Sàn phẳng không dầm UBOT – giải pháp xây dựng thế hệ mới có thực sự tiết kiệm chi phí như lời đồn ?

Ra đời với tư cách giải pháp xây dựng thế hệ mới, sàn phẳng không dầm UBOT đang dần “soán ngôi” của các loại sàn bê tông cốt thép truyền thống. Đã có không ít thông tin nhắc đến giải pháp sàn phẳng UBOT như một giải pháp xây dựng xanh có đóng góp không nhỏ cho cộng đồng về khả năng tối ưu chi phí và giảm thiểu ảnh hưởng tới môi trường. Nhưng liệu giải pháp này có thực sự tiết kiệm chi phí như lời đồn?

Sàn phẳng không dầm UBOT là gì?

Sàn phẳng không dầm Ubot là một loại sàn cốt pha kiểu mới sử dụng hộp rỗng Ubot làm từ nhựa Polypropylene tái chế thân thiện với môi trường. Các hộp này có cấu tạo gồm 5 chân hình côn liên kết với nhau qua thanh nối tạo nên một hệ thống dầm sàn đan xen vuông góc với nhau. Khi thi công, sàn nhẹ Ubot được đặt ở giữa 2 lớp sàn trên và sàn dưới, từ đó loại bỏ đi phần bê tông không làm việc, giúp tiết kiệm 10 -15% chi phí cho nguyên vật liệu.

Giải pháp xây dựng này được sáng chế bởi Tập đoàn nổi tiếng thế giới Daliform – Italia, chính thức chuyển giao công nghệ tại Việt Nam bởi Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm vào năm 2012. Tính đến nay, sàn phẳng không dầm Ubot đã có mặt tại hơn 500 công trình lớn nhỏ trên cả nước, từ nhà dân, trường học tới Khách sạn, TTTM… Giới kỹ sư trong ngành đánh giá đây là giải pháp xây dựng thế hệ mới có tiềm năng thay thế hoàn toàn phương án thiết kế truyền thống và tối đa hóa hiệu quả kinh tế của từng công trình.

Thực tế thì sàn phẳng không dầm Ubot tối ưu hiệu quả ra sao? Hãy cùng LPC phân tích rõ hơn tính tối ưu của giải pháp này và so sánh với phương án truyền thống trong một công trình cụ thể nhé!

Sàn phẳng được ứng dụng nhiều trong các công trình kiến trúc hiện nay
Giải pháp sàn phẳng không dầm UBOT

Giải pháp xây dựng này có thực sự tối ưu hiệu quả và tiết kiệm chi phí như lời đồn?

So với các giải pháp xây dựng truyền thống vốn tiêu tốn rất nhiều chi phí, nhân lực, sàn phẳng không dầm Ubot được đánh giá cao với nhiều tính năng ưu việt vượt trội. 

  • Tối ưu trong kỹ thuật xây dựng

Sàn bê tông cốt thép truyền thống có độ chắc chắn, an toàn cao nhưng hệ thống dầm sàn lại khá cồng kềnh, tải trọng lớn. Sàn không phẳng nên thiếu tính thẩm mỹ cao, hạn chế khả năng mở rộng không gian và thi công. Sàn nhựa Ubot ra đời đã loại bỏ được các trở ngại khi sử dụng kỹ thuật xây dựng truyền thống. Bằng cách dùng các hộp rỗng Ubot thay thế ở các vùng bê tông không làm việc, giải pháp này giúp giảm trọng lượng sàn từ 10 – 30% so với sàn bê tông mà vẫn đảm bảo khả năng chịu tải trọng của toàn bộ công trình. 

Sàn phẳng không dầm Ubot còn có khả năng vượt nhịp lớn giúp giảm thiểu tối đa số lượng và tiết diện cột cần thiết, hỗ trợ tối ưu kích cỡ phần móng. Cùng một độ cao như nhau nhưng nếu sử dụng sàn Ubot, bạn có thể tăng số lượng tầng, mở rộng không gian tốt hơn. Loại sàn này còn có khả năng chịu nhiệt, cách âm tốt, chống cháy hiệu quả đồng thời tăng tính thẩm mỹ cho công trình. 

  • Thi công xây dựng dễ dàng, tối ưu năng suất

Tiến độ thi công kéo dài, triển khai kỹ thuật khó khăn là những vấn đề còn tồn đọng từ rất lâu khi thực hiện với sàn bê tông cốt thép truyền thống. Việc áp dụng sàn phẳng không dầm Ubot có thể giảm thời gian thi công xuống còn 7 ngày/ sàn, tối ưu được chi phí lắp đặt và vận chuyển. 

  • Tiết kiệm 10 – 15% chi phí cho nguyên vật liệu và nhân công

Khi sử dụng sàn nhẹ Ubot, bạn có thể hoàn toàn loại bỏ những phần bê tông ít được sử dụng, từ đó giúp tiết kiệm nguyên vật liệu hiệu quả. Sản phẩm được làm từ nhựa tái chế nên có giá thành tương đối rẻ, giúp thi công nhanh chóng mà không đòi hỏi số lượng nhân lực lớn. Chi phí bốc xếp, kho bãi cũng được tối ưu nhờ thiết kế có thể xếp chồng, dễ dàng vận chuyển. 

Nhờ vậy tổng chi phí xây dựng cho mỗi công trình có thể giảm 10 – 15% so với khi sử dụng sàn có dầm truyền thống.

  • Tạo nên từ nguyên liệu tái chế – bảo vệ môi trường hiệu quả

Rác thải từ việc xây dựng các công trình gây tác động xấu đến môi trường sống. Sàn nhựa Ubot được sản xuất từ vật liệu tái chế có thể giúp giảm thiểu ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường một cách hiệu quả. Sàn phẳng không dầm Ubot hứa hẹn sẽ trở thành giải pháp xây dựng xanh hoàn hảo trong tương lai. 

Mời bạn tham khảo Bảng so sánh hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, thẩm mỹ giữa hai phương án sàn bê tông cốt thép truyền thống và sàn Ubot trong Công trình METROPLITAN-CT36 của Tổng công ty 36 – Bộ Quốc Phòng do Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm thực hiện!

blank
Siêu thị Hương Giang sử dụng giải pháp sàn nhẹ Ubot

Các chủ đầu tư nói gì về tiềm năng của UBOT ?

Hiện nay, giải pháp xây dựng thế hệ mới sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot đã được áp dụng trong nhiều công trình. Các dự án tiêu biểu có thể kể đến như Nhà ở xã hội Cát Tường Eco, Trung Tâm Thương Mại quận 6, Happy Smile School, chung cư Vicostone, nhà ở Eco Home phúc lợi…Chủ đầu tư các dự án đánh giá cao những lợi ích về kinh tế cũng như kỹ thuật Sàn phẳng không dầm Ubot đem lại.

Nhận xét về sàn phẳng không dầm Ubot, ông Lê Chân Tuyết – Giám đốc dự án công trình Trung Tâm Thương Mại Auchan quận 6 TP HCM nói: “Về thẩm mỹ, sàn phẳng Ubot là sàn phẳng không dầm nên sẽ tốt hơn sàn truyền thống, bên cạnh đó quá trình đi hệ thống không có nhiều khúc ống, khúc uốn, đi thẳng nên tiết kiệm về chi phí hơn sàn cổ điển.”

 Nhận định của CĐT về Giải pháp sàn phẳng UBOT

Có thể nói, không chỉ góp phần tối ưu chi phí về kinh tế, nhân lực, thời gian cho các chủ thầu, Sàn phẳng không dầm Ubot còn giúp giảm thiểu các vấn đề ô nhiễm môi trường hiện nay. Sàn Ubot đã loại bỏ các yếu điểm còn tồn đọng khi sử dụng sàn bê tông cốt thép truyền thống, đồng thời giúp tối ưu hiệu quả từ kinh tế tới kỹ thuật cho công trình sử dụng. Giải pháp xây dựng này có khả năng sẽ thế chỗ hoàn toàn phương án thiết kế sàn truyền thống trên thị trường xây dựng trong thời gian sắp tới. 

Sử dụng công nghệ xây dựng mới – bước tiến vượt trội tối ưu ngân sách xây dựng

Các loại vật liệu như bê tông, xi măng, gạch đá… vốn đã không còn xa lạ khi nhắc đến vấn đề xây dựng, thi công. Tuy nhiên, việc sử dụng các loại vật liệu truyền thống này đến nay đã lộ rõ những hạn chế của mình, từ chi phí xây dựng đến các vấn đề cộng đồng. Công nghệ xây dựng mới ra đời là bước tiến vượt trội của ngành xây dựng nhằm giải quyết các bất cập đang còn tồn đọng từ lâu.

blank
Công nghệ xây dựng mới thay thế các vật liệu truyền thống

Xây dựng truyền thống và những vấn đề bất cập còn tồn tại hàng thế kỷ

Các vật liệu xây dựng truyền thống chủ yếu được lấy từ tự nhiên và thông qua chế tác của con người. Việc liên tục khai thác tài nguyên thiên nhiên đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái của trái đất. Việc xây dựng, thi công vẫn liên tục phát triển như vũ bão cùng với sự chuyển mình mạnh mẽ của nền kinh tế. Nếu tiếp tục áp dụng các phương thức xây dựng truyền thống, không chỉ tiêu tốn rất nhiều chi phí về tiền bạc, nhân công và thời gian mà còn làm tổn hại đến môi trường sống của chính chúng ta. 

Các vật liệu xây dựng truyền thống đã tồn tại hàng ngàn năm nay, sống mãi cùng với những công trình thế kỷ dường như đã bắt đầu lạc nhịp với các tiêu chuẩn xây dựng xanh hiện nay. Khoa học, kỹ thuật phát triển cùng với sự ra đời của các công nghệ xây dựng hiện đại sẽ giúp ngành xây dựng đạt được những thành công mới trong tương lai. 

Lợi ích của công nghệ xây dựng mới đối với quá trình thi công 

Các công nghệ xây dựng mới hiện nay thường gắn với việc sử dụng các vật liệu xanh, thân thiện với môi trường trong quá trình xây dựng. Việc này mang đến nhiều lợi ích vượt trội không chỉ cho chủ đầu tư mà còn tạo ra các giá trị tốt đẹp đối với cộng đồng.

  • Công nghệ xây dựng mới tiết kiệm chi phí 

Hầu hết các loại vật liệu xây dựng mới hiện nay đều được làm từ các loại rác tái chế an toàn với cơ thể người dùng và hạn chế các vấn đề ô nhiễm môi trường đang ngày một gia tăng. Việc sử dụng các sản phẩm này sẽ giúp các công trình giảm từ 10% – 20% tổng chi phí vật liệu. Bên cạnh đó, công nghệ xây dựng mới cũng giúp tối ưu hóa lượng nhân công cần sử dụng và tiết kiệm ngân sách cho chủ thầu.

  • Giảm thời gian thi công

Thời gian thi công vẫn luôn là vàng bạc đối với quá trình xây dựng. Áp dụng công nghệ mới có thể giảm được thời gian tiến hành xây dựng xuống mức thấp nhất có thể mà vẫn đảm bảo được chất lượng của công trình.

blank
Sử dụng công nghệ xây dựng mới giúp tiết kiệm chi phí
  • Vật liệu xây dựng xanh an toàn, không độc hại 

Với các công trình vẫn đang áp dụng các phương án xây dựng truyền thống, vật liệu sử dụng có thể không được đảm bảo và gây tác động xấu đến sức khỏe người dùng cũng như môi trường xung quanh. Trong khi đó, các giải pháp công nghệ xây dựng mới vẫn luôn được đánh giá cao về độ an toàn, không độc hại với cơ thể con người.

  • Tiết kiệm tài nguyên, bảo vệ môi trường

Các vật liệu xây dựng truyền thống khai thác từ thiên nhiên sẽ ngày một cạn kiệt nếu chúng ta vẫn tiếp tục sử dụng chúng. Điều này ảnh hưởng xấu đến hệ sinh thái và đẩy nhanh khiến tài nguyên bị cạn kiệt nhanh chóng. Sử dụng công nghệ xây dựng mới cùng các vật liệu xây dựng xanh sẽ giúp hạn chế ô nhiễm, bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên.

blank
Công nghệ xây dựng mới giải quyết các vấn đề ô nhiễm môi trường

Một số giải pháp công nghệ xây dựng mới giúp thay đổi tương lai

  • Mái lợp tổng hợp

Mái lợp tổng hợp được làm bằng nhựa tổng hợp tái chế thân thiện với môi trường. Loại vật liệu này có chi phí rất phải chăng, trọng lượng nhẹ và có khả năng cách nhiệt tốt, giảm lượng điện tiêu thụ cho công trình nên được nhiều kỹ sư trong ngành tin tưởng sử dụng. 

  • Kim loại tái chế

Việc khai thác các kim loại từ mỏ quặng gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên, tổn hại hệ sinh thái nghiêm trọng. Việc sử dụng các loại kim loại tái chế sẽ giúp hạn chế ảnh hưởng của ngành khai thác mỏ đến môi trường, giúp tiết kiệm tài nguyên tự nhiên. 

  • Sàn phẳng không dầm Ubot: 

Sàn phẳng không dầm Ubot là công nghệ xây dựng được ứng dụng tại hàng nghìn công trình trên toàn thế giới, trong đó riêng Việt Nam đã có hơn 500 công trình. Sàn nhẹ Ubot được hình thành từ các hộp định hình tạo rỗng Ubot xếp thẳng hàng nhau, liên kết với nhau bởi thanh nối và nằm chìm trong sàn bê tông tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau. Đây là giải pháp giúp loại bỏ những phần bê tông không làm việc, tối ưu hóa số lượng cột cũng như tiết diện cột trong thi công. 

blank
Sàn phẳng không dầm Ubot được ứng dụng trong thi công tại Việt Nam

Khi sử dụng sàn nhẹ Ubot, chủ đầu tư sẽ tối ưu được khối lượng vật liệu xây dựng cần sử dụng, tiết kiệm chi phí hệ thống kỹ thuật, điện nước, từ đó giảm 10% – 15% tổng chi phí xây dựng toàn bộ công trình. Ngoài ra, sàn phẳng không dầm Ubot còn làm tăng khả năng cách âm, cách nhiệt, giảm tải trọng dao động khi xảy ra động đất.

Ubot được giới chuyên gia đánh giá cao về  độ thân thiện với môi trường và an toàn khi sử dụng. Sản phẩm đã đạt chứng nhận CCA từ Đại học Minalo chứng nhận thành phần nhựa không chất nguy hiểm, đảm bảo sức khỏe người dùng.  

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ trong việc ứng dụng các công nghệ xây dựng mới trong thi công, LPC tin rằng ngành xây dựng Việt Nam sẽ đạt được những thành quả tốt đẹp và tạo ra nhiều giá trị bền vững trong tương lai. 

KẾT CẤU: NEO VÀ NỐI CỐT THÉP

Làm thế nào để xác định chiều dài neo và chiều dài nối cốt thép trong cấu kiến Bê tông cốt thép theo Tiêu chuẩn Việt Nam và Eurocode?

blank
Neo và nối cốt thép

Để giải quyết bài toán trên, đầu tiên ta cần hiểu về:
– Ý nghĩa của việc neo nối cốt thép?
– Tác dụng của việc neo nối này là nhằm mục đích gì?
– Cách neo nối ra sao?
– Chiều dài neo nối như thế nào?

Ý nghĩa đoạn neo cốt thép

Mục đích của neo cốt thép là để đảm bảo lực dính giữa bê tông và cốt thép cho kết cấu làm việc

blank
Neo và nối cốt thép

blank
Neo và nối cốt thép

blank
Neo và nối cốt thép

Neo cốt thép là gì?

Neo cốt thép là phương pháp truyền ứng suất trong thanh thép vào khu vực neo (bê tông) để tránh việc phá hoại cục bộ khu vực kết nối 2 cấu kiện hoặc từ khu vực chịu lực lớn sang khu vực chịu lực nhỏ hơn.

Các yếu tố tạo nên sức bám dính giữa bê tông và cốt thép bao gồm bề mặt của cốt thép (có gờ hay không có gờ), đường kính thanh thép (diện tích tiếp xúc thép và bê tông), cấp độ bền của bê tông và vết nứt trên bề mặt lớp tiếp xúc thép – bê tông. Như vậy, dạng bề mặt cốt thép, nhóm cốt thép và cấp độ bền bê tông là 3 yếu tố chính quyết định chiều dài neo tối thiểu của cốt thép trong cấu kiện bê tông cốt thép.

blank
Neo và nối cốt thép

Để lại Email dưới Post này để nhận tài liệu về neo, nối, các bảng tính Excel và so sánh theo 2 tiêu chuẩn: TCVN và Eurocode nhé!

Bài toán Tính toán cho công trình cải tạo

Trong thực tế, để tiết kiệm tiền bạc, thời gian thi công hoặc điều kiện thực tế không cho phép, các công trình được cải tạo nhằm phục vụ sự thay đổi về nhu cầu sử dụng, về công năng hoặc cơi nới, có rất nhiều biện pháp cải tạo được đưa ra:

blank
Bài toán Tính toán cho công trình cải tạo

– Sử dụng sợi Carbone tăng khả năng chịu uốn của dầm, sàn, tăng khả năng chịu lực của cột (mà không phải thay đổi tiết diện).
– Mở rộng kích thước cấu kiện (có hoặc không thêm thép)
– Thêm các cấu kiện phụ (ốp thêm cột thép vào cột, đổ thêm sườn cho sàn, khoan cấy thêm dầm, nối thêm dầm thép bắt vào cột…)

blank
Tính toán cho công trình cải tạo

Công trình cải tạo thường thiên biến vạn hóa, không cái nào giống cái nào, và biện pháp để cải tạo cũng phụ thuộc vào hiện trạng từng công trình.

Đổ bê tông sau cũng là 1 tình huống thường gặp trong các công trình cải tạo. Ví dụ như ở sàn, dầm lắp ghép đổ 1 phần và sau đó đổ bù 1 phần tại hiện trường, hoặc bài toán mở rộng sàn, thêm Xê-nô…

blank
Tính toán cho công trình cải tạo

Trong trường hợp đó, cần tính toán tới sự trượt giữa 2 lớp bê tông cũ – mới. Vì 2 lớp bê tông là không đồng nhất, do đó lực cắt truyền giữa 2 lớp đó chủ yếu thông qua lực ma sát giữa 2 bề mặt và thông qua thép (thép dọc, thép xiên cấu tạo v..v…) ( Xem ảnh đăng kèm).

Lực cắt truyền qua khu vực giao giữa vùng bê tông cũ – mới phụ thuộc vào:
– Mức độ gồ ghề của mặt phân cách ( do gây ra ma sát để chống tách)
– Lực pháp tuyến giữa khu vực phân cách (khi có lực nén thì tăng giá trị lực ma sát, khi lực đó là kéo thì giá trị = 0)
– Phụ thuộc vào thép dọc và thép chống cắt được đặt qua mặt phân cách

blank
Tính toán cho công trình cải tạo

Tuy nhiên, trong thực tế, giá trị lực ma sát của khu vực mặt phân cách bị ảnh hưởng rất lớn bởi vết nứt và mỏi (khi vết nứt đáng kể, lực ma sát coi như = 0, trường hợp tải trọng động hoặc tải trọng lặp gây mỏi, lực ma sát giảm nửa).
Do đó, trong tính toán, để an toàn, có thể chỉ tính lực cắt truyền qua mặt phân cách do thép chịu.

Công thức tính toán khả năng chịu cắt mặt phân cách của bê tông đổ ở các thời điểm khác nhau, tham khảo TC Euroco mục 6.2.5

LPC cũng tham gia nhiều công trình cải tạo ở VN và Pháp. Đã thực hiện dự án mở rộng Xê-nô. Để lại Email để nhận được thuyết minh tính toán 1 dự án nhỏ tại Pháp về mở rộng sàn.

Bê tông cốt sợi thủy tinh GRC và những ứng dụng trong kiến trúc hiện đại

GRC (Glassfibre Reinforced Concrete) còn gọi là Bê tông cốt sợi thủy tinh GRC là VLXD mới được sản xuất bằng phương pháp đúc khuôn và phun bằng máy từ hỗn hợp cốt liệu mịn: xi măng, cát sạch, nước sạch, sợi thủy tinh kháng kiềm và các phụ gia hóa dẻo.

Vật liệu GRC có độ bền cao, tạo hình đa dạng, kiểu dáng đẹp, màu sắc tự nhiên…đã trở thành vật liệu đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế, công nghệ và mỹ quan ngành công nghiệp xây dựng trên toàn thế giới.

GRC được ứng dụng tại các công trình ở các chi tiết như: mặt dựng GRC, phào chỉ GRC, đầu cột GRC và các sản phẩm trang trí sân vườn, mỹ thuật.

Ưu điểm vượt trội của Bê tông cốt sợi thủy tinh GRC

GRC đáp ứng được mọi yêu cầu về hình khối kiến trúc mặt đứng, các mặt cong 3D, chất liệu bề mặt, màu sắc của kiến trúc sư từ đó sẽ mang đến sự độc đáo của mỗi công trình sử dụng GRC.

Vật liệu GRC với ưu điểm là chịu được sự ăn mòn do thời tiết, không bị ảnh hưởng bởi băng giá, sương mù, gió xoáy, hỏa hoạn, động đất, lũ lụt… được lựa chọn là một trong những vật liệu giúp tăng tuổi thọ cho công trình, để các công trình không chỉ đẹp trong kiến trúc, sắc nét, hài hòa trong từng chi tiết thiết kế mà còn bền vững với thời gian.

Ngoài ra, Bê tông cốt sợi thủy tinh còn sở hữu những ưu điểm như:
– Sản phẩm mỏng và nhẹ giúp dễ dàng trong việc vận chuyển
– Đa dạng về cách tạo hình (có thể sản xuất giống hệt đất nung, san hô…) tạo các lớp hoàn thiện nhiều màu sắc, đẹp tự nhiên
– Chịu được sự xâm thực, ăn mòn của thời tiết, thiên tai (băng giá, gió, sương mù, lũ lụt…)
– Thích hợp làm các chi tiết kiến trúc, trang trí

Bê tông cốt sợi thủy tinh GRC được ứng dụng đa dạng công trình

Với lịch sử hơn 40 năm nghiên cứu, thử nghiệm và ứng dụng vào kiến trúc mặt đứng dự án thực tế trên thế giới, GRC đã chứng minh được độ bền theo thời gian dưới các điều kiện thời tiết khác nhau. Tại Dubai, một trong những nơi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt, Bê tông cốt sợi thủy tinh GRC đang được sử dụng như là một vật liệu chủ đạo cho mặt đứng các dự án có quy mô lớn như:
– Dự án Masdar City do Foster and Partner’s thiết kế tại Abu Dhabi;
– Dự án King Abdullah Petroleum Studies and Research Center (KAPSARC) do Zaha Hadid thiết kế tại Abu Dhabi
– Dự án Sân vận động Johannesburg’s Soccer City Stadium tại South Africa.

be tong cot soi thuy tinh GRC cho du an CDA Tam Trinh
GRC ứng dụng trong Dự án Showroom Hyundai Đông Đô Tam Trinh của LPC

Tại Trung Quốc, Bê tông cốt sợi thủy tinh GRC cũng được sử dụng rộng rãi cho mặt đứng các dự án quy mô lớn có biểu tượng về kiến trúc. (Dự án Tianjin International Cruise Home Port Passenger Transport Building Project).

Ứng dụng trong trang trí ngoại thất:

Bê tông cốt sợi thủy tinh GRC (Glassfibre Reinforced Concrete) là lựa chọn hàng đầu trong thiết kế cảnh quan cho các dự án xây dựng, khu vui chơi giải trí, cũng như trong việc cải tạo và phát triển đô thị. Nhờ vào sự linh hoạt và khả năng tạo hình đa dạng, GRC được sử dụng để chế tạo nhiều loại sản phẩm trang trí cảnh quan như ghế ngồi, bồn hoa, đài phun nước, tượng đài và nhiều công trình nghệ thuật khác.

Những sản phẩm này không chỉ mang lại vẻ đẹp sinh động và hiện đại cho không gian, mà còn đảm bảo độ bền vững và thẩm mỹ cao, góp phần tạo nên những khuôn viên kiến trúc độc đáo và ấn tượng.g cấu kiện đúc có hình thức đẹp với bề mặt dày tối đa là 25 mm. Các sản phẩm này đều có tính chịu lực tốt và không bị ăn mòn.

Ứng dụng thiết kế các cảnh quan:

GRC có tính ứng dụng rất cao trong thiết kế các cảnh quan trong các dự án xây dựng, các công trình vui chơi giải trí, cải tạo và phát triển đô thị. Các sản phẩm như ghế ngồi, bồn hoa, đài phun nước, tượng đài…được chế tạo từ vật liệu GRC đều mang lại những hiệu ứng sinh động cho khuôn viên của các công trình xây dựng.

GRC được ứng dụng trong các cấu kiện nhà (khung, nẹp, bệ, gờ cửa…) để tạo nên sự bền vững cho bề mặt hoàn thiện công trình. Bên cạnh đó, GRC còn được cách âm,cách nhiệt rất hiệu quả bọc phủ lên các bề mặt khối xây, thậm chí cả các thanh kim loại.

Một số ứng dụng khác:

Ngoài các ứng dụng trên, bê tông cốt sợi thủy tinh GRC còn được ứng dụng rộng trong xây dựng lắp ghép, module hóa hàng loạt từ các không gian nhỏ tới cả một căn hộ, ngôi nhà. GRC cũng được ứng dụng trong các kết cấu, hầm, móng, sàn, dùng làm ván khuôn cho các công trình đặc biệt để bảo vệ kết cấu, ứng dụng làm các hệ thống ống rãnh nước sạch, nước bẩn…

GRC là vật liệu rất phù hợp cho việc cải tạo các công trình cũ, tăng tính thẩm mỹ, tăng khả năng cách âm, cách nhiệt và kéo dài tuổi thọ công trình. Đồng thời, vẫn giữ được đường nét, màu sắc và chất cảm của kiến trúc công trình cải tạo.

Hiện LPC đã áp dụng các cấu kiện làm bằng bê tông cốt sợi thủy tinh GRC cho các công trình yêu cầu cao về kiến trúc, cầu kỳ về màu sắc và trang trí. Các đơn vị quan tâm đến dịch vụ của Lam Pham Construction vui lòng nhắn tin về Fanpage hoặc Hotline: 0911.299.696 để được hỗ trợ, tư vấn!

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

 

The Beehive – Kiến trúc độc đáo từ vật liệu tái chế – Ngói lợp đất nung

Vật liệu tái chế trước đây vốn ít được sử dụng trong các công trình bởi Kiến trúc thường phụ thuộc vào các vật liệu đắt tiền và khan hiếm để xác định giá trị của nó. Thế nhưng điều đó không có nghĩa là các vật liệu tái chế định giá thấp như ngói lợp đất nung không có “đất dụng võ”. Việc đưa vật liệu tái chế vào kiến trúc tòa nhà có thể tạo ra những kiến trúc độc đáo đến bất ngờ, The Beehive là một ví dụ.

The Beehive là công trình tòa nhà văn phòng nằm ở Surry Hills, New South Wales, Australia. Đây là công trình sử dụng vật liệu tái chế “ngói lợp đất nung” đã được thiết kế lại và xếp chồng lên nhau nhịp nhàng theo chiều dọc. Các viên gạch bằng nhau được dùng để đáp ứng các khung cửa được nhìn thấy ở ngang tầm mắt bên trong tòa nhà, làm giảm vật cản thị giác. Trong khi đó, gạch chéo được sử dụng ở mốc trên của mỗi cấp do độ hở thấp và được đặt ở phía bắc để điều chỉnh ánh sáng và kiểm soát lượng nhiệt.

Sự phức tạp khác nhau của vị trí gạch này che giấu việc xây dựng bê tông vượt ra ngoài, làm giảm chiều cao nhận thức của các tòa nhà và cho phép mặt tiền được đọc dưới dạng hình học được kết nối duy nhất.

blank
The Beehive – Công trình tòa nhà văn phòng sử dụng vật liệu tái chế – ngói lợp đất nung

Kiến trúc độc đáo từ vật liệu tái chế Ngói lợp đất nung

Kiến trúc bên trong tòa nhà được thiết kế như một môi trường để kích thích sự sáng tạo và tinh thần đồng đội, thách thức tính chất chung chung, xa lánh của các tòa nhà văn phòng bình thường.

Trên tầng cao nhất, The Beehive sở hữu một sân vườn phù hợp để làm việc ngoài trời, tổ chức các sự kiện cộng đồng hoặc thư giãn sau một ngày dài. Ngay phía dưới, bàn hội nghị được bao quanh bởi một kệ sách bằng vật liệu tái chế – đất nung. Đây là một nỗ lực để tái bối cảnh hóa giá trị của việc tái sử dụng vật liệu, ủng hộ các giải pháp bền vững hơn bằng cách cho khách hàng và công chúng thấy rằng có thể tái sử dụng các sản phẩm thải từ quá trình xây dựng.

blank
Giá sách độc đáo làm từ Ngói lợp đất nung phía trong tòa nhà 

The Beehive thách thức những hạn chế thông thường của gạch lợp đất nung bị loại bỏ, một vật liệu xây dựng mà không có thị trường tái sử dụng. Và nó đưa ra một ví dụ cho việc làm thế nào các sản phẩm thải có thể được thu hồi, tái cấu trúc và tái sử dụng, với năng lượng tối thiểu. The Beehive đã giành được một loạt các giải thưởng khi hoàn thành, bao gồm một giải thưởng bền vững từ Viện Kiến trúc sư Australia.

Ý tưởng sử dụng vật liệu tái chế trong kiến trúc tòa nhà bắt nguồn từ đâu?

Ý tưởng thiết kế The Beehive là của 2 KTS Raffaello Rosselli và Luigi Rosselli, bắt nguồn từ việc: chỉ riêng ở Úc, quá trình xây dựng đã tạo ra tới 50% sản lượng chất thải của đất nước. The Beehive là minh chứng cho việc tái sử dụng vật liệu ngoài làm giảm tác động môi trường, còn có thể tạo ra những kiến trúc đẹp không ngờ trong xây dựng.

Đưa vật liệu tái chế vào kiến trúc – Ngành xây dựng đang dần để tâm tới môi trường

Có thể thấy, trước tình hình trái đất đang ngày 1 nóng lên bởi ô nhiễm từ khói bụi và rác thải, ngành xây dựng các nước đang ý thức dần việc cần ứng dụng vật liệu tái chế vào các công trình, giảm thiểu tác động đến môi trường.

Và LPC không phải là ngoại lệ. Kể từ những năm đầu mới bước chân vào ngành, chúng tôi đã nhận thức được vấn đề này và ưu tiên việc đưa công nghệ xây dựng mới, VLXD tái chế…có tác động tốt đến môi trường, ứng dụng vào các công trình LPC thực hiện. Sàn phẳng không dầm Ubot là một trong những giải pháp của LPC đã cùng các đơn vị CĐT ghi dấu ấn xanh trên Bản đồ Thế giới với những Công trình XÂY DỰNG XANH được báo đài nhắc đến trong nhiều năm nay.

Trong tương lai, LPC hi vọng sẽ tiếp tục được đồng hành cùng các CĐT ở nhiều hạng mục hơn, cùng tạo nên ngành Xây dựng XANH – SẠCH – ĐẸP, vì một tương lai không khói bụi và ô nhiễm và các vật liệu tái chế có ích cho môi trường ngày càng được ứng dụng nhiều!

Có nên dùng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà không?

Trong số những loại vật liệu xây dựng hiện tại, sàn bê tông siêu nhẹ được khá nhiều nhắc đến. tuy nhiên, việc có nên dùng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà không vẫn là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp các được giải đáp mọi khúc mắc.

san-be-tong-sieu-nhe-lam-tran-nha
Sàn bê tông siêu nhẹ được áp dụng làm trần nhà

Sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà có thực sự là giải pháp thông minh?

Ở thời điểm hiện tại, sàn bê tông siêu nhẹ hiện đang khá phổ biến và được nhiều người sử dụng. Sàn bê tông siêu nhẹ còn được gọi là sàn panel siêu nhẹ, sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến của nước Pháp. Đây được xem là sản phẩm công nghệ tiên tiến hàng đầu lĩnh vực xây dựng, được sử dụng rộng khắp ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Australia,… 

Những nguyên liệu để sản xuất sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà bao gồm gạch bê tông nhẹ Block và dầm dự ứng lực. Ở Việt Nam hiện tại, nhiều công trình đã áp dụng rộng rãi các sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà trong các hạng mục xây dựng của mình. 

Hầu hết các sàn bê tông siêu nhẹ này đều phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng tại Việt Nam cũng như trên khắp hành tinh. So với các loại sàn truyền thống thì sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà sở hữu những ưu điểm vượt trội nên được khá nhiều người tin dùng. 

Ưu điểm của sàn bê tông siêu nhẹ:

  • Không cần thực hiện nhiều bước rườm rà như ghép cốt pha, trộn bê tông, đổ bê tông, láng sàn bê tông cho phẳng.
  • Sàn bê tông nhẹ, dễ thi công.
  • Giảm tải trọng lượng cho công trình. Sàn bê tông siêu nhẹ có trọng lượng 750 – 900 kg/m3

Những lợi thế của sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà so với sàn truyền thống 

Cách thức thi công đơn giản 

Từ tên gọi các bạn đã có thể dễ dàng hình dung được rồi, dĩ nhiên đã là bê tông siêu nhẹ thì trọng lượng của nó sẽ nhẹ hơn nhiều so với những sàn bê tông truyền thống. Đáng chú ý, trọng lượng của sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà chỉ bằng 1/5 so với trọng lượng của sàn bê tông truyền thống. 

Cách thức thi công của sàn siêu nhẹ so với sàn truyền thống cũng hoàn toàn không giống nhau. Để có thể làm sàn bê tông truyền thống, người làm phải trải qua khá nhiều công đoạn, có thể kéo đến cả tháng trời như ghép cốt pha; trộn và nhào bê tông; đổ bê tông vào cốt pha. Sau đó, các bạn phải đợi khô mới có thể dỡ cốt pha một cách dễ dàng. 

Đối với sàn bê tông siêu nhẹ, cách thức thi công cũng không cần quá phiền phức, khá đơn giản. Các thợ thi công chỉ cần làm hệ thống dầm bê tông dự ứng lực, và sau đó ghép, lắp các tấm gạch block lên hệ thống dầm đó. Tiếp theo đó, họ sẽ tiến hành đan lưới thép bảo vệ lên phía trên. Và tới công đoạn cuối cùng, các bạn chỉ cần đổ lớp vữa láng lên bề mặt để hoàn thiện thế là xong. 

san-be-tong-sieu-nhe-lam-tran-nha-2
Sử dụng sàn siêu nhẹ làm trần nhà để đạt được hiệu quả kinh tế và mang tính thẩm mỹ cao hơn

Tiết kiệm chi phí thi công, tính thẩm mỹ cao

Cách thi công sàn bê tông siêu nhẹ khá nhanh gọn nên khi làm bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách xây nhà theo kiểu truyền thống. Chính vì thế, việc được sở hữu ngôi nhà trong mơ với thời gian thi công ngắn gần như đã nằm trong tay của các bạn. Ngoài ra, các bạn cũng không quá tốn kém nhiều chi phí đầu tư cho nền móng khi xây nhà bằng bê tông siêu nhẹ. 

Nếu sử dụng sàn bê tông truyền thống làm sàn nhà, các bạn có thể sẽ thấy xuất hiện nhiều chỗ lồi lõm khác nhau do việc dùi, đầm bê tông không kỹ, không đều. Dẫu vậy, khi bạn sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ thì sẽ không thấy xuất hiện những hiện tượng này. Bề mặt sàn bê tông siêu nhẹ sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cực kỳ ấn tượng. 

Khả năng chống nóng, cách âm cực kỳ hoàn hảo 

Sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà sở hữu khả năng chống ồn, cách âm cực kỳ tốt. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi loại sàn này được sản xuất dựa trên sự nghiên cứu đúng đắn, kỹ lưỡng để có được những tính năng phù hợp với kiểu nhà hiện đại. Chính vì thế, sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà cực kỳ hoàn hảo đối với những công trình đồ sộ như khách sạn, trường học, nhà cao tầng,… 

Việc xây nhà bằng sàn siêu nhẹ sẽ giúp các bạn được sở hữu không gian sống cực kỳ tuyệt vời bởi tính năng chống cháy và chống nóng của nó là cực kỳ tốt. Không cần bàn cãi quá nhiều, sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội mà bạn nên dùng hơn các sàn bê tông truyền thống. 

san-be-tong-sieu-nhe-lam-tran-nha-3
Một số lưu ý khi sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà

Một số lưu ý khi thi công sàn siêu nhẹ làm trần nhà

Trước khi thi công, các kỹ sư phải tiến hành khảo sát tình hình và tính toán đo đạc diện tích sàn cần làm để lên phương án thiết kế thi công.

Đồ dày sàn bê tông dùng làm trần nhà dày 170 mm, trong đó 120 mm là gạch block và dầm PPB. Nhẹ hơn rất nhiều so với bê tông truyền thống. Do vậy, việc lên phương án thi công là điều rất cần thiết để công trình đạt được chất lượng thi công. Ngoài ra, do kết cấu của sàn bê tông siêu nhẹ nên các kỹ sư cần phải quan tâm đến các vấn đề như: độ sụt lún, độ cứng, độ phân tầng, kết cấu móng, trần nội thất và ngoại thất. Nếu cần thiết cần phải kết hợp gia tải để đảm bảo chất lượng.

Sau khi làm xong trần nhà cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm.

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về việc dùng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà, hi vọng sẽ giúp bạn đọc cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về sàn bê tông siêu nhẹ. Cảm ơn vì đã theo dõi bài đọc.

Sàn bê tông nhẹ lắp ghép – giải pháp tiết kiệm, hiệu quả trong xây dựng

Sàn bê tông nhẹ lắp ghép là một phương pháp thi công được sử dụng phổ biến tại các công trình nhà cao tầng, nhà xưởng, trung tâm thương mại, cao ốc,… Hiện nay, với ưu điểm của sàn bên tông nhẹ còn được ứng dụng vào trong việc xây dựng các nhà dân.

san-be-tong-nhe-lap-ghep
Ubot- sàn bê tông nhẹ lắp ghép được ứng dụng vào các công trình lớn.

Mục tiêu cuối cùng trong lĩnh vực xây dựng đó chính là độ bền, đẹp của công trình sau khi đi vào hoạt động. Để có thể tạo ra những “kiệt tác nghệ thuật” thì các đơn vị thi công cần không ngừng tìm kiếm những giải pháp – công nghệ xây dựng tiên tiến cho công trình. Đó là lý do tại sao sàn bê tông nhẹ lắp ghép luôn được ưa chuộng và sử dụng nhiều.

Lí do khiến sàn bê tông nhẹ lắp ghép luôn được các CĐT ưa chuộng

Trọng lượng nhẹ

Trọng lượng sàn bê tông lắp ghép là khá nhẹ vì được cấu thành từ phế phẩm và xi măng. Vì thế, việc thi công của công trình sẽ không đòi hỏi quá nhiều công sức. Ước tính, trọng lượng của sàn bê tông nhẹ lắp ghép nhẹ gấp 3 lần so với sàn bê tông nguyên khối. 

Để có thể chứng minh cho ước tính trên, các chuyên gia xây dựng đã tiến hành một cuộc kiểm nghiệm. Kết quả, nếu sàn bê tông nhẹ lắp ghép có trọng lượng là 300 kg/m3 thì sàn bê tông truyền thống sở hữu trọng lượng lên tới 1000 kg/m3.

Cường độ nén tốt, khả năng chịu lực và ổn định cao

Đối với các công trình xây dựng lớn, cường độ nén và khả năng chịu lực là vô cùng quan trọng. Bởi chúng trực tiếp ảnh hưởng tới sự an toàn và độ bền trong quá trình sử dụng. Vì thế, nhiều người có xu hướng dùng sàn bê tông nhẹ lắp ghép thay vì sàn bê tông truyền thống. 

Theo tiêu chuẩn của ngành xây dựng Việt Nam, mức cường độ nén luôn phải đạt mức độ tối thiểu là 2,5 N/mm2. Trong khi đó, cường độ nén của sàn bê tông lắp ghép siêu nhẹ có thể lên tới 4,5 N/mm2. 

Tiết kiệm chi phí xây dựng

Theo tính toán và từ những kết quả thử nghiệm, việc sử dụng sàn bê tông lắp ghép siêu nhẹ có thể giúp tiết kiệm một nửa chi phí thi công xây dựng. Chi phí để mua VLXD như cát, sỏi,… phục vụ cho sàn bê tông lắp ghép siêu nhẹ là thấp hơn nhiều so với sàn bê tông truyền thống. 

Ngoài ra, không như những cách làm truyền thống, việc dùng sàn bê tông nhẹ lắp ghép sẽ giúp được giảm thiểu chi phí thuê nhân công, chi phí vận chuyển, trộn bê tông,… Ngoài ra, các thợ thi công có thể tiến hành đổ bê tông bất cứ lúc nào, không phải làm liên tục như bê tông truyền thống nhằm tránh tình trạng hỏng bê tông. 

Ngoài ra, thời gian khô của sàn bê tông nhẹ lắp ghép là rất nhanh, các nhà thầu cũng không cần đợi chờ lâu. Chính vì thế, nhà thầu sẽ có thể hoàn thành tiến trình xây dựng xong trước dự kiến vì được rút ngắn thời gian, từ đó chuyển sang các hạng mục khác. 

san-be-tong-nhe-lap-ghep
Hộp Ubot – cấu tạo nên sàn Ubot không dầm.

Không thấm nước

Với kết cấu bằng hàng triệu bọt khí “li ti” tạo nên hệ thống lỗ tổ ong siêu nhỏ, sàn bê tông nhẹ lắp ghép trở nên rất kín. Chỉ cần xử lý tốt phần mạch nối, thợ thi công hoàn toàn có thể dễ dàng ngăn chặn tình trạng thấm nước. Tình trạng này sẽ khó có thể xảy ra ngay cả khi công trình đã “cao tuổi”. 

Phù hợp với những công trình kết cấu móng yếu

Như đã nói, sàn bê tông nhẹ lắp ghép sở hữu trọng lượng bê tông nhỏ hơn 3 lần so với sàn bê tông nguyên khối nên khá phù hợp với những công trình có hệ thống nâng đỡ móng yếu. Ngoài ra, sàn bê tông nhẹ lắp ghép cũng là giải pháp vô cùng hiệu quả để giải tỏa tối đa sức nén của công trình. 

Giảm thiểu thiệt hại nếu xảy ra động đất

Dẫu không nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nhưng không vì thế mà Việt Nam không không bị ảnh hưởng từ động đất ở các nước xung quanh hay trong đáy đại dương. Chính vì việc sở hữu trọng lượng nhẹ gấp 3 lần so với sàn bê tông truyền thống nên việc giảm thiểu thiệt hại nếu xảy ra động đất cũng là tốt hơn. 

Phù hợp với môi trường

Không cần trải qua quá trình sử dụng cát sỏi, nung đúc, sàn bê tông nhẹ lắp ghép sở hữu những nguyên liệu được cấu thành từ hóa chất, xi măng và một số phế thải như rơm, rạ, tro, các sợi cellulose. Vậy nên, chúng không hề gây tác động xấu, hoàn toàn phù hợp với môi trường. 

Khả năng cách nhiệt được đánh giá khá tốt

Sàn bê tông nhẹ lắp ghép được các chuyên gia thiết kế với đặc tính không dẫn nhiệt. Chính vì vậy, việc sử dụng sàn để cách nhiệt là một trong những giải pháp cực kỳ hợp lý để có thể cách nhiệt một cách thành công. 

Chưa dừng lại ở đó, sàn bê tông nhẹ lắp ghép còn có thể giúp nhà được mát hơn, giảm thiểu chi phí điện năng. Sở hữu những ưu điểm vượt trội vốn có, việc dùng sàn bê tông nhẹ lắp ghép là cách tốt nhất để công trình các bạn được trở nên hoàn hảo, tiết kiệm chi phí nhiều hơn. 

san-be-tong-nhe-lap-ghep
Thiết kế giá đỡ sàn nhẹ không dầm lắp ghép

Ứng dụng rộng

Việc dễ dàng thi công, thiết kế gọn nhẹ giúp sàn bê tông nhẹ lắp ghép trở nên cực kỳ thích hợp cho nhiều công trình khác nhau. Từ những hạng mục công trình nhỏ lẻ như kho bãi, nhà phố cổ, nhà ở hay những công trình nguy nga, đồ sộ như các tòa cao ốc cũng rất thích hợp để sử dụng sàn bê tông nhẹ lắp ghép. 

Dẫu vậy, người sử dụng cũng cần lưu ý rằng mặc dù cách thi công sàn bê tông nhẹ lắp ghép là dễ dàng hơn so với bê tông truyền thống nhưng người thợ vẫn phải tỉ mỉ, nắm vững mọi kỹ thuật để có thể đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong việc thi công công trình. Chưa dừng lại ở đó, các biện pháp xử lý chống thấm cũng được thực hiện một cách kỹ lưỡng và cẩn trọng hơn. 

Nhìn chung, Sàn bê tông nhẹ lắp ghép sở hữu những ưu điểm nổi trội là thân thiện với môi trường; cường độ nén, độ ổn định công trình cao; khả năng cách nhiệt, chống cháy, cách âm tốt; tính kín cao tuyệt đối; thao tác thi công đơn giản; thời gian thi công nhanh hơn. Tổng chi phí xây dựng được đánh giá là thấp hơn bởi sàn bê tông nhẹ lắp ghép giúp tiết kiệm được việc thuê bến bãi, chi phí vận chuyển và gia cố móng,… 

Trên đây là bài viết về vấn đề sàn bê tông nhẹ lắp ghép – giải pháp tiết kiệm, hiệu quả trong xây dựng, hi vọng sẽ giúp những người muốn làm trong ngành xây dựng có thể được cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn. Các bạn cũng có thể dùng sàn bê tông nhẹ lắp ghép trong việc xây dựng chính căn nhà của mình. Chúc các bạn may mắn và ngập tràn hạnh phúc trong cuộc sống. 

Thiết kế sàn không dầm là gì? Một số sàn tiêu biểu được ứng dụng tại Việt Nam

Thiết kế sàn không dầm là gì? Sàn không dầm có những ưu điểm gì nổi trội so với sàn bê tông truyền thống? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn được giải thích chi tiết nhất về thiết kế sàn không dầm và ưu điểm sàn không dầm so với sàn bê tông truyền thống.          

sàn-không-dầm
Thiết kế sàn không dầm được ứng dụng tại công trình

Thiết kế sàn không dầm là gì?

Sàn bê tông không dầm là loại sàn bê tông phẳng, không cần dùng đến các thành dầm dọc ngang, liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ trong công trình, vì thế nên nó luôn tạo ra những ưu thế về đặc tính kỹ thuật. 

Thiết kế sàn không dầm là việc các kỹ sư xây dựng tính toán sàn theo lý thuyết cổ điển, để thay thế các vùng sàn không chịu được trọng tải nặng.

Sàn không dầm ra đời tạo ra những thay đổi trong ngành xây dựng, việc áp dụng sàn bê tông dầm bằng những kết cấu mới làm cho ngành công nghiệp xây dựng phát triển hơn, tiết kiệm chi phí xây dựng. 

Sự ra đời của sàn bê tông không dầm sẽ giúp kế thừa những phương thức tính toán sàn theo lý thuyết cổ điển. Những vật liệu nhẹ như hộp định hình tạo rỗng Ubot có thể thay thế vùng, phần bê tông không làm việc trên sàn. Từ đó tạo nên sàn bê tông không dầm nhưng vẫn đảm bảo được tính ổn định và khả năng chịu lực tốt.  

Khi mà đời sống kinh tế xã hội ngày càng nâng cao thì nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, công trình xây dựng cũng dần tăng nhanh. Ở thời điểm hiện tại, việc thiết kế sàn bê tông không dầm được nhiều nước như Nga, Mỹ, Áo, Hà Lan, Đan Mạch,… nghiên cứu và phát triển. Chính việc phát triển, tìm hiểu công nghệ thiết kế sàn không dầm ở những nước phát triển sẽ là bài học, nguồn tài liệu quý để Việt Nam phát triển sàn bê tông không dầm. 

Cụ thể, công nghệ sàn Ubot, sàn bóng, Panel 3D, sàn ứng lực được sử dụng để tạo ra các không gian bê tông không dầm vẫn đảm bảo tính chịu lực của các kết cấu sàn bê tông. 

Tại Việt Nam, việc thiết kế sàn không dầm cũng được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn xây dựng nghiên cứu từ năm 2006. Một số công ty còn chuyển giao ứng dụng thí điểm vào các công trình tiêu biểu như: Tòa nhà 28A Lê Trọng Tấn (năm 2010, Hà Đông, Hà Nội gồm 2 tầng hầm, 28 tầng nổi với 25.000m2 sàn); chung cư Licogi 13 (năm 2010, Thanh Xuân, Hà Nội gồm 3 tầng hầm, 27 tầng nồi với 30.600m2 sàn).

san-khong-dam
Sử dụng sàn phẳng không dầm vào trong xây dựng

Những ưu điểm khi thiết kế sàn không dầm

Một số ưu điểm thiết kế sàn không dầm khi áp dụng thi công tại các công trình đó là:

Khả năng giảm trọng tải và chịu lực tốt

Khả năng chịu lực của sàn bê tông không dầm gần như không có sự khác biệt so với sàn truyền thống, thậm chí còn có thể tốt hơn. Với cùng bề dày, sàn bê tông không dầm có thể chịu trọng tải gấp đôi so với sàn đặc, giảm 65% trọng lực của bê tông. 

Linh hoạt trong khả năng thiết kế

Sử dụng sàn không dầm giúp tăng số tầng chức năng nhờ vào sự hiệu quả của việc giảm chiều cao tổng thể công trình. Chính việc giảm trọng lượng bản thân cho phép sử dụng sàn phẳng vượt nhịp lớn. Sàn nhẹ có thể đạt nhịp lớn nhất là 20m. 

Sử dụng sàn bê tông không dầm rất tiện lợi cho việc bố trí kiến trúc, hệ thống kỹ thuật một cách thông thoáng hơn. Các bạn nên linh động trong việc giật cấp sàn bằng cách sử dụng nhiều mô đun khác nhau. Có thể thay thế phần bê tông không chịu được lực bằng việc thông qua kích thước vật liệu tái chế. 

Tiến độ thi công sàn bê tông không dầm

Việc thi công sàn bê tông không dầm giúp các bạn được giảm toàn bộ hệ thống cốp pha dầm phụ và dầm chính. Việc thi công sẽ nhanh hơn, đơn giản hơn do chỉ lắp dựng và cấu tạo cốp pha được phẳng hơn với với việc thi công sàn có dầm. 

Ưu thế của thiết kế sàn không dầm sẽ giúp giảm lượng thép dùng trong sàn. Chính vì vậy nên công tác lắp đặt cốt thép cũng dễ dàng và tiện lợi hơn, vừa tiết kiệm được thời gian và không tốn nhiều nhân lực. Những công nghệ thi công ổn định, nhanh gọn và đơn giản là sàn 3D l, Bubbledeck và Ubot. 

Mức độ thân thiện với môi trường

Việc loại bỏ phần bê tông ở giữa tiết diện sàn đã đem lại khá nhiều lợi ích tiện lợi. Thiết kế sàn không dầm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ vào việc giảm tải những tài nguyên sử dụng cũng như các yếu tố phát sinh trong quá trình thi công. 

Bên cạnh đó, sàn không dầm còn có khả năng chịu động đất khá tốt. 

Ctrình-du-ưthuyền-quận-6-nhịp-16.2m
Ứng dụng thiết kế sàn không dầm vào xây dựng công trình

Thiết kế Sàn phẳng không dầm được ứng dụng nhiều nhất trên thị trường

Các loại sàn phẳng không dầm hiện nay tại Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất là:

Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck)

Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck) được thiết kế dựa trên những quả bóng nhựa đặt ở vùng giữa của bản sàn cùng cốt thép chịu lực. Đáng chú ý, thép được làm từ loại thép hàn có cường độ hàn cao, có thể kết hợp với hệ thống cốt thép tăng cường. 

Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck) là một trong những công nghệ xây dựng sàn phẳng không dầm đã được nhiều quốc gia phát triển sử dụng trong vòng hơn 10 năm trước. Và nếu được thiết kế tốt, Bubbledeck có thể làm giảm 35% khối lượng bê tông cho 1 công trình. 

Dẫu vậy, sàn bóng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như bóng hình tròn gây khó khăn cho việc đặt bóng. Khi thi công, bóng dễ dàng bị dịch chuyển và quá trình đổ vào đầm bê tông chắc chắn sẽ không được như ý. Nhiều vị trí cột thép không được bao phủ bằng bê tông nên khả năng liên kết không tốt. 

Công nghệ sàn Cobiax

Công nghệ sàn Cobiax là hướng phát triển để cải thiện những yếu điểm của sàn bóng. So với sàn bóng, sàn Cobiax có cấu tạo hoàn toàn khác biệt. Các khối rỗng của sàn Cobiax sẽ được lồng ghép và lắp ráp tại khu vực xây dựng.

Chính điều này sẽ giúp thay đổi chiều dài lớp bóng, bê tông và cột thép cũng được đặt đúng vị trí. Vì vậy nên khả năng chịu lực cũng được đánh giá là tốt hơn. 

thiet-ke-san-khong-dam
Sàn ubot – sàn không dầm

Sàn rỗng bằng hộp Ubot

Sàn rỗng bằng hộp nhựa tái chế Ubot hay còn được gọi là sàn Ubot, đây là sàn có khối rỗng có hình chóp cụt được làm từ nhựa tái chế. Loại sàn không dầm này là một sáng chế đến từ các Kỹ sư của Tập đoàn Daliform – Italia gây dựng và phát triển cho ngành xây dựng hiện đại. 

Năm 2012, Sàn không dầm Ubot được LPC đưa về Việt Nam dưới hình thức chuyển giao công nghệ, sau đó được nghiên cứu và phát triển để phù hợp với đặc điểm ngành xây dựng Việt Nam. Sở hữu cấu tạo mới, các khối Ubot được thiết kế tối ưu về diện tích, có thể xếp chồng lên nhau giúp giảm thiểu đáng kể không gian lưu trữ, giúp tiết kiệm chi phí cho quá trình vận chuyển được suôn sẻ hơn.

Thiết kế sàn không dầm được nhiều đơn vị xây dựng đánh giá cao, ưu ái ứng dụng trong nhiều dự án, từ nhà dân cho tới các công trình lớn như TTTM, Trường học, Chung cư… Tính riêng LPC đã có hơn 300 dự án trên gần 50 tỉnh thành được ứng dụng giải pháp sàn nhẹ Ubot và được nhiều CĐT đánh giá cao tính hiệu quả. Với khả năng tối ưu, linh hoạt từ kiến trúc, thi công cho tới tính hiệu quả kinh tế, Ubot đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong ngành xây dựng.

Kinh nghiệm thi công sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm là giải pháp thi công hiện đại mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây. Cũng chính vì điều đó mà nhiều nhà thầu gặp khó khăn trong các giai đoạn thi công sàn phẳng không dầm. Vậy nên trong bài viết này, LPC sẽ bật mí một số kinh nghiệm giúp nhà thầu có thể đạt chỉ tiêu thi công với loại sàn hiện đại này.

san-phang-khong-dam-1
Sàn phẳng không dầm

Sàn là cấu trúc quan trọng của công trình

Một công trình đa số có cấu trúc cơ bản bao gồm 3 phần: Phần móng, phần khung và phần mái. Quy trình thi công 3 phần này diễn ra tuần tự theo một thứ tự nhất định. Bắt đầu từ phần móng, phần khung và kế tiếp là thi công phần mái sàn.

Thi công sàn mái phải đảm bảo tuân theo quy trình nhất định từ khâu chuẩn bị đến khi hoàn thiện. Trước kia, người ta thường áp dụng giải pháp thi công sàn mái có dầm nhưng ngày nay, sàn phẳng không dầm được ưu tiên hơn cả. Bởi nó mang đến nhiều lợi ích về mặt kinh tế, kỹ thuật xây dựng và thẩm mỹ cho công trình của bạn. 

Kinh nghiệm thi công sàn phẳng không dầm

Thi công sàn không dầm được đánh giá là đơn giản, dễ thực hiện hơn so với loại sàn có dầm truyền thống. Mặc dù vậy, do mới xuất hiện ở Việt Nam nên nhiều nhà thầu vẫn gặp khó khăn khi thi công loại sàn này. Việc thiếu kinh nghiệm trong thi công sẽ khiến công trình của bạn dễ gặp phải trục trặc ngoài ý muốn.

Vậy nên khi thi công sàn phẳng không dầm, hãy chú ý tới một số điều dưới đây. 

1. Kiểm tra cốp pha sàn mái

Công đoạn chuẩn bị cốp pha cho quá trình thi công đổ bê tông sàn mái phải đảm bảo được ghép nối theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Đo đạc chính xác vị trí đặt cốp pha, cốp pha phải đảm bảo chắc chắn, kín thít chống mất nước khi đổ bê tông. Đồng thời kiểm tra độ vọng, cao độ đáy sàn tại nhiều vị trí khác nhau.

Cốt thép phải đảm bảo các tiêu chí: chủng loại, vị trí, số lượng, mật độ thép, chiều dài, nối, buộc thép phải theo thiết kế, làm sạch, đánh rỉ thép.

san-phang-khong-dam-2
Cốp pha sàn mái

2. Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông sàn mái

– Chuẩn bị nhân lực đầy đủ cùng các trang thiết bị máy móc đảm bảo cho quy trình đổ bê tông. Trước khi tiến hành thi công, phải vận hành máy trước để kiểm tra máy móc có bị lỗi gì không.

– Tính toán trước thời gian đổ bê tông để đảm bảo các công đoạn diễn ra đúng quy trình, đồng thời giúp người quản lý chủ động hơn trong việc thi công.

– Tính toán thật kỹ mặt bằng thi công đổ bê tông

– Tiến hành dọn dẹp, làm sạch cốp pha, cốt thép trước khi đổ bê tông.

– Đảm bảo an toàn lao động là yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ công trình xây dựng nào, đặc biệt là khi đổ bê tông trên độ cao mái. Nhà thầu cần phải liên tục theo dõi, đốc thúc công nhân làm việc an toàn, đúng quy trình. Tuyệt đối không làm tắt bỏ qua quy trình, vừa gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, vừa khiến họ gặp phải nguy hiểm.

3. Quy trình đổ bê tông sàn phẳng không dầm

Quy trình đổ bê tông sàn phẳng không dầm thực hiện nhanh chóng, không phức tạp, không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Sau khi cố định vị trí của cốp pha, bắt đầu tiến hành đổ bê tông vào sàn. Đổ từ từ, liên tục, không nghỉ giữa chừng để tránh xảy ra sự cố. Cách đổ bê tông cho sàn phẳng cũng tương tự giống sàn có dầm truyền thống. 

san-phang-khong-dam-3
Sàn phẳng

Sau khi đổ bê tông lên cốp pha, công nhân tiếp tục đầm gạt mặt xong. Chờ cho bê tông hay bớt hơi nước và khô se, tiến hành đầm lại thêm một lần nữa. Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy vết lõm ướt thì bê tông vẫn có thể đầm được. Nếu thấy dính không tạo thành vết lõm hoặc nổi nhiều nước thì còn sớm. Nếu bê tông lõm khô thì sẽ se lại không đầm thêm được. Khi trời nắng tốt, sau 2 giờ đầm lại sau khi đầm lần đầu, trời mát thì  sau 4 giờ đầm lại.

Trường hợp có nước nổi trên bề mặt thì rắc thêm một lớp bột xi măng mỏng, đều lên bề mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ xoa kỹ cho thật phẳng. Việc đầm lại có tác dụng tăng cường đọ chặt của bê tông cho khả năng chống thấm tốt, đồng thời tăng cường độ bê tông tuổi 28 ngày lên 10 -15%.

Mặt sàn được chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 đến 2m. Yêu cầu khi đổ phải thực hiện theo đúng quy trình, đổ xong một dải mới sang dải tiếp theo. 

Quá trình thi công phải đề phòng trời mưa và chuẩn bị phương tiện che chắn nếu có mưa. Đang thi công gặp mưa không được thi công tiếp mà phải đợi cho cường độ bê tông đạt đến 25 daN/cm2 thì mới được thi công tiếp. Mới đổ bê tông xong phải che chắn, chống bụi hoặc trời mưa ẩm ướt.

san-phang-khong-dam-4
Thi công sàn Ubot

Một số giải pháp sàn không dầm phổ biến hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay, sàn bóng, sàn Ubot, sàn S-VRO là 3 loại sàn không dầm được ứng dụng nhiều nhất trong các công trình xây dựng, Mỗi loại sàn đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Sàn bóng có thể giảm trọng lượng bê tông lên tới 35% nhưng lại khó định vị do bề mặt tròn của bóng.  Sàn S-Vro giá thành rẻ hơn các giải pháp khác nhưng gây bất tiện, khó khăn trong quá trình di chuyển. Còn lại, sàn Ubot được đánh giá là giải pháp tối ưu hơn khi kết hợp được những ưu điểm về mặt kinh tế lẫn thi công kỹ thuật. 

Việc lựa chọn giải pháp nào tối ưu còn tùy thuộc vào đặc điểm công trình mà bạn muốn thi công. Chẳng hạn như đối với những công trình có địa hình khó di chuyển thì không nên chọn sàn S-Vro. Mặc dù loại sàn này chi phí thi công rẻ hơn nhưng lại khó vận chuyển, gây mất thêm nhiều nhân lực và thời gian. Thay vào đó, sàn Ubot có nguyên liệu nhẹ, có thể chồng xếp lên nhau, dễ dàng vận chuyển mà không cần dùng đến máy móc hỗ trợ. Vì vậy, việc lựa chọn sàn Ubot là phù hợp nhất.

san-phang-khong-dam-5
Giải pháp sàn không dầm ubot

Kết luận

Quá trình đổ bê tông đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thi công các công trình. Bởi nó trực tiếp quyết định chất lượng, độ bền của công trình sau này.

Những nguyên tắc đổ bê tông đúng kỹ thuật trên đây sẽ giúp các nhà thầu xây dựng tạo ra sản phẩm cấu kiện bê tông chất lượng nhất, thực hiện thi công an toàn, hiệu quả và đảm bảo kỹ thuật cao nhất. Tuân thủ những nguyên tắc thi công sàn phẳng không dầm trên đây để tránh tình trạng các công trình thi công “chưa xây đã hỏng”, đảm bảo an toàn xây dựng và đúng kỹ thuật, đặc biệt là đối với các công trình giao thông.

Qúy Khách hàng cần tư vấn chi tiết hơn về Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot vui lòng để lại SĐT để Đội ngũ kỹ sư của LPC liên hệ tư vấn, hỗ trợ miễn phí. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết!