Search
Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 2

Sàn phẳng Ubot – Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh

Nội dung

Sử dụng vật liệu xanh – sàn phẳng Ubot để xây dựng “đô thị thông minh”, thân thiện với môi trường đang là một trong những xu hướng phát triển được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 1
Thế nào là một công trình xây dựng xanh?

“Tại sao phải sử dụng vật liệu xây dựng xanh?” “Sử dụng sàn phẳng Ubot thì có ích lợi gì?” chắc chắn sẽ là câu hỏi của nhiều người. Hoặc sẽ có những thắc mắc cho rằng, việc trồng nhiều cây xanh quanh một công trình còn chưa đủ hay sao. Để giải đáp cho điều này, trước tiên hãy tìm hiểu xem “Như thế nào được gọi là vật liệu xây dựng xanh?” nhé.

Vật liệu xây dựng xanh là gì?

Theo các chuyên gia, vật liệu xây dựng xanh được định nghĩa là những vật liệu có khả năng làm giảm những tác động tiêu cực đến môi trường. Hay nói cách khác, là những nguyên liệu này phải mang đến sự an toàn trong suốt vòng đời của một công trình. Bao gồm việc khai thác, vận chuyển, thi công, sử dụng và cho tới khi phá dỡ chúng.

Để được công nhận là vật liệu xây dựng xanh như sàn phẳng Ubot, nguyên liệu đó phải đảm bảo đủ những điều kiện sau:

  • Không độc hại: Đây là tiêu chí đầu tiên được đánh giá dựa trên mức độ gây ô nhiễm môi trường khi sản xuất ra một vật liệu. Với vật liệu xanh, quá trình sản xuất sẽ được tối ưu hóa nhằm hạn chế lượng rác thải công nghiệp ra môi trường.
  • Giúp tiết kiệm tài nguyên: Với các vật liệu xanh, khi sản xuất ra chúng cũng cần tiết kiệm nguồn tài nguyên cho trái đất. Ví dụ như sử dụng gạch không nung giúp đảm bảo nguồn đất sét tự nhiên đang dần khan hiếm. Đồng thời, vật liệu xanh cũng phải giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình khai thác, vận chuyển, thi công.
  • Giảm ô nhiễm môi trường: Đây là yếu tố quan trọng nhất với sự ra đời của những vật liệu xanh, với mục đích chính khi sử dụng chúng sẽ không gây độc hại đến môi trường xung quanh công trình (đất, nước, không khí).
  • Có vòng đời sử dụng lâu dài: Vật liệu xanh đồng nghĩa với việc nó phải có chất lượng tốt, sử dụng được lâu dài nên vòng đời phải cao hơn so với các loại nguyên liệu thông thường.
  • Có thể tái chế: Một trong những yếu tố giúp đánh giá vật liệu thân thiện với môi trường là khả năng tái chế cao.
Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 4
Vật liệu xây dựng xanh tránh gây những tác động tiêu cực đến môi trường

Như vậy, dễ thấy được rằng “xanh” ở đây không chỉ đơn thuần là một công trình có thật nhiều cây xanh. Mà dự án đó cần xanh ngay từ những nguyên liệu được dùng nhằm mang lại bảo vệ môi trường sống của con người trong tương lai.

Các công trình xanh mang lại lợi ích gì cho môi trường?

Theo số liệu thống kê cho biết, các công trình xây dựng thông thường sẽ sử dụng 40% nguồn năng lượng, khai thác đến 25% lượng gỗ và dùng 17% nguồn nước, chưa kể đến các tài nguyên đất, cát, đá,… từ thiên nhiên. Đồng thời, những công trình này thải ra đến 55% lượng khí CFC lên bầu khí quyển, 33% khí thải cacbonic (CO2) và hơn 40% phế thải rắn từ việc xây dựng.

Nhưng với các công trình dùng nguyên liệu xanh (ví dụ sử dụng sàn phẳng Ubot), những con số này đã thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Cụ thể, các kỹ sư của một nghiên cứu tại Thụy Sỹ cho biết, công trình dùng các vật liệu xanh đã giúp họ tiết kiệm được ¾ lượng điện năng cần phải sử dụng. So với những công trình xây dựng thông thường trước đây, điều này giúp giảm tiêu hao khoảng 25% điện năng/m2.

Tại Hoa Kỳ, các nghiên cứu về môi trường cũng cho biết, những tòa nhà xây dựng theo công nghệ xanh nhất là sử dụng có lượng khí thải CO2 giảm xuống hơn 30%. Lượng nước, điện cần tiêu thụ trong quá trình thi công cũng giảm xuống hơn ¼. Cũng nhờ các vật liệu xây dựng xanh, khối lượng chất thải rắn của ngành công nghiệp xây dựng giảm xuống đáng kể.

Do vậy, xây dựng xanh trở thành xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho con người trong tương lai. Và muốn có điều này, cần phải sử dụng các vật liệu xanh.

Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 2
Sàn phẳng Ubot là vật liệu xây dựng xanh đang được ưa chuộng trong nhiều công trình hiện nay.

Sàn phẳng Ubot – Giải pháp mới cho các công trình xanh

Nhờ mang lại nhiều hiệu quả tích cực, nên tại rất nhiều nơi trên thế giới, chính phủ các nước đã khuyến khích giới kiến trúc sư và các nhà đầu tư nên nghiên cứu và ứng dụng vật liệu xanh sàn Ubot trong việc tạo ra các công trình.

Tại Việt Nam, nhiều công ty xây dựng cũng hướng tới xây dựng xanh trong các công trình. Với nhiều vật liệu xanh như: Xốp cách nhiệt, tôn lợp sinh thái, gỗ ốp tường xanh, bê tông thực vật, hay các loại vật liệu được tái chế từ nhựa,… Trong đó, sàn phẳng Ubot (U-boot beton) đang là sản phẩm được sử dụng nhiều hơn cả.

Sàn phẳng Ubot là một vật liệu xây dựng xanh được chuyển giao công nghệ bởi công ty LPC (Lam Pham Construction), đạt những tiêu chuẩn về chất lượng, kiểu dáng và cực thân thiện với môi trường.

Cấu tạo của sàn phẳng Ubot

Có nguồn gốc từ nước Ý, sàn phẳng Ubot được biết đến là một phát minh của tập đoàn Daliform. Với nguồn nguyên liệu sản xuất chính là nhựa tái sinh polypropylen.

Sau khi thu gom loại nhựa này, chúng sẽ được xử lý và tái chế, tạo nên những hộp cốp pha bằng nhựa polypropylen (gọi là hộp Ubot). Đặc điểm của hộp nhựa này là không chứa những chất độc, không phát xạ các chất gây hại ra môi trường trong suốt quá trình sử dụng. Các hộp Ubot sẽ được ghép lại bằng thanh nối để tạo nên sàn phẳng Ubot không dầm, với những kích thước cơ bản là 52cm x 52cm. Chiều cao của các hộp có thể thay đổi lần lượt  là 10cm, 13cm, 16cm, 20cm, 24cm, 28cm… để phù hợp với nhiều module khác nhau.

Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 4
Sàn phẳng Ubot cũng giúp tối ưu kết cấu sàn phẳng và tiện lợi hơn trong việc vận chuyển, lắp ráp.

Thiết kế của hộp Ubot cũng có nhiều khác biệt so với các loại sàn beton cốt thép thông thường trước đây. Cấu tạo mỗi hộp Ubot sẽ bao gồm 5 chân hình côn, kết hợp với phụ kiện liên kết (thanh nối). Điều này giúp tạo ra một hệ thống dầm vuông góc, giống như một trụ đỡ giữa lớp sàn beton dưới và trên.

Từ đó giúp giảm tải trọng lượng của sàn và hạn chế số lượng cột cần sử dụng. Đồng nghĩa với việc lượng beton và thép sẽ cần ít hơn, góp phần giảm bớt chất thải rắn ra môi trường xung quanh.

Sàn phẳng Ubot có những đặc điểm gì?

Không chỉ vậy, các chuyên gia xây dựng cũng tiến hành so sánh giữa 2 công trình. Với cùng diện tích, chiều cao và số tầng như nhau, công trình dùng sàn phẳng Ubot không cần phải tốn nhiều công sức đào đất, giúp làm giảm các tác động đến môi trường đất tốt hơn so với sàn beton thông thường.

Đặc biệt, do được tái chế từ nhựa và thiết kế đơn giản, nên sàn phẳng Ubot cũng giúp tối ưu kết cấu sàn phẳng và tiện lợi hơn trong việc vận chuyển, lắp ráp. Sử dụng các hộp Ubot hoàn toàn dùng sức người, lắp ghép thủ công và không cần đến máy móc, thiết bị phức tạp. Nhờ đó giảm thiểu khí thải CO2, góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính.

Ngoài ra, nó cũng giúp ngăn chặn được ô nhiễm tiếng ồn cho các khu vực xung quanh, đặc biệt là với công trình xây dựng gần khu dân cư. 

Với những ưu điểm vượt trội này, công nghệ sàn phẳng Ubot được xem là một trong những vật liệu xây dựng xanh được quan tâm nhất hiện nay. Bởi nhìn một cách toàn diện, đây chính là giải pháp mới cho nhiều công trình, dự án xây dựng trong vấn đề bảo vệ môi trường. Song song với đó là những hiệu quả tối ưu về kinh tế, mang lại lợi ích và chất lượng dài hạn cho ngành công nghiệp xây dựng nói chung.

Nguồn: https://lpc.vn

MỚI NHẤT
Đánh giá thị trường vật liệu xây dựng
Tin tức - Sự kiện
Thị trường vật liệu xây dựng chờ “sóng” đầu tư công

Vật liệu xây dựng (VLXD) – Ngành công nghiệp nhiều thăng trầm tại thị trường Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp sản xuất cơ bản như xi măng, thép,… đang trong tình trạng dư cung, đối mặt với những khoản lỗ ròng dẫn đến phải đóng cửa một số lò sản xuất, thu gọn bộ máy.

thiết kế kết cấu trong xây dựng
Tin tức - Sự kiện
TOP 3 PHẦN MỀM THIẾT KẾ KẾT CẤU DÙNG TRONG SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM

Thiết kế kết cấu là quá trình sáng tạo và tính toán các yếu tố kỹ thuật và cấu trúc của một công trình xây dựng. Nó liên quan đến việc xác định các thành phần và kết cấu của công trình để đảm bảo tính an toàn, ổn định và chịu lực trong quá trình hoạt động.