Một số giải pháp xây dựng xanh được ứng dụng phổ biến hiện nay

Tìm kiếm giải pháp xây dựng xanh luôn là điều các kỹ sư băn khoăn trước khi bắt tay thi công các công trình xây dựng. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về các giải pháp xây dựng xanh tốt nhất, được ứng dụng rộng rãi nhất tại Việt Nam hiện nay.

giai-phap-xay-dung-2
Công trình xanh đang trở thành xu hướng tất yếu của tương lai

Công trình xanh – Xu hướng tất yếu của tương lai

Công trình xanh (Công trình xây dựng xanh) là những công trình xây dựng mang đến nhiều lợi ích cho môi trường, đảm bảo sử dụng nguồn tài nguyên không độc hại, có vòng đời sử dụng lâu dài, có thể tái chế.

Các công trình này được thiết kế để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường, loại bỏ các tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người và sinh vật xung quanh.

Theo một nghiên cứu cho thấy, các công trình công thường sử dụng 40% năng lượng, khai thác 25% lượng gỗ, 17% lượng nước…cùng rất nhiều nguồn tài nguyên khác. Đồng thời, lượng chất rắn thải ra là 40%, CO2 33%, 55% khí CFC…

Trong khi đó, một công trình xanh đạt tiêu chuẩn có khả năng làm giảm 24 – 50% năng lượng tiêu thụ, giảm 33-39% lượng CO2 trong không khí, tiết kiệm 40% nước, giảm 70% lượng chất thải rắn.

Như vậy, với các công trình xanh, các chỉ số về tài nguyên, chất thải…đều có chiều hướng thay đổi tích cực. Sử dụng ít tài nguyên, nguyên liệu hơn, giảm thiểu tối đa lượng chất thải ra môi trường chính là mục đích của loại công trình xây dựng này.

Trong hiện tại và tương lai, công trình xanh đang trở thành xu hướng tất yếu của ngành xây dựng. Muốn có được điều này, các kỹ sư cần phải lưu ý đến 2 yếu tố chính là: vật liệu xanh và các giải pháp xây dựng xanh.

Vật liệu xây dựng xanh cần đảm bảo tiêu chí nào?

Vật liệu xây dựng xanh là những vật liệu có khả năng giảm tác động xấu đến môi trường. Hay nói cách khác, các vật liệu này mang đến sự an toàn, thân thiện cho sức khỏe con người. Đồng thời đảm bảo an toàn trong suốt vòng đời của một công trình xây dựng từ các khâu khai thác, thiết kế, thi công, vận chuyển,… cho tới khi phá dỡ chúng.

Tiêu chuẩn để đánh giá vật liệu xanh bao gồm:

Không độc hại

Vật liệu xanh phải được tối ưu hóa để hạn chế tối đa lượng chất thải ra môi trường. Đồng thời không gây độc hại cho sức khỏe của mọi người xung quanh.

Giúp tiết kiệm tài nguyên

Vật liệu xanh phải phù hợp với nguồn tài nguyên hiện có của trái đất. Ví dụ, tài nguyên đất sét đang cạn kiệt, vì thế sản xuất gạch không nung cũng được gọi là một vật liệu xanh. Ngoài ra, vật liệu xanh còn giúp tiết kiệm năng lượng cho công trình trong các công đoạn khai thác, thi công, vận chuyển.

Giảm ô nhiễm môi trường

Mục đích chính của vật liệu xanh là làm giảm ô nhiễm môi trường, không gây nguy hại tới các tài nguyên khác như đất, nước, không khí…

Có vòng đời sử dụng lâu dài

Vật liệu xanh phải có chất lượng tốt, vòng đời sử dụng lâu dài, bền bỉ hơn so với các nguyên liệu thông thường khác.

Có thể tái chế

Vật liệu xanh phải thân thiện với môi trường, có khả năng tái chế cao.

Các giải pháp xây dựng xanh phổ biến hiện nay

Ở khắp các quốc gia trên thế giới, chính phủ nhà nước đang kêu gọi các đơn vị xây dựng áp dụng giải pháp xây dựng xanh trong việc tạo ra các công trình kiến trúc. Dưới đây là một số giải pháp mà bạn có thể tham khảo.

giai-phap-xay-dung-3
Giải pháp xây dựng xanh bằng sàn Ubot

Sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot là vật liệu xây dựng xanh được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Loại sàn này được tạo thành từ những hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, ở giữa có thanh nối liên kết các hộp.

Cấu tạo của sàn phẳng Ubot

  • Ubot có dạng hình hộp rỗng, gồm 5 chân hình côn, kết hợp với nhau qua thanh nối. Các hộp này nằm chìm trong sàn, tạo ra lỗ rỗng để giảm tải trọng lượng, hạn chế số lượng cột cần sử dụng.
  • Thân Ubot có kích thước cơ bản là 52×52 cm. Chiều cao của các hộp có thể thay đổi linh động 10cm, 13cm, 16cm, 20cm, 24cm, 28cm…để phù hợp với nhiều module khác nhau.
  • Chiều cao của chân hộp từ 5-9 cm, có vai trò cố định chiều cao của lớp bê tông dưới sàn. Đồng thời xả khí trong trường hợp xảy ra cháy, hỏa hoạn.
giai-phap-xay-dung-4
Hình ảnh trực quan về Sàn phẳng Ubot

Ưu điểm vượt trội

  • Sàn phẳng Ubot chiếm lợi thế về kích thước. Bạn có thể xếp chồng chúng lên nhau, dễ dàng vận chuyển. Đặc biệt, sản phẩm làm từ chất liệu tốt, cứng cáp, có thể bảo quản ngoài trời, không dễ vỡ như xốp polystyrene.
  • Do được tái chế từ nhựa nên sàn Ubot mang đến sự tiện lợi trong quá trình thi công. Sử dụng Ubot hoàn toàn bằng sức người, lắp ráp thủ công rất đơn giản, dễ dàng, không cần đến máy móc hay thiết bị phức tạp nào. Nhờ vậy giảm tối đa lượng CO2 thải ra môi trường bên ngoài. Đồng thời giảm ô nhiễm âm thanh cho công trình xây dựng.
  • Chiều cao có thể thay đổi linh hoạt, khả năng chống cháy cực tốt.
  • Ubot có khả năng chịu áp lực nén, rung, trọng tải của bê tông. Sau quá trình đổ bê tông, vật liệu này sẽ không bị biến dạng.

Với những ưu điểm vượt trội này, sàn phẳng Ubot được xem là giải pháp xây dựng xanh hàng đầu hiện nay. Nhìn một cách toàn diện, vật liệu này an toàn, thân thiện với môi trường, mang đến sự tối ưu cho quá trình thi công. Song song với đó là những lợi ích về kinh tế, chất lượng dài hạn cho công trình xây dựng.

Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck)

Sàn bóng sử dụng những quả bóng nhựa đặt ở vùng giữa của bản sàn và cốt thép chịu lực. Đây là một trong những giải pháp xây dựng xanh được áp dụng nhiều ở các nước Châu Âu. Nếu được thiết kế tốt, sàn bóng sẽ giảm được 35% khối lượng bê tông cần dùng cho một công trình xây dựng.

giai-phap-xay-dung-5
Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck)

Tuy nhiên, công nghệ sàn bóng vẫn tồn tại một số nhược điểm là: bóng hình tròn gây khó khăn cho việc xác định vị trí đặt bóng, bóng dễ bị vỡ khi đổ bê tông, lớp bê tông có độ dày không đều… Muốn phát huy được tối đa hiệu quả của giải pháp xây dựng xanh này, cần phải có một đội ngũ thi công tốt, dày dặn kinh nghiệm.

Công nghệ sàn Cobiax

Sàn Cobiax ra đời nhằm khắc phục những ưu điểm của sàn bóng. Thay vì tạo thành từng phên như sàn bóng trước đây, sàn Cobiax sẽ gồm nhiều khối rỗng, được cố định bằng lồng thép. Sau đó được mang ra lắp ráp tại khu vực xây dựng.

Nhờ vậy, chiều dày của lớp bê tông đều hơn, bóng và cột thép được đặt đúng vị trí nên khả năng chịu lực tốt hơn. Các công đoạn thi công cũng diễn ra nhanh chóng, thuận lợi.

Có thể thấy rằng, qua 3 giải pháp xây dựng xanh ở trên thì sử dụng sàn nhựa Ubot để tạo hệ thống sàn phẳng không dầm vẫn là tốt ưu và hiệu quả nhất. Đó cũng là lý do tại sao các công trình xây dựng đô thị, trường hợp, bệnh viện,… của Việt Nam hiện nay đều lựa chọn công nghệ này.

Xây dựng xanh – Giải pháp xây dựng cho sự phát triển các khu đô thị mới

Ứng dụng công nghệ xanh, thân thiện với môi trường được xem là giải pháp xây dựng được ưa chuộng nhiều nhất trên toàn thế giới trong xây dựng.

Hình ảnh Giải pháp xây dựng cho sự phát triển các khu đô thị mới 1
Xây dựng xanh – Giải pháp xây dựng cho sự phát triển các khu đô thị mới

đổi khí hậu đang là một thách thức lớn đối với toàn nhân loại và Việt Nam là một trong những quốc gia chịu nhiều ảnh hưởng nhất. Nguyên nhân chính dẫn đến điều này là do các hoạt động của chính con người trong đó bao gồm cả công nghiệp xây dựng. Hiện nay, xây dựng xanh chính là giải pháp xây dựng cần thiết để làm chậm quá trình biến đổi khí hậu, cần thiết cho sự phát triển của nhiều khu đô thị mới trong tương lai.

Sự phát triển các khu đô thị gây ảnh hưởng đến môi trường ra sao?

Theo các chuyên gia, một trong những tác nhân chính làm cho biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng hơn, chính là sự tiêu thụ một nguồn năng lượng khổng lồ tại các công trình xây dựng.

Cụ thể hơn, nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và cho thấy, công nghiệp xây dựng hiện đại xả ra trên thế giới một lượng lớn rác thải rắn và khí thải độc hại. Trong đó, lượng khí thải carbonic từ hoạt động xây dựng là trên 40% ở các nước phương Tây; khoảng 36% ở Nhật Bản và gần 30% ở Đài Loan dù đã có áp dụng những giải pháp xây dựng mới cho ngành này.

Hình ảnh Giải pháp xây dựng cho sự phát triển các khu đô thị mới 2
Một trong những tác nhân làm biến đổi khí hậu ngày nay là do các công trình xây dựng

Còn theo USGBC – Hội đồng công trình xanh tại Mỹ, việc sử dụng năng lượng lớn hàng năm khiến cho hiệu ứng nhà kính đang tăng cao hơn bao giờ hết. Trong đó, các công trình nhà ở và thương mại không sử dụng giải pháp xây dựng xanh dùng đến 39% tổng năng lượng, và khí thải gây hiệu ứng nhà kính là 30%. Chưa kể đến, nguồn năng lượng cần dùng để tạo ra các vật liệu xây dựng, vận chuyển và lắp đặt công thêm vào khiến cho con số này tăng lên đến 48%.

Từ những thống kê này, các chuyên gia đã chỉ ra rằng, hoạt động xây dựng đang là nguyên nhân chính gây ra ½ lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu, và cũng là tác nhân chính gây biến đổi khí hậu. Nếu không có những giải pháp xây dựng kịp thời thì nó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng hơn nữa.

Bởi vậy, trong những năm trở lại đây, rất nhiều phát minh mới, các giải pháp xây dựng xanh được ra đời nhằm mục đích tiết kiệm năng lượng dùng cho các công trình xây dựng. Từ đó, các nhà khoa học tin rằng, điều này sẽ trở thành một giải pháp xây dựng mới, giúp làm giảm đáng kể lượng khí thải từ các tòa nhà lớn. Đồng thời giúp hạn chế bớt rác thải từ hoạt động xây dựng, sản xuất nguyên vật liệu và góp phần mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực hơn cho những dự án lớn.

Trước xu thế chung của toàn thế giới, tại Việt Nam cũng đã có rất nhiều công trình được ứng dụng giải pháp xây dựng xanh và đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Nhờ đó, rất nhiều công trình đã đạt chứng nhận từ Hội đồng công trình xanh Việt Nam và mang lại sự thân thiện trong quá trình sử dụng. Có thể kể đến như: Tòa nhà xanh Liên hợp quốc (Hà Nội); Trung tâm Thương mại Big C Ninh Bình; Siêu thị Big C Dĩ An (Bình Dương); Nhà máy dệt may EGV (Hòa Bình);…

Hình ảnh Giải pháp xây dựng cho sự phát triển các khu đô thị mới 3
Để bảo vệ môi trường, mọi công trình xây dựng đều cần được “xanh hóa”

Thế nhưng, để chủ động hơn và có thể ứng phó với nhiều diễn biến tiêu cực của sự biến đổi khí hậu trong tương lai, thì mọi công trình xây dựng đều cần được “xanh hóa”. Tức là không chỉ riêng những dự án, khu đô thị lớn,… mà còn bao gồm cả những công trình nhỏ cũng nên áp dụng giải pháp xây dựng mới.

Do đó, việc nghiên cứu và khai thác, ứng dụng công nghệ tạo ra nhiều loại vật liệu xanh hơn là điều cần thiết. Dưới đây là một vài công nghệ xanh tiềm năng đang được các chuyên gia kỳ vọng, nhằm góp phần giải quyết hậu quả của sự phá hủy môi trường trước đây.

Những giải pháp xây dựng mới cho các khu đô thị hiện đại trong tương lai

Pin năng lượng mặt trời

Pin năng lượng mặt trời được xem như một trong những giải pháp xây dựng mới, giúp tiết kiệm năng lượng cho rất nhiều công trình. Các tấm pin này sẽ được lắp đặt trên mái và (hoặc) ốp tường bao quanh bên ngoài tòa nhà. Cách sắp xếp này sẽ giúp hấp thụ năng lượng mặt trời nhiều hơn, đồng thời cũng đem lại tính thẩm mỹ cao.

Năng lượng mặt trời được hấp thụ sẽ chuyển thành dòng điện một chiều. Thông qua một bộ chuyển điện, dòng điện đổi thành nguồn điện xoay chiều và được dùng cung cấp cho các thiết bị điện.

Hình ảnh Giải pháp xây dựng cho sự phát triển các khu đô thị mới 4
Pin năng lượng mặt trời – Một giải pháp xây dụng xanh

Sử dụng pin năng lượng mặt trời đang ngày càng được khuyến khích nhiều hơn. Bởi nó là một trong những giải pháp xây dựng giúp tối ưu hóa nguồn năng lượng thiên nhiên, hạn chế việc khai thác và dùng điện theo phương pháp truyền thống. Từ đó giúp bảo vệ môi trường tốt hơn. Tuy nhiên, tại Việt Nam thì đây vẫn chưa phải là lựa chọn phù hợp cho nhiều công trình nhà ở nhỏ lẻ, bởi chi phí của các tấm pin khá cao.

Công nghệ phủ cách nhiệt HPS

HPS là một loại lớp phủ cách nhiệt, được sử dụng cho cả thiết kế ngoại thất và nội thất. Đây là một trong những phương pháp giúp hạn chế sự mất nhiệt bên trong của nhiều công trình. Giải pháp xây dựng này có ưu điểm là tăng hiệu quả sử dụng năng lượng, làm giảm lượng khí thải carbonic vào khí quyển. Hơn nữa, lớp phủ này cũng không gây ảnh hưởng đến kết cấu, tính thẩm mỹ của công trình.

Bên cạnh đó, công nghệ phủ cách nhiệt HPS còn giúp chống thấm và chống mốc cho tường nhà, giúp duy trì nhiệt độ ở mức dễ chịu nhất. Giải pháp xây dựng này giúp mang lại không gian sống lý tưởng trước sự thay đổi thời tiết, khí hậu hiện nay.

Không chỉ vậy, công nghệ HPS-G còn được dùng để phủ kính (trong suốt), giúp làm giảm bức xạ nhiệt từ môi trường bên ngoài, nhất là vào thời tiết mùa hè. Ngoài ra, tùy vào từng thiết kế riêng mà công nghệ HPS có thể được sử dụng tương ứng, bao gồm: HPS-X, HPS-I.

Hình ảnh Giải pháp xây dựng cho sự phát triển các khu đô thị mới 5
Công nghệ phủ cách nhiệt HPS – Giải pháp xây dựng cho khí hậu hiện nay

Theo nhiều chuyên gia, các công trình được ứng dụng phủ HPS đã mang đến những cải thiện đáng kể. Trong đó, lớp phủ HPS giúp ngăn chặn dòng không khí nóng, cản trở 99% lượng tia tử ngoại và 85% tia hồng ngoại từ ánh sáng mặt trời. Giúp giảm nhiệt độ trong nhà xuống từ 5 – 8 độ C và cũng không gây hại cho môi trường. Đặc biệt hơn, lớp phủ này có thể dùng trên nhiều vật liệu xây dựng như: Gỗ, kính, tường xi măng,…

Vật liệu xây dựng xanh siêu bền, siêu nhẹ

Ngoài những công nghệ mới được ứng dụng vào xây dựng, thì một xu hướng xanh trong xây dựng khác cũng đang được khuyến khích phát triển thêm. Đó là tạo ra những vật liệu xây dựng xanh nhằm đáp ứng tốt cả tiêu chí xây dựng cũng như trang trí cho công trình.

Một số giải pháp xây dựng điển hình là: Dùng tấm lợp sinh thái làm từ sợi hữu cơ (cellulose); các chất chống thấm asphalt và acrylic được tạo thành bằng phương pháp ép lớp, có khả năng chống chọi với thời tiết khắc nghiệt cao. Hay sử dụng những nguyên liệu truyền thống như tre, gỗ, vỏ cây, cỏ,… để thiết kế cho các dự án xây nhà ở hoặc công trình lớn đều được.

Trong trang trí nội thất cũng có thể dùng gạch ốp lát từ sợi gỗ, giúp cân bằng độ ẩm, giảm tiếng ồn và giảm nhiệt. Hay tấm ốp trang trí Panel 3D là từ sợi tre và sợi mía,… Tất cả các vật liệu xanh này đều có chung ưu điểm là thân thiện với môi trường và dễ tái chế khi không còn sử dụng.

Hình ảnh Giải pháp xây dựng cho sự phát triển các khu đô thị mới 6
Một giải pháp xây dựng mới đang rất được ưa chuộng là sử dụng vật liệu làm từ nhựa tái chế.

Ngoài ra, với các công trình lớn hiện nay, một giải pháp xây dựng mới đang rất được ưa chuộng là sử dụng vật liệu làm từ nhựa tái chế. Trong đó, nổi bật lên là giải pháp xây dựng tạo sàn phẳng không dầm (còn gọi là sàn vượt nhịp) từ nhựa polyproplen. Lớp sàn nhựa này gồm nhiều hộp Ubot được lắp ghép lại với nhau qua nhiều thanh nối, tạo thành một lớp giữa 2 lớp sàn bê tông.

Đây là cách để giúp giảm bớt trọng lượng cho công trình xây dựng. Đồng thời nó cũng giúp giảm chi phí, tối ưu hóa quá trình vận chuyển và lắp ráp, thi công. Sử dụng sàn nhựa Ubot cũng là một giải pháp xây dựng để tái chế lượng rác thải nhựa, góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường trên toàn thế giới.

Nguồn: https://lpc.vn

Sàn phẳng Ubot – Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh

Sử dụng vật liệu xanh – sàn phẳng Ubot để xây dựng “đô thị thông minh”, thân thiện với môi trường đang là một trong những xu hướng phát triển được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 1
Thế nào là một công trình xây dựng xanh?

“Tại sao phải sử dụng vật liệu xây dựng xanh?” “Sử dụng sàn phẳng Ubot thì có ích lợi gì?” chắc chắn sẽ là câu hỏi của nhiều người. Hoặc sẽ có những thắc mắc cho rằng, việc trồng nhiều cây xanh quanh một công trình còn chưa đủ hay sao. Để giải đáp cho điều này, trước tiên hãy tìm hiểu xem “Như thế nào được gọi là vật liệu xây dựng xanh?” nhé.

Vật liệu xây dựng xanh là gì?

Theo các chuyên gia, vật liệu xây dựng xanh được định nghĩa là những vật liệu có khả năng làm giảm những tác động tiêu cực đến môi trường. Hay nói cách khác, là những nguyên liệu này phải mang đến sự an toàn trong suốt vòng đời của một công trình. Bao gồm việc khai thác, vận chuyển, thi công, sử dụng và cho tới khi phá dỡ chúng.

Để được công nhận là vật liệu xây dựng xanh như sàn phẳng Ubot, nguyên liệu đó phải đảm bảo đủ những điều kiện sau:

  • Không độc hại: Đây là tiêu chí đầu tiên được đánh giá dựa trên mức độ gây ô nhiễm môi trường khi sản xuất ra một vật liệu. Với vật liệu xanh, quá trình sản xuất sẽ được tối ưu hóa nhằm hạn chế lượng rác thải công nghiệp ra môi trường.
  • Giúp tiết kiệm tài nguyên: Với các vật liệu xanh, khi sản xuất ra chúng cũng cần tiết kiệm nguồn tài nguyên cho trái đất. Ví dụ như sử dụng gạch không nung giúp đảm bảo nguồn đất sét tự nhiên đang dần khan hiếm. Đồng thời, vật liệu xanh cũng phải giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình khai thác, vận chuyển, thi công.
  • Giảm ô nhiễm môi trường: Đây là yếu tố quan trọng nhất với sự ra đời của những vật liệu xanh, với mục đích chính khi sử dụng chúng sẽ không gây độc hại đến môi trường xung quanh công trình (đất, nước, không khí).
  • Có vòng đời sử dụng lâu dài: Vật liệu xanh đồng nghĩa với việc nó phải có chất lượng tốt, sử dụng được lâu dài nên vòng đời phải cao hơn so với các loại nguyên liệu thông thường.
  • Có thể tái chế: Một trong những yếu tố giúp đánh giá vật liệu thân thiện với môi trường là khả năng tái chế cao.
Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 4
Vật liệu xây dựng xanh tránh gây những tác động tiêu cực đến môi trường

Như vậy, dễ thấy được rằng “xanh” ở đây không chỉ đơn thuần là một công trình có thật nhiều cây xanh. Mà dự án đó cần xanh ngay từ những nguyên liệu được dùng nhằm mang lại bảo vệ môi trường sống của con người trong tương lai.

Các công trình xanh mang lại lợi ích gì cho môi trường?

Theo số liệu thống kê cho biết, các công trình xây dựng thông thường sẽ sử dụng 40% nguồn năng lượng, khai thác đến 25% lượng gỗ và dùng 17% nguồn nước, chưa kể đến các tài nguyên đất, cát, đá,… từ thiên nhiên. Đồng thời, những công trình này thải ra đến 55% lượng khí CFC lên bầu khí quyển, 33% khí thải cacbonic (CO2) và hơn 40% phế thải rắn từ việc xây dựng.

Nhưng với các công trình dùng nguyên liệu xanh (ví dụ sử dụng sàn phẳng Ubot), những con số này đã thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Cụ thể, các kỹ sư của một nghiên cứu tại Thụy Sỹ cho biết, công trình dùng các vật liệu xanh đã giúp họ tiết kiệm được ¾ lượng điện năng cần phải sử dụng. So với những công trình xây dựng thông thường trước đây, điều này giúp giảm tiêu hao khoảng 25% điện năng/m2.

Tại Hoa Kỳ, các nghiên cứu về môi trường cũng cho biết, những tòa nhà xây dựng theo công nghệ xanh nhất là sử dụng có lượng khí thải CO2 giảm xuống hơn 30%. Lượng nước, điện cần tiêu thụ trong quá trình thi công cũng giảm xuống hơn ¼. Cũng nhờ các vật liệu xây dựng xanh, khối lượng chất thải rắn của ngành công nghiệp xây dựng giảm xuống đáng kể.

Do vậy, xây dựng xanh trở thành xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho con người trong tương lai. Và muốn có điều này, cần phải sử dụng các vật liệu xanh.

Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 2
Sàn phẳng Ubot là vật liệu xây dựng xanh đang được ưa chuộng trong nhiều công trình hiện nay.

Sàn phẳng Ubot – Giải pháp mới cho các công trình xanh

Nhờ mang lại nhiều hiệu quả tích cực, nên tại rất nhiều nơi trên thế giới, chính phủ các nước đã khuyến khích giới kiến trúc sư và các nhà đầu tư nên nghiên cứu và ứng dụng vật liệu xanh sàn Ubot trong việc tạo ra các công trình.

Tại Việt Nam, nhiều công ty xây dựng cũng hướng tới xây dựng xanh trong các công trình. Với nhiều vật liệu xanh như: Xốp cách nhiệt, tôn lợp sinh thái, gỗ ốp tường xanh, bê tông thực vật, hay các loại vật liệu được tái chế từ nhựa,… Trong đó, sàn phẳng Ubot (U-boot beton) đang là sản phẩm được sử dụng nhiều hơn cả.

Sàn phẳng Ubot là một vật liệu xây dựng xanh được chuyển giao công nghệ bởi công ty LPC (Lam Pham Construction), đạt những tiêu chuẩn về chất lượng, kiểu dáng và cực thân thiện với môi trường.

Cấu tạo của sàn phẳng Ubot

Có nguồn gốc từ nước Ý, sàn phẳng Ubot được biết đến là một phát minh của tập đoàn Daliform. Với nguồn nguyên liệu sản xuất chính là nhựa tái sinh polypropylen.

Sau khi thu gom loại nhựa này, chúng sẽ được xử lý và tái chế, tạo nên những hộp cốp pha bằng nhựa polypropylen (gọi là hộp Ubot). Đặc điểm của hộp nhựa này là không chứa những chất độc, không phát xạ các chất gây hại ra môi trường trong suốt quá trình sử dụng. Các hộp Ubot sẽ được ghép lại bằng thanh nối để tạo nên sàn phẳng Ubot không dầm, với những kích thước cơ bản là 52cm x 52cm. Chiều cao của các hộp có thể thay đổi lần lượt  là 10cm, 13cm, 16cm, 20cm, 24cm, 28cm… để phù hợp với nhiều module khác nhau.

Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 4
Sàn phẳng Ubot cũng giúp tối ưu kết cấu sàn phẳng và tiện lợi hơn trong việc vận chuyển, lắp ráp.

Thiết kế của hộp Ubot cũng có nhiều khác biệt so với các loại sàn beton cốt thép thông thường trước đây. Cấu tạo mỗi hộp Ubot sẽ bao gồm 5 chân hình côn, kết hợp với phụ kiện liên kết (thanh nối). Điều này giúp tạo ra một hệ thống dầm vuông góc, giống như một trụ đỡ giữa lớp sàn beton dưới và trên.

Từ đó giúp giảm tải trọng lượng của sàn và hạn chế số lượng cột cần sử dụng. Đồng nghĩa với việc lượng beton và thép sẽ cần ít hơn, góp phần giảm bớt chất thải rắn ra môi trường xung quanh.

Sàn phẳng Ubot có những đặc điểm gì?

Không chỉ vậy, các chuyên gia xây dựng cũng tiến hành so sánh giữa 2 công trình. Với cùng diện tích, chiều cao và số tầng như nhau, công trình dùng sàn phẳng Ubot không cần phải tốn nhiều công sức đào đất, giúp làm giảm các tác động đến môi trường đất tốt hơn so với sàn beton thông thường.

Đặc biệt, do được tái chế từ nhựa và thiết kế đơn giản, nên sàn phẳng Ubot cũng giúp tối ưu kết cấu sàn phẳng và tiện lợi hơn trong việc vận chuyển, lắp ráp. Sử dụng các hộp Ubot hoàn toàn dùng sức người, lắp ghép thủ công và không cần đến máy móc, thiết bị phức tạp. Nhờ đó giảm thiểu khí thải CO2, góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính.

Ngoài ra, nó cũng giúp ngăn chặn được ô nhiễm tiếng ồn cho các khu vực xung quanh, đặc biệt là với công trình xây dựng gần khu dân cư. 

Với những ưu điểm vượt trội này, công nghệ sàn phẳng Ubot được xem là một trong những vật liệu xây dựng xanh được quan tâm nhất hiện nay. Bởi nhìn một cách toàn diện, đây chính là giải pháp mới cho nhiều công trình, dự án xây dựng trong vấn đề bảo vệ môi trường. Song song với đó là những hiệu quả tối ưu về kinh tế, mang lại lợi ích và chất lượng dài hạn cho ngành công nghiệp xây dựng nói chung.

Nguồn: https://lpc.vn

Tính móng bè bằng phương pháp hệ số nền

Theo lý thuyết của Winkler, lò xo nền được sử dụng để đại diện cho tương tác của đất nền và móng. Ta có thể xác định hệ số nền bằng nhiều phương pháp: bàn nén, lún từng lớp, Terzaghi v..v….
– Để mô hình có ứng xử gần giống với thực tế độ lún xác định bằng lý thuyết phải xấp xỉ giá trị độ lún trong phần mềm
– Để xác định ứng xử của nền đất với nội lực trong móng bè theo phương pháp lò xo của Winkler, ta thực hiện việc thay đổi Ks, từ đó xác định được nội lực trong 1 dải chân cột trong móng bè. Trong tính toán thực hành, ta có thể dùng công thức sau :
Tổng lực chân cột ( Tổng P) = Chuyển vị TB x Ks x Diện tích móng.

tính móng bè 1
– Xác định một số điểm trên dải Strip, từ đó lấy được moment trong dải theo các giá trị của Ks , vẽ được biểu đồ moment trong dải Strip theo hệ số nền Ks (tương ứng là độ lún).

Từ hình vẽ ứng xử của moment dải với hế số nền Ks, ta có nhận xét :

1- Hệ số nền càng nhỏ ( chuyển vị lớn) , moment trong dải càng lớn – điều này là do chuyển vị nền đất lớn >>>> moment lớn ( chuyển vị cưỡng bức)
2- Khi hệ số nền lớn tới mức nào đó (20 000 kN/m3), hệ số nền tăng, moment tăng rất ít. Khi đó ta thấy rằng độ lún thay đổi cũng rất ít. Do đó, độ lún ảnh hưởng lớn tới nội lực trong móng bè.

59657321_2744216322271692_3558717508129128448_n
3- Khi Ks tăng từ 5000 lên 10000 ( độ lún đầu vào từ 3cm thành 1,6cm), giá trị moment tăng từ 259 lên 309 ( thay đổi 20%). Sự thay đổi này là đáng kể.

59788926_2744216742271650_6619683860391133184_n

Như vậy :
– Trong mô hình này, chuyển vị trung bình xác định được trong mô hình luôn lớn hơn chuyển vị đầu vào nhưng không nhiều (max là 10%).
– Ta có thể dùng kết quả tính lún trong lý thuyết (phương pháp cộng lún, tính theo Terzaghi v..v..) là chuyển vị đầu vào để tính ra hệ số nền.
– Để thiên về an toàn, ta hoàn toàn có thể đưa hệ số nền thấp hơn 1 mức so tính toán vào mô hình. Như trong công trình này, ví dụ tính lún theo lý thuyết là 1,6cm, ta có thể cho độ lún đầu vào là 2cm. Kết quả thép lý thuyết thu được tăng 10%

Tài liệu tham khảo – Tính toán cọc chịu tải trọng ngang

Khi tính toán bố trí thép cọc khoa nhồi, bạn thấy khó khăn vì không biết bố trì lồng thép suốt chiều dài cọc hay không? Làm thế nào để biết khi nào cần thép dọc. Hãy cùng bàn luận vấn đề tính toán cọc chịu tải trọng ngang của LPC nhé.

Về cơ bản, chúng ta có thể hoàn toàn tính toán được thép trong cọc khoan ngồi bằng một số phương pháp sau:

1. Mô phỏng đất dưới dạng các lò xo (Spring) và xác định được nội lực trong cọc

Cọc được mô phỏng theo dạng thanh, đất nền vẫn được mô phỏng truyền thống theo cấu kiện lò xo. Có 4 loại lò xo cần mô phỏng để cọc làm việc theo thực tế : lò xo theo phương đứng đặc trưng cho ma sát thành bên của cọc, lò xo theo phương X và Y đặc trưng cho đất nền làm việc cùng cọc và lò xo vị trí mũi cọc đại diện phản lực đất nền. Và do đó, ta hoàn toàn có thể xác định được lực dọc trong cọc tại vị trí xác định nào đó và moment trong cọc để bố trí thép 1 cách hợp lý.

tính toán cọc tải trọng ngang

2. Tính cọc dưới tác dụng tải trọng ngang và moment (phụ lục A-TCVN 10304:2014)

Ta có thể tính được chuyển vị ngang đầu cọc, góc xoay tại đầu cọc moment Mz, lực cắt Qz và lực dọc Nz theo các công thức trong TCVN 10304:2014 từ đó xác định được điểm “không “ moment.

tính toán cọc tải trọng ngang 1

3. Tính nội lực – chuyển vị cọc theo tác giả Thornier – Pháp

Coi như cọc trong môi trường đàn hồi, tất cả chuyển vị ngang của nó tương ứng tỉ lệ với phản lực ngang của đất. Trong trường hợp này, áp dụng lý thuyết tính toán cọc dài bán vô hạn trên nền đàn hồi.
Cọc chịu tải ngang, momen và lực dọc, ta lần lượt tính được sự biến dạng, góc xoay và momen của cọc theo biến x – độ sâu của cọc.
Đồng thời, ta có thể xác định được vị trí mà momen lớn nhất trong cọc tại độ sâu pi/b, giá trị xấp xỉ khoảng 4,3% momen ở đỉnh (đối với cọc lệch tâm và cọc chịu momen M – áp dụng cho bài toán đài 1 cọc lệch tâm) (xem hình vẽ)

tính toán cọc tải trọng ngang 2

Nhận xét chung

Ta có thể đánh giá được ứng xử của cọc khi mô hình tổng thể bao gồm cả phần nổi và phần ngầm hoặc tách riêng hệ đài – cọc. Bên cạnh đó độ lún của đài cọc cũng có thể chuyển vị các điểm trên đài trong khi mô hình là riêng lẻ hoặc tổng thể. Momen xuất hiện trong cọc: giúp người kỹ sư hiểu rõ hơn sự phân phối nội lực trong cọc phương pháp tính toán + giảm thép dọc (theo tính toán giải tích hoặc theo mô hình phần tử hữu hạn trong phần mềm).

Nguồn: https://lpc.vn

Phương án gia cường TTTM trưng bày và giới thiệu sản phẩm

Tại sao phải gia cường kết cấu?

  • Các công trình BTCT trong những công trình sử dụng lâu năm bị xuống cấp do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau như tải trọng, khí hậu, bị ăn mòn (Carbonat hóa)
  • Các công trình hư hỏng do khâu khảo sát, thiết kế hoặc thi công
  • Công trình thay đổi nhu cầu sử dụng, cải tiến công nghệ, đổi mới thiết bị,thay đổi công năng dẫn đến thay đổi sơ đồ kết cấu, tải trọng
  • Công trình có nhu cầu mở rộng, nâng tầng
Hình ảnh Phương án gia cường TTTM trưng bày và giới thiệu sản phẩm 1
Tại sao phải gia cường kết cấu cho dự án TTTM Trung bày và giới thiệu sản phẩm – CDA Tam Trinh

Các biện pháp gia cường:

  • Gia cường cột kết cấu bằng cách tăng tiết diện.
  • Gia cường bằng cách bọc thép hình bên ngoài.
  • Gia cường bằng cách sử dụng cốt sợi tổng hợp FRP ( fiber Reinfoced Polymer)
Hình ảnh Phương án gia cường TTTM trưng bày và giới thiệu sản phẩm 2
3 Phương pháp gia cường cho công trình TTTM trưng bày và giới thiệu sản phẩm

Bảng so sánh các phương án gia cường

Công trình thay đổi nhu cầu sử dụng thì các thông số của công trình cũng sẽ thay đổi được nâng cấp và cải tạo nhiều hơn.

Hình ảnh Phương án gia cường TTTM trưng bày và giới thiệu sản phẩm 3
Bảng so sánh các phương pháp gia cường

Ưu điểm của các phương án gia cường

Mỗi phương pháp gia cường sẽ có những ưu điểm riêng biệt. Với phương án bao bọc bằng BTCT là những vật liệu đơn giản, có sẵn ở địa phương, việc thi công cũng đã quen thuộc với các kỹ sư sẽ giúp việc thi công sẽ dễ dàng hơn.

Với phương án ốp bản thép đây cũng là một trong những vật liệu dễ dàng tìm thấy ở ở Việt Nam và các kỹ sư, công nhân cũng đã quen với phương pháp này.

Phương án dán tấm sợi carbon (CFRP) sẽ giúp cho công trình không phá kết cấu hiện có, chỉ cần bóc bỏ lớp vừa chát (nếu công trình đã có). Đây cũng là phương pháp không ảnh hưởng tới cấu trúc hiện trạng của công trình. Sau khi dán gia cường thì có thể sơn hoặc chát tùy mục đích người sử dụng. Trọng lượng rất nhẹ nên không ảnh hướng tới tải trọng của công trình. Thi công không mất nhiều thời gian.

Hình ảnh Phương án gia cường TTTM trưng bày và giới thiệu sản phẩm 4
Ưu điểm của các phương án gia cường

Nhược điểm của các phương án gia cường

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội phương án nào cũng có những khiếp điểm nhất đinh; nếu phương án bao bọc bằng BTCT và phương án ốp bản thép mất nhiều thời gian thị công, ván khuôn lắp ghép cồng kềnh, chiếm nhiều không gian; phải cải tạo và đục vào kết cấu hiện trạng, thì phương án dán tấm sợi Carbon mắc phải vị vận chuyển từ nước ngoài về vì Việt Nam không sản xuất được nên giá thành hơi cao. Nhân công thi công phương án này không phổ biến như 2 phương án còn lại.

Hình ảnh Phương án gia cường TTTM trưng bày và giới thiệu sản phẩm 5
Nhược điểm của các phương án gia cường

Nhận xét chung về các phương án gia cường

Đối với phương án bao bọc bằng BTCT không phù hợp vì tăng kích thước cấu kiện, tăng tải trọng trong khi phần móng cọc đang sát đến ngưỡng chịu tải tối đa. Phương án này khi gia cường kết cấu chịu momen âm là không khả thi mà hiện tại công trình này momen âm của dầm đang thiếu cần gia cường thêm.

Phương án ốp bản thép có thể áp dụng được, tuy nhiên khi sử dụng phương án này cần phải cân nhắc hoàn thiện bề mặt để đảm bảo kiến trúc thẩm mỹ cho công trình. Kết cấu thép gia cường cần có biện pháp bọc, phủ vật liệu chống cháy để đảm bảo theo yêu cầu PCCC. Khi ốp bản thép gia cường thì kết cấu chịu momen âm là không khả thi mà hiện tại công trình của dầm đang thiếu cần gia cường thêm.

Áp dụng phương án dán tấm sợi carbon để gia cường kết cấu chịu nén, chịu uốn cắt kể cả gia cường các vị trí momen âm thỏa mãn đầy đủ điều kiện của công trình đang xét đến. Các tấm sợi carbon gia cường cần biện pháp bọc, phủ vật liệu chống cháy để đảm bảo theo yêu cầu PCCC.

Hình ảnh Phương án gia cường TTTM trưng bày và giới thiệu sản phẩm 5
Hình ảnh gia cường bằng phương pháp dán tấm sợi carbon ở khu vực lỗ thang, gia cường momen âm của dầm và gia cường dầm chính.

Phương pháp này đã mang lại hiệu quả và thính thẩm mỹ cao cho dự án Showroom trưng bày.

Nguồn: https://lpc.vn

CÔNG NGHỆ GIA CỐ BẰNG TẤM SỢI CARBON TẠI CDA

     Gần đây, phương pháp sửa chữa nâng cấp khả năng hoạt động và sử dụng của công trình cũ bằng vật liệu sợi carbon composite (FRP)  công nghệ cao đã trở thành một giải pháp ưa dùng và hiệu quả nhất rất được thị trường xây dựng thế giới ưa chuộng chọn lựa để gia cố cho các công trình xây dựng bê tông cốt thép.

CB3

Từ những năm 30, các kiến trúc sư đã suy nghĩ đến việc thay thép bằng carbon. Bởi carbon rất bền và cứng, khả năng chịu tải cực tốt mà không bị oxi hóa như sắt, thép. Nhưng cản trở lớn nhất là carbon có giá trên trời….

Nhưng gần đây, trên thế giới đã xuất hiện tấm sợi carbon áp dụng trong gia cố công trình. Sợi Carbon composite là loại sợi chứa ít nhất 90% nguyên tử carbon được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình nhiệt phân sợi nguyên liệu ban đầu, có cấu trúc mạng lưới 2 chiều với các nguyên tố carbon sắp xếp trật tự thẳng hàng và quấn lấy nhau.

 

CB1

Vật liệu nền của composite có thể là polyme, các kim loại và hợp kim, gốm hoặc các bon. Vật liệu cốt đảm bảo cho composite có các mođun đàn hồi và độ bền cơ học cao. Các cốt của composite có thể là các hạt ngắn, bột, hoặc các sợi cốt như sơi thủy tinh, sợi polyme, sợi gốm, sợi kim loại và sợi các bon,…Sợi carbon có cấu trúc mạng lưới 2 chiều với các nguyên tố carbon sắp xếp trật tự thẳng hàng và quấn lấy nhau.

Tại dự án CDA của chủ đầu tư Thanh Cong Group mà LPC làm tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án cũng đã sử dụng giải pháp gia cố để tăng tính bền vững cho công trình.

CB4

Ứng dụng thực tế được ghi lại tại CDA. Những tấm carbon gia cường đã được đội thi công dùng hỗn hợp keo epoxy dán ốp vào những vị trí cần chịu tải nhiều như chân cột, sàn tầng, dầm sà,… Phỏng vấn đội kỹ thuật tại hiện trường, được biết những ưu và hược điểm khi sử dụng giải pháp này.

Ưu điểm  của vật liệu carbon composite:

  • Cường độ chịu kéo cao, gấp 10 -15 lần cường độ chịu kéo thép.
  • Nhẹ và đa năng.
  • Thích hợp với hình dạng cấu kiện khác nhau.
  • Gia cố những kết cấu chịu uốn, cắt và nén.
  • Lắp đặt nhanh, dễ dàng, không ảnh hưởng đến kiến trúc của công trình.
  • Bền bỉ với thời gian và trong môi trường hóa chất.
  • Dễ dàng tính toán và kiểm tra lại với phần mềm do nhà sản xuất cung cấp.

CB2

Nhược điểm của vật liệu carbon composite:

  • Đây là nguồn vật liệu từ thị trường nước ngoài, Việt Nam chưa có công ty sản xuất nên giá khá cao và hiếm nguồn.
  • Trước khi tiến hành cải tạo phải lên dự toán xây dựng cẩn thận để lập kết hoạch cung ứng vật liệu cho công trình.

Với những ưu điểm về độ bền, chịu nhiệt, chịu tải, việc ứng dụng giải pháp này càng khẳng định chất lượng của dự án CDA. Ở vị trí tư vấn, Lam Pham Construction luôn đưa cho Quý khách hàng những lựa chọn tối ưu nhất…

NHỰA ĐỘC HẠI – MỒ CHÔN SỰ SỐNG!!!

      Bill Gates đã từng nói: “Tập trung vào ba lĩnh vực chính: năng lượng, công nghệ sinh học và trí tuệ nhân tạo sẽ thay đổi bộ mặt thế giới con người đang sống. Theo Báo cáo của Liên Hợp Quốc, nhân loại cần phải loại bỏ tới 1 tỷ tấn CO2 trong thế kỷ này để tránh thay đổi nhiệt độ đến mức đe dọa. Và nhựa độc hại là mối đe dọa kinh khủng nhất với mọi nỗ lực của nhân loại.

Ngày 25 tháng 10 năm 2018, Nghị viện Châu Âu đã bỏ phiếu và đi đến quyết định cấm sử dụng nhựa dùng một lần bắt đầu từ năm 2021. Đây là bước tiến quan trọng để cứu lấy đại dương của chúng ta. Theo quyết định này thì những đồ đùng phổ biến như dao, đĩa, dĩa nhựa, tăm bông, ống hút, cốc nhựa,… sẽ bị cấm bán và cấm sử dụng.

nhựa 10

Quyết định này liệu có được thực hiện dứt khoát và đồng bộ không?

Câu trả lời là không! Mặc dù Nghị viện Châu Âu đã có nhưng hỗ trợ cần thiết để tạo ra một quy tắc mới trong cộng đồng chung châu Âu nhưng họ vẫn sẽ phải đàm phán với Hội đồng EU để đưa ra phán quyết cuối cùng. Một số nước muốn hủy bỏ lệnh cấm trên lãnh thổ của mình và đổi lại họ sẽ đảm bảo việc tái chế nhựa.

Thực hiện lệnh cấm cũng đưa đến ảnh hưởng lớn cho các doanh nghiệp kinh doanh đồ ăn nhanh. Họ sẽ phải thay đỏi bao bì và sử dụng vật liệu phân hủy sinh học khác. Nhưng có những loại giấy bọc không thể thay thế được ví dụ như các gói hamburger, sandwich, trái cây, rau quả thông thường và chai nước giải khát…. Các quốc gia phải đảm bảo 90% tái chế trong vòng 7 năm để giảm bớt sự độc hại của loại rác thải này.

nhựa 11

Vì sao phải đưa ra lệnh cấm này?

Theo một báo cáo gần đây, nhựa dùng 1 lần chiếm 70% chất thải biển. Chúng góp phần ảnh hưởng tới các vi mạch, xuất hiện những đảo rác và gây ô nhiễm sinh học nghiêm trọng. Điều chúng ta cần làm là loại bỏ chúng để cứu các động vật thủy sinh và chất lượng nước biển.

nhựa 5

Nếu bạn biết: “Dạ dày của ban chứa đầy nhựa!!!”, bạn sẽ phản ứng ra sao?

Cùng lúc với quyết định của Nghị viện châu Âu, có một nghiên cứu quan trọng phát hiện ra rằng polypropylene và PET đã xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người. Có tới chín loại nhựa khác nhau được xác định trong phân người của các công dân từ khắp nơi trên thế giới. Và một số nhỏ hơn có thể đã đi vào máu, hệ bạch huyết hoặc thậm chí là gan…

Sự tiết kiệm ấy có đáng???

Nếu bạn không bị lay động trước cảnh biển bị lấp đầy bởi nhựa hoặc động vật chết đuổi trong chất thải thì có lẽ bạn sẽ cảm động bởi lời tuyên bố của Nghị viện châu Âu: “Cấm những sản phẩm này, người châu Âu sẽ tiết kiệm 22.000 triệu euro chi phí môi trường, tương đương với việc giảm 3,4 triệu tấn CO2 mỗi năm. Đó cũng đưa đến cơ hội mới về lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp châu Âu… nếu thích nghi với lệnh cấm này, họ sẽ chinh phục được hết những thị trường khó tính bên ngoài biên giới của chúng ta”….

nhựa

Ở Amsterdam, lối sống “không nhựa” bắt đầu được coi trọng. Biểu hiện nổi bật là ngày 5 tháng 3 năm 2018, thành phố này đã khánh thành hành lang siêu thị “không có nhựa”. Tại đây trưng bày hơn 700 sản phẩm có sẵn và không bọc bao gồm thịt, gạo, nước sốt, các sản phẩm sữa, sô cô la, ngũ cốc, trái cây và rau củ. Cửa hàng thí điểm mới này nằm trong chuỗi siêu thị Ekoplaza ở Hà Lan.

nhựa 2

Chuỗi siêu thị này sẽ ra mắt các lối đi bằng không nhựa tại 74 chi nhánh vào cuối năm nay. Hành lang này được sử dụng để trưng bày các vật liệu sinh học có thể phân hủy mới cũng như sử dụng các vật liệu truyền thống như kim loại, thủy tinh và các tông. Và các sản phẩm  trong lối đi này sẽ mang nhãn hiệu do A Plastic Plane phát hành để giúp người mua dễ dàng xác định các sản phẩm hoàn toàn không chưa nhựa.

nhựa 3

nhựa4

Hành động thân thiện này đã đánh dấu thời khắc lịch sử cho cuộc chiến chống lại ô nhiễm nhựa. Người đồng sáng lập nhãn hiệu A Plastic Plane, Sian Sutherland, kêu gọi những động thái tương tự Ekoplaza để có thể tạo thành thị trường không nhựa đầu tiên trên thế giới. Theo hãng này, hành lang nhựa là cách thực sự sáng tạo để kiểm tra vật liệu sinh học làm phân ủ, cung cấp giải pháp xanh cho môi trường!!!

nhựa 6

nhựa 7

nhựa 8

Loại bỏ nhựa độc hại, sử dụng sản phẩm tái chế và phân hủy sinh học là giải pháp hàng đầu để cứu môi trường của chúng ta.

 Cùng chung tay vì một thế giới xanh!!!

PH House được đề cử trong “Building of year 2019”

anhTP18_1Dự án: PH House

Địa chỉ: Đồng Hới, Việt Nam

Phân loại: Nhà ở

Kiến trúc: Mét Vuông Studio

Kiến trúc sư trưởng: Đặng Ngọc Viễn

Diện tích: 160.0 m2

Năm thi công: 2018

Sản xuất: Bosch, Hafele, LG Electronics, Toto, INAX

Đơn vị cung cấp Ubot: Lam Pham Construction

Bạn sẽ không mất đến 2p để đọc bài viết này nhưng nó là niềm tự hào cho kiến trúc Việt Nam, sự vinh danh ngành xây dựng nước nhà….

“Building of year” đã trở thành cái tên quen thuộc với giới kiến trúc sư. Nó là sự kiện lớn nhất năm của ngành xây dựng quốc tế nhằm vinh danh những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và kiến trúc. Cuộc thi được tổ chức bởi Tập đoàn truyền thông “The city” của Bulgaria.

Năm 2019 này, Việt Nam được lọt vào top của “Building of year” với công trình nhà ở sinh hoạt – PH House ở Đồng Hới do kiến trúc sư trưởng Đặng Ngọc Viễn của Mét vuông Studio thực hiện.

Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 1

Công trình được khởi công năm 2018 với diện tích hơn 160m2. Với việc sử dụng hệ gạch thông giá khá thoáng mát và bê tông mài đã tạo nên điểm nổi bật cho căn nhà.

Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 2

Hơn nữa, một điểm nổi bật không kém tôn lên vẻ hoàn mỹ và hiện đại cho căn nhà là hệ thống trần, sàn phẳng nhẹ, không dầm sử dụng hộp định hình tạo rỗng Ubot.
Ngoài việc sử dụng công nghệ sàn hộp Ubot đã giúp cho dự án tiết kiệm hơn do giảm được lượng lớn bê tông, cốt thép so với sàn truyền thống, không gian cũng trở nên thông thoáng bởi sự tối giản của hệ thống dầm, xà khiến cho kiến trúc sư dễ trang trí và sắp xếp đồ vật;….
Thêm vào đó, sử dụng vật liệu xanh – hộp Ubot từ nhựa tái chế Polypropylene này giúp cho công trình “xanh” hơn, bắt kịp xu thế xây dựng hiện đại.
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 3
Với những ưu điểm nổi trội đấy, PH House xứng đáng nằm trong danh sách những công trình đáng được tôn vinh năm 2019.
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 4
 
Ubot đồng hành cùng kiến trúc Việt Nam để hướng tới vẻ đẹp hoàn thiện nhất…..
Bạn có muốn cùng đi chúng tôi???
Vì một nền xây dựng Việt Nam xanh và hiện đại…
Để ủng hộ cho kiến trúc Việt Nam, mọi người hãy click vào link dưới, đăng nhập và bỏ phiếu tại ô màu xanh:
Xem thêm một vài hình ảnh của công trình:
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 6
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 7
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 8
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 9
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 10
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 11
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 12
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 13
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 14

Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 15
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 16
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 17
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 18
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 19

Nguồn: https://lpc.vn

UBOT LAND: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai…

Có một ngôi nhà để xây hạnh phúc…..

Có một con đường hướng tới tương lai….

Có một vùng đất trăm năm bền chắc….

Từ nhựa, Ubot xây hiện tại…..

Từ hiện tại, ubot dựng tương lai…

Có bao giờ bạn nghĩ tương lai mình có gì???

Có bao giờ bạn nghĩ nhiều khói, nhiều bụi, ô nhiễm quá….. Cuộc sống về sau có phải sống chung với bụi, với khói, với ô nhiễm thế này không???

Hình ảnh Ubot land 1

Một câu nói khá nổi tiếng :”Chỉ khi diệp lục được chiếu sáng mới có thể quang hợp, giúp cho lá cây mang trong mình màu xanh và lan tỏa không khí trong lành”..

Chỉ khi biển sạch, nước trong, thủy sinh mới phong phú

Chỉ khi cây rừng xanh mướt, động vật mới sinh sôi

Chỉ khi môi trường trong lành, cuộc sống mới phồn vinh….

Bạn biết môi trường đang bị hủy hoại, vậy hiện tại bạn đang làm gì? Hay bạn vẫn đang cố đổ lỗi cho ai đó và nghĩ họ phải chịu trách nhiệm với môi trường?

Ngay bây giờ hãy gạt bỏ những suy nghĩ sai lầm đó và bắt tay ngay vào việc bảo vệ môi trường hướng tới “Phát triển bền vững”….

Cụm từ “Phát triển bền vững” đã nhận được sự quan tâm khá lớn từ các Chính phủ và tập đoàn lớn. Đan Mạch đã phát triển sản xuất khí biogas với năng suất hơn 6000m3/ngày từ 135 tấn rác thải và là quốc gia có 1/3 lượng điện năng tiêu thụ từ turbin gió. Ngoài ra, các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc tập trung đầu tư hàng chục tỉ USD cho công nghệ xanh, thực hiện nhiều dự án xanh được cả nước đón nhận như “Thành phố mặt trời”, “Ngôi nhà xanh”…

Tại Việt Nam, hàng loạt nghiên cứu, đầu tư cũng như sáng kiến mới nhằm cải thiện quy trình và tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường cũng đang được xúc tiến đặc biệt trong trong ngành xây dựng. Hưởng ứng tinh thần xanh đấy, Lam Pham Construction (LPC) đã chuyển giao thành công vật liệu xây dựng xanh – SÀN PHẲNG NHẸ, KHÔNG DẦM, SỬ DỤNG HỘP ĐỊNH HÌNH TẠO RỖNG UBOT – đạt tiêu chuẩn về chất lượng, kiểu dáng và cực  kỳ thân thiện với môi trường.

Hình ảnh Ubot land 2
LPC chuyển giao công nghệ xây dựng mới hộp Ubot

Hộp Ubot được làm từ nhựa tái sinh Polyproplene được sử dụng tái chế để tạo nên sàn phẳng đưa ra thị trường sản phẩm xanh cho ngành xây dựng với kích thước cơ bản là 52cm x 52cm có chiều cao thay đổi với nhiều Module khác nhau 10, 13, 16, 20, 24, 28cm… được ghép lại với nhau bởi thanh nối của hộp tạo nên kết cấu sàn phẳng hai phương toàn khối.

Đặc biệt, Sàn UBot được xem là một trong những sản phẩm được nhiều người quan tâm bởi những ưu điểm vượt trội của nó như tối ưu kết cấu sàn phẳng, tối ưu hiệu quả kinh tế…

Hình ảnh Ubot land 3
Hộp Ubot được cải tiến dần hoàn thiện với nhiều ưu điểm hơn

Là một vật liệu xanh – Ubot chiếm lợi thế về kích thước, có thể xếp chồng lên nhau, dễ dàng vận chuyển (lên trên sàn) bảo quản ngoài trời và đặc biệt là không dễ vỡ như xốp Polystyrene.

Hình dáng của sản phẩm được cải tiến, độ dày và kích thước linh hoạt cùng khả năng chống cháy giúp hộp Ubot  trở thành một sản phẩm được nhiều chủ đầu tư, người tiêu dùng sử dụng cho công trình của mình.

Hộp Ubot đang là một trong những sản phẩm được nhận nhiều sự tin tưởng và lựa chọn từ các chuyên gia cùng với tổ chức xây dựng bởi sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường thay cho các sản phẩm phẩm độc hại truyền thống.

Hình ảnh Ubot land 4
Hộp Ubot trong nhà máy sản xuất

Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường (vật liệu xanh) đang trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu hướng tới của ngành Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Để đạt được mục tiêu này, các sản phẩm vật liệu xây dựng phải đáp ứng được hai yêu cầu: Tiêu tốn ít năng lượng hơn cho việc tạo ra nó và giúp tiết kiệm được điện năng tiêu thụ khi đưa vào sử dụng.

Các loại vật liệu xanh đang được thị trường và người tiêu dùng quan tâm đó là: Sàn Ubot, bê tông nhẹ, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế, xi măng xanh…

Hình ảnh Ubot land 5
Công trình thiết kế thi công với sàn phẳng Ubot

Tại Triển lãm quốc tế Vietbuild 2018  tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội quy tụ hơn 800 doanh nghiệp ngành Xây dựng với 2.500 gian hàng.Tại đây, các doanh nghiệp đã giới thiệu, trưng bày các sản phẩm của ngành Xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản và trang trí nội – ngoại thất, trong đó các gian hàng trưng bày sản phẩm vật liệu xanh thân thiện với môi trường chiếm tỷ lệ khá cao.

Các gian hàng trưng bày sản phẩm vật liệu xanh đã được người tiêu dùng quan tâm và tìm hiểu rất nhiều. Lam Pham Construction (LPC) cũng đã góp mặt ở Vietbuild mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm nổi bật chuyển giao công nghệ của Italya.

Hình ảnh Ubot land 6
LPC tại triển lãm quốc tế Vietbuild 2018 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội

Dự đoán trong những năm tới, nhu cầu về môi trường sống xanh và tiêu dùng xanh hứa hẹn trở thành tiêu chuẩn sống trong tương lai, để chất lượng “xanh” sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh và khẳng định thương hiệu của nhiều doanh nghiệp.

Lam Pham Construction chúng tôi sẽ luôn đồng hành với sự nghiệp dựng lại cuộc sống xanh, bảo vệ môi trường hiện tại, đưa đến giá trị tương lai…..

UBOT LAND băng qua thời gian, vượt mọi thử thách hướng tới giá trị bền vững…

Nguồn: https://lpc.vn