Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 7

Ưu – nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC

Nội dung

Sàn Ubot, sàn 3D, sàn bóng là các công nghệ xây dựng xanh đã được áp dụng vào ngành xây dựng để tăng hiệu quả cũng như giảm thiểu chi phí công trình. Sàn Ubot được chuyển giao đầu tiên năm 2012 từ Tập đoàn Daliform – Italia bởi Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC

Với nền khoa học phát triển, các công nghệ sàn phẳng nhẹ, không dầm đã ra đời để giúp các nhà thầu, các chủ đầu tư tiết kiệm nhân công cho công trình. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ưu – nhược điểm của sàn bóng, sàn 3D, sàn Ubot LPC trong bài viết dưới đây nhé.

Sàn bóng (Công nghệ sàn Bubble Deck)

Loại sàn này đã được sử dụng ở Châu Âu hơn một thập kỷ trước, nếu thiết kế tốt thì sàn bóng có thể giảm được lượng bê tông lên đến 35% lượng bê tông so với sàn đặc thường.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 1

Hình 1a. Cấu tạo phên bóng                              Hình 1b: Sơ đồ ứng suất uốn trong sàn bóng

Một số nhược điểm cần chú ý của sàn bóng:    

  • Bóng hình tròn khó khăn trong việc định vị, trong quá trình thi công đổ và đầm bê tông bóng dễ bị dịch chuyển không tạo được hệ kết cấu chịu lực giống như ý đồ thiết kế.
  • Nhiều vị trí cốt thép chịu lực chính tì trực tiếp vào quả bóng vì vậy không được bao bọc bởi bê tông làm cho khả năng làm việc giữa thép và bê tông không được tốt.
  • Lớp phủ bê tông chỗ dày mỏng khác nhau do bóng nổi lên chiếm chỗ dễ gây vỡ trong quá trình sử dụng (Hình 1b).
Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 2
Ưu nhược điểm của Sàn Bóng

Hình 1c: Cấu tạo hệ sườn trực giao của sàn bóng

  • Vị trí sườn chỗ giáp 2 quả bóng rất mỏng (hình 1c), vị trí này dễ bị tập trung ứng suất gây mỏi và vỡ trong gây võng sàn theo thời gian.
  • Nếu chất lượng không tốt bóng có thể vỡ trong quá trình thi công dẫn đến chứa nước bên trong và gây khó chịu trong quá trình sử dụng sau này.
  • Thép lưới lớp dưới ôm sát quả bóng nên xa mặt dưới bê tông của trần nên dễ xảy ra hiện tường trần nứt dăm hơn.

Công nghệ sàn bóng có thể là công nghệ sàn lõi rỗng đổ tại chỗ đầu tiên được ứng dụng ở Việt Nam. Thực tế đã ghi nhận thành công trong một số công trình trên khắp cả nước, tuy nhiên do chưa vượt qua được một số hạn chế mang tính bản chất của công nghệ  như nêu trên  nên có một số công trình có chất lượng xấu.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 3

Hình 2 : Sàn bóng, cốt thép tì sát vào bóng không có bê tông, bóng không đủ chất lượng bị méo, vỡ khi đi lại trong quá trình thi công, không có cốt thép chịu cắt

Chính vì vậy để phát huy hết ưu điểm của sàn bóng và tránh được các sự cố đáng tiếc thì phải lựa chọn được các nhà thầu có kinh nghiệm trong thiết kế và thi công, các sản phẩm bóng có chất lượng thật tốt.

Sàn S-VRO

S-VRO được nghiên cứu bởi Công ty cổ phần xây dựng VRO là tiến sỹ, thạc sỹ của trường Đại học Xây dựng trong lĩnh vực thiết kế và thi công các công trình sử dụng sàn lõi xốp và tường lõi xốp, đây là một sản phẩm của Việt Nam nên giá thành rẻ hơn so với một số giải pháp khác.

Tuy nhiên đây là giải pháp có hình dáng tương đối khó vận chuyển và tốn rất nhiều công đối với các công trình ở ra đặc biệt là khung sàn tạo khối cho sàn S-VRO tốn rất nhiều sắt thép. Định vị khối rỗng không chắc chắn, khiến cho khối rỗng của Sàn S-VRO bị đẩy nổi hoặc xê dịch khi đi đầm bê tông, Khó tạo được hệ kết cấu như ý của thiết kế với lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 4
Hình ảnh: Ghép sàn S-VRO

Khả năng chịu lực cắt không tốt do các hệ dầm chưa đủ kích thước cấu tạo và cần một khối lượng nhiều cốt thép chịu cắt dạng đai hoặc dạng ziczac hình sin.

Khối rỗng bằng xốp nên khả năng chịu lực nén không tốt, dễ vỡ, dễ thấm nước, nên không đảm bảo việc khi đầm để đảm bảo độ đặc chắc bê tông cả lớp trên và lớp dưới khi đầm. Bên cạnh đó, rất khó để đảm bảo độ đồng đều các lớp bê tông đúng thiết kế, đảm bảo lượng bê tông chuẩn đúng thiết kế không bị hao hụt.

Sàn UBOT LPC

Giải pháp kết cấu sàn nhẹ tối ưu sàn Ubot LPC được sử dụng trong ngành xây dựng sáng chế bởi tập đoàn nổi tiếng thế giới Daliform – Italia, ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong hàng ngàn công trình trên khắp thế giới. Đã được chuyển giao và phát triển giải pháp bởi Lam Pham Construction (LPC) và chính thức có mặt tại Việt Nam từ năm 2012.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 5
Hình ảnh minh hoạ: Cấu trúc sàn Ubot LPC

Tiết kiệm thời gian, vật liệu, tăng hiệu quả sử dụng và phù hợp với Việt Nam là mục tiêu nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao để áp dụng các công  nghệ mới vào các dự án xây dựng.

Sàn không dầm siêu nhẹ Ubot công nghệ Châu Âu mà LPC đang triển khai nghiên cứu và tư vấn đảm bảo được các mục tiêu trên có thể vượt nhịp lớn, nhẹ hơn, giảm chiều cao tầng, tạo trần phẳng, giảm trọng lượng bản thân, giảm số lượng cột, chống rung và chống ồn.

Sàn Ubot được áp dụng vào nhiều công trình lớn nhỏ trên thế giới và sử dụng các tiêu chuẩn như Eurocode, BS cũng như có nhiều chứng chỉ chất lượng được cấp ở Châu Âu như ISO 9001, 14001, BSI, SA8000.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 6
Giải pháp kết cấu sàn Ubot LPC trong công trình

Các ưu điểm của giải pháp kết cấu Sàn Ubot LPC:

  • Việc giảm trọng lượng bản thân kết cấu cho phép kết cấu sử dụng sàn phẳng và vượt được nhịp lớn. Nhịp lớn nhất mà sàn nhẹ có thể đạt được là 20m.
  • Nhờ vào hiệu quả giảm chiều cao của sàn nhẹ mà công trình có thể tăng thêm số tầng chức năng.
  • Sàn phẳng không dầm thuận tiện cho việc bố trí hệ thống kỹ thuật , kiến trúc thông thoáng
  • Giảm tải trọng đứng xuống móng và tải trọng gió, động đất
  • Tiết kiệm nguyên vật liệu và tài nguyên môi trường.
  • Thi công đơn giản không phụ thuộc nhà thầu cung cấp.

Với nhiều lợi thế như trên và rất phù hợp với công nghệ thi công tại Việt Nam, Giải pháp sàn Ubot của LPC tự tin giới thiệu tới quý khách hàng sản phẩm chất lượng mang lại hiệu quả cao trong xây dựng. Chúng tôi mong muốn tiếp tục tìm kiếm các đơn vị đối tác để phát triển các giải pháp công nghệ mới, đặc biệt là Giải pháp sàn Ubot.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.