Sàn nhẹ UBOT – Sàn vượt nhịp lớn: Giải pháp cho các công trình nhà ở xã hội, nhà ở công nhân

Sàn nhẹ UBOT là gì? 

Sàn nhẹ UBOT hay sàn vượt nhịp lớn được coi là giải pháp công nghệ sàn  phẳng không dầm vượt nhịp lớn không chỉ giúp chủ đầu tư tư kiệm chi phí xây dựng mà còn tạo được không gian kiến trúc thông thoáng và linh hoạt, tiết kiệm được thời gian thi công và chi phí của công trình. 

Sàn nhẹ UBOT được Tập đoàn Daliform Group (Italia) chuyển giao công nghệ cho Công ty TNHH xây dựng Lâm phạm nghiên cứu, phát triển và hoàn thiện giải pháp. 

Cấu tạo của Hộp UBOT tạo ra sàn nhẹ UBOT

UBOT là sản phẩm cốt pha được làm bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Hộp UBOT có cấu tạo đặc biệt được thiết kế gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, các hộp được cố định với nhau bằng thanh nối liên kết tạo thành 1 hệ thống dầm chứ I vuông góc và vững trãi để đỗ lớp bê tông ở trên và dưới hệ thống hộp UBOT. 

Biết thêm thông tin về giải pháp sàn hộp UBOT: https://lpc.vn/giai-phap-cong-nghe/san-phang-ubot/

Vì sao Sàn nhẹ UBOT được xem là giải pháp tối ưu cho các công trình nhà ở xã hội và nhà ở công nhân? 

Nhà ở xã hội hay nhà ở công nhận được biết đến là loại hình nhà với mục đích đưa cơ hội sở hữu căn hộ với mức giá thấp hơn cho những đối tượng nằm trong chính sách, đặc biệt với những đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. 

Chính vì thế, khi sử dụng sàn hộp UBOT có thể đáp ứng có tiêu chí của chủ đầu tư đưa ra. 

blank
Dự án Sàn nhẹ UBOT
  • Đối với chi phí thi công có thể giảm tới 20% tổng chi phí cho cả công trình khi chủ đầu tư sử dụng sàn UBOT thay thế cho sàn truyền thông. Bởi lượng bê tông dầm cột được tiết kiệm, chi phí cơ điên và chi phí quản lý dự án cũng được tối ưu. 
  • Không chỉ giảm được chi phí thi công để giảm giá thành bán ra thành phẩm, nhà xã hội khi sử dụng sàn UBOT có thể vượt nhịp lên tới 20m giúp mở rộng diện thích và sự thông thoáng trong kiến trúc của ngôi nhà. 
  • Sàn cũng tối ưu được thời gian thi công, nhanh gọn không mất thời gian lắp ghép thép và cốt pha cho sàn 
blank
Sàn nhẹ UBOT là sản phẩm được chuyển giao từ Tập đoàn của Ý, sản phẩm thân thiện với môi trường


Sàn nhẹ UBOT có khả năng cách âm cách nhiệt tốt bởi hộp UBOT tạo ra sàn rỗng dày hơn so với sàn truyền thống nên cứng hơn và giảm rung. Nhờ có phần rỗng đóng vai trò đệm không khí nên tăng khả năng cách âm giữa các tầng. Đối với tầng mái, phần rỗng giúp tăng khả năng cách nhiệt

Việc loại bỏ đi phần bê tông không làm việc của sàn giúp giảm đáng kể khối lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả về chịu lực và bền vững. Giảm tải trọng xuống móng, giảm chi phí đào đất.

blank
Dự án Ecohome Phúc Lợi sử dụng sàn nhẹ UBOT

Sàn hộp Ubot giúp giảm tải trọng lên cột và móng. Có thể giảm tiết diện cột. Nhờ giảm chiều dày so với hệ sàn dầm truyền thống nên khi cùng một chiều cao. công trình có khả năng tăng thêm tầng khai thác.

Giảm tải trọng bản thân công trình là bước đầu tiên và quan trọng để thực hiện một giải pháp kết cấu hiệu quả về khả năng kháng chấn

Có thể thấy, rất nhiều công trình nhà ở xã hội như Smart City, hay Ecohome Phúc Lợi… đã sử dụng sàn phẳng UBOT cho các công trình nhà ở xã hội và nhà ở cho công nhân giúp giải quyết được khó khăn chỗ ở cho người công nhân và những gia đình có hoàn cảnh khó khăn. 

Sàn phẳng UBOT được sử dụng linh hoạt cho nhiều loại hình nhà ở từ chung cư xã hội, biệt thự liền kề, các công trình thương mại, nhà dân… đều mang lại hiệu quá lớn về mặt kinh tế cho việc xây dựng và thẩm mỹ cho công trình. 

Thông tin LPC: https://lpc.vn/

Liên hệ Hotline LPC để được tư vấn: 0888.11.7373- 0911.29.9696

 Facebook: Lam Pham Construction

Tại sao sàn phẳng sàn hộp rỗng được lựa chọn nhiều trong xây dựng?

Trong thế giới xây dựng hiện đại, sàn phẳng sàn hộp rỗng là một trong những kiểu thiết kế được ưa chuộng nhiều nhất. Nhiều người cho rằng sàn phẳng sàn hộp rỗng là một trong những kiểu thiết kế tiên tiến nhất và ưu việt nhất trong xây dựng, tại sao lại vậy? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này.

Xu hướng sàn phẳng sàn hộp rỗng hiện nay

Với sự phát triển của khoa học công nghệ, ngành xây dựng cũng đang tiến tới những giải pháp xây dựng hoàn toàn mới, sao cho vừa đảm chất lượng công trình, giảm bớt chi phí thi công, mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa phải đặc biệt thân thiện với môi trường. Do đó, sàn phẳng sàn hộp rỗng ra đời chính là giải pháp tối ưu, khắc phục tất cả những nhược điểm về kỹ thuật, vật liệu xây dựng và độ bền của công trình so với nhiều loại sàn khác.

Bên cạnh đó, các biện pháp thi công sàn phẳng sàn hộp rỗng rất đơn giản, nhanh gọn và nhanh chóng nên tiết kiệm thời gian và nhân lực.

sàn phẳng sàn hộp rỗng

Những điểm ưu việt mà sàn phẳng sàn hộp rỗng đem lại như:

  • Sàn có khả năng vượt nhịp tới 20m, tạo không gian thoáng rộng cho công trình
  • Cấu tạo sàn không có dầm và mũ cột giúp làm tăng tính thẩm mỹ của công trình, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho đường ống kĩ thuật dưới sàn
  • Giảm độ dày của hệ dầm sàn
  • Với cùng chiều cao, công trình có khả năng tăng thêm được số tầng do giảm chiều dày của hệ dầm sàn
  • Tăng khả năng cách âm, cách nhiệt
  • Giảm trọng lượng sàn từ 10-30% so với sàn truyền thống, từ đó giảm tải trọng công trình xuống móng, giảm kích thước móng
  • Giảm số lượng cột và tối ưu hóa tiết diện cột
  • Tiết kiệm tới 10-15% tổng chi phí công trình, tiết kiệm 10-30% chi phí bê tông, cốt thép, cốp pha, nhân công, tiết kiệm chi phí kĩ thuật, hệ thống điện nước.
  • Thân thiện với môi trường, UBOT nhận chứng nhận chất lượng cho thành phần là nhựa tái chế an toàn khi sử dụng. Quá trình thi công sàn phẳng UBOT sử dụng rất ít dàn giáo – cốp pha nên giảm thải ra môi trường đáng kể.

Do đó, sàn hộp được sử dụng trong các tòa nhà công cộng, bệnh viện, nhà xưởng…

blank

Sàn phẳng sàn hộp rỗng – Giải pháp thay đổi xu thế xây dựng tương lai?

Ở các nước phát triển công nghệ sàn phẳng không dầm đã được phát triển từ rất lâu từ những năm 50 của thế kỷ. Nhiều sản phẩm công nghệ của sàn phẳng đã được các quốc gia tiên tiến ứng dụng như: Ý (công nghệ sàn Uboot), Đan mạch (công nghệ sàn bóng), Hàn quốc (công nghệ sàn xốp).

Việt Nam cũng đã tiến hành nhập khẩu các công nghệ này về và hiện nay đã được ứng dụng rộng rãi trên khắp các tỉnh thành trên toàn quốc vì ưu điểm, lợi ích vượt trội của giải pháp.

Trong xây dựng, sàn phẳng sàn hộp rỗng ngày càng được sử dụng phổ biến với nhiều ưu điểm vượt trội so với sàn bê tông cốt thép truyền thống. Đây là một trong những loại sàn có giá thành khá rẻ và thân thiện với môi trường – đáp ứng đầy đủ các tiêu chí về vật liệu xây dựng trong phát triển bền vững. Sàn phẳng không dầm có thể vượt được nhịp lớn từ 7-20m và có nhiều ưu điểm so với sàn dầm truyền thống. 

Dễ thấy nhất có thể kể đến như đem không gian phóng khoáng với hệ lưới cột thoáng đãng, vị trí tùy ý trên mặt bằng công năng cũng như độ phẳng lì của sàn cộng với nét mộc bê tông, mang lại các không gian kiến trúc hiện đại mộc mạc nhưng không kém phần sang trọng tiện nghi, cùng đó là khả năng cách âm, cách nhiệt tuyệt đối cũng như việc xây tường bố trí công năng linh hoạt,…

Các công trình lớn được áp dụng sàn phẳng sàn hộp rỗng như “Chung cư Ligoci 13 (Hà Nội 29.000m2 sàn), Chung cư 28A Lê Trọng Tấn (Hà Nội 20.000m2 sàn), Chung cư 423 Minh Khai (Hà Nội 100.000m2 sàn), Chung cư Ecohome Phúc Lợi (60.000m2 sàn)”. Tính trung bình mỗi năm có hàng trăm nghìn m2 sàn thi công sử dụng sàn phẳng không dầm.

blank
Chung cư Ecohome Phúc Lợi

Một số giải pháp cũng như đơn vị sàn phẳng hiện nay có thể kể đến như: Sàn phẳng sàn hộp rỗng (Uboot, Nevo, Tbox, Lform,…), Sàn xốp, Sàn ô cờ, Sàn bóng, Sàn dự ứng lực Sàn deck,…

Sàn ô cờ (Waffle slab) cũng có lịch sử lâu đời từ những năm 1950. 

Sàn ô cờ là một loại sàn bê tông cốt thép có nhiều dầm phụ phân bố theo ô cờ còn sàn bê tông có chiều dày nhỏ tới 5cm. Chính vì chiều dày sàn nhỏ, tải trọng nhẹ nên kết cấu nhà có nhịp lớn và trung bình sử dụng loại sàn này có chi phí vật liệu bê tông và cốt thép thấp nhất so với các loại sàn bê tông khác.

Tuy nhiên, việc thi công loại sàn này khá phức tạp làm tăng thời gian và chi phí xây dựng. Năm 2009, tiến sỹ Nguyễn Xuân Hoàng, Giám đốc Công ty CP Tư vấn Xây dựng ACH đã sáng chế ra công nghệ thi công mới và được Bộ Khoa học Công nghệ cấp bằng độc quyền sáng chế. 

Năm 1990 sàn bóng (bubledeck) được phát minh bởi giáo sư Jorgen Breuning –Đan Mạch. Sàn bê tông nhẹ sử dụng những quả bóng bằng nhựa tái chế để thay thế phần bê tông không tham gia chịu lực ở thớ giữa của bản sàn. Làm giảm đáng kể trọng lượng bản thân kết cấu và tăng khả năng vượt nhịp lên khoảng 50%.

Sàn xốp (Expanded Polystyrene System) tiền thân là công nghệ đúc sẵn tấm tường xốp 3D những năm 1985 tại châu Âu Khoảng những năm 2012 ThS.Hoàng Đức Thắng – Đại học xây dựng Hà Nội đã nghiên cứu, cải tiến phù hơp phát triển giải pháp ở Việt Nam.

Giải pháp sử dụng Hộp UBOT – Hộp định hình tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene để tạo nên sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn.

sàn phẳng sàn hộp rỗng

Từ 2012, LPC được chuyển giao công nghệ từ tập đoàn Daliform Group (Italia) và tiếp phát triển, hoàn thiện giải pháp. Được triển khai ở hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước, đến nay, UBOT Beton là giải pháp sàn phẳng vượt nhịp lớn hàng đầu Việt Nam.

Nay với giải pháp UBOT, công trình trở nên thông thoáng, đẹp mắt về mặt kiến trúc, dễ dàng bố trí công năng cho hợp lý trong khi vẫn đảm bảo chất lượng xây dựng cần có. Việc đặt UBOT vào lấy đi phần bê tông không làm việc giúp giảm trọng lượng sàn, giảm lượng bê tông và thép sử dụng, đồng thời giúp sàn vượt nhịp lên đến 20m tạo không gian thông thoáng thẩm mỹ cho công trình.

Mỗi loại đều có những tính chất đặc thù hay ưu nhược điểm khác nhau theo công năng, tính chất từng công trình tuy nhiên đều có thể gọi chung là giải pháp Sàn phẳng.

Sàn bị nứt, lỗi do đâu?

Sàn bị nứt là một trong những sự cố thường gặp trong xây dựng. Nó có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau, chẳng hạn như không đủ chắc chắn trong việc xây dựng, sử dụng vật liệu không chất lượng, hoặc do tác động của môi trường. Để khắc phục sự cố này, cùng LPC tìm ra nguyên nhân chính để có thể xử lý một cách hiệu quả.

Nguyên nhân nào khiến sàn bị nứt?

Nguyên nhân gây ra hiện tượng nứt ngang thuộc về vật liệu và hỗn hợp trộn, công tác thi công và các yếu tố khác như thiết kế kết cấu. Các vết nứt ngang thường xuất hiện sau khi đổ xong bê tông và độ rộng của vết nứt phát triển theo thời gian.

Hiện tượng này rất phổ biến ở khắp mọi nơi, trên nhiều loại kết cấu, nó có thể làm đẩy nhanh quá trình ăn mòn cốt thép  của bê tông. Nên việc xử lý rạn nứt sàn, rạn nứt bê tông giúp chống thấm cho công trình được hiệu quả.

Cấp phối bê tông: Sử dụng bê tông có hàm lượng xi măng (PCB 40) >400Kg/m3. Gây ra hiện tượng dòn, nứt. 

Sử dụng phụ gia R3/R7/R14 là phụ gia siêu hóa dẻo, phát triển nhanh cường độ cho bê tông ở giai đoạn đầu. Các loại phụ gia này làm tăng tốc quá trình thuỷ hoá để đạt cường độ sớm đồng nghĩa với mức độ toả nhiệt của bê tông sẽ bị thay đổi vì vậy làm giảm hàm  lượng nước trong bê tông. Kết quả bê tông sẽ bị khô vì mất nước và dẫn tới hiện tượng rạn nứt. 

Tháo cốt pha sớm khi sàn bê tông chưa đạt cường độ.

Tháo cốp pha tầng dưới sớm khi đổ bê tông tầng tiếp theo dẫn tới hiện tượng nứt do tải trọng thi công lớn hơn tải trọng thiết kế. 

Do bê tông: 

  • Do quá trình bảo dưỡng sàn không đúng quy trình. 
  • Do điều kiện khí hậu trong lúc để bê tông. 
  • Mác bê tông không đúng, đủ theo thiết kế. 
  • Tỉ lệ, thành phần hạt cốt liệu không đảm bảo. 
  • Đầm không kĩ trong quá trình đổ bê tông. 
  • Nước sử dụng trộn bê tông không đảm bảo. Xảy ra hiện tượng mất nước xi măng (do ngấm xuống đất, do ván khuôn sàn bị hở…). 
  • Đổ bê tông không đều. Độ dày sàn giảm ở giữa (do thi công không kiểm tra kỹ).
  • Thời gian cấp bê tông không liên tục, dẫn tới bê tông bị khô cứng/ phân tầng.

Do cốt thép: 

  • Bề rộng khe nứt bé đi tại vị trí gặp các thanh cốt thép (dọc) trong cấu kiện bê tông  cốt thép và mở rộng theo bề mặt của cấu kiện. Vì vậy chiều dày lớp bê tông bảo vệ và khoảng cách giữa các thanh cốt ảnh hưởng tới bề rộng khe nứt. Các thanh thép  nên được bố trí đều và tương đối gần với hai mặt bên và mặt đáy của dầm hoặc sàn.
  • Bố trí thép ít và đặt quá thưa, bản quá rộng. 
  • Đặt vào một vài thép đường kính lớn (> 1/10 chiều dày sàn) với hy vọng gia cường sàn, nhưng nó lại là nguyên nhân gây nứt. 
  • Nối buộc không cẩn thận. 
  • Do bị võng sàn (nứt ngang giữa trần theo phương cạnh dài), thông thường do lượng cốt thép chưa đủ. 
  • Gia công lắp dựng cốt thép sai lóp bê tông bảo vệ. 
  • Lớp bê tông bảo vệ không đủ.
  • Cốt thép sàn chưa được nắn thẳng triệt để trước khi đặt.

Cần lưu ý gì để sàn không bị nứt?

Từ những nguyên nhân đã đề cập, để hạn chế tối đa và đảm bảo cho sàn không xảy ra hiện tượng nứt. Bạn cần lưu ý:

  • Hạn chế dung hóa chất đông cứng nhanh. Khuyến cáo nên dùng bê tông R21, R28.
  • Nên đổ bê tông vào ban đêm, bảo dưỡng ngay khi bê tông mới đông cứng.
  • Cần có khe co giãn nhiệt khi cạnh sàn quá dài (cạnh dài không nên vược quá 45m).
  • Giảm hàm lượng xi măng.
  • Để giảm hiện tượng nứt ngang bề mặt sàn, có thể hạ thấp hàm lượng xi măng trong hỗn hợp bê tông và nếu có thể tránh sử dụng bê tông có cường độ ban đầu cao.
  • Sử dụng cốt liệu đá cỡ lớn nhất theo tiêu chuẩn ACI 318, đá nghiền làm cốt liệu thô và sử dụng hàm lượng cốt liệu tối đa. 
  • Hỗn hợp bê tông dùng để thi công sàn cầu cần được làm thí nghiệm nứt sử dụng một trong số các thí nghiệm nứt tiêu chuẩn. 
  • Tiến hành dưỡng hộ ngay sau khi hoàn thành công tác đổ bê tông, công tác dưỡng hộ phải được thực hiện ít nhất trong 7 ngày liên tục. 
  • Khi đổ bê tông có phụ gia R7 cần có biện pháp xử lý có ngót như dùng phụ gia chống co ngót và công tác bảo dưỡng sàn chặt chẽ không làm phát sinh vết nứt co ngót. 
  • Các tầng giáo chống sàn phải đảm bảo theo tiêu chuẩn. Khi đổ bê tông tầng trên phải đảm bảo tối thiểu 02 tầng giáo chống tránh xảy ra hiện tượng tải trọng thi công  lớn hơn tải trọng thiết kế.

Với LPC, đảm bảo đúng các yêu cầu về kĩ thuật, chắc chắc vấn đề về nứt sàn sẽ được giải quyết.

Cách xử lý sàn bị nứt hiệu quả

Quy trình xử lý sàn bị nứt khi khe nứt lớn hơn 0.3 mm 

Bước 1: Kiểm tra và đánh dấu lại vị trí khe nứt. 

Bước 2: Vệ sinh và bỏ các tạp chất trên bề mặt, dùng phương pháp cơ học để làm sạch bề mặt. 

sàn bị nứt lỗi do đâu

Bước 3: Xác định vị trí đặt xy lanh.

sàn bị nứt lỗi do đâu

Bước 4: Khoan và vệ sinh lỗ khoan trước khi lắp đế nhựa gắn vào xy lanh, cần đảm  bảo các đế nhựa gắn cố định vào lỗ khoan.

sàn bị nứt lỗi do đâu

Bước 5: Trám bề mặt vết nứt bằng keo kết dính DY-101.

sàn bị nứt lỗi do đâu

Bước 6: Lắp xy lanh Epoxy SL-1400 (khoảng cách Xy Lanh từ 20-25cm). Gở bỏ Xy lanh khi keo DY-101 đạt cường độ. Tiến hành thử nước trong vòng 24 giờ sau khi thi công 48 giờ.

Quy trình xử lý sàn bị nứt khi khe nứt nhỏ hơn 0.3 mm 

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt thi công: Bề mặt vết nứt nơi cần quét nơi cần quét chống thấm thẩm thấu để cần phải được vệ sinh sạch sẽ bằng máy mài hoặc bàn chải sắt.

sàn bị nứt lỗi do đâu

Bước 2: Xác định vị trí vết nứt.

sàn bị nứt lỗi do đâu

Bước 3: Tạo ẩm bề mặt trước khi thi công.

sàn bị nứt lỗi do đâu

Bước 4: Thi công quét 2 lớp chống thấm thẩm thấu LeafSeal WP 503 (0.8 Kg/m2/lớp).

sàn bị nứt lỗi do đâu

Sàn bị nứt là một trong những sự cố thường gặp trong xây dựng. Nó có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau như không đủ chắc chắn trong việc xây dựng, sử dụng vật liệu không chất lượng hoặc do tác động của môi trường. Tuy nhiên, để khắc phục sự cố này, cần phải xử lý một cách hiệu quả. Chúng ta cần lưu ý rằng việc duy trì sàn chắc chắn và an toàn là rất quan trọng để đảm bảo sự an toàn cho người dân và cho các công trình xây dựng.