Hình ảnh 5 vật liệu xây dựng giúp bảo vệ môi trường tốt nhất hiện nay 1

5 vật liệu xây dựng giúp bảo vệ môi trường tốt nhất hiện nay

Nội dung

Hàng ngàn dự án công trình xây dựng xanh trên toàn cầu mỗi năm chính là động lực để phát triển các ngành công nghệ và vật liệu xây dựng xanh thân thiện với môi trường.

Hình ảnh 5 vật liệu xây dựng giúp bảo vệ môi trường tốt nhất hiện nay 1
Vật liệu xây dựng truyền thống gây ra nhiều ảnh hưởng đến môi trường.

Biến đổi khí hậu đang là một chủ đề rộng rãi nhận được sự quan tâm hàng đầu trên toàn thế giới, bao gồm cả ngành công nghiệp xây dựng. Hiểu rõ điều này, các chuyên gia trên toàn thế giới đã tiến hành tìm kiếm, nghiên cứu tạo ra những loại vật liệu xây dựng xanh và thân thiện hơn với môi trường.

Thực trạng ô nhiễm môi trường do rác thải từ vật liệu xây dựng

Với sự phát triển của kinh tế trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa, số lượng các khu đô thị và các tòa nhà chung cư đang mọc lên với tốc độ ngày càng nhanh. Tuy nhiên, đi kèm với đó là những ảnh hưởng đến môi trường từ lượng rác thải của vật liệu xây dựng trong quá trình thi công.

Theo Bộ tài nguyên và môi trường cho biết, hiện nay các hoạt động xây dựng, thi công vẫn diễn ra hàng ngày ở khắp nơi trên cả nước. Nhưng điều quan trọng, là nó gây ra nhiều tác động tiêu cực đến ô nhiễm môi trường, và làm ảnh hưởng đến đời sống của chính chúng ta. Bao gồm cả ô nhiễm nguồn đất, nước và không khí.

Cụ thể hơn, nước thải từ những công trường xây dựng thường được xả trực tiếp ra ngoài môi trường, và nó có chứa nhiều tạp chất độc hại như dầu mỡ, đất cát, hóa chất,… gây ô nhiễm cho nguồn nước trên bề mặt và các mạch nước ngầm.

Chưa kể đến, trong suốt quá trình thi công, các loại bụi và khí độc như COx, NOx, SOx liên tục được thải ra thông qua việc vận hành máy móc và lắp ráp nguyên vật liệu xây dựng. Đồng thời, lượng rác thải rắn từ những công trình này cũng được xả ra môi trường một cách tự nhiên. Điều này làm cho các bãi rác thải xây dựng ngày càng đầy lên.

Tình hình này càng kéo dài và nghiêm trọng hơn mỗi ngày, khiến cho môi trường bị phá hủy nhanh hơn, hệ sinh thái thiên nhiên mất cân bằng và làm gia tăng hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hình ảnh 5 vật liệu xây dựng giúp bảo vệ môi trường tốt nhất hiện nay 3
Vật liệu xây dựng gây nhiểu tác hại cho môi trường

Đứng trước thực trạng này, để khắc phục các vấn đề môi trường và giúp phát triển ngành xây dựng “xanh” hơn, mang lại cuộc sống tốt hơn, các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu và phát triển các vật liệu xây dựng xanh để ứng dụng vào nhiều công trình tốt hơn.

Trong đó, có những vật liệu xây dựng đáp ứng được các tiêu chí đặt ra và giúp giảm được đáng kể những tác động đến môi trường. Cùng tìm hiểu xem chúng là gì ngay phần dưới đây!

Top 5 vật liệu xây dựng giúp giảm thiểu tác động đến môi trường

Sử dụng vật liệu “xanh” là một xu hướng mới cho sự phát triển của ngành công nghiệp xây dựng trên toàn thế giới. Dưới đây là 5 loại vật liệu xây dựng xanh – một xu hướng xanh trong xây dựng – đang rất được ưa chuộng:

Tre

Các chuyên gia đã tiến hành nghiên cứu về tính bền vững của loại vật liệu truyền thống này và họ gần như đồng ý rằng: Tre là một trong những vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường tốt nhất trên hành tinh.

Với các cây tre, tốc độ tự phát triển của chúng thường rất nhanh. Đây cũng là một loại cây phổ biến ở nhiều nơi trên khắp thế giới. Do đó, nó được dùng nhiều trong xây dựng từ rất lâu đời.

Hơn nữa, vật liệu xây dựng làm từ tre thường nhẹ và ít tiêu tốn năng lượng vận chuyển hơn. Tuy nhiên, nhược điểm của tre là cần phải được xử lý tốt để chống côn trùng, chống phồng nứt khi bị ngâm nước.

Gỗ ép, vỏ cây

Giống như tre, các vật liệu xây dựng làm từ gỗ ép, vỏ cây cũng là một nguồn tài nguyên dễ kiếm từ thiên nhiên. Và khi khai thác, chúng vẫn có thể phát triển nhanh để bù lại lượng đã sử dụng.

Hình ảnh 5 vật liệu xây dựng giúp bảo vệ môi trường tốt nhất hiện nay 3
Ứng dụng các vật liệu xanh trong xây dựng nhiều công trình, nhà ở.

Với gỗ ép và những vật liệu xây dựng làm từ vỏ cây, chúng rất linh hoạt và có độ đàn hồi cao. Nhờ đó dễ dàng trở lại hình dạng ban đầu sau khi chịu một lực tác động. Đây là ưu điểm giúp vật liệu này trở thành một lựa chọn mới cho việc sản xuất gạch lát sàn, làm đồ trang trí nội thất.

Tái chế kim loại

Nhôm và thép là những nguyên liệu sử dụng nhiều năng lượng. Bởi với nguyên liệu từ kim loại, người ta sẽ cần khai thác quặng và tốn nhiều thời gian để chế tạo chúng thành vật liệu xây dựng.

Do đó, việc tái chế kim loại là một cách để giúp làm giảm bớt rác thải rắn ra môi trường. Hơn nữa, kim loại tái chế là một vật liệu xây dựng có thể dùng lâu dài. Với kim loại được tái chế lại, người ta có thể tạo thành các tấm lợp, dùng trong hỗ trợ kết cấu và mặt tiền tòa nhà; hoặc dùng cho hệ thống ống nước,…

Tấm bê tông đúc sẵn

Các tấm bê tông đúc sẵn cũng là một giải pháp mới với vật liệu xây dựng. Theo đó, những tấm bê tông này thường có lớp bên ngoài thường bao phủ một chất độn nhẹ, như lớp cách nhiệt bằng bọt. Nhờ đó, chúng thường được dùng cho các bức tường và mặt tiền tòa nhà vì có khả năng chống chọi lại yếu tố thời tiết. Ngoài ra, một số loại cũng được dùng để làm sàn và mái bằng, đặc biệt là sàn mái. 

So với bê tông truyền thống, thì bê tông đúc sẵn mang lại lợi ích nhiều hơn. Bởi chúng tiêu tốn ít năng lượng trong quá trình sản xuất, lắp ráp. Thêm vào đó, bê tông đúc sẵn cũng tạo điều kiện cho các chuyên gia có cơ hội để xử lý vật liệu xây dựng đúng cách, thay vì có khả năng tiếp xúc với nhiều điều kiện bất lợi trong khi bảo dưỡng vật liệu tại công trường xây dựng.

Sàn nhẹ Ubot

Thêm một lựa chọn khác của những vật liệu xây dựng xanh hiện nay đó là sử dụng nhựa tái chế để tạo thành các lớp sàn phẳng không dầm – hay còn gọi là sàn nhựa Ubot. Đây là một phát minh mới của các chuyên gia thuộc tập đoàn Daliform – Italia và đã được chuyển giao công nghệ tại Việt Nam bởi công ty Lam Pham Construction (LPC).

Hình ảnh 5 vật liệu xây dựng giúp bảo vệ môi trường tốt nhất hiện nay 4
Sàn Ubot là lựa chọn mới cho giải pháp xây dựng xanh.

Theo đó, nguyên liệu chính được dùng là nhựa polypropylen. Loại nhựa này sau khi thu gom sẽ được đưa vào xưởng để loại bỏ tạp chất, tái chế tạo thành các hộp nhựa Ubot. Lý giải cho việc sử dụng nhựa tái chế, các chuyên gia cho biết rằng: Với lượng rác thải nhựa trên trái đất ngày càng tăng lên, tái chế nhựa là việc làm nhằm giảm thiểu chất thải ra môi trường.

Đồng thời, với nhựa polypropylen, khi đưa vào sử dụng trong công nghệ xây dựng cũng đã được xem xét đến nhiều yếu tố. Quan trọng nhất là loại nhựa này có độ thân thiện với môi trường cao, trong quá trình sử dụng sẽ không phát xạ hoặc không tạo ra các chất độc hại với đất, nước và không khí.

Bên cạnh đó, loại vật liệu xây dựng xanh hộp nhựa Ubot còn mang lại nhiều ưu điểm, có thể kể đến là:

  • Thiết kế dạng hình hộp vuông, dễ dàng xếp chồng lên nhau và thuận tiện cho việc vận chuyển, lưu trữ, bảo quản tại công trường.
  • Kích thước cơ bản là 52 x 52 cm và chiều cao của hộp có thể thay đổi linh động, tùy theo yêu cầu của từng thiết kế.
  • Tạo thành sàn phẳng không dầm, giúp giảm bớt trọng lượng mà vẫn đảm bảo độ bền, chắc chắn cho công trình.
  • Dễ dàng lắp ghép và liên kết các hộp Ubot lại bằng hệ thống các thanh nối, không cần sử dụng máy móc vận hành phức tạp và không dùng quá nhiều nhân công. Từ đó giúp giảm bớt năng lượng cần dùng, hạn chế được lượng khí thải độc hại từ máy móc.

Như vậy có thể thấy sàn nhựa Ubot cùng các vật liệu xây dựng kể trên đang là những lựa chọn hàng đầu cho nhiều công trình xây dựng xanh. Nhìn tổng thể, đây chính là cách để giúp mang lại nhiều lợi ích cho môi trường sống của chính chúng ta trong tương lai.

Nguồn: https://lpc.vn

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.