Search

Ưu – nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC

Sàn Ubot, sàn 3D, sàn bóng là các công nghệ xây dựng xanh đã được áp dụng vào ngành xây dựng để tăng hiệu quả cũng như giảm thiểu chi phí công trình. Sàn Ubot được chuyển giao đầu tiên năm 2012 từ Tập đoàn Daliform – Italia bởi Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC

Với nền khoa học phát triển, các công nghệ sàn phẳng nhẹ, không dầm đã ra đời để giúp các nhà thầu, các chủ đầu tư tiết kiệm nhân công cho công trình. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ưu – nhược điểm của sàn bóng, sàn 3D, sàn Ubot LPC trong bài viết dưới đây nhé.

Sàn bóng (Công nghệ sàn Bubble Deck)

Loại sàn này đã được sử dụng ở Châu Âu hơn một thập kỷ trước, nếu thiết kế tốt thì sàn bóng có thể giảm được lượng bê tông lên đến 35% lượng bê tông so với sàn đặc thường.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 1

Hình 1a. Cấu tạo phên bóng                              Hình 1b: Sơ đồ ứng suất uốn trong sàn bóng

Một số nhược điểm cần chú ý của sàn bóng:    

  • Bóng hình tròn khó khăn trong việc định vị, trong quá trình thi công đổ và đầm bê tông bóng dễ bị dịch chuyển không tạo được hệ kết cấu chịu lực giống như ý đồ thiết kế.
  • Nhiều vị trí cốt thép chịu lực chính tì trực tiếp vào quả bóng vì vậy không được bao bọc bởi bê tông làm cho khả năng làm việc giữa thép và bê tông không được tốt.
  • Lớp phủ bê tông chỗ dày mỏng khác nhau do bóng nổi lên chiếm chỗ dễ gây vỡ trong quá trình sử dụng (Hình 1b).
Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 2
Ưu nhược điểm của Sàn Bóng

Hình 1c: Cấu tạo hệ sườn trực giao của sàn bóng

  • Vị trí sườn chỗ giáp 2 quả bóng rất mỏng (hình 1c), vị trí này dễ bị tập trung ứng suất gây mỏi và vỡ trong gây võng sàn theo thời gian.
  • Nếu chất lượng không tốt bóng có thể vỡ trong quá trình thi công dẫn đến chứa nước bên trong và gây khó chịu trong quá trình sử dụng sau này.
  • Thép lưới lớp dưới ôm sát quả bóng nên xa mặt dưới bê tông của trần nên dễ xảy ra hiện tường trần nứt dăm hơn.

Công nghệ sàn bóng có thể là công nghệ sàn lõi rỗng đổ tại chỗ đầu tiên được ứng dụng ở Việt Nam. Thực tế đã ghi nhận thành công trong một số công trình trên khắp cả nước, tuy nhiên do chưa vượt qua được một số hạn chế mang tính bản chất của công nghệ  như nêu trên  nên có một số công trình có chất lượng xấu.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 3

Hình 2 : Sàn bóng, cốt thép tì sát vào bóng không có bê tông, bóng không đủ chất lượng bị méo, vỡ khi đi lại trong quá trình thi công, không có cốt thép chịu cắt

Chính vì vậy để phát huy hết ưu điểm của sàn bóng và tránh được các sự cố đáng tiếc thì phải lựa chọn được các nhà thầu có kinh nghiệm trong thiết kế và thi công, các sản phẩm bóng có chất lượng thật tốt.

Sàn S-VRO

S-VRO được nghiên cứu bởi Công ty cổ phần xây dựng VRO là tiến sỹ, thạc sỹ của trường Đại học Xây dựng trong lĩnh vực thiết kế và thi công các công trình sử dụng sàn lõi xốp và tường lõi xốp, đây là một sản phẩm của Việt Nam nên giá thành rẻ hơn so với một số giải pháp khác.

Tuy nhiên đây là giải pháp có hình dáng tương đối khó vận chuyển và tốn rất nhiều công đối với các công trình ở ra đặc biệt là khung sàn tạo khối cho sàn S-VRO tốn rất nhiều sắt thép. Định vị khối rỗng không chắc chắn, khiến cho khối rỗng của Sàn S-VRO bị đẩy nổi hoặc xê dịch khi đi đầm bê tông, Khó tạo được hệ kết cấu như ý của thiết kế với lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 4
Hình ảnh: Ghép sàn S-VRO

Khả năng chịu lực cắt không tốt do các hệ dầm chưa đủ kích thước cấu tạo và cần một khối lượng nhiều cốt thép chịu cắt dạng đai hoặc dạng ziczac hình sin.

Khối rỗng bằng xốp nên khả năng chịu lực nén không tốt, dễ vỡ, dễ thấm nước, nên không đảm bảo việc khi đầm để đảm bảo độ đặc chắc bê tông cả lớp trên và lớp dưới khi đầm. Bên cạnh đó, rất khó để đảm bảo độ đồng đều các lớp bê tông đúng thiết kế, đảm bảo lượng bê tông chuẩn đúng thiết kế không bị hao hụt.

Sàn UBOT LPC

Giải pháp kết cấu sàn nhẹ tối ưu sàn Ubot LPC được sử dụng trong ngành xây dựng sáng chế bởi tập đoàn nổi tiếng thế giới Daliform – Italia, ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong hàng ngàn công trình trên khắp thế giới. Đã được chuyển giao và phát triển giải pháp bởi Lam Pham Construction (LPC) và chính thức có mặt tại Việt Nam từ năm 2012.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 5
Hình ảnh minh hoạ: Cấu trúc sàn Ubot LPC

Tiết kiệm thời gian, vật liệu, tăng hiệu quả sử dụng và phù hợp với Việt Nam là mục tiêu nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao để áp dụng các công  nghệ mới vào các dự án xây dựng.

Sàn không dầm siêu nhẹ Ubot công nghệ Châu Âu mà LPC đang triển khai nghiên cứu và tư vấn đảm bảo được các mục tiêu trên có thể vượt nhịp lớn, nhẹ hơn, giảm chiều cao tầng, tạo trần phẳng, giảm trọng lượng bản thân, giảm số lượng cột, chống rung và chống ồn.

Sàn Ubot được áp dụng vào nhiều công trình lớn nhỏ trên thế giới và sử dụng các tiêu chuẩn như Eurocode, BS cũng như có nhiều chứng chỉ chất lượng được cấp ở Châu Âu như ISO 9001, 14001, BSI, SA8000.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 6
Giải pháp kết cấu sàn Ubot LPC trong công trình

Các ưu điểm của giải pháp kết cấu Sàn Ubot LPC:

  • Việc giảm trọng lượng bản thân kết cấu cho phép kết cấu sử dụng sàn phẳng và vượt được nhịp lớn. Nhịp lớn nhất mà sàn nhẹ có thể đạt được là 20m.
  • Nhờ vào hiệu quả giảm chiều cao của sàn nhẹ mà công trình có thể tăng thêm số tầng chức năng.
  • Sàn phẳng không dầm thuận tiện cho việc bố trí hệ thống kỹ thuật , kiến trúc thông thoáng
  • Giảm tải trọng đứng xuống móng và tải trọng gió, động đất
  • Tiết kiệm nguyên vật liệu và tài nguyên môi trường.
  • Thi công đơn giản không phụ thuộc nhà thầu cung cấp.

Với nhiều lợi thế như trên và rất phù hợp với công nghệ thi công tại Việt Nam, Giải pháp sàn Ubot của LPC tự tin giới thiệu tới quý khách hàng sản phẩm chất lượng mang lại hiệu quả cao trong xây dựng. Chúng tôi mong muốn tiếp tục tìm kiếm các đơn vị đối tác để phát triển các giải pháp công nghệ mới, đặc biệt là Giải pháp sàn Ubot.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Sàn Ubot – Vật liệu xanh được người tiêu dùng quan tâm

Những năm gần đây, sàn ubot – vật liệu xây dựng xanh là sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường đã được các doanh nghiệp chú trọng sản xuất.

Hình ảnh Sàn Ubot - Vật liệu xanh được người tiêu dùng quan tâm 1

Người tiêu dùng cũng bắt đầu tìm hiểu và sẵn sàng dùng sản phẩm vật liệu xây dựng xanh bởi những tác dụng tích cực của nó mang lại cho môi trường và chính sức khỏe của người sử dụng. Sàn phẳng Ubot với công nghệ tái chế từ Polyproplene để bảo vệ môi trường ngày càng được chú ý.

Ở Việt Nam, cụm từ “Phát triển bền vững” chỉ mới được nhắc đến trong thời gian gần đây thì trên thế giới, các Chính phủ và tập đoàn lớn đã đầu tư từ rất lâu cho lĩnh vực này. Đan Mạch đã phát triển sản xuất khí biogas với năng suất hơn 6000m3/ngày từ 135 tấn rác thải và là quốc gia có 1/3 lượng điện năng tiêu thụ từ turbin gió.

Ngoài ra, các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc tập trung đầu tư hàng chục tỉ USD cho công nghệ xanh, thực hiện nhiều dự án xanh được cả nước đón nhận như “Thành phố mặt trời”, “Ngôi nhà xanh”…

Trong khi đó, tại Việt Nam, hàng loạt nghiên cứu, đầu tư cũng như sáng kiến mới nhằm cải thiện quy trình và tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường cũng đang được xúc tiến trong ngành xây dựng. Lam Pham Construction (LPC) đã chuyển giao thành công vật liệu xây dựng xanh – SÀN UBOT – SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM đạt các tiêu chí xanh, thân thiện với môi trường.

Hình ảnh Sàn Ubot - Vật liệu xanh được người tiêu dùng quan tâm 2
Hộp Ubot – Vật liệu xây dựng xanh thân thiện môi trường

Lam pham Construction (LPC) đã mang đến cho thị trường Việt Nam một sản phẩm thân thiện với môi trường – Hộp Ubot được làm từ nhựa tái sinh Polyproplene được sử dụng tái chế để tạo nên sàn phẳng đưa ra thị trường sản phẩm xanh cho ngành xây dựng với kích thước cơ bản là 52cmx52cm có chiều cao thay đổi với nhiều Module khác nhau 10, 13, 16, 20, 24, 28cm….được ghép lại với nhau bởi thanh nối của hộp tạo nên kết cấu sàn phẳng hai phương toàn khối.

Đặc biệt, sàn Ubot được xem là một trong những sản phẩm được nhiều người quan tâm bởi những ưu điểm vượt trội của nó như tối ưu kết cấu sàn phẳng, tối ưu hiệu quả kinh tế…

Là một vật liệu xanh – Ubot chiếm lợi thế về kích thước, có thể xếp chồng lên nhau, dễ dàng vận chuyển (lên trên sàn) bảo quản ngoài trời và đặc biệt là không dễ vỡ như xốp Polystyrene

Hình dáng của sản phẩm được cải tiến, độ dày và kích thước linh hoạt cùng khả năng chống cháy giúp hộp Ubot  trở thành một sản phẩm được nhiều chủ đầu tư, người tiêu dùng sử dụng cho công trình của mình.

Trong và sau quá trình đổ bê tông, Ubot không bị biến dạng do trọng lượng bê tông hoặc do các hoạt tải trong quá trình thi công bởi sản phẩm được thiết kế để chịu được tải bê tông tươi, áp lực nén và rung của việc dầm bê tông cùng với trọng lượng người.

Hình ảnh Sàn Ubot - Vật liệu xanh được người tiêu dùng quan tâm 3
Thay vì beton truyền thống, các công trình đang dần sử dụng sàn Ubot bảo vệ môi trường

Hộp Ubot đang là một trong những sản phẩm được nhận nhiều sự tin tưởng và lựa chọn bởi các chuyên gia cùng với tổ chức xây dựng. Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường. Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường thay cho các sản phẩm phẩm độc hại truyền thống.

Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường (vật liệu xanh) đang trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu hướng tới của ngành Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Để đạt được mục tiêu này, các sản phẩm vật liệu xây dựng phải đáp ứng được hai yêu cầu: Tiêu tốn ít năng lượng hơn cho việc tạo ra nó và giúp tiết kiệm được điện năng tiêu thụ khi đưa vào sử dụng.

Các loại vật liệu xanh đang được thị trường và người tiêu dùng quan tâm đó là: Sàn Ubot, bê tông nhẹ, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế, xi măng xanh…

Hình ảnh Sàn Ubot - Vật liệu xanh được người tiêu dùng quan tâm 4
Triển lãm quốc tế Vietbuild 2018 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội

Tại Triển lãm quốc tế Vietbuild 2018 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội quy tụ hơn 800 doanh nghiệp ngành Xây dựng với 2.500 gian hàng. Tại đây, các doanh nghiệp đã giới thiệu, trưng bày các sản phẩm của ngành Xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản và trang trí nội – ngoại thất, trong đó các gian hàng trưng bày sản phẩm vật liệu xanh thân thiện với môi trường chiếm tỷ lệ khá cao.

Các gian hàng trưng bày sản phẩm vật liệu xanh bao gồm cả Ubot đã được người tiêu dùng quan tâm và tìm hiểu rất nhiều. Lam Pham Construction (LPC) cũng đã góp mặt ở Vietbuild mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm nổi bật chuyển giao công nghệ của Ý.

Dự đoán trong những năm tới, nhu cầu về môi trường sống xanh và tiêu dùng xanh hứa hẹn trở thành tiêu chuẩn sống trong tương lai, để chất lượng “xanh” sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh và khẳng định thương hiệu của nhiều doanh nghiệp.

Nguồn: https://lpc.vn

Sàn Ubot – Sàn phẳng nhẹ giải pháp mới trong ngành xây dựng

Sàn Ubot – Sàn phẳng nhẹ không dầm với kết cấu tối ưu và hiệu quả kinh tế cao đã trở thành giải pháp mới cho ngành xây dựng.

Hình ảnh Sàn Ubot - Sàn phẳng nhẹ giải pháp mới trong ngành xây dựng 1

Sàn phẳng nhẹ sử dụng hộp định hình tạo rỗng Ubot (Gọi tắt là sàn Ubot) được tạo thành từ các hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, liên kết với nhau bởi thanh nối và nằm chìm trong sàn bê tông tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau. Độ dày của sàn tùy thuộc vào nhịp và tải trọng tính toán của sàn. Mỗi chiều dày sàn sử dụng loại hộp Ubot tương ứng.

Tối ưu kết cấu sàn phẳng

Nhịp lớn và kiến trúc thông thoáng: Khi áp dụng sàn Ubot trong xây dựng; sàn có khả năng vượt nhịp tới 20m, tạo không gian thoáng rộng cho công trình.

Sàn phẳng không dầm: có cấu tạo sàn phẳng không dầm và mũ cột giúp làm tăng tính thẩm mỹ của công trình đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đường ống kỹ thuật dưới sàn.

Giảm độ dày của hệ dầm sàn: Sàn Ubot mỏng hơn hệ dầm sàn truyền thống với tải trọng và nhịp giống nhau.

Tăng số lượng tầng: Với cùng một chiều cao cho phép, công trình có khả năng tăng thêm tầng sử dụng do giảm chiều dày của hệ dầm sàn.

Hình ảnh Sàn Ubot - Sàn phẳng nhẹ giải pháp mới trong ngành xây dựng 2
Sàn Ubot – Tối ưu kết cấu sàn phẳng

Tăng khả năng cách âm, cách nhiệt: chiều dày sàn và cấu tạo các lỗ rỗng ở giữa giúp giảm truyền âm, truyền nhiệt. Vì vậy, sử dụng sàn Ubot tăng khả năng cách âm, cách nhiệt cho công trình.

Giảm trọng lượng sàn từ 10% – 30%: Sử dụng hộp Ubot giúp sàn có trọng lượng nhẹ hơn từ 10% – 30% so với sàn thông thường.

Giảm tổng trọng lượng xuống móng: với công trình sử dụng sàn Ubot có thể giảm trọng lượng sàn từ 10% – 30% đồng nghĩa với việc giảm tải trọng xuống móng.

Giảm kích thước móng: Việc giảm tải trọng xuống móng dẫn tới việc giảm kích thước móng, từ đó giảm công tác đào đất.

Giảm tải trọng động đất: Giảm tải trọng tham gia dao động khi xảy ra động đất.

Giảm số lượng và tối ưu hóa tiết diện cột; Do không sử dụng hệ dầm nối giữa các cột và giảm tải trọng sàn xuống cột nếu có thể giảm số lượng và tiết diện cột.

Thân thiện với môi trường; Ubot đạt chứng nhận CCA từ Đại học Minalo. Chứng chỉ chứng nhận thành phần nhựa không chứa chất nguy hiểm, đảm bảo sức khỏe người sử dụng.

Giảm chi phí phần cơ điện: do sàn phẳng nên việc thi công điện dễ dàng và nhanh hơn, giảm toàn bộ phần cút, chếch của hệ thống kỹ thuật.

Tối ưu hiệu quả kinh tế

Hình ảnh Sàn Ubot - Sàn phẳng nhẹ giải pháp mới trong ngành xây dựng 3
Sàn Ubot – Tiết kiệm đến 30% chi phí xây dựng công trình

Tiết kiệm 10 – 30% chi phí bê tông, cốt thép, cốp pha; tiết kiệm chi phí nhân công; tiết kiệm chi phí hệ thống kỹ thuật.

Tăng hiệu quả kinh tế do tối ưu được diện tích sử dụng; chiều cao thông thủy được tăng và giảm chiều cao một tầng; đồng thời số lượng tầng chắc chắn sẽ tăng.

Tiết kiệm chi phí lưu kho, vận chuyển, nhân công; do thiết kế Ubot nhẹ, đơn giản, có thể xếp chồng lên nhau khi vẫn chuyển.

Tiết kiệm chi phí sử dụng trần giả; do bề mặt sàn phẳng có thể không cần thêm trần giả.

Ứng dụng linh hoạt trong các công trình

Sàn Ubot là một trong những sản phẩm được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng; nó không chỉ tối ưu được kết cấu công trình, hiệu quả kinh tế; sàn ubot còn được ứng dụng linh hoạt trong các công trình như bãi đỗ xe; công trình tòa nhà, văn phòng; trường học, bệnh viện, móng bè, hay các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp khác.

Hình ảnh Sàn Ubot - Sàn phẳng nhẹ giải pháp mới trong ngành xây dựng 4
Sàn Ubot – Ứng dụng linh động trong các công trình

Sự linh hoạt cùng những điểm tối ưu của sàn Ubot – giải pháp xanh của ngành xây dựng. Chắc chắn Việt Nam có nhiều công trình vươn xa hơn trên thế giới.

Nguồn: https://lpc.vn

Thiết kế nội thất theo phong cách Nhật

Thiết kế nội thất hiện nay đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu đối với các ngôi nhà đặc biệt là đối với căn hộ chung cư.

Hình ảnh Thiết kế nội thất theo phong cách Nhật 1
Phòng khách thiết kế nội thất bằng gỗ

Không thể phủ nhận, mỗi phong cách nội thất có những nét đẹp riêng, thiết kế nội thất theo phong cách Nhật vẫn là phong cách được nhiều người ưa chuộng. Cách trang trí này không chỉ độc đáo mà còn mang lại cảm giác vừa nhẹ nhàng lại vừa sang trọng. Continue reading “Thiết kế nội thất theo phong cách Nhật”

Giải pháp sàn nhẹ Ubot tối ưu lợi ích cho các nhà thầu

Giải pháp sàn nhẹ Ubot mang lại nhiều lợi ích to lớn cho các nhà thầu giúp tối ưu hoá kết cấu và giảm đến 30% chi phí xây dựng.

Hình ảnh Giải pháp sàn nhẹ Ubot tối ưu lợi ích cho các nhà thầu 1
Giải pháp sàn nhẹ Ubot- Tối ưu hiệu quả kinh tế

Giải pháp sàn nhẹ Ubot được sáng chế bởi tập đoàn xây dựng nổi tiếng Daliform (Italy). Năm 2012, LPC đã chính thức ký hợp đồng chuyển giao công nghệ và sản xuất đưa sàn nhẹ Ubot đến với những công trình Việt Nam. 

Continue reading “Giải pháp sàn nhẹ Ubot tối ưu lợi ích cho các nhà thầu”

5 cách trang trí nội thất phòng ngủ

Phòng ngủ là nơi để mỗi người thư giãn, nghỉ ngơi và trút bỏ mọi bộn bề, mệt mỏi mỗi ngày. Khi được thiết kế và trang trí hợp lý, căn phòng ngủ sẽ giúp bạn cảm thấy hạnh phúc và êm đềm bởi không gian tràn ngập sự ấm cúng và yên bình. Dưới đây là 5 cách trang trí nội thất phòng ngủ đẹp dành cho bạn tham khảo.

Continue reading “5 cách trang trí nội thất phòng ngủ”

Mẹo thiết kế phòng tắm có không gian nhỏ hẹp

Thiết kế phòng tắm nhỏ đẹp vừa giúp bạn tiết kiệm không gian mà vẫn đầy đủ tiện ích cho nhu cầu sinh hoạt của gia đình.

Hình ảnh thiết kế phòng tắm có không gian nhỏ hẹp 1
Cánh cửa ghép kính giúp không gian phòng tắm thoáng đãng hơn

Phòng tắm là không gian quan trọng trong căn nhà. Đây là nơi mỗi người thư giãn, trút bỏ mọi mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng. Vậy làm thế nào để thiết kế phòng tắm đẹp nhưng lại không có nhiều không gian? Dưới đây là các mẹo nhỏ giúp thiết kế phòng tắm có diện tích nhỏ nhưng lại đẹp và tiện nghi.

Continue reading “Mẹo thiết kế phòng tắm có không gian nhỏ hẹp”

Xu hướng trang trí nội thất phòng khách mới nhất

Thiết kế nội thất phòng khách ấn tượng sẽ tạo cho ngôi nhà của bạn một diện mạo hoàn toàn khác giúp bạn hãnh diện mỗi khi khách đến chơi nhà.

Hình ảnh xu hướng trang trí nội thất phòng khách 1

Có rất nhiều cách trang trí nội thất phòng khách đẹp tùy vào sở thích và cá tính của mỗi người. Với sự biến hóa và kết hợp mỗi tông màu sắc và vật liệu khác nhau, không gian phòng khách không chỉ là nơi tuyệt vời để tiếp khách mà còn là nơi lý tưởng để thư giãn. Cùng điểm những xu hướng trang trí phòng khách nổi bật trong năm nay. Continue reading “Xu hướng trang trí nội thất phòng khách mới nhất”

Phong cách hiện đại cho nội thất chung cư

Thiết kế nội thất chung cư theo phong cách hiện đại đang chiếm lĩnh thị trường trong những năm gần đây.

Hình ảnh Phong cách hiện đại cho nội thất chung cư 2
Nội thất gian phòng được thiết kế theo phong cách hiện đại

Phong cách trang trí nội thất cho chung cư rất đa dạng và thay đổi theo từng thời gian, và phụ thuộc lớn vào sở thích cũng như gu thẩm mỹ của chủ nhà. Và phong cách hiện đại cho nội thất chung cư đang là một trong những xu hướng trang trí được ưa chuộng trong những năm gần đây.

Continue reading “Phong cách hiện đại cho nội thất chung cư”

Thiết kế kiến trúc nhà phố đẹp khó hay dễ?

Thiết kế kiến trúc nhà phố đẹp tưởng rằng đơn giản nhưng với diện tích đất nhà phố ngày nay thì đó là một bài toán đau đầu cho các kiến trúc sư.

Hình ảnh Thiết kế kiến trúc nhà phố đẹp 1

Trong những năm gần đây, sự đi lên của phân khúc nhà ở dân dụng kéo theo sự tăng trưởng về nhu cầu thiết kế kiến trúc nhà ở đặc biệt là ở các khu đô thị, thành phố lớn. Việc tư vấn thiết kế kiến trúc nhà phố đẹp đang có nhiều cơ hội phát triển nhưng cũng tồn tại nhiều khó khăn, thách thức cho các kiến trúc sư.

Continue reading “Thiết kế kiến trúc nhà phố đẹp khó hay dễ?”