Search

Những định hướng nâng cao chất lượng nhà ở xã hội hiện tại và tương lai

Vào ngày 1/12/2023, Hội Kiến trúc sư Hà Nội đã tổ chức buổi Tọa đàm với tên gọi “Quy hoạch, kiến trúc Nhà ở xã hội – Hiện tại và Tương lai”.

Tại Tọa đàm, nhiều chuyên gia đã lần lượt thảo luận về các khía cạnh liên quan đến nhà ở xã hội như: kiến trúc nhà ở xã hội, quy hoạch phát triển nhà ở xã hội, giải pháp khắc phục chênh lệch giữa nhà ở thương mại và nhà ở xã hội cũng như giải pháp nâng cao chất lượng nhà ở xã hội. 

Thông qua 04 bài tham luận chính:

“Kiến trúc Nhà ở xã hội trong Kế hoạch phát triển Nhà ở của Hà Nội”;

“Quy hoạch phát triển nhà ở xã hội Hà Nội”;

“Nhà ở xã hội và Nhà ở thu nhập thấp – Hành trình tương phản và gắn kết quốc tế và Việt Nam”

“Kinh nghiệm thiết kế Nhà ở xã hội – Góc nhìn từ đơn vị tư vấn thiết kế”

Tọa đàm đã cung cấp cho các kiến trúc sư những kiến thức, thông tin tổng thể về kế hoạch, kinh nghiệm thiết kế nhà ở xã hội tại một số đô thị của Việt Nam và thế giới. 

Hãy cùng LPC tìm hiểu rõ hơn về những định hướng nâng cao chất lượng nhà ở xã hội hiện tại và tương lai đã được bàn luận trong tọa đàm nhé!

1. Những quy định về sự phát triển của nhà ở xã hội 

Theo “Chương trình phát triển nhà ở thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2030”, nhà xã hội sẽ phát triển mới khoảng 1,215 triệu m2 sàn nhà ở, chuẩn bị đầu tư 1 – 2 khu nhà độc lập và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2 – 3 khu. 

Tỷ lệ nhà xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của Trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án. 

Yêu cầu phát triển nhà xã hội giai đoạn 2025 – 2030 cũng tuân thủ chiến lược phát triển nhà ở quốc gia và thành phố, kết hợp phát triển nhà ở với cải tiến quy hoạch và kiểm soát chặt chẽ.

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-1

Để đạt được mục tiêu và yêu cầu phát triển nhà xã hội, chính sách cần cập nhật kế hoạch phát triển nhà ở theo tình hình kinh tế – xã hội, xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý danh mục dự án nhà xã hội.

Xây dựng chính sách hỗ trợ đầu tư và nâng cao năng lực của chủ đầu tư, bố trí đất hiệu quả cho phát triển nhà ở và khu công nghiệp theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất, sử dụng hiệu quả nguồn tiền từ quỹ đất và dự án đầu tư để xây dựng nhà ở xã hội, khai thác nguồn lực đất đai để phát triển nhà ở xã hội cho thuê. 

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-2

Đặc biệt, cần bố trí nguồn vốn từ ngân sách và các nguồn nguồn khác để phát triển nhà ở cho các đối tượng chính sách và chương trình mục tiêu quốc gia, tiếp tục thực hiện chính sách ưu đãi về thuế.

2. Những định hướng nâng cao chất lượng nhà ở xã hội hiện tại và tương lai

Cách hiểu và nhận thức về loại hình nhà ở xã hội từ trước đến nay thường vẫn bị “đóng khung” là nhà ở giá rẻ, chất lượng thấp. Tuy nhiên, trên thực tế, nhà ở xã hội là một phân khúc nhà ở quan trọng trong quá trình phát triển đô thị và an sinh xã hội. 

Trung bình quỹ đất dành cho loại hình nhà ở này chiếm khoảng 20% quỹ đất nhà ở đô thị nên có tác động lớn đến bộ mặt Kiến trúc – Quy hoạch.

hinh-anh-nha-o-xa-hoi-so-3

Để một dự án nhà xã hội đảm bảo chất lượng cần dựa trên sự hợp tác chặt chẽ giữa ba “nhà”: Nhà nước – nhà đầu tư – nhà tư vấn. Trong đó, đơn vị tư vấn đóng vai trò trung gian, hỗ trợ, tìm giải pháp phù hợp giúp nhà đầu tư thực hiện phát triển dự án đảm bảo chất lượng, tiến độ tốt nhất, chi phí phù hợp với giá bán đặt ra mà vẫn đảm bảo được các chính sách phát triển nhà ở xã hội.

Thiết kế nhà xã hội không chênh lệch so với nhà ở thương mại. Người làm quy hoạch cần các cơ chế, chính sách đồng bộ. Ngoài ra, các tổ chức hoạt động nghề nghiệp cũng cần đưa ra các kiến nghị, giải pháp đối với các cơ quan quản lý nhà nước về vấn đề này.

Nhà xã hội sẽ không còn là những khối bê tông “hộp diêm” mà trở thành những công trình áp dụng các tiêu chuẩn xanh, tiết kiệm năng lượng. Do đó, cần chọn lọc, áp dụng các chính sách phát triển nhà ở xã hội phù hợp với điều kiện để đáp ứng nhu cầu nhà ở xã hội cho người dân và dù với mô hình nào thì điều quan trọng là kiến tạo giá trị phải quan trọng hơn lợi ích kinh tế.

Trên đây là những thông tin tổng hợp của LPC về chủ đề định hướng nâng cao chất lượng nhà ở xã hội hiện tại và tương lai tại tọa đàm “Quy hoạch, kiến trúc Nhà ở xã hội – Hiện tại và Tương lai” của Hội Kiến trúc sư Hà Nội. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc!

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

HỆ SỐ UỐN DỌC η CỦA CẤU KIỆN CỘT BÊ TÔNG CỐT THÉP CHỊU NÉN LỆCH TÂM THEO TCVN 5574-2018

Theo TCVN 5574-2018, hệ số uốn dọc η là một tham số trong tính toán kết cấu của cột BTCT chịu nén lệch tâm. Hệ số này kể đến ảnh hưởng của uốn dọc đến độ lệch tâm của lực dọc eo khi tính toán kết cấu theo sơ đồ không biến dạng. 

Tuy nhiên, để xác định hệ số uốn dọc η, cần phải biết các thông số đầu vào như nội lực tính toán, kích thước cấu kiện, độ cứng của cấu kiện BTCT ở trạng thái giới hạn về độ bền, mô đun đàn hồi của bê tông và cốt thép, mô men đối với trọng tâm của thanh thép chịu kéo nhiều nhất hoặc chịu nén ít nhất, độ lệch tâm ban đầu của lực dọc, chiều cao tiết diện cấu kiện, bán kính quán tính của tiết diện ngang của cấu kiện đối với trọng tâm tiết diện, và giá trị độ lệch tâm tương đối của lực dọc.

Trong bài viết dưới đây, LPC sẽ hướng dẫn bạn đọc cách xác định hệ số uốn dọc η của cấu kiện Cột BTCT chịu nén lệch tâm theo TCVN 5574-2018.

1. Dữ liệu về thông số đầu vào của hệ số uốn dọc η

1.1. Nội lực tính toán:

– M, N: nội lực do tác dụng của toàn bộ tải trọng (tĩnh tải + hoạt tải toàn phần + tải trọng đặc biệt). TCVN 2737-2023.

– Mdh, Ndh: nội lực do tác dụng của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn (tĩnh tải + hoạt tải dài hạn). TCVN 2737-2023. 

1.2. Kích thước cấu kiện:

– L: chiều dài cấu kiện hoặc khoảng cách giữa các tiết diện của nó được liên kết chặn chuyển vị

– Lo: chiều dài tính toán của cấu kiện, xác định theo 8.1.2.4.4

– Tiết diện chữ nhật (bxh), tiết diện tròn (D), tiết diện vành khuyên (D1, D2)

2. Tính toán hộ số uốn dọc η

2.1. Điều kiện áp dụng công thức tính toán hệ số uốn dọc η

– 8.1.2.1.2. Cho phép tính toán kết cấu theo sơ đồ không biến dạng, nhưng kể đến ảnh hưởng của uốn dọc cấu kiện đến độ bền của chúng khi độ mảnh Lo/i> 14, bằng cách nhân độ lệch tâm ban đầu eo với hệ số uốn dọc –

Trong đó:

• eo: độ lệch tâm ban đầu của lực dọc, xác định theo 8.1.2.2.4

• Với cấu kiện siêu tĩnh: eo = max (e1, ea)

• Với cấu kiện tĩnh định: eo = e1 + ea

e1 : độ lệch tâm tĩnh định. e1 = M/N

• ea : độ lệch tâm ngẫu nhiên. ea = min(L/600, h/30, 10mm)

• h : chiều cao tiết diện cấu kiện (tùy tính theo phương nào). Thay h bằng D, D1 đối với tiết diện tròn và vành khuyên.

• I : bán kính quán tính của tiết diện ngang của cấu kiện đối với trọng tâm tiết diện.

2.2. Tính toán hệ số uốn dọc η

8.1.2.4.2. Giá trị hệ số uốn dọc η khi tính toán kết cấu theo sơ đồ không biến dạng được xác định theo công thức:

hinh-anh-he-so-uon-doc-η-so-1

Công thức tính giá trị hệ số uốn dọc η

Trong đó:

Ncr: lực tới hạn quy ước, được xác định theo công thức:

• D: độ cứng của cấu kiện BTCT ở trạng thái giới hạn về độ bền, xác định theo các chỉ dẫn về tính toán biến dạng. Cho phép xác định giá trị D theo công thức:

hinh-anh-he-so-uon-doc-η-so-2

Eb, Es: lần lượt là mô đun đàn hồi của bê tông và cốt thép

hinh-anh-he-so-uon-doc-η-so-3
  • : hệ số kể đến ảnh hưởng của thời hạn tác dụng của tải trọng
hinh-anh-he-so-uon-doc-η-so-4

• ML: mô men đối với trọng tâm của thanh thép chịu kéo nhiều nhất hoặc chịu nén ít nhất (khi toàn bộ tiết diện chịu nén) do tác dụng của toàn bộ tải trọng.

• ML = M + N.a

• ML1: mô men đối với trọng tâm của thanh thép chịu kéo nhiều nhất hoặc chịu nén ít nhất (khi toàn bộ tiết diện chịu nén) do tác dụng của tải trọng thường xuyên và tạm thời dài hạn

• ML1 = Mdh + Ndh.a

: giá trị độ lệch tâm tương đối của lực dọc. (0.15 ≤ = eo/h = 1.5).

• Ib, Is: lần lượt là mô men quán tính của diện tích tiết diện của bê tông và của toàn bộ cốt thép dọc đối với trọng tâm tiết diện ngang của cấu kiện.

hinh-anh-he-so-uon-doc-η-so-5

Sơ đồ xác định giá trị của ML , ML1

c. Xác định Ib

+ Đối với tiết diện chữ nhật

• tính theo cạnh b: Ib = h.b3/12 • tính theo cạnh h: Ib = b.h3/12

+ Đối với tiết diện tròn:

• lb = π.D

= π.D4/64

+ Đối với tiết diện vành khuyên:

• lb =π.(D14 – D24)/64

d. Xác định Is

Ở đây sử dụng công thức tính mô men quán tính khi chuyển trục song song (mô men quán tính của cốt thép đối với trục song song – là trục đi qua trọng tâm tiết diện ngang của cấu kiện cột BTCT).

hinh-anh-he-so-uon-doc-η-so-6

Gọi Asi, Isi lần lượt là diện tích và mô men quán tính của tiết diện cốt thép thứ i. Ta có mô men quán tính của toàn bộ cốt thép so với trọng tâm tiết diện ngang của cấu kiện lần lượt theo phương X và Y là:

• Isx,i = Isi + a2.Asi Isy,i = Isi + b2.Asi

• Isx = Σlsx,i

• Isy = Elsy,i

Trên đây là những chia sẻ của LPC về cách xác định hệ số uốn dọc η của cấu kiện Cột BTCT chịu nén lệch tâm theo TCVN 5574-2018. Hy vọng thông tin được đề cập trong bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc khi muốn tìm hiểu về hệ số uốn dọc η!

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction 

Xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ – Xu hướng hot trong xây dựng tương lai

Trong những năm gần đây, xu hướng xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ đã trở nên phổ biến và dành được nhiều sự quan tâm của các doanh nghiệp cũng như chủ đầu tư. 

Tuy nhiên, có rất nhiều người vẫn còn những hoài nghi về chất lượng cũng như có ít kinh nghiệm và hiểu biết về nhà loại nhà lắp ghép này. Tại bài viết dưới đây, LPC sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về chủ đề xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ – một xu hướng hot trong xây dựng tương lai.

1. Xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ là gì?

Nhà bê tông lắp ghép (nhà lắp ghép bê tông nhẹ) là kiểu nhà được xây dựng từ hệ thống khung thép cứng cáp, kết hợp với nền móng, tường, sàn được làm từ vật liệu bê tông nhẹ. 

hinh-anh-xay-nha-lap-ghep-bang-be-tong-nhe-so-1

Xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ

Xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ là cách xây dựng nhà bằng cách ghép nối các miếng panel bê tông nhẹ đúc sẵn vào phần khung dầm cột chịu lực của nhà được làm từ bê tông cốt thép hoặc khung thép. Phần tường ngoài, vách trong, sàn và mái của nhà được làm từ các tấm bê tông nhẹ có kích thước to, được thi công liên kết với nhau tạo thành công trình vững chắc.

Kiểu nhà này thường được ứng dụng để làm nhà cấp 4, nhà gác lửng, nhà ống, nhà container, nhà khung thép, nhà tiền chế, nhà hàng, homestay và nhiều loại công trình khác. Điều này đặc biệt phù hợp cho các dự án xây dựng có yêu cầu về thời gian thi công nhanh chóng và tối ưu hóa chi phí.

2. Có nên xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ hay không?

Có nên xây nhà bằng bê tông nhẹ hay không là một thắc mắc được nhiều chủ đầu tư quan tâm. Và câu trả lời của LPC là Có. 

hinh-anh-xay-nha-lap-ghep-bang-be-tong-nhe-so-2

Hình ảnh các kỹ sư đang xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ

Bởi lẽ, nhà được lắp ghép từ bê tông nhẹ là một loại kiến trúc bền vững với nhiều ưu điểm nổi bật như: 

– Trọng lượng nhẹ của vật liệu giúp việc vận chuyển và thi công dễ dàng hơn, từ đó giảm thiểu thời gian và chi phí đáng kể.

– Với khả năng chống nóng, chống ẩm và cách âm tốt, ngôi nhà lắp ghép từ bê tông siêu nhẹ hứa hẹn đáp ứng đủ nhu cầu của hầu hết hộ gia đình.

Không chỉ tối ưu hóa không gian sống, mà còn tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc sống tiện nghi và thoải mái của mọi gia đình. Vì vậy, ngày càng nhiều người lựa chọn nhà lắp ghép bê tông nhẹ như một giải pháp hiện đại và tiên tiến trong xây dựng. 

3. Các ưu điểm khi xây dựng nhà lắp ghép bê tông nhẹ

hinh-anh-xay-nha-lap-ghep-bang-be-tong-nhe-so-3

Ưu điểm của việc xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ bao gồm:

– Trọng lượng nhẹ: Bê tông siêu nhẹ và tấm bê tông siêu nhẹ có trọng lượng chỉ bằng 1/3 đến 1/4 so với gạch nung truyền thống, giúp giảm tải trọng công trình, tiết kiệm chi phí kết cấu móng cột.

– Chống cháy, cách nhiệt: Bê tông siêu nhẹ và tấm bê tông siêu nhẹ có khả năng chống cháy, cách nhiệt tốt, giúp bảo vệ ngôi nhà khỏi các tác động của nhiệt độ và lửa.

– Chịu lực cao: Bê tông siêu nhẹ và tấm bê tông siêu nhẹ có khả năng chịu lực cao, có thể chịu được trọng tải lớn.

– Dễ thi công lắp đặt: Tấm bê tông siêu nhẹ có kích thước lớn, dễ vận chuyển và thi công lắp đặt, giúp rút ngắn thời gian thi công và tiết kiệm chi phí.

Nhược điểm của xây nhà lắp ghép bằng bê tông siêu nhẹ bao gồm:

– Yêu cầu đội ngũ thi công nắm được các kỹ thuật xây dựng chuẩn, chuyên nghiệp.

– Có thể bị thấm nước khi không được thi công đúng kỹ thuật.

hinh-anh-xay-nha-lap-ghep-bang-be-tong-nhe-so-4

Như vậy, nhà bê tông siêu nhẹ là loại nhà có nhiều ưu điểm vượt trội, phù hợp với các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp. Tuy nhiên, cần lưu ý đến ngân sách và yêu cầu về kỹ thuật thi công khi lựa chọn loại nhà này.

Tóm lại, xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ đã không còn xa lạ ở thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, làm thế nào để hiểu rõ về quy trình cũng như thành phần cấu tạo nên một ngôi nhà lắp ghép với chất lượng tốt thì cần phải xem xét thật kỹ lưỡng để có thể đưa ra lựa chọn một cách phù hợp.

Qua bài viết trên, LPC đã giúp các bạn hiểu tổng quan về xu hướng xây nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ. Hy vọng thông tin mà LPC truyền tải sẽ đem tới cho các bạn những hiểu biết sơ bộ về ưu điểm của xu hướng xây dựng này trước khi lựa chọn và thi công xây dựng nhà lắp ghép bằng bê tông nhẹ.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

Tiktok: Lam Pham Construction 

Sàn phẳng không dầm cho nhà phố? Liệu có nên sử dụng?

Sàn phẳng không dầm cho nhà phố đang trở thành xu hướng thiết kế mới tại Việt Nam. Với thiết kế này, không cần phải sử dụng những dầm cột chiếm diện tích và giảm lượng ánh sáng tự nhiên, từ đó giúp tối ưu không gian sống của gia đình. Không những thế, sàn không dầm cho nhà phố còn giúp tiết kiệm chi phí xây dựng và bảo trì nhà ở trong quá trình sử dụng.

Tuy nhiên, nhiều người còn e ngại về việc có nên sử dụng sàn phẳng không dầm cho nhà phố hay không. Hãy cùng LPC làm rõ hơn về vấn đề này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Những điều cần biết về sàn phẳng không dầm

Hiện nay, sàn phẳng sàn hộp rỗng đang ngày càng được sử dụng phổ biến trong xây dựng. Bởi lẽ, so với sàn bê tông cốt thép truyền thống, sàn phẳng không dầm có nhiều ưu điểm vượt trội hơn.  

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cho-nha-pho-so-1

Sàn phẳng hộp rỗng là một trong những loại sàn có giá thành khá rẻ và thân thiện với môi trường. Vì vậy, có nên sử dụng sàn phẳng không dầm cho nhà phố hiện nay hay không? Trước tiên chúng ta cùng tìm hiểu kỹ hơn về loại công nghệ này nhé!

Đọc thêm bài viết: Sàn Ubot Là Gì? Ứng Dụng Linh Hoạt Sàn Ubot Cho Các Công Trình

Định nghĩa về sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng, sàn hộp không dầm là loại sàn được sản xuất dựa trên phương pháp tạo rỗng bằng các hộp nhựa có hình dạng khối hộp rỗng bên trong. 

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cho-nha-pho-so-2

Loại sàn này được tạo ra bởi hãng Daliform của Ý và nhanh chóng được sử dụng rộng rãi trong ngành xây dựng hiện nay. Các hộp nhựa rỗng được xếp song song và liên kết với nhau chắc chắn bằng thanh nối tạo thành hệ kết cấu dầm chữ I đan xen vuông góc trên toàn bộ diện tích sàn.

Cấu tạo

Hộp nhựa rỗng được làm từ chất liệu nhựa polypropylene tái sinh và tạo ra các loại sàn khác nhau như: sàn rỗng, sàn phẳng hay vượt nhịp lớn. Có 2 dạng hộp phổ biến hiện nay là hộp đơn và hộp đôi. Giữa các hộp được liên kết bởi các thanh nối tạo thành 2 phương vuông góc với nhau.

hinh-anh-san-phang-khong-dam-cho-nha-pho-so-3

Ứng dụng của sàn phẳng sàn hộp rỗng được sử dụng trong sàn phẳng không dầm vượt nhịp và chịu được trọng tải lớn. Các đơn vị sản xuất có thể tùy chỉnh các thông số kỹ thuật khi cần thiết và trong mọi trường hợp sao cho phù hợp với các yêu cầu của công trình.

Do đó, sử dụng sàn phẳng sàn hộp rỗng trong xây dựng nhà cửa vừa đảm bảo tính thẩm mỹ vừa tiết kiệm vật liệu cho công trình. 

Đọc thêm bài viết: Sàn Vượt Nhịp Lớn Là Gì? Bí Quyết Chọn Và Thiết Kế Sàn Vượt Nhịp Lớn

2. Có nên sử dụng sàn phẳng không dầm cho nhà phố? 

Có nên áp dụng phương pháp sàn phẳng không dầm cho nhà phố hay không là câu hỏi được các chủ đầu tư vô cùng quan tâm. Bởi lẽ, nhà phố, nhà chia lô thường có bề rộng mặt tiền không được lớn, thường giao động từ 4-6m. Trong khi sàn phẳng không dầm thường được sử dụng cho các nhịp lớn hơn như từ 7-15m. 

Tuy nhiên, khác với lo lắng đó, câu trả lời của LPC đó là là HOÀN TOÀN CÓ THỂ LÀM ĐƯỢC sàn phẳng không dầm cho nhà phố. 

Các lý do đưa ra bởi các kỹ sư của LPC lần lượt là: 

– Sàn phẳng không dầm cho nhà phố có tác dụng cách âm cách nhiệt rất tốt, dù là công trình nhịp lớn hay nhịp bé.

– Sàn phẳng không dầm cho nhà phố giúp tổng chiều cao dầm sàn so với phương pháp truyền thống, giúp tăng chiều cao thông thủy, giảm chiều cao tầng, giải quyết vấn đề thường gặp khi xin phép xây dựng trong trường hợp khu vực xây dựng bị khống chế chiều cao tổng thể công trình.

– Sàn phẳng không dầm cho nhà phố giúp cho việc ngăn chia phòng, thay đổi công năng trong tương lai linh hoạt hơn, vì có thể thay đổi vị trí tường ngăn linh hoạt do có thể xây tường ở bất cứ vị trí nào trên sàn mà không cần quan đến vị trí dầm bên dưới.

– Sàn phẳng không dầm giúp thoát nhiệt, ra bên ngoài nhanh chóng hơn sàn truyền thống khi có vấn đề hỏa hoạn xảy ra do không khí không bị kẹt lại trong các khoang dầm như sàn truyền thống. 

– Sàn phẳng không dầm đảm bảo điều kiện phòng cháy theo tiêu chuẩn chịu lửa REI 180

– Rút ngắn thời gian thi công cốp pha và sắt thép.

– Về chi phí xây dựng thông thường đối với nhà phố thì giải pháp với sàn phẳng không dầm và phương pháp truyền thống gần như bằng nhau.

Thi công sàn phẳng không dầm rất đơn giản, nhanh gọn giúp tiết kiệm thời gian và nhân lực. Do đó, kết hợp với các lý do được LPC đưa ra, có thể khẳng định, sàn phẳng không dầm cho nhà phố là hoàn toàn phù hợp.

— Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction  

Youtube: Lam Pham Construction  

TikTok: Lam Pham Construction