Search

LPC được vinh danh trong Top 50 Thương hiệu tiêu biểu ngành xây dựng năm 2019

Sau hơn 7 tháng phát động chương trình bình chọn “Thương hiệu tiêu biểu ngành xây dựng Việt Nam lần thứ III – năm 2019”, báo Xây dựng đã lựa chọn được 50 thương hiệu có số lượt bình chọn, đánh giá cao nhất bởi độc giả báo và Người tiêu dùng. Và LPC vinh dự được là một trong số đó!

Mới đây, ngày 28/12/2019, Lễ tổng kết chương trình bình chọn Thương hiệu tiêu biểu ngành xây dựng lần thứ III diễn ra tại Nhà hát Kim Mã, số 71 Kim Mã, Phường Ba Đình, Hà Nội . Bình chọn Thương hiệu tiêu biểu ngành xây dựng là chương trình thường niên được tổ chức 2 năm một lần, do Báo xây dựng – Cơ quan ngôn luận của Bộ xây dựng phối hợp cùng một số cơ quan trong Lĩnh vực xây dựng thực hiện, thông qua hình thức bình chọn công khai, trực tiếp của người tiêu dùng trên cổng thông tin điện tử: www.thuonghieuxaydung.com.vn

Lễ tổng kết chương trình bình chọn Thương hiệu tiêu biểu ngành xây dựng lần thứ III – 2019
Lễ tổng kết diễn ra tại Nhà hát Kim Mã – Số 71 Kim Mã

Chương trình bình chọn được Báo xây dựng phát động đến độc giả cùng Người tiêu dùng từ ngày 13/05/2019. Sau hơn 7 tháng phát động và thực hiện, chương trình đã nhận được sự ủng hộ lớn của cộng đồng xã hội, của các thương hiệu hoạt động trong ngành xây dựng với gần 100 thương hiệu hoạt động trong các lĩnh vực liên quan đến ngành xây dựng tham gia như vật liệu xây dựng, bất động sản, quy hoạch – kiến trúc, hạ tầng kỹ thuật…

Với thế mạnh là một trong những đơn vị đi đầu trong Lĩnh vực chuyển giao và áp dụng giải pháp công nghệ Châu Âu vào thi công, xây lắp các công trình tại Việt Nam, LPC đã vinh dự được các độc giả Báo xây dựng và Người tiêu dùng tin tưởng, bình chọn. Với 42.048 lượt bình chọn, tương ứng 310.472 điểm, LPC tự hào được trở thành Một trong 50 Doanh nghiệp tiêu biểu ngành Xây dựng.

Chương trình văn nghệ tại Lễ vinh danh
Anh Vũ Văn Tùng – Đại diện LPC tại Lễ vinh danh

Tại lễ vinh danh, những thương hiệu được bạn đọc bình chọn như LPC là sự đánh giá, ghi nhận của cộng đồng và người tiêu dùng đối với những doanh nghiệp, thương hiệu, sản phẩm, dịch vụ trong ngành xây dựng đáp ứng được nhu cầu đòi hỏi của thị trường trong nước cũng như hướng tới thị trường xuất khẩu, góp phần thúc đẩy sự phát triển của ngành xây dựng Việt Nam trên đường đổi mới, phát triển và hội nhập.

Trở thành một trong 50 Thương hiệu tiêu biểu của ngành trong những ngày bận rộn cuối cùng của 2019 đã giúp LPC khép lại một năm đầy khởi sắc. Có thể nói, sự tin tưởng của các đối tác và người tiêu dùng dành cho LPC là nguồn động lực to lớn để chúng tôi nỗ lực hơn từng ngày trong việc Nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như Nghiên cứu, phát triển các Công nghệ xây dựng tiên tiến từ Châu Âu về áp dụng tại Việt Nam!

Có nên dùng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà không?

Trong số những loại vật liệu xây dựng hiện tại, sàn bê tông siêu nhẹ được khá nhiều nhắc đến. tuy nhiên, việc có nên dùng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà không vẫn là câu hỏi được khá nhiều người thắc mắc. Bài viết dưới đây sẽ giúp các được giải đáp mọi khúc mắc.

san-be-tong-sieu-nhe-lam-tran-nha
Sàn bê tông siêu nhẹ được áp dụng làm trần nhà

Sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà có thực sự là giải pháp thông minh?

Ở thời điểm hiện tại, sàn bê tông siêu nhẹ hiện đang khá phổ biến và được nhiều người sử dụng. Sàn bê tông siêu nhẹ còn được gọi là sàn panel siêu nhẹ, sản xuất dựa trên công nghệ tiên tiến của nước Pháp. Đây được xem là sản phẩm công nghệ tiên tiến hàng đầu lĩnh vực xây dựng, được sử dụng rộng khắp ở các nước phát triển như Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Đức, Australia,… 

Những nguyên liệu để sản xuất sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà bao gồm gạch bê tông nhẹ Block và dầm dự ứng lực. Ở Việt Nam hiện tại, nhiều công trình đã áp dụng rộng rãi các sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà trong các hạng mục xây dựng của mình. 

Hầu hết các sàn bê tông siêu nhẹ này đều phù hợp với tiêu chuẩn xây dựng tại Việt Nam cũng như trên khắp hành tinh. So với các loại sàn truyền thống thì sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà sở hữu những ưu điểm vượt trội nên được khá nhiều người tin dùng. 

Ưu điểm của sàn bê tông siêu nhẹ:

  • Không cần thực hiện nhiều bước rườm rà như ghép cốt pha, trộn bê tông, đổ bê tông, láng sàn bê tông cho phẳng.
  • Sàn bê tông nhẹ, dễ thi công.
  • Giảm tải trọng lượng cho công trình. Sàn bê tông siêu nhẹ có trọng lượng 750 – 900 kg/m3

Những lợi thế của sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà so với sàn truyền thống 

Cách thức thi công đơn giản 

Từ tên gọi các bạn đã có thể dễ dàng hình dung được rồi, dĩ nhiên đã là bê tông siêu nhẹ thì trọng lượng của nó sẽ nhẹ hơn nhiều so với những sàn bê tông truyền thống. Đáng chú ý, trọng lượng của sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà chỉ bằng 1/5 so với trọng lượng của sàn bê tông truyền thống. 

Cách thức thi công của sàn siêu nhẹ so với sàn truyền thống cũng hoàn toàn không giống nhau. Để có thể làm sàn bê tông truyền thống, người làm phải trải qua khá nhiều công đoạn, có thể kéo đến cả tháng trời như ghép cốt pha; trộn và nhào bê tông; đổ bê tông vào cốt pha. Sau đó, các bạn phải đợi khô mới có thể dỡ cốt pha một cách dễ dàng. 

Đối với sàn bê tông siêu nhẹ, cách thức thi công cũng không cần quá phiền phức, khá đơn giản. Các thợ thi công chỉ cần làm hệ thống dầm bê tông dự ứng lực, và sau đó ghép, lắp các tấm gạch block lên hệ thống dầm đó. Tiếp theo đó, họ sẽ tiến hành đan lưới thép bảo vệ lên phía trên. Và tới công đoạn cuối cùng, các bạn chỉ cần đổ lớp vữa láng lên bề mặt để hoàn thiện thế là xong. 

san-be-tong-sieu-nhe-lam-tran-nha-2
Sử dụng sàn siêu nhẹ làm trần nhà để đạt được hiệu quả kinh tế và mang tính thẩm mỹ cao hơn

Tiết kiệm chi phí thi công, tính thẩm mỹ cao

Cách thi công sàn bê tông siêu nhẹ khá nhanh gọn nên khi làm bạn sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn so với cách xây nhà theo kiểu truyền thống. Chính vì thế, việc được sở hữu ngôi nhà trong mơ với thời gian thi công ngắn gần như đã nằm trong tay của các bạn. Ngoài ra, các bạn cũng không quá tốn kém nhiều chi phí đầu tư cho nền móng khi xây nhà bằng bê tông siêu nhẹ. 

Nếu sử dụng sàn bê tông truyền thống làm sàn nhà, các bạn có thể sẽ thấy xuất hiện nhiều chỗ lồi lõm khác nhau do việc dùi, đầm bê tông không kỹ, không đều. Dẫu vậy, khi bạn sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ thì sẽ không thấy xuất hiện những hiện tượng này. Bề mặt sàn bê tông siêu nhẹ sẽ đảm bảo tính thẩm mỹ cực kỳ ấn tượng. 

Khả năng chống nóng, cách âm cực kỳ hoàn hảo 

Sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà sở hữu khả năng chống ồn, cách âm cực kỳ tốt. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi loại sàn này được sản xuất dựa trên sự nghiên cứu đúng đắn, kỹ lưỡng để có được những tính năng phù hợp với kiểu nhà hiện đại. Chính vì thế, sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà cực kỳ hoàn hảo đối với những công trình đồ sộ như khách sạn, trường học, nhà cao tầng,… 

Việc xây nhà bằng sàn siêu nhẹ sẽ giúp các bạn được sở hữu không gian sống cực kỳ tuyệt vời bởi tính năng chống cháy và chống nóng của nó là cực kỳ tốt. Không cần bàn cãi quá nhiều, sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội mà bạn nên dùng hơn các sàn bê tông truyền thống. 

san-be-tong-sieu-nhe-lam-tran-nha-3
Một số lưu ý khi sử dụng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà

Một số lưu ý khi thi công sàn siêu nhẹ làm trần nhà

Trước khi thi công, các kỹ sư phải tiến hành khảo sát tình hình và tính toán đo đạc diện tích sàn cần làm để lên phương án thiết kế thi công.

Đồ dày sàn bê tông dùng làm trần nhà dày 170 mm, trong đó 120 mm là gạch block và dầm PPB. Nhẹ hơn rất nhiều so với bê tông truyền thống. Do vậy, việc lên phương án thi công là điều rất cần thiết để công trình đạt được chất lượng thi công. Ngoài ra, do kết cấu của sàn bê tông siêu nhẹ nên các kỹ sư cần phải quan tâm đến các vấn đề như: độ sụt lún, độ cứng, độ phân tầng, kết cấu móng, trần nội thất và ngoại thất. Nếu cần thiết cần phải kết hợp gia tải để đảm bảo chất lượng.

Sau khi làm xong trần nhà cần tưới nước thường xuyên để đảm bảo độ ẩm.

Trên đây là bài viết giải đáp thắc mắc về việc dùng sàn bê tông siêu nhẹ làm trần nhà, hi vọng sẽ giúp bạn đọc cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích về sàn bê tông siêu nhẹ. Cảm ơn vì đã theo dõi bài đọc.

Sàn bê tông nhẹ lắp ghép – giải pháp tiết kiệm, hiệu quả trong xây dựng

Sàn bê tông nhẹ lắp ghép là một phương pháp thi công được sử dụng phổ biến tại các công trình nhà cao tầng, nhà xưởng, trung tâm thương mại, cao ốc,… Hiện nay, với ưu điểm của sàn bên tông nhẹ còn được ứng dụng vào trong việc xây dựng các nhà dân.

san-be-tong-nhe-lap-ghep
Ubot- sàn bê tông nhẹ lắp ghép được ứng dụng vào các công trình lớn.

Mục tiêu cuối cùng trong lĩnh vực xây dựng đó chính là độ bền, đẹp của công trình sau khi đi vào hoạt động. Để có thể tạo ra những “kiệt tác nghệ thuật” thì các đơn vị thi công cần không ngừng tìm kiếm những giải pháp – công nghệ xây dựng tiên tiến cho công trình. Đó là lý do tại sao sàn bê tông nhẹ lắp ghép luôn được ưa chuộng và sử dụng nhiều.

Lí do khiến sàn bê tông nhẹ lắp ghép luôn được các CĐT ưa chuộng

Trọng lượng nhẹ

Trọng lượng sàn bê tông lắp ghép là khá nhẹ vì được cấu thành từ phế phẩm và xi măng. Vì thế, việc thi công của công trình sẽ không đòi hỏi quá nhiều công sức. Ước tính, trọng lượng của sàn bê tông nhẹ lắp ghép nhẹ gấp 3 lần so với sàn bê tông nguyên khối. 

Để có thể chứng minh cho ước tính trên, các chuyên gia xây dựng đã tiến hành một cuộc kiểm nghiệm. Kết quả, nếu sàn bê tông nhẹ lắp ghép có trọng lượng là 300 kg/m3 thì sàn bê tông truyền thống sở hữu trọng lượng lên tới 1000 kg/m3.

Cường độ nén tốt, khả năng chịu lực và ổn định cao

Đối với các công trình xây dựng lớn, cường độ nén và khả năng chịu lực là vô cùng quan trọng. Bởi chúng trực tiếp ảnh hưởng tới sự an toàn và độ bền trong quá trình sử dụng. Vì thế, nhiều người có xu hướng dùng sàn bê tông nhẹ lắp ghép thay vì sàn bê tông truyền thống. 

Theo tiêu chuẩn của ngành xây dựng Việt Nam, mức cường độ nén luôn phải đạt mức độ tối thiểu là 2,5 N/mm2. Trong khi đó, cường độ nén của sàn bê tông lắp ghép siêu nhẹ có thể lên tới 4,5 N/mm2. 

Tiết kiệm chi phí xây dựng

Theo tính toán và từ những kết quả thử nghiệm, việc sử dụng sàn bê tông lắp ghép siêu nhẹ có thể giúp tiết kiệm một nửa chi phí thi công xây dựng. Chi phí để mua VLXD như cát, sỏi,… phục vụ cho sàn bê tông lắp ghép siêu nhẹ là thấp hơn nhiều so với sàn bê tông truyền thống. 

Ngoài ra, không như những cách làm truyền thống, việc dùng sàn bê tông nhẹ lắp ghép sẽ giúp được giảm thiểu chi phí thuê nhân công, chi phí vận chuyển, trộn bê tông,… Ngoài ra, các thợ thi công có thể tiến hành đổ bê tông bất cứ lúc nào, không phải làm liên tục như bê tông truyền thống nhằm tránh tình trạng hỏng bê tông. 

Ngoài ra, thời gian khô của sàn bê tông nhẹ lắp ghép là rất nhanh, các nhà thầu cũng không cần đợi chờ lâu. Chính vì thế, nhà thầu sẽ có thể hoàn thành tiến trình xây dựng xong trước dự kiến vì được rút ngắn thời gian, từ đó chuyển sang các hạng mục khác. 

san-be-tong-nhe-lap-ghep
Hộp Ubot – cấu tạo nên sàn Ubot không dầm.

Không thấm nước

Với kết cấu bằng hàng triệu bọt khí “li ti” tạo nên hệ thống lỗ tổ ong siêu nhỏ, sàn bê tông nhẹ lắp ghép trở nên rất kín. Chỉ cần xử lý tốt phần mạch nối, thợ thi công hoàn toàn có thể dễ dàng ngăn chặn tình trạng thấm nước. Tình trạng này sẽ khó có thể xảy ra ngay cả khi công trình đã “cao tuổi”. 

Phù hợp với những công trình kết cấu móng yếu

Như đã nói, sàn bê tông nhẹ lắp ghép sở hữu trọng lượng bê tông nhỏ hơn 3 lần so với sàn bê tông nguyên khối nên khá phù hợp với những công trình có hệ thống nâng đỡ móng yếu. Ngoài ra, sàn bê tông nhẹ lắp ghép cũng là giải pháp vô cùng hiệu quả để giải tỏa tối đa sức nén của công trình. 

Giảm thiểu thiệt hại nếu xảy ra động đất

Dẫu không nằm trên vành đai lửa Thái Bình Dương nhưng không vì thế mà Việt Nam không không bị ảnh hưởng từ động đất ở các nước xung quanh hay trong đáy đại dương. Chính vì việc sở hữu trọng lượng nhẹ gấp 3 lần so với sàn bê tông truyền thống nên việc giảm thiểu thiệt hại nếu xảy ra động đất cũng là tốt hơn. 

Phù hợp với môi trường

Không cần trải qua quá trình sử dụng cát sỏi, nung đúc, sàn bê tông nhẹ lắp ghép sở hữu những nguyên liệu được cấu thành từ hóa chất, xi măng và một số phế thải như rơm, rạ, tro, các sợi cellulose. Vậy nên, chúng không hề gây tác động xấu, hoàn toàn phù hợp với môi trường. 

Khả năng cách nhiệt được đánh giá khá tốt

Sàn bê tông nhẹ lắp ghép được các chuyên gia thiết kế với đặc tính không dẫn nhiệt. Chính vì vậy, việc sử dụng sàn để cách nhiệt là một trong những giải pháp cực kỳ hợp lý để có thể cách nhiệt một cách thành công. 

Chưa dừng lại ở đó, sàn bê tông nhẹ lắp ghép còn có thể giúp nhà được mát hơn, giảm thiểu chi phí điện năng. Sở hữu những ưu điểm vượt trội vốn có, việc dùng sàn bê tông nhẹ lắp ghép là cách tốt nhất để công trình các bạn được trở nên hoàn hảo, tiết kiệm chi phí nhiều hơn. 

san-be-tong-nhe-lap-ghep
Thiết kế giá đỡ sàn nhẹ không dầm lắp ghép

Ứng dụng rộng

Việc dễ dàng thi công, thiết kế gọn nhẹ giúp sàn bê tông nhẹ lắp ghép trở nên cực kỳ thích hợp cho nhiều công trình khác nhau. Từ những hạng mục công trình nhỏ lẻ như kho bãi, nhà phố cổ, nhà ở hay những công trình nguy nga, đồ sộ như các tòa cao ốc cũng rất thích hợp để sử dụng sàn bê tông nhẹ lắp ghép. 

Dẫu vậy, người sử dụng cũng cần lưu ý rằng mặc dù cách thi công sàn bê tông nhẹ lắp ghép là dễ dàng hơn so với bê tông truyền thống nhưng người thợ vẫn phải tỉ mỉ, nắm vững mọi kỹ thuật để có thể đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong việc thi công công trình. Chưa dừng lại ở đó, các biện pháp xử lý chống thấm cũng được thực hiện một cách kỹ lưỡng và cẩn trọng hơn. 

Nhìn chung, Sàn bê tông nhẹ lắp ghép sở hữu những ưu điểm nổi trội là thân thiện với môi trường; cường độ nén, độ ổn định công trình cao; khả năng cách nhiệt, chống cháy, cách âm tốt; tính kín cao tuyệt đối; thao tác thi công đơn giản; thời gian thi công nhanh hơn. Tổng chi phí xây dựng được đánh giá là thấp hơn bởi sàn bê tông nhẹ lắp ghép giúp tiết kiệm được việc thuê bến bãi, chi phí vận chuyển và gia cố móng,… 

Trên đây là bài viết về vấn đề sàn bê tông nhẹ lắp ghép – giải pháp tiết kiệm, hiệu quả trong xây dựng, hi vọng sẽ giúp những người muốn làm trong ngành xây dựng có thể được cập nhật nhiều thông tin hữu ích hơn. Các bạn cũng có thể dùng sàn bê tông nhẹ lắp ghép trong việc xây dựng chính căn nhà của mình. Chúc các bạn may mắn và ngập tràn hạnh phúc trong cuộc sống. 

Thiết kế sàn không dầm là gì? Một số sàn tiêu biểu được ứng dụng tại Việt Nam

Thiết kế sàn không dầm là gì? Sàn không dầm có những ưu điểm gì nổi trội so với sàn bê tông truyền thống? Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn được giải thích chi tiết nhất về thiết kế sàn không dầm và ưu điểm sàn không dầm so với sàn bê tông truyền thống.          

sàn-không-dầm
Thiết kế sàn không dầm được ứng dụng tại công trình

Thiết kế sàn không dầm là gì?

Sàn bê tông không dầm là loại sàn bê tông phẳng, không cần dùng đến các thành dầm dọc ngang, liên kết trực tiếp với hệ cột trụ đỡ trong công trình, vì thế nên nó luôn tạo ra những ưu thế về đặc tính kỹ thuật. 

Thiết kế sàn không dầm là việc các kỹ sư xây dựng tính toán sàn theo lý thuyết cổ điển, để thay thế các vùng sàn không chịu được trọng tải nặng.

Sàn không dầm ra đời tạo ra những thay đổi trong ngành xây dựng, việc áp dụng sàn bê tông dầm bằng những kết cấu mới làm cho ngành công nghiệp xây dựng phát triển hơn, tiết kiệm chi phí xây dựng. 

Sự ra đời của sàn bê tông không dầm sẽ giúp kế thừa những phương thức tính toán sàn theo lý thuyết cổ điển. Những vật liệu nhẹ như hộp định hình tạo rỗng Ubot có thể thay thế vùng, phần bê tông không làm việc trên sàn. Từ đó tạo nên sàn bê tông không dầm nhưng vẫn đảm bảo được tính ổn định và khả năng chịu lực tốt.  

Khi mà đời sống kinh tế xã hội ngày càng nâng cao thì nhu cầu xây dựng các khu công nghiệp, công trình xây dựng cũng dần tăng nhanh. Ở thời điểm hiện tại, việc thiết kế sàn bê tông không dầm được nhiều nước như Nga, Mỹ, Áo, Hà Lan, Đan Mạch,… nghiên cứu và phát triển. Chính việc phát triển, tìm hiểu công nghệ thiết kế sàn không dầm ở những nước phát triển sẽ là bài học, nguồn tài liệu quý để Việt Nam phát triển sàn bê tông không dầm. 

Cụ thể, công nghệ sàn Ubot, sàn bóng, Panel 3D, sàn ứng lực được sử dụng để tạo ra các không gian bê tông không dầm vẫn đảm bảo tính chịu lực của các kết cấu sàn bê tông. 

Tại Việt Nam, việc thiết kế sàn không dầm cũng được nhiều doanh nghiệp, tập đoàn xây dựng nghiên cứu từ năm 2006. Một số công ty còn chuyển giao ứng dụng thí điểm vào các công trình tiêu biểu như: Tòa nhà 28A Lê Trọng Tấn (năm 2010, Hà Đông, Hà Nội gồm 2 tầng hầm, 28 tầng nổi với 25.000m2 sàn); chung cư Licogi 13 (năm 2010, Thanh Xuân, Hà Nội gồm 3 tầng hầm, 27 tầng nồi với 30.600m2 sàn).

san-khong-dam
Sử dụng sàn phẳng không dầm vào trong xây dựng

Những ưu điểm khi thiết kế sàn không dầm

Một số ưu điểm thiết kế sàn không dầm khi áp dụng thi công tại các công trình đó là:

Khả năng giảm trọng tải và chịu lực tốt

Khả năng chịu lực của sàn bê tông không dầm gần như không có sự khác biệt so với sàn truyền thống, thậm chí còn có thể tốt hơn. Với cùng bề dày, sàn bê tông không dầm có thể chịu trọng tải gấp đôi so với sàn đặc, giảm 65% trọng lực của bê tông. 

Linh hoạt trong khả năng thiết kế

Sử dụng sàn không dầm giúp tăng số tầng chức năng nhờ vào sự hiệu quả của việc giảm chiều cao tổng thể công trình. Chính việc giảm trọng lượng bản thân cho phép sử dụng sàn phẳng vượt nhịp lớn. Sàn nhẹ có thể đạt nhịp lớn nhất là 20m. 

Sử dụng sàn bê tông không dầm rất tiện lợi cho việc bố trí kiến trúc, hệ thống kỹ thuật một cách thông thoáng hơn. Các bạn nên linh động trong việc giật cấp sàn bằng cách sử dụng nhiều mô đun khác nhau. Có thể thay thế phần bê tông không chịu được lực bằng việc thông qua kích thước vật liệu tái chế. 

Tiến độ thi công sàn bê tông không dầm

Việc thi công sàn bê tông không dầm giúp các bạn được giảm toàn bộ hệ thống cốp pha dầm phụ và dầm chính. Việc thi công sẽ nhanh hơn, đơn giản hơn do chỉ lắp dựng và cấu tạo cốp pha được phẳng hơn với với việc thi công sàn có dầm. 

Ưu thế của thiết kế sàn không dầm sẽ giúp giảm lượng thép dùng trong sàn. Chính vì vậy nên công tác lắp đặt cốt thép cũng dễ dàng và tiện lợi hơn, vừa tiết kiệm được thời gian và không tốn nhiều nhân lực. Những công nghệ thi công ổn định, nhanh gọn và đơn giản là sàn 3D l, Bubbledeck và Ubot. 

Mức độ thân thiện với môi trường

Việc loại bỏ phần bê tông ở giữa tiết diện sàn đã đem lại khá nhiều lợi ích tiện lợi. Thiết kế sàn không dầm làm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nhờ vào việc giảm tải những tài nguyên sử dụng cũng như các yếu tố phát sinh trong quá trình thi công. 

Bên cạnh đó, sàn không dầm còn có khả năng chịu động đất khá tốt. 

Ctrình-du-ưthuyền-quận-6-nhịp-16.2m
Ứng dụng thiết kế sàn không dầm vào xây dựng công trình

Thiết kế Sàn phẳng không dầm được ứng dụng nhiều nhất trên thị trường

Các loại sàn phẳng không dầm hiện nay tại Việt Nam được nhắc đến nhiều nhất là:

Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck)

Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck) được thiết kế dựa trên những quả bóng nhựa đặt ở vùng giữa của bản sàn cùng cốt thép chịu lực. Đáng chú ý, thép được làm từ loại thép hàn có cường độ hàn cao, có thể kết hợp với hệ thống cốt thép tăng cường. 

Công nghệ sàn bóng (Bubbledeck) là một trong những công nghệ xây dựng sàn phẳng không dầm đã được nhiều quốc gia phát triển sử dụng trong vòng hơn 10 năm trước. Và nếu được thiết kế tốt, Bubbledeck có thể làm giảm 35% khối lượng bê tông cho 1 công trình. 

Dẫu vậy, sàn bóng vẫn còn tồn tại một số nhược điểm như bóng hình tròn gây khó khăn cho việc đặt bóng. Khi thi công, bóng dễ dàng bị dịch chuyển và quá trình đổ vào đầm bê tông chắc chắn sẽ không được như ý. Nhiều vị trí cột thép không được bao phủ bằng bê tông nên khả năng liên kết không tốt. 

Công nghệ sàn Cobiax

Công nghệ sàn Cobiax là hướng phát triển để cải thiện những yếu điểm của sàn bóng. So với sàn bóng, sàn Cobiax có cấu tạo hoàn toàn khác biệt. Các khối rỗng của sàn Cobiax sẽ được lồng ghép và lắp ráp tại khu vực xây dựng.

Chính điều này sẽ giúp thay đổi chiều dài lớp bóng, bê tông và cột thép cũng được đặt đúng vị trí. Vì vậy nên khả năng chịu lực cũng được đánh giá là tốt hơn. 

thiet-ke-san-khong-dam
Sàn ubot – sàn không dầm

Sàn rỗng bằng hộp Ubot

Sàn rỗng bằng hộp nhựa tái chế Ubot hay còn được gọi là sàn Ubot, đây là sàn có khối rỗng có hình chóp cụt được làm từ nhựa tái chế. Loại sàn không dầm này là một sáng chế đến từ các Kỹ sư của Tập đoàn Daliform – Italia gây dựng và phát triển cho ngành xây dựng hiện đại. 

Năm 2012, Sàn không dầm Ubot được LPC đưa về Việt Nam dưới hình thức chuyển giao công nghệ, sau đó được nghiên cứu và phát triển để phù hợp với đặc điểm ngành xây dựng Việt Nam. Sở hữu cấu tạo mới, các khối Ubot được thiết kế tối ưu về diện tích, có thể xếp chồng lên nhau giúp giảm thiểu đáng kể không gian lưu trữ, giúp tiết kiệm chi phí cho quá trình vận chuyển được suôn sẻ hơn.

Thiết kế sàn không dầm được nhiều đơn vị xây dựng đánh giá cao, ưu ái ứng dụng trong nhiều dự án, từ nhà dân cho tới các công trình lớn như TTTM, Trường học, Chung cư… Tính riêng LPC đã có hơn 300 dự án trên gần 50 tỉnh thành được ứng dụng giải pháp sàn nhẹ Ubot và được nhiều CĐT đánh giá cao tính hiệu quả. Với khả năng tối ưu, linh hoạt từ kiến trúc, thi công cho tới tính hiệu quả kinh tế, Ubot đang ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong ngành xây dựng.

Các loại vật liệu xây dựng mới – Tương lai của ngành xây dựng

Đi cùng với sự phát triển của thế giới, ngày càng nhiều loại vật liệu xây dựng mới được nghiên cứu và phát triển bởi các Kỹ sư cũng như các đơn vị hoạt động xây dựng. Đây là những loại vật liệu khiến ngành xây dựng có những bước tiến mới, giúp tối ưu hiệu quả từ kiến trúc, kỹ thuật cho tới tính kinh tế của công trình.

vat-lieu-xay-dung-moi-1
Ngày càng xuất hiện nhiều loại VLXD mới hạn chế tác động xấu đến môi trường

Tại sao ngày càng xuất hiện nhiều loại vật liệu xây dựng mới? 

Hiện nay, phần đa khi nhắc đến vật liệu xây dựng, mọi người đều nghĩ tới các loại vật liệu xây dựng như: Cát, đá, xi măng, gạch nung, sắt thép,… Đây đều là những vật liệu xây dựng đã trở nên quen thuộc với chúng ta. Nhưng chúng đang là nguyên nhân gián tiếp gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường và giảm thiểu tài nguyên thiên nhiên hiện nay.

Tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

Một trong những nguy hại lớn nhất mà những vật liệu xây dựng truyền thống để lại đó là tình trạng ô nhiễm môi trường. Việc sử dụng quá nhiều vật liệu xây dựng phục vụ cho các công trình lớn đã làm ô nhiễm môi trường nặng nề. Các phế thải từ các nguyên liệu này và hoạt động xây dựng khi không được xử lý tốt đã tạo ra những tình trạng ô nhiễm như vụ ô nhiễm fomasa… Hiện vấn đề này đang là mối lo ngại của nhiều cơ quan tổ chức, và đòi hỏi cần có những giải pháp, công nghệ xây dựng tiên tiến giúp hạn chế tối đa tác động từ hoạt động xây dựng đến môi trường.

Thiếu hụt nguồn tài nguyên thiên nhiên

Để phục vụ cho các hoạt động xây dựng, việc khai thác các nguồn tài nguyên sẵn có, khoáng sản ngoài môi trường là điều không thể tránh khỏi. Nguồn tài nguyên vì thế ngày càng cạn kiệt song song với việc các công trình mọc lên như nấm.

Không chỉ thế, tại các công trường sử dụng vật liệu nặng còn làm tốn nguồn nhân lực, tiền bạc và ô nhiễm không khí do bụi bẩn. Đây là lí do mà các đơn vị xây dựng nhiều nước bắt đầu có những động thái trong vấn đề Nghiên cứu và phát triển công nghệ xây dựng, vật liệu xây dựng giúp hạn chế tác động xấu đến môi trường.

Vật liệu xây dựng mới – Tương lai ngành xây dựng

Để làm giảm việc ô nhiễm môi trường, giảm khai thác tài nguyên thiên nhiên như hiện nay, người ta đã nghiên cứu và tạo ra các loại vật liệu xây dựng mới để thay thế cho các vật liệu xây dựng truyền thống hiện nay.

Đây sẽ là nguồn nguyên liệu xây dựng mới, thân thiện với môi trường, có trọng lượng nhẹ nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả trong xây dựng. Có tính năng bền vững hơn so với các loại vật liệu truyền thống.

Việc áp dụng rộng rãi công nghệ vật liệu xây dựng mới vào trong công nghiệp xây dựng sẽ mang lại được nhiều lợi ích về môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tiết kiệm đáng kể được chi phí xây dựng, rút ngắn thời gian thi công và mang lại hiệu quả cao hơn so với việc sử dụng nguồn vật liệu xây dựng truyền thống.

vat-lieu-xay-dung-moi-2
Các loại vật liệu xây dựng mới hiện nay

Dưới đây là một số loại vật liệu xây dựng mới tiêu biểu có thể nhắc tới:

Bê tông màu xanh lá cây

Việc chế tạo và phát triển các loại vật liệu xây dựng mới có khá nhiều ý nghĩa. Không chỉ làm chúng thân thiện với môi trường mà còn khiến chúng trở nên nhẹ đi hoặc nặng hơn. Một nhóm nghiên cứu tại Malaysia đã phát minh ra loại vật liệu xây dựng mới có tên là “bê tông màu xanh lá cây”.

Họ dùng cốt liệu thông thường, sử dụng bê tông trộn với chất thải và các vật liệu tái chế. Từ đó tạo ra một vật liệu xây dựng mới khá thân thiện với môi trường, chất lượng sử dụng còn tốt hơn cả bê tông thông thường. Một số vật liệu sử dụng để điều chế “bê tông màu xanh lá cây” bao gồm cốt liệu bê tông tái chế, tro bay và nhôm ở thể sợi. 

Graphene

Graphene thực tế đã được sử dụng trong xây dựng và không hẳn là một loại vật liệu mới. Dẫu vậy, Graphene lại là một trong các loại vật liệu xây dựng hữu dụng, nó cứng hơn sợi Carbon, sợi thép nhưng lại vô cùng nhẹ. Trong tương lai không xa, Graphene sẽ kết hợp với khá nhiều loại vật liệu truyền thống để tạo ra nhiều vật liệu ấn tượng, vững chắc hơn. 

Trong các dự án, nhiều kỹ sư xây dựng đã không có nhiều cơ hội để sử dụng Graphene bởi việc sản xuất graphene là không hề đơn giản. Tính tới thời điểm hiện tại, phòng nghiên cứu quốc gia Oak Ridge Hoa Kỳ cũng chỉ phát triển 1 phương pháp duy nhất để sản xuất Graphene, đó chính là việc dùng kỹ thuật lắng đọng hơi hóa chất.

Trưởng nhóm dự án này, Ivan Vlassiouk cho rằng phát hiện này giúp tiềm năng thị trường của Graphene được mở rộng đáng kể. Bước kế tiếp, Ivan Vlassiouk và các đồng nghiệp sẽ mở rộng để có thể sử dụng vật liệu này một cách rộng rãi. 

vat-lieu-xay-dung-moi-3
Vật liệu xây dựng mới – Graphene

Sợi carbon balsa

Loại vật liệu nhẹ nhưng vô cùng cứng phải kể đến đó chính là gỗ balsa. Tuy nhiên, việc sản xuất nó không phải là điều đơn giản bởi giá thành vẫn còn rất cao. Dẫu vậy, một nhóm nghiên cứu tại Đại học Harvard đã tạo ra một loại vật liệu composite với độ cứng có thể thay đổi và trọng lượng lại vô cùng nhẹ. 

Vật liệu đó chính là sợi carbon balsa, đây là một sản phẩm có thể thay thế hoàn toàn gỗ balsa. Và không chỉ rẻ hơn, sợi carbon balsa còn giúp loại bỏ nhiều vấn đề mà các cấu trúc gỗ thông thường không thể sử dụng. 

Tơ nhện tổng hợp

Một trong những loại vật liệu xây dựng mới tự nhiên ấn tượng nhất thế giới đó chính là tơ nhện. Đây là nguyên liệu có độ bền cực kỳ chất lượng. Từ lâu, nhiều nhà nghiên cứu đã muốn tạo ra một hợp chất, vật liệu tổng hợp giống như tơ nhện. Thế nhưng, việc để tạo ra một vật liệu có tính chất như tơ nhện vẫn còn là điều bí ẩn và khó nan giải. 

Gần đây, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Công nghệ Massachusetts đã dùng kỹ thuật in 3D đã dùng kĩ thuật in 3D để có thể tạo ra hình mạng nhện giả, qua đó có thể tìm hiểu thêm về cấu trúc của chúng. Rất có thể đây sẽ là bước tiếp theo để hướng tới phiên bản tổng hợp. 

Gỗ được cải thiện

Theo nghiên cứu của các trường Đại học Cambridge và Warwick đã phát hiện ra những điểm mới của cấu trúc phân tử gỗ. Chính điều này sẽ có thể mở ra những ứng dụng mới cho việc sản xuất vật liệu xây dựng cải tiến cho phiên bản của gỗ. Việc gỗ được cải thiện sẽ trở thành một trong các loại vật liệu xây dựng phổ biến hàng đầu thế giới. 

Giáo sư Paul Dupree, trường Đại học Cambridge khẳng định bước tiến quan trọng trong việc tìm hiểu cấu trúc phân tử tế bào thực vật sẽ ảnh hưởng khá lớn tới việc xây dựng những nhà máy tái tạo năng lượng, nguyên liệu cho các công trình xây dựng. 

Trên đây là bài viết về vấn đề những hiểu biết cơ bản về các loại vật liệu xây dựng hy vọng sẽ giúp ích cho những các bạn đang tìm hiểu về ngành xây dựng nhất là những vật liệu xây dựng mới hiện nay.

Kinh nghiệm thi công sàn phẳng không dầm

Sàn phẳng không dầm là giải pháp thi công hiện đại mới xuất hiện ở Việt Nam trong những năm gần đây. Cũng chính vì điều đó mà nhiều nhà thầu gặp khó khăn trong các giai đoạn thi công sàn phẳng không dầm. Vậy nên trong bài viết này, LPC sẽ bật mí một số kinh nghiệm giúp nhà thầu có thể đạt chỉ tiêu thi công với loại sàn hiện đại này.

san-phang-khong-dam-1
Sàn phẳng không dầm

Sàn là cấu trúc quan trọng của công trình

Một công trình đa số có cấu trúc cơ bản bao gồm 3 phần: Phần móng, phần khung và phần mái. Quy trình thi công 3 phần này diễn ra tuần tự theo một thứ tự nhất định. Bắt đầu từ phần móng, phần khung và kế tiếp là thi công phần mái sàn.

Thi công sàn mái phải đảm bảo tuân theo quy trình nhất định từ khâu chuẩn bị đến khi hoàn thiện. Trước kia, người ta thường áp dụng giải pháp thi công sàn mái có dầm nhưng ngày nay, sàn phẳng không dầm được ưu tiên hơn cả. Bởi nó mang đến nhiều lợi ích về mặt kinh tế, kỹ thuật xây dựng và thẩm mỹ cho công trình của bạn. 

Kinh nghiệm thi công sàn phẳng không dầm

Thi công sàn không dầm được đánh giá là đơn giản, dễ thực hiện hơn so với loại sàn có dầm truyền thống. Mặc dù vậy, do mới xuất hiện ở Việt Nam nên nhiều nhà thầu vẫn gặp khó khăn khi thi công loại sàn này. Việc thiếu kinh nghiệm trong thi công sẽ khiến công trình của bạn dễ gặp phải trục trặc ngoài ý muốn.

Vậy nên khi thi công sàn phẳng không dầm, hãy chú ý tới một số điều dưới đây. 

1. Kiểm tra cốp pha sàn mái

Công đoạn chuẩn bị cốp pha cho quá trình thi công đổ bê tông sàn mái phải đảm bảo được ghép nối theo đúng yêu cầu kỹ thuật. Đo đạc chính xác vị trí đặt cốp pha, cốp pha phải đảm bảo chắc chắn, kín thít chống mất nước khi đổ bê tông. Đồng thời kiểm tra độ vọng, cao độ đáy sàn tại nhiều vị trí khác nhau.

Cốt thép phải đảm bảo các tiêu chí: chủng loại, vị trí, số lượng, mật độ thép, chiều dài, nối, buộc thép phải theo thiết kế, làm sạch, đánh rỉ thép.

san-phang-khong-dam-2
Cốp pha sàn mái

2. Công tác chuẩn bị trước khi đổ bê tông sàn mái

– Chuẩn bị nhân lực đầy đủ cùng các trang thiết bị máy móc đảm bảo cho quy trình đổ bê tông. Trước khi tiến hành thi công, phải vận hành máy trước để kiểm tra máy móc có bị lỗi gì không.

– Tính toán trước thời gian đổ bê tông để đảm bảo các công đoạn diễn ra đúng quy trình, đồng thời giúp người quản lý chủ động hơn trong việc thi công.

– Tính toán thật kỹ mặt bằng thi công đổ bê tông

– Tiến hành dọn dẹp, làm sạch cốp pha, cốt thép trước khi đổ bê tông.

– Đảm bảo an toàn lao động là yếu tố quan trọng nhất trong bất kỳ công trình xây dựng nào, đặc biệt là khi đổ bê tông trên độ cao mái. Nhà thầu cần phải liên tục theo dõi, đốc thúc công nhân làm việc an toàn, đúng quy trình. Tuyệt đối không làm tắt bỏ qua quy trình, vừa gây ảnh hưởng đến chất lượng công trình, vừa khiến họ gặp phải nguy hiểm.

3. Quy trình đổ bê tông sàn phẳng không dầm

Quy trình đổ bê tông sàn phẳng không dầm thực hiện nhanh chóng, không phức tạp, không đòi hỏi yêu cầu kỹ thuật cao. Sau khi cố định vị trí của cốp pha, bắt đầu tiến hành đổ bê tông vào sàn. Đổ từ từ, liên tục, không nghỉ giữa chừng để tránh xảy ra sự cố. Cách đổ bê tông cho sàn phẳng cũng tương tự giống sàn có dầm truyền thống. 

san-phang-khong-dam-3
Sàn phẳng

Sau khi đổ bê tông lên cốp pha, công nhân tiếp tục đầm gạt mặt xong. Chờ cho bê tông hay bớt hơi nước và khô se, tiến hành đầm lại thêm một lần nữa. Khi dùng ngón tay ấn lên mặt bê tông, nếu thấy vết lõm ướt thì bê tông vẫn có thể đầm được. Nếu thấy dính không tạo thành vết lõm hoặc nổi nhiều nước thì còn sớm. Nếu bê tông lõm khô thì sẽ se lại không đầm thêm được. Khi trời nắng tốt, sau 2 giờ đầm lại sau khi đầm lần đầu, trời mát thì  sau 4 giờ đầm lại.

Trường hợp có nước nổi trên bề mặt thì rắc thêm một lớp bột xi măng mỏng, đều lên bề mặt bê tông rồi dùng bàn xoa gỗ xoa kỹ cho thật phẳng. Việc đầm lại có tác dụng tăng cường đọ chặt của bê tông cho khả năng chống thấm tốt, đồng thời tăng cường độ bê tông tuổi 28 ngày lên 10 -15%.

Mặt sàn được chia thành từng dải để đổ bê tông, mỗi dải rộng từ 1 đến 2m. Yêu cầu khi đổ phải thực hiện theo đúng quy trình, đổ xong một dải mới sang dải tiếp theo. 

Quá trình thi công phải đề phòng trời mưa và chuẩn bị phương tiện che chắn nếu có mưa. Đang thi công gặp mưa không được thi công tiếp mà phải đợi cho cường độ bê tông đạt đến 25 daN/cm2 thì mới được thi công tiếp. Mới đổ bê tông xong phải che chắn, chống bụi hoặc trời mưa ẩm ướt.

san-phang-khong-dam-4
Thi công sàn Ubot

Một số giải pháp sàn không dầm phổ biến hiện nay

Ở Việt Nam hiện nay, sàn bóng, sàn Ubot, sàn S-VRO là 3 loại sàn không dầm được ứng dụng nhiều nhất trong các công trình xây dựng, Mỗi loại sàn đều có những ưu điểm, nhược điểm riêng. Sàn bóng có thể giảm trọng lượng bê tông lên tới 35% nhưng lại khó định vị do bề mặt tròn của bóng.  Sàn S-Vro giá thành rẻ hơn các giải pháp khác nhưng gây bất tiện, khó khăn trong quá trình di chuyển. Còn lại, sàn Ubot được đánh giá là giải pháp tối ưu hơn khi kết hợp được những ưu điểm về mặt kinh tế lẫn thi công kỹ thuật. 

Việc lựa chọn giải pháp nào tối ưu còn tùy thuộc vào đặc điểm công trình mà bạn muốn thi công. Chẳng hạn như đối với những công trình có địa hình khó di chuyển thì không nên chọn sàn S-Vro. Mặc dù loại sàn này chi phí thi công rẻ hơn nhưng lại khó vận chuyển, gây mất thêm nhiều nhân lực và thời gian. Thay vào đó, sàn Ubot có nguyên liệu nhẹ, có thể chồng xếp lên nhau, dễ dàng vận chuyển mà không cần dùng đến máy móc hỗ trợ. Vì vậy, việc lựa chọn sàn Ubot là phù hợp nhất.

san-phang-khong-dam-5
Giải pháp sàn không dầm ubot

Kết luận

Quá trình đổ bê tông đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình thi công các công trình. Bởi nó trực tiếp quyết định chất lượng, độ bền của công trình sau này.

Những nguyên tắc đổ bê tông đúng kỹ thuật trên đây sẽ giúp các nhà thầu xây dựng tạo ra sản phẩm cấu kiện bê tông chất lượng nhất, thực hiện thi công an toàn, hiệu quả và đảm bảo kỹ thuật cao nhất. Tuân thủ những nguyên tắc thi công sàn phẳng không dầm trên đây để tránh tình trạng các công trình thi công “chưa xây đã hỏng”, đảm bảo an toàn xây dựng và đúng kỹ thuật, đặc biệt là đối với các công trình giao thông.

Qúy Khách hàng cần tư vấn chi tiết hơn về Giải pháp sàn phẳng không dầm Ubot vui lòng để lại SĐT để Đội ngũ kỹ sư của LPC liên hệ tư vấn, hỗ trợ miễn phí. Cảm ơn vì đã theo dõi bài viết!

So sánh độ dày sàn không dầm với sàn có dầm truyền thống

Độ dày sàn không dầm với sàn truyền thống là vấn đề được nhiều Chủ Đầu tưu và khách hàng quan tâm. Sàn không dầm là giải pháp xây dựng xanh đã được nghiên cứu và triển khai tại rất nhiều các quốc gia trên thế giới. Việt Nam cũng một trong những nước kế thừa những thành tựu của công nghệ sàn không dầm. Tuy nhiên, với nhiều người, khái niệm này vẫn còn khá mới mẻ. Vậy độ dày sàn không dầm là bao nhiêu? Khác gì với sàn có dầm truyền thống? Trong bài viết này, LPC sẽ giúp bạn tìm hiểu!

do-giay-san-khong-dam
Độ dày sàn không dầm

Độ dày sàn không dầm bao nhiêu là hợp lý?

Độ dày sàn không dầm ở mỗi công trình kiến trúc khác nhau thì nó sẽ có sự chênh lệch khác nhau. Độ dày sàn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

  • Chiều cao của công trình kiến trúc.
  • Tải trọng của công trình kiến trúc
  • Kích thước nhịp
  • … Và một số yếu tố khác

Vì vậy, để xác định được độ dày sàn không dầm bao nhiêu là hợp lý, trước tiên ta cần phải nắm rõ được các yếu tố trên. Sau đó tính toán kỹ lưỡng để đưa ra kết quả chính xác.

Trong ngành xây dựng tại Việt Nam hiện nay, có những công trình độ dày sàn không dầm độ dày khá mỏng, chỉ 180mm, 230mm, 280mm. Còn một số công trình lớn hơn thì sàn không dầm dày hơn từ 340mm, 390mm, 450mm.

Đối với các công trình ít tầng, trọng tải toàn thân nhẹ thì sàn không dầm độ dày 180mm là đủ. Nếu áp dụng độ dày quá lớn sẽ tốn thêm nguyên vật liệu, dẫn đến chi phí công trình tăng. Còn các công trình trung tâm thương mại, bệnh viện, chung cư nhiều tầng… thì sàn phải có độ dày lớn để đảm bảo chất lượng, độ bền bỉ.

So sánh độ dày sàn không dầm với sàn có dầm truyền thống

So với sàn có dầm truyền thống, loại sàn không dầm đã giảm được 50% độ dày. Quan sát hình vẽ dưới đây sẽ là minh chứng rõ nhất cho điều đó.

do-giay-san-khong-dam-2
So sánh sàn dầm và sàn không dầm

Rõ ràng, việc loại bỏ dầm trong sàn đã giảm được lượng cốt thép lớn, khiến cho chiều dày của sản cũng giảm theo. Sàn không dầm sử dụng vật liệu nhựa tái chế để thay thế vào khoảng trống đó. Tất nhiên trên lý thuyết, vật liệu làm từ nhựa nhẹ hơn rất nhiều so với bê tông cốt thép. Vì vậy trọng lượng của sàn cũng được giảm đáng kể.

Ví dụ như trong một công trình, nếu được ứng dụng sàn dầm, chiều cao tổng thể của tầng là 3.4m thì trong đó dầm và sàn trên đã chiếm tới 0,6m. Nghĩa là không gian tầng giảm xuống còn 2.8m. Mặt khác, nếu ứng dụng sàn không dầm với cùng một chiều cao tầng 3.4m, sau khi đã trừ đi chiều dày của sàn thì không gian tầng còn lại là 3.2m.

Vậy rõ ràng, áp dụng 2 giải pháp xây dựng vào một công trình 3.4m cụ thể, ta thấy được sàn không dầm tiết kiệm 0.4m chiều cao so với sàn có dầm truyền thống. Con số chênh lệch này khá lớn, đối với những công trình kiến trúc nhiều tầng thì việc ứng dụng sàn không dầm sẽ giúp tăng thêm số tầng chức năng. 

Khả năng chịu lực của sàn không dầm so với sàn có dầm truyền thống?

Với độ dày sàn không dầm chỉ bằng 70% – 80% so với sàn có dầm truyền thống, nhiều người nghi ngờ về khả năng chịu tải trọng của sàn không dầm. Kết cấu sàn mỏng liệu có gây nguy hiểm gì cho công trình hay không? Câu trả lời là KHÔNG.

do-day-san-khong-dam-3
Sàn không dầm

Sàn không dầm đã được nghiên cứu và triển khai ở những quốc gia hàng đầu trên thế giới. Các nghiên cứu ấy đều chỉ ra rằng, độ chịu lực của sàn không dầm gấp đôi sàn có dầm truyền thống.

Đó là lý do tại sao những công trình nhiều tầng, trọng tải lớn được khuyến cáo ứng dụng giải pháp xây dựng hiện đại này. Vừa có tác dụng làm giảm khối lượng toàn thể của công trình, giảm nguyên vật liệu, lại vừa tăng khả năng chịu tải trọng, chịu lực tác động cho công trình. Đã có rất nhiều công trình tại Việt Nam ứng dụng thành công sàn không dầm, tối ưu hóa không gian kiến trúc.

Những ưu điểm vượt trội của sàn không dầm

– Ứng dụng rộng rãi: Sàn không dầm được ứng dụng rộng rãi ở khắp các quốc gia khác như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Singapore… Tại Việt Nam, công nghệ này đã được áp dụng vào những công trình kiến trúc nổi tiếng như trung tâm thương mại, bệnh viện, khu chung cư cao tầng..

Tuy nhiên, sàn không dầm lại chưa được phổ biến ở các hộ dân. Nhà nước ta đang khuyến khích các công trình nên ứng dụng giải pháp xây dựng xanh này để bảo vệ môi trường. Trong khoảng thời gian sắp tới, chắc chắn sàn không dầm sẽ trở lên quen thuộc hơn với nhiều người.

do-day-san-khong-dam-4
Độ dày sàn không dầm

– Tiết kiệm chi phí: Thi công sàn không dầm khá đơn giản, nhanh chóng, tiết kiệm nhân lực cũng như nguyên vật liệu, đẩy nhanh tiến độ công trình. Bao nhiêu đó thôi cũng đã giúp nhà thầu tiết kiệm được một khoản chi phí khá lớn. 

– Tối ưu không gian: Như đã đề cập ở trên, sàn không có chiều dày chỉ bằng 50% chiều dày của sàn có dầm truyền thống. Nhờ vậy mà chiều cao tầng được tiết kiệm hơn rất nhiều. 

-Vật liệu xanh: Vật liệu được sử dụng trong sàn không dầm là những hộp được làm từ nhựa tái chế, rất an toàn, thân thiện với môi trường. Vật liệu xanh thay thế cho những vật liệu xây dựng truyền thống, mang đến nhiều lợi ích cho xã hội.

– Khả năng vượt nhịp lớn: Sàn không dầm là công nghệ thi công tấm sàn phẳng, rỗng theo 2 hướng không dầm. Khả năng vượt nhịp lên tới 20m.

– Khả năng cách âm hoàn hảo: Âm thanh khó truyền đi hơn trong môi trường khác chất liệu. Nếu như sàn có dầm truyền thống chỉ có chất liệu bê tông, âm thanh dễ chuyền đi hơn, thì sàn không dầm sử dụng những hộp nhựa rỗng bên trong bản sàn, giúp ngăn cản sự truyền đi của  âm thanh. Vì vậy, sàn không dầm có khả năng cách âm cực kỳ hiệu quả.

do-day-san-khong-dam-5
Thi công sàn không dầm

– Khả năng chống động đất: Vật liệu xanh sử dụng trong sàn không dầm có tác dụng thay thế lượng bê tông khá lớn. Nhờ vậy mà tải khối lượng toàn bộ công trình được giảm xuống đáng kể, khả năng chống động đất tốt hơn so với những giải pháp xây dựng khác.

– Thi công nhanh chóng, dễ dàng: Quy trình thi công sàn không dầm diễn ra nhanh chóng, rút ngắn khá nhiều thời gian. Do sàn cần ít lượng bê tông hơn nên thời gian tháo dỡ cốp pha nhanh hơn, công trình hoàn thiện, kết thúc sớm hơn.

Với những ưu điểm ở trên, sàn không dầm xứng đáng là giải pháp xây dựng xanh đáng được ứng dụng nhất hiện nay. Có rất nhiều công trình lớn ở nước ta đã được xây lên từ công nghệ sàn không dầm. Và hiệu quả, lợi ích mà giải pháp này mang lại cho công trình là vô cùng ý nghĩa. 

Chắc chắn trong tương lai, giải pháp này sẽ còn được ứng dụng phổ biến hơn tại những công trình hộ dân. Nếu có nhu cầu tìm hiểu về báo giá hay độ dày sàn không dầm, hãy liên hệ với LPC để được tư vấn chi tiết!

——Công Ty TNHH Xây dựng Lâm Phạm – LPC

Hotline: 0911.29.9696

Website: https://lpc.vn

Facebook: Lam Pham Construction

Youtube: Lam Pham Construction

Làm thế nào để quản lý chất lượng một công trình sàn phẳng không dầm?

Sàn phẳng không dầm là công nghệ mới đánh dấu sự phát triển vượt bậc của ngành xây dựng hiện nay. Loại sàn này ra đời đã khắc phục được những điểm hạn chế của sàn dầm truyền thống. Trong bài viết này, LPC sẽ mang đến cho khách hàng những thông tin về sàn phẳng không dầm và một số lưu ý khi giám sát công trình ứng dụng sàn phẳng không dầm.

san-phang-khong-dam-1
Vai trò của sàn phẳng không dầm

Vai trò của sàn phẳng không dầm với ngành xây dựng tại Việt Nam

Công nghệ vật liệu và quan niệm tính toán kết cấu cũng như quan điểm kiến trúc ngày càng có nhiều đổi mới. Trong những thập niên gần đây, ngành xây dựng phát triển nhằm thay đổi những hình thức kết cấu cơ bản cột dầm sàn bằng những loại kết cấu mới cải tiến hơn. 

Loại sàn phẳng không dầm kế thừa phương thức tính toán sàn theo lý thuyết cổ điển, thay thế những phần, vùng sàn không chịu lực bằng các loại vật liệu tái chế. Mục đích là để tối ưu hiệu quả thi công và mang lại nhiều lợi ích khác như: Giảm trọng lượng của sàn, giảm chi phí xây dựng, đồng thời bảo vệ môi trường… Một trong những công nghệ sàn hiện đại được đề xuất là sàn phẳng không dầm. 

Sàn phẳng không dầm là giải pháp xây dựng xanh được ứng dụng trong những công trình kiến trúc lớn hiện nay. Giải pháp này vẫn đảm bảo các yêu cầu về khả năng chịu lực, tính ổn định của kết cấu.

Đặc biệt với bối cảnh hiện nay, với sự phát triển kinh tế – xã hội, nhu cầu xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp tăng nhanh. Kèm theo đó là những đòi hỏi ngày càng cao về yếu tố thẩm mỹ và kỹ thuật. Ở các nước có ngành xây dựng phát triển như Mỹ, Nga…, đều ứng dụng kết cấu sàn phẳng không dầm rộng rãi. 

Ngoài ra, sàn không dầm cũng đã được nhiều nước trên thế giới nghiên cứu như: Áo, Đan Mạch, Mỹ, Nga… Tiếp đó, Việt Nam là nước kế thừa các công nghệ này từ công trình nghiên cứu của các quốc gia phát triển. Đây cũng chính là cơ hội để Việt Nam có thể học hỏi trong lĩnh vực phát triển sàn không dầm.

Có một số công trình của nước ta đã được ứng dụng sàn không dầm. Chẳng hạn như: 

  • Chung cư Licogi 13 Thanh Xuân, Hà Nội gồm 27 tầng nồi, 3 tầng hầm 
  • Tòa nhà 28A Lê Trọng Tấn (năm 2010, Hà Đông, Hà Nội gồm 28 tầng nổi, 2 tầng hầm với 25.000nỶ sàn)
  • Chung cư cao cấp Ocean ViewManor (năm 2010, Long Điền, Bà Rịa Vũng Tàu gồm 24 tầng nồi, 1 tầng hầm với 30.129m sản)
  • Trung tâm thương mại Thanh Trì (nhịp 13,2m); Trụ sở Viettel số 1 Giang Văn Minh (nhịp 8,5m).

san-phang-khong-dam-2
Nhiều công trình ứng dụng sàn phẳng không dầm

Tuy nhiên hiện nay, việc thi công sàn không dầm ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều đơn vị còn chưa nắm bắt được công nghệ mới nên giải pháp này chưa phổ biến và phát hiển mạnh ở Việt Nam. Hiểu được điều đó, LPC đã ký hợp đồng chuyển giao công nghệ sàn phẳng không dầm Ubot về Việt Nam nhằm đưa ngành thi công xây dựng lên một tầng cao mới.

Trên thực tế, LPC đã tự sản xuất, cải tiến chất lượng của sàn Ubot sao cho phù hợp với đặc điểm của các công trình xây dựng tại nước ta dựa trên tiêu chuẩn và Moduel từ Daliform.

Vấn đề đặt ra là phải làm sao để áp dụng các phương pháp đánh giá dựa trên các tiêu chí đặc trưng của công nghệ sàn phẳng không dầm. Mục đích chính để làm rõ phạm vi áp dụng mức độ công trình đưa lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế nhất. Một số phương pháp đánh giá được nghiên cứu như:

  • Phương pháp dùng một hệ chỉ tiêu kinh tế tổng hợp kết hợp với hệ chỉ tiêu bổ sung
  • Phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp không đơn vị đo
  • Phương pháp dùng một chỉ tiêu tổng hợp

san-phang-khong-dam-3
LPC là đơn vị chuyển giao công nghệ sàn phẳng không dầm Ubot tại Việt Nam

Cách để quản lý chất lượng một công trình sàn phẳng không dầm

Giám sát công trình sàn phẳng không dầm hiệu quả phải bắt đầu ngay từ khâu thiết kế

Trong khoảng thời gian này, các nhà thầu cần phải đảm bảo rằng tất cả những yêu cầu của bạn đều được thể hiện rõ ràng trên hồ sơ thiết kế cũng như chi phí dự toán không thay đổi với ngân sách. Nhìn chung thực tế có hai bản vẽ vô cùng quan trọng nhất bạn phải nắm rõ, bao gồm Hồ sơ thiết kế và Hồ sơ kỹ thuật:

– Hồ sơ thiết kế là bản vẽ dùng để thể hiện chi tiết các mặt đứng, mặt cắt và phối cảnh 3D của một công trình kiến trúc. Bạn nên yêu cầu KTS cung cấp mô hình 3D để người nhìn có thể hình dung rõ ràng sản phẩm thiết kế, thuận tiện hơn trong việc trình bày bản vẽ.

– Hồ sơ kỹ thuật là bản vẽ hoàn chỉnh nhất, bao gồm thể hiện chi tiết các hạng mục xây dựng (từ nguồn gốc, khối lượng, chủng loại, đơn giá….) được dùng để xác định chi phí và giá trị dự định của công trình. Bạn nên cẩn thận trong việc kiểm tra mục này vì chỉ cần mắc một chút lỗi về một trong các yếu tố trên thì ngay lập tức đơn giá vật tư đã có sự thay đổi khác biệt.

Tham khảo những nhà thầu và đơn giá từ nhiều nhà cung cấp tại địa phương nhằm mục đích chọn vật liệu phù hợp với yêu cầu thiết kế, giá cả lại hợp lý nhất. Nếu kỹ lưỡng, thực hiện chính xác trong giai đoạn này thì việc quản lý chi phí sẽ nằm trong tầm tay bạn.

san-phang-khong-dam-4
Quản lý chất lượng thi công sàn phẳng không dầm

Giám sát thi công công trình sàn phẳng không dầm và nghiệm thu từng công đoạn theo tiến độ thi công phần thô

Phần thô được xem là phần quan trọng bậc nhất, được làm hạng mục tiền đề, cốt lõi để hình thành và phát triển tất cả các hạng mục kế tiếp. Giám sát trong giai đoạn này như theo dõi tiến độ thi công, kiểm tra khối lượng vật liệu, chủng loại… cần diễn ra nhanh chóng. 

Cũng trong giai đoạn này, mâu thuẫn giữa KTS và nhà thầu sẽ xảy ra. Để hạn chế điều này, chủ nhà cần tạo ra hình thức kỷ luật giữa 3 bên và thông tin minh bạch trong suốt quá trình thiết kế, thi công, nghiệm thu. Một số chia sẻ của giám đốc Philippe Richard về cách làm rất sáng tạo của công ty:

“Công trình của chúng tôi tạo ra một nhóm liên lạc trên mạng xã hội, từng công đoạn có thể được nghiệm thu bằng hình ảnh cho tất cả các bên, giúp gia chủ yên tâm về công trình mọi lúc mọi nơi. Anh cũng có thể can thiệp kịp thời nếu có bất cứ vấn đề nào xảy ra. Ngoài ra, cuối công trình có video quay lại diễn tả toàn bộ quá trình xây dựng và gửi lại cho gia chủ.”

san-phang-khong-dam-5
Công trình sàn phẳng không dầm

Trong quá trình xây dựng công trình sàn phẳng không dầm, những tác động là yếu tố khiến bạn muốn thay đổi một phần nào đó của thiết kế. Nếu bạn gặp phải tình trạng này, lời khuyên là hãy kiên định với những thứ ban đầu và đầu tư vào phần trang trí. Nếu có những lý do khách quan buộc phải thay đổi, hãy trao đổi với KTS và nhà thầu để cùng nhau tìm ra giải pháp hiệu quả nhất căn cứ vào tình hình thực tế. 

Những ưu điểm vượt trội của tấm sàn bê tông nhẹ

Tấm sàn bê tông nhẹ là giải pháp tuyệt vời cho trần vách sàn, là sản phẩm đa dạng được khá nhiều người sử dụng hiện nay. Vậy, những ưu điểm vượt trội của tấm sàn bê tông nhẹ là như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giúp quý độc giả được giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn. 

Tấm sàn bê tông nhẹ là gì? 

Sàn bê tông nhẹ là dòng sản phẩm được đúc sẵn từ tấm xi măng nhẹ. Tấm sàn bê tông nhẹ còn được gọi là tấm ván sàn 3d. Tấm sàn bê tông nhẹ là loại tấm có kích thước và độ dày khác nhau, được lắp ghép với nhau trên hệ thống kết cấu khung nhà thép định vị bằng vít khoan chuyên dụng. Sau khi ghép, lắp tấm bê tông nhẹ xong có thể dễ dàng hoàn thiện bề mặt bằng việc lát gạch men, ốp gỗ, sơn epoxy hoặc trải thảm. 

Ở thời điểm hiện tại, tấm sàn bê tông nhẹ còn được nhiều người sử dụng bằng cái tên tấm xi măng cemboard, tên tiếng Anh là Fiber cement board. Tấm sàn bê tông nhẹ là sự kết hợp giữa 4 loại vật liệu tự nhiên là sợi cellulose, đá vôi, cát siêu mịn và xi măng portland. Sự kết hợp giữa các loại vật liệu này sẽ tạo nên sự liên kết khá chắc chắn. 

Sàn bê tông nhẹ được sản xuất theo công nghệ hiện đại bậc nhất châu Âu, được đội ngũ kỹ sư tập đoàn vật liệu xây dựng lớn nhất nước Pháp thiết kế nên. Dòng sản phẩm này đáp ứng nhu cầu xây dựng, lắp ghép nhà siêu nhẹ của người dân trên toàn thế giới. 

Sàn bê tông nhẹ
Sàn bê tông nhẹ được sử dụng tại khá nhiều công trình xây dựng.

Ưu điểm vượt trội của tấm sàn bê tông nhẹ

Tính năng và chất lượng của sàn bê tông nhẹ được đánh giá là khá lý tưởng, đã được nhiều chuyên gia kiểm chứng và đánh giá cao. Chính vì thế, tấm sàn bê tông nhẹ luôn khẳng định vị thế của mình trên thị trường vật liệu xây dựng tại Việt Nam. 

Khả năng chịu lực của tấm sàn bê tông nhẹ là rất tốt. Loại sàn này có độ uốn dẻo dai, khá bền nên được sử dụng để làm sàn nhẹ lắp ghép, được dùng để xây dựng sàn nhà xưởng, nhà ở dân dụng, bệnh viện, trường học,… 

Khả năng chịu nước của tấm sàn bê tông nhẹ cũng thật tuyệt vời. Loại sàn này được làm từ đá vôi, cát và xi măng nên có khả năng khác nước rất cao, ít bị môi trường tác động. 

Ngoài ra, ưu điểm vượt trội của tấm sàn bê tông nhẹ phải kể đến đó là khả năng thi công cực kỳ nhanh chóng. Sàn bê tông nhẹ được đúc ghép từ dạng lắp ghép nên việc thi công được sẽ rất tiện lợi, nhanh chóng từ việc vận chuyển cho tới việc lắp đặt. Ví dụ, một sàn 30m2 giá công cả sắt với 3 người làm chỉ mất 1,5 tới 2 ngày mà thôi, nhanh hơn 2/3 thời gian so với việc làm bằng bê tông truyền thống. 

Sàn bê tông nhẹ
Sàn bê tông nhẹ sở hữu khá nhiều ưu điểm lý tưởng.

Những lợi ích khi sử dụng tấm sàn bê tông nhẹ 

So với sàn bê tông truyền thống, sàn bê tông nhẹ sở hữu nhiều lợi ích hơn nên được người dùng tin dùng hơn. Sàn bê tông nhẹ sở hữu chất lượng ổn định do các cấu kiện sản xuất được quản lý và giám sát rất chặt chẽ. Tất cả các khâu như thi công, chọn vật liệu hay xác nhận sản phẩm khi xuất xưởng,…đều được kiểm tra kỹ càng. 

Sử dụng sàn bê tông nhẹ sẽ giúp được giảm tải công trình. Từ đó những chi phí như gia cố cột trụ cốt pha chống đỡ, gia cố nền móng sẽ được giảm thiểu tối đa. Khả năng cách âm khi dùng sàn bê tông nhẹ là rất tốt, các bạn không cần quá lo lắng về việc làm ảnh hưởng tiếng ồn với những tầng dưới. 

Chưa hết, khả năng chống nắng, chống nóng của sàn bê tông nhẹ là khá lý tưởng bởi sàn có độ rỗng của các viên gạch Block. Sàn bê tông nhẹ rất dễ trát bởi có độ nhám và độ phẳng cao. Việc chống thấm và chịu ảnh hưởng của thời tiết xấu cũng là tốt hơn so với các loại sàn truyền thống. 

Sàn bê tông nhẹ
Sàn bê tông nhẹ được khá nhiều người yêu thích.

Như đã nói, quá trình vận chuyển và thi công của sàn bê tông nhẹ là khá tốt do kết cấu khá nhỏ gọn. Khác với sàn bê tông truyền thống khá nặng, sàn bê tông nhẹ sở hữu trọng lượng không quá nặng, giúp người dùng có thể dễ dàng mang vác vào các ngõ ngách, dễ di chuyển lên cao bằng các phương pháp thủ công. Nhìn chung, sàn bê tông nhẹ rất phù hợp với các công trình tường yếu, nền móng yếu cần cải tạo. 

Đáng chú ý, thời gian thi công sàn bê tông nhẹ cũng được đánh giá là sạch và gọn. Thời gian bảo dưỡng sàn bê tông được đánh giá là rất ngắn, hoàn toàn phù hợp để làm các công việc tiếp theo nhanh hơn. Phần dưới sàn, các bạn có thể tiến hành hoàn thiện sau khi đổ bê tông lên trên. Sàn bê tông nhẹ không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường, hạn chế tối đa bụi và giảm thiểu vấn nạn ô nhiễm môi trường. 

Khả năng chịu lực của sàn bê tông nhẹ là quá tuyệt vời. Những tính năng nổi trội của sàn không nhẹ là không bị cong vênh, mối mọt; trọng lượng rất nhẹ và khả năng chịu nước tuyệt đối, có thể làm việc ở môi trường ngoài trời. 

Đơn giá thi công sàn bê tông nhẹ 

Được biết, đơn giá thi công một m2 sàn bê tông nhẹ có giá giao động khoảng từ 800.000 đến 900.000 đồng. Trong khi đó, vách tường sử dụng tấm  cemboard lắp ghép 2 mặt bên trong có giá dao động từ khoảng 600.000 tới 650.000 đồng/m2.

Chi phí xây nhà thô bằng sàn bê tông nhẹ có giá khoảng từ 2,2 triệu tới 2,4 triệu đồng/m2. Mức giá này được xem là mức giá của nhà chồng tầng. Đối với nhà cấp 4 thì chi phí thi công chỉ rơi vào khoảng 1,7 tới 1,9 triệu đồng/m2. Nhìn chung, chi phí xây nhà bằng tấm xi măng nhẹ còn phụ thuộc nhiều vào yêu cầu và độ khó của chủ đầu tư. 

Sàn bê tông nhẹ
Sàn bê tông nhẹ phù hợp để xây nhà dân, bệnh viện,…

Ở thời điểm hiện tại, trên thị trường có các dòng tấm sàn bê tông nhẹ được nhiều người lựa chọn là tấm smartboard Thái Lan, tấm Uco, tấm xi măng nhẹ Duraflex — Saint Gobain Pháp. Nếu làm sàn chịu lực, các bạn nên chọn lựa tấm Duraflex là tốt nhất. Xét cho cùng thì tính chất của tấm Duraflex có khả năng chịu lực uốn rất tốt, tốt hơn các dòng sản phẩm tấm xi măng khác. 

Nếu làm vách ngăn tường trong nhà, các bạn có thể chọn tấm Smartboard hoặc tấm Uco. Chọn tấm Duraflex để đảm bảo hơn nếu làm vách ngăn chống cháy hay vách chịu nước ngoài trời. 

Trên đây là bài viết về những ưu điểm vượt trội của tấm sàn bê tông nhẹ theo những góc nhìn đa chiều và khách quan của tác giả. Hy vọng bài viết đã đem đến khá nhiều thông tin bổ ích cho bạn đọc, đặc biệt là các anh em trong ngành xây dựng. Chúc các anh em may mắn, thành công và tràn đầy nhiệt huyết của tuổi trẻ. 

Sàn không dầm nhà dân là gì? Những ưu điểm vượt trội của sàn không dầm

Sàn không dầm dành cho nhà dân là gì? Những ưu điểm vượt trội của sàn không dầm cụ thể so với sàn truyền thống là như thế nào? Sàn bê tông không dầm được ứng dụng trong công trình ra sao? Bài viết dưới đây sẽ phân tích kỹ lưỡng, giúp các bạn đọc được giải đáp những khúc mắc cụ thể. 

Sàn không dầm nhà dân là gì?

Sàn không dầm nhà dân (Sàn không dầm dành cho nhà dân) là những loại sàn bê tông không dầm được ứng dụng để xây nhà dân. Sàn không dầm là sàn bê tông phẳng và không cần sử dụng tới các thanh dầm dọc ngang. Sàn này sẽ liên kết tới hệ cột trụ công trình nên nó luôn sở hữu những ưu thế về đặc tính kỹ thuật. 

Sàn không dầm ra đời cùng với sự phát triển và vươn lên mạnh mẽ của nền công nghệ vật liệu xây dựng. Sự ra đời của sàn không dầm dành cho nhà dân sẽ giúp tăng cường tính kế thừa các phương thức tính toán theo kiểu lý thuyết cổ điển. Những phần, vùng sàn tại các vùng bê tông không làm việc sẽ được thay thế bằng các loại vật liệu nhẹ giúp giảm trọng lượng sàn đồng thời vẫn chịu được trọng lượng tương đường. Sàn bê không dầm nhà dân sẽ được đảm bảo tính ổn định, khả năng chịu lực được đánh giá là rất tốt. 

Sàn không dầm nhà dân
Sàn không dầm được ứng dụng cả trong các công trình nhà dân

Nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển, đời sống người dân ngày càng tăng cao thì nhu cầu xây dựng các công trình, các khu công nghiệp cũng dần tăng cao hơn bao giờ hết. Cùng với đó là sự phát triển của tính thẩm mỹ, kỹ thuật trong công trình xây dựng. Tại những đất nước có nền kinh tế phát triển mạnh mẽ như Anh, Mỹ, Nga, Nhật Bản,… kết cấu sàn không dầm nhà dân được sử dụng khá rộng rãi và rất phổ biến. 

Hiện nay, việc thiết kế và sử dụng sàn không dầm nhà dân được nhiều nước châu Âu, Mỹ ứng dụng và phát triển rất mạnh mẽ. Rõ ràng, chính khả năng tìm hiểu và sự phát triển của sàn không dầm nhà dân ở những nước phát triển sẽ là nguồn tư liệu quý, là bài học để Việt Nam phát triển hơn nữa lĩnh vực sàn không dầm. 

Ở Việt Nam, việc thiết kế và sử dụng sàn không dầm nhà dân cũng được khá nhiều tập đoàn, doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu cách đây khoảng 15 năm. Đáng chú ý, một số công ty còn chuyển giao các ứng dụng vào những công trình cụ thể như chung cư Licogi 13 (năm 2010, Thanh Xuân, Hà Nội gồm 3 tầng hầm, 27 tầng nồi với 30.600m2 sàn); tòa nhà 28A Lê Trọng Tấn (năm 2010, Hà Đông, Hà Nội gồm 2 tầng hầm, 28 tầng nổi với 25.000m2 sàn).  Viết về sàn không dầm cho nhà dân nhưng VD đưa ra toàn chung cư, tòa nhà VP…

Sàn phẳng không dầm dành cho nhà dầm gồm có những loại nào?

Sàn bóng Bubbledeck

Sàn không dầm nhà dân
Sàn không dầm được sử dụng trong nhiều công trình xây dựng.

Sàn bóng Bubbledeck được thiết kế dựa trên những quả bóng nhựa được đặt ở vùng giữa của cốt thép chịu lực. Thép được làm từ các loại thép hàn sở hữu cường độ cao, có thể dễ dàng kết hợp với hệ thống cốt thép tăng cường. 

Sàn Bubbledeck là loại công nghệ sàn được khá nhiều các quốc gia ứng dụng và phát triển trong vòng 10 năm trở lại đây. Và việc được thiết kế tốt, sàn Bubbledeck có thể làm giảm tới 35% khối lượng bê tông cho công trình. 

Sàn Cobiax

Sàn Cobiax được sản xuất để hoàn thiện những hạn chế, nhược điểm của sàn bóng. Sàn Cobiax có cấu tạo hoàn toàn khác biệt so với sàn bóng. Những khối rỗng của sàn Cobiax sẽ được lắp ráp, lồng ghép ở khu vực xây dựng. 

Và điều này sẽ giúp thay đổi chiều dài lớp bóng, cột thép và bê tông cũng sẽ được đặt đúng vị trí. Khả năng chịu lực của sàn Cobiax được đánh giá là tốt hơn nhiều so với sàn bóng. 

Sàn Uboot

Sàn Uboot còn được gọi là sàn rỗng bằng hộp nhựa. Đây là loại sàn sở hữu khối rỗng chóp cụt được làm từ nhựa tái chế. Được biết, loại sàn không dầm này là ý tưởng của hãng Daliform tại Italia nhằm phát triển cho ngành xây dựng hiện đại.

Những khối Ubot được xếp chồng lên nhau giúp tiết kiệm chi phí và giảm thiểu không gian lưu trữ đáng kể. Quá trình vận chuyển chính vì thế mà cũng sẽ dễ dàng hơn. Trên thực tế, thiết kế của hộp sàn Ubot có kích thước cơ bản là 52 X 52 cm. Nhìn chung, chiều cao của hộp sẽ thay đổi dựa theo cách thiết kế công trình. 

Những ưu điểm vượt trội của sàn không dầm

Sàn không dầm được ứng dụng để xây dựng nhà dân.
Sàn không dầm được ứng dụng để xây dựng nhà dân. (Ảnh bị trùng)

Không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường

Sử dụng sàn không dầm nhà dân sẽ không gây ảnh hưởng xấu tới môi trường. Chính việc loại bỏ phần bê tông giữa tiết diện sàn đã đem lại khá nhiều tiện ích. Việc thiết kế sàn không dầm giúp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đây là điều hoàn toàn dễ hiểu bởi sàn không dầm giúp giảm tải các tài nguyên phải sử dụng cũng như các yếu tố phát sinh trong quá trình thi công.

Chưa dừng lại ở đó, sàn không dầm nhà dân còn sở hữu khả năng chịu động đất khá tốt. Sàn không dầm nhà dân được sử dụng phổ biến để làm nhà cho người dân ở những đất nước thường xuyên hứng chịu động đất như Nhật Bản, Indonesia,… 

Khả năng thiết kế linh hoạt

Việc sử dụng sàn không dầm nhà dân sẽ giúp tăng tần số chức năng nhờ vào hiệu quả của việc giảm chiều cao của tổng thể cả công trình. Sàn phẳng vượt nhịp lớn bởi việc giảm trọng lượng bản thân. Sàn loại nhẹ có thể đạt nhịp tối đa, lớn nhất là 20m. 

Sử dụng sàn bê không dầm thực sự quá tiện lợi cho việc bố trí hệ thống kỹ thuật, kiến trúc một cách khoa học hơn. Các bạn trẻ nên linh động hơn ở việc giật cấp sàn bằng việc dùng nhiều mô đun khác nhau. Bạn có thể thay thế phần bê tông không chịu được lực bằng việc thông qua kích thước vật liệu tái chế. 

Sàn không dầm nhà dân chịu lực và giảm trọng tải tốt

Sàn không dầm nhà dân
Sàn không dầm nhà dân sở hữu nhiều ưu điểm lý tưởng. (Đây không phải minh họa cho Sàn không dầm ứng dụng nhà dân)

Khả năng chịu lực và giảm trọng tải của sàn không dầm được đánh giá là rất tốt. Đáng chú ý, sàn bê tông không dầm Bubbledeck có khả năng chịu trọng tải gấp đôi so với sàn đặc, giúp giảm 65% trọng lực của bê tông. 

Tiến độ thi công nhanh 

Chính việc thi công sàn không dầm nhà dân sẽ giúp các bạn được giảm hệ thống dầm chính và cốp pha dầm phụ. Vì thế nên việc thi công sẽ đơn giản hơn, nhanh hơn do chỉ lắp dựng, cấu tạo cốt pha cũng được đánh giá là phẳng hơn so với việc thi công loại sàn có dầm. 

Trên đây là bài viết về sàn không dầm nhà dân là gì? Những ưu điểm vượt trội của sàn không dầm theo những góc nhìn đa chiều và khách quan nhất của tác giả. Hy vọng bài viết đã đem đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Chúc các bạn may mắn và thành công hơn nữa trên con đường mà mình đã chọn.