Sàn phẳng không dầm chịu lực như thế nào?

Ubot – bí quyết đằng sau sự thành công của sàn phẳng không dầm.  Trong thế kỷ 21, sàn phẳng không dầm đã trở thành một trong những xu hướng tiên tiến nhất trong ngành xây dựng. 

Theo đó, sàn phẳng Ubot cũng đánh dấu một bước tiến quan trọng trong xây dựng. Với khả năng chịu lực vượt trội và tính linh hoạt trong thiết kế, sàn phẳng này đã thay đổi cách chúng ta cách nhìn vào việc xây dựng cũng như sử dụng không gian. Hãy cùng LPC tìm hiểu thêm về sàn phẳng không dầm chịu lực cũng như công nghệ sàn phẳng Ubot nhé!

Giới thiệu sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot là giải pháp sàn nhẹ hai phương toàn khối sử dụng các hộp nhựa định hình tạo rỗng Ubot để tạo rỗng cho sàn, các hộp này xếp song song với nhau tạo thành các hệ dầm chìm chữ I đan xen theo hai phương vuông góc. Cho khả năng vượt nhịp và loại bỏ được các dầm cao trong sàn thay vì phương pháp sàn truyền thống. Giải pháp sàn nhẹ Ubot đang dần được ứng dụng rộng rãi trong thi công sàn phẳng không dầm.

Xem thêm: Sàn phẳng Ubot – giải pháp vật liệu công nghệ mới

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-1

Cấu tạo của hộp Ubot: Hộp Ubot là hộp định hình tạo rỗng được làm từ nhựa polypropylene tái sinh, sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Sử dụng hộp Ubot để tạo nên sàn rỗng – phẳng – vượt nhịp lớn, tiết kiệm vật liệu và tăng tính thẩm mỹ cho công trình sàn phẳng không dầm.

Ubot có cấu tạo đặc biệt với dạng hình hộp với 4 chân đỡ 4 góc hộp và 1 chân ở giữa (Chân thứ 5) hình côn. Có 02 dạng là hộp đơn và hộp đôi. Ngoài ra hộp còn được nắp
tấm nắp dạng lưới trên miệng hộp và giữa các hộp được liên kết với nhau theo cả 2
phương vuông góc bởi các thanh nối.

Xem thêm: Nhà mặt phố quá hợp để làm sàn phẳng không dầm

Cấu tạo của thép sàn Ubot bao gồm: Một lớp thép trên, một lớp thép dưới, và ở giữa các khoang hở là các thép gia cường. Thép gia cường được lắp đặt theo thiết kế, phụ thuộc vào đặc điểm của từng công trình.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-2

Việc đặt hộp Ubot vào vùng bê tông không làm việc làm giảm trọng lượng của sàn, cho phép sàn vượt nhịp lớn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng.

Sàn Ubot được ứng dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp cũng như chịu tải trọng lớn. Với trọng lượng nhẹ, tính cơ động cũng như mô đun đa dạng, người thiết kế có thể thay đổi thông số kỹ thuật khi cần trong mọi trường hợp để phù hợp với các yêu cầu kiến trúc.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-3

Sàn phẳng không dầm là gì?

Sàn phẳng không dầm, đúng như tên gọi của nó, là một loại sàn xây dựng mà không sử dụng các thanh dầm ngang dọc, khác biệt hoàn toàn so với các loại sàn truyền thống. Sàn phẳng không dầm là bước tiến mới tạo ra một sự thay đổi lớn trong lĩnh vực xây dựng, và loại sàn này đã trở thành một sự lựa chọn phổ biến trong các dự án xây dựng nhà ở dân sinh.

Sàn phẳng không dầm có khả năng liên kết trực tiếp với các trụ cột, giúp tận dụng tối đa không gian bên trong các tòa nhà. Từ đó giúp tạo ra nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại sàn truyền thống. Trong đó, một số khu vực trên sàn có thể được thiết kế để sử dụng bê tông, trong khi các phần khác có thể thay thế bằng những giải pháp khác nhằm giảm trọng lượng của sàn, như sử dụng sàn phẳng Ubot được làm từ nhựa tái chế. Những chi tiết này giúp giảm tải trọng dồn lên sàn, nhưng vẫn đảm bảo tính chịu lực cần thiết.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-4

Sản phẩm này không chỉ giúp tối ưu hóa không gian, mà còn thúc đẩy việc sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, như nhựa tái chế. Điều này đồng nghĩa với việc giảm lượng bê tông sử dụng, giảm khả năng gây tác động xấu đối với môi trường.

Có thể nói, sàn phẳng không dầm là đại diện cho sự tiến bộ và đổi mới trong lĩnh vực xây dựng, mở ra nhiều cơ hội thiết kế sáng tạo và bền vững trong ngành này.

Xem thêm: Vật liệu thông minh và xu hướng tất yếu trong thị trường xây dựng

Sàn phẳng không dầm chịu lực như thế nào?

Sàn phẳng không dầm được nhiều người đánh giá là một trong những xu hướng tiên tiến của ngành xây dựng. Nhiều người đã đặt ra một câu hỏi quan trọng rằng: “Làm thế nào để sàn phẳng không dầm có thể chịu lực mà không cần sử dụng các thanh dầm truyền thống?” Để giải quyết vấn đề này, sàn phẳng không dầm đã sử dụng một loạt các phương pháp và công nghệ tiên tiến như:

– Phân phối tải trọng đều đặn: Sàn phẳng không dầm được thiết kế để phân phối tải trọng đều đặn trên toàn bề mặt. Việc sử dụng hộp Ubot giúp đảm bảo rằng không có điểm nào trên sàn nhận tải trọng quá mức, và tất cả các khu vực trên sàn đều chịu lực một cách hiệu quả.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cua-lpc-so-5

– Vật liệu chịu lực tốt: Sàn phẳng không dầm thường được xây dựng từ vật liệu như bê tông cốt thép, có đặc tính chịu nén và độ căng vượt trội. Các vật liệu này giúp sàn có khả năng chịu tải trọng cao mà không cần sử dụng các dầm ngang.

– Sử dụng công nghệ và thiết kế tiên tiến: Các công nghệ, phương pháp thiết kế hiện đại giúp tối ưu hóa khả năng chịu lực của sàn phẳng không dầm. Các tính năng cấu trúc chịu lực được tích hợp để đảm bảo tính ổn định cũng như tính an toàn của sàn.

Với việc loại bỏ quy trình xây dựng các dầm truyền thống, sàn phẳng không dầm giúp giảm thời gian, công sức trong quá trình thi công, làm tăng hiệu suất, giảm chi phí xây dựng. Trên đây là một số thông tin về sàn phẳng không dầm cũng như hộp Ubot mà LPC cung cấp đến bạn. Mong rằng với những thông tin này, sẽ giúp các chủ đầu tư có thêm tư liệu trong quá trình thi công công trình.

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Tiêu chuẩn nghiệm thu công tác bê tông và bảo dưỡng sàn phẳng đúng cách

Công tác bê tông trong thi công sàn xây dựng nói chung hay thi công giải pháp sàn phẳng không dầm nói riêng là một bước có vai trò vô cùng quan trọng. Công tác bê tông không chỉ đảm bảo độ cứng và độ bền cho công trình mà còn chịu vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự đồng nhất trong kết cấu, khả năng chịu tải cũng như mức độ an toàn và tiện ích của công trình.

Giải pháp sàn phẳng Ubot không còn là khái niệm xa lạ với các kỹ sư – các đơn vị thầu thi công với mức độ tiện ích và khả thi khi có thể ứng dụng với nhiều loại quy mô công trình khác nhau và hiệu quả kinh tế được chứng minh rõ rệt.

Với kinh nghiệm triển khai và hướng dẫn thi công nhiều dự án sàn phẳng không dầm. Hãy cùng LPC tìm hiểu về tiêu chuẩn nghiệm thu công tác bê tông và bảo dưỡng sàn phẳng sao cho đúng cách nhé

Yêu cầu và quy định chung về công tác bê tông

Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 9340:2012 là tiêu chuẩn được áp dụng trong công tác bê tông. Việc đổ bê tông sàn chỉ được thực hiện sau khi công tác cốp pha và cốt thép đã được kiểm tra và chấp nhận theo quy định và tiêu chuẩn.

công tác bê tông trong sàn phẳng không dầm

Căn cứ vào quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật của công trình, hỗn hợp bê tông phải được thiết kế cấp phối và cấp phối sử dụng dựa trên các thông số thí nghiệm như cường độ chịu nén, trị số co ngót, độ sụt, thời gian ninh kết, độ chảy xòe… Đặc biệt, cần xác định thời gian cần thiết để độ sụt giảm từ giá trị thiết kế xuống còn 6 – 8 cm. Theo quy định của điều 1.3 và 1.4 thì thời gian này được tính từ khi hoàn thành lớp 1 đến khi bắt đầu đổ lớp 2.

Công tác bê tông trong sàn phẳng không dầm được thi công theo hai lớp. Lớp bê tông 1 phải có đột sụt đảm bảo bê tông kín ở phần dưới đáy hộp khi đầm ở vùng đầm chìm.

Lớp bê tông 2 được thi công khi lớp bê tông 1 đã có lực bám dính vào hộp nhựa, những vẫn đáp ứng được Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 4453:1995 và TCVN 9340:2012.

Công tác đổ bê tông dầm sàn

Đối với bê tông trộn tay thì nguyên liệu đầu vào phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Cát và đá phải đảm bảo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7570:2006. Cốt liệu cho bê tông và vữa cũng phải đảm bảo theo yêu cầu kỹ thuật và xi măng đảm bảo theo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6260:1997.

Tại LPC, các kỹ sư được đào tạo kỹ năng hiện trường, có kỹ năng xử lý chuyên môn cao nên luôn đảm bảo các công trình và công tác bê tông được đảm bảo đúng kỹ thuật

Công tác đổ bê tông dầm sàn là một trong những giai đoạn quan trọng trong công tác thi công giải pháp sàn phẳng không dầm. Thiết bị đầm bê thông lớp 1 cần được lựa cọn có kích thước phù hợp để đảm bảo hiệu quả đổ bê tông tại dầm chìm và phần bê tông lớp dưới đáy hộp. Có thể sử dụng đầm dùi hoặc đàm bàn cho lớp bê tông trên để đảm bảo hiệu quả.

Quy trình đổ bê tông sàn phẳng không dầm

Đổ bê tông sử dụng bơm cần

  • Vệ sinh, thổi rửa sàn
  • Chọn vị trí đặt bơm để thuận tiện nhất cho việc xoay cần
  • Ống bơm được giữa thẳng đứng. Miệng ống cao không quá 50cm so với mặt hộp, Miệng ống bơm có thể gắn thêm đoạn ống mềm để hạn chế tốc độ bê tông
  • Lớp 1: Tốc độ bơm chậm để tránh bê tông bị dồn nhiều vào 1 vị trí và xô lệch hộp

Di chuyển ống bơm theo hình zíc zắc, 2 – 3 hàng hộp 1 lần di chuyển

  • Đổ bê tông và các khe hộp một lượng bê tông vừa đủ sao cho lượng bê tông sau khi đầm song đủ để trám vào phần chân hộp tạo thành hệ lắp miệng hộp.
  • Mỗi ống bơm có hai đầm đi theo, đầm đủ 4 cạnh của hộp. Thời gian đầm khoảng 5 – 7 giây, đầm kỹ đủ các góc hộp để khi bê tông được chèn vào chân hộp thành khối đặc, lưu ý không đầm quá lâu tại một vị trí dẫn tới bị đẩy nổi
Công tác bê trong trong sàn phẳng không dầm
  • Sau khi bề mặt bê tông lớp 1 se lại, tiến hành đổ hớp 2. Thời gian giữa lớp 1 và lớp 2 phụ thuộc vào yếu tố thời tiết và cách tổ chức thi công. Lưu ý lớp 2 không cần đầm quá kĩ,chỉ đầm kéo trên bề mặt, tránh đầm sâu lại lớp 1.
  • Hoàn thiện bề mặt, lưu ý các vị trí hạ cốt sàn

Đổ bê tông sử dụng bơm tĩnh

  • Gia cố tại các điểm tiếp xúc giữa bơm và sàn bằng bán gỗ, tấm thép, hoặc lốp oto …tránh vỡ hộp khi bơm giật và di chuyển bơm
  • Bơm tại các vị trí không có hộp trước: mũ cột, dầm, vách, khe hộp… Sau đó dùng đầm để đầm đuổi bê tông ra các vị trí hộp. Phối hợp nhịp nhàng giữa bơm và đầm Tốc độ bơm vừa phải, không cần đổ quá nhiều vào một chỗ khi chưa kịp đầm. Sau đó thu dần ống bơm cho các phần phía sau 
  • Bê tông được đổ vào các khe hộp. Lượng bê tông không được phủ kín mặt hộp để tránh hiện tượng đẩy nổi và để kiểm soát tốt các vị trí đầm. Lưu ý: 

+ Ống bơm dịch chuyển tới đâu đầm ngay tới đó để đẩy bê tông ra các vị trí xa

+ Đầm đủ để bê tông tràn kính chân hộp Ubot, đầm kỹ quá sẽ đẩy nổi hộp

+ Đầm đủ các vị trí xung quanh hộp.

  • Đổ tới cốt thiết kế, dùng cào để cào bê tông đầm nhẹ, đầm bề mặt và làm công tác hoàn thiện.

Xem thêm: Quy trình đổ bê tông trong giải pháp sàn phẳng không dầm

Bảo dưỡng công tác bê tông như thế nào để đảm bảo hiệu quả

Bảo dưỡng bên tông trong giải pháp sàn phẳng không dầm cũng tương tự như bê tông tươi bình thường. Tuy nhiên, cán bộ thi công cần chú ý những lưu ý sau:

  • Bê tông sử dụng được thiết kế có độ sụt 16+- 2cm với bơm cần, và 18+-2cm với bơm tĩnh cốt liệu đá 1×2. Những loại bê tông này có độ sụt lớn và cường độ cao, do đó chúng ta cần đặc biệt chú ý trong quá trình bảo dưỡng
  • Hạn chế sử dụng phụ gia hóa dẻo R3/R7. Nếu phải dùng loại phụ gia này phải có quy định bảo dưỡng chặt chẽ tránh hiện tượng nứt do co ngót. Do sàn rỗng và chiều dày sàn lớn nên việc thủy hóa bê tông sẽ diễn ra lâu hơn. Vì vậy quá trình bảo dưỡng bê tông phải luôn đảm bảo tiêu chuẩn
  • Để giảm hiện tượng nứt ngang bề mặt sàn, có thể hạ thấp hàm lượng xi măng trong hỗn hợp bê tông và nếu có thể tránh sử dụng bê tông có cường độ ban đầu cao
  • Tiến hành dưỡng hộ ngay sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông, công tác dưỡng hộ phải được thực hiện ít nhất trong 7 ngày liên tục
  • Các tầng giáo chống sàn phải đảm bảo theo tiêu chuẩn. Khi đỏ bê tông tầng trên phải đảm bảo tối thiểu 02 tầng giáo tránh xảy ra hiện tượng tải trọng thi công lơn hơn tải trọng thiết kế.

Mạch ngừng thi công trong sàn phẳng không dầm

Mạch ngừng thi công trong công tác bê tông được thiết kế để chia mặt bằng thành các phân đoạn có diện tích phù hợp với khả năng thi công và giới hạn tác động co ngót của bê tông.

Kích thước mỗi phân đoạn thi công không vượt quá 40m và diện tích không quá 1200m2. Điều này giúp đảm bảo hiệu quả trong quá trình thi công công tác bê tông đạt hiệu quả.

Khi đổ bê tông trên diện tính lớn cần tính toán vùng đổ sao cho giáp nối giữa các vùng trong cùng đợt đổ không bị trường hợp “vùng bê tông đổ trước đã bắt đầu ninh kết (bê tông bắt đầu khô) nhưng vùng bê tông đổ sau chưa đổ đến kịp”. Điều này phụ thuộc rất lớn vào hướng đổ bê tông và phân chia vùng đổ bê tông trong cùng đợt.

Trong trường hợp đổ sàn bằng nhiều bơm phải sắp xếp bơm và hướng đổ bê tông hợp lý, nếu diện tích sàn quá lớn tùy theo tình hình có thể phân chia mạch ngừng đổ bê tông. Thời gian chờ giáp mối của vùng đổ không nên vượt quá 60 phút và còn tùy thuộc vào thời tiết khi đổ bê tông.

Công tác bê tông đóng vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng của các công trình. Đảm bảo tính bền vững, an toàn và tiện ích của các công trình xây dựng.

Việc lựa chọn đơn vị tư vấn và hướng dẫn thi công có kinh nghiệm trong triển khai sàn phẳng không dầm và triển khai các giai đoạn trong công tác bê tông sẽ giúp CDT tối ưu chi phí, hiệu quả kinh tế cũng như tối đa hiệu năng của công trình.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu trong xây dựng đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên những công trình vững chắc và an toàn. Đặc biệt trong giải pháp thiết kế kết cấu sàn phẳng không dầm – một giải pháp vật liệu công nghệ mới cần các đơn vị tính toán và triển khai có kinh nghiệm. Cùng LPC điểm danh 3 phần mềm thiết kế kết cấu phổ biến nhất được sử dụng trong thiết kế sàn phẳng không dầm

Tầm quan trọng của thiết kế kết cấu

thiết kế kết cấu trong xây dựng

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.

Trong quá trình thiết kế kết cấu, kiến trúc sư và kỹ sư kết cấu sẽ phân tích và đánh giá các yếu tố như tải trọng, khả năng chịu tải, độ bền vật liệu, độ cứng và tính ổn định của công trình. Dựa trên thông tin này, họ sẽ lựa chọn và áp dụng các phương pháp tính toán và mô phỏng để đưa ra các giải pháp kỹ thuật và cấu trúc tối ưu.

Thiết kế kết cấu được coi là một trong những giai đoạn quan trọng nhằm đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực của công trình, đáp ứng yêu cầu và tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng

Thiết kế kết cấu trong giải pháp sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm là một giải pháp không mới đối với các đơn vị thi công, đơn vị thiết kế hay các Chủ đầu tư. Thiết kế kết cấu trong sàn phẳng không dầm được đánh giá là yếu tố vô cùng quan trọng trọng các thao tác thực hiện kỹ thuật trong công trình. Một số yếu tố quan trọng cần xem xét trong thiết kế kết cấu của sàn phẳng không dầm như:

  • Tải trọng: Xác định tải trọng tác động lên sàn là một bước quan trọng trong thiết kế kết cấu. Tải trọng bao gồm tải trọng số riêng của sàn, tải trọng số phụ (như nội thất, người sử dụng), và tải trọng tạm thời (như tuyết, gió). Cần xác định và tính toán tải trọng tác động lên sàn để đảm bảo rằng kết cấu có thể chịu được mọi tải trọng này một cách an toàn.
  • Vật liệu: Các vật liệu thông dụng bao gồm bê tông, thép, gỗ, và composite. Mỗi vật liệu có tính chất và ưu điểm riêng, và cần đảm bảo rằng vật liệu được sử dụng có đủ độ cứng, độ bền và khả năng chịu tải để đáp ứng yêu cầu tải trọng của sàn.
  • Độ cứng: Sàn phẳng không dầm cần được thiết kế với độ cứng đủ để tránh các biến dạng không mong muốn và đảm bảo tính ổn định của kết cấu. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp có tải trọng phụ lớn hoặc trong các không gian có yêu cầu đặc biệt về độ cứng.
  • Tính khả thi kỹ thuật: Xem xét các hạn chế về không gian, chiều cao, khả năng chịu tải của vật liệu và phương pháp thi công để đảm bảo
  • Kỹ thuật chống cháy: Có thể bao gồm việc sử dụng vật liệu chịu lửa, hệ thống phòng cháy chữa cháy, cách cách ly chống cháy và hệ thống thoát hiểm.
  • Thiết kế thẩm mỹ: Các yếu tố như hình dạng, màu sắc, bề mặt và họa tiết có thể được tính toán để tạo ra một không gian thẩm mỹ hài hòa và hấp dẫn.
  • Điều kiện môi trường: Trong quá trình thiết kế, cần xem xét các yếu tố môi trường như độ ẩm, nhiệt độ, tác động của môi trường hóa chất và môi trường mặn. Điều này sẽ ảnh hưởng đến lựa chọn vật liệu và phương pháp thiết kế để đảm bảo tính ổn định và bền vững của kết cấu.
  • Quy định và tiêu chuẩn: Trong thiết kế kết cấu, luôn cần tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn xây dựng địa phương, quốc gia và quốc tế. Các tiêu chuẩn này bao gồm các quy định về tải trọng, an toàn, chống cháy và bảo vệ môi trường. Tuân thủ các quy định và tiêu chuẩn này là rất quan trọng để đảm bảo tính an toàn và pháp lý của kết cấu.

Xem thêm: Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot

Top 3 phần mềm phổ biến dùng trong thiết kế kết cấu sàn phẳng không dầm

AutoCAD

Sử dụng phần mềm AutoCad trong thiết kế kết cấu

AutoCAD là tên viết tắt của cụm từ “Automatic Computer Aided Design”. Phần mềm này được Autodesk phát triển và ra mắt năm 1982 với tính năng chính là soạn thảo, thiết kế các bản vẽ 2D và 3D với sự trợ giúp của máy tính. Với công cụ này, người dùng có thể thực hiện các phép tính và tái hiện những ý tưởng của mình dưới dạng bản vẽ kỹ thuật với độ chính xác cần thiết. Vì vậy nó được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như kiến trúc, xây dựng, công nghiệp…

Trong đời sống thực tế, AutoCAD chủ yếu dùng để phục vụ công việc của các kỹ sư, họa sĩ hoạt hình, quản lý dự án, kiến trúc sư… Kiến trúc và xây dựng: Với Autodesk AEC Collection, người dùng sẽ được cung cấp các công cụ CAD, BIM (công cụ mô hình thông tin xây dựng) cùng một gói những phần mềm xây dựng và thiết kế 3D. Từ đó cho phép các kỹ sư xây dựng tạo nên những mô hình, thiết kế trực quan, chính xác trong thiết kế kết cấu

Với bản vẽ thi công kết cấu nói chung và ứng dụng trong giải pháp sàn phẳng nói riêng, AutoCad là phần mềm thiết kế kết cấu không thể thiếu giúp các kĩ sư thể hiện bản vẽ với độ chính xác và tính hữ ích, thuận tiện của mình.

ETABS

ETABS là một phần mềm thiết kế kết cấu nhà cao tầng của hãng CSI. Vào những thập niên 90, khi máy tính để bàn chưa xuất hiện, một số nhà khoa học ở Đại học US Berkeley đã nghiên cứu ra thuật toán để tính toán nhà cao tầng và chạy trên máy tính lớn.

Dùng phần mềm Safe trong thiết kế kết cấu

Đây là một phần mềm dựa trên thuật toán phần tử hữu hạn, tuy nhiên có rất nhiều cải tiến đáng kể nhằm tăng tốc quá trình tính toán cũng như nhập số liệu dầu vào. Phần mềm được viết dựa trên ngôn ngữ Fortran, là một ngôn ngữ lâu đời nhưng rất hiệu quả trong các bài toán về thiết kế kết cấu. Khả năng xử lý số liệu là lớn bất kì.

Phương pháp phần tử hữu hạn là phương pháp phân tích kết cấu gần đúng bằng cách chia tách hệ kết cấu thành các phần tử đơn giản được định nghĩa trước. Etabs là phần mềm sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn để phân tích kết cấu.

Phần mềm Etabs được sử dụng để phân tích kết cấu các công trình xây dựng dân dụng, đặc biệt là nhà cao tầng. Nói như thế không có nghĩa rằng Etabs chỉ giải quyết được bài toán phân tích kết cấu cho nhà cao tầng, mà cần hiểu rằng Etabs được trang bị các công cụ để thực hiện việc phân tích kết cấu nhà cao tầng một cách thuận lợi nhất (so với các sản phẩm khác của hãng CSI).

Việc phân tích kết cấu cuối cùng nhằm mục đích tìm ra được nội lực (dùng để thiết kế cốt thép), phản lực (dùng để thiết kế móng), và các giá trị về chuyển vị (dùng để kiểm tra kết cấu ở trạng thái giới hạn về điều kiện sử dụng).

SAFE

SAFE là phần mềm thiết kế kết cấu chuyên dụng tính toán cho các loại bản sàn bê-tông cốt thép theo phương pháp phần tử hữu hạn như sàn giao thoa, sàn không dầm, sàn nấm, … ngoài ra SAFE còn có thể tính nội lực và tính thép cho đài móng đơn hoặc móng tổ hợp, móng bè. SAFE có thể đảm đương được tất cả các yêu cầu của quá trình thiết kế kết cấu một cách trực quan sinh động, hữu ích, toàn diện và dễ sử dụng.

Phần mềm Safe trong thiết kế kết cấu

Bằng các công cụ vẽ tinh vi, sử dụng một trong các tùy chọn nhập để nhập dữ liệu từ AutoCAD, bảng tính hoặc cơ sở dữ liệu, Safe giúp người sử dụng thiết kế sàn móng nhanh và hiệu quả ở bất kỳ định hình dạng nào, tròn hoặc trụ rỗng.

SAFE giúp xác định sàn móng từ địa kỹ thuật phi tuyến do nền đất bị nứt, lún. Đồng thời phân tích vết nứt phi tuyến của sàn móng. SAFE đo tải trọng của sàn móng một cách dễ dàng bằng cách lựa chọn tự động. Với SAFE, người sử dụng có thể mô tả dải thiết kế một cách hoàn chỉnh, kiểm soát vị trí, kích cỡ và  tính toán gia cố. Phương pháp phần tử hữu hạn cực kỳ hữu dụng trong việc thiết kế sàn không dầm đối với nền móng có địa chất phức tạp.

SAFE đưa ra các báo cáo toàn diện và có thể tùy chỉnh cho tất cả các kết quả thiết kế và phân tích. Đồng thời SAFE  còn cung cấp các kế hoạch chi tiết, các phần, các mặt, chu trình và bảng biểu. Do vậy người dùng có thể xem lại, in ra trực tiếp hoặc là xuất ra các bản CAD.

Với các kỹ sư, SAFE rất dễ sử dụng và là một phần mềm hữu ích cần thiết cho việc mô phỏng, phân tích, thiết kế chi tiết hệ thống sàn sử dụng giải pháp sàn phẳng, kiểm tra độ võng, bố trí thép,…

—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction