Vật liệu xây dựng phổ biến ở Việt Nam có độ bền đến đâu?

Xây dựng là một trong những lĩnh vực quan trọng của xã hội. Do đó, để ngành này có thể ngày càng phát triển, vật liệu xây dựng phải không ngừng được nghiên cứu, cải tiến.

Hình ảnh Vật liệu xây dựng phổ biến ở Việt Nam 1
Vật liệu xây dựng hiện nay rất phổ biến

Trên thực tế, hiện nay có rất nhiều loại vật liệu xây dựng thú vị được sử dụng trong công trình. Hãy cùng Lam Pham Construction đi khám phá các vật liệu xây dựng phổ biến ở Việt Nam và độ bền của chúng qua bài viết bên dưới nhé!

Có những loại vật liệu xây dựng nào?

Vật liệu xây dựng là nguyên vật liệu được sử dụng để tạo nên các công trình xây dựng (VD: đất, cát, xi măng…). Có rất nhiều loại vật liệu xây dựng khác nhau, được sử dụng với mục đích khác nhau.

Nhưng chung quy lại, vật liệu xây dựng về cơ bản được chia thành 2 loại là vật liệu tự nhiên và tổng hợp.

Các vật liệu xây dựng tự nhiên làm từ các sản phẩm tự nhiên như đất sét, cành cây, cát, lá, đá…

Vật liệu xây dựng nhân tạo hay tổng hợp là vật liệu đã trải qua quá trình xử lý của con người, được sử dụng trong các ngành công nghiệp như nhựa, gỗ ép, kính, xi măng…

Những vật liệu xây dựng tự nhiên được dùng phổ biến

Hình ảnh Vật liệu xây dựng phổ biến ở Việt Nam 2
Kim tự tháp Ai Cập được xếp từ đá

Đá – vật liệu xây dựng bền bỉ vượt thời gian

Đá là 1 trong những loại vật liệu xây dựng đã được sử dụng lâu đời nhất, có mặt trong cấu trúc xây dựng trong nhiều thế kỷ qua. Trên thực tế, rất nhiều công trình cổ xưa có thể tồn tại được đến hiện nay được làm bằng đá.

Đá có ưu điểm là vật liệu xây dựng nhiều chức năng, dễ tìm kiếm, giá thành rẻ và bền chắc. Tuy nhiên, nó có nhược điểm là quá nặng, khó di chuyển, do đó khi thi công khá nguy hiểm. Hơn nữa, đá cũng không hiệu quả trong việc giữ ấm cho không gian khi xây nhà.

Có thể thấy, từ thời cổ đại xa xưa, các công trình xây dựng bằng đá vô cùng bền, vẫn sừng sững cho tới ngày nay, làm thành những kiệt tác để đời. Tiêu biểu như là kim tự tháp Ai Cập.

Tre nứa, gỗ – vật liệu xây dựng truyền thống và tiện dụng

Một vật liệu xây dựng rất cũ nữa vẫn được sử dụng đến ngày nay là tre nứa. Nó rất rẻ, lại là chất cách điện tuyệt vời, lại phổ biến ở Việt Nam. Các loại tre nứa khi lớn lên, đủ tiêu chuẩn, người ta sẽ thu hoạch và và sử dụng theo nhiều mục đích như tạo nên các sản phẩm mỹ nghệ decor hoặc sử dụng trong các công trình xây dựng.

Ngày nay, tre nứa vẫn được sử dụng nhiều để làm vật liệu xây dựng trong các công trình hiện đại, dùng làm giàn giáo…

Hình ảnh Vật liệu xây dựng phổ biến ở Việt Nam 3
Nhiều công trình đẹp làm bằng tre nứa

Gỗ cũng là một vật liệu xây dựng không thể thiếu trong xây dựng. Các công trình làm bằng gỗ trước nay vẫn luôn thu hút sự quan tâm của nhiều người. Có nhiều cách để người ta sử dụng gỗ vào lĩnh vực xây dựng. Cây gỗ có thể để tròn nguyên cũng có thể xẻ ra thành các miếng mỏng, nhẹ để dễ dàng thi công.

Đất sét, đất bùn – vật liệu xây dựng thú vị

Thêm 1 vật liệu xây dựng tự nhiên nữa mà con người đã biết tận dụng từ xa xưa, đó chính là đất sét. Đất sét có thể trộn cùng đá dăm để tạo nên vật liệu xây dựng sử dụng cho các công trình. Đất sét có đặc tính, khi ướt thì mềm, dẻo và mịn nhưng khi khô thì rất cứng, chắc. Do vậy, ngoài sử dụng trong lĩnh vực xây dựng, đất sét còn được dùng để chế tạo đồ thủ công mỹ nghệ bằng gốm, sứ như bát, ấm chén, bình hoa…

Ở một số nơi, đất bùn vẫn đang được sử dụng trong việc tạo ra các bức tường. Những bức tường này một khuôn gỗ bên ngoài và bùn được nén giữa các tấm ván. Những ngôi nhà bằng đất này thường ấm áp vào mùa đông, mát mẻ vào mùa hè nhờ đất duy trì nhiệt độ rất tốt.

Băng – vật liệu xây dựng độc lạ

Băng cũng là một vật liệu xây dựng nổi tiếng vì sự độc lạ của công trình nó tạo nên. Nếu như trước đây, băng chỉ được sử dụng để xây dựng các lều tuyết thì giờ đây, các khách sạn băng cũng bắt mọc lên phục vụ các điểm du lịch ở nơi lạnh.

Vật liệu xây dựng nhân tạo ngày càng phổ biến

Hình ảnh Vật liệu xây dựng phổ biến ở Việt Nam 4
Xi măng là vật liệu xây dựng không thể thiếu hiện nay

Xi măng – gắn kết mọi công trình

Xi măng là vật liệu xây dựng phổ biến hiện nay, nó được làm từ đá, nhưng qua xử lý của con người và máy móc công nghiệp. Do đó, sản phẩm xi măng cuối cùng là loại vật liệu xây dựng nhân tạo. Ngày nay, xi măng được sử dụng trong hầu hết các tòa nhà, công trình ở Việt Nam, bởi xi măng gắn kết rất tốt, tồn tại lâu dài, tính bền lâu cao.

Gỗ ép – bền bỉ, ổn định vượt trội

Gỗ ép cũng có nguồn gốc tự nhiên nhưng đã được con người chế tạo nên sản phẩm là vật liệu nhân tạo. Từ bột gỗ xay trộn với một số loại chất tổng hợp khác, hỗn hợp có sự kết dính tốt, được đúc khuôn và ép chúng lại.

Bất kỳ loại gỗ ép nào chuẩn bị được sử dụng trong công trình xây dựng sẽ được kiểm tra để đảm bảo tính tương thích và an toàn. Gỗ ép đạt chất lượng đánh giá qua yếu tố liên kết giao thoa, tính ổn định và hình thái tồn tại.

Kim loại – tạo nền khung bền chắc

Kim loại ngày nay được sử dụng phổ biến trong xây dựng, để tạo khung cấu trúc bền chắc của tòa nhà. Kim loại được sử dụng phổ biến vì nó rất bền và chắc chắn. Có nhiều loại kim loại khác nhau đang được sử dụng trong xây dựng như thép, sắt và hợp kim kim loại.

Hình ảnh Vật liệu xây dựng phổ biến ở Việt Nam 5
Kính giúp công trình hiện đại, tráng lệ hơn

Kính – vật liệu xây dựng cho công trình hiện đại

Kính là vật liệu xây dựng được sử dụng rất nhiều hiện nay, đặc biệt trong các cấu trúc xây dựng hiện đại. Kính cũng được nghiên cứu, cải tạo thành loại phong phú để phục vụ nhu cầu con người. Rất nhiều công trình xây dựng sử dụng kính để tạo nên kiến trúc hiệu ứng đẹp mắt, hiện đại và tiện dụng.

Ngoài các vật liệu xây dựng thông dụng được nhắc đến ở trên, hiện nay các vật liệu xây dựng xanh, thông minh cũng dần được các đơn vị xây dựng hướng tới. Sự đa dạng của vật liệu xây dựng hiện nay giúp các nhà thầu, đơn vị thiết kế, thi công có nhiều lựa chọn hơn để xây dựng nên những kiến trúc tuyệt đẹp trên toàn thế giới.

Việc lựa chọn vật liệu xây dựng thế nào cho phù hợp và phát huy hết ưu điểm phục vụ cho công trình thường dựa trên đặc tính của vật liệu, đặc điểm công trình và quan điểm của phía chủ thầu, kỹ sư trực tiếp tham gia dự án.

Nguồn: https://lpc.vn

Các loại vật liệu xây dựng làm từ gỗ sử dụng trong nội ngoại thất

Gỗ luôn là một vật liệu xây dựng hoàn hảo trong thiết kế nội  ngoại thất, từ xa xưa vẻ đẹp của chất liệu gỗ luôn mang đến sự sang trọng và lịch sự cho không gian sống và làm việc.

Hình ảnh vật liệu xây dựng làm từ gỗ 1
Vật liệu xây dựng gỗ rất quen thuộc với người Việt

Từ xa xưa, gỗ vẫn là vật liệu xây dựng được sử dụng trong kiến trúc truyền thống của người Việt, từ nhà ở cho đến công trình tín ngưỡng như: đình, chùa, nhà thờ họ,… Đến ngày nay, vật liệu xây dựng gỗ được coi là vật liệu sang trọng và chắc chắn trong xây dựng nhà và công trình.

Tính chất cơ bản của vật liệu xây dựng gỗ

Với cấu tạo không đẳng hướng, tính chất cơ học của gỗ là không đều theo các phương khác nhau. Cụ thể, tính chất cơ học của vật liệu xây dựng gỗ phụ thuộc vào các yếu tố như: Độ ẩm, tỉ lệ phần trăm giữa lớp gỗ sớm và lớp gỗ muộn, khối lượng thể tích, tình trạng khuyết tật,…

Độ ẩm và tính hút ẩm là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính chất của gỗ. Nước tồn tại trong gỗ được chia thành 3 dạng:

  • Nước mao quản (nước tự do): nằm trong tế bào hoặc khoảng trống giữa các tế bào và bên trong các ống dẫn.
  • Nước hấp phụ: nằm ở trong vỏ tế bào và khoảng trống giữa các tế bào.
  • Nước liên kết hóa học: nằm trong thành phần hóa học các chất tạo nên gỗ.

Khi sấy gỗ để sử dụng, nước từ từ tách ra khỏi mặt ngoài, khiến nước từ lớp gỗ bên trong di chuyển dần ra ngoài thay thế. Còn khi gỗ khô thì lại hút nước từ không khí. Độ ẩm cân bằng trong gỗ khô trong phòng từ 8 ÷ 12%, gỗ khô trong không khí sau khi sấy lâu dài ngoài không khí từ 15 ÷ 18%.

Hình ảnh vật liệu xây dựng làm từ gỗ 2
Độ ẩm ảnh hưởng lớn đến tính chất của gỗ

Gỗ là vật liệu xây dựng truyền thống có 3 đặc điểm đặc trưng:

  • Tính dẻo dai
  • Tính giãn nở
  • Liên kết chắc chắn

Với những đặc điểm này, có thể nói vật liệu xây dựng gỗ vô cùng phù hợp với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa ở Việt Nam ta, cũng vì thế mà được ứng dụng nhiều trong cuộc sống. Đặc biệt, gỗ cồn mang lại giá trị thẩm mỹ cao, hợp văn hóa và quan niệm của người Việt xưa nay.

Tuy nhiên, với khí hậu nóng ẩm, hanh khô ở Việt Nam thì gỗ thường bị co giãn, có thể dễ dàng bị nứt, mối mọt, cong vênh hay mục nát theo thời gian. Bởi vậy, sử dụng gỗ đòi hỏi bạn cần biết bảo vệ và gìn giữ một cách kỹ lưỡng, tỉ mỉ và đúng cách. Nếu việc gia công gỗ không tốt sẽ làm mất đi tính chất tốt của loại vật liệu xây dựng này.

Những loại gỗ sử dụng phổ biến trong vật liệu xây dựng

Gỗ ở nước ta được sử dụng làm vật liệu xây dựng nhà ở, công trình và các sản phẩm nội ngoại thất phổ biến. Các loại gỗ thường được sử dụng gồm:

Gỗ xoan đào

Đây là một loại gỗ có giá trị kinh tế cao, màu hồng và đặc điểm là tuổi cây càng cao thì màu hồng trên gỗ càng đậm. Hiện nay, trong bảng xếp hạng các loại gỗ được khai thác và sử dụng ở Việt Nam thì gỗ xoan đào thuộc nhóm IV.

Ưu điểm của loại gỗ này là rất cứng, màu sắc và vân gỗ đẹp, không bị cong vênh và mối mọt,…

Hình ảnh vật liệu xây dựng làm từ gỗ 3
Gỗ sồi trắng rất được ưa chuộng trong xây dựng

Gỗ sồi

Gỗ sồi được cắt từ thân cây sồi (là loại thực vật hạt kín), đây là dòng gỗ cứng với hơn 600 loài khác nhau. Trong đó gỗ sồi đỏ và gỗ sồi trắng là phù hợp nhất làm vật liệu xây dựng và nội ngoại thất.

Độ bền cứng và vẻ đẹp của dòng gỗ sồi làm nó lý tưởng cho sản xuất tủ, đồ nội thất và vật liệu sàn.

Gỗ mun

Đây là một loại gỗ cao cấp, được khai thác từ cây mun và sử dụng để làm đồ nội thất, thủ công mỹ nghệ có giá trị cao. Gỗ mun không chỉ được ưa chuộng tại Việt Nam mà còn tại rất nhiều nước trên thế giới.

Gỗ có màu đen rất đặc trưng, vân đều, đẹp, rất chắc và nặng. Chính vì vậy, khi khai thác gỗ mun không thể thả trôi theo dòng sông, suối như một số loại gỗ rừng khác.

Gỗ gụ

Gỗ gụ khai thác từ loài thực vật thân gỗ lớn, thuộc họ đậu, còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như: Gõ dầu, gụ hương, gõ sương, gụ lau,…

Gỗ gụ là thành phẩm sau khi khai thác, xẻ gỗ thành từng khối, tấm và được sử dụng theo mục đích xây dựng.

Ứng dụng của các loại vật liệu xây dựng làm từ gỗ

Trong đời sống, gỗ được ứng dụng rất rộng rãi, đặc biệt trong xây dựng, gỗ chính là vật liệu xây dựng không thể thiếu. Từ các cột chống, ván khuôn khi mới bắt đầu khởi công xây dựng cho đến làm trang trí, sàn hồ bơi, sàn nhà khi hoàn thành thì phần lớn đều sử dụng đến vật liệu xây dựng gỗ.

Hình ảnh vật liệu xây dựng làm từ gỗ 4
Sàn nhà được làm hoàn toàn từ gỗ

Ngoài ra, người ta cũng dùng gỗ để làm cột chống, gỗ dầm, sàn, xà gồ, giàn giáo, các cửa ra vào, cửa sổ, ván copa trong xây dựng…

Nhà xây dựng bằng gỗ luôn tạo cảm giác mát mẻ, vững chắc, thư thái và gần gũi với thiên nhiên. Theo phong thủy, gỗ thuộc hành Mộc, có thể giảm bớt tính lạnh từ các vật dụng thuộc hành Kim, hành Thổ, tạo nên cảm giác ấm áp.

Vì thế, nó rất phù hợp với điều kiện khí hậu và tính cách người Việt. Sống trong không gian tự nhiên từ gỗ, với mùi hương núi rừng thoang thoảng, con người cũng dễ trải lòng mình hơn, dễ tìm thấy sự thư thái trong tâm hồn.

Không thể phủ nhận những giá trị tuyệt vời khi sử dụng vật liệu xây dựng và nội ngoại thất gỗ trong lĩnh vực nhà ở hiện nay. Việc sử dụng nội ngoại thất gỗ sẽ là điểm nhấn dung hòa cả về kiến trúc lẫn phong thủy.

Nội thất gỗ trong phòng khách

Phòng khách có nhiều đồ điện tử như tivi, dàn âm thanh,… nên cần những bộ cửa, kệ tivi, sofa, giá sách gỗ để giảm bớt sự lạnh lẽo. Chắc chắn sẽ mang lại sự sang trọng, đơn giản nhưng không kém phần hiện đại.

Sofa gỗ vừa mang nét đẹp hiện đại vừa mang vẻ đẹp cổ điện. Kết hợp thêm cùng những chiếc gối màu sắc sẽ tạo điểm nhấn tốt cho phòng khách nhà bạn.

Nội thất gỗ trong phòng ăn

Hình ảnh vật liệu xây dựng làm từ gỗ 5
Sử dụng nội thất gỗ trong phòng ăn

Phòng ăn sử dụng cửa gỗ, bàn ghế gỗ sẽ tạo ra bầu không khí ấm cúng cho không gian cả nhà sum họp hơn. Bàn ăn chính là nơi quây quần, tụ họp của cả gia đình sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng, đây cũng là không gian chính trong nhà ở gia đình.

Bàn ăn làm từ gỗ tự nhiên là sự lựa chọn thông minh, giúp mang đến cảm giác ấm cúng và không khí gia đình. Hơn nữa cũng vẫn tạo phong cách sang trọng và hiện đại mà nhiều người theo đuổi.

Nội thất gỗ trong phòng ngủ

Phòng ngủ có nội thất hoặc làm từ gỗ sẽ tạo cảm giác vững chắc và ấm áp tiêu chuẩn cho không gian nghỉ ngơi. Gường gỗ tự nhiên rất chắc chắn, bền bỉ, hơn nữa mang đến cảm giác ấm áp, thoải mái, gần gũi với thiên nhiên. Một số loại gỗ tự nhiên có mùi hương giúp bạn có giấc ngủ sâu hơn.

Ngoài ra, với không gian của phòng học tập, làm việc thì vật liệu xây dựng gỗ cũng góp phần kích thích tư duy sáng tạo, tăng năng suất làm việc.

Như vậy, vật liệu xây dựng làm từ gỗ là không thể thiếu trong xây dựng công trình nhà ở, công trình linh thiêng. Việc sử dụng vật liệu xây dựng gỗ phù hợp trong thiết kế nhà sẽ giúp hài hòa phong thủy, đẹp về phong cách.

Nếu bạn cần tư vấn về thiết kế, chuyển giao công nghệ và thi công xây dựng, hãy liên hệ với Lam Pham Construction để được tư vấn.

Nguồn: https://lpc.vn

4 loại vật liệu xây dựng nhẹ sẽ thay thế gạch và bê tông truyền thống trong tương lai

Theo các chuyên gia, những vật liệu xây dựng nhẹ sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn, đồng thời vẫn đảm bảo được độ bền – đẹp cho công trình, thân thiện với môi trường.

Hình ảnh 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ 1

Không nằm trong danh sách vật liệu xây dựng nhẹ, gạch, bê tông được biết đến là một trong những loại vật liệu xây dựng chính cần thiết đối với mỗi công trình. Với sự phát triển liên tục của ngành công nghiệp xây dựng, các chuyên gia đã ước tính rằng, đến năm 2025, lượng viên gạch để đáp ứng đủ cho việc thi công là khoảng hơn 45 tỷ viên mỗi năm.

Điều này đồng nghĩa với việc, để có đủ số lượng gạch kể trên, thì sẽ cần một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên. Đồng thời, việc nung gạch cũng đòi hỏi cần dùng đến nguồn năng lượng lớn từ than và củi đốt. Và hoạt động này sẽ khiến cho tình trạng chặt phá, đốt rừng diễn ra nhiều hơn, dẫn tới ô nhiễm môi trường, mất cân bằng hệ sinh thái và để lại những hậu quả lâu dài với chính không gian sống của con người.

Đứng trước thực tế này, hàng loạt công nghệ sử dụng các nguyên vật liệu không nung trong xây dựng đã ra đời. Thế nhưng, khi ứng dụng vào thi công thì không phải vật liệu xây dựng nào cũng đáp ứng được các yếu tố như: Khả năng chịu lực, chống ẩm, cách âm,…

Mặc dù vậy, các chuyên gia vẫn tiến hành nghiên cứu, sản xuất và thí nghiệm nhằm tìm ra các loại vật liệu xây dựng mới để thay thế cho gạch, bê tông truyền thống. Song song với đó, các chuyên gia cũng đưa ra lời giải thích cho việc tại sao nên sử dụng vật liệu xây dựng nhẹ.

Hình ảnh 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ 2
Các vật liệu xây dựng nhẹ như gỗ, nhựa,… có thể được dùng để thay thế gạch và bê tông truyền thống.

Lý do tại sao chủ đầu tư nên sử dụng các loại vật liệu xây dựng nhẹ?

Theo phân tích, những vật liệu xây dựng truyền thống như gạch và bê tông thường mang lại hiệu quả cao về độ chắc chắn, khả năng chịu lực và độ bền cho các công trình. Nhưng nếu tính toán về chi phí, thì lại có sự khác biệt khá lớn với các vật liệu xây dựng nhẹ.

Cụ thể hơn, kết quả của các chuyên gia khi tính chi phí cho cùng một diện tích, giá thành của vật liệu xây dựng nhẹ chỉ bằng 80% so với thông thường. Điều này cho thấy, áp dụng công nghệ để tạo ra nguyên vật liệu mới sẽ giúp tiết kiệm chi phí hơn cho chủ đầu tư.

Tiếp đó, thời gian thi công với một công trình cũng sẽ được rút ngắn hơn, giúp cho tốc độ thực thi nhanh hơn, sớm hoàn thiện dự án.

Bên cạnh đó, điểm đặc biệt với những vật liệu xây dựng nhẹ, đó là quá trình sản xuất chúng không cần phải nung ở nhiệt độ cao. Nguyên liệu dùng cũng có thể lấy từ nhiều nguồn có sẵn, hoặc tái chế từ các vật liệu khác. Nhờ đó mà tạo ra những vật liệu xây dựng nhẹ thân thiện với môi trường, cuộc sống con người hơn. Đồng thời cũng giúp giảm bớt lượng rác thải, khí thải của ngành công nghiệp xây dựng.

Vậy những vật liệu nào đạt những tiêu chí này, lại vừa đáp ứng được yêu cầu của các công trình?

Top 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ cho các công trình tương lai

Gạch beton siêu nhẹ

Hình ảnh 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ 3
Gạch không nung đang được sử dụng khá phổ biến cho các công trình hiện nay.

Là một trong những cái tên mới xuất hiện, nhưng gạch bê tông siêu nhẹ lại mang những tính năng đặc biệt và tìm được chỗ đứng cho riêng mình. Vẫn sử dụng nguyên liệu chính là xi măng, vôi, cát và bổ sung thêm bột nhôm, thạch cao,… Nhưng trong quá trình sản xuất, nó tạo ra một lượng khí hydro nên làm cho về mặt có nhiều lỗ nhỏ.

Đó là lý do loại gạch này có trọng lượng nhẹ hơn nhiều lần so với gạch bê tông truyền thống. Thậm chí, nó còn có khả năng chịu nhiệt, cách âm tốt và nổi được trên mặt nước. Nhờ vậy, vật liệu này đang được sử dụng khá phổ biến cho các công trình hiện nay.

Gạch, đá bê tông xốp

Nói đến vật liệu xây dựng nhẹ trong ngành xây dựng, không thể thiếu gạch đá bê tông xốp. Với nguyên liệu chính là xi măng, thủy tinh, cát, thạch cao và nhiều chất phụ gia khác. Người ta dựa trên hình thù, màu sắc của các loại đá trong tự nhiên như đá ong, sa thạch, sỏi,…để tạo ra được viên gạch có màu sắc, hình dáng đáp ứng nhu cầu của thị trường.

Ưu điểm của nó là vô cùng nhẹ, giảm tải trọng, đồng thời tăng khả năng chịu lực cao hơn cho một công trình. Không chỉ vậy, nó cũng tạo điều kiện cho vận chuyển, thi công dễ dàng. Và chi phí tất nhiên rẻ hơn so với vật liệu truyền thống.

Gạch nhựa giả gỗ

Hình ảnh 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ 4
Gạch nhựa giả gỗ cũng là một lựa chọn được nhiều chủ đầu tư ưa chuộng.

Thêm một cái tên khác trong “ngôi làng” của những vật liệu xây dựng nhẹ, đó là gạch nhựa giả gỗ. Đây là một loại vật liệu lát sàn mô phỏng hình ảnh của bề mặt gỗ, làm giả hoa văn cho giống gỗ tự nhiên, được làm bằng chất liệu nhựa tổng hợp.

Loại gạch này có thể dễ dàng thi công, và dễ vệ sinh hơn khi bị bẩn. Đây là lựa chọn mới thay cho các loại gạch men, đá hoa,… dùng trong lát nền nhà, ốp tường. So với việc dùng gỗ tự nhiên, thì gạch nhựa giả gỗ sẽ không bị cong vênh khi thấm nước.

Hơn nữa, đúng như tên gọi của nó, gạch nhựa giả gỗ sẽ có kiểu dáng, đặc điểm giống như người anh em truyền thống. Nên sẽ chỉ có “dân trong nghề” hoặc những người tinh mắt mới có thể phân biệt được.

Sàn nhẹ Ubot

Sàn Ubot còn được biết đến với các tên gọi khác là sàn nhẹ Ubot, sàn phẳng Ubot, sàn phẳng không dầm,… Đây là loại vật liệu xây dựng nhẹ được tạo thành từ các hộp định hình tạo rỗng làm từ nhựa tái chế Polypropylene.

Hình ảnh 4 loại vật liệu xây dựng nhẹ 5
Sàn nhựa bê tông là loại vật liệu xây dựng nhẹ được làm từ nguồn rác thải nhựa tái chế

Rác thải nhựa sau khi thu gom sẽ được phân loại trước khi đưa vào tái chế. Thành phẩm là các khối hộp nhựa hình vuông, rỗng và có 5 chân trụ hình côn. Chiều cao của hộp nhựa Ubot thay đổi theo nhiều Moduel khác nhau, linh động  tùy theo nhịp của mỗi công trình.

Khi thi công, các hộp Ubot được liên kết lại với nhau bởi các thanh nối và nằm chìm trong sàn beton tạo nên các lỗ rỗng và các dầm chữ I đan xen vuông góc với nhau. Đây được đánh giá là phương pháp giúp giảm tải trọng cho một công trình hiệu quả, mà vẫn đảm bảo được độ bền và khả năng chịu lực cao như sàn bê tông truyền thống.

Trên đây là những vật liệu xây dựng nhẹ hiện đang được ứng dụng và có xu hướng phát triển nhiều hơn trong tương lai. Với những tính năng cao mà các loại vật liệu này mang lại, chúng được đánh giá là lựa chọn hàng đầu cho các công trình. Đồng thời cũng góp phần vào việc bảo vệ môi trường và hạn chế hiện tượng hiệu ứng nhà kính toàn cầu.

Nguồn: https://lpc.vn

Cách chọn vật liệu xây dựng chống nóng cho không gian nhà ở

Lựa chọn vật liệu xây dựng chống nóng là giải pháp mà nhiều người lựa chọn, vừa giúp làm mát không gian sống, vừa tiết kiệm năng lượng điện.

Hình ảnh vật liệu xây dựng chống nóng 1
Thị trường rất đa dạng vật liệu xây dựng chống nóng

Khí hậu Việt Nam ngày càng khắc nghiệt, đặc biệt mùa hè, nhiệt độ có thể lên tới 40 độ C. Do dố việc tìm những vật liệu xây dựng chống nóng cho không gian sống đã trở thành nhu cầu khá phổ biến. Cùng Lam Pham Construction tìm hiểu về cách chọn các loại vật liệu xây dựng chống nóng rẻ, hiệu quả cho công trình của bạn nhé.

Chọn vật liệu xây dựng chống nóng cho mái nhà

Tôn là một trong các loại vật liệu xây dựng lợp mái thông dụng, nhưng nó có nhược điểm là hấp thụ nhiệt cao, gây hầm nóng cho không gian. Khắc phục tình trạng này, các nhà sản xuất đã phủ lớp PU dày 16 mm cách nhiệt bên dưới tôn 5 sóng cao 30 mm. Điều này mang lại hiệu quả cách nhiệt rõ rệt. Tôn chống nóng giúp tiết giảm điện năng tiêu thụ đáng kể so với tôn thông thường.

Ví dụ, căn phòng 30 m2 thường phải dùng tới 2 quạt mới đủ làm mát nhưng nếu dùng tôn cách nhiệt thì chỉ cần một quạt là đủ. Bên cạnh đó, loại tôn này cũng có khả năng cách âm tốt, ngăn tiếng mưa rơi, tiếng ồn từ bên ngoài vào. Đặc biệt, khả năng chống chảy của tôn cách nhiệt cao, độ cứng tốt, giúp thi công, lắp đặt mái dễ dàng.

Nhờ lớp PU trắng đục dưới tôn phẳng có họa tiết đa dạng mà người thiết kế có thể để lộ mà không phải làm trần. Nếu ngôi nhà của bạn đã lợp loại tôn thông thường thì có thể dùng tôn phẳng phủ lớp PU đóng trần, vừa cản sức nóng vừa tạo tính thẩm mỹ, thay thế cho vật liệu xây dựng đóng trần khác. Giá của tôn cách nhiệt cũng không quá đắt, tùy theo loại và độ dày.

Hình ảnh vật liệu xây dựng chống nóng 2
Tôn cách nhiệt có khả năng chống nóng rất tốt

Bên cạnh đó, những loại vật liệu xây dựng như tấm lợp Onduline, tấm Poly Carbonate, tôn nhựa sợi thủy tinh cũng được nhiều người lựa chọn để làm chống nóng cho mái.

Tấm lợp sinh thái Onduline có dạng sóng tròn, làm từ sợi hữu cơ tổng hợp và nhựa Bitum đã được xử lý dưới nhiệt độ và áp suất cao, do đó tính năng cách âm, cách nhiệt rất tốt. Hơn nữa, tấm lợp Onduline có trọng lượng nhẹ, mịn màng, khá bền đẹp và không bị rêu mốc hay rỉ sét. So với tôn cách nhiệt, vật liệu xây dựng này cũng có giá thành tương đương nên cũng được ưa chuộng.

Loại tôn nhựa sợi thủy tinh thì có giá thành cao hơn cả, nhưng được gia cố thêm những sợi thủy tinh bền chắc, giúp làm chậm lão hoá, cách điện khi trời giông sét, bền với thời tiết, không giữ ẩm, không rỉ sét…

Ngoài ra, khả năng cách âm, cách nhiệt tốt, sử dụng tôn nhựa sợi thủy tinh vừa tạo môi trường trong lành vừa làm không gian sáng sủa hơn. Vật liệu xây dựng này còn có trọng lượng nhẹ nên dễ dàng trong vận chuyển, thi công.

Trên thị trường hiện nay còn có tấm nhựa mút mỏng 3 – 5 mm với bề mặt “giả” lớp nhôm, hay gọi là tấm OPP hay PE bạc. Tuy nhiên, loại nhựa này có tác dụng nhiệt và cách âm không cao và cũng không bền.

Bên cạnh đó, các loại xốp, ốp trần nhựa chống nóng trước đây ít khi được quan tâm thì giờ cũng khá được yêu thích.

Hình ảnh vật liệu xây dựng chống nóng 3
Xốp chống nóng cho trần có giá thành khá phù hợp

Chọn vật liệu xây dựng chống nóng cho trần

Xốp chống nóng là loại vật liệu xây dựng chống nóng phù hợp với nhu cầu này, lại hợp túi tiền của đại đa số người dùng. Thêm vào đó, thời gian thi công với xốp chống nóng rất nhanh, chỉ khoảng 1 ngày cho căn phòng diện tích 30 m2.

Mặc dù chống nóng tốt nhưng loại vật liệu xây dựng này lại có nhược điểm là khả năng chống cháy kém, dễ bị biến dạng nhanh chóng dưới nhiệt độ cao.

Nếu bạn muốn chống nóng hiệu quả triệt để hơn thì có thể lát trực tiếp gạch trần nhiều lỗ, gạch chữ U hoặc gạch hourdis. Giá của các loại vật liệu xây dựng truyền thống này khá rẻ. Bạn có thể dùng lát trực tiếp trên bề mặt bê tông của trần nhà, sau đó có thể để trần hay lát gạch men tùy thích.

Bên cạnh đó, các loại ngói lợp phủ gốm, ngói xếp truyền thống, bông thủy tinh, túi hạt khí, bông khoáng hay các loại sơn đặc chủng giúp xử lý cách nhiệt, cách âm khá tốt.

Túi khí cách nhiệt cấu tạo từ lớp nhôm nguyên chất phủ lên nhựa tổng hợp chứa các túi khí. Lớp nhôm màu sáng bạc có tác dụng phản xạ nhiệt còn lớp nhựa chứa túi khí giúp ngăn chặn quá trình dẫn nhiệt và tản nhiệt.

Ngoài ra, túi khí còn có tác dụng ngăn âm thanh truyền qua, đồng thời khử sóng âm thanh phản xạ, tránh tiếng vang khi bề mặt không phẳng hay hình dạng bất định.

Hình ảnh vật liệu xây dựng chống nóng 4
Túi khí cách nhiệt cũng là vật liệu cách nhiệt tốt

Đây là một loại vật liệu xây dựng mới, an toàn và thân thiện với môi trường, lại tiết kiệm năng lượng điện cho việc thắp sáng và điều hoà. Bông thủy tinh cách nhiệt và bông khoáng thì phổ thông hơn, chúng đều có tác dụng hấp thụ nhiệt bức xạ và ngăn cản truyền nhiệt, nên chống nóng hiệu quả. Ngoài ra chúng còn có khả năng cách âm, giảm tiếng ồn khi trời mưa,…

Lựa chọn vật liệu xây dựng chống nóng trong và quanh nhà

Vật liệu xây dựng chống nóng cho tường có thể sử dụng thủy tinh cách nhiệt hoặc bông khoáng là phổ thông nhất. Bông thủy tinh cấu tạo từ sợi thủy tinh, không chứa Amiăng nên rất an toàn khi sử dụng.

Còn bông khoáng được tạo thành từ quặng khoáng đá nung chảy, nên thường được sử dụng để lót cách nhiệt, cách âm ở giữa các bức tường. Tuy nhiên, hai vật liệu xây dựng này đều có độ bền không cao, dễ bị lão hóa và mủn sau thời gian dài sử dụng, ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ngoài ra, các loại sơn tường, phủ trần chống nóng hiện nay cũng rất được ưa chuộng, với sản phẩm đa dạng đến từ nhiều thương hiệu như: Kecnee, Vatex, Litex, Matex, Levi-stex, Super Matex, Maxilite. Bạn nên lưu ý khi mua sơn tường, phủ trần chống nóng là thị trường hiện không chỉ có sơn chống nóng trong nhà mà còn có loại dùng ngoài trời, chúng có giá bán cao hơn hẳn.

Hình ảnh vật liệu xây dựng chống nóng 5
Đa dạng các loại sơn tường chống nóng

Nhựa uPVC hiện nay cũng là loại vật liệu xây dựng được sử dụng khá nhiều, giúp giảm thiểu bức xạ nhiệt từ bên ngoài. Với ưu điểm về cách âm, cách nhiệt nổi trội, vật liệu này đang được sử dụng để thay thế cửa đi, cửa sổ, vách ngăn bằng gỗ, nhôm ở các khu vực trực tiếp có ánh sáng chiếu trong ngôi nhà.

Nhìn chung thị trường hiện nay có khá nhiều loại vật liệu xây dựng chống nóng, làm mát tốt, tạo nên nhiều giải pháp lựa chọn cho người tiêu dùng. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả chống nóng tốt nhất, cũng như thiết kế phù hợp với nhu cầu sử dụng, bạn nên nhờ chuyên gia tư vấn thiết kế và thi công.

Không chỉ dùng vật liệu xây dựng chống nóng, để tăng hiệu quả làm mát thì cần tạo thêm giếng trời, lỗ thông gió ở trước và sau căn phòng. Như vậy sẽ tạo hiệu ứng trao đổi nhiệt, tạo lối thoát nhiệt cho không gian dưới mái.

Trên đây là một số chia sẻ của Lam Pham Construction về giải pháp và cách chọn vật liệu xây dựng chống nóng cho không gian nhà ở. Nếu cần tư vấn, hỗ trợ thêm về giải pháp thi công, thiết kế, hãy liên hệ với Lam Pham Construction.

Nguồn: https://lpc.vn

Những vật liệu xây dựng mới thú vị nhất hiện nay

Ngành vật liệu xây dựng thế giới đang thực hiện cuộc cách mạch lớn, nhằm cải cách, sáng tạo vật liệu xanh, thông minh và ứng dụng cao.

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới thú vị nhất hiện nay

Sức sáng tạo của con người là không giới hạn, và đây là khởi nguồn của những phát minh vĩ đại. Cùng Lam Pham Construction điểm qua một số vật liệu xây dựng sáng tạo, thú vị nhất để hiểu rõ hơn về bước tiến đột phá mà ngành xây dựng đã đạt được.

Gỗ trong suốt – vật liệu xây dựng “vô hình”

Loại gỗ cao cấp, trong suốt độc đáo này được các nhà khoa học trường Đại học Maryland, College Park phát minh ra. Tiến sĩ Lương Bỉnh Hổ mô tả, gỗ trong suốt chắc chắn hơn gỗ truyền thống, có thể thay thế vật liệu xây dựng tương tự ít thân thiện với môi trường hơn như plastic.

Quá trình tạo gỗ trong suốt như sau:

Đầu tiên, phương pháp hóa học được áp dụng để loại bỏ lignin – chất hữu cơ trong mô mạch cây, tạo màu nâu đục của gỗ. Bước này tương tự cũng được sử dụng trong sản xuất bột giấy. Sau đó, nguyên nhân được xử lý đặc biệt, để trở nên giòn và không màu. Thời gian xử lí tùy vào kích thước gỗ, khoảng 24h cho 1 khúc gỗ lớn.

Sau đó, các mạch gỗ được bơm epoxy, chất này có tác dụng kết dính và gia cường cho vật liệu, được sử dụng rất phổ biến trong xây dựng. Quá trình này thường thực hiện trong 1h, để duy trì trạng thái tốt của sợi nano xenlulozơ.

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới thú vị nhất hiện nay 1
Gỗ trong suốt cứng và khả năng thấu quang cao

Thành phẩm tạo ra là loại gỗ đặc biệt cứng, nhẹ hơn thép, chịu lực gấp 10 lần so với gỗ chưa xử lý, dễ phân hủy hơn nhựa. Hơn nữa, gỗ trong suốt có khả năng thấu quang cao, có thể giữ cho tia sáng phản xạ lại nhiều lần và tạo ra ánh sáng tán xạ rất đẹp.

Thử nghiệm đặt gỗ trong suốt trước 1 tấm pin mặt trời, pin có thể hấp thụ lượng ánh sáng tăng 30% so với bình thường.

Sản xuất bê tông từ vật liệu xây dựng trên sao Hỏa

Nghiên cứu về các vì sao trong vũ trụ luôn là khát vọng lớn của con người. Nếu như việc tạo ra bê tông xây dựng trên Trái Đất vô cùng đơn giản thì trên sao Hỏa lại khó muôn phần. Lí do lớn nhất là trên sao Hỏa không có nước để đảo trộn nguyên liệu tạo Composite, sau đó đông cứng thành bê tông.

Với mong muốn đưa con người lên sống trên sao Hỏa trong tương lai, thì việc xây dựng công trình kiên cố tại hành tinh này rất quan trọng.

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới thú vị nhất hiện nay 2
Hiện thực hóa khát vọng sinh sống trên sao Hỏa

Mới đây, tiến sĩ Lin Wan và đồng nghiệp tại Đại học Northwestern đã tuyên bố, phát hiện được cách tạo bê tông trên sao Hỏa không dùng nước. Theo đó, các nhà khoa học nung lưu huỳnh đến 240 độ C – Nhiệt độ gấp đôi điểm nóng chảy của nguyên tố này.

Ở trạng thái nóng chảy, lưu huỳnh lỏng được trộn với đất đá trên sao Hỏa, sẽ thành loại “bê tông đặc biệt”. Sau khi để nguội, lưu huỳnh và đất gắn kết chắc chắn với nhau tạo thành khối bê tông.

Trong thử nghiệm của mình, nhóm nghiên cứu đã sử dụng hỗn hợp Silic Dioxide, Nhôm Dioxide và các khoáng chất khác để mô phỏng đất đá trên sao Hỏa. Thực hiện theo cách trên, các nhà khoa học đã tìm ra công thức trộn “bê tông đặc biệt” phù hợp nhất. Theo đó, tỉ lệ lưu huỳnh thích hợp nhất là 50%, còn lại là đất sao Hỏa, kích thước cốt liệu tối đa đạt 1mm.

Bê tông sao Hỏa cực kì bền, có khả năng chịu được lực nén gấp đôi bê tông tiêu chuẩn đang được xây dựng ở Trái Đất. Điều này được cho là phù hợp với điều kiện khí hậu trên sao Hỏa. Không những thế, bê tông đặc biệt này có thể tái sử dụng đơn giản bằng cách nấu chảy để phục vụ công trình khác.

So với việc đưa nguyên liệu từ Trái Đất lên sao Hỏa, cách sản xuất bê tông xây dựng này rẻ gấp nhiều lần. Đây là nghiên cứu đột phá, giúp con người tiến lại gần hơn với kế hoạch lên sinh sống ở sao Hỏa.

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới thú vị nhất hiện nay 3
Xi măng phát quang có thể cấp ánh sáng suốt đêm

Xi măng phát quang – vật liệu xây dựng phát sáng

Các nhà nghiên cứu Đại học San Nicolás de Hidalgo mới đây đã chế tạo thành công loại vật liệu xây dựng ánh sáng – xi măng phát quang. Xi măng này có thể phát sáng trong thời gian dài, chịu nhiệt tốt và tuổi thọ lên tới 100 năm. Vật liệu xây dựng này được kì vọng sẽ ứng dụng để tạo nên những con đường hoặc tòa nhà phát sáng mà không cần sử dụng điện năng.

Vật liệu xây dựng này là hỗn hợp xi măng, trong đó có chất lân quang sử dụng như yếu tố hấp thụ ánh sáng mặt trời ban ngày, để chiếu sáng vào ban đêm. Các nhà nghiên cứu cho biết, xi măng phát quang có thể hấp thụ ánh sáng cả trong ngày thời tiết u ám. Thời gian phát sáng liên tục có thể lên tới 12 giờ đồng hồ.

Độ sáng và màu sắc ánh sáng có thể điều chỉnh bằng thành phần xi măng. Điều này đem đến khả năng hữu ích cho người tham gia giao thông hoặc hoạt động vào ban đêm.

Cách sản xuất xi măng phát quang không quá phức tạp, việc bổ sung thành phần phát quang không khiến vật liệu thay đổi cấu trúc. Do đó, nó vẫn có thể sử dụng như xi măng thông thường để xây dựng công trình, cầu đường.

Vật liệu xây dựng này vẫn đang được nghiên cứu để hoàn thiện, áp dụng vào mục đích thương mại.

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới thú vị nhất hiện nay 4
Cầu phao được xây dựng tại hồ Iseo – Ý

Cầu phao – Vật liệu xây dựng thông minh

Cầu phao đã được “hiện thực” tại hồ Iseo của Ý, đây cũng là một trong những minh chứng tốt nhất thể hiện những bước tiến đột phá của ngành vật liệu xây dựng. Chiếc cầu phao có tên là The Floating Piers, rộng khoảng 16m, dài gần 3km.

Cầu phao có cấu tạo như một chiếc phao, bên trong chứa khoảng 200.000 m3 khí Polyetylen để giúp cầu có thể cố định trên mặt hồ. Không có thành cầu, The Floating Piers vẫn luôn nổi trên mặt nước dù mực nước của hồ có hạ thấp.

Tác giả của chiếc Cầu phao màu cam đặc biệt này là Christo Vladimirov Javacheff – nhà thiết kế nổi tiếng với những công trình nghệ thuật dựa trên nét đẹp thiên nhiên. Đi trên Floating Piers, du khách sẽ được trải nghiệm cảm giác chưa từng có, nhẹ nhàng bồng bềnh như trên mây, nhấp nhô theo từng ngọn sóng.

Đặc biệt, The Floating Piers có thể tự thu gọn khi thời tiết xấu và sau đó trải ra nhanh chóng nối liền các đảo. Cây cầu này sẽ không những mang đến một cảnh quan – biểu tượng xây dựng độc đáo mà còn giữ sự kết nối giữa các đảo dù thời tiết xấu hay thảm họa tự nhiên.

Hình ảnh vật liệu xây dựng mới thú vị nhất hiện nay 5
The Floating Piers nối liên các đảo một cách độc đáo

Trên đây là tổng hợp những công trình và vật liệu xây dựng độc đáo trên thế giới, minh chứng cho sự phát triển mạnh mẽ của ngành xây dựng. Xu hướng sử dụng vật liệu xây dựng xanh, thông minh sẽ dần thay thế cho vật liệu xây dựng truyền thống.

Lam Pham Construction cùng các công ty Việt Nam đang áp dụng xu hướng này cho ngành xây dựng trong nước. Để biết thêm thông tin chi tiết, hoặc tư vấn thiết kế, lắp đặt công trình thông minh, hãy liên hệ với Lam Pham Construction.

Nguồn: https://lpc.vn

Vật liệu xây dựng thông minh là gì và tiêu chí lựa chọn vật liệu thông minh

Sự phát triển Khoa học công nghệ vượt bậc, cùng với nhu cầu đời sống con người ngày càng tăng đã thúc đẩy tạo nên những loại vật liệu xây dựng thông minh, khu đô thị thông minh.

Hình ảnh vật liệu xây dựng thông minh là gì và tiêu chí lựa chọn 1
Vật liệu xây dựng thông minh sử dụng ngày càng phổ biến

Với xu hướng đó, những loại vật liệu truyền thống hiện nay đang dần được thay thế, thay vào đó là vật liệu thông minh. Sử dụng vật liệu xây dựng thông minh đem lại nhiều lợi ích cho người sử dụng cũng như môi trường: Giảm tiêu hao nhiên liệu, năng lượng, thân thiện với môi trường.

Thế nào là vật liệu xây dựng thông minh?

Tốc độ đô thị hóa ngày càng cao kéo theo nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng ngày càng lớn. Hơn nữa, ô nhiễm môi trường cũng tăng lên, vì thế ngành sản xuất vật liệu xây dựng được trước yêu cầu phải đổi mới. Đó là nghiên cứu, phát triển và ứng dụng vật liệu xây dựng thông minh, thân thiện môi trường.

Cần một thời gian dài nữa để vật liệu thông minh xác lập được “chỗ đứng” vững chắc của mình trên thị trường vật liệu xây dựng, song đây cũng là tín hiệu đáng mừng.

Từ những năm 90 của thế kỷ trước, các nhà khoa học đã nghiên cứu và chế tạo một số vật liệu có khả năng “phát hiện sự cố” và “tự hồi phục”. Đây là tiền đề cho ra đời vật liệu thông minh sau này.

Các sinh vật tự nhiên đều có khả năng tự biến đổi, tự tu sửa để hồi phục sau ảnh hưởng của tác động môi trường. Ví dụ con người khi bị rách da chảy máu, gãy xương thì cơ thể sẽ tự thích nghi và lành lặn sau một thời gian. Các loài động vật, thực vật cũng có khả năng tương tự như vậy.

Hình ảnh vật liệu xây dựng thông minh là gì và tiêu chí lựa chọn 2
Cốt thép không có khả năng “tự phục hồi”

Tuy nhiên, khả năng này không có ở các vật liệu nói chung và vật liệu xây dựng nói riêng như cốt thép, chất dẻo… Đây là những vật liệu “không sống”, nên chúng không có khả năng tự thích nghi, tự hồi phục. Đây là một nhược điểm lớn, bởi khi các vật liệu bị hư hỏng, sự cố xảy ra sẽ gây nhiều tổn thất.

Vậy ý nghĩ nảy sinh, liệu với các công trình sử dụng lâu dài, có thể biến vật liệu “không sống” thành vật liệu “sống” được không? Liệu khi đưa một thành phần đặc biệt vào vật liệu, có thể khiến một cây cầu lớn phát sinh sự cố có thể phát ra cảnh báo cần thiết, hoặc tàu thuyền khi có hư hại có thể tự động biến đổi để chống lại?

Đây là những ý tưởng sơ khai hình thành vật liệu thông minh. Đến nay, vật liệu thông minh đã được làm rõ và nghiên cứu sâu hơn. Những thiết bị khoa học kỹ thuật cao được kết hợp với vật liệu truyền thống, để chúng có năng lực “cảm giác” và “tự hồi phục”.

Thực tế, người ta đã kết hợp tính dẫn điện tốt của sợi cacbon với tính cách điện tốt của sợi thuỷ tinh, tạo nên một vật liệu thông minh. Khi chịu tác dụng của ngoại lực tương đối mạnh, vật liệu cong và gãy vỡ do tính giòn của sợi cacbon. Nhưng đồng thời gãy vỡ làm thay đổi tính dẫn điện của vật liệu, từ đó tính được mức độ tổn thất và sửa chữa.

Ứng dụng trong vật liệu bê tông, khi đưa vào cốt thép một số thanh sợi rỗng lòng, bên trong chứa sẵn vật liệu tu sửa. Khi bê tông chịu áp lực quá lớn gây nứt vỡ, các thanh rỗng này cũng vỡ ra, vật liệu tu sửa được thoát ra và có thể tự sửa chữa.

Hình ảnh vật liệu xây dựng thông minh là gì và tiêu chí lựa chọn 3
Vật liệu xây dựng thông minh đang được nghiên cứu mạnh mẽ

Hiện đại hơn, các nhà khoa học còn đưa được các máy phát tín hiệu và máy tính cực nhỏ vào vật liệu, để vật liệu trở nên thông minh. Khi phát hiện các vấn đề xảy ra cục bộ, máy tính nhận tín hiệu và đưa lệnh để các hợp kim ghi nhớ hình trạng, sau đó chất kết dính kịp thời biến đổi rồi tự gia cố.

Vật liệu xây dựng thông minh đã đạt được một số thành quả đáng kể. Nhưng để áp dụng rộng rãi trong xây dựng và đời sống, các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu

Tiêu chí vàng trong lựa chọn vật liệu xây dựng thông minh

Giữa thị trường vật liệu xây dựng vô cùng đa dạng hiện nay, người tiêu dùng thực sự hoang mang khi lựa chọn vật liệu xây dựng và vật liệu xây dựng thông minh. Để lựa chọn một vật liệu xây dựng thông minh tốt, sản phẩm đó cần đáp ứng được 3 tiêu chí:

An toàn với sức khỏe

Vật liệu xây dựng thông minh trước hết cần làm bằng chất liệu tốt cho sức khỏe, có thể sử dụng lâu dài, tiếp xúc liên tục hàng ngày.

Bền vững với thời gian

Đây là tiêu chí chung cho một vật liệu xây dựng, và vật liệu xây dựng thông minh cần đáp ứng tốt tiêu chí này. Theo đó, vật liệu đảm bảo bền vững theo thời gian, hạn chế biến dạng và xuống cấp, đảm bảo tuổi thọ bền vững cho công trình với điều kiện khí hậu thông thường.

Ứng dụng đa năng

Vật liệu đa năng đáp ứng được nhu cầu sử dụng đa dạng của nhiều hạng mục công trình, tiện lợi cho thi công, lắp ghép và bảo trì, đảm bảo thẩm mĩ trong thời gian dài.

Hình ảnh vật liệu xây dựng thông minh là gì và tiêu chí lựa chọn 4
Vật liệu xây dựng thông minh là vật liệu của tương lai

Bên cạnh đó, vật liệu xây dựng lựa chọn cần đáp ứng được nhu cầu sử dụng công trình và phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.

3 tiêu chí chọn trên cũng là những tính năng nổi bật của dòng vật liệu xây dựng thông minh là yếu tố quan trọng cho ngành xây dựng tương lai. Chính vì thế mà xu hướng sử dụng vật liệu thông minh trong xây mới và sửa nhà đang ngày càng phổ biến những năm trở lại đây.

Một số loại vật liệu xây dựng thông minh

Có nhiều vật liệu xây dựng thông minh hiện nay trên thị trường, dưới đây là một số sản phẩm đang được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi:

Tấm mái lợp thông minh Smart

Đây là vật liệu thông minh sử dụng để lợp mái nhà, mái hiên, làm vách ngăn cho công trình,. Tấm mái lợp thông minh Smart gồm 3 lớp là:

  • PVC/PP/Alufim
  • PU cách nhiệt, cách âm, chống thấm
  • Tôn mạ màu gồ sóng
Hình ảnh vật liệu xây dựng thông minh là gì và tiêu chí lựa chọn 5
Tấm mái lợp thông minh Smart

Panel bông thủy tinh

Loại vật liệu này có khả năng cách âm, cách nhiệt và chống cháy tốt. Ngoài ra, tấm mái lợp thông minh sản xuất từ đá, xỉ để tạo nên sợi thủy tinh tổng hợp, thân thiện với môi trường.

Sơn xanh là dòng sản phẩm, vật liệu xây dựng xanh được đánh giá rất cao và người tiêu dùng đón nhận. Sơn xanh có khả năng chống nóng rất tốt, phản nhiệt lên tới 88%, đảm bảo tiết chế nhiệt trong nhà dưới 37 độ C.

Trên đây là những thông tin được Lam Pham Construction tổng hợp về vật liệu xây dựng thông minh – xu hướng của tương lai. Cùng tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị khác tại Lam Pham Construction nhé.

Nguồn: https://lpc.vn

Xu hướng phát triển – Điểm danh 5 loại vật liệu xây dựng trong tương lai

Vật liệu xây dựng tương lai hướng đến vật liệu xanh, thông minh và thân thiện với môi trường.

Hình ảnh 5 loại vật liệu xây dựng trong tương lai 1
Ngày càng nhiều vật liệu xây dựng mới ra đời

Hiện nay, toàn xã hội đang sử dụng khoảng 70% tỷ trọng nguồn vốn đầu tư cho xây dựng, trong đó chiếm tới 30 – 40% là vật liệu xây dựng. Do đó, phát triển, cải tiến vật liệu xây dựng luôn được chú trọng.

Xu hướng phát triển vật liệu xây dựng tương lai

Khí hậu đang biến đổi mạnh mẽ, làm cho môi trường sống của con người cũng ngày càng bị đe dọa nghiêm trọng.

Để hạn chế tối đa sự tác động xấu tới môi trường và khí hậu, các quốc gia đều đang chú trọng phát triển kinh tế định hướng tăng trưởng xanh. Với ngành xây dựng nói riêng, sản xuất vật liệu cũng ngày càng thay đổi để đáp ứng một cách tốt hơn.

Cùng với đó là sự ra đời các của nhiều loại vật liệu xây dựng xanh, vật liệu xây dựng thông minh… Việc nghiên cứu các loại vật liệu xây dựng mới, phục vụ cho công trình xây dựng tương lai cũng là lựa chon tất yếu của ngành vật liệu xây dựng.

Vật liệu xanh – xu hướng tất yếu của sự phát triển

Các đô thị thông minh ngày càng xuất hiện nhiều, doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng hướng tới vật liệu xanh, thân thiện môi trường, tiêu tốn ít năng lượng và giúp tiết kiệm điện năng.

Việc sản xuất và sử dụng vật liệu xây dựng xanh giúp tiết kiệm đáng kể năng lượng, nguồn tài nguyên không tái tạo. Ngoài ra, ngành xây dựng nói riêng và toàn xã hội có thể giảm thiểu ô nhiễm môi trường, phát thải khí nhà kính, hạn chế biến đổi khí hậu – vấn đề đang nóng hơn bao giờ hết.

Với xu hướng phát triển đó, các nhà nghiên cứu đang tập trung với các chủng liệu vật liệu mới. Nhiều loại vật liệu xây xựng xanh được khuyến khích, trong đó phổ biến nhất vẫn là vật liệu xây dựng không nung. Nguyên liệu lấy từ phế thải công nghiệp, vừa có thể tái sử dụng vừa dễ tiêu hủy.

Hình ảnh 5 loại vật liệu xây dựng trong tương lai 2
Vật liệu xây dựng không nung dần thay thế cho gạch truyền thống

Những năm gần đây, nhà nước ta cũng thông qua nhiều Chính sách nhằm phát triển vật liệu xây dựng xanh, thân thiện với môi trường. Tiêu biểu là “Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”.

Chương trình 567 mà Chính phủ phê duyệt cũng định hướng phát triển vật liệu xây dựng không nung, dần thay thế cho gạch đất sét nung. Tỉ lệ thay thế vào năm 2020 sẽ đạt khoảng 30 – 40%. Cùng với đó, ước tính mỗi năm sẽ tái sử dụng được 15 – 20 triệu phế thải công nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí và bảo vệ môi trường đáng kể.

Vật liệu xây dựng thông minh – hướng tới xã hội thông minh

Viện trưởng Viện vật liệu xây dựng đã phát biểu, “Xu thế phát triển vật liệu xây dựng tương lai là sản xuất vật liệu xây dựng thông minh, tiết kiệm năng lượng và bảo vệ môi trường.

Để đảm bảo mục tiêu này thì vật liệu xây dựng phải tốn ít năng lượng hơn cho việc tạo ra nó, tiết kiệm năng lượng tại công trình xây dựng khi đưa vào sử dụng”.

Hiện nay, ngành sản xuất vật liệu cũng có một số sản phẩm thông minh như tấm lợp sinh thái, xốp cách nhiệt, gạch bê tông nhẹ, ngói tráng men, xi măng xanh, tấm ốp đất sét nung, gạch ốp lát tái chế, gỗ ốp tường xanh…

Hiện nay, khi thế giới đang tiến vào cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đây là cơ hội mở ra cho ngành sản xuất vật liệu xây dựng để nâng cao trình độ, tăng năng lực sản xuất và cạnh tranh toàn cầu.

Hình ảnh 5 loại vật liệu xây dựng trong tương lai 3
Tấm lợp sinh thái áp dụng trong xây dựng

Nhiệm vụ của ngành sản xuất vật liệu xây dựng là:

  • Góp phần quan trọng vào quá trình xây dựng đô thị thông minh
  • Tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành dựa trên nền tảng của khoa học, công nghệ với tính năng của vật liệu xây dựng công nghệ 3D, sản xuất và xây dựng trên công nghệ in 3D,
  • Dùng robot trong các công đoạn sản xuất, chế tạo, giúp tiết kiệm được thời gian, nhân lực và nguyên liệu sản xuất.

Điểm danh 5 loại vật liệu xây dựng tương lai

Trên cơ sở xu hướng phát triển này, dưới đây là 5 loại vật liệu xây dựng được dự đoán sẽ trở thành vật liệu tương lai:

Sàn phẳng Ubot

Sàn phẳng Ubot là vật liệu xây dựng xanh được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Loại sàn này được tạo thành từ những hộp Ubot xếp thẳng hàng nhau, ở giữa có thanh nối liên kết các hộp.

Cấu tạo của sàn phẳng Ubot:

  • Ubot có dạng hình hộp rỗng, gồm 4 chân hình côn, kết hợp với nhau qua thanh nối. Các hộp này nằm chìm trong sàn, tạo ra lỗ rỗng để giảm tải trọng lượng, hạn chế số lượng cột cần sử dụng.
  • Thân Ubot có kích thước cơ bản là 52×52 cm. Chiều cao của các hộp có thể thay đổi linh động 10cm, 13cm, 16cm, 20cm, 24cm, 28cm… để phù hợp với nhiều module khác nhau.
  • Chiều cao của chân hộp từ 5-9 cm, có vai trò cố định chiều cao của lớp bê tông dưới sàn. Đồng thời xả khí trong trường hợp xảy ra cháy, hỏa hoạn.
blank
Công nghệ vật liệu xây dựng xanh sàn phẳng Ubot

Ưu điểm vượt trội

  • Sàn phẳng Ubot chiếm lợi thế về kích thước. Bạn có thể xếp chồng chúng lên nhau, dễ dàng vận chuyển. Đặc biệt, sản phẩm làm từ chất liệu tốt, cứng cáp, có thể bảo quản ngoài trời, không dễ vỡ như xốp polystyrene.
  • Do được tái chế từ nhựa nên sàn Ubot mang đến sự tiện lợi trong quá trình thi công. Sử dụng Ubot hoàn toàn bằng sức người, lắp ráp thủ công rất đơn giản, dễ dàng, không cần đến máy móc hay thiết bị phức tạp nào. Nhờ vậy giảm tối đa lượng CO2 thải ra môi trường bên ngoài. Đồng thời giảm ô nhiễm âm thanh cho công trình xây dựng.
  • Chiều cao có thể thay đổi linh hoạt, khả năng chống cháy cực tốt.
  • Ubot có khả năng chịu áp lực nén, rung, trọng tải của bê tông. Sau quá trình đổ bê tông, vật liệu này sẽ không bị biến dạng.

Với những ưu điểm vượt trội này, sàn phẳng Ubot được xem là giải pháp xây dựng xanh hàng đầu hiện nay. Nhìn một cách toàn diện, vật liệu này an toàn, thân thiện với môi trường, mang đến sự tối ưu cho quá trình thi công. Song song với đó là những lợi ích về kinh tế, chất lượng dài hạn cho công trình xây dựng.

Bê tông màu xanh lá cây

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Teknologi MARA – Malaysia đã tạo ra một loại vật liệu xây dựng đặc biệt, có tên là “Bê tông màu xanh lá cây”. Vật liệu xây dựng đặc biệt này không những thân thiện với môi trường mà còn có thể làm cho chúng nhẹ hơn với cường độ lớn hơn.

Nguyên liệu sản xuất sử dụng là bê tông và chất thải phù hợp. Các vật liệu tái chế giúp “Bê tông màu xanh lá cây” đảm bảo chất lượng không kém gì bê tông thông thường. Một số loại vật liệu đang được nghiên cứu gồm: Nhôm sợi, tro bay và cốt liệu bê tông tái chế.

Graphene

Hình ảnh 5 loại vật liệu xây dựng trong tương lai 5
Vật liệu Graphene có tính chất tuyệt vời

Giải Nobel về Graphene của Konstantin Novoselov năm 2010 đã tạo nên một xu hướng mới không chỉ trong Hóa học mà còn trong vật liệu xây dựng. Graphene có tính chất tuyệt vời của một vật liệu xây dựng, như vô cùng nhẹ nhưng cứng hơn thép.

Mặc dù vậy, đến nay việc sản xuất vật liệu xây dựng Graphene vẫn gặp nhiều khó khăn, nhất là ở kỹ thuật sản xuất quy mô lớn. Mới đây, Ivan Vlassiouk – nhóm thực hiện dự án phát triển và ứng dụng Graphene đã phát triển kỹ thuật sản xuất mới – “Kỹ thuật lắng đọng hơi hóa chất”.

Tương lai, Graphene có thể được kết hợp với vật liệu xây dựng truyền thống để tạo nên sản phẩm ấn tượng, áp dụng phổ biến hơn.

Sợi carbon balsa

Sợi gỗ balsa vốn được biết đến với đặc tính của một vật liệu rất cứng và rất nhẹ. Tuy nhiên, khó khăn trong ứng dụng sợi balsa là quy trình sản xuất khó khăn và giá thành cao.

Một nhóm nghiên cứu tại Đại học Harvard đã phát triển loại vật liệu composite từ gỗ balsa, giá thành rẻ hơn, có trọng lượng nhẹ chưa từng có và đặc biệt cứng. Hơn nữa, Sợi carbon balsa còn có cấu trúc gỗ đều, cho phép sử dụng trong công trình yêu cầu độ chính xác cao.

Tơ nhện tổng hợp

Tơ nhện cũng được các nhà khoa học nghiên cứu từ lâu, với độ bền cự kì ấn tượng. Thế nhưng, đến nay, quy trình tạo ra tơ nhện tổng hợp có tính chất tương tự loại tơ sinh vật này vẫn còn là bí ẩn.

Hình ảnh 5 loại vật liệu xây dựng trong tương lai 6
Tơ nhện tuy mỏng manh nhưng bền gấp 5 lần thép

Các nhà khoa học vẫn không ngừng nghiên cứu để có thể tổng hợp quy mô lớn và ứng dụng trong vật liệu. Mới đây, Viện Công nghệ Massachusetts đã áp dụng kỹ thuật in 3D để tạo mạng nhện giả để nghiên cứu. Bước tiến này được hi vọng sẽ mở ra cơ hội tổng hợp tơ nhện nhân tạo.

Phát triển và sử dụng vật liệu xây dựng thông minh, thân thiện với môi trường và phù hợp nhu cầu xã hội là xu hướng tất yếu. Công ty Lam Pham Construction cũng là một trong những công ty dẫn đầu trong áp dụng thành công vật liệu xây dựng xanh vào ngành xây dựng. Điều này góp phần thực hiện Chủ trương của Đảng và thúc đẩy ngành xây dựng nước nhà.

Nguồn: https://lpc.vn