Một sản phẩm công nghệ ra đời là cả một quá trình từ nghiên cứu tới áp dụng thực tiễn và được thay đổi để phù hợp hơn với tình hình địa phương, văn hóa, địa lý, thói quen và con người.
Sàn phẳng Ubotcũng như thế. Là công nghệ được đưa về Việt Nam từ năm 2012, trải qua 10 năm áp dụng, nghiên cứu, thay đổi và qua các version khác nhau của sàn phẳng Ubot – Giải pháp này đã ngày càng hoàn thiện hơn, đáp ứng nhu cầu của các Chủ đầu tư, Kiến trúc sư và các nhà thầu thi công bởi tính dễ phổ cập, dễ ứng dụng, đáp ứng các nhu cầu thẩm mỹ, kinh tế, cách âm, cách nhiệt, yếu tố công nghệ, thi công nhanh và góp phần bảo vệ môi trường.
Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm –LPClà doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực bao gồm: Tư vấn thiết kế – Quản lý dự án; Thiết kế và thi công Nội thất, cơ điện, và đặc biệt LPC là đơn vị tiên phong trong việc chuyển giao và phát triển các giải pháp công nghệ từ Châu Âu về Việt Nam.
Với kinh nghiệm 10 năm nghiên cứu và áp dụng giải pháp sàn phẳng Ubot tại Việt Nam, Sàn phẳng UBotđẫ được cải tiến với những ưu điểm nổi bật phù hợp với tính chất các loại công trình tại Việt Nam cũng như tiết kiệm từ 15% – 20% tổng chi phí công trình
Về cải tiến trong cấu tạo hộp Ubot – Sàn phẳng Ubot
Thay đổi vị trí gân hộp thành sole nhau nhằm tạo thành con kê cho thép, thép rải sàn luôn luôn được nằm trên con kê – làm cho quá trình thi công được dễ dàng hơn.
Cải tiến hộp Ubot 5 chân: Cốp pha Ubot nguyên bản là có 4 chân ở 4 góc – gây bất lợi cho quá trình thi công, khó kiểm soát được bê tông lớp dưới và bị đẩy nổi trong quá trình thi công do khi bê tông tràn xuống lớp dưới hộp thì không khí trong hộp bị nén lại góp phần làm hộp bị đẩy nổi. Chân côn ở giữa là cải tiến giúp kiểm soát đáng kể hiện tượng đẩy nổi trong thi công và chất lượng bê tông lớp dưới, đã khắc phục triệt để hiện tượng nứt – rỗ sàn và giúp người kỹ sư kiểm soát tốt vấn đề đẩy nổi.
Thiết kế nắp dưới chống hao hụt bê tông: Cải tiến bổ sung nắp dưới dạng bản được đục lỗ giúp ngăn bê tông, các cốt liệu thô tràn vào trong hộp, giúp kiểm soát tốt phần rỗng trong sàn, tránh hiện tượng bê tông vào hộp làm hao hụt bê tông và làm sàn nặng hơn.
Con kê đặt ở 4 góc: phục vụ cho các dự án vượt nhịp lớn, tải trọng lớn cần sàn dày và sử dụng hộp đôi (2 hộp ghép vào nhau)
Tăng chiều cao con kê từ 8mm lên 12mm: để đảm bảo lớp bảo vệ của thép so với mặt hộp (cốp pha Ubot).
Chống hàng giả – nhận diện thương hiệu LPC: Với kiểu dáng được cải tiến và được gắn logo LPC của công ty luôn khẳng định chất lượng của sản phẩm Hộp Ubot. Tránh nhầm lẫn giữa Hộp rỗng của LPC và các loại hộp khác trên thị trường.
Về mặt tính toán, thi công kiểm soát võng, nứt, rỗ với sàn phẳng Ubot
Thay vì sử dụng thép lưới hàn như nguyên bản ở Châu Âu, sử dụng thép cây có gờ có sẵn ở Việt Nam giúp tăng sự bám dính – khả năng làm việc thép và bê tông (một số đơn vị sàn rỗng vẫn sử dụng thép lưới hàn – thép gia công nguội tròn trơn vốn bám dính kém.)
Sử dụng thép gia cường rải đều làm tăng khả năng chống nứt cho sàn trong quá trình sử dụng.
Gia cường tốt hơn các vị trí lỗ mở, biên sàn, các vị trí tải trọng tập trung.
Giải quyết các vấn đề về cốt liệu, cấp phối, kiểm soát độ sụt, chất lượng bê tông trong quá trình thi công.
Đưa ra các tiêu chuẩn cơ sở, yêu cầu về bảo dưỡng, cốp pha, giáo chống.
Các kinh nghiệm về biện pháp, cách thức chống đẩy nổi hộp khi thi công.
Với những 5 cải tiến mới của Sàn phẳng Ubot so với các phiên bản trước đây, LPC mong muốn đem lại một giải pháp công nghệ tối ưu, hiệu quả kinh tế và mang lại thêm những giá trị bền vững cho cộng đồng.
LPC mong muốn được liên kết và hợp tác với các đơn vị tư vấn thiết kế, tổng thầu thi công để phát triển thêm giải pháp sàn phẳng Ubot trên toàn quốc.
Hiện nay, sàn rỗng, sàn bê tông nhẹ hay còn được gọi là sàn phẳng đã khẳng định được vị thế so với sàn bê tông truyền thống. Với lợi thế ưu điểm về kiến trúc, kết cấu, thi công và đảm bảo yếu tố kinh tế, sàn bê tông nhẹ đang được rất nhiều Chủ đầu tư, các đơn vị thầu xây dựng quan tâm.
Giải pháp sàn phẳng Ubot là một giải pháp sàn rỗng được chuyển giao từ Châu Âu và được ứng dụng tại Việt Nam từ năm 2012 với ưu điểm vượt trội cho các loại công trình xây dựng trong nước và Quốc tế.
Với những biến động lớn của ngành kinh tế trong nước và thế giới do dịch bệnh, giá nguyên vật liệu tăng cao, thì vấn đề về tính hiệu quả của các giải pháp xây dựng đang rất được quan tâm. Vậy giải pháp sàn phẳng có những ưu điểm và khuyết điểm gì so với giải pháp sàn BTCT truyền thống? Hãy tham khảo bài viết này với chúng tôi.
Tiêu chuẩn và nguyên lý tính toán
Sàn bê tông cốt thép truyền thống đã và đang được sử dụng phổ biến ở Vn và các nước trên thế giới. Hiện ở VN, đa số các đơn vị sử dụng TCVN để tính toán và thiết kế.
Giải pháp sàn phẳng Ubot sử dụng Tiêu chuẩn Châu Âu (Eurocode) để tính toán và thiết kế. Hiện nay, do tính ứng dụng và tính phổ biến cao, Tiêu chuẩn mới (TCVN 5574:2018) đã cập nhật các phương thức tính toán cho loại sàn này. Do đó, Tính toán thiết kế sàn phẳng Ubot hiện nay đã có thể tính toán theo TCVN. Đây cũng là xu hướng của ngành XD ở Việt Nam, cập nhật những tiến bộ KHKT ở các nước tiên tiến và áp dụng nhằm tăng tính hiệu quả cho quá trình sản xuất.
Đặc tính kỹ thuật hệ kết cấu
Sàn bê tông cốt thép truyền thống
Độ cứng tổng thể (chịu tải trọng ngang) tốt.
Dầm là cấu kiện chính chịu tải trọng đứng và góp phần tạo hệ kết cấu chịu tải trọng ngang (hệ khung, hệ khung vách, khung vách lõi kết hợp).
Sàn là cấu kiện phụ chịu tải trọng đứng, đưa tải đứng về các cấu kiện chính: dầm, cột, vách, móng v.. v..
Giảm chiều cao thông thủy (do dầm là cấu kiện chịu lực chính do đó yêu cầu độ cứng lớn – chiều cao dầm lớn).
Sàn bê tông nhẹ Ubot:
Có độ cứng ngang kém hơn so với sàn BTCT truyền thống.
Hệ dầm thường được thiết kế là dầm chìm trong sàn, mang tính chất gia cường và tăng độ cứng cho sàn.
Sàn là cấu kiện chịu tải trọng đứng chính và phân phối lực về cột, vách.
Trọng lượng bê tông sàn giảm 10% đến 15% so với sàn truyền thống
Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu
Đối với tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. Giải pháp sàn phẳng Ubot cũng được áp dụng theo tiêu chuẩn và quy phạm Việt Nam hướng dẫn và chấp thuân, chỉ bổ sung thêm quy trình xếp hộp Ubot.
Khác với các giải pháp khác, yêu cầu khắt khe về trình độ thi công của nhà thầu cũng như công nhân, giải pháp sàn phẳng Ubot rất đơn giản, bất kỳ nhà thầu nào cũng có thể nắm bắt ngay được các yếu tố kỹ thuật và thi công.
Kỹ thuật thi công và tiến độ thi công
Sàn bê tông cốt thép truyền thống:
Kỹ thuật thi công đơn giản và phổ biến
Sàn có dầm nên khó cho việc thi công đường ống, kỹ thuật và thẩm mỹ
Sàn bê tông nhẹ Ubot
Kỹ thuật thi công đơn giản hơn so với sàn dầm truyền thống. Do làm sàn phẳng nên giảm được công tác gia công, lắp dựng cốp pha, thuận tiên cho việc thi công đường ống, kỹ thuật, thẩm mỹ Giảm chi phí lắp đặt hệ thống điện – nước (ME)
Hiệu quả kinh tế
Sàn bê tông cốt thép truyền thống:
Không linh hoạt trong việc bố trí mặt bằng cột (thường các cột theo lưới thẳng nhau – đảm bảo yêu cầu về thẩm mỹ và dầm)
Không linh động trong việc thay đổi vị trí tường ngăn do cần phải xây tường dưới vị trí tường
Việc đục lỗ thay đổi công năng cần phải tính toán kiểm tra kỹ và bổ sung dầm gia cường (nếu cần thiết với lỗ to)
Áp dụng rộng rãi cho tất cả các công trình xây dựng tại Việt Nam
Chiều cao dầm lớn, giảm thông thủy của tầng, trần thiếu thẩm mỹ
Sàn bê tông nhẹ Ubot
Linh hoạt trong việc bố trí mặt bằng cột. Các cột không cần thiết bố trí thẳng hàng, vuông góc
Linh động trong việc thay đổi vị trí tường ngăn. (Đáp ứng nhu cầu thay đổi vị trí tường ngăn, nội thất theo từng căn hộ). Do sàn có hệ dầm – sườn hộp bố trí dày (khoảng cách 64 – 66cm)
Việc đục lỗ với sàn Ubot là đảm bảo được vì khi đục lỗ có thể dự kiến vào 1, hoặc 2 hộp thì xung quanh vị trí lỗ luôn có dầm gia cường
Áp dụng rộng rãi cho các công trình: chung cư, khu thể thao, trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện, bãi đỗ xe, nhà dân. . .
Giảm chiều dày của hệ dầm sàn, tăng chiều cao thông thủy, giảm chiều cao một tầng và tăng số lượng tầng
Tăng khả năng cách âm, cách nhiệt.
Tạo được tâm lý tốt cho khách hàng và người sử dụng khi không gian nội thất đẹp vì trần phẳng, có thể thay đổi nội thất theo ý muốn.
Khẳng định uy tín, thương hiệu của dự án với chi phí thấp nhưng chất lượng, công năng đạt chuẩn quốc tế
Từ những yếu tố so sánh trên và theo thực tế áp dụng trên các loại công trình thực tế, giải pháp sàn bê tông nhẹ Ubot tiết kiệm từ 20 – 30% hàm lượng thép sàn dẫn đến giảm từ 10 – 15% chi phí bê tông, cốt thép, cốp pha so với sàn bê tông truyền thống.
Bên cạnh đó là các tối ưu trong kết cấu, kiến trúc và hiệu quả kinh tế và nhân công, vận chuyển hoặc các hệ thống kỹ thuật.
Những ưu việt cùng những lợi ích trên giúp Ubot trở thành sản phẩm được tin tưởng lựa chọn bởi các chuyên gia và tổ chức xây dựng.
Sàn phẳng vượt nhịp đang là xu hướng nổi bật trong các công trình xây dựng hiện nay. Không chỉ mang tính thẩm mỹ cao, tối ưu kết cấu sàn mà còn được ứng dụng rộng rãi cho nhiều loại công trình.
Sàn phẳng Ubot có cơ hội được đồng hành cùng các đơn vị nhà thầu, các đơn vị thi công từ năm 2012. Năm 2020, Sàn phẳng vượt nhịp Ubot tiếp tục thể hiện vị thế trên thị trường xây dựng với hơn 50 dự án trải dài từ Bắc vào nam . Cùng điểm danh các công trình tiêu biểu sử dụng giải pháp Sàn phẳng Ubot năm 2020 nhé
Khu nhà ở xã hội
Lợi thế là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các giải pháp truyền thống. Sàn phẳng vượt nhịp Ubot được rất nhiều các Chủ đầu tư lựa chọn cho các dự án Nhà ở xã hội
Là một trong những dự án trọng điểm tại tỉnh Bắc Ninh với mục tiêu phát triển quần thể khu nhà ở xã hội dành cho công nhân các khu công nghiệp Yên Phong. Dự án khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City đã được đưa vào triển khai với nhiều hạng mục công trình đảm bảo đầy đủ công năng sinh hoạt và làm việc cho cư dân.
Sàn phẳng vượt nhịp Ubot đã giải quyết cho Chủ đầu tư yêu cầu về giảm chiều dày sàn và tăng số tầng của công trình; một trong những giải pháp vật liệu giá rẻ cho công trình nhà ở xã hội
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường
Địa điểm: Huyện Yên Phong – Tỉnh Bắc Ninh
Diện tích sử dụng sàn Ubot: khoảng 185.397 m2
Nhiệm vụ của LPC: Thiết kế cảnh quan và tổng thầu tư vấn thiết kế.
Công năng công trình: Tòa nhà – Chung cư cao tầng
Khu nhà ở công nhân Thống Nhất Smart City nằm cùng trong tổng thể các dự án nhà ở xã hội tại Yên Phong – Bắc Ninh.
Chủ đầu tư: Công ty CP Thương mại và Đầu tư phát triển Thống Nhất
Địa điểm: Huyện Yên Phong – Bắc Ninh
Tổng diện tích: 8,5 ha
Gồm: 10 tòa chung cư cao 9 tầng với khoảng 1.175 căn
Nhiệm vụ của LPC: Thiết kế cảnh quan và tổng thầu tư vấn thiết kế
Bên cạnh nhiệm vụ thiết kế tổng mặt bằng 1/500, lên phương án concept kiến trúc, cảnh quan và nội thất cho công trình. Giải pháp sàn phẳng Ubot tiếp tục được Chủ đầu tư lựa chọn cho Dự án Nhà ở xã hội Viet Phap Residences
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Việt Pháp
Địa điểm: TP Quy Nhơn – Bình Định
Diện tích: 3640 m2
Công năng công trình: Tòa nhà văn phòng + Chung cư
Trạm dừng nghỉ Royal Golf
Tổ hợp Royal golf là một trong những tổ hợp sân golf nổi tiếng có cảnh quan đẹp nhất tại VN. Với quy hoạch là tổ hợp sân golf 54 lỗ. Sân golf 2 được thiết kế bởi Huyền thoại Golf Jack Nicklaus.
Đây là một sân golf với nhiều trải nghiệm và thách thức các Golfers, Dựa vào địa hình tự nhiện Jack nicklaus đã lấy cảnh quan đá làm điểm nhấn cho toàn bộ 18 hố. Trong đó có 3 điểm Kios dừng nghỉ nằm tại các vị trí cực đẹp để view toàn tối đa cảnh quan của sân 2.
LPC được chủ đầu tư tin tương giao trọng trách nghiên cứu và lên phương án thiết kế các Kios này. Nhằm đảm bảo sự hài hòa với cảnh quan của sân mà vẫn đem lại vẻ đẹp và sự tinh tế của kiến trúc.
Bên cạnh đó, giải pháp sàn phẳng vượt nhịp Ubot tiếp tục được sử dụng trong công trình với một yêu cầu vô cùng đơn giản: Kiến trúc và thẩm mỹ cao
Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần PV -INCONESS
Địa điểm: Thành phố Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình
Diện tích xây dựng: 202 m2
Nhiệm vụ của LPC: Tư vấn thiết kế cảnh quan; Tổng thầu tư vấn; Thiết kế và thi công công trình.
Biệt thự nghỉ dưỡng
Là một dự án tiên phong cho xu hướng sở hữu bất động sản Độc bản – Độc tôn và xứng tầm Đẳng cấp. Dự án Monaco Hạ Long tọa lạc ngay cửa ngõ phía Tây Bắc trung tâm thành phố biển, được coi là khu du lịch nghỉ dưỡng và Biệt thu cao cấp bậc nhất tại Hạ Long.
Thành công trong việc cung cấp một giải pháp hữu ích cho Dự án Biệt thự đồi Monaco Hạ Long với ưu điểm giảm 15% tổng chi phí thi công công trình, giảm 30% hàm lượng thép.
Thông tin dự án: Dự án Biệt thự đồi Monaco Hạ Long
Địa chỉ: 780 đường Hạ Long, Bãi Cháy, TP Quảng Ninh, tỉnh Quảng Ninh
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Anh Nguyễn
Địa điểm: Vĩnh Trường – TP Hạ Long – Khánh Hòa
Tổng diện tích: 11.6 ha
Trung tâm thương mại kết hợp văn phòng
Chủ đầu tư: Công ty TNHH Xây dựng và TMDV T&T
Địa điểm: Biên Sơn – Lục Ngạn – Bắc Giang
Tổng diện tích: 500m x 5 tầng
Chủ đầu tư: Mr. Nguyễn Phi Hùng
Địa điểm: 761 Lũy Bán Bích – P. Phú Thọ Hòa – Quận Tân Phú – TP.HCM
Tổng diện tích: 300 m2 x 7 tầng
Chủ đầu tư: Mr. Trang Sỹ Tuấn
Địa điểm: 12B Trần Quang Khải – P. Tân Định – TP Hồ Chí Minh
Quy mô: 12 tầng nổi + 3 tầng
Một số công trình dân dụng tiêu biểu
Dự án ngăn triều tập trung xây 6 cống dưới lòng đất kiểm soát triều tại Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định. Mỗi cống rộng từ 40 – 160 m, chiều cao thành cống 3,6 -10 m.
Ngoài ra, dự án còn xây tuyến đê kè xung yếu bao ven sông Sài Gòn, từ Vàm Thuật đến sông Kinh, dài gần 8 km. Dự kiến, đến năm 2019, công trình sẽ được hoàn thành đưa vào sử dụng.
Giải pháp sàn phẳng vượt nhịp Ubot được Chủ đầu tư lựa chọn cho hạng mục Nhà Quản lý – Điều hành với ưu điểm về việc chịu được tải trọng lớn.
Dự án: Nhà Quản lý cống kiểm soát triều Mương Chuối
Địa điểm: Huỳnh Tấn Phát – Huyện Nhà Bè – TP. Hồ Chí Minh
Với kinh nghiệm là đơn vị đầu tiên chuyển giao giải pháp sàn phẳng vượt nhịp Ubot và ứng dụng trên nhiều dự án và loại công trình khác nhau. Ubot đã góp phần khẳng định thêm vị thế của vật liệu tái chế – vật liệu xanh trong nền công nghiệp xây dựng.
Ngày nay, xu hướng phổ biến đang được ngành xây dựng trên thế giới và trong nước lựa chọn là sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường bằng nguyên liệu mới, công nghệ mới.
Theo các chuyên gia, các công trình xây dựng trên Thế giới tiêu thụ khoảng 17% lượng nước sạch, 25% khối lượng gỗ từ rừng, gây ra 35% tổng lượng phát thải carbon trong quá trình xây dựng và vận hành.
Với việc sử dụng vật liệu xanh trong các công trình mang đến rất nhiều lợi ích như: tiêu tốn ít tài nguyên sản xuất hơn, có thể sử dụng tái chế giúp tiết kiệm chi phí toàn xã hội,… quan trọng hơn cả góp phần bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.
Trong thời điểm giá vật liệu đang vô cùng nhạy cảm hiện nay, nhiều Nhà đầu tư lo ngại trong việc sử dụng các giải pháp mới hay vật liệu xanh sẽ làm tăng chi phí. Liệu rằng vật liệu xanh và hiệu quả kinh tế trong các công trình có thể đồng hành?
Vật liệu xanh là gì?
Trong các tiêu chí để công nhận công trình xanh ở Việt Nam và trên Thế giới có tiêu chí sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường trong suốt vòng đời công trình, có các tính năng như không gây độc hại cho người dùng và môi trường; Có khả năng tái chế; Tiết kiệm tài nguyên; Thời gian sử dụng lâu bền. Gọi tắt là vật liệu xanh.
Nói đến công trình xanh thì việc sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường là một trong những tiêu chí hết sức quan trọng để thay thế các vật liệu xây dựng truyền thống đang tác động xấu đến môi trường, gây nhiều hệ lụy như gia tăng khí thải, gây ra hiệu ứng nhà kính …
Tiêu chí vật liệu và tài nguyên theo Tiêu chuẩn xanh Lotus (Hệ thống tiêu chí công trình xanhd đầu tiên được phát triển dành riêng cho thị trường xây dựng tại Việt Nam) là sự khuyến khích dự án lựa chọn vật liệu bền vững, vật liệu có thành phần tái chế, vật liệu tái tạo nhanh và vật liệu địa phương; khuyến khích dự án áp dụng các giải pháp giảm thiểu mức sử dụng bê tông, chuyển dòng rác thải để hạn chế nhu cầu xử lí, tiêu huỷ rác thải của công trình.
Rào cản áp dụng vật liệu xanh trong các công trình xây dựng
Phát triển công trình xanh đang được đánh giá là xu hướng tất yếu không chỉ ở các nước phát triển, mà tại Việt Nam cũng đang nở rộ. Khi nghĩ đến công trình xanh ứng với các loại vật liệu xanh người ta thường liên tưởng đế các công trình có quy mô lớn mà chưa quan tâm tới ngay chính nơi ăn chốn ở hoặc nơi làm việc của chính mình.
Tuy nhiên nhiều nhiều nhà đầu tư, các đơn vị thi công vẫn có những quan ngại trong việc sử dụng vật liệu xanh bởi chi phí lắp đặt, giá thành cao. Đồng thời, một số rào cản về năng lực của đội ngũ thiết kế thi công, nhà thầy, chủ đầu tư và ngân sách chi phí đầu tư cũng là yếu tố khiến công trình hoặc ứng dụng vật liệu xanh chưa được nhiều chủ đầu tư lựa chọn.
Đặc biệt, trong thời điểm giá vật liệu đang tăng chóng mặt, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì việc ứng dụng các giải pháp vật liệu xanh hướng đến hiệu quả về kinh tế trong xây dựng cũng là một trở ngại lớn.
Hiệu quả đến từ các giải pháp vật liệu xanh
Thực tế những năm gần đây cho thấy các doanh nghiệp xây dựng đã có nhiều thay đổi trong tầm nhìn và định hướng phát triển, hướng tới cung cấp ra thị trường những công trình có nhiều yếu tố xanh, hiệu quả năng lượng và hiệu quả kinh tế. Nhiều công trình và chủ đầu tư đã mạnh dạn ứng dụng các giải pháp vật liệu xanh và thực tế cho thấy, họ đã thành công với việc đạt được những hiệu quả kinh tế nhất định
Giải pháp sàn Ubot được chuyển giao từ công nghệ Châu Âu và ứng dụng tại Việt Nam từ năm 2021. Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, giải pháp sàn Ubot được chủ đầu tư nhận định là giải pháp đem lại hiệu quả về kinh tế và đặc biệt là một giải pháp vật liệu đồng hành cùng dự án Ecohome Phúc Lợi đạt giải thưởng “Transformational Business Awards 2018”. ở hạng mục: Công trình xanh vì những đóng góp quan trọng vào sự thay đổi tích cực và phát triển bền vững cho môi trường, đồng thời kiến tạo cuộc sống xanh cho cộng đồng.
Sàn Ubot có mang lại hiệu quả kinh tế như lời đồn?
Hộp Ubot làm từ nhựa tái chế Polypropylene, không chứa chất nguy hiểm trong thành phần, không có sự phát xạ trong quá trình thi công và trong suốt vòng đời sản phẩm giúp tiết kiệm nguyên liệu và bảo vệ môi trường
Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả kinh tế:
Sàn không dầm, thuận tiện cho việc thi công đường ống kỹ thuật, thẩm mỹ. Giảm chi phí ME
Kỹ thuật thi công đơn giản hơn sàn dầm (Do làm sàn phẳng và giảm được công tác lắp dựng côp pha, thép dầm). Thép sàn không phải uốn nhiều
Giảm được 30% khối lượng thép, 15% khối lượng bê tông so với sàn thông thường, gián tiếp giảm được tải trọng công trình và giảm chi phí xây dựng kết cấu công trình.
Sàn Ubot chống rung cực tốt, ngoài ra các phần rỗng bên trong sàn đóng vai trò như một lớp đệm không khí làm giảm khả năng truyền âm qua sàn, giúp cách âm, chống ồn tốt và giúp khả năng cách nhiệt tốt hơn đến 39% so với sàn bê tông cốt thép đặc truyền thống.
Ngoài ra công nghệ sàn Ubot còn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với sàn truyền thống như: sàn phẳng không dầm làm giảm chiều cao công trình – tăng tính thẩm mỹ cho công trình, vượt nhịp lớn có thể lên tới 22m, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư lên đến 20%,…
Sàn phẳng vượt nhịp – Nơi các kiến trúc sư tạo nên vẻ đẹp kiến trúc đẳng cấp. Vẻ đẹp kiến trúc được hiểu là cách tổ chức sắp xếp, bố cục không gian với những phương án bố trí mặt bằng công năng thuận tiện, phù hợp với các yếu tố thẩm mỹ về màu sắc thiết kế, hài hòa với không gian xung quanh.
Hiện nay với công nghệ xây dựng phát triển, đặc biệt là những giải pháp công nghệ mới đã khắc phục những vấn đề tồn tại trong kiến trúc cũng như công năng sử dụng cho công trình đó.
Cùng với sự phát triển của công nghệ vật liệu và quan niệm tính toán kết cấu. Cũng như quan điểm kiến trúc phù hợp với từng thời kỳ mà trong những thập niên gần đây nhiều công nghệ thi công sàn bê tông mới ra đời. Việc phát triển nhằm thay đổi những hình thức kết cấu cơ bản cột dầm sàn bằng những loại kết cấu mới cải tiến hơn.
Đồng thời kế thừa phương thức tính toán sàn theo lý thuyết cổ điển. Thay thế những phần, vùng sàn không chịu lực bằng các loại vật liệu tái chế, xem xét tải trọng tác dụng lên sàn để có phương án làm giảm nhẹ những tác dụng đó… Từ đó đề xuất những công nghệ sàn bê tông không dầm. Mà vẫn đảm bảo các yêu cầu về khả năng chịu lực, tính ổn định của kết cấu Như Sàn DUL; Sàn Ubot; Sàn xốp; Sàn Bóng…
Giải pháp sàn phẳng Ubot được LPC ứng dụng và triển khai với rất nhiều các dự án và các loại công trình khác nhau trong 10 năm vừa qua. Không chỉ là vật liệu với tối ưu kết cấu sàn nhẹ, tối ưu hiệu quả kinh tế.
Với ưu điểm vượt nhịp lớn từ 8 đến 20m, giảm đi số lượng cột trong công trình giúp không gian sinh hoạt và kinh doanh trở lên thông thoáng hơn. Với chia sẻ này của chúng tôi hy vọng sẽ là một giải pháp để các kiến trúc sư có những cách giải quyết tốt về công năng sử dụng, về mặt phong thủy, độc đáo và thuận tiện cho kiến trúc công trình.
Xu hướng nội thất thô mộc hiện đại
Gu thẩm mỹ là thứ mang tính biến động, và thẩm mỹ nhà ở cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Vẻ đẹp thô mộc hiện đại mới cho công trình cũng là một phần trong các xu thế xây dựng hiện nay. Nhiều Dự án xu thế bê tông, đá thô cho tường vách và trần là xu thế của nhiều công trình hiện đại.
Sàn phẳng Ubot hoàn toàn đáp ứng được điều này, với một giải pháp sàn phẳng hoàn toàn, không gian sống của bạn sẽ thông thoáng hơn, việc bố trí nội thất, trưng bày sản phẩm… hay bất cứ nhu cầu nào của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bới các hệ thống dầm trên sàn nhà làm ảnh hưởng về mặt phong thuỷ, đặc biệt với các hệ thống phòng ngủ, từ hộ gia đình, đến khách sạn đều được giải pháp sàn phẳng Ubot đáp ứng tối đa về công năng.
Với hệ thống dầm âm trong sàn sẽ tạo nên trần nhà phẳng hoàn toán, từ đó sẽ tránh được các yếu tố phong thuỷ cho công trình như: việc bố trí giường, tủ, ghế…. trong phòng rất cơ động và thuận tiện, không phải tránh các vị trí có dầm ngang ảnh hưởng đến phong thuỷ như sàn dầm truyền thống trước đây.
Khả năng vượt nhịp lớn
Hệ thống sàn Ubot được cấu tạo bởi hệ thống dầm chìm 2 phương ẩn trong sàn, nên vượt được các nhịp lớn các hệ thống sàn dầm truyền thống trước đây, tạo ra khoảng không gian thoáng đãng trong công trình của bạn. Với ưu điểm linh hoạt trong việc bố trí kiến trúc, kiến trúc sư dễ dàng thay đổi công năng theo ý muốn. Đặc biệt đồi với các chủ đầu tư cần mặt bằng rộng rãi, thông thoáng cho mục đích kinh doanh của mình thì giải pháp sàn Ubot là sự lựa chọn tối ưu nhất so với các giải pháp sàn tương tự.
Linh hoạt công năng
Do khả năng vượt nhịp lớn nên bạn dễ sắp đặt công năng. Điều đặc biệt do sàn có độ cứng và dày nên có thể xây tường ở bất kì vị trí nào trên sàn. Với tính năng này, sử dụng giải pháp sàn Ubot không những giúp bạn trong thiết kết kiến trúc mà còn về bố trí công năng, diện tích sử dụng các phòng theo nhu cầu mà không phải phụ thuộc vào hệ thống dầm như sàn truyền thống. Mặt khác, sự cải tạo sau này của bạn sẽ thuận tiện hơn khi bạn có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng công trình hay bất cứ phòng nào trong công trình của bạn.
Hiệu quả trong công tác hoàn thiện
Sàn phẳng Ubot tạo nên một hệ sàn không dầm nên việc bả, trát, sơn sẽ thuận lợi hơn, ít chi phí hơn, việc trang trí nội thất trong phòng linh hoạt hơn. Đặc biệt một số công trình, các chủ đầu tư đã để nguyên trạng sàn phẳng này mà không hoàn thiện tạo nên những điểm nhấn kiến trúc độc đáo cho công trình của mình.
Mặt khác, khi bạn sử dụng giải pháp sàn phẳng Ubot thì chiều cao thông thuỷ của công trình được rút gọn nên giảm được chi phí hoàn thiện mặt ngoài của công trình.
Ngày 17/03/2021 đại diện LPC France – Văn phòng tư vấn thiết kế của LPC tại Pháp đã ký hợp đồng với Eiffage Immobilier Ile de France về việc đặt văn phòng đại diện tại tòa nhà Linea số 124 đại lộ Stalingrad thành phố Chevilly Larue ngoại ô Paris.
Tòa nhà Linea là khu phức hợp nhà ở văn phòng đầu tư bởi Tập đàon Eiffage của Pháp, nằm trong khu quy hoạch Anatole France của vùng trung tâm kinh tế Phía Nam Paris, nằm gần các trục giao thông chính như Quốc lộ 7, Cao tốc A6 và A86, Sân bay Orly…
LPC France – Tư vấn thiết kế chuyển giao công nghệ từ Châu Âu
Với tư duy trở thành cầu nối cho nền kiến trúc và khoa học kỹ thuật Thế giới về Việt Nam, LPC không chỉ chú trọng các hoạt động trong nước mà còn đẩy mạnh các hoạt động, triển khai đầu tư nước ngoài. Văn phòng giao dịch đầu tiên của LPC tại đất Pháp – LPC France chính thức hình thành với đội ngũ nhân lực chuyên gia (Việt kiều Pháp và Pháp) hùng hậu từ Quy hoạch, kiến trúc, nội thất, kết cấu và quản lý Dự án, với nhiều năm kinh nghiệm triển khai các Dự án tại Pháp và Châu Âu.
Từ ngày thành lập, LPC France đã có cơ hội làm việc với các dự án lớn như: Sân bay Paris Aéroport – Orly, Đài phát thanh truyền hình Pháp, Sân vận động Lille Métropole Stadium, Khách sạn 5 sao Luxe Sofitel Maroc, Tháp Mozart…và hợp tác cùng các Tập đoàn xây dựng nổi tiếng như: Tập đoàn Bouygues – Pháp, Tập đoàn Chantier Morderns (Vinci) – Pháp, Tập đoàn Eiffage – Pháp, Tập đoàn Technip – Pháp..
Các lĩnh vực kinh doanh của LPC France
Tính toán kết cấu dự án: Bê tông cốt thép, nghên cứu cấu trúc kim loại; Kế hoạch coffrage và gia cố; Tạo mô hình 3D: Revit, Tekla; Mô hình hóa các cấu trúc theo yêu cầu: Robot, Graitec; Nghiên cứu các công trình địa kỹ thuật: Rido, Talren, Plaxis
Quy hoạch và thiết kế kiến trúc
Xuất nhập khẩu và logistics: Các dịch vụ xuất nhập khẩu liên kết giữa Việt Nam và Châu Âu. Bao gồm các dịch vụ mua bán, trao đổi, biếu tặng, di chuyển tài sản, tạm nhập tái xuất hay tạm xuất tái nhập hàng hoá mậu dịch và phi mậu dịch (Vật thể) giữa cá nhân/tổ chức với cá nhân/tổ chức giữa Việt Nam và Châu Âu có sự kiểm tra, giám sát của Hải quan.
Bên cạnh đó, LPC France cung cấp các sản phẩm dịch vụ như:
Gia cố bằng sợi Carbone là một trong những phương pháp gia cố công trình bằng cách sử dụng vật liệu FRP. Đây là phương pháp có rất nhiều ưu điểm như: thi công đơn giản, nhanh chóng, không cần phải đập phá kết cấu, không cần sử dụng cốp pha, đảm bảo giữa nguyên hình dạng kết cấu cũ, có tính thẩm mỹ cao và đặc biệt với các công trình đòi hỏi khả năng chống thấm và ăn mòn cao.
Bê tông cốt sợi thủy tinh là VLXD mới được sản xuất bằng phương pháp đúc khuôn và phun bằng máy từ hỗn hợp cốt liệu mịn: xi măng, cát sạch, nước sạch, sợi thủy tinh kháng kiềm và các phụ gia hóa dẻo. Vật liệu GRC có độ bền cao, tạo hình đa dạng, kiểu dáng đẹp, màu sắc tự nhiên…đã trở thành vật liệu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, công nghệ và mỹ quan ngành công nghiệp xây dựng trên toàn thế giới.
LPC France sẽ cùng LPC viết tiếp câu chuyện của những người Việt làm xây dựng trên đất Pháp và thực hiện giấc mơ đem những công nghệ xây dựng tiên tiến từ nước bạn về ứng dụng vào ngành xây dựng nước nhà.
Vật liệu thép nói riêng và thị trường vật liệu nói chung đang khiến các nhà thầu khó khăn vô cùng. Trong 2 năm vừa qua, Việt Nam và Thế giới đã phải đương đầu với đại dịch toàn cầu Covid-19 vốn là đại dịch diễn biến rất phức tạp ảnh hưởng sâu, rộng tới tình hình Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội của Việt Nam và Thế giới. Nền kinh tế nói chung cũng như thị trường xây dựng nói riêng đang phải đương đầu với những thử thách rất lớn, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngừng trệ.
Cuối năm 2020 và đầu 2021, khi tình hình dịch trong nước rơi vào giai đoạn “nghỉ ngơi” thì thị trường Xây dựng lại đương đầu với khó khăn mới: Vật liệu thép – Giá thép tăng đột biến kéo theo thị trường vật liệu nhảy vọt. Giá thép tăng kéo theo tất cả nguyên vật liệu và nhân công đều tăng theo. Một câu hỏi được đặt ra cũng là trăn trở của các chuyên gia trong ngành: Giải pháp nào cho cho xây dựng nước nhà trước tình trạng vật liệu thép chưa hề có dấu hiệu giảm?
CHÂU ÂU – CÁI NÔI CỦA CÔNG NGHỆ VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG
Châu Âu được coi là thị trường công nghệ nhất – nhì Thế giới với rất nhiều những thành tựu đạt được từ xưa đến nay. Không thể phủ nhận những đóng góp của thị trường công nghệ Châu Âu trong việc phát triển công nghệ 4.0 trên toàn thế giới. Công nghệ về các giải pháp và vật liệu xây dựng tại Châu Âu cũng không ngoại lệ. Dường như họ đã nhìn nhận được tính cấp thiết trong việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp vật liệu thép – vật liệu xây dựng bền vững cho tương lai từ rất lâu, nhiều giải pháp vật liệu mới được ra đời từ cái nôi này.
Vật liệu là đòn bẩy mạnh mẽ cho sự đổi mới. Ủy ban Châu Âu ước tính rằng 70% đổi mới sản phẩm của toàn ngành Xây dựng thuộc về vật liệu mới hoặc vật liệu cải tiến. Vật liệu chiếm khoảng 1/3 giá trị xây dựng, do đó, phạm vi áp dụng vật liệu xây dựng tiên tiến là rất đáng kể.
Trải qua hơn 13 năm hình thành và phát triển, LPC luôn là đơn vị tiên phong thay đổi, ứng dụng những công nghệ mới của thế giới vào phát triển nền xây dựng nước nhà. LPC xuất thân từ đơn vị thiết kế các dự án ở Châu Âu, thực hiện các dự án cùng với Bouygues, Vinci, Technip,… do đó tiêu chí an toàn, tiết kiệm và thân thiện với môi trường luôn được đưa lên hàng đầu. Có thể kể đến các giải pháp như: Giải pháp sàn phẳng Ubot (Chuyển giao năm 2012 từ Daliform Group – Italia); Bê tông sợi/ Bê tông cường độ siêu sao (GRC/UHPC) (Phối hợp triển khai cùng Amocer Group – Pháp)….
Sàn phẳng Ubot là giải pháp công nghệ được LPC ứng dụng và phát triển tại thị trường Việt Nam từ năm 2012 với những đóng góp không nhỏ trong việc phát triển công trình xanh. Sàn phẳng Ubot tự hào là một trong những yếu tố quan trọng góp phần để Dự án Ecohome Phúc lợi đạt giải thưởng “Transformational Business Awards 2018”. ở hạng mục: Công trình xanh vì những đóng góp quan trọng vào sự thay đổi tích cực và phát triển bền vững cho môi trường, đồng thời kiến tạo cuộc sống xanh cho cộng đồng.
Đây cũng giải pháp có nhiều ưu điểm nổi bật và tính phù hợp cao để ứng dụng cho nhiều loại công trình tại Việt Nam, là một trong các giải pháp giúp giảm bớt lượng thép sử dụng trong cấu kiện sàn – cấu kiện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong công trình xây dựng. Giải pháp liên quan đến vật liệu thép mà chắc chắn rằng nhiều Chủ Đầu tư và Khách hàng sẽ quan tâm.
SÀN PHẲNG UBOT – GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÀM LƯỢNG THÉP
Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot sử dụng các hộp nhựa tạo rỗng tái chế bằng nhựa Polypropylène giúp tận dụng nhựa tái chế, đảm bảo tính “xanh”cho công trình và giảm thiểu hàm lượng thép.
Cùng một nhịp cột (từ 7m-20m), giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot giúp tiết kiệm 20-30% hàm lượng thép sàn – góp phần giảm đáng kể chi phí thép cho công trình.
Giải pháp này được tính toán theo Tiêu chuẩn Châu Âu (Eurocode) – đảm bảo tính an toàn, bền vững cho công trình, thép được tối ưu ở cách tính toán, được sử dụng hợp lý và hiệu quả ở những khu vực xung yếu – do đó giúp tối ưu hóa thép sử dụng cho công trình.
Điển hình trong việc áp dụng tính toán Eurocode thì công trình chung cư 300m2, khoảng cách cột 9m, với phương án xây dựng truyền thống, lượng thép sàn khoảng 32-34kg/m2. Nhưng với giải pháp sàn phẳng Ubot, hàm lượng thép chỉ tầm 23-24kg/m2 – giảm 30% – tiết kiệm 3 tấn/10.2 tấn thép cho 01 sàn.
Còn với công trình Nhà hàng nhịp cột 11m – diện tích 500m2, hàm lượng thép sàn cho phương án truyền thống là 41kg/m2 trong khi đó, hàm lượng thép cho phương án sàn phẳng không dầm là 30kg/m2 – tiết kiệm được 25% thép – tương đương 5 tấn thép /sàn.
TỐI ƯU HÀM LƯỢNG THÉP ĐẾN TỐI ƯU CHI PHÍ NHÂN CÔNG
Giải pháp sàn phẳng Ubot còn tiết kiệm được không gian thông thủy cho công trình. Sàn Ubot giúp giảm hệ thống dầm cột, giảm chiều dày sàn và có khả năng vượt nhịp tới 20m, giảm chiều cao 1 tầng, tạo không gian thoáng rộng và có thể tăng số tầng cho công trình. Thêm vào đó, trong quá trình thi công, do tối ưu về kiểu dáng nên Ubot có thể được xếp chồng lên nhau giúp tiết kiệm được diện tích kho bãi, dễ dàng vận chuyển và tiết kiệm nhân công dọn dẹp.
Chính vì vậy, khi sử dụng sàn Ubot sẽ tiết kiệm được thời gian thi công đẩy nhanh tiến độ đưa công trình vào sử dụng, mỗi sàn sẽ tiết kiệm được 4-5 ngày vậy 4 sàn sẽ tiết kiệm được ít nhất là 16 – 20 ngày. Một lí do giúp giảm thời gian thi công của giải pháp Ubot là hộp có hình dáng nhỏ gọn, dễ thi công, di chuyển, có thể xếp chồng lên nhau mà không sợ nứt, vỡ khiến cho công trường luôn sạch sẽ, tiết kiệm thời gian dọn dẹp. Vì thế không chỉ giảm thời gian thi công nên chi phí nhân công cũng được tiết kiệm đáng kể.
Như vậy, trong tình hình giá cả vật liệu xây dựng đang tăng nhanh như hiện nay, nhu cầu áp dụng các giải pháp mới trong xây dựng vừa đáp ứng được tiến độ, công năng thẩm mỹ, vừa đảm bảo yếu tố an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí đang rất cấp thiết. Giải pháp Ubot gần như giải quyết các nhu cầu tối ưu toàn diện mà các Chủ đầu tư và khách hàng tìm kiếm.
Báo cáo của Hiệp hội Thép Việt Nam về tình hình thị trường thép tháng 3/2021 và quý 1/2021 nhấn mạnh: Các dự báo trước đó nói rằng, giá thép sẽ chỉ tăng tối đa là hết quý 2/2021. Nhưng hiện tại, mọi thứ đang thay đổi, nhiều dự báo đang điều chỉnh về thời gian giá thép có thể tăng hết quý 3/2021 khi nhìn vào những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, EU và nhiều thị trường lớn khác. Trong nước, sản xuất và bán hàng các sản phẩm thép Quý I/2021 tăng khá cao so với những nhận định trước đó.
Những công trình xây dựng đã ký thầu từ trước Tết không lường trước giá thép tăng phi mã như vậy nên gặp khó, các dự án nhà ở trong khu dân cư đã nhích lên theo.
Giá thép tăng cao kéo theo giá vật liệu tăng như gạch, đá, cát, gỗ, ống nhựa, dây điện, bê tông tươi… đã nhanh chóng tác động đến nhiều lĩnh vực, đặc biệt là xây dựng và bất động sản. Các chủ đầu tư không phải vốn nhà nước đa số đều sử dụng loại hợp đồng đơn giá cố định không thời điểm ở thời điểm ký (trừ trường hợp bất khả kháng) nên các nhà thầu phải tự giải quyết sự thâm hụt này. Các nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ mất toàn bộ lợi nhuận thi công, thậm chí là phá sản do tình hình giá thép tăng đột biến.
Giá thép tăng cao, nhà thầu “khốn đốn”
Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) vừa có văn bản số 22/VACC kiến nghị Văn phòng Chính phủ chỉ đạo sớm các Bộ ngành liên quan kiểm tra triệt để nguyên nhân khiến giá thép tăng đột biến trong thời gian qua.
Theo Hiệp hội các nhà thầu xây dựng Việt Nam, các nhà thầu xây dựng cả nước đang đứng trước nguy cơ vỡ trận, phá sản do tình hình giá thép tăng đột biến trong quý I/2021, đặc biệt ở tháng 4.
Việc giá thép tăng là do thời gian qua giá nguyên liệu đầu vào như quặng sắt, than tăng. Bên cạnh đó, nền kinh tế thế giới phục hồi sau đại dịch cũng giúp hoạt động xây dựng được đẩy mạnh và nhu cầu thép tăng.
Giá vật liệu tăng, giá nhà lại tăng. Các công trình xây dựng, nhất là các công trình nhà ở của người dân bị ảnh hưởng. Các dự án chung cư chào bán ra thị trường cũng đang đối diện với nguy cơ tăng giá.
Theo các doanh nghiệp, khi giá cả tăng đột biến, vượt quá chi phí dự phòng cũng sẽ ảnh hưởng đến vùng giá BĐS CĐT đưa ra thị trường. Bản thân chủ đầu tư cũng phải cân đối để đảm bảo lợi ích giữa nhà thầu để giúp sản phẩm đưa ra thị trường đúng theo tiến độ đã cam kết với người mua. Nếu giá cả vật liệu cứ tăng tiếp, người mua sẽ là người mua nhà cuối cùng phải chịu.
Vậy Giải pháp nào cho tình trạng giá thép liên tục “nóng”?
Đứng trước hiện trạng giá thép tăng kéo theo giá vật liệu tăng một cách chóng mặt. Các đơn vị sản xuất, các nhà thầu phải tự tìm cho mình một hướng đi an toàn và bền vững. Thế giới vật liệu ngày càng đa dạng, nhưng chọn được loại vật liệu phù hợp với các công trình xây dựng, đảm bảo chi phí, kết cấu và kiến trúc công trình là một điều trăn trở với nhiều Chủ đầu tư.
Là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng và chuyển giao các công nghệ vật liệu mới, hiện đại tại Châu Âu và Việt Nam. LPC mong muốn sẽ đồng hành cùng các Chủ đầu tư trong các giải pháp mà chúng tôi đã và đang triển khai. Cùng LPC tham khảo những giải pháp vật liệu “xanh”, vật liệu bền vững cho các công trình.
1. Sàn phẳng Ubot – Giải pháp Vật liệu – Công nghệ “Xanh”
UBOT là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Sàn phẳng Ubot đã được LPC ứng dụng từ năm 2012 đến nơi Sàn phẳng Ubot được sử dụng rộng rãi trong nhiều loại công trình khác nhau và nhận được sự hài lòng của Chủ đầu tư.
2. GRC (Glassfibre Reinforced Concrete) – Bê tông sợi nhẹ
Còn gọi là Bê tông Cốt sợi thủy tinh, được sản xuất bằng phương pháp đúc khuôn và phun bằng máy từ hỗn hợp cốt liệu mịn: xi măng, cát sạch, nước sạch, sợi thủy tinh kháng kiềm và các phụ gia hóa dẻo. Điều này giúp GRC có độ bền cao, tạo hình đa dạng, kiểu dáng đẹp và có màu sắc tự nhiên…Do đó, GRC thường được ứng dụng tại các công trình yêu cầu tính thẩm mỹ cao như: mặt dựng GRC, phào chỉ GRC, đầu cột GRC và các sản phẩm trang trí sân vườn, mỹ thuật.
UHPC (Ultra-High Performance Concrete – Bê Tông Tính Năng Cao Hay Bê Tông Cường Độ Siêu Cao)
Là loại bê tông thế hệ mới với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại bê tông truyền thống xét về mặt cường độ cũng như độ bền. UHPC là một loại vật liệu bê tông composite gốc xi măng được tối ưu hóa các thành phần hạt cốt liệu với tỉ lệ nước/xi măng nhỏ hơn 0.25 dẫn đến sự giảm thiểu lỗ rỗng và làm mật độ phân bố của các vi cấu trúc trở nên dày đặc Đồng thời sử dụng hàm lượng cốt sợi phân tán để tăng tính dẻo khi chịu kéo uốn.
3. Gạch không nung
Gạch không nung hay gạch bê tông bùn là vật liệu xanh thân thiện với môi trường được ưa chuộng. Gạch được trộn thêm sỏi, cát để tăng thêm độ chắc chắn. Tại Việt Nam, vật liệu này chiếm tỷ trọng sử dụng là 21% tổng các vật liệu trên thị trường và được cho là sẽ phát triển mạnh vì bền.
Chi phí cao hơn gạch nung đất sét nhưng tính theo tổng thể thì nó mang lại nhiều giá trị hơn như có thể cách âm, cách nhiệt, chống cháy, thoát ẩm, giảm được kết cấu cốt thép, thời gian thi công ngắn hơn, tiết kiệm được giá thành xây dựng. Gạch không nung còn giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.
4. Xốp cách nhiệt (XPS)
Đây là vật liệu làm từ chất dẻo PS, nó có ưu điểm cách nhiệt và chống lại lực nén, không thấm nước, bền lâu bởi được hàn kín và có bọt. Trọng lượng của xốp cách nhiệt khá nhẹ và dễ dàng mang vác.
Xốp cách nhiệt XPS có nhiều ưu điểm hơn xốp cách nhiệt ép, bề mặt đồng đều và tế bào lõm vào. Vật liệu này không mang lại chất độc nguy hiểm bốc hơi nào, không bị nấm mốc và ăn mòn, có thể tái sử dụng. Ngoài ra, xốp cách nhiệt XPS còn giúp cách âm bên ngoài khá tốt nên được dùng trong nhà hàng, phòng vui chơi,…
Là hệ khung đỡ nhà xưởng bằng BTCT đúc sẵn, sử dụng bê tông cường độ cao và siêu cao ( từ 60Mpa trở lên) kết hợp với hệ cấp dự ứng lực để vượt nhịp lớn. Hệ móng, cột, dầm đều bằng bê tông và được lắp ghép ở hiện trường giúp giảm thời gian thi công.
6. LPC SMART – SÀN BÁN LẮP GHÉP – Giải pháp tiết kiệm chi phí
LPC SmartLà giải pháp xây dựng không mới. Nhưng cách làm cải tiến mới giúp giảm đáng kể thời gian thi công, tiết kiệm chi phí cốp pha và nhân công gia công đem lại hiệu quả về mặt kinh tế và tiến độ cho Chủ đầu tư.
Giải pháp này rất hiệu quả cho các công trình nhịp nhỏ, nhà xây chen, liền kề, biệt thự v..v.., đảm bảo các yếu tố an toàn, nhanh, gọn, áp dụng dễ dàng và linh hoạt. Là một trong những giải pháp xanh thân thiện với môi trường
Sử dụng vật liệu xanh tấm lợp sinh thái hay tôn sinh thái là nguyên liệu tái sinh tự nhiên, mang lại giá trị thẩm mỹ và chất lượng cao.
Tấm lợp sinh thái có tính linh hoạt dẻo dai, trọng lượng nhẹ, kiểu dáng và màu sắc giống với ngói cải tiến, không bị ăn mòn bởi hóa chất, muối biển, kiềm, an toàn cho sức khỏe, cách âm, cách nhiệt tốt, giảm tiếng ồn từ bên ngoài, không cháy, thấm nước, chống va đập.
Một số tấm lợp sinh thái hiện nay:
– Tấm lợp sinh thái Corrubit: Đây là dòng cao cấp nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, chất lượng tốt, chịu gió bão tốt, giá phải chăng.
– Tấm ngói Pháp Onduvilla: Đến từ Pháp, tấm lợp sinh thái được làm từ sợi tổng hợp và nhựa Bitum, có thể chống gỉ sét, cách được âm và nhiệt, chịu được sức gió mạnh.
– Tấm lợp sinh thái ONDULINE: Sản phẩm nhẹ, chống oxi hóa tốt, phù hợp với những nơi có nồng độ muối cao.
Nhắc đến VLXD, người ta thường nghĩ ngay đến những vật liệu như: cát, sỏi, bê tông… Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong ngành xây dựng, những VLXD truyền thống đang dần được thay thế bởi vật liệu xây dựng mới, hứa hẹn đem lại một diện mạo hoàn toàn mới cho ngành Xây dựng. Việc sử dụng những vật liệu xây dựng mới này sẽ giúp con người giải quyết được nhiều vấn đề về quy trình thi công, chất lượng, độ bền, ngân sách và những tác động đến môi trường.
Những năm qua, với thế mạnh tập trung vào các khu công nghiệp (KCN), Bắc Ninh đã thu hút hàng trăm nghìn lao động từ các tỉnh đến sinh sống và làm việc. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân các KCN, thời gian qua tỉnh đã chú trọng xây dựng nhà ở xã hội; qua đó góp phần ổn định đời sống người lao động và bảo đảm an ninh xã hội, phát triển kinh tế – xã hội địa phương theo hướng bền vững.
Cũng trong thời gian vừa qua, tỉnh Bắc Ninh nói riêng cũng như Nhà nước đã triển khai rất nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia xây dựng.
Đặc biệt, Nhà nước luôn khuyến khích các tổ chức, cá nhân ứng dụng, thiết kế, thi công, sản xuất, cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng đổi mới công nghệ trong lĩnh việc phát triển nhà ở nhằm nâng cao chất lượng thẩm mỹ, chất lượng sử dụng; có các giải pháp cụ thể để phát triển mô hình đô thị xanh, công trình xanh, tiết kiệm năng lượng và thông minh,…
Vậy giải pháp nào cho các Chủ đầu tư để tạo nên một công trình nhà ở xã hội với các giải pháp tối ưu chi phí?
Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc Giám sát – Tư vấn Thiết kế và đưa ra các giải pháp cho các Chủ Đầu tư.
Với bài viết này, LPC mong muốn chia sẻ với Chủ đầu tư các Giải pháp để tối ưu chi phí với các công trình nhà ở xã hội đang được LPC áp dụng và triển khai tại 2 công trình Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City (Tỉnh Bắc Ninh)
Giải pháp thiết kế tối ưu chi phí được triển khai từ giai đoạn quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc
Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng
Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.
Để đưa ra giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng phù hợp, tối ưu và đạt hiệu quả cao, phải căn cứ vào các yếu tố bao gồm: Vị trí; Ranh giới; Địa hình; Điều kiện khí hậu và hiện trạng dân cư.
Dự án Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City và Khu nhà ở xã hội Thống Nhất Smart City đã được lập quy hoạch với các nguyên tắc bố trí về giao thông, cảnh quan cây xanh, chiều cao công trình được phê duyệt theo quy hoạch chung của tỉnh.
Giải pháp quy hoạch tổng thể căn cứ vào công năng sử dụng, dây truyền sử dụng của từng công trình phù hợp với quy hoạch chung. Tạo nên một tổng thể hài hòa cân đối cho khu đất quy hoạch và ăn nhập với tổng thể xung quanh.
Đảm bảo tính tiếp cận tốt, không gian cây xanh, đường dạo, sân vườn, tiểu cảnh được tổ chức rõ ràng, mạch lạc tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người sử dụng. Các khối công trình được thiết kế hình khối hiện đại và bao gồm những tiện ích rất thiết thực với nhu cầu sử dụng của cư dân sau này.
Giải pháp về thiết kế Kiến trúc
Đối tượng được hướng đến của dự án nhà ở xã hội chính là các cán bộ, người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn. Vì thế, khu chung cư phải là nơi tạo nên một công đồng cư dân văn minh và văn hó, đảm bảo chất lượng cuộc sống với các dịch vụ tốt, thuận lợi trong quá trình di chuyển để đi làm và tham gia tiện ích.
Nhờ có quy hoạch tổng thể mặt bằng một cách đầy đủ và tối ưu diện tích, nhắm được nhu cầu đó của Chủ đầu tư và đại bộ phận công nhân, Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City được Thiết kế Kiến trúc với đầy đủ các tiện ích:
Bên cạnh đó, Giải pháp thiết kế căn hộ điển hình có diện tích từ 45 – 70 m2 vẫn được bố trí đầy đủ công năng sử dụng: Diện tích 45 m2 với 2PN và diện tích 70 m2 với 3PN được trang trí và bố trí nội thất đảm bảo không gian sinh hoạt đầy đủ tiện nghi, thỏa mãn trạng thái hoạt động (ngủ, làm việc, nấu ăn, lấy đồ,..) đồng thời đáp ứng yếu tố vật lý, tâm lý (tầm nhìn, ánh sáng, thông thoáng)…
Giải pháp về Thiết kế Kết Cấu
Tùy theo tình trạng nền đất nơi xây dựng có thể áp dụng các giải pháp kết cấu công trình khác nhau. Nhằm giảm giá thành ngay từ các cấu kiện, giảm thời gian thi công xây dựng, 2 công trình trên mạnh dạn áp dụng các phương án kết cấu mới và nền tảng vật liệu cấu kiện thân thiện vơi môi trường: Sàn phẳng Ubot,..
Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc ứng dụng giải pháp sàn phẳng Ubot tại các công trình tại Việt Nam và Châu Âu. Cùng với đó là việc cải tiến và hoàn thiện giải pháp để phù hợp nhất với các công trình xây dựng tại Việt Nam, LPC đã áp dụng giải pháp Sàn phẳng Ubot cho toàn bộ kết cấu Khu nhà ở công nhân và nhà liền kề của 2 dự án trên.
Tiêu chí hướng tới là áp dụng tối đa điển hình hóa các cấu kiện, tăng cường sản xuất tại nhà máy và giảm nhân công thi công tại công trường, giảm tiến độ và dễ dàng quản lý chất lượng công trình.
Giải pháp Điện nước, PCCC, Thông gió,…
Các hệ thống chung cho tòa nhà luôn đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành, nhằm duy trì ổn định theo tuổi thọ trong quá trình sử dụng của cấp công trình. Để tối ưu chi phí, việc giảm tối đa các vị trí ổ cắm hay công tác điện sẽ giảm giá thành căn hộ, còn giúp người dân thực hiện chính sách tiết kiệm điện hiệu quả.
Bên cạnh đó LPC cũng đưa ra một số đề xuất để phát triển hệ trục điện cho tòa chung cư đảm bảo hoạt động an toàn và sinh hoạt cho cư dân căn hộ.
Giải pháp tối ưu chi phí
Đưa ra được một giải pháp tối ưu về quy hoạch mặt bằng đối với các dự án nhà ở xã hội được coi là một bài toán khó với các chủ đầu tư. Bên cạnh đó, để tối ưu chi phái một cách toàn diện hơn. Chủ đầu tư và các dự án cũng cần tập trung vào các gói giải pháp chi phí. Việc chia gói thầu thành nhiều giai đoạn ngay từ lập dự toán đến chi tiết xây dựng sẽ giúp Chủ đầu tư quản lý và đảm bảo chi phí ngay từ đầu vào.
Sàn hộp UBOT được biết đến là giải pháp kết cấu tiên tiến được áp dụng rộng rãi cho các công trình cao tầng, thương mại giá trị cao.
Nhưng trên thực tế, UBOT còn được áp dụng để giảm chi phí đầu tư cho các công trình nhà ở xã hội và nhà phố, nhà liền kề quy mô nhỏ hơn. Giải pháp vẫn rất hiệu quả về mặt chi phí xây dựng lẫn hiệu suất quản lý dự án cho các công trình tưởng như rất khó cắt giảm thêm chi phí này.
Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City: BĐS Khu Công nghiệp Thế hệ mới
Khi Bắc Ninh, khu vực cửa ngõ miền Bắc thu hút mạnh vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, tổ hợp dự án Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City trở thành điểm sáng Bất động sản của khu vực đang phát triển mạnh mẽ này. Thủ phủ Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh nhanh chóng thu hút lực lượng lao động hàng triệu người đến từ trong và ngoài nước, từ chuyên gia đến công nhân, khiến phát triển nguồn cung nhà ở và dịch vụ cho khu vực trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Tầm nhìn của lãnh đạo địa phương và các nhà đầu tư đã giúp Yên Phong có được cùng lúc nhiều dự án Bất động sản giá trị. Nổi bật có tổ hợp dự án Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City đáp ứng hợp lý các nhu cầu an cư lạc nghiệp của đội ngũ lao động mới xuất hiện này:
Căn hộ nhà ở xã hội giá rẻ, chất lượng cho nhóm dân cư là công nhân
Nhà liền kề – shophouse dịch vụ cao cấp hơn cho đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia dự án và toàn bộ cụm dân cư Khu công nghiệp
Sàn hộp UBOT: Giải pháp toàn diện cho công trình nhà ở xã hội, nhà phố – nhà liền kề
Với quy mô lớn như vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra cho đội ngũ phát triển dự án BĐS tại Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City chính là tìm ra giải pháp giúp giảm giá thành xây dựng mà vẫn đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng chung của dự án. Đặc biệt là với các công trình nhà ở xã hội, thì vấn đề giá thành gần như là ưu tiên hàng đầu.
Giải pháp sàn hộp UBOT cùng lúc đáp ứng nhiều kỳ vọng của chủ đầu tư:
Giảm đến 20% tổng chi phí công trình do giảm chi phí thi công – chủ yếu ở lượng bê tông dầm cột tiết kiệm được, chi phí cơ điện, chi phí quản lý dự án.
Thẩm mỹ và Chất lượng vượt trội: Không dầm, ít cột, chịu tải vượt trội – Cách âm, cách nhiệt tốt – Chống cháy – Tiết kiệm năng lượng. Điều này hiếm khi được đáp ứng ở các công trình nhà ở xã hội giá rẻ, do đòi hỏi chi phí xây dựng tiết kiệm tới mức tối đa.
Công tác thi công cực nhanh, tiết kiệm chi phí kho bãi, nhân công, giải phóng mặt bằng trước và sau thi công. Điều này cũng góp phần giảm đáng kể tổng chi phí.
Góp phần vào Chứng chỉ xanh cho công trình.
Sàn hộp UBOT Cải tiến
Đặc biệt với các cải tiến năm 2020, giải pháp sàn hộp UBOT đã thêm phần vượt trội về hiệu quả.
Về kết cấu hộp UBOT, công ty LPC đã có các cải tiến giúp ổn định cấu trúc bê tông, linh hoạt chiều dày bê tông theo nhu cầu :
Thay đổi vị trí con kê so le nhau để thép luôn nằm trên con kê;
Cải tiến thành hộp Ubot 5 chân để tăng cứng và chống đẩy nổi;
Con kê insert tại 4 góc cho những trường hợp bê tông lớp trên cần chiều dày;
Tăng con kê từ 8mm lên thành 12mm để tăng chiều dày bê tông giữa thép và phần thân hộp;
Các cải tiến này đã giúp tiết kiệm và kiểm soát tốt hơn chất lượng bê tông, giảm nứt, đồng thời, giảm thiểu thời gian đổ bê tông – đẩy nhanh tiến độ công trình so với phiên bản được chuyển giao từ Daliform (Italia) trước đó:
Khắc phục được tình trạng hao hụt bê tông;
Dễ dàng kiểm soát chất lượng đổ bê tông trong quá trình thi công nhờ cải tiến chân côn ở giữa sản phẩm;
Quá trình thi công diễn ra thuận lợi, tiến hành đổ bê tông liên tục. Không cần chờ đổ 2 lần như trước do hiện tượng đẩy nổi đã được khắc phục;
Tạo ra khoảng cách thép làm việc đúng như yêu cầu của tính toán. Các con kê so le nên kiểm soát đơn giản trong quá trình thi công;
Hàm lượng thép được phân bố đều trên diện tích sàn, không tập trung vào các ke như trước;
Giải quyết được vấn đề nứt.
Chuỗi công trình nhà ở xã hội, nhà liền kề do LPC lên phương án quy hoạch tổng thể, thiết kế và cung cấp giải pháp sàn hộp UBOT là minh chứng cho việc áp dụng giải pháp công nghệ mới trong xây dựng mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế, thẩm mỹ lẫn chất lượng cho công trình.
Sàn hộp UBOT – Hộp định hình tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene để tạo nên sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn – là giải pháp công nghệ do LPC độc quyền tại Việt Nam.