Kiểm soát âm thanh – vấn đề thiết yếu cần được quan tâm trong xây dựng

Tốc độ đô thị hoá nhanh chóng tại Việt Nam trong những năm gần đây đã mang lại những thay đổi tích cực cho diện mạo của các thành phố lớn như: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh hay Đà Nẵng. Tuy nhiên, việc những công trình xây dựng chung cư cao tầng, toà nhà văn phòng hay trung tâm thương mại mạc lên như nấm đi kèm với những vấn đề lớn và kiểm soát âm thanh đang trở thành vấn đề được quan tâm. Hãy cùng LPC tìm hiểu thêm về kiểm soát âm thanh nhé.

Lý do nào để kiểm soát âm thanh được quan tâm đến vậy?

Kiểm soát âm thanh là một trong các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống. Theo một nghiên cứu lấy ý kiến khách hàng tại các khu nghỉ dưỡng và khách sạn, tiếng ồn được cho là nguyên nhân đứng thứ 2 bị phàn nàn, chỉ sau vấn đề vệ sinh.

kiem-soat-am-thanh-trong-xay-dung
Kiểm soát âm thanh trong xây dựng

Không giống như các ngành công nghiệp nói chung, hoạt động xây dựng không phải lúc nào cũng diễn ra ở một địa điểm và nhất là các công trình xây dựng ngoài trời thường gây ra tiếng di chuyển máy móc, thiết bị, âm thanh từ hoạt động của máy móc, công nhân xây dựng .

Theo KS. Nguyễn Hải Anh – Trưởng phòng Kỹ thuật Saint – Gobain Việt Nam trong Hội thảo “Tiện nghi âm thanh cho khách sạn, khu nghỉ dưỡng và không gian văn phòng. Ông đã chia sẻ: “Một thực tế khá buồn hiện nay, đó là dường như chúng ta đang chưa đánh giá chất lượng âm thanh trong công trình một cách nghiêm túc.

Trong thời gian qua, khi chúng tôi làm việc với rất nhiêu dạng công trình khác nhau, từ văn phòng tới trường học, từ nhà ở tới khách sạn hay khu nghỉ dưỡng, chúng tôi nhận thấy, tiêu chuẩn về cách âm tại Việt Nam còn nhiều hạn chế do thiếu thông tin và chưa phù hợp với nhu cầu thiết kế. Các công trình có thiết kế cách âm tốt thường sử dụng theo tiêu chuẩn nước ngoài.”

Ông còn chia sẻ:” Trong nhiều công trình mặc dù đã có yêu cầu về âm thanh ngay từ giai đoạn thiết kế, tới gian đoạn đấu thầu và thi công, nhưng vì nhiều lý do khác nhau, mà chủ đầu tư có thể sẽ hy sinh các bài toán liên quan đến âm thanh. Điều này đã dẫn tới sự khác biệt rất lớn giữa thiết kế và sản phẩm của công trình. Chính vì vậy, theo tôi, vấn đề kiểm soát âm thanh trong công trình xây dựng cần được chú trọng hơn.”

nhan-dinh-ve-kiem-soat-am-thanh
Nguồn: Tạp chí kiến trúc

Giải pháp nào để kiểm soát âm thanh trong xây dựng?

* Đối với công trường xây dựng

Có rất nhiều các biện pháp để dễ dàng giảm tiếng ồn từ các công trình xây dựng như thay thế thiết bị hiện có bằng các thiết bị ít tạo ra tiếng động hay lắp đặt thêm các vật liệu giảm xóc, giảm âm, dựng rào chắn. Những máy móc, thiết bị mới ít gây tiếng ồn hơn so với các thiết bị cũ khi vận hành.

Các thiết bị chạy bằng điện yên tĩnh hơn thiết bị chạy bằng diesel, thiết bị chạy bằng thuỷ lực thường êm hơn so với khí nén.

kiem-soat-am-thanh-may-moc

Đối với các thiết bị cũ, để kiểm soát âm thanh có thể gắn thêm các bộ giảm âm hay các vật liệu hấp thụ âm thanh. Việc bảo trì các thiết bị cũ cũng có thể làm giảm mức tiếng ồn tới 50%. Những thiết bị, máy móc tạo nhiều tiếng ồn nên đặt cách xe nơi ở của người dân và nơi có nhiều công nhân làm việc. Bên cạnh đó, việc sử dụng các máy thu tiếng ồn tại các công trường lớn là vô cùng cần thiết.

Một cách hiệu quả khác để giảm tiếng ồn là tạo các rào chắn quanh công trường bằng các vật liệu như ván ép, khối gạch, các tấm lót từ vật liệu hấp thụ âm thanh nhằm đạt hiệu quả cách âm tối đa có thể

* Đối với các chung cư – nhà dân gần khu vực công trường xây dựng

kiem-soat-am-thanh-trong-chung-cu

Việc kiểm soát âm thanh tại các chung cư – nhà dân gần công trường xây dựng cũng là vấn đề được các chủ đề vô cùng để tâm. Một số giải pháp kiểm soát âm thanh có thể kể đến như:

  • Các giải pháp vách ngăn cách âm, tùy theo cấu tạo đem lại khả năng cách âm từ 42dB tới 69dB. Hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu thiết kế khác nhau, từ nhà ở, văn phòng tới khách sạn hay khu nghỉ dưỡng 5 Sao.
  • Các giải pháp Trần & Hệ hoàn thiện bề mặt tường Tiêu âm, với các loại vật liệu có khả năng hút âm từ 65% tới 100%. Giúp các không gian sử dụng có được chất lượng âm thanh tốt nhất.
  • Hệ giải pháp đường ống cấp khí lạnh cách âm Climaver – giúp giải quyết tiếng ồn phát ra từ quá trình lan truyền dọc theo các đường cấp gió lạnh trong công trình.

Từ những nhận định trên, chúng ta có thể thấy rằng vấn đề kiểm soát âm thanh dù diễn ra ở trong hay ngoài công trường xây dựng đều đáng được để ý và thực hiện một cách triệt để để cuộc sống được thoải mái hơn.

Xem thêm:

Top 10 vật liệu cách âm hiệu quả được tin dùng năm 2022

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Cách âm và Tiêu âm – Các khái niệm cơ bản

Cách âm và Tiêu âm? Nhiều người trong chúng ta đang nhầm lẫn giữa hai khái niệm này vì cho rằng đây là 2 khái niệm là một. Nhưng thực tế không phải vậy, cách âm và tiêu âm là hai khái niệm hoàn toàn độc lập nhau. Hãy cùng LPC tham khảo thêm thông tin này nhé.

Khái niệm Cách âm và Tiêu âm

Cách âm là gì?

Cách âm (chặn âm) là một khái niệm mô tả sự chặn đứng của âm thanh truyền qua giữa hai không gian riêng biệt bởi cấu kiện ngăn chia. Về mặt lý thuyết, vấn đề cách âm cho công trình cần được quan tâm ở cả hai phương diện: âm truyền từ bên trong công trình và âm truyền từ bên ngoài công trình.

vat-lieu-cach-am

Khi âm thanh đi vào vật liệu, năng lượng xuyên qua mặt bên kia của vật liệu rất nhỏ, chứng tỏ vật liệu có khả năng cách âm tốt. Chênh lệch decibel giữa năng lượng âm thanh đi vào và năng lượng âm thanh xuyên qua ở một mặt khác chính là lượng cách âm của vật liệu

Tiêu âm là gì?

Khi sóng âm chạm vào vật liệu, một bộ phận năng lượng âm thanh bị phản xạ, một bộ phận khác bị hút vào bên trong vật liệu, một bộ phận nữa xuyên qua mặt kia của vật liệu.

vat-lieu-tieu-am-duọc- dung-trong-hoi-truong

Khi phần lớn các năng lượng âm thanh đi vào trong vật liệu (bị hút hoặc xuyên qua) còn năng lượng phản xạ rất nhỏ, chứng tỏ vật liệu có tính năng hút âm tốt. Khi hệ số hút âm trên 0.2, có thể gọi là vật liệu hút âm

Vật liệu hấp thụ âm thanh kém hơn

  • Tường gạch 0,025
  • Bê tông 0,03
  • Kính 0,03
  • Đá cẩm thạch 0,01
  • Đá hoa cương 0,015
  • Bề mặt kim loại 0,025
  • Gốm sứ 0,015

Vật liệu hấp thụ âm thanh tốt hơn

  • Bông thuỷ tinh | 0,68
  • Len đá/ Bông khoáng | 0,72
  • Mút tiêu âm | 0,5
  • Len gỗ | 0,57

Do chính hiện tượng phản xạ âm nên ở nhiều phòng chúng ta có cảm giác như âm thanh bị vang vọng lại. Hiện tượng phản xạ âm cũng tạo ra nhiễu âm, tạp âm, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh, đặc biệt trong các phòng thu, studio.

Ngoài ra, ở nơi có nhiều tiếng ồn thì phản xạ âm cũng sẽ làm cho không gian đó trở lên ồn ào, khó chịu hơn. Đặc biệt chúng ta sẽ cảm thấy âm thanh đó rất khó nghe nếu như vị trí đứng hay ngồi của mình đúng điểm phản xạ âm

Điểm phản xạ hay còn gọi là điểm phản xạ đầu tiên, điểm phản xạ sớm, điểm phản xạ âm thanh. Khu vực mà âm thanh phản xạ đầu tiên sau khi di chuyển từ nguồn phát âm được gọi là điểm phản xạ đầu tiên, chúng gây ra tác động xấu, ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh trong phòng.

Làm thế nào để xác định điểm phản xạ đầu tiên?

Để có được giải pháp xử lý âm học đạt hiệu quả cao nhất, điều quan trọng đó là phải tìm được các điểm phản xạ đầu tiên trong phòng. Và việc này khá đơn giản:

  • Hãy nhờ đến sự trợ giúp của người khác, sau đó ngồi xuống vị trí nghe trong phòng, đối diện với bộ loa.
  • Người kia cầm gương cao ngang với tai người ngồi, di chuyển gương dọc tường đến khi người ngồi có thể nhìn thấy núm loa trong gương
  • Đánh dấu điểm đó với băng dính đen – đó chính là điểm phản xạ đầu tiên với người nghe và tường.
  • Làm tương tự các bước trên ở bên tường còn lại. Bạn có thể tìm và đánh dấu điểm phản xạ đầu tiên cho cả tường trước (tường ở trước mặt, sau loa)
cach-am-va-tieu-am

Nếu bạn muốn thêm giải pháp tiêu âm cho trần nhà (bạn nên cân nhắc việc này vì đó là khu vực có bề mặt nhẵn và có diện tích lớn, sẽ gây ra rất nhiều điểm phản xạ đầu tiên) bạn cũng cần tìm các điểm phản xạ đầu tiên trên trần.

Sự khác nhau giữa Cách âm và Tiêu âm

Từ những giải thích trên, chúng ta hiểu rằng: Vật liệu hút âm (vật liệu tiêu âm) cho phép âm thanh dễ đi vào và xuyên qua, nguyên liệu tạo thành vật liệu hút âm phải xốp (nhiều lỗ), tơi và thông khí. Kết cấu của nó là: vật liệu có có lỗ siêu nhỏ số lượng lớn, liên kết với nhau, có tính thông khí nhất định. Các vật liệu tiêu âm thường gặp đó là mút trứng, mút gai, bông khoáng, bông thuỷ tinh, bông ecowhite, tấm siêu âm sonic.

Vật liệu cách âm tập trung vào độ lớn nhỏ của năng lượng âm thanh xuyên qua ở mặt bên kia, mục đích tối thiểu hoá năng lượng âm thanh xuyên qua. Trong các công trình, để cách âm tốt nhất và hiệu quả nhất, chúng ta cần thi công cách âm từ ngay khi bắt đầu thiết kế và xây dựng.

Làm sao để kết hợp giữa vật liệu cách âm và vật liệu tiêu âm?

Bản chất giữa 2 loại vật liệu này khác nhau, nhưng trong các công trình thông thường chúng đều được sử dụng kết hợp cùng nhau để phát huy tối đa hiệu quả chống tạp âm.

cach-phan-biet-cach-am-va-tieu-am

Ví dụ: Để tránh ảnh hưởng tạp âm cao tầng với hàng xóm, thông thường phải gia tăng khoảng cách giữa 2 vách tường cách âm. Lúc này nếu xử lý tiêu âm ở trần vách có thể loại bỏ rất nhiều tạp âm.

Vật liệu tiêu âm và vật liệu cách âm được coi là những vật liệu được nhiều chủ đầu tư và khách hàng quan tâm trong thời gian gần đây. Kết hợp các loại vật liệu chống ồn sẽ giúp căn nhà giữ được sự yên tĩnh,…

Xem thêm:

Giải pháp cách âm cho nhà chung cư hiệu quả

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Giải pháp cách âm cho nhà chung cư

Nhà chung cư hiện nay đang dành được nhiều sự lựa chọn từ người mua nhà cũng vì những lợi ích của nó. Tuy nhiên không giống những mẫu biệt thự đẹp rộng, nhà chung cư thường có không gian nhỏ. Điều này khiến tiếng ồn luôn là vấn đề nhức nhối của nhiều gia đình Vậy làm thế nào để chọn giải pháp cách âm cho nhà chung cư, mang lại không gian thanh bình sau nhiều giờ làm việc mệt mỏi? Hãy cũng LPC khám phá.

giai-phap-cach-am-cho-chung-cu

Phân loại tiếng ồn – Nguyên lý cách âm

Thông thường, tiếng ồn trong chung cư có hai loại âm thanh, loại truyền trong không gian (không khí) và truyền qua kết cấu (truyền qua vật thể). Âm thanh trong không gian chính là loại ta có thể nghe thấy trong phòng như tiếng người nói ra, tiếng loa phát ra, tiếng nhạc cụ … Còn âm thanh truyền trong kết cấu chẳng hạn như tiếng bước chân, tiếng xê dịch đồ nội thất hay tiếng gõ cửa.

cach-am-cho-nha-chung-cu

Ví dụ như bạn đang ở tầng dưới của một căn hộ mà tầng trên đang có người chơi bóng cách đó ba, bốn phòng, bạn sẽ cảm thấy tiếng ồn giống như đứng ở cùng một sân. Trong ví dụ này, toàn bộ tiếng ồn là do âm thanh truyền qua kết cấu. Nhiều người nghĩ rằng nếu tăng độ dày của kết cấu sẽ ngăn được tiếng ồn. Nhưng trên thực tế, tiếng ồn truyền qua một kết cấu đặc chắc sẽ dễ dàng hơn truyền qua không khí.

Có hai nguyên lý cơ bản để hạn chế tiếng ồn: Tiêu âm và Cách âm. Đây là hai nguyên lý ứng dụng cho từng loại tiếng ồn khác nhau như tiếng động sinh hoạt trong nhà, tiếng ồn từ nhà bên cạch hoặc tiếng ồn tự nhiên bên ngoài (tiếng xe, tiếng bước chân, tiếng công trường đang thi công…)

  • Tiêu âm được hiểu là làm khuếch tán sóng âm, từ đó giúp hạn chế tiếng vang, triệt tiêu một phần âm thanh. Đây là phương pháp sử dụng cho tiếng ồn sinh hoạt do thành viên trong gia đình tạo ra
  • Cách âm được hiểu dùng để cách ly khu vực trong nhà với tiếng ồn từ bên ngoài, khi bạn không muốn “giao tiếp” với tiếng nhạc hay tiếng đục khoét tại các nơi thi công cạnh nhà, cung như trong âm thanh trong nhà thoát ra ngoài.

So với tiêu âm thì cách âm cho nhà chung cư là biện pháp hữu hiệu và khó hơn. Để chọn giải pháp cách âm cho nhà chung cư đảm bảo hiệu quả thì bạn cần đảm bảo 3 yếu tố là: độ dày của tường, vật liệu cách câm chất lượng, phù hợp với bề mặt ngoài của các bức tường.

Cách âm là một lĩnh vực cần thiết và lắm công phu, nhưng bạn có thể chú ý 3 điểm cần thiết cơ bản: Đảm bảo độ dày của tường, chọn vật liệu cách âm phù hợp và quan tâm đến phần cách âm bề mặt ngoài của tường.

Giải pháp cách âm cho nhà chung cư hiệu quả

Để cách âm cho nhà chưng cư, chung ta có thể tiến hành cách âm tại các bộ phận sau:

1. Cách âm cho trần nhà

Nhà chung cư thường bị ảnh hưởng tiếng ồn từ những nhà ở tầng trên, do vậy cần sử dụng các loại trần có tính cách âm như trần thạch cao – vật liệu được ưu chuộng vi tính rút âm. Trần thạch cao được coi là loại kháng vật trầm tính mềm với thành phần chính gồm muối canxi sulfat ngậm hai phân tử nước này là loại vật liệu đa năng ứng dụng trong nhiều lĩnh vực đời sống. Thạch cao có thể tồn tại ở dạng tấm, bột hay cục.

Trong thiết kế nhà hầu hết các đơn vị thi công đều sử dụng thạch cao dạng tấm, với màu sắc nguyên bản, không chỉ có tác dụng cách câm, cách nhiệt mà còn chống ồn hiệu quả, dễ dàng cho việc trang trí.Khi sủ dụng loại trần này thì nên chừa một khoảng không với trần nhà nguyên thủy, nhằm hạn chế âm thanh từ trên truyền thẳng xuống.

cach-am-cho-chung-cu-bang-tran-thach-cao
Sử dụng trần thạch cao để cách âm cho chung cư

Bên cạnh trần thạch cao, kết cấu sàn phẳng không dầm cũng được lựa chọn là một trong những giải pháp cách âm cho nhà chung cư hiệu quả. Không cần tốn kém thêm chi phí vật liệu, với cấu trúc hộp nhựa rỗng làm rỗng phần giữa sàn, loại bỏ đi khối lượng bê tông không làm việc tới. Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot không những mang lại hiệu quả về kinh tế, mà còn mang lại hiệu quả về cách âm, cách nhiệt tốt.

cach-am-cho-nha-chung-cu
Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot – Cách âm cho nhà chung cư

Xem thêm: Giải pháp cách âm cho nhà chung cư – Sàn phẳng không dầm Ubot

Đây cũng là giải pháp cách âm cho nhà chung cư vô cùng hoàn hảo cho trần và vách nhà để chống lại những âm thanh ồn ã bên ngoài đồng thời tạo nên không gian riêng để bạn tận hưởng cuộc sống và không sợ ảnh hưởng đến xung quanh.

2. Cách âm cho cửa

Để xây dựng phòng cách âm riêng biệt, bạn phản chút ý những loại cửa chính, cửa sổ hay cửa ban công. Cách mà chúng ta thường sử dụng nhất là “trát” khe hở để ngăn không cho âm thanh bên ngoài lọt vào. Có thể sử dụng các vật liệu như xốp, dải cao su, hoặc tiến hành bơm silicon để làm kín các khe hở.

giai-phap-cach-am-cho-chung-cu
Cửa chống tiếng ồn bằng cách ghép 2 hay nhiều lớp kính lại với nhau

Một giải pháp cách âm cho nhà chung cư nữa được sử dựng là kính đặc biệt các tính năng cách âm. Cửa kính cách âm hay còn gọi là cửa kính chống ồn được làm bằng cách ghép 2 hay nhiều lớp kính lại với nhau. Giữa các lớp kính được ngăn cách nhau bởi thanh đệm nhôm bên trong chứa các hạt hút ẩm. Lớp keo bên ngoài sẽ liên kết với các lớp kính và thanh nhôm định hình

Cửa kính cách âm hay còn được gọi là kính hộp đảm bảo được tính cách âm, cách nhiệt rất tốt. Đặc biệt là ở Việt Nam với khí hậu nóng ẩm.

3. Cách âm cho sàn

Sử dụng vật liệu dày, tiêu âm tốt như gỗ đặc, nhựa, dùng tâm thảm lót dày… âm thanh sẽ bị hấp thụ bớt từ đây. Một điểm cần lưu ý là, không phải lúc nào sàn đặc cũng là giải pháp tối ưu. Các căn hộ, chung cư thường được xây dựng với bộ khung liền hoặc khớp nhau, nên tiếng động từ nhà bên cạnh cũng sẽ truyền theo kết cấu đó đến phòng nhà bạn. Cách tốt nhất khi làm sàn là để một khoảng không giữa mặt sàn và kết cấu khung thép của căn nhà, âm thanh sẽ bị gián đoạn.

cach-am-cho-san-chung-cu

Để tối ưu giải pháp cách âm cho nhà chung cư hiệu quả, thi công cần đảm bảo các quy trình thi công theo hướng dẫn của đơn vị cung cấp giải pháp. Tùy từng điều kiện và yêu cầu của công trình sẽ có những thay đổi khi thi công cách âm cho sàn.

4. Cách âm cho tường nhà

Cũng giống như trong các phòng karaoke, biện pháp tối ưu là sử dụng vật liệu dày (thường trên 20 cm) bằng gạch vữa, thạch cao, gỗ đặc… bên cạnh đó, một chi tiết nhỏ nhưng hữu hiệu là làm gồ ghề trên bề mặt. Có thể dùng vôi vữa tạo hình hoặc sử dụng lớp nhung, đặt vật thể.. lên tường. Đây là giải pháp cách âm cho nhà chung cư rất hiệu quả đối với tường cách âm, tránh tạo tiếng vang đặc biệt trong phạm vi hẹp của nhà chung cư.

Ngoài ra, chống ồn tại tường có thể sử dụng gạch lỗ rỗng, có khả năng cách âm tốt hơn gạch đặc cũng được coi là một giải pháp cách âm cho nhà chung cư. Nếu có điều kiện xây tường hai lớp, ở giữa là lớp không khí thì đó là điều kiện cách âm lý tưởng nhất.

Tường bao ốp ván (trát vữa dày), mặt trong nhà ốp tấm thạch cao dày hoặc lớp xốp vừa có tác dụng cách nhiệt đồng thời lại chống ồn hiệu quả. Các bức tường sát về phía có nguồn âm thanh có thể đặt tủ tường, tủ chứa đồ, tủ sách lớn làm giảm sự truyền âm qua không khí giữa các phòng

cach-am-cho-tuong-nha-chung-cu

Ngoài các giải pháp cách âm cho nhà chung cư đã giới thiệu ở trên, bạn cũng có thể dựa vào nguyên lý cách âm để sửa chữa lại nhà hoặc sử dụng các vật liệu cách âm cho nhà chung cư hiệu quả đang được ưa chuộng hiện nay.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction