê tông lần 2 vòi bơm xả thẳng vào các khe hộp làm tăng áp lực bê tông dẫn đến đẩy nổi hộp Ubot

Vậy biện pháp khắc phục của hiện tượng này là gì?

  • Trước khi đổ gia cường đầy đủ thép C cấu tạo chống đẩy nổi
thi-cong-san-ubot
  • Khi đẩy ống bơm nên bơm đúng khe của hàng Hộp Ubot, đẩy ống bơm chạy theo hình zic zắc đồng thời các đầm đi theo cần bơm và đầm bê tông đảm bảo tràn kín chân Hộp
  • Khi bơm lần 2 cần bơm hạn chế xả thẳng vào khe hộp, nên xả bê tông lên mặt hộp Ubot với tốc độ chậm.
  • Trong trường hợp Hộp vẫn bị đẩy nổi cục bộ: Sau khi vòi bê tông đi qua, dùng thanh thép mài nhọn chọc thủng một lỗ nhỏ trên hộp để khí thoát ra ngoài, sau đó dùng chân ấn hộp xuống. Biện pháp này chỉ áp dụng khi lớp thép trên bị cháy (trồi lên mặt bê tông). Nếu lớp bảo vệ bê tông phía trên vẫn đảm bảo thì không áp dụng cách này

Hiện tượng hao hụt bê tông

Hao hụt bê tông là mức hao hụt trong các vật liệu chính để trộn bê tông thành thương phẩm: Cát, xi măng, nước, đá 1×2, đá mi, phụ gia,… Bên cạnh về hao hụt các thành phần cốt liệu cấu tạo bê tông, thì bê tông có thể hao hụt trong quá trình vận chuyển (bám vào xe bồn vận chuyển) và do việc thi công tại công trình

Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng hao hụt bê tông khi thi công sàn ubot bao gồm:

  • Quá trình thi công sàn Ubot lắp đặt ván khuôn còn khe hở tại đầu cột và tiếp giáp giữa các tấm ván khuôn, cốt đầu cột thấp hơn cốt sàn
  • Chưa kiểm tra giám sát chặt chẽ trong quá trình vận chuyển bê tông từ nhà máy tới công trường
  • Bê tông còn dư tại cần bơm và xe bê tông chốt cuối cùng
  • Trong bê tông có tỷ lệ nước, đá và xi măng quá trình đầm lượng nước bị bay hơi cũng gây ra hiện tượng hao hụt.
  • Quá trình xả bê tông bị chảy ra ngoài sàn hoặc chảy bê tông tại chân các xe bơm.
  • Đối với bơm tĩnh: quá trình lắp đặt ống và di chuyển ống không đảm bảo ván kê làm hộp Ubot bị vỡ

Biện pháp khắc phục hiện tượng hao hụt bê tông:

  • Kiểm tra giám sát các khe hở đầu cột và các khe hở tiếp giáp giữa các tấm ván khuôn. Dùng băng keo và xốp để bịt kín các khe hở
  • Trong quá trình thi công lắp đặt thép, hạn chế việc công nhân mang vác nặng đi trực tiếp lên giữa hộp Ubot
  • Kiểm tra giám sát chặt chẽ quá trình vận chuyển bê tông từ nhà máy đến công trường
  • Sử dụng hộp Ubot có nắp

Nắp hộp Ubot được làm từ nhựa tái chế polypropylene. Nắp được bố trí dưới dạng lưới có kích thước 0.7x1cm đảm bảo cho bê tông không tràn vào bên trong hộp trong quá trình đổ bê tông và thi công sàn Ubot.

cau-tao-hop-ubot-trong-thi-cong-san-ubot
  • Hạn chế xả bê tông ra ngoài sàn và tại vị trí chân các xe bơm
  • Ở các vị trí đầu cột : cốt đầu cột thấp hơn cốt sàn Ubot kiểm tra và tính thêm khối lượng bê tông dự trù

Trên đây LPC đã đưa ra 2 hiện tượng cơ bản nhất trong quá trình thi công sàn Ubot cùng với đó là các biện pháp khắc phục. Để đảm bảo thi công sàn Ubot được tối ưu và hiệu quả, LPC khuyến cáo khách hàng nên tìm kiếm và lựa chọn đơn vị hướng dẫn và chuyển giao thi công có kinh nghiệm để có thể dễ dàng xử lý các hiện tượng tại công trường đang thi công.

Cùng theo dõi Website của LPC để cập nhật thêm các hiện tượng và cách khắc phục khi thi công sàn Ubot nhé.!

Xem thêm: Nhận định của đơn vị thi công về giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Bật mí quy trình thi công sàn phẳng Ubot

Thi công sàn phẳng Ubot là bước vô cùng quan trọng trong quy trình lắp đặt và thi công sàn phẳng không dầm. Nhưng không phải đơn vị thi công nào cũng có thể biết để thi công sàn phẳng đúng tiêu chuẩn và quy cách. Với 10 năm kinh nghiệm ứng dụng giải pháp sàn không dầm, các kỹ sư LPC đã xây dựng nên quy trình thi công dựa vào tiêu chuẩn thiết kế sàn phẳng không dầm phù hợp với thị trường xây dựng trong nước. Hãy cùng LPC tìm hiểu nhé

Giải pháp Sàn phẳng Ubot

Giải pháp sàn phẳng Ubot là giải pháp sàn nhẹ hai phương toàn khối sử dụng các hộp nhựa định hình tạo rỗng Ubot để tạo rỗng cho sàn, các hộp này xếp song song với nhau tạo thành các hệ dầm chìm chữ I đan xen theo hai phương vuông góc.

Xem thêm: Giải pháp công nghệ sàn phẳng không dầm Ubot

Các bước thi công Sàn phẳng Ubot

Bước 1: Lắp đặt cốp pha sàn 

Bước 2: Lắp đặt thép sàn lớp dưới và thép gia cường dải đều lớp dưới

Bước 3: Lắp đặt hộp Ubot 

Bước 4: Các bước lắp đặt thép trước khi đổ bê tông sàn Ubot

  • Lắp đặt thép gia cường khe lớp dưới ( nếu có )
  • Lắp đặt thép sàn lớp trên, thép chống cắt
  • Lắp đặt thép mũ cột
  • Lắp đặt thép U bo sàn 
  • Lắp đặt thép gia cường lớp trên 
  • Lắp đặt thép chống chọc thủng
  • Lắp đặt thép C giữ ổn định sàn 

Công tác chuẩn bị trước khi thi công Sàn phẳng Ubot

  • Kiểm tra lại bản vẽ kết cấu sàn không dầm: Khoảng cách hộp, vị trí hộp định vị 
  • Đánh dấu các vị trí mũ cột ( Bật mực, kẻ vạch….) 
  • Đánh dấu vị trí đặt hàng hộp vị trí đầu tiên theo cả 2 phương bằng cách căng dây hoặc bật mực 

Bước 1: Lắp đặt cốp pha sàn phẳng bê tông cốt thép

Tương tự như sàn truyền thống, thi công sàn phẳng không dầm Ubot sử dụng hệ giáo nêm hoặc giáo pal, đà giáo bằng thép hộp 50 x 100 và 50 x 50, hệ ván sàn bằng gỗ đảm bảo độ chắc chắn, kín khít.

lap-dat-cop-pha-thi-cong-san-phang-ubot
Bước 1: Lắp đặt cốp pha sàn

Bước 2: Lắp đặt thép sàn lớp dưới và thép gia cường dải đều lớp dưới

Bước 2: Lắp đặt thép gia cường và thép sàn

Bước 3: Lắp đặt Hộp Ubot

Lắp đặt nắp hộp vào với hộp Ubot. Nắp hộp có tác dụng ngăn chặn bê tông tràn vào trong hộp và đầm được kỹ hơn đảm bảo độ đặc chắc của bê tông. Bên cạnh đó, nắp hộp còn giúp kỹ sư giám sát hiện trường có thể kiểm tra bê tông trong quá trình đổ bê tông khi thi công sàn phẳng không dầm.

Rải hộp theo bản vẽ thiết kế. Định vị hộp đầu tiên. Khoảng cách hộp lắp đặt theo thiết kế – liên kết bằng thanh nối cứng.

Lắp hộp hàng đầu tiên đã được căng dây (bật mực) làm chuẩn. Tiếp theo: Các hộp được lắp tịnh tiến và tự động thẳng nhờ các thanh nối 

Bước 4: Lắp đặt thép sàn lớp trên và thép chống cắt

Lưu ý: Trong quá trình lắp lớp thép trên, khi cần di chuyển vật liệu nặng trên mặt hộp, nên đi vào các vị trí chân hộp (góc hộp) hoặc kê ván khi cần thiết . Đây được khuyến cáo là vị trí an toàn nhất khi di chuyển trên bề mặt hộp, hạn chế di chuyển ở vị trí giữa hộp khi thi công sàn phẳng.

Khi dải thép sàn lớp trên, kết hợp dải thép chống cắt tại vị trí tiếp giáp giữa mũ cột và sàn hộp cùng lúc để tránh sự chồng chéo công tác trong quá trình thi công. 

Bước 5: Lắp đặt thép mũ cột

Thép mũ cột được lắp đặt tại các vùng mũ cột được bố trí theo thiết kế.

Bước 6: Lắp đặt thép u bo biên sàn

Tại các vị trí biên – đối với sàn không có dầm biên lắp đặt hệ thép U bo sàn.

Lưu ý: Trong quá trình lắp lớp thép trên, khi cần di chuyển vật liệu nặng trên mặt hộp, nên đi vào các trị trí chân hộp (góc hộp) hoặc kê ván khi cần thiết 

Bước 7: Lắp đặt thép gia cường lớp trên

Thép gia cường lớp trên kết hợp rải đều cùng thép rải đều lớp trên của sàn. 

Bước 8: Lắp đặt thép chống chọc thủng

Thép chống chọc thủng được bố trí quanh khu vực mũ cột theo thiết kế .

Trường hợp khi bố trí thép chống chọc thủng không trùng vào các thanh thép sàn, thép mũ thì bố trí thêm thanh thép cấu tạo để giữ thanh thép chống chọc thủng luôn theo phương thẳng đứng.

Bước 9: Lắp đặt thép C ổn định sàn

Mục đích để giằng thép lớp trên và lớp dưới tạo thành một hệ, hạn chế việc đẩy nổi hộp khi đổ bê tông. Mật độ 4 cái/m2 

Xem thêm: Kinh nghiệm thi công sàn Ubot và thông báo giá năm 2022

Video: Quy trình thi công sàn phẳng Ubot

Chi phí sàn không dầm 2022

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Biện pháp thi công Sàn Ubot 2022

Giải pháp sàn nhẹ Ubot là giải pháp sàn nhẹ hai phương toàn khối sử dụng các hộp nhựa định hình tạo rỗng Ubot để tạo rỗng cho sàn, các hộp này xếp song song với nhau tạo thành các hệ dầm chìm chữ I đan xen theo hai phương vuông góc.

Biện pháp thi công sàn Ubot được dựa trên các tài liệu hướng dẫn thi công, nghiệm thu và đặc thù riêng của việc thi công sàn Ubot của LPC

Giới thiệt về hộp Ubot – Thi công sàn Ubot

Khái niệm Hộp Ubot

Ubot là hộp định hình tạo rỗng được làm từ nhựa porypropylen tái sinh, sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Sử dụng hộp Ubot để tạo nên sàn rỗng – phẳng – vượt nhịp  lớn, tiết kiệm vật liệu và tăng tính thẩm mỹ cho công trình.

Cấu tạo Hộp Ubot

Ubot có cấu tạo đặc biệt với dạng hình hộp với 4 chân đỡ 4 góc hộp và 1 chân ở giữa ( Chân thứ 5 ) hình côn. Có 02 dạng là hộp đơn và hộp đôi. Ngoài ra hộp còn được nắp tấm nắp dạng lưới trên miệng hộp, giữa các hộp được liên kết với nhau theo cả 2 phương vuông góc bởi các thanh nối khoảng cách liên kết giữa các hộp theo thiết kế.

cau-tao-hop-ubot-trong-thi-cong-san-ubot
Cấu tạo hộp Ubot

Thép sàn Ubot có cấu tạo gồm: Một lớp thép trên, môt lớp thép dưới, và ở giữa các khoang hở là các thép gia cường. Thép gia cường được lắp đặt theo thiết kế, phụ thuộc vào đặc điểm của từng công trình.

Việc đặt hộp Ubot khi thi công sàn Ubot vào vùng bê tông không làm việc làm giảm trọng lượng của sàn, cho phép sàn vượt nhịp lớn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng.

Sàn Ubot được ứng dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp cũng như chịu tải trọng lớn. Với trọng lượng nhẹ, tính cơ động cũng như mô đun đa dạng, người thiết kế có thể thay đổi thông số kỹ thuật khi cần trong mọi trường hợp để phù hợp với các yêu cầu kiến trúc.

Biện pháp thi công sàn Ubot

Vận chuyển – lưu kho Hộp Ubot tại công trường

Hộp Ubot được xếp chồng, đóng thành các Pallet có kích thước 110x110cm, cao 1.8-2.2m. Khi bàn giao tới công trình đơn vi thi công có trách nhiệm nhận các Pallet đồng thời có trách nhiệm kiểm tra và bảo quản tại công trường. Trong điều kiện thời tiết nắng nóng, cần có biện pháp che đậy hộp cẩn thận để tránh hiện tượng bị vỡ giòn do nhiệt.

Lịch vận chuyển các Pallet Ubot (thời gian, thứ tự theo số lượng và chủng loại) cần phù hợp với quy trình tổ chức thi công và theo đúng tiến độ thi công sàn Ubot.

Khi vận chuyển, bốc xếp các Pallet Ubot cần tuân thủ các yêu cầu sau:

  • Bốc xếp các Pallet Ubot lên phương tiện vận chuyển hay kê xếp tại công trường phải tuân thủ đúng kỹ thuật và an toàn lao động, tránh va đập làm vỡ hộp.
  • Không kéo lê các Pallet Ubot.
  • Các Pallet Ubot cần được kê, tựa trên các tấm đệm, chèn, lót chuyên dùng bằng gỗ và phải đặt đúng vị trí được quy định.
  • Khi vận chuyển phải chằng néo các Pallet Ubot bằng cáp vải hoặc cáp lụa. Không để cấu kiện bị đổ lật, xê dịch dọc ngang hoặc va đập vào thành xe.
  • Các bao thanh nối kèm theo phải có phiếu ghi rõ số lượng chi tiết.
  •  Pallet Ubot và thanh nối khi lưu kho, bãi phải được che nắng, mưa bảo quản để hộp không bị nứt nẻ, giòn, dễ vỡ.
  • Bảo đảm kê xếp và nâng chuyển cấu kiện dễ dàng khi bốc xếp, không gây hư hỏng các Pallet bên cạnh.
  • Không xếp các Pallet lên lối đi của cần trục và trên đường thi công

Yêu cầu và kiểm tra cốp pha, giàn giáo trước khi lắp thép và thi công sàn Ubot

  • Giàn giáo yêu cầu dùng hệ chống thép có chân kích và bát kích, bố trí đảm bảo khả năng chịu lực (Tùy thuộc vào chiều dày của sàn bố trí chuồng giáo hoặc hệ chống – lập biện pháp thi công ván khuôn, tính toán hệ chống đảm bảo theo tiêu chuẩn xây dựng TCVN-4453);
  • Ván khuôn nên dùng ván phủ phin, nếu dùng ván gỗ, thép yêu cầu phải trải bạt để chống mất nước và đảm bảo việc tự chảy của bê tông;
  • Ván khuôn yêu cầu ghép kín khít, không để lại các lỗ, khe. Nếu có dùng băng dính dán kín, mặt phẳng sàn cao độ chênh nhau không quá ± 8mm.

Lắp đặt hộp, thi công sàn Ubot tại công trình

Thi công sàn Ubot, lắp đặt hộp Ubot cần tuân thủ theo đúng bản vẽ thiết kể đã được phê duyệt.

Do cấu tạo hộp Ubot là các hộp nhựa, trong khi thi công sàn Ubot không để đè vật tư tập trung tại một vị trí mà phải để phân dải đều trên mặt bằng sàn.

Việc lắp đặt hộp Ubot và tấm nắp hộp được tiến hành ngay sau khi lắp đặt xong lớp thép dưới và tiến hành cân chỉnh và vệ sinh sạch sẽ. Công tác thi công lắp đặt hộp Ubot và tấm nắp hộp trong thi công sàn Ubot được thực hiện theo trình tự như sau:

  • Gắn tấm nắp với hộp được liên kết bằng các chốt cài trên tấm nắp.
  • Xác định vị trí để lắp đặt hộp Ubot đầu tiên (Nên chọn hộp ở vị trí góc nhà, hay góc ô sàn). Căng dây theo hai phương vuông góc của hộp, xếp vuông góc các hộp theo 2 phương. Các hộp được định vị với nhau bằng các thanh nối.
  • Tiến hành rải lần lượt các hộp theo hàng Ubot đã được định vị sẵn.
  • Lắp đặt các thanh nối theo kích thước giữa 2 hộp theo thiết kế, đảm bảo các hộp thẳng hàng, đúng khoảng cách. Chi tiết như sau:

Sau khi rải xong hộp ta có thể thi công thép lớp trên và các thép tăng cường. Để tránh vỡ hộp trong quá trình thi công thép lớp trên yêu cầu dải các tấm gỗ ván hoặc tấm ván khuôn thép thành lối đi trên bề mặt để công nhân đi lại thao tác. Trong trường hợp thi công sàn Ubot bắt buộc phải đi lên Ubot thì dẫm lên các vị trí góc hộp.

Nghiệm thu lắp đặt Hộp Ubot

  • Các hộp phải được lắp thẳng hàng, có đầy đủ các thanh neo (nối), không để hộp bị vỡ nứt trước khi lắp đặt thép lớp trên. Nếu có hộp vỡ nứt sẽ phải thay thế ngay.
  • Kiểm tra lại toàn bộ số lượng hộp, khoảng cách định vị thanh nối Ubot theo bản vẽ thiết kế và phải đảm bảo yêu cầu sai lệch cho phép như qui định của bảng 1.
  • Tiếp tục tiến hành thi công lắp đặt thép lớp trên và các thép gia cường.

Chú ý: Việc thi công sàn Ubot có thể gây ra việc xô lệch vị trí các hộp, nên yêu cầu người thi công cần hạn chế việc đứng trên bề mặt hộp khi chưa lắp đặt thép lớp trên. Trong quá trình lắp thép có thể tháo các thanh nối để tiện cho việc di chuyển nhưng, cần lắp lại ngay như ban đầu sau khi công tác lắp dựng thép hoàn thành.

Công tác thi công – nghiệm thu cốt thép

Công tác thi công và nghiệm thu cốt thép dầm sàn trong thi công sàn Ubot theo tiêu chuẩn Bê tông cốt thép toàn khối của Việt Nam hiện hành.

Một số điều cần lưu ý trong quá trình thi công đổ bê tông sàn Ubot

  •  Không nhún nhảy trên hộp trong quá trình thi công sàn Ubot
  • Tuân thủ tuyệt đối các quy cách đổ do kỹ sư LPC yêu cầu.
  • Hạn chế dùng Bơm tĩnh để đổ bê tông. Nếu bắt buộc phải dùng cần chuẩn bị ván kê đường ống chắc chắn và tuân thủ nghiêm nghặt các hướng dẫn của Kỹ sư hiện trường.
  • Bê tông phải đảm bảo các tiêu chuẩn về độ sụt.
  • Không được đổ thêm nước vào bê tông để làm Bê tông lỏng, loãng ra.
  • Mạch ngừng kỹ thuật: Với những ô sàn lớn không đổ hết khối lượng bê tông trong một lần đổ vị trí mạch ngừng thi công sàn Ubot sẽ do tư vấn thiết kế chỉ định. Trước khi đổ bê tông lần tiếp theo phải đục tẩy toàn bộ bê tông bẩn, xịt rửa sạch mạch ngừng sau đó tưới sika bám dính (Sika Latex hoặc các loại khác tương đương) toàn bộ mạch ngừng. Tưới Sika đảm bảo đúng theo yêu cầu nhà sản xuất của chủng loại mình sử dụng. Sau đó tiến hành đổ bê tông đợt tiếp theo.
  • Khi tháo cốt pha đảm bảo không rung, lắc mạnh phần sàn mới đổ.
  • Cây chống luôn đảm bảo chống 2 sàn kế tiếp. Nếu yêu cầu bắt buộc tháo ván khuôn thì phải có chống điểm.
    • Bảo dưỡng và tháo dỡ ván khuôn thi công sàn Ubot
  • Qui trình bảo dưỡng và tháo dỡ ván khuôn sau khi thi công sàn Ubot giống như sàn bê tông cốt thép thông thường (Theo TCVN 4453-1995).
  • Khuyến cáo nên dùng bao tải bố hoặc các tấm ni lông sau khi đổ bê tông xong rải lên bề mặt che phủ và tưới nước.
  • Mặt khác do sử dụng bê tông có độ sụt lớn nên rất dễ xảy ra bị nứt chân chim trên bề mặt bê tông do mất nước, nhất là khi nhiệt độ ngoài trời cao. Để khắc phục hiện tượng này, khi bề mặt bê tông gần cứng (Cán bộ kỹ thuật có thể quan sát và kiểm tra thực tế tại hiện trường) ta cho công nhân quay lại xoa mặt thêm một lần hoặc sử dụng máy đánh bóng nền để xoa lại bề mặt (thích hợp khi diện tích sàn ≥ 500m2).
    • Yêu cầu chất lượng sàn sau khi tháo dỡ cốp pha.
  • Sàn có độ phẳng và mịn cao.
  • Sàn không bị võng. Nếu có võng phải đạt trong khoảng cho phép theo tiêu chuẩn ≤ l/250.
  • Bề mặt trên và dưới sàn không có vết rạn, nứt. Nếu có nứt rạn thì vết nứt, rạn ≤ 0,3mm.
thi-cong-san-ubot

Xem thêm: Kinh nghiệm thi công sàn Ubot và thông báo giá năm 2022

Báo giá thi công sàn Uboot

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction