Search

GIẢI BÓNG ĐÁ NỘI BỘ CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG LÂM PHẠM

Chiều ngày 10/07/2020, tại sân bóng tuổi trẻ, Hà Nội  Ban lãnh đạo LPC đã tổ chức giải Bóng đá nội bộ “Lam Pham Construction”. Đây là một trong các hoạt động nhằm rèn luyện sức khỏe, nâng cao tinh thần thể thao, đoàn kết giữa các thành viên trong đại gia đình LPC.

https://lpc.vn/giai-bong-da-noi-bo-lam-pham-contruction/

Đã trở thành một hoạt động thể thao thường niên do Ban lãnh đạo công ty tổ chức. Từ nhiều năm với mục đích tạo ra một sân chơi lành mạnh, rèn luyện sức khỏe cho cán bộ nhân viên cũng như tạo môi trường giao lưu, gắn kế hơn nữa giữa các thành viên trong Công ty. Với tiêu chí đó, Giải bóng đá nội bộ “Lam Pham Construction” được tổ chức theo hình thức đá đấu trực tiếp với sự tham gia của tất cả các thành viên trong Công ty LPC chia thành 2 đội bóng. Giải có sự góp mặt của 2 đội là những hạt giống của đội tuyển Thiết kế kiến trúc LPC và Hành chính nhân sự LPC.

Ra sân trong thời tiết không được thuận lợi với cái nắng nóng oi ả của mùa hè Hà nội nhưng vẫn không làm nao núng tinh thần thi đấu của các cầu thủ.

https://lpc.vn/giai-bong-da-noi-bo-lam-pham-contruction/

Ngay sau khi tiếng còi khai cuộc bắt đầu, hai đội đã bước vào khí thế sôi nổi, vui tươi, hào hứng, tạo ra những pha ghi bàn đẹp mắt, được sự cổ vũ của khán giả đến xem. Trận tranh tài đã diễn ra sôi nổi, rực lửa một phần nhờ sự tham gia cổ vũ nhiệt tình từ các cô gái trẻ trung, năng động đến từ LPC. Những tiếng reo hò cổ vũ và những tràng pháo tay không ngớt từ cổ động viên như tiếp thêm sức mạnh cho các cầu thủ trên sân.

Đội hình ra sân của đội tuyển “Thiết kế Kiến trúc ” và đội tuyển ”Hành chính nhân sự” đều là những cầu thủ dạn dày kinh nghiệm. Ra sân với tiêu chí giao hữu nên tâm lý thi đấu của các cầu thủ rất thoải mái, cống hiến cho các cổ động viên nhiều pha bóng kỹ thuật.

https://lpc.vn/giai-bong-da-noi-bo-lam-pham-contruction/

Kết thúc hiệp 1 đội tuyển thiết kế kiến trúc tạm dẫn trước đội tuyển hành chính nhân sự với tỉ số 3 – 0.

https://lpc.vn/giai-bong-da-noi-bo-lam-pham-contruction/

Sau thời gian nghỉ giữa giờ, hai đội tiếp tục bước vào hiệp 2 lần này đã có sự thay đổi về cầu thủ cũng như chiến thuật riêng của từng đội. Những chàng trai cả hai đội tiếp tục thể hiện tinh thần thi đấu nỗ lực, nhiệt tình và đầy tự tin. Sau những màn rượt đuổi gay cấn, với lực lượng hùng hậu cùng chiều cao lý tưởng đội tuyển Thiết kế đã “quật ngã” đội quân Hành chính “thấp bé nhẹ cân” với chiến thắng giòn giã 4-1.

https://lpc.vn/giai-bong-da-noi-bo-lam-pham-contruction/

Với những pha bóng đẹp trên tinh thần đoàn kết, Fair – play nhất cùng với sự cổ vũ nhiệt tình, hùng hậu của lực lượng cổ động viên, giải bóng đá nội bộ “Lam Phạm Construction” đã kết thúc tốt đẹp.

Có thể nói, bên cạnh công việc bộn bề trước sức ép cạnh tranh ngày càng khốc liệt, nhưng LPC vẫn duy trì đều đặn các giải bóng nội bộ tạo sân chơi cho nhân viên tham gia, đã cho thấy sự quan tâm sâu sắc của Ban lãnh đạo Công ty  đến đời sống cũng như tạo môi trường làm việc và động lực để cán bộ nhân viên luôn luôn gắn kết, yên tâm công tác.

KHU NHÀ Ở XÃ HỘI – THỐNG NHẤT SMART CITY

Trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa, nhu cầu về nhà ở xã hội (NƠXH) cho nhóm đối tượng công nhân đang làm việc tại các KCN- KCX tại Miền Bắc ngày càng tăng cao. Xã hội hóa nhà ở cho công nhân tại KCN – KCX nhằm giúp cho hàng ngàn gia đình công nhân và người lao động được an cư và yên tâm lao động. Song, thực tế vẫn tồn tại nhiều mâu thuẫn và khó khăn trong việc phát triển nhà ở xã hội hay nhà lưu trú cho công nhân – Đó là: Nhu cầu chỗ ở của công nhân rất lớn nhưng các chủ doanh nghiệp sản xuất lại không chú ý đến việc xây nhà ở, hoặc nếu có thì các khu nhà ở do nhà nước và doanh nghiệp xây dựng không cạnh tranh được với nhà cho thuê của các hộ gia đình.

Tại Việt Nam, NƠXH có sự hỗ trợ của Nhà nước cho các đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở theo quy định của Luật. Tại nhiều nơi khác, NƠXH là loại nhà được cung cấp bởi nhà nước hoặc các tổ chức phi lợi nhuận dành cho người thu nhập thấp hoặc thu nhập không đáng kể, thường cho thuê hoặc cung cấp miễn phí cho người dân.

Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (hay còn gọi là Lam Pham Construction, viết tắt là LPC) được thành lập ngày 22/08/2007, là doanh nghiệp chuyên tư vấn thiết kế, lập dự án, quản lý và thi công các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp tai Pháp và Việt Nam.

Dự án Nhà ở xã hội Thống Nhất Smart City do Chủ Đầu tư Công ty CP Thương mại và Đầu tư phát triển Thống Nhất xây dựng đang làm thị trường bất động sản nhà đất tại Bắc Ninh nóng kên từng ngày, bởi nhu cầu đầu tư tăng cao.

Bắc Ninh là một trong 8 tỉnh thuôc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, nằm trong tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội – Hải Phòng- Quảng Ninh, có các tuyến giao thông chính thuận lợi bao gồm: Quốc lộ 1A nối Lạng Sơn – Hà Nội – TP Hồ Chí Minh; Quốc lộ 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài và cảng nước sau Cái Lân; quốc lộ 3 mới nối Hà Nội các tỉnh miền núi phía Bắc; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh – Hải Dương – Hưng Yên; vành đai 3 và vành đai 4 thành phố Hà Nội nối Bắc Ninh với các khu vực nằm trong vùng thủ đô; tuyến đường sắt liên vận nối TP Hồ Chí Minh – Hà Nội – Lạng Sơn đi Trung Quốc; tuyến đường sắt cao tốc nối Yên Viên – cảng nước sâu Cái Lân. Ngoài ra Bắc Ninh còn được bao bọc bởi các tuyến sông lớn gồm sông Cầu, sông Đuống, sông Thái BÌnh rất thuận lợi cho giao thông đường thủy. Các lợi thế trên đã tạo ra Bắc Ninh là một địa bàn mở, nơi giao thoa giữa các trục và hành lang kinh tế trọng điểm quốc gia, thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế với các khu vực trong nước và trên thế giới, thuận lợi cho việc phát triển toàn diện nền kinh tế – xã hội.

Dự án Khu Nhà ở Thống Nhất Smart City quy mô 10 ha thuộc địa giới hành chính tại xã Yên Trung và xã Thụy Hòa, huyên Yên Phòng, tỉnh Bắc Ninh. Là dự án được lập quy hoạch với các nguyên tắc bố trí về giao thông, cảnh quan cây xanh, chiều cao công trình được phê duyệt theo quy hoạch chung của thành phố.

Giải pháp quy hoạch của dự án căn cứ vào công năng sử dụng, dây truyền sử dụng của từng công trình phù hợp với quy hoạch chung. Tạo nên một tổng thể hài hòa cân đối cho khu đất quy hoạch và ăn nhập với tổng thể xung quanh. Đảm bảo tính tiếp cận tốt, không gian cây xanh, đường dạo, sân vườn, tiểu cảnh được tổ chức rõ ràng, mạch lạc tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái cho người sử dụng. Các khối công trình được thiết kế hình khối hiện đại và bao gồm những tiện ích rất thiết thực vưới nhu cầu sử dụng của cư dân sau này.

1.   Nhà ở công nhân

khu-nha-o-xa-hoi-thong-nhat-smartcity

– Các khối Nhà ở công nhân được bố trí tạo nên quần thể cân đối. Kết hợp ngôn ngữ kiến trúc hiện đại, công nghiệp, đơn giản, hình khối chắc khỏe, ấn tượng, vừa mang ngôn ngữ chung của tổng thể tạo nên sự thống nhất và hài hòa, tạo được điểm nhấn không gian và  nói lên tầm quan trọng nhƣng vẫn hòa mình vào không gian công nghiệp của vùng

– Màu sắc sử dụng nhẹ nhàng, sạch sẽ, tạo cảm giác dễ chịu. Kết hợp với cách phối màu với những mảng màu đơn giản, mạnh mẽ, thể hiện sự mới lạ, tươi trẻ và sự vận động cùng xã hội. Tất cả những yếu tố đó kết hợp mang đến cảm giác gần gũi cho người sử dụng và tiếp cận. Về mặt thị giác đây vùa là cách tạo điểm nhấn cho các khối công trình trong dự án vừa là 1 thủ pháp góp phần tạo sự hài hòa với tổng thể xung quanh.

– Trong giải pháp bố trí mặt bằng có phần đường giao thông bám xung quanh phục vụ cho nhu cầu sử dụng, đi lại và phòng cháy chữa cháy dễ dàng tiếp cận. Về mặt không gian là khoảng không giữa các khối nhà tạo cảm giác thông thoáng.

– Sảnh vào chung cư được bố trí tiếp cận từ hai phía với sân vườn cảnh quan đáp ứng nhu cầu đi lại của cư dân. Sảnh thang hàng được bố trí riêng biệt, dễ dàng tiếp cận từ đường giao thông, đảm bảo tính tiếp cận và tính phục vụ cần thiết cho thang hàng.

– Các công trình được bố trí tận dụng tối đa diện tích khu đất để tổ chức các khối nhà, nhưng vẫn đảm bảo các khoảng lùi phù hợp, đảm bảo không gian cây xanh, cảnh quan phù hợp. Về mặt diện tích sử dụng đảm bảo diện tích cho các căn hộ, đường dạo, cây xanh và sân chơi.

– Các công năng chính

  • Tầng hầm: để xe và không gian kỹ thuật
  • Tầng 1: Bố trí căn hộ, sảnh chính, phòng sinh hoạt cộng đồng và các phòng kỹ thuật
  • Tầng 2-9: Bố trí các căn hộ
  • Tầng kỹ thuật: Phòng kỹ thuật thang máy, tum thang

2. Nhà ở liền kề

– Các khối nhà được liên kết với nhau, mỗi khu phố sẽ có hình thức kiến trúc riêng biệt nhƣng vẫn thể hiện rõ ngôn ngữ kiến trúc, nhịp điệu kiến trúc khi hòa vào tổng thể xung quanh.

– Các nhà đều có khoảng sân phía trước đảm bảo khoảng lùi trong chỉ giới xây dựng, phía mặt sau có khoảng nhìn thông thoáng khi đƣợc thiết kế khoảng xanh chung.

– Màu sắc sử dụng nhẹ nhàng, tuy nhiên nhấn ở các phân vị tầng, các mảng liên kết với khối nhà bên cạnh để tạo thành một tổng thể hài hòa.

– Hình thức công trình được thiết kế hiện đại, công năng linh hoạt theo từng tầng, linh hoạt với các nhu cầu khác nhau của khách hàng.

– Các công năng chính:

  • Tầng 1: Không gian để xe
  • Tầng 2: Không gian đa năng
  • Tầng 3: Không gian bếp + phòng khách
  • Tầng 4-6: Không gian các phòng ngủ, phòng sinh hoạt chung

3. Nhà văn hóa

– Công trình được thiết kế với hình thức kiến trúc hiện đại, với lối thiết kế hành lang bên chạy xung quanh 3 mặt của công trình nhằm tối ưu hóa sự tiếp cận của cƣ dân vào công trình, cũng như là thiết kế mở, tạo tầm nhìn thông thoáng cho công trình.

– Màu sắc sử dụng nhẹ nhàng, hài hòa để tạo cảm giác thân thiện với không gian xung quanh.

– Các công năng chính:

  • Tầng 1: Không gian hội trường
  • Tầng 2: Không gian đa năng
  • Tầng 3: Phòng truyền thống, thƣ viện, các phòng câu lạc bộ

4. Trạm y tế

– Công trình được bố trí tận dụng tối đa diện tích khu đất , đảm bảo các khoảng lùi phù hợp, đảm bảo không gian cây xanh, cảnh quan phù hợp.

– Mặt bằng thiết kế hành lang giữa, kết nối với nhau qua sảnh chính tầng 1 để lan tỏa đi các không gian chức năng, nhằm tối ƣu hóa diện tích sử dụng của công trình.

– Hình thức hiện đại, một khối độc lập với các chức năng khám chữa bệnh tại chỗ, điều trị các căn bệnh nhẹ có thể xử lý trƣớc khi đƣợc chuyển lên tuyến trên.

– Các công năng chính:

  • Tầng 1: Sảnh chính, phòng cấp cứu, phòng trực, phòng tuyên truyền, quầy thuốc, phòng tiêm chủng, phòng khám, phòng chuẩn đoán hình ảnh
  • Tầng 2: Kho dụng cụ, phòng tiệt trùng, phòng sinh, phòng DVKH hóa gia đinh, phòng khám chuyên khoa, phòng nghỉ sau sinh, phòng lƣu bệnh nhân
  • Tầng 3: Phòng nghỉ nhân viên, phòng trạm trưởng, phòng họp, phòng ăn và bếp, phòng lưu bệnh nhân, phòng chữa bệnh bằng phương pháp y học cổ truyền.

5. Công trình thương mại

Công trình thương mại nằm ở vị trí đẹp, nó đóng vai trò làm điểm nhấn cho dự án

Hình thức kiến trúc hiện đại, độc đáo, màu sắc nhẹ nhàng, hình khối ăn nhập với các khối nhà liền kề xung quanh tạo thành một quần thể thống nhất.

– Các công năng chính:

  • Tầng hầm: để xe và không gian kỹ thuật
  • Tầng 1-4: Không gian thương mại
  • Tầng 5: Không gian GYM
  • Tầng 6: không gian Cafe
  • Tầng Kỹ thuật: Tum thang, phòng kỹ thuật thang máy

6. Trường học liên cấp

– Công trình được tổ hợp bởi nhiều khối, kết nối với nhau qua khối trung tâm có hướng nhìn ra sân phía sân chung.

– Các khối liên kết với nhau rất chặt chẽ về công năng sử dụng, tạo sự thuận tiện trong việc quản lý, điều hành và sinh hoạt học tập của toàn bộ giáo viên, học sinh trong dự án.

– Công trình được thiết kế với hình thức hiện đại, hướng nhìn mở, các khối công trình được bố trí sen kẽ nhau với các mảng cây xanh, sân vườn.

– Công trình gồm các khối tổ hợp nên giải pháp kiến trúc đưa ra là tách khe lún giữa các khối để việc thi công độc lập, địa chất công trình không ảnh hưởng quá lớn khi mặt bằng kéo dài, tuy nhiên vẫn đảm bảo sự liên kết là một công trình. – Khối chính của công trình sẽ kết nối với khối chính của Trường học liên cấp của dự án Khu nhà ở xã hội Thống Nhất Smart City, giúp trẻ dễ tiếp cận khi thay đổi.

Nguồn: lpc.vn

NHÀ PHỐ – TOP 3 KIỂU MẪU NHÀ PHỐ NỔI BẬT NĂM 2020

Những năm trở lại đây, xu hướng thiết kế nhà phố đang là một chủ đề “hot” được rất nhiều người quan tâm. Trong thời đại phát triển tập trung ở thành phố lớn, mẫu thiết kế nhà phố trở thành mẫu thiết kế đặc trưng với phong cách sống hiện đại và tiện nghi.

Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn thiết kế, LPC chia sẻ với bạn đọc top 3 kiểu mẫu thiết kế nhà phố nổi bật năm 2020 để các bạn có những cái nhìn mới mẻ hơn trong việc lựa chọn phong cách sống.

1. Mẫu nhà phố mái thái

Mẫu nhà mái thái có vẻ như đã rất quên thuộc và phổ biến từ trước. Ban đầu, có thể bạn sẽ nghĩ đây là một lối kiến trúc khá cũ và không nổi bật. Tuy nhiên với xu hướng phát triển hiện nay, nhà mái thái đã được thiết kế trở thành lối kiến trúc có tính thẩm mỹ cũng như sự tiện ích cao.

nha-pho-mai-thai
Nguồn: gemdecor.vn

Đặc trưng của nhà mái thái 

Nhà mái thái thường được những nhà cấp 4 hoặc các biệt thự ưa chuộng nhiều hơn bởi đặc trưng về tính che phủ và tạo sự kiên cố cho căn nhà. Nhà mái thái sẽ phô ra được những kiến trúc cầu kì của mái nhà, mang lại những vẻ đẹp vô cùng độc đáo và mới lạ.

Loại mái này cần nhiều hơn hai mái để thiết kế theo kiểu đối xứng hoặc kiểu lệch. Mái nhà thường có dạng ngói và được xếp chồng lên nhau theo hướng dốc .

Các bộ phận chính của mái thái bao gồm: phần mái, cửa chính, cửa sổ và mái che đầu.

Ưu điểm của nhà mái thái

  • Tính thẩm mỹ cao:

Kiến trúc mái thái được đưa vào thiết kế biệt thự rất nhiều vì nó mang lại vẻ đẹp sang trọng cho căn nhà.

Đối với những căn nhà phố hiện đại, thường là nhà ống vuông vức kết hợp với kiểu mái thái sẽ kiến cho căn nhà có vẻ đẹp hài hòa, thanh thoát.

Nhà mái thái sẽ khiến cho ngôi nhà của bạn trông vững chắc và kiên cố hơn.

  • Phong thủy tốt

Theo quan niệm, kiểu nhà mái thái có độ dốc về hai bên sẽ tránh được việc tích tụ hung khí và mang lại may mắn cho chủ nhà.

  • Tính ứng dụng cao:

Kiểu thiết kế mái dốc che phủ được taoàn bộ căn nhà, cùng với thiết kế giật cấp nên mái nhà có khả năng tản nhiệt tốt, nước mưa cũng dễ dàng trôi đi bảo vệ ngôi nhà khỏi thấm dột hay bị ứ đọng nước trên mái.

  • Đa dạng trong cách thiết kế

Được làm từ nhiều chất liệu và có nhiều cách thiết kế khác nhau, nhà phố mái thái sẽ giúp chủ nhà có nhiều lựa chọn phù hợp với phong cách của mình, đa dạng nhu cầu của khách hàng.

Nhược điểm của nhà phố mái thái

  • Thời gian hoàn thiện lâu:

Vì loại kiến trúc mái nhà này có tính thẩm mỹ và tính năng cao, đòi hỏi kiến trúc sư phải thiết kế cầu kì nên mất nhiều thời gian hoàn thiện.

Sau một thời gian sử dụng, bạn cũng cần phải thi công sửa lại mái, vì loại mái này có nhiều chi tiết nên thời gian sửa chữa cũng lâu hơn.

  • Chi phí cao

Yêu cầu tỉ mỉ, độ chính xác cao nên đây cũng là lí do khiến việc xây dựng mái nhà kiểu này sẽ tốn chi phí so với thông thường

2. Mẫu nhà phố lệch tầng

Đây hiện đang là một mẫu thiết kế độc đáo và có phần khác lạ so với nhà phố hiện đại. Kiến trúc nhà lệch tầng đang dần trở nên phổ biến hơn trong các khu đô thị lớn đặc biệt là những ngôi nhà có phần diện tích đất nhỏ và hạn chế không gian sử dụng.

Đặc trưng nhà phố lệch tầng

Kiểu kiến trúc nhà phố này có hai dạng đặc trưng:

Dạng thứ 1:  Nâng phần sau bếp và nhà ăn lên ít bậc để phân chia không gian với phía trước nhà. Và ở phía sau nhà sẽ thiết kế cầu thang đi lên theo kiểu kiến trúc đan xen qua lại để lên các tầng trên và yêu cầu cách mặt bằng nhà vài bậc để phân chia không gian phía sau với phía trước nhà.

Cách này yêu cầu mặt bằng nhà lệch tầng của từng tầng sẽ lệch nhau.

Dạng thứ 2: Mẫu thiết kế lệch tầng kiểu này sẽ tạo một sàn lửng, có cầu thang đi lên. Sàn lửng này có thể được sử dụng để bố trí bếp ăn. Phần sau nhà có độ cao thấp thì có thể để thành nhà kho, chỗ để xe, …

Cách này sẽ bị hạn chế về mặt không gian khi cần mở rộng và cảm giác bị bó hẹp nên không nhiều người sử dụng.

Nhìn chung, cách thiết kế này đòi hỏi sự cầu kì cũng như tính toán kĩ lưỡng của kiến trúc sư. Về mặt chi phí, mẫu thiết kế này cũng đòi hỏi chi phí đầu tư lớn hơn. 

Ưu điểm nhà phố lệch tầng

Đối với sự hạn hẹp trong không gian sống hiện nay, thì nhà phố lệch tầng vừa là một kiểu kiến trúc lạ, vừa mang đến tính ứng dụng cao. Đặc biệt, kiểu nhà này kết hợp được rất nhiều phong cách khác nhau sẽ mang lại những trải nhiệm mới mẻ cho gia đình bạn.

  • Không gian sống thông thoáng :

Vì cầu thang được thiết kế ở giữa và xung quanh là các phòng chức năng, nếu kết hợp thêm giếng trời thì tổng thể ngôi nhà sẽ lấy được toàn bộ ánh sáng tự nhiên, tạo cảm giác rộng rãi hơn. Đối với sự chênh lệch về mặt bằng giữa các phòng, kiểu không gian này sẽ giúp cho gió và không khí được lưu thông tốt hơn trong căn nhà.

  • Tạo cảm giác rộng rãi:

Điểm đặc biệt trong kiến trúc nhà lệch tầng chính là không giới hạn về độ cao của các tầng. Điều này khiến cho không gian bố trí trở nên linh động hơn, tùy vào nhu cầu sử dụng mà có thể tạo thêm các phòng chức năng lửng như không gian đọc sách, không gian phơi đồ, ban công, sân thượng, …

  • Mang lại tầm nhìn đẹp:

Trong các khu đô thị chật hẹp, đối với nhà ở thông thường sẽ gặp phải các vấn đề về thiếu sáng, không gian bị tù túng, tuy nhiên một căn nhà lệch tầng sẽ giải quyết được các vấn đề này.

Một ngôi nhà lệch tầng đẹp sẽ mang đến không gian mới lạ, các góc nhìn đa dạng, phong phú. Với cách thiết kế đón ánh sáng thì việc đưa cây xanh vào trong nhà tạo cảm giác gần gũi với thiên nhiên cùng với đó thiết kế chênh lệch về độ cao các tầng khiến cho ngôi nhà có không gian mở và mang lại vẻ đẹp vô cùng phá cách.

Nhược điểm nhà phố lệch tầng:

  • Chi phí đầu tư cao:

Kiến trúc của nhà lệch tầng khá phức tạp, vì vậy đòi hỏi kiến trúc sư phải có chuyên môn cao và có sự tính toán kĩ lưỡng. Bên cạnh đó, thiết kế nhà kiểu này có nhiều chi tiết trong thi công và trang trí cùng với những khó khăn trong việc tạo đường ống thoát nước nên chi phí sẽ cao hơn nhà ống thông thường

  • Tính an toàn:

Vì nhà lệch tầng có nhiều cầu thang lên xuống và thường ngay trước cửa các phòng nên đây cũng là một vấn đề khi nhà bạn có trẻ nhỏ hoặc người già.

  • Có phần bất tiện trong sử dụng:

Nếu như các phòng không có nhà vệ sinh khép kín thì đây cũng là một vấn đề khi nhiều tầng phải sử dựng chung một không gian vệ sinh, điều này sẽ gây mất thời gian cho các thành viên trong gia đình.

3. Nhà phố mái bằng

Nhà phố mái bằng có lẽ là kiểu nhà phổ biến hiện nay trong các đô thị mang theo phong cách hiện đại, vô cùng nhiều cách thiết kế đang nhận được sự quan tâm của rất nhiều chủ đầu tư.

Đặc trưng của nhà phố mái bằng

Nhà phố mái bằng với đặc trưng một mái liền phủ toàn bộ mái ngôi nhà và thiết kế mái bằng cách đổ bê tông.

Kiểu thiết kế này có đường nét vuông vắn, độ dốc nhỏ và kết cấu bền vững, nhấn mạnh về mặt hình khối và kiến trúc của công trình.

Các kiến trúc sư thường kết hợp khéo léo đưa thiên nhiên và tiểu cảnh vào trong ngôi nhà.

Ưu điểm của nhà thiết kế mái bằng

  • Về mặt thẩm mỹ:

Nhà phố thiết kế kiểu mái bằng chưa bao giờ là lỗi thời. Lấy phong cách kiến trúc hiện đại làm chủ đạo, ngôi nhà mang lại cảm giác gọn nhẹ, đơn giản mà sang trọng.

  • Phong cách thiết kế linh hoạt:

 Với sự sáng tạo độc đáo, các kiến trúc sư có thể lồng ghép cây xanh và tiểu cảnh vào trong nhà, tạo cảm giác thoải mái và tươi mát mang đến một không gian sống xanh.

Việc tận dụng mặt sàn của mái có thể làm sân thượng, giếng trời, không gian phơi đồ, hoặc không gian thư giãn sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều.

Ngoài ra phần cổng có thể được thiết kế theo nhiều cách khác nhau phù hộ với sở thích của chủ nhà.

  • Chi phí không quá tốn kém:

Vốn dĩ thiết kế nhà mái bằng tập trung thiết kế hình khối đơn giản nên việc thi công và phối đồ nội thất trở nên dễ dàng hơn, từ đó kinh phí để đầu tư cũng không quá lớn.

  • Sự an toàn:

Nhà phố mái bằng có ưu điểm là độ dốc nhỏ, chính vì thế chịu áp lực của gió bão ít, kết cấu bền chắc, khả năng chống cháy cao.

Nhược điểm của nhà phố mái bằng

  • Không phân tán được nhiệt:

Thiết kế mái được đổ bằng bê tông và lớp hồ được quét bên trên để chống thấm nên không tản được nhiệt, tạo cảm giác nóng bức. ( Tuy nhiên với sự thiết kế hiện đại như ngày nay chúng ta có thể dễ dàng thêm các vật liệu chống nóng cho căn nhà)

  • Kết cấu nặng:

Chủ yếu nhà mái bằng được xây dựng và đổ mái bê tông, sử dụng nhiều vật liệu sắt thép nên tổng thể kết cấu sẽ nặng hơn thông thường.

  • Một số bất tiện khác :

Nhà mái bằng thì việc thoát nước sẽ khó khăn hơn và sẽ có những vệt nước đọng hay những vết ố trên mặt sàn khiến chúng ta cảm thấy khó chịu.

Trên đây là những gợi ý của LPC về các kiểu nhà phố nổi bật nhất hiện nay. Có thể thấy mỗi một kiểu kiến trúc đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, nên chúng ta có thể cân nhắc, tùy thuộc vào hoàn cảnh để lựa chọn cho mình các kiểu kiến trúc nhà phố khác nhau. LPC hi vọng rằng, bài chia sẻ trên sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho quý bạn đọc và mong rằng các bạn có thể có nhiều cái nhìn mở rộng hơn trong việc lựa chọn phong cách nhà phố phù hợp.

Nguồn: lpc.vn

CÔNG TRÌNH XANH – VÌ SAO NHIỀU CHỦ ĐẦU TƯ LẠI QUYẾT ĐỊNH XÂY DỰNG CHO NHÀ Ở XÃ HỘI ?

Những năm gần đây, yếu tố xanh trong các dự án bất động sản công trình xanh của Việt Nam đã được quan tâm và phát triển nhiều hơn. Với lợi ích thiết thực là hạn chế tác động xấu tới môi trường, các công trình xanh còn đem đến điều kiện sống tốt hơn cho người sử dụng

Xây dựng nhà ở xã hội đã khó, nên việc đưa tiêu chí “xanh” vào đối tượng này cũng gặp không ít khó khăn cho các Chủ Đầu tư. Tuy nhiên, thách thức này lại luôn đem lại nguồn cảm hứng để các Chủ Đầu tư và đơn vị thiết kế tạo nên các công trình xanh đẹp. Nó cũng là nhu cầu thiết yếu của doanh nghiệp để giữ chân CN của mình.

Ông Đỗ Đức Đạt – Tổng giám đốc Capital House, người đã “dũng cảm” bỏ ra 2 triệu USD tài trợ cho các dự án với mục tiêu mong muốn ngày càng nhiều công trình xây dựng xanh trên đất nước Việt Nam, rằng: “Tại sao công trình xanh cứ nhất thiết phải là công trình cao cấp? Nhà ở xã hội của Singapore đã tiếp cận với công trình xanh. Và tôi nghĩ, mỗi người dân Việt Nam đều xứng đáng được thụ hưởng điều này”.

Công trình xanh (hay còn gọi là kiến trúc xanh hoặc toà nhà thân thiện môi trường) là sự kết hợp giữa kiến trúc và áp dụng quá trình mang tính chất thân thiện với môi trường và tận dụng tối ưu tài nguyên trong suốt toàn bộ chu kì hoàn thành của một toà nhà: từ lúc lên kế hoạch thiết kế, xây dựng, hoạt động, bảo trì, cải tạo và phá huỷ. Điều này đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ của nhà thầu, kiến trúc sư, kỹ sư và khách hàng ở tất cả các giai đoạn của dự án. Việc thực hiện Công trình xanh mở rộng và bổ sung các mối liên quan về kinh tế tiện ích, sự bền vững và thoải mái trong các thiết kế kiến trúc cổ điển.

Hiện tại có rất nhiều tiêu chí để đánh giá về chất lượng Công trình xanh tại Việt Nam. Và đương nhiên mỗi tiêu chuẩn sẽ có những nhận đinh, đánh giá khác nhau. Vậy đối với Chủ Đầu tư dự án Nhà ở xã hội thì sao?

1. Giảm thiểu chi phí vận hành và duy tu công trình

Công trình xanh thường được cho là có chi phí xây dựng quá cao, thiếu tính khả thi về mặt tài chính. Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra chi phí xây dựng công trình xanh cao hơn không đáng kể so với các dự án xây dựng thông thường. Nhìn chung, áp dụng thiết kế xanh ngay từ khi bắt đầu dự án là phương pháp hiệu quả để hạn chế chi phí phụ trội. Thêm vào đó, công trình xanh còn mang lại nhiều lợi ích về mặt kinh tế.

  • Tiết kiệm năng lượng và nước. Hiệu quả sử dụng tài nguyên nhờ vào thiết kế và công nghệ xanh giúp giảm thiểu đáng kể chi phí vận hành, nhanh chóng bù lại cho các chi phí phụ trội của dự án cũng như tiết kiệm về lâu dài. Số tiền trước đây dành cho chi phí tiện ích có thể được sử dụng cho những mục đích khác.
  • Gia tăng giá trị công trình: Trước thực trạng các chi phí năng lượng tăng, chi phí vận hành thấp và bảo trì dễ dàng sẽ giúp giảm tỷ lệ diện tích trống và tăng giá trị công trình.
  • Giảm áp lực cơ sở hạ tầng. Công trình sử dụng năng lượng hiệu quả làm giảm nhu cầu đặt ra cho lưới điện và hệ thống cấp nước địa phương, giúp tối ưu công suất của hệ thống cơ sở hạ tầng.
  • Nâng cao năng suất lao động. Năng suất lao động của nhân viên tỷ lệ thuận với điều kiện môi trường bên trong công trình, là minh chứng cho những cải thiện đạt được khi áp dụng các nguyên tắc xanh
  • Công trình xanh có sự tính toán đến chi phí trong toàn bộ vòng đời của công trình, trong khi công trình thông thường chỉ tập trung vào chi phí thiết kế và xây dựng ban đầu.

2. Đảm bảo sức khỏe và tiện nghi cho người sử dụng công trình

  • Cải thiện sức khỏe. Chất lượng môi trường bên trong công trình không đảm bảo do các nguyên nhân như thiếu sự không khí, thiếu ánh sáng, ẩm mốc, chênh lệch nhiệt độ, chất liệu đồ nội thất, thuốc trừ sâu, chất kết dính và sơn độc hại, nồng độ chất ô nhiễm cao (thường cao hơn ngoài trời 10 đến 100 lần) góp phần gây ra các bệnh về hô hấp, dị ứng, buồn nôn, đau đầu và phát ban. Công trình xanh chú trọng đến hệ thống thông gió và các vật liệu không độc hại, ít phát thải nhằm tạo nên môi trường sống và làm việc tiện nghi và an toàn cho sức khỏe con người.
  • Nâng cao chất lượng cuộc sống. Việc các chủ đầu tư xác định cung cấp đày đủ các tiện nghi cuộc sống như Trường học, Trạm y tế, Trung tâm Thương mại, Nhà Văn hóa thiết kế xanh có môi trường và không khí trong lành hơn, làm giảm tình trạng nghỉ bệnh và nâng cao cuộc sống. Giúp CN thoải mái trong công việc
  • Lối sống và giải trí lành mạnh hơn. Yếu tố cốt lõi của thiết kế bền vững chính là giữ gìn môi trường tự nhiên. Điều đó mang đến rất nhiều cơ hội rèn luyện và giải trí. Công trình xanh hướng tới tạo điều kiện khuyến khích sử dụng xe đạp và các phương tiện giao thông công cộng, nhờ đó giảm áp lực cho hệ thống giao thông cũng như tăng cường sức khỏe cho con người.

3. Bảo vệ môi trường

  • Giảm khí thải: Chất gây ô nhiễm từ nhà máy nhiệt điện là một phần nguyên nhân của biến đổi khí hậu, gây nên các vấn đề về chất lượng không khí như mưa a-xít hay sương khói và đe dọa sức khỏe con người. Các giải pháp công trình xanh như sử dụng năng lượng mặt trời, chiếu sáng tự nhiên và các tiện ích giao thông công cộng làm tăng hiệu quả sử dụng năng lượng và giảm khí thải độc hại.
  • Bảo tồn nguồn nước: Tái chế nước mưa và nước xám để sử dụng cho nhà vệ sinh và tưới tiêu có thể giúp tiết kiệm đáng kể nước sinh hoạt và bảo tồn tài nguyên nước.
  • Quản lý nước mưa: Nước mưa chảy tràn có thể gây xói mòn, ngập lụt và mang theo chất gây ô nhiễm vào nguồn nước. Công trình có thể kiểm soát và tận dụng nguồn nước mưa bằng các phương pháp như thu nước mưa, chuyển hướng dòng chảy, sử dụng vật liệu thấm nước cho cảnh quan hoặc lắp đặt mái xanh.
  • Điều hòa nhiệt độ. Đặc tính giữ nhiệt của các tòa nhà cao tầng và vật liệu xây dựng như bê tông hay nhựa đường là nguyên nhân chính gây ra hiệu ứng đảo nhiệt đô thị. Dự án có thể góp phần giải quyết vấn đề này nhờ tối ưu thiết kế, lựa chọn khu đất cũng như trồng thêm nhiều cây xanh trong khu đất xây dựng.
  • Giảm thiểu chất thải và ô nhiễm: Việc giảm thiểu phát thải đòi hỏi sự tính toán tỉ mỉ xuyên suốt quá trình thiết kế, xây dựng và vận hành công trình. Công trình xanh giúp hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường thông qua chiến lược 3R (Giảm thiểu – Tái sử dụng – Tái chế). Ví dụ, khi giảm diện tích không thấm nước, công trình có thể góp phần giảm lượng nước mưa chảy tràn và nhiệt độ bề mặt cảnh quan. Chúng ta cũng có rất nhiều cơ hội tái sử dụng những kết cấu có sẵn hay tái chế, tái sử dụng vật liệu trong khu vực công trình.

4. Tạo lợi thế cạnh tranh trên thị trường

Việc phát triển các dự án Công trình Xanh Nhà ở Xã hội, Nhà ở Công nhân đã trở thành lợi thế cạnh tranh của các Chủ Đầu tư trên thị trường Xây dựng và Bất Động sản. Không chỉ đem lại lợi ích cho bản thân doanh nghiệp, khách hàng mà còn cho cả xã hội

Các công trình xanh khi vận hành cũng góp phần không nhỏ đối với quá trình phát triển đô thị như giảm thiểu tác động xã hội; tạo lập môi trường sống bền vững; thay đổi và chỉnh trang hạ tầng kiến trúc; quảng bá hình ảnh đô thị; thu hút đầu tư nước ngoài vào TP và phát triển kinh tế du lịch.

cong-trinh-xanh

Việc xây dựng tập trung nghiên cứu và thúc đẩy các Công trình xanh đối với các hạng mục Nhà ở xã hội , Nhà ở Công nhân không những mang lại lợi ích cho Chủ Đầu tư, còn mang đến lợi ích cho toàn xã hội.

Những rủi ro thường gặp khi đi thuê tư vấn thiết kế

Để cho ra đời một công trình xây dựng chất lượng, vừa đảm bảo an toàn lại vừa có giá trị thẩm mỹ là điều không hề đơn giản. Việc các chủ đầu tư tìm đến công ty tư vấn thiết kế để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn trong quá trình thiết kế kết cấu, kiến trúc công trình là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải ai cũng lường trước được những rủi ro mà mình có thể sẽ gặp phải khi đi thuê tư vấn thiết kế xây dựng.

Tư vấn thiết kế là gì?

Tư vấn thiết kế là một loại hình tư vấn đa dạng trong công nghiệp xây dựng, kiến trúc, quy hoạch đô thị và nông thôn… Sản phẩm của ngành Tư vấn xây dựng là sản phẩm “chất xám” được thể hiện trên các bản báo cáo, các bản vẽ thiết kế, quy hoạch của các dự án.

Tư vấn thiết kế giúp tạo nên công trình chất lượng nhất

Đội ngũ tư vấn thiết kế sẽ lên ý tưởng, sáng tạo và đề xuất phương án thiết kế phù hợp dựa trên nền tảng nhu cầu của khách hàng. Trong quá trình này, chủ đầu tư có thể tham gia góp ý, chất vấn về các vấn đề chữ rõ hoặc cảm thấy không phù hợp trong phương án đề xuất. Đơn vị tư vấn thiết kế có trách nhiệm giải đáp, phản biện làm rõ các đề xuất họ đưa ra để chứng minh phương án là khả thi, phù hợp và tối ưu nhất cho công trình.

Quy trình Tư vấn thiết kế gồm những công đoạn nào?

Tư vấn thiết kế là một quy trình gồm nhiều bước có liên quan chặt chẽ với nhau, bao gồm:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin

Công ty tư vấn tiếp nhận thông tin sơ bộ về công trình và mong muốn hỗ trợ từ phía khách hàng / chủ đầu tư.

Bước 2: Tư vấn viên chủ trì thiết kế trao đổi trực tiếp với khách hàng

Sau khi phân tích thông tin ban đầu, công ty sẽ chọn ra tư vấn viên phù hợp để làm việc và hỗ trợ Khách hàng trong suốt quá trình triển khai dự án. Tư vấn viên sẽ liên hệ tư vấn sơ bộ về phương hướng thiết kế và quy trình hợp tác giữa 2 bên sau khí đồng ý thỏa thuận ký kết Hợp đồng.

Bước 3: Ký kết hợp đồng

Sau khi đạt được các thỏa thuận, 2 bên sẽ ký kết hợp đồng tư vấn thiết kế

Bước 4: Tư vấn và triển khai thiết kế

Sau khi ký kết hợp đồng, đơn vị tư vấn thiết kế sẽ bắt đầu triển khai đề xuất các phương án thiết và phản biện – thuyết phục Chủ đầu tư về các phương án đưa ra. Trong trường hợp khách hàng / chủ đầu tư có phần nào thấy chưa thỏa đáng, cần tìm hiểu sâu hơn, tư vấn viên có trách nhiệm giải thích cho khách hàng.

Sau khi đề xuất được thông qua, đơn vị tư vấn thiết kế sẽ hiện thực hóa chi tiết phương án đó lên bản vẽ chi tiết thực tế.

Khách hàng và tư vấn viên trao đổi trực tiếp trong quá trình tư vấn

Bước 5: Bàn giao bản vẽ thiết kế chi tiết và hoàn tất hợp đồng.

Đơn vị tư vấn thiết kế bàn giao bản vẽ. Hai bên thẩm định, kiểm tra và hoàn tất thanh toán hợp đồng.

Tùy theo tính chất và quy mô công trình, những bước trên đây có thể thay đổi và linh hoạt.

Những rủi ro thường gặp khi đi thuê tư vấn thiết kế

Ý tưởng thiết kế không hợp lí dẫn đến hiệu quả sử dụng công trình không cao

Có rất nhiều trường hợp tư vấn viên chủ trì không thực sự hiểu được nhu cầu khách hàng, chủ quan trong việc khảo sát công trình trước khi bắt tay vào thực hiện, đã dẫn đến việc đưa ra những ý tưởng thiết kế không hợp lí, không thực sự tối ưu và phù hợp cho khách hàng.

Khách hàng nếu là những người không có chuyên môn về thiết kế xây dựng thường sẽ hoàn toàn tin tưởng tư vấn viên của mình, đến khi công trình được đưa vào sử dụng mới nhận ra những bất cập, thiếu sót. Điều này dẫn đến hiệu quả sử dụng công trình không cao, gây mất niềm tin của khách hàng và uy tín của công ty tư vấn. Bởi vậy, việc lựa chọn một đơn vị uy tín và có chuyên môn cao là việc vô cùng quan trọng.

Hồ sơ thiết kế không đáp ứng chất lượng, sai sót nhiều trong việc khớp nối

Thông thường, khách hàng sẽ không thể tự mình đánh giá chính xác được chất lượng của hồ sơ thiết kế, bởi vậy, có nhiều trường hợp khách hàng nhận được những hồ sơ thiết kế không đáp ứng được chất lượng, tính chuyên môn kĩ thuật không cao mà không hề hay biết. Những hồ sơ kĩ thuật kém chất lượng sẽ gây khó khăn cho đội ngũ thi công, và sẽ dẫn đến một thành quả kém chất lượng, không đạt yêu cầu và mong muốn của người sử dụng. 

Các đơn vị thiết kế không khảo sát thực tế hiện trường dẫn đến nhiều bất cập trong triển khai thi công

Quá trình tư vấn thiết kế có ảnh hưởng xuyên suốt tới cả quá trình xây dựng công trình cho tới khi hoàn thiện. Tuy nhiên, có rất nhiều công ty tư vấn thiết kế chủ quan, không khảo sát hiện trạng khu vực xây dựng trước khi tiến hành thiết kế dẫn đến tính khả thi trong thực tế không cao. Điều này là vô cùng nguy hiểm, bởi sẽ gây ảnh hưởng đến tiến độ và kết quả thi công.

Khảo sát khu vực xây dựng công trình là vô cùng cần thiết

Hồ sơ nhiều nội dung không áp dụng được khi thực tế thi công

Có nhiều trường hợp hồ sơ tư vấn thiết kế rất đẹp mắt, có tính chuyên môn cao, nhưng khi thi công lại gặp nhiều trở ngại, nhiều ý tưởng còn gần như “không tưởng” và khó có thể thực hiện được. Bởi vậy, việc các tư vấn viên chủ trì nắm bắt được khả năng thi công trên thực tiễn và khảo sát thực địa nơi xây dựng công trình là điều vô cùng quan trọng.

Không tối ưu ngân sách xây dựng công trình

Các nhà tư vấn thiết kế đôi khi chỉ tập trung tạo ra những hồ sơ thiết kế, những bản vẽ công trình đẹp, tiện dụng, sáng tạo nhất mà bỏ quên việc tối ưu ngân sách cho khách hàng. Điều này khiến chi phí mà khách hàng phải bỏ ra có thể gấp rất nhiều lần so với những gì họ dự tính. Kết quả đạt được là một công trình có chất lượng, tính thẩm mỹ rất cao và mức chi phí tỉ lệ thuận. Tuy nhiên, thực tế nhiều khách hàng không yêu cầu chất lượng, tính thẩm mỹ cao đến như vậy. Điều họ mong muốn là sự cân đối giữa ngân sách xây dựng và chất lượng công trình.

Cần tối ưu bài toán ngân sách

LPC tự tin là đơn vị tư vấn thiết kế hàng đầu với đội ngũ nhân sự giàu kinh nghiệm trong và ngoài nước. Hiện nay, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn thiết kế và thi công; tư vấn thiết kế kiến trúc, kết cấu, điện nước, dự toán; tư vấn đầu tư, lập và quản lí dự án đầu tư xây dựng, tư vấn giám sát công trình. Với hơn 12 năm hoạt động, 9 năm kinh nghiệm tại thị trường châu Âu, LPC đảm bảo sẽ đem đến những dịch vụ chất lượng, đồng hành cùng khách hàng để tạo ra những công trình chất lượng nhất!

9 THÔNG TƯ TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG CHÍNH THỨC CÓ HIỆU LỰC TỪ ngày 15/02/2020

Hướng tới mục tiêu thống nhất và đồng bộ trong quản lí, ngày 26/12/2019 Bộ Xây dựng đã ban hành tới 9 Thông tư mới và toàn bộ đều sẽ có hiệu lực vào ngày 15/02/2020.Cụ thể, những thông tư này bao gồm:

Continue reading “9 THÔNG TƯ TRONG LĨNH VỰC XÂY DỰNG CHÍNH THỨC CÓ HIỆU LỰC TỪ ngày 15/02/2020”

Công trình ứng dụng “xây dựng xanh” giờ ra sao?Người dân có than trời?

“Công trình xanh là công trình trong thiết kế, xây dựng hoặc vận hành giảm thiểu các tác động xấu và có thể tạo ra những tác động tích cực đối với khí hậu và môi trường của chúng ta. Công trình xanh bảo tồn tài nguyên thiên nhiên quý giá và nâng cao chất lượng cuộc sống” – Theo Hội đồng Công trình xanh thế giới (WGBC). 

Cùng với quá trình phát triển thành một nước công nghiệp hiện đại, tốc độ đô thị hoá tại Việt Nam cũng ngày càng tăng nhanh. Để hạn chế sự tăng trưởng thiếu chất lượng và không có tính bền vững, đã có không ít đơn vị xây dựng đã đề xuất và tiến hành ứng dụng “xây dựng xanh” vào các công trình, dự án. Những công trình này bây giờ ra sao? Và phản ứng của người dân với chúng thế nào? 

Điểm lại những dự án Công trình xanh nổi bật

Bước chân vào thị trường Việt Nam từ 2007, đến nay các dự án xanh đã nhận được sự ủng hộ từ Chính phủ và nhà đầu tư, trong đó nổi bật có sự đóng góp tích cực những doanh nghiệp do Realtimes bình chọn:

  • Dự án Forest in the sky của Flamingo Group, với hơn 50.000 cây bao phủ cùng 188 vườn treo Rosebabylon trên cao, nhận được 5 chứng chỉ xanh EDGE của Tổ chức Tài chính quốc tế IFC thuộc nhóm Ngân hàng thế giới (World Bank) cho công trình xanh và tiết kiệm năng lượng.
  • Dự án Eco Town (TP. HCM), Diamond Lotus Riverside,… theo tiêu chuẩn Mỹ (LEED) của Phúc Khang Coporation, bắt kịp với xu hướng sống xanh của thế giới.
  • Dự án Anland Premium- thiết kế xanh 4 lớp (xanh trong nhà- xanh ban công- xanh khu vực toà nhà- xanh toàn khu đô thị) của tập đoàn Nam Cường.

  • Dự án EcoHome Phúc Lợi, Long Biên, Hà Nội với giải pháp vật liệu tiên tiến và thân thiện với môi trường: tường không nung Alcotec có thể tái chế và sàn phẳng không dầm Uboot Beton. Công trình xanh này đã trở thành dự án đầu tiên trong phân khúc giá trung bình được cấp chứng chỉ xanh bởi Tổ chức tài chính quốc tế IFC.

Những công trình ứng dụng “Xây dựng xanh” có gì đặc biệt so với công trình thông thường?

Xu hướng phát triển CTX được khởi đầu từ năm 1990 ở Anh và năm 1991 ở Mỹ. Đến nay, xu hướng này lan ra ở nhiều quốc gia trên thế giới với nhiều lợi ích so với một công trình thông thường:

  • Lợi ích về kinh tế: Mặc dù chi phí đầu tư cao hơn công trình xây dựng thông thường 5-15% nếu sử dụng các biện pháp thiết kế hiện đại, tuy nhiên hiệu quả trong vận hành và sử dụng năng lượng giúp công trình xanh tiết kiệm 20-30% chi phí và lâu dài tổng chi phí tiết kiệm sẽ ngày càng tăng. Với sự ủng hộ từ Chính Phủ, công trình xanh cũng nhận được nhiều chính sách ưu đãi giảm thuế, giá thị trường cao hơn nên mang lại lợi ích kinh tế cho nhà đầu tư, kèm theo lợi ích công cộng như giảm nhu cầu về các tiện ích sinh hoạt đô thị (điện, nước sạch, khí đốt…)
  • Lợi ích về xã hội: Con người vẫn đang đối mặt với những căn bệnh về hô hấp, thần kinh do sự suy giảm chất lượng môi trường bên trong công trình thường như thiếu không khí, ánh sáng, các chất độc hại trong đồ nội thất, sơn tường,… Vì vậy, công trình xanh chú trọng vào hệ thống thông gió và các vật liệu không độc hại giúp cải thiện môi trường sống và làm việc tiện nghi, an toàn với sức khoẻ người sử dụng.
  • Lợi ích về môi trường: Tại Hội nghị toàn quốc bảo vệ môi trường 2019, Bộ Tài Nguyên và Môi trường đưa ra báo cáo về tình hình ô nhiễm tại Việt Nam hiện nay. Trong đó, lượng khí thải từ các nhà máy nhiệt điện, chất thải từ các công trình xây dựng đã vượt quá mức báo động. Việc đầu tư vào xây dựng công trình xanh sẽ góp phần làm giảm tác động xấu đến môi trường nhờ sử dụng hiệu quả các vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, ít chất thải cùng ứng dụng năng lượng mặt trời, chiếu sáng tự nhiên và các tiện ích công cộng.

Công trình xanh có thật sự “xanh”, hay chỉ là cái mác để làm sang dự án?

Những năm gần đây, phong trào “sống xanh” đang nhận được sự hưởng ứng rất lớn của cộng đồng, nhất là khi toàn xã hội đang phải chịu những hậu quả do biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường mang lại. Những dự án bất động sản xanh vì thế cũng nhận được sự quan tâm rất lớn của người dân. Theo chia sẻ của Đất Xanh Miền Bắc- một trong những đơn vị phân phối bất động sản lớn nhất miền Bắc, lượng khách hàng tin tưởng và sử dụng các công trình xanh đang ngày càng tăng. Đặc biệt, khi EcoHome Phúc Lợi nhận giải thưởng “Căn hộ chung cư giá tốt nhất Hà Nội” nhờ mang lại môi trường sống tốt cho người dân với mức giá thấp, có hàng trăm khách hàng mỗi ngày liên hệ để tìm hiểu về dự án. 

Chị Nguyễn Ngọc Bích, một khách hàng sở hữu căn hộ Ecohome Phúc Lợi chia sẻ: “Gia đình tôi đang thuê nhà ở quận Long Biên nên rất thích không khí sống thoáng đãng tại đây. Dự án Ecohome Phúc Lợi không chỉ mang đến một môi trường sống tiện ích cho cả 3 thế hệ gia đình tôi mà còn mang lại sự tiết kiệm trong chi phí điện, nước hằng tháng quả là một dự án đáng sống, vì thế gia đình tôi quyết định mua một căn hộ tại đây và sẽ chuyển đến sống vào đầu năm 2018, khi dự án xây dựng xong”.

Công trình xanh sẽ trở thành một xu thế tất yếu của xây dựng hiện đại trong tương lai?

Công trình xanh là một giải pháp, một con đường mới của ngành Xây dựng toàn cầu nhằm giảm nhẹ hậu quả của biến đổi khí hậu, và Việt Nam cũng không nằm ngoài cuộc cách mạng này. Sự ủng hộ từ Chính phủ, nỗ lực của các doanh nghiệp để tiếp cận và bắt kịp với xây dựng thế giới sẽ giúp công trình xanh ngày càng phổ biến và trở thành một xu thế trong mục tiêu phát triển bền vững. 

Các loại vật liệu xây dựng nào sẽ trở thành tương lai của ngành xây dựng?

Nguyên vật liệu là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng thi công. Bên cạnh các loại vật liệu xây dựng truyền thống, sự phát triển của công nghệ hiện đại đã cho ra đời rất nhiều loại nguyên liệu mới với nhiều tính năng ưu việt. Liệu các sản phẩm này có thể thay thế hoàn toàn các dòng nguyên vật liệu cũ ? Đâu mới là hướng đi đúng đắn cho ngành xây dựng trong tương lai ? 

Vật liệu xây dựng là gì?

Hiểu một cách đơn giản, vật liệu xây dựng là bất cứ loại nguyên vật liệu dùng để  xây dựng các công trình. Bạn có thể dễ dàng nhận ra các vật liệu rất quen thuộc vẫn thường được sử dụng như gỗ, tre, bê tông cốt thép, sắt, xi măng….. Vật liệu xây dựng là thành phần cốt lõi trong mọi công trình, đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định đến việc thi công thành hay bại. Sử dụng vật liệu xây dựng phù hợp với dự án không chỉ giúp chủ thầu đạt được thành quả tốt mà còn tiết kiệm rất nhiều chi phí, hạn chế tác động xấu đến môi trường. 

Phân loại vật liệu xây dựng

Để hiểu rõ hơn và sử dụng tốt các loại vật liệu xây dựng, bạn cần biết cách phân loại chúng. Việc phân loại vật liệu thường dựa trên cơ sở nguồn gốc hình thành. Thông thường, có thể chia vật liệu xây dựng thành hai loại – truyền thống và hiện đại. 

Vật liệu xây dựng truyền thống: 

Vật liệu xây dựng truyền thống là những nguyên vật liệu đã tồn tại từ rất lâu, được đưa vào trong thi công các tòa nhà, đường sá, đồn trạm….Các vật liệu truyền thống được lấy trực tiếp từ thiên nhiên như tre nứa, gỗ, đá sỏi… đã cùng rất nhiều công trình sống mãi với thời gian. Bên cạnh đó, ngành xây dựng còn sử dụng những vật liệu thiên nhiên đã qua chế tác của con người như gạch đất nung, gốm, sứ…. Các vật liệu xây dựng truyền thống có độ bền lớn, tính linh hoạt cao nên vẫn luôn được ưu tiên sử dụng từ xưa đến nay.

Sử dụng gỗ trong thi công nhà ở

Tuy nhiên, sau một thời gian dài khai thác, sử dụng, các vật liệu truyền thống dần lộ ra yếu điểm của mình. Việc liên tục chặt phá rừng lấy gỗ làm nhà khiến hệ sinh thái bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Gạch nung, xi măng,… đều có những tác động xấu đến môi trường sống của con người. Việc ngành xây dựng tiếp tục phát triển, nhanh chóng đưa vào sử dụng những vật liệu xây dựng hiện đại, thân thiện với môi trường là xu hướng tất yếu không thể tránh khỏi. 

 Vật liệu xây dựng hiện đại:

Cùng với sự phát triển như vũ bão của tiến bộ khoa học kỹ thuật, ngành sản xuất vật liệu xây dựng cũng đang từng bước chuyển mình, đưa ra nhiều loại nguyên liệu hiện đại, khắc phục được những hạn chế vẫn còn tồn tại khi sử dụng các dòng sản phẩm cũ. Dưới đây là một số vật liệu xây dựng hiện đại đang được áp dụng tại Việt Nam và thế giới :

  • Hộp Ubot:

Hộp Ubot là hộp định hình tạo rỗng được làm từ nhựa tái chế Polyproylene dùng để cấu thành sàn phẳng không dầm vượt nhịp lớn. Hộp Ubot này đáp ứng được những yêu cầu rất khắt khe trong ngành xây dựng, không chỉ giúp tiết kiệm chi phí cho nguyên vật liệu mà còn thân thiện với môi trường.

Sàn phẳng không dầm được khá nhiều người sử dụng ở thời điểm hiện tại.

Việc sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot mang lại nhiều hiệu quả tích cực về cả vấn đề chi phí lẫn kỹ thuật. Sàn nhẹ Ubot giúp giảm trọng lượng của hệ thống dầm sàn từ 10 – 30% so với sàn bê tông cốt thép truyền thống. Hệ thống sàn nhẹ cho phép bạn dễ dàng nâng tầng, tối ưu hóa tiết diện và số lượng cột sử dụng. Chi phí của toàn bộ công trình có thể giảm từ 10 – 15% giúp nhà thầu tiết kiệm được ngân sách khi thi công. 

  • Gỗ ốp tường xanh:

Thay vì sử dụng các loại gỗ tự nhiên vừa khó vận chuyển vừa gây hại đén màu xanh của trái đất, các công trình hiện nay đã sử dụng gỗ ốp tường xanh để thay thế. Loại gỗ này được làm từ cành cây, nhánh cây tận thu ép vụn cùng với các chất kết dính bên trong. Sản phẩm có độ bền, tính linh hoạt cao, không sợ bắt lửa, mối mọt ảnh hưởng. 

  • Xốp cách nhiệt:

Xốp cách nhiệt có nhiều đặc tính vượt trội như cách âm, chống thấm, chống ẩm tốt và có độ bền cao. Xốp được làm bằng chất dẻo PS có trọng lượng nhẹ, không gây cản trở khi di chuyển, và đặc biệt là không tạo ra khí độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Xốp được ứng dụng nhiều trong xây dựng nhà cửa, các công trình giải trí….hiện nay

Nên sử dụng các loại vật liệu xây dựng nào trong tương lai

Xã hội ngày một văn minh hiện đại, nhu cầu con người tăng cao cũng kéo theo sự phát triển ngày một mạnh mẽ hơn của ngành xây dựng. Cùng với trách nhiệm bảo vệ môi trường của công dân toàn cầu, các công trình xây dựng trong tương lai hướng đến sử dụng những nguyên liệu hiện đại giúp tiết kiệm chi phí, thân thiện với môi trường. Ubot beton, gỗ ốp tường xanh, xốp cách nhiệt,… cùng nhiều vật liệu tiên tiến hiện nay sẽ trở thành xu hướng tất yếu của ngành xây dựng và thay thế hoàn toàn những nguyên liệu truyền thống vốn còn nhiều bất cập từ trước đến nay. 

Vật liệu xây dựng xanh mở ra hướng đi mới cho ngành xây dựng trong tương lai

Việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng xanh sẽ góp phần giảm thiểu các vấn đề về ô nhiễm môi trường, giúp tối ưu các hạng mục trong quá trình xây dựng thi công. Hiện nay, tại Việt Nam đã có rất nhiều công trình đã dùng các loại nguyên liệu này để thay thế cho các vật liệu truyền thống. Đây là một sự thay đổi cần thiết, một xu hướng tất yếu của ngành xây dựng để theo đuổi các giá trị bền vững trong tương lai. 

TÁI CHẾ RÁC THẢI NHỰA KHÔNG CÒN LÀ BÀI TOÁN ĐAU ĐẦU NẾU ĐẦU RA LÀ VẬT LIỆU XÂY DỰNG NHẸ

Trong những năm gần đây, tác động của rác thải nhựa đối với môi trường đang ngày càng nghiêm trọng. Thói quen sử dụng túi nilon, nhựa dùng một lần của con người đang dần giết chết môi trường sống của chính họ. Bài toán tái chế rác thải nhựa chưa bao giờ cấp thiết và thách thức nhiều thế hệ đến vậy. Thế nhưng nếu đầu ra của bài toán tái chế rác thải nhựa là “vật liệu xây dựng nhẹ” thì câu chuyện lại khác !

Gánh nặng môi trường phát sinh từ…rác thải nhựa

Cách đây hơn 100 năm, Leo Hendrick Baekeland – một nhà hoá học người Mỹ gốc Bỉ đã phát triển loại nhựa đầu tiên được sản xuất hàng loạt có tên là Bakelite. Có lẽ chính ông cũng không thể ngờ rằng phát hiện của mình đã đặt một nền móng vững chắc cho sự phát triển của ngành nhựa trên thế giới, là tiền đề phát hiện ra Ni-lông, Polyethylene trọng lượng cao (HDPE), Polypropylene (PP)… Sự phát triển nhanh đến chóng mặt của các sản phẩm nhựa đem đến những tiện ích to lớn cho con người song cũng là cội nguồn đem lại những mối đe dọa trực tiếp tới trái đất và cuộc sống của chính họ.

Theo thống kê đến năm 2015, thế giới có khoảng 6,3 tỷ tấn rác thải nhựa được thải ra, trong đó chỉ có 9% được tái chế, 12% được xử lí bằng phương pháp đốt, 79% còn lại được xử lí bằng cách chôn lấp hoặc vứt trực tiếp ra môi trường. Để có thể phân hủy, túi nhựa phải mất tới 100 năm, còn chai nhựa mất tới 200 năm. Với nhịp sử dụng sản phẩm nhựa như hiện nay, dự kiến đến năm 2050 sẽ có khoảng 13 tỷ tấn rác thải nhựa được chôn lấp trong các bãi rác hoặc thải xuống đại dương. Số lượng rác thải nhựa khổng lồ ấy có thể tàn phá và gây ảnh hưởng nặng nề tới môi trường đất – nước – không khí của chúng ta.

Với 3260km bờ biển, Việt Nam là quốc gia với lợi thế tài nguyên biển rất lớn. Tuy nhiên, việc không kiểm soát và xử lí rác thải nhựa hợp lí đã khiến cho đường bờ biển dài trở thành một “điểm trừ” của Việt Nam trên bản đồ môi trường thế giới. Theo báo cáo của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP), Việt Nam hiện đang thứ 4 trong danh sách các quốc gia thải nhiều rác ra biển nhất thế giới (với khoảng 1.8 triệu tấn/năm). Nếu không sớm tìm ra hướng đi đúng đắn cho vấn đề này, có lẽ “thứ hạng” này của chúng ta sẽ tiếp tục “được” nâng cao và tương lai “sống chung” với rác thải nhựa là điều không thể tránh khỏi.

Rác thải nhựa đang hủy hoại đại dương

Việc sử dụng và thải rác thải nhựa ra môi trường giờ đây là việc không hề hiếm gặp. Người ta chỉ mất một giây để vứt bỏ những rác thải nhựa đã qua sử dụng, nhưng những rác thải đó phải mất tới cả trăm, thậm chí cả nghìn năm mới có thể phân hủy. Và tác động mà chúng gây ra đối với Trái đất trong hàng trăm, hàng nghìn năm đó là không thể đo đếm và lường trước được. Bởi vậy, việc tìm ra một giải pháp để xử lý rác thải nhựa là một vấn đề cấp thiết hơn bao giờ hết!

Vật liệu xây dựng nhẹ: Hướng đi mới cho bài toán hóc búa “tái chế rác thải nhựa”

Với sự phát triển của khoa học công nghệ cũng như việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, đã có rất nhiều mô hình tái chế rác thải nhựa đạt được thành công. 

Những mô hình tái chế rác thải nhựa thành công trên thế giới !

Tại Cumbira, Anh, nhựa được tái chế thành chất liệu mới mang tên MR6 với mục đích làm thảm đường. Thảm đường  này có chất lượng tốt hơn 60% và tuổi thọ kéo dài gấp 10 lần so với các tuyến nhựa đường thông thường. Tại Nga, các nhà khoa học đã tái chế, ứng dụng công nghệ cao đưa rác thải nhựa thành nguyên liệu nền để thu được nguyên liệu xăng dầu.

Trong lĩnh vực xây dựng, người ta cũng bắt đầu nghiên cứu và đưa những giải pháp sử dụng vật liệu tái chế rác ứng dụng vào các công trình. Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Công ty tái chế chất thải nhựa và cao-su Conceptos Plasticos đã hợp tác nhằm sử dụng nhựa thu gom từ các khu vực ô nhiễm để sản xuất gạch phục vụ cho xây dựng các lớp học tại khu vực Tây và Trung Phi. Theo Liên hợp quốc (LHQ), những viên gạch được sản xuất từ nhựa tái chế và có khả năng chống cháy, giá thành rẻ hơn 40%, nhẹ hơn 20% và có tuổi thọ dài hơn hàng trăm năm so các vật liệu xây dựng thông thường.

Gạch được sản xuất từ rác thải nhựa

Tại Việt Nam, bên cạnh các hoạt động như tổng thầu, tư vấn, giám sát xây dựng, hiện nay LPC cũng đang sở hữu nhà máy LPC Plastic – nơi sản xuất vật liệu xây dựng từ nhựa tái chế với dây chuyền sản xuất hiện đại. Mục đích đầu tiên của nhà máy chỉ là sản xuất vật liệu nhựa, tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt từ nhựa tái chế với giá thành hợp lí, phục vụ cho các dịch vụ mà công ty cung cấp. Đến thời điểm hiện tại, LPC Plastic đã tự tin có khả năng sản xuất sản phẩm nhựa cho bất kỳ ngành nghề nào. Từ lĩnh vực xây dựng, công nghiệp ô tô…tới các ngành công nghiệp mũi nhọn khác. Một số sản phẩm tiêu biểu hiện đang được LPC sản xuất và phân phối trên thị trường có thể kể đến hộp định hình tạo rỗng UBOT; giải pháp sàn một phương LPDome; giải pháp bảo vệ cỏ Pratopratico…

Vật liệu xây dựng nhẹ: mở đường cho xu hướng “xây dựng xanh”

Có thể nói, vật liệu xây dựng nhẹ từ nhựa tái chế đang mở ra hướng đi mới cho ngành xây dựng: xu hướng Xây dựng xanh. Các số liệu thống kê cho thấy, các sản phẩm VLXD làm từ nhựa tái chế đạt chất lượng không hề thua kém, thậm chí là vượt trội hơn so với sản phẩm thông thường. Chúng không chỉ đem lại lợi ích kinh tế lớn mà còn góp phần giải quyết những mối lo ngại mà rác thải nhựa gây ra cho môi trường.

LPC tự hào là đơn vị sản xuất và cung cấp ra thị trường những sản phẩm sản xuất từ nhựa tái chế đạt chuẩn chất lượng và tối ưu bài toán kinh tế cho khách hàng. Nổi trội nhất trong số đó có thể kể đến hộp định hình tạo rỗng Ubot – giải pháp Sàn phẳng nhẹ giúp tiết kiệm nguyên vật liệu cho những vùng bê tông không làm việc. Giải pháp này giúp công trình có thể giảm được từ 10% – 30% trọng lượng sàn; Tăng khả năng cách âm, cách nhiệt; Tiết kiệm 10%-15% tổng chi phí công trình đồng thời tiết kiệm chi phí lưu kho, vận chuyển, nhân công…

Sàn phẳng không dầm Ubot giúp tối ưu chi phí và thân thiện với môi trường

LPC luôn tin rằng, phát triển kinh tế luôn nên và luôn cần đi đôi với bảo vệ môi trường. Việc đánh đổi giữa lợi ích kinh tế với hủy hoại môi trường không bao giờ là sự lựa chọn đúng đắn. Bởi vậy, chúng tôi nỗ lực hết mình để nghiên cứu và tạo ra những sản phẩm vừa đạt chuẩn chất lượng, vừa thân thiện với môi trường và áp dụng trong chính những công trình LPC thực hiện!

Vật liệu xây dựng mới – Nền tảng “Tái Tạo” ngành xây dựng

Nhắc đến VLXD, người ta thường nghĩ ngay đến những vật liệu như: cát, sỏi, bê tông… Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, đặc biệt là trong ngành xây dựng, những VLXD truyền thống đang dần được thay thế bởi vật liệu xây dựng mới, hứa hẹn đem lại một diện mạo hoàn toàn mới cho ngành Xây dựng. Việc sử dụng những vật liệu xây dựng mới này sẽ giúp con người giải quyết được nhiều vấn đề về quy trình thi công, chất lượng, độ bền, ngân sách và những tác động đến môi trường.

Điểm tên một số vật liệu xây dựng mới hiện có trên thị trường

Sợi carbon balsa

Gỗ balsa được biết đến là một loại vật liệu vô cùng nhẹ nhưng lại rất cứng. Tuy nhiên, gỗ balsa rất khó để sản xuất, do đó vật liệu này có giá thành rất cao. Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard đã tạo ra một loại vật liệu composite (vật liệu tổng hợp từ hai hay nhiều vật liệu khác nhau) với trọng lượng nhẹ chưa từng có mà độ cứng khó có thể thay thế được gỗ balsa.

Sợi carbon balsa thay thế cho gỗ balsa

Kết quả cuối cùng một sản phẩm có khả năng thay thế hoàn toàn các loại gỗ balsa không chỉ rẻ hơn, mà còn giúp loại bỏ các vấn đề mà cấu trúc gỗ thông thường có với các hạt không đều và khó khăn để sử dụng trong các kết cấu chính xác.

Bê tông màu xanh lá cây

Một nhóm nghiên cứu đến từ đại học Teknologi MARA tại Malaysia đã tạo ra một loại bê tông mới với tên gọi “Bê tông màu xanh lá cây” bằng phương pháp sử dụng cốt liệu thông thường cho bê tông trộn với chất thải phù hợp và các vật liệu tái chế khác. 

Bê tông màu xanh lá cây

Bê tông màu xanh lá cây vẫn đảm bảo chất lượng, độ cứng như bê tông thường, những tận dụng được những chất thải và vật liệu tái chế như tro bay, cốt liệu bê tông tái chế, nhôm sợi tổng hợp…góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Gạch block bê tông cốt liệu thực vật

Nguồn nguyên liệu sản xuất bê tông ngày càng khan hiếm. Nhiều nhà nghiên cứu đã tận dụng các loại cốt liệu của thực vật cỏ lau để chế tạo ra những loại gạch có khả năng cách nhiệt gấp ba lần các loại gạch thường, cách âm tốt và rất thân thiện với môi trường.

Gạch bê tông cốt liệu thực vật thân thiện với môi trường

Gạch block bê tông cốt liệu thực vật cỏ lau đáp ứng các yêu cầu về âm học với độ giảm tiếng ồn 54dB. Ngoài hiệu năng nhiệt và cơ học, việc sản xuất tại chỗ, vận chuyển ngắn cũng làm giảm các tác động của các tòa nhà được thi công đến môi trường, một trong những mục tiêu quan trọng của RBR 2020 (Quy định sự phát triển bền vững của công trình). 

Gạch block găm gỗ ép

Gạch block dăm gỗ ép được sản xuất bằng chất thải công nghiệp gỗ (như mùn cưa, dăm gỗ) thay thế cho cốt liệu cát, sỏi truyền thống.

Gạch block găm gỗ ép là sự lựa chọn mới cho công trình

Mùn cưa, dăm gỗ là những vật liệu có thể tái chế 100%. Vậy tại sao không thể sử dụng chúng để tạo nên những VLXD chất lượng? Bởi vậy, gạch block dăm gỗ ép đã ra đời và tận dụng được nguồn nguyên liệu đó. Khả năng có thể tái chế hoàn toàn và tính năng kỹ thuật của loại gạch này (về nhiệt, lửa, âm thanh) cũng rất nổi trội. Một ưu điểm khác là gạch block dăm gỗ ép phù hợp với yêu cầu của các quy định nhiệt trong tương lai. Các gạch block gỗ ép này chứa 28kg gỗ mùn cưa trong một mét vuông tường xây: một cái “bẫy” thực sự đối với khí CO2.

Điểm vượt trội của VLXD mới so với VLXD truyền thống

Việc sử dụng các loại vật liệu xây dựng mới nhất vào xây dựng chính là một bước đột phá trong những năm gần đây. Chúng có nhiều ưu điểm nổi bật mang đến cho người sử dụng sau đây:

– Thân thiện với môi trường: những loại vật liệu mới này thường được chế tạo từ những chất liệu thực vật hay chất thải công nghiệp có sẵn trong tự nhiên. Vì thế, việc tận dụng những nguồn nguyên liệu này để tái chế này sẽ giúp cho môi trường được sạch đẹp, thông thoáng hơn.

_ Chất lượng vượt trội: Các số liệu thống kê cho thấy những VLXD mới hầu hết đều có chất lượng, độ bền, khả năng cách âm, cách nhiệt… cao hơn so với những loại VLXD cũ, giúp công trình đạt được chất lượng tốt nhất. 

– Trọng lượng nhẹ, dễ vận chuyển: vật liệu xây dựng mới có trọng lượng nhẹ hơn vật liệu cũ, do đó dễ vận chuyển, khuân vác khi sử dụng.

_ Giải quyết bài toán kinh tế: Vật liệu xây dựng mới đa phần được sản xuất bằng những nguyên liệu là chất thải nhựa, chất thải xây dựng nên giá thành hầu hết sẽ rẻ hơn so với các loại VLXD thông thường, đồng thời làm giảm chi phí nhân công, vận chuyển… Bởi vậy, sử dụng VLXD mới là phương án tối ưu để giảm bớt chi phí xây dựng công trình.

VLXD mới – Mở đường cho sự thay đổi của ngành Xây dựng

Cùng với sự thay đổi về thực trạng và những nhu cầu của xã hội, các loại VLXD cũng dần phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của con người. Trước tình trạng biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường, ngành xây dựng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó khó khăn nhất là vấn đề cân bằng giữa phát triển bền vững và bảo vệ môi trường. Bởi vậy, các loại VLXD mới ra đời là giải pháp hữu hiệu để giải quyết vấn đề cấp thiết này.

Công trình xây dựng từ VLXD xanh – Tương lai của ngành xây dựng

Các loại vật liệu xây dựng mới đang ngày càng được sử dụng rộng rãi trên thị trường hiện nay. Với nhiều ưu điểm nổi trội, trong tương lai, chúng có thể thay thế toàn bộ các loại VLXD truyền thống. Chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng về những kiệt tác kiến trúc được xây dựng từ các VLXD mới, vừa mang lại giá trị kinh tế, giá trị nghệ thuật vừa thân thiện với môi trường!