Search

Giải pháp sàn hộp UBOT với công trình Nhà ở Xã hội, Nhà Liền kề Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City (Bắc Ninh)

Khu phố được xây bằng Ubot

Sàn hộp UBOT được biết đến là giải pháp kết cấu tiên tiến được áp dụng rộng rãi cho các công trình cao tầng, thương mại giá trị cao.

Nhưng trên thực tế, UBOT còn được áp dụng để giảm chi phí đầu tư cho các công trình nhà ở xã hội và nhà phố, nhà liền kề quy mô nhỏ hơn. Giải pháp vẫn rất hiệu quả về mặt chi phí xây dựng lẫn hiệu suất quản lý dự án cho các công trình tưởng như rất khó cắt giảm thêm chi phí này.

Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City: BĐS Khu Công nghiệp Thế hệ mới

Khi Bắc Ninh, khu vực cửa ngõ miền Bắc thu hút mạnh vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, tổ hợp dự án Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City trở thành điểm sáng Bất động sản của khu vực đang phát triển mạnh mẽ này. Thủ phủ Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh nhanh chóng thu hút lực lượng lao động hàng triệu người đến từ trong và ngoài nước, từ chuyên gia đến công nhân, khiến phát triển nguồn cung nhà ở và dịch vụ cho khu vực trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tầm nhìn của lãnh đạo địa phương và các nhà đầu tư đã giúp Yên Phong có được cùng lúc nhiều dự án Bất động sản giá trị. Nổi bật có tổ hợp dự án Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City đáp ứng hợp lý các nhu cầu an cư lạc nghiệp của đội ngũ lao động mới xuất hiện này:

  • Căn hộ nhà ở xã hội giá rẻ, chất lượng cho nhóm dân cư là công nhân
  • Nhà  liền kề – shophouse dịch vụ cao cấp hơn cho đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia dự án và toàn bộ cụm dân cư Khu công nghiệp

Sàn hộp UBOT: Giải pháp toàn diện cho công trình nhà ở xã hội, nhà phố – nhà liền kề

Với quy mô lớn như vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra cho đội ngũ phát triển dự án BĐS tại Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City chính là tìm ra giải pháp giúp giảm giá thành xây dựng mà vẫn đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng chung của dự án. Đặc biệt là với các công trình nhà ở xã hội, thì vấn đề giá thành gần như là ưu tiên hàng đầu.

Giải pháp sàn hộp UBOT cùng lúc đáp ứng nhiều kỳ vọng của chủ đầu tư:

  • Giảm đến 20% tổng chi phí công trình do giảm chi phí thi công – chủ yếu ở lượng bê tông dầm cột tiết kiệm được, chi phí cơ điện, chi phí quản lý dự án.
  • Thẩm mỹ và Chất lượng vượt trội: Không dầm, ít cột, chịu tải vượt trội – Cách âm, cách nhiệt tốt – Chống cháy – Tiết kiệm năng lượng. Điều này hiếm khi được đáp ứng ở các công trình nhà ở xã hội giá rẻ, do đòi hỏi chi phí xây dựng tiết kiệm tới mức tối đa.
  • Công tác thi công cực nhanh, tiết kiệm chi phí kho bãi, nhân công, giải phóng mặt bằng trước và sau thi công. Điều này cũng góp phần giảm đáng kể tổng chi phí.
  • Góp phần vào Chứng chỉ xanh cho công trình.
Khu nhà liền kề sau khi đổ bê tông sử dụng giải pháp sàn phẳng Ubot

Sàn hộp UBOT Cải tiến

Đặc biệt với các cải tiến năm 2020, giải pháp sàn hộp UBOT đã thêm phần vượt trội về hiệu quả.

Về kết cấu hộp UBOT, công ty LPC đã có các cải tiến giúp ổn định cấu trúc bê tông, linh hoạt chiều dày bê tông theo nhu cầu :

  • Thay đổi vị trí con kê so le nhau để thép luôn nằm trên con kê;
  • Cải tiến thành hộp Ubot 5 chân để tăng cứng và chống đẩy nổi;
  • Con kê insert tại 4 góc cho những trường hợp bê tông lớp trên cần chiều dày;
  • Tăng con kê từ 8mm lên thành 12mm để tăng chiều dày bê tông giữa thép và phần thân hộp;

Các cải tiến này đã giúp tiết kiệm và kiểm soát tốt hơn chất lượng bê tông, giảm nứt, đồng thời, giảm thiểu thời gian đổ bê tông – đẩy nhanh tiến độ công trình so với phiên bản được chuyển giao từ Daliform (Italia) trước đó:

  • Khắc phục được tình trạng hao hụt bê tông;
  • Dễ dàng kiểm soát chất lượng đổ bê tông trong quá trình thi công nhờ cải tiến chân côn ở giữa sản phẩm;
  • Quá trình thi công diễn ra thuận lợi, tiến hành đổ bê tông liên tục. Không cần chờ đổ 2 lần như trước do hiện tượng đẩy nổi đã được khắc phục;
  • Tạo ra khoảng cách thép làm việc đúng như yêu cầu của tính toán. Các con kê so le nên kiểm soát đơn giản trong quá trình thi công;
  • Hàm lượng thép được phân bố đều trên diện tích sàn, không tập trung vào các ke như trước;
  • Giải quyết được vấn đề nứt.

Chuỗi công trình nhà ở xã hội, nhà liền kề do LPC lên phương án quy hoạch tổng thể, thiết kế và cung cấp giải pháp sàn hộp UBOT là minh chứng cho việc áp dụng giải pháp công nghệ mới trong xây dựng mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế, thẩm mỹ lẫn chất lượng cho công trình.

  Sàn hộp UBOT – Hộp định hình tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene để tạo nên sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn – là giải pháp công nghệ do LPC độc quyền tại Việt Nam.

Chi tiết giải pháp:  https://lpc.vn/giai-phap-cong-nghe/san-phang-ubot/
Liên hệ Hotline LPC để được tư vấn: 0888.11.7373- 0911.29.9696
https://lpc.vn/  
Facebook: Lam Pham Construction

CÔNG TRÌNH CẢI TẠO VÀ NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI

Quá trình đô thị hóa ồ ạt đã tạo nên hàng triệu công trình xây dựng trong suốt thời gian qua. Tuy nhiên đa số các công trình tính đến thời điểm hiện tại không còn phù hợp với điều kiện khí hậu, nhịp sống cũng như tiêu chuẩn tiết kiệm năng lượng hiện đại. Sau một quá trình đô thị hóa, một số lượng lớn các công trình kiến trúc xây dựng đến thời hạn cải tạo, sữa chữa. Đa số các công trình này có hiệu suất năng lượng thấp, sử dụng nhiều vật liệu độc hại cho môi trường và gây tốn kém trong quá trình vận hành sử dụng. Nhu cầu năng lượng tăng cao và giá năng lượng ngày càng đắt đỏ làm cho yêu cầu tiết kiệm năng lượng trong những công trình xây dựng. Bên cạnh đó, nền tảng “kiến trúc xanh” đang là nền tảng kiến trúc được nhiều Chủ Đầu tư sử dụng và cân nhắc trong thời gian qua.

Ở Việt Nam, công tác sửa chữa, cải tạo nhà, công trình được đánh giá là thị trường tiềm năng cực kỳ to lớn ở hiện tại và trong tương lai. Cải tạo công trình hướng đến phát triển bền vững không chỉ mang đến những lợi ích dài hạn mà còn giúp tiết kiệm một nguồn năng lượng và tài chính đáng kể so với xây dựng mới.

Công trình cải tạo tại Việt Nam

Pháp luật xây dựng Việt Nam hiện hành hiện cũng chưa có những hướng dẫn cụ thể về khái niệm: sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình xây dựng. Thực tế, các khái niệm sửa chữa, cải tạo nâng cấp được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực xây dựng được hiểu như sau: Sửa chữa, cải tạo, nâng cấp công trình xây dựng là công tác phá dỡ (nếu có) một phần công trình hiện trạng để sửa chữa, cải tạo, nâng cấp mặt ngoài, kết cấu công trình, trang thiết bị công trình, mở rộng diện tích …

Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (LPC) là đơn vị được biết đến với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Quy hoạch, Tư vấn Giám sát và Quản lý dự án hiệu quả. Sau một thời gian bén duyên với các công trình cải tạo, LPC đã cùng Chủ Đầu tư đưa ra các giải pháp tối ưu để giải quyết các bài toán khó về công trình cải tạo.

Công trình cải tạo – Khó khăn và vai trò của các KTS

Giải pháp quy hoạch tổng thể

Việc tìm một giải pháp quy hoạch tổng thể phù hợp với mặt bằng xây dựng, phát triển tối đa công năng cũng như diện tích sử dụng của công trình là một bài toàn khó đối với các Chủ đầu tư và các Kiến trúc sư.

Hiện nay, việc triển khai thực hiện các dự án cải tạo được Nhà nước chia làm hai loại: Một là, các dự án kinh doanh, chủ đầu tư dự án phải tự thương lượng với người dân, nếu thương lượng được thì dự án sẽ được triển khai (Nhà nước không tham gia vào), trách nhiệm hoàn toàn thuộc về chủ đầu tư, nguồn vốn thực hiện do cá nhân hoặc doanh nghiệp chịu trách nhiệm. Đây là điều cực kỳ khó khăn với nhà đầu tư, mặc dù dự án được thực hiện theo quy hoạch được duyệt. Hai là, các dự án phục vụ cộng đồng như: đường giao thông, công trình công cộng thiết yếu (trường học, bệnh viện, chợ, công viên cây xanh – thể dục thể thao …), nhà nước chịu trách nhiệm đền bù giải tỏa để triển khai thực hiện dự án; nguồn vốn thực hiện là nguồn vốn Ngân sách.

Việc phân chia một cách rạch ròi theo hai cách phân loại trên dấn đến tình trạng khó khăn trong việc triển khai dự án cải tạo.

Trong thời gian qua, hầu hết các dự án BĐS (được xem là kinh doanh) đều được triển khai trên các khu đất trống lớn, đất các nhà xưởng đã di dời… do các Chủ đầu tư thương lượng thành công.  Còn những công trình phục vụ cộng đồng như: đường giao thông, chỉnh trang – nâng cấp các tuyến hẻm nhỏ thuộc khu dân cư hiện hữu cải tạo, các công trình công cộng thiết yếu thuộc trách nhiệm đầu tư của Nhà nước, đều bị chậm triển khai thực hiện.

Tính chất của các dự án của các Chủ đầu tư thương lượng thành công cần kết hợp hai mục tiêu phục vụ cộng đồng và kinh doanh. Quy mô chi tiết của dự án (diện tích, cơ cấu – chức năng, sử dụng đất, hệ số sử dụng đất, mật độ xây dựng, tầng cao,…) của các dự án đều phải được nghiên cứu, đảm bảo tính khả thi về hiệu quả kinh tế đối với Chủ Đầu tư và đảm bạo phù hợp với quy hoạch chung của toàn đô thị.

Giải pháp Kiến trúc công trình

Theo công bố của Hội đồng Công trình Xanh thế giới, việc xây dựng và sử dụng khai thác các công trình (bao gồm các công trình xây dựng phục vụ nền công nghiệp) chiếm tới 39 % lượng khí thải liên quan tới năng lượng toàn cầu. Chính vì vậy, Các kiến trúc sư luôn phải tìm kiếm một giải pháp Kiến trúc xanh để giảm thiểu tối đa lượng chất thải thải ra từ ngành xây dựng gây hại môi trường.

Các loại vật liệu xanh đến từ thiên nhiên luôn là sự lựa chọn thích hợp cho kiến trúc bền vững. Hiện nay, rất nhiều dự án cải tạo đã đưa vào sử dụng nhiều vật liệu tái chế.

Một trong nhưng yếu tố tạo nên kiến trúc bền vững là việc cải tạo và trang bị thêm các tiêu chí tiết kiệm năng lượng hiệu quả. Giải pháp Kiến trúc của toàn bộ công trình phải giải quyết vấn đề hài hòa về hình khối và mặt bằng của tập thể hạng mục công trình.

Giải pháp thiết kế kết cấu công trình

Các công trình cải tạo luôn được chú trọng trong các thiết kế của công trình nhằm tối ưu công năng và diện tích sử dụng của công trình nhưng vẫn đảm bảo giao thông và quy hoạch đô thị. Các giải pháp về thiết kế xây dựng phải đảm bảo các tiêu chuẩn sau: Tính chất chịu lực của công trình; Các yêu cầu về độ bền chắc của công trình (Tuân thủa theo quy định về độ bền chắc, độ chịu lửa, độ chống ăn mòn, chống động đất được bộ xây dựng quy định cho từng cấp nhà cửa, cấp công trình); Khả năng cung cấp vật tư xây dựng đáp ứng với yêu cầu chịu lực của kết cấu; Yêu cầu về độ linh hoạt và dễ cải tạo của công trình; Đảm bảo tính kinh tế của giải pháp kết cấu.

Nguồn: lpc.vn

ĐÀO TẠO NỘI BỘ KÌ I/2021 TẠI LPC

Đào tạo nội bộ là điều không thể thiếu trong mỗi doanh nghiệp?

Thông qua các buổi đào tạo nội bộ, càng chứng tỏ được rằng con người luôn là yếu tố quan trọng, quyết định sự thành bại của bất kỳ doanh nghiệp, cơ quan hay tổ chức nào.

Có thể nói, mỗi CBVNV đều là những yếu tố tiên quyết đối với việc doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển hay không. Đặc biệt trong thời điểm dịch bệnh diễn biến phức tạp, nhiều ngành nghề bị ảnh hưởng nhưng vẫn rất cần phát triển kinh tế, đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lực lượng lao động với trình độ lao động cao, năng suất lao động hiệu quả đáp ứng đủ yêu cầu công việc mà doanh nghiệp đưa ra. Ở đây, hiểu một cách đơn giản đào tạo nội bộ là quá trình doanh nghiệp xây dựng và triển khai một kế hoạch giảng dạy đối với đội ngũ nhân sự từ cấp lãnh đạo, quản lý đến nhân viên.

Không phải ngẫu nhiên công tác đào tạo nội bộ được đánh giá là hoạt động mang tính “nòng cốt”của rất nhiều doanh nghiệp hiện nay.

Đào tạo nội bộ cùng Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (LPC)?

Đào tạo nội bộ là quá trình giúp CBNV tại LPC đạt được cái kĩ năng cần thiết trong công việc thông qua các khóa học, chương trình đào tạo do Công ty tổ chức, xây dựng. Quá trình đào tạo nội bộ gắn liền với việc duy trì CBNV, nâng cao kỹ năng và các kiến thức chuyên môn, nâng cao hiệu suất công việc cho mỗi cá nhân tại LPC. Đào tạo nội bộ đóng vai trò quan trọng trong định hướng phát triển lâu dài của LPC.

Thực tế cho thấy, đào tạo nội bộ hiện nay là giải pháp tối ưu nhất để đảm bảo cho nâng cao kỹ năng, trình độ của CBNV tại LPC. Đào tạo nội bộ xây dựng và củng cố niềm tin, lòng trung thành của mỗi CBNV đối với công ty.Từ đó giúp mỗi cá nhân thích ứng và hoàn thành các công việc được giao một cách hiệu quả nhất. Cũng như xây dựng một nền tảng văn hóa doanh nghiệp hiện đại phát triển tiên tiến tại LPC. Việc chú trọng hay phát triển công tác đào tạo nội bộ sẽ mang lại những lợi ích không nhỏ cho LPC.

Hiểu được tầm quan trọng của đào tạo nội bộ, nên LPC hàng tháng sẽ tổ chức chương trình đào tạo cho CBNV cũng từ đó từng bước đáp ứng cho chiến lược phát triển lâu dài của toàn bộ công ty.

Đào tạo nội bộ tại LPC kì 1/ tháng 3

Trong buổi đào tạo nội bộ kì 1/tháng 3 vừa qua tại LPC, với nội dung sau:

  • Giới thiệu chung về LPC – Sơ đồ hệ thống các Phòng/Ban : giúp CBNV nâng cao hiểu biết của mỗi cá nhân về gia đình chung LPC.
  • Giới thiệu chung về các lĩnh vực kinh doanh của LPC
  • LPC D&B: Tồng thầu thiết kế và thi công
  • LPC Plastics: Nghiên cứu ứng dựng các sản phẩm nhựa tái chế làm vật liệu xây dựng
  • LPC C&D: Tư vấn thiết kế – Giám sát quản lý dự án
  • LPC I&D: Thiết kế và thi công nội thất
  • LPC France: Xây dựng và chuyển giao công nghệ

Với phương châm “LPC biến thách thức thành cơ hội nhờ vào các giải pháp sáng tạo và công nghệ mới. Chúng tôi là đơn vị tiên phong về giải pháp tiên tiến cho ngành xây dựng” Tại buổi đào tạo LPC đã một lần nữa giới thiệu về các dịch vụ, các giải pháp công nghệ LPC đang phát triển nhằm nâng cao kiến thức cũng như hiểu biết của CBNV về các dịch vụ hay những giải pháp công nghệ mà LPC đang thực hiện.

Nhắc đến LPC không thể không nhắc tới sàn phẳng Ubot – giải pháp xây dựng xanh. Ubot: Vượt nhịp lớn, Thẩm mỹ cao, hiệu quả kinh tế, linh hoạt kiến trúc.

Cùng với đó là GRC/GFRC ( bê tông cốt sợi thủy tinh vật liệu xây dựng mới), phối hợp triển khai LPC BIM.

Hay một giải pháp thu hồi nước mưa dựa trên nguyên tắc các quả bóng nhựa rỗng. Tạo thành các khối lớn rỗng nằm trong đất – LPC E.Bubble.

Nhà lắp ghép bê tông cường độ cao – LPC Smart. Đây được biết đến là giải pháp xây dựng không mới, nhưng cách làm cải tiến mới giúp giảm đáng kể thời gian thi công, tiết kiệm chi phí đem lại hiệu quả về mặt kinh tế và tiến độ. Đây cũng là một trong những giải pháp xanh thân thiện với môi trường.

Không thể không nhắc đến BTLG- khung bê tông lắp ghép, có khả năng chống ăn mồn, bền vững với thời gian, ít tốn kém chi phí, tuổi thọ dự án cao.

Ngoài ra , LPC Shearfix- đinh chống cắt, được tính toán và thiết kế với tiêu chuẩn EUROCODE và tiêu chẩun BS EN 1992-1-1:2004. Giúp kiểm soát dễ dàng trong quá trình thi công, đảm bảo yêu cầu thiết kế đưa ra.

Cuối cùng phải nhắc đến, LPC_Dome: Sàn nâng – Chống nồm – Chống nóng. Đây là giải pháp xây dựng tầng kỹ thuật, hệ thống thông gió tự nhiên, đệm không khí cho tầng trệt, sàn nhà và mái nhà cho các công trình xây mới hoặc cải tạo trong xây dựng dân dụng và công nghiệp.

Trên đây mới chỉ là một số giải pháp công nghệ của LPC đang triển khai trong rất nhiều các giải pháp. Tại các buổi đào tạo sau, cùng với LPC tìm hiểu thêm nhé.

Thông qua buổi đào tạo, giới thiệu với CBNV của LPC các hoạt động dự kiến triển khai trong năm 2021.

Đào tạo nội bộ tại LPC

Nhằm thúc đẩy hiệu quả công việc của CBNV Công ty cũng như các đối tác khách hàng doanh nghiệp của Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm. Chuỗi hoạt động LPC Care đã được ra đời với nhiều hoạt động thiết thực khác nhau như: Chuỗi hoạt động văn hóa nội bộ – cung cấp cho CBNV những thông tin cần thiết, xây dựng các hoạt động sinh hoạt, giải trí nhằm tạo sự gắn kết, vui vẻ, thỏa mái về tinh thần tạo sự hiệu quả, năng suất, chất lượng,.. trong công việc. Không thể không nhắc đến Chuỗi hoạt động quan hệ đối tác- hoạt động tổ chức thể hiện sự quan tâm, chăm sóc của doanh nghiệp đối với khách hàng góp phần gia tăng cơ hội hợp tác khách hàng.

Ngoài ra, nhằm giúp hạn chế tỷ lệ sinh viên ra trường thất nghiệp hoặc làm không đúng ngành nghề được đào tạo, LPC tổ chứ hoạt động liên kết với các trường Đại học (Đại học Bách Khoa, Đại học Kiến trúc, Đại học Xây dựng) giúp kiến thức giảng dạy trong nhà trường gần hơn với thực tế. Qua đó giúp sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể thích nghi kịp thời với thực tiễn.

Bên cạnh đó, việc nhắc lại một số quy định của Công ty khi là nhân viên LPC là điều không thể thiếu. Giúp toàn thể cán bộ nhân viên cũng như các bạn thực tập sinh tại LPC nắm bắt và hiểu rõ hơn để góp phần xây dựng một môi trường cũng như không gian làm việc chuyên nghiệp, hiệu quả.

Qua các buổi đào tạo nội bộ, cho thấy không thể phủ nhận vai trò của công tác đào tạo nội bộ đối với LPC. Hiệu quả tích cực mà công tác đào tạo mang lại trên thực tế đã chứng minh tầm quan trọng của nó đối với kế hoạch và định hướng phát triển toàn diện của LPC. Tăng năng suất lao động, hiệu quả công việc, tạo sự ổn định,trau dồi thêm kiến thức, kĩ năng cũng như tiết kiệm chi phí là những lợi ích không nhỏ mà đào tạo nội bộ đã mang lại.

Với LPC, việc đào tạo nhân sự nội bộ thường được ví von với việc cung cấp “tấm bản đồ chuẩn” cho những CBNV chưa thực sự nắm rõ được các định hướng của LPC.  Tầm quan trọng của đào tạo nội bộ đã được Công ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm hiểu đúng, hiểu đủ, đây cũng chính là nền tảng góp phần xây dựng và phát triển công ty một cách mạnh mẽ nhất.

Nguồn: lpc.vn

Căn hộ tối giản Amber: Lối sống mới cho người hiện đại

Căn hộ Amber Riverside mang phong cách tối giản – Kết hợp giữa thiết kế đột phá, công năng sử dụng tối ưu với tầm nhìn toàn thành phố. Hứa hẹn là căn hộ lý tưởng cho những gia đình trẻ năng động, có lối sống hiện đại.

Căn hộ tối giản có không gian ấm cúng với tông màu nâu trầm

Thấu hiểu chủ nhân căn hộ tối giản là những người hiện đại bận rộn trong công việc, LPC đã quyết định chọn tone màu trầm ấm, kết hợp chất liệu da bò đem lại cảm giác gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

LPC có kinh nghiệm tương đối lâu năm trong ngành xây dựng nói chung và thiết kế nội thất nói riêng. Với căn hộ này, LPC quyết định lựa chọn concept hiện đại kết hợp với phong cách căn hộ tối giản.

LPC-can-ho-toi-gian-amber-1

Với chất liệu tường chủ đạo sơn bê tông hiện đang dẫn đầu xu hướng nội thất hiện nay, chúng tôi có sử dụng thêm chất liệu trang trí là gỗ phủ laminate cho cân bằng, kiến tạo không gian nhẹ nhàng, thanh thoát.

Chúng tôi cũng không quên điểm xuyết thêm chất liệu đá marble là xu hướng vượt thời gian tạo nét sang trọng căn nhà. Bên cạnh đó, hệ thống đèn downlight giúp tạo điểm nhấn nhá cho không gian thêm phần sinh động.

LPC-can-ho-toi-gian-amber-3

Hệ cửa ban công đượng mở rộng để không gian xanh bên ngoài tràn vào nhà. Khi mở cửa và chiêm ngưỡng không gian xanh mát, cây ngoài ban công như một dấu lối, mở lối cho thiên nhiên tràn vào ngôi nhà.

Less is more – Ít hơn để tận hưởng nhiều hơn

Nhiều người nghĩ sống đơn giản/ tối giản là sống với cuộc sống đơn giản đến mức túng thiếu. Đây là cái nhìn sai lệch đối với khái niệm “sống tối giản”.

Đơn giản, ở cấp độ cao hơn là tối giản, chính là “đã tự do lại còn thoải mái”. Bất luận bạn thuộc tầng lớp trung lưu hay là những người công nhân đã về hưu có thu nhập rất thấp… Bạn đều có thể dốc toàn bộ sức lực của mình mà sống một cuộc sống thoải mái, dễ chịu, trải qua “cuộc sống đơn giản” bình đẳng với tất cả mọi người.

Đương nhiên, sống đơn giản hay tối giản cũng không mang ý nghĩa người người đều phải vác một cái rìu vào rừng đốn củi rồi sống qua ngày. Mấu chốt chính là thái độ và phương pháp của chúng ta đối đãi với cuộc sống này.

Xác định chủ nhân căn hộ tối giản là những người bận rộn, chúng tôi muốn tạo một không gian sống thật thoải mái, hợp lý và đơn giản. Giúp giảm tải áp lực cuộc sống và tối ưu hóa thời gian bên nhau của mỗi thành viên trong gia đình.

Một điểm không thể không kể đến tại căn hộ tối giản Amber này chính là công năng thông minh. Căn hộ được phân khu rõ ràng và đúng mục đích sử dụng, phù hợp với thói quen sinh hoạt của gia đình. Các thiết bị nội thất thanh thoát với các kiểu dáng nhiều nét thẳng, thanh mảnh, trang nhã, đem lại cảm giác ấm cúng, hài hòa.

Ở đây, sự tối giản mang đến cho ta ít sự băn khoăn hơn, giảm bớt suy nghĩ luẩn quẩn trong đầu bạn là phải trang trí thêm cái gì mới đẹp. Tính ứng dụng cao song hành cùng phong cách Minimalism thời thượng, đầy cuốn hút mang lại cho không gian căn hộ tối giản này sức hút khó cưỡng. Nội thất đầy tiện dụng nhưng phù hợp với xu hướng thời trang bền vững của thế giới.

Thoải mái nhiều lên một chút, lo lắng giảm xuống một chút. Chân thành hơn một chút, giả tạo bớt đi một chút. Vui vẻ tăng lên một chút, khổ cực nhẹ đi một chút. Đây chính là mục tiêu theo đuổi một cuộc sống đơn giản/ tối giản!

Tối ưu hóa công năng: Tạo ra xu thế hay đi thụt lùi?

Bên cạnh việc đưa tiện ích vào căn hộ tối giản này, chúng tôi còn tính đến những khoảng không gian dành riêng cho các thành viên trong gia đình thỏa sức sáng tạo.

Tối ưu công năng bằng cách ghép 2 phòng vệ sinh nhỏ thành làm 1 nhà vệ sinh lớn – đầy đủ chức năng để tất cả các thành viên trong nhà đều có thể sử dụng và tận hưởng. Đây chính là điểm nổi bật của căn nhà.

Điểm nhấn nơi phòng khách chính là nội thất sang trọng với bộ sofa màu nâu da bò cao cấp, được thiết kế hình chữ U tối ưu không gian sử dụng. Cũng không quên chiếc đàn Piano dành tặng riêng cho sở thích của cô con gái nhỏ.

Mỗi góc nhỏ trong căn hộ tối giản Amber đều là nơi để lại dấu ấn riêng của chủ nhân của căn nhà. Với xu hướng thiết kế của những năm gần đây là hòa vào thiên nhiên và thân thiện với môi trường.

LPC-can-ho-toi-gian-amber-4
LPC-can-ho-toi-gian-amber-5

Thật may mắn sao khi LPC được thỏa sức sáng tạo với một công trình có vị trí đắc địa, không gian thoáng khiến chúng tôi dễ dàng sáng tạo công năng, tiện ích tạo ra trào lưu mới cho thiết kế. “Less is more – Ít hơn lại là nhiều hơn”.

LPC là đơn vị tư vấn thiết kế hoạt động lâu năm trong ngành xây dựng trong nước. Với đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư nhiều năm kinh nghiệm, chuyên nghiệp và tinh tế đến từng chi tiết, LPC cam kết đem lại cho khách nhàng những thiết kế nội thất chất lượng, đẳng cấp, mang đậm gout thẩm mỹ của chủ đầu tư.

Tạo nên một không gian sống lý tưởng của là niềm đam mê cũng là trách nhiệm của mỗi kiến trúc sư LPC. Hy vọng với thiết kế này của chúng tôi sẽ mang lại cho độc giả những ý tưởng độc đáo dành riêng cho căn bộ của mình.

PHONG CÁCH KIẾN TRÚC NỘI THẤT NỔI BẬT 2020.

Phong cách kiến trúc là một trong những điều đầu tiên bạn cần xác định cho ngôi nhà của mình trước khi bắt đầu vào thiết kế và xây dựng. Hiện nay, cùng với nhu cầu sinh sống đa dạng hơn, các phong cách kiến trúc nội thất mới và lạ cũng được nhiều gia đình quan tâm.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, LPC chia sẻ với bạn đọc top 4 kiểu phong cách kiến trúc nội thất hiện đại nhất hiện nay dành cho các bạn tham khảo

Top 4 – Phong cách kiến trúc nội thất nổi bật

1. Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại.

Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại luôn là phong cách nằm trong danh sách được nhiều người lựa chọn nhất. Đây là phong cách tập trung chủ yếu đi vào những chi tiết, và đường nét hình dáng thiết kế khá đơn giản. Trong phong cách kiến trúc nội thất hiện đại này chú trọng vào việc tạo ra những công năng sử dụng, mang đến sự tiện nghi và thoải mái.


Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại.

Đặc trưng của phong cách kiến trúc nội thất hiện đại:

Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại luôn là sự lựa chọn tối ưu của các không gian nhỏ, bởi nó luôn đem lại cảm giác về một căn phòng lớn hơn diện tích thực, tối đa hóa không gian. Kết cấu tối thiểu và các dạng hình học táo bạo, màu sắc trung tính nổi bật với một màu đậm, đồ đạc được đánh bóng và không cân bằng đối xứng là đặc điểm nhận dạng chính của nội thất theo phong cách hiện đại.

Ưu điểm của phong cách kiến trúc nội thất hiện đại:

  • Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại được hầu hết mọi người yêu thích và chấp nhận nó bởi vẻ đẹp, sự gọn gàng và tính tiện dụng cao nhưng không kém phần sang trọng đẳng cấp.
  • Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại dễ thiết kế và thi công không yêu cầu kinh nghiệm lâu năm trong thiết kế và thi công đồ bởi kết cấu đơn giản.

Nhược điểm của phong cách kiến trúc nội thất hiện đại:

  • Yếu tố kinh tế

Để toát lên được đúng phong cách yêu cầu cao ở khâu thiết kế ngoài ra hầu hết chất liệu đồ đạc không có sẵn trong nước nên giá thành rất cao. Nếu tận dụng đồ đạc sản xuất trong nước nhiều dễ làm cho người nhìn cảm thấy “giả” và rất nhanh chán.

  • Tính chất

Khô khan, nghèo nàn về hình thức trang trí,thích hợp với công trình công cộng, do những giáo lý cực đoan như “trang trí là trọng tội” (Adolf Loos), “Nhà là cái máy để ở” (Le Corbusier) v.v.

Mang tính chất quốc tế, không có tính dân tộc và địa phương.

  • Màu sắc

Đơn điệu, không gian lạnh lẽo.

2. Phong cách kiến trúc nội thất cổ điển.

Phong cách kiến trúc nội thất phổ biến thứ hai đó chính là phong cách kiến trúc cổ điển, hay còn được gọi là phong cách classic. Phong cách đặc trưng với những đường nét cong hoàn hảo, màu sắc được sử dụng khá nhã nhặn và cao quý mang hơi hướng hoàng gia sang trọng.

Phong cách kiến trúc nội thất cổ điển.

Đặc trưng của phong cách nội thất cổ điển:

Về chất liệu của đồ nội thất

Chất liệu sử dụng trong phong cách kiến trúc nội thất cổ điển luôn phải là những chất liệu cao cấp nhất. Da, gỗ, đá hoa cương, gỗ tự nhiên… chính là những vật liệu quen thuộc này cùng với những chất liệu đó, những nội thất cổ điển luôn có kiểu dáng cầu kỳ, độc đáo, tạo ra một không gian sang trọng, quý phái cho gia chủ.

Về màu sắc

Màu sắc luôn là dấu ấn trong nội thất phong cách cổ điển. Thông thường, trong thiết kế nội thất cổ điển, thường tập trung vào các bảng có cảm hứng từ thiên nhiên như màu vàng, xám hoặc các màu sắc tự nhiên.

Về họa tiết trang trí

Những họa tiết cầu kỳ và mang tính nghệ thuật chính là nét đặc trưng của phong cách kiến trúc nội thất cổ điển . Sự kết hợp giữa những đường cong uốn lượn mềm mại cùng các đường bo tạo nên sự sang trọng, quý phái và lộng lẫy. Vì vốn sử dụng những góc cạnh và đường cong cổ kính, mềm mại nên những mẫu nội thất cổ điển luôn có sức hút mạnh mẽ với người nhìn.

Về cách sử dụng ánh sáng

Trong phong cách kiến trúc nội thất cổ điển, ánh sáng được sử dụng khá tinh tế và tao nhã. Không nhất thiết phải sử dụng các thiết bị chiếu sáng hiện đại, bạn có thể sử dụng một số mẫu đèn chùm được thiết kế tinh xảo trong nhà. Nó vừa giúp mang lại ánh sáng dịu nhẹ, tạo cảm giác ấm cúng, vừa là điểm nhấn đầy tính nghệ thuật cho không gian sống.

Về việc tạo điểm nhấn

Điểm nhấn là một đặc điểm không thể thiếu trong những mẫu cổ điển. Trong phong cách này, những điểm nhấn thường có kích thước lớn. Đó có thể là một chiếc lò sưởi lớn, một chiếc bàn vĩ đại, hay sẽ là một chiếc cầu thang uốn lượn khổng lồ,… Khi đã lựa chọn được điểm nhấn, tất cả những đồ dùng còn lại sẽ được lựa chọn để tôn lên vẻ đẹp của điểm nhấn đó.

Ưu điểm của phong cách nội thất cổ điển:

  • Phong cách nội thất chính là tính sang trọng và hoành tráng khiến người nhìn phải choáng ngợp. Các vật dụng đều có kích thước lớn với những hoạ tiết hoa văn tỉ mỉ, tinh xảo.
  • Phong cách này ưa chuộng sử dụng các loại rèm, khăn trải bàn để trang trí. Các rèm cửa sổ thường dạng kéo sang hang bên và có kích thước lớn tạo lên những đường cong uốn lượn cho không gian.
  • Màu sắc vàng kem hoặc trắng sáng với những vật dụng trang trí bằng thủy tinh, gương kính, kim loại ánh đồng có hoa văn cổ điển.
  • Nhờ những đặc điểm này mà phong cách kiến trúc nội thất cổ điển luôn được ưa chuộng bởi sự sang trọng. Đây cũng chính là ưu điểm lớn nhất của phong cách này.

Nhược điểm của phong cách nội thất cổ điển:

Khá kén chọn không gian

Do đặc trưng chính là độ lớn và sự tỉ mỉ trong các chi tiết nên phong cách cổ điển thường được ứng dụng trong không gian rộng. Những không gian nhỏ hẹp sẽ khó có thể ứng dụng phong cách cổ điển bởi chúng sẽ khiến bạn cảm thấy chật chội và có phần rườm rà, lôi thôi.

Chi phí thường tốn kém hơn

Độ lớn của các vật dụng trong phong cách cổ điển tạo hiệu ứng hoành tráng, choáng ngợp cho người nhìn. Tuy nhiên, chính ưu điểm này dẫn đến chi phí thường lớn. So với phong cách hiện đại, chi phí cho nội thất theo phong cách cổ điển cao hơn.

Đặc biệt, trong kiến trúc nội thất phòng khách cổ điển thường đề cao các thiết bị trang trí như rèm, đèn chùm, khăn trải bàn, lọ hoa… Giá thành của các vật dụng này cũng không hề rẻ chút nào.

3. Phong cách kiến trúc nội thất tân cổ điển.

Kiến trúc nội thất tân cổ điển là phong cách được khá nhiều gia chủ lựa chọn trong thời gian gần đây. Vẻ đẹp của kiến trúc tân cổ điển toát ra từ sự hài hòa đến kinh ngạc của các món đồ nội thất và các đường nét trên trần, tường. Không cầu kỹ, rườm rà, thiết kế nội thất tân cổ điển mang lại cái nhìn độc đáo, sang trọng mà tinh tế cho từng không gian sống mà nó hiện diện.

Phong cách kiến trúc tân cổ điển .

Đặc trưng của phong cách kiến trúc tân cổ điển.

Không cầu kỳ, rườm rà và xa hoa như phong cách cổ điển. Tân cổ điển chỉ nhẹ nhàng ghi dấu ấn bằng những mặt phẳng của trần, tường và những đường cong tinh tế trên các món đồ nội thất.  Giống như sự chắt lọc tinh túy từ quá khứ, cộng thêm nét phóng khoáng của con người hiện đại, thiết kế nội thất tân cổ điển vì thế luôn có được sức sống bền bỉ với những giá trị cao về nghệ thuật và thẩm mỹ.

Kiến trúc nội thất phong cách tân cổ điển thường tập trung vào các bức tường, đặc trưng là sự ngăn chia không gian bởi các chi tiết phào, chỉ tạo nên các mảng miếng. Với cái nhìn gợi cảm, kiến trúc nội thất tân cổ điển tuy giản đơn lại vô cùng tinh tế, thanh lịch.

Ưu điểm của phong cách kiến trúc tân cổ điển:

  • Là một trong những phong cách kiến trúc được ưa chuộng hàng đầu, Tân cổ điển mang trong mình các chi tiết hiện đại kết hợp nhuần nhuyễn và hiệu quả với những điểm nhấn cổ điển. Tạo nên tổng thể chung hài hòa, vừa sang trọng, ấm cúng, gần gũi nhưng cũng rất tiện nghi và phục vụ tối đa cho con người.
  • Đèn trang trí, phào chỉ tường, hay đường họa tiết trên đồ nội thất. Tất cả đều rất tỷ mỉ được thiết kế đan xen cùng những nội thất hiện đại để những gia chủ có thể thỏa mãn nhu cầu được tận hưởng không gian quý tộc theo đúng truyền thống của từng vùng, từng bản sắc riêng. Đồng thời, không thể bỏ qua những điểm nhấn đến từ phương Tây một cách hoàn hảo.

Nhược điểm của phong cách kiến trúc tân cổ điển:

  • Việc đòi hỏi những tiêu chí về nội thất cao khiến cho chi phí thiết kế nội thất tân cổ điển là không hề rẻ.
  • Những chi tiết sang trọng đòi hỏi sự cầu kỳ trong việc chọn lựa nội thất và sắp xếp chúng sao cho hài hòa nhất.
  • Bên cạnh đó, để thiết kế nên một ngôi nhà có phong cách kiến trúc nội thất tân cổ điển, các gia chủ cần một đơn vị tư vấn có đủ chuyên môn và tiềm lực. Bởi nếu mọi thứ không được sắp xếp hợp lý, phong cách này sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn trở nên sến súa và rối hơn.

4. Phong cách kiến trúc nội thất đương đại.

Phong cách kiến trúc nội thất đương đại (Contempopary) phát triển nhanh chóng vào những năm đầu của thế kỷ 20 rồi dần được đông đảo người tiêu dùng ưa chuộng cho đến ngày nay. Sức hút mãnh liệt của chúng được thể hiện qua lối thiết kế tối giản nhưng cũng không hẳn là tối giản. Các gia chủ có thể tùy hứng biến tấu không gian sống theo cá tính riêng của mình, sao cho thật hài hòa và phù hợp với thói quen sinh hoạt.

Nhiều người thường lẫn lộn giữa hai phong cách nội thất đương đại và hiện đại. Tuy nhiên, chúng lại là hai phong cách hoàn toàn khác nhau và có những đặc trưng riêng biệt. Phong cách kiến trúc nội thất hiện đại là một trào lưu thiết kế cụ thể, phổ biến vào khoảng nửa đầu thế kỷ 20. Phong cách kiến trúc nội thất đương đại lại được hiểu theo một cách tự do hơn, cho phép người sử dụng có thể phá vỡ các nguyên tắc thông thường. Đặc biệt là sự pha trộn, kết hợp giữa nét hiện đại và các chi tiết đối lập độc đáo.

Phong cách kiến trúc nội thất đương đại.

Đặc trưng của phong cách nội thất đương đại:

Màu sắc:

Điểm khác biệt trong phong cách kiến trúc nội thất đương đại là việc tách khỏi một hoặc hai gam màu chủ đạo thường thấy. Thay vào đó là đề cao sự kết hợp hài hòa giữa các gam màu cá tính, nổi bật với gam màu trầm, trung tính.

Hình khối:

 Phong cách kiến trúc nội thất đương đại (Contemporary) không quá rườm rà về các chi tiết, hoa văn nhưng vẫn vô cùng nổi bật nhờ việc tận dụng hình khối một cách triệt để.

Không gian:

Không gian sống mà phong cách kiến trúc nội thất đương đại muốn hướng đến là sự thoải mái và ấm áp. Trong phong cách nội thất đương đại thì sự liên kết giữa các không gian rất được chú trọng.

Chất liệu:

Các chất liệu trong phong cách kiến  trúc nội thất đương đại khá đa dạng như gỗ, kim loại, kính hoặc đá tự nhiên. Đặc biệt, chất liệu gỗ vô cùng được ưa chuộng trong phong cách kiến trúc nội thất đương đại nhờ gam màu trầm ấm, sang trọng. Chất liệu kim loại sáng màu hoặc thép không gỉ được dùng để tạo nên độ sắc nét cho các thiết kế hình khối trong không gian.

Ưu điểm của phong cách nội thất đương đại:

  • Thiết kế tạo cảm giác nhẹ nhàng, mềm mại, hài hòa giữa không gian bên trong và bên ngoài.
  • Yếu tố hình khối được sử dụng triệt để giúp mang lại sự mạnh mẽ, dấu ấn riêng.
  • Màu sắc đa dạng giúp người nhìn giải trí, khơi gợi sự thích thú.
  • Chất liệu sử dụng phong phú giúp hiện thực hóa được tối đa các ý tưởng thiết kế.

Nhược điểm của phong cách nội thất đương đại:

  • Vì là sự kết hợp giữa các phong cách khác nhau nên dễ bị nhầm lẫn, đánh mất nét cá tính, táo bạo riêng biệt.
  • Sử dụng quá nhiều hình khối khiến cho thiết kế khó hòa hợp vào môi trường bên ngoài. Tạo nên sự tách biệt giữa con người và môi trường.
  • Quá nhiều màu sắc trong không gian nếu không được kết hợp tinh tế sẽ đánh mất yếu tố thẩm mỹ.
  • Không gian sống có quá nhiều các loại chất liệu sẽ dễ gây ra cảm giác bí bách, không thoải mái.

Trên đây là Top 4 phong cách kiến trúc nội thất biệt thự đẹp hiện đại được yêu thích nhất hiện nay. Hy vọng với những thông tin hữu ích trên sẽ giúp bạn lựa chọn được những phong cách kiến trúc nội thất phù hợp nhất. Và đừng quên theo dõi website của LPC để cập nhật những xu hướng thiết kế nội thất hot nhất nhé.

NHÀ PHỐ – TOP 3 KIỂU MẪU NHÀ PHỐ NỔI BẬT NĂM 2020

Những năm trở lại đây, xu hướng thiết kế nhà phố đang là một chủ đề “hot” được rất nhiều người quan tâm. Trong thời đại phát triển tập trung ở thành phố lớn, mẫu thiết kế nhà phố trở thành mẫu thiết kế đặc trưng với phong cách sống hiện đại và tiện nghi.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, LPC chia sẻ với bạn đọc top 3 kiểu mẫu thiết kế nhà phố nổi bật năm 2020 để các bạn có những cái nhìn mới mẻ hơn trong việc lựa chọn phong cách sống.

1. Mẫu nhà phố mái thái

Mẫu nhà mái thái có vẻ như đã rất quên thuộc và phổ biến từ trước. Ban đầu, có thể bạn sẽ nghĩ đây là một lối kiến trúc khá cũ và không nổi bật. Tuy nhiên với xu hướng phát triển hiện nay, nhà mái thái đã được thiết kế trở thành lối kiến trúc có tính thẩm mỹ cũng như sự tiện ích cao.

nha-pho-mai-thai
Nguồn: gemdecor.vn

Đặc trưng của nhà mái thái 

Nhà mái thái thường được những nhà cấp 4 hoặc các biệt thự ưa chuộng nhiều hơn bởi đặc trưng về tính che phủ và tạo sự kiên cố cho căn nhà. Nhà mái thái sẽ phô ra được những kiến trúc cầu kì của mái nhà, mang lại những vẻ đẹp vô cùng độc đáo và mới lạ.

Loại mái này cần nhiều hơn hai mái để thiết kế theo kiểu đối xứng hoặc kiểu lệch. Mái nhà thường có dạng ngói và được xếp chồng lên nhau theo hướng dốc .

Các bộ phận chính của mái thái bao gồm: phần mái, cửa chính, cửa sổ và mái che đầu.

Ưu điểm của nhà mái thái

  • Tính thẩm mỹ cao:

Kiến trúc mái thái được đưa vào thiết kế biệt thự rất nhiều vì nó mang lại vẻ đẹp sang trọng cho căn nhà.

Đối với những căn nhà phố hiện đại, thường là nhà ống vuông vức kết hợp với kiểu mái thái sẽ kiến cho căn nhà có vẻ đẹp hài hòa, thanh thoát.

Nhà mái thái sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn trông vững chắc và kiên cố hơn.

  • Phong thủy tốt

Theo quan niệm, kiểu nhà mái thái có độ dốc về hai bên sẽ tránh được việc tích tụ hung khí và mang lại may mắn cho chủ nhà.

  • Tính ứng dụng cao:

Kiểu thiết kế mái dốc che phủ được taoàn bộ căn nhà, cùng với thiết kế giật cấp nên mái nhà có khả năng tản nhiệt tốt, nước mưa cũng dễ dàng trôi đi bảo vệ ngôi nhà khỏi thấm dột hay bị ứ đọng nước trên mái.

  • Đa dạng trong cách thiết kế

Được làm từ nhiều chất liệu và có nhiều cách thiết kế khác nhau, nhà phố mái thái sẽ giúp chủ nhà có nhiều lựa chọn phù hợp với phong cách của mình, đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Nhược điểm của nhà phố mái thái

  • Thời gian hoàn thiện lâu:

Vì loại kiến trúc mái nhà này có tính thẩm mỹ và tính năng cao, đòi hỏi kiến trúc sư phải thiết kế cầu kì nên mất nhiều thời gian hoàn thiện.

Sau một thời gian sử dụng, bạn cũng cần phải thi công sửa lại mái, vì loại mái này có nhiều chi tiết nên thời gian sửa chữa cũng lâu hơn.

  • Chi phí cao

Yêu cầu tỉ mỉ, độ chính xác cao nên đây cũng là lí do khiến việc xây dựng mái nhà kiểu này sẽ tốn chi phí so với thông thường

2. Mẫu nhà phố lệch tầng

Đây hiện đang là một mẫu thiết kế độc đáo và có phần khác lạ so với nhà phố hiện đại. Kiến trúc nhà lệch tầng đang dần trở nên phổ biến hơn trong các khu đô thị lớn đặc biệt là những ngôi nhà có phần diện tích đất nhỏ và hạn chế không gian sử dụng.

Đặc trưng nhà phố lệch tầng

Kiểu kiến trúc nhà phố này có hai dạng đặc trưng:

Dạng thứ 1:  Nâng phần sau bếp và nhà ăn lên ít bậc để phân chia không gian với phía trước nhà. Và ở phía sau nhà sẽ thiết kế cầu thang đi lên theo kiểu kiến trúc đan xen qua lại để lên các tầng trên và yêu cầu cách mặt bằng nhà vài bậc để phân chia không gian phía sau với phía trước nhà.

Cách này yêu cầu mặt bằng nhà lệch tầng của từng tầng sẽ lệch nhau.

Dạng thứ 2: Mẫu thiết kế lệch tầng kiểu này sẽ tạo một sàn lửng, có cầu thang đi lên. Sàn lửng này có thể được sử dụng để bố trí bếp ăn. Phần sau nhà có độ cao thấp thì có thể để thành nhà kho, chỗ để xe, …

Cách này sẽ bị hạn chế về mặt không gian khi cần mở rộng và cảm giác bị bó hẹp nên không nhiều người sử dụng.

Nhìn chung, cách thiết kế này đòi hỏi sự cầu kì cũng như tính toán kĩ lưỡng của kiến trúc sư. Về mặt chi phí, mẫu thiết kế này cũng đòi hỏi chi phí đầu tư lớn hơn. 

Ưu điểm nhà phố lệch tầng

Đối với sự hạn hẹp trong không gian sống hiện nay, thì nhà phố lệch tầng vừa là một kiểu kiến trúc lạ, vừa mang đến tính ứng dụng cao. Đặc biệt, kiểu nhà này kết hợp được rất nhiều phong cách khác nhau sẽ mang lại những trải nhiệm mới mẻ cho gia đình bạn.

  • Không gian sống thông thoáng :

Vì cầu thang được thiết kế ở giữa và xung quanh là các phòng chức năng, nếu kết hợp thêm giếng trời thì tổng thể ngôi nhà sẽ lấy được toàn bộ ánh sáng tự nhiên, tạo cảm giác rộng rãi hơn. Đối với sự chênh lệch về mặt bằng giữa các phòng, kiểu không gian này sẽ giúp cho gió và không khí được lưu thông tốt hơn trong căn nhà.

  • Tạo cảm giác rộng rãi:

Điểm đặc biệt trong kiến trúc nhà lệch tầng chính là không giới hạn về độ cao của các tầng. Điều này khiến cho không gian bố trí trở nên linh động hơn, tùy vào nhu cầu sử dụng mà có thể tạo thêm các phòng chức năng lửng như không gian đọc sách, không gian phơi đồ, ban công, sân thượng, …

  • Mang lại tầm nhìn đẹp:

Trong các khu đô thị chật hẹp, đối với nhà ở thông thường sẽ gặp phải các vấn đề về thiếu sáng, không gian bị tù túng, tuy nhiên một căn nhà lệch tầng sẽ giải quyết được các vấn đề này.

Một ngôi nhà lệch tầng đẹp sẽ mang đến không gian mới lạ, các góc nhìn đa dạng, phong phú. Với cách thiết kế đón ánh sáng thì việc đưa cây xanh vào trong nhà tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên cùng với đó thiết kế chênh lệch về độ cao các tầng khiến cho ngôi nhà có không gian mở và mang lại vẻ đẹp vô cùng phá cách.

Nhược điểm nhà phố lệch tầng:

  • Chi phí đầu tư cao:

Kiến trúc của nhà lệch tầng khá phức tạp, vì vậy đòi hỏi kiến trúc sư phải có chuyên môn cao và có sự tính toán kĩ lưỡng. Bên cạnh đó, thiết kế nhà kiểu này có nhiều chi tiết trong thi công và trang trí cùng với những khó khăn trong việc tạo đường ống thoát nước nên chi phí sẽ cao hơn nhà ống thông thường

  • Tính an toàn:

Vì nhà lệch tầng có nhiều cầu thang lên xuống và thường ngay trước cửa các phòng nên đây cũng là một vấn đề khi nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc người già.

  • Có phần bất tiện trong sử dụng:

Nếu như các phòng không có nhà vệ sinh khép kín thì đây cũng là một vấn đề khi nhiều tầng phải sử dựng chung một không gian vệ sinh, điều này sẽ gây mất thời gian cho các thành viên trong gia đình.

3. Nhà phố mái bằng

Nhà phố mái bằng có lẽ là kiểu nhà phổ biến hiện nay trong các đô thị mang theo phong cách hiện đại, vô cùng nhiều cách thiết kế đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều chủ đầu tư.

Đặc trưng của nhà phố mái bằng

Nhà phố mái bằng với đặc trưng một mái liền phủ toàn bộ mái ngôi nhà và thiết kế mái bằng cách đổ bê tông.

Kiểu thiết kế này có đường nét vuông vắn, độ dốc nhỏ và kết cấu bền vững, nhấn mạnh về mặt hình khối và kiến trúc của công trình.

Các kiến trúc sư thường kết hợp khéo léo đưa thiên nhiên và tiểu cảnh vào trong ngôi nhà.

Ưu điểm của nhà thiết kế mái bằng

  • Về mặt thẩm mỹ:

Nhà phố thiết kế kiểu mái bằng chưa bao giờ là lỗi thời. Lấy phong cách kiến trúc hiện đại làm chủ đạo, ngôi nhà mang lại cảm giác gọn nhẹ, đơn giản mà sang trọng.

  • Phong cách thiết kế linh hoạt:

 Với sự sáng tạo độc đáo, các kiến trúc sư có thể lồng ghép cây xanh và tiểu cảnh vào trong nhà, tạo cảm giác thoải mái và tươi mát mang đến một không gian sống xanh.

Việc tận dụng mặt sàn của mái có thể làm sân thượng, giếng trời, không gian phơi đồ, hoặc không gian thư giãn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngoài ra phần cổng có thể được thiết kế theo nhiều cách khác nhau phù hộ với sở thích của chủ nhà.

  • Chi phí không quá tốn kém:

Vốn dĩ thiết kế nhà mái bằng tập trung thiết kế hình khối đơn giản nên việc thi công và phối đồ nội thất trở nên dễ dàng hơn, từ đó kinh phí để đầu tư cũng không quá lớn.

  • Sự an toàn:

Nhà phố mái bằng có ưu điểm là độ dốc nhỏ, chính vì thế chịu áp lực của gió bão ít, kết cấu bền chắc, khả năng chống cháy cao.

Nhược điểm của nhà phố mái bằng

  • Không phân tán được nhiệt:

Thiết kế mái được đổ bằng bê tông và lớp hồ được quét bên trên để chống thấm nên không tản được nhiệt, tạo cảm giác nóng bức. ( Tuy nhiên với sự thiết kế hiện đại như ngày nay chúng ta có thể dễ dàng thêm các vật liệu chống nóng cho căn nhà)

  • Kết cấu nặng:

Chủ yếu nhà mái bằng được xây dựng và đổ mái bê tông, sử dụng nhiều vật liệu sắt thép nên tổng thể kết cấu sẽ nặng hơn thông thường.

  • Một số bất tiện khác :

Nhà mái bằng thì việc thoát nước sẽ khó khăn hơn và sẽ có những vệt nước đọng hay những vết ố trên mặt sàn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu.

Trên đây là những gợi ý của LPC về các kiểu nhà phố nổi bật nhất hiện nay. Có thể thấy mỗi một kiểu kiến trúc đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nên chúng ta có thể cân nhắc, tùy thuộc vào hoàn cảnh để lựa chọn cho mình các kiểu kiến trúc nhà phố khác nhau. LPC hi vọng rằng, bài chia sẻ trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc và mong rằng các bạn có thể có nhiều cái nhìn mở rộng hơn trong việc lựa chọn phong cách nhà phố phù hợp.

Nguồn: lpc.vn

CÔNG TRÌNH XANH – VÌ SAO NHIỀU CHỦ ĐẦU TƯ LẠI QUYẾT ĐỊNH XÂY DỰNG CHO NHÀ Ở XÃ HỘI ?

Những năm gần đây, yếu tố xanh trong các dự án bất động sản công trình xanh của Việt Nam đã được quan tâm và phát triển nhiều hơn. Với lợi ích thiết thực là hạn chế tác động xấu tới môi trường, các công trình xanh còn đem đến điều kiện sống tốt hơn cho người sử dụng

Xây dựng nhà ở xã hội đã khó, nên việc đưa tiêu chí “xanh” vào đối tượng này cũng gặp không ít khó khăn cho các Chủ Đầu tư. Tuy nhiên, thách thức này lại luôn đem lại nguồn cảm hứng để các Chủ Đầu tư và đơn vị thiết kế tạo nên các công trình xanh đẹp. Nó cũng là nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp để giữ chân CN của mình.

Ông Đỗ Đức Đạt – Tổng giám đốc Capital House, người đã “dũng cảm” bỏ ra 2 triệu USD tài trợ cho các dự án với mục tiêu mong muốn ngày càng nhiều công trình xây dựng xanh trên đất nước Việt Nam, rằng: “Tại sao công trình xanh cứ nhất thiết phải là công trình cao cấp? Nhà ở xã hội của Singapore đã tiếp cận với công trình xanh. Và tôi nghĩ, mỗi người dân Việt Nam đều xứng đáng được thụ hưởng điều này”.

Công trình xanh (hay còn gọi là kiến trúc xanh hoặc toà nhà thân thiện môi trường) là sự kết hợp giữa kiến trúc và áp dụng quá trình mang tính chất thân thiện với môi trường và tận dụng tối ưu tài nguyên trong suốt toàn bộ chu kì hoàn thành của một toà nhà: từ lúc lên kế hoạch thiết kế, xây dựng, hoạt động, bảo trì, cải tạo và phá huỷ. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của nhà thầu, kiến trúc sư, kỹ sư và khách hàng ở tất cả các giai đoạn của dự án. Việc thực hiện Công trình xanh mở rộng và bổ sung các mối liên quan về kinh tế tiện ích, sự bền vững và thoải mái trong các thiết kế kiến trúc cổ điển.

Hiện tại có rất nhiều tiêu chí để đánh giá về chất lượng Công trình xanh tại Việt Nam. Và đương nhiên mỗi tiêu chuẩn sẽ có những nhận đinh, đánh giá khác nhau. Vậy đối với Chủ Đầu tư dự án Nhà ở xã hội thì sao?

1. Giảm thiểu chi phí vận hành và duy tu công trình

Công trình xanh thường được cho là có chi phí xây dựng quá cao, thiếu tính khả thi về mặt tài chính. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra chi phí xây dựng công trình xanh cao hơn không đáng kể so với các dự án xây dựng thông thường. Nhìn chung, áp dụng thiết kế xanh ngay từ khi bắt đầu dự án là phương pháp hiệu quả để hạn chế chi phí phụ trội. Thêm vào đó, công trình xanh còn mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế.

  • Tiết kiệm năng lượng và nước. Hiệu quả sử dụng tài nguyên nhờ vào thiết kế và công nghệ xanh giúp giảm thiểu đáng kể chi phí vận hành, nhanh chóng bù lại cho các chi phí phụ trội của dự án cũng như tiết kiệm về lâu dài. Số tiền trước đây dành cho chi phí tiện ích có thể được sử dụng cho những mục đích khác.
  • Gia tăng giá trị công trình: Trước thực trạng các chi phí năng lượng tăng, chi phí vận hành thấp và bảo trì dễ dàng sẽ giúp giảm tỷ lệ diện tích trống và tăng giá trị công trình.
  • Giảm áp lực cơ sở hạ tầng. Công trình sử dụng năng lượng hiệu quả làm giảm nhu cầu đặt ra cho lưới điện và hệ thống cấp nước địa phương, giúp tối ưu công suất của hệ thống cơ sở hạ tầng.
  • Nâng cao năng suất lao động. Năng suất lao động của nhân viên tỷ lệ thuận với điều kiện môi trường bên trong công trình, là minh chứng cho những cải thiện đạt được khi áp dụng các nguyên tắc xanh
  • Công trình xanh có sự tính toán đến chi phí trong toàn bộ vòng đời của công trình, trong khi công trình thông thường chỉ tập trung vào chi phí thiết kế và xây dựng ban đầu.

2. Đảm bảo sức khỏe và tiện nghi cho người sử dụng công trình

  • Cải thiện sức khỏe. Chất lượng môi trường bên trong công trình không đảm bảo do các nguyên nhân như thiếu sự không khí, thiếu ánh sáng, ẩm mốc, chênh lệch nhiệt độ, chất liệu đồ nội thất, thuốc trừ sâu, chất kết dính và sơn độc hại, nồng độ chất ô nhiễm cao (thường cao hơn ngoài trời 10 đến 100 lần) góp phần gây ra các bệnh về hô hấp, dị ứng, buồn nôn, đau đầu và phát ban. Công trình xanh chú trọng đến hệ thống thông gió và các vật liệu không độc hại, ít phát thải nhằm tạo nên môi trường sống và làm việc tiện nghi và an toàn cho sức khỏe con người.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc các chủ đầu tư xác định cung cấp đày đủ các tiện nghi cuộc sống như Trường học, Trạm y tế, Trung tâm Thương mại, Nhà Văn hóa thiết kế xanh có môi trường và không khí trong lành hơn, làm giảm tình trạng nghỉ bệnh và nâng cao cuộc sống. Giúp CN thoải mái trong công việc
  • Lối sống và giải trí lành mạnh hơn. Yếu tố cốt lõi của thiết kế bền vững chính là giữ gìn môi trường tự nhiên. Điều đó mang đến rất nhiều cơ hội rèn luyện và giải trí. Công trình xanh hướng tới tạo điều kiện khuyến khích sử dụng xe đạp và các phương tiện giao thông công cộng, nhờ đó giảm áp lực cho hệ thống giao thông cũng như tăng cường sức khỏe cho con người.

3. Bảo vệ môi trường

  • Giảm khí thải: Chất gây ô nhiễm từ nhà máy nhiệt điện là một phần nguyên nhân của biến đổi khí hậu, gây nên các vấn đề về chất lượng không khí như mưa a-xít hay sương khói và đe dọa sức khỏe con người. Các giải pháp công trình xanh như sử dụng năng lượng mặt trời, chiếu sáng tự nhiên và các tiện ích giao thông công cộng làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm khí thải độc hại.
  • Bảo tồn nguồn nước: Tái chế nước mưa và nước xám để sử dụng cho nhà vệ sinh và tưới tiêu có thể giúp tiết kiệm đáng kể nước sinh hoạt và bảo tồn tài nguyên nước.
  • Quản lý nước mưa: Nước mưa chảy tràn có thể gây xói mòn, ngập lụt và mang theo chất gây ô nhiễm vào nguồn nước. Công trình có thể kiểm soát và tận dụng nguồn nước mưa bằng các phương pháp như thu nước mưa, chuyển hướng dòng chảy, sử dụng vật liệu thấm nước cho cảnh quan hoặc lắp đặt mái xanh.
  • Điều hòa nhiệt độ. Đặc tính giữ nhiệt của các tòa nhà cao tầng và vật liệu xây dựng như bê tông hay nhựa đường là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Dự án có thể góp phần giải quyết vấn đề này nhờ tối ưu thiết kế, lựa chọn khu đất cũng như trồng thêm nhiều cây xanh trong khu đất xây dựng.
  • Giảm thiểu chất thải và ô nhiễm: Việc giảm thiểu phát thải đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ xuyên suốt quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành công trình. Công trình xanh giúp hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường thông qua chiến lược 3R (Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế). Ví dụ, khi giảm diện tích không thấm nước, công trình có thể góp phần giảm lượng nước mưa chảy tràn và nhiệt độ bề mặt cảnh quan. Chúng ta cũng có rất nhiều cơ hội tái sử dụng những kết cấu có sẵn hay tái chế, tái sử dụng vật liệu trong khu vực công trình.

4. Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Việc phát triển các dự án Công trình Xanh Nhà ở Xã hội, Nhà ở Công nhân đã trở thành lợi thế cạnh tranh của các Chủ Đầu tư trên thị trường Xây dựng và Bất Động sản. Không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp, khách hàng mà còn cho cả xã hội

Các công trình xanh khi vận hành cũng góp phần không nhỏ đối với quá trình phát triển đô thị như giảm thiểu tác động xã hội; tạo lập môi trường sống bền vững; thay đổi và chỉnh trang hạ tầng kiến trúc; quảng bá hình ảnh đô thị; thu hút đầu tư nước ngoài vào TP và phát triển kinh tế du lịch.

cong-trinh-xanh

Việc xây dựng tập trung nghiên cứu và thúc đẩy các Công trình xanh đối với các hạng mục Nhà ở xã hội , Nhà ở Công nhân không những mang lại lợi ích cho Chủ Đầu tư, còn mang đến lợi ích cho toàn xã hội.

LÀM VIỆC TẠI NHÀ – KINH NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP MÙA COVID – 19

Trước tình hình dịch COVID-19 đang vô cùng căng thẳng, theo chủ trương của Chính phủ đã đề ra, các doanh nghiệp cũng dần chuyển sang hình thức làm việc tại nhà để đảm bảo an toàn sức khỏe cộng đồng.Từ năm 2007, Công ty TNHH Xây dung Lâm Phạm (LPC) đã áp dụng các phương pháp làm việc từ xa tại các cở sở ở Việt Nam và tại Việt Nam với nước ngoài và đã đạt được những hiệu quả nhất định. Tính đến thời điểm hiện tại, các biện pháp này được LPC vận dụng tối đa để đảm bảo 100% CBNV làm việc bình thường với hiệu quả công việc tốt nhất.

 Dưới đây, LCP xin chia sẻ với các doanh nghiêp 7 kinh nghiệm làm việc hiệu quả tại các “Chiến khu” để nâng cao hiệu quả công việc mùa Covid – 19

1.Hãy bắt đầu công việc sớm nhất có thể khi làm việc tại nhà

Khi làm việc tại nhà, có thể khiến chúng ta quên mất việc cần phải chuẩn bị một ngày mới đầy năng lượng để bắt đầu đi làm, và cũng không tránh khỏi việc chúng ta thức dậy quá muộn. Đây là một vấn đề khiến cho công việc tại nhà trở nên chậm tiến độ hơn và có thể làm bạn cảm thấy mệt mỏi. Bí quyết cho vấn đề này chính là hãy bắt đầu công việc sớm nhất có thể.

Khi thức dậy sớm chúng ta sẽ có đủ sức khỏe và tinh thần cho một ngày làm việc hiệu quả. Hãy bắt đầu ngày mới bằng việc tập thể dục hoặc có thể là một tách café để bản thân cảm thấy tỉnh táo hơn. Hơn nữa, khi bắt đầu vào công việc sớm sẽ giúp bạn có thời gian để sắp xếp lại và lên kế hoạch cho cả ngày làm việc.

2. Tạo khu vực làm việc chuyên môn

Làm việc tại nhà – Kinh nghiệm cho các doanh nghiệp mùa Covid. Để đảm bảo tiến độ các dự án, đảm bảo công việc cũng như an toàn cho CBNV Công ty. LPC thực hiện chiến dịch “An toàn khu” cho một bộ phận CBNV. Phân chia các nhân sự tham gia các mảng công việc cần sự tương tác cao về đặc khu riêng. Đảm bảo sinh hoạt, an toàn cho toàn bộ nhân viên tại đây. Đây là một kinh nghiệp LPC áp dụng từ khá lâu và đạt hiệu quả tốt.

3. Trang phục lịch sự như ở văn phòng khi làm việc tại nhà

Tất cả chúng ta khi đến văn phòng đều chuẩn bị trang phục gọn gàng, lịch sự trước khi bắt đầu tới Công ty. Trái lại, khi làm việc ở nhà, đa số chúng ta đều có xu hướng cho phép bản thân mặc thoải mái với đồ ngủ. Tuy nhiên các bạn có biết rằng, việc này sẽ vô tình làm giảm hứng thú của não bộ cho công việc. Vì vậy, có một cách đánh lừa não bộ để làm việc tại nhà cảm giác giống như làm việc ở công ty đó chính là: “Hãy mặc đồ lịch sự như ở văn phòng.”

Việc mặc những trang phục công sở có thể khiến chúng ta có tâm lý giống như mình vẫn đang đi làm, tạo ra một môi trường giúp bản thân tập trung hơn và cảm thấy sẽ không có quá nhiều vấn đề khi thay đổi môi trường làm việc.

4. Loại bỏ tiếng ồn

Một lí do mà hầu hết chúng ta gặp phải về sự mất tập trung trong công việc chính là tiếng ồn.  Đối với một số bạn đã có gia đình thì vấn đề này sẽ trở nên khó khăn hơn khi có con nhỏ tại nhà.

Việc xuất hiện nhiều tiếng ồn và âm thanh tạp âm sẽ làm chúng ta bị phân tâm trong quá trình làm việc dẫn đến hiệu quả không cao. Chính vì thế khi làm việc tại nhà bạn nên chọn một không gian yên tĩnh, hoặc một không gian riêng để tránh tiếng ồn. Đối với các bạn có con nhỏ thì cũng có thể nhờ ông bà trông con giúp hoặc có thể thương lượng với các bé.

5. Quản lí thời gian và hiệu suất công việc

Cho dù làm việc tại nhà hay ở Công ty thì bạn vẫn cần duy trì tiến độ và đảm bảo hiệu quả khối lượng công việc.

Tại LPC, CBNV cần thực hiện báo cáo công việc hàng ngày thông qua các công cụ như: Google Driver; Trello hay Asana… Thực hiện báo cáo công việc hoàn thành vào cuối ngày cũng như dự kiến kế hoạch công việc ngày hôm sau. Hãy chú ý, bạn phải đảm bảo và giám sát để CBNV của bạn bám sát lịch trình và đảm bảo hiệu quả

Chúng ta cũng nên dành cho mình từ 10 – 15 phút giữa buổi làm việc để thư  giãn nhẹ nhàng nhé.

6. Hoàn thành công việc quan trọng vào buổi sáng

Có thể thấy, buổi sáng là lúc chúng ta có nhiều thời gian và cơ thể có nhiều năng lượng nhất, nên hãy hoàn thành công việc quan trọng vào buổi sáng.

Một ngày làm việc bận rộn hoặc sự thay đổi môi trường có thể khiến chúng ta thiếu tập trung hay bỏ sót những việc cần giải quyết trong ngày.

Việc tổ chức những buổi họp giao ban vào buổi sáng trong ngày, chia sẻ những câu chuyện nhỏ. Sẽ giúp cho đồng nghiệp của bạn cảm thấy sẵn sàng để bắt đầu một ngày làm việc hiệu quả.

7. Duy trì liên lạc với đồng nghiệp khi làm việc tại nhà

Dĩ nhiên trong mọi việc hằng ngày chúng ta vẫn cần trao đổi với đồng nghiệp về công việc hay cũng cần tổ chức các cuộc họp cần thiết với Lãnh đạo như là họp báo cáo, họp lên dự án mới, hoặc để giải quyết các vấn đề phát sinh như tình hình CoVid-19 chẳng hạn.

Vậy nên, LPC đã thường xuyên tổ chức các cuộc họp trực tuyến thông qua các phần mềm hỗ trợ như: SKYPE; HANGOUTS; ZOOM. Chia sẻ tài liệu, thảo luận công việc với đồng nghiệp và Ban Lãnh đạo cũng như quản lý hoạt động làm việc nhóm, quản lý dự án qua Dropbox; Google Driver; Teamview; Trello; Slack hoặc Asana. Tất cả những công cụ hỗ trợ trên đều là miễn phí với doanh nghiệp

Trên đây là 7 Kinh nghiệm mà LPC đã thực hiện rất hiệu quả trong thời gian vừa qu muốn chia sẻ tới Quý Đối tác và doanh nghiệp. Hy vọng thông tin trên sẽ giúp cho các doanh nghiệp có thêm phương pháp, cách thức cũng như tăng cường tinh thần chiến đấu mạnh mẽ để đẩy lùi dịch bệnh.

Những rủi ro thường gặp khi đi thuê tư vấn thiết kế

Để cho ra đời một công trình xây dựng chất lượng, vừa đảm bảo an toàn lại vừa có giá trị thẩm mỹ là điều không hề đơn giản. Việc các chủ đầu tư tìm đến công ty tư vấn thiết kế để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn trong quá trình thiết kế kết cấu, kiến trúc công trình là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng lường trước được những rủi ro mà mình có thể sẽ gặp phải khi đi thuê tư vấn thiết kế xây dựng.

Tư vấn thiết kế là gì?

Tư vấn thiết kế là một loại hình tư vấn đa dạng trong công nghiệp xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn… Sản phẩm của ngành Tư vấn xây dựng là sản phẩm “chất xám” được thể hiện trên các bản báo cáo, các bản vẽ thiết kế, quy hoạch của các dự án.

Tư vấn thiết kế giúp tạo nên công trình chất lượng nhất

Đội ngũ tư vấn thiết kế sẽ lên ý tưởng, sáng tạo và đề xuất phương án thiết kế phù hợp dựa trên nền tảng nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình này, chủ đầu tư có thể tham gia góp ý, chất vấn về các vấn đề chữ rõ hoặc cảm thấy không phù hợp trong phương án đề xuất. Đơn vị tư vấn thiết kế có trách nhiệm giải đáp, phản biện làm rõ các đề xuất họ đưa ra để chứng minh phương án là khả thi, phù hợp và tối ưu nhất cho công trình.

Quy trình Tư vấn thiết kế gồm những công đoạn nào?

Tư vấn thiết kế là một quy trình gồm nhiều bước có liên quan chặt chẽ với nhau, bao gồm:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin

Công ty tư vấn tiếp nhận thông tin sơ bộ về công trình và mong muốn hỗ trợ từ phía khách hàng / chủ đầu tư.

Bước 2: Tư vấn viên chủ trì thiết kế trao đổi trực tiếp với khách hàng

Sau khi phân tích thông tin ban đầu, công ty sẽ chọn ra tư vấn viên phù hợp để làm việc và hỗ trợ Khách hàng trong suốt quá trình triển khai dự án. Tư vấn viên sẽ liên hệ tư vấn sơ bộ về phương hướng thiết kế và quy trình hợp tác giữa 2 bên sau khí đồng ý thỏa thuận ký kết Hợp đồng.

Bước 3: Ký kết hợp đồng

Sau khi đạt được các thỏa thuận, 2 bên sẽ ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế

Bước 4: Tư vấn và triển khai thiết kế

Sau khi ký kết hợp đồng, đơn vị tư vấn thiết kế sẽ bắt đầu triển khai đề xuất các phương án thiết và phản biện – thuyết phục Chủ đầu tư về các phương án đưa ra. Trong trường hợp khách hàng / chủ đầu tư có phần nào thấy chưa thỏa đáng, cần tìm hiểu sâu hơn, tư vấn viên có trách nhiệm giải thích cho khách hàng.

Sau khi đề xuất được thông qua, đơn vị tư vấn thiết kế sẽ hiện thực hóa chi tiết phương án đó lên bản vẽ chi tiết thực tế.

Khách hàng và tư vấn viên trao đổi trực tiếp trong quá trình tư vấn

Bước 5: Bàn giao bản vẽ thiết kế chi tiết và hoàn tất hợp đồng.

Đơn vị tư vấn thiết kế bàn giao bản vẽ. Hai bên thẩm định, kiểm tra và hoàn tất thanh toán hợp đồng.

Tùy theo tính chất và quy mô công trình, những bước trên đây có thể thay đổi và linh hoạt.

Những rủi ro thường gặp khi đi thuê tư vấn thiết kế

Ý tưởng thiết kế không hợp lí dẫn đến hiệu quả sử dụng công trình không cao

Có rất nhiều trường hợp tư vấn viên chủ trì không thực sự hiểu được nhu cầu khách hàng, chủ quan trong việc khảo sát công trình trước khi bắt tay vào thực hiện, đã dẫn đến việc đưa ra những ý tưởng thiết kế không hợp lí, không thực sự tối ưu và phù hợp cho khách hàng.

Khách hàng nếu là những người không có chuyên môn về thiết kế xây dựng thường sẽ hoàn toàn tin tưởng tư vấn viên của mình, đến khi công trình được đưa vào sử dụng mới nhận ra những bất cập, thiếu sót. Điều này dẫn đến hiệu quả sử dụng công trình không cao, gây mất niềm tin của khách hàng và uy tín của công ty tư vấn. Bởi vậy, việc lựa chọn một đơn vị uy tín và có chuyên môn cao là việc vô cùng quan trọng.

Hồ sơ thiết kế không đáp ứng chất lượng, sai sót nhiều trong việc khớp nối

Thông thường, khách hàng sẽ không thể tự mình đánh giá chính xác được chất lượng của hồ sơ thiết kế, bởi vậy, có nhiều trường hợp khách hàng nhận được những hồ sơ thiết kế không đáp ứng được chất lượng, tính chuyên môn kĩ thuật không cao mà không hề hay biết. Những hồ sơ kĩ thuật kém chất lượng sẽ gây khó khăn cho đội ngũ thi công, và sẽ dẫn đến một thành quả kém chất lượng, không đạt yêu cầu và mong muốn của người sử dụng. 

Các đơn vị thiết kế không khảo sát thực tế hiện trường dẫn đến nhiều bất cập trong triển khai thi công

Quá trình tư vấn thiết kế có ảnh hưởng xuyên suốt tới cả quá trình xây dựng công trình cho tới khi hoàn thiện. Tuy nhiên, có rất nhiều công ty tư vấn thiết kế chủ quan, không khảo sát hiện trạng khu vực xây dựng trước khi tiến hành thiết kế dẫn đến tính khả thi trong thực tế không cao. Điều này là vô cùng nguy hiểm, bởi sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thi công.

Khảo sát khu vực xây dựng công trình là vô cùng cần thiết

Hồ sơ nhiều nội dung không áp dụng được khi thực tế thi công

Có nhiều trường hợp hồ sơ tư vấn thiết kế rất đẹp mắt, có tính chuyên môn cao, nhưng khi thi công lại gặp nhiều trở ngại, nhiều ý tưởng còn gần như “không tưởng” và khó có thể thực hiện được. Bởi vậy, việc các tư vấn viên chủ trì nắm bắt được khả năng thi công trên thực tiễn và khảo sát thực địa nơi xây dựng công trình là điều vô cùng quan trọng.

Không tối ưu ngân sách xây dựng công trình

Các nhà tư vấn thiết kế đôi khi chỉ tập trung tạo ra những hồ sơ thiết kế, những bản vẽ công trình đẹp, tiện dụng, sáng tạo nhất mà bỏ quên việc tối ưu ngân sách cho khách hàng. Điều này khiến chi phí mà khách hàng phải bỏ ra có thể gấp rất nhiều lần so với những gì họ dự tính. Kết quả đạt được là một công trình có chất lượng, tính thẩm mỹ rất cao và mức chi phí tỉ lệ thuận. Tuy nhiên, thực tế nhiều khách hàng không yêu cầu chất lượng, tính thẩm mỹ cao đến như vậy. Điều họ mong muốn là sự cân đối giữa ngân sách xây dựng và chất lượng công trình.

Cần tối ưu bài toán ngân sách

LPC tự tin là đơn vị tư vấn thiết kế hàng đầu với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hiện nay, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công; tư vấn thiết kế kiến trúc, kết cấu, điện nước, dự toán; tư vấn đầu tư, lập và quản lí dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát công trình. Với hơn 12 năm hoạt động, 9 năm kinh nghiệm tại thị trường châu Âu, LPC đảm bảo sẽ đem đến những dịch vụ chất lượng, đồng hành cùng khách hàng để tạo ra những công trình chất lượng nhất!

Các loại vật liệu xây dựng nào sẽ trở thành tương lai của ngành xây dựng?

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng thi công. Bên cạnh các loại vật liệu xây dựng truyền thống, sự phát triển của công nghệ hiện đại đã cho ra đời rất nhiều loại nguyên liệu mới với nhiều tính năng ưu việt. Liệu các sản phẩm này có thể thay thế hoàn toàn các dòng nguyên vật liệu cũ ? Đâu mới là hướng đi đúng đắn cho ngành xây dựng trong tương lai ? 

Vật liệu xây dựng là gì?

Hiểu một cách đơn giản, vật liệu xây dựng là bất cứ loại nguyên vật liệu dùng để  xây dựng các công trình. Bạn có thể dễ dàng nhận ra các vật liệu rất quen thuộc vẫn thường được sử dụng như gỗ, tre, bê tông cốt thép, sắt, xi măng….. Vật liệu xây dựng là thành phần cốt lõi trong mọi công trình, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến việc thi công thành hay bại. Sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp với dự án không chỉ giúp chủ thầu đạt được thành quả tốt mà còn tiết kiệm rất nhiều chi phí, hạn chế tác động xấu đến môi trường. 

Phân loại vật liệu xây dựng

Để hiểu rõ hơn và sử dụng tốt các loại vật liệu xây dựng, bạn cần biết cách phân loại chúng. Việc phân loại vật liệu thường dựa trên cơ sở nguồn gốc hình thành. Thông thường, có thể chia vật liệu xây dựng thành hai loại – truyền thống và hiện đại. 

Vật liệu xây dựng truyền thống: 

Vật liệu xây dựng truyền thống là những nguyên vật liệu đã tồn tại từ rất lâu, được đưa vào trong thi công các tòa nhà, đường sá, đồn trạm….Các vật liệu truyền thống được lấy trực tiếp từ thiên nhiên như tre nứa, gỗ, đá sỏi… đã cùng rất nhiều công trình sống mãi với thời gian. Bên cạnh đó, ngành xây dựng còn sử dụng những vật liệu thiên nhiên đã qua chế tác của con người như gạch đất nung, gốm, sứ…. Các vật liệu xây dựng truyền thống có độ bền lớn, tính linh hoạt cao nên vẫn luôn được ưu tiên sử dụng từ xưa đến nay.

Sử dụng gỗ trong thi công nhà ở

Tuy nhiên, sau một thời gian dài khai thác, sử dụng, các vật liệu truyền thống dần lộ ra yếu điểm của mình. Việc liên tục chặt phá rừng lấy gỗ làm nhà khiến hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Gạch nung, xi măng,… đều có những tác động xấu đến môi trường sống của con người. Việc ngành xây dựng tiếp tục phát triển, nhanh chóng đưa vào sử dụng những vật liệu xây dựng hiện đại, thân thiện với môi trường là xu hướng tất yếu không thể tránh khỏi. 

 Vật liệu xây dựng hiện đại:

Cùng với sự phát triển như vũ bão của tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng đang từng bước chuyển mình, đưa ra nhiều loại nguyên liệu hiện đại, khắc phục được những hạn chế vẫn còn tồn tại khi sử dụng các dòng sản phẩm cũ. Dưới đây là một số vật liệu xây dựng hiện đại đang được áp dụng tại Việt Nam và thế giới :

  • Hộp Ubot:

Hộp Ubot là hộp định hình tạo rỗng được làm từ nhựa tái chế Polyproylene dùng để cấu thành sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn. Hộp Ubot này đáp ứng được những yêu cầu rất khắt khe trong ngành xây dựng, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cho nguyên vật liệu mà còn thân thiện với môi trường.

Sàn phẳng không dầm được khá nhiều người sử dụng ở thời điểm hiện tại.

Việc sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot mang lại nhiều hiệu quả tích cực về cả vấn đề chi phí lẫn kỹ thuật. Sàn nhẹ Ubot giúp giảm trọng lượng của hệ thống dầm sàn từ 10 – 30% so với sàn bê tông cốt thép truyền thống. Hệ thống sàn nhẹ cho phép bạn dễ dàng nâng tầng, tối ưu hóa tiết diện và số lượng cột sử dụng. Chi phí của toàn bộ công trình có thể giảm từ 10 – 15% giúp nhà thầu tiết kiệm được ngân sách khi thi công. 

  • Gỗ ốp tường xanh:

Thay vì sử dụng các loại gỗ tự nhiên vừa khó vận chuyển vừa gây hại đén màu xanh của trái đất, các công trình hiện nay đã sử dụng gỗ ốp tường xanh để thay thế. Loại gỗ này được làm từ cành cây, nhánh cây tận thu ép vụn cùng với các chất kết dính bên trong. Sản phẩm có độ bền, tính linh hoạt cao, không sợ bắt lửa, mối mọt ảnh hưởng. 

  • Xốp cách nhiệt:

Xốp cách nhiệt có nhiều đặc tính vượt trội như cách âm, chống thấm, chống ẩm tốt và có độ bền cao. Xốp được làm bằng chất dẻo PS có trọng lượng nhẹ, không gây cản trở khi di chuyển, và đặc biệt là không tạo ra khí độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Xốp được ứng dụng nhiều trong xây dựng nhà cửa, các công trình giải trí….hiện nay

Nên sử dụng các loại vật liệu xây dựng nào trong tương lai

Xã hội ngày một văn minh hiện đại, nhu cầu con người tăng cao cũng kéo theo sự phát triển ngày một mạnh mẽ hơn của ngành xây dựng. Cùng với trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân toàn cầu, các công trình xây dựng trong tương lai hướng đến sử dụng những nguyên liệu hiện đại giúp tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường. Ubot beton, gỗ ốp tường xanh, xốp cách nhiệt,… cùng nhiều vật liệu tiên tiến hiện nay sẽ trở thành xu hướng tất yếu của ngành xây dựng và thay thế hoàn toàn những nguyên liệu truyền thống vốn còn nhiều bất cập từ trước đến nay. 

Vật liệu xây dựng xanh mở ra hướng đi mới cho ngành xây dựng trong tương lai

Việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng xanh sẽ góp phần giảm thiểu các vấn đề về ô nhiễm môi trường, giúp tối ưu các hạng mục trong quá trình xây dựng thi công. Hiện nay, tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình đã dùng các loại nguyên liệu này để thay thế cho các vật liệu truyền thống. Đây là một sự thay đổi cần thiết, một xu hướng tất yếu của ngành xây dựng để theo đuổi các giá trị bền vững trong tương lai.