Search

LPC tự hào 1 phần tạo nên liên tiếp giải thưởng cho dự án PD17

Là đối tác chiến lược của Tập đoàn Thành Công trong nhiều dự án, Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm vinh dự khi dự án PD17 (Tòa nhà Thanh Cong Tower) dành được 2 giải thưởng cao quý của Vietnam Property 2021 với hai giải thưởng Best Office Architectural Design (Tòa nhà Văn phòng có Thiết kế Kiến trúc tốt nhất) và  Best High Rise Office Development (Tòa nhà Văn phòng Cao tầng tốt nhất). Đây được coi là dấu ấn công trình trong lĩnh vực kiến trúc Việt Nam. Giữ vai trò là đơn vị Tư vấn Thiết kế – Thiết kế Cảnh quan – Giải pháp công nghệ, vật liệu và Thiết kế Nội thất khối Văn phòng cho dự án PD17, LPC cảm thấy vô cùng vinh dự và tự hào ghi là một phần tạo nên thành công vang dội này.

1. Chủ đầu tư dự án PD17 – Tập đoàn Thành Công

Khởi đầu với lĩnh vực công nghiệp ô tô vào năm 1999, đến nay sau hơn 20 năm hoạt động, Tập đoàn Thành Công trở thành tập đoàn hàng đầu miền Bắc phát triển bền vững với 3 ngành thế mạnh: Sản xuất ô tô, Tài chính và bất động sản.
Định hướng phát triển thành một Tập đoàn kinh tế đa ngành bền vững, Thanh Cong Group luôn hoạt động với phương châm “Quyết liệt – Chuyên nghiệp – Liên kết – Trung Thành” không ngừng đổi mới, sáng tạo để kiến tạo nên hệ sinh thái các sản phẩm dịch vụ chất lượng, đẳng cấp, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người Việt và nâng tầm vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.
Nhờ vào sự nỗ lực không ngừng nghỉ của Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ công nhân viên, hàng năm Tập đoàn Thành Công đều nhận được những giải thưởng lớn từ Thủ tướng chính phủ, Bộ Tài chính, giấy khen của UBND tỉnh, Liên đoàn lao động tỉnh… Tính đến nay đã nhận được gần 70 giải thưởng lớn nhỏ, tiêu biểu trong đó là giải Chất lượng Châu Á Thái Bình Dương, Chất lượng Việt Nam, chứng nhận Thương hiệu nổi tiếng…
Đặc biệt, Thanh cong Group vừa vinh dự nhận được 2 giải thưởng cao quý nhất của Vietnam Property 2021 với giải thưởng Best Office Architectural Design (Tòa nhà Văn phòng có Thiết kế Kiến trúc tốt nhất) và Best High Rise Office Development (Tòa nhà Văn phòng Cao tầng tốt nhất).

Được sự tin tưởng của 1 Tập đoàn lớn hàng đầu cả nước, Lam Pham Construction vô cùng tự hào và hãnh diện khi được là 1 phần, góp công sức trong giải thưởng cao quý của Vietnam Property 2021. Giữ vai trò là đơn vị Tư vấn Thiết kế – Thiết kế Cảnh quan – Giải pháp công nghệ, vật liệu và Thiết kế Nội thất khối Văn phòng cho dự án PD17, LPC luôn nỗ lực từng ngày để có thể lên ý tưởng và thiết kế công trình sử dụng hết toàn bộ công năng của các phòng ban nhưng vẫn mang tới cảm giác thân thiện với môi trường và thiên nhiên.

2. LPC thiết kế kiến trúc dự án PD17 

Tính năng thiết kế tổng thể

Là một tập đoàn lớn, lâu năm tại Việt Nam, Thành Công luôn chú trọng tới diện mạo của mỗi công trình. Là khối tòa nhà văn phòng của tập đoàn, dự án PD17 càng trở nên đặc biệt hơn được tất cả mọi người quan tâm. Dựa trên những yêu cầu và mong muốn của chủ đầu tư, LPC đã tiến hành vấn và thiết kế kiến trúc cho dự án PD17 một cách chi tiết. Tổng quan kiến trúc của dự án PD17 (Thanh Cong Tower) bao gồm 16 tầng với phần lớn chức năng là làm văn phòng làm việc cho các ban ngành thuộc Tập đoàn Thành Công. Chi tiết khối đế 5 tầng thấp như sau:

  • Tầng 1 bao gồm sảnh chính và nơi để Tập đoàn Thành Công tiến hành trưng bày các sản phẩm.
  • Tầng 2 được thiết kế để trở thành khu vực chuyên tổ chức sự kiện. Vì thể tầng này có các dịch vụ hỗ trợ đi kèm cho việc vận hành và sử dụng tòa nhà như Phòng họp nhỏ, Phòng họp lớn, Nhà ăn cùng với phòng hội nghị đa chức năng.
  • Tầng 3 đến tầng 5 là không gian cho các đơn vị và cá nhân bên ngoài có nhu cầu thuê địa điểm làm việc ngắn hạn bởi đây chính là khu vực văn phòng chia sẻ co-working. Mặc dù các bên chỉ thuê trong một thời gian nhưng họ vẫn được sử dụng các dịch vụ cao cấp tương tự như các văn phòng cố định của Tập đoàn. 

Để đảm bảo công năng của khối các tầng chuyên dụng làm văn phòng làm việc được tối ưu nhất, LPC đã chú trọng thiết kế một cách riêng biệt và chi tiết theo chức năng sử dụng cần thiết. Kết nối các khu vực dịch vụ và cụm văn phòng chính là lõi giao thông đứng. Thiết kế được đi theo 1 trục chính tạo nên từ 1 thang nâng hàng tiện lợi và 4 thang máy tốc độ cao đủ để phục vụ nhu cầu di chuyển kể cả vào thời gian cao điểm.

Ngoài ra, tiên lượng trước về mật độ sử dụng không gian của khu vực văn phòng và dịch vụ sẽ thường xuyên tăng cao nên LPC đã thiết kế bổ trợ thêm một thang bộ riêng biệt cùng 2 thang máy.

Thiết kế tổng thể phù hợp với tính năng chính của dự án là nơi gặp gỡ và chia sẻ công việc

Với kinh nghiệm dày dặn về thiết kế và thi công các tòa nhà văn phòng, LPC đã tạo nên sự đa dạng mô hình văn phòng bằng cách thiết kế chiều sâu cho các tầng văn phòng là 10.4m và 12.6m. Nhờ vậy mà dù là văn phòng cá nhân, văn phòng mở hay tầng chuyên biệt dành cho một đến bốn công ty thì vẫn phù hợp. Không gian làm việc cũng được đảm bảo luôn thoáng đãng và tràn ngập ánh sáng nhờ phần chiều cao thông thủy dưới hệ trần treo nằm ở mức 2.75m.

Đặc điểm kiến trúc chính

Nếu như, các tòa công trình khác mang một nét đẹp uyển chuyến, thì PD17 lại mang sự vững mạnh và kiên cố. Đi theo lối kiến trúc riêng biệt, LPC thiết kế kiến trúc cho dự án PD17 mang tính chất mở thay vì chọn phương án xây dựng theo kiểu khép kín phổ biến ở nhiều công trình trong lòng Hà Nội. Từ đó hướng tới tạo nên một môi trường chia sẻ công việc và địa điểm gặp gỡ thoải mái nhất.

Thanh Cong Tower được thiết kế theo ba khối vuông vức tách biệt. Sự mạnh mẽ của bản thiết kế này mang điểm nhấn đặc biệt cho sự vươn lên của một khối đại diện sự phát triển mạnh mẽ của Tập đoàn Thành Công. Không chỉ thế, sự kết hợp các mảng khối trong và ngoài tòa nhà đã khéo léo đưa công trình PD17 vừa hiên ngang và vừa lộng lẫy. Không kiêu sa, kiều diễm với mảng kính hay pha lê bọc ngoài. PD17 chọn cho mình những mảnh ghép Bê Tông cốt sợi thủy tinh để thấy được sự vững vàng và vươn tầm của tòa nhà. Tòa nhà khiến cho người nhìn như thấy sự mộc mạc trong cái hiện đại, thấy được sự phá cách trong thiết kế.

Thanh Cong Tower với kiểu thiết kế ba khối vuông vắn tách biệt độc đáo

Thiết kế của LPC đã tạo nên một tỷ lệ hài hòa cho tòa nhà, đồng thời cũng rất phù hợp với không gian cảnh quan chung quanh. Nhìn vào kiến trúc ngoại cảnh của Thanh Cong Tower, ta có thể cảm nhận được sự năng động, tối giản những không kém phần độc đáo với không gian nội thất mở và cách phân phối đặc – rỗng đặc biệt.

3. LPC đóng vai trò là đơn vị Thiết kế Nội thất khối Văn phòng của PD17

Là đơn vị được tin tưởng và giao trọng trách ở nhiều dự án của Tập đoàn Thành Công, LPC luôn cố gắng nỗ lực mỗi dự án mang tới “Một hơi thở riêng” cho dự án. PD17 cũng là bài toán khó của Tập đoàn Thành Công đặt ra cho đơn vị thiết kế, đặc biệt là tối ưu được không gian, nội thất văn phòng. Từ tầng 10 đến tầng 15 sẽ là nơi phản ánh rõ ràng về những thiết kế nội thất khối văn phòng cho Tập đoàn Thành Công của đội ngũ LPC. Để các cán bộ, nhân viên của các công ty có được không gian làm việc tốt nhất, LPC đã đưa vào thiết kế nội thất của mình các tiêu chí như không gian nội thất linh hoạt, vật liệu thân thiện và sang trọng cùng môi trường với làm việc thân thiện gần gũi.

Không gian làm việc lý tưởng, rộng mở, kết nối trong ngoài của tòa nhà Thanh Cong Tower – dự án PD17

Chính vì vậy, các khu riêng biệt được thiết kế kết hợp hài hòa với không gian chung của tòa nhà đảm bảo sự kết nối liên hoàn. Mỗi công ty, đơn vị sẽ tạo ra “chất” đặc trưng riêng thông qua khu vực tiếp tân.

Hệ thống thông tin liên lạc, điện được bố trí đi ngầm dưới mặt sàn có thể kết nối tới vị trí bàn làm việc của mỗi cá nhân cũng như bất kỳ nơi nào công ty mong muốn. Nhờ vậy mà các đơn vị có thể bố trí dễ dàng và linh hoạt các khu vực làm việc. Môi trường làm việc lý tưởng cho các nhân viên còn được tạo nên từ những vật liệu thông minh, thân thiện mang màu sắc thời thượng mang lại sức sống tươi trẻ, năng động;

4. Dự án PD17 do LPC thiết kế cảnh quan

LPC lấy cảm hứng chính từ kiểu thiết kế vay mượn không gian để tạo nên cảnh quan cho dự án PD17. Nó có sự kết hợp giữa không gian sân đường thuộc nội bộ tòa nhà với hè phố. Vì thế, sẽ dễ dàng cảm nhận được sự cuốn hút của công trình này. Hình thức thiết kế cảnh quan kiểu vay mượn này cho phép không gian sân vườn được kéo mở rộng ra và bao quát hơn, rút ngắn khoảng cách với các khu vực lân cận.

Dự án PD17 được thiết kế theo kiểu vay mượn không gian

Đi dạo ở khu vực sân vườn, mọi người không chỉ được nhìn ngắm những vật trang trí bắt mắt mà còn được dừng chân nghỉ ngơi ở những chiếc ghế mang vẻ ngoài bay bổng và mềm mại giữa thảm cỏ xanh.

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook:  Lam Pham Construction

Vật liệu xây dựng xanh – Xu thế xây dựng mới trong lĩnh vực xây dựng hiện nay

Theo nghiên cứu của Roodman và Lenssen thì từ cách đây hơn 20 năm, các hoạt động xây dựng và xây dựng trên toàn thế giới đã tiêu thụ đến 3 tỷ tấn nguyên liệu mỗi năm hoặc 40% tổng lượng sử dụng toàn cầu. Vậy nếu trong thời đại nhu cầu xây dựng phát triển không ngừng như hiện nay thì con số sẽ không dừng lại ở đó. Bởi tình hình này nên vật liệu xây dựng xanh là một điều vô cùng cần thiết cho các công trình. Hiện nay, sử dụng vật liệu xây dựng xanh trong các dự án đã trở thành xu thế mới trong lĩnh vực xây dựng ở cả trong nước và trên thế giới.

Vật liệu xây dựng xanh – Xu thế xây dựng mới trong lĩnh vực xây dựng hiện nay

1. Vật liệu xây dựng xanh là gì?

Vật liệu xây dựng xanh, còn được gọi là vật liệu thân thiện với môi trường, được hiểu là các loại vật liệu được sản xuất và sử dụng không gây hại đến môi trường. Nó có khả năng được tái chế sau khi sử dụng hoặc tự phân hủy. Vật liệu xây dựng xanh trong vòng đời từ khi được sản xuất trong các nhà máy cho tới khi được ứng dụng trong xây dựng các công trình và cuối cùng hết hạn sử dụng thì đều thân thiện với môi trường.

Nhờ vào đặc tính xanh, an toàn cho môi trường và con người nên các loại vật liệu xây dựng xanh được khuyến khích sản xuất rộng rãi bởi nhiều quốc gia. Đồng thời, nó được ứng dụng trong nhiều công trình xây dựng lớn nhỏ ở nhiều nơi.

2. Lợi ích của việc sử dụng vật liệu xây dựng xanh

Sử dụng các sản phẩm và vật liệu xây dựng xanh thúc đẩy việc bảo tồn các nguồn tài nguyên không thể tái sinh đang bị suy giảm trên phạm vi quốc tế. Ngoài ra, khi vật liệu xây dựng xanh góp mặt vào các dự án xây dựng thì có thể giúp giảm thiểu các tác động tiêu cực cho môi trường liên quan đến việc khai thác, xử lý, vận chuyển, lắp đặt, chế tạo, thải bỏ, tái sử dụng cũng như tái chế các vật liệu nguồn của ngành xây dựng này.

Vật liệu xây dựng xanh cũng mang lại những lợi ích cụ thể cho chủ sở hữu tòa nhà và những người sử dụng tòa nhà. Điển hình là giúp giảm chi phí bảo trì thay thế trong suốt thời gian sử dụng của tòa nhà. Các vật liệu xanh cũng góp phần giúp các công trình bảo tồn năng lượng. Trong quá trình xây dựng với vật liệu thân thiện với môi trường thì cũng cải thiện sức khỏe và năng suất của người làm việc. Các chi phí liên quan đến việc thay đổi cấu hình không gian cũng được tiết kiệm đáng kể. Đặc biệt tính linh hoạt trong thiết kế cũng được nâng cao hơn.

3. Một số loại vật liệu xây dựng xanh phổ biến ở Việt Nam

Là một đơn vị tiên phong trong việc sản xuất và ứng dụng vật liệu xây dựng xanh vào quá trình xây dựng các công trình nổi tiếng, LPC đã đem đến cho thị trường vật liệu xây dựng Việt Nam nhiều sản phẩm chất lượng. Những loại vật liệu xây dựng xanh do LPC cung cấp đang dần trở nên phổ biến ở nhiều tỉnh thành.

Sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot là một giải pháp xây dựng thay thế cho sàn bê tông cốt thép truyền thống. Sở dĩ loại vật liệu này được xếp vào vật liệu xây dựng xanh là vì nó cấu thành từ các hợp Ubot. Hộp Ubot được sản xuất từ nhựa tái chế Polypropylene với dạng hộp định hình rỗng. Như vậy từ khâu sản xuất vật liệu sàn phẳng Ubot đã góp phần giảm thiểu một lượng lớn các loại nhựa có hại cho môi trường.

Hơn thế nữa, nhờ có cấu tạo từ các hộp rỗng mà sàn phẳng Ubot đã giúp giảm thiếu một lượng lớn bê tông trong xây dựng, vừa góp phần củng cố sự phát triển bền vững, lại vừa đem lại lợi ích kinh tế đáng kể.

Hệ thống chống ngập úng LPC E.Buble

Hệ thống chống ngập úng LPC E.Buble có hình dạng là những khối oval có những khoảng rỗng. Loại vật liệu này được sản xuất từ nguyên liệu tái chế thân thiện với môi trường. Khi sử dụng hệ thống chống ngập này, các kỹ sư không chỉ thấy được ý nghĩa to lớn đối với môi trường mà còn thấy được hiệu quả về nhiều mặt của nó.

Điển hình là khi lắp đặt những quả bóng nhựa này trong những mảnh đất dọc theo vườn hoa hai bên đường, hệ thống này có thể chịu được tải trọng của lượng xe lớn lưu thông qua lại. Hiện tượng ngập úng cục bộ cũng được giải quyết khi lưu lượng nước mưa thấm vào lòng đất nhanh và nhiều hơn. Quá trình thi công cũng được đơn giản hóa, tiết kiệm nhiều sức người và chi phí lắp đặt.

Sàn bán lắp ghép LPC Smart

Sàn bán lắp ghép LPC Smart cũng thường được biết đến rộng rãi là một trong những vật liệu xây dựng xanh giúp bảo vệ môi trường. Loại vật liệu này đã được LPC đưa vào nhiều cải tiến nên có thể sử dụng rất hiệu quả cho các công trình nhịp nhỏ như nhà ở liền kề, nhà xây chen hay biệt thự.

Khi sử dụng loại sàn bán lắp ghép này, ta có thể nhận ra được thời gian thi công được rút gọn đáng kể, chi phí cốp pha cũng giảm xuống nhiều và quá trình thi công nhanh, gọn, linh hoạt, dễ dàng đã giúp chủ đầu tư thu về những hiệu quả tích cực về kinh tế và sức người.

Hãy liên hệ với LPC ngay để có thể sử dụng những vật liệu xây dựng xanh chất lượng hàng đầu Việt Nam, góp phần xây dựng nên tương lai phát triển bền vững cho nhiều thế hệ.

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook:  Lam Pham Construction

Sàn phẳng Ubot – giải pháp hữu hiệu ứng dụng linh hoạt trong các công trình

Giải pháp sàn phẳng Ubot trong 10 năm trở lại đây liên tục góp mặt trong các dự án xây dựng có tầm cỡ. Điều này khiến giới chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng phải xem xét và nhìn nhận kỹ lưỡng về giải pháp này. Và họ nhận ra sàn phẳng Ubot quả thực đã đem lại rất nhiều hiệu quả tích cực nổi bật hơn hẳn các loại sàn cũ. Đặc biệt sàn phẳng Ubot có tính ứng dụng cao, có thể sử dụng linh hoạt cho rất nhiều các công trình.

Sàn phẳng Ubot – giải pháp hữu hiệu ứng dụng linh hoạt trong các công trình

1. Sản phẳng Ubot có gì đặc biệt?

Trước khi xem xét về tính ứng dụng của sàn phẳng Ubot, chúng ta cần biết được những nét đặc trưng của sàn phẳng Ubot.

Cấu trúc của sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot chính là giải pháp sàn vượt nhịp tối ưu được cấu thành từ các hộp Ubot. Các hộp này có 4 chân ở bốn góc và 1 chân ở chính giữa hộp, tạo nên cấu trúc vô cùng chắc chắn. Ngoài ra, mỗi hộp Ubot còn có thêm nắp hộp để ngăn bê tông tràn vào hộp. Tất cả những bộ phận của hộp Ubot đều được sản xuất từ nhựa tái chế thân thiện với môi trường.

Những hộp Ubot này sẽ được nối kết với nhau bằng các thanh liên kết. Những thanh này không chỉ gắn kết các hộp để tạo thành sàn phẳng Ubot mà còn góp phần cố định những hộp này.

Ưu điểm của sàn phẳng Ubot

Nhắc đến ưu điểm của sàn phẳng Ubot thì cần điểm ngay đầu tiên là trọng lượng của loại sàn này. So với những kiểu sàn bê tông cốt thép truyền thống thì sàn phẳng Ubot có trọng lượng nhẹ hơn đến khoảng 30%, nhờ vậy mà tạo ít áp lực lên phần móng của cả công trình. Sàn có khả năng chp phép vượt nhịp lên đến 20m.

Ngoài ra, khi sử dụng sàn nhẹ Ubot thì tổng chi phí thi công của cả công trình có thể giảm xuống hơn 15 phần trăm. Còn số này bắt nguồn từ việc giảm được nhân công lắp đặt sàn nhờ quy trình nhẹ nhàng, đơn giản. Bên cạnh đó, các loại chi phí cho bê tông, sắt thép cũng được cắt giảm. Đặc biệt, thời gian là vàng là bạc, mà khi sử dụng sàn phẳng Ubot thì tiến độ thi công được rút ngắn nhiều nên kéo theo giảm được phí tổn.

2. Khả năng ứng dụng linh hoạt trong các công trình của sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot không chỉ xuất hiện trong một số công trình nhất định mà là gương mặt vật liệu quen thuộc cho rất nhiều dạng công trình. hãy cùng điểm qua những mẫu công trình có thể ứng dụng linh hoạt sàn phẳng Ubot vào thi công.

Sàn phẳng Ubot ứng dụng xây dựng bãi đỗ xe, bệnh viện

Nhắc đến bãi đỗ xe của các sân bay, tòa nhà, khu trung tâm thương mại hay những công trình như bệnh viện thì ai cũng nghĩ ngay đến sự rộng lớn. Để có thể đáp ứng được nhu cầu trông giữ xe khổng lồ thì các bãi đỗ xe đòi hỏi phải có ít các trụ, các cột, tối ưu được không gian trống. Còn bệnh viện thường cần đến nhiều diện tích để đặt giường bệnh cũng như không gian được thẩm mĩ, rộng mở. Chính vì vậy, giải pháp tuyệt vời chính là sử dụng sàn phẳng Ubot.

Sàn phẳng Ubot với cấu tạo đặc trưng là sàn phẳng không dầm. Do không cần dùng đến hệ dầm để kết nối giữa các cột trụ và trọng lượng sàn nhẹ hơn sàn truyền thống nên số lượng cột chống đỡ sẽ có thể được cắt giảm. Đồng thời những phần cột cần thiết thì có thể giảm tiết diện, tránh hiện tượng cột to chắn lối.

Trường học, chung cư, văn phòng xây dựng với sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot sở dĩ được nhiều công trình như trường học, chung cư, văn phòng ưa chuộng sử dụng trong quá trình xây dựng là nhờ vào khả năng cho phép xây dựng tường linh hoạt theo công năng của công trình. Bởi những công trình này thường được chia thành nhiều phòng lớn nhỏ khác nhau.

Hơn thế nữa, những nơi như trường học, chung cư, văn phòng đòi hỏi khả năng cách âm giữa các tầng tốt để tránh ảnh hưởng đến việc dạy và học của các giáo viên, học sinh giữa các lớp hay việc sinh hoạt của các hộ gia đình. Và sàn phẳng Ubot chính là một loại sàn hỗ trợ cách âm rất tốt.

Đặc biệt, tại các khu chung cư, vấn đề khiến nhiều chủ đầu tư quan tâm là việc lắp đặt các đường ống nước, đường dây điện có ảnh hưởng đến kết cấu sàn hay không. Và với việc ứng dụng sản phẳng Ubot thì câu trả lời là việc chạy các các đường ống kỹ thuộc dưới sàn vô cùng dễ dàng và thuận tiện, không dây ảnh hưởng vì đây là sàn phẳng không dầm.

3. LPC – đơn vị cung cấp sàn phẳng Ubot chất lượng hàng đầu Việt Nam

Khi bạn tìm kiếm các công trình sử dụng sàn phẳng Ubot thì bạn sẽ thấy được rất nhiều cái tên nổi tiếng trải rộng trên nhiều tỉnh thành. Chẳng hạn như Dự án nhà ở xã hội Cát Tường Smart City ở Bắc Ninh, Dự án Nhà ở xã hội Viet Phap Residences ở Bình Định, Trạm dùng nghỉ Royal Golf ở Ninh Bình, Biệt thự đồi Monaco ở Quảng Ninh, các trung tâm thương mại kết hợp văn phòng ở Thành phố Hồ Chí Minh.

Những dự án này có các công năng, mục đích xây dựng cũng như đặc điểm khác nhau. Tuy nhiên tựu chung lại là chủ đầu tư và người sử đều cảm thấy rất hài lòng với hiệu quả mà sàn phẳng do LPC cung cấp mang lại. Để có thể sở hữu những công trình được xây dựng với sàn phẳng Ubot, bạn hãy liên hệ ngay với LPC để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng.

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook:  Lam Pham Construction

Trường Đại học Hạ Long – Kiến trúc – văn hóa – xã hội và nhân văn

Công trình Trường Đại học Long và Khu đô thị (Thành phố Uông Bí – Tỉnh Quảng Ninh) được coi là một Dự án trọng điểm với mong muốn xây dựng và đồng hành cùng phát triển một trường đại học thế kỷ của Việt Nam tại di sản thế giới: Đại học Hạ Long. Chính vì thế, tỉnh ủy và chủ đầu tư dự án quyết định tổ chức cuộc thi để tìm ra đơn vị ưu tú và đủ năng lực và tiềm năng để hoạch định phương án quy hoạch chi tiết 1/500 tối ưu đáp ứng yêu cầu về quy hoạch, kiến trúc, công năng sử dụng và hiệu quả kinh tế, để đầu tư xây dựng công trình Trường Đại học Hạ Long.

Liên danh LPC + Scene Plus + APDI tham gia cuộc thi  thực hiện dự án không chỉ là quy hoạch không gian, bền vững, sáng tạo mà còn đưa vào trong dự án những triết lý của giáo dục Đại học tiên tiến của thế kỷ 21. Tạo nên sự khởi đầu của một sự phát triển mới về giáo dục của tỉnh Quảng Ninh, góp phần đưa Quảng Ninh thành một trong những đô thị năng động nhất Đông Nam Á trong vòng vài thập kỷ tới.

Phương án quy hoạch của Liên danh tham gia vinh dự đạt Giải Nhì trong cuộc thi với ý tưởng và sự hài hòa trong việc kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữ gìn và bảo tồn di sản thiên nhiên. 

1. Tạo ra thành phố bền vững, vòng tuần hoàn khép kín tự sản xuất cung cấp dân sinh lấy cảm hứng từ thiên nhiên

Chúng ta cần quan sát & học hỏi từ thiên nhiên đã tồn tại 3,8 triệu năm thay vì tìm cách chế ngự thay đổi & tạo ra nhiều hệ quả. Chính vì vậy, điểm bắt đầu an toàn chính là từ tự nhiên, tôn trọng tính tuần hoàn. Tối ưu hóa nhu cầu, tái sử dụng, tái chế là nền tảng của một đô thị tuần hoàn. 

Không gian 19,5 ha chia thửa xung quanh nhà chính & trên mái để làm nông
nghiệp Agrihood
– Đại học Hạ Long

Đặc điểm khu vực hình thành trục nước & cảnh quan hạ tầng xanh

Do hiện trạng chủ yếu là đất trồng lúa của 300 lao động nông nghiệp, khu đất thuộc 26, % đất vùng trũng của Thành phố Uông Bí. Trong đó có nhiều ao hồ cùng 2 mạch nước ngầm phía Bắc & phía Đông Bắc, phía Tây tiếp giáp với sông Uông. Nhóm quyết định bắt đầu từ yếu tố nước, sử dụng Hạ tầng xanh để giữ lại tối đa diện tích cảnh quan nông nghiệp, địa hình. Mục tiêu giảm chi phí chăm sóc, giải quyết vấn đề lưu trữ nước do hạn hán về mùa khô, góp phần hỗ trợ thủy lợi, điều hòa nguồn nước giảm thiểu ngập úng vào mùa mưa,cao điểm tập trung tháng 6,7,8.

Ngoài ra, do chịu ảnh hưởng khí hậu Đông Bắc Bộ nên hàng năm thường có bão lũ, địa hình dốc nên gây xói mòn, úng lụt, ảnh hưởng sản xuất nông nghiệp nói riêng & phát triển kinh tế trên toàn khu nói chung. Hạ tầng xanh cũng giúp cải thiện độ phù sa của đất, khôi phục nông nghiệp chất lượng & hệ sinh thái động thực vật. 

Khai thác nông nghiệp đô thị đảm bảo tự cung tự cấp hướng tới đô thị tuần hoàn

Theo khuyến cáo của WHO, số lượng rau một người trong ngày là khoảng 400g trong khi đó trung bình tiêu thụ rau của người Việt Nam là khoảng 230g/người/ngày mới đạt khoảng hơn 65%. Bộ y tế đã khuyến cáo thậm chí cao hơn WHO với số rau tiêu thụ mỗi người là 480-560g/ngày bao gồm 50% rau, 50% hoa quả chín.

Với lượng sinh viên và giáo viên của Trường Đại học Hạ Long thì đây là nguồn lương thực đặc biệt cần thiết cho cả sau này. Mô hình agrihood có thể là cầu nối kết nối cộng đồng người lao động, nâng cao tay nghề phát triển nông nghiệp và giới thiệu các chương trình đào tạo phi nông nghiệp tùy vào khả năng tổ chức, nhu cầu và khả năng liên kết. Sử dụng Agrihood làm bàn đạp cho phát triển cộng đồng, phát triển kĩ năng mới về nông nghiệp. Đặc biệt còn chú trọng tới về các vấn đề như: Sức khỏe, phân phối thực phẩm, xã hội, kinh tế thu nhập, môi trường sinh thái, vườn cộng đồng – không gian nông nghiệp tập trung… 

Quy hoạch tổ chức nông nghiệp đô thị- Agrihood

Để đảm bảo hiệu quả về quản lý cũng như tăng tính tự lập cho Agrihood “từ trang trại đến bàn ăn”, chủ đầu tư có thể tiến hành xây dựng Agrihood theo 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1 trong 2 năm đầu tiên: tạo nền tảng 

Đây là giai đoạn cần thiết nhất để hình thành mô hình mẫu tiềm năng và phát triển. Xây dựng đội ngũ quản trị viên và kết hợp với các đơn vị, tổ chức để thúc đẩy nền tảng vốn có. 

Giai đoạn 2: sau 2 năm triển khai 

Có thể đây chính là giai đoạn để mở rộng quy hoạch và đầu tư xây dựng không gian chung của cộng đồng. 

Hướng tới Đô thị tuần hoàn

Với quỹ đất 113 ha, Dự án có thể bắt đầu với nền tảng không gian hạ tầng xanh bền vững, nơi thu hút nhân lực & trao đổi đầu tư, từ đó sẽ kích hoạt các chủ đề cần thiết. Cite U là một Platforme xanh. 

2. Bản sắc và di sản để tạo nên sự khác biệt

Dự án Trường Đại học Hạ Long được tái cấu trúc một cách tự do, đa diện, đa hướng nhưng vẫn tạo ra giá trị và bản sắc riêng, chia sẻ tích cực qua cách tiếp cận các không gian mở, cải thiện bản năng cộng đồng và nhu cầu kết nối của mọi người.

Đô thị bản sắc, di sản và văn hóa

Lấy cảm hứng về câu chuyện chuyển đổi kinh tế từ Nâu-sang-Xanh của mảnh đất Quảng Ninh, Nhóm kiến trúc đã mượn hình tượng Mỏ than lộ thiên đại diện cho kinh tế “Nâu” khai thác tài nguyên dưới lòng đất, rồi từ đó đảo ngược hoàn toàn hướng lên như một ngọn núi được phủ xanh của thiên nhiên bền vững, màu “xanh” của của tri thức đại diện cho sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực của Đại học Hạ Long.

Tôn trọng và bảo tồn thiên nhiên

Khối nhà hiệu bộ của công trình lấy hình tượng hòn Trống Mái và hình dung về một “Hạ Long trên cạn”. Tổng thể công trình gần 10000m2 được phân nhỏ và tái cấu trúc một cách tự do, đa diện và đa hướng tạo điều kiện tốt cho thông gió tự nhiên, vừa tạo ra những không gian xanh giữa các khối nhà. Từ đó mang cảm giác thiên nhiên đang len lỏi, hòa trộn giữa các khối kiến trúc.

Một mái che lớn bao phủ toàn bộ tầng 1 cho phép tạo nên một vùng vi khí hậu ngay ở phần chân công trình giúp đảm bảo các hoạt động có thể được diễn ra quanh năm. Ngoài ra, công trình tổ chức theo hướng giật cấp để tạo ra nhiều các khu vực trồng cây trên mặt đứng ở các tầng kết hợp với các đường dốc đi dạo để dễ dàng tiếp cận các khu vực khác nhau từ bên ngoài và kết nối trực tiếp không gian xanh, mặt nước ở tầng 1 và tầng mái.

Tên các con phố và các khối nhà

Các con phố và khối nhà sẽ được đặt tên theo các sự kiện lịch sử, văn hóa và di sản của Quảng Ninh nói riêng và Việt Nam nói chung để tạo cảm giác gần gũi.

Tuyến đi bộ Thiền hành

Từ hình tượng thiền sư Thích Nhất Hạnh và nét văn hóa Yên Tử, cái nôi của Thiền Viện Trúc Lâm, trong khu sẽ có các tuyến đi bộ Thiền hành đường bằng và một số leo dốc để năng cao sức khỏe cũng như hòa mình với văn hóa.

Tính linh hoạt của không gian

Với sự thay đổi chưa biết trước do Covid, phương án Kiến trúc cho khối hiệu bộ và học tập của Đại học Hạ Long ngoài việc tạo mô hình khối tròn hướng tâm để tiện di chuyển, không gian vật lý sẽ không còn là yếu tố bắt buộc nữa. Bên cạnh đó, cách sử dụng hệ thống tường di động, tường thông minh cũng khiến khu vực có độ mở và kích thích sự sáng tạo, tiện dụng, hiệu quả.

Không gian hành lang cũng được bố trí xe đạp đến tận phòng chức năng thông qua hệ thống dốc phía trước. Các dải ban công, thang, hành lang, trên mái là những không gian bán-công-cộng tạo điều kiện giao tiếp thường xuyên để tăng nhu cầu kết nối.

3. Dùng đòn bẩy công nghệ cho khu trở nên thông minh hơn

Bằng việc kết nối các công nghệ, con người, quy trình và dữ liệu sẽ tạo ra các quyết định sáng suốt hơn cho các hoạt động, chức năng của khu và mối quan hệ con người – thiên nhiên ở trung tâm Đại học Hạ Long.

Mô hình 4 khối và tương tác dựa trên tháp nhu cầu

Với dự án xây dựng đại học Hạ Long, nhóm luôn sử dụng mô hình 4 khối living lab trong các chủ đề để không cân bằng quyền lợi trách nhiệm và mong muốn của cả 4 bên. Từ đó đưa ra quyết định dựa trên tham khảo và đồng thuận tối đa của mỗi nhóm.

Tháp nhu cầu và các chức năng đô thị

Bằng việc so sánh, giải thích các nhu cầu theo tầng bậc của Maslow để chỉ ra các mong muốn được xếp thứ tự từ thấp lên cao. Từ đó liên hệ các thiết bị, chức năng đô thị đang giải quyết nhu cầu nào của tháp. Khiến khoảng cách giữa khối hành lâm, nhà nước với khối xã hội dễ hiểu nhau hơn.

Twin Cite U- Nhân bản số hóa

Công nghệ Twin city hiện nay đã cho phép tạo dựng một không gian số song song với không gian thực quy mô một thành phố để quản lý, theo dõi. Việc này tạo thêm một không gian riêng nữa trong môi trường giáo dục. Ứng biến trước những tình huống làm-việc-từ-xa và tiết kiệm thời gian khi cần. Việc ứng dụng này cũng thay đổi cách nhìn về không gian, tương tác giữa giáo viên với học sinh, giữa học sinh với các môn học.

4. Thúc đẩy các chức năng đô thị linh hoạt thích nghi với thay đổi không ngừng

Mô hình khuôn viên trường Đại học Hạ Long

Công trình Đại học Hạ Long cũng hướng tối đa điều kiện tiếp xúc các không gian mở và cho phép thương mại hóa sử dụng đường phố như một tài sản. Không gian công cộng càng thích nghi với cuộc sống bao nhiêu thì tính bền vững càng cao bấy nhiêu.

Ngoài việc trao đổi các ý tưởng, tri thức trong môi trường hàn lâm của Đại học Hạ Long, đây còn là nơi để thử nghiệm những mô hình mới, chia sẻ cũng như thấu hiểu trong mỗi vai trò của 4 khối Chính quyền – Hàn lâm – Doanh nghiệp và xã hội.

5. Khuyến khích phát triển một thành phố bao trùm và kinh tế đa dạng

Giải quyết các khoảng cách kinh tế và thế hệ trong thành phố bằng việc mở rộng việc làm và khả năng tiếp cận các cơ hội giữa các thế hệ.

Khuôn viên bao quát toàn bộ trường Đại Học Hạ Long

Khối ký túc xá

Hiện khối ký túc xá cho sinh viên Đại học Hạ Long là tổ hợp có nhiều nhà nhất tại khu đô thị, mỗi nhà đều được thiết kế hiện đại, phong cách trẻ trung, năng động hợp với lứa tuổi sinh viên. Không gian thiết kế theo mở, chú trọng tính tập thể và giao lưu học hỏi, xây dựng được văn hóa khởi nghiệp, tạo công ăn việc làm.

Không gian công cộng 2 trục xanh

Đây sẽ là nơi thường xuyên giao lưu trao đổi, một trong những yếu tố cốt lõi tạo ra các mô hình kinh tế, công ăn việc làm nhỏ, phù hợp cho nhiều lứa tuổi.

Khối khách sạn

Với 80 phòng nằm trong tổ hợp khu nghiên cứu sinh, cảnh quan đặc trưng của Hạ tầng xanh. Mô hình hiện đang có khả năng xây dựng ngay và thu hồi vốn tốt nhất. Đối tượng là các nghiên cứu sinh, thầy cô giáo, giáo sư từ các trường khác tới hoặc tổ chức các sự kiện. Mô hình kết hợp với khoa Du lịch Đại học Hạ Long để tạo công việc làm, cơ hội thực hành có sinh viên trong khoa.

Khối hỗn hợp Co-Mix

Khối nhà đa chức năng này vừa là hệ thống các văn phòng làm việc,vừa là nơi các doanh nghiệp hợp tác với trường có thể đặt cơ sở hoặc là nơi sinh viên, nghiên cứu sinh cũng như các thầy cô giáo phát triển những dự án khởi nghiệp. Công trình là tổ hợp có tính sáng tạo và thích nghi linh hoạt với nhiều mô hình kinh tế.

6. Suy nghĩ lại về giao thông và tạo ra sự công bằng với mô hình thành phố láng giềng 20 phút

Kích hoạt các cộng đồng lân cận, kết nối và tiện dụng. Xây dựng các dịch vụ cung cấp cộng đồng, hạ tầng và các chức năng khả dụng. (Thông qua giao thông, micro mobility, quản lý ô nhiễm, các thành phố trên thế giới không ngừng tạo ra các dịch vụ cho người dân cách 20ph đi bộ từ nhà.

Đổi mới tập trung vào việc tạo ra các chiến lược đầu tư chiến lược, một trong số đó là khuyến khích cam kết từ khu vực công và tư, các quan hệ phi truyền thống như các tổ chức phi chính phủ. Mục tiêu tạo ra môi trường bền vững cải thiện toàn diện chất lượng cuộc sống cho cư dân, từ đó củng cố việc tự xây dựng bảo vệ môi trường sống của mình.

Mục tiêu và tầm nhìn

Tầm nhìn cho giao thông Uông Bí: “Xây dựng một hệ thống giao thông toàn diện, góp phần kích thích phát triển kinh tế và tạo dựng cuộc sống đầy đủ cho người dân địa phương nhờ sự giao lưu giữa con người lẫn lưu thông hàng hóa”.

Mục tiêu 1

Xây dựng hệ thống giao thông nhằm thúc đẩy giao lưu liên vùng – động lực hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Xây dựng và thúc đẩy mạng lưới đường trục chính liên vùng nhằm phát huy tối đa chức năng làm trọng điểm hậu cần. Hướng tới xây dựng hệ thống giao thông tăng cường tính thuận tiện trong tiếp cận, hỗ trợ di chuyển cho khách tới thăm nhằm nâng cao chức năng du lịch và thúc đẩy giao lưu với khu vực bên ngoài.

Mục tiêu 2

Xây dựng hệ thống giao thông nhằm mang lại cuộc sống sung túc cho người dân khu vực. Hướng tới hệ thống nâng cao thuận tiện trong việc di chuyển, phục vụ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân từ làm việc, học tập đến mua sắm,giải trí,… Dễ dàng tiếp cận, an toàn, an tâm. Thân thiện với môi trường, chống chọi tốt với thiên tai.

Lợi ích kỳ vọng

Những lợi ích kỳ vọng là giảm chi phí đầu tư xây dựng hạ tầng của khu, cải thiện chất lượng cuộc sống người dân, cải thiện do sức hút từ cảnh quan, dịch vụ và chức năng đặc thù của khu, tạo cảm giác an toàn, giảm ô nhiễm tiếng ồn, không khí và  thị giác, giảm phát thải khí nhà kính đồng thời thu hút được đầu tư.

Đánh giá giao thông trong quy hoạch thành phố Uông Bí

Đánh giá giao thông trong quy hoạch thành phố Uông Bí có những thuận lợi và khó khăn.

Thuận lợi

Việc mở rộng mạnh mẽ các chức năng công nghiệp của Uông Bí được tổ chức bằng quy hoạch đô thị rất rõ ràng. Một tuyến cao tốc và tuyến đường sắt nhanh trên cao sẽ mở rộng gấp đôi trục đường chính hiện có ở phía Nam, tạo điều kiện tiếp cận các khu công nghiệp trong tương lai và kết nối Quảng Ninh với Hà Nội. Địa điểm trường đặt Đô thị Cite U trong quy hoạch sẽ được phục vụ rất tốt bởi mạng lưới đường hiện tại và trong tương lai.

Nhược điểm

Khuôn viên trường Đại học Hạ Long sẽ nằm giữa hai đường cao tốc và hệ thống cơ sở hạ tầng tạo ra một số hệ quả, đặc biệt là tiếng ồn và ô nhiễm. Việc xây dựng hai đường cao tốc, trong tương lai sẽ ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của khuôn viên trường. Cho thấy, quy hoạch tỷ lệ 1/5000 thể hiện sự thiếu gắn kết và bất hợp lý không nhỏ tác động tới các yếu tố hiện có của khu đô thị đại học (tòa nhà, hồ nước, v.v.). Đề xuất này sẽ là một sự phát triển đường quá khổ, tạo sức cản lớn cho chi phí xây dựng và phát triển dự án Cite U Đô thị đại học.

Danh sách các đề xuất liên quan giao thông nội bộ khu Cite U

  • Hạn chế tối đa các giao thông cơ giới, cá nhân và xe công cộng
  • Trang bị tiếp cận đa phương thức cho tất cả các chức năng của khu, bổ sung bằng phương án tổ chức bãi đậu xe phù hợp.
  • Giao thông nội khu được phát triển dựa trên giao thông vi mô bền vững-Mi-cromobilité durable (đi bộ, xe đạp và các phương tiện thay thế)
  • Đường dành cho người đi bộ được thiết kế theo mô hình Khoảng-cách-15-phút đảm bảo sự thoải mái cho cư dân. 1km=15 phút đi bộ. Tiêu chuẩn là 3,75 phút hoặc 250m, bố trí 1 tuyến đi bộ có mái che liên kết tất cả chức năng của khu.
  • Ý tưởng tuyến xe đạp hay các phương tiện chức năng tương tự
  • Hệ thống giao thông Tàu điện tự hành siêu nhẹ trên cao-GoCarlina gợi ý một giải pháp thay thế mang tính đổi mới, linh hoạt và dễ tiếp cận.

7. Suy nghĩ lại về Quận trung tâm thương mại CBD

Đây là cơ hội để tạo ra thành phố gần gũi hơn, bán kính đi bộ thoải mái, có thể tiếp cận được và một môi trường được sử dụng với nhiều tính đa dạng khiến các thành phố kết nối với nhau và tăng khả năng cạnh tranh .

Đánh giá quy mô quốc tế, vùng và tỉnh của Đô thị Đại học Hạ Long

Mục tiêu của các mô hình đô thị đại học trên thế giới thường tập trung ở ba điểm: (1) Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự phát triển của đất nước; (2) Thu hút sinh viên quốc tế tạo nguồn doanh thu từ nguồn xuất khẩu giáo dục tại chỗ; (3) thu hút nhân tài từ các quốc gia khác cho các trường ĐH, viện nghiên cứu, và nền kinh tế tri thức.

Nếu coi toàn bộ khu vực là một CBD và khả năng tiếp cận giao thông dễ dàng như đi bộ, trí thức và nhân lực chất lượng cao sẽ dễ dàng tiếp cận từng thị trường, kích hoạt và thúc đẩy kể cả một vị trí chưa thực sự thuận lợi phát triển sau như Uông Bí. Mấu chốt là việc huy động được nguồn tài sản tri thức trong “khu vực CBD”.

“CBD” Cite U

Với quy mô như khuôn viên trường Đại học Hạ Long thì CBD là điều không tưởng, tuy nhiên nếu xét ở góc độ tập trung và dễ tiếp cận bằng đi bộ, xe đạp hay Go-Carlina trong không quá 3 phút thì không gian trục xanh Bắc Nam nối với khu văn phòng thương mại có thể gọi theo hướng đó. Việc bắt đầu bằng giao thông mềm khép kín trong khu với cảnh quan hạ tầng xanh sẽ làm tiền đề cho Đô thị phía Đông TP Uông Bí phát triển mở rộng và trở thành một CBD giáo dục.

Công ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Miễn phí thiết kế kết cấu sàn – Đồng hành cùng chủ đầu tư mùa Covid

Dù bạn là một khách hàng cá nhân mong muốn tân trang lại ngôi nhà của mình hay là một doanh nghiệp cần xây dựng một công trình lớn thì chắc chắn bạn đều cần quan tâm đến vấn đề là vật liệu xây dựng có chất lượng tốt, đem lại hiệu quả cao nhưng vẫn giúp bạn tiết kiệm được nguồn ngân sách và tìm được đơn vị thiết kế và cung cấp các giải pháp vật liệu uy tín và chuyên nghiệp.

Vậy, bạn không nên bỏ lỡ những thông tin sau đây về giải pháp sàn phẳng UBOT và chương trình thiết kế kết cấu sàn miễn phí, đồng hành cùng các nhà đầu tư và khách hàng của Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (LPC).

LPC-thiet-ke-ket-cau
Miễn phí thiết kế kết cấu sàn – đồng hành cùng chủ đầu tư mùa covid

1. Giới thiệu về giải pháp sàn phẳng UBOT

Để có thể thiết kế kết cấu sàn chắc chắn, bền đẹp và có mức chi phí hợp lý thì không thể nào bỏ qua được giải pháp sàn phẳng UBOT đang được nhiều chuyên gia về xây dựng tin tưởng và ứng dụng vào nhiều công trình lớn.

Sàn phẳng UBOT là gì?

Sàn phẳng UBOT là giải pháp sử dụng Hộp UBOT để tạo nên sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn. Là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene, UBOT được sử dụng trong kết cấu móng bè và sàn. Hộp UBOT có cấu tạo đặc biệt gồm 4 chân trụ và 1 chân giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới.

Vào năm 2012, tập đoàn Daliform Group đến từ Ý đã chuyển giao công nghệ sản xuất hộp UBOT cho LPC. Từ đó đến nay, LPC không ngừng cải tiến, phát triển và hoàn thiện tốt nhất giải pháp này. Đồng thời, với giải pháp sàn phẳng UBOT, hàng trăm công trình dự án quy mô lớn nhỏ trong và ngoài nước đã được triển khai.

Những cải tiến của hộp UBOT trong trong thiết kế kết cấu sàn

Những cải tiến về cấu tạo của hộp UBOT

Trong nhiều năm, đội ngũ nghiên cứu của LPC không ngừng cải tiến giải pháp sàn phẳng UBOT nhằm giải quyết những nỗi lo, những vấn đề trong quá trình thi công. Trước hết, LPC đã cho thay đổi vị trí gân hộp thành so le nhau nhằm tạo thành con kê cho thép. Như vậy,  thép rải sàn luôn luôn được nằm trên con kê góp phần cho quá trình thi công được dễ dàng hơn.

Sàn phẳng không dầm UBOT với nhiều cải tiến vượt trội

Thêm vào đó, thay vì sử dụng hộp UBOT nguyên bản 4 chân ở 4 góc, LPC đã cải tiến thành hộp UBOT 5 chân. Quá trình thi công với cốp pha kiểu cũ sẽ gặp nhiều bất lợi như khó kiểm soát được bê tông lớp dưới và có hiện tượng đẩy nổi.

Nguyên nhân chủ yếu do khi bê tông tràn xuống lớp dưới hộp sẽ khiến phần không khí trong hộp nén lại và đẩy nổi hộp lên. Chân côn thứ 5 ở giữa là cải tiến giúp kiểm soát đáng kể hiện tượng đẩy nổi trong thi công và chất lượng bê tông lớp dưới. Từ đó đã khắc phục triệt để hiện tượng nứt, rỗ sàn và giúp người kỹ sư kiểm soát tốt vấn đề đẩy nổi.

Cùng với đó là cải tiến bổ sung nắp dưới dạng bản được đục lỗ. Phần đổi mới này sẽ giúp ngăn các cốt liệu thô hay bê tông tràn vào trong hộp. Từ đó, ta có thể kiểm soát tốt phần rỗng trong sàn, không còn gặp hiện tượng bê tông bị hao hụt do tràn vào hộp hay sàn bị tăng trọng lượng.

Đặc biệt hộp UBOT còn được trang bị con kê đặt ở 4 góc, phục vụ cho các dự án vượt nhịp lớn, tải trọng lớn cần sàn dày và sử dụng hộp đôi. Những con kê này cũng được tăng chiều cao từ 8mm lên 12mm để đảm bảo lớp bảo vệ của thép so với mặt hộp UBOT.

Những cải tiến về thi công của hộp UBOT trong thiết kế kết cấu sàn

Không còn chỉ sử dụng thép lưới hàn như nguyên bản ở Châu Âu, LPC đã sử dụng thép cây có gờ có sẵn ở Việt Nam giúp tăng sự bám dính. Ngoài ra, các đơn vị thi công của LPC còn sử dụng thép gia cường rải đều làm tăng khả năng chống nứt cho sàn trong quá trình sử dụng. Các vị trí lỗ mở, biên sàn, các vị trí tải trọng tập trung cũng được gia cường tốt hơn.

Đồng thời, các vấn đề về cốt liệu, cấp phối, kiểm soát độ sụt, chất lượng bê tông trong quá trình thi công cũng được giải quyết. Thêm vào đó, LPC cũng đưa ra các tiêu chuẩn cơ sở, yêu cầu về bảo dưỡng, cốp pha, giáo chống để công trình được bền vững lâu hơn. Nhờ vào đội ngũ chuyên gia thiết kết cấu sàn, xây dựng thi công dày dặn kinh nghiệm nên LPC có thể triển khai tốt các biện pháp, cách thức chống đẩy nổi hộp khi thi công.

Sàn phẳng UBOT đem đến những lợi ích gì?

Những ưu điểm của sàn phẳng UBOT về mặt kỹ thuật

Trong thiết kế kết cấu sàn, nhờ khả năng vượt nhịp đến 20m, sàn UBOT đã góp phần tạo nên không gian thoáng rộng cho công trình. Công trình cũng trở nên thẩm mỹ hơn khi cấu tạo sàn phẳng không có dầm và mũ cột chắn ngang, đồng thời các đường ống kỹ thuật dưới sàn cũng dễ dàng được lắp đặt hơn. Chẳng những thế, dù nằm trong cùng khoảng tải trọng và nhịp tương đương nhau nhưng sàn UBOT có ưu thể mỏng hơn hệ dầm sàn kiểu cũ.

Khi sử dụng sàn phẳng UBOT thì với cùng chiều cao cho phép, công trình có khả năng tăng thêm tầng sử dụng do giảm chiều dày của hệ dầm sàn. Chiều dày sàn và cấu tạo các lỗ rỗng ở giữa cũng giúp cách âm, cách nhiệt tốt hơn.

Hộp UBOT – nhân vật chính trong các thiết kế kết cấu sàn chất lượng tốt của LPC

Hơn thế nữa, tỷ lệ chênh lệch trọng lượng giữa sàn UBOT và sàn truyền thống là khoảng 10 đến 30%. Điều này đồng nghĩa với việc khi dùng sàn phẳng UBOT sẽ giảm được nhiều áp lực chịu nặng cho phần móng. Khi xảy ra các sự cố như động đất, dư chấn thì các công trình có sử dụng thiết kế kết cấu sàn UBOT sẽ cho thấy rõ hiệu quả giảm tải trọng tham gia dao động, giảm tỉ lệ đổ sập toàn nhà. Bên cạnh đó, do không sử dụng hệ dầm nối giữa các cột và giảm tải trọng sàn xuống cột nên có thể giảm số lượng và tiết diện cột.

Ý nghĩa hơn là UBOT nhận chứng nhận chất lượng cho thành phần là nhựa tái chế an toàn khi sử dụng. Quá trình thi công sàn phẳng UBOT cũng sử dụng rất ít giàn giáo, cốp pha. Vì thế, xây dựng các công trình với thiết kế kết cấu sàn UBOT cũng là góp phần bảo vệ môi trường.

Các đơn vị thi công có thể rút ngắn thời gian xây dựng khi sử dụng hộp UBOT làm sàn vì sàn phẳng nên việc thi công cơ điện dễ dàng và nhanh hơn. Nếu xem xét kỹ, sàn phẳng vượt nhịp UBOT còn góp phần làm giảm toàn bộ phần cút, chếch của hệ thống kỹ thuật.

Những lợi ích kinh tế mà sản phẳng UBOT mang lại trong thiết kế kết cấu sàn

Khi sử dụng sàn phẳng UBOT, chi phí xây dựng sàn sẽ chỉ từ 5,5 triệu đồng/ m2. Đồng thời bạn sẽ tiết kiệm 10-30% chi phí bê tông, cốt thép, cốp pha cùng các loại chi phí nhân công, chi phí cho hệ thống kỹ thuật, điện nước. Như vật, tổng chi phí cho công trình có thể giảm xuống đến khoảng 15%. Diện tích sử dụng cũng được nâng lên tối đa nhờ việc tăng chiều cao thông thủy, tăng số lượng tầng và giảm chiều cao một tầng.

Các công trình sử dụng sàn phẳng UBOT đem lại hiệu quả kinh tế cao

Hộp UBOT có khối lượng nhẹ hơn nhiều so với các vật liệu sàn truyền thống lại còn có thể xếp chồng lên nhau khi vận chuyển nên các khoản phí vận chuyển vật liệu, phí thuê nhân công bốc vác hay phí thuê kho lưu trữ cũng giảm xuống đáng kể. Đặc biệt bề mặt sàn phẳng UBOT có thể không cần trang bị thêm trần giả nên chi phí thi công trần giả cũng có thể được cắt giảm.

2. Chương trình thiết kế kết cấu sàn miễn phí – LPC đồng hành cùng Chủ đầu tư và khách hàng

Tin vui cho các nhà đầu tư và khách hàng đang tìm kiếm đơn vị thiết kế kết cấu sàn, cung cấp vật liệu xây dựng là LPC đang có chương trình hỗ trợ rất hấp dẫn. Với mong muốn đồng hành cùng chủ đầu tư và khách hàng trong và sau thời gian dịch Covid diễn ra cũng như góp phần giúp ngành xây dựng mau chóng phát triển mạnh trở lại, LPC triển khai miễn phí chi phí thiết kế và thi công 59m² sàn cho công trình sử dụng 200m² sàn UBOT trở lên trên toàn quốc.

Chương trình đồng hành hỗ trợ nhà đầu tư và khách hàng cực hấp dẫn của LPC

3. Thông tin liên hệ hợp tác với LPC về miễn phí thiết kế kết cấu sàn

Là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam tiên phong trong việc chuyển giao giải pháp sàn phẳng không dầm từ Tập đoàn Daliform của Ý, LPC có cơ hội thực hiện các Dự án tại Pháp cùng với Vinci, Bouygues, Technip. Ngoài ra, tại Việt Nam, các đơn vị uy tín như Thành Công Group, Capital House, Udic, Hòa Bình, Vidifi – Đình Vũ cũng là các đối tác của LPC.

Với 10 năm kinh nghiệm, LPC đã xuất sắc để lại dấu ấn rõ nét với khoảng hơn 700 dự án được ứng dụng giải pháp sàn phẳng Ubot trong thiết kế kết cấu với nhiều loại công trình như: nhà xưởng, trung tâm thương mại; bãi để xe; công trình dân dụng, trường học và đa dạng các loại hình công trình khác. Đội ngũ kỹ sư của LPC đã có kinh nghiệm thực tế phong phú với nhiều công trình tại Châu Âu và Việt Nam. Vì thế, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm liên hệ với LPC để được tư vấn chi tiết và nhanh chóng sở hữu công trình mình mong muốn.

Công ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Top 3 xu hướng kiến trúc cải tạo nhà đẹp và ấn tượng

Mỗi chúng ta luôn muốn đem đến những điều tốt đẹp nhất cho bản thân và gia đình của mình. Chính vì thế, ngôi nhà đồng hành cùng tổ ấm của bạn sau nhiều năm tháng khi trở nên cũ, chật hẹp hay xuất hiện những dấu hiệu xuống cấp thì điều bạn mong muốn là cải tạo nó. Nếu bạn muốn chọn lựa được kiến trúc cải tạo phù hợp với ngôi nhà của mình nhất, hãy cùng khám phá những xu hướng kiến trúc cải tạo nhà được ưa chuộng nhất sau đây.

1. Kiến trúc cải tạo nhà hình khối

Kiến trúc cải tạo nhà hình khối xuất hiện trong rất nhiều các cuốn tạp chí về nhà đẹp và trở nên được yêu thích rất nhiều. Phong cách thiết kế kiến trúc này mang đậm chất hiện đại và không kém phần tinh tế.

Kiểu kiến trúc cải tạo nhà hình khối sử dụng nhiều các hình khối, mảng miếng, đường nét rõ ràng. Những chi tiết sẽ được kết nối, sắp xếp với nhau để tạo nên một thể thống nhất hài hòa. Ở phong cách kiến trúc này, người ta cảm nhận được vẻ đẹp chắc chắn, khỏe khoắn từ những chi tiết trang trí được đổi mới, tận dụng các khoảng khối kiến trúc đưa ra, thụt vào độc đáo.

Kiến trúc cải tạo nhà hình khối ấn tượng

Khi bạn bước vào một ngôi nhà có kiến trúc cải tạo kiểu hình khối, bạn sẽ thấy được không gian rất rộng mở, được tận dụng hiệu quả, không có nhiều sự phân chia, tách biệt mà cả ngôi nhà có sự liên kết tuyệt vời. Nhờ vậy, ngôi nhà có thể tận dụng được các yếu tố về ánh sáng và gió từ tự nhiên giúp ngôi nhà thông thoáng và tươi sáng hơn.

2. Kiến trúc cải tạo nhà hướng xanh

Kiến trúc cải tạo nhà hướng xanh hay xanh hóa được xem là một xu hướng có mặt ở khắp mọi nơi. Đặc biệt ở các khu vực đô thị đông đúc, tốc độ đô thị hóa nhanh chóng mặt dẫn đến hệ lụy mất cân bằng giữa tỷ lệ diện tích thảm xanh với các tòa nhà, công trình. Từ đó, con người sẽ phải chịu một số vấn đề về ô nhiễm không khí,ô nhiễm tiếng ồn, căng thẳng tinh thần.

Kiến trúc cải tạo không gian xanh đến như một giải pháp cho những vấn đề trên. Với phong cách này, trong chính ngôi nhà của mình, gia chủ có thể tận hưởng một không gian xanh mát, trong lành. Ngôi nhà được cải tạo hướng xanh sẽ mang đến cảm giác gần gũi với thiên nhiên, thoải mái thư giãn đồng thời cũng mang những nét phá cách độc đáo. Ngôi nhà thân yêu của bạn giờ đây không còn nhàm chán, đơn điệu mà trông vô cùng sinh động.

Kiến trúc cải tạo nhà hướng xanh độc đáo

Nhiều gia đình cũng chọn không gian sống xanh cũng vì mục đích nâng cao sức khỏe tâm lý và sức khỏe thể chất. Mỗi ngày khi được tận hưởng những khoảnh khắc thả lỏng giữa những giàn hoa, vườn cây thì bao căng thẳng, mệt mỏi sẽ được xoa dịu. Cây cối cũng góp phần tạo nên một bộ lọc không khí tự nhiên, giúp bạn được hít thở không khí trong lành hơn.

3. Kiến trúc cải tạo nhà phong cách Pháp

Tuy đã có mặt ở Việt Nam trong suốt thời gian dài nhưng kiến trúc cải tạo nhà theo phong cách Pháp vẫn chưa mất đi vị thế của mình. Nó mang đến cảm giác sang trọng, cổ điển đặc biệt, khiến bạn có cảm giác như được đến những cung điện hoàng gia phương Tây.

Phong cách kiến trúc cải tạo nhà kiểu Pháp tạo ấn tượng sâu sắc thông qua những chi tiết tinh tế từ màu sắc, đường nét đến chất liệu. Những chi tiết này được kiến trúc sư khéo kết hợp để tạo nên một chỉnh thể ngôi nhà cân bằng bữa hiện đại và cổ điển, hài hóa giữa nét truyền thống trong văn hóa Việt với nét đặc trưng của kiến trúc Pháp.

Nhìn từ ngoài vào, chúng ta có thể cảm nhận một không khí đậm chất Tây phương của những ngôi nhà có kiến trúc cải tạo phong cách Pháp. Cấu trúc nhà cùng phần mái vòm, lan can đều được kế thừa những dấu ấn của nghệ thuật điêu khắc châu Âu như hoa văn, hình dáng. Tất cả đều được chau chuốt tỉ mỉ như cách mà Auguste Rodin chạm khắc những chi tiết mang suy tư của ông trên bức tượng “The Thinker”.

Kiến trúc cải tạo nhà phong cách Pháp sang trọng, tinh tế

Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (LPC) được biết đến là đơn vị có kinh nghiệm dày dặn về các dự án kiến trúc cải tạo nhà. Các khách hàng đến với LPC đều rất tin tưởng đội ngũ kiến trúc sư, chuyên gia thi công có trình độ chuyên môn cao. Bạn chỉ cần ước mơ về ngôi nhà tuyệt vời, LPC sẽ giúp bạn hiện thực hóa ước mơ đó. Hãy liên hệ với LPC ngay để được tư vấn chi tiết.

——Công ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Vật liệu xây dựng công nghệ mới và ứng dụng trong thi công các công trình

Trong nhiều năm qua, khoa học công nghệ không ngừng phát triển, kéo theo sự cải tiến rõ rệt trong nhiều lĩnh vực. Và sản xuất vật liệu xây dựng cũng không nằm ngoài xu thế tích cực này. Hàng loạt các loại vật liệu xây dựng công nghệ mới đã được ra mắt trên thị trường và nhanh chóng được ứng dụng vào việc thi công các công trình. Để hiểu rõ hơn về ưu và nhược điểm của các loại vật liệu xây dựng mới cũng như tính ứng dụng của chúng, bạn hãy đọc ngay bài viết sau đây nhé!

Ưu điểm của việc sử dụng vật liệu xây dựng công nghệ mới

Vật liệu xây dựng công nghệ mới ra đời đã đem lại nhiều sự thay đổi rõ rệt cho ngành xây dựng ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới. Hãy xem loại vật liệu này có những ưu điểm nổi bật nào.

Tận dụng được nhiều loại nguyên liệu tái chế

Vật liệu xây dựng công nghệ mới không chỉ được sản xuất theo những cách thức mới và hiện đại hơn mà các nhà khoa học còn nhờ vào công nghệ tân tiến đó để tái chế nhiều loại nguyên liệu. Chẳng hạn như bã cây gai dầu đã được nghiên cứu và sử dụng để đúc thành các khối bê tông với chất lượng không hề thua kém bê tông truyền thống.

Sử dụng tro bay trong sản xuất xi măng

Bên cạnh đó, nhóm chuyên gia tại Đại học Rice đã sử dụng phương pháp Taguchi để tìm ra cách sử dụng các loại phế liệu như tro bay. tro núi lửa hay xỉ hạt lò cao để thay thế cho clinker nhằm sản xuất ra các tấm bê tông thay thế cho bê tông thông thường. Cùng với đó, qua nghiên cứu nhiều năm thì người ta cũng tìm được cách biến phế liệu polyethylene thành loại xi măng nhựa có độ bền và tính chịu lực cao, ứng dụng được trong các công trình xây dựng thay cho xi măng cũ.

Tiết kiệm nhiều chi phí

Từ việc sử dụng công nghệ mới để làm ra vật liệu xây dựng, người ta đã có thể tiết kiệm được rất nhiều chi phí. Lý do đầu tiên là vì công nghệ mới sẽ giúp nhà sản xuất tìm ra được nhiều loại nguyên liệu mới với giá thành rẻ hơn so với nguyên liệu cũ. Tiếp đến phương pháp với công nghệ mới còn giúp cho các nhà máy sản xuất giảm được chi phí về chất đốt.

Gạch không nung được sản xuất với công nghệ mới

Ví dụ như khi sản xuất vật liệu xây dựng không nung như gạch bê tông khí chưng áp (AAC); gạch bê tông bọt, khí; tấm tường ACOTEC;… thì sẽ tiết kiệm được than, dầu và khí đốt, nhất là trong thời điểm giá của các chất đốt tăng cao. Hay nhờ có các công nghệ tân tiến cùng dây chuyền sản xuất hiện đại, lượng nhân công cũng sẽ không cần đông như trước, từ đó giảm được tổng chi phí sản xuất.

Giảm thiểu được thời gian

Công nghệ mới không chỉ giúp giảm bớt chi phí thường thấy khi sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng mà còn giảm được một loại chi phí vô hình nhưng quý giá đó là thời gian. Nổi bật cho việc giảm thiểu thời gian trong xây dựng chính là công nghệ in 3D. Đã có nhiều thử nghiệm cho thấy khi sử dụng máy in 3D để xây dựng các công trình lớn hay nhà ở thì người ta hoàn toàn có thể rút ngắn thời gian thi cồng xuống tới 3 đến 5 lần.

Thậm chí có những ngôi nhà cấp 4 cho hai người ở với thiết kế đơn giản đã được máy in 3D cỡ lớn xây dựng chỉ trong vòng năm ngày.

Ngôi nhà được xây dựng bằng phương pháp in 3D hoàn thành sau năm ngày

Một trong những vấn đề gây ra tình trạng kéo dài thời gian thi công, làm chậm tiến độ là vì sự thiếu nguồn cung vật liệu xây dựng do không thể thống nhất với bên cung cấp về giá cả hay do cầu vượt cung. Tuy nhiên nhờ co vật liệu xây dựng công nghệ mới mà những tình huống trên sẽ được khắc phục khi mà bên cạnh những vật liệu truyền thống đã có thêm vật liệu mới được sản xuất nhanh chóng, tiện dụng và dễ dàng vận chuyển hơn.

Khắc phục được những vấn đề của vật liệu truyền thống

Những vật liệu truyền thống sau một thời gian dài sử dụng, người ta đã nhận ra được nhiều vấn đề hạn chế. Song thông qua nghiên cứu thì vật liệu xây dựng công nghệ mới đã khắc phục nhiều vấn đề trong số đó. Chẳng hạn các nhà khoa học thuộc công ty AquiPor đã phát minh ra loại gạch lát với công nghệ thoát nước vượt trội giúp hạn chế tình trạng ngập lụt đô thị.

Những vật liệu xây dựng công nghệ mới với khả năng chống cháy cao hơn vật liệu cũ

Một trong những loại vật liệu xây dựng đang được chú ý, đặc biệt là ở những nước hay có động đất như Nhật Bản chính là loại bê tông có lớp nhiệt dẻo bên trong giúp ứng phó được với các chấn động. Hay công ty LPC cũng phát triển loại bê tông cốt sợi thủy tinh giúp tạo nên những bề mặt hay công trình có cấu trúc đặc biệt một cách linh hoạt hơn. Các vật liệu chống cháy, cách nhiệt cũng là những gương mặt tiêu biểu trong thế hệ vật liệu xây dựng công nghệ mới. 

Nhược điểm của việc sử dụng vật liệu xây dựng công nghệ mới

Bên cạnh những ưu điểm nổi trội thì khi sử dụng vật liệu xây dựng công nghệ mới cũng vẫn cho thấy một số nhược điểm nhất định.

Nguồn cung vật liệu còn hạn chế

Chính bởi những vật liệu xây dựng công nghệ mới còn chưa phổ biến rộng rãi nên số lượng nhà máy sản xuất vẫn chưa đủ đáp ứng nhu cầu thực tế. Hơn thế nữa, để có thể sản xuất được hàng loạt các vật liệu mới thì cần có máy móc hiện đại theo kịp quá trình sản xuất tâm tiến. Những loại máy này đa số phải nhập khẩu từ nước ngoài nên sẽ cần một vài năm nữa thì nguồn cung vật liệu xây dựng công nghệ mới mới trở nên đầy đủ hơn.

Kinh nghiệm xử lý các tình huống với vật liệu mới còn ít

Vì tính chất mới và lạ nên khi một số tình huống không lường trước xảy ra trong quá trình thi công công trình có sử dụng vật liệu mới thì các nhân công, kỹ sư sẽ còn bỡ ngỡ. Kinh nghiệm cần tích lũy qua thời gian nên nếu có càng nhiều công trình ứng dụng vật liệu xây dựng mới được khởi công thì tình huống chubất ngờ sẽ giảm xuống.

Công trình xây dựng đang được tiến hành thi công

Gặp nhiều trở ngại trong việc thuyết phục khách hàng sử dựng

Những sản phẩm tiên phong, mới lạ luôn gặp phải trở ngại quen thuộc là cần thời gian để kiểm nghiệm và chấp nhận. Vật liệu xây dựng công nghệ mới cũng không nằm ngoài tình huống này. Sở dĩ khách hàng còn ngần ngại vì họ đã vốn quen vs những công trình cũ, nay khi phải dùng cái gì mới thì học sẽ phải suy nghĩ về chi phí đánh đổi. Nhưng chắc chắn sau khi chứng kiến nhiều công trình kiến trúc độc đáo từ vậy liệu mới thì khách hàng cũng sẽ yên tâm sử dụng.

Ứng dụng của vật liệu xây dựng công nghệ mới

Không chỉ tạo nên một xu hướng xây dựng mới cho thời đại mà các loại vật liệu xây dựng công nghệ mới cũng mang tính ứng dụng rất cao, đã được đưa vào quá trình thi công của nhiều công trình.

Góp phần bảo vệ môi trường

Ứng dụng rõ nét nhất của vật liệu xây dựng công nghệ mới chính là góp phần bảo vệ môi trường. Trong quá trình tạo ra các vật liệu xây dựng xanh để tối ưu các lợi ích trong xây dựng thì đồng thời các nhà khoa học cũng đang góp phần tìm ra hướng đi cho vấn đề môi trường. Chẳng hạn như hộp UBOT, hộp định hình tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene do công ty LPC sản xuất không chỉ giúp cho doanh nghiệp này tạo nên hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần tái chế loại chất thải cứng đầu là nhựa.

Hộp UBOT được ứng dụng vào thi công công trình

Tạo nên những công trình mới bền đẹp hơn

Những công trình bền đẹp nhờ vật liệu xây dựng công nghệ mới đã được thi công rộng khắp trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, nhiều tòa nhà với kiến trúc độc đáo đã được xây dựng nên từ Bê tông Cốt sợi thủy tinh. Loại vật liệu này có độ bền cao, kiểu dáng đẹp, lại dễ dàng tạo hình, từ đó giúp cho các sân vườn, tòa nhà, cảnh quan đô thị thêm phần bền chắc và đẹp mắt.

Công trình được xây dựng với Bê tông Cốt sợi thủy tinh

Rút ngắn thời gian thi công

Thời gian là vàng là bạc, vậy nên việc rút ngắn thời gian thi công là một tính ứng dụng được đánh giá cao của vật liệu xây dựng mới. Hiện nay đã có các loại khung bê tông cốt thép có thể lắp ghép được sản xuất từ công nghệ đúc sẵn tiên tiến. Nhờ vậy đơn vị thi công có thể lắp ghép ngay tại hiện trường xây dựng giúp giảm đáng kể thời gian thi công.

LPC là một đơn vị đi đầu trong việc sản xuất và ứng dụng các loại vật liệu xây dựng công nghệ mới vào thi công các công trình. Từ đó hướng đến tạo nên những công trình có chất lượng tốt, bền vững và có giá trị lâu dài. LPC hứa hẹn giúp các khách hàng được tận hưởng những không gian sống, làm việc và vui chơi tân tiến, hiện đại nhất. Hãy liên hệ ngay với LPC để hiện thực hóa mong muốn của bạn.

Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KIẾN TRÚC VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN 2050

Tiếp tục xây dựng phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc, đáp ứng kịp thời yêu cầu phát triển văn hóa trở thành nền tảng tinh thần trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước gắn với bảo vệ vững chắc Tổ quốc.

dinh-huong-kien-truc-viet-nam
Ảnh minh hoạ

Đó là nội dung trong Định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Phó Thủ tướng Lê Văn Thành phê duyệt tại Quyết định 1246/QĐ-TTg ngày 19/7/2021.

Định hướng Kiến trúc Việt Nam đó cụ thể là gì?

Mục tiêu cụ thể là hoàn thiện thể chế, quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kiến trúc; đến năm 2025 hoàn thành việc xây dựng, ban hành hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn quốc gia về kiến trúc; đến năm 2025, các đô thị hoàn thành xây dựng quy chế quản lý kiến trúc; phấn đấu đến năm 2030 cơ bản hoàn thành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn.

Bảo tồn, kế thừa và phát huy các giá trị kiến trúc truyền thống; phấn đấu đến năm 2025, các địa phương hoàn thành việc xây dựng danh mục công trình kiến trúc có giá trị; thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực kiến trúc, đến năm 2030 hoàn thành hệ thống cơ sở dữ liệu kiến trúc quốc gia; số hóa các công trình kiến trúc có giá trị;

Các công trình kiến trúc bảo đảm tiêu chí về bảo vệ môi trường, cân bằng sinh thái; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đất đai, tiết kiệm năng lượng; có giải pháp phòng chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Về định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam, đối với khu vực đô thị, phát triển kiến trúc đối với mỗi đô thị phải bảo đảm giữ được bản sắc, hài hòa với điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, trình độ khoa học, kỹ thuật; bảo đảm tính thống nhất trong việc quản lý từ không gian tổng thể đến không gian cụ thể của công trình kiến trúc; bảo đảm kết hợp hài hoà giữa quá khứ với hiện tại; có dự báo hợp lý trong tương lai, phòng chống thiên tai, dịch bệnh và biến đổi khí hậu.

dinh-huong-phat-trien-kien-truc-viet-nam

Đối với khu vực nông thôn, phát triển kiến trúc tại nông thôn cần đề cao sự tham gia của cộng đồng; chú trọng bảo vệ di sản kiến trúc, thiên nhiên; bổ sung những chức năng còn thiếu, kết hợp hiện đại hóa kết cấu hạ tầng; bảo tồn, phát huy các giá trị văn hoá truyền thống, phong tục, tập quán riêng biệt của mỗi địa phương; phù hợp với đặc điểm thiên nhiên, con người, kế thừa kinh nghiệm xây dựng, phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu;

Bên cạnh đó, khuyến khích phát triển các công trình kiến trúc có tính kế thừa kiến trúc truyền thống, phù hợp với khung cảnh thiên nhiên và điều kiện khí hậu của từng địa phương.

Trên nền tảng bảo tồn các di sản kiến trúc cùng các giá trị cốt lõi tạo lập nên bản sắc văn hóa dân tộc trong kiến trúc truyền thống Việt Nam. Sự kết nối hữu cơ giữa các di sản với tổng thể kiến trúc của một khu vực trong đô thị, nông thôn cần được bảo đảm xuyên suốt trong quá trình phát triển kiến trúc.

Bản sắc văn hóa trong kiến trúc phải được bảo tồn, phát huy phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, đặc điểm vùng miền; phản ánh mối quan hệ với nền kiến trúc hiện đại, ứng dụng những tiến bộ về công nghệ kỹ thuật; gắn kết khả năng công nghệ, vật liệu, kinh tế của từng địa phương.

Phát huy hiệu quả vai trò của cộng đồng trong việc tham gia vào quá trình phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; góp phần tạo lập, hoàn thiện môi trường cư trú tiện nghi và bền vững.

Nâng tầm, đổi mới công tác truyền thông, giáo dục phổ cập nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng về ý nghĩa thực tiễn, tầm quan trọng của Định hướng và mục tiêu phát triển kiến trúc Việt Nam hiện đại, bền vững, giàu bản sắc văn hóa dân tộc.

Chủ động, đẩy mạnh hội nhập quốc tế và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực kiến trúc; tổ chức các hoạt động giao lưu, mở rộng, phát huy các mối quan hệ hợp tác, liên kết nhằm tăng cường xúc tiến, quảng bá, giới thiệu về kiến trúc Việt Nam; thu hút đầu tư, xây dựng và nâng cao vị thế công nghiệp văn hóa Việt Nam trong lĩnh vực kiến trúc trên trường quốc tế.

Quyết định cũng nêu cụ thể các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện định hướng phát triển kiến trúc Việt Nam đền năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như: Xây dựng pháp luật, cơ chế chính sách; bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa dân tộc; lý luận, phê bình kiến trúc; đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;…

Nguồn: Tạp chí Kiến trúc

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

UBOT VÀ DỰ ÁN TRƯỜNG THCS VÀ THPT NGUYỄN BỈNH KHIÊM

Trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tây Hồ thuộc Khu đô thị Nam Thăng Long, Phú Thương, Tây Hồ là quần thể công trình hiện đại, tiện nghi, kiến tạo một hệ sinh thái thông minh. Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tây Hồ được đánh giá là trường học với đẳng cấp Quốc tế tại Việt Nam trong tương lai.

Dự án nằm ở lô đất TH02 – Khu đô thị Nam Thăng Long với ý tưởng thiết kế công trình tập trung vào giải quyết tốt về hiệu năng sử dụng và tính liên kết của các không gian chức năng; Xây dựng không gian sống bao gồm các chỉ tiêu về không gian, năng lượng, vật liệu xây dụng và môi trường sống; Phong cách thiết kế hiện đại và có khả năng nâng cấp, mở rộng theo yêu cầu.

Quy mô dự án:  1.4 ha; 6 tầng nổi; 120 phòng học

Dự án đầu tư xây dựng Trường Nguyễn Bỉnh Khiêm – Tây Hồ được thực hiện với mục tiêu cụ thể: Xây dựng Trường học hạnh phúc của người Việt Nam. Gắn kết hài hòa giữa giáo dục và cộng đồng, giữa hiện đại và bản sắc văn hóa Việt Nam. Thể hiện sựu đan xen trường học trong kiến trúc đôt hị. Hệ thống các khu vực chức năng, cảnh quan và tiện ích của trường học gắn kết thân thiện giữa học sinh, gia đình và nhà trường.

  • Trường học chuyên biệt
  • Trung tâm thể thao
  • Canteen
  • Môi trường thân thiện

Ubot – Giải pháp vật liệu xây dựng hiện đại tại công trình

Là một công trình xây dựng được đánh giá với đẳng cấp Quốc tế, Dự án trường THCS và THPT Nguyễn Bỉnh Khiêm chú trọng nhiều việc tổng thể kiến trúc và lựa chọn vật liệu thi công phù hợp với công năng và tinh thần hiện đại của Dự án

Giải pháp sàn phẳng Ubot tiếp tục được đồng hành với Chủ đầu tư Dự án với bước nhịp lên tới 11m, với ưu điểm giảm đi số lượng cột trong công trình giúp kiến trúc thông thoáng và tối ưu hiệu quả kết cấu.

Thông tin về giải pháp: https://lpc.vn/giai-phap-cong-nghe/san-phang-ubot/

Hình ảnh thi công công trình:

——Công ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

KIẾN TRÚC CẢNH QUAN – XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NỔI BẬT

Kiến trúc cảnh quan là một thuật ngữ mà chúng ta được nghe nhắc đến khá nhiều trong thời gian vừa qua, nó đã trở thành một xu hướng phát triển mới trên thế giới cũng như tại Việt Nam về ngành kiến trúc. Vậy kiến trúc cảnh quan là gì và xu hướng phát triển ngành này như thế nào trong tương lai, có vai trò gì đối với ngành kiến trúc nói chung.

Hiện nay ngoài dự án nhà ở thì các chủ đầu tư còn rất qaun tâm đến kiến trúc cảnh quan xung quanh. Việc này giúp tạo nên một môi trường sống có mỹ quan đẹp và gần gũi với thiên nhiên hơn. Hãy cùng LPC tham khảo bài viết này để có được những thông tin bổ ích này nhé

Định nghĩa về kiến trúc cảnh quan là gì

kien-truc-canh-quan

Theo Wikipedia, Kiến trúc cảnh quan là nghệ thuật, lập kế hoạch phát triển, thiết kế, quản lý, bảo tồn và phục chế lại cảnh quan của khu vực và địa điểm xây dựng của cong người. Phạm vi hoạt động của kiến trúc cảnh quan liên quan đến thiết kế kiến trúc, thiết kế tổng mặt bằng, phát triển bất động sản. Bên cạnh đó là bảo tồn và phục chế môi trường, quy hoạch đô thị, thiết kế đô thị, thiết kế các công việc và các khu vực nghỉ ngơi giải trí và bảo tồn di sản. Người hoạt động trong lĩnh vực kiến trúc cảnh quan được gọi là kiến trúc sư cảnh quan.

Nếu cảnh quan là bức tranh tái hiện lại quan cảnh thiên nhiên, địa hình thì kiến trúc cảnh quan là sắp đặt và mô phỏng phongc cảnh. Kiến trúc sư cảnh quan sẽ phải tạo ra một khung cảnh mỹ lệ trên một vùng đất nhất định. Và đương nhiên phần tự nhiên là phần không thể thiếu

Việc thiết lập và cải tạo môi trường vật, tổ chức nghệ thuật kiến trúc là mang lại sự hài hòa Thiên nhiên – Con người – Kiến trúc.

Tầm quan trọng của kiến trúc cảnh quan

Vai trò của kiến trúc cảnh quan trong thời điểm hiện nay khá quan trọng với tất cả các công trình. Nó góp phần làm mềm sự xuất heienj của các công trình kiến trúc hiện đại. Đồng thời tạo nên một cảnh quan xanh để góp phần cải thiện môi trường sống của con người

Tầm quan trọng của kiến trúc cảnh quan mang lại những ý nghĩa không nhỏ với các dự án – công trình:

  • Lợi ích với môi trường: Chất lượng cuộc sống đi lên nhờ một phần không nhỏ vào sự hòa hợp với thiên nhiên với môi trường sống trong lành, nâng cao sức khỏe con người, giảm thiểu các vấn đề về ô nhiễm môi trường, tác động lên hiệu ứng nhà kính sẽ giảm đi
  • Lợi ích xã hội: Những công trình kiến trúc cảnh quan tạo nên một không gian sống khá lý tưởng cho con người. Những kiến trúc mang tính kế thừa truyền thống dân tọc sẽ tạo ra một môi trường xã hội thẩm mỹ cao. Không chỉ để lại tinh hoa cho những thế hệ tương lại mà còn đem lại những hiện mạo mới, diện mạo mới lại trong quá trình hội nhập và phát triển ngành kiến trúc cảnh quan
  • Lợi ích kinh tế: Việc vận dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật tiên tiến của con người vào việc xây dựng cảnh quan hiện đại đã sản sinh ra nhiều nguồn năng lượng tự nhiên. Nhờ vậy mà có thể giảm điện năng tiêu thụ, tối ưu hóa các tiện ích xã hội góp phần thúc đẩy ngành kinh tế liên quan phát triển mạnh mẽ

Phân loại kiến trúc cảnh quan

Thiết kế cảnh quan tạo nên sự cân bằng của các khu vực tự nhiên và xây dựng. Theo đó, kiến trúc cảnh quan thường được phân làm 2 loại như sau:

  • Cảnh quan tự nhiên: Bao gồm những yếu tố tự nhiên không có sự tác động của con người Cảnh quan ngoại thất, cảnh quan thiên nhiên bao gồm địa hình, địa mạo, phong cảnh, cây xanh, khí hậu không có sự tác động của con người…tất cả đóng vai trò như một phong nền, thậm chí như một nguồn gốc của sự cảm hứng, một bộ phận hữu cơ của cơ thể kiến trúc.
  • Cảnh quan nhân tạo: Là cảnh quan thiên nheien dưới sự tác động con người tạo nên những cảnh quan mới độc đáo hơn. Cảnh quan nhân tạo thường sẽ được chia làm 3 loại cơ bản sau:

+ Cảnh quan điểm dân cư: Có nông thôn và đô thị

+ Cảnh quan bảo tồn di sản: Các di tích đậm chất lịch sử như các danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch là di sản văn hóa đất nước, các khu vườn quốc gia, thiên nhiên có giá trị. Trong đó cảnh quan đô thị là môi trường nhân tạo phức tạp nhất và là thành phần quan trọng của cảnh quan văn hóa

+ Cảnh quan nghỉ ngơi – giải trí: các khu nghỉ ngơi, điều dưỡng; nơi có môi trường trong lành.

+ Cảnh quan vùng công nghiệp: Khu vực bố trí các nhà máy, xí nghiệp lớn, độc hại nằm ngoài điểm dân cư

Kiến trúc cảnh quan tạo nên sự cân bằng của các khu vực tự nhiên và các khu vực được xây dựng, “làm mềm” sự xuất hiện của các công trình kiến trúc trên nền thiên nhiên, điển hình là những khu nhà để xe, các công trình dịch vụ.

Với kinh nghiệm thiết kế kiến trúc cảnh quan cho nhiều công trình tại Việt Nam, LPC mong muốn tìm kiếm các đơn vị hợp tác để phát triển thêm vê hạng mục thiết kế cảnh quan tại nhiều công trình trong tương lai.

——Công ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction