Search

Sàn phẳng Ubot – Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh

Sử dụng vật liệu xanh – sàn phẳng Ubot để xây dựng “đô thị thông minh”, thân thiện với môi trường đang là một trong những xu hướng phát triển được nhiều doanh nghiệp lựa chọn.

Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 1
Thế nào là một công trình xây dựng xanh?

“Tại sao phải sử dụng vật liệu xây dựng xanh?” “Sử dụng sàn phẳng Ubot thì có ích lợi gì?” chắc chắn sẽ là câu hỏi của nhiều người. Hoặc sẽ có những thắc mắc cho rằng, việc trồng nhiều cây xanh quanh một công trình còn chưa đủ hay sao. Để giải đáp cho điều này, trước tiên hãy tìm hiểu xem “Như thế nào được gọi là vật liệu xây dựng xanh?” nhé.

Vật liệu xây dựng xanh là gì?

Theo các chuyên gia, vật liệu xây dựng xanh được định nghĩa là những vật liệu có khả năng làm giảm những tác động tiêu cực đến môi trường. Hay nói cách khác, là những nguyên liệu này phải mang đến sự an toàn trong suốt vòng đời của một công trình. Bao gồm việc khai thác, vận chuyển, thi công, sử dụng và cho tới khi phá dỡ chúng.

Để được công nhận là vật liệu xây dựng xanh như sàn phẳng Ubot, nguyên liệu đó phải đảm bảo đủ những điều kiện sau:

  • Không độc hại: Đây là tiêu chí đầu tiên được đánh giá dựa trên mức độ gây ô nhiễm môi trường khi sản xuất ra một vật liệu. Với vật liệu xanh, quá trình sản xuất sẽ được tối ưu hóa nhằm hạn chế lượng rác thải công nghiệp ra môi trường.
  • Giúp tiết kiệm tài nguyên: Với các vật liệu xanh, khi sản xuất ra chúng cũng cần tiết kiệm nguồn tài nguyên cho trái đất. Ví dụ như sử dụng gạch không nung giúp đảm bảo nguồn đất sét tự nhiên đang dần khan hiếm. Đồng thời, vật liệu xanh cũng phải giúp tiết kiệm năng lượng trong quá trình khai thác, vận chuyển, thi công.
  • Giảm ô nhiễm môi trường: Đây là yếu tố quan trọng nhất với sự ra đời của những vật liệu xanh, với mục đích chính khi sử dụng chúng sẽ không gây độc hại đến môi trường xung quanh công trình (đất, nước, không khí).
  • Có vòng đời sử dụng lâu dài: Vật liệu xanh đồng nghĩa với việc nó phải có chất lượng tốt, sử dụng được lâu dài nên vòng đời phải cao hơn so với các loại nguyên liệu thông thường.
  • Có thể tái chế: Một trong những yếu tố giúp đánh giá vật liệu thân thiện với môi trường là khả năng tái chế cao.
Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 4
Vật liệu xây dựng xanh tránh gây những tác động tiêu cực đến môi trường

Như vậy, dễ thấy được rằng “xanh” ở đây không chỉ đơn thuần là một công trình có thật nhiều cây xanh. Mà dự án đó cần xanh ngay từ những nguyên liệu được dùng nhằm mang lại bảo vệ môi trường sống của con người trong tương lai.

Các công trình xanh mang lại lợi ích gì cho môi trường?

Theo số liệu thống kê cho biết, các công trình xây dựng thông thường sẽ sử dụng 40% nguồn năng lượng, khai thác đến 25% lượng gỗ và dùng 17% nguồn nước, chưa kể đến các tài nguyên đất, cát, đá,… từ thiên nhiên. Đồng thời, những công trình này thải ra đến 55% lượng khí CFC lên bầu khí quyển, 33% khí thải cacbonic (CO2) và hơn 40% phế thải rắn từ việc xây dựng.

Nhưng với các công trình dùng nguyên liệu xanh (ví dụ sử dụng sàn phẳng Ubot), những con số này đã thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Cụ thể, các kỹ sư của một nghiên cứu tại Thụy Sỹ cho biết, công trình dùng các vật liệu xanh đã giúp họ tiết kiệm được ¾ lượng điện năng cần phải sử dụng. So với những công trình xây dựng thông thường trước đây, điều này giúp giảm tiêu hao khoảng 25% điện năng/m2.

Tại Hoa Kỳ, các nghiên cứu về môi trường cũng cho biết, những tòa nhà xây dựng theo công nghệ xanh nhất là sử dụng có lượng khí thải CO2 giảm xuống hơn 30%. Lượng nước, điện cần tiêu thụ trong quá trình thi công cũng giảm xuống hơn ¼. Cũng nhờ các vật liệu xây dựng xanh, khối lượng chất thải rắn của ngành công nghiệp xây dựng giảm xuống đáng kể.

Do vậy, xây dựng xanh trở thành xu hướng tất yếu nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững cho con người trong tương lai. Và muốn có điều này, cần phải sử dụng các vật liệu xanh.

Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 2
Sàn phẳng Ubot là vật liệu xây dựng xanh đang được ưa chuộng trong nhiều công trình hiện nay.

Sàn phẳng Ubot – Giải pháp mới cho các công trình xanh

Nhờ mang lại nhiều hiệu quả tích cực, nên tại rất nhiều nơi trên thế giới, chính phủ các nước đã khuyến khích giới kiến trúc sư và các nhà đầu tư nên nghiên cứu và ứng dụng vật liệu xanh sàn Ubot trong việc tạo ra các công trình.

Tại Việt Nam, nhiều công ty xây dựng cũng hướng tới xây dựng xanh trong các công trình. Với nhiều vật liệu xanh như: Xốp cách nhiệt, tôn lợp sinh thái, gỗ ốp tường xanh, bê tông thực vật, hay các loại vật liệu được tái chế từ nhựa,… Trong đó, sàn phẳng Ubot (U-boot beton) đang là sản phẩm được sử dụng nhiều hơn cả.

Sàn phẳng Ubot là một vật liệu xây dựng xanh được chuyển giao công nghệ bởi công ty LPC (Lam Pham Construction), đạt những tiêu chuẩn về chất lượng, kiểu dáng và cực thân thiện với môi trường.

Cấu tạo của sàn phẳng Ubot

Có nguồn gốc từ nước Ý, sàn phẳng Ubot được biết đến là một phát minh của tập đoàn Daliform. Với nguồn nguyên liệu sản xuất chính là nhựa tái sinh polypropylen.

Sau khi thu gom loại nhựa này, chúng sẽ được xử lý và tái chế, tạo nên những hộp cốp pha bằng nhựa polypropylen (gọi là hộp Ubot). Đặc điểm của hộp nhựa này là không chứa những chất độc, không phát xạ các chất gây hại ra môi trường trong suốt quá trình sử dụng. Các hộp Ubot sẽ được ghép lại bằng thanh nối để tạo nên sàn phẳng Ubot không dầm, với những kích thước cơ bản là 52cm x 52cm. Chiều cao của các hộp có thể thay đổi lần lượt  là 10cm, 13cm, 16cm, 20cm, 24cm, 28cm… để phù hợp với nhiều module khác nhau.

Hình ảnh Sàn phẳng Ubot - Giải pháp mới cho công nghệ xây dựng xanh 4
Sàn phẳng Ubot cũng giúp tối ưu kết cấu sàn phẳng và tiện lợi hơn trong việc vận chuyển, lắp ráp.

Thiết kế của hộp Ubot cũng có nhiều khác biệt so với các loại sàn beton cốt thép thông thường trước đây. Cấu tạo mỗi hộp Ubot sẽ bao gồm 5 chân hình côn, kết hợp với phụ kiện liên kết (thanh nối). Điều này giúp tạo ra một hệ thống dầm vuông góc, giống như một trụ đỡ giữa lớp sàn beton dưới và trên.

Từ đó giúp giảm tải trọng lượng của sàn và hạn chế số lượng cột cần sử dụng. Đồng nghĩa với việc lượng beton và thép sẽ cần ít hơn, góp phần giảm bớt chất thải rắn ra môi trường xung quanh.

Sàn phẳng Ubot có những đặc điểm gì?

Không chỉ vậy, các chuyên gia xây dựng cũng tiến hành so sánh giữa 2 công trình. Với cùng diện tích, chiều cao và số tầng như nhau, công trình dùng sàn phẳng Ubot không cần phải tốn nhiều công sức đào đất, giúp làm giảm các tác động đến môi trường đất tốt hơn so với sàn beton thông thường.

Đặc biệt, do được tái chế từ nhựa và thiết kế đơn giản, nên sàn phẳng Ubot cũng giúp tối ưu kết cấu sàn phẳng và tiện lợi hơn trong việc vận chuyển, lắp ráp. Sử dụng các hộp Ubot hoàn toàn dùng sức người, lắp ghép thủ công và không cần đến máy móc, thiết bị phức tạp. Nhờ đó giảm thiểu khí thải CO2, góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính.

Ngoài ra, nó cũng giúp ngăn chặn được ô nhiễm tiếng ồn cho các khu vực xung quanh, đặc biệt là với công trình xây dựng gần khu dân cư. 

Với những ưu điểm vượt trội này, công nghệ sàn phẳng Ubot được xem là một trong những vật liệu xây dựng xanh được quan tâm nhất hiện nay. Bởi nhìn một cách toàn diện, đây chính là giải pháp mới cho nhiều công trình, dự án xây dựng trong vấn đề bảo vệ môi trường. Song song với đó là những hiệu quả tối ưu về kinh tế, mang lại lợi ích và chất lượng dài hạn cho ngành công nghiệp xây dựng nói chung.

Nguồn: https://lpc.vn

PH House được đề cử trong “Building of year 2019”

anhTP18_1Dự án: PH House

Địa chỉ: Đồng Hới, Việt Nam

Phân loại: Nhà ở

Kiến trúc: Mét Vuông Studio

Kiến trúc sư trưởng: Đặng Ngọc Viễn

Diện tích: 160.0 m2

Năm thi công: 2018

Sản xuất: Bosch, Hafele, LG Electronics, Toto, INAX

Đơn vị cung cấp Ubot: Lam Pham Construction

Bạn sẽ không mất đến 2p để đọc bài viết này nhưng nó là niềm tự hào cho kiến trúc Việt Nam, sự vinh danh ngành xây dựng nước nhà….

“Building of year” đã trở thành cái tên quen thuộc với giới kiến trúc sư. Nó là sự kiện lớn nhất năm của ngành xây dựng quốc tế nhằm vinh danh những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực đầu tư xây dựng và kiến trúc. Cuộc thi được tổ chức bởi Tập đoàn truyền thông “The city” của Bulgaria.

Năm 2019 này, Việt Nam được lọt vào top của “Building of year” với công trình nhà ở sinh hoạt – PH House ở Đồng Hới do kiến trúc sư trưởng Đặng Ngọc Viễn của Mét vuông Studio thực hiện.

Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 1

Công trình được khởi công năm 2018 với diện tích hơn 160m2. Với việc sử dụng hệ gạch thông giá khá thoáng mát và bê tông mài đã tạo nên điểm nổi bật cho căn nhà.

Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 2

Hơn nữa, một điểm nổi bật không kém tôn lên vẻ hoàn mỹ và hiện đại cho căn nhà là hệ thống trần, sàn phẳng nhẹ, không dầm sử dụng hộp định hình tạo rỗng Ubot.
Ngoài việc sử dụng công nghệ sàn hộp Ubot đã giúp cho dự án tiết kiệm hơn do giảm được lượng lớn bê tông, cốt thép so với sàn truyền thống, không gian cũng trở nên thông thoáng bởi sự tối giản của hệ thống dầm, xà khiến cho kiến trúc sư dễ trang trí và sắp xếp đồ vật;….
Thêm vào đó, sử dụng vật liệu xanh – hộp Ubot từ nhựa tái chế Polypropylene này giúp cho công trình “xanh” hơn, bắt kịp xu thế xây dựng hiện đại.
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 3
Với những ưu điểm nổi trội đấy, PH House xứng đáng nằm trong danh sách những công trình đáng được tôn vinh năm 2019.
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 4
 
Ubot đồng hành cùng kiến trúc Việt Nam để hướng tới vẻ đẹp hoàn thiện nhất…..
Bạn có muốn cùng đi chúng tôi???
Vì một nền xây dựng Việt Nam xanh và hiện đại…
Để ủng hộ cho kiến trúc Việt Nam, mọi người hãy click vào link dưới, đăng nhập và bỏ phiếu tại ô màu xanh:
Xem thêm một vài hình ảnh của công trình:
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 6
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 7
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 8
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 9
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 10
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 11
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 12
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 13
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 14

Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 15
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 16
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 17
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 18
Hình ảnh PH House được đề cử trong "Building of year 2019" 19

Nguồn: https://lpc.vn

UBOT LAND: Quá khứ – Hiện tại – Tương lai…

Có một ngôi nhà để xây hạnh phúc…..

Có một con đường hướng tới tương lai….

Có một vùng đất trăm năm bền chắc….

Từ nhựa, Ubot xây hiện tại…..

Từ hiện tại, ubot dựng tương lai…

Có bao giờ bạn nghĩ tương lai mình có gì???

Có bao giờ bạn nghĩ nhiều khói, nhiều bụi, ô nhiễm quá….. Cuộc sống về sau có phải sống chung với bụi, với khói, với ô nhiễm thế này không???

Hình ảnh Ubot land 1

Một câu nói khá nổi tiếng :”Chỉ khi diệp lục được chiếu sáng mới có thể quang hợp, giúp cho lá cây mang trong mình màu xanh và lan tỏa không khí trong lành”..

Chỉ khi biển sạch, nước trong, thủy sinh mới phong phú

Chỉ khi cây rừng xanh mướt, động vật mới sinh sôi

Chỉ khi môi trường trong lành, cuộc sống mới phồn vinh….

Bạn biết môi trường đang bị hủy hoại, vậy hiện tại bạn đang làm gì? Hay bạn vẫn đang cố đổ lỗi cho ai đó và nghĩ họ phải chịu trách nhiệm với môi trường?

Ngay bây giờ hãy gạt bỏ những suy nghĩ sai lầm đó và bắt tay ngay vào việc bảo vệ môi trường hướng tới “Phát triển bền vững”….

Cụm từ “Phát triển bền vững” đã nhận được sự quan tâm khá lớn từ các Chính phủ và tập đoàn lớn. Đan Mạch đã phát triển sản xuất khí biogas với năng suất hơn 6000m3/ngày từ 135 tấn rác thải và là quốc gia có 1/3 lượng điện năng tiêu thụ từ turbin gió. Ngoài ra, các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc tập trung đầu tư hàng chục tỉ USD cho công nghệ xanh, thực hiện nhiều dự án xanh được cả nước đón nhận như “Thành phố mặt trời”, “Ngôi nhà xanh”…

Tại Việt Nam, hàng loạt nghiên cứu, đầu tư cũng như sáng kiến mới nhằm cải thiện quy trình và tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường cũng đang được xúc tiến đặc biệt trong trong ngành xây dựng. Hưởng ứng tinh thần xanh đấy, Lam Pham Construction (LPC) đã chuyển giao thành công vật liệu xây dựng xanh – SÀN PHẲNG NHẸ, KHÔNG DẦM, SỬ DỤNG HỘP ĐỊNH HÌNH TẠO RỖNG UBOT – đạt tiêu chuẩn về chất lượng, kiểu dáng và cực  kỳ thân thiện với môi trường.

Hình ảnh Ubot land 2
LPC chuyển giao công nghệ xây dựng mới hộp Ubot

Hộp Ubot được làm từ nhựa tái sinh Polyproplene được sử dụng tái chế để tạo nên sàn phẳng đưa ra thị trường sản phẩm xanh cho ngành xây dựng với kích thước cơ bản là 52cm x 52cm có chiều cao thay đổi với nhiều Module khác nhau 10, 13, 16, 20, 24, 28cm… được ghép lại với nhau bởi thanh nối của hộp tạo nên kết cấu sàn phẳng hai phương toàn khối.

Đặc biệt, Sàn UBot được xem là một trong những sản phẩm được nhiều người quan tâm bởi những ưu điểm vượt trội của nó như tối ưu kết cấu sàn phẳng, tối ưu hiệu quả kinh tế…

Hình ảnh Ubot land 3
Hộp Ubot được cải tiến dần hoàn thiện với nhiều ưu điểm hơn

Là một vật liệu xanh – Ubot chiếm lợi thế về kích thước, có thể xếp chồng lên nhau, dễ dàng vận chuyển (lên trên sàn) bảo quản ngoài trời và đặc biệt là không dễ vỡ như xốp Polystyrene.

Hình dáng của sản phẩm được cải tiến, độ dày và kích thước linh hoạt cùng khả năng chống cháy giúp hộp Ubot  trở thành một sản phẩm được nhiều chủ đầu tư, người tiêu dùng sử dụng cho công trình của mình.

Hộp Ubot đang là một trong những sản phẩm được nhận nhiều sự tin tưởng và lựa chọn từ các chuyên gia cùng với tổ chức xây dựng bởi sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường thay cho các sản phẩm phẩm độc hại truyền thống.

Hình ảnh Ubot land 4
Hộp Ubot trong nhà máy sản xuất

Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường (vật liệu xanh) đang trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu hướng tới của ngành Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Để đạt được mục tiêu này, các sản phẩm vật liệu xây dựng phải đáp ứng được hai yêu cầu: Tiêu tốn ít năng lượng hơn cho việc tạo ra nó và giúp tiết kiệm được điện năng tiêu thụ khi đưa vào sử dụng.

Các loại vật liệu xanh đang được thị trường và người tiêu dùng quan tâm đó là: Sàn Ubot, bê tông nhẹ, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế, xi măng xanh…

Hình ảnh Ubot land 5
Công trình thiết kế thi công với sàn phẳng Ubot

Tại Triển lãm quốc tế Vietbuild 2018  tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội quy tụ hơn 800 doanh nghiệp ngành Xây dựng với 2.500 gian hàng.Tại đây, các doanh nghiệp đã giới thiệu, trưng bày các sản phẩm của ngành Xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản và trang trí nội – ngoại thất, trong đó các gian hàng trưng bày sản phẩm vật liệu xanh thân thiện với môi trường chiếm tỷ lệ khá cao.

Các gian hàng trưng bày sản phẩm vật liệu xanh đã được người tiêu dùng quan tâm và tìm hiểu rất nhiều. Lam Pham Construction (LPC) cũng đã góp mặt ở Vietbuild mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm nổi bật chuyển giao công nghệ của Italya.

Hình ảnh Ubot land 6
LPC tại triển lãm quốc tế Vietbuild 2018 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội

Dự đoán trong những năm tới, nhu cầu về môi trường sống xanh và tiêu dùng xanh hứa hẹn trở thành tiêu chuẩn sống trong tương lai, để chất lượng “xanh” sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh và khẳng định thương hiệu của nhiều doanh nghiệp.

Lam Pham Construction chúng tôi sẽ luôn đồng hành với sự nghiệp dựng lại cuộc sống xanh, bảo vệ môi trường hiện tại, đưa đến giá trị tương lai…..

UBOT LAND băng qua thời gian, vượt mọi thử thách hướng tới giá trị bền vững…

Nguồn: https://lpc.vn

Sự tiết kiệm khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot

So với giải pháp công nghệ bê tông truyền thống, giải pháp kết cấu sàn nhẹ Ubot mà LPC đưa ra là giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hình ảnh sự tiết kiệm khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot 1

Có nhiều người đến giờ vẫn còn nghi ngờ về chất lượng của sàn phẳng cốt nhựa. Một số người nghĩ rằng chỉ có bê tông cốt thép thì mới vững chắc và theo họ đây là một trong những thủ thật rút lõi công trình. Thực tế thì giải pháp sàn phẳng sử dụng hộp định hình tạo rỗng Ubot không những được các chủ đầu tư khẳng định chất lượng mà còn được kiểm định đạt nhiều tiêu chuẩn trong và ngoài nước.

Hình ảnh sự tiết kiệm khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot 2

Thông qua việc đặt Ubot vào vùng bê tông sẽ làm giảm đáng kể khối lượng bê tông, cốt thép cho công trình, tiết kiệm được 10-20% tổng chi phí xây dựng thô. Việc này cũng làm giảm khối lượng sàn từ 10-13%; giảm tải trọng xuống móng. Kết quả là khối lượng bê tông, thép, côp pha đều được tiết kiệm một cách đáng kể so với sàn bê tông cốt thép thông thường. Hơn nữa, chi phí sử dụng hộp Ubot thay cho khối lượng bê tông, cốt thép thông thường rẻ hơn rất nhiều so với sàn truyền thống.

Hình ảnh sự tiết kiệm khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot 3

Ngoài ra giải pháp này còn tiết kiệm được không gian thông thủy cho công trình. Sàn Ubot giúp giảm hệ thống dầm cột, giảm chiều dày sàn và có khả năng vượt nhịp tới 20m, giảm chiều cao 1 tầng, tạo không gian thoáng rộng và có thể tăng số tầng cho công trình. Thêm vào đó, trong quá trình thi công, do tối ưu về kiểu dáng nên Ubot có thể được xếp chồng lên nhau giúp tiết kiệm được diện tích kho bãi, dễ dàng vận chuyển và tiết kiệm nhân công dọn dẹp.

Hình ảnh sự tiết kiệm khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot 4

Chính vì vậy, khi sử dụng sàn Ubot sẽ tiết kiệm được thời gian thi công đẩy nhanh tiến độ đưa công trình vào sử dụng, mỗi sàn sẽ tiết kiệm được 4-5 ngày vậy 4 sàn sẽ tiết kiệm được ít nhất là 16 – 20 ngày. Một lí do giúp giảm thời gian thi công của giải pháp Ubot là hộp có hình dáng nhỏ gọn, dễ thi công, di chuyển, có thể xếp chồng lên nhau mà không sợ nứt, vỡ khiến cho công trường luôn sạch sẽ, tiết kiệm thời gian dọn dẹp. Vì thế không chỉ giảm thời gian thi công nên chi phí nhân công cũng được tiết kiệm đáng kể.

Hình ảnh sự tiết kiệm khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot 5

Hiện nay, giải pháp sàn phẳng dử dụng công nghệ mới này được ứng dụng linh hoạt trong các công trình lớn, nhỏ: bãi đỗ xe, tòa nhà, văn phòng, chung cư, trường học, bệnh viện, móng bè, các công trình xây dựng dân dụng và công nghiệp khác.

Hình ảnh sự tiết kiệm khi sử dụng sàn phẳng không dầm Ubot 6

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của đội ngũ chuyên gia thiết kế, sản xuất, giải pháp sàn phẳng nhẹ sử dụng hộp định hình Ubot không ngừng được cải tiến. Phiên bản hộp Ubot mới vẫn giữ nguyên được những ưu điểm của phiên bản cũ mà có thể tiết kiệm được thêm lượng bê tông hao hụt khi có nắp. Cùng sứ mệnh không ngừng thay đổi, LPC tự hào là đơn vị hàng đầu cung cấp giải pháp xanh sử dụng công nghệ mới – Sàn phẳng Ubot!

~ LPC – Responsive to change ~

Nguồn: https://lpc.vn

QUY TRÌNH THI CÔNG SÀN PHẲNG NHẸ SỬ DỤNG HỘP UBOT

Hiện nay, trong thị trường xây dựng hộp định hình tạo rỗng Ubot đã trở nên rất phổ biến. Nhưng vẫn có những khách hàng thắc mắc về giải pháp công nghệ mới này.

LPC, với sứ mệnh là đơn vị tiên phong về cung cấp giải pháp sàn phẳng nhẹ sử dụng hộp định hình tạo rỗng Ubot sẽ đưa đến cho các bạn những thông tin cụ thể và chính xác nhất về quy trình sản xuất hộp Ubot cũng như nguyên lý làm việc của Ubot.

Sàn phẳng Ubot là cốp pha bằng nhựa tái chế Polypropylene sử dụng trong kết cấu sàn và móng bè. Ubot có cấu tạo đặc biệt gồm 4 chân trụ và 1 giữa hình côn, cùng với các thanh nối liên kết tạo ra một hệ thống dầm chữ I vuông góc nằm giữa lớp sàn bê tông trên và dưới.

Về quy trình thi công sàn UBOT, những kỹ sư của Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (LPC) đã thực hiện với những quy định khắt khe về chất liệu cũng như kiểm tra nghiêm ngặt ở từng khâu chế tạo, LPC đảm bảo tối đa chất lượng sản phẩm cung ứng cho quý khách hàng. Quy trình thi công phải được thực hiện nghiêm chỉnh qua 6 bước sau:

  • Bước 1: Lắp đặt cốp pha sàn

Tương tự như sàn truyền thống, sử dụng hệ giáo nêm hoặc giáo pal, đà giáo bằng thép hộp 50 x 100 và 50 x 50, hệ ván sàn bằng gỗ đảm bảo độ chắc chắn, kín khít.

  • Bước 2: Lắp đặt thép sàn lớp dưới và thép gia cường dải đều lớp dưới.
  • Bước 3: Lắp đặt hộp Ubot

Lắp đặt nắp hộp vào với hộp. Nắp hộp có tác dụng ngăn chặn bê tông tràn vào trong hộp và đầm được kỹ hơn đảm bảo độ đặc chắc của bê tông.

Dải hộp theo thiết kế. Định vị hộp đầu tiên

Khoảng cách hộp theo thiết kế – liên kết bằng thanh nối

Lắp hộp hàng đầu tiên đã được căng dây (bật mực) làm chuẩn

Tiếp theo: Các hộp được lắp tịnh tiến và tự động thẳng nhờ các thanh nối

  • Bước 4: Lắp đặt thép mũ cột, thép gia cường và thép chống cắt
Thép gia cường khe lớp dưới (nếu có) được đặt giữa các ke của hàng hộp
Lắp đặt thép sàn lớp trên, thép chống cắt
Lắp đặt thép mũ cột
Lắp đặt thép U bo biên sàn
Lắp đặt thép gia cường lớp trên
Thép chống chọc thủng được bố trí quanh khu vực mũ cột theo thiết kế
Lắp đặt thép C ổn định sàn
  • Bước 5: Đổ bê tông theo hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật, lần thứ nhất đổ vào khe hộp sử dụng đầm dùi để đẩm bảo chất lượng bê tông lớp dưới. Sau đó đổ lần thứ 2 theo chiều dày bê tông lớp trên. Sử dụng đầm dùi, đầm bàn kéo đều trên mặt
Hình ảnh quy trình thi công sàn phẳng Ubot 6
  • Bước 6: Hoàn thiện bề mặt, khi kết cấu bê tông đủ cường độ theo tiêu chuẩn thì tiến hành tháo dỡ cốp pha

Trong quá trình thi công, các chuyên gia của LPC cũng đưa ra những tiêu chuẩn tuyệt đối cần lưu ý và tuân thủ để tránh giảm chất lượng công trình:

  • Tuân thủ theo tài liệu, tiêu chuẩn nhà sản xuất và sự chỉ dẫn của kỹ sư LPC
  • Hộp Ubot được thiết kế di chuyển an toàn trên mặt hộp theo chỉ dẫn của đơn vị sản xuất. Trong đó, vị trí tại chân hộp là vị trí an toàn nhất, vị trí giữa hộp là yếu nhất – khuyến cáo hạn chế việc di chuyển trên hộp tại vị trí này. Trung bình hộp Ubot chịu được tải trọng (70+30)=100kg trên tiết diện mũi giày 10x12cm.

Trong đó: Trọng lượng người trung bình 70kg, trọng lượng hàng 30kg.

Nếu thi công trong thời tiết quá nóng( trên 36 độ) thì không được đi lại trên Ubot khi chưa có thép lớp 2 và phải có ván thao tác khi di chuyển.

  • Trước khi đổ bê tông cần dùng thép C liên kết 2 lớp thép sàn với nhau để chống hiện tượng đẩy nổi (4C/m2)
  • Việc đổ bê tông phải đúng yêu cầu để bê tông được tràn vào đủ phía dưới chân hộp. Để đảm bảo được điều này, bê tông phải có độ sụt cao 16 ± 2cm với bơm cần, 18 ± 2cm với bơm tĩnh cốt liệu đá 1×2.
  • Cách đổ bê tông:  Bê tông sàn Ubot được đổ thành 2 lần với mục đích đảm bảo chất lượng mặt dưới và tránh việc đẩy nổi của hộp.

+ Lần 1: Bê tông lớp 1 đổ tới hết chân hộp sao cho sau khi đầm xong thì vừa bằng chân hộp.

Hình ảnh quy trình thi công sàn phẳng Ubot 7

+ Lần 2: Tiếp tục đổ ngay sau khi đổ xong bê tông lớp 1.

  • Đầm bê tông đúng quy cách và hướng dẫn bới kỹ sư LPC:

+ Lớp 1: Đầm đủ các khe hộp.

+ Lớp 2: Sử dụng đầm bàn hoặc để bàn dùi nằm ngang, di chuyển đều trên mặt sàn.

  • Trong quá trình thi công để tránh hao hụt:

+ Bê tông cần kiểm tra kỹ cốp pha đảm bảo kín khít và chắc chắn trước khi đổ.

+ Bê tông rõ nguồn gốc, khối lượng xe bơm phải được kiểm tra kỹ lưỡng.

+ Bê tông phải đảm bảo cốt liệt và độ sụt.

+ Trong quá trình đầm bê tông cần đảm bảo đầm đúng, đầm đủ, không bỏ sót.

Hình ảnh quy trình thi công sàn phẳng Ubot 8

+ Khuyến cáo hạn chê dùng bơm tĩnh để tránh hao hụt lớn và để lại khuyết tật.

  • Hạn chế sử dụng phụ gia hóa dẻo R3/R7. Nếu phải dùng loại phụ gia này phải có quy định bảo dưỡng chặt chẽ tránh hiện tượng nứt do co ngót. Do sàn rỗng và chiều dày lớn nên việc thủy hóa bê tông xảy ra lâu hơn. Vậy yêu cầu bảo dưỡng đúng tiêu chuẩn.
  • Tháo dỡ cốp pha khi bê tông đạt mác, không nên tháo dỡ sớm để tránh hiện tượng võng sàn, gây nứt, yếu cầu chống 2 tầng giáo.
  • Hộp Ubot và phụ kiện được xếp lưu kho tại công trường phải được che bạt tránh mưa nắng và không được để quá 60 ngày ngoài trời.
  • Hộp Ubot được nâng hạ bằng cần cẩu hoặc xe nâng bởi các cáp mềm, tránh va đập, quăng quật.

——Công Ty TNHH Xây Dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0888.11.7373 – 0911.29.9696

Website: www.lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Quy trình sản xuất hộp định hình tạo rỗng UBOT

Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm tự hào tiên phong trong việc sản xuất và phân phối hộp định hình tạo rỗng Ubot.

Quy trình sản xuất hộp định hình tạo rỗng UBOT 1

Trong hơn 6 năm nghiên cứu, phát triển, LPC đã đưa tới cho khách hàng những sản phẩm Ubot chất lượng để làm sàn nhà với nguyên lý làm việc là tấm bê tông cốt thép được giảm trọng lượng bởi những lỗ rỗng đặt vào vùng bê tông không làm việc bằng Ubot và chiếc hộp được làm từ nhựa tái chế nhựa polypropylen tái chế cực kì thân thiện với môi trường và vô cùng tiết kiệm.

Với sự nghiêm ngặt trong kiểm tra nguyên liệu đầu vào đến từng bước sản xuất và kiểm soát chặt sẽ sản phẩm đầu ra, hộp định hình tạo rỗng Ubot đã được chứng nhận phù hợp số 1620/15/PTN-QC về hàm lượng hóa học và nhiệt độ cháy đạt tiêu chuẩn EU Directive cũng sự kiểm định đạt tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam.

Dưới đây là quy trình sản xuất giải pháp Ubot cùng những yêu cầu về quy chuẩn chất lượng đầu vào, các bước sản xuất và sản phẩm đầu ra:

Quy trình sản xuất hộp định hình tạo rỗng UBOT 2

  • Kiểm tra mức độ khuyết tật ( bị cháy nhựa, bị thủng, ba via, lệch…)
  • Kiểm tra kích thước và hình dạng tương đối.
  • Kiểm tra thẩm mỹ, độ bóng, nhẵn của sản phẩm.

Định lượng: Kiểm tra ngẫu nhiên 10 mẫu trong lô 300 sản phẩm

Quy trình sản xuất hộp định hình tạo rỗng UBOT 3

  • Đo kiểm tra kích thước cơ bản của hộp: Chiều cao thân, chiều cao chân.
  • Kiểm tra trọng lượng sản phẩm theo quy chuẩn mỗi chủng loại (sai số 5%)
  • Kiểm tra sức chịu tải và mức độ biến dạng của sản phẩm bằng phương pháp thủ công (lấy 10 mẫu ngẫu nhiên trong lô 300 sản phẩm xếp thành hai hàng và đi lên với tải trọng 60-70 kg)
    Yêu cầu sản phẩm:
    + Không nứt, vỡ
    + Không quá mềm, dẻo

Quy trình sản xuất hộp định hình tạo rỗng UBOT 4

Các sản phẩm hộp Ubot sẽ được phân loại rõ ràng thành 2 loại đạt và không đạt sau khi kết thúc quá trình kiểm tra.

Đối với những sản phẩm không đạt, bộ phận sản xuất sẽ tạm ngưng cấp nguyên liệu vào máy, kiểm tra phân loại toàn bộ lô không đạt, phân tích nguyên nhân để tìm cách khắc phục, điều chỉnh. Còn những sản phẩm đã đạt yêu cầu sẽ được đóng gói thành từng Pallet rồi sau đó nhập kho và xuất ra công trình.

Với sự kiểm định chặt chẽ này, LPC tự tin rằng, sản phẩm hộp định hình tạo rỗng Ubot chính hãng đưa tới tay người tiêu dùng là tuyệt đối chất lượng, an toàn, tối ưu và thân thiện với môi trường.

Nguồn: https://lpc.vn

GIỚI THIỆU SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM – HỘP UBOT VERSION 3

LPC là doanh nghiệp đi đầu trong chuyển giao và áp dụng công nghệ mới Châu Âu vào các công trình, kiến trúc tại Việt Nam, nổi bật là giải pháp sàn phẳng nhẹ UBOT – Italia.

Hình ảnh giới thiệu hộp Ubot 1

Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm (hay còn gọi là Lam Pham Construction, viết tắt là LPC) là doanh nghiệp chuyên tư vấn thiết kế, quản lý và thi công các công trình xây dựng tại Việt Nam và nước ngoài với hơn 10 năm hình thành và phát triển.

Được chuyển giao bởi Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm từ năm 2012, với hơn 6 năm phát triển, giải pháp sàn nhẹ Ubot đã trải qua 3 giai đoạn cải tiến với những dấn ấn nổi bật trên thị trường xây dựng Việt Nam.

Sử dụng nguyên liệu nhựa tái chế polypropylen hướng tới giá trị xanh, bảo vệ môi trường cùng với những ưu việt riêng của sàn phẳng thông thường như cách âm, cách nhiệt, giảm chi phí xây dựng, tăng tính thẩm mỹ cho công trình,…., giải pháp sàn phẳng Ubot trở thành lựa chọn số một cho các công trình xây dựng tiêu biểu là Trung tâm thương mại Quận 6, CLB Du Thuyền, Imperia Sky Gardern, Ecohome Phúc lợi…

Hình ảnh giới thiệu hộp Ubot 2

Ubot version 3:

  • Được làm từ nhựa polypropylen tái chế => Tiết kiệm nguyên liệu, bảo vệ tài nguyên môi trường
  • Sử dụng sàn hộp giúp tiết kiệm các vật liệu xây dựng đi kèm như thép, bê tông => Tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên
  • Không chứa chất nguy hiểm trong thành phần, không có sự phát xạ trong quá trình thi công và trong suốt vòng đời của sản phẩm => Không gây hại cho con người và môi trường

Hình ảnh giới thiệu hộp Ubot 3

Ubot version 3

  • Ubot có thể bảo quản ngoài trời và đặc biệt là không dễ vỡ như xốp polystyrene
  • Khả năng chống cháy cao đã làm Ubot trở thành một sản phẩm tuyệt vời

Chúng tôi luôn trăn trở để tìm ra những hạn chế hay nghiên cứu để nâng cao hiệu quả của giải pháp sàn hộp, cùng với những phản hồi mang tinh thần đóng góp của các chủ đầu tư, đơn vị tư vấn và nhà thầu như:

  • Khi thi công có hiện tượng đẩy nổi hộp Ubot.
  • Rất khó kiểm soát được cao độ của bê tông lớp dưới tại vị trí dưới đáy hộp.
  • Hiện tượng hao hụt bê tông.
  • Hộp mỏng, yếu, giòn dễ nứt, vỡ hoặc gẫy chân.
  • Trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm trôi nổi có kích thước và kiểu dáng gần tương tự Hộp Ubot dễ khiến khách hàng nhẫm lẫn là sản phẩm hộp của LPC

Hình ảnh giới thiệu hộp Ubot 4

Với nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, hoàn thiện về giải pháp và giải quyết các hạn chế mà Sàn Ubot còn tồn tại, cũng như thận trọng nhìn nhận, xem xét các phải hồi mang tinh thần góp ý của khách hàng. LPC đã nghiên cứu và phát triển sản phẩm và cho ra ứng dụng đại trà hộp Ubot version 3 nhằm khắc phục các hạn chế tồn đọng trên.

Sản phẩm hộp Ubot được cấp bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp số 23977 của Bộ Khoa học và Công nghệ của Cục Sở hữu Trí tuệ, cấp theo Quyết định số 36039/QĐ-SHTT ngày 01/06/2017.

Hình ảnh giới thiệu hộp Ubot 5

Sản phẩm hộp Ubot 5 chân  – Version 3 được thiết kế với hệ gân xương cá, kết hợp thêm 1 chân giữa hộp và 1 tấm lưới giúp khắc phục các hạn chế mà hộp cũ đang mắc phải:

  1. Gân xương cá và chân giữa cho hộp Ubot: Tăng độ cứng cho hộp, giúp cân bằng áp suất bên trong và bên ngoài hộp, giảm thiểu tối đa hiện tượng đẩy nổi trong quá trình thi công
  2. Nắp hộp: Có tác dụng như lưới mạch mừng giúp khắc phục hiện tượng hao hụt bê tông, nắp hộp dạng lưới để giúp thoát khí cho bề mặt bê tông, làm giảm nhiệt độ trong quá trình thủy hóa.
  3. Gân hộp/ con kê: Con kê được bố trí so le nhau, chiều cao gân hộp được cải tiền từ 8mm thành 9.5mm giúp cho lớp thép không dễ dàng nằm sát hoặc đè lên mặt hộp. Ngoài ra giúp cho vữa xi măng và đá 0,5cm dễ dàng chui xuống.
  4. Chống hàng giả – nhận diện thương hiệu LPC: Với kiểu dáng được cải tiến và được gắn logo LPC của công ty luôn khẳng định chất lượng của sản phẩm Hộp Ubot. Tránh nhầm lẫn giữa Hộp rỗng của LPC và các loại hộp khác trên thị trường.

Hình ảnh giới thiệu hộp Ubot 6

Ubot version 3

  • Những ưu việt cùng lợi ích trên giúp Ubot trở thành sản phẩm được tin tưởng lựa chọn bởi các chuyên gia và tổ chức xây dựng.

Hình ảnh giới thiệu hộp Ubot 7

Với những cải tiến trên, LPC tin rằng sản phẩm Hộp Ubot version 3 sẽ khắc phục tối đa các hạn chế của phiên bản cũ. Cũng như mang lại chất lượng, hiệu quả kinh tế cho quý Khách hàng. Làm cho khách hàng yên tâm, tin tưởng và hài lòng hơn về giải pháp sàn phẳng Ubot.

Nguồn: https://lpc.vn

SO SÁNH HIỆU QUẢ PHƯƠNG ÁN SÀN UBOT SO VỚI SÀN BÊ TÔNG TRUYỀN THỐNG VÀ CÁC LOẠI SÀN KHÁC

Các loại vật liệu xây dựng xanh hiện nay đã không còn xa lạ với ngành xây dựng. Cùng so sánh hiệu quả của sàn Ubot này với các loại sàn khác nhé.

Hình ảnh so sánh sàn Ubot với các loại sàn khác 1

Để tiết kiệm chi phí xây dựng của các tòa nhà sử dụng kết cấu bê tông cốt thép, các kỹ sư thiết kế luôn tìm các giải pháp tối ưu để thực hiện kết cấu sàn. Việc này có thể được thực hiện bằng cách sử dụng vật liệu nhẹ hơn, vật liệu có cường độ cao hơn hoặc tối ưu hóa kết cấu sàn như sử dụng sàn Ubot.

Theo hướng thứ nhất hoặc thứ hai: người ta có thể sử dụng bê tông nhẹ hoặc bê tông ứng lực trước. Nhược điểm của hai phương án này là giá thành của một đơn vị khối lượng vật liệu cao hơn so với vật liệu thông thường. Theo hướng thứ ba; kết cấu sàn được tối ưu hóa sao cho nó có trọng lượng nhẹ nhất và có chi phí vật liệu bê tông và cốt thép thấp nhất so với các loại sàn bê tông khác.

Phương án này có ưu điểm là tối ưu hóa sự làm việc của kết cấu bằng cách giảm trọng lượng bê tông (đặt Ubot vào vùng bê tông không làm việc). Với nhà có nhịp lớn và trung bình từ 6-18m, sàn Ubot là giải pháp sàn phẳng có trọng lượng nhẹ và tiết kiệm nhất mà vẫn đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật theo quy phạm thiết kế và thi công.

1. Hiệu quả kinh tế:

a. Đơn giá sàn UBot:

So với giải pháp công nghệ bê tông truyền thống, giải pháp kết cấu sàn mà LPC đưa ra là giải pháp mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn.

Hình ảnh so sánh sàn Ubot với các loại sàn khác 2
Hình ảnh các mặt cạnh của hộp Ubot tạo nên sàn Ubot phẳng nhẹ

Thông qua việc đặt Ubot vào vùng bê tông không làm việc sẽ làm giảm khối lượng bê tông đáng kể cho công trình. Việc này dẫn đến việc giảm khối lượng sàn, giảm tải trọng xuống sàn, móng.

Kết quả là khối lượng bê tông, thép, cốp pha đều giảm một cách đáng kể so với sàn bê tông cốt thép thông thường, trong khi việc sử dụng thêm vật tư phụ như sàn UBot và phụ kiện cũng không tăng đáng kể giá thành đơn vị sàn (vnđ/m2).

b. Hiệu quả kinh tế khác:

Sàn Ubot còn mang lại những hiệu quả đáng kể khác như :

  • Sàn phẳng không cần sử dụng trần thạch cao vẫn đảm bảo thẩm mỹ.
  • Thi công đường ống kỹ thuật dễ dàng, thuận tiện.
  • Tổ chức thi công đơn giản hơn do sử dụng ít vật liệu hơn.

c. Hiệu quả kinh tế do việc đẩy nhanh tiến độ thi công:

Hình ảnh so sánh sàn Ubot với các loại sàn khác 3
Hiệu quả kinh tế từ việc đẩy nhanh tiến độ thi công khi sử dụng sàn Ubot

  • Thời gian thi công dự kiến của Sàn UBot so với phương án thi công sàn dầm truyền thống giảm từ 4-5 ngày.
  • Khi sử dụng sàn UBot sẽ giảm được thời gian thi công đẩy nhanh tiến độ đưa công trình vào sử dụng, mỗi sàn sẽ tiết kiệm được 4-5 ngày vậy 4 sàn sẽ tiết kiệm được ít nhất là 16 – 20 ngày.

Thời gian thi công được rút ngắn sẽ kèm theo các lợi ích về mặt kinh tế xây dựng cũng như hiệu quả khi công trình được đưa vào sử dụng sớm.

2. Hiệu quả trong công tác thi công so sánh với các loại sàn khác

Trình tự thi công sàn Ubot:

Lắp đặt cốt pha: toàn bộ bề mặt sàn đổ bê tông ở hiện trường được chống đỡ bởi hệ thống cốp pha chống sau đó thép lớp dưới sẽ được lắp đặt theo như thiết kế và con kê cho thép lớp trên được lắp đặt sau đó.

Hình ảnh so sánh sàn Ubot với các loại sàn khác 4
Sàn Ubot sử dụng thiết bị nối để định vị và đảm bảo bề rộng của dầm

Lắp dựng cốt thép: Sàn Ubot được sử dụng thiết bị nối để định vị và đảm bảo bề rộng của dầm. Nhờ đế nâng hình nón, Ubot được nâng lên khỏi bề mặt tạo nên lớp bê tông mặt dưới của sàn. Lưới thép lớp trên cũng như thép gia cường chịu cắt, chọc thủng tại cột và các vị trí kỹ thuật cũng sẽ tiến hành lắp đặt khi hệ thống hộp rỗng đã thi công hoàn thiện.

Đổ bê tông: Việc đổ bê tông được thực hiện trong hai giai đoạn để để đảm bảo chất lượng bê tông mặt dưới và chống đẩy nổi cốt thép. Lớp bê tông đầu tiên sẽ được đổ đến hết chiều cao phần chân đế của hộp Ubot. Việc đổ bê tông sẽ tiếp tục với phần còn lại của sàn ngay sau đó.

Hình ảnh so sánh sàn Ubot với các loại sàn khác 5
Bê tông được cào mặt và làm phẳng bề mặt

Hoàn thiện: Bê tông được cào mặt và làm phẳng bề mặt. Ngay sau khi bê tông đủ cường độ cốt pha sẽ được tháo dỡ.

So với sàn bê tông truyền thống và các giải pháp sàn nhẹ khác thì giải pháp kết cấu sàn mà LPC đưa ra là giải pháp mang lại hiệu quả thi công cao hơn. Các ưu điểm mà sàn Ubot mang lại cho công tác thi công:

Ưu điểm thi công so với sàn bê tông truyền thống:

  • Giảm toàn bộ hệ thống cốt pha dầm chính và dầm phụ.
  • Thi công đơn giản hơn, nhanh hơn do chỉ phải lắp dựng và cấu tạo côp pha cho sàn phẳng so với sàn có dầm.
  • Với ưu điểm là giảm được lượng thép dùng trong sàn nhờ vào việc giảm tải trọng bản thân của sàn nên công tác gia công lắp dựng cốt thép cũng sẽ tiết kiệm được thời gian và nhân lực.
  • So với sàn BTCT truyền thống thì thi công Ubot nhanh hơn 4-5 ngày.

Ưu điểm thi công so với các giải pháp sàn nhẹ khác như sàn bóng, sàn ô cờ

Công nghệ thi công sàn Ubot là công nghệ thi công đơn giản, nhanh gọn, và ổn định. Sau khi lắp đặt thép lớp dưới, hệ thống Ubot với trọng lượng nhẹ được vận  chuyển thẳng đứng và bố trí lắp đặt trên mặt bằng sàn bằng thủ công.

Thời gian lắp đặt hộp là 0,05h/1m2 và với việc bố trí thi công cuốn chiếu (dải U-bot đến đâu đặt thép lớp trên đến đó) thì thời gian lắp dựng Ubot hoàn toàn không ảnh hưởng đến trong tiến độ thi công sàn.

Hình ảnh so sánh sàn Ubot với các loại sàn khác 6
Công nghệ thi công sàn Ubot là công nghệ thi công đơn giản

Việc cố định vị trí các Ubot cũng nhanh chóng bằng các phụ kiện (spacer joint). So với sàn bóng được định vị bằng hệ thống dầm thép chìm thì phương án thi công này thuận tiện, nhanh chóng và có chi phí thấp hơn khá nhiều.

  • Chất lượng của bê tông mặt dưới của sàn Ubot được đảm bảo hơn bởi vì Ubot cấu tạo đặc biệt, dưới sàn Ubot có các chân tạo tiết diện phẳng, bê tông có thể chui lọt và nâng cao phạm vi ảnh hưởng của đầm dùi.
  • Ubot được cấu tạo bởi loại nhựa đặc biệt được tính toán hoàn toàn chịu được tải trọng bản thân của bê tông, tải trọng trong quá trình thi công nên hộp không bị dập, vỡ đảm bảo hoàn toàn chất lượng thi công đúng theo thiết kế. (Sức chịu tải hơn 150kg)
  • Sàn Ubot với các hộp được cấu tạo để dễ dàng xếp đặt và vận chuyển, không tốn mặt bằng để bố trí cho kho lưu trữ.
  • Do giảm được phần lớn khối lượng gia công thủ công tại công trường nên số lượng công nhân thi công được giảm khá nhiều; từ đó giảm chi phí phụ trợ cho thi công cũng như đảm bảo an ninh trong công trường.

Đặc biệt, sàn Ubot là công nghệ gồm nhiều dầm chữ I chìm trong sàn đảm bảo sự làm việc của sàn khi truyền tải trọng ngang cho các cấu kiện chịu lực mà vẫn thi công nhanh gọn thuận tiện, không yêu cầu nhân lực cao và phức tạp, dễ dàng kiểm soát chất lượng theo các tiêu chuẩn thi công Việt Nam hiện hành.

Hiệu quả trong vận hành, khai thác và sử dụng của sàn Ubot:

Hình ảnh so sánh sàn Ubot với các loại sàn khác 7
Vận hành, khai thác và sử dụng của sàn Ubot

Những ưu thế mà sàn Ubot mang lại không chỉ trong quá trình lập dự án đầu tư, thiết kế thi công mà còn trong quá trình vận hành, sử dụng của các công trình có sử dụng công nghệ này.

  • Không gian mở, kiến trúc thông thoáng, thay đổi được công năng trong quá trình sử dụng.
  • Khả năng chịu lửa: đáp ứng tiêu chuẩn REI 180 với lớp bê tông bảo vệ chỉ 3.5 cm
  • Cải thiện hệ thống cách âm: nhờ tăng độ cứng của lớp sàn trên và sàn dưới, việc truyền âm giảm đi.
  • Ngoài ra trong quá trình sử dụng nếu có cháy nổ sẽ không tạo ra hiện tượng nổ bóng. Do quá trình cháy gây ra nhiệt độ cao trong sàn, dẫn đến việc làm tăng áp suất trong khu vực rỗng.

Sàn Ubot đã tính toán để có 4 chân đế và có lỗ thoát khí như một van hơi tránh việc cháy nổ như các loại công nghệ khác. Việc đục sàn tại bất kỳ vị trí nào đều không ảnh hưởng đến khả năng chịu lực và mỹ thuật của sàn.

Nguồn: https://lpc.vn

Ưu – nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC

Sàn Ubot, sàn 3D, sàn bóng là các công nghệ xây dựng xanh đã được áp dụng vào ngành xây dựng để tăng hiệu quả cũng như giảm thiểu chi phí công trình. Sàn Ubot được chuyển giao đầu tiên năm 2012 từ Tập đoàn Daliform – Italia bởi Công ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC

Với nền khoa học phát triển, các công nghệ sàn phẳng nhẹ, không dầm đã ra đời để giúp các nhà thầu, các chủ đầu tư tiết kiệm nhân công cho công trình. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết về ưu – nhược điểm của sàn bóng, sàn 3D, sàn Ubot LPC trong bài viết dưới đây nhé.

Sàn bóng (Công nghệ sàn Bubble Deck)

Loại sàn này đã được sử dụng ở Châu Âu hơn một thập kỷ trước, nếu thiết kế tốt thì sàn bóng có thể giảm được lượng bê tông lên đến 35% lượng bê tông so với sàn đặc thường.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 1

Hình 1a. Cấu tạo phên bóng                              Hình 1b: Sơ đồ ứng suất uốn trong sàn bóng

Một số nhược điểm cần chú ý của sàn bóng:    

  • Bóng hình tròn khó khăn trong việc định vị, trong quá trình thi công đổ và đầm bê tông bóng dễ bị dịch chuyển không tạo được hệ kết cấu chịu lực giống như ý đồ thiết kế.
  • Nhiều vị trí cốt thép chịu lực chính tì trực tiếp vào quả bóng vì vậy không được bao bọc bởi bê tông làm cho khả năng làm việc giữa thép và bê tông không được tốt.
  • Lớp phủ bê tông chỗ dày mỏng khác nhau do bóng nổi lên chiếm chỗ dễ gây vỡ trong quá trình sử dụng (Hình 1b).
Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 2
Ưu nhược điểm của Sàn Bóng

Hình 1c: Cấu tạo hệ sườn trực giao của sàn bóng

  • Vị trí sườn chỗ giáp 2 quả bóng rất mỏng (hình 1c), vị trí này dễ bị tập trung ứng suất gây mỏi và vỡ trong gây võng sàn theo thời gian.
  • Nếu chất lượng không tốt bóng có thể vỡ trong quá trình thi công dẫn đến chứa nước bên trong và gây khó chịu trong quá trình sử dụng sau này.
  • Thép lưới lớp dưới ôm sát quả bóng nên xa mặt dưới bê tông của trần nên dễ xảy ra hiện tường trần nứt dăm hơn.

Công nghệ sàn bóng có thể là công nghệ sàn lõi rỗng đổ tại chỗ đầu tiên được ứng dụng ở Việt Nam. Thực tế đã ghi nhận thành công trong một số công trình trên khắp cả nước, tuy nhiên do chưa vượt qua được một số hạn chế mang tính bản chất của công nghệ  như nêu trên  nên có một số công trình có chất lượng xấu.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 3

Hình 2 : Sàn bóng, cốt thép tì sát vào bóng không có bê tông, bóng không đủ chất lượng bị méo, vỡ khi đi lại trong quá trình thi công, không có cốt thép chịu cắt

Chính vì vậy để phát huy hết ưu điểm của sàn bóng và tránh được các sự cố đáng tiếc thì phải lựa chọn được các nhà thầu có kinh nghiệm trong thiết kế và thi công, các sản phẩm bóng có chất lượng thật tốt.

Sàn S-VRO

S-VRO được nghiên cứu bởi Công ty cổ phần xây dựng VRO là tiến sỹ, thạc sỹ của trường Đại học Xây dựng trong lĩnh vực thiết kế và thi công các công trình sử dụng sàn lõi xốp và tường lõi xốp, đây là một sản phẩm của Việt Nam nên giá thành rẻ hơn so với một số giải pháp khác.

Tuy nhiên đây là giải pháp có hình dáng tương đối khó vận chuyển và tốn rất nhiều công đối với các công trình ở ra đặc biệt là khung sàn tạo khối cho sàn S-VRO tốn rất nhiều sắt thép. Định vị khối rỗng không chắc chắn, khiến cho khối rỗng của Sàn S-VRO bị đẩy nổi hoặc xê dịch khi đi đầm bê tông, Khó tạo được hệ kết cấu như ý của thiết kế với lớp bê tông bảo vệ cốt thép.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 4
Hình ảnh: Ghép sàn S-VRO

Khả năng chịu lực cắt không tốt do các hệ dầm chưa đủ kích thước cấu tạo và cần một khối lượng nhiều cốt thép chịu cắt dạng đai hoặc dạng ziczac hình sin.

Khối rỗng bằng xốp nên khả năng chịu lực nén không tốt, dễ vỡ, dễ thấm nước, nên không đảm bảo việc khi đầm để đảm bảo độ đặc chắc bê tông cả lớp trên và lớp dưới khi đầm. Bên cạnh đó, rất khó để đảm bảo độ đồng đều các lớp bê tông đúng thiết kế, đảm bảo lượng bê tông chuẩn đúng thiết kế không bị hao hụt.

Sàn UBOT LPC

Giải pháp kết cấu sàn nhẹ tối ưu sàn Ubot LPC được sử dụng trong ngành xây dựng sáng chế bởi tập đoàn nổi tiếng thế giới Daliform – Italia, ứng dụng rộng rãi và phổ biến trong hàng ngàn công trình trên khắp thế giới. Đã được chuyển giao và phát triển giải pháp bởi Lam Pham Construction (LPC) và chính thức có mặt tại Việt Nam từ năm 2012.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 5
Hình ảnh minh hoạ: Cấu trúc sàn Ubot LPC

Tiết kiệm thời gian, vật liệu, tăng hiệu quả sử dụng và phù hợp với Việt Nam là mục tiêu nghiên cứu, tư vấn, chuyển giao để áp dụng các công  nghệ mới vào các dự án xây dựng.

Sàn không dầm siêu nhẹ Ubot công nghệ Châu Âu mà LPC đang triển khai nghiên cứu và tư vấn đảm bảo được các mục tiêu trên có thể vượt nhịp lớn, nhẹ hơn, giảm chiều cao tầng, tạo trần phẳng, giảm trọng lượng bản thân, giảm số lượng cột, chống rung và chống ồn.

Sàn Ubot được áp dụng vào nhiều công trình lớn nhỏ trên thế giới và sử dụng các tiêu chuẩn như Eurocode, BS cũng như có nhiều chứng chỉ chất lượng được cấp ở Châu Âu như ISO 9001, 14001, BSI, SA8000.

Hình ảnh Ưu nhược điểm của Sàn Bóng, Sàn 3D, Sàn Ubot LPC 6
Giải pháp kết cấu sàn Ubot LPC trong công trình

Các ưu điểm của giải pháp kết cấu Sàn Ubot LPC:

  • Việc giảm trọng lượng bản thân kết cấu cho phép kết cấu sử dụng sàn phẳng và vượt được nhịp lớn. Nhịp lớn nhất mà sàn nhẹ có thể đạt được là 20m.
  • Nhờ vào hiệu quả giảm chiều cao của sàn nhẹ mà công trình có thể tăng thêm số tầng chức năng.
  • Sàn phẳng không dầm thuận tiện cho việc bố trí hệ thống kỹ thuật , kiến trúc thông thoáng
  • Giảm tải trọng đứng xuống móng và tải trọng gió, động đất
  • Tiết kiệm nguyên vật liệu và tài nguyên môi trường.
  • Thi công đơn giản không phụ thuộc nhà thầu cung cấp.

Với nhiều lợi thế như trên và rất phù hợp với công nghệ thi công tại Việt Nam, Giải pháp sàn Ubot của LPC tự tin giới thiệu tới quý khách hàng sản phẩm chất lượng mang lại hiệu quả cao trong xây dựng. Chúng tôi mong muốn tiếp tục tìm kiếm các đơn vị đối tác để phát triển các giải pháp công nghệ mới, đặc biệt là Giải pháp sàn Ubot.

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Sàn Ubot – Vật liệu xanh được người tiêu dùng quan tâm

Những năm gần đây, sàn ubot – vật liệu xây dựng xanh là sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường đã được các doanh nghiệp chú trọng sản xuất.

Hình ảnh Sàn Ubot - Vật liệu xanh được người tiêu dùng quan tâm 1

Người tiêu dùng cũng bắt đầu tìm hiểu và sẵn sàng dùng sản phẩm vật liệu xây dựng xanh bởi những tác dụng tích cực của nó mang lại cho môi trường và chính sức khỏe của người sử dụng. Sàn phẳng Ubot với công nghệ tái chế từ Polyproplene để bảo vệ môi trường ngày càng được chú ý.

Ở Việt Nam, cụm từ “Phát triển bền vững” chỉ mới được nhắc đến trong thời gian gần đây thì trên thế giới, các Chính phủ và tập đoàn lớn đã đầu tư từ rất lâu cho lĩnh vực này. Đan Mạch đã phát triển sản xuất khí biogas với năng suất hơn 6000m3/ngày từ 135 tấn rác thải và là quốc gia có 1/3 lượng điện năng tiêu thụ từ turbin gió.

Ngoài ra, các quốc gia khác như Nhật Bản, Hàn Quốc tập trung đầu tư hàng chục tỉ USD cho công nghệ xanh, thực hiện nhiều dự án xanh được cả nước đón nhận như “Thành phố mặt trời”, “Ngôi nhà xanh”…

Trong khi đó, tại Việt Nam, hàng loạt nghiên cứu, đầu tư cũng như sáng kiến mới nhằm cải thiện quy trình và tạo ra sản phẩm thân thiện với môi trường cũng đang được xúc tiến trong ngành xây dựng. Lam Pham Construction (LPC) đã chuyển giao thành công vật liệu xây dựng xanh – SÀN UBOT – SÀN PHẲNG KHÔNG DẦM đạt các tiêu chí xanh, thân thiện với môi trường.

Hình ảnh Sàn Ubot - Vật liệu xanh được người tiêu dùng quan tâm 2
Hộp Ubot – Vật liệu xây dựng xanh thân thiện môi trường

Lam pham Construction (LPC) đã mang đến cho thị trường Việt Nam một sản phẩm thân thiện với môi trường – Hộp Ubot được làm từ nhựa tái sinh Polyproplene được sử dụng tái chế để tạo nên sàn phẳng đưa ra thị trường sản phẩm xanh cho ngành xây dựng với kích thước cơ bản là 52cmx52cm có chiều cao thay đổi với nhiều Module khác nhau 10, 13, 16, 20, 24, 28cm….được ghép lại với nhau bởi thanh nối của hộp tạo nên kết cấu sàn phẳng hai phương toàn khối.

Đặc biệt, sàn Ubot được xem là một trong những sản phẩm được nhiều người quan tâm bởi những ưu điểm vượt trội của nó như tối ưu kết cấu sàn phẳng, tối ưu hiệu quả kinh tế…

Là một vật liệu xanh – Ubot chiếm lợi thế về kích thước, có thể xếp chồng lên nhau, dễ dàng vận chuyển (lên trên sàn) bảo quản ngoài trời và đặc biệt là không dễ vỡ như xốp Polystyrene

Hình dáng của sản phẩm được cải tiến, độ dày và kích thước linh hoạt cùng khả năng chống cháy giúp hộp Ubot  trở thành một sản phẩm được nhiều chủ đầu tư, người tiêu dùng sử dụng cho công trình của mình.

Trong và sau quá trình đổ bê tông, Ubot không bị biến dạng do trọng lượng bê tông hoặc do các hoạt tải trong quá trình thi công bởi sản phẩm được thiết kế để chịu được tải bê tông tươi, áp lực nén và rung của việc dầm bê tông cùng với trọng lượng người.

Hình ảnh Sàn Ubot - Vật liệu xanh được người tiêu dùng quan tâm 3
Thay vì beton truyền thống, các công trình đang dần sử dụng sàn Ubot bảo vệ môi trường

Hộp Ubot đang là một trong những sản phẩm được nhận nhiều sự tin tưởng và lựa chọn bởi các chuyên gia cùng với tổ chức xây dựng. Sản phẩm được tạo ra từ các vật liệu thân thiện với môi trường. Sản phẩm đem đến những giải pháp an toàn đến môi trường thay cho các sản phẩm phẩm độc hại truyền thống.

Sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường (vật liệu xanh) đang trở thành xu thế tất yếu và là mục tiêu hướng tới của ngành Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Để đạt được mục tiêu này, các sản phẩm vật liệu xây dựng phải đáp ứng được hai yêu cầu: Tiêu tốn ít năng lượng hơn cho việc tạo ra nó và giúp tiết kiệm được điện năng tiêu thụ khi đưa vào sử dụng.

Các loại vật liệu xanh đang được thị trường và người tiêu dùng quan tâm đó là: Sàn Ubot, bê tông nhẹ, các sản phẩm sử dụng nguyên liệu tái chế, xi măng xanh…

Hình ảnh Sàn Ubot - Vật liệu xanh được người tiêu dùng quan tâm 4
Triển lãm quốc tế Vietbuild 2018 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội

Tại Triển lãm quốc tế Vietbuild 2018 tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội quy tụ hơn 800 doanh nghiệp ngành Xây dựng với 2.500 gian hàng. Tại đây, các doanh nghiệp đã giới thiệu, trưng bày các sản phẩm của ngành Xây dựng, vật liệu xây dựng, bất động sản và trang trí nội – ngoại thất, trong đó các gian hàng trưng bày sản phẩm vật liệu xanh thân thiện với môi trường chiếm tỷ lệ khá cao.

Các gian hàng trưng bày sản phẩm vật liệu xanh bao gồm cả Ubot đã được người tiêu dùng quan tâm và tìm hiểu rất nhiều. Lam Pham Construction (LPC) cũng đã góp mặt ở Vietbuild mang đến cho người tiêu dùng sản phẩm nổi bật chuyển giao công nghệ của Ý.

Dự đoán trong những năm tới, nhu cầu về môi trường sống xanh và tiêu dùng xanh hứa hẹn trở thành tiêu chuẩn sống trong tương lai, để chất lượng “xanh” sẽ trở thành lợi thế cạnh tranh và khẳng định thương hiệu của nhiều doanh nghiệp.

Nguồn: https://lpc.vn