Xây dựng xanh đã được áp dụng tại rất nhiều quốc gia trên thế giới và trở thành xu hướng xây dựng chung của toàn cầu. Tại Việt Nam, xu hướng xây dựng xanh cũng dần phát triển và tạo ra những bước tiến đột phá cho ngành xây dựng nước nhà.
Cùng với sự phát triển của đất nước, mỗi năm có đến hàng ngàn công trình xây dựng mọc lên tại Việt Nam. Tuy cơ sở hạ tầng được cải thiện tốt nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường, rác thải xây dựng, phế liệu… làm mất cảnh quan đô thị, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân cũng tăng lên đáng kể. Đây chính là lý do vì sao các giải pháp xây dựng xanh – thân thiện với môi trường đang dần trở thành xu hướng trong ngành xây dựng Việt.
Xây dựng xanh là gì?
Xây dựng xanh là những công trình xây dựng mang đến nhiều lợi ích cho môi trường. Đảm bảo sử dụng nguồn tài nguyên không độc hại. Có vòng đời sử dụng lâu dài, có thể tái chế. Các công trình này được thiết kế để giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường. Loại bỏ các tác động tiêu cực đến sức khỏe của con người và sinh vật xung quanh.
Xây dựng xanh áp dụng những công nghệ mới, vật liệu xây dựng xanh – thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe con người như dùng sàn nhẹ Ubot, gỗ ốp tường xanh, bê tông nhẹ, kim loại tái chế…
Với các giải pháp mới này, tình trạng ô nhiễm sẽ được giải quyết một cách đáng kể, đem lại giá trị bền vững cho toàn ngành. Việc các vật liệu xây dựng xanh ra đời cũng giúp chủ thầu tiết kiệm được chi phí nguyên vật liệu, giảm số lượng nhân công và thời gian thi công một cách hiệu quả.
Trong hiện tại và tương lai, công trình xanh đang trở thành xu hướng tất yếu của ngành xây dựng. Muốn có được điều này, các kỹ sư cần phải lưu ý đến 2 yếu tố chính là: vật liệu xanh và các giải pháp xây dựng xanh
Tham khảo: Sàn Ubot – giải pháp cho các công trình thương mại
Xây dựng xanh – xu hướng tất yếu trong tương lai
Môi trường và khí hậu đang có sự biến đổi mạnh mẽ khiến môi trường sống của con người đang bị đe dọa và trở nên tiêu cực hơn. Để có phương án hạn chế các tác động của con người tới môi trường nói chung và của ngành xây dựng nói riêng thì sản xuất vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường đang được nhiều quốc gia chú trọng hơn.
Theo một nghiên cứu cho thấy, các công trình công thường sử dụng 40% năng lượng, khai thác 25% lượng gỗ, 17% lượng nước…cùng rất nhiều nguồn tài nguyên khác. Đồng thời, lượng chất rắn thải ra là 40%, CO2 33%, 55% khí CFC… Trong khi đó, một công trình xanh đạt tiêu chuẩn có khả năng làm giảm 24 – 50% năng lượng tiêu thụ. Giảm 33-39% lượng CO2 trong không khí. Tiết kiệm 40% nước, giảm 70% lượng chất thải rắn.
Như vậy, với các công trình xanh, các chỉ số về tài nguyên, chất thải…đều có chiều hướng thay đổi tích cực. Sử dụng ít tài nguyên, nguyên liệu hơn, giảm thiểu tối đa lượng chất thải ra môi trường. Chính là mục đích của công trình xây dựng xanh này.
Tiêu chuẩn để đánh giá vật liệu xanh bao gồm:
- Không gây độc hại đối với sức khỏe và môi trường
- Giúp tiết kiệm tài nguyên của trái đất
- Hạn chế gây ô nhiễm môi trường
- Có vòng đời sử dụng lâu dài hơn các loại vật liệu khác
- Có thể tái chế
Một số giải pháp xây dựng xanh thường dùng trong xây dựng hiện nay
Sử dụng vật liệu xây dựng xanh thay thế vật liệu truyền thống. Vật liệu truyền thống là những tư liệu xây dựng thường được lấy từ thiên nhiên và thông qua chế tác của con người như gỗ, đá, bê tông,….Do có nguồn gốc từ tự nhiên nên việc liên tục khai thác sử dụng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của chúng ta. Chính vì vậy, vật liệu xanh đã được nghiên cứu và đưa vào áp dụng trong thi công công trình. Các vật liệu xanh thường được làm bằng nguyên liệu tái chế và có độ bền cao, tiêu tốn ít năng lượng hơn trong vòng đời sử dụng.
Tham khảo: Vì sao Ubot lại chịu được tải trọng lớn đến vậy ?
Sàn phẳng Ubot
Với xu hướng xây dựng xanh, vật liệu xây dựng xanh ngày càng xuất hiện nhiều trên thị trường với nhiều sản phẩm đa dạng, phong phú, như: sơn thân thiện môi trường, các loại ngói hoặc gạch được làm từ nguyên liệu phế thải công nghiệp hoặc nguyên liệu mới, xốp cách nhiệt XPS, tôn lợp sinh thái, gỗ ốp tường xanh, xi măng xanh…
Đặc biệt, loại vật liệu công nghiệp xây dựng xanh mang tên hộp Ubot cũng đã có mặt trên thị trường Việt Nam trong khoảng vài năm trở lại đây. Hộp Ubot được chuyển giao đầu tiên tại Việt Nam từ năm 2012 bởi Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm thay thế các phương pháp làm sàn nhẹ đã lỗi thời vốn tồn tại nhiều vấn đề.
Theo các nhà sản xuất, do cấu trúc và thành phần bê tông nhẹ nên mặc dù có giá thành cao hơn gạch thông thường khoảng 10-15%, nhưng sản phẩm gạch bê tông nhẹ lại giảm được nhiều chi phí khác, như: nền móng, vữa xây tô, điện năng điều hoà không khí…
Cấu tạo cơ bản của sàn phẳng Ubot
- Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Ubot có cấu tạo đặc biệt gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới.
- Thân Ubot có kích thước cơ bản là 52×52 cm. Chiều cao của các hộp có thể thay đổi linh động 10cm, 13cm, 16cm, 20cm, 24cm, 28cm… Để phù hợp với nhiều module khác nhau
- Chiều cao của chân hộp từ 5-9 cm, có vai trò cố định chiều cao của lớp bê tông dưới sàn. Đồng thời xả khí trong trường hợp xảy ra cháy, hỏa hoạn
Xem thêm: Lịch sử hình thành hộp Ubot
Ưu điểm vượt trội của sàn phẳng Ubot
- Sàn phẳng Ubot chiếm lợi thế về kích thước. Bạn có thể xếp chồng chúng lên nhau, dễ dàng vận chuyển. Đặc biệt, sản phẩm làm từ chất liệu tốt, cứng cáp. Có thể bảo quản ngoài trời, không dễ vỡ như xốp polystyrene
- Do được tái chế từ nhựa nên sàn Ubot mang đến sự tiện lợi trong quá trình thi công. Sử dụng Ubot hoàn toàn bằng sức người, lắp ráp thủ công rất đơn giản, dễ dàng. Không cần đến máy móc hay thiết bị phức tạp nào. Nhờ vậy giảm tối đa lượng CO2 thải ra môi trường bên ngoài. Đồng thời giảm ô nhiễm âm thanh cho công trình xây dựng
- Chiều cao có thể thay đổi linh hoạt, khả năng chống cháy cực tốt
- Ubot có khả năng chịu áp lực nén, rung, trọng tải của bê tông. Sau quá trình đổ bê tông, vật liệu này sẽ không bị biến dạng
Với những ưu điểm vượt trội này, sàn phẳng Ubot được xem là giải pháp xây dựng xanh hàng đầu hiện nay -mang đến sự tối ưu cho quá trình thi công mà vẫn đảm bảo an toàn, thân thiện với môi trường. Song song với đó là những lợi ích về kinh tế, chất lượng dài hạn cho công trình xây dựng.
Tham khảo: Đô thị linh hoạt
Sàn VRO
Sàn Vro là giải pháp sàn xốp tạo rỗng được các giáo viên từ trường Đại học Xây Dựng thiết kế vào năm 2010, sau này được nhiều người biết đến và được sử dụng rộng rãi khắp nơi.
Cấu tạo sàn VRO
Sàn VRO được tạo nên bằng cách đặt lõi xốp nhẹ, đàn hồi vào trong miền trung hòa của bê tông. Lõi xốp bên trong thực chất là các phiên xốp hình như nhật có kích thước 38x38cm, chiều cao của phiên xốp sẽ được thay đổi linh động tùy trọng tải của sàn. Sàn nhẹ và đàn hồi nhưng lại thiếu ổn định về mặt bề ngang nên thi tạo ra, nó được trang bị thêm hệ thống khung zic zac. Từ đó, sản phẩm có thể giúp toàn bộ sàn ổn định hơn về mọi chiều.
Xem thêm: Sàn phẳng không dầm trong TTTM
Việc sử dụng và phát triển công nghệ xây dựng xanh – thân thiện với môi trường, thông minh với xã hội đã trở thành xu thế thiết yếu. Chính vì thế con người cũng nên bắt nhịp sử dụng các loại vật liệu chính này trong xây dựng để tái cấu trúc lại ngành công nghiệp xây dựng hiện nay. Đồng thời có thể mở ra một trang mới cho ngành xây dựng với các vật liệu xây dựng hiệu quả, bền bỉ, an toàn và thân thiện.
—- Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC
Hotline: 0911.29.9696
Website: https://lpc.vn
Facebook: Lam Pham Construction
Youtube: Lam Pham Construction
Tiktok: Lam Pham Construction