Kiến trúc cảnh quan là một thuật ngữ mà chúng ta được nghe nhắc đến khá nhiều trong thời gian vừa qua, nó đã trở thành một xu hướng phát triển mới trên thế giới cũng như tại Việt Nam về ngành kiến trúc. Vậy kiến trúc cảnh quan là gì và xu hướng phát triển ngành này như thế nào trong tương lai, có vai trò gì đối với ngành kiến trúc nói chung.
Hiện nay ngoài dự án nhà ở thì các chủ đầu tư còn rất qaun tâm đến kiến trúc cảnh quan xung quanh. Việc này giúp tạo nên một môi trường sống có mỹ quan đẹp và gần gũi với thiên nhiên hơn. Hãy cùng LPC tham khảo bài viết này để có được những thông tin bổ ích này nhé
Định nghĩa về kiến trúc cảnh quan là gì
Theo Wikipedia, Kiến trúc cảnh quan là nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn và phục chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của cong người. Phạm vi hoạt động của kiến trúc cảnh quan liên quan đến thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất động sản. Bên cạnh đó là bảo tồn và phục chế môi trường, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế các công việc và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản. Người hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan được gọi là kiến trúc sư cảnh quan.
Nếu cảnh quan là bức tranh tái hiện lại quan cảnh thiên nhiên, địa hình thì kiến trúc cảnh quan là sắp đặt và mô phỏng phongc cảnh. Kiến trúc sư cảnh quan sẽ phải tạo ra một khung cảnh mỹ lệ trên một vùng đất nhất định. Và đương nhiên phần tự nhiên là phần không thể thiếu
Việc thiết lập và cải tạo môi trường vật, tổ chức nghệ thuật kiến trúc là mang lại sự hài hòa Thiên nhiên – Con người – Kiến trúc.
Tầm quan trọng của kiến trúc cảnh quan
Vai trò của kiến trúc cảnh quan trong thời điểm hiện nay khá quan trọng với tất cả các công trình. Nó góp phần làm mềm sự xuất heienj của các công trình kiến trúc hiện đại. Đồng thời tạo nên một cảnh quan xanh để góp phần cải thiện môi trường sống của con người
Tầm quan trọng của kiến trúc cảnh quan mang lại những ý nghĩa không nhỏ với các dự án – công trình:
- Lợi ích với môi trường: Chất lượng cuộc sống đi lên nhờ một phần không nhỏ vào sự hòa hợp với thiên nhiên với môi trường sống trong lành, nâng cao sức khỏe con người, giảm thiểu các vấn đề về ô nhiễm môi trường, tác động lên hiệu ứng nhà kính sẽ giảm đi
- Lợi ích xã hội: Những công trình kiến trúc cảnh quan tạo nên một không gian sống khá lý tưởng cho con người. Những kiến trúc mang tính kế thừa truyền thống dân tọc sẽ tạo ra một môi trường xã hội thẩm mỹ cao. Không chỉ để lại tinh hoa cho những thế hệ tương lại mà còn đem lại những hiện mạo mới, diện mạo mới lại trong quá trình hội nhập và phát triển ngành kiến trúc cảnh quan
- Lợi ích kinh tế: Việc vận dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến của con người vào việc xây dựng cảnh quan hiện đại đã sản sinh ra nhiều nguồn năng lượng tự nhiên. Nhờ vậy mà có thể giảm điện năng tiêu thụ, tối ưu hóa các tiện ích xã hội góp phần thúc đẩy ngành kinh tế liên quan phát triển mạnh mẽ
Phân loại kiến trúc cảnh quan
Thiết kế cảnh quan tạo nên sự cân bằng của các khu vực tự nhiên và xây dựng. Theo đó, kiến trúc cảnh quan thường được phân làm 2 loại như sau:
- Cảnh quan tự nhiên: Bao gồm những yếu tố tự nhiên không có sự tác động của con người Cảnh quan ngoại thất, cảnh quan thiên nhiên bao gồm địa hình, địa mạo, phong cảnh, cây xanh, khí hậu không có sự tác động của con người…tất cả đóng vai trò như một phong nền, thậm chí như một nguồn gốc của sự cảm hứng, một bộ phận hữu cơ của cơ thể kiến trúc.
- Cảnh quan nhân tạo: Là cảnh quan thiên nheien dưới sự tác động con người tạo nên những cảnh quan mới độc đáo hơn. Cảnh quan nhân tạo thường sẽ được chia làm 3 loại cơ bản sau:
+ Cảnh quan điểm dân cư: Có nông thôn và đô thị
+ Cảnh quan bảo tồn di sản: Các di tích đậm chất lịch sử như các danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch là di sản văn hóa đất nước, các khu vườn quốc gia, thiên nhiên có giá trị. Trong đó cảnh quan đô thị là môi trường nhân tạo phức tạp nhất và là thành phần quan trọng của cảnh quan văn hóa
+ Cảnh quan nghỉ ngơi – giải trí: các khu nghỉ ngơi, điều dưỡng; nơi có môi trường trong lành.
+ Cảnh quan vùng công nghiệp: Khu vực bố trí các nhà máy, xí nghiệp lớn, độc hại nằm ngoài điểm dân cư
Kiến trúc cảnh quan tạo nên sự cân bằng của các khu vực tự nhiên và các khu vực được xây dựng, “làm mềm” sự xuất hiện của các công trình kiến trúc trên nền thiên nhiên, điển hình là những khu nhà để xe, các công trình dịch vụ.
Với kinh nghiệm thiết kế kiến trúc cảnh quan cho nhiều công trình tại Việt Nam, LPC mong muốn tìm kiếm các đơn vị hợp tác để phát triển thêm vê hạng mục thiết kế cảnh quan tại nhiều công trình trong tương lai.
——Công ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC
Hotline: 0911.29.9696
Website: www.lpc.vn
Facebook: Lam Pham Construction