Search

5 vật liệu xây dựng giúp bảo vệ môi trường tốt nhất hiện nay

Hàng ngàn dự án công trình xây dựng xanh trên toàn cầu mỗi năm chính là động lực để phát triển các ngành công nghệ và vật liệu xây dựng xanh thân thiện với môi trường.

Hình ảnh 5 vật liệu xây dựng giúp bảo vệ môi trường tốt nhất hiện nay 1
Vật liệu xây dựng truyền thống gây ra nhiều ảnh hưởng đến môi trường.

Biến đổi khí hậu đang là một chủ đề rộng rãi nhận được sự quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới, bao gồm cả ngành công nghiệp xây dựng. Hiểu rõ điều này, các chuyên gia trên toàn thế giới đã tiến hành tìm kiếm, nghiên cứu tạo ra những loại vật liệu xây dựng xanh và thân thiện hơn với môi trường.

Thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải từ vật liệu xây dựng

Với sự phát triển của kinh tế trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, số lượng các khu đô thị và các tòa nhà chung cư đang mọc lên với tốc độ ngày càng nhanh. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những ảnh hưởng đến môi trường từ lượng rác thải của vật liệu xây dựng trong quá trình thi công.

Theo Bộ tài nguyên và môi trường cho biết, hiện nay các hoạt động xây dựng, thi công vẫn diễn ra hàng ngày ở khắp nơi trên cả nước. Nhưng điều quan trọng, là nó gây ra nhiều tác động tiêu cực đến ô nhiễm môi trường, và làm ảnh hưởng đến đời sống của chính chúng ta. Bao gồm cả ô nhiễm nguồn đất, nước và không khí.

Cụ thể hơn, nước thải từ những công trường xây dựng thường được xả trực tiếp ra ngoài môi trường, và nó có chứa nhiều tạp chất độc hại như dầu mỡ, đất cát, hóa chất,… gây ô nhiễm cho nguồn nước trên bề mặt và các mạch nước ngầm.

Chưa kể đến, trong suốt quá trình thi công, các loại bụi và khí độc như COx, NOx, SOx liên tục được thải ra thông qua việc vận hành máy móc và lắp ráp nguyên vật liệu xây dựng. Đồng thời, lượng rác thải rắn từ những công trình này cũng được xả ra môi trường một cách tự nhiên. Điều này làm cho các bãi rác thải xây dựng ngày càng đầy lên.

Tình hình này càng kéo dài và nghiêm trọng hơn mỗi ngày, khiến cho môi trường bị phá hủy nhanh hơn, hệ sinh thái thiên nhiên mất cân bằng và làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hình ảnh 5 vật liệu xây dựng giúp bảo vệ môi trường tốt nhất hiện nay 3
Vật liệu xây dựng gây nhiểu tác hại cho môi trường

Đứng trước thực trạng này, để khắc phục các vấn đề môi trường và giúp phát triển ngành xây dựng “xanh” hơn, mang lại cuộc sống tốt hơn, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và phát triển các vật liệu xây dựng xanh để ứng dụng vào nhiều công trình tốt hơn.

Trong đó, có những vật liệu xây dựng đáp ứng được các tiêu chí đặt ra và giúp giảm được đáng kể những tác động đến môi trường. Cùng tìm hiểu xem chúng là gì ngay phần dưới đây!

Top 5 vật liệu xây dựng giúp giảm thiểu tác động đến môi trường

Sử dụng vật liệu “xanh” là một xu hướng mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng trên toàn thế giới. Dưới đây là 5 loại vật liệu xây dựng xanh – một xu hướng xanh trong xây dựng – đang rất được ưa chuộng:

Tre

Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu về tính bền vững của loại vật liệu truyền thống này và họ gần như đồng ý rằng: Tre là một trong những vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường tốt nhất trên hành tinh.

Với các cây tre, tốc độ tự phát triển của chúng thường rất nhanh. Đây cũng là một loại cây phổ biến ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Do đó, nó được dùng nhiều trong xây dựng từ rất lâu đời.

Hơn nữa, vật liệu xây dựng làm từ tre thường nhẹ và ít tiêu tốn năng lượng vận chuyển hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của tre là cần phải được xử lý tốt để chống côn trùng, chống phồng nứt khi bị ngâm nước.

Gỗ ép, vỏ cây

Giống như tre, các vật liệu xây dựng làm từ gỗ ép, vỏ cây cũng là một nguồn tài nguyên dễ kiếm từ thiên nhiên. Và khi khai thác, chúng vẫn có thể phát triển nhanh để bù lại lượng đã sử dụng.

Hình ảnh 5 vật liệu xây dựng giúp bảo vệ môi trường tốt nhất hiện nay 3
Ứng dụng các vật liệu xanh trong xây dựng nhiều công trình, nhà ở.

Với gỗ ép và những vật liệu xây dựng làm từ vỏ cây, chúng rất linh hoạt và có độ đàn hồi cao. Nhờ đó dễ dàng trở lại hình dạng ban đầu sau khi chịu một lực tác động. Đây là ưu điểm giúp vật liệu này trở thành một lựa chọn mới cho việc sản xuất gạch lát sàn, làm đồ trang trí nội thất.

Tái chế kim loại

Nhôm và thép là những nguyên liệu sử dụng nhiều năng lượng. Bởi với nguyên liệu từ kim loại, người ta sẽ cần khai thác quặng và tốn nhiều thời gian để chế tạo chúng thành vật liệu xây dựng.

Do đó, việc tái chế kim loại là một cách để giúp làm giảm bớt rác thải rắn ra môi trường. Hơn nữa, kim loại tái chế là một vật liệu xây dựng có thể dùng lâu dài. Với kim loại được tái chế lại, người ta có thể tạo thành các tấm lợp, dùng trong hỗ trợ kết cấu và mặt tiền tòa nhà; hoặc dùng cho hệ thống ống nước,…

Tấm bê tông đúc sẵn

Các tấm bê tông đúc sẵn cũng là một giải pháp mới với vật liệu xây dựng. Theo đó, những tấm bê tông này thường có lớp bên ngoài thường bao phủ một chất độn nhẹ, như lớp cách nhiệt bằng bọt. Nhờ đó, chúng thường được dùng cho các bức tường và mặt tiền tòa nhà vì có khả năng chống chọi lại yếu tố thời tiết. Ngoài ra, một số loại cũng được dùng để làm sàn và mái bằng, đặc biệt là sàn mái. 

So với bê tông truyền thống, thì bê tông đúc sẵn mang lại lợi ích nhiều hơn. Bởi chúng tiêu tốn ít năng lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp. Thêm vào đó, bê tông đúc sẵn cũng tạo điều kiện cho các chuyên gia có cơ hội để xử lý vật liệu xây dựng đúng cách, thay vì có khả năng tiếp xúc với nhiều điều kiện bất lợi trong khi bảo dưỡng vật liệu tại công trường xây dựng.

Sàn nhẹ Ubot

Thêm một lựa chọn khác của những vật liệu xây dựng xanh hiện nay đó là sử dụng nhựa tái chế để tạo thành các lớp sàn phẳng không dầm – hay còn gọi là sàn nhựa Ubot. Đây là một phát minh mới của các chuyên gia thuộc tập đoàn Daliform – Italia và đã được chuyển giao công nghệ tại Việt Nam bởi công ty Lam Pham Construction (LPC).

Hình ảnh 5 vật liệu xây dựng giúp bảo vệ môi trường tốt nhất hiện nay 4
Sàn Ubot là lựa chọn mới cho giải pháp xây dựng xanh.

Theo đó, nguyên liệu chính được dùng là nhựa polypropylen. Loại nhựa này sau khi thu gom sẽ được đưa vào xưởng để loại bỏ tạp chất, tái chế tạo thành các hộp nhựa Ubot. Lý giải cho việc sử dụng nhựa tái chế, các chuyên gia cho biết rằng: Với lượng rác thải nhựa trên trái đất ngày càng tăng lên, tái chế nhựa là việc làm nhằm giảm thiểu chất thải ra môi trường.

Đồng thời, với nhựa polypropylen, khi đưa vào sử dụng trong công nghệ xây dựng cũng đã được xem xét đến nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là loại nhựa này có độ thân thiện với môi trường cao, trong quá trình sử dụng sẽ không phát xạ hoặc không tạo ra các chất độc hại với đất, nước và không khí.

Bên cạnh đó, loại vật liệu xây dựng xanh hộp nhựa Ubot còn mang lại nhiều ưu điểm, có thể kể đến là:

  • Thiết kế dạng hình hộp vuông, dễ dàng xếp chồng lên nhau và thuận tiện cho việc vận chuyển, lưu trữ, bảo quản tại công trường.
  • Kích thước cơ bản là 52 x 52 cm và chiều cao của hộp có thể thay đổi linh động, tùy theo yêu cầu của từng thiết kế.
  • Tạo thành sàn phẳng không dầm, giúp giảm bớt trọng lượng mà vẫn đảm bảo độ bền, chắc chắn cho công trình.
  • Dễ dàng lắp ghép và liên kết các hộp Ubot lại bằng hệ thống các thanh nối, không cần sử dụng máy móc vận hành phức tạp và không dùng quá nhiều nhân công. Từ đó giúp giảm bớt năng lượng cần dùng, hạn chế được lượng khí thải độc hại từ máy móc.

Như vậy có thể thấy sàn nhựa Ubot cùng các vật liệu xây dựng kể trên đang là những lựa chọn hàng đầu cho nhiều công trình xây dựng xanh. Nhìn tổng thể, đây chính là cách để giúp mang lại nhiều lợi ích cho môi trường sống của chính chúng ta trong tương lai.

Nguồn: https://lpc.vn

Top 7 loại vật liệu xây dựng xanh cho các công trình mới trong tương lai

Xây dựng xanh vừa là một xu hướng mới vừa là một nhu cầu bức thiết của người dân trong cuộc sống góp phần làm giảm thiểu tác động tiêu cực từ biến đổi khí hậu.

Hình ảnh xây dựng xanh cho các công trình mới trong tương lai 1
Vật liệu xây dựng xanh hiện nay đã trở thành một xu hướng tất yếu trong công nghiệp xây dựng

Sử dụng vật liệu xây dựng xanh đang là một trong những xu hướng hiện nay được nhiều doanh nghiệp lựa chọn, nhằm góp phần tạo ra một thế giới “xanh” và bảo vệ môi trường tốt hơn.

Xây dựng xanh – Xu hướng tất yếu của sự phát triển thế giới

Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh

Xu hướng xây dựng xanh hiện nay đã trở thành một xu hướng tất yếu trong bối cảnh biến đổi khí hậu trên toàn cầu. Theo đó, những tòa nhà được sử dụng vật liệu xanh thường được đánh giá có vòng đời dài hơn so với nhiều công trình dùng các vật liệu truyền thống trước đây.

Không chỉ vậy, các tòa nhà xanh này cũng đạt được mức tiêu thụ tài nguyên hiệu quả, mà vẫn đảm bảo mang lại sự thoải mái, thuận tiện cho người dùng. Và điều đặc biệt quan trọng, đó là giảm thiểu tối đa những tác động có hại đến hệ sinh thái đất, nước, không khí bằng việc sử dụng các vật liệu xây dựng xanh thân thiện với môi trường.

Vật liệu xây dựng xanh là gì?

Hình ảnh xây dựng xanh cho các công trình mới trong tương lai 2
Khái niệm vật liệu xây dựng xanh là gì?

Theo các chuyên gia về xây dựng, một vật liệu xây dựng xanh thường được đặc trưng bởi một trong các tính chất sau:

  • Không độc hại.
  • Có khả năng tái chế cao.
  • Mang lại hiệu quả xây dựng và tiết kiệm năng lượng.
  • Có vòng đời sử dụng lâu dài hoặc có tác động tới môi trường đất ít nhất (để giảm ô nhiễm nguồn đất, nước, không khí).
  • Góp phần sử dụng năng lượng hiệu quả trong các công trình xây dựng.

Vậy những vật liệu nào có thể đáp ứng được các tiêu chí trên và nên được sử dụng cho công nghệ xây dựng xanh? Cùng xem những cái tên được liệt kê dưới đây nhé!

Top 7 loại vật liệu xây dựng xanh thân thiện với môi trường là gì?

Beton thực vật (GrassCrete)

Loại vật liệu trong xu hướng xanh trong xây dựng đầu tiên được nhắc đến là bê tông thực vật – với nguyên liệu từ các loại cỏ. Đúng như tên gọi, phương pháp này là một cách thiết kế nhằm tạo ra những lối đi, vỉa hè… thành những mô hình để cho cỏ và các loài thực vật khác phát triển.

Lợi ích mà nó mang lại là giảm lượng bê tông cần sử dụng nói chung, và giúp cải thiện sự thoát nước mưa hiệu quả trong các khu đô thị.

Cây gai dầu (HempCrete)

Hình ảnh xây dựng xanh cho các công trình mới trong tương lai 3
Dùng vật liệu xây dựng xanh đang là giải pháp được nhiều nhà đầu tư lựa chọn

Với loại vật liệu xây dựng xanh này, nó được làm từ những sợi gỗ của cây gai dầu và dùng nước vôi để liên kết chúng lại với nhau. Điều này giúp tạo ra những khối bê tông “gỗ” nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được độ cứng để dùng trong xây dựng.

Không chỉ vậy, các khối bê tông gai dầu cũng giúp giảm đáng kể trọng lượng công trình. Từ đó giúp làm giảm năng lượng dùng trong vận chuyển, hơn nữa cũng dễ tái chế khi không còn sử dụng.

Tre cũng là một trong những vật liệu xây dựng xanh tiềm năng cho các công trình trên toàn thế giới. Loại nguyên vật liệu truyền thống này có ưu điểm là trọng lượng nhẹ, độ bền và khả năng tái chế cao.

Việc dùng tre trong xây dựng có thể giúp thay thế các vật liệu nhập khẩu đắt tiền. Và cung cấp một giải pháp mới cho thay thế bê tông, cốt thép. Đặc biệt là ở những khu vực khó tiếp cận, cần xây dựng lại sau thảm họa thiên nhiên. Hoặc ở những nơi có khả năng tiếp cận với nguồn cung cấp tre tự nhiên.

Gỗ

Cũng tương tự như tre, gỗ là một trong các vật liệu xây dựng xanh được sử dụng lâu đời hơn so với bê tông, cốt thép. Ưu điểm của việc dùng gỗ trong nhiều dự án xây dựng là nó đòi hỏi tốn ít năng lượng chế tạo hơn; thân thiện với môi trường và có thể tái chế dễ dàng.

Hình ảnh xây dựng xanh cho các công trình mới trong tương lai 4
Giáp pháp xây dựng xanh cho ngành xây dựng hiện nay

Tuy nhiên, để đảm bảo yếu tố “xanh” trong việc bảo vệ môi trường, thì hoạt động trồng và khai thác gỗ cũng cần được quản lý đúng cách.

Sợi nấm (Mycelium)

Sợi nấm nghe qua có thể là một ý tưởng “điên rồ”, nhưng trên thực tế, các chuyên gia hy vọng đây sẽ là một vật liệu xanh trong tương lai.

Với nguyên liệu chính gồm cấu trúc sợi rễ của nấm được sấy khô trong không khí nhằm tạo ra “các viên gạch thực vật” có hình thù đa dạng và trọng lượng nhẹ. Đây là một trong những ý tưởng đang được khuyến khích phát triển, song song với nhiều nguyên liệu khác như rơm, rạ, cỏ, tre,…

Bê tông từ bụi thép (Ferrock)

Là một trong các loại vật liệu xây dựng xanh mới đang được nghiên cứu đưa vào sử dụng, Ferrock được tái chế từ bụi thép công nghiệp nhằm tạo thành bê tông. Vật liệu độc đáo này được cho là sẽ thân thiện với môi trường hơn nhờ khả năng hấp thụ carbonic trong quá trình sấy khô và làm cứng.

Hơn nữa, các chuyên gia cũng cho rằng bê tông từ bụi thép bền hơn bê tông thông thường. Đồng thời cũng giúp tái sử dụng nguồn rác thải từ công nghiệp sản xuất thủy tinh, thép.

Hình ảnh xây dựng xanh cho các công trình mới trong tương lai 5
Bê tông từ bụi thép – Vật liệu xanh “xịn” hơn beton

Bê tông từ nhựa tái chế (sàn nhẹ Ubot)

Bên cạnh việc sử dụng các nguyên vật liệu truyền thống, thì việc tái chế rác thải cũng là một vấn đề đau đầu của các nhà nghiên cứu. Đặc biệt là khi lượng rác thải nhựa đang ngày càng gia tăng.

Trước thực trạng này, thay vì khai thác và tạo ra những nguyên liệu mới, thì sử dụng nhựa tái chế để làm vật liệu xây dựng xanh hay vật liệu xây dựng nhẹ là một trong những giải pháp được đánh giá là mang lại hiệu quả cao.

Trong đó, không thể không nhắc đến sự ra đời của sàn nhẹ ubot – một dạng sàn bê tông được làm từ nhựa và đã đạt những tiêu chuẩn đánh giá. Bao gồm chất lượng thân thiện với môi trường, kiểu dáng hình hộp vuông dễ vận chuyển, lưu trữ và lắp ráp.

Ubot là một loại vật liệu xây dựng xanh xuất xứ từ nước Ý, và được chuyển giao thành công tại Việt Nam bởi công ty Lam Pham Construction (LPC). Nguồn nguyên liệu chính được dùng để sản xuất vật liệu này là nhựa tái chế polypropylene. Do đó Ubot có khả năng tái sử dụng cao hơn và ít độc hại hơn so với các loại nhựa khác.

Hình ảnh xây dựng xanh cho các công trình mới trong tương lai 6
Sàn Ubot từ nhựa tái chế là vật liệu xanh được ưa chuộng hiện nay.

Ubot có cấu tạo đặc biệt hình hộp rỗng với 5 chân hình côn. Chân này có tác dụng quy định chiều cao lớp bê tông dưới của sàn và làm van xả khí khi có hỏa hoạn cháy nổ xảy ra. Khi dùng trong công trình, các khối hộp này được liên kết với nhau thông qua các thanh nối, nằm chìm trong sàn bê tông tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc. 

Lớp sàn nhựa ubot này có tác dụng thay thế các vùng bê tông không làm việc, nhờ đó giúp giảm tải trọng lượng của sàn và làm giảm số cột thép cần dùng trong công trình.

Bên cạnh đó, việc sử dụng sàn Ubot cũng mang lại ưu điểm trong giảm chi phí vận chuyển, lắp đặt. Các công trình dùng sàn Ubot cũng sẽ không cần vận hành quá nhiều máy móc phức tạp, mà chỉ cần một số ít nhân công để thực hiện thao tác lắp ráp đơn giản.

Ngoài ra, bê tông từ nhựa tái chế cũng góp phần làm giảm rác thải nhà kính và là giải pháp để giúp xử lý các chất thải nhựa đang tắc nghẽn tại nhiều bãi rác.

Như vậy, có thể thấy rằng việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh không chỉ đơn thuần là dùng các nguyên liệu thiên nhiên như cỏ, rơm, gỗ, tre,… mà còn là những vật liệu được tái chế từ chính những chất thải của sự phát triển công nghiệp hiện đại.

Những loại vật liệu xây dựng xanh này góp phần lớn vào việc thay bảo vệ môi trường, hạn chế quá trình biến đổi khí hậu trên toàn trái đất.

Nguồn: https://lpc.vn

Sàn phẳng Ubot – Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh

Sử dụng vật liệu xanh – sàn phẳng Ubot để xây dựng “đô thị thông minh”, thân thiện với môi trường đang là một trong những xu hướng phát triển được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 1
Thế nào là một công trình xây dựng xanh?

“Tại sao phải sử dụng vật liệu xây dựng xanh?” “Sử dụng sàn phẳng Ubot thì có ích lợi gì?” chắc chắn sẽ là câu hỏi của nhiều người. Hoặc sẽ có những thắc mắc cho rằng, việc trồng nhiều cây xanh quanh một công trình còn chưa đủ hay sao. Để giải đáp cho điều này, trước tiên hãy tìm hiểu xem “Như thế nào được gọi là vật liệu xây dựng xanh?” nhé.

Vật liệu xây dựng xanh là gì?

Theo các chuyên gia, vật liệu xây dựng xanh được định nghĩa là những vật liệu có khả năng làm giảm những tác động tiêu cực đến môi trường. Hay nói cách khác, là những nguyên liệu này phải mang đến sự an toàn trong suốt vòng đời của một công trình. Bao gồm việc khai thác, vận chuyển, thi công, sử dụng và cho tới khi phá dỡ chúng.

Để được công nhận là vật liệu xây dựng xanh như sàn phẳng Ubot, nguyên liệu đó phải đảm bảo đủ những điều kiện sau:

  • Không độc hại: Đây là tiêu chí đầu tiên được đánh giá dựa trên mức độ gây ô nhiễm môi trường khi sản xuất ra một vật liệu. Với vật liệu xanh, quá trình sản xuất sẽ được tối ưu hóa nhằm hạn chế lượng rác thải công nghiệp ra môi trường.
  • Giúp tiết kiệm tài nguyên: Với các vật liệu xanh, khi sản xuất ra chúng cũng cần tiết kiệm nguồn tài nguyên cho trái đất. Ví dụ như sử dụng gạch không nung giúp đảm bảo nguồn đất sét tự nhiên đang dần khan hiếm. Đồng thời, vật liệu xanh cũng phải giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình khai thác, vận chuyển, thi công.
  • Giảm ô nhiễm môi trường: Đây là yếu tố quan trọng nhất với sự ra đời của những vật liệu xanh, với mục đích chính khi sử dụng chúng sẽ không gây độc hại đến môi trường xung quanh công trình (đất, nước, không khí).
  • Có vòng đời sử dụng lâu dài: Vật liệu xanh đồng nghĩa với việc nó phải có chất lượng tốt, sử dụng được lâu dài nên vòng đời phải cao hơn so với các loại nguyên liệu thông thường.
  • Có thể tái chế: Một trong những yếu tố giúp đánh giá vật liệu thân thiện với môi trường là khả năng tái chế cao.
Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 4
Vật liệu xây dựng xanh tránh gây những tác động tiêu cực đến môi trường

Như vậy, dễ thấy được rằng “xanh” ở đây không chỉ đơn thuần là một công trình có thật nhiều cây xanh. Mà dự án đó cần xanh ngay từ những nguyên liệu được dùng nhằm mang lại bảo vệ môi trường sống của con người trong tương lai.

Các công trình xanh mang lại lợi ích gì cho môi trường?

Theo số liệu thống kê cho biết, các công trình xây dựng thông thường sẽ sử dụng 40% nguồn năng lượng, khai thác đến 25% lượng gỗ và dùng 17% nguồn nước, chưa kể đến các tài nguyên đất, cát, đá,… từ thiên nhiên. Đồng thời, những công trình này thải ra đến 55% lượng khí CFC lên bầu khí quyển, 33% khí thải cacbonic (CO2) và hơn 40% phế thải rắn từ việc xây dựng.

Nhưng với các công trình dùng nguyên liệu xanh (ví dụ sử dụng sàn phẳng Ubot), những con số này đã thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Cụ thể, các kỹ sư của một nghiên cứu tại Thụy Sỹ cho biết, công trình dùng các vật liệu xanh đã giúp họ tiết kiệm được ¾ lượng điện năng cần phải sử dụng. So với những công trình xây dựng thông thường trước đây, điều này giúp giảm tiêu hao khoảng 25% điện năng/m2.

Tại Hoa Kỳ, các nghiên cứu về môi trường cũng cho biết, những tòa nhà xây dựng theo công nghệ xanh nhất là sử dụng có lượng khí thải CO2 giảm xuống hơn 30%. Lượng nước, điện cần tiêu thụ trong quá trình thi công cũng giảm xuống hơn ¼. Cũng nhờ các vật liệu xây dựng xanh, khối lượng chất thải rắn của ngành công nghiệp xây dựng giảm xuống đáng kể.

Do vậy, xây dựng xanh trở thành xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho con người trong tương lai. Và muốn có điều này, cần phải sử dụng các vật liệu xanh.

Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 2
Sàn phẳng Ubot là vật liệu xây dựng xanh đang được ưa chuộng trong nhiều công trình hiện nay.

Sàn phẳng Ubot – Giải pháp mới cho các công trình xanh

Nhờ mang lại nhiều hiệu quả tích cực, nên tại rất nhiều nơi trên thế giới, chính phủ các nước đã khuyến khích giới kiến trúc sư và các nhà đầu tư nên nghiên cứu và ứng dụng vật liệu xanh sàn Ubot trong việc tạo ra các công trình.

Tại Việt Nam, nhiều công ty xây dựng cũng hướng tới xây dựng xanh trong các công trình. Với nhiều vật liệu xanh như: Xốp cách nhiệt, tôn lợp sinh thái, gỗ ốp tường xanh, bê tông thực vật, hay các loại vật liệu được tái chế từ nhựa,… Trong đó, sàn phẳng Ubot (U-boot beton) đang là sản phẩm được sử dụng nhiều hơn cả.

Sàn phẳng Ubot là một vật liệu xây dựng xanh được chuyển giao công nghệ bởi công ty LPC (Lam Pham Construction), đạt những tiêu chuẩn về chất lượng, kiểu dáng và cực thân thiện với môi trường.

Cấu tạo của sàn phẳng Ubot

Có nguồn gốc từ nước Ý, sàn phẳng Ubot được biết đến là một phát minh của tập đoàn Daliform. Với nguồn nguyên liệu sản xuất chính là nhựa tái sinh polypropylen.

Sau khi thu gom loại nhựa này, chúng sẽ được xử lý và tái chế, tạo nên những hộp cốp pha bằng nhựa polypropylen (gọi là hộp Ubot). Đặc điểm của hộp nhựa này là không chứa những chất độc, không phát xạ các chất gây hại ra môi trường trong suốt quá trình sử dụng. Các hộp Ubot sẽ được ghép lại bằng thanh nối để tạo nên sàn phẳng Ubot không dầm, với những kích thước cơ bản là 52cm x 52cm. Chiều cao của các hộp có thể thay đổi lần lượt  là 10cm, 13cm, 16cm, 20cm, 24cm, 28cm… để phù hợp với nhiều module khác nhau.

Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 4
Sàn phẳng Ubot cũng giúp tối ưu kết cấu sàn phẳng và tiện lợi hơn trong việc vận chuyển, lắp ráp.

Thiết kế của hộp Ubot cũng có nhiều khác biệt so với các loại sàn beton cốt thép thông thường trước đây. Cấu tạo mỗi hộp Ubot sẽ bao gồm 5 chân hình côn, kết hợp với phụ kiện liên kết (thanh nối). Điều này giúp tạo ra một hệ thống dầm vuông góc, giống như một trụ đỡ giữa lớp sàn beton dưới và trên.

Từ đó giúp giảm tải trọng lượng của sàn và hạn chế số lượng cột cần sử dụng. Đồng nghĩa với việc lượng beton và thép sẽ cần ít hơn, góp phần giảm bớt chất thải rắn ra môi trường xung quanh.

Sàn phẳng Ubot có những đặc điểm gì?

Không chỉ vậy, các chuyên gia xây dựng cũng tiến hành so sánh giữa 2 công trình. Với cùng diện tích, chiều cao và số tầng như nhau, công trình dùng sàn phẳng Ubot không cần phải tốn nhiều công sức đào đất, giúp làm giảm các tác động đến môi trường đất tốt hơn so với sàn beton thông thường.

Đặc biệt, do được tái chế từ nhựa và thiết kế đơn giản, nên sàn phẳng Ubot cũng giúp tối ưu kết cấu sàn phẳng và tiện lợi hơn trong việc vận chuyển, lắp ráp. Sử dụng các hộp Ubot hoàn toàn dùng sức người, lắp ghép thủ công và không cần đến máy móc, thiết bị phức tạp. Nhờ đó giảm thiểu khí thải CO2, góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính.

Ngoài ra, nó cũng giúp ngăn chặn được ô nhiễm tiếng ồn cho các khu vực xung quanh, đặc biệt là với công trình xây dựng gần khu dân cư. 

Với những ưu điểm vượt trội này, công nghệ sàn phẳng Ubot được xem là một trong những vật liệu xây dựng xanh được quan tâm nhất hiện nay. Bởi nhìn một cách toàn diện, đây chính là giải pháp mới cho nhiều công trình, dự án xây dựng trong vấn đề bảo vệ môi trường. Song song với đó là những hiệu quả tối ưu về kinh tế, mang lại lợi ích và chất lượng dài hạn cho ngành công nghiệp xây dựng nói chung.

Nguồn: https://lpc.vn

Tính móng bè bằng phương pháp hệ số nền

Theo lý thuyết của Winkler, lò xo nền được sử dụng để đại diện cho tương tác của đất nền và móng. Ta có thể xác định hệ số nền bằng nhiều phương pháp: bàn nén, lún từng lớp, Terzaghi v..v….
– Để mô hình có ứng xử gần giống với thực tế độ lún xác định bằng lý thuyết phải xấp xỉ giá trị độ lún trong phần mềm
– Để xác định ứng xử của nền đất với nội lực trong móng bè theo phương pháp lò xo của Winkler, ta thực hiện việc thay đổi Ks, từ đó xác định được nội lực trong 1 dải chân cột trong móng bè. Trong tính toán thực hành, ta có thể dùng công thức sau :
Tổng lực chân cột ( Tổng P) = Chuyển vị TB x Ks x Diện tích móng.

tính móng bè 1
– Xác định một số điểm trên dải Strip, từ đó lấy được moment trong dải theo các giá trị của Ks , vẽ được biểu đồ moment trong dải Strip theo hệ số nền Ks (tương ứng là độ lún).

Từ hình vẽ ứng xử của moment dải với hế số nền Ks, ta có nhận xét :

1- Hệ số nền càng nhỏ ( chuyển vị lớn) , moment trong dải càng lớn – điều này là do chuyển vị nền đất lớn >>>> moment lớn ( chuyển vị cưỡng bức)
2- Khi hệ số nền lớn tới mức nào đó (20 000 kN/m3), hệ số nền tăng, moment tăng rất ít. Khi đó ta thấy rằng độ lún thay đổi cũng rất ít. Do đó, độ lún ảnh hưởng lớn tới nội lực trong móng bè.

59657321_2744216322271692_3558717508129128448_n
3- Khi Ks tăng từ 5000 lên 10000 ( độ lún đầu vào từ 3cm thành 1,6cm), giá trị moment tăng từ 259 lên 309 ( thay đổi 20%). Sự thay đổi này là đáng kể.

59788926_2744216742271650_6619683860391133184_n

Như vậy :
– Trong mô hình này, chuyển vị trung bình xác định được trong mô hình luôn lớn hơn chuyển vị đầu vào nhưng không nhiều (max là 10%).
– Ta có thể dùng kết quả tính lún trong lý thuyết (phương pháp cộng lún, tính theo Terzaghi v..v..) là chuyển vị đầu vào để tính ra hệ số nền.
– Để thiên về an toàn, ta hoàn toàn có thể đưa hệ số nền thấp hơn 1 mức so tính toán vào mô hình. Như trong công trình này, ví dụ tính lún theo lý thuyết là 1,6cm, ta có thể cho độ lún đầu vào là 2cm. Kết quả thép lý thuyết thu được tăng 10%

Hình ảnh cất nóc dự án CDA Tam Trinh của Tập đoàn Thành Công mong đợi nhất 2019

Ngày 4/6/2019, lễ cất nóc CDA Tam Trinh – dự án trung tâm thương mại, siêu thị và trưng bày sản phẩm được mong đợi nhất trong 2019 của tập đoàn Thành Công cùng với LPC trong nhiệm vụ TVGS và TVQLDA.

Tại dự án CDA của chủ đầu tư Thanh Cong Group mà LPC làm tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án đã sử dụng giải pháp gia cố Carbon để tăng tính bền vững cho công trình. Giải pháp gia cố này được thực hiện với phương pháp sửa chữa nâng cấp khả năng hoạt động và sử dụng của công trình cũ bằng vật liệu sợi carbon composite (FRP) công nghệ cao với những ưu điểm về độ bền, chịu nhiệt, chịu tải, việc ứng dụng giải pháp này càng khẳng định chất lượng của dự án CDA.

Không chỉ thế dự án CDA còn sử dụng giải pháp Bê tông cốt sợi thủy tinh (GRC) rất phù hợp cho việc cải tạo các công trình cũ, tăng tính thẩm mỹ, tăng khả năng cách âm, cách nhiệt và kéo dài tuổi tho công trình. Đồng thời, vẫn giữ được đường nét, màu sắc và chất cảm của kiến trúc công trình cải tạo.

Toàn cảnh công trường CDA Tam Trinh
Toàn cảnh công trường CDA Tam Trinh

CDA Tam Trinh

 

CDA Tam Trinh

 

Dưới đây là một số hình ảnh trong ngày cất nóc dự án CDA – Tam Trinh

Lễ cất nóc CDA

 

lễ cất nóc CDA
LPC cất nóc 2

 

lễ cất nóc CDA

 

lễ cất nóc CDA

 

lễ cất nóc CDA

 

LPC và nhà thầu thả phóng sinh tại lễ cất nóc CDA

Dự án CDA dự kiến sẽ được hoàn thiện trong tháng 6 này để phục vụ khách hàng.

CDA Tam Trinh trong những ngày hoàn thiện

CDA Tam Trinh là cái tên đang được nhắc đến nhiều trong thời gian này. Bởi không chỉ là dự án được xây dựng nhanh, mà đây còn là dự án được áp dụng rất nhiều phương pháp, giải pháp xây dựng tiên tiến. Lam Pham Construction (LPC) cùng với các nhà thầu đang nỗ lực để hoàn thiện và đưa công trình vào phục vụ

CDA_tam_trinhĐồng hành, nỗ lực là những điều LPC cùng các nhà thầu đang cùng nhau làm ngay lúc này. Hỗ trợ lẫn nhau để xây dựng những công trình dấu ấn. Có thể nó không phải là dự án hoành tráng, những mỗi dự án đối với LPC đều cần sự tâm huyết và nhiệt tình của tất các các đơn vị đồng hành.

cda_tam_trinh_3

Có thể thấy, xây dựng một công trình mới sẽ đơn giản hơn việc cải tạo một dự án đã được xây dựng lâu năm với nhiều sự xuống cấp do thời tiết cda_tam_trinh_4

Cùng xem thêm nhiều hình ảnh hơn về công trình TTTM Trưng bày và giới thiệu sản phẩm CDA Tam Trinh dưới đây nhé

Mỗi ngày một cập nhật CDA đang dần dần được hoàn thiện và chăm chút từ những điều nhỏ nhất.

cda_tam_trinh_2

Mỗi ngày công nhân đang cố gắng hoàn thiện nhanh nhất có thể để đưa CDA hạ cánh trong giữa năm 2019 để phục vụ và giới thiệu cho mọi người.

cda_tam_trinh_5

 

Tài liệu tham khảo – Tính toán cọc chịu tải trọng ngang

Khi tính toán bố trí thép cọc khoa nhồi, bạn thấy khó khăn vì không biết bố trì lồng thép suốt chiều dài cọc hay không? Làm thế nào để biết khi nào cần thép dọc. Hãy cùng bàn luận vấn đề tính toán cọc chịu tải trọng ngang của LPC nhé.

Về cơ bản, chúng ta có thể hoàn toàn tính toán được thép trong cọc khoan ngồi bằng một số phương pháp sau:

1. Mô phỏng đất dưới dạng các lò xo (Spring) và xác định được nội lực trong cọc

Cọc được mô phỏng theo dạng thanh, đất nền vẫn được mô phỏng truyền thống theo cấu kiện lò xo. Có 4 loại lò xo cần mô phỏng để cọc làm việc theo thực tế : lò xo theo phương đứng đặc trưng cho ma sát thành bên của cọc, lò xo theo phương X và Y đặc trưng cho đất nền làm việc cùng cọc và lò xo vị trí mũi cọc đại diện phản lực đất nền. Và do đó, ta hoàn toàn có thể xác định được lực dọc trong cọc tại vị trí xác định nào đó và moment trong cọc để bố trí thép 1 cách hợp lý.

tính toán cọc tải trọng ngang

2. Tính cọc dưới tác dụng tải trọng ngang và moment (phụ lục A-TCVN 10304:2014)

Ta có thể tính được chuyển vị ngang đầu cọc, góc xoay tại đầu cọc moment Mz, lực cắt Qz và lực dọc Nz theo các công thức trong TCVN 10304:2014 từ đó xác định được điểm “không “ moment.

tính toán cọc tải trọng ngang 1

3. Tính nội lực – chuyển vị cọc theo tác giả Thornier – Pháp

Coi như cọc trong môi trường đàn hồi, tất cả chuyển vị ngang của nó tương ứng tỉ lệ với phản lực ngang của đất. Trong trường hợp này, áp dụng lý thuyết tính toán cọc dài bán vô hạn trên nền đàn hồi.
Cọc chịu tải ngang, momen và lực dọc, ta lần lượt tính được sự biến dạng, góc xoay và momen của cọc theo biến x – độ sâu của cọc.
Đồng thời, ta có thể xác định được vị trí mà momen lớn nhất trong cọc tại độ sâu pi/b, giá trị xấp xỉ khoảng 4,3% momen ở đỉnh (đối với cọc lệch tâm và cọc chịu momen M – áp dụng cho bài toán đài 1 cọc lệch tâm) (xem hình vẽ)

tính toán cọc tải trọng ngang 2

Nhận xét chung

Ta có thể đánh giá được ứng xử của cọc khi mô hình tổng thể bao gồm cả phần nổi và phần ngầm hoặc tách riêng hệ đài – cọc. Bên cạnh đó độ lún của đài cọc cũng có thể chuyển vị các điểm trên đài trong khi mô hình là riêng lẻ hoặc tổng thể. Momen xuất hiện trong cọc: giúp người kỹ sư hiểu rõ hơn sự phân phối nội lực trong cọc phương pháp tính toán + giảm thép dọc (theo tính toán giải tích hoặc theo mô hình phần tử hữu hạn trong phần mềm).

Nguồn: https://lpc.vn

Phương án gia cường TTTM trưng bày và giới thiệu sản phẩm

Tại sao phải gia cường kết cấu?

  • Các công trình BTCT trong những công trình sử dụng lâu năm bị xuống cấp do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau như tải trọng, khí hậu, bị ăn mòn (Carbonat hóa)
  • Các công trình hư hỏng do khâu khảo sát, thiết kế hoặc thi công
  • Công trình thay đổi nhu cầu sử dụng, cải tiến công nghệ, đổi mới thiết bị,thay đổi công năng dẫn đến thay đổi sơ đồ kết cấu, tải trọng
  • Công trình có nhu cầu mở rộng, nâng tầng
Hình ảnh Phương án gia cường TTTM trưng bày và giới thiệu sản phẩm 1
Tại sao phải gia cường kết cấu cho dự án TTTM Trung bày và giới thiệu sản phẩm – CDA Tam Trinh

Các biện pháp gia cường:

  • Gia cường cột kết cấu bằng cách tăng tiết diện.
  • Gia cường bằng cách bọc thép hình bên ngoài.
  • Gia cường bằng cách sử dụng cốt sợi tổng hợp FRP ( fiber Reinfoced Polymer)
Hình ảnh Phương án gia cường TTTM trưng bày và giới thiệu sản phẩm 2
3 Phương pháp gia cường cho công trình TTTM trưng bày và giới thiệu sản phẩm

Bảng so sánh các phương án gia cường

Công trình thay đổi nhu cầu sử dụng thì các thông số của công trình cũng sẽ thay đổi được nâng cấp và cải tạo nhiều hơn.

Hình ảnh Phương án gia cường TTTM trưng bày và giới thiệu sản phẩm 3
Bảng so sánh các phương pháp gia cường

Ưu điểm của các phương án gia cường

Mỗi phương pháp gia cường sẽ có những ưu điểm riêng biệt. Với phương án bao bọc bằng BTCT là những vật liệu đơn giản, có sẵn ở địa phương, việc thi công cũng đã quen thuộc với các kỹ sư sẽ giúp việc thi công sẽ dễ dàng hơn.

Với phương án ốp bản thép đây cũng là một trong những vật liệu dễ dàng tìm thấy ở ở Việt Nam và các kỹ sư, công nhân cũng đã quen với phương pháp này.

Phương án dán tấm sợi carbon (CFRP) sẽ giúp cho công trình không phá kết cấu hiện có, chỉ cần bóc bỏ lớp vừa chát (nếu công trình đã có). Đây cũng là phương pháp không ảnh hưởng tới cấu trúc hiện trạng của công trình. Sau khi dán gia cường thì có thể sơn hoặc chát tùy mục đích người sử dụng. Trọng lượng rất nhẹ nên không ảnh hướng tới tải trọng của công trình. Thi công không mất nhiều thời gian.

Hình ảnh Phương án gia cường TTTM trưng bày và giới thiệu sản phẩm 4
Ưu điểm của các phương án gia cường

Nhược điểm của các phương án gia cường

Bên cạnh những ưu điểm vượt trội phương án nào cũng có những khiếp điểm nhất đinh; nếu phương án bao bọc bằng BTCT và phương án ốp bản thép mất nhiều thời gian thị công, ván khuôn lắp ghép cồng kềnh, chiếm nhiều không gian; phải cải tạo và đục vào kết cấu hiện trạng, thì phương án dán tấm sợi Carbon mắc phải vị vận chuyển từ nước ngoài về vì Việt Nam không sản xuất được nên giá thành hơi cao. Nhân công thi công phương án này không phổ biến như 2 phương án còn lại.

Hình ảnh Phương án gia cường TTTM trưng bày và giới thiệu sản phẩm 5
Nhược điểm của các phương án gia cường

Nhận xét chung về các phương án gia cường

Đối với phương án bao bọc bằng BTCT không phù hợp vì tăng kích thước cấu kiện, tăng tải trọng trong khi phần móng cọc đang sát đến ngưỡng chịu tải tối đa. Phương án này khi gia cường kết cấu chịu momen âm là không khả thi mà hiện tại công trình này momen âm của dầm đang thiếu cần gia cường thêm.

Phương án ốp bản thép có thể áp dụng được, tuy nhiên khi sử dụng phương án này cần phải cân nhắc hoàn thiện bề mặt để đảm bảo kiến trúc thẩm mỹ cho công trình. Kết cấu thép gia cường cần có biện pháp bọc, phủ vật liệu chống cháy để đảm bảo theo yêu cầu PCCC. Khi ốp bản thép gia cường thì kết cấu chịu momen âm là không khả thi mà hiện tại công trình của dầm đang thiếu cần gia cường thêm.

Áp dụng phương án dán tấm sợi carbon để gia cường kết cấu chịu nén, chịu uốn cắt kể cả gia cường các vị trí momen âm thỏa mãn đầy đủ điều kiện của công trình đang xét đến. Các tấm sợi carbon gia cường cần biện pháp bọc, phủ vật liệu chống cháy để đảm bảo theo yêu cầu PCCC.

Hình ảnh Phương án gia cường TTTM trưng bày và giới thiệu sản phẩm 5
Hình ảnh gia cường bằng phương pháp dán tấm sợi carbon ở khu vực lỗ thang, gia cường momen âm của dầm và gia cường dầm chính.

Phương pháp này đã mang lại hiệu quả và thính thẩm mỹ cao cho dự án Showroom trưng bày.

Nguồn: https://lpc.vn

Tuyển dụng nhân sự Công ty TNH Xây dựng Lâm Phạm (LPC)

Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm chuyên tư vấn thiết kế, lập dự án, quản lý và thi công các công trình xây dựng và công nghệ. Để đáp ứng được tiến độ công việc, LPC mong muốn chào đón các thành viên ở các vị trị sau:

NHÂN VIÊN THIẾT KẾ NỘI THẤT

Mô tả công việc: Thực hiện bản vẽ 3D, diễn họa kiến trúc, nội thất

Yêu cầu:

  • Đam mê diễn hoạ kiến trúc và nội thất
  • Đam mê sáng tạo và không ngừng vươn lên.
  • Có ít nhất 01 năm kinh nghiệm ở vị trí tương đương
  • Kỹ năng tốt về phần mềm máy tính.
  • Kỹ năng triển khai bản vẽ kỹ thuật thi công nội thất.
  • Am hiểu về vật liệu, nội thất.

Quyền lợi:

  • Mức lương: 7-10 triệu
  • Hưởng các chế độ đãi ngộ hiện hành theo Luật lao động và quy định của Công ty
  • Được đóng BHXH, BHYT theo quy định
  • Môi trường làm việc thuận lợi, đảm bảo

KIẾN TRÚC SƯ CHỦ TRÌ

Mô tả công việc:

–    Tiếp nhận yêu cầu từ phía giám đốc hoặc Trưởng bộ phận để đưa ra phương án Concept, triển khai hồ sơ thiết kế kiến trúc các giai đoạn và hồ sơ thiết kế nội thất

–    Có thể bảo vệ phương án thiết kế của mình với chủ đầu tư hoặc trưởng bộ phận

–   Có hiểu biết về kết cấu và M.E.P để khớp nối khi team work

Yêu cầu:

  • Kinh nghiệm: 3-4 năm
  • Thành thạo các phần mềm: Cad, Shop, Sketchup, Revit

Quyền lợi:

  • Mức lương: 20-25 triệu
  • Hưởng các chế độ đãi ngộ hiện hành theo Luật lao động và quy định của Công ty
  • Được đóng BHXH, BHYT theo quy định
  • Môi trường làm việc thuận lợi, đảm bảo

NHÂN VIÊN DỰ TOÁN

Mô tả công việc:

  • Lập hồ sơ quản lý chất lượng thi công công trình
  • Tính toán, bảo vệ khối lượng nghiệm thu trong phạm vi công việc được giao
  • Lập dự toán thầu, chào giá, bóc tách, theo dõi các dự án về chất lượng, đơn giá, tiến độ thanh toán của các công việc được phân công.
  • Lập hồ sơ hoàn công, quyết toán, theo dõi thực hiện hợp đồng, quá trình thanh quyết toán công trình
  • Tính toán và quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
  • Bóc tách khối lượng công trình
  • Kiểm tra các bản vẽ, số lượng và đảm bảo tính toán chính xác.
  • Chủ động và linh hoạt giải quyết các vấn đề kỹ thuật, cũng như các vấn đề phát sinh khác.

Yêu cầu:

  • Kinh nghiệm: trên 2 năm
  • Đã có kinh nghiệm làm dự toán cho các công trình tòa nhà
  • Kỹ năng giao tiếp tốt, có khả năng làm việc độc lập và chủ động trong công việc được giao.
  • Sử dụng thành thạo các công cụ hỗ trợ văn phòng: MS office(Word, Excel, Power point, Auto cad), hệ điều hành Windows, các phần mềm dự toán
  • Nhanh nhẹn, thông minh, chịu khó, tư duy sáng tạo, có chuyên môn và phẩm chất tốt. Tinh thần trách nhiệm trong công việc, trung thực.

Quyền lợi:

  • Mức lượng: 10-12 triệu
  • Được làm việc trong môi trường trẻ trung năng động, đồng nghiệp chan hòa dễ gần
  • Chế độ lương thưởng hấp dẫn
  • Thường xuyên có các hoạt động vui chơi, teambuiding, du lịch

TRỢ LÝ DỰ ÁN

Mô tả công việc:

  • Hỗ trợ chuẩn bị công văn giấy tờ để nộp cho nhà thầu
  • Kiểm tra lại các gói thầu phụ trách
  • Hỗ trợ bàn giao hồ sơ công văn giấy tờ cho các nhà thầu

Yêu cầu:

  • Thành thạo kỹ năng tin học: word, excel,…
  • Cẩn thận, chăm chỉ
  • Am hiểu về xây dựng, kỹ thuật
  • Không yêu cầu kinh nghiệm, chấp nhận sinh viên mới ra trường

Quyền lợi:

  • Mức lương: thỏa thuận khi phỏng vấn
  • Hỗ trợ đóng dấu thực tập
  • Được làm việc trong môi trường trẻ trung năng động, đồng nghiệp chan hòa dễ gần
  • Chế độ lương thưởng hấp dẫn
  • Thường xuyên có các hoạt động vui chơi, teambuiding, du lịch

KỸ SƯ CƠ ĐIỆN

Kỹ sư cơ điện công trình
– Yêu cầu:
+ Sử dụng thành thạo các phần mềm Autocad, photoshop, Revit; Excel, Lumion,..
+ Kỹ năng đọc hiểu bản vẽ M&E; có kiến thức cơ bản về thiết bị, dụng cụ cần thiết lắp đặt M&E; nhận dạng và phân biệt vật tư M&E; kỹ năng thiết kế bản vẽ thi công; kỹ năng lập hồ sơ nghiệm thu và giải trình được khối lượng
– Lương: Theo thỏa thuận + thưởng doanh số

KỸ SƯ KẾT CẤU CHI NHÁNH SÀI GÒN

Mô tả công việc:

  • Tính toán, thiết kế, thẩm tra kết cấu công trình dân dụng và công nghiệp
  • Hỗ trợ trưởng bộ phận trong các công tác chủ nhiệm, đầu mối dự án(xét theo năng lực)

Yêu cầu công việc

  • Cẩn thận, tỉ mỉ, chỉnh chu từng chi tiết sản phẩm thiết kế
  • Nắm vững lý thuyết kết cấu, có tư duy tổng thể tốt
  • Có chứng chỉ hành nghề.
  • Đáp ứng được yêu cầu của công ty, có khả năng làm việc độc lập.
  • Trình độ chuyên môn tốt.
  • Sử dụng thành thạo phần mềm kết cấu.

Quyền lợi

  • Môi trường làm việc tốt, năng động
  • Tiếp xúc với các giải pháp kết cấu ới, tiên tiến nhất
  • Chế độ lương thưởng rất hấp dẫn, xứng đáng với năng lực bỏ ra
  • Được hưởng các đãi ngộ theo quy định của công ty.

Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm cảm ơn bạn đã quan tâm và nộp CV ứng tuyển vào làm việc tại Lâm Phạm. Chúng tôi đã tiếp nhận CV và thông tin của bạn. Chúng tôi sẽ thông báo cho bạn lịch hẹn phỏng vấn sớm nhất có thể.

Trân trọng!

 

CÔNG NGHỆ GIA CỐ BẰNG TẤM SỢI CARBON TẠI CDA

     Gần đây, phương pháp sửa chữa nâng cấp khả năng hoạt động và sử dụng của công trình cũ bằng vật liệu sợi carbon composite (FRP)  công nghệ cao đã trở thành một giải pháp ưa dùng và hiệu quả nhất rất được thị trường xây dựng thế giới ưa chuộng chọn lựa để gia cố cho các công trình xây dựng bê tông cốt thép.

CB3

Từ những năm 30, các kiến trúc sư đã suy nghĩ đến việc thay thép bằng carbon. Bởi carbon rất bền và cứng, khả năng chịu tải cực tốt mà không bị oxi hóa như sắt, thép. Nhưng cản trở lớn nhất là carbon có giá trên trời….

Nhưng gần đây, trên thế giới đã xuất hiện tấm sợi carbon áp dụng trong gia cố công trình. Sợi Carbon composite là loại sợi chứa ít nhất 90% nguyên tử carbon được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình nhiệt phân sợi nguyên liệu ban đầu, có cấu trúc mạng lưới 2 chiều với các nguyên tố carbon sắp xếp trật tự thẳng hàng và quấn lấy nhau.

 

CB1

Vật liệu nền của composite có thể là polyme, các kim loại và hợp kim, gốm hoặc các bon. Vật liệu cốt đảm bảo cho composite có các mođun đàn hồi và độ bền cơ học cao. Các cốt của composite có thể là các hạt ngắn, bột, hoặc các sợi cốt như sơi thủy tinh, sợi polyme, sợi gốm, sợi kim loại và sợi các bon,…Sợi carbon có cấu trúc mạng lưới 2 chiều với các nguyên tố carbon sắp xếp trật tự thẳng hàng và quấn lấy nhau.

Tại dự án CDA của chủ đầu tư Thanh Cong Group mà LPC làm tư vấn giám sát, tư vấn quản lý dự án cũng đã sử dụng giải pháp gia cố để tăng tính bền vững cho công trình.

CB4

Ứng dụng thực tế được ghi lại tại CDA. Những tấm carbon gia cường đã được đội thi công dùng hỗn hợp keo epoxy dán ốp vào những vị trí cần chịu tải nhiều như chân cột, sàn tầng, dầm sà,… Phỏng vấn đội kỹ thuật tại hiện trường, được biết những ưu và hược điểm khi sử dụng giải pháp này.

Ưu điểm  của vật liệu carbon composite:

  • Cường độ chịu kéo cao, gấp 10 -15 lần cường độ chịu kéo thép.
  • Nhẹ và đa năng.
  • Thích hợp với hình dạng cấu kiện khác nhau.
  • Gia cố những kết cấu chịu uốn, cắt và nén.
  • Lắp đặt nhanh, dễ dàng, không ảnh hưởng đến kiến trúc của công trình.
  • Bền bỉ với thời gian và trong môi trường hóa chất.
  • Dễ dàng tính toán và kiểm tra lại với phần mềm do nhà sản xuất cung cấp.

CB2

Nhược điểm của vật liệu carbon composite:

  • Đây là nguồn vật liệu từ thị trường nước ngoài, Việt Nam chưa có công ty sản xuất nên giá khá cao và hiếm nguồn.
  • Trước khi tiến hành cải tạo phải lên dự toán xây dựng cẩn thận để lập kết hoạch cung ứng vật liệu cho công trình.

Với những ưu điểm về độ bền, chịu nhiệt, chịu tải, việc ứng dụng giải pháp này càng khẳng định chất lượng của dự án CDA. Ở vị trí tư vấn, Lam Pham Construction luôn đưa cho Quý khách hàng những lựa chọn tối ưu nhất…