Kiểm soát âm thanh – vấn đề thiết yếu cần được quan tâm trong xây dựng

Tốc độ đô thị hoá nhanh chóng tại Việt Nam trong những năm gần đây đã mang lại những thay đổi tích cực cho diện mạo của các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng. Tuy nhiên, việc những công trình xây dựng chung cư cao tầng, toà nhà văn phòng hay trung tâm thương mại mạc lên như nấm đi kèm với những vấn đề lớn và kiểm soát âm thanh đang trở thành vấn đề được quan tâm. Hãy cùng LPC tìm hiểu thêm về kiểm soát âm thanh nhé.

Lý do nào để kiểm soát âm thanh được quan tâm đến vậy?

Kiểm soát âm thanh là một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Theo một nghiên cứu lấy ý kiến khách hàng tại các khu nghỉ dưỡng và khách sạn, tiếng ồn được cho là nguyên nhân đứng thứ 2 bị phàn nàn, chỉ sau vấn đề vệ sinh.

kiem-soat-am-thanh-trong-xay-dung
Kiểm soát âm thanh trong xây dựng

Không giống như các ngành công nghiệp nói chung, hoạt động xây dựng không phải lúc nào cũng diễn ra ở một địa điểm và nhất là các công trình xây dựng ngoài trời thường gây ra tiếng di chuyển máy móc, thiết bị, âm thanh từ hoạt động của máy móc, công nhân xây dựng .

Theo KS. Nguyễn Hải Anh – Trưởng phòng Kỹ thuật Saint – Gobain Việt Nam trong Hội thảo “Tiện nghi âm thanh cho khách sạn, khu nghỉ dưỡng và không gian văn phòng. Ông đã chia sẻ: “Một thực tế khá buồn hiện nay, đó là dường như chúng ta đang chưa đánh giá chất lượng âm thanh trong công trình một cách nghiêm túc.

Trong thời gian qua, khi chúng tôi làm việc với rất nhiêu dạng công trình khác nhau, từ văn phòng tới trường học, từ nhà ở tới khách sạn hay khu nghỉ dưỡng, chúng tôi nhận thấy, tiêu chuẩn về cách âm tại Việt Nam còn nhiều hạn chế do thiếu thông tin và chưa phù hợp với nhu cầu thiết kế. Các công trình có thiết kế cách âm tốt thường sử dụng theo tiêu chuẩn nước ngoài.”

Ông còn chia sẻ:” Trong nhiều công trình mặc dù đã có yêu cầu về âm thanh ngay từ giai đoạn thiết kế, tới gian đoạn đấu thầu và thi công, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, mà chủ đầu tư có thể sẽ hy sinh các bài toán liên quan đến âm thanh. Điều này đã dẫn tới sự khác biệt rất lớn giữa thiết kế và sản phẩm của công trình. Chính vì vậy, theo tôi, vấn đề kiểm soát âm thanh trong công trình xây dựng cần được chú trọng hơn.”

nhan-dinh-ve-kiem-soat-am-thanh
Nguồn: Tạp chí kiến trúc

Giải pháp nào để kiểm soát âm thanh trong xây dựng?

* Đối với công trường xây dựng

Có rất nhiều các biện pháp để dễ dàng giảm tiếng ồn từ các công trình xây dựng như thay thế thiết bị hiện có bằng các thiết bị ít tạo ra tiếng động hay lắp đặt thêm các vật liệu giảm xóc, giảm âm, dựng rào chắn. Những máy móc, thiết bị mới ít gây tiếng ồn hơn so với các thiết bị cũ khi vận hành.

Các thiết bị chạy bằng điện yên tĩnh hơn thiết bị chạy bằng diesel, thiết bị chạy bằng thuỷ lực thường êm hơn so với khí nén.

kiem-soat-am-thanh-may-moc

Đối với các thiết bị cũ, để kiểm soát âm thanh có thể gắn thêm các bộ giảm âm hay các vật liệu hấp thụ âm thanh. Việc bảo trì các thiết bị cũ cũng có thể làm giảm mức tiếng ồn tới 50%. Những thiết bị, máy móc tạo nhiều tiếng ồn nên đặt cách xe nơi ở của người dân và nơi có nhiều công nhân làm việc. Bên cạnh đó, việc sử dụng các máy thu tiếng ồn tại các công trường lớn là vô cùng cần thiết.

Một cách hiệu quả khác để giảm tiếng ồn là tạo các rào chắn quanh công trường bằng các vật liệu như ván ép, khối gạch, các tấm lót từ vật liệu hấp thụ âm thanh nhằm đạt hiệu quả cách âm tối đa có thể

* Đối với các chung cư – nhà dân gần khu vực công trường xây dựng

kiem-soat-am-thanh-trong-chung-cu

Việc kiểm soát âm thanh tại các chung cư – nhà dân gần công trường xây dựng cũng là vấn đề được các chủ đề vô cùng để tâm. Một số giải pháp kiểm soát âm thanh có thể kể đến như:

  • Các giải pháp vách ngăn cách âm, tùy theo cấu tạo đem lại khả năng cách âm từ 42dB tới 69dB. Hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu thiết kế khác nhau, từ nhà ở, văn phòng tới khách sạn hay khu nghỉ dưỡng 5 Sao.
  • Các giải pháp Trần & Hệ hoàn thiện bề mặt tường Tiêu âm, với các loại vật liệu có khả năng hút âm từ 65% tới 100%. Giúp các không gian sử dụng có được chất lượng âm thanh tốt nhất.
  • Hệ giải pháp đường ống cấp khí lạnh cách âm Climaver – giúp giải quyết tiếng ồn phát ra từ quá trình lan truyền dọc theo các đường cấp gió lạnh trong công trình.

Từ những nhận định trên, chúng ta có thể thấy rằng vấn đề kiểm soát âm thanh dù diễn ra ở trong hay ngoài công trường xây dựng đều đáng được để ý và thực hiện một cách triệt để để cuộc sống được thoải mái hơn.

Xem thêm:

Top 10 vật liệu cách âm hiệu quả được tin dùng năm 2022

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Top 10 vật liệu cách âm tối ưu hiệu quả được tin dùng năm 2022

Vật liệu cách âm, chống ồn hiện nay ngày càng được ưa chuộng để giải quyết những phiền toái bởi những tạp âm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mọi người. Hãy cùng LPC khám phá top 10 vật liệu cách âm tối ưu hiệu quả được tin dùng nhất năm 2022 nhé.

vat-lieu-cach-am-nam-2022

Vật liệu cách âm là gì?

Vật liệu cách âm là vật liệu có chỉ số dẫn âm thấp, được sử dụng để ngăn chặn sự truyền âm hay giảm cường độ âm thanh giữa hai môi trường riêng biệt, thường là từ trong ra ngoài và từ ngoài vào trong.

Các vật liệu cách âm được tin dùng năm 2022

Mỗi loại vật liệu có khả năng cách âm khác nhau. Vì vậy, tuỳ vào mức độ âm thanh, yêu cầu công việc, nhu cầu của bạn mà sử dụng các vật liệu khác nhau

1. Tấm thạch cao

Được xem là vật liệu phổ biến nhất, tấm thạch cao được ứng dụng cho nhiều loại công trình như: biệt thự, căn hộ, khách sạn – nhà hàng, nhà phố, văn phòng

cach-am-cho-chung-cu-bang-tran-thach-cao

Ưu điểm của tấm thạch cao chính là bền, dễ thi công và thẩm mỹ cao. Vì vậy những môi trường đòi hỏi có độ thẩm mỹ cao như nhà hàng, khách sạn, căn hộ, tấm thạch cao là lựa chọn ưu tiên cho công trình đặc biệt là vật liệu cách âm cho nhà chung cư. Hơn nữa, chỉ số cách âm lên đến 70 dB nên cách âm tương đối tốt. Ngoài ra, tấm thạch cao còn có thể ứng dụng chống cháy, chống ẩm hiệu quả.

2. Vật liệu cách âm bằng sàn phẳng không dầm

Thực chất, Sàn phẳng không dầm là một giải pháp vật liệu công nghệ mới được chuyển giao từ Châu Âu về Việt Nam với cách thức tính toán theo tiêu chuẩn Eurocode. Sàn phẳng không dầm là sự kết hợp giữa Hộp nhựa tạo rỗng và các lớp bê tông bảo vệ tạo rỗng cho không gian bê tông không làm việc trong sàn

cach-am-cho-nha-chung-cu
Kết cấu sàn phẳng không dầm là vật liệu cách âm được nhiều CĐT lựa chọn

Sàn phẳng không dầm thuộc kết cấu phần dầm – sàn của công trình. Khi sử dụng hộp nhựa tạo rỗng, chiều dày sàn sẽ tăng lên giúp cách âm hiệu quả giữa các tầng trong ngôi nhà.

Bên cạnh hiệu quả về cách âm, sàn phẳng không dầm còn có những ưu điểm nổi bật:

  • Vượt nhịp từ 7 đếm 22m tạo không gian thông thoáng
  • Tối ưu kết cấu – Tối ưu hiệu quả kinh tế (Giảm 5 – 15% chi phí thi công sàn)
  • Lưới cột linh hoạt, thông thoáng trong kiến trúc
  • Thi công nhanh, không cần sử dụng trần thạch cao để trang trí.

Sàn phẳng không dầm hay hộp nhựa Ubot đang là giải pháp vật liệu cách âm được nhiều CĐT quan tâm và lựa chọn.

Xem thêm:

Báo giá sàn phẳng không dầm Ubot 2022

3. Vật liệu cách âm từ bông thuỷ tinh

vat-lieu-cach-am-bang-bong-thuy-tinh

Cấu tạo của bông thuỷ tinh được liên kết bởi các sợi thuỷ tinh có trọng lượng nhẹ. Thành phần của bông thuỷ tinh là silicat, Aluminum, các oxit kim loại. Bông thuỷ tinh thường làm lớp giữa của một hệ tường nhà để giám tốc độ truyền âm thanh giữa 2 không gian.

Không gian được cách âm tốt hay không phụ thuộc vào tỷ trọng có tấm cách nhiệt này. Lớp bông càng dày thì cách âm càng tốt và ngược lại. Ngoài ra, bông thuỷ tinh kết hợp với thạch cao tạo nên hệ giải pháp cách âm – chống ồn tốt. Tuy nhiên, thuỷ tính có tính chất cứng và giòn, có thể gây kích ứng cho da khi gãy vụn.

Thông thường, giá tấm cách âm bông thuỷ tinh dao động từ 15.000 – 50.000 đồng/m2 (Giá tham khảo).

4. Vật liệu cách âm bằng cao su non

vat-lieu-cach-am-bang-cao-su-non

Thực chất, cao su non có tên gọi khác là memory foam có khả năng cách âm cách nhiệt. Đây là một dạng cao su tổng hợp có tính dẻo dai, đàn hồi cao hơn cao su thông thường.

Cao su non dạng tấm có cấu trúc rỗng như tổ ong được thông với nhau nên giảm rung, cách âm phòng chống ồn tốt. Vì vậy, đây là vật liệu cách âm cách nhiệt phòng ngủ, phòng thu âm, quán bar, karaoke, rạp chiếu phim… được nhiều người lựa chọn.

5. Tấm xốp XPS cách âm

vat-lieu-cach-am-xop-XPS

Xốp XPS là loại vật liệu xây dựng có khả năng cách nhiệt tốt, chống ẩm hiệu quả. Độ phổ biến của tấm xốp XPS không bằng cách loại tấm cách âm kể trên. Tuy nhiên loại miếng cách âm này được sử dụng nhiều cho nhà xưởng.

Khả năng cách âm, chống ồn từ xốp XPS không cao nhưng lại cách nhiệt tốt. Thêm vào đó, tấm xốp cách âm còn có khả năng chống mốc và chống ẩm. Chính vì thế, nhiều nhà xưởng lựa chọn tấm XPS để có thể vừa cách âm, cách nhiệt mà không bị ẩm mốc, hư hại sản phẩm. Tấm xốp XPS còn có thể làm tấm cách âm cho vách ngăn phòng

Báo giá vật liệu cách âm xốp XPS với kích thước 600×12000 mm, độ dày 25mm là khoảng: 65.000 đồng (giá tham khảo).

6. Tấm cách âm cách nhiệt túi khí

vat-lieu-cach-am-bang-tui-khi

Môi trường truyền âm có 4 môi trường: rắn, lỏng, khí và chân không. Trong đó, môi trường chân không hoàn toàn không truyền được âm thanh. Trong ba môi trường còn lại, môi trường không khí được xem là có vận tốc truyền âm kém nhất. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu là chế tạo ra túi khí cách âm cho phòng ngủ, phòng đọc sách của nhà tiền chế, nhà ống…

Túi khí được làm từ các tấm cách âm nhựa Polyethylene. Bên trong túi khí cách âm phòng được xi mạ nhôm màu bạc và lớp nhựa PE có khả năng giảm thiểu âm thanh lan truyền, ngăn chặn tiếng vang, tác dụng làm vật liệu cách âm chống ồn đều vô cùng hiệu quả.

Báo giá túi khí cách âm cách nhiệt dao động từ 1.400.000VNĐ – 1.600.000VNĐ/ cuộn tùy loại sản phẩm.

7. Miếng dán cách âm

Miếng dán cách âm cũng là một loại sản phẩm được sử dụng phổ biến hiện nay. Với kết cấu được làm bằng chất liệu xốp mềm và rỗng, có khả năng hấp thụ và phản xạ âm thanh tốt, miếng dán cách âm là sản phẩm thiết yếu cho những công trình chống tiếng ồn kém.

Ngoài việc chi phí bỏ ra thấp, miếng dán cách âm còn đa dạng mẫu mã, màu sắc, kiểu dáng… không những có thể chống ồn mà còn giúp tăng tính thẩm mỹ cho ngôi nhà bạn. Đặc biệt, miếng dán được thiết kế lớp keo chắc chắn nên thời gian sử dụng khá lâu. 

8. Gỗ tiêu âm

Giống như những vật liệu khác, gỗ tiêu âm cũng được hiều kiến trúc sự ưu ái để xử lý âm thanh cho công trình của mình. Vật liệu này thường được sử dụng làm âm trần gỗ đẹp, tường hội trường, giảng đường, rạp chiếu phim… 

Một hệ thống cách âm hoàn chỉnh sẽ được xây dựng dựa trên tấm gỗ tiêu âm và khung trần nổi thạch cao hoặc trần nhôm Vĩnh Tường. Ngoài ra, tấm gỗ tiêu âm có 2 kích thước tiêu chuẩn là 600×600 và 600×1200 phù hợp với đa dạng các loại công trình. Tuy nhiên, so với những vật liệu khác, khả năng cách âm của gỗ tiêu âm lại không bằng.

9. Mút tiêu âm

Mút tiêu âm là vật liệu được làm từ PE Foam, có khả năng làm tiêu biến những âm thanh nhiễu ở dải cao tần và trung tần. Mút tiêu âm được phân thành 3 loại chính: mút phẳng tiêu âm, mút trứng tiêu âm, mút kim tự tháp tiêu âm và được ứng dụng phổ biến trong phòng thu âm, phòng phát thanh, Studio Recording…

10. Tấm cách âm: Rockwool

Bông khoáng rockwool là hỗn hợp quặng xỉ và đá Basalt đun nóng dưới nhiệt độ cao. Hỗn hợp sau khi đun nóng sẽ được xử lý để cho ra những sợi khoáng liên kết với nhau tạo thành cuộn, khối, tấm… tùy theo nhu cầu thị trường. Giá vật liệu cách âm cách nhiệt này dao động khoảng: 395,000 VNĐ – 895,000 VNĐ / Kiện (giá tham khảo).

Như vậy có thể thấy, vật liệu cách âm trên thị trường có rất nhiều loại với các đặc tính hay ưu điểm sử dụng khác nhau. Hy vọng với chia sẻ này của LPC sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về vật liệu cách âm và có sự lựa chọn thông minh cho ngôi nhà của mình.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Cách âm và Tiêu âm – Các khái niệm cơ bản

Cách âm và Tiêu âm? Nhiều người trong chúng ta đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm này vì cho rằng đây là 2 khái niệm là một. Nhưng thực tế không phải vậy, cách âm và tiêu âm là hai khái niệm hoàn toàn độc lập nhau. Hãy cùng LPC tham khảo thêm thông tin này nhé.

Khái niệm Cách âm và Tiêu âm

Cách âm là gì?

Cách âm (chặn âm) là một khái niệm mô tả sự chặn đứng của âm thanh truyền qua giữa hai không gian riêng biệt bởi cấu kiện ngăn chia. Về mặt lý thuyết, vấn đề cách âm cho công trình cần được quan tâm ở cả hai phương diện: âm truyền từ bên trong công trình và âm truyền từ bên ngoài công trình.

vat-lieu-cach-am

Khi âm thanh đi vào vật liệu, năng lượng xuyên qua mặt bên kia của vật liệu rất nhỏ, chứng tỏ vật liệu có khả năng cách âm tốt. Chênh lệch decibel giữa năng lượng âm thanh đi vào và năng lượng âm thanh xuyên qua ở một mặt khác chính là lượng cách âm của vật liệu

Tiêu âm là gì?

Khi sóng âm chạm vào vật liệu, một bộ phận năng lượng âm thanh bị phản xạ, một bộ phận khác bị hút vào bên trong vật liệu, một bộ phận nữa xuyên qua mặt kia của vật liệu.

vat-lieu-tieu-am-duọc- dung-trong-hoi-truong

Khi phần lớn các năng lượng âm thanh đi vào trong vật liệu (bị hút hoặc xuyên qua) còn năng lượng phản xạ rất nhỏ, chứng tỏ vật liệu có tính năng hút âm tốt. Khi hệ số hút âm trên 0.2, có thể gọi là vật liệu hút âm

Vật liệu hấp thụ âm thanh kém hơn

  • Tường gạch 0,025
  • Bê tông 0,03
  • Kính 0,03
  • Đá cẩm thạch 0,01
  • Đá hoa cương 0,015
  • Bề mặt kim loại 0,025
  • Gốm sứ 0,015

Vật liệu hấp thụ âm thanh tốt hơn

  • Bông thuỷ tinh | 0,68
  • Len đá/ Bông khoáng | 0,72
  • Mút tiêu âm | 0,5
  • Len gỗ | 0,57

Do chính hiện tượng phản xạ âm nên ở nhiều phòng chúng ta có cảm giác như âm thanh bị vang vọng lại. Hiện tượng phản xạ âm cũng tạo ra nhiễu âm, tạp âm, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, đặc biệt trong các phòng thu, studio.

Ngoài ra, ở nơi có nhiều tiếng ồn thì phản xạ âm cũng sẽ làm cho không gian đó trở lên ồn ào, khó chịu hơn. Đặc biệt chúng ta sẽ cảm thấy âm thanh đó rất khó nghe nếu như vị trí đứng hay ngồi của mình đúng điểm phản xạ âm

Điểm phản xạ hay còn gọi là điểm phản xạ đầu tiên, điểm phản xạ sớm, điểm phản xạ âm thanh. Khu vực mà âm thanh phản xạ đầu tiên sau khi di chuyển từ nguồn phát âm được gọi là điểm phản xạ đầu tiên, chúng gây ra tác động xấu, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh trong phòng.

Làm thế nào để xác định điểm phản xạ đầu tiên?

Để có được giải pháp xử lý âm học đạt hiệu quả cao nhất, điều quan trọng đó là phải tìm được các điểm phản xạ đầu tiên trong phòng. Và việc này khá đơn giản:

  • Hãy nhờ đến sự trợ giúp của người khác, sau đó ngồi xuống vị trí nghe trong phòng, đối diện với bộ loa.
  • Người kia cầm gương cao ngang với tai người ngồi, di chuyển gương dọc tường đến khi người ngồi có thể nhìn thấy núm loa trong gương
  • Đánh dấu điểm đó với băng dính đen – đó chính là điểm phản xạ đầu tiên với người nghe và tường.
  • Làm tương tự các bước trên ở bên tường còn lại. Bạn có thể tìm và đánh dấu điểm phản xạ đầu tiên cho cả tường trước (tường ở trước mặt, sau loa)
cach-am-va-tieu-am

Nếu bạn muốn thêm giải pháp tiêu âm cho trần nhà (bạn nên cân nhắc việc này vì đó là khu vực có bề mặt nhẵn và có diện tích lớn, sẽ gây ra rất nhiều điểm phản xạ đầu tiên) bạn cũng cần tìm các điểm phản xạ đầu tiên trên trần.

Sự khác nhau giữa Cách âm và Tiêu âm

Từ những giải thích trên, chúng ta hiểu rằng: Vật liệu hút âm (vật liệu tiêu âm) cho phép âm thanh dễ đi vào và xuyên qua, nguyên liệu tạo thành vật liệu hút âm phải xốp (nhiều lỗ), tơi và thông khí. Kết cấu của nó là: vật liệu có có lỗ siêu nhỏ số lượng lớn, liên kết với nhau, có tính thông khí nhất định. Các vật liệu tiêu âm thường gặp đó là mút trứng, mút gai, bông khoáng, bông thuỷ tinh, bông ecowhite, tấm siêu âm sonic.

Vật liệu cách âm tập trung vào độ lớn nhỏ của năng lượng âm thanh xuyên qua ở mặt bên kia, mục đích tối thiểu hoá năng lượng âm thanh xuyên qua. Trong các công trình, để cách âm tốt nhất và hiệu quả nhất, chúng ta cần thi công cách âm từ ngay khi bắt đầu thiết kế và xây dựng.

Làm sao để kết hợp giữa vật liệu cách âm và vật liệu tiêu âm?

Bản chất giữa 2 loại vật liệu này khác nhau, nhưng trong các công trình thông thường chúng đều được sử dụng kết hợp cùng nhau để phát huy tối đa hiệu quả chống tạp âm.

cach-phan-biet-cach-am-va-tieu-am

Ví dụ: Để tránh ảnh hưởng tạp âm cao tầng với hàng xóm, thông thường phải gia tăng khoảng cách giữa 2 vách tường cách âm. Lúc này nếu xử lý tiêu âm ở trần vách có thể loại bỏ rất nhiều tạp âm.

Vật liệu tiêu âm và vật liệu cách âm được coi là những vật liệu được nhiều chủ đầu tư và khách hàng quan tâm trong thời gian gần đây. Kết hợp các loại vật liệu chống ồn sẽ giúp căn nhà giữ được sự yên tĩnh,…

Xem thêm:

Giải pháp cách âm cho nhà chung cư hiệu quả

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Giải pháp cách âm cho nhà chung cư

Nhà chung cư hiện nay đang dành được nhiều sự lựa chọn từ người mua nhà cũng vì những lợi ích của nó. Tuy nhiên không giống những mẫu biệt thự đẹp rộng, nhà chung cư thường có không gian nhỏ. Điều này khiến tiếng ồn luôn là vấn đề nhức nhối của nhiều gia đình Vậy làm thế nào để chọn giải pháp cách âm cho nhà chung cư, mang lại không gian thanh bình sau nhiều giờ làm việc mệt mỏi? Hãy cũng LPC khám phá.

giai-phap-cach-am-cho-chung-cu

Phân loại tiếng ồn – Nguyên lý cách âm

Thông thường, tiếng ồn trong chung cư có hai loại âm thanh, loại truyền trong không gian (không khí) và truyền qua kết cấu (truyền qua vật thể). Âm thanh trong không gian chính là loại ta có thể nghe thấy trong phòng như tiếng người nói ra, tiếng loa phát ra, tiếng nhạc cụ … Còn âm thanh truyền trong kết cấu chẳng hạn như tiếng bước chân, tiếng xê dịch đồ nội thất hay tiếng gõ cửa.

cach-am-cho-nha-chung-cu

Ví dụ như bạn đang ở tầng dưới của một căn hộ mà tầng trên đang có người chơi bóng cách đó ba, bốn phòng, bạn sẽ cảm thấy tiếng ồn giống như đứng ở cùng một sân. Trong ví dụ này, toàn bộ tiếng ồn là do âm thanh truyền qua kết cấu. Nhiều người nghĩ rằng nếu tăng độ dày của kết cấu sẽ ngăn được tiếng ồn. Nhưng trên thực tế, tiếng ồn truyền qua một kết cấu đặc chắc sẽ dễ dàng hơn truyền qua không khí.

Có hai nguyên lý cơ bản để hạn chế tiếng ồn: Tiêu âm và Cách âm. Đây là hai nguyên lý ứng dụng cho từng loại tiếng ồn khác nhau như tiếng động sinh hoạt trong nhà, tiếng ồn từ nhà bên cạch hoặc tiếng ồn tự nhiên bên ngoài (tiếng xe, tiếng bước chân, tiếng công trường đang thi công…)

  • Tiêu âm được hiểu là làm khuếch tán sóng âm, từ đó giúp hạn chế tiếng vang, triệt tiêu một phần âm thanh. Đây là phương pháp sử dụng cho tiếng ồn sinh hoạt do thành viên trong gia đình tạo ra
  • Cách âm được hiểu dùng để cách ly khu vực trong nhà với tiếng ồn từ bên ngoài, khi bạn không muốn “giao tiếp” với tiếng nhạc hay tiếng đục khoét tại các nơi thi công cạnh nhà, cung như trong âm thanh trong nhà thoát ra ngoài.

So với tiêu âm thì cách âm cho nhà chung cư là biện pháp hữu hiệu và khó hơn. Để chọn giải pháp cách âm cho nhà chung cư đảm bảo hiệu quả thì bạn cần đảm bảo 3 yếu tố là: độ dày của tường, vật liệu cách câm chất lượng, phù hợp với bề mặt ngoài của các bức tường.

Cách âm là một lĩnh vực cần thiết và lắm công phu, nhưng bạn có thể chú ý 3 điểm cần thiết cơ bản: Đảm bảo độ dày của tường, chọn vật liệu cách âm phù hợp và quan tâm đến phần cách âm bề mặt ngoài của tường.

Giải pháp cách âm cho nhà chung cư hiệu quả

Để cách âm cho nhà chưng cư, chung ta có thể tiến hành cách âm tại các bộ phận sau:

1. Cách âm cho trần nhà

Nhà chung cư thường bị ảnh hưởng tiếng ồn từ những nhà ở tầng trên, do vậy cần sử dụng các loại trần có tính cách âm như trần thạch cao – vật liệu được ưu chuộng vi tính rút âm. Trần thạch cao được coi là loại kháng vật trầm tính mềm với thành phần chính gồm muối canxi sulfat ngậm hai phân tử nước này là loại vật liệu đa năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống. Thạch cao có thể tồn tại ở dạng tấm, bột hay cục.

Trong thiết kế nhà hầu hết các đơn vị thi công đều sử dụng thạch cao dạng tấm, với màu sắc nguyên bản, không chỉ có tác dụng cách câm, cách nhiệt mà còn chống ồn hiệu quả, dễ dàng cho việc trang trí.Khi sủ dụng loại trần này thì nên chừa một khoảng không với trần nhà nguyên thủy, nhằm hạn chế âm thanh từ trên truyền thẳng xuống.

cach-am-cho-chung-cu-bang-tran-thach-cao
Sử dụng trần thạch cao để cách âm cho chung cư

Bên cạnh trần thạch cao, kết cấu sàn phẳng không dầm cũng được lựa chọn là một trong những giải pháp cách âm cho nhà chung cư hiệu quả. Không cần tốn kém thêm chi phí vật liệu, với cấu trúc hộp nhựa rỗng làm rỗng phần giữa sàn, loại bỏ đi khối lượng bê tông không làm việc tới. Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot không những mang lại hiệu quả về kinh tế, mà còn mang lại hiệu quả về cách âm, cách nhiệt tốt.

cach-am-cho-nha-chung-cu
Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot – Cách âm cho nhà chung cư

Xem thêm: Giải pháp cách âm cho nhà chung cư – Sàn phẳng không dầm Ubot

Đây cũng là giải pháp cách âm cho nhà chung cư vô cùng hoàn hảo cho trần và vách nhà để chống lại những âm thanh ồn ã bên ngoài đồng thời tạo nên không gian riêng để bạn tận hưởng cuộc sống và không sợ ảnh hưởng đến xung quanh.

2. Cách âm cho cửa

Để xây dựng phòng cách âm riêng biệt, bạn phản chút ý những loại cửa chính, cửa sổ hay cửa ban công. Cách mà chúng ta thường sử dụng nhất là “trát” khe hở để ngăn không cho âm thanh bên ngoài lọt vào. Có thể sử dụng các vật liệu như xốp, dải cao su, hoặc tiến hành bơm silicon để làm kín các khe hở.

giai-phap-cach-am-cho-chung-cu
Cửa chống tiếng ồn bằng cách ghép 2 hay nhiều lớp kính lại với nhau

Một giải pháp cách âm cho nhà chung cư nữa được sử dựng là kính đặc biệt các tính năng cách âm. Cửa kính cách âm hay còn gọi là cửa kính chống ồn được làm bằng cách ghép 2 hay nhiều lớp kính lại với nhau. Giữa các lớp kính được ngăn cách nhau bởi thanh đệm nhôm bên trong chứa các hạt hút ẩm. Lớp keo bên ngoài sẽ liên kết với các lớp kính và thanh nhôm định hình

Cửa kính cách âm hay còn được gọi là kính hộp đảm bảo được tính cách âm, cách nhiệt rất tốt. Đặc biệt là ở Việt Nam với khí hậu nóng ẩm.

3. Cách âm cho sàn

Sử dụng vật liệu dày, tiêu âm tốt như gỗ đặc, nhựa, dùng tâm thảm lót dày… âm thanh sẽ bị hấp thụ bớt từ đây. Một điểm cần lưu ý là, không phải lúc nào sàn đặc cũng là giải pháp tối ưu. Các căn hộ, chung cư thường được xây dựng với bộ khung liền hoặc khớp nhau, nên tiếng động từ nhà bên cạnh cũng sẽ truyền theo kết cấu đó đến phòng nhà bạn. Cách tốt nhất khi làm sàn là để một khoảng không giữa mặt sàn và kết cấu khung thép của căn nhà, âm thanh sẽ bị gián đoạn.

cach-am-cho-san-chung-cu

Để tối ưu giải pháp cách âm cho nhà chung cư hiệu quả, thi công cần đảm bảo các quy trình thi công theo hướng dẫn của đơn vị cung cấp giải pháp. Tùy từng điều kiện và yêu cầu của công trình sẽ có những thay đổi khi thi công cách âm cho sàn.

4. Cách âm cho tường nhà

Cũng giống như trong các phòng karaoke, biện pháp tối ưu là sử dụng vật liệu dày (thường trên 20 cm) bằng gạch vữa, thạch cao, gỗ đặc… bên cạnh đó, một chi tiết nhỏ nhưng hữu hiệu là làm gồ ghề trên bề mặt. Có thể dùng vôi vữa tạo hình hoặc sử dụng lớp nhung, đặt vật thể.. lên tường. Đây là giải pháp cách âm cho nhà chung cư rất hiệu quả đối với tường cách âm, tránh tạo tiếng vang đặc biệt trong phạm vi hẹp của nhà chung cư.

Ngoài ra, chống ồn tại tường có thể sử dụng gạch lỗ rỗng, có khả năng cách âm tốt hơn gạch đặc cũng được coi là một giải pháp cách âm cho nhà chung cư. Nếu có điều kiện xây tường hai lớp, ở giữa là lớp không khí thì đó là điều kiện cách âm lý tưởng nhất.

Tường bao ốp ván (trát vữa dày), mặt trong nhà ốp tấm thạch cao dày hoặc lớp xốp vừa có tác dụng cách nhiệt đồng thời lại chống ồn hiệu quả. Các bức tường sát về phía có nguồn âm thanh có thể đặt tủ tường, tủ chứa đồ, tủ sách lớn làm giảm sự truyền âm qua không khí giữa các phòng

cach-am-cho-tuong-nha-chung-cu

Ngoài các giải pháp cách âm cho nhà chung cư đã giới thiệu ở trên, bạn cũng có thể dựa vào nguyên lý cách âm để sửa chữa lại nhà hoặc sử dụng các vật liệu cách âm cho nhà chung cư hiệu quả đang được ưa chuộng hiện nay.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Kinh nghiệm nhận biết hộp Ubot “chính chủ”

KINH NGHIỆM NHẬN BIẾT HỘP UBOT

“CHÍNH CHỦ”

Là sản phẩm có độ nhận diện cao và có tầm ảnh hưởng không nhỏ tới các Chủ đầu tư và các Dự án trên toàn quốc. Những lần xuất hiện của giải pháp sàn Ubot (Hộp Ubot) đều đảm bảo mang lại cho khách hàng chất lượng sản phẩm và dịch vụ hỗ trợ tốt nhất.

Việc xuất hiện tràn lan các sản phẩm hộp nhựa trên thị trường xây dựng và một số đơn vị dùng tên thương mại HỘP UBOT hay Ubot tham gia chào thầu, tự nhận và quảng cáo dẫn đến tình trạng bị “nhiễu” thông tin và hoang mang cho các đơn vị trong việc lựa chọn sản phẩm hộp Ubot của LPC

Các đặc điểm nhận biết hộp Ubot của LPC

Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot được Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC chuyển giao công nghệ đầu tiên tại Việt Nam từ tập đoàn Daliform – Italia từ năm 2012 với tên gọi là U-boot hay Hộp Uboot. Sau thời gian ứng dụng và cải tiến sản phẩm để phù hợp với các công trình xây dựng tại Việt Nam. Hộp U-boot được đổi tên thành Hộp Ubot hay Sàn phẳng Ubot. Do vậy, Hộp Ubot hay Hộp U-boot đều là sản phẩm thuộc Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC.

dac-diem-nhan-biet-hop-Ubot

Tên kiểu dáng: Cấu kiện tạo rỗng cho Sàn bê tông cốt thép hay Hộp định hình tạo rỗng cho sàn bê tông cốt thép. Gọi tắt là: Hộp Ubot được đăng ký độc quyền tại Việt Nam, thuộc sở hữu của Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Tất cả các sản phẩm Hộp Ubot của LPC khi được xuất xưởng chuyển đến Dự án đều có Giấy chứng nhận Xuất xưởng và Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm của Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hộp nhựa Ubot của Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC có logo và thông tin Công ty được in nổi trên bề mặt hộp nhựa. Nắp hộp có in thông tin Công ty: Lam Pham Construction – 024 6675 5597

Các Cửa hàng – Đại lý độc quyền của LPC được ủy quyền tại khu vực để cung cấp sản phẩm Hộp Ubot đều có Giấy chứng nhận Đại lý được cấp bởi Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Các ưu điểm nổi bật của hộp Ubot

Giải pháp sàn phẳng Ubot được biết đến là một giải pháp vật liệu xây dựng công nghệ mới với các ưu điểm nổi bật được thực tế bởi các công trình lớn nhỏ được thực hiện tại nhiều tỉnh thành

  • Sàn phẳng không dầm: Cấu tạo sàn phẳng không có dầm và mũ côt giúp làm tăng tính thẩm mỹ của công trình đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đường ống kỹ thuật dưới sàn
  • Nhịp lớn và kiến trúc thông thoáng: Sàn Ubot có khả năng vượt nhịp tới 20m tạo không gian thoáng rộng cho công trình
kien-truc-thong-thoang-san-ubot
  • Giảm độ dày của hệ dầm sàn: Sàn Ubot mỏng hơn hệ dầm sàn truyền thống với tải trọng và nhịp giống nhau
  • Tăng số lượng tầng: Với cùng chiều cao cho phép, công trình có khả năng tăng thêm tầng sử dụng do giảm chiều dày của hệ dầm sàn
  • Tăng khả năng cách âm – cách nhiệt: Chiều dày sàn và cấu tạo các lỗ rỗng ở giữa giúp giảm truyền âm, truyền nhiệt. Vì vậy, sàn Ubot là gì tăng khả năng cách âm, cách nhiệt
  • Giảm trọng lượng sàn từ 10 – 30%: Sử dụng hộp Ubot giúp sàn có trọng lượng nhẹ hơn từ 10 -30% so với sàn thông thường
  • Giảm tải trọng xuống móng – giảm kích thước móng: Việc giảm trọng lượng sàn từ 10 – 30% đồng nghĩa với việc giảm tải trọng xuống móng
  • Xây tường ngăn linh hoạt: Với Sàn Ubot là gì, CĐT có thể xây tường ngăn ở bất kỳ vị trí nào tùy thuộc vào công năng và kiến trúc công trình
  • Giảm rủi ro động đất: Kết cấu sàn Ubot là gì nhẹ giúp giảm tải trọng tham gia dao động nên giảm rủi ro động đất
san-hop-ubot-giam-dong-dat
  • Thân thiện với môi trường: Sàn Ubot đạt chứng nhận CCA từ Đại học Minalo – Chứng chỉ chứng nhận thành phần nhựa không chất nguy hiểm, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng
  • Giảm số lượng và tối ưu hóa tiết diện cột – Giảm chi phí phần cơ điện
  • Tiết kiệm 10 – 15% tổng chi phí thi công sàn
  • Tăng hiệu quả khai thác do tối ưu được diện tích sử dụng
  • Tiết kiệm chi phí lưu kho, vận chuyển, nhân công
  • Tiết kiệm chi phí sử dụng trần giả

Là đơn vị tiên phong trong việc chuyển giao và cung cấp giải pháp vật liệu xây dựng công nghệ mới tại Việt Nam, với kinh nghiệm 10 năm triển khai nhiều Dự án với nhiều công năng công trình khác nhau. LPC hỗ trợ tư vấn khách hàng mọi lúc, mọi nơi. Chúng tôi hy vọng có cơ hội được hợp tác với các đơn vị thiết kế và xây dựng trên toàn quốc để phát triển giải pháp công nghệ Hộp Ubot và nhiều giải pháp công nghệ khác tại Việt Nam

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

GIÁ THÉP GIẢM LẦN THỨ 10 LIÊN TIẾP – CẮT DẦN CƠN SỐT GIÁ

Giá thép trong nước tiếp tục được giảm thêm tới 360.000 đồng/tấn. Đây là lần giảm giá thứ 10 liên tiếp của giá thép kể từ ngày 11/5. Trong vòng hơn 2 tháng qua, giá thép có tổng mức giảm cao nhất tới hơn 3,6 triệu đồng/tấn.

Biến động giá thép của các doanh nghiệp

Nhiều doanh nghiệp thép trong nước ngày 22/7 thông báo tiếp tục hạ giá sản phẩm với mức giảm cao nhất lên tới 360.000 đồng/tấn.

Cụ thể, thương hiệu Thép Hòa Phát điều chỉnh giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 110.000 đồng/tấn đối với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300 tại khu vực miền Bắc, còn 15,69 triệu đồng/tấn và 16,39 triệu đồng/tấn. Tại khu vực miền Nam, Thép Hòa Phát tiến hành giảm 200.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và giảm 210.000 đồng/tấn đối với thép thanh vằn D10 CB300, giá bán sau điều chỉnh lần lượt là 15,79 triệu đồng/tấn và 16,29 triệu đồng/tấn.

Tương tự, thương hiệu thép Việt Ý cũng tiến hành giảm lần lượt 360.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn với sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300, kéo giá bán xuống còn 15,55 triệu đồng/tấn và 16,16 triệu đồng/tấn.

Thương hiệu thép Việt Đức cũng giảm lần lượt 310.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn với hai sản phẩm thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, giá bán còn 15,55 triệu đồng/tấn và 16,16 triệu đồng/tấn.

gia-thep-giam

Trong khi đó, thương hiệu thép Kyoei cũng tiến hành giảm 310.000 đồng/tấn đối với thép CB240 và 200.000 đồng/tấn đối với thép D10 CB300, giá bán sau giảm giá còn 15,5 triệu đồng/tấn và 16,16 triệu đồng/tấn.

Thép Tung Ho cũng điều chỉnh giảm lần lượt 300.000-110.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300, giá bán còn 15,53 triệu đồng/tấn và 15,88 triệu đồng/tấn.

Cùng xu hướng, thương hiệu thép Việt Mỹ cũng hạ giá bán cho sản phẩm thép cuộn CB240 và D10 CB300 với mức giảm lần lượt là 310.000 đồng/tấn và 200.000 đồng/tấn, kéo giá bán còn 15,55 triệu đồng/tấn và 15,91 triệu đồng/tấn.

Đây là lần giảm thứ 10 của giá thép trong nước kể từ ngày 11/5. Như vậy, trong vòng hơn 2 tháng qua, giá thép trong nước đã giảm cao nhất tới hơn 3,6 triệu đồng/tấn, tùy từng thương hiệu, loại thép và vùng miền. Hiện giá thép dao động ở mức quanh mốc 15 – 16 triệu đồng/tấn tùy loại thép và thương hiệu.

Nguyên nhân nào dẫn đến việc giá thép tiếp tục giảm?

Nguyên nhân khiến giá thép trong nước quay đầu giảm mạnh sau thời gian tăng nóng được cho là giá phôi thép và nguyên vật liệu đầu vào trên thế giới xu hướng đi xuống. Từ cuối tháng 3 đến nay, giá nguyên vật liệu trong sản xuất thép liên tục giảm khiến thị trường thép chững lại.

thep-vat-lieu-xay-dung

Bên cạnh đó, việc giá một số loại vật liệu xây dựng tăng cao trong thời gian qua khiến nhiều doanh nghiệp xây dựng khó khăn, hoạt động bị đình trệ, dẫn đến nhu cầu thép giảm. Hơn nữa, chính sách quản lý chặt hơn dòng vốn vào lĩnh vực bất động sản cũng ảnh hưởng tới nhu cầu thép.

Nhận định về giá thép trong thời gian tới, nhiều chuyên gia cho biết, giá thép xây dựng trong nước sẽ tiếp tục giảm. Giá thép trong nước có thể tiếp tục giảm cho đến hết quý III.

Từ đầu năm đến nay, giá thép trong nước biến động rất mạnh. Trong 3 tháng đầu năm, giá thép đã có 7 lần tăng liên tiếp, có thời điểm chạm mốc 21 triệu đồng/tấn. Nhưng từ 11/5, giá thép giảm liên tiếp. Chỉ trong vòng hơn 2 tháng qua, giá thép có tới 10 lần giảm liên tiếp với tổng mức giảm cao nhất tới hơn 3,6 triệu đồng/tấn.

Trái ngược với thép, giá một số vật liệu xây dựng khác lại tăng mạnh. Đơn cử, xi măng đã có 3 lần tăng giá kể từ đầu năm. So với cách đây 1 năm, cát bê tông cũng tăng giá tới hơn 20%. Nhiều loại vật liệu xây dựng khác như gạch, đá cũng tăng giá nhẹ.

Theo: Vietnamnet/Hanh Nguyen

Link bài gốc: https://vietnamnet.vn/gia-thep-giam-lan-thu-10-lien-tiep-2042343.html

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Sàn Ubot là gì? Ứng dụng linh hoạt sàn Ubot cho các công trình

Sàn Ubot là gì hay sàn bê tông tạo rỗng ở Việt Nam hiện nay vẫn được xem như là một giải pháp kết cấu công nghệ mới mang lại nhiều lợi ích to lớn cho cộng đồng xây dựng. Với các ưu điểm nổi bật và ứng dụng rộng rãi với nhiều loại hình công trình khác nhau đã giúp Ubot trở thành sự lựa chọn hàng đầu cho nhiều công trình.

San-ubot-la-gi

Tuy nhiên, nhiều CĐT vẫn chưa biết đến giải pháp tối ưu này. Vậy Sàn Ubot là gì? và ứng dụng của giải pháp này như thế nào. Hãy cũng LPC tham khảo qua bài viết sau đây nhé

Sàn Ubot là gì?

Sàn Ubot là phương pháp sử dụng những hộp nhựa coppha tạo hệ sàn rỗng có kích thước (52x52xH) chiều cao tùy biến theo khẩu độ và hoạt tải sử dụng, với độ rỗng ở trong, phần mặt dưới phẳng không dầm, tạo nên các tấm sàn phẳng vượt nhịp lớn từ 7 đến 22m. Tối ưu kết cấu và tạo độ thẩm mỹ cao cho công trình kiến trúc

Sàn Ubot được tạo thành từ các hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau và được liên kết với nhau bằng thanh nối tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau

cau-tao-san-ubot

Xem thêm: Giải pháp Sàn phẳng không dầm Ubot

Sàn Ubot và những ưu điểm nổi bật

  • Sàn phẳng không dầm: Cấu tạo sàn phẳng có dầm và mũ cột nằm chìm trong sàn giúp làm tăng tính thẩm mỹ của công trình đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đường ống kỹ thuật dưới sàn
  • Nhịp lớn và kiến trúc thông thoáng: Sàn Ubot có khả năng vượt nhịp tới 20m tạo không gian thoáng rộng cho công trình
kien-truc-thong-thoang-san-ubot
  • Giảm độ dày của hệ dầm sàn: Sàn Ubot mỏng hơn hệ dầm sàn truyền thống với tải trọng và nhịp giống nhau
  • Tăng số lượng tầng: Với cùng chiều cao cho phép, công trình có khả năng tăng thêm tầng sử dụng do giảm chiều dày của hệ dầm sàn
  • Tăng khả năng cách âm – cách nhiệt: Chiều dày sàn và cấu tạo các lỗ rỗng ở giữa giúp giảm truyền âm, truyền nhiệt. Vì vậy, sàn Ubot là gì tăng khả năng cách âm, cách nhiệt
  • Giảm trọng lượng sàn từ 10 – 30%: Sử dụng hộp Ubot giúp sàn có trọng lượng nhẹ hơn từ 10 -30% so với sàn thông thường
  • Giảm tải trọng xuống móng – giảm kích thước móng: Việc giảm trọng lượng sàn từ 10 – 30% đồng nghĩa với việc giảm tải trọng xuống móng
  • Xây tường ngăn linh hoạt: Với Sàn Ubot là gì, CĐT có thể xây tường ngăn ở bất kỳ vị trí nào tùy thuocj vào công năng và kiến trúc công trình
  • Giảm rủi ro động đất: Kết cấu sàn Ubot là gì nhẹ giúp giảm tải trọng tham gia dao động nên giảm rủi ro động đất
san-hop-ubot-giam-dong-dat
  • Thân thiện với môi trường: Sàn Ubot đạt chứng nhận CCA từ Đại học Minalo – Chứng chỉ chứng nhận thành phần nhựa không chất nguy hiểm, đảm bảo sức khỏe cho người sử dụng
  • Giảm số lượng và tối ưu hóa tiết diện cột – Giảm chi phí phần cơ điện
  • Tiết kiệm 10 – 15% tổng chi phí thi công sàn
  • Tăng hiệu quả khai thác do tối ưu được diện tích sử dụng
  • Tiết kiệm chi phí lưu kho, vận chuyển, nhân công
  • Tiết kiệm chi phí sử dụng trần giả

Sàn Ubot là gì và ứng dụng linh hoạt trong các công trình

Được chuyển giao và ứng dụng tại Việt Nam từ năm 2012, được nhiều CĐT và khách hàng lựa chọn với hàng ngàn công trình thực tế, Ubot đã được sử dụng rộng rãi trong nhiều dạng công trình khác nhau đặc biệt là công trình dân dụng và công nghiệp.

Mỗi loại hình công trình, Ubot lại được thể hiện thế mạnh khác nhau của mình

  • Với lợi thế cách âm, cách nhiệt: Phù hợp với các công trình bệnh viên, trường học
  • Lợi thế thi công nhanh, giảm chi phí: Đối với các công trình chung cư, trung tâm thương mại nơi yếu tố tiến độ và chi phí được đặt lên hàng đầu thì Ubot lại mang lại lợi thế đó
  • Vượt nhịp lớn, chịu tải trọng lớn: Phù hơp với garage bãi đỗ xe và các nhà xưởng cần bố trí không gian rộng và các tải trọng xe nặng bên trên
san-ubot-ung-dung-cho-chung-cu
Hop-Ubot-cho-mong-be

Xem thêm: Báo giá sàn Ubot năm 2022

LPC luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn miễn phí cho quý khách mọi lúc, mọi nơi. Hãy trở thành khách hàng hợp tác của chúng tôi để nhận được chất lượng về sản phẩm dịch vụ tuyệt vời cùng với những ưu đãi cực lớn, siêu hấp dẫn. Chúng tôi luôn chờ cuộc điện thoại và email hợp tác đến từ tất cả các khách hàng, các chủ đầu tư và các đơn vị đối tác. 

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Kinh nghiệm thi công sàn hộp Ubot và thông báo giá năm 2022

Sàn hộp Ubot hay sàn phẳng không dầm đã được coi là một trong những giải pháp công nghệ vật liệu được nhiều chủ đầu tư và khách hàng tin tưởng trong những năm gần đây. Việc ứng dụng Sàn Ubot vào các công trình và kinh nghiệm thi công sàn hộp để đảm bảo kết cấu và tối ưu hiệu quả là câu chuyện mà các đơn vị thiết kế và nhà thầu thi công quan tâm hơn cả.

san-hop-Ubot

Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (LPC) là đơn vị tiên phong chuyển giao giải pháp Sàn hộp Ubot về Việt Nam từ tập đoàn Daliform – Italia năm 2012. Với kinh nghiệm 10 năm trong việc cải tiến, ứng dụng giải pháp, LPC xin mang lại cho các bạn các thông tin hữu ích về kinh nghiệm thi công sàn hộp Ubot nhé

Sàn hộp Ubot là gì?

san-hop-ubot

Hộp Ubot là hộp rỗng làm từ nhựa tái chế polypropylene, được đặt vào trong sàn thay thế cho phần bê tông không làm việc và mục đích sử dụng để tạo rỗng cho sàn. Sàn hộp Ubot được tạo thành từ các hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, liên kết với nhau bởi thanh nối và nằm chìm trong sàn bê tông tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau. Độ dày của sàn tùy thuộc vào nhịp và tải trọng tính toán của sàn. Mỗi chiều dày sàn sử dụng loại hộp Ubot tương ứng.

Sàn hộp Ubot được sử dụng nhằm thay thế các phương pháp làm sàn nhẹ vốn đã lạc hậu, giúp nâng cao độ bền kết cấu, phát huy chất lượng công trình phía bên ngoài sàn và tăng tính hữu ích cho các giải pháp kiến trúc

Điểm tối ưu nhất của sàn hộp Ubot là dựa vào cấu tạo của chuỗi hộp coppha rỗng trong sàn làm sàn phẳng toàn khối nhẹ, làm việc hai phương và vượt nhịp lớn từ 7 đến 20m

Những ưu điểm nổi bật của Sàn hộp Ubot

Sàn phẳng nhịp lớn

Sàn hộp Ubot cho phép thi công sàn vượt nhịp lớn lên đến 20m không dầm (dầm chìm trong sàn). Ưu điểm này giúp tạo không gian thoáng, giảm số lượng cột, móng linh hoạt hơn trong việc bố trí công năng sử dụng

san-hop-ubot-vuot-nhip-lon

Cách âm – Cách nhiệt

Ubot tạo sàn rỗng dày hơn sàn truyền thống nên sàn cứng hơn, giảm rung. Nhờ có phần rỗng đóng vai trò đệm không khí nên tăng khả năng cách âm giữa các tầng. Đối với tầng mái, phần rỗng giúp tăng khả năng cách nhiệt

Sàn phẳng nhẹ

Việc loại bỏ đi phần bê tông không làm việc của sàn giúp giảm đáng kể khối lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả về chịu lực và bền vững. Giảm tải trọng xuống móng, giảm chi phí đào đất

Tối ưu hiệu quả khai thác

Sàn hộp Ubot giúp giảm tải trọng lên cột và móng. Có thể giảm tiết diện cột. Nhờ giảm chiều dày so với hệ sàn dầm truyền thống nên khi cùng một chiều cao. công trình có khả năng tăng thêm tầng khai thác

Giảm động đất

san-hop-ubot-giam-dong-dat

Giảm tải trọng bản thân công trình là bước đầu tiên và quan trọng để thực hiện một giải pháp kết cấu hiệu quả về khả năng kháng chấn

Tính đa năng trong phương án kết cấu

Hop-Ubot

Sàn hộp Ubot ngoài ứng dụng trong bê tông sàn toàn khối có thể kết hợp với

  • Tấm sàn tiền chế
  • Móng bè
  • Phương án dự ứng lực cho các nhịp lớn cần giảm tải trọng bản thân

Lưu ý khi thi công sàn hộp Ubot

Xem thêm: Quy trình thi công Sàn hộp Ubot

luu-y-thi-cong-san-hop-ubot

Việc chuyển giao và trình tự thi công sàn Ubot được các kỹ sư của LPC tiến hành theo đúng quy tắc và kiểm soát chặt chẽ từng khâu. Trong quá trình thi công, LPC có các tiêu chí cần phải lưu ý như sau:

  • Tuân thủ theo các tài liệu, tiêu chuẩn nhà sản xuất và sự chỉ dẫn của các kỹ sư hiện trường
  • Hộp Ubot được thiết kế di chuyển an toàn trên mặt hộp theo chỉ dẫn của đơn vị sản xuất. Trong đó, vị trí tại góc hộp, trên các chân hộp là vị trí an toàn nhất, vị trí giữa hộp là yếu nhất – khuyến cáo hạn chế việc di chuyển trên hộp tại vị trí này. Trung bình hộp Ubot chịu được tải trọng (70+30)=100kg trên tiết diện mũi giày 10x12cm. Trong đó: Trọng lượng người trung bình 70kg, trọng lượng hàng 30kg. Nếu khi thi công thời tiết quá nắng trên 36 độ thì không được đi lại trên Ubot khi chưa có thép lớp 2 và có ván kê trên mặt hộp để thao tác, di chuyển.
  • Việc đổ bê tông phải thực hiện theo chỉ dẫn của cán bộ kỹ thuật. Để đảm bảo chất lượng bê tông lớp dưới chân hộp thì bê tông có độ sụt là 16 ± 2 cm với bơm cần, 18 ± 2cm với bơm tĩnh cốt liệu đá 1×2
  • Cách đổ bê tông: Bê tông Sàn hộp Ubot được đổ thành 2 lần với mục đích đảm bảo chất lượng mặt dưới và kiểm soát chất lượng bê tông. Lần 1: bê tông lớp 1 đổ tới nửa hộp sao cho khi đầm xong thì vượt quá chân hộp. Lần 2: Sau khi đổ bê tông lớp 1 thì tiếp tục đổ lớp 2
  • Đầm bê tông đúng quy cách và hướng dẫn bởi kỹ sư LPC. Lớp 1: Đầm đủ các khe hộp; Lớp 2: Sử dụng đầm bàn hoặc để bàn dùi nằm ngang, di chuyển đều trên mặt sàn
  • Trong quá trình thi công để tránh hao hụt: (1) Bê tông cần kiểm tra kỹ cốp pha đảm bảo kín khít vào chắc chắn trước khi đổ; (2) Bê tông cần rõ nguồn gốc, khối lượng xe bơm phải được kiểm tra kỹ lưỡng; (3) Bê tông phải đảm bảo cốt liệu và độ sụt
  • Hạn chế sử dụng phụ gia hóa dẻo R3/R7. Nếu phải dùng loại phụ gia này phải có quy định bảo dưỡng chặt chẽ tránh hiện tượng nứt do co ngót. Do sàn rỗng và chiều dày lớn nên việc thủy hóa bê tông xảy ra lâu hơn. Vậy yêu cầu bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn.
  • Tháo dỡ cốp pha khi bê tông đạt mác, không nên tháo dỡ sớm để tránh hiện tượng võng sàn, gây nứt, yêu cầu chống tối thiểu 2 tầng giáo
  • Hộp Ubot và phụ kiện được xếp lưu kho tại công trường phải được che bạt tránh mưa nắng và không được để quá 60 ngày ngoài trời
  • Hộp Ubot được nâng hạ bằng cẩu hoặc xe nâng bởi cáp mềm, tránh va đập, quăng quật

Báo giá cung cấp và chuyển giao Sàn hộp Ubot 2022

Hộp Ubot có kích thước 520x520mm với chiều cao từ 9 đến 28cm. Chân hộp có 4 chân côn 4 góc và 1 chân côn giữa hộp. Chiều cao chân 4 góc hộp biến thiên từ 5 – 9cm; Chân giữa có chiều cao thấp hơn 4 chân góc hộp là 1cm

Nội dungĐơn giá
(VNĐ/hộp)
Hộp H9Liên hệ
Hộp H13Liên hệ
Hộp H16Liên hệ
Hộp H17Liên hệ
Hộp H20Liên hệ
Hộp H28Liên hệ
Nắp hộpLiên hệ
Thanh nốiLiên hệ
Chuyển giao công nghệLiên hệ
So sánh biện pháp với sàn truyền thốngLiên hệ (0911.299.969)

LPC luôn sẵn sàng hỗ trợ, tư vấn miễn phí cho quý khách mọi lúc, mọi nơi. Hãy trở thành khách hàng hợp tác của chúng tôi để nhận được chất lượng về sản phẩm dịch vụ tuyệt vời cùng với những ưu đãi cực lớn, siêu hấp dẫn. Chúng tôi luôn chờ cuộc điện thoại và email hợp tác đến từ tất cả các khách hàng, các chủ đầu tư và các đơn vị đối tác. 

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Sàn vượt nhịp lớn là gì? Bí quyết chọn và thiết kế sàn vượt nhịp lớn

Sàn vượt nhịp lớn, sàn hộp vượt nhịp lớn (sàn Ubot, sàn VRO, sàn Nevo) được gọi chung là hệ thống sàn vượt nhịp lớn với các đặc điểm về cấu tạo, nguyên lý và quy trình thi công có phần tương đồng nhau

Được coi là một trong những giải pháp được ứng dụng rộng rãi trong thời gian gần đây, sàn vượt nhịp lớn được nhiều Chủ Đầu tư quan tâm. Việc tìm hiểu và ứng dụng sản phẳng vượt nhịp lớn giúp các kỹ sư và các Chủ đầu tư dễ dàng hơn trong việc lựa chọn các giải pháp cho kết cấu sàn phù hợp. Lam Pham Construction sẽ mang đến cho bạn những kiến thức tổng quan về hệ thống sàn vượt nhịp lớn và kinh nghiệm để lựa chọn loại sàn vượt nhịp lớn phù hợp

san_vuot_nhip_lon

Sàn vượt nhịp lớn và sàn truyền thống?

Với các biện pháp thi công truyền thống trước đây, sàn bê tông được gia cường bằng cốt thép, màng, hoặc sử dụng cáp ứng lực trước. Việc sử dụng dự ứng lực trong bê tông sẽ tạo lực nâng cân bằng với tải trọng do đó giảm được độ võng của sàn. Đây được coi là lợi ích lớn của sàn vượt nhịp lớn vì nó giúp loại bỏ việc phải cần tới ván khuôn vòm hoặc dầm tiết diện lớn.

san_vươt_nhip_lon_so_voi_san_truyen_thong

Trong thời gian gần đây, việc phát triển phổ biến của bê tông dự ứng lực, sự khác nhau giữa bê tông thường và bê tông dự ứng lực thuần túy trở nên ít hơn. Điều này dẫn đến việc kết hợp những ưu điểm về kiểm soát độ võng, vết nứt của bê tông ứng suất trước với tinh kinh tế của bê tông cốt thép (BTCT)

Việc kết hợp giữa hệ thống dầm hoặc dầm bẹt được đặt thép thường và thép dự ứng lực theo một phương và phương còn lại sử dụng sàn BTCT thông thường thì vẫn cần phải bố trí thép thường để đảm bảo độ dẻo, khống chế vết nứt, và để gia cường tại các vị trí neo cáp

Sàn vượt nhịp lớn mang lại những ưu điểm nổi bật so với sàn truyền thống:

  • Khoảng cách và vị trí của cột và tường chịu lực cần lựa chọn để mang lại hiệu quả kinh tế, công năng sử dụng và các yêu cầu khác: cách âm, cách nhiệt, chống cháy nổ,…
  • Bãi đỗ xe, trung tâm thương mại và căn hộ yêu cầu khoảng cách cột phải khác nhau để phù hợp với từng mục đích sử dụng, dẫn tới việc cần phải sử dụng hệ sàn chuyển hoặc dầm chuyển.
  • Phương án kết cấu luôn cần được cân nhắc cẩn thận để đảm bảo tính kinh tế. Trước đây nhịp sàn thường được chọn trong khoảng 8 -9m, những hiện nay các nhịp lên tới 20m đã bắt đầu được sử dụng
  • Với xu hướng tăng chiều dài vượt nhịp, tiêu chí về độ cứng ngày càng trở nên quan trọng, do đó trong thực hành, kích thước của sàn thường được chú trọng vào độ cứng thay vì độ bền

Bí quyết chọn và thiết kế các loại sàn vượt nhịp lớn

thiet-ke-san-vuot-nhip-lon

Khi thi công sàn vượt nhịp lớn thì đơn vị thi công phải tính toán chính xác về kết cấu thiết kế cũng như các giả thiết về kích thước sơ bộ để phù hợp với các sai lệch trong thực tế. Dưới đây là một số lưu ý khi lựa chọn và thi công sàn vượt nhịp lớn:

  • Đối với sàn có nhiều hoặc bằng 3 nhịp (theo mỗi phương) và có công xôn các biên, mô men và độ võng ở mỗi nhịp gần bằng nhau
  • Đối với sàn một nhịp một đầu kê lên vách lõi (core wall), mỗi đầu kê lên dầm biên hoặc cột. Các vách lõi được giả thiết là đảm bảo cho sàn làm việc như sàn nhiều nhịp
  • Các ô sàn đều đặn và tỉ lệ giữa các cạnh không lớn hơn 2
  • Các nhịp không thay đổi quá 25%
  • Các ô sàn đều chịu tải trọng phân bố đều
  • Tải trọng trong khoảng từ 5 – 5.0 KPa; tương đương với các sàn căn hộ, văn phòng

Thực tế thì hệ thống sàn trong nhà có nhiều kích thước khác nhau, hình dạng và nhiều kiểu khác nhau ở nhịp, chênh cao độ, công xôn, các tác động của dầm, cột, vách lên hệ thống sàn … do vậy rất khó để bao quát hết các trường hợp trong một sơ đồ. Các phần mềm máy tính hiện nay có thể thực hiện được bài toán thiết kế sàn, do đó cần nhấn mạnh rằng việc lựa chọn tiết diện chỉ mang tính sơ bộ, cần thực hiện các bước để xác định kích thước phù hợp.

Đặc biệt, cần lựa chọn các đơn vị có kinh nghiệm trong việc tính toán thiết kế kết cấu để đảm bảo tối ưu công năng và hiệu quả kinh tế

Những lưu ý khi lựa chọn sàn vượt nhịp lớn

lua-chon-san-vuot-nhip-lon

Chiều dày sàn ở các nhịp phía ngoài có thể giảm bằng cách điều chỉnh nhịp của chúng trong khoảng 75 – 80% nhịp phía trong. Tương tự, công xôn có thể được sử dụng để cân bằng với các nhịp bên trong nhưng cần tham khỏa các lưu ý khi sử dụng đặc biệt với sàn nhiều nhịp

Cần phải lưu ý các vị trí ở góc hoặc ở biên của kết cấu nơi mà ứng xử hai phương thường xuyên xuất hiện (phụ thuộc vào độ cứng của dầm biên và cột) và hiệu ứng không liên tục cần được xem xét (Có thể hiểu là chênh cao độ sàn)

Về lâu dài việc co ngót của sàn và sự co ngắn dưới tác động của ứng suất trước sẽ tạo ra một lực đáng kể trong sàn nếu nó bị khóa bới các vách hoặc cột đứng, đặc biệt nếu được đặt gần hoặc tại các biên sàn song song với phương xuất sẽ dẫn đến nứt đáng kể các một số vấn đề kỹ thuật khác. Do vậy, cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng.

Với kinh nhiệm nhiều năm làm việc tại Châu Âu, là đơn vị tiên phong trong việc ứng dụng và phát triển các giải pháp công nghệ mới trong ngành xây dựng Việt Nam, LPCSàn vượt nhịp lớn Ubot tự hào đã mang lại giá trị cho nhiều công trình, được tin tưởng là sự lựa chọn tối ưu cho nhiều Chủ đầu tư tại Việt Nam

Bài viết tham khảo: Giải pháp sàn phẳng Ubot

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Ngập úng đô thị và nguyên nhân “nan giải”

Ngập úng đô thị là vấn đề ngày càng được nhiều người quan tâm, đặc biệt trong những ngày qua khi hiện tượng mưa kéo dài ở các đô thị lớn tại Việt Nam gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, sinh hoạt và đời sống hằng ngày của người dân; làm hư hại lớn tới các công trình xây dựng, phá huỷ các công trình hạ tầng kỹ thuật, làm ngừng trệ giao thông, gây ô nhiễm môi trường…

ngap_ung_do_thi

Ngập úng đang diễn ra không chỉ ở vùng đô thị đồng bằng, duyên hải ven biển mà còn diễn ra tại các đô thị vùng trung du miền núi hay cao nguyên. Vậy nguyên nhân cơ bản nào gây ngập úng? Hãy cùng LPC tham khảo những thông này này nhé

Ngập úng đô thị do điều kiện tự nhiên, khí tượng và thuỷ văn

Nguyên nhân đầu tiên dẫn đến hiện tượng ngập úng đô thị phải kể đến do điều kiện về tự nhiên, địa hình và thuỷ triều và lũ thượng nguồn đặc biệt tác động của Biến đổi khí hậu. Các đặc điểm về điều kiện tự nhiên này dẫn đến các hiện tượng gây ngập:

  • Ngập do triều: Do ảnh hưởng của triều biển Đông hoặc biển Tây trong những lúc triều lên hoặc triều cường, mực nước trong sông, kênh lên cao gây khó khăn cho việc tiêu thoát đối với những vùng đất thấp, gây ngập. Ngập úng có thể lớn hơn và nghiêm trọng hơn khi có sự kết hợp của triều cường, lũ từ sông, từ các hồ ở thượng lưu xả về, mưa lớn diễn ra trên diện rộng sẽ gây hiện tượng ngập úng đô thị
  • Ngập do mưa: Đây là một trong những nguyên nhân khá phổ biến trên tất cả các vùng. Khi lượng mưa ngày càng gia tăng, mưa có cường độ lớn, thời gian mưa dài trên diện rộng, có những con mưa có vũ lượng cao gấp đôi thậm chí gấp 3 – 4 lần vượt cường độ thiết kế của hệ thống thoát nước. Đặc biệt những hiện tượng này càng nhiều thì mức độ ngập úng càng sâu
  • Ngập úng do lũ: Lũ trực tiếp từ các sông ở thượng lưu; lũ do xả nước từ các công trình hồ tưới tiêu, hồ thuỷ điện ở phía thượng nguồn và càng nguy hiểm hơn khi xảy ra đồng thời với mưa to và triều cường.

Ngập úng do năng lực tiêu thoát nước của hệ thống thoát nước

Trận mưa lớn ngày 29/05 vừa qua đã làm xuất hiện 35 điểm ngập úng ở Hà Nội, trong đó tập trung ở một số quận như Thanh Xuân, Cầu Giấy, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, huyện Thanh Trì…

Ngap_ung_do_he_thong_thoat_nuoc
Ảnh: Báo Thanh Niên

Hệ thống tiêu thoát nước các thành phố (hầu hết được xây dựng trên nền các đô thị cũ) chưa được hoàn chỉnh và còn nhiều hạn chế. Các thành phố, đô thị trong quá trình phát triển nhưng trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, tầm nhìn và vốn đầu tư khác nhau, nên đến nay hệ thống cơ sở hạ tầng nói chung và hệ thống tiêu thoát nước nói riêng chưa đáp ứng được yêu cầu.

Bên cạnh đó, các hệ thống tiêu thoát (cống tiêu, kênh tiêu…) đặc biệt là các khu vực nội thành, đã cũ lại hư hỏng, không hoặc chưa được duy tu, bảo dưỡng thường xuyên, cho nên khi có mưa (dù là mưa vừa) cũng gây ra hiện tượng ngập úng trong nhiều khu vực của thành phố. Nhiều đô thị đang triển khai đầu tư, cải tạo, xây dựng mới hệ thống thoát nước nhưng tiến độ triển khai chậm, thiếu ngân sách, nhiều khu đô thị mơi việc xây dựng hệ thống thoát nước thiếu đồng bộ giữ hệ thống cũ và mới.

TS. Kỹ sư Võ Kim Cương – Nguyên Phó kiến trúc sư trưởng TP. HCM đã nhận định rằng, nguyên nhân chính là do tốc tốc phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật không theo kịp tốc độ đô thị hoá, nhất là trong điều kiện thời tiết cực đoan: “Trước đây chưa có một thiết kế dự liệu được tình trạng đó. Thiết kế mới chưa cập nhật được tính cực đoan của khí hậu, họ vẫn còn theo những tiêu chuẩn cũ, lạc hậu, không đảm bảo thoát nước”.

Một số vùng nông thôn đồng bằng xây dựng các đê bao lớn bảo vệ khu dân cư, đê ngăn mặc phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản làm cho không gian trữ nước của khu vực này bị thu hẹp, nước đổ đòn về các khu vực trũng thấp, khu vực đô thị gây ngập úng.

Ngập úng do quy hoạch và quản lý phát triển đô thị

ngap_ung_do_phat_trien_do_thi
Ảnh: Báo Nhân dân

Trong quá trình phát triển, công tác quản lý quy hoạch xây dựng không chặt chẽ, thiếu sự kiểm soát về độ cao nền, dẫn đến quy hoạch thoát nước đã bị xâm phạm, diện tích chứa nước điều hoà suy giảm nghiêm trọng, hay thiếu sự kết nội đồng bộ giữa hệ thống thoát nước giữ khu vực mới và khu vực cũ.. ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng tiêu thoát nước.

  • Việc gia tăng diện tích bề mặt bị bê tông hoá tại các khu vực đô thị không chỉ làm gia tăng lượng nước mưa chảy trên bề mặt vì không thể thấm xuống lòng đất, làm giảm lượng nước ngầm mà còn tạo ra hiệu ứng đảo nhiệt
  • Việc xây dựng quá nhiều nhà cao tầng là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng sụt lún nền đất; nâng cao nền, xây đê, đường, cầu làm cản trở dòng chảy… cũng có thể làm trầm trọng thêm tình trạng ngập úng
  • Các đô thị Việt Nam hiện nay được coi là các “đại công trường xây dựng” với việc vận chuyển các vật liệu xây dựng gây vương vãi, khi mưa đến tập trung vào các khu vực thoát nước làm giảm tiết diện tải nước, cản trở quá trình di chuyển của dòng chảy làm cho tình trạng ngập úng càng nghiêm trọng hơn

Năng lực tổ chức và quản lý đô thị của chính quyền các cấp

Ảnh: baomoi.com

Công tác duy tu, duy trì hệ thống thoát nước chưa đạt hiệu quả. Nạo vét bùn thải từ sông, kênh, từ mạng lưới còn nhiều hạn chế. Ngân sách dành cho các hoạt động này còn bị hạn chế.

Nguồn vốn xây dựng mới, cải tạo và nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước cần được đầu tư đồng bộ. Tuy nhiên, thực tế cho thấy nguồn vốn rất hạn chế và chủ yếu dựa vào vốn vay ODA. Sự phối hợp giữa đầu tư xây các công trình hạ tầng kỹ thuật với các công trình thoát nước chưa chặt chẽ.

Nhiều quy định về quản lý thoát nước chậm đổi mơi; nhiều tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức kinh tế, kỹ thuật, đơn giá,.. trước đây được ban hành đã lạc hậu, chưa phù hợp với sự phát triển và thay đổi về công nghệ, quản lý …

Năng lực quản lý của chính quyền địa phương trong quản lý thoát nước chưa hiệu quả, lúng túng trong giải quyết các vấn đề cụ thể.

Do ý thức cộng đồng dân cư

Xây dựng nhà trái phép; san lấp, lấn chiếm sông, kênh, rạch, ao hồ. Khai nước ngầm quá mức. Xả rác bừa bãi xuống hố ga, kênh, cống và ra đường dẫn đến bít đường ống tiêu thoát nước làm cho tình trạng tiêu thoát nước này càng trở nên khó khăn

Ngập úng đô thị dưới tác động của nhiều nguyên nhân đặc biệt tác động bất thường của biến đổi khí hậu đang là vấn đề vô cùng nan giải hiện nay. Tuỳ vào điều kiện vị trí địa lý, địa hình của mỗi địa phương, chính quyền các đô thị và các nhà quản lý đô thị sẽ lựa chọn những giải pháp và triển khai các mô hình thoát nước phù hợp nhưng vẫn đảm bảo tính đồng bộ, đảm bảo quy hoạch đô thị, hạ tầng kỹ thuật, đảm bảo công năng và tính bền vững trong tương lai

Xem thêm: Giải pháp vật liệu thu hồi nước mưa LPC – E.Bubble

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction