Search

Lam Pham Construction tham gia triển lãm Vietbuild Quốc tế 2020

LPC-tham-gia-trien-lam-vietbuild-2020

 

Triển lãm Quốc tế Vietbuild 2020 – nơi hội tụ sản phẩm “sống xanh”

Tiếp nối thành công, Triển lãm Quốc tế Vietbuild 2020 đem lại những hiệu quả rất lớn về kinh tế, chuyển giao công nghệ, xúc tiến thướng mại và hợp tác đầu tư xây dựng cho các doanh nghiệp. VIETBUILD 2020 là cầu nối lý tưởng cho các nhà doanh nghiệp, khách hàng, đối tác, các nhà thầu xây dựng, các kỹ sư, kiến trúc sư… mong muốn tìm được cho mình những giải pháp mới trong các công trình xây dựng và thiết kế, các sản phẩm mới, các sản phẩm khoa học công nghệ tiên tiến phục vụ Ngành xây dựng và các công trình về nhà ở của mình.

Các sản phẩm trưng bày tại Triển lãm VIETBUILD 2020 được nghiê cứu thiết kế tinh tế, sáng tạo, phù hợp với nhu cầu sử dụng và hướng đến ứng dựng công nghệ mới trong ngành xây dựng. Các sản phẩm về vật liệu xây dựng, trang trí nội ngoại thất có mẫu mã mới, tính năng và chất lượng được nâng cao nhằm đáp ứng nhu cầu về nhà ở, xây dựng và trang trí nội ngoại thất ngày càng lớn, gắn liền với phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và nâng tầm cuộc sống.

LPC tham gia Vietbuild 2020

Bên cạnh các sản phẩm truyền thống, Triển lãm Vietbuild 2020 có sự tham gia của doanh nghiệp sáng tạo trẻ, ứng dựng công nghệ trong quá trình sản xuất, nghiên cứu vật liệu mới. Trong đó có sự góp mặt của Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Đến với Triển lãm Quốc tế Vietbuild 2020, Lam Pham Construction mang tới những sản phẩm công nghệ mới, có tính ứng dụng cao và là sản phẩm chiến lược của doanh nghiệp: Sàn phẳng Ubot và các nhóm vật liệu mới có độ bền cao và thân thiện với môi trường.

Sàn phẳng Ubot – Giải pháp công nghệ xanh

san-phang-ubot-tai-trien-lam-vietbuild

UBOT là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Sàn phẳng Ubot có cấu tạo đặc biệt. Bao gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới.

Việc ứng dụng Sàn phẳng Ubot trong các công trình xây dựng giúp giảm trọng lượng sàn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng. Đồng thời giúp sàn vượt nhịp lên đến 20m tạo không gian thông thoáng, tăng tính mỹ quan cho công trình cho các công trình xây dựng nhà ở và đô thị.

Từ 2012, LPC được chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Daliform Group (Italia) và tiếp tục nghiêm cứu phát triển, hoàn thiện giải pháp, tăng tính ứng dụng trong các công trình xây dựng ở Việt Nam. Hiện nay, giải pháp sàn phẳng Ubot đã được triển khai ở hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước. Trải qua gần 10 năm nghiên cứu và phát triên, UBOT Beton là giải pháp sàn phẳng vượt nhịp lớn hàng đầu Việt Nam.

6 giải pháp vật liệu, công nghệ mới

Bên cạnh giải pháp Sàn phẳng Ubot, tại Triển lãm Quốc tế Vietbuild 2020, LPC còn mang đến 6 nhóm vật liệu xây dựng mới, góp phần đưa ra phương án giải quyết các bài toán bảo vệ môi trường, hướng đến xây dựng đô thị thông minh trong tương lai.

GRC (Glassfibre Reinforced Concrete) 

Còn gọi là Bê tông Cốt sợi thủy tinh, được sản xuất bằng phương pháp đúc khuôn và phun bằng máy từ hỗn hợp cốt liệu mịn: xi măng, cát sạch, nước sạch, sợi thủy tinh kháng kiềm và các phụ gia hóa dẻo. Điều này giúp GRC có độ bền cao, tạo hình đa dạng, kiểu dáng đẹp và có màu sắc tự nhiên…Do đó, GRC thường được ứng dụng tại các công trình yêu cầu tính thẩm mỹ cao như: mặt dựng GRC, phào chỉ GRC, đầu cột GRC và các sản phẩm trang trí sân vườn, mỹ thuật.

BTLG – Khung Bê tông Cốt thép (BTCT) lắp ghép (Charpente Béton) 

Là hệ khung đỡ nhà xưởng bằng BTCT đúc sẵn, sử dụng bê tông cường độ cao và siêu cao ( từ 60Mpa trở lên) kết hợp với hệ cấp dự ứng lực để vượt nhịp lớn. Hệ móng, cột, dầm đều bằng bê tông và được lắp ghép ở hiện trường giúp giảm thời gian thi công.

UHPC (Ultra-high Performance Concrete – Bê tông tính năng cao hay Bê tông Cường độ siêu cao) 

Là loại bê tông thế hệ mới với nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với các loại bê tông truyền thống xét về mặt cường độ cũng như độ bền. UHPC là một loại vật liệu bê tông composite gốc xi măng được tối ưu hóa các thành phần hạt cốt liệu với tỉ lệ nước/xi măng nhỏ hơn 0.25 dẫn đến sự giảm thiểu lỗ rỗng và làm mật độ  phân bố của các vi cấu trúc trở nên dày đặc Đồng thời sử dụng hàm lượng cốt sợi phân tán để tăng tính dẻo khi chịu kéo uốn.

LPC E.Bubble – HỆ THỐNG THU NƯỚC MƯA

Là một giải pháp thu hồi nước mưa dựa trên nguyên tắc các quả bóng nhựa rỗng. Giúp tạo thành các khối lớn rỗng nằm trong đất tại các khu vực vườn hoa vỉa hè đường. Do đó, giải pháp này giúp đơn giản hóa các bước, biện pháp, giảm chi phí nhân công và chi phí thi công lắp đặt. Với tốc độ đô thị hóa-  bê tông hóa như hiện nay thì LPC E.Bubble là giải pháp công nghệ giúp kiểm soát hiệu quả lưu lượng nước mưa, chống ngập úng cục bộ, tăng lưu lượng nước thấm vào lòng đất.

LPC Dome – SÀN NÂNG 

Là giải pháp xây dựng tầng kỹ thuật, hệ thống thông gió tự nhiên, đệm không khí cho tầng trệt, sàn nhà và mái nhà cho các công trình xây mới hoặc cải tạo trong xây dựng dân dụng và công nghiệp.Sản phẩm là các mô-đun ván khuôn bằng nhựa được liên kết theo một hướng xác định trước, cho phép nhanh chóng hình thành một mặt bằng vững chãi mà trên đó chúng ta có thể đổ bê tông, tạo thành tầng kĩ thuật thông gió một cách đơn giản và kinh tế.

LPC Smart – NHÀ LẮP GHÉP BÊ TÔNG CƯỜNG ĐỘ CAO

Là giải pháp xây dựng không mới. Nhưng cách làm cải tiến mới giúp giảm đáng kể thời gian thi công, tiết kiệm chi phí cốp pha và nhân công gia công đem lại hiệu quả về mặt kinh tế và tiến độ cho Chủ đầu tư. Giải pháp này rất hiệu quả cho các công trình nhịp nhỏ, nhà xây chen, liền kề, biệt thự v..v.., đảm bảo các yếu tố an toàn, nhanh, gọn, áp dụng dễ dàng và linh hoạt. Là một trong những giải pháp xanh thân thiện với môi trường.

Những tính năng vượt trội này đã giúp các nhóm vật liệu công nghệ cao trở thành vật liệu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, công nghệ và mỹ quan ngành công nghiệp xây dựng trên toàn thế giới. Với tiêu chí là doanh nghiệp tiên phong áp dụng công nghệ tiên tiến trong giải pháp và vật liệu, các giải pháp LPC mang đến tại triển lãm luôn hướng đến tương lai, trao cho cộng đồng các công trình xây dựng xanh và giá trị bền vững với xã hội.

Các hình ảnh tại triển lãm:











——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Hội thảo ” Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo giải quyết vấn đề của địa phương và doanh nghiệp lớn (Hackathon)

Năm 2020, ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia TECHFEST VIETNAM sẽ tiếp bước với chủ đề “Thích ứng – Chuyển đổi – Bứt phá”. Chủ để năm 2020 đã tiếp nối thông điệp của TECHFEST các năm trước, giúp kết nối các nguồn lực trong nước và quốc tế, hỗ trợ khởi nghiệp trong bối cảnh dịch bệnh và thiên tai liên tiếp xảy ra.

TECHFEST 2020 – “Thích ứng – Chuyển đổi – Bứt phá”

Trong hoàn cảnh khó khăn này, với sự hỗ trợ của các tổ chức kinh tế và chính phủ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp khởi nghiệp đã tiếp tục phát huy “tinh thần khởi nghiệp”, luôn đổi mới, sáng tạo, sẵn sàng đương đầu với thử thách. Nhiều doanh nghiệp đã có sự phát triển đột phá, không chỉ tăng trưởng về doanh thu, thị phần mà còn góp phần hỗ trợ công tác phòng dịch an toàn, hiều quả , thúc đẩy sự đổi mới bằng các giải pháp tiên tiến của mình.

TECHFEST 2020 được thiết kế gồm 12 Làng công nghệ: Đô thị thông minh, Nông nghiệp, Giáo dục, Y tế, Du lịch và Ẩm thực, Tài chính, Tác động xã hội , Tiên phong, Dịch vụ hỗ trợ, Sinh viên, Địa phương, Quốc tế với hơn 250 gian hàng.

Ngoài các Làng công nghệ theo mô hình trước đây, Techfest 2020 thiết lập thêm Làng Công nghệ Tiên phong. Đây là những công nghệ chứa hàm lượng sở hữu trí tuệ cao, đòi hỏi chiều sâu nghiên cứu như AI, BlockChain, Công nghệ Sinh học, Vật liệu mới. Các công nghệ được đưa ra với mục tiêu nâng cao năng lực tiếp cận công nghệ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, với các giải pháp công nghệ tiên tiến trên thế giới.

Khác với các năm trước, TECHFEST 2020 hướng đến các bạn sinh viên. Đây chính là nguồn lực tiềm năng lớn trong khởi nghiệp với đa dạng ý tưởng đổi mới sáng tạo. Để thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp và sáng tạo cho các bạn sinh viên, TECHFEST 2020 phát động Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo giải quyết vấn đề của địa phương và doanh nghiệp sáng tạo giải quyết vấn đề của địa phương và doanh nghiệp lớn”.

Bên cạnh đó,với mong muốn hướng đến sự tập trung chia sẻ, thảo luận về chính sách tài chính cho khởi nghiệp, chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao và giải pháp hoàn thiện hệ sinh thái cho thanh niên khởi nghiệp, Bộ Khoa học và Công nghệ,  trường đại học Kinh tế quốc dân đã mời KTS Đinh Việt Tùng – Giám đốc văn phòng Quy hoạch & Kiến trúc LPC France – Giám đốc Mạng lưới phát triển đô thị bền vững-SUDNet AVSE Global (Tổ chức Khoa học & Chuyên gia Việt Nam toàn cầu) làm diễn giả chính của chính chương trình.

Toạ đàm cùng chuyên gia quy hoạch đô thị thông minh-Smartcity – KTS.Đinh Việt Tùng

KTS. Đinh Việt Tùng – Giám đốc văn phòng Quy hoạch và Kiến trúc LPC France

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Tư vấn quy hoạch phát triển kinh tế xã hội các tỉnh thành Việt Nam, Xây dựng các workshop & khóa đào tạo liên quan đến Đô thị sinh thái, đô thị thông minh & các giải pháp Phát triển đô thị bền vững- AVSE Global-Tổ chức Khoa học & Chuyên gia Việt Nam Toàn Cầu, KTS.Đinh Việt Tùng đã chia sẻ cùng các bạn sinh viên, trường đại học kinh tế quốc dân về tư duy đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực Đô thị Thông minh – xu hướng tất yếu đang được nhiều quốc gia đang phát triển hướng tới nhằm đảm bảo cho sự bền vững trong quá trình đô thị hóa hiện nay.

Theo ông Tùng, tầm nhìn và định hướng phát triển đô thị thông minh đặc biệt cần thiết, nhất là khi tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh. Khi thiết kế đô thị thông minh cần kết nối lãnh thổ vùng một cách khoa học để tạo sự tăng trưởng đồng nhất, hỗ trợ lẫn nhau; kết nối cơ sở hạ tầng thông minh theo hướng số hóa, tạo đà cho tăng trưởng trong tương lai. Trong buổi toạ đàm trực tiếp với sinh viên đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, KTS. Đinh Việt Tùng đã chia sẻ những kinh nghiệm về việc xây dựng, phát triển đô thị thông minh trong khu vực. Đồng thời ông Đinh Việt Tùng đã đưa ra các định hướng, những yếu tố thành công cũng như nêu ra những thách thức mà doanh nghiệp khởi nghiệp có thể gặp phải. Điều này giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp và các bạn sinh viên có góc nhìn tổng quan về Đô thị thông minh trong tương lai. Góp phần ươm mầm sáng tạo trong giới sinh niên như mục tiêu “Cuộc thi ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo giải quyết vấn đề của địa phương và doanh nghiệp sáng tạo giải quyết vấn đề của địa phương và doanh nghiệp lớn” đã đề ra.

Ông Lâm Minh Đức – CEO LPC tham dự hội thảo với tư cách là một chuyên gia

Nguồn: lpc.vn

LPC tham dự Chương trình: “Kết nối doanh nghiệp đổi mới sáng tạo”

Chương trình” Kết nối đổi mới daonh nghiệp sáng tạo”

Kết nối và hội nhập quốc gia là xu hướng phát triển kinh tế xã hội tất yếu hiện nay. Theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông sự hợp tác sẽ mở ra những cơ hội mới, giúp doanh nghiệp tận dụng tối đa năng lực của các bên để cùng nhau phát triển.

Nhận thấy tầm quan trọng của sự “kết nối”, trong khuôn khổ Diễn đàn Quỹ đầu tư khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam – Vietnam Venture Summit 2020 (VVS), “Chương trình Kết nối giao thương – Hội nhập doanh nghiệp đổi mới sáng tạo Việt Nam vào chuỗi cung ứng” được Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia tổ chức. Đây là hoạt động giao lưu, trao đổi hai chiều nằm trong khuôn khổ Hợp phần Kết nối thị trường của Dự án USAID Link SME được chủ trì bởi Cục Phát triển Doanh nghiệp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Mặc dù là một hoạt động bên lề của chương trình VVS 2020, tuy nhiên chương trình “Kết nối doanh nghiệp đổi mới sáng tạo” đã góp phần giải quyết bài toán chuỗi cung ứng. Đồng thời, diễn đàn đã giúp kết nối giao thương giữa doanh nghiệp nhỏ và vừa với các doanh nghiệp đầu chuỗi cung ứng.

Tại chương trình, các doanh nghiệp khởi nghiệp tiềm năng đã được kết nối với các quỹ đầu tư tham dự chương trình. Đây là cơ hội lớn giúp các doanh nghiệp có sản phẩm công nghệ vượt trội gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với các quỹ đầu tư lớn trong khu vực và thế giới.

Đối với Lam Pham Construction doanh nghiệp sản xuất  vật liệu xây dựng công nghệ mới như Sàn phẳng Ubot và các nhóm vật liệu mới có độ bền cao Chương trình “Kết nối doanh nghiệp đổi mới sáng tạo” cũng đem lại nhiều tiềm năng hợp tác. Đại diện Lam Pham Construction cho biết, các sản phẩm của LPC đã được đánh giá rất cao về ý nghĩa, sáng tạo trong công tác bảo vệ môi trường và hướng đến cuộc sống xanh.

LPC tham gia hội thảo để giới thiệu các giải pháp vật liệu mới, giao lưu với các đơn vị trong ngành

Sàn phẳng Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới. Sàn phẳng Ubot giúp giảm trọng lượng sàn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng. Đồng thời giúp sàn vượt nhịp lên đến 20m tạo không gian thông thoáng, tăng tính mỹ quan cho công trình cho các công trình xây dựng nhà ở và đô thị.

GRC (Glassfibre Reinforced Concrete) còn gọi là Bê tông Cốt sợi thủy tinh. Đây là vật liệu  xây dựng mới, được sản xuất bằng phương pháp đúc khuôn và phun bằng máy từ hỗn hợp cốt liệu mịn: xi măng, cát sạch, nước sạch, sợi thủy tinh kháng kiềm và các phụ gia hóa dẻo. Điều này giúp GRC có độ bền cao, tạo hình đa dạng, kiểu dáng đẹp và có màu sắc tự nhiên.

BTLG – Khung Bê tông Cốt thép (BTCT) lắp ghép (Charpente Béton) là hệ khung đỡ nhà xưởng bằng BTCT đúc sẵn, sử dụng bê tông cường độ cao và siêu cao ( từ 60Mpa trở lên) kết hợp với hệ cấp dự ứng lực để vượt nhịp lớn. Hệ móng, cột, dầm đều bằng bê tông và được lắp ghép ở hiện trường giúp giảm thời gian thi công.

UHPC (Ultra-high Performance Concrete – Bê tông tính năng cao hay Bê tông Cường độ siêu cao) là một loại vật liệu bê tông composite gốc xi măng được tối ưu hóa các thành phần hạt cốt liệu với tỉ lệ nước/xi măng nhỏ hơn 0.25 dẫn đến sự giảm thiểu lỗ rỗng và làm mật độ  phân bố của các vi cấu trúc trở nên dày đặc. Đồng thời sử dụng hàm lượng cốt sợi phân tán để tăng tính dẻo khi chịu kéo uốn.

LPC E.Bubble Là một giải pháp thu hồi nước mưa dựa trên nguyên tắc các quả bóng nhựa rỗng. Giúp tạo thành các khối lớn rỗng nằm trong đất tại các khu vực vườn hoa vỉa hè đường. Với tốc độ đô thị hóa-  bê tông hóa như hiện nay thì LPC E.Bubble là giải pháp công nghệ giúp kiểm soát hiệu quả lưu lượng nước mưa, chống ngập úng cục bộ, tăng lưu lượng nước thấm vào lòng đất.

LPC Dome là giải pháp xây dựng tầng kỹ thuật, hệ thống thông gió tự nhiên, đệm không khí cho tầng trệt, sàn nhà và mái nhà cho các công trình xây mới hoặc cải tạo trong xây dựng dân dụng và công nghiệp.Sản phẩm là các mô-đun ván khuôn bằng nhựa được liên kết theo một hướng xác định trước, cho phép nhanh chóng hình thành một mặt bằng vững chãi mà trên đó chúng ta có thể đổ bê tông, tạo thành tầng kĩ thuật thông gió một cách đơn giản và kinh tế.

LPC Smart Là giải pháp xây dựng không mới. Nhưng cách làm cải tiến mới giúp giảm đáng kể thời gian thi công, tiết kiệm chi phí cốp pha và nhân công gia công đem lại hiệu quả về mặt kinh tế và tiến độ cho Chủ đầu tư. Giải pháp này rất hiệu quả cho các công trình nhịp nhỏ, nhà xây chen, liền kề, biệt thự v..v.., đảm bảo các yếu tố an toàn, nhanh, gọn, áp dụng dễ dàng và linh hoạt. Là một trong những giải pháp xanh thân thiện với môi trường.

Các hình ảnh tại hội thảo:

Nguồn: lpc.vn

PHONG CÁCH KIẾN TRÚC NỘI THẤT NỔI BẬT 2020.

Phong cách kiến trúc là một trong những điều đầu tiên bạn cần xác định cho ngôi nhà của mình trước khi bắt đầu vào thiết kế và xây dựng. Hiện nay, cùng với nhu cầu sinh sống đa dạng hơn, các phong cách kiến trúc nội thất mới và lạ cũng được nhiều gia đình quan tâm.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, LPC chia sẻ với bạn đọc top 4 kiểu phong cách kiến trúc nội thất hiện đại nhất hiện nay dành cho các bạn tham khảo

Top 4 – Phong cách kiến trúc nội thất nổi bật

1. Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại.

Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại luôn là phong cách nằm trong danh sách được nhiều người lựa chọn nhất. Đây là phong cách tập trung chủ yếu đi vào những chi tiết, và đường nét hình dáng thiết kế khá đơn giản. Trong phong cách kiến trúc nội thất hiện đại này chú trọng vào việc tạo ra những công năng sử dụng, mang đến sự tiện nghi và thoải mái.


Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại.

Đặc trưng của phong cách kiến trúc nội thất hiện đại:

Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại luôn là sự lựa chọn tối ưu của các không gian nhỏ, bởi nó luôn đem lại cảm giác về một căn phòng lớn hơn diện tích thực, tối đa hóa không gian. Kết cấu tối thiểu và các dạng hình học táo bạo, màu sắc trung tính nổi bật với một màu đậm, đồ đạc được đánh bóng và không cân bằng đối xứng là đặc điểm nhận dạng chính của nội thất theo phong cách hiện đại.

Ưu điểm của phong cách kiến trúc nội thất hiện đại:

  • Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại được hầu hết mọi người yêu thích và chấp nhận nó bởi vẻ đẹp, sự gọn gàng và tính tiện dụng cao nhưng không kém phần sang trọng đẳng cấp.
  • Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại dễ thiết kế và thi công không yêu cầu kinh nghiệm lâu năm trong thiết kế và thi công đồ bởi kết cấu đơn giản.

Nhược điểm của phong cách kiến trúc nội thất hiện đại:

  • Yếu tố kinh tế

Để toát lên được đúng phong cách yêu cầu cao ở khâu thiết kế ngoài ra hầu hết chất liệu đồ đạc không có sẵn trong nước nên giá thành rất cao. Nếu tận dụng đồ đạc sản xuất trong nước nhiều dễ làm cho người nhìn cảm thấy “giả” và rất nhanh chán.

  • Tính chất

Khô khan, nghèo nàn về hình thức trang trí,thích hợp với công trình công cộng, do những giáo lý cực đoan như “trang trí là trọng tội” (Adolf Loos), “Nhà là cái máy để ở” (Le Corbusier) v.v.

Mang tính chất quốc tế, không có tính dân tộc và địa phương.

  • Màu sắc

Đơn điệu, không gian lạnh lẽo.

2. Phong cách kiến trúc nội thất cổ điển.

Phong cách kiến trúc nội thất phổ biến thứ hai đó chính là phong cách kiến trúc cổ điển, hay còn được gọi là phong cách classic. Phong cách đặc trưng với những đường nét cong hoàn hảo, màu sắc được sử dụng khá nhã nhặn và cao quý mang hơi hướng hoàng gia sang trọng.

Phong cách kiến trúc nội thất cổ điển.

Đặc trưng của phong cách nội thất cổ điển:

Về chất liệu của đồ nội thất

Chất liệu sử dụng trong phong cách kiến trúc nội thất cổ điển luôn phải là những chất liệu cao cấp nhất. Da, gỗ, đá hoa cương, gỗ tự nhiên… chính là những vật liệu quen thuộc này cùng với những chất liệu đó, những nội thất cổ điển luôn có kiểu dáng cầu kỳ, độc đáo, tạo ra một không gian sang trọng, quý phái cho gia chủ.

Về màu sắc

Màu sắc luôn là dấu ấn trong nội thất phong cách cổ điển. Thông thường, trong thiết kế nội thất cổ điển, thường tập trung vào các bảng có cảm hứng từ thiên nhiên như màu vàng, xám hoặc các màu sắc tự nhiên.

Về họa tiết trang trí

Những họa tiết cầu kỳ và mang tính nghệ thuật chính là nét đặc trưng của phong cách kiến trúc nội thất cổ điển . Sự kết hợp giữa những đường cong uốn lượn mềm mại cùng các đường bo tạo nên sự sang trọng, quý phái và lộng lẫy. Vì vốn sử dụng những góc cạnh và đường cong cổ kính, mềm mại nên những mẫu nội thất cổ điển luôn có sức hút mạnh mẽ với người nhìn.

Về cách sử dụng ánh sáng

Trong phong cách kiến trúc nội thất cổ điển, ánh sáng được sử dụng khá tinh tế và tao nhã. Không nhất thiết phải sử dụng các thiết bị chiếu sáng hiện đại, bạn có thể sử dụng một số mẫu đèn chùm được thiết kế tinh xảo trong nhà. Nó vừa giúp mang lại ánh sáng dịu nhẹ, tạo cảm giác ấm cúng, vừa là điểm nhấn đầy tính nghệ thuật cho không gian sống.

Về việc tạo điểm nhấn

Điểm nhấn là một đặc điểm không thể thiếu trong những mẫu cổ điển. Trong phong cách này, những điểm nhấn thường có kích thước lớn. Đó có thể là một chiếc lò sưởi lớn, một chiếc bàn vĩ đại, hay sẽ là một chiếc cầu thang uốn lượn khổng lồ,… Khi đã lựa chọn được điểm nhấn, tất cả những đồ dùng còn lại sẽ được lựa chọn để tôn lên vẻ đẹp của điểm nhấn đó.

Ưu điểm của phong cách nội thất cổ điển:

  • Phong cách nội thất chính là tính sang trọng và hoành tráng khiến người nhìn phải choáng ngợp. Các vật dụng đều có kích thước lớn với những hoạ tiết hoa văn tỉ mỉ, tinh xảo.
  • Phong cách này ưa chuộng sử dụng các loại rèm, khăn trải bàn để trang trí. Các rèm cửa sổ thường dạng kéo sang hang bên và có kích thước lớn tạo lên những đường cong uốn lượn cho không gian.
  • Màu sắc vàng kem hoặc trắng sáng với những vật dụng trang trí bằng thủy tinh, gương kính, kim loại ánh đồng có hoa văn cổ điển.
  • Nhờ những đặc điểm này mà phong cách kiến trúc nội thất cổ điển luôn được ưa chuộng bởi sự sang trọng. Đây cũng chính là ưu điểm lớn nhất của phong cách này.

Nhược điểm của phong cách nội thất cổ điển:

Khá kén chọn không gian

Do đặc trưng chính là độ lớn và sự tỉ mỉ trong các chi tiết nên phong cách cổ điển thường được ứng dụng trong không gian rộng. Những không gian nhỏ hẹp sẽ khó có thể ứng dụng phong cách cổ điển bởi chúng sẽ khiến bạn cảm thấy chật chội và có phần rườm rà, lôi thôi.

Chi phí thường tốn kém hơn

Độ lớn của các vật dụng trong phong cách cổ điển tạo hiệu ứng hoành tráng, choáng ngợp cho người nhìn. Tuy nhiên, chính ưu điểm này dẫn đến chi phí thường lớn. So với phong cách hiện đại, chi phí cho nội thất theo phong cách cổ điển cao hơn.

Đặc biệt, trong kiến trúc nội thất phòng khách cổ điển thường đề cao các thiết bị trang trí như rèm, đèn chùm, khăn trải bàn, lọ hoa… Giá thành của các vật dụng này cũng không hề rẻ chút nào.

3. Phong cách kiến trúc nội thất tân cổ điển.

Kiến trúc nội thất tân cổ điển là phong cách được khá nhiều gia chủ lựa chọn trong thời gian gần đây. Vẻ đẹp của kiến trúc tân cổ điển toát ra từ sự hài hòa đến kinh ngạc của các món đồ nội thất và các đường nét trên trần, tường. Không cầu kỹ, rườm rà, thiết kế nội thất tân cổ điển mang lại cái nhìn độc đáo, sang trọng mà tinh tế cho từng không gian sống mà nó hiện diện.

Phong cách kiến trúc tân cổ điển .

Đặc trưng của phong cách kiến trúc tân cổ điển.

Không cầu kỳ, rườm rà và xa hoa như phong cách cổ điển. Tân cổ điển chỉ nhẹ nhàng ghi dấu ấn bằng những mặt phẳng của trần, tường và những đường cong tinh tế trên các món đồ nội thất.  Giống như sự chắt lọc tinh túy từ quá khứ, cộng thêm nét phóng khoáng của con người hiện đại, thiết kế nội thất tân cổ điển vì thế luôn có được sức sống bền bỉ với những giá trị cao về nghệ thuật và thẩm mỹ.

Kiến trúc nội thất phong cách tân cổ điển thường tập trung vào các bức tường, đặc trưng là sự ngăn chia không gian bởi các chi tiết phào, chỉ tạo nên các mảng miếng. Với cái nhìn gợi cảm, kiến trúc nội thất tân cổ điển tuy giản đơn lại vô cùng tinh tế, thanh lịch.

Ưu điểm của phong cách kiến trúc tân cổ điển:

  • Là một trong những phong cách kiến trúc được ưa chuộng hàng đầu, Tân cổ điển mang trong mình các chi tiết hiện đại kết hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả với những điểm nhấn cổ điển. Tạo nên tổng thể chung hài hòa, vừa sang trọng, ấm cúng, gần gũi nhưng cũng rất tiện nghi và phục vụ tối đa cho con người.
  • Đèn trang trí, phào chỉ tường, hay đường họa tiết trên đồ nội thất. Tất cả đều rất tỷ mỉ được thiết kế đan xen cùng những nội thất hiện đại để những gia chủ có thể thỏa mãn nhu cầu được tận hưởng không gian quý tộc theo đúng truyền thống của từng vùng, từng bản sắc riêng. Đồng thời, không thể bỏ qua những điểm nhấn đến từ phương Tây một cách hoàn hảo.

Nhược điểm của phong cách kiến trúc tân cổ điển:

  • Việc đòi hỏi những tiêu chí về nội thất cao khiến cho chi phí thiết kế nội thất tân cổ điển là không hề rẻ.
  • Những chi tiết sang trọng đòi hỏi sự cầu kỳ trong việc chọn lựa nội thất và sắp xếp chúng sao cho hài hòa nhất.
  • Bên cạnh đó, để thiết kế nên một ngôi nhà có phong cách kiến trúc nội thất tân cổ điển, các gia chủ cần một đơn vị tư vấn có đủ chuyên môn và tiềm lực. Bởi nếu mọi thứ không được sắp xếp hợp lý, phong cách này sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên sến súa và rối hơn.

4. Phong cách kiến trúc nội thất đương đại.

Phong cách kiến trúc nội thất đương đại (Contempopary) phát triển nhanh chóng vào những năm đầu của thế kỷ 20 rồi dần được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng cho đến ngày nay. Sức hút mãnh liệt của chúng được thể hiện qua lối thiết kế tối giản nhưng cũng không hẳn là tối giản. Các gia chủ có thể tùy hứng biến tấu không gian sống theo cá tính riêng của mình, sao cho thật hài hòa và phù hợp với thói quen sinh hoạt.

Nhiều người thường lẫn lộn giữa hai phong cách nội thất đương đại và hiện đại. Tuy nhiên, chúng lại là hai phong cách hoàn toàn khác nhau và có những đặc trưng riêng biệt. Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại là một trào lưu thiết kế cụ thể, phổ biến vào khoảng nửa đầu thế kỷ 20. Phong cách kiến trúc nội thất đương đại lại được hiểu theo một cách tự do hơn, cho phép người sử dụng có thể phá vỡ các nguyên tắc thông thường. Đặc biệt là sự pha trộn, kết hợp giữa nét hiện đại và các chi tiết đối lập độc đáo.

Phong cách kiến trúc nội thất đương đại.

Đặc trưng của phong cách nội thất đương đại:

Màu sắc:

Điểm khác biệt trong phong cách kiến trúc nội thất đương đại là việc tách khỏi một hoặc hai gam màu chủ đạo thường thấy. Thay vào đó là đề cao sự kết hợp hài hòa giữa các gam màu cá tính, nổi bật với gam màu trầm, trung tính.

Hình khối:

 Phong cách kiến trúc nội thất đương đại (Contemporary) không quá rườm rà về các chi tiết, hoa văn nhưng vẫn vô cùng nổi bật nhờ việc tận dụng hình khối một cách triệt để.

Không gian:

Không gian sống mà phong cách kiến trúc nội thất đương đại muốn hướng đến là sự thoải mái và ấm áp. Trong phong cách nội thất đương đại thì sự liên kết giữa các không gian rất được chú trọng.

Chất liệu:

Các chất liệu trong phong cách kiến  trúc nội thất đương đại khá đa dạng như gỗ, kim loại, kính hoặc đá tự nhiên. Đặc biệt, chất liệu gỗ vô cùng được ưa chuộng trong phong cách kiến trúc nội thất đương đại nhờ gam màu trầm ấm, sang trọng. Chất liệu kim loại sáng màu hoặc thép không gỉ được dùng để tạo nên độ sắc nét cho các thiết kế hình khối trong không gian.

Ưu điểm của phong cách nội thất đương đại:

  • Thiết kế tạo cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, hài hòa giữa không gian bên trong và bên ngoài.
  • Yếu tố hình khối được sử dụng triệt để giúp mang lại sự mạnh mẽ, dấu ấn riêng.
  • Màu sắc đa dạng giúp người nhìn giải trí, khơi gợi sự thích thú.
  • Chất liệu sử dụng phong phú giúp hiện thực hóa được tối đa các ý tưởng thiết kế.

Nhược điểm của phong cách nội thất đương đại:

  • Vì là sự kết hợp giữa các phong cách khác nhau nên dễ bị nhầm lẫn, đánh mất nét cá tính, táo bạo riêng biệt.
  • Sử dụng quá nhiều hình khối khiến cho thiết kế khó hòa hợp vào môi trường bên ngoài. Tạo nên sự tách biệt giữa con người và môi trường.
  • Quá nhiều màu sắc trong không gian nếu không được kết hợp tinh tế sẽ đánh mất yếu tố thẩm mỹ.
  • Không gian sống có quá nhiều các loại chất liệu sẽ dễ gây ra cảm giác bí bách, không thoải mái.

Trên đây là Top 4 phong cách kiến trúc nội thất biệt thự đẹp hiện đại được yêu thích nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn lựa chọn được những phong cách kiến trúc nội thất phù hợp nhất. Và đừng quên theo dõi website của LPC để cập nhật những xu hướng thiết kế nội thất hot nhất nhé.

LÀM VIỆC TẠI NHÀ – KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP MÙA COVID – 19

Trước tình hình dịch COVID-19 đang vô cùng căng thẳng, theo chủ trương của Chính phủ đã đề ra, các doanh nghiệp cũng dần chuyển sang hình thức làm việc tại nhà để đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.Từ năm 2007, Công ty TNHH Xây dung Lâm Phạm (LPC) đã áp dụng các phương pháp làm việc từ xa tại các cở sở ở Việt Nam và tại Việt Nam với nước ngoài và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Tính đến thời điểm hiện tại, các biện pháp này được LPC vận dụng tối đa để đảm bảo 100% CBNV làm việc bình thường với hiệu quả công việc tốt nhất.

 Dưới đây, LCP xin chia sẻ với các doanh nghiêp 7 kinh nghiệm làm việc hiệu quả tại các “Chiến khu” để nâng cao hiệu quả công việc mùa Covid – 19

1.Hãy bắt đầu công việc sớm nhất có thể khi làm việc tại nhà

Khi làm việc tại nhà, có thể khiến chúng ta quên mất việc cần phải chuẩn bị một ngày mới đầy năng lượng để bắt đầu đi làm, và cũng không tránh khỏi việc chúng ta thức dậy quá muộn. Đây là một vấn đề khiến cho công việc tại nhà trở nên chậm tiến độ hơn và có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi. Bí quyết cho vấn đề này chính là hãy bắt đầu công việc sớm nhất có thể.

Khi thức dậy sớm chúng ta sẽ có đủ sức khỏe và tinh thần cho một ngày làm việc hiệu quả. Hãy bắt đầu ngày mới bằng việc tập thể dục hoặc có thể là một tách café để bản thân cảm thấy tỉnh táo hơn. Hơn nữa, khi bắt đầu vào công việc sớm sẽ giúp bạn có thời gian để sắp xếp lại và lên kế hoạch cho cả ngày làm việc.

2. Tạo khu vực làm việc chuyên môn

Làm việc tại nhà – Kinh nghiệm cho các doanh nghiệp mùa Covid. Để đảm bảo tiến độ các dự án, đảm bảo công việc cũng như an toàn cho CBNV Công ty. LPC thực hiện chiến dịch “An toàn khu” cho một bộ phận CBNV. Phân chia các nhân sự tham gia các mảng công việc cần sự tương tác cao về đặc khu riêng. Đảm bảo sinh hoạt, an toàn cho toàn bộ nhân viên tại đây. Đây là một kinh nghiệp LPC áp dụng từ khá lâu và đạt hiệu quả tốt.

3. Trang phục lịch sự như ở văn phòng khi làm việc tại nhà

Tất cả chúng ta khi đến văn phòng đều chuẩn bị trang phục gọn gàng, lịch sự trước khi bắt đầu tới Công ty. Trái lại, khi làm việc ở nhà, đa số chúng ta đều có xu hướng cho phép bản thân mặc thoải mái với đồ ngủ. Tuy nhiên các bạn có biết rằng, việc này sẽ vô tình làm giảm hứng thú của não bộ cho công việc. Vì vậy, có một cách đánh lừa não bộ để làm việc tại nhà cảm giác giống như làm việc ở công ty đó chính là: “Hãy mặc đồ lịch sự như ở văn phòng.”

Việc mặc những trang phục công sở có thể khiến chúng ta có tâm lý giống như mình vẫn đang đi làm, tạo ra một môi trường giúp bản thân tập trung hơn và cảm thấy sẽ không có quá nhiều vấn đề khi thay đổi môi trường làm việc.

4. Loại bỏ tiếng ồn

Một lí do mà hầu hết chúng ta gặp phải về sự mất tập trung trong công việc chính là tiếng ồn.  Đối với một số bạn đã có gia đình thì vấn đề này sẽ trở nên khó khăn hơn khi có con nhỏ tại nhà.

Việc xuất hiện nhiều tiếng ồn và âm thanh tạp âm sẽ làm chúng ta bị phân tâm trong quá trình làm việc dẫn đến hiệu quả không cao. Chính vì thế khi làm việc tại nhà bạn nên chọn một không gian yên tĩnh, hoặc một không gian riêng để tránh tiếng ồn. Đối với các bạn có con nhỏ thì cũng có thể nhờ ông bà trông con giúp hoặc có thể thương lượng với các bé.

5. Quản lí thời gian và hiệu suất công việc

Cho dù làm việc tại nhà hay ở Công ty thì bạn vẫn cần duy trì tiến độ và đảm bảo hiệu quả khối lượng công việc.

Tại LPC, CBNV cần thực hiện báo cáo công việc hàng ngày thông qua các công cụ như: Google Driver; Trello hay Asana… Thực hiện báo cáo công việc hoàn thành vào cuối ngày cũng như dự kiến kế hoạch công việc ngày hôm sau. Hãy chú ý, bạn phải đảm bảo và giám sát để CBNV của bạn bám sát lịch trình và đảm bảo hiệu quả

Chúng ta cũng nên dành cho mình từ 10 – 15 phút giữa buổi làm việc để thư  giãn nhẹ nhàng nhé.

6. Hoàn thành công việc quan trọng vào buổi sáng

Có thể thấy, buổi sáng là lúc chúng ta có nhiều thời gian và cơ thể có nhiều năng lượng nhất, nên hãy hoàn thành công việc quan trọng vào buổi sáng.

Một ngày làm việc bận rộn hoặc sự thay đổi môi trường có thể khiến chúng ta thiếu tập trung hay bỏ sót những việc cần giải quyết trong ngày.

Việc tổ chức những buổi họp giao ban vào buổi sáng trong ngày, chia sẻ những câu chuyện nhỏ. Sẽ giúp cho đồng nghiệp của bạn cảm thấy sẵn sàng để bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả.

7. Duy trì liên lạc với đồng nghiệp khi làm việc tại nhà

Dĩ nhiên trong mọi việc hằng ngày chúng ta vẫn cần trao đổi với đồng nghiệp về công việc hay cũng cần tổ chức các cuộc họp cần thiết với Lãnh đạo như là họp báo cáo, họp lên dự án mới, hoặc để giải quyết các vấn đề phát sinh như tình hình CoVid-19 chẳng hạn.

Vậy nên, LPC đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp trực tuyến thông qua các phần mềm hỗ trợ như: SKYPE; HANGOUTS; ZOOM. Chia sẻ tài liệu, thảo luận công việc với đồng nghiệp và Ban Lãnh đạo cũng như quản lý hoạt động làm việc nhóm, quản lý dự án qua Dropbox; Google Driver; Teamview; Trello; Slack hoặc Asana. Tất cả những công cụ hỗ trợ trên đều là miễn phí với doanh nghiệp

Trên đây là 7 Kinh nghiệm mà LPC đã thực hiện rất hiệu quả trong thời gian vừa qu muốn chia sẻ tới Quý Đối tác và doanh nghiệp. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thêm phương pháp, cách thức cũng như tăng cường tinh thần chiến đấu mạnh mẽ để đẩy lùi dịch bệnh.