Hình ảnh vật liệu xây dựng chống nóng 5

Cách chọn vật liệu xây dựng chống nóng cho không gian nhà ở

Nội dung

Lựa chọn vật liệu xây dựng chống nóng là giải pháp mà nhiều người lựa chọn, vừa giúp làm mát không gian sống, vừa tiết kiệm năng lượng điện.

Hình ảnh vật liệu xây dựng chống nóng 1
Thị trường rất đa dạng vật liệu xây dựng chống nóng

Khí hậu Việt Nam ngày càng khắc nghiệt, đặc biệt mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C. Do dố việc tìm những vật liệu xây dựng chống nóng cho không gian sống đã trở thành nhu cầu khá phổ biến. Cùng Lam Pham Construction tìm hiểu về cách chọn các loại vật liệu xây dựng chống nóng rẻ, hiệu quả cho công trình của bạn nhé.

Chọn vật liệu xây dựng chống nóng cho mái nhà

Tôn là một trong các loại vật liệu xây dựng lợp mái thông dụng, nhưng nó có nhược điểm là hấp thụ nhiệt cao, gây hầm nóng cho không gian. Khắc phục tình trạng này, các nhà sản xuất đã phủ lớp PU dày 16 mm cách nhiệt bên dưới tôn 5 sóng cao 30 mm. Điều này mang lại hiệu quả cách nhiệt rõ rệt. Tôn chống nóng giúp tiết giảm điện năng tiêu thụ đáng kể so với tôn thông thường.

Ví dụ, căn phòng 30 m2 thường phải dùng tới 2 quạt mới đủ làm mát nhưng nếu dùng tôn cách nhiệt thì chỉ cần một quạt là đủ. Bên cạnh đó, loại tôn này cũng có khả năng cách âm tốt, ngăn tiếng mưa rơi, tiếng ồn từ bên ngoài vào. Đặc biệt, khả năng chống chảy của tôn cách nhiệt cao, độ cứng tốt, giúp thi công, lắp đặt mái dễ dàng.

Nhờ lớp PU trắng đục dưới tôn phẳng có họa tiết đa dạng mà người thiết kế có thể để lộ mà không phải làm trần. Nếu ngôi nhà của bạn đã lợp loại tôn thông thường thì có thể dùng tôn phẳng phủ lớp PU đóng trần, vừa cản sức nóng vừa tạo tính thẩm mỹ, thay thế cho vật liệu xây dựng đóng trần khác. Giá của tôn cách nhiệt cũng không quá đắt, tùy theo loại và độ dày.

Hình ảnh vật liệu xây dựng chống nóng 2
Tôn cách nhiệt có khả năng chống nóng rất tốt

Bên cạnh đó, những loại vật liệu xây dựng như tấm lợp Onduline, tấm Poly Carbonate, tôn nhựa sợi thủy tinh cũng được nhiều người lựa chọn để làm chống nóng cho mái.

Tấm lợp sinh thái Onduline có dạng sóng tròn, làm từ sợi hữu cơ tổng hợp và nhựa Bitum đã được xử lý dưới nhiệt độ và áp suất cao, do đó tính năng cách âm, cách nhiệt rất tốt. Hơn nữa, tấm lợp Onduline có trọng lượng nhẹ, mịn màng, khá bền đẹp và không bị rêu mốc hay rỉ sét. So với tôn cách nhiệt, vật liệu xây dựng này cũng có giá thành tương đương nên cũng được ưa chuộng.

Loại tôn nhựa sợi thủy tinh thì có giá thành cao hơn cả, nhưng được gia cố thêm những sợi thủy tinh bền chắc, giúp làm chậm lão hoá, cách điện khi trời giông sét, bền với thời tiết, không giữ ẩm, không rỉ sét…

Ngoài ra, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, sử dụng tôn nhựa sợi thủy tinh vừa tạo môi trường trong lành vừa làm không gian sáng sủa hơn. Vật liệu xây dựng này còn có trọng lượng nhẹ nên dễ dàng trong vận chuyển, thi công.

Trên thị trường hiện nay còn có tấm nhựa mút mỏng 3 – 5 mm với bề mặt “giả” lớp nhôm, hay gọi là tấm OPP hay PE bạc. Tuy nhiên, loại nhựa này có tác dụng nhiệt và cách âm không cao và cũng không bền.

Bên cạnh đó, các loại xốp, ốp trần nhựa chống nóng trước đây ít khi được quan tâm thì giờ cũng khá được yêu thích.

Hình ảnh vật liệu xây dựng chống nóng 3
Xốp chống nóng cho trần có giá thành khá phù hợp

Chọn vật liệu xây dựng chống nóng cho trần

Xốp chống nóng là loại vật liệu xây dựng chống nóng phù hợp với nhu cầu này, lại hợp túi tiền của đại đa số người dùng. Thêm vào đó, thời gian thi công với xốp chống nóng rất nhanh, chỉ khoảng 1 ngày cho căn phòng diện tích 30 m2.

Mặc dù chống nóng tốt nhưng loại vật liệu xây dựng này lại có nhược điểm là khả năng chống cháy kém, dễ bị biến dạng nhanh chóng dưới nhiệt độ cao.

Nếu bạn muốn chống nóng hiệu quả triệt để hơn thì có thể lát trực tiếp gạch trần nhiều lỗ, gạch chữ U hoặc gạch hourdis. Giá của các loại vật liệu xây dựng truyền thống này khá rẻ. Bạn có thể dùng lát trực tiếp trên bề mặt bê tông của trần nhà, sau đó có thể để trần hay lát gạch men tùy thích.

Bên cạnh đó, các loại ngói lợp phủ gốm, ngói xếp truyền thống, bông thủy tinh, túi hạt khí, bông khoáng hay các loại sơn đặc chủng giúp xử lý cách nhiệt, cách âm khá tốt.

Túi khí cách nhiệt cấu tạo từ lớp nhôm nguyên chất phủ lên nhựa tổng hợp chứa các túi khí. Lớp nhôm màu sáng bạc có tác dụng phản xạ nhiệt còn lớp nhựa chứa túi khí giúp ngăn chặn quá trình dẫn nhiệt và tản nhiệt.

Ngoài ra, túi khí còn có tác dụng ngăn âm thanh truyền qua, đồng thời khử sóng âm thanh phản xạ, tránh tiếng vang khi bề mặt không phẳng hay hình dạng bất định.

Hình ảnh vật liệu xây dựng chống nóng 4
Túi khí cách nhiệt cũng là vật liệu cách nhiệt tốt

Đây là một loại vật liệu xây dựng mới, an toàn và thân thiện với môi trường, lại tiết kiệm năng lượng điện cho việc thắp sáng và điều hoà. Bông thủy tinh cách nhiệt và bông khoáng thì phổ thông hơn, chúng đều có tác dụng hấp thụ nhiệt bức xạ và ngăn cản truyền nhiệt, nên chống nóng hiệu quả. Ngoài ra chúng còn có khả năng cách âm, giảm tiếng ồn khi trời mưa,…

Lựa chọn vật liệu xây dựng chống nóng trong và quanh nhà

Vật liệu xây dựng chống nóng cho tường có thể sử dụng thủy tinh cách nhiệt hoặc bông khoáng là phổ thông nhất. Bông thủy tinh cấu tạo từ sợi thủy tinh, không chứa Amiăng nên rất an toàn khi sử dụng.

Còn bông khoáng được tạo thành từ quặng khoáng đá nung chảy, nên thường được sử dụng để lót cách nhiệt, cách âm ở giữa các bức tường. Tuy nhiên, hai vật liệu xây dựng này đều có độ bền không cao, dễ bị lão hóa và mủn sau thời gian dài sử dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, các loại sơn tường, phủ trần chống nóng hiện nay cũng rất được ưa chuộng, với sản phẩm đa dạng đến từ nhiều thương hiệu như: Kecnee, Vatex, Litex, Matex, Levi-stex, Super Matex, Maxilite. Bạn nên lưu ý khi mua sơn tường, phủ trần chống nóng là thị trường hiện không chỉ có sơn chống nóng trong nhà mà còn có loại dùng ngoài trời, chúng có giá bán cao hơn hẳn.

Hình ảnh vật liệu xây dựng chống nóng 5
Đa dạng các loại sơn tường chống nóng

Nhựa uPVC hiện nay cũng là loại vật liệu xây dựng được sử dụng khá nhiều, giúp giảm thiểu bức xạ nhiệt từ bên ngoài. Với ưu điểm về cách âm, cách nhiệt nổi trội, vật liệu này đang được sử dụng để thay thế cửa đi, cửa sổ, vách ngăn bằng gỗ, nhôm ở các khu vực trực tiếp có ánh sáng chiếu trong ngôi nhà.

Nhìn chung thị trường hiện nay có khá nhiều loại vật liệu xây dựng chống nóng, làm mát tốt, tạo nên nhiều giải pháp lựa chọn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả chống nóng tốt nhất, cũng như thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn nên nhờ chuyên gia tư vấn thiết kế và thi công.

Không chỉ dùng vật liệu xây dựng chống nóng, để tăng hiệu quả làm mát thì cần tạo thêm giếng trời, lỗ thông gió ở trước và sau căn phòng. Như vậy sẽ tạo hiệu ứng trao đổi nhiệt, tạo lối thoát nhiệt cho không gian dưới mái.

Trên đây là một số chia sẻ của Lam Pham Construction về giải pháp và cách chọn vật liệu xây dựng chống nóng cho không gian nhà ở. Nếu cần tư vấn, hỗ trợ thêm về giải pháp thi công, thiết kế, hãy liên hệ với Lam Pham Construction.

Nguồn: https://lpc.vn

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.