Search

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2050

Tiếp tục xây dựng phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển văn hóa trở thành nền tảng tinh thần trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

dinh-huong-kien-truc-viet-nam
Ảnh minh hoạ

Đó là nội dung trong Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt tại Quyết định 1246/QĐ-TTg ngày 19/7/2021.

Định hướng Kiến trúc Việt Nam đó cụ thể là gì?

Mục tiêu cụ thể là hoàn thiện thể chế, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kiến trúc; đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng, ban hành hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về kiến trúc; đến năm 2025, các đô thị hoàn thành xây dựng quy chế quản lý kiến trúc; phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn.

Bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống; phấn đấu đến năm 2025, các địa phương hoàn thành việc xây dựng danh mục công trình kiến trúc có giá trị; thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực kiến trúc, đến năm 2030 hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu kiến trúc quốc gia; số hóa các công trình kiến trúc có giá trị;

Các công trình kiến trúc bảo đảm tiêu chí về bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; có giải pháp phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, đối với khu vực đô thị, phát triển kiến trúc đối với mỗi đô thị phải bảo đảm giữ được bản sắc, hài hòa với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, trình độ khoa học, kỹ thuật; bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể của công trình kiến trúc; bảo đảm kết hợp hài hoà giữa quá khứ với hiện tại; có dự báo hợp lý trong tương lai, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

dinh-huong-phat-trien-kien-truc-viet-nam

Đối với khu vực nông thôn, phát triển kiến trúc tại nông thôn cần đề cao sự tham gia của cộng đồng; chú trọng bảo vệ di sản kiến trúc, thiên nhiên; bổ sung những chức năng còn thiếu, kết hợp hiện đại hóa kết cấu hạ tầng; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán riêng biệt của mỗi địa phương; phù hợp với đặc điểm thiên nhiên, con người, kế thừa kinh nghiệm xây dựng, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;

Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển các công trình kiến trúc có tính kế thừa kiến trúc truyền thống, phù hợp với khung cảnh thiên nhiên và điều kiện khí hậu của từng địa phương.

Trên nền tảng bảo tồn các di sản kiến trúc cùng các giá trị cốt lõi tạo lập nên bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Sự kết nối hữu cơ giữa các di sản với tổng thể kiến trúc của một khu vực trong đô thị, nông thôn cần được bảo đảm xuyên suốt trong quá trình phát triển kiến trúc.

Bản sắc văn hóa trong kiến trúc phải được bảo tồn, phát huy phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, đặc điểm vùng miền; phản ánh mối quan hệ với nền kiến trúc hiện đại, ứng dụng những tiến bộ về công nghệ kỹ thuật; gắn kết khả năng công nghệ, vật liệu, kinh tế của từng địa phương.

Phát huy hiệu quả vai trò của cộng đồng trong việc tham gia vào quá trình phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần tạo lập, hoàn thiện môi trường cư trú tiện nghi và bền vững.

Nâng tầm, đổi mới công tác truyền thông, giáo dục phổ cập nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về ý nghĩa thực tiễn, tầm quan trọng của Định hướng và mục tiêu phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Chủ động, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiến trúc; tổ chức các hoạt động giao lưu, mở rộng, phát huy các mối quan hệ hợp tác, liên kết nhằm tăng cường xúc tiến, quảng bá, giới thiệu về kiến trúc Việt Nam; thu hút đầu tư, xây dựng và nâng cao vị thế công nghiệp văn hóa Việt Nam trong lĩnh vực kiến trúc trên trường quốc tế.

Quyết định cũng nêu cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đền năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như: Xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách; bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc; lý luận, phê bình kiến trúc; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;…

Nguồn: Tạp chí Kiến trúc

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Vật liệu xanh và hiệu quả kinh tế trong xây dựng – Liệu có thể đồng hành?

Ngày nay, xu hướng phổ biến đang được ngành xây dựng trên thế giới và trong nước lựa chọn là sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường bằng nguyên liệu mới, công nghệ mới.

Theo các chuyên gia, các công trình xây dựng trên Thế giới tiêu thụ khoảng 17% lượng nước sạch, 25% khối lượng gỗ từ rừng, gây ra 35% tổng lượng phát thải carbon trong quá trình xây dựng và vận hành.

Với việc sử dụng vật liệu xanh trong các công trình mang đến rất nhiều lợi ích như: tiêu tốn ít tài nguyên sản xuất hơn, có thể sử dụng tái chế giúp tiết kiệm chi phí toàn xã hội,… quan trọng hơn cả góp phần bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

Trong thời điểm giá vật liệu đang vô cùng nhạy cảm hiện nay, nhiều Nhà đầu tư lo ngại trong việc sử dụng các giải pháp mới hay vật liệu xanh sẽ làm tăng chi phí. Liệu rằng vật liệu xanh và hiệu quả kinh tế trong các công trình có thể đồng hành?

Vật liệu xanh là gì?

Trong các tiêu chí để công nhận công trình xanh ở Việt Nam và trên Thế giới có tiêu chí sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường trong suốt vòng đời công trình, có các tính năng như không gây độc hại cho người dùng và môi trường; Có khả năng tái chế; Tiết kiệm tài nguyên; Thời gian sử dụng lâu bền. Gọi tắt là vật liệu xanh.

Nói đến công trình xanh thì việc sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường là một trong những tiêu chí hết sức quan trọng để thay thế các vật liệu xây dựng truyền thống đang tác động xấu đến môi trường, gây nhiều hệ lụy như gia tăng khí thải, gây ra hiệu ứng nhà kính …

Tiêu chí vật liệu và tài nguyên theo Tiêu chuẩn xanh Lotus (Hệ thống tiêu chí công trình xanhd đầu tiên được phát triển dành riêng cho thị trường xây dựng tại Việt Nam) là sự khuyến khích dự án lựa chọn vật liệu bền vững, vật liệu có thành phần tái chế, vật liệu tái tạo nhanh và vật liệu địa phương; khuyến khích dự án áp dụng các giải pháp giảm thiểu mức sử dụng bê tông, chuyển dòng rác thải để hạn chế nhu cầu xử lí, tiêu huỷ rác thải của công trình.

Rào cản áp dụng vật liệu xanh trong các công trình xây dựng

Phát triển công trình xanh đang được đánh giá là xu hướng tất yếu không chỉ ở các nước phát triển, mà tại Việt Nam cũng đang nở rộ. Khi nghĩ đến công trình xanh ứng với các loại vật liệu xanh người ta thường liên tưởng đế các công trình có quy mô lớn mà chưa quan tâm tới ngay chính nơi ăn chốn ở hoặc nơi làm việc của chính mình.

Tuy nhiên nhiều nhiều nhà đầu tư, các đơn vị thi công vẫn có những quan ngại trong việc sử dụng vật liệu xanh bởi chi phí lắp đặt, giá thành cao. Đồng thời, một số rào cản về năng lực của đội ngũ thiết kế thi công, nhà thầy, chủ đầu tư và ngân sách chi phí đầu tư cũng là yếu tố khiến công trình hoặc ứng dụng vật liệu xanh chưa được nhiều chủ đầu tư lựa chọn.

Đặc biệt, trong thời điểm giá vật liệu đang tăng chóng mặt, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì việc ứng dụng các giải pháp vật liệu xanh hướng đến hiệu quả về kinh tế trong xây dựng cũng là một trở ngại lớn.

Hiệu quả đến từ các giải pháp vật liệu xanh

Thực tế những năm gần đây cho thấy các doanh nghiệp xây dựng đã có nhiều thay đổi trong tầm nhìn và định hướng phát triển, hướng tới cung cấp ra thị trường những công trình có nhiều yếu tố xanh, hiệu quả năng lượng và hiệu quả kinh tế. Nhiều công trình và chủ đầu tư đã mạnh dạn ứng dụng các giải pháp vật liệu xanh và thực tế cho thấy, họ đã thành công với việc đạt được những hiệu quả kinh tế nhất định

Giải pháp sàn Ubot được chuyển giao từ công nghệ Châu Âu và ứng dụng tại Việt Nam từ năm 2021. Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, giải pháp sàn Ubot được chủ đầu tư nhận định là giải pháp đem lại hiệu quả về kinh tế và đặc biệt là một giải pháp vật liệu đồng hành cùng dự án Ecohome Phúc Lợi đạt giải thưởng “Transformational Business Awards 2018”. ở hạng mục: Công trình xanh vì những đóng góp quan trọng vào sự thay đổi tích cực và phát triển bền vững cho môi trường, đồng thời kiến tạo cuộc sống xanh cho cộng đồng.

Dự án Ecohome Phúc Lợi

Link báo: https://reatimes.vn/capital-house-dat-giai-thuong-quoc-te-transformational-business-awards-25434.html

Sàn Ubot có mang lại hiệu quả kinh tế như lời đồn?

  • Hộp Ubot làm từ nhựa tái chế Polypropylene, không chứa chất nguy hiểm trong thành phần, không có sự phát xạ trong quá trình thi công và trong suốt vòng đời sản phẩm giúp tiết kiệm nguyên liệu và bảo vệ môi trường
  • Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả kinh tế:
  • Sàn không dầm, thuận tiện cho việc thi công đường ống kỹ thuật, thẩm mỹ. Giảm chi phí ME
  • Kỹ thuật thi công đơn giản hơn sàn dầm (Do làm sàn phẳng và giảm được công tác lắp dựng côp pha, thép dầm). Thép sàn không phải uốn nhiều
  • Giảm được 30% khối lượng thép, 15% khối lượng bê tông so với sàn thông thường, gián tiếp giảm được tải trọng công trình và giảm chi phí xây dựng kết cấu công trình.
  • Sàn Ubot chống rung cực tốt, ngoài ra các phần rỗng bên trong sàn đóng vai trò như một lớp đệm không khí làm giảm khả năng truyền âm qua sàn, giúp cách âm, chống ồn tốt và giúp khả năng cách nhiệt tốt hơn đến 39% so với sàn bê tông cốt thép đặc truyền thống.

Ngoài ra công nghệ sàn Ubot còn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với sàn truyền thống như: sàn phẳng không dầm làm giảm chiều cao công trình – tăng tính thẩm mỹ cho công trình, vượt nhịp lớn có thể lên tới 22m, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư lên đến 20%,…

 Thông tin chi tiết về giải pháp sàn phẳng Ubot của LPC:
https://lpc.vn/giai-phap-cong-nghe/san-phang-ubot/  

. Giải pháp Ubot gần như giải quyết các nhu cầu tối ưu toàn diện mà các Chủ đầu tư và khách hàng tìm kiếm.

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

LPC FRANCE – VĂN PHÒNG THIẾT KẾ CỦA LPC TRÊN ĐẤT PHÁP

Ngày 17/03/2021 đại diện LPC France – Văn phòng tư vấn thiết kế của LPC tại Pháp đã ký hợp đồng với Eiffage Immobilier Ile de France về việc đặt văn phòng đại diện tại tòa nhà Linea số 124 đại lộ Stalingrad thành phố Chevilly Larue ngoại ô Paris.

Tòa nhà Linea là khu phức hợp nhà ở văn phòng đầu tư bởi Tập đàon Eiffage của Pháp, nằm trong khu quy hoạch Anatole France của vùng trung tâm kinh tế Phía Nam Paris, nằm gần các trục giao thông chính như Quốc lộ 7, Cao tốc A6 và A86, Sân bay Orly…

LPC France – Tư vấn thiết kế chuyển giao công nghệ từ Châu Âu

LPC France – Tư vấn thiết kế chuyển giao công nghệ từ Châu Âu

Với tư duy trở thành cầu nối cho nền kiến trúc và khoa học kỹ thuật Thế giới về Việt Nam, LPC không chỉ chú trọng các hoạt động trong nước mà còn đẩy mạnh các hoạt động, triển khai đầu tư nước ngoài. Văn phòng giao dịch đầu tiên của LPC tại đất Pháp – LPC France chính thức hình thành với đội ngũ nhân lực chuyên gia (Việt kiều Pháp và Pháp) hùng hậu từ Quy hoạch, kiến trúc, nội thất, kết cấu và quản lý Dự án, với nhiều năm kinh nghiệm triển khai các Dự án tại Pháp và Châu Âu.

Từ ngày thành lập, LPC France đã có cơ hội làm việc với các dự án lớn như: Sân bay Paris Aéroport – Orly, Đài phát thanh truyền hình Pháp, Sân vận động Lille Métropole Stadium, Khách sạn 5 sao Luxe Sofitel Maroc, Tháp Mozart…và hợp tác cùng các Tập đoàn xây dựng nổi tiếng như: Tập đoàn Bouygues – Pháp, Tập đoàn Chantier Morderns (Vinci) – Pháp, Tập đoàn Eiffage – Pháp, Tập đoàn Technip – Pháp..

Các lĩnh vực kinh doanh của LPC France

  • Tính toán kết cấu dự án: Bê tông cốt thép, nghên cứu cấu trúc kim loại; Kế hoạch coffrage và gia cố; Tạo mô hình 3D: Revit, Tekla; Mô hình hóa các cấu trúc theo yêu cầu: Robot, Graitec; Nghiên cứu các công trình địa kỹ thuật: Rido, Talren, Plaxis
  • Quy hoạch và thiết kế kiến trúc
  • Xuất nhập khẩu và logistics: Các dịch vụ xuất nhập khẩu liên kết giữa Việt Nam và Châu Âu. Bao gồm các dịch vụ mua bán, trao đổi, biếu tặng, di chuyển tài sản, tạm nhập tái xuất hay tạm xuất tái nhập hàng hoá mậu dịch và phi mậu dịch (Vật thể) giữa cá nhân/tổ chức với cá nhân/tổ chức giữa Việt Nam và Châu Âu có sự kiểm tra, giám sát của Hải quan.

Bên cạnh đó, LPC France cung cấp các sản phẩm dịch vụ như:

  • Gia cố bằng sợi Carbone là một trong những phương pháp gia cố công trình bằng cách sử dụng vật liệu FRP. Đây là phương pháp có rất nhiều ưu điểm như: thi công đơn giản, nhanh chóng, không cần phải đập phá kết cấu, không cần sử dụng cốp pha, đảm bảo giữa nguyên hình dạng kết cấu cũ, có tính thẩm mỹ cao và đặc biệt với các công trình đòi hỏi khả năng chống thấm và ăn mòn cao.
  • Bê tông cốt sợi thủy tinh là VLXD mới được sản xuất bằng phương pháp đúc khuôn và phun bằng máy từ hỗn hợp cốt liệu mịn: xi măng, cát sạch, nước sạch, sợi thủy tinh kháng kiềm và các phụ gia hóa dẻo. Vật liệu GRC có độ bền cao, tạo hình đa dạng, kiểu dáng đẹp, màu sắc tự nhiên…đã trở thành vật liệu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, công nghệ và mỹ quan ngành công nghiệp xây dựng trên toàn thế giới.

LPC France sẽ cùng LPC viết tiếp câu chuyện của những người Việt làm xây dựng trên đất Pháp và thực hiện giấc mơ đem những công nghệ xây dựng tiên tiến từ nước bạn về ứng dụng vào ngành xây dựng nước nhà.

LPC France

Hồ sơ năng lực của LPC France:

https://www.dropbox.com/s/kydkpesk23k6rfb/HSNL%20LPC%20Frane%20-%20DEMO%201.pdf?dl=0

E: lpcfrance@lpc.vn

W: www.lpcfrance.fr

T: (0033) 6 48 48 42 01

Facebook: LPC France

Công trình nhà ở xã hội – Giải pháp tối ưu chi phí

Giải pháp tổng thể tối ưu chi phí cho NOXH

Những năm qua, với thế mạnh tập trung vào các khu công nghiệp (KCN), Bắc Ninh đã thu hút hàng trăm nghìn lao động từ các tỉnh đến sinh sống và làm việc. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân các KCN, thời gian qua tỉnh đã chú trọng xây dựng nhà ở xã hội; qua đó góp phần ổn định đời sống người lao động và bảo đảm an ninh xã hội, phát triển kinh tế – xã hội địa phương theo hướng bền vững.

Cũng trong thời gian vừa qua, tỉnh Bắc Ninh nói riêng cũng như Nhà nước đã triển khai rất nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia xây dựng.

Đặc biệt, Nhà nước luôn khuyến khích các tổ chức, cá nhân ứng dụng, thiết kế, thi công, sản xuất, cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng đổi mới công nghệ trong lĩnh việc phát triển nhà ở nhằm nâng cao chất lượng thẩm mỹ, chất lượng sử dụng; có các giải pháp cụ thể để phát triển mô hình đô thị xanh, công trình xanh, tiết kiệm năng lượng và thông minh,…

Vậy giải pháp nào cho các Chủ đầu tư để tạo nên một công trình nhà ở xã hội với các giải pháp tối ưu chi phí?

Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc Giám sát – Tư vấn Thiết kế và đưa ra các giải pháp cho các Chủ Đầu tư.

Với bài viết này, LPC mong muốn chia sẻ với Chủ đầu tư các Giải pháp để tối ưu chi phí với các công trình nhà ở xã hội đang được LPC áp dụng và triển khai tại 2 công trình Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City (Tỉnh Bắc Ninh)

Giải pháp thiết kế tối ưu chi phí được triển khai từ giai đoạn quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc

Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng

Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.

Để đưa ra giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng phù hợp, tối ưu và đạt hiệu quả cao, phải căn cứ vào các yếu tố bao gồm: Vị trí; Ranh giới; Địa hình; Điều kiện khí hậu và hiện trạng dân cư.

Dự án Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City và Khu nhà ở xã hội Thống Nhất Smart City đã được lập quy hoạch với các nguyên tắc bố trí về giao thông, cảnh quan cây xanh, chiều cao công trình được phê duyệt theo quy hoạch chung của tỉnh.

Giải pháp quy hoạch tổng thể căn cứ vào công năng sử dụng, dây truyền sử dụng của từng công trình phù hợp với quy hoạch chung. Tạo nên một tổng thể hài hòa cân đối cho khu đất quy hoạch và ăn nhập với tổng thể xung quanh.

Đảm bảo tính tiếp cận tốt, không gian cây xanh, đường dạo, sân vườn, tiểu cảnh được tổ chức rõ ràng, mạch lạc tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người sử dụng. Các khối công trình được thiết kế hình khối hiện đại và bao gồm những tiện ích rất thiết thực với nhu cầu sử dụng của cư dân sau này.

Giải pháp về thiết kế Kiến trúc

Đối tượng được hướng đến của dự án nhà ở xã hội chính là các cán bộ, người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn. Vì thế, khu chung cư phải là nơi tạo nên một công đồng cư dân văn minh và văn hó, đảm bảo chất lượng cuộc sống với các dịch vụ tốt, thuận lợi trong quá trình di chuyển để đi làm và tham gia tiện ích.

Nhờ có quy hoạch tổng thể mặt bằng một cách đầy đủ và tối ưu diện tích, nhắm được nhu cầu đó của Chủ đầu tư và đại bộ phận công nhân, Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City được Thiết kế Kiến trúc với đầy đủ các tiện ích:

  • Khu nhà ở công nhân:
  • Khu nhà ở liền kề
  • Nhà văn hóa
  • Trạm y tế
  • Trường học liên cấp

Thông tin chi tiết Dự án Khu nhà ở Thống Nhất Smart City: https://lpc.vn/khu-nha-o-xa-hoi-thong-nhat-smart-city/

Bên cạnh đó, Giải pháp thiết kế căn hộ điển hình có diện tích từ 45 – 70 m2 vẫn được bố trí đầy đủ công năng sử dụng: Diện tích 45 m2 với 2PN và diện tích 70 m2 với 3PN được trang trí và bố trí nội thất đảm bảo không gian sinh hoạt đầy đủ tiện nghi, thỏa mãn trạng thái hoạt động (ngủ, làm việc, nấu ăn, lấy đồ,..) đồng thời đáp ứng yếu tố vật lý, tâm lý (tầm nhìn, ánh sáng, thông thoáng)…

Căn hộ 45m2 với 2PN
Căn hộ 70 m2 với 3PN đầy đủ công năng

Giải pháp về Thiết kế Kết Cấu

Tùy theo tình trạng nền đất nơi xây dựng có thể áp dụng các giải pháp kết cấu công trình khác nhau. Nhằm giảm giá thành ngay từ các cấu kiện, giảm thời gian thi công xây dựng, 2 công trình trên mạnh dạn áp dụng các phương án kết cấu mới và nền tảng vật liệu cấu kiện thân thiện vơi môi trường: Sàn phẳng Ubot,..

Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc ứng dụng giải pháp sàn phẳng Ubot tại các công trình tại Việt Nam và Châu Âu. Cùng với đó là việc cải tiến và hoàn thiện giải pháp để phù hợp nhất với các công trình xây dựng tại Việt Nam, LPC đã áp dụng giải pháp Sàn phẳng Ubot cho toàn bộ kết cấu Khu nhà ở công nhân và nhà liền kề của 2 dự án trên.

Chi tiết về ứng dụng giải pháp Ubot trong 2 dự án: https://lpc.vn/nha-o-xa-hoi-va-giai-phap-san-phang-ubot-ung-dung-cong-trinh/

Tiêu chí hướng tới là áp dụng tối đa điển hình hóa các cấu kiện, tăng cường sản xuất tại nhà máy và giảm nhân công thi công tại công trường, giảm tiến độ và dễ dàng quản lý chất lượng công trình.

Giải pháp Điện nước, PCCC, Thông gió,…

Các hệ thống chung cho tòa nhà luôn đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành, nhằm duy trì ổn định theo tuổi thọ trong quá trình sử dụng của cấp công trình. Để tối ưu chi phí, việc giảm tối đa các vị trí ổ cắm hay công tác điện sẽ giảm giá thành căn hộ, còn giúp người dân thực hiện chính sách tiết kiệm điện hiệu quả.

Bên cạnh đó LPC cũng đưa ra một số đề xuất để phát triển hệ trục điện  cho tòa chung cư đảm bảo hoạt động an toàn và sinh hoạt cho cư dân căn hộ.

Giải pháp tối ưu chi phí

Đưa ra được một giải pháp tối ưu về quy hoạch mặt bằng đối với các dự án nhà ở xã hội được coi là một bài toán khó với các chủ đầu tư. Bên cạnh đó, để tối ưu chi phái một cách toàn diện hơn. Chủ đầu tư và các dự án cũng cần tập trung vào các gói giải pháp chi phí. Việc chia gói thầu thành nhiều giai đoạn ngay từ lập dự toán đến chi tiết xây dựng  sẽ giúp Chủ đầu tư quản lý và đảm bảo chi phí ngay từ đầu vào.

———Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.117.373 – 0911.299.696

Website: https://lpc.vn/

Facebook: Lam Pham Construction

PHONG CÁCH KIẾN TRÚC NỘI THẤT NỔI BẬT 2020.

Phong cách kiến trúc là một trong những điều đầu tiên bạn cần xác định cho ngôi nhà của mình trước khi bắt đầu vào thiết kế và xây dựng. Hiện nay, cùng với nhu cầu sinh sống đa dạng hơn, các phong cách kiến trúc nội thất mới và lạ cũng được nhiều gia đình quan tâm.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, LPC chia sẻ với bạn đọc top 4 kiểu phong cách kiến trúc nội thất hiện đại nhất hiện nay dành cho các bạn tham khảo

Top 4 – Phong cách kiến trúc nội thất nổi bật

1. Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại.

Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại luôn là phong cách nằm trong danh sách được nhiều người lựa chọn nhất. Đây là phong cách tập trung chủ yếu đi vào những chi tiết, và đường nét hình dáng thiết kế khá đơn giản. Trong phong cách kiến trúc nội thất hiện đại này chú trọng vào việc tạo ra những công năng sử dụng, mang đến sự tiện nghi và thoải mái.


Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại.

Đặc trưng của phong cách kiến trúc nội thất hiện đại:

Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại luôn là sự lựa chọn tối ưu của các không gian nhỏ, bởi nó luôn đem lại cảm giác về một căn phòng lớn hơn diện tích thực, tối đa hóa không gian. Kết cấu tối thiểu và các dạng hình học táo bạo, màu sắc trung tính nổi bật với một màu đậm, đồ đạc được đánh bóng và không cân bằng đối xứng là đặc điểm nhận dạng chính của nội thất theo phong cách hiện đại.

Ưu điểm của phong cách kiến trúc nội thất hiện đại:

  • Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại được hầu hết mọi người yêu thích và chấp nhận nó bởi vẻ đẹp, sự gọn gàng và tính tiện dụng cao nhưng không kém phần sang trọng đẳng cấp.
  • Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại dễ thiết kế và thi công không yêu cầu kinh nghiệm lâu năm trong thiết kế và thi công đồ bởi kết cấu đơn giản.

Nhược điểm của phong cách kiến trúc nội thất hiện đại:

  • Yếu tố kinh tế

Để toát lên được đúng phong cách yêu cầu cao ở khâu thiết kế ngoài ra hầu hết chất liệu đồ đạc không có sẵn trong nước nên giá thành rất cao. Nếu tận dụng đồ đạc sản xuất trong nước nhiều dễ làm cho người nhìn cảm thấy “giả” và rất nhanh chán.

  • Tính chất

Khô khan, nghèo nàn về hình thức trang trí,thích hợp với công trình công cộng, do những giáo lý cực đoan như “trang trí là trọng tội” (Adolf Loos), “Nhà là cái máy để ở” (Le Corbusier) v.v.

Mang tính chất quốc tế, không có tính dân tộc và địa phương.

  • Màu sắc

Đơn điệu, không gian lạnh lẽo.

2. Phong cách kiến trúc nội thất cổ điển.

Phong cách kiến trúc nội thất phổ biến thứ hai đó chính là phong cách kiến trúc cổ điển, hay còn được gọi là phong cách classic. Phong cách đặc trưng với những đường nét cong hoàn hảo, màu sắc được sử dụng khá nhã nhặn và cao quý mang hơi hướng hoàng gia sang trọng.

Phong cách kiến trúc nội thất cổ điển.

Đặc trưng của phong cách nội thất cổ điển:

Về chất liệu của đồ nội thất

Chất liệu sử dụng trong phong cách kiến trúc nội thất cổ điển luôn phải là những chất liệu cao cấp nhất. Da, gỗ, đá hoa cương, gỗ tự nhiên… chính là những vật liệu quen thuộc này cùng với những chất liệu đó, những nội thất cổ điển luôn có kiểu dáng cầu kỳ, độc đáo, tạo ra một không gian sang trọng, quý phái cho gia chủ.

Về màu sắc

Màu sắc luôn là dấu ấn trong nội thất phong cách cổ điển. Thông thường, trong thiết kế nội thất cổ điển, thường tập trung vào các bảng có cảm hứng từ thiên nhiên như màu vàng, xám hoặc các màu sắc tự nhiên.

Về họa tiết trang trí

Những họa tiết cầu kỳ và mang tính nghệ thuật chính là nét đặc trưng của phong cách kiến trúc nội thất cổ điển . Sự kết hợp giữa những đường cong uốn lượn mềm mại cùng các đường bo tạo nên sự sang trọng, quý phái và lộng lẫy. Vì vốn sử dụng những góc cạnh và đường cong cổ kính, mềm mại nên những mẫu nội thất cổ điển luôn có sức hút mạnh mẽ với người nhìn.

Về cách sử dụng ánh sáng

Trong phong cách kiến trúc nội thất cổ điển, ánh sáng được sử dụng khá tinh tế và tao nhã. Không nhất thiết phải sử dụng các thiết bị chiếu sáng hiện đại, bạn có thể sử dụng một số mẫu đèn chùm được thiết kế tinh xảo trong nhà. Nó vừa giúp mang lại ánh sáng dịu nhẹ, tạo cảm giác ấm cúng, vừa là điểm nhấn đầy tính nghệ thuật cho không gian sống.

Về việc tạo điểm nhấn

Điểm nhấn là một đặc điểm không thể thiếu trong những mẫu cổ điển. Trong phong cách này, những điểm nhấn thường có kích thước lớn. Đó có thể là một chiếc lò sưởi lớn, một chiếc bàn vĩ đại, hay sẽ là một chiếc cầu thang uốn lượn khổng lồ,… Khi đã lựa chọn được điểm nhấn, tất cả những đồ dùng còn lại sẽ được lựa chọn để tôn lên vẻ đẹp của điểm nhấn đó.

Ưu điểm của phong cách nội thất cổ điển:

  • Phong cách nội thất chính là tính sang trọng và hoành tráng khiến người nhìn phải choáng ngợp. Các vật dụng đều có kích thước lớn với những hoạ tiết hoa văn tỉ mỉ, tinh xảo.
  • Phong cách này ưa chuộng sử dụng các loại rèm, khăn trải bàn để trang trí. Các rèm cửa sổ thường dạng kéo sang hang bên và có kích thước lớn tạo lên những đường cong uốn lượn cho không gian.
  • Màu sắc vàng kem hoặc trắng sáng với những vật dụng trang trí bằng thủy tinh, gương kính, kim loại ánh đồng có hoa văn cổ điển.
  • Nhờ những đặc điểm này mà phong cách kiến trúc nội thất cổ điển luôn được ưa chuộng bởi sự sang trọng. Đây cũng chính là ưu điểm lớn nhất của phong cách này.

Nhược điểm của phong cách nội thất cổ điển:

Khá kén chọn không gian

Do đặc trưng chính là độ lớn và sự tỉ mỉ trong các chi tiết nên phong cách cổ điển thường được ứng dụng trong không gian rộng. Những không gian nhỏ hẹp sẽ khó có thể ứng dụng phong cách cổ điển bởi chúng sẽ khiến bạn cảm thấy chật chội và có phần rườm rà, lôi thôi.

Chi phí thường tốn kém hơn

Độ lớn của các vật dụng trong phong cách cổ điển tạo hiệu ứng hoành tráng, choáng ngợp cho người nhìn. Tuy nhiên, chính ưu điểm này dẫn đến chi phí thường lớn. So với phong cách hiện đại, chi phí cho nội thất theo phong cách cổ điển cao hơn.

Đặc biệt, trong kiến trúc nội thất phòng khách cổ điển thường đề cao các thiết bị trang trí như rèm, đèn chùm, khăn trải bàn, lọ hoa… Giá thành của các vật dụng này cũng không hề rẻ chút nào.

3. Phong cách kiến trúc nội thất tân cổ điển.

Kiến trúc nội thất tân cổ điển là phong cách được khá nhiều gia chủ lựa chọn trong thời gian gần đây. Vẻ đẹp của kiến trúc tân cổ điển toát ra từ sự hài hòa đến kinh ngạc của các món đồ nội thất và các đường nét trên trần, tường. Không cầu kỹ, rườm rà, thiết kế nội thất tân cổ điển mang lại cái nhìn độc đáo, sang trọng mà tinh tế cho từng không gian sống mà nó hiện diện.

Phong cách kiến trúc tân cổ điển .

Đặc trưng của phong cách kiến trúc tân cổ điển.

Không cầu kỳ, rườm rà và xa hoa như phong cách cổ điển. Tân cổ điển chỉ nhẹ nhàng ghi dấu ấn bằng những mặt phẳng của trần, tường và những đường cong tinh tế trên các món đồ nội thất.  Giống như sự chắt lọc tinh túy từ quá khứ, cộng thêm nét phóng khoáng của con người hiện đại, thiết kế nội thất tân cổ điển vì thế luôn có được sức sống bền bỉ với những giá trị cao về nghệ thuật và thẩm mỹ.

Kiến trúc nội thất phong cách tân cổ điển thường tập trung vào các bức tường, đặc trưng là sự ngăn chia không gian bởi các chi tiết phào, chỉ tạo nên các mảng miếng. Với cái nhìn gợi cảm, kiến trúc nội thất tân cổ điển tuy giản đơn lại vô cùng tinh tế, thanh lịch.

Ưu điểm của phong cách kiến trúc tân cổ điển:

  • Là một trong những phong cách kiến trúc được ưa chuộng hàng đầu, Tân cổ điển mang trong mình các chi tiết hiện đại kết hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả với những điểm nhấn cổ điển. Tạo nên tổng thể chung hài hòa, vừa sang trọng, ấm cúng, gần gũi nhưng cũng rất tiện nghi và phục vụ tối đa cho con người.
  • Đèn trang trí, phào chỉ tường, hay đường họa tiết trên đồ nội thất. Tất cả đều rất tỷ mỉ được thiết kế đan xen cùng những nội thất hiện đại để những gia chủ có thể thỏa mãn nhu cầu được tận hưởng không gian quý tộc theo đúng truyền thống của từng vùng, từng bản sắc riêng. Đồng thời, không thể bỏ qua những điểm nhấn đến từ phương Tây một cách hoàn hảo.

Nhược điểm của phong cách kiến trúc tân cổ điển:

  • Việc đòi hỏi những tiêu chí về nội thất cao khiến cho chi phí thiết kế nội thất tân cổ điển là không hề rẻ.
  • Những chi tiết sang trọng đòi hỏi sự cầu kỳ trong việc chọn lựa nội thất và sắp xếp chúng sao cho hài hòa nhất.
  • Bên cạnh đó, để thiết kế nên một ngôi nhà có phong cách kiến trúc nội thất tân cổ điển, các gia chủ cần một đơn vị tư vấn có đủ chuyên môn và tiềm lực. Bởi nếu mọi thứ không được sắp xếp hợp lý, phong cách này sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên sến súa và rối hơn.

4. Phong cách kiến trúc nội thất đương đại.

Phong cách kiến trúc nội thất đương đại (Contempopary) phát triển nhanh chóng vào những năm đầu của thế kỷ 20 rồi dần được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng cho đến ngày nay. Sức hút mãnh liệt của chúng được thể hiện qua lối thiết kế tối giản nhưng cũng không hẳn là tối giản. Các gia chủ có thể tùy hứng biến tấu không gian sống theo cá tính riêng của mình, sao cho thật hài hòa và phù hợp với thói quen sinh hoạt.

Nhiều người thường lẫn lộn giữa hai phong cách nội thất đương đại và hiện đại. Tuy nhiên, chúng lại là hai phong cách hoàn toàn khác nhau và có những đặc trưng riêng biệt. Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại là một trào lưu thiết kế cụ thể, phổ biến vào khoảng nửa đầu thế kỷ 20. Phong cách kiến trúc nội thất đương đại lại được hiểu theo một cách tự do hơn, cho phép người sử dụng có thể phá vỡ các nguyên tắc thông thường. Đặc biệt là sự pha trộn, kết hợp giữa nét hiện đại và các chi tiết đối lập độc đáo.

Phong cách kiến trúc nội thất đương đại.

Đặc trưng của phong cách nội thất đương đại:

Màu sắc:

Điểm khác biệt trong phong cách kiến trúc nội thất đương đại là việc tách khỏi một hoặc hai gam màu chủ đạo thường thấy. Thay vào đó là đề cao sự kết hợp hài hòa giữa các gam màu cá tính, nổi bật với gam màu trầm, trung tính.

Hình khối:

 Phong cách kiến trúc nội thất đương đại (Contemporary) không quá rườm rà về các chi tiết, hoa văn nhưng vẫn vô cùng nổi bật nhờ việc tận dụng hình khối một cách triệt để.

Không gian:

Không gian sống mà phong cách kiến trúc nội thất đương đại muốn hướng đến là sự thoải mái và ấm áp. Trong phong cách nội thất đương đại thì sự liên kết giữa các không gian rất được chú trọng.

Chất liệu:

Các chất liệu trong phong cách kiến  trúc nội thất đương đại khá đa dạng như gỗ, kim loại, kính hoặc đá tự nhiên. Đặc biệt, chất liệu gỗ vô cùng được ưa chuộng trong phong cách kiến trúc nội thất đương đại nhờ gam màu trầm ấm, sang trọng. Chất liệu kim loại sáng màu hoặc thép không gỉ được dùng để tạo nên độ sắc nét cho các thiết kế hình khối trong không gian.

Ưu điểm của phong cách nội thất đương đại:

  • Thiết kế tạo cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, hài hòa giữa không gian bên trong và bên ngoài.
  • Yếu tố hình khối được sử dụng triệt để giúp mang lại sự mạnh mẽ, dấu ấn riêng.
  • Màu sắc đa dạng giúp người nhìn giải trí, khơi gợi sự thích thú.
  • Chất liệu sử dụng phong phú giúp hiện thực hóa được tối đa các ý tưởng thiết kế.

Nhược điểm của phong cách nội thất đương đại:

  • Vì là sự kết hợp giữa các phong cách khác nhau nên dễ bị nhầm lẫn, đánh mất nét cá tính, táo bạo riêng biệt.
  • Sử dụng quá nhiều hình khối khiến cho thiết kế khó hòa hợp vào môi trường bên ngoài. Tạo nên sự tách biệt giữa con người và môi trường.
  • Quá nhiều màu sắc trong không gian nếu không được kết hợp tinh tế sẽ đánh mất yếu tố thẩm mỹ.
  • Không gian sống có quá nhiều các loại chất liệu sẽ dễ gây ra cảm giác bí bách, không thoải mái.

Trên đây là Top 4 phong cách kiến trúc nội thất biệt thự đẹp hiện đại được yêu thích nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn lựa chọn được những phong cách kiến trúc nội thất phù hợp nhất. Và đừng quên theo dõi website của LPC để cập nhật những xu hướng thiết kế nội thất hot nhất nhé.

NHÀ PHỐ – TOP 3 KIỂU MẪU NHÀ PHỐ NỔI BẬT NĂM 2020

Những năm trở lại đây, xu hướng thiết kế nhà phố đang là một chủ đề “hot” được rất nhiều người quan tâm. Trong thời đại phát triển tập trung ở thành phố lớn, mẫu thiết kế nhà phố trở thành mẫu thiết kế đặc trưng với phong cách sống hiện đại và tiện nghi.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, LPC chia sẻ với bạn đọc top 3 kiểu mẫu thiết kế nhà phố nổi bật năm 2020 để các bạn có những cái nhìn mới mẻ hơn trong việc lựa chọn phong cách sống.

1. Mẫu nhà phố mái thái

Mẫu nhà mái thái có vẻ như đã rất quên thuộc và phổ biến từ trước. Ban đầu, có thể bạn sẽ nghĩ đây là một lối kiến trúc khá cũ và không nổi bật. Tuy nhiên với xu hướng phát triển hiện nay, nhà mái thái đã được thiết kế trở thành lối kiến trúc có tính thẩm mỹ cũng như sự tiện ích cao.

nha-pho-mai-thai
Nguồn: gemdecor.vn

Đặc trưng của nhà mái thái 

Nhà mái thái thường được những nhà cấp 4 hoặc các biệt thự ưa chuộng nhiều hơn bởi đặc trưng về tính che phủ và tạo sự kiên cố cho căn nhà. Nhà mái thái sẽ phô ra được những kiến trúc cầu kì của mái nhà, mang lại những vẻ đẹp vô cùng độc đáo và mới lạ.

Loại mái này cần nhiều hơn hai mái để thiết kế theo kiểu đối xứng hoặc kiểu lệch. Mái nhà thường có dạng ngói và được xếp chồng lên nhau theo hướng dốc .

Các bộ phận chính của mái thái bao gồm: phần mái, cửa chính, cửa sổ và mái che đầu.

Ưu điểm của nhà mái thái

  • Tính thẩm mỹ cao:

Kiến trúc mái thái được đưa vào thiết kế biệt thự rất nhiều vì nó mang lại vẻ đẹp sang trọng cho căn nhà.

Đối với những căn nhà phố hiện đại, thường là nhà ống vuông vức kết hợp với kiểu mái thái sẽ kiến cho căn nhà có vẻ đẹp hài hòa, thanh thoát.

Nhà mái thái sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn trông vững chắc và kiên cố hơn.

  • Phong thủy tốt

Theo quan niệm, kiểu nhà mái thái có độ dốc về hai bên sẽ tránh được việc tích tụ hung khí và mang lại may mắn cho chủ nhà.

  • Tính ứng dụng cao:

Kiểu thiết kế mái dốc che phủ được taoàn bộ căn nhà, cùng với thiết kế giật cấp nên mái nhà có khả năng tản nhiệt tốt, nước mưa cũng dễ dàng trôi đi bảo vệ ngôi nhà khỏi thấm dột hay bị ứ đọng nước trên mái.

  • Đa dạng trong cách thiết kế

Được làm từ nhiều chất liệu và có nhiều cách thiết kế khác nhau, nhà phố mái thái sẽ giúp chủ nhà có nhiều lựa chọn phù hợp với phong cách của mình, đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Nhược điểm của nhà phố mái thái

  • Thời gian hoàn thiện lâu:

Vì loại kiến trúc mái nhà này có tính thẩm mỹ và tính năng cao, đòi hỏi kiến trúc sư phải thiết kế cầu kì nên mất nhiều thời gian hoàn thiện.

Sau một thời gian sử dụng, bạn cũng cần phải thi công sửa lại mái, vì loại mái này có nhiều chi tiết nên thời gian sửa chữa cũng lâu hơn.

  • Chi phí cao

Yêu cầu tỉ mỉ, độ chính xác cao nên đây cũng là lí do khiến việc xây dựng mái nhà kiểu này sẽ tốn chi phí so với thông thường

2. Mẫu nhà phố lệch tầng

Đây hiện đang là một mẫu thiết kế độc đáo và có phần khác lạ so với nhà phố hiện đại. Kiến trúc nhà lệch tầng đang dần trở nên phổ biến hơn trong các khu đô thị lớn đặc biệt là những ngôi nhà có phần diện tích đất nhỏ và hạn chế không gian sử dụng.

Đặc trưng nhà phố lệch tầng

Kiểu kiến trúc nhà phố này có hai dạng đặc trưng:

Dạng thứ 1:  Nâng phần sau bếp và nhà ăn lên ít bậc để phân chia không gian với phía trước nhà. Và ở phía sau nhà sẽ thiết kế cầu thang đi lên theo kiểu kiến trúc đan xen qua lại để lên các tầng trên và yêu cầu cách mặt bằng nhà vài bậc để phân chia không gian phía sau với phía trước nhà.

Cách này yêu cầu mặt bằng nhà lệch tầng của từng tầng sẽ lệch nhau.

Dạng thứ 2: Mẫu thiết kế lệch tầng kiểu này sẽ tạo một sàn lửng, có cầu thang đi lên. Sàn lửng này có thể được sử dụng để bố trí bếp ăn. Phần sau nhà có độ cao thấp thì có thể để thành nhà kho, chỗ để xe, …

Cách này sẽ bị hạn chế về mặt không gian khi cần mở rộng và cảm giác bị bó hẹp nên không nhiều người sử dụng.

Nhìn chung, cách thiết kế này đòi hỏi sự cầu kì cũng như tính toán kĩ lưỡng của kiến trúc sư. Về mặt chi phí, mẫu thiết kế này cũng đòi hỏi chi phí đầu tư lớn hơn. 

Ưu điểm nhà phố lệch tầng

Đối với sự hạn hẹp trong không gian sống hiện nay, thì nhà phố lệch tầng vừa là một kiểu kiến trúc lạ, vừa mang đến tính ứng dụng cao. Đặc biệt, kiểu nhà này kết hợp được rất nhiều phong cách khác nhau sẽ mang lại những trải nhiệm mới mẻ cho gia đình bạn.

  • Không gian sống thông thoáng :

Vì cầu thang được thiết kế ở giữa và xung quanh là các phòng chức năng, nếu kết hợp thêm giếng trời thì tổng thể ngôi nhà sẽ lấy được toàn bộ ánh sáng tự nhiên, tạo cảm giác rộng rãi hơn. Đối với sự chênh lệch về mặt bằng giữa các phòng, kiểu không gian này sẽ giúp cho gió và không khí được lưu thông tốt hơn trong căn nhà.

  • Tạo cảm giác rộng rãi:

Điểm đặc biệt trong kiến trúc nhà lệch tầng chính là không giới hạn về độ cao của các tầng. Điều này khiến cho không gian bố trí trở nên linh động hơn, tùy vào nhu cầu sử dụng mà có thể tạo thêm các phòng chức năng lửng như không gian đọc sách, không gian phơi đồ, ban công, sân thượng, …

  • Mang lại tầm nhìn đẹp:

Trong các khu đô thị chật hẹp, đối với nhà ở thông thường sẽ gặp phải các vấn đề về thiếu sáng, không gian bị tù túng, tuy nhiên một căn nhà lệch tầng sẽ giải quyết được các vấn đề này.

Một ngôi nhà lệch tầng đẹp sẽ mang đến không gian mới lạ, các góc nhìn đa dạng, phong phú. Với cách thiết kế đón ánh sáng thì việc đưa cây xanh vào trong nhà tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên cùng với đó thiết kế chênh lệch về độ cao các tầng khiến cho ngôi nhà có không gian mở và mang lại vẻ đẹp vô cùng phá cách.

Nhược điểm nhà phố lệch tầng:

  • Chi phí đầu tư cao:

Kiến trúc của nhà lệch tầng khá phức tạp, vì vậy đòi hỏi kiến trúc sư phải có chuyên môn cao và có sự tính toán kĩ lưỡng. Bên cạnh đó, thiết kế nhà kiểu này có nhiều chi tiết trong thi công và trang trí cùng với những khó khăn trong việc tạo đường ống thoát nước nên chi phí sẽ cao hơn nhà ống thông thường

  • Tính an toàn:

Vì nhà lệch tầng có nhiều cầu thang lên xuống và thường ngay trước cửa các phòng nên đây cũng là một vấn đề khi nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc người già.

  • Có phần bất tiện trong sử dụng:

Nếu như các phòng không có nhà vệ sinh khép kín thì đây cũng là một vấn đề khi nhiều tầng phải sử dựng chung một không gian vệ sinh, điều này sẽ gây mất thời gian cho các thành viên trong gia đình.

3. Nhà phố mái bằng

Nhà phố mái bằng có lẽ là kiểu nhà phổ biến hiện nay trong các đô thị mang theo phong cách hiện đại, vô cùng nhiều cách thiết kế đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều chủ đầu tư.

Đặc trưng của nhà phố mái bằng

Nhà phố mái bằng với đặc trưng một mái liền phủ toàn bộ mái ngôi nhà và thiết kế mái bằng cách đổ bê tông.

Kiểu thiết kế này có đường nét vuông vắn, độ dốc nhỏ và kết cấu bền vững, nhấn mạnh về mặt hình khối và kiến trúc của công trình.

Các kiến trúc sư thường kết hợp khéo léo đưa thiên nhiên và tiểu cảnh vào trong ngôi nhà.

Ưu điểm của nhà thiết kế mái bằng

  • Về mặt thẩm mỹ:

Nhà phố thiết kế kiểu mái bằng chưa bao giờ là lỗi thời. Lấy phong cách kiến trúc hiện đại làm chủ đạo, ngôi nhà mang lại cảm giác gọn nhẹ, đơn giản mà sang trọng.

  • Phong cách thiết kế linh hoạt:

 Với sự sáng tạo độc đáo, các kiến trúc sư có thể lồng ghép cây xanh và tiểu cảnh vào trong nhà, tạo cảm giác thoải mái và tươi mát mang đến một không gian sống xanh.

Việc tận dụng mặt sàn của mái có thể làm sân thượng, giếng trời, không gian phơi đồ, hoặc không gian thư giãn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngoài ra phần cổng có thể được thiết kế theo nhiều cách khác nhau phù hộ với sở thích của chủ nhà.

  • Chi phí không quá tốn kém:

Vốn dĩ thiết kế nhà mái bằng tập trung thiết kế hình khối đơn giản nên việc thi công và phối đồ nội thất trở nên dễ dàng hơn, từ đó kinh phí để đầu tư cũng không quá lớn.

  • Sự an toàn:

Nhà phố mái bằng có ưu điểm là độ dốc nhỏ, chính vì thế chịu áp lực của gió bão ít, kết cấu bền chắc, khả năng chống cháy cao.

Nhược điểm của nhà phố mái bằng

  • Không phân tán được nhiệt:

Thiết kế mái được đổ bằng bê tông và lớp hồ được quét bên trên để chống thấm nên không tản được nhiệt, tạo cảm giác nóng bức. ( Tuy nhiên với sự thiết kế hiện đại như ngày nay chúng ta có thể dễ dàng thêm các vật liệu chống nóng cho căn nhà)

  • Kết cấu nặng:

Chủ yếu nhà mái bằng được xây dựng và đổ mái bê tông, sử dụng nhiều vật liệu sắt thép nên tổng thể kết cấu sẽ nặng hơn thông thường.

  • Một số bất tiện khác :

Nhà mái bằng thì việc thoát nước sẽ khó khăn hơn và sẽ có những vệt nước đọng hay những vết ố trên mặt sàn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu.

Trên đây là những gợi ý của LPC về các kiểu nhà phố nổi bật nhất hiện nay. Có thể thấy mỗi một kiểu kiến trúc đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nên chúng ta có thể cân nhắc, tùy thuộc vào hoàn cảnh để lựa chọn cho mình các kiểu kiến trúc nhà phố khác nhau. LPC hi vọng rằng, bài chia sẻ trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc và mong rằng các bạn có thể có nhiều cái nhìn mở rộng hơn trong việc lựa chọn phong cách nhà phố phù hợp.

Nguồn: lpc.vn

Những rủi ro thường gặp khi đi thuê tư vấn thiết kế

Để cho ra đời một công trình xây dựng chất lượng, vừa đảm bảo an toàn lại vừa có giá trị thẩm mỹ là điều không hề đơn giản. Việc các chủ đầu tư tìm đến công ty tư vấn thiết kế để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn trong quá trình thiết kế kết cấu, kiến trúc công trình là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng lường trước được những rủi ro mà mình có thể sẽ gặp phải khi đi thuê tư vấn thiết kế xây dựng.

Tư vấn thiết kế là gì?

Tư vấn thiết kế là một loại hình tư vấn đa dạng trong công nghiệp xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn… Sản phẩm của ngành Tư vấn xây dựng là sản phẩm “chất xám” được thể hiện trên các bản báo cáo, các bản vẽ thiết kế, quy hoạch của các dự án.

Tư vấn thiết kế giúp tạo nên công trình chất lượng nhất

Đội ngũ tư vấn thiết kế sẽ lên ý tưởng, sáng tạo và đề xuất phương án thiết kế phù hợp dựa trên nền tảng nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình này, chủ đầu tư có thể tham gia góp ý, chất vấn về các vấn đề chữ rõ hoặc cảm thấy không phù hợp trong phương án đề xuất. Đơn vị tư vấn thiết kế có trách nhiệm giải đáp, phản biện làm rõ các đề xuất họ đưa ra để chứng minh phương án là khả thi, phù hợp và tối ưu nhất cho công trình.

Quy trình Tư vấn thiết kế gồm những công đoạn nào?

Tư vấn thiết kế là một quy trình gồm nhiều bước có liên quan chặt chẽ với nhau, bao gồm:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin

Công ty tư vấn tiếp nhận thông tin sơ bộ về công trình và mong muốn hỗ trợ từ phía khách hàng / chủ đầu tư.

Bước 2: Tư vấn viên chủ trì thiết kế trao đổi trực tiếp với khách hàng

Sau khi phân tích thông tin ban đầu, công ty sẽ chọn ra tư vấn viên phù hợp để làm việc và hỗ trợ Khách hàng trong suốt quá trình triển khai dự án. Tư vấn viên sẽ liên hệ tư vấn sơ bộ về phương hướng thiết kế và quy trình hợp tác giữa 2 bên sau khí đồng ý thỏa thuận ký kết Hợp đồng.

Bước 3: Ký kết hợp đồng

Sau khi đạt được các thỏa thuận, 2 bên sẽ ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế

Bước 4: Tư vấn và triển khai thiết kế

Sau khi ký kết hợp đồng, đơn vị tư vấn thiết kế sẽ bắt đầu triển khai đề xuất các phương án thiết và phản biện – thuyết phục Chủ đầu tư về các phương án đưa ra. Trong trường hợp khách hàng / chủ đầu tư có phần nào thấy chưa thỏa đáng, cần tìm hiểu sâu hơn, tư vấn viên có trách nhiệm giải thích cho khách hàng.

Sau khi đề xuất được thông qua, đơn vị tư vấn thiết kế sẽ hiện thực hóa chi tiết phương án đó lên bản vẽ chi tiết thực tế.

Khách hàng và tư vấn viên trao đổi trực tiếp trong quá trình tư vấn

Bước 5: Bàn giao bản vẽ thiết kế chi tiết và hoàn tất hợp đồng.

Đơn vị tư vấn thiết kế bàn giao bản vẽ. Hai bên thẩm định, kiểm tra và hoàn tất thanh toán hợp đồng.

Tùy theo tính chất và quy mô công trình, những bước trên đây có thể thay đổi và linh hoạt.

Những rủi ro thường gặp khi đi thuê tư vấn thiết kế

Ý tưởng thiết kế không hợp lí dẫn đến hiệu quả sử dụng công trình không cao

Có rất nhiều trường hợp tư vấn viên chủ trì không thực sự hiểu được nhu cầu khách hàng, chủ quan trong việc khảo sát công trình trước khi bắt tay vào thực hiện, đã dẫn đến việc đưa ra những ý tưởng thiết kế không hợp lí, không thực sự tối ưu và phù hợp cho khách hàng.

Khách hàng nếu là những người không có chuyên môn về thiết kế xây dựng thường sẽ hoàn toàn tin tưởng tư vấn viên của mình, đến khi công trình được đưa vào sử dụng mới nhận ra những bất cập, thiếu sót. Điều này dẫn đến hiệu quả sử dụng công trình không cao, gây mất niềm tin của khách hàng và uy tín của công ty tư vấn. Bởi vậy, việc lựa chọn một đơn vị uy tín và có chuyên môn cao là việc vô cùng quan trọng.

Hồ sơ thiết kế không đáp ứng chất lượng, sai sót nhiều trong việc khớp nối

Thông thường, khách hàng sẽ không thể tự mình đánh giá chính xác được chất lượng của hồ sơ thiết kế, bởi vậy, có nhiều trường hợp khách hàng nhận được những hồ sơ thiết kế không đáp ứng được chất lượng, tính chuyên môn kĩ thuật không cao mà không hề hay biết. Những hồ sơ kĩ thuật kém chất lượng sẽ gây khó khăn cho đội ngũ thi công, và sẽ dẫn đến một thành quả kém chất lượng, không đạt yêu cầu và mong muốn của người sử dụng. 

Các đơn vị thiết kế không khảo sát thực tế hiện trường dẫn đến nhiều bất cập trong triển khai thi công

Quá trình tư vấn thiết kế có ảnh hưởng xuyên suốt tới cả quá trình xây dựng công trình cho tới khi hoàn thiện. Tuy nhiên, có rất nhiều công ty tư vấn thiết kế chủ quan, không khảo sát hiện trạng khu vực xây dựng trước khi tiến hành thiết kế dẫn đến tính khả thi trong thực tế không cao. Điều này là vô cùng nguy hiểm, bởi sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thi công.

Khảo sát khu vực xây dựng công trình là vô cùng cần thiết

Hồ sơ nhiều nội dung không áp dụng được khi thực tế thi công

Có nhiều trường hợp hồ sơ tư vấn thiết kế rất đẹp mắt, có tính chuyên môn cao, nhưng khi thi công lại gặp nhiều trở ngại, nhiều ý tưởng còn gần như “không tưởng” và khó có thể thực hiện được. Bởi vậy, việc các tư vấn viên chủ trì nắm bắt được khả năng thi công trên thực tiễn và khảo sát thực địa nơi xây dựng công trình là điều vô cùng quan trọng.

Không tối ưu ngân sách xây dựng công trình

Các nhà tư vấn thiết kế đôi khi chỉ tập trung tạo ra những hồ sơ thiết kế, những bản vẽ công trình đẹp, tiện dụng, sáng tạo nhất mà bỏ quên việc tối ưu ngân sách cho khách hàng. Điều này khiến chi phí mà khách hàng phải bỏ ra có thể gấp rất nhiều lần so với những gì họ dự tính. Kết quả đạt được là một công trình có chất lượng, tính thẩm mỹ rất cao và mức chi phí tỉ lệ thuận. Tuy nhiên, thực tế nhiều khách hàng không yêu cầu chất lượng, tính thẩm mỹ cao đến như vậy. Điều họ mong muốn là sự cân đối giữa ngân sách xây dựng và chất lượng công trình.

Cần tối ưu bài toán ngân sách

LPC tự tin là đơn vị tư vấn thiết kế hàng đầu với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hiện nay, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công; tư vấn thiết kế kiến trúc, kết cấu, điện nước, dự toán; tư vấn đầu tư, lập và quản lí dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát công trình. Với hơn 12 năm hoạt động, 9 năm kinh nghiệm tại thị trường châu Âu, LPC đảm bảo sẽ đem đến những dịch vụ chất lượng, đồng hành cùng khách hàng để tạo ra những công trình chất lượng nhất!

Dự án bãi đỗ xe thông minh cho khối văn phòng siêu HOT tại Hà Nội

Thành phố Hà Nội chuẩn bị chào đón dự án tòa nhà văn phòng kết hợp bãi đỗ xe thông minh và dịch vụ tại khu vực Dịch Vọng Hậu, Phường Dịch Vọng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Hình ảnh Dự án bãi đỗ xe thông minh cho khối văn phòng siêu HOT tại Hà Nội 1

Với tổng diện tích lên đến gần 18000m2 với quy mô 3 tầng hầm hệ thống bãi đỗ xe thông minh 2 tầng, 16 tầng nổi trong đó 8 tầng dành cho bãi đỗ xe, 1 tầng hội trường và 6 tầng dành cho văn phòng cao cấp, dự án PD17 ra đời giúp giải quyết “Con khát chỗ đậu xe” cho khối văn phòng tại Hà Nội và đặc biệt là khu vực Cầu Giấy, Hà Nội.

Cụ thể khu đất thực hiện dự án có tổng diện tích sàn khoảng 38306m2, dự án đang xây dựng khối nhà văn phòng và bãi đỗ xe thông minh cả tầng hầm và tầng nổi. Được kỳ vọng sẽ là dự án lý tưởng, chủ đầu tư Thành Công Group đã xây dựng hệ thống đèn chiếu sáng, hệ thống phòng cháy theo tiêu chuẩn Châu Âu. Đặc biệt tòa nhà có bãi đỗ trực thăng trên tầng thượng.

Hình ảnh Dự án bãi đỗ xe thông minh cho khối văn phòng siêu HOT tại Hà Nội 2

Phối cảnh tòa nhà văn phòng kết hợp bãi đỗ xe thông minh và dịch vụ

Bên cạnh điểm nhấn của dự án về hệ thống bãi đỗ xe thông minh, dự án còn xây dựng không gian khối văn phòng sang trong và tinh tế.

Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (LPC) vinh dự là một đơn vị tư vấn thiết kế, thiết kế cảnh quan cho dự án PD17. Với nhiều kỳ vọng từ chủ đầu tư – Thành Công Group, LPC nỗ lực mỗi ngày để đưa đến những bản thiết kế hoàn hảo nhất cho không gian văn phòng sang trọng, tinh tế này.

Hiểu được giá trị của không gian văn phòng của các doanh nghiệp, nên thiết kế văn phòng làm việc hiện đại không chỉ giúp cho doanh nghiệp thể hiện giá trị của công ty mà còn tăng hưng phấn cho nhân viên làm việc.

Hình ảnh Dự án bãi đỗ xe thông minh cho khối văn phòng siêu HOT tại Hà Nội 3
Đứng trên cương vị của các doanh nghiệp với những nhu cầu tối thiểu, phòng kiến trúc của LPC đã nỗ lực thiết kế không gian văn phòng sang trọng, tinh tế, nhưng thoải mái và tiện nghi nhất cho các không gian.

Hình ảnh Dự án bãi đỗ xe thông minh cho khối văn phòng siêu HOT tại Hà Nội 4

Bên cạnh đó, không gian thư giãn và nghỉ ngơi của khối văn phòng cũng được LPC nỗ lực xây dựng để tạo không gian thoải mái nhất giúp cho nhân viên có được khoảng thời gian thư giãn, nghỉ ngơi hiệu quả và đạt được mong muốn nhất.

Hãy cùng LPC ngắm một số hình ảnh phối cảnh của dự án PD17 về không gian văn phòng và không gian mở của dự án tòa nhà văn phòng kết hợp bãi đỗ xe thông minh và dịch vụ.

Hình ảnh Dự án bãi đỗ xe thông minh cho khối văn phòng siêu HOT tại Hà Nội 5

Không gian cafe được bố trí ở tầng 10 giúp cho mọi người có thể thư giãn sau giờ làm cùng bạn bè đồng nghiệp, bên cạnh đó những cuộc trao đổi cùng đối tác, bạn bè cũng giúp cho không khí được thoải mái.

Hình ảnh Dự án bãi đỗ xe thông minh cho khối văn phòng siêu HOT tại Hà Nội 6

Nguồn: https://lpc.vn

Thiết kế nội thất theo phong cách Nhật

Thiết kế nội thất hiện nay đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với các ngôi nhà đặc biệt là đối với căn hộ chung cư.

Hình ảnh Thiết kế nội thất theo phong cách Nhật 1
Phòng khách thiết kế nội thất bằng gỗ

Không thể phủ nhận, mỗi phong cách nội thất có những nét đẹp riêng, thiết kế nội thất theo phong cách Nhật vẫn là phong cách được nhiều người ưa chuộng. Cách trang trí này không chỉ độc đáo mà còn mang lại cảm giác vừa nhẹ nhàng lại vừa sang trọng. Continue reading “Thiết kế nội thất theo phong cách Nhật”

5 cách trang trí nội thất phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi để mỗi người thư giãn, nghỉ ngơi và trút bỏ mọi bộn bề, mệt mỏi mỗi ngày. Khi được thiết kế và trang trí hợp lý, căn phòng ngủ sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và êm đềm bởi không gian tràn ngập sự ấm cúng và yên bình. Dưới đây là 5 cách trang trí nội thất phòng ngủ đẹp dành cho bạn tham khảo.

Continue reading “5 cách trang trí nội thất phòng ngủ”