Search

Top các công trình sàn phẳng vượt nhịp năm 2020

Sàn phẳng vượt nhịp đang là xu hướng nổi bật trong các công trình xây dựng hiện nay. Không chỉ mang tính thẩm mỹ cao, tối ưu kết cấu sàn mà còn được ứng dụng rộng rãi cho nhiều loại công trình.

Sàn phẳng Ubot có cơ hội được đồng hành cùng các đơn vị nhà thầu, các đơn vị thi công từ năm 2012. Năm 2020, Sàn phẳng vượt nhịp Ubot tiếp tục thể hiện vị thế trên thị trường xây dựng với hơn 50 dự án trải dài từ Bắc vào nam . Cùng điểm danh các công trình tiêu biểu sử dụng giải pháp Sàn phẳng Ubot năm 2020 nhé

Khu nhà ở xã hội

Lợi thế là một trong những giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao so với các giải pháp truyền thống. Sàn phẳng vượt nhịp Ubot được rất nhiều các Chủ đầu tư lựa chọn cho các dự án Nhà ở xã hội

Dự án Cát Tường Smart City

Là một trong những dự án trọng điểm tại tỉnh Bắc Ninh với mục tiêu phát triển quần thể khu nhà ở xã hội dành cho công nhân các khu công nghiệp Yên Phong. Dự án khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City đã được đưa vào triển khai với nhiều hạng mục công trình đảm bảo đầy đủ công năng sinh hoạt và làm việc cho cư dân.

Sàn phẳng vượt nhịp Ubot đã giải quyết cho Chủ đầu tư yêu cầu về giảm chiều dày sàn và tăng số tầng của công trình; một trong những giải pháp vật liệu giá rẻ cho công trình nhà ở xã hội

  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần Cát Tường
  • Địa điểm: Huyện Yên Phong – Tỉnh Bắc Ninh
  • Diện tích sử dụng sàn Ubot: khoảng 185.397 m2
  • Nhiệm vụ của LPC: Thiết kế cảnh quan và tổng thầu tư vấn thiết kế.
  • Công năng công trình: Tòa nhà – Chung cư cao tầng
Khu nhà ở công nhân Thống Nhất Smart City

Khu nhà ở công nhân Thống Nhất Smart City nằm cùng trong tổng thể các dự án nhà ở xã hội tại Yên Phong – Bắc Ninh.

  • Chủ đầu tư: Công ty CP Thương mại và Đầu tư phát triển Thống Nhất
  • Địa điểm: Huyện Yên Phong – Bắc Ninh
  • Tổng diện tích: 8,5 ha
  • Gồm: 10 tòa chung cư cao 9 tầng với khoảng 1.175 căn
  • Nhiệm vụ của LPC: Thiết kế cảnh quan và tổng thầu tư vấn thiết kế
viet-phap-residences-1
Viet Phap Residences

Bên cạnh nhiệm vụ thiết kế tổng mặt bằng 1/500, lên phương án concept kiến trúc, cảnh quan và nội thất cho công trình. Giải pháp sàn phẳng Ubot tiếp tục được Chủ đầu tư lựa chọn cho Dự án Nhà ở xã hội Viet Phap Residences

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ Việt Pháp
  • Địa điểm: TP Quy Nhơn – Bình Định
  • Diện tích: 3640 m2
  • Công năng công trình: Tòa nhà văn phòng + Chung cư

Trạm dừng nghỉ Royal Golf

Tổ hợp Royal golf là một trong những tổ hợp sân golf nổi tiếng có cảnh quan đẹp nhất tại VN. Với quy hoạch là tổ hợp sân golf 54 lỗ. Sân golf 2 được thiết kế bởi Huyền thoại Golf Jack Nicklaus.

Đây là một sân golf với nhiều trải nghiệm và thách thức các Golfers, Dựa vào địa hình tự nhiện Jack nicklaus đã lấy cảnh quan đá làm điểm nhấn cho toàn bộ 18 hố. Trong đó có 3 điểm Kios dừng nghỉ nằm tại các vị trí cực đẹp để view toàn tối đa cảnh quan của sân 2.

LPC được chủ đầu tư tin tương giao trọng trách nghiên cứu và lên phương án thiết kế các Kios này. Nhằm đảm bảo sự hài hòa với cảnh quan của sân mà vẫn đem lại vẻ đẹp và sự tinh tế của kiến trúc.

Bên cạnh đó, giải pháp sàn phẳng vượt nhịp Ubot tiếp tục được sử dụng trong công trình với một yêu cầu vô cùng đơn giản: Kiến trúc và thẩm mỹ cao

  • Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần PV -INCONESS
  • Địa điểm: Thành phố Tam Điệp – Tỉnh Ninh Bình
  • Diện tích xây dựng: 202 m2
  • Nhiệm vụ của LPC: Tư vấn thiết kế cảnh quan; Tổng thầu tư vấn; Thiết kế và thi công công trình.

Biệt thự nghỉ dưỡng

Không có mô tả ảnh.
Biệt thự đồi Monaco Hạ Long – Quảng Ninh

Là một dự án tiên phong cho xu hướng sở hữu bất động sản Độc bản – Độc tôn và xứng tầm Đẳng cấp. Dự án Monaco Hạ Long tọa lạc ngay cửa ngõ phía Tây Bắc trung tâm thành phố biển, được coi là khu du lịch nghỉ dưỡng và Biệt thu cao cấp bậc nhất tại Hạ Long.

Dự án Monaco Hạ Long - Website bán hàng chủ đầu tư 2020

Thành công trong việc cung cấp một giải pháp hữu ích cho Dự án Biệt thự đồi Monaco Hạ Long với ưu điểm giảm 15% tổng chi phí thi công công trình, giảm 30% hàm lượng thép.

  • Thông tin dự án: Dự án Biệt thự đồi Monaco Hạ Long
  • Địa chỉ: 780 đường Hạ Long, Bãi Cháy, TP Quảng Ninh, tỉnh Quảng Ninh
Khu nghỉ dưỡng Anh Nguyễn – Ocean Front Nha Trang
  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Anh Nguyễn
  • Địa điểm: Vĩnh Trường – TP Hạ Long – Khánh Hòa
  • Tổng diện tích: 11.6 ha

Trung tâm thương mại kết hợp văn phòng

  • Chủ đầu tư: Công ty TNHH Xây dựng và TMDV T&T
  • Địa điểm: Biên Sơn – Lục Ngạn – Bắc Giang
  • Tổng diện tích: 500m x 5 tầng
Nguyên Phi Building
  • Chủ đầu tư: Mr. Nguyễn Phi Hùng
  • Địa điểm: 761 Lũy Bán Bích – P. Phú Thọ Hòa – Quận Tân Phú – TP.HCM
  • Tổng diện tích: 300 m2 x 7 tầng
Văn phòng dịch vụ kết hợp nhà ở
  • Chủ đầu tư: Mr. Trang Sỹ Tuấn
  • Địa điểm: 12B Trần Quang Khải – P. Tân Định – TP Hồ Chí Minh
  • Quy mô: 12 tầng nổi + 3 tầng

Một số công trình dân dụng tiêu biểu

Dự án ngăn triều tập trung xây 6 cống dưới lòng đất kiểm soát triều tại Bến Nghé, Tân Thuận, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định. Mỗi cống rộng từ 40 – 160 m, chiều cao thành cống 3,6 -10 m.

Ngoài ra, dự án còn xây tuyến đê kè xung yếu bao ven sông Sài Gòn, từ Vàm Thuật đến sông Kinh, dài gần 8 km. Dự kiến, đến năm 2019, công trình sẽ được hoàn thành đưa vào sử dụng.

Giải pháp sàn phẳng vượt nhịp Ubot được Chủ đầu tư lựa chọn cho hạng mục Nhà Quản lý – Điều hành với ưu điểm về việc chịu được tải trọng lớn.

Nhà Quản lý cống kiểm soát triều Mương Chuối
  • Dự án: Nhà Quản lý cống kiểm soát triều Mương Chuối
  • Địa điểm: Huỳnh Tấn Phát – Huyện Nhà Bè – TP. Hồ Chí Minh
Nhà quản lý cống triều Bến Nghé

Với kinh nghiệm là đơn vị đầu tiên chuyển giao giải pháp sàn phẳng vượt nhịp Ubot và ứng dụng trên nhiều dự án và loại công trình khác nhau. Ubot đã góp phần khẳng định thêm vị thế của vật liệu tái chế – vật liệu xanh trong nền công nghiệp xây dựng.

Để xem thêm nhiều dự án của LPC trong những năm vừa qua. Tham khảo: https://lpc.vn/ve-chung-toi/ho-so-nang-luc/

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Vật liệu xanh và hiệu quả kinh tế trong xây dựng – Liệu có thể đồng hành?

Ngày nay, xu hướng phổ biến đang được ngành xây dựng trên thế giới và trong nước lựa chọn là sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường bằng nguyên liệu mới, công nghệ mới.

Theo các chuyên gia, các công trình xây dựng trên Thế giới tiêu thụ khoảng 17% lượng nước sạch, 25% khối lượng gỗ từ rừng, gây ra 35% tổng lượng phát thải carbon trong quá trình xây dựng và vận hành.

Với việc sử dụng vật liệu xanh trong các công trình mang đến rất nhiều lợi ích như: tiêu tốn ít tài nguyên sản xuất hơn, có thể sử dụng tái chế giúp tiết kiệm chi phí toàn xã hội,… quan trọng hơn cả góp phần bảo vệ môi trường một cách hiệu quả.

Trong thời điểm giá vật liệu đang vô cùng nhạy cảm hiện nay, nhiều Nhà đầu tư lo ngại trong việc sử dụng các giải pháp mới hay vật liệu xanh sẽ làm tăng chi phí. Liệu rằng vật liệu xanh và hiệu quả kinh tế trong các công trình có thể đồng hành?

Vật liệu xanh là gì?

Trong các tiêu chí để công nhận công trình xanh ở Việt Nam và trên Thế giới có tiêu chí sử dụng vật liệu tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường trong suốt vòng đời công trình, có các tính năng như không gây độc hại cho người dùng và môi trường; Có khả năng tái chế; Tiết kiệm tài nguyên; Thời gian sử dụng lâu bền. Gọi tắt là vật liệu xanh.

Nói đến công trình xanh thì việc sử dụng các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường là một trong những tiêu chí hết sức quan trọng để thay thế các vật liệu xây dựng truyền thống đang tác động xấu đến môi trường, gây nhiều hệ lụy như gia tăng khí thải, gây ra hiệu ứng nhà kính …

Tiêu chí vật liệu và tài nguyên theo Tiêu chuẩn xanh Lotus (Hệ thống tiêu chí công trình xanhd đầu tiên được phát triển dành riêng cho thị trường xây dựng tại Việt Nam) là sự khuyến khích dự án lựa chọn vật liệu bền vững, vật liệu có thành phần tái chế, vật liệu tái tạo nhanh và vật liệu địa phương; khuyến khích dự án áp dụng các giải pháp giảm thiểu mức sử dụng bê tông, chuyển dòng rác thải để hạn chế nhu cầu xử lí, tiêu huỷ rác thải của công trình.

Rào cản áp dụng vật liệu xanh trong các công trình xây dựng

Phát triển công trình xanh đang được đánh giá là xu hướng tất yếu không chỉ ở các nước phát triển, mà tại Việt Nam cũng đang nở rộ. Khi nghĩ đến công trình xanh ứng với các loại vật liệu xanh người ta thường liên tưởng đế các công trình có quy mô lớn mà chưa quan tâm tới ngay chính nơi ăn chốn ở hoặc nơi làm việc của chính mình.

Tuy nhiên nhiều nhiều nhà đầu tư, các đơn vị thi công vẫn có những quan ngại trong việc sử dụng vật liệu xanh bởi chi phí lắp đặt, giá thành cao. Đồng thời, một số rào cản về năng lực của đội ngũ thiết kế thi công, nhà thầy, chủ đầu tư và ngân sách chi phí đầu tư cũng là yếu tố khiến công trình hoặc ứng dụng vật liệu xanh chưa được nhiều chủ đầu tư lựa chọn.

Đặc biệt, trong thời điểm giá vật liệu đang tăng chóng mặt, chưa có dấu hiệu hạ nhiệt thì việc ứng dụng các giải pháp vật liệu xanh hướng đến hiệu quả về kinh tế trong xây dựng cũng là một trở ngại lớn.

Hiệu quả đến từ các giải pháp vật liệu xanh

Thực tế những năm gần đây cho thấy các doanh nghiệp xây dựng đã có nhiều thay đổi trong tầm nhìn và định hướng phát triển, hướng tới cung cấp ra thị trường những công trình có nhiều yếu tố xanh, hiệu quả năng lượng và hiệu quả kinh tế. Nhiều công trình và chủ đầu tư đã mạnh dạn ứng dụng các giải pháp vật liệu xanh và thực tế cho thấy, họ đã thành công với việc đạt được những hiệu quả kinh tế nhất định

Giải pháp sàn Ubot được chuyển giao từ công nghệ Châu Âu và ứng dụng tại Việt Nam từ năm 2021. Sau nhiều năm nghiên cứu và phát triển, giải pháp sàn Ubot được chủ đầu tư nhận định là giải pháp đem lại hiệu quả về kinh tế và đặc biệt là một giải pháp vật liệu đồng hành cùng dự án Ecohome Phúc Lợi đạt giải thưởng “Transformational Business Awards 2018”. ở hạng mục: Công trình xanh vì những đóng góp quan trọng vào sự thay đổi tích cực và phát triển bền vững cho môi trường, đồng thời kiến tạo cuộc sống xanh cho cộng đồng.

Dự án Ecohome Phúc Lợi

Link báo: https://reatimes.vn/capital-house-dat-giai-thuong-quoc-te-transformational-business-awards-25434.html

Sàn Ubot có mang lại hiệu quả kinh tế như lời đồn?

  • Hộp Ubot làm từ nhựa tái chế Polypropylene, không chứa chất nguy hiểm trong thành phần, không có sự phát xạ trong quá trình thi công và trong suốt vòng đời sản phẩm giúp tiết kiệm nguyên liệu và bảo vệ môi trường
  • Tiết kiệm năng lượng và hiệu quả kinh tế:
  • Sàn không dầm, thuận tiện cho việc thi công đường ống kỹ thuật, thẩm mỹ. Giảm chi phí ME
  • Kỹ thuật thi công đơn giản hơn sàn dầm (Do làm sàn phẳng và giảm được công tác lắp dựng côp pha, thép dầm). Thép sàn không phải uốn nhiều
  • Giảm được 30% khối lượng thép, 15% khối lượng bê tông so với sàn thông thường, gián tiếp giảm được tải trọng công trình và giảm chi phí xây dựng kết cấu công trình.
  • Sàn Ubot chống rung cực tốt, ngoài ra các phần rỗng bên trong sàn đóng vai trò như một lớp đệm không khí làm giảm khả năng truyền âm qua sàn, giúp cách âm, chống ồn tốt và giúp khả năng cách nhiệt tốt hơn đến 39% so với sàn bê tông cốt thép đặc truyền thống.

Ngoài ra công nghệ sàn Ubot còn mang lại nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với sàn truyền thống như: sàn phẳng không dầm làm giảm chiều cao công trình – tăng tính thẩm mỹ cho công trình, vượt nhịp lớn có thể lên tới 22m, tiết kiệm chi phí cho chủ đầu tư lên đến 20%,…

 Thông tin chi tiết về giải pháp sàn phẳng Ubot của LPC:
https://lpc.vn/giai-phap-cong-nghe/san-phang-ubot/  

. Giải pháp Ubot gần như giải quyết các nhu cầu tối ưu toàn diện mà các Chủ đầu tư và khách hàng tìm kiếm.

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Sàn phẳng vượt nhịp trong kiến trúc hiện đại

Sàn phẳng vượt nhịp – Nơi các kiến trúc sư tạo nên vẻ đẹp kiến trúc đẳng cấp. Vẻ đẹp kiến trúc được hiểu là cách tổ chức sắp xếp, bố cục không gian với những phương án bố trí mặt bằng công năng thuận tiện, phù hợp với các yếu tố thẩm mỹ về màu sắc thiết kế, hài hòa với không gian xung quanh.

Hiện nay với công nghệ xây dựng phát triển, đặc biệt là những giải pháp công nghệ mới đã khắc phục những vấn đề tồn tại trong kiến trúc cũng như công năng sử dụng cho công trình đó.

Sàn phẳng vượt nhịp trong kiến trúc hiện đại

Cùng với sự phát triển của công nghệ vật liệu và quan niệm tính toán kết cấu. Cũng như quan điểm kiến trúc phù hợp với từng thời kỳ mà trong những thập niên gần đây nhiều công nghệ thi công sàn bê tông mới ra đời. Việc phát triển nhằm thay đổi những hình thức kết cấu cơ bản cột dầm sàn bằng những loại kết cấu mới cải tiến hơn.

Đồng thời kế thừa phương thức tính toán sàn theo lý thuyết cổ điển. Thay thế những phần, vùng sàn không chịu lực bằng các loại vật liệu tái chế, xem xét tải trọng tác dụng lên sàn để có phương án làm giảm nhẹ những tác dụng đó… Từ đó đề xuất những công nghệ sàn bê tông không dầm. Mà vẫn đảm bảo các yêu cầu về khả năng chịu lực, tính ổn định của kết cấu Như Sàn DUL; Sàn Ubot; Sàn xốp; Sàn Bóng…

Giải pháp sàn phẳng Ubot được LPC ứng dụng và triển khai với rất nhiều các dự án và các loại công trình khác nhau trong 10 năm vừa qua. Không chỉ là vật liệu với tối ưu kết cấu sàn nhẹ, tối ưu hiệu quả kinh tế.

Với ưu điểm vượt nhịp lớn từ 8 đến 20m, giảm đi số lượng cột trong công trình giúp không gian sinh hoạt và kinh doanh trở lên thông thoáng hơn. Với chia sẻ này của chúng tôi hy vọng sẽ là một giải pháp để các kiến trúc sư có những cách giải quyết tốt về công năng sử dụng, về mặt phong thủy, độc đáo và thuận tiện cho kiến trúc công trình.

Xu hướng nội thất thô mộc hiện đại

Gu thẩm mỹ là thứ mang tính biến động, và thẩm mỹ nhà ở cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Vẻ đẹp thô mộc hiện đại mới cho công trình cũng là một phần trong các xu thế xây dựng hiện nay. Nhiều Dự án xu thế bê tông, đá thô cho tường vách và trần là xu thế của nhiều công trình hiện đại.

Xu hướng bê tông thô mộc trong kiến trúc

Sàn phẳng Ubot hoàn toàn đáp ứng được điều này, với một giải pháp sàn phẳng hoàn toàn, không gian sống của bạn sẽ thông thoáng hơn, việc bố trí nội thất, trưng bày sản phẩm… hay bất cứ nhu cầu nào của bạn sẽ không bị ảnh hưởng bới các hệ thống dầm trên sàn nhà làm ảnh hưởng về mặt phong thuỷ, đặc biệt với các hệ thống phòng ngủ, từ hộ gia đình, đến khách sạn đều được giải pháp sàn phẳng Ubot đáp ứng tối đa về công năng.

Với hệ thống dầm âm trong sàn sẽ tạo nên trần nhà phẳng hoàn toán, từ đó sẽ tránh được các yếu tố phong thuỷ cho công trình như: việc bố trí giường, tủ, ghế…. trong phòng rất cơ động và thuận tiện, không phải tránh các vị trí có dầm ngang ảnh hưởng đến phong thuỷ như sàn dầm truyền thống trước đây.

Khả năng vượt nhịp lớn

Hệ thống sàn Ubot được cấu tạo bởi hệ thống dầm chìm 2 phương ẩn trong sàn, nên vượt được các nhịp lớn các hệ thống sàn dầm truyền thống trước đây, tạo ra khoảng không gian thoáng đãng trong công trình của bạn. Với ưu điểm linh hoạt trong việc bố trí kiến trúc, kiến trúc sư dễ dàng thay đổi công năng theo ý muốn. Đặc biệt đồi với các chủ đầu tư cần mặt bằng rộng rãi, thông thoáng cho mục đích kinh doanh của mình thì giải pháp sàn Ubot là sự lựa chọn tối ưu nhất so với các giải pháp sàn tương tự. 

Linh hoạt công năng

Do khả năng vượt nhịp lớn nên bạn dễ sắp đặt công năng. Điều đặc biệt do sàn có độ cứng và dày nên có thể xây tường ở bất kì vị trí nào trên sàn. Với tính năng này, sử dụng giải pháp sàn Ubot không những giúp bạn trong thiết kết kiến trúc mà còn về bố trí công năng, diện tích sử dụng các phòng theo nhu cầu mà không phải phụ thuộc vào hệ thống dầm như sàn truyền thống. Mặt khác, sự cải tạo sau này của bạn sẽ thuận tiện hơn khi bạn có nhu cầu thay đổi mục đích sử dụng công trình hay bất cứ phòng nào trong công trình của bạn.

Hiệu quả trong công tác hoàn thiện

Sàn phẳng Ubot tạo nên một hệ sàn không dầm nên việc bả, trát, sơn sẽ thuận lợi hơn, ít chi phí hơn, việc trang trí nội thất trong phòng linh hoạt hơn. Đặc biệt một số công trình, các chủ đầu tư đã để nguyên trạng sàn phẳng này mà không hoàn thiện tạo nên những điểm nhấn kiến trúc độc đáo cho công trình của mình.

Mặt khác, khi bạn sử dụng giải pháp sàn phẳng Ubot thì chiều cao thông thuỷ của công trình được rút gọn nên giảm được chi phí hoàn thiện mặt ngoài của công trình.

Thông tin chi tiết về giải pháp sàn phẳng Ubot của LPC:
https://lpc.vn/giai-phap-cong-nghe/san-phang-ubot/  

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

VẬT LIỆU THÉP VÀ TỐI ƯU HÀM LƯỢNG THÉP TRONG XÂY DỰNG

Tối ưu hàm lượng thép trong xây dựng

Vật liệu thép nói riêng và thị trường vật liệu nói chung đang khiến các nhà thầu khó khăn vô cùng. Trong 2 năm vừa qua, Việt Nam và Thế giới đã phải đương đầu với đại dịch toàn cầu Covid-19 vốn là đại dịch diễn biến rất phức tạp ảnh hưởng sâu, rộng tới tình hình Kinh tế, Chính trị, Văn hóa, Xã hội của Việt Nam và Thế giới. Nền kinh tế nói chung cũng như thị trường xây dựng nói riêng đang phải đương đầu với những thử thách rất lớn, mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh bị ngừng trệ.

Cuối năm 2020 và đầu 2021, khi tình hình dịch trong nước rơi vào giai đoạn “nghỉ ngơi” thì thị trường Xây dựng lại đương đầu với khó khăn mới: Vật liệu thép – Giá thép tăng đột biến kéo theo thị trường vật liệu nhảy vọt. Giá thép tăng kéo theo tất cả nguyên vật liệu và nhân công đều tăng theo. Một câu hỏi được đặt ra cũng là trăn trở của các chuyên gia trong ngành: Giải pháp nào cho cho xây dựng nước nhà trước tình trạng vật liệu thép chưa hề có dấu hiệu giảm?

CHÂU ÂU – CÁI NÔI CỦA CÔNG NGHỆ VÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG

Châu Âu được coi là thị trường công nghệ nhất – nhì Thế giới với rất nhiều những thành tựu đạt được từ xưa đến nay. Không thể phủ nhận những đóng góp của thị trường công nghệ Châu Âu trong việc phát triển công nghệ 4.0 trên toàn thế giới. Công nghệ về các giải pháp và vật liệu xây dựng tại Châu Âu cũng không ngoại lệ. Dường như họ đã nhìn nhận được tính cấp thiết trong việc nghiên cứu và phát triển các giải pháp vật liệu thép – vật liệu xây dựng bền vững cho tương lai từ rất lâu, nhiều giải pháp vật liệu mới được ra đời từ cái nôi này.

Vật liệu là đòn bẩy mạnh mẽ cho sự đổi mới. Ủy ban Châu Âu ước tính rằng 70% đổi mới sản phẩm của toàn ngành Xây dựng thuộc về vật liệu mới hoặc vật liệu cải tiến. Vật liệu chiếm khoảng 1/3 giá trị xây dựng, do đó, phạm vi áp dụng vật liệu xây dựng tiên tiến là rất đáng kể.

Trải qua hơn 13 năm hình thành và phát triển, LPC luôn là đơn vị tiên phong thay đổi, ứng dụng những công nghệ mới của thế giới vào phát triển nền xây dựng nước nhà. LPC xuất thân từ đơn vị thiết kế các dự án ở Châu Âu, thực hiện các dự án cùng với Bouygues, Vinci, Technip,…  do đó tiêu chí an toàn, tiết kiệm và thân thiện với môi trường luôn được đưa lên hàng đầu. Có thể kể đến các giải pháp như: Giải pháp sàn phẳng Ubot (Chuyển giao năm 2012 từ Daliform Group – Italia); Bê tông sợi/ Bê tông cường độ siêu sao (GRC/UHPC) (Phối hợp triển khai cùng Amocer Group – Pháp)….

Sàn phẳng Ubot là giải pháp công nghệ được LPC ứng dụng và phát triển tại thị trường Việt Nam từ năm 2012 với những đóng góp không nhỏ trong việc phát triển công trình xanh. Sàn phẳng Ubot tự hào là một trong những yếu tố quan trọng góp phần để Dự án Ecohome Phúc lợi đạt giải thưởng “Transformational Business Awards 2018”. ở hạng mục: Công trình xanh vì những đóng góp quan trọng vào sự thay đổi tích cực và phát triển bền vững cho môi trường, đồng thời kiến tạo cuộc sống xanh cho cộng đồng.

Ecohome Phúc Lợi – Công trình xanh sử dụng giải pháp sàn phẳng Ubot

Đây cũng giải pháp có nhiều ưu điểm nổi bật và tính phù hợp cao để ứng dụng cho nhiều loại công trình tại Việt Nam, là một trong các giải pháp giúp giảm bớt lượng thép sử dụng trong cấu kiện sàn – cấu kiện chiếm tỉ trọng lớn nhất trong công trình xây dựng. Giải pháp liên quan đến vật liệu thép mà chắc chắn rằng nhiều Chủ Đầu tư và Khách hàng sẽ quan tâm.

SÀN PHẲNG UBOT – GIẢI PHÁP TỐI ƯU HÀM LƯỢNG THÉP

Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot sử dụng các hộp nhựa tạo rỗng tái chế bằng nhựa Polypropylène giúp tận dụng nhựa tái chế, đảm bảo tính “xanh”cho công trình và giảm thiểu hàm lượng thép.

Sàn phẳng Ubot – Giải pháp cho công trình “xanh”

Thông tin chi tiết về giải pháp Sàn phẳng Ubot:

https://lpc.vn/giai-phap-cong-nghe/san-phang-ubot/

Cùng một nhịp cột (từ 7m-20m), giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot giúp tiết kiệm 20-30% hàm lượng thép sàn – góp phần giảm đáng kể chi phí thép cho công trình.

Giải pháp này được tính toán theo Tiêu chuẩn Châu Âu (Eurocode) –  đảm bảo tính an toàn, bền vững cho công trình, thép được tối ưu ở cách tính toán, được sử dụng hợp lý và hiệu quả ở những khu vực xung yếu – do đó giúp tối ưu hóa thép sử dụng cho công trình.

Điển hình trong việc áp dụng tính toán Eurocode thì công trình chung cư 300m2, khoảng cách cột 9m, với phương án xây dựng truyền thống, lượng thép sàn khoảng 32-34kg/m2. Nhưng với giải pháp sàn phẳng Ubot, hàm lượng thép chỉ tầm 23-24kg/m2 – giảm 30% – tiết kiệm 3 tấn/10.2 tấn thép cho 01 sàn.

Còn với công trình Nhà hàng nhịp cột 11m – diện tích 500m2, hàm lượng thép sàn cho phương án truyền thống là 41kg/m2 trong khi đó, hàm lượng thép cho phương án sàn phẳng không dầm là 30kg/m2 – tiết kiệm được 25% thép – tương đương 5 tấn thép /sàn.

TỐI ƯU HÀM LƯỢNG THÉP ĐẾN TỐI ƯU CHI PHÍ NHÂN CÔNG

Giải pháp sàn phẳng Ubot còn tiết kiệm được không gian thông thủy cho công trình. Sàn Ubot giúp giảm hệ thống dầm cột, giảm chiều dày sàn và có khả năng vượt nhịp tới 20m, giảm chiều cao 1 tầng, tạo không gian thoáng rộng và có thể tăng số tầng cho công trình. Thêm vào đó, trong quá trình thi công, do tối ưu về kiểu dáng nên Ubot có thể được xếp chồng lên nhau giúp tiết kiệm được diện tích kho bãi, dễ dàng vận chuyển và tiết kiệm nhân công dọn dẹp.

Chính vì vậy, khi sử dụng sàn Ubot sẽ tiết kiệm được thời gian thi công đẩy nhanh tiến độ đưa công trình vào sử dụng, mỗi sàn sẽ tiết kiệm được 4-5 ngày vậy 4 sàn sẽ tiết kiệm được ít nhất là 16 – 20 ngày. Một lí do giúp giảm thời gian thi công của giải pháp Ubot là hộp có hình dáng nhỏ gọn, dễ thi công, di chuyển, có thể xếp chồng lên nhau mà không sợ nứt, vỡ khiến cho công trường luôn sạch sẽ, tiết kiệm thời gian dọn dẹp. Vì thế không chỉ giảm thời gian thi công nên chi phí nhân công cũng được tiết kiệm đáng kể.

Như vậy, trong tình hình giá cả vật liệu xây dựng đang tăng nhanh như hiện nay, nhu cầu áp dụng các giải pháp mới trong xây dựng vừa đáp ứng được tiến độ, công năng thẩm mỹ, vừa đảm bảo yếu tố an toàn, hiệu quả và tiết kiệm chi phí đang rất cấp thiết. Giải pháp Ubot gần như giải quyết các nhu cầu tối ưu toàn diện mà các Chủ đầu tư và khách hàng tìm kiếm.

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Công trình nhà ở xã hội – Giải pháp tối ưu chi phí

Giải pháp tổng thể tối ưu chi phí cho NOXH

Những năm qua, với thế mạnh tập trung vào các khu công nghiệp (KCN), Bắc Ninh đã thu hút hàng trăm nghìn lao động từ các tỉnh đến sinh sống và làm việc. Để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho người thu nhập thấp, công nhân các KCN, thời gian qua tỉnh đã chú trọng xây dựng nhà ở xã hội; qua đó góp phần ổn định đời sống người lao động và bảo đảm an ninh xã hội, phát triển kinh tế – xã hội địa phương theo hướng bền vững.

Cũng trong thời gian vừa qua, tỉnh Bắc Ninh nói riêng cũng như Nhà nước đã triển khai rất nhiều cơ chế chính sách để hỗ trợ các dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội; thu hút rất nhiều nhà đầu tư tham gia xây dựng.

Đặc biệt, Nhà nước luôn khuyến khích các tổ chức, cá nhân ứng dụng, thiết kế, thi công, sản xuất, cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng đổi mới công nghệ trong lĩnh việc phát triển nhà ở nhằm nâng cao chất lượng thẩm mỹ, chất lượng sử dụng; có các giải pháp cụ thể để phát triển mô hình đô thị xanh, công trình xanh, tiết kiệm năng lượng và thông minh,…

Vậy giải pháp nào cho các Chủ đầu tư để tạo nên một công trình nhà ở xã hội với các giải pháp tối ưu chi phí?

Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC là đơn vị có nhiều kinh nghiệm trong việc Giám sát – Tư vấn Thiết kế và đưa ra các giải pháp cho các Chủ Đầu tư.

Với bài viết này, LPC mong muốn chia sẻ với Chủ đầu tư các Giải pháp để tối ưu chi phí với các công trình nhà ở xã hội đang được LPC áp dụng và triển khai tại 2 công trình Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City (Tỉnh Bắc Ninh)

Giải pháp thiết kế tối ưu chi phí được triển khai từ giai đoạn quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc

Giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng

Quy hoạch xây dựng là việc tổ chức hoặc định hướng tổ chức không gian vùng, không gian đô thị và điểm dân cư nông thôn, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân tại các vùng lãnh thổ, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích quốc gia với lợi ích cộng đồng, đáp ứng các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường.

Để đưa ra giải pháp quy hoạch tổng mặt bằng phù hợp, tối ưu và đạt hiệu quả cao, phải căn cứ vào các yếu tố bao gồm: Vị trí; Ranh giới; Địa hình; Điều kiện khí hậu và hiện trạng dân cư.

Dự án Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City và Khu nhà ở xã hội Thống Nhất Smart City đã được lập quy hoạch với các nguyên tắc bố trí về giao thông, cảnh quan cây xanh, chiều cao công trình được phê duyệt theo quy hoạch chung của tỉnh.

Giải pháp quy hoạch tổng thể căn cứ vào công năng sử dụng, dây truyền sử dụng của từng công trình phù hợp với quy hoạch chung. Tạo nên một tổng thể hài hòa cân đối cho khu đất quy hoạch và ăn nhập với tổng thể xung quanh.

Đảm bảo tính tiếp cận tốt, không gian cây xanh, đường dạo, sân vườn, tiểu cảnh được tổ chức rõ ràng, mạch lạc tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người sử dụng. Các khối công trình được thiết kế hình khối hiện đại và bao gồm những tiện ích rất thiết thực với nhu cầu sử dụng của cư dân sau này.

Giải pháp về thiết kế Kiến trúc

Đối tượng được hướng đến của dự án nhà ở xã hội chính là các cán bộ, người lao động có thu nhập thấp trên địa bàn. Vì thế, khu chung cư phải là nơi tạo nên một công đồng cư dân văn minh và văn hó, đảm bảo chất lượng cuộc sống với các dịch vụ tốt, thuận lợi trong quá trình di chuyển để đi làm và tham gia tiện ích.

Nhờ có quy hoạch tổng thể mặt bằng một cách đầy đủ và tối ưu diện tích, nhắm được nhu cầu đó của Chủ đầu tư và đại bộ phận công nhân, Khu nhà ở xã hội Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City được Thiết kế Kiến trúc với đầy đủ các tiện ích:

  • Khu nhà ở công nhân:
  • Khu nhà ở liền kề
  • Nhà văn hóa
  • Trạm y tế
  • Trường học liên cấp

Thông tin chi tiết Dự án Khu nhà ở Thống Nhất Smart City: https://lpc.vn/khu-nha-o-xa-hoi-thong-nhat-smart-city/

Bên cạnh đó, Giải pháp thiết kế căn hộ điển hình có diện tích từ 45 – 70 m2 vẫn được bố trí đầy đủ công năng sử dụng: Diện tích 45 m2 với 2PN và diện tích 70 m2 với 3PN được trang trí và bố trí nội thất đảm bảo không gian sinh hoạt đầy đủ tiện nghi, thỏa mãn trạng thái hoạt động (ngủ, làm việc, nấu ăn, lấy đồ,..) đồng thời đáp ứng yếu tố vật lý, tâm lý (tầm nhìn, ánh sáng, thông thoáng)…

Căn hộ 45m2 với 2PN
Căn hộ 70 m2 với 3PN đầy đủ công năng

Giải pháp về Thiết kế Kết Cấu

Tùy theo tình trạng nền đất nơi xây dựng có thể áp dụng các giải pháp kết cấu công trình khác nhau. Nhằm giảm giá thành ngay từ các cấu kiện, giảm thời gian thi công xây dựng, 2 công trình trên mạnh dạn áp dụng các phương án kết cấu mới và nền tảng vật liệu cấu kiện thân thiện vơi môi trường: Sàn phẳng Ubot,..

Là đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong việc ứng dụng giải pháp sàn phẳng Ubot tại các công trình tại Việt Nam và Châu Âu. Cùng với đó là việc cải tiến và hoàn thiện giải pháp để phù hợp nhất với các công trình xây dựng tại Việt Nam, LPC đã áp dụng giải pháp Sàn phẳng Ubot cho toàn bộ kết cấu Khu nhà ở công nhân và nhà liền kề của 2 dự án trên.

Chi tiết về ứng dụng giải pháp Ubot trong 2 dự án: https://lpc.vn/nha-o-xa-hoi-va-giai-phap-san-phang-ubot-ung-dung-cong-trinh/

Tiêu chí hướng tới là áp dụng tối đa điển hình hóa các cấu kiện, tăng cường sản xuất tại nhà máy và giảm nhân công thi công tại công trường, giảm tiến độ và dễ dàng quản lý chất lượng công trình.

Giải pháp Điện nước, PCCC, Thông gió,…

Các hệ thống chung cho tòa nhà luôn đảm bảo phù hợp với các tiêu chuẩn hiện hành, nhằm duy trì ổn định theo tuổi thọ trong quá trình sử dụng của cấp công trình. Để tối ưu chi phí, việc giảm tối đa các vị trí ổ cắm hay công tác điện sẽ giảm giá thành căn hộ, còn giúp người dân thực hiện chính sách tiết kiệm điện hiệu quả.

Bên cạnh đó LPC cũng đưa ra một số đề xuất để phát triển hệ trục điện  cho tòa chung cư đảm bảo hoạt động an toàn và sinh hoạt cho cư dân căn hộ.

Giải pháp tối ưu chi phí

Đưa ra được một giải pháp tối ưu về quy hoạch mặt bằng đối với các dự án nhà ở xã hội được coi là một bài toán khó với các chủ đầu tư. Bên cạnh đó, để tối ưu chi phái một cách toàn diện hơn. Chủ đầu tư và các dự án cũng cần tập trung vào các gói giải pháp chi phí. Việc chia gói thầu thành nhiều giai đoạn ngay từ lập dự toán đến chi tiết xây dựng  sẽ giúp Chủ đầu tư quản lý và đảm bảo chi phí ngay từ đầu vào.

———Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.117.373 – 0911.299.696

Website: https://lpc.vn/

Facebook: Lam Pham Construction

Giải pháp sàn hộp UBOT với công trình Nhà ở Xã hội, Nhà Liền kề Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City (Bắc Ninh)

Khu phố được xây bằng Ubot

Sàn hộp UBOT được biết đến là giải pháp kết cấu tiên tiến được áp dụng rộng rãi cho các công trình cao tầng, thương mại giá trị cao.

Nhưng trên thực tế, UBOT còn được áp dụng để giảm chi phí đầu tư cho các công trình nhà ở xã hội và nhà phố, nhà liền kề quy mô nhỏ hơn. Giải pháp vẫn rất hiệu quả về mặt chi phí xây dựng lẫn hiệu suất quản lý dự án cho các công trình tưởng như rất khó cắt giảm thêm chi phí này.

Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City: BĐS Khu Công nghiệp Thế hệ mới

Khi Bắc Ninh, khu vực cửa ngõ miền Bắc thu hút mạnh vốn đầu tư FDI vào các khu công nghiệp, tổ hợp dự án Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City trở thành điểm sáng Bất động sản của khu vực đang phát triển mạnh mẽ này. Thủ phủ Khu công nghiệp Yên Phong, Bắc Ninh nhanh chóng thu hút lực lượng lao động hàng triệu người đến từ trong và ngoài nước, từ chuyên gia đến công nhân, khiến phát triển nguồn cung nhà ở và dịch vụ cho khu vực trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.

Tầm nhìn của lãnh đạo địa phương và các nhà đầu tư đã giúp Yên Phong có được cùng lúc nhiều dự án Bất động sản giá trị. Nổi bật có tổ hợp dự án Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City đáp ứng hợp lý các nhu cầu an cư lạc nghiệp của đội ngũ lao động mới xuất hiện này:

  • Căn hộ nhà ở xã hội giá rẻ, chất lượng cho nhóm dân cư là công nhân
  • Nhà  liền kề – shophouse dịch vụ cao cấp hơn cho đội ngũ cán bộ quản lý, chuyên gia dự án và toàn bộ cụm dân cư Khu công nghiệp

Sàn hộp UBOT: Giải pháp toàn diện cho công trình nhà ở xã hội, nhà phố – nhà liền kề

Với quy mô lớn như vậy, yêu cầu bức thiết đặt ra cho đội ngũ phát triển dự án BĐS tại Cát Tường Smart City và Thống Nhất Smart City chính là tìm ra giải pháp giúp giảm giá thành xây dựng mà vẫn đảm bảo chất lượng và tiến độ xây dựng chung của dự án. Đặc biệt là với các công trình nhà ở xã hội, thì vấn đề giá thành gần như là ưu tiên hàng đầu.

Giải pháp sàn hộp UBOT cùng lúc đáp ứng nhiều kỳ vọng của chủ đầu tư:

  • Giảm đến 20% tổng chi phí công trình do giảm chi phí thi công – chủ yếu ở lượng bê tông dầm cột tiết kiệm được, chi phí cơ điện, chi phí quản lý dự án.
  • Thẩm mỹ và Chất lượng vượt trội: Không dầm, ít cột, chịu tải vượt trội – Cách âm, cách nhiệt tốt – Chống cháy – Tiết kiệm năng lượng. Điều này hiếm khi được đáp ứng ở các công trình nhà ở xã hội giá rẻ, do đòi hỏi chi phí xây dựng tiết kiệm tới mức tối đa.
  • Công tác thi công cực nhanh, tiết kiệm chi phí kho bãi, nhân công, giải phóng mặt bằng trước và sau thi công. Điều này cũng góp phần giảm đáng kể tổng chi phí.
  • Góp phần vào Chứng chỉ xanh cho công trình.
Khu nhà liền kề sau khi đổ bê tông sử dụng giải pháp sàn phẳng Ubot

Sàn hộp UBOT Cải tiến

Đặc biệt với các cải tiến năm 2020, giải pháp sàn hộp UBOT đã thêm phần vượt trội về hiệu quả.

Về kết cấu hộp UBOT, công ty LPC đã có các cải tiến giúp ổn định cấu trúc bê tông, linh hoạt chiều dày bê tông theo nhu cầu :

  • Thay đổi vị trí con kê so le nhau để thép luôn nằm trên con kê;
  • Cải tiến thành hộp Ubot 5 chân để tăng cứng và chống đẩy nổi;
  • Con kê insert tại 4 góc cho những trường hợp bê tông lớp trên cần chiều dày;
  • Tăng con kê từ 8mm lên thành 12mm để tăng chiều dày bê tông giữa thép và phần thân hộp;

Các cải tiến này đã giúp tiết kiệm và kiểm soát tốt hơn chất lượng bê tông, giảm nứt, đồng thời, giảm thiểu thời gian đổ bê tông – đẩy nhanh tiến độ công trình so với phiên bản được chuyển giao từ Daliform (Italia) trước đó:

  • Khắc phục được tình trạng hao hụt bê tông;
  • Dễ dàng kiểm soát chất lượng đổ bê tông trong quá trình thi công nhờ cải tiến chân côn ở giữa sản phẩm;
  • Quá trình thi công diễn ra thuận lợi, tiến hành đổ bê tông liên tục. Không cần chờ đổ 2 lần như trước do hiện tượng đẩy nổi đã được khắc phục;
  • Tạo ra khoảng cách thép làm việc đúng như yêu cầu của tính toán. Các con kê so le nên kiểm soát đơn giản trong quá trình thi công;
  • Hàm lượng thép được phân bố đều trên diện tích sàn, không tập trung vào các ke như trước;
  • Giải quyết được vấn đề nứt.

Chuỗi công trình nhà ở xã hội, nhà liền kề do LPC lên phương án quy hoạch tổng thể, thiết kế và cung cấp giải pháp sàn hộp UBOT là minh chứng cho việc áp dụng giải pháp công nghệ mới trong xây dựng mang lại hiệu quả to lớn về kinh tế, thẩm mỹ lẫn chất lượng cho công trình.

  Sàn hộp UBOT – Hộp định hình tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene để tạo nên sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn – là giải pháp công nghệ do LPC độc quyền tại Việt Nam.

Chi tiết giải pháp:  https://lpc.vn/giai-phap-cong-nghe/san-phang-ubot/
Liên hệ Hotline LPC để được tư vấn: 0888.11.7373- 0911.29.9696
https://lpc.vn/  
Facebook: Lam Pham Construction

Vật liệu xây dựng nhẹ – giải pháp tối ưu cho ngành xây dựng nước nhà

Sử dụng vật liệu xây dựng nhẹ, thân thiện với môi trường đang là định hướng chiến lược cho toàn ngành xây dựng tại Việt Nam. Sàn phẳng không dầm Ubot là một trong số những vật liệu thi công hiện đại hứa hẹn sẽ thay thế hoàn toàn bê tông cốt thép truyền thống và mở ra cánh cửa mới cho các công trình xanh trong tương lai. 

Vấn đề môi trường và sự ra đời của các loại vật liệu xây dựng nhẹ

Các tác động xấu đến môi trường từ rác thải xây dựng vẫn luôn là bài toán nan giải của toàn ngành, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất nguyên vật liệu. Chỉ riêng trên thành phố Hà Nội, hiện nay có đến hàng nghìn công trình đang được thi công. Cùng với đó, lượng rác thải hàng ngày từ vôi vữa, bê tông, bao bì cùng nhiều vật liệu xây dựng khác không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe con người mà còn làm mất cảnh quan đô thị. Không chỉ vậy, vấn đề ô nhiễm tiếng ồn cùng lượng khói bụi dày đặc cũng khiến người dân phải chịu các tác động xấu đến sức khỏe. Vấn đề đặt ra hiện nay chính là đưa ra các giải pháp xây dựng mới nhằm giải quyết các hạn chế vẫn còn tồn đọng khi thi công.

Việc đưa vào sử dụng các loại vật liệu xây dựng nhẹ giúp tiết kiệm chi phí và thân thiện với môi trường là giải pháp mang tính chiến lược của toàn ngành xây dựng Việt Nam. Các loại vật liệu xây dựng nhẹ thường được làm bằng các nguyên liệu tái chế, sử dụng ít năng lượng trong vòng đời của mình. Một số vật liệu xây dựng nhẹ đang được sử dụng hiện nay có thể kể đến như Ubot, gạch đá bê tông xốp, gạch nhựa vinyl,….So với vật liệu xây dựng truyền thống, loại vật liệu hiện đại này có nhiều tính năng ưu việt hơn. Để hiểu rõ hơn lợi ích của việc sử dụng vật liệu nhẹ, mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết. 

So sánh vật liệu xây dựng truyền thống và vật liệu xây dựng nhẹ:

Xét tính kinh tế, các loại vật liệu xây dựng nhẹ có thể giúp chủ thầu tiết kiệm đến 20% tổng chi phí xây dựng so với các nguyên vật liệu truyền thống. Ngoài ra, việc này còn hỗ trợ cắt giảm thời gian thi công cùng số lượng nhân công. Các loại vật liệu truyền thống thường tiêu tốn khá nhiều thời gian trong việc vận chuyển và đòi hỏi cần có số lượng lớn nhân công để tiến hành xây dựng thủ công. Trong khi đó, các loại vật liệu xây dựng nhẹ lại tối ưu, linh hoạt hơn rất nhiều. 

Bên cạnh đó, sử dụng vật liệu nhẹ cũng giúp bảo vệ môi trường tốt hơn. Vật liệu nhẹ thường là vật liệu xanh thân thiện với môi trường, không gây hại đến sức khỏe con người. Các vật liệu truyền thống lại khai thác từ thiên nhiên, về lâu dài sẽ dần phá hoại hệ sinh thái. Có thể nói, việc đưa vật liệu nhẹ vào các công trình tại Việt Nam là bước đi đúng đắn, khoa học sẽ giúp ngành xây dựng ngày một phát triển hơn. Sàn phẳng không dầm Ubot là một trong những loại vật liệu không nhẹ đang được giới kỹ sư đánh giá cao và tin tưởng sử dụng. 

Sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot trong các công trình tại Việt Nam

  • Sàn phẳng không dầm Ubot là gì ?

Ubot là một loại vật liệu xây dựng nhẹ được làm bằng nhựa tái chế Polypropylene, sử dụng để thiết kế sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn. Hộp định hình rỗng Ubot  được sáng chế bởi tập đoàn nổi tiếng thế giới Daliform – Italia, hiện đang được ứng dụng rộng rãi và phổ biến trên khắp thế giới. Sản phẩm đã được chuyển giao công nghệ và phát triển giải pháp bởi Lam Pham Construction (LPC) và chính thức có mặt tại Việt Nam từ năm 2012. 

Sàn phẳng không dầm Ubot được được tạo thành từ các hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, liên kết với nhau bởi thanh nối và nằm chìm trong sàn bê tông tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau. Sàn phẳng không dầm Ubot có tính tối ưu vượt trội, được giới kỹ sư trong ngành đánh giá cao và tin tưởng sử dụng. 

Sàn phẳng không dầm Ubot giúp tối ưu chi phí và thân thiện với môi trường

  • Ưu điểm của sàn phẳng không dầm Ubot với bê tông cốt thép truyền thống:

Sản phẩm giúp người thi công tối ưu kết cấu sàn phẳng một cách hiệu quả. Sàn nhẹ Ubot có nhịp lớn và kiến trúc thông thoáng với khả năng vượt nhịp tới 20m, thiết kế không dầm giúp làm tăng tính thẩm mỹ của công trình và tạo điều kiện thuận lợi cho thi công đường ống kỹ thuật. Ngoài ra, giải pháp này cho phép giảm độ dày của hệ dầm sàn, tăng số lượng tầng so với sàn bê tông truyền thống. Trọng lượng sàn giảm từ 10% – 30%, đồng thời tăng khả năng cách âm, cách nhiệt tốt. Sàn nhẹ Ubot cũng giúp giảm số lượng và tối ưu hóa tiết diện cột nhờ việc loại bỏ hệ dầm nối giữa các cột.

Về tính kinh tế, việc sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot sẽ giúp chủ thầu tiết kiệm 10% – 15% tổng chi phí nhờ tối ưu lượng bê tông cốt thép, cốp pha, chi phí nhân công, thời gian xây dựng một cách hiệu quả. Việc tăng chiều cao thông thủy, giảm chiều cao một tầng và tăng số lượng tầng cũng giúp nhà thầu gia tăng hiệu quả kinh tế tốt hơn. Ngoài ra, Ubot cũng góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu rác thải xây dựng và không gây hại đến cơ thể con người. Sản phẩm đã đạt chứng nhận CCA từ Đại học Milano chứng nhận thành phần nhựa an toàn với sức khỏe người dùng.

  • Một số công trình tiêu biểu

Hiện nay, chỉ tính các dự án LPC thực hiện, sàn phẳng không dầm Ubot đã được ứng dụng đến hơn 500 công trình trên cả nước. Một số công trình tiêu biểu phải kể đến như Chung cư Vincostone Thạch Thất, Happy Smile School, Impera Sky Garden, Nhà ở xã hội Cát Tường Eco, TTTM Quận 6, Nhà ở Eco Home Phúc Lợi, Nhà ở xã hội Thống Nhất, Nhà hàng Trung Hoa – Hương Cảng, Khách sạn Hương Sen….

Công trình Imperia Sky Garden

Khách sạn Hương Sen

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, vật liệu xây dựng nhẹ cùng các giải pháp xây dựng xanh hứa hẹn sẽ trở thành hướng đi chiến lược mang lại giá trị bền vững cho ngành xây dựng trong tương lai. 

Sàn phẳng không dầm UBOT – giải pháp xây dựng thế hệ mới có thực sự tiết kiệm chi phí như lời đồn ?

Ra đời với tư cách giải pháp xây dựng thế hệ mới, sàn phẳng không dầm UBOT đang dần “soán ngôi” của các loại sàn bê tông cốt thép truyền thống. Đã có không ít thông tin nhắc đến giải pháp sàn phẳng UBOT như một giải pháp xây dựng xanh có đóng góp không nhỏ cho cộng đồng về khả năng tối ưu chi phí và giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường. Nhưng liệu giải pháp này có thực sự tiết kiệm chi phí như lời đồn?

Sàn phẳng không dầm UBOT là gì?

Sàn phẳng không dầm Ubot là một loại sàn cốt pha kiểu mới sử dụng hộp rỗng Ubot làm từ nhựa Polypropylene tái chế thân thiện với môi trường. Các hộp này có cấu tạo gồm 5 chân hình côn liên kết với nhau qua thanh nối tạo nên một hệ thống dầm sàn đan xen vuông góc với nhau. Khi thi công, sàn nhẹ Ubot được đặt ở giữa 2 lớp sàn trên và sàn dưới, từ đó loại bỏ đi phần bê tông không làm việc, giúp tiết kiệm 10 -15% chi phí cho nguyên vật liệu.

Giải pháp xây dựng này được sáng chế bởi Tập đoàn nổi tiếng thế giới Daliform – Italia, chính thức chuyển giao công nghệ tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm vào năm 2012. Tính đến nay, sàn phẳng không dầm Ubot đã có mặt tại hơn 500 công trình lớn nhỏ trên cả nước, từ nhà dân, trường học tới Khách sạn, TTTM… Giới kỹ sư trong ngành đánh giá đây là giải pháp xây dựng thế hệ mới có tiềm năng thay thế hoàn toàn phương án thiết kế truyền thống và tối đa hóa hiệu quả kinh tế của từng công trình.

Thực tế thì sàn phẳng không dầm Ubot tối ưu hiệu quả ra sao? Hãy cùng LPC phân tích rõ hơn tính tối ưu của giải pháp này và so sánh với phương án truyền thống trong một công trình cụ thể nhé!

Sàn phẳng được ứng dụng nhiều trong các công trình kiến trúc hiện nay
Giải pháp sàn phẳng không dầm UBOT

Giải pháp xây dựng này có thực sự tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí như lời đồn?

So với các giải pháp xây dựng truyền thống vốn tiêu tốn rất nhiều chi phí, nhân lực, sàn phẳng không dầm Ubot được đánh giá cao với nhiều tính năng ưu việt vượt trội. 

  • Tối ưu trong kỹ thuật xây dựng

Sàn bê tông cốt thép truyền thống có độ chắc chắn, an toàn cao nhưng hệ thống dầm sàn lại khá cồng kềnh, tải trọng lớn. Sàn không phẳng nên thiếu tính thẩm mỹ cao, hạn chế khả năng mở rộng không gian và thi công. Sàn nhựa Ubot ra đời đã loại bỏ được các trở ngại khi sử dụng kỹ thuật xây dựng truyền thống. Bằng cách dùng các hộp rỗng Ubot thay thế ở các vùng bê tông không làm việc, giải pháp này giúp giảm trọng lượng sàn từ 10 – 30% so với sàn bê tông mà vẫn đảm bảo khả năng chịu tải trọng của toàn bộ công trình. 

Sàn phẳng không dầm Ubot còn có khả năng vượt nhịp lớn giúp giảm thiểu tối đa số lượng và tiết diện cột cần thiết, hỗ trợ tối ưu kích cỡ phần móng. Cùng một độ cao như nhau nhưng nếu sử dụng sàn Ubot, bạn có thể tăng số lượng tầng, mở rộng không gian tốt hơn. Loại sàn này còn có khả năng chịu nhiệt, cách âm tốt, chống cháy hiệu quả đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho công trình. 

  • Thi công xây dựng dễ dàng, tối ưu năng suất

Tiến độ thi công kéo dài, triển khai kỹ thuật khó khăn là những vấn đề còn tồn đọng từ rất lâu khi thực hiện với sàn bê tông cốt thép truyền thống. Việc áp dụng sàn phẳng không dầm Ubot có thể giảm thời gian thi công xuống còn 7 ngày/ sàn, tối ưu được chi phí lắp đặt và vận chuyển. 

  • Tiết kiệm 10 – 15% chi phí cho nguyên vật liệu và nhân công

Khi sử dụng sàn nhẹ Ubot, bạn có thể hoàn toàn loại bỏ những phần bê tông ít được sử dụng, từ đó giúp tiết kiệm nguyên vật liệu hiệu quả. Sản phẩm được làm từ nhựa tái chế nên có giá thành tương đối rẻ, giúp thi công nhanh chóng mà không đòi hỏi số lượng nhân lực lớn. Chi phí bốc xếp, kho bãi cũng được tối ưu nhờ thiết kế có thể xếp chồng, dễ dàng vận chuyển. 

Nhờ vậy tổng chi phí xây dựng cho mỗi công trình có thể giảm 10 – 15% so với khi sử dụng sàn có dầm truyền thống.

  • Tạo nên từ nguyên liệu tái chế – bảo vệ môi trường hiệu quả

Rác thải từ việc xây dựng các công trình gây tác động xấu đến môi trường sống. Sàn nhựa Ubot được sản xuất từ vật liệu tái chế có thể giúp giảm thiểu ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Sàn phẳng không dầm Ubot hứa hẹn sẽ trở thành giải pháp xây dựng xanh hoàn hảo trong tương lai. 

Mời bạn tham khảo Bảng so sánh hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, thẩm mỹ giữa hai phương án sàn bê tông cốt thép truyền thống và sàn Ubot trong Công trình METROPLITAN-CT36 của Tổng công ty 36 – Bộ Quốc Phòng do Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm thực hiện!

Siêu thị Hương Giang sử dụng giải pháp sàn nhẹ Ubot

Các chủ đầu tư nói gì về tiềm năng của UBOT ?

Hiện nay, giải pháp xây dựng thế hệ mới sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot đã được áp dụng trong nhiều công trình. Các dự án tiêu biểu có thể kể đến như Nhà ở xã hội Cát Tường Eco, Trung Tâm Thương Mại quận 6, Happy Smile School, chung cư Vicostone, nhà ở Eco Home phúc lợi…Chủ đầu tư các dự án đánh giá cao những lợi ích về kinh tế cũng như kỹ thuật Sàn phẳng không dầm Ubot đem lại.

Nhận xét về sàn phẳng không dầm Ubot, ông Lê Chân Tuyết – Giám đốc dự án công trình Trung Tâm Thương Mại Auchan quận 6 TP HCM nói: “Về thẩm mỹ, sàn phẳng Ubot là sàn phẳng không dầm nên sẽ tốt hơn sàn truyền thống, bên cạnh đó quá trình đi hệ thống không có nhiều khúc ống, khúc uốn, đi thẳng nên tiết kiệm về chi phí hơn sàn cổ điển.”

 Nhận định của CĐT về Giải pháp sàn phẳng UBOT

Có thể nói, không chỉ góp phần tối ưu chi phí về kinh tế, nhân lực, thời gian cho các chủ thầu, Sàn phẳng không dầm Ubot còn giúp giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Sàn Ubot đã loại bỏ các yếu điểm còn tồn đọng khi sử dụng sàn bê tông cốt thép truyền thống, đồng thời giúp tối ưu hiệu quả từ kinh tế tới kỹ thuật cho công trình sử dụng. Giải pháp xây dựng này có khả năng sẽ thế chỗ hoàn toàn phương án thiết kế sàn truyền thống trên thị trường xây dựng trong thời gian sắp tới. 

Sử dụng công nghệ xây dựng mới – bước tiến vượt trội tối ưu ngân sách xây dựng

Các loại vật liệu như bê tông, xi măng, gạch đá… vốn đã không còn xa lạ khi nhắc đến vấn đề xây dựng, thi công. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại vật liệu truyền thống này đến nay đã lộ rõ những hạn chế của mình, từ chi phí xây dựng đến các vấn đề cộng đồng. Công nghệ xây dựng mới ra đời là bước tiến vượt trội của ngành xây dựng nhằm giải quyết các bất cập đang còn tồn đọng từ lâu.

Công nghệ xây dựng mới thay thế các vật liệu truyền thống

Xây dựng truyền thống và những vấn đề bất cập còn tồn tại hàng thế kỷ

Các vật liệu xây dựng truyền thống chủ yếu được lấy từ tự nhiên và thông qua chế tác của con người. Việc liên tục khai thác tài nguyên thiên nhiên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của trái đất. Việc xây dựng, thi công vẫn liên tục phát triển như vũ bão cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế. Nếu tiếp tục áp dụng các phương thức xây dựng truyền thống, không chỉ tiêu tốn rất nhiều chi phí về tiền bạc, nhân công và thời gian mà còn làm tổn hại đến môi trường sống của chính chúng ta. 

Các vật liệu xây dựng truyền thống đã tồn tại hàng ngàn năm nay, sống mãi cùng với những công trình thế kỷ dường như đã bắt đầu lạc nhịp với các tiêu chuẩn xây dựng xanh hiện nay. Khoa học, kỹ thuật phát triển cùng với sự ra đời của các công nghệ xây dựng hiện đại sẽ giúp ngành xây dựng đạt được những thành công mới trong tương lai. 

Lợi ích của công nghệ xây dựng mới đối với quá trình thi công 

Các công nghệ xây dựng mới hiện nay thường gắn với việc sử dụng các vật liệu xanh, thân thiện với môi trường trong quá trình xây dựng. Việc này mang đến nhiều lợi ích vượt trội không chỉ cho chủ đầu tư mà còn tạo ra các giá trị tốt đẹp đối với cộng đồng.

  • Công nghệ xây dựng mới tiết kiệm chi phí 

Hầu hết các loại vật liệu xây dựng mới hiện nay đều được làm từ các loại rác tái chế an toàn với cơ thể người dùng và hạn chế các vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày một gia tăng. Việc sử dụng các sản phẩm này sẽ giúp các công trình giảm từ 10% – 20% tổng chi phí vật liệu. Bên cạnh đó, công nghệ xây dựng mới cũng giúp tối ưu hóa lượng nhân công cần sử dụng và tiết kiệm ngân sách cho chủ thầu.

  • Giảm thời gian thi công

Thời gian thi công vẫn luôn là vàng bạc đối với quá trình xây dựng. Áp dụng công nghệ mới có thể giảm được thời gian tiến hành xây dựng xuống mức thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo được chất lượng của công trình.

Sử dụng công nghệ xây dựng mới giúp tiết kiệm chi phí
  • Vật liệu xây dựng xanh an toàn, không độc hại 

Với các công trình vẫn đang áp dụng các phương án xây dựng truyền thống, vật liệu sử dụng có thể không được đảm bảo và gây tác động xấu đến sức khỏe người dùng cũng như môi trường xung quanh. Trong khi đó, các giải pháp công nghệ xây dựng mới vẫn luôn được đánh giá cao về độ an toàn, không độc hại với cơ thể con người.

  • Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường

Các vật liệu xây dựng truyền thống khai thác từ thiên nhiên sẽ ngày một cạn kiệt nếu chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng chúng. Điều này ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và đẩy nhanh khiến tài nguyên bị cạn kiệt nhanh chóng. Sử dụng công nghệ xây dựng mới cùng các vật liệu xây dựng xanh sẽ giúp hạn chế ô nhiễm, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

Công nghệ xây dựng mới giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường

Một số giải pháp công nghệ xây dựng mới giúp thay đổi tương lai

  • Mái lợp tổng hợp

Mái lợp tổng hợp được làm bằng nhựa tổng hợp tái chế thân thiện với môi trường. Loại vật liệu này có chi phí rất phải chăng, trọng lượng nhẹ và có khả năng cách nhiệt tốt, giảm lượng điện tiêu thụ cho công trình nên được nhiều kỹ sư trong ngành tin tưởng sử dụng. 

  • Kim loại tái chế

Việc khai thác các kim loại từ mỏ quặng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, tổn hại hệ sinh thái nghiêm trọng. Việc sử dụng các loại kim loại tái chế sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của ngành khai thác mỏ đến môi trường, giúp tiết kiệm tài nguyên tự nhiên. 

  • Sàn phẳng không dầm Ubot: 

Sàn phẳng không dầm Ubot là công nghệ xây dựng được ứng dụng tại hàng nghìn công trình trên toàn thế giới, trong đó riêng Việt Nam đã có hơn 500 công trình. Sàn nhẹ Ubot được hình thành từ các hộp định hình tạo rỗng Ubot xếp thẳng hàng nhau, liên kết với nhau bởi thanh nối và nằm chìm trong sàn bê tông tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau. Đây là giải pháp giúp loại bỏ những phần bê tông không làm việc, tối ưu hóa số lượng cột cũng như tiết diện cột trong thi công. 

Sàn phẳng không dầm Ubot được ứng dụng trong thi công tại Việt Nam

Khi sử dụng sàn nhẹ Ubot, chủ đầu tư sẽ tối ưu được khối lượng vật liệu xây dựng cần sử dụng, tiết kiệm chi phí hệ thống kỹ thuật, điện nước, từ đó giảm 10% – 15% tổng chi phí xây dựng toàn bộ công trình. Ngoài ra, sàn phẳng không dầm Ubot còn làm tăng khả năng cách âm, cách nhiệt, giảm tải trọng dao động khi xảy ra động đất.

Ubot được giới chuyên gia đánh giá cao về  độ thân thiện với môi trường và an toàn khi sử dụng. Sản phẩm đã đạt chứng nhận CCA từ Đại học Minalo chứng nhận thành phần nhựa không chất nguy hiểm, đảm bảo sức khỏe người dùng.  

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc ứng dụng các công nghệ xây dựng mới trong thi công, LPC tin rằng ngành xây dựng Việt Nam sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp và tạo ra nhiều giá trị bền vững trong tương lai. 

Sàn Ubot – vật liệu xây dựng mới tiết kiệm chi phí hơn cho xây dựng

Hiện nay, vật liệu xây dựng mới được sử dụng rộng rãi đem lại cho ngành xây dựng nói riêng và tất cả mọi người nói chung những lợi ích to lớn.

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới tiết kiệm chi phí 1

Khi nhắc đến vật liệu xây dựng, mọi người sẽ nghĩ ngay tới những loại vật liệu nặng như sắt, thép, xi măng, cát,… Đây đều là những vật liệu xây dựng nặng đã quen thuộc trong các công trình xây dựng hiện nay. Tuy nhiên, hôm nay LPC muốn giới thiệu đến các bạn một loại vật liệu xây dựng mới, giúp tiết kiệm chi phí và nhân công. Đó là sàn phẳng không dầm Ubot. Một trong những công nghệ xây dựng mới hướng tới sự phát triển mạnh mẽ trong  tương lai của ngành xây dựng.

Tổng quan về vật liệu xây dựng mới – Sàn không dầm Ubot 

Sàn phẳng không dầm Ubot hay còn được gọi với cái tên Uboot Beton được sáng chế bởi Tập đoàn xây dựng nổi tiếng thế giới Daliform – Italia. Năm 2012, công nghệ này chính thức được chuyển giao và phát triển giải pháp bởi Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm.

Đến thời điểm hiện tại, LPC đã ứng dụng thành công công nghệ sàn không dầm này với hơn 500 dự án lớn nhỏ, từ các toà nhà cao tầng trọng điểm cho đến các công trình nhà dân, giúp chủ đầu tư tiết kiệm được nhiều chi phí cũng như nâng cao hiệu suất, hiệu quả công trình.

Vậy sàn Ubot là gì?

Ubot – một loại vật liệu xây dựng mới – là loại sàn cốt pha bằng nhựa Polypropylen tái chế và sử dụng trong móng kết cấu sàn và móng bè. Cốt pha Ubot được sử dụng để tạo nên sàn nhẹ, phẳng và không dầm, với khả năng vượt nhịp lớn.

Bên cạnh đó, với kết cầu sàn bằng các hộp nhựa tái chế nên trọng tải sàn nhẹ hơn, kết cấu sàn chắc và tiết kiệm được rất nhiều chi phí nguyên vật liệu xây dựng sử dụng trong công trình. Sàn Ubot được tạo nên từ sự liên kết của các hộp định hình tạo rỗng Ubot nhờ các thanh nối và nằm chìm trong sàn bê tông.

Hộp Ubot có cấu tạo gồm 5 chân hình. Các hộp này được liên kết với nhau bằng thanh liên kết để tạo ra hệ thống các dầm chữ L đan xen vuông góc với nhau. Hệ thống này sẽ nằm giữa lớp sàn trên và dưới được đặt vào vùng bê tông không làm việc của sàn làm giảm trọng lượng bản thân sàn, từ đó giảm lượng bê tông và thép sử dụng.

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới tiết kiệm chi phí 2
Công trình xây dựng sử dụng Giải pháp sàn phẳng Ubot

Ưu điểm của vật liệu xây dựng mới sàn Ubot 

  • Sử dụng các hộp định hình tạo rỗng Ubot xếp song song với nhau tạo nên hệ thống dầm chìm chữ L nằm chìm trong sàn, nhằm mục đích giảm trọng lượng bản thân sàn và vượt nhịp lớn.
  • Sàn nhẹ Ubot là hệ sàn phẳng hai phương toàn khối, các dầm chìm trong sàn đan xen hình chữ L làm tăng khả năng chịu tải trọng của sàn.
  • Sàn phẳng – không dầm tạo chiều cao thông thủy lớn, dễ dàng lắp đặt hệ thống đường ống kỹ thuật, đồng thời cũng tăng tính thẩm mỹ cho công trình.
  • Một ưu điểm vượt trội của vật liệu xây dựng mới  sàn nhẹ Ubot chính là hệ thống lướt cột. So với sàn truyền thống, hệ sàn nhẹ Ubot tiết kiệm số lượng và tiết diện cột, thuận tiện hơn trong việc bố trí cột một số công trình cần không gian mở như: trung tâm thương mại, hầm xe, tòa nhà dân dụng…
  • Tải trọng bản thân vật liệu xây dựng mới sàn Ubot nhỏ hơn 10% đến 30% so với hệ dầm sàn BTCTTT dẫn tới việc giảm tải trọng bản thân của toàn bộ công trình. Do vậy, đây là giải pháp lý tưởng để tối ưu tiết diện lưới cột và tối ưu kích cỡ phần móng.
  • Giảm chiều dày sàn cũng như giảm chiều cao tổng thể của tòa nhà. Cùng 1 chiều cao tổng thể, khi sử dụng sàn nhẹ Ubot có thể tăng số lượng tầng so với sàn truyền thống.
  • Sàn Ubot cho phép khả năng vượt nhịp lớn và chịu tải cao đặc biệt phù hợp với các công trình yêu cầu kết cấu không gian mở.
  • Sử dụng vật liệu xây dựng mới sàn nhẹ Ubot có thể linh hoạt bố trí lưới cột, vị trí tường ngăn, kiến trúc sư được thoải mái trong sáng tạo thiết kế.
  • Chiều dày sàn và cấu tạo các lỗ rỗng ở giữa giúp sàn giảm truyền âm, truyền nhiệt, giúp các công trình sử dụng có khả năng cách âm, cách nhiệt cao.

Sàn Ubot mang lại hiệu quả gì về kinh tế?

Sàn Ubot là một vật liệu xây dựng mới thay thế bê tông cốt thép hiện nay, giúp tiết kiệm được nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế được ô nhiễm môi trường.

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới tiết kiệm chi phí 3
Ưu điểm của vật liệu xây dựng mới sàn Ubot giúp công trình “xanh” hơn

Ngoài ra, sàn Ubot còn được ứng dụng vào xây dựng sẽ mang lại những hiệu quả kinh tế cực kỳ cao như:

Sử dụng vật liệu xây dựng mới sàn Ubot trong công đoạn làm sàn mang đến hiệu quả về kinh tế cao hơn so với biện pháp làm sàn bê tông như hiện nay. Sàn ubot sẽ giảm trọng lượng sàn, giảm trọng tải xuống móng, từ đó công trình sẽ cắt giảm được công tác đào đất nhờ giảm được kích thước móng.

Tiến độ thi công của sàn Ubot cũng nhanh và đỡ tốn sức hơn so với làm sàn dầm truyền thống. Thông thường nếu tiến độ thi công của sàn truyền thống là 10 – 12 ngày thì công trình sử dụng sàn Ubot có thể rút ngắn tiến độ xuống 2 – 3 ngày so với sàn bê tông cốt thép truyền thống.

Các công trình áp dụng thành công vật liệu xây dựng mới – sàn Ubot vào thi công

LPC đã ứng dụng thành công vật liệu xây dựng mới là sàn Ubot vào trong nhiều dự án xây dựng từ trung tâm thương mại cho đến công trình dân dụng. Tiêu biểu là các công trình: 

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới tiết kiệm chi phí 4
Vật liệu xây dựng mới ngày càng được áp dụng vào các công trình xây dựng

Chung cư VICOSTONE Thạch Thất

Đây là một trong những công trình tiêu biểu đầu tiên được áp dụng vật liệu xây dựng mới vào trong xây dựng. Tổng diện tích sàn Ubot được sử dụng trong cả dự án chung cư VICOSTONE Thạch Thất là 33.000 m2, sử dụng 2 moduel hộp là H13 và H16. Trong dự án này, LPC đại diện tư vấn, chuyển giao và cung cấp công nghệ sàn UBot cho đơn vị thầu là Công ty cổ phần VINACONEX 6 & CPM. 

Happy Smile School 

Happy Smile School thuộc quận Cầu Giấy do chủ đầu tư là công ty cổ phần DEYT đảm nhận. Trong dự án này, tổng diện tích sàn Ubot được đưa vào công trình là 3.000 m2, dùng 4 loại moduel hộp H10, H16, H24 và H28 và cũng do công ty LPC tư vấn cung cấp sàn UBot cho chủ đầu tư. 

Imperia Sky garden 

Đây là một trong những dự án khu dân cư sinh thái của chủ đầu tư Công ty cổ phần HBI nằm tại 423 Minh Khai, Hà Nội. Dự án có tổng số tầng là 35 và tổng số sàn UBot được sử dụng là 262.500 m2. Sàn sử dụng 2 loại moduel hộp H15 và H20, do đội ngũ Kỹ sư của LPC tư vấn, chuyển giao và cung cấp sàn.

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới tiết kiệm chi phí 5
Dự án khu dân cư Imperia Sky garden ứng dụng vật liệu xây dựng mới

Ngoài ra còn rất nhiều các dự án khác mà LPC đã chuyển giao thành công sàn UBot để triển khai công trình như: Trung tâm thương mại Quận 6 TP.HCM, Trụ sở tổng công ty 36 – BQP, Chung cư Lai Xá CT 1-2, UDIC Westlake, Nhà hàng trung hoa Hương Cảng, Nhà ở Eco Home phúc lợi,…

Sàn Ubot là một vật liệu xây dựng mới đã và đang được áp dụng rộng rãi vào trong nhiều công trình lớn, các toà nhà cao tầng, nhà ở… để giảm chi phí xây dựng, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho chủ đầu tư.  Với những lợi thế vượt trội của mình, LPC tin rằng sàn Ubot sẽ được ứng dụng rộng rãi nhiều hơn nữa và đóng góp 1 phần rất lớn vào sự phát triển của ngành xây dựng trong nước.

Nguồn: https://lpc.vn